Không những thế, đối với chúng ta ngày nay “Văn học dân gian giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện lịch sử của nhân dân mình, dân tộc mình trong quá khứ, để từ đó hiểu đượ
Trang 1DẠY VĂN BẢN TRUYỆN DÂN GIAN Ở LỚP 6 THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
MỤC LỤC Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
I Lý do chọn đề tài 2
II Mục đích chọn đề tài 3
III Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu 4
IV Đối tượng nghiên cứu 4
V Phương pháp nghiên cứu 4
Phần B: NỘI DUNG I Cơ sở lí luận 5
1 Các tác phẩm truyện dân gian ở lớp 6 5
2 Đặc trưng của truyện dân gian 6
2.1 Tính truyền miệng, dị bản và tính vô danh tập thể, …: 7
2.2 Cách phô diễn dân gian 7
2.3 Các yếu tố nghệ thuật khác 7
2.4 Những yếu tố ngoài văn bản và những mặt giao thoa 8
2.5 Tâm thức tiếp nhận của học sinh và những khoảng cách 8
3 Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến: 3.1 Năng lực giải quyết vấn đề……….8
3.2 Năng lực sáng tạo 8
3.3 Năng lực hợp tác 9
3.4 Năng lực tự học 9
3.5 Năng lực giao tiếp tiếng Việt 10
3.6 N ng l c ăng lực ực thưởng thức van học/cảm thụ thẩm mĩ 10
II Cơ sở thực tiễn 1 Dạy học đọc – hiểu 11
2 Dạy học tích hợp 11
3.Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực …: 11
4 Kết quả khảo sát thực tế 12
4.1 Các yếu tố tạo hứng thú cho HS khi học truyện dân gian: 12
4.2 Các hoạt động tạo hứng thú cho HS khi học truyện dân gian 12
4.1 Những khó khăn của HS khi học truyện dân gian 12
Trang 2III Vài kinh nghiệm dạy truyện dan gian theo định hướng phát triển năng lực HS
1 Năng lực giải quyết vấn đề 13
2 Năng lực sáng tạo 14
3 Năng lực hợp tác 15
3.1 Chia nhóm 15
3.2 Nhập đề, giao nhiệm vụ 16
3.3 Làm việc nhóm 16
3.4 Trình bày, đánh giá kết quả 16
3.5 Tổng kết, rút kinh nghiệm 16
4 Năng lực tự học 17
5 Năng lực giao tiếp tiếng Việt 17
6 N ng l c ăng lực ực thưởng thức van học/cảm thụ thẩm mĩ 17
6.1 Đọc diễn cảm 17
6.2 Trần thuật sáng tạo 18
6.3 Đặt câu hỏi gợi mở 18
6.4 Dùng lời bình đúng thời điểm 18
6.5 Đối chiếu văn bản với các loại hình nghệ thuật khác 20
IV Giáo án minh họa 22
V Kết quả áp dụng kinh nghiệm 27
VI Bài học kinh nghiệm 27
VII Những vấn đề bỏ ngỏ và điều kiện áp dụng đề tài 28
VIII Đề xuất 29
Phần C: KẾT LUẬN Phụ lục: Tài liệu tham khảo 31
Mẫu phiếu khảo sát 32
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêucầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sựnghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Một trong những địnhhướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tínhhàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hìnhthành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Địnhhướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là phát huy tínhtích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng táclàm việc của người học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cáchPPDH ở nhà trường phổ thông
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HSvận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiệnchuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cáchhọc, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩmchất Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinhtheo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bêncạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyênmôn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lựcgiải quyết các vấn đề phức hợp
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên (GV) cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạtđược những thành công bước đầu Đầu là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường, chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức Việc rèn luyện kỹnăng chưa được quan tâm Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn
Trang 4Văn học dân gian là tài sản vô giá của dân tộc ta Đó là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng do con người sáng tạo ra khi tham gia sinh hoạt tập thể nhằm biểu đạt, ghi lại những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống, xã hội, thiên nhiên và vũ trụ Văn học dân gian chính là bộ “Bách khoa toàn thư” vĩ đại, là nơi kết tinh rực rỡ những tri thức, tài năng nghệ thuật, tinh hoa văn hóa của dân tộc Do vậy, đối với nhân dân ở tất cả các thời đã qua, văn học dân gian là nơi họ có thể tìm được những kinh nghiệm thựctiễn để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày Không những thế, đối với chúng
ta ngày nay “Văn học dân gian giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện lịch sử của nhân dân mình, dân tộc mình trong quá khứ, để từ đó hiểu được nhân dân mình, dân tộc mình trong giai đoạn cách mạng hiện tại”
Nói đến văn học dân gian cùng những giá trị vĩnh hằng của nó, takhông thể không nhắc đến truyện dân gian Truyện dân gian là một bộ phận của văn học dân gian Việt Nam Những câu chuyện bình dân, gần gũi nhưng
có sức thu hút, sức hấp dẫn lớn đối với mọi tầng lớp, đặc biệt là thiếu nhi
Thưởng thức truyện dân gian là nhu cầu giải trí hàng đầu của các em Đến với truyện dân gian các em không chỉ được thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình
mà còn được giáo dục về phẩm chất, về nhân cách, được bồi dưỡng những tình cảm thẩm mĩ… Trẻ em vốn ưa tưởng tượng, thích ước mơ, sống với thế giới nhiều xúc cảm mãnh liệt Truyện dân gian lại là thế giới của ước mơ, tưởng tượng, vì vậy, một số thể loại truyện dân gian đã trở thành món quà
tặng đầy yêu thương của người xưa dành cho các em Xuất phát từ những giá trị giáo dục và dạy học to lớn tiềm tàng trong truyện dân gian, các nhà biên soạn cũng đã chọn lọc, đưa nhiều truyện dân gian vào chương trình Trung học cơ sở.Thế nhưng trên thực tế, nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc giúp các
em khám phá những giá trị đặc trưng của các thể loại truyện dân gian
Xuất phát từ những lý do trên, người viết xin trình bày: “Một vài kinh
nghiệm dạy văn bản truyện dân gian ở lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.”
II MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI :
– Tìm hiểu, vận dụng những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học để góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cần hướng đến của môn Ngữ văn cụ thể là:
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực sáng tạo
Trang 5+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực tự quản bản thân
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt
+ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ
– Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy truyện dân gian có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau
III.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nói đến dạy học văn theo định hướng phát triển năng lực của người học thì phạm vi của nó rất rộng, bao gồm rất nhiều năng lực cần được hình thành và phát triển ở học sinh qua học tập bộ môn, tôi không có tham vọng đề cập nhiều Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ xin được nói đến một số phương pháp, kỹ thuật
dạy học phát triển năng lực học sinh qua một thể loại văn bản ở lớp 6: truyện
dân gian
Từ những thu hoạch này, chúng tôi hi vọng sẽ tìm ra những cách tiếp cận, dạy – học có hiệu quả theo theo định hướng phát triển năng lực của người học cho những phần còn lại của bộ môn
IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Một số phương pháp dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực của người học
- Một số tác phẩm truyện dân gian lớp 6
- Học sinh lớp 6 của trường
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, cần có sự kết hợp của nhiều phươngpháp Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng các phương pháp cơ bảnsau:
1 Các tác phẩm truyện dân gian ở lớp 6
Nhịp cầu đầu tiên nối liền việc học văn ở bậc tiểu học sang bậc THCS chính là những tác phẩm văn học dân gian (truyện dân gian) Điều đó khẳng định rõ hơn, chắc chắn hơn tầm quan trọng của việc chú trọng phát triển năng lực học sinh khi dạy truyện dân gian trong trường Trung học cơ sở (THCS)
Trang 6Ngay từ bài học đầu tiên phải giúp các em có hứng thú say mê học tập môn ngữvăn qua sự hấp dẫn, lôi cuốn từ những câu chuyện dân gian để từ đó có đà thuận lợi bước tiếp những bước cao hơn trong việc học ngữ văn bậc THCS.
Cụ thể các tác phẩm truyện dân gian được học ở lớp 6 cũng như bậc THCS như sau:
* Truyện cười:
13.Treo biển 14.Lợn cưới, áo mới
Truyện dân gian được tuyển chọn trong chương trình trên đây đầy đủ cảtruyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, và truyện cười; phong phú
và đa dạng về thể loại kèm một số truyện tiêu biểu lại kết hợp cả truyện dân giancủa một số dân tộc nước ngoài (Nga, Trung Quốc) để tiện đối chiếu so sánh, mởrộng, liên hệ
2 Đặc trưng của truyện dân gian.
Truyện dân gian thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng Là sáng tác nghệ thuật của nhân dân, truyện dân gian phản ánh đời sống và thế giới tinh thần, tình cảm của nhân dân theo quan điểm của họ
Nắm được đặt trưng của văn học dân gian thì ta mới có phương thức tiếp cận, giảng dạy thích hợp Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là:
2.1 Tính truyền miệng, dị bản và tính vô danh tập thể, tư duy cộng đồng:
Trang 7Văn học dân gian là sản phẩm của tư duy cộng đồng, nên trong tác phẩm văn học dân gian thường có sự lặp lại, tạo nên những mô típ nghệ thuật dân gian Những mô típ nhân vật như người con côi, người con riêng, người em út, người đội lốt xấu xí, người đi ở đó chính là thân phân bất hạnh của con người Những mô típ như bụt chim thần, tiên, vật thần kỳ đó chính là ước mơ là khát vọng, là lực lượng siêu nhiên giúp cho người chính nghĩa đấu tranh thắng lợi Hình ảnh niêu cơm hết lại đầy trong truyện Thạch Sanh là ước mơ có được cuộc sống no đủ của người dân lao động Khi dạy, giáo viên phải đối sánh văn bản văn học dân gian được dạy với những dị bản khác để thấy được tính chất lặp lại trở thành mô thức, biểu tượng cho tư duy của một cộng đồng
2.2 Cách phô diễn dân gian:
Nghĩa là tính diễn xướng, tính nguyên hợp, là cảm hứng cộng đồng trongVHDG Những cảm hứng dân gian làm nên sắc thái riêng biệt của các tác phẩmvăn học dân gian Đó là lối kể chuyện theo kiểu “ ngày xửa ngày xưa”, là cáikhông khí dân gian mơ màng vừa thực vừa hư nên rất thơ Chính cảm hứng dângian ấy đã tạo nên chất trữ tình, chất dân gian mà không thể có trong tác phẩmvăn học viết Dạy văn học dân gian là phải đưa người học vào thế giới đậm màusắc dân gian đó Ở đó người học mới thấy được cái diệu kỳ của văn bản ngônngữ dân gian
2.3 Các yếu tố nghệ thuật khác:
(như kết cấu, nhân vật, thời gian, không gian, ngôn ngữ cũng có những nét
khác biệt với văn học viết)
+ Kết cấu: Kết cấu trong những tác phẩm văn học dân gian là kết cấuđường thẳng, theo sự việc hành động, theo thứ tự thời gian, cái gì xảy ra trước
kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau Kết cấu này mang đậm màu sắc dân gian, làmcho tác phẩm mang vẻ đẹp mộc mạc, trong sáng lại dễ hiểu, dễ kể dễ nhớ
+ Nhân vật: tư duy cộng đồng của văn học dân gian biểu hiện trong việcxây dựng nhân vật chính Nhân vật được phân tuyến rạch ròi nhân vật thiện thìkhông có ác, tốt thì không có xấu, và ngược lại Từ tư duy phân lọai này mànhân vật trong truyện cổ dân gian chỉ là những điển hình tính cách chứa chưaphải là điển hình nhân vật, chỉ là những biểu trưng cho thiện- ác, chính và tà,khôn và dại với tính chất tượng trưng phiếm chỉ của nó chứ chưa có đời sốngtâm lý phức tạp như các nhân vật trong văn học viết Vì vậy không thể nóiThánh Gióng là kẻ bất hiếu không ở lại báo đáp ơn sinh thành, dưỡng dục của
mẹ cha mà vội bay về trời
+ Thời gian và không gian: chỉ mang tính phiếm chỉ và có ý nghĩa biểutrưng Nhiều trường hợp mang tính công thức, ước lệ Trong truyện cổ, đó là
Trang 8ngày xửa ngày xưa, một hôm, hôm sau, đến ngày… là cảnh hội làng, là nơi đồngruộng, là gà gáy bên sông…
+ Ngôn ngữ: in đậm dấu ấn cộng đồng dân tộc Đặc điểm của nó là trongsáng, giản dị và chuẩn mực vì đã trải qua sự sàng lọc, gọt giũa của tập thể dângian Ngôn ngữ truyện mang không khí cổ xưa, đậm đà phong vị dân tộc Vìvậy, không thể khai thác ngôn từ trong truyện cổ như trong truyện hiện đại Cógiáo viên đã khai thác rất sâu, tỉ mỉ trên từng đơn vị từ ngữ trong văn bản màkhông chú ý tới tính dị bản của văn học dân gian
2.4 Những yếu tố ngoài văn bản và những mặt giao thoa
Nghĩa là đặt tác phẩm văn học dân gian trong môi trường sản sinh ra nó.Dạy văn học dân gian, không chỉ khai thác văn bản ngôn từ một các cô lập như
là yếu tố duy nhất mà phải kết hợp khai thác cả những yếu tố phi văn chương.Bởi chính những thành tố này mới giúp ta nhận ra cái vẻ đẹp dân gian của tácphẩm Và trong không ít trường hợp nếu không có yếu tố này thì ta sẽ khônghiểu được tác phẩm, thậm chí còn hiểu sai lệch tác phẩm
Tuy mỗi truyện dân gian thuộc về một thể loại nhất định nhưng cũng cónhững truyện có tính chất đa loại thuộc về hai hay ba loại khác nhau Trongtrường hợp đó cần xác định rõ đặc trưng thể loại chính, phụ của nó Truyện
Thánh Gióng nghiêng về truyển thuyết lịch sử nhiều hơn bởi truyện này hướng
về đề tài lịch sử và trong đó con người giữ vai trò chính chứ không phải là thần
nhưng vẫn có cái kì ảo của cổ tích Thầy bói xem voi ngụ ý một bài học sâu xa
nhưng vẫn có yếu tố gây cười
2.5 Tâm thức tiếp nhận của học sinh và những khoảng cách nhiều mặt của các em đối với văn học dân gian cổ xưa ở làng quê.
Đặc biệt là đối với học sinh ở thành phố, khi hướng dẫn các em lạc vàonhững khu vườn cổ tích, giáo viên phải khỏa lấp những khoảng cách ấy bằngcách tái tạo lại cái không khí cổ xưa ở làng quê Việt đậm đà bản sắc dân tộc,cung cấp thêm cho các em vốn kiến thức về văn hóa, về cách cảm cách nghĩ củanhững người bình dân Phải làm sao cho các em yêu thích, quý trọng vốn cổ củacha ông Trong thời đại công nghệ thông tin, việc giảng dạy trên giáo án điện tửgiúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc giảng dạy văn học dân gian Giáo viên
có thể đưa các em lạc vào những khu vườn cổ tích bằng những hình ảnh sốngđộng Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng quá, đưa học sinh lan man
ra ngoài văn bản, dẫn đến sai lệch đi ý nghĩa của một giờ giảng dạy ngữ văn
3 Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến:
3.1 Năng lực giải quyết vấn đề
Trang 9Năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) là khả năng của mỗi người trong việcnhận thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà không có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy,hợp tác trong việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu.
Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giáo viên thông qua tổ chức liêntiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứkhông thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổchức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thứcmới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tìnhhuống thực tiễn
3.2 Năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả
để thực hiện ý tưởng, từ đó bộc lộ óc tò mò, niềm say mê tìm hiểu khám phá
Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ đam mê và khát khao được tìm hiểu của HS, không suy nghĩ theo lối mòn, theo công thức Trong các giờ đọc hiểu văn bản, một trong những yêu cầu cao là HS, với tư cách là người đọc, phảitrở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm (khi có được những cách cảm nhận riêng, độc đáo về nhân vật, về hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm; có cách trình bày, diễn đạt giàu sắc thái cá nhân trước một vấn đề,…)
Để phát triển năng lực sáng tạo cần chú trọng rèn luyện cho học sinh biếtkhai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiếnthức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới Định hướng cho họcsinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự,quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo
3.3 Năng lực hợp tác
Hợp tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau Khi làm việc cùng nhau, học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ
Trong môn Ngữ văn, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau trong các hoạt động nhóm, cặp, thể hiện những suy nghĩ, cảmnhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng nghe những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình Đây là những yếu tố rất
Trang 10quan trọng góp phần hình thành nhân cách của người học sinh trong bối cảnh mới.
3.4 Năng lực tự học
Là HS phải xác định nhiệm vụ tự học một cách tự giác, chủ động, sáng tạo, tự đặt mục tiêu học tập để phấn đấu, biết lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch, hình thành cách ghi nhớ, chọn tài liệu phù hợp, ghi tóm tắt thông tin bằng
sơ đồ tư duy, từ khóa, biết cách tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường
Trong các bài học, HS cần biết xác định các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng
để khai thác, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ
đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần thiết trong những tình huống của cuộc sống
3.5 Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Là khả năng nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích; viết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn
Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa; phân tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều kiện
Biết đặt ra mục đích giao tiếp, khiêm tốn lắng nghe và diễn đạt ý tưởng một cách tự tin, thể hiện cảm xúc phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp
Các bài đọc hiểu văn bản cũng tạo môi trường, bối cảnh để HS được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống xung quanh, được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt
3.6 Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống,thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, thể hiện ở những phương diện sau:
Trang 11– Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật.
– Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,….từ đó cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm
– Cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn học; hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn chương
II
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy việc dạy – học các tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm truyện dân gian nói riêng chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:
1 Dạy học đọc – hiểu: Chủ yếu vẫn theo hướng truyền thụ một chiều
những cảm nhận của giáo viên về văn bản, chưa hướng tới việc cung cấp cho HScách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản Dạy học chú trọng đến cung cấp nội dung tư tưởng của văn bản văn học, ít chú trọng đến các phương tiện nghệ thuật Tóm lại, vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng
2 Dạy học tích hợp: Đã được chú trọng trong những năm học gần đây và
cũng đã đạt được một số kết quả bước đầu Tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, thiếu tự nhiên, tức là giáo viên thường áp đặt những nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống… một cách lộ liễu Chưa phát huy học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập Chủ yếu tích hợpliên môn, chưa chú trọng tích hợp các phân môn… chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển
3 Vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến; việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện Tuy nhiên cách thực hiện, hiệu quả giảng dạy để đạt được mục tiêu của nó là chưa cao, cụ thể như:
Trang 12– Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm,
ỉ lại chưa thực sự chủ động Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ - mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân
– Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú trọng Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết(chẳng hạn nhập vai Sơn Tinh kể
lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh), việc chuyển thể thành kịch bản, xử lí tình
huống giả định, trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức Vì vậy mà học sinh ít có cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng và năng lực của người học
Những tồn tại và thiếu sót này đã được chúng tôi nhìn nhận, rút kinh nghiệm và đã và sẽ tiếp tục khắc phục trong từng giờ giảng
4 Kết quả một số khảo sát thực tế:
4.1 Khảo sát các yếu tố tạo hứng thú cho học sinh khi học truyện dân gian: (số HS tham gia khảo sát: 50)
Những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyền thuyết, cổ tích 50
Những yếu tố gây cười trong trong truyện cười 50
4.2 Khảo sát các hoạt động tạo hứng thú cho học sinh khi học truyện dân gian: (số HS tham gia khảo sát: 50)
Trao đổi, bày tỏ suy nghĩ về một vấn đề trong truyện 45
3.3 Khảo sát những khó khăn của học sinh khi học truyện dân gian:
(số HS tham gia khảo sát: 50)
khănCòn đồng nhât thế giới tưởng tượng với thế giới thực 35
Trang 13Qua khảo sát cho thấy tỉ lệ những điểm tạo hứng thú cho HS khi học truyện dân gian nhiều hơn những khó khăn Đây là một thuận lợi lớn GV cần khai thác.
áp dụng phù hợp hơn trong dạy học những tác phẩm này
1 Năng lực giải quyết vấn đề
Để phát triển năng lực này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo trình tựcác thao tác sau:
- Đặt ra tình huống có vấn đề hoặc khơi gợi để HS tự nhận biết, phát hiện vấn đề
- Định hướng giải quyết vấn đề (thu thập thông tin, xử lí thông tin, xây dựng các giải pháp giải quyết, thử nghiệm các giải pháp)
- Đưa ra kết luận
*Ví dụ: Khi dạy văn bản Thạch Sanh, GV đặt ra tình huống: Tại sao tác giả dân gian lại để Thạch Sanh bị Lí Thông lừa hết lần này đến lần khác?
- HS định hướng giải quyết vấn đề: (đưa ra các giả định để lí giải):
+ Thạch Sanh quá ngờ nghệch không biết bị lừa
+ Thạch Sanh quá hiền lành, nhu nhược, biết bị lừa mà cam chịu, không nổi giận, không né tránh
+ Thạch Sanh vừa tài giỏi vừa nhân hậu, cao thượng nên việc bị lừa lại là
cơ hội thể hiện tài năng, phẩm chất …
- HS thu thập, xử lí thông tin, xây dựng, thử nghiệm các giải pháp:
+ Thạch Sanh là thái tử con Ngọc Hoàng, giỏi võ nghệ, thần thông nên không thể quá ngờ nghệch đến mức không biết bị lừa
+ Những khó khăn, trắc trở mà Lí Thông đẩy Thạch Sanh vào quá đơn giản, bình thường so với tài năng của Thạch Sanh nên không đáng để nổi giận,
né tránh
- Đưa ra kết luận:
+ Thạch Sanh vừa tài giỏi vừa nhân hậu, cao thượng nên việc bị lừa lại là
cơ hội thể hiện tài năng, phẩm chất …
Trang 14+ Đặt Thạch Sanh vào tình huống như vậy, tác giả dân gian muốn một mặt thử thách chàng, một mặt muốn khẳng định tài năng, phẩm chất của chàng.
+ Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông (Thạch Sanh thật thà, vị tha, nhân hậu bao nhiêu thì Lí Thông xảo trá, độc ác, ích kỉ bấy nhiêu) là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa
Như vậy, sau khi tự mình tìm ra cách xử lí tình huống có vấn đề, học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn
2 Năng lực sáng tạo
- Năng lực sáng tạo nhiều khi cứ mãi ở dạng tiềm năng nếu không được kích thích, khơi gợi Có nhiều cách khác nhau để HS thoải mái thể hiện ý tưởng mới, cách cảm nhận riêng, thậm chí trở thành đồng sáng tạo tác phẩm Với HS lớp 6, giáo viên gợi ý để phát huy sự sáng tạo qua các hoạt động sau:
+ Sân khấu hóa tác phẩm dân gian
+ Viết lại kết thúc mới cho tác phẩm
+ Phát hiện ý nghĩa mới từ chi tiết trong tác phẩm
+ Kể chuyện sáng tạo (tích hợp với tập làm văn)
+ Vẽ tranh minh họa một chi tiết trong tác phẩm
+ Làm thơ bốn chữ, năm chữ về nhân vật, sự việc trong tác phẩm …
- Với hoạt động sân khấu hóa tác phẩm dân gian, đơn giản giản nhất là yêu cầu HS nhập vai nhân vật thật tốt để đọc phân vai, kết hợp cử chỉ điệu bộ, diễn tả được tính cách phẩm chất nhân vật Ví dụ: Nhập vai đọc diễn cảm đoạn Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi vũ khí đi đánh giặc, đoạn em bé thông
minh đối đáp với viên quan hay truyện Lợn cưới áo mới Yêu cầu cao hơn là HS viết kịch bản, đạo diễn và đóng vai, diễn xuất Ví dụ: Tiểu phẩm Chúa tể Ếch oai phong, thông thái để diễn tả thái độ, tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch khi ở
trong giếng
Với hoạt động viết lại kết thúc mới cho tác phẩm, yêu cầu HS phải xác định kết mới ấy hướng tới ý nghĩa gì, gắn với thực tiễn không, không sáng tạo
tùy tiện, thiếu thực tế Ví dụ: Kết truyện Thạch Sanh, mẹ con Lí Thông bị sét
đánh nhưng không chết do được Thạch Sanh cứu, tự sám hối mà trở thành người
tốt Kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, ông lão trở thành hoàng đế thay
thế vị trí mụ vợ, mụ thành người hầu nhưng ông lão vẫn đối xử tốt với mụ khiến
mụ nhận ra lỗi lầm…
Với hoạt động phát hiện ý nghĩa mới từ chi tiết trong tác phẩm giúp HS
mở rộng, nâng cao, khơi sâu kiến thức, vừa tạo sự ham mê tìm tòi, sáng tạo vừa
tích hợp giáo dục kĩ năng sống Ví dụ: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, chi tiết
Trang 15“trời mưa to, làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài” có ý nghĩa gì?
HS tìm tòi phát hiện, có thể là những ý nghĩa:
- Là nguyên nhân khách quan khiến ếch ra ngoài giếng
- Hiện thực cuộc sống luôn vận động, thay đổi ngoài ý muốn của con người
- Môi trường thiên nhiên thay đổi tác động đến cuộc sống của tất cả mọi người -> Cảnh báo con người phải biết giữ gìn bảo vệ môi trường, phải biết thích nghi với môi trường thay đổi …
Dựa vào các truyện đã học, GV khuyến khích học sinh kể chuyện tưởng tượng, vẽ tranh minh họa, làm thơ … Hoạt động này cần thực hiện trong cả quá trình học, cho HS thời hạn nộp sản phẩm, có đánh giá, nhận xét, động viên của
GV nhằm phát huy tính sáng tạo của HS
3 Năng lực hợp tác.
Năng lực hợp tác được rèn luyện thông qua hình thức làm việc nhóm, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm
vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương phápchuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án
Quy trình tổ chức hoạt động nhóm có thể chia làm 5 giai đoạn:
3.1 Chia nhóm
Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có những ưu và nhược điểm riêng Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà GV có thể áp dụng cách này hay cách khác sao cho phù hợp: Chia theo vị trí ngồi có sẵn, theo danh sách lớp có sẵn, theo sở thích, theo địa bàn cư trú, theo năng lực, ngẫu nhiên
Sau khi chia nhóm, GV yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng có trách nhiệm điều hành nhóm trong suốt quá trình làm việc và một thư kí để ghi chép những ý kiến thống nhất của nhóm
Nhóm trưởng có vị trí đặc biệt trong hoạt động nhóm Sự điều hành và phân công hợp lý, dung hoà các mối quan hệ của các thành viên trong nhóm có
ý nghĩa quan trọng đối với kết quả hoạt động và tình đoàn kết trong nhóm Qua
đó HS học được cách thức tổ chức, là cơ hội rèn luyện khả năng cần thiết của nhà lãnh đạo tương lai
Vai trò nhóm trưởng và thư kí nên được phân công luân phiên để mọi thành viên đều có điều kiện tập dượt
Trang 163.2 Nhập đề giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu chủ đề, giao nhiệm vụ chung và cụ thể đến mỗi nhóm
- GV đưa ra những hướng dẫn cho HS từng bước thực hiện, cung cấp cho
HS những tài liệu tham khảo và địa chỉ một sô trang web thực cần thiết nhằm định hướng hoạt động cho HS, giúp HS không mò mẫm trong việc tìm kiếm tài liệu GV nên kèm theo văn bản hướng dẫn hay phiếu học tập để HS dễ theo dõi
- GV nói rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ để HS chủ động lập kế hoạch
- GV phổ biến cách thức và thang điểm đánh giá kết quả nhóm
3.3 Làm việc nhóm
- Lập kế hoạch chi tiết và có sự phân công cụ thể đến từng thành viên Kế hoạch cần phải được thoả thuận và nhất trí trong nhóm Đảm bảo không có thành viên nào không đồng ý hay tự hoạt động theo ý kiến của mình
- Thảo luận quy tắc làm việc và đề nghị mỗi thành viên đều phải tuân thủ
- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ Trong quá trình thực hiện, nhóm trưởng nắm thật rõ sự phân công nhằm đôn đốc các thành viên hoàn thành đúng tiến độ.Mỗi thành viên đều có trách nhiệm với công việc được giao và đồng thời hổ trợ nhau để thực hiện mục tiêu chung của cả nhóm
- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp
3.4 Trình bày và đánh giá kết quả
Việc này xem như là nhiệm vụ bắt buộc sau mỗi lần hoạt động nhóm, nó được coi trọng như việc tiếp thu kiến thức mới
3.5 Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Do hạn hẹp về thời gian của một tiết học (45 phút) hoạt động nhóm có thểtiến hành đơn giản hơn: sau khi chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, các
HS trong nhóm cùng thảo luận, đưa ra kết luận và trình bày kết quả
Ví dụ: Dạy văn bản Em bé thông minh
- HS trình bày kết quả, nhận xét bổ sung lẫn nhau
- GV đưa kết quả đúng, chốt lại, đánh giá kết quả của mỗi nhóm
4 Năng lực tự học