1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác khám, chữa bệnh và cơ cấu bệnh tật của cán bộ chiến sỹ tại một số bệnh viện công an tỉnh, thành phố (2014 2015)

59 620 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 703 KB

Nội dung

Ngoài ra, theo xu thế phát triển bệnh tật và cơ cấu bệnh tật của cộng đồng, theo sự pháttriển đời sống xã hội, sự gia tăng các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường vàhóa chất độc hại, c

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dântrong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội củaNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công an nhân dân có chứcnăng tham mưu cho Đảng, Nhà nước vềè bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật

tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia vàgiữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động củacác thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốcgia, trật tự, an toàn xã hội [1]

Cán bộ chiến sĩ Công an là những người hoạt động trong lực lượng vũtrang, yêu cầu cường độ công tác lớn, môi trường căng thẳng độc hại nguy hiểm,

có nhiều yếu tố tiêu cực tác động tới sức khỏe cán bộ, chiến sỹ Công an Ngoài

ra, theo xu thế phát triển bệnh tật và cơ cấu bệnh tật của cộng đồng, theo sự pháttriển đời sống xã hội, sự gia tăng các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường vàhóa chất độc hại, các bệnh mới xuất hiện do quá trình phát triển hội nhập quốc tế

đã làm thay đổi mô hìnhcơ cấu bệnh tật trong nhân dân cũng như trong cán bộ,chiến sỹ Công an trong những năm gần đây [3-Phạm Quang Cử]

Mô hìnhCơ cấu bệnh tật có vai trò rất quan trọng trong định hướng cácbiện pháp theo dõi quản lý sức khỏe cán bộ, chiến sỹ Công an dự phòng phòng,chống bệnh tật cũng như đề ra các chính sách, giải pháp quản lý nâng cao sứckhỏe cán bộ, chiến sỹ Công an, nâng cao năng lực khám, chữa bệnh của các cơ

sở y tế Công an…

Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Y Na tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an từ1999-2003: Bệnh tiêu hóa luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (20,89%), bệnh nhiễm trùng(8,79%), tai nạn chấn thương (13,38%) [19]

Theo Trần Minh Đạo, nghiên cứu 2871 bệnh nhân vào cấp cứu tại khoangoại Bệnh viện 198 từ 1994 - 2004 cho thấy viêm ruột thừa và áp xe ruột thừachiếm 56,2%, tắc ruột 13,96%, thủng dạ dày 6,23%, cấp cứu do vết thương bụngchiếm 1,74%, chấn thương bụng kín chiếm 6,23%, trong đó tổn thương tạng đặcnhiều nhất là gan 23,58%, tổn thương tạng rỗng nhiều nhất là tiểu tràng 18,35%,sau là đại tràng 6,55% [15]

Trang 2

Theo nghiên cứu của Phạm Quang Cử năm 2012, trong 10 chương bệnhhay gặp nhất của cán bộ, chiến sĩ Công an là bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh trùngchiếm tỷ lệ cao nhất 17,7%, Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết chiếm12,85%, Chấn thương ngộ độc chiếm 9,21%, các chấn thương hay gặp là vỡxương sọ, hàm mặt, chấn thương khớp gối, chấn thương sọ não, cẳng chân [12].

Theo thống kê sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ năm 2010 của Cục Y tế, tỷ lệquân số khỏe trong toàn quân là 98,7%, trong đó có 76,7% CBCS được xếp sứckhoẻ loại I, II (27,2% loại I và 49,5% loại II) Tuy nhiên, số cán bộ, chiến sĩ cósức khoẻ loại III, IV không phải là thấp: 22,9% (18,5% loại III, 4,4% loại IV).Đặc biệt có tới 620 trong tổng số 155.181 cán bộ, chiến sĩ được khảo sát (0,4%)

có sức khoẻ loại V

Hiện tại, y tế ngành Công an có 14 bệnh viện Công an tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương Hầu như các bệnh viện này mới được thành lập nhằm đảm bảocông tác chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ trên địa bànđóng quân và tham gia khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn

Tuy nhiên, choCho đến nay số lượng đề tài nghiên cứu toàn diện cơ bảnđầy đủ về mô hình bệnh tật cán bộ, chiến sỹ Công an còn hạn chếchưa có đề tàinào nghiên cứu về thực trạng công tác khám chữa bệnh và cơ cấu bệnh tật củacán bộ, chiến sĩ Công an tại các bệnh viện Công an tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tàinghiên cứu: “Thực trạng công tác khám, chữa bệnh và cơ cấu bệnh tật của

cán bộ chiến sỹ tại một số bệnh viện Công an tỉnh, thành phố 2015)Nghiên cứu mô hình bệnh tật và đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo

(2014-vệ sức khỏe cán bộ chiến sỹ công an tại một số bệnh viện ngành công an (2012-2014)”, với 2 mục tiêu:

1 Đánh giáMô tả thực trạng công tác khám, chữa bệnh mô hình bệnh tật của cán bộ, chiến sỹ Công an được khám, điều trị tại các 10 Bbệnh viện Công

an tỉnhh/, thành phố (20124-20145).

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao sức khỏe cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân.Xác định cơ cấu bệnh tật của cán bộ, chiến sĩ Công an được khám, điều trị tại các bệnh viện nghiên cứu (2014-2015).

Trang 3

CHƯƠNG 1I TỔNG QUAN

1 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ

1.1 1 Khái niệm sức khỏe, bệnh tật, cơ cấumô hình bệnh tật , khám bệnh, chữa bệnh

* Sức khỏe:

Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO): "Sứckhoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội,chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế" Theo khái niệm trên,mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt Cần chủ động trang bịcho mình kiến thức về phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ Thực hành dinhdưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khámbệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh

Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sựđóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm

và giáo dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toànthực phẩm…bao gồm:

+ Sức khỏe thể chất: Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái

và thoải mái về thể chất Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sứclực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khảnăng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường…

+ Sức khỏe tinh thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xãhội, tình cảm và tinh thần, khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lốisống không lành mạnh Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống lànhmạnh, văn minh và có đạo đức Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng

và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm

+ Sức khoẻ xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mốiquan hệ phức tạp giữa các thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, đồng

Trang 4

nghiệp Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội Càng hoànhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xãhội tốt và ngược lại Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động

và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những ngườikhác, là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội

* Bệnh tật:

Bệnh là quá trình hoạt động không bình thường của cơ thể sinh vật từnguyên nhân khởi thuỷ đến hậu quả cuối cùng Bệnh có thể gặp ở người, độngvật hay thực vật Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra bệnh, nhưng có thể chiathành ba loại chính:

+ Bệnh do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di truyền bẩm sinhhay rối loạn sinh lý

+ Bệnh do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc nghiệt như quá lạnh, quánóng, bị ngộ độc, không đủ chất dinh dưỡng

+ Bệnh do bị các sinh vật khác (nhất là các vi sinh vật) kí sinh

Theo định nghĩa của WHO: “Bệnh tật là tình trạng mất cân bằng về thểxác và tình thần dưới tác động của một loạt yếu tố ngoại môi và nội môi lêncon người” [8], [16] [2]

* Mô hìnhCơ cấu bệnh tật:

Tình trạng bệnh tật của một cộng đồng, trong những điều kiện ngoại cảnhnhất định ở những khoảng thời gian nhất định được khái quát dưới dạng mô hìnhcơcấu bệnh tật Như vậy: “Mô hìnhCơ cấu bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng,một quốc gia nào đó sẽ là một tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thểxác và tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau xuất hiện trong cộngđồng đó, xã hội đó, quốc gia đó trong một khoảng thời gian nhất định” [16] [2]

Trang 5

* Chữa bệnh: Là việc sử dụng phương pháp chuyên môn, kỹ thuật đã được công

nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồichức năng cho người bệnh

1 1.2 Một số thuật ngữ

* Công an nhân dân (CAND): Gồm lực lượng An ninh nhân dân và lực

lượng Cảnh sát nhân dân

* Cán bộ, chiến sỹ: Có hai cách phân loại:

+ Phân loại theo lực lượng, trong CAND có: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ

An ninh nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân

+ Phân loại theo tính chất hoạt động, trong CAND có: Sĩ quan, hạ sĩ quannghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật và hạ sĩ quan, chiến sĩ phụcvụ có thời hạn

* Bảo vệ an ninh quốc gia:

Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạtđộng xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG) [1]

* Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội: Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn,

đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xãhội (ATXH)[1]

1 1.3 Vai trò của việc nghiên cứu bệnh tật và mô hìnhcơ cấu bệnh tật

Sức khỏe con người chịu ảnh hưởng rất nhiều các yếu tố như: Địa lý, dân

số, trình độ văn hóa, tâm lý, tập quán, kinh tế - xã hội và dịch vụ y tế Trong mộtkhoảng thời gian nhất định, tình hình bệnh tật trong một cộng đồng sẽ có sự biếnđổi Mỗi cơ sở KCB cũng có mô hìnhcơ cấu bệnh tật khác nhau do tổ chức và

Trang 6

chức năng nhiệm vụ cụ thể Mô hìnhCơ cấu bệnh tật của một bệnh viện đa khoa

sẽ khác mô hìnhcơ cấu bệnh tật của một bệnh viện chuyên khoa Mô hìnhCơ cấubệnh tật của các tuyến bệnh viện sẽ khác nhau Mô hìnhCơ cấu bệnh tật còn phụthuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ y tế Như vậy, mô hìnhcơ cấu bệnhtật ở một bệnh viện là các số liệu thống kê về số lượng bệnh nhân vào KCB, tìnhhình mắc bệnh, những yếu tố ảnh hưởng đến mô hìnhcơ cấu bệnh tật như điềukiện làm việc, khí hậu, tuổi, giới …[3].[19], [20]

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, dưới tác động của môi trườngsống như khí hậu, sự ô nhiễm môi trường, điều kiện kinh tế, yếu tố tâm lý xã hội,

sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật…đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người Đặcbiệt ngày nay nhờ công nghệ gen đã phát hiện ra những thay đổi đột biến của một

số loài virút gây nên bệnh lây nhiễm nguy hiểm như bệnh SARS [2]

Việc lạm dụng kháng sinh phổ biến ở nhiều cơ sở y tế công lập và tư nhânhiện nay gây tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã làm cho một số bệnh nhiễmkhuẩn điều trị khó khăn, kéo dài thời gian điều trị, thậm chí diễn biến bệnh khó

có thể tiên lượng được như điều trị bệnh lao và một số bệnh nhiễm trùng khác[19]

Điều kiện kinh tế phát triển sẽ xuất hiện một số bệnh do rối loạn chuyển hóa

- nội tiết như bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn chuyển hóa lipít, bệnh béo phì,bệnh tim mạch…Do môi trường ô nhiễm chất thải công nghiệp, các chất độc hóahọc được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt cũng như trong chiến tranh làm tỷ lệ mắccác bệnh khối u và dị dạng bẩm sinh trở nên phổ biến [2]

Mô hìnhCơ cấu bệnh tật chính là kết cấu tỷ lệ phần trăm các nhóm bệnh

và các bệnh phổ biến nhất, phát hiện những bệnh mới gặp, giúp cho định hướnglâu dài và kế hoạch phòng, chống bệnh trong giai đoạn mới và là cơ sở nghiêncứu khoa học trong lĩnh vực y học

Có hai hình thái mô hìnhcơ cấu bệnh tật đã được xác định theo y văn ViệtNam:

+ Mô hìnhCơ cấu bệnh tật ở các nước chậm/đang phát triển: Bệnh nhiễmtrùng, bệnh mãn tính là chủ yếu

Trang 7

+ Mô hìnhCơ cấu bệnh tật ở các nước phát triển: Bệnh tim mạch, tiểuđường, bệnh lý người già là chủ yếu.

Mô hìnhCơ cấu bệnh tật có vị trí quan trọng trong việc hoạch định cácchính sách về y tế đề ra các giải pháp theo dõi chăm sóc và nâng cao sức khỏe,

vì chỉ khi biết được hay mắc bệnh gì tỷ lệ bao nhiêu những bệnh nào ít mắc, lứatuổi nào mắc bệnh gì, tử vong do bệnh gì , các yếu tố nguy cơ gây bệnh như thếnào… mới có thể để ra các giải pháp chăm sóc phòng chữa bệnh cũng như giảipháp bảo vệ sức khỏe phù hợp Vì vậy, trong những năm qua Tổ chức Y tế ThếgiớiWHO và các nước trên thế giới đều tập trung nghiên cứu sự thay đổi môhìnhcơ cấu cơ cấu bệnh tật của các vùng lãnh thổ các nước để làm cơ sở chochiến lược phát triển công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe [12] [3]

1.1.3.1 Một số bệnh lây nhiễm

Theo kết quả VNHS 2001 - 2002, mỗi năm bình quân một người có1,5 đợt ốm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động bình thường như đi học, đi làm.Tuy nhiên, số liệu này ở các địa phương có sự khác nhau rất lớn, phụ thuộc vàonhiều yếu tố Như vậy, hằng năm, có khoảng 123 triệu đợt ốm trong dân cưnước ta [18] [19], [32], [34]

Mô hìnhCơ cấu bệnh tật ở Việt Nam đã và đang chuyển đổi từ mô hìnhcơcấu tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm cao sang mô hìnhcơ cấu có nhiều bệnh khônglây nhiễẽm (thời kỳ quá độ dịch tễ học) Theo số liệu báo cáo của các bệnh viện

từ năm 1998 đến năm 2005, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú vì bệnh không lâynhiễm đã tăng nhanh, từ 40% năm 1998 lên 62% năm 2005 Tỷ lệ bệnh nhânđiều trị nội trú vì tai nạn, chấn thương, ngộ độc vẫn giữ ở mức tương đối ổnđịnh Tỷ lệ bệnh nhân nội trú vì bệnh lây nhiễm có xu hướng giảm rõ rệt [54]

Trang 8

Biểu đồ 1.1: Xu hướng thay đổi mô hìnhcơ cấu bệnh nội trú tại bệnh viện

công (1976-2009)

(* Nguồn: Niên giám thống kê y tế) [11]

Xu hướng trình bày trong biểu đồ trên chỉ phản ánh cơ cấu mô hìnhcơ cấu các bệnh nặng phải điều trị tại bệnh viện (BV) Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nhữngngười ốm tự điều trị, tỷ lệ người điều trị ngoại trú các bệnh viện, các trạm y tế xã/phường, các cơ sở y tế tư nhân khá cao, không được phản ánh trong số liệu trên

Sau gần 30 năm đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới vàtiến bộ, phục vụ nhu cầu phòng bệnh và khám, chữa bệnh (KCB) của đại đa sốdân cư, từng bước khống chế và thanh toán các dịch bệnh, kể các các dịch bệnhnguy hiểm Hầu hết các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản đã đạt và vượt so với mục tiêuquốc gia đến năm 2010 như: Tuổi thọ trung bình, chết trẻ em dưới 1 tuổi, chếttrẻ em dưới 5 tuổi …[11] Một số bệnh lây nhiễm:

* Nhiễm khuẩn hô hấp cấp:

Bệnh phổ biến nhất là bệnh hô hấp cấp gồm cúm, viêm phổi và viêm phếquản Những bệnh này thường chỉ cần sử dụng dịch vụ y tế tại cộng đồng, ít cónguy cơ dẫn đến tử vong nếu được điều trị kịp thời Theo Niêm giám thống kê y

tế năm 2009, có khoảng 1.000 ca chết do nhiễm khuẩn hô hấp cấp Chương trìnhphòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI) rất thành công trong việc giảm tử

Trang 9

vong ở trẻ em Tuy nhiên, việc điều trị các bệnh đường hô hấp gặp khó khăn do

sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn đến kháng thuốc [11]

* Bệnh đường tiêu hóa:

Tiêu chảy cũng thuộc nhóm các bệnh phổ biến nhất với gần một triệungười/năm đến bệnh viện để điều trị và nhiều người khác mắc mà không điều trị,

tự điều trị hoặc điều trị ở cơ sở y tế tư nhân Tả, thương hàn, lỵ vẫn còn ở một sốvùng của Việt Nam, đặc biệt tại những nơi chưa đảm bảo nước sạch và công trìn

vệ sinh đầy đủ Chương trình phòng chống tiêu chảy đã thành công trong việcgiảm chết do tiêu chảy mặc dù tỷ lệ mắc giảm không đáng kể (1.096/100.000 dânnăm 2005 giảm xuống 1.082/100.000 dân năm 2009) Tỷ lệ mắc lỵ trực khuẩn, lỵamíp, thương hàn có xu hướng giảm rõ rệt trong giai đoạn 2005-2009 [11], [13]

* Sốt xuất huyết:

Năm 1997 có 354.517 ca sốt xuất huyết được chẩn đoán và 1.566 ca tửvong [11] Từ cuối những năm 1990, ngành y tế đã có những nỗ lực rất lớn đểgiảm sốt xuất huyết, đến năm 2000 có 24.000 ca mắc và 52 ca chết Các mụctiêu được đưa ra để giảm tỷ lệ mắc 15% và giảm tỷ lệ chết 10% so với mức thời

kỳ đầu của chương trình đều đạt được rất sớm Tuy nhiên, tỷ lệ mắc sốt xuấthuyết (tính trên 100.000 dân) trong giai đoạn 2005-20069 đang có xu hướng giatăng, từ 68,81 lên đến 122,49 Một điều đáng lưu ý là bệnh sốt xuất huyết xuấthiện theo chu kỳ 4 năm 1 lần, nhưng hiện nay tính chu kỳ không còn được thểhiện rõ, bệnh xuất hiện rải rác hàng năm Sốt xuất huyết phổ biến nhất ở Đồngbằng Sông Cửu Long chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng số ca mắc của cả nước [17][11], [13]

Trang 10

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân

(* Nguồn: Báo cáo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia) [13]

* Sốt rét:

Tỷ lệ mới mắc sốt rét đã giảm đi hơn 4 lần trong giai đoạn 2001-2009 Năm

2009, có 60,9 nghìn ca mắc so với 99,3 nghìn ca mắc sốt rét năm 2005 Trong khitất cả các tỉnh đều có ca sốt rét do di dân cư giữa vùng sốt rét phổ biến sang vùngkhông có sốt rét, bệnh gặp nhiều nhất ở miền núi phía Bắc (30% tổng số ca), còn ởkhu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiém 3,4-6,7% [11],[13]

Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ mắc sốt rét/1.000 dân

Trang 11

(* Nguồn: Báo cáo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia) [13]

* Các bệnh lây truyền qua đường tình dục:

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là vấn đề sức khỏe đáng chú ý.Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ khoảng 20-40% phụ nữ nông thôn và 10-20%phụ nữ ở thành thị mắc bệnh phụ khoa Tuy nhiên, tỷ lệ mắc mới các bệnh lâytruyền qua đường tình dục, theo só liệu từ Niêm giám Thống kê y tế hằng năm,chỉ ở mức 0,3-0,4% và xu hướng giảm không rõ ràng Điều này cho thấy mộtkhả năng là nhiều trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục chưađược phát hiện và điều trị, như vậy nguy cơ bệnh tiếp tục lây truyền là rất lớn[17]

1.1.3.2 Một số bệnh không lây nhiễm

Kinh tế tăng trưởng, già hóa dân số, thay đổi lối sống là những nguyênnhân dẫn đến gia tăng gánh nặng các bệnh không lây nhiễm Một số bệnh khônglây nhiễm thường gặp ở trẻ em là các bệnh dinh dưỡng, hen xuyễn, rối loạn vềthị lực, sâu răng, dị tật bẩm sinh, tàn tật do bệnh hoặc tai nạn Các bệnh thườngthấy ở người cao tuổi như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận và ung thư Theo Niên giám Thống kê y tế, trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất,tăng huyết áp nguyên phát xếp thứ 5 với 327,18 ca mắc/100.000 dân nhưng tỷ lệnày không đồng đều giữa các vùng sinh thái Thông tin về tình hình mắc cácbệnh không lây nhiễm còn chưa đầy đủ, một phần do nhiều người mắc các bệnhnày chưa được chẩn đoán

Dựa vào kết quả nghiên cứu dịch tễ học ở các nhóm nhỏ có thể xếp theo 3nhóm bệnh phổ biến, ít mắc và hiếm Phổ biến nhất trong bệnh không lây nhiễm

là sâu răng và viêm lợi có tỷ lệ mắc ở tuổi trưởng thành trên 70% Tiếp theo làbệnh suy dinh dưỡng trẻ em, thiếu năng lượng trường diễn người lớn, cận thị,tăng huyết áp và thừa cân người lớn chiếm tỷ lệ từ 12-28% đối tượng Nhómbệnh không lây nhiễm phổ biến tiếp theo là hen suyễn, đái tháo đường, tàn tậtnặng, chiếm tỷ lệ từ 1-6% [17]

* Suy dinh dưỡng trẻ em:

Trang 12

Suy dinh dưỡng là một yếu tố làm tăng gánh nặng bệnh tật vì người bị suydinh dưỡng dễ mắc các bệnh lây nhiễm hơn Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em

là một mục tiêu quốc gia và mục tiêu thiên niên kỷ quan trọng Suy dinh dưỡng

do thiếu protêin và calo và tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảmđáng kể ở Việt Nam trong thời gian qua Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiềucao/tuổi và cân nặng/chiều cao có xu hướng giảm chậm

Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi

(* Nguồn: Báo cáo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia)

* Bệnh tim mạch:

Các bệnh tim mạch chính là tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạchvành, tâm phế mạn và các bệnh mạch máu Các yếu tố nguy cơ của bệnh timmạch gồm tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và gián tiếp liên quan đến hútthuốc, uống rượu, bia, chế độ ăn uống, béo phì và tuổi cao

Theo báo cáo y tế Thế giới năm 2002 của WHO, tăng huyết áp là yếu tốquan trọng thứ hai ảnh hưởng tới gánh nặng bệnh tật trong các nước đang pháttriển có mức tử vong thấp như Việt Nam Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ

về bệnh suy thận, suy tim, tai biến mạch máu não và một số bệnh khác Kết quả

từ VNHS 2001-2002 cho thấy, tỷ lệ nam giới từ 16 tuổi trở lên bị tăng huyết áp

là 15,1% và đối với phụ nữ là 13,5% [17]

* Ngộ độc thực phẩm:

Ngộ độc thực phẩm là vấn đề tương đối phổ biến Theo số liệu từ Chươngtrình mục tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, hằng năm có khoảng 150-250 vụ

Trang 13

ngộ độc thực phẩm được báo cáo với từ 3,5 đến 6,5 nghìn người mắc với 37-71người chết/năm.

Bảng 1.1: Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

(* Nguồn: Niêm giám thống kê y tế)

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm trong những năm 2005-2009, chủ

yếu là vi sinh vật như Clostridium botulium, E coli hoặc Salmonella, với

nguyên nhân thứ hai là thực phẩm có độc như nấm hoặc cá nóc Tuy nhiên, cơcấu nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm không đồng đều hàng năm có thể do sốvụ ngộ độc thống kê còn ít, chưa phản ánh đầy đủ tình hình ngộ độc thực phẩm

ở Việt Nam

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng trong bối cảnh pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tếquốc tế, hệ thống y tế nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức:

- Sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các vùng, miền trong nước,giữa các nhóm thu nhập

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao, nhất là vùng nghèo

- Sự thay đổi cơ cấu bệnh tật với nguy cơ gia tăng các bệnh không lâynhiễm và tai nạn thương tích, trong khi một số bệnh truyền nhiễm vẫn có tỷ lệmắc cao

- Sức khỏe môi trường, đặc biệt rác thải y tế và an toàn vệ sinh thực phẩmcũng là những thách thức lớn, trong đố đáng chú ý là các bệnh lây nhiễm nhưdịch tả vẫn còn bùng phát và tiêu chảy còn phổ biến

Trang 14

1 1.4 Một số phương pháp phân nhóm bệnh trong mô hìnhcơ cấu bệnh t ậtật

* Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật:

Theo cách phân loại này, bệnh tật được chia thành ba nhóm chính:

+ Các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và bệnh liên quan đến thai nghén.+ Các bệnh không lây nhiễm

+ Tai nạn, ngộ độ, chấn thương

Nhóm đầu tiên gồm các bệnh phổ biến của các vùng, quốc gia nghèo, nềnkinh tế - xã hội và y tế kém phát triển Nhóm thứ hai gồm các bệnh phổ biến ởcác vùng, các quốc gia không nghèo hoặc kinh tế-xã hội, y tế phát triển Nhómthứ ba gồm bệnh thường gặp ở các vùng, quốc gia giàu và nghèo Cách phânloại này giúp chúng ta có cái nhìn bao quát, tổng thể mô hìnhcơ cấu bệnh tật ởmỗi quốc gia, mỗi vùng miền địa lý, nhất là khi xu hướng phát triển của bệnhtật Nhìn vào mô hìnhcơ cấu bệnh tật này, nhà nghiên cứu sơ bộ đánh giá được

sự phát triển kinh tế - xã hội và các dịch vụ y tế của mỗi quốc gia, vùng miền.Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, môhìnhcơ cấu bệnh tật đang từng bước tiến tới gần giống mô hìnhcơ cấu bệnh tậtcủa các nước phát triển [17] [2]

* Phân loại tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất của 10 bệnh:

Đặc điểm cơ bản của cách phân loại này đưa ra tên bệnh hoặc nhóm bệnh

có tỷ lệ mắc cao nhất Cách phân loại này đưa ra thứ tự các bệnh thường gặpcũng như mức độ nguy hiểm của một số bệnh dựa trên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tửvong, từ đó có những chính sách đầu tư thích hợp nhằm can thiệp làm giảm tỷlệẹ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của các bệnh đó

Đây là cách phân loại đơn giản, dễ thực hiện, áp dụng ở nơi quản lý cơ sở

dữ liệu bằng máy tính

* Phân loại bệnh tật theo ICD-10:

Cách phân loại bệnh tật theo ICD-10 được WHO khuyến cáo sử dụng trêntoàn thế giới Bảng phân loại bệnh ICD-10 là danh mục phân loại quốc tế vềbệnh tật và những vấn đề liên quan đến sức khỏe lần thứ 10 ICD-10 là sự tiếp

Trang 15

nối và hoàn thiện hơn về cấu trúc, phân nhóm và mã hóa của các ICD trước đây

và được WHO hướng dẫn sử dụng cho tất cả các nước trên thế giới Theo bảngphân loại người ta có thể thống kê tình hình bệnh tật thống nhất với phân loạibệnh tật của các nước trên thế giới

Những năm cuối của thế kỷ XX, với sự bùng nổ của công nghệ gen, côngnghệ miễn dịch học, nhiều kỹ thuật chẩn đoán cao được ứng dụng như: Cộnghưởng từ, kính hiển vi điện tử v.v…làm cho việc phát hiện bệnh tật sớm hơn,chính xác hơn Ngoài ra, sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, nhiều yếu

tố môi trường điều kiện sống đã tác động đến sức khỏe con người làm thay đổi

mô hìnhcơ cấu bệnh tật nhiều bẹnh tăng giảm và xuất hiện thêm một số bệnhmới

Hiện nay mặc dù có nhiều cách phân loại bệnh tật khác nhau tuy nhiêncách thông dụng nhất trên thế giới là phân loại mô hìnhcơ cấu bệnh tật theo tiêuchuẩn quốc tế ICD-10 Theo bảng phân loại này có 21 Chương bệnh và đã được

hệ thống mã hóa kết hợp giữa ký tự chữ cái với ký tự số và được sắp xếp từ A00,0 đến Z 99,9 Theo bảng phân loại bệnh tật ICD-10 mô hìnhcơ cấu bệnh tậtbao gồm 21 chương bệnh như sau:

+ Chương I: Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh trùng (A00-B99)

+ Chương II: Bướu tân sinh (C00-D48)

+ Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến

cơ chế miễn dịch (D50-D89)

+ Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa (E00-E90)

+ Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi (F00-F99)

+ Chương VI: Bệnh hệ thần kinh (G00-G99)

+ Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ của mắt (H00-H59)

+ Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm (H60-H95)

+ Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn (I00-I99)

+ Chương X: Bệnh hô hấp (J00-J99)

+ Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa (K00-K93)

+ Chương XII: Bệnh da và mô dưới da (L00-L99)

Trang 16

+ Chương XIII: Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết (M00-M99)

+ Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục (N00-N99)

+ Chương XV: Thai nghén, sinh sản và hậu sản (O00-O99)

+ Chương XVI: Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh (P00-P96)

+ Chương XVII: Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường về nhiễm sắc

+ Chương XX: Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong (V01-Y98)

+ Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp cận

dịch vụ y tế (Z00-Z99)

Như vậy, mỗi chương bệnh (ký hiệu số La mã từ I đến XXI) bao gồm nhiều nhóm bệnh (ký hiệu ký tự chữ cái từ A đến Z), trong nhóm bệnh lại bao gồm nhiều bệnh (ký hiệu bằng ký tự số từ 1 đến 99) So với Bảng phân loại bệnh

ICD-9 bảng ICD-10 có một sự thay đổi về cấu trúc, bố cục, đã bổ sung một sốchi tiết và cụ thể hóa hơn trong một số chương bệnh [3]

1 1.5 Sơ lược về hệ thống tổ chức của y tế Công an nhân dân

* Chức năng, nhiệm vụ của y tế CAND:

Y tế CAND có chức năng, nhiệm vụ:

+ Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, KCB cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS)CBCSCông an phục vụ công tác và chiến đấu

+ Quản lý sức khỏe, KCB cho các đối tượng bị quản lý và giam giữ (Canphạm, phạm nhân, trại việên, học sinh) của các cơ sở giam giữ (Trại giam, trạitạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và nhà tạm giữ)

+ Tham gia y tế cộng đồng: Khám, chữa bệnhKCB cho nhân dân trên địabàn đóng quân

Trang 17

I* Hệ thống tổ chức của y tế CAND:

Mạng lưới y tế CAND hình thành ba tuyến chuyên môn, kỹ thuật, gồm:+ Tuyến I:

- Bệnh xá Công an tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

- Bệnh xá các trại giam (TG), trại tạm giam (TTG), cơ sở giáo dục(CSGD), trường giáo dưỡng (TGD)

- Bệnh xá các Học viện, Trường CAND

Chức năng, nhiệm vụ của y tế Tuyến I ngành Công an:

+ Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;

+ Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹthuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật được Cục

Y tế phê duyệt;

+ Cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám,chữa bệnh cho CBCS của đơn vị, CPN đối với các TG, TTG, CSGD, TGD vànhân dân trên địa bàn đóng quân;

+ Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyềnnhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện

và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;

+ Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tốnguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thươngtích trong công tác, chiến đấu

+ Kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh;+ Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnhbằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng

Trang 18

dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồncây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe CBCS và nhân dân;

+ Tuyến II:

- Bệnh viện Công an (CA) các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương:Hiện tại gồm 134 bệnh viện (BV) hạng III:

 Bệnh viện 7-5 Công an tỉnh (CAT) Điện Biên

 Bệnh viện Công an tỉnhCAT Tuyên Quang

 Bệnh viện CATCông an tỉnh Phú Thọ

 Bệnh viện Công an thành phố (CATP) Hà Nội

 Bệnh viện CATPCông an thành phố Hải Phòng

 Bệnh viện Công an tỉnhCAT Nam Định

 Bệnh viện CATCông an tỉnh Thanh Hóa

 Bệnh viện CATCông an tỉnh Nghệ An

 Bệnh viện CATCông an tỉnh Đắc Lắc

 Bệnh viện CATCông an tỉnh Phú Yên

 Bệnh viện CATP Công an thành phố Cần Thơ

 Bệnh viện CATPCông an thành phố Hồ Chí Minh

 Bệnh viện CATCông an tỉnh Cà Mau

 Bệnh viện CAT Ninh Bình

Trong 134 bệnh việnBV Công an tỉnhCAT, /thành phố có 04 bệnhviệnBV do mới thành lập nên chưa triển khai hoạt động đồng bộ gồm BV CAcác tỉnh: Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An và Phú Yên

- Bệnh việnBV Chí Hòa (thuộc Công an thành phốCATP Hồ Chí Minh).Đây là bệnh việnBV ngành Công anCA duy nhất điều trị cho can, phạm nhân(CPN) thuộc trại tạm giamTTG Công an thành phốCATP Hồ Chí Minh

Chức năng, nhiệm vụ của y tế Tuyến II ngành Công an (Bệnh viện Công

an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):

+ Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh:

Trang 19

Tiếp nhận cấp cứu ban đầu tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoàivào trong tình trạng cấp cứu khẩn cấp.

Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhànước

Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật của cán bộ, chiến sĩ Công anđịa bàn tỉnh, thành phố

+ Đào tạo cán bộ y tế: Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo tay nghề chuyên môncho bác sỹ, điều dưỡng tuyến y tế cơ sở thuộc Công an tỉnh, thành phố

+ Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu

về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở các cấp, kết hợp với cácbệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện

+ Chỉ đạo tuyến (nếu được Cục Y tế - Bộ Công an phân công):

Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo y tế cơ sở thuộc Công antỉnh, thành phố về kỹ thuật, chuyên môn nâng cao chất lượng chẩnđoán, điều trị

Kết hợp với Y tế tuyến cơ sở Công an tỉnh, thành phố thực hiện chươngtrình và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ, chiến sĩ Công

an tỉnh, thành phố

+ Phòng bệnh:

Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng quân dân y thực hiện thườngxuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch

+ Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theođúng quy định của Nhà nước, ngành Công an

+ Quản lý kinh tế trong bệnh viện:

Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn góp vốn của cá nhân hoặc tổchức

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật doanh nghiệp, các quyđịnh khác của nhà nước có liên quan để tự cân đối tài chính

Trang 20

Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: bảo hiểm y tế, đầu tư củacác tổ chức kinh tế khác.

và nhân dân, tham gia y tế cộng đồng, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, làmnhiệm vụ quốc tế và các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Bộ Công an, Lãnh đạo Tổngcục Hậu cần - Kỹ thuật giao

1 2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TẬT VÀ MÔ HÌNHCƠ CẤU BỆNH TẬT

1 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Vào những năm 70, mô hình cơ cấu bệnht tật có đặc điểm: Bệnh nhiễmtrùng như sốt rét, ỉa chảy, tả, lỵ, thương hàn, lao…là những bệnh chiếm tỷ lệcao tại các nước có nền kinh tế kém và chậm phát triển như một số nướcChâu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh Trong khi tại các nước phát triển có tỷ

lệ thấp nhưng các bệnh rối loạn chuyển hóa, tâm thần ung bướu lại có tỷ lệcao [15], [19]

Trang 21

Bảng 2.11.2.: Mô hìnhCơ cấu bệnh tật thế giới năm 1990

Đơn vị tính: %

Các loại bệnh

MHBT các nước đang phát triển

MHBT các nước phát triển

MHBT chung toàn thế giới

Chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các quốc gia là khác nhau, một sốnước việc chăm sóc chủ yếu dựa hòan toàn vào ngân sách nhà nước, phần lớnđược trích từ thuế do người dân đóng góp Điển hình là hai nước Anh vàCanada, ở Anh chi tiêu y tế khu vực công chiếm tỷ lệ đến 87,3% (năm 2005), ởPháp chiếm đến 79,7%, Luxembour là 90,9%, ngược lại Mỹ chi tiêu y tế tại khuvực tư nhân chiếm đến 54,2% Với một nước phát triển như Mỹ, tỷ lệ chi cho y

tế cao nhất thế giới năm 2006 chiếm 15,3% GDP, năm 2007 tăng lên 16% GDPlại đưa ra quan điểm: Sức khỏe là chuyện riêng của mỗi người Nhà nước chỉ locác vấn đề có liên quan đến y tế công cộng - sức khỏe cộng đồng cho nên bảohiểm y tế tư nhân ở Mỹ rất phát triển.Theo Niên giám thống kê 2003, của Bộ Y

tế thì ngân sách y tế của một số nước trong khu vực như sau:

Trang 22

Giường bệnh/

10000 dân

Công suất SDG

214,7329,905,10

20002000199919992000200019992000

26,005,99131,2614,703,2629,3721,9723,35

55,0%55,0%84,6%62,1%80,2%76,5%68,8%90,2%

(* Nguồn: OECD health data 2007, Sep-2007; OECD health data 2008,

October-2008; OECD health care 2009)

Trang 23

Trong vòng 3 năm 2005-2007 chi phí y tế 2 nước Đức và Pháp ít thay đổiluôn dao động mức 10,4% GDP (đối với Đức) và 11% GDP (đối với Pháp)

1 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang trên đà hội nhậpkinh tế thế giới, sự ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng, lại chịu hậu quảsau chiến tranh…Cùng với những đặc điểm trên, công tác bảo vệ, chăm sóc vànâng cao sức khỏe nhân dân ta làm thay đổi mô hìnhcơ cấu bệnh tật đang đứngtrước những thách thức to lớn:

+ Nhiều vấn đề xã hội mới phát sinh như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xãhội đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân, chênh lệch về thu nhập trongnhân dân đang đặt ra những thách thức lớn về đảm bảo công bằng trong KCB;mặt trái của kinh tế thị trường có nguy cơ làm phai mờ giá trị đạo đức cao quýcủa người thầy thuốc

+ Quy mô dân số nước ta những năm tới vẫn tiếp tục tăng, nhu cầu chămsóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao và đa dạng, trong khi khả năng đáp ứngcủa hệ thống y tế còn hạn chế

+ Chi phí cho chăm sóc sức khỏe, KCB ngày càng lớn, trong khi về cơbản nước ta vẫn còn là một nước nghèo, kinh phí đầu tư cho chăm sóc sức khỏecòn chưa cao

+ Toàn cầu hòa và hội nhập kinh tế vừa đem lại những cơ hội thuận lợi,đồng thời cũng đặt nước ta trước những nguy cơ bị lây truyền các dịch bệnhnguy hiểm và những thách thức trong lĩnh vực sản xuất thuốc, ứng dụng côngnghệ cao trong ngành y tế

Nghiên cứu của Trần Quỵ và cộng sự về mô hình cơ cấu bệnh tật củaBệnh viện Bạch Mai (2002) cho thấy ba chương bệnh có số lượng nhập việnnhiều nhất là: Chương bệnh hệ tuần hoàn, chương bệnh tiêu hóa, chương bệnhkhối u [5]

Nghiên cứu của Đinh Thị Tính về mô hìnhcơ cấu bệnh tật của bệnh nhânđiều trị nội trú tại Bệnh viện E trong 1 năm từ tháng 6/2001 đến tháng 5/2002cho thấy: Chương tai nạn chấn thương đứng hàng đầu, bệnh tiêu hóa đứng thứ

Trang 24

hai, bệnh cơ xương khớp đứng thứ ba, tiếp đến là chương bệnh hô hấp, chươngbệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng đứng hàng thứ 7 [6].

Trong những năm qua, ngành y tế Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động y

tế dự phòng, triển khai có hiệu quả các dự án của chương trình mục tiêu quốcgia về y tế và đạt được những kết quả to lớn Thực hiện Chiến lược Quốc giaphát triển y tế dự phòng đến năm 2020, Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sứckhỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015 và chiến lược phòng chống một số bệnhtruyền nhiễm nguy hiểm khác như sốt rét…và thực hiện chương trình mục tiêuquốc gia về y tế giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg năm

2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, ngành y tế đã đạt được những thànhquả lớn trong công tác kiểm soát bệnh dịch Không xảy ra trường hợp mắc bệnh

tả, dịch hạch; giảm thiểu số ca mắc, tử vong do rubella, sốt rét, dại, liên cầu lợn

ở người và không có dịch xảy ra; các bệnh thương hàn, viêm não do vi rút, viêmmàng não do não mô cầu, bệnh than được kiểm soát tốt với tỷ lệ mắc luôn luôngiảm hơn các năm trước Một số bệnh mới phát hiện như Hội chứng viêm dàysừng bàn tay, bàn chân tại Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã được kiểm soát kịp thời,không để xảy ra lây nhiễm trong cộng đồng

Nghiên cứu của Lê Thu Nga và cộng sự năm 2010 tại Bệnh viện 30-4, BộCông an: Đối tượng nghiên cứu là hồ sơ bệnh án của bệnh nhân cao tuổi nhậpviện điều trị nội trú tại Bệnh viện 30-4 từ ngày 01/01/2010 đến ngày31/12/2010 Kết quả cho thấy, 722 hồ sơ bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú năm

2010 tại bệnh viện 30-4 cho kết quả như sau: Bệnh nhân cao tuổi nhập viện có

độ tuổi trung bình là 71,82 ± 8,08 tuổi, chủ yếu là nam giới (57,8%), cư trú tạiTPHCM (88,8%) Ở người cao tuổi 10 nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu là:Tăng huyết áp (17,2%), viêm phổi (7,6%), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (4,7%),rối loạn tiền đình(4,6%), đục thủy tinh thể (3,9%), đái tháo đường type 2 (3%),bệnh tim thiếu máu cục bộ (2,9%), viêm dạ dày-tá tràng (2,8%), tai biến mạchmáu não (1,9%) và bệnh lý cột sống thắt lưng (1,5%) Mười bệnh lý thường gặp

Trang 25

ở người cao tuổi là: Tăng huyết áp (48,9%); Đái tháo đường type 2 (19,8%);Bệnh tim thiếu máu cục bộ (14%); Viêm phổi (11,2%); Bệnh lý mạch máu não(7,2%); Rối loạn lipid máu (7,1%); Viêm dạ dày – - tá tràng (6,9%); Bệnh phổitắc nghẽn mạn tính ( 6,1%); Suy thận mạn (5,5%); Rối loạn tiền đình (4,2%) [4].

Theo Đoàn Phước Thuộc nghiên cứu mô hình cơ cấu thể lực và bệnh tậtsinh viên chính qui đại học y dược huế khám sức khỏe nhập học năm học2013-2014 cho thấy: Tình trạng thể lực của sinh viên: Tuổi sinh viên 17-18chiếm đa số 73,95%, Tuổi 19 là 19,46%, Tuổi 20 với 5,5% và 21 tuổi là1,1% Chiều cao trung bình nam là 165.87 ± 6.26 cm cao hơn so với nữ là154.12 ± 5.12 cm (p < 0,01); Cân nặng trung bình nam là 55.97 ± 9.27 kg và

nữ là 45.97 ± 5.73 kg (p < 0,01); VNTB nam là 81.79 ± 6.89 cm và nữ là80.25 ± 4.50 cm (p < 0,01); Mô hình Cơ cấu thể lực và bệnh tật của sinh viên:Bệnh lý mắt: đa số là tật khúc xạ với 773/1727 sinh viên (44,8%); liên quangiữa bệnh lý mắt và xếp loại thể lực loại 2 chiếm 85%, thể lực loại 3 chiếm11% Bệnh lý Tai-Mũi-Họng MH : có 30 sinh viên bị bệnh lý T ai - Mũi -Họng TMH chiếm 1,7%; liên quan giữa bệnh lý Tai - Mũi - Họng MH với xếploại thể lực loại 2 là 24 sinh viên, loại 3 có 6 sinh viên Bệnh lý nội khoachiếm 1% với chủ yếu là bệnh tim mạch; liên quan giữa bệnh lý nội khoa vàthể lực loại 2 chiếm chủ yếu

Theo Nguyễn Trọng Bài nghiên cứu mô hình cơ cấu bệnh tật bệnh viện

đa khoa huyện thới bình trong 04 năm 2006 - – 2009, kết quả cho thấy: Quanghiên cứu mô hình cơ cấu bệnh tật với 30.941 hồ sơ bệnh án điều trị nội trútại Bệnh viện đa khoa Huyện Thới Bình từ năm 2006 đến năm 2009, nhậnthấy: Tỷ lệ nam, nữ tương đương nhau, đa số bệnh nhân ở độ tuổi lao động.Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng chiếm tỷ lệ cao nhất 25% Chữa khỏi và

ổn 95 , 2% Tử vong chiếm 0 , 3 %, đa số là do: Bệnh mạch vành 23 , 8%, sốctim 13 , 1%, suy hô hấp 11 , 9%, xuất huyết não 9 , 5%, sốc nhiễm trùng nhiễmđộc 6 , 0%

Trang 26

2.3 Tình hình nghiên cứu trong lực lượng Quân đội nhân dân

1 2 34 Tình hình nghiên cứu trong lực lượng Công an nhân dân

Nước ngoài CPN BHYT

Tự nguyện Cộng

Trang 27

Bảng 1.5: Tỷ lệ người bệnh điều trị ngoại trú và nội trú của Bệnh viện 19-8

Năm Ngoại trú Số lượng người bệnh Nội trú Tỷ lệ (%)

Bảng 1.6: Tỷ lệ người bệnh điều trị ngoại trú vào điều trị nội trú

theo từng năm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an (1996 - 2008)

Năm Ngoại trú Số lượng người bệnh Nội trú Tỷ lệ % vào viện

Bảng 1.7: Tỷ lệ các đối tượng người bệnh nằm điều trị tại Bệnh viện

Người nước ngoài

Cán bộ hưu trí

Bảo hiểm

y tế khác

Thu một phần viện phí

Trang 28

là 17,26%, tỷ lệ này tương đối duy trì đều đặn trong các năm.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Thủy về thực trạng vànhu cầu khám, chữa bệnh của các đối tượng quản lý và giam giữ tại bệnh xá 31

cơ sở giam giữ (2009-2010) [21]:

- Công tác khám bệnh, điều trị ngoại trú: Hàng năm, bệnh xá các cơ sởgiam giữ đã khám bệnh, điều trị ngoại trú cho hàng trăm nghìn đối tượng vàtăng qua 2 năm (năm 2009: 581583 lượt đối tượng, năm 2010: 660046 lượt) Sốlượng các đối tượng khám bệnh, phát thuốc chủ yếu nằm ở khối trại giam (năm2009: 426310 lượt; năm 2010: 491244 lượt)

- Công tác điều trị tại bệnh xá: Số lượt đối tượng quản lý, giam giữ nằmđiều trị tại bệnh xá thuộc khối trại giam (Năm 2009: 82165 lượt, năm 2010:

78387 lượt đối tượng) chiếm tỷ lệ cao So với năm 2009, số lượng các đối tượngnằm điều trị tại bệnh xá thuộc khối trại giam giảm từ 82165 lượt đối tượngxuống 78387 lượt đối tượng Số lượng đối tượng nằm điều trị tại bệnh xá thuộckhối trại tạm giam tăng (năm 2009: 2840 lượt, năm 2010: 3037 lượt đối tượng)

Số lượng đối tượng nằm điều trị tại bệnh xá thuộc khối cơ sở giáo dục, trường

Trang 29

giáo dưỡng thay đổi không đáng kể qua 2 năm (858 lượt đối tượng năm 2009 và

911 lượt đối tượng năm 2010)

- Ngày điều trị trung bình tại bệnh xá các cơ sở giam giữ qua 2 năm thayđổi không đáng kể, từ 9,6-9,75 ngày (2009-2010) Ngày điều trị trung bình củahai khối trại giam, trại tạm giam tương đương nhau từ 4,1-4,7 ngày Ngày điềutrị trung bình của khối cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (15,0 ngày) Tuynhiên, ngày điều trị trung bình khối cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng cao hơnrất nhiều so với ngày điều trị trung bình của khối trại giam, trại tạm giam.Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do các đối tượng quản lý, giam giữ thuộctrại giam, trại tạm giam thường mắc các bệnh nặng và lây nhiễm, theo quy địnhbệnh xá chỉ được giữ điều trị từ 3-5 ngày mà bệnh của các đối tượng khôngthuyên giảm sẽ được chuyển đi bệnh viện để điều trị, do vậy ngày điều trị trungbình của khối trại giam, trại tạm giam ngắn hơn so với khối cơ sở giáo dục

- Về công tác chuyển viện: Số lượng các đối tượng chuyển đi bệnh việnđiều trị tăng qua 2 năm (năm 2009: 2698 lượt đối tượng; năm 2010: 3161 lượtđối tượng) Số lượng đối tượng quản lý, giam giữ nằm điều trị tại bệnh việncũng nằm chủ yếu tại khối trại giam, trại tạm giam (Khối ttrại giam: Năm 2009:1.761 lượt đối tượng, năm 2010: 2261 lượt đối tượng; Khối trại tạm giam: Năm2009: 868 lượt đối tượng, năm 2010: 834 lượt đối tượng) Các đối tượng phảichuyển đi bệnh viện điều trị của khối trại giam, trại tạm giam chủ yếu là cácbệnh ngoại khoa, chuyên khoa, Lao, HIV/AIDS

1.2.3.2 Cơ cấu bệnh tật

Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Y Na về cơ cấu bệnh tật của cán bộ,chiến sĩ (CBCS) Công an điều trị tại BV 19-8, Bộ Công an từ 1999-2003 [19]: Phân bố bệnh tật của CBCS Công an rất đa dạng, CBCS mắc hầu hết 21chương bệnh theo phân loại của ICD-10 Cơ cấu bệnh tật của CBCS Công ancũng tương tự cơ cấu bệnh tật chung của toàn bệnh viện Tỷ lệ mắc một số bệnhcủa CBCS Công an có tăng hoặc giảm hơn nhưng không đáng kể

Ngày đăng: 01/07/2016, 10:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Bảo (2002), “ Điều tra cơ cấu bệnh tật của nhân dân Nghệ An và đề xuất biện pháp phòng chống (2000-2002)”, Tạp chí Y học Thực hành Bộ Y tế, trang:13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra cơ cấu bệnh tật của nhân dân Nghệ An và đề xuất biện pháp phòng chống (2000-2002)”, "Tạp chí Y học Thực hành Bộ Y tế
Tác giả: Trần Văn Bảo
Năm: 2002
2. Lương Thị Bình và Trần Thị Trúc Vân( 2006), “ Cơ cấu bệnh tật và tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Xuân Lộc 5 năm từ 2001-2005”, http:www.longkhanh-dongnai.gov.vn/benhviendakhoa... - Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu bệnh tật và tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Xuân Lộc 5 năm từ 2001-2005”, "http:www.longkhanh-dongnai.gov.vn/benhviendakhoa
1. Bộ Chính trị (2005), “Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị về công tácbảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2005
2. Bộ Công an (2011), Quyết định số 4210/QĐ -BCA ngày 22/10/2010 của bộ trưởng Bộ Công an về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống y tế Công an nhân dân đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 4210/QĐ -BCA
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2011
5. Bộ Công an (2012), “Báo cáo tổng kết công tác Công an năm 2012 và nhiệm vụ công tác công an năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo tổng kết công tác Công an năm 2012 vànhiệm vụ công tác công an năm 2013
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2012
7. Bộ Y tế (2008), “Quyết định 3333/QĐ-BYT ngày 08/9/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ triển khai đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện đa khoa khu vực” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định 3333/QĐ-BYT ngày 08/9/2008 của Bộ Y tếvề việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ triển khai đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện đa khoa khu vực
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2008
8. Bộ Y tế (2009), “Quyết định 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 Bộ Y tế về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 Bộ Y tế vềviệc ban hành danh mục trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2009
9. Chính phủ (2008), “ Quyết định số 30/2008/QĐTTg ngày 22/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 30/2008/QĐTTg ngày 22/02/2008của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
11. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương và CS ( 2006), “Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam.Viện Chiến lược và Chính sách Y tế 2006”, http:www.hspi.org.vn/.../daNH- GIa -TiNH-HiNH-CHa Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam.Viện Chiến lược và Chính sách Y tế 2006”, http
12. Nguyễn Tiến Dẫn (2014), “Nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc chiến đấu và phương thức đảm bảo cho K20 - Bộ Công an”, Luận án Tiến sĩ Dược học, Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc chiến đấu và phương thức đảm bảo cho K20 - Bộ Công an”, "Luận án Tiến sĩ Dược học
Tác giả: Nguyễn Tiến Dẫn
Năm: 2014
14. Nguyễn Xuân Hiệp (2010), “Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật trong Tổng cục Cảnh sát và đề xuất biện pháp phòng, điều trị” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật trong Tổngcục Cảnh sát và đề xuất biện pháp phòng, điều trị
Tác giả: Nguyễn Xuân Hiệp
Năm: 2010
16. Lê Huy Khanh, Đỗ Công Tâm và cộng sự ( 2008), “ Khảo sát sự biến đổi cơ cấu bệnh tật điều trị nội trú tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương từ năm 2002 đến năm 2007”, http:www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sự biến đổi cơ cấu bệnh tật điều trị nội trú tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương từ năm 2002 đến năm 2007”, http
17. Đỗ Y Na (2004), “Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật của cán bộ chiến sĩ điều trị tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an từ năm 1999-2003”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Công an Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật của cán bộ chiến sĩ điều trị tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an từ năm 1999-2003”, "Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Tác giả: Đỗ Y Na
Năm: 2004
18. Nguyễn Khắc Thủy (2008), “Nghiên cứu thực trạng công tác khám chữa bệnh cho can phạm nhân các trại giam thuộc Bộ Công an tại bệnh viện dân y (2005-2007)”, Luận án Thạc sĩ y học, Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng công tác khám chữa bệnh cho can phạm nhân các trại giam thuộc Bộ Công an tại bệnh viện dân y (2005-2007)”, "Luận án Thạc sĩ y học
Tác giả: Nguyễn Khắc Thủy
Năm: 2008
19. Nguyễn Khắc Thủy (2014), “Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiẹu quả cơ cấu tổ chức cơ sở điều trị dành riêng cho các đối tượng quản lý và giam giữ tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố (2011-2012)”, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiẹu quả cơ cấu tổ chức cơ sở điều trị dành riêng cho các đối tượng quản lý và giam giữ tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố (2011-2012)”, "Luận án Tiến sĩ Y học
Tác giả: Nguyễn Khắc Thủy
Năm: 2014
3. Bộ Công an (2011), Thông tư số 11/TTBCA ngày 12/6/2009 về xã hội hóa công tác y tế trong Công an nhân dân Khác
4. Bộ Công an (2011), Thông tư số 72/QĐ-BCA ngày 20/10/2011 ban hành tiêu chuẩn định mức TTBYT của Bệnh viện công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Khác
6. Bộ Y tế (2007), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10) Anh-Việt Hà Nội 2007, trang 9-16 Khác
10. Phạm Quang Cử (2012), Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật và các giải pháp quản lý nâng cao sức khỏe cán bộ chiến sỹ CAND. Đề tài cấp Bộ công an, Mã số BH-2011-TC IV-02 Khác
13. Trần Minh Đạo (2007), Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật và kết quả xử trí cấp cứu bụng ngoại khoa trong 10 năm (1994-2004) tại Bệnh viện 198 Bộ công an. Tạp chí y dược học quân sự, Số 1. 2007, trang 38-41 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.11.2.: Mô hìnhCơ cấu bệnh tật thế giới năm 1990 - Thực trạng công tác khám, chữa bệnh và cơ cấu bệnh tật của cán bộ chiến sỹ tại một số bệnh viện công an tỉnh, thành phố (2014 2015)
Bảng 2.11.2. Mô hìnhCơ cấu bệnh tật thế giới năm 1990 (Trang 21)
Bảng 2.2.1.3: Ngân sách y tế ở một số nước - Thực trạng công tác khám, chữa bệnh và cơ cấu bệnh tật của cán bộ chiến sỹ tại một số bệnh viện công an tỉnh, thành phố (2014 2015)
Bảng 2.2.1.3 Ngân sách y tế ở một số nước (Trang 22)
Bảng 1.4: Số lượng và đối tượng khám, chữa bệnh tại khoa khám bệnh - Thực trạng công tác khám, chữa bệnh và cơ cấu bệnh tật của cán bộ chiến sỹ tại một số bệnh viện công an tỉnh, thành phố (2014 2015)
Bảng 1.4 Số lượng và đối tượng khám, chữa bệnh tại khoa khám bệnh (Trang 26)
Bảng 1.5: Tỷ lệ người bệnh điều trị ngoại trú và nội trú của Bệnh viện 19-8 - Thực trạng công tác khám, chữa bệnh và cơ cấu bệnh tật của cán bộ chiến sỹ tại một số bệnh viện công an tỉnh, thành phố (2014 2015)
Bảng 1.5 Tỷ lệ người bệnh điều trị ngoại trú và nội trú của Bệnh viện 19-8 (Trang 27)
Sơ đồ tóm tắt các bước nghiên cứu: - Thực trạng công tác khám, chữa bệnh và cơ cấu bệnh tật của cán bộ chiến sỹ tại một số bệnh viện công an tỉnh, thành phố (2014 2015)
Sơ đồ t óm tắt các bước nghiên cứu: (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w