ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Thị Thu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI K
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Lê Thị Thu
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH
Trang 2
Lê Thị Thu
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI PHỤC
VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG
MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Cao Huần
Hà Nội - 2015
Trang 3MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuấtđặc biệt cũng là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác ởtrên trái đất Đất đai chính là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thếtrong sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực thực phẩm giúp con người tồn tại
Ngày nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự bùng nổ về dân
số, nạn ô nhiễm và suy thoái về môi trường… đã ngày càng thu hẹp diện tích đấtnông nghiệp, vì vậy, việc nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp, đánh giáhiệu quả sử dụng đất để từ đó sử dụng và quản lý đất đai theo quan điểm nông nghiệpbền vững là vấn đề hết sức quan trọng đối với thế giới nói chung và nước ta nói riêng
Khu vực tây nam huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây nam thủ đô Hà Nội, cáchtrung tâm 30 Km có tốc độ phát triển kinh tế cao với tỷ trọng sản xuất nông nghiệpchiếm 22% trong cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện Cơ cấu kinh tế trong khu vựcnông thôn đang có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuấtcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại, giảm dần giá trịsản xuất nông nghiệp Bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh về trồng trọt,chăn nuôi, thủy sản quy mô lớn, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một héc-ta canh táckhông ngừng được tăng cao Tuy vậy, phương thức sản xuất mới chỉ chú trọng vào vàotăng trưởng số lượng đã dẫn đến mất cân bằng về sinh thái, gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng Vì vậy, rà soát, đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế và xã hội quaxây dựng hệ thống sử dụng đất đai có hiệu quả và đề xuất ra mô hình kinh tế sinh tháiphù hợp với đặc điểm của các khu vực, chiến lược phát triển kinh tế và quy hoạch sửdụng đất đang là vấn đề bức thiết đặt ra cho huyện Chương Mỹ Xuất phát từ thực tiễn
đó, tôi quyết định lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu vực tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.
* Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu cho quy hoạch sử dụng đất trongnông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái phục vụ quản lý đất đai khu vực phíatây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
* Nội dung nghiên cứu
Trang 4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đainông nghiệp và mô hình hệ kinh tế sinh thái
- Nghiên cứu đánh giá kinh tế- sinh thái các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
chủ yếu tại khu vực
- Nghiên cứu đánh giá các mô hình kinh tế sinh thái tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của khu vực theo hướng bền
vững và xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái (nông hộ, nông trại) phục vụ quản
lý đất đai phù hợp với tiềm năng của khu vực nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân đang sửdụng đất
- Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, số liệu
- Đề xuất được các giải pháp quản lý sử dụng đất khu vực tây nam huyệnChương Mỹ
* Cấu trúc Luận văn: Gồm 3 chương chính như sau
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai và môhình hệ kinh tế sinh thái
Chương 2: Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực tây namhuyện Chương Mỹ phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và xác lâp mô hình hệkinh tế sinh thái
Chương 3: Đánh giá hệ thống sử dụng đất và định hướng sử dụng đất nôngnghiệp phục vụ quản lý đất đai khu vực nghiên cứu
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Đất đai, khí hậu và cây trồng là ba thành phần chủ yếu của hệ sinh thái Mụcđích của việc đánh giá đất là chọn các cây trồng thích hợp nhất với các vùng khí hậu
và đất khác nhau Việc nghiên cứu tài nguyên đất đai không chỉ dừng lại ở bước thống
kê tài nguyên đất mà còn thực hiện việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để đềxuất sử dụng đất hợp lý Công tác đánh giá đất đai được nhiều nước trên thế giớinghiên cứu đánh giá với các quan điểm khác nhau, đề cập đến 4 quan điểm chính:
- Đánh giá đất theo quan điểm của Mỹ
- Đánh giá đất theo quan điểm của Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu
- Quan điểm đánh giá đất của FAO
- Đánh giá đất ở Việt Nam
1.2 Một số vấn đề lý luận về đánh giá hệ thống sử dụng đất đai
1.2.1 Hệ thống sử dụng đất đai
a Đơn vị bản đồ đất đai
Khái niệm về đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit – LMU)
Đơn vị bản đồ đất đai hay đơn vị đất đai là một khoanh/vạt đất được xác định
cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất riêng biệt thích hợpđồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùngmột khả năng sản xuất, cải tạo đất Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng (đặc tính và tínhchất) riêng và nó thích hợp với một loại hình sử dụng đất nhất định[5]
độ sâu của lớp đất…
Trang 6Tính chất đất đai
Là các thuộc tính của đất có thể đo đếm hoặc ước tính như trung bình lượngmưa hằng năm, độ chua đất (pH), độ sâu lớp đất,…
Tính chất của đất được dùng để phân biệt các đơn vị bản đồ đất đai với nhau và
mô tả các đặc tính đất đai Các tính chất đất đai có thể ảnh hưởng cùng lúc đến một vàiđặc tính đất đai và từ đó ảnh hưởng đến tính thích hợp đất khác nhau Ví dụ như thànhphần cơ giới ảnh hưởng đến độ ẩm của đất,…
b Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùngđất đối với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và
kỹ thuật được xác định
Tùy theo mức độ nghiên cứu và yêu cầu đánh giá mà loại hình sử dụng đất phânloại thành: loại hình sử dụng đất chính và loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất chính (Major type of Land Use)
Là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủyếu dựa trên cơ sở sản xuất các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng, khugiải trí nghỉ ngơi, động vật hoang dã và của công nghệ được dùng đến như tưới nước,cải thiện đồng cỏ
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type – LUT)
Là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định.Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sứckéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ thuật,… và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật nhưđịnh hướng thị trường, vốn thâm canh,…
c Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS)
Là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụng đất (hiện tại hoặctương lai) Như vậy mỗi một hệ thống sử dụng đất có một hợp phần đất đai và một hợpphần sử dụng đất Hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các đặc tính đất củađơn vị đất đai như thổ nhưỡng, độ dốc, thành phần cơ giới… Hợp phần sử dụng đất đaicủa hệ thống sử dụng đất là sự mô tả loại hình sử dụng đất bởi các thuộc tính Các đặctính của đơn vị đất đai và các thuộc tính của loại hình sử dụng đất đều ảnh hưởng đếntính thích nghi của đất đai
1.2.2 Cơ sở khoa học của sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Trang 7Theo nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (1989)[20], cho rằng
“Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành công nguồn nhân lực cho nông nghiệp, đểthỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con người, trong khi vẫn giữ vững hoặc nâng caođược chất lượng môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên”
Theo FAO (1994)[19], định nghĩa “Phát triển bền vững trong lĩnh vực nông lâmngư là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động thực vật, môi trườngkhông suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và xã hội chấp nhận được”
Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu (1999)[9], (Viện Quy hoạch vàthiết kế nông nghiệp, 1995), việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc
và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thịtrường chấp nhận
- Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai,ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sốngngười dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
1.2.3 Đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO
Khái niệm về đánh giá đất
Theo Docutraev đã định nghĩa về đánh giá đất như sau: “Đánh giá đất là đánhgiá khả năng sản xuất của đất dựa vào độ màu mỡ của đất”
Còn theo A Yonng (Anh) cho rằng: “Đánh giá đất là quá trình đoán định tiềmnăng của đất đai cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất được đưa ra để lựa chọn”
FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất như sau: “Đánh giá đất là một quátrình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá vớinhững tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có
Kết hợp 3 quan điểm nêu trên, có thể định nghĩa đánh giá đất một cách đầy đủhơn như sau: đánh giá đất đai là đánh giá tiềm năng của đất đai cho một hoặc một sốloại hình sử dụng đất được lựa chọn dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu những tính chấtvốn có của khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụngđất yêu cầu cần phải có
Các bước chính trong đánh giá đất đai
Trang 8Việc lựa chọn, bố trí các LUT nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền vữngtrên cơ sở kết quả đánh giá, phân hạng đất thích hợp theo FAO Sơ đồ và nội dung cácbước đánh giá, phân hạng đất dựa trên đánh giá, phân hạng đất của FAO như sau:
Hình 1.1:Các bước đánh giá, phân hạng đất đai [3]
Nội dung các bước thực hiện đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO (1976) [17]
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Thu thập tài liệu
Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất
Bước 4: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bước 5: Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai
Bước 6: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của sử dụng đất
Bước 7: Xác định loại sử dụng đất thích hợp nhất
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất
Bước 9: Ứng dụng của việc đánh giá đất
1.3 Xác lập về hệ mô hình kinh tế sinh thái
1.3.1 Khái niệm chung về kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái
(3)Xác định loại hình SDĐ
(4)Xác định đơn
vị đất đai
(6)Xác định hiện trạng KT – XH và MT
(7)Xác định các LUTs thích hợp nhất
(8)Quy hoạch SDĐ
(9)ứng dụng kết quả đánh giá đất đai
Trang 9Hệ kinh tế sinh thái
Khái niệm hệ kinh tế sinh thái được xem xét từ những năm 70 của thế kỷ XX dướinhiều góc độ và trên các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học, trước hết khía cạnh
về tính thích nghi sinh thái (Mukina, 1973), hiệu quả kinh tế (Zvorưvkin K.B, 1968), ảnhhưởng môi trường (Leopold, 1972) Việc nghiên cứu một cách tổng hợp và toàn diện từ tựnhiên đến môi trường, kinh tế và xã hội được đề cập các công trình từ năm 1980 đến nay,
trong đó hệ kinh tế sinh thái được quan niệm là một hệ thống cấu trúc và chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường dưới sự điều khiển của con người để đạt được mục đích phát triển lâu bền, là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế) vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố trí hợp lý trên lãnh thổ[10].
Ngoài ra, theo như quan niệm của Phạm Quang Anh (1983) [13]: “Hệ kinh tế sinhthái là một hệ thống cấu trúc, chức năng có quan hệ biện chứng và nhất quán giữa tựnhiên, kinh tế - xã hội trên một đơn vị lãnh thổ nhất dịnh đang diễn ra mối tác động trựctiếp hoặc gián tiếp của con người trên cả ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyênthiên nhiên trên lãnh thổ đó, tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất – năng lượng– tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực vê kinh tế và môi trường nhằm thỏa mãn chobản thân mình về mặt vật chất và nơi sống
Mô hình hệ kinh tế sinh thái
Mô hình hệ kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xâydựng trong một vùng sinh thái xác định nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt, sản xuất, khaithác, sử dụng tài nguyên của con người[10]
Hệ kinh tế sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp là các vùng sản xuất nông nghiệp, cũng có thể là một
cơ sở sản xuất nông nghiệp: nông trường, hợp tác xã, nông trại [11]
1.3.2 Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái
a) Nguyên tắc nghiên cứu mô hình hệ kinh tế sinh thái
Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng trên cơ sở: (1) Kiểm kê, đánh giáhiện trạng môi trường, tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồm công tác điều tra tựnhiên, điều tra kinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức sản xuất xã hội; (2) Phântích chính sách và chiến lược sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ; (3) Hoàn thiệncác cơ chế kinh tế (theo chu trình sản xuất năng lượng) và cơ chế sinh học (theo chu trình
Trang 10sinh - địa - hoá) [3]
Hình1.2:Tổng quát các bước đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái[6]
Theo một số tác giả, một mô hình hệ KTST được xác lập theo 4 nguyên tắcchung: (1) Địa điểm xây dựng mô hình phải mang tính đặc trưng cho toàn vùng để saukhi hoàn tất, mô hình cũng sẽ được áp dụng hiệu quả cho các vùng khác có điều kiệntương tự;(2) Mô hình phải có tính khả thi, mang hiệu quả cao về kinh tế và môitrường; (3) Quy mô của mô hình phù hợp với cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế thịtrường; (4) Mô hình phải ổn định và có năng suất lao động cao, cải thiện môi trường,đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển của toàn bộ hệ thống[4]
b) Phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái
- Nhóm phương pháp nghiên cứu và điều tra cơ bản ở thực địa, nhóm này thuộcgiai đoạn điều tra cơ bản
- Nhóm phương pháp phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tàinguyên, nhóm này thuộc giai đoạn đánh giá hệ thống
- Nhóm phương pháp dự báo hoạt động của hệ, mô hình hoá Nhóm này là giaiđoạn tối ưu hoá hệ thống
Đối với các quy mô địa bàn nhỏ, có thể sử dụng các phương pháp như sau:
Trang 11- Tiếp cận theo phương diện chủ thể sản xuất
- Tiếp cận theo phương diện kinh tế - xã hội và lịch sử
- Tiếp cận theo phương diện sinh thái và môi trường
c) Cơ sở phân loại và chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái
Mô hình hệ kinh tế sinh thái có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhautheo mục đích sử dụng
- Phân loại theo cơ cấu sản xuất
- Phân loại theo quy mô sản xuất
- Phân loại theo mức thu nhập
Các chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái: Để đánh giá tính bền vữngcủa một mô hình kinh tế sinh thái cần xem xét tổng hợp theo các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu thích nghi sinh thái
- Chỉ tiêu về kinh tế
- Chỉ tiêu về mặt xã hội
- Chỉ tiêu bền vững môi trường
- Chỉ tiêu bền vững xã hội
Trang 12CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG MỸ PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ
KINH TẾ -SINH THÁI 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Khu vực tây nam của huyện Chương Mỹ là khu vực rộng gồm có 09 xã vớitổng diện tích tự nhiên là 9509,29 ha, chiếm tỷ lệ 40,06 % của huyện; khu vực nghiêncứu có vị trí nằm về phía tây nam và cách trung tâm Hà Nội 30 km theo Quốc lộ 6
- Phía đông giáp vùng Tả Bùi (là các xã vùng đồng bằng);
- Phía nam giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình;
- Phía tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình;
- Phía bắc giáp các xã miền sáu (Quốc lộ 6)
- Địa chất - địa hình: Khu vực nghiên cứu có các loại đá mẹ đặc trưng của vùng
đồi gò là đá phiến sét tập trung ở các dạng địa hình đồi, đá phù sa cổ trên địa hình gò
và alovi trên địa hình vàn Địa hình khu vực nghiên cứu có đặc trưng là đồi xen gò,thuộc vùng bán sơn địa
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình
từ 20-27o Lượng mưa bình quân 1500 - 1700 mm/năm
- Thủy văn: có sông Bùi chảy qua, có 3 hồ lớn: hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và
hồ Miễu
- Đất và tài nguyên đất: 4 nhóm đất chính là đất phù sa, đất đầm lầy và thanbùn, đất xám và xám bạc, nhóm đất đỏ vàng
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số toàn khu vực năm 2014 là 86.555 người, với tổng số hộ là 21205 hộ Tỷsuất tăng tự nhiên là 13.4% Mật độ dân số trung bình toàn khu vực là 910 người/km2
Năm 2014, tỷ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn khu vực là không đồng đều,trong đó: nông nghiệp là 23,70%; công nghiệp - xây dựng là 41,60%; thương mại -dịch vụ là 34,70% Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm trởlại đây của khu vực đạt 14,6% (năm 2010 - 2014)
2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất
2.2.1 Hiện trạng hiện trạng sử dụng các loại đất
Trang 13Theo số liệu điều tra, tổng diện tích tự nhiên khu vực tây nam huyện Chương
a Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp là 5,422.45 ha, chiếm 57,02 % diện tích tự nhiên; đấtlâm nghiệp 254.08 ha, chiếm 2,67 % diện tích tự nhiên; đất nuôi trồng thuỷ sản 585.15
ha, chiếm 6,15% diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp khác chỉ có 168.36ha, chiếm 1,77
% diện tích tự nhiên Trong đất sản xuất nông nghiệp:
+ Diện tích đất trồng lúa chiếm 47,90 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp,tương đương với 57,04 ha
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác chiếm 9.14% so với tổng diện tích đấtnông nghiệp, tương đương với 587,49 ha
+ Diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm 27,29 % so với tổng diện tích đất nôngnghiệp, tương đương với 1754,99 ha
+ Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 3,95 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp,tương đương với 254.08 ha
+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 9,10 % so với tổng diện tích đất nôngnghiệp, tương đương với 585,15 ha
+ Diện tích đất trồng nông nghiệp khác chiếm 2,62 % so với tổng diện tích đấtnông nghiệp
b Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 -2014
Từ số liệu báo cáo thuyết minh thống kê, kiểm kê đất đai huyện Chương Mỹnăm 2010 và năm 2014, trong giai đoạn năm 2010 – 2014, trên địa bàn khu vực TâyNam huyện Chương Mỹ, tổng diện tích tự nhiên tăng 143.77 ha, nguyên nhân tăng khikiểm kê giữa năm 2010 và năm 2014 là do sai số đo đạc, trước kia đo bằng tay, sau khidồn điền đổi thửa được đo lại bằng máy nên tổng diện tích tự nhiên tăng lên Do đó,diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng tăng 1029,51 ha
c Xu hướng biến động đất nông nghiệp
Trang 14Từ năm 2010 đến năm 2014, tổng diện tích đất nông nghiệp khu vực có xuhướng tăng (tăng chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản), bìnhquân mỗi năm tăng 205.9 ha, tuy nhiên diện tích tăng là do sai số đo đạc, còn thực tếdiện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp và giảm mạnh trong các năm gần đây dochuyển sang đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất công cộng và đất kinh doanh phi nôngnghiệp.
2.3.Tình hình quản lý đất nông nghiệp:
- Những thành tựu đạt được:
+ Thành công của công tác dồn điền đổi thửa khắc phục manh mún từ bìnhquân 7-9 thửa nay còn phần lớn từ 1 đến 2 thửa
+ Tạo được các vùng canh tác chuyên canh trong nông nghiệp
- Những nguyên nhân tồn tại trong quá trình quản lý, sử dụng đất nông nghiệpđặc biệt là công tác dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôitrên địa bàn ghiên cứu
+ Công tác quản lý đất đai của một số xã còn buông lỏng
+ Một số tiểu ban thiếu dân chủ, công khai quy hoạch các khu chuyển đổi.+ Do trình độ quản lý của Ban quản trị các HTX nông nghiệp còn hạn chế.+ Do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế
+ Sau khi dồn điền đổi thửa, việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sửdụng đất nông nghiệp cho các hộ trên địa bàn chưa thực hiện
+ Luật đất đai năm 2013 ra đời với các văn bản dưới luật đi vào đời sống đãthay đổi một số nội dung về chuyển đổi nội bộ đất nông nghiệp
Trang 15CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Hệ thống các đơn vị đất đai khu vực nghiên cứu
* Lựa chọn và chỉ tiêu phân cấp các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đất
- Các chỉ tiêu về chế độ tưới và tiêu nước
- Các chỉ tiêu về địa hình, độ dốc
* Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng bằng phương pháp chồng ghép các bản đồchuyên đề cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu Thành lập bản đồ đơn vị đất đai tại khu vựcnghiên cứu được lập trên cơ sở chồng xếp các nhóm thông tin: đơn vị phụ đất, thànhphần cơ giới, chế độ tưới, chế độ tiêu và địa hình tương đối
Bảng 3.1:Các yếu tố chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai khu vựcphía tây nam huyện Chương Mỹ,thành phố Hà Nội
Trang 16Chồng xếp 5 bản đồ chuyên đề là bản đồ các dạng địa hình, bản đồ tưới, bản đồtiêu, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ thổ nhưỡng để có bản đồ đơn vị đất đai Kếtquả chồng xếp cho thấy có 43 đơn vị bản đồ đất đai khác nhau Đơn vị bản đồ đất đai
số 3 có diện tích lớn nhất (2014.50ha); đơn vị bản đồ đất đai số 40 có diện tích nhỏnhất (0.19ha) Quy mô, đặc tính và tính chất của từng đơn vị bản đồ đất đai (bảng3.11) Trong đó ngoài từ G1-G7 là các đơn vị phụ đất, G8-G10 là kí hiệu của các loạiđất sau:G8: Đất thổ cư, G9: Đất mặt nước, G10: Đất núi đá
Bảng 3.2: Đặc tính và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai
(E)
Đơn vị phụ đất (G)
Chế độ tiêu (DR)
Thành phần cơ giới (T)
Chế độ tưới (I)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)