Như vậy, CNTT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp DH PPDH, đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa học – kỹ thuật (CMKH-KT) và cách mạng xã hội Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực,
có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.Công nghệ thông tin là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác Trong giáo dục – đào tạo, CNTT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT Như vậy, CNTT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp DH (PPDH), đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:
Học mọi nơi
Học mọi lúc
Học suốt đời
Dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu khác nhau
Đối với môn Tiếng Anh, việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh thể hiện
rõ nét nhất qua các “bài giảng điện tử” Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Tiếng Anh giúp GV có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt
Trang 2Tiếng Anh, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để GV cố gắng vươn lên Học sinh sẽ có hứng thú, chủ động và tích cực hơn trong việc tiếp nhận thông tin, từ đó bài giảng sẽ thành công hơn
1.2 Cơ sở thực tiễn
Ra đời trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trường THPT An Lão được thành lập từ năm 1965 (Tiền thân là Trường Cấp III An Lão) Đây là ngôi trường đầu tiên của Huyện An Lão, đến nay vừa tròn 50 năm thành lập Trên chặng đường nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, nhà trường đã có nhiều bước phát triển vượt bậc Đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, đoàn kết, năng động, tâm huyết với nghề Nhiều thầy giáo, cô giáo có kinh nghiệm, uy tín, có trình độ sau đại học, thạc sĩ và đang theo học thạc sĩ Nhà trường có cơ ngơi khang trang, hiện đại, cảnh quan đẹp, được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010, vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm
2000, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2010.Cùng với việc thực hiện chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học” [1], nhà trường nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học, trường phổ thông An Lão thành phố Hải Phòng đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường
Chính vì những lí do trên nên tôi đã lựa chọn đề tài : “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường THPT An Lão” làm đề tài nghiên
cứu của mình
2.Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra được những thuận lợi và hạn chế của việc Ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngoại ngữ tại trường THPT và đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng trong việc ứng dụng CNTT vào các bài giảng Tiếng Anh, để từ đó đạt được những kết quả cao hơn trong học tập
Trang 33.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đối với 300 học sinh các khối 10, 11, 12 , 8 giáo viên bộ môn Tiếng Anh và Ban giám hiệu của trường THPT An Lão- Hải Phòng
3.2Khách thể nghiên cứu
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Tiếng Anh tại trường THPT An Lão
4 Giả thuyết khoa học
Ngày nay các trường THPT trên cả nước nói chung và trường THPT An Lão- Hải Phòng nói riêng đã nhận thấy được rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học môn Tiếng Anh.Nếu chỉ sử dụng mãi phương pháp dạy học truyền thống thì sẽ không phát huy hết tính tích cực sáng tạo của học sinh, tiết học dễ gây nhàm chán và hiệu quả của bài dạy sẽ không thực sự cao
Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy làm cho bài giảng của GV luôn uyển chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học CNTT trong đó có máy tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp GV và HS chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề (nếu thấy còn vướng mắc trong việc dạy và học) Thầy Trần Văn Nhường, Bí thư Đảng Bộ-Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Những năm gần đây, nhà trường đã lắp đặt hệ thống máy chiếu kết nối loa đài, camera,… tại hầu hết các phòng học nhằm phục vụ công tác giảng dạy và quản lý học sinh Đồng thời
có 1 phòng quan sát, dự giờ trực tuyến dành cho các thầy cô trong ban giám hiệu, cùng tổ chuyên môn dự giờ chấm điểm tiết dạy mẫu thông qua màn hình lớn mà không cần có mặt trực tiếp tại lớp học đó.Dạy học kết hợp với CNTT thành công cũng trở thành một tiêu chí mới đánh giá năng lực của giáo viên”
5 Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1.Nghiên cứu lí luận về thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT An lão
5.2 Nghiên cứu những thuận lợi và hạn chế của việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT An lão
5.3
Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc ứng dụng
CNTT vào bài dạy Tiếng Anh
Trang 46.Giới hạn nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học môn Tiếng Anh tại trường THPT An Lão, ưu điểm cũng như hạn chế của chúng
và đề xuất các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng khi ứng dụng CNNT vào bài dạy Tiếng Anh
6.2
Giới hạn về địa bàn
Việc nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT An Lão
7.Phương pháp nghiên cứu
7.1.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu bao gồm bản câu hỏi điều tra và phỏng vấn.Đây
là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi dưới dạng viết và các câu trả lời tương ứng cho các bạn học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng các mức độ, biểu hiện của học sinh về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Tiếng Anh.Câu hỏi khảo sát dưới dạng những câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, yêu cầu đối tượng nghiên cứu khoanh tròn các đáp án từ A đến D đối với các câu hỏi Trong đó, có hai câu hỏi mở, giúp học sinh và có thể đưa ra ý kiến của mình về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Tiếng Anh Tiến hành phỏng vấn một số học sinh về mức độ hứng thú và hiểu bài khi đưa CNTT vào bài dạy môn Tiếng Anh.Tiến hành phỏng vấn sâu đối với hiệu trưởng trường THPT An Lão cùng một số học sinh các khối, giáo viên môn Tiếng Anh về vấn đề ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn tiếng Anh
7.2 Phương pháp điều tra lí luận
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY
MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT AN LÃO.
Trang 51.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Ở nước ngoài
Vào các thập niên cuối thế kỉ XX, ở một số nước phát triển, các ứng dụng công nghệ thông tin( CNTT) đã từng bước được triển khai từ cấp học phổ thông cho đến đại học Ngày nay, ứng dụng CNTT trong dạy học đã trở thành xu thế
có tính chiến lược của giáo dục hiện đại.Ở một số quốc gia như Philipines, Singapore, Nhật Bản hay Malaysia,… tại các trường học việc ứng dụng KHKT-CNTT vào giảng dạy là rất phổ biến, đặc biệt là các môn ngoại ngữ Nhờ KHKT-CNTT học sinh Nhật học tiếng Anh và học sinh Mỹ học tiếng Nhật bằng kết nối trực tiếp với nhau qua Internet Giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở các nước phát triển phải tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ, Ngữ văn Trường CĐ Sư phạm, ĐH Sư phạm nên các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết rất chuẩn mực Cộng với phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đều hướng đến nhu cầu của người học và lấy người học làm trung tâm Vì vậy học sinh ở những nước này không những phát triển ngôn ngữ tốt mà còn hoàn thiện các kỹ năng mềm và kỹ năng xã hội
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đang giúp giáo viên thực hiện tốt công việc chuyên môn của mình, dễ dàng đưa thực tiễn cuộc sống vào trong bài giảng, truyền đạt kiến thức hiệu quả, tổ chức các hoạt động học nhóm, học cộng tác, học dự án giúp học sinh đào sâu kiến thức và phát triển thêm các kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, tổ chức công việc… Hơn nữa còn tạo điều kiện học tập theo nhu cầu tốt nhất cho các em học sinh
Một trong những ứng dụng hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ đang được đề cập nhiều hiện nay, đó là hệ thống lớp học tương tác - Interactive Classroom Bao gồm bảng tương tác, phần mềm thiết kế bài giảng tương tác, tích hợp sẵn các công cụ giảng dạy, công cụ đánh giá hiệu quả dạy học và thư viện đa phương tiện… Đây là những phần không thể thiếu trong lớp học ngày nay, thực sự tạo ra môi trường giao tiếp dạy và học ngoại ngữ một cách tự nhiên, người học có cảm giác như đang giao tiếp với người bản ngữ Với sự hỗ trợ của phần mềm và thiết bị này, giáo viên đã nâng cao chất lượng chuyên môn, rút ngắn thời gian thiết kế giáo án, phát huy hiệu quả công tác giảng dạy, xây dựng
Trang 6được nhiều hoạt động tương tác trên lớp, hỗ trợ và kiểm soát tốt hơn học sinh của mình, tối ưu hóa khả năng của từng em Đồng thời, giúp học sinh tự tin, chủ động, mạnh dạn và tích cực tham gia vào các hoạt động giảng dạy của giáo viên Đây thực sự là phương pháp giáo dục hiện đại “Lấy người học làm trung tâm, thỏa mãn nhu cầu học và tối ưu hóa từng cá thể người học”, qua đó đạt mục tiêu học tốt môn ngoại ngữ, phát triển song song các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết Trong bài tham luận “Công nghệ và động cơ trong việc dạy và học ngoại ngữ”, Tiến sĩ Glenn Stockwell - Giáo sư Ngôn ngữ học ứng dụng tại ĐH Waseda, Tokyo (Nhật Bản) cho rằng: “ Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho người học, giúp họ tăng khả năng tìm tòi, nghiên cứu ngoại ngữ như là một môn học thú vị đầy mới mẻ” [5] Giáo sư David Nunan, chuyên gia giáo dục nổi tiếng, nhà ngôn ngữ lừng danh thế giới chia sẻ: “Để giảng dạy ngoại ngữ tốt trong một lớp có sĩ số học sinh đông, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là biện pháp đạt hiệu quả cao nhất”
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được đề cập rất lâu và rất
cụ thể trong các chỉ thị về giáo dục như: Chỉ thị 29 về việc"Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục" [1] Hay “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo
ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn” Đặc
biệt trong năm học 2008 – 2009 đã qua là năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn
2008-2012 với chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” [2].
Song, để thực hiện các mục tiêu trên hiệu quả và ngày càng nâng cao về chất lượng cũng như về số lượng thì mỗi trường cần có thêm một chiếc máy
Trang 7chiếu (projector), một phòng học nghe-nhìn tương đối tốt Bên cạnh đó, cũng cần có những buổi workshop, seminar…để bàn về việc soạn giảng thế nào cho hay, cho tốt từ đó tạo điều kiện cho giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm
Tuy nhiên, trước mắt khi những vấn đề trên chưa được đáp ứng kịp thời thì việc giáo viên tự học và tự nghiên cứu để soạn giáo án điện tử là điều hết sức cần thiết nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy nói chung và cho môn Tiếng Anh nói riêng
Do vậy, để có thể ứng dụng CNTT thành công nhất, mỗi giáo viên đều cần cố gắng hết sức tự học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, trao đổi với đồng nghiệp khác
để có thể ứng dụng CNTT thật nhanh và hiệu quả vào trong từng đơn vị bài học Từ đó phần nào đáp ứng được nhu cầu hiện nay cũng như góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
1.2 Ứng dụng CNTT góp phần đổi mới ph ương pháp dạy học môn Tiếng Anh THPT An Lão
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên toàn quốc, cũng như trong toàn tỉnh, các trường trong huyện đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong đó có trường THPT An Lão và đã đạt được những kết quả nhất định Cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, bộ môn Tiếng Anh – mặc dù là một bộ môn có đặc tr-ưng riêng, phong phú về nội dung, thiết thực và luôn cập nhật với sự phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế – xã hội, nội dung kiến thức ở một số bài trong chương trình mang tính trừu tượng cao, nhưng các giáo viên đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học: từ việc vận dụng các phương pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm , cho đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học làm cho tiết dạy sinh động, có hiệu quả cao, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh Học sinh thực sự say
mê, thích thú và làm việc có hiệu quả cao trong đa số những giờ học có ứng dụng CNTT.Em Phạm Minh Trang, học sinh lớp 11B1 trường THPT An Lão cho biết: “ Chúng em rất hứng thú với việc thầy cô ứng dụng CNTT vào dạy
Trang 8tiếng Anh, vì có nhiều từ mới và cấu trúc mới trừu tượng khó hình dung nhưng nhờ phần mềm trình chiếu PowerPoint, chúng em có thể hình dung rõ và áp dụng vào giải quyết các bài tập tốt hơn.Ví dụ như khi học Unit 15: Space Conquest, cô đã trình chiếu cho chúng em một clip ngắn về công cuộc chinh phục vũ trụ của loài người trước khi vào bài mới Việc này khiến chúng em rất thích thú với bài học và đã có thêm vốn kiến thức ” Như vậy, CNTT đã góp phần không nhỏ trong việc gây sức hút đối với bài học hay tác động tích cực lên tinh thần của học sinh
1.2.1 Những thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT An Lão
- Sự quyết tâm cao của nhà trường về việc đổi mới phương pháp dạy học
- Nhà trường đã được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho đổi mới phương pháp: các phòng học bộ môn, thư viện, phòng chức năng, phòng máy
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu
- Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới [8]
- Tổ chức lớp học vi tính cho cán bộ giáo viên: Tin học căn bản, tập huấn một số phần mềm thông dụng cho giáo viên và tổ cũng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn cho GV trong tổ ứng dụng phần mềm powerpoint vào bài giảng điện tử
Trang 9- Tổ chức các tiết dạy dự giờ, thao giảng sử dụng CNTT được hầu hêt giáo viên nhiệt tình tham gia
- Có một số giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính, thuận lợi cho việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học
- Được sự ủng hộ tích cực của học sinh, đa số học sinh mong muốn được học những giờ học ứng dụng CNTT
- Đặc biệt là giáo viên tổ Ngoại Ngữ đã thành công khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong các vấn đề sau:
• Ứng dụng phần mềm WINDOW MEDIA MAKER dạy ngữ âm
• Ứng dụng phần mềm AUDACITY để cắt, ghép, ghi âm phần nghe
• Ứng dụng phần mềm MCMIX để tạo ngân hàng đề
• Ứng dụng phần mềm HOTPOTATO dạy bài tập trắc nghiệm, short-answer, cloze-test
• Ứng dụng GOOGLE DRIVE để lưu trữ, soạn thảo và chia sẻ tài liệu
Các vấn đề này nếu không có CNTT thì phương pháp dạy học cũ sẽ khó
có thể thực hiện được
1.2.2.Những hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy và học môn Tiếng Anh ở THPT An Lão
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin
và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn [7]
Trang 10*Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên vẫn còn quen với phương pháp dạy truyền thống
- Nhiều giáo viên ngại sử dụng CNTT do tốn thời gian, công sức
- Một số GV ứng dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn Nếu giáo viên không sử dụng kết hợp phong phú với các phương pháp dạy học khác thì đôi khi ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ làm giảm phần nào sự giao tiếp giữa thầy và trò
- Sử dụng một số thông tin, phim, ảnh thật sự không cần thiết làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao
- Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của các em không cao
* Về phía học sinh:
Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ học có ứng dụng CNTT Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục cụ thể như sau:
- Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên cả việc ghi bài
- Một số học sinh gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ
1.3 Nội dung của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Tiếng Anh 1.3.1.Phần mềm Window Media Maker
a.Ứng dụng
- Tạo clip dạy ngữ âm
- Cắt âm thanh
b Sản phẩm
-Listen and repeat (minh họa)