1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học nguyễn thị minh khai

24 611 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 239,5 KB

Nội dung

Đề cập đến vai trò đội ngũ giáo viên, Nghịquyết Ban chấp hành Trung ương 2, khóa VIII nhấn mạnh : “Xây dựng đội ngũgiáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học, giáo viên là nhân tố

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Nhân dân ta rất hiếu học và rất coi trọng vai trò của thầy giáo, câu ca dao

“Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” đã nói lên điều

đó Trong lễ giáo trước đây, người ta sắp xếp thứ bậc: Quân – Sư – Phụ; xếp thầytrên cha Thứ bậc ấy tuy là của đạo Nho nhưng được nhân dân ta chấp nhận, điều

đó chứng tỏ nhân dân ta đánh giá cao vai trò của giáo dục, của học vấn trong sựphát triển về nhận thức, nhân cách con người cũng như sự phát triển của xã hội.Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đội ngũ thầy giáo Về sự nghiệpgiáo dục, người đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi íchtrăm năm thì phải trồng người” Về vai trò thầy giáo, Bác dạy “ nếu không cóthầy giáo thì không có giáo dục ” Nhưng để thực hiện được vai trò vẻ vang củamình, trước hết: “Thầy phải xứng đáng làm thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thận

vì không phải ai cũng làm thầy được.”

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khóa VIII về những giảipháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu GD-ĐT từ nay (1996) đến năm 2010 đã nêu:

“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáoviên phải đủ đức, đủ tài ” Điều đó có nghĩa là giáo viên không đủ đức, đủ tàikhông thể tạo ra những con người đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của trí tuệ, kỷnguyên của khoa học kỹ thuật hiện đại; và sẽ không hoàn thành sứ mệnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đề cập đến vai trò đội ngũ giáo viên, Nghịquyết Ban chấp hành Trung ương 2, khóa VIII nhấn mạnh : “Xây dựng đội ngũgiáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học, giáo viên là nhân tố quyết định,

là lực lượng cốt cán để biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, có vai trò quyếtđịnh về chất lượng và hiệu quả giáo dục”

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậcnhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”

Trong lịch sử nước ta, "tôn sư trọng đạo" là truyền thống quý báu của dântộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng Những năm qua,chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càngđông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Đội ngũ này đã đáp ứng được yêu cầunâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của

sự nghiệp cách mạng của đất nước Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự

Trang 2

phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn những hạn chế, bất cập Số lượng giáo viên cònthiếu, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ cấugiáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền Chất lượngchuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo chưa đồng đều, có mặt chưa đáp ứngyêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹnăng thực hành của người học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạodức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên Chế độ,chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năngcủa đội ngũ này

Từ nhận thức trên đây, tôi nhận thấy vị trí, vai trò của giáo viên trong sựnghiệp giáo dục, càng thấy hơn trách nhiệm xây dựng đội ngũ giáo viên “vừa hồngvừa chuyên” cần có của các nhà quản lý giáo dục

Từ những suy nghĩ trên, tôi thấy rõ hơn trách nhiệm xây dựng đội ngũ giáoviên đạt chuẩn ở các trường tiểu học là việc làm cần thiết và phải làm ngay Đócũng là mục tiêu hàng đầu của quản lý Nhà nước

Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở

trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và phát

triển đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai Xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk”.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được những cơ hội và thách thức củađơn vị trường cũng như của đất nước về nhiều mặt trong giai đoạn hiện nay, đápứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng, kĩnăng sống, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp theo tình hình thực tế của địaphương và yêu cầu của xã hội Muốn làm được điều đó, mục tiêu của đề tài là đisâu nghiên cứu thực trạng tình hình của đơn vị, để đề ra những giải pháp hợp lí,nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngoài phẩm chất đạo đức tốt cần phải

có kiến thức và kĩ năng sư phạm chuẩn của bậc học yêu cầu để nâng cao chấtlượng giáo dục

3 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 3

Một số biện pháp quản lý xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trườngtiểu học Nguyễn Thị Minh Khai huyện Krông Ana.

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu các chỉ thị, thông tư, các văn bản chỉ đạo của ngành Tiến hànhnghiên cứu về thực trạng tình hình đơn vị trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai;đánh giá thực trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập củahọc sinh

- Nghiên cứu, đề ra những giải pháp quản lý có tính khả thi để nâng cao chấtnguồn nhân lực trong trường tiểu học

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đếnnội dung đề tài

- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tiễn: tìm hiểu thực trạng; khảo sáttrình độ, tay nghề giáo viên qua chuyên môn, qua học sinh

- Phương pháp thực nghiệm: áp dụng các giải pháp của đề tài để kiểm chứngkết quả

- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

II PHẦN NỘI DUNG

Đối với nhà trường đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng nguôn nhân lực, thìcông tác bồi dưỡng phải được nhận thức sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt Chúng tađặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng của nhà trường vì vai trò, ý nghĩa lớnlao của công tác này Việc bồi dưỡng giáo viên mang tính chiến lược, đây là côngviệc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên

đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lượcphát triển lâu dài của nhà trường Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viêncòn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của

Trang 4

năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm đảmbảo đổi mới phương pháp dạy học, dạy đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, thực hiệngiảm tải nội dung chương trình sách giáo khoa

Chúng ta phải xác định được: Việc bồi dưỡng giáo viên là quyền lợi vànghĩa vụ của giáo viên Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyênmôn, nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động Dạy - Họctrong nhà trường Tham gia hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợikhi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực và thích ứng với những thayđổi nhanh và thách thức của thời đại

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức phongphú, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng tại cơ sở, tại trường góp phần xây dựng tinhthần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường Đẩy mạnh công tác đàotạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để thực hiệntốt nhiệm vụ của mình Khi tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nângcao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên

Công tác bồi dưỡng còn giúp giáo viên có cảm nhận, tự đánh giá tốt hơn khi

họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác

Nữ Dântộc

Đảngviên

Trình độ đào tạoĐạt

Trang 5

Trên 50 tuổi: 6 đồng chí, chiếm 17.7 %

Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo phòng GD&ĐT, Banlãnh đạo nhà trường và ý thức cao của tập thể giáo viên

Nhìn chung đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩmchất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trongcông việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoạt động chuyên môn của nhàtrường nhiểu năm có nề nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng nămhọc

Học sinh bước đầu có những hứng thú và tích cực trong các hoạt động giáodục theo mô hình trường học mới Phụ huynh học sinh cũng quan tâm đến việcphối hợp cùng nhà trường giáo dục con em mình

Cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện dạy học tương đối đảm bảo

* Khó khăn:

Tỉ lệ giáo viên lên lớp chưa đảm bảo theo quy định

Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của học sinh còn chưa cao; học sinhchưa mạnh dạn trong giao tiếp hàng ngày, khả năng diễn đạt, chia sẻ trước tập thểcòn yếu

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn còn thiếu vàchưa đồng bộ, lớp học chưa có máy chiếu

Một số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng được vài ba năm thì chuyển côngtác, thay vào đó là những giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng chưa đượctập huấn nhiều về công tác chuyên môn

2.2 Thành công - hạn chế:

* Thành công:

Trang 6

Những mặt mạnh từ trước đến nay của tập thể nhà trường vẫn được nhắc đếnlà: có truyền thống lao động cần cù, có tinh thần vượt khó và đoàn kết cao, thôngminh sáng tạo, có kinh nghiệm quản lý Nhiều tấm gương các thầy cô giáo đã vượtqua khó khăn về đời thường để dạy tốt, nêu gương sáng cho học sinh noi theo; trường nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến.

* Hạn chế:

Hầu hết số cán bộ giáo viên nhân viên trong trường chưa được đào tạo tinhọc chính quy Trong số người biết tin học, phần lớn chưa được đào tạo bài bản,chỉ biết làm qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp, và chỉ thực hiện những nội dung cơbản như: soạn giáo án máy tính và đánh văn bản, còn việc áp dụng để tính toán,soạn giáo án điện tử và sử dụng các phần mềm khác hầu như kiến thức còn hạnchế

Bên cạnh đó trong những năm gần đây, một bộ phận giáo viên kém say sưavới nghề, không tiếp cận kịp thời phương pháp giảng dạy mới Nhận thức chưađúng về nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học

- Giáo viên nhiệt tình công tác, có trình độ kiến thức cơ bản cao, biết vi tính,nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược phân công

- Tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trongcông tác cũng như trong đời sống Trên cơ sở nắm vững sở trường và đạo đức,mong muốn của từng giáo viên trong trường, giao việc cho từng giáo viên, nhânviên một cách hợp lí nên càng tạo cho giáo viên tâm lí tốt, phát huy hết năng lực

Trang 7

chuyên môn của mình Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đa số tâm huyết vớinghề, đặc biệt là tập thể Ban lãnh đạo đã có sự quan tâm đến mọi hoạt động củatrường trong đó có công tác xã hội giáo dục về cơ sở vật chất thiết bị dạy học.

Ban lãnh đạo luôn có biện pháp chỉ đạo và quản lý phù hợp để động viênkhuyến khích cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh tích cực tham gia mọi hoạtđộng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

*Mặt yếu:

Qua quá trình hoạt động, quản lý của nhà trường, đặc biệt là quản lý nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có thể thấy mặc dù đã đạt được những kếtquả nhất định nhưng đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu, yếu về chất lượng chuyênmôn, kinh nghiệm tổ chức, Trước thực trạng đó, nhà trường nhận thấy một sốmặt cần phải kịp thời bồi dưỡng như sau:

- Tâm hồn, kiến thức, phương pháp sư phạm

- Chức năng của thầy giáo

- Các năng lực: chuyên môn, ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin, nănglực chủ nhiệm, công tác xã hội hóa giáo dục

- Tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường chưa giàu kinh nghiệm trong côngtác vận động xã hội hóa giáo dục cơ sở vật chất thiết bị trường học

- Nhận thức của một số giáo viên về việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy họccòn hạn chế

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:

Nhờ có những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng; chính sách phápluật của Nhà nước nên trong những năm qua ngành giáo dục đã có những bướcchuyển mình đáng kể cả về quy mô, số lượng cũng như chất lượng đội ngũ ngàycàng được nâng lên một cách đáng kể

Cũng chính nhờ những quyết sách giáo dục Việt Nam: “Học để biết - Học

để hiểu - Học để làm người - Học để chung sống” và học suốt đời, nên mỗi giáoviên cũng đã xác định việc học là trách nhiện của bản thân

Bên cạnh đó nghị quyết chi bộ cũng đề ra nhiệm vụ bồi dưỡng và tự bồidưỡng cho đội ngũ phải đặt lên hàng đầu Ban lãnh đạo nhà trường trong nhữngnăm qua cũng đã có kế hoạch dài hạn trong việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáoviên, nhân viên cụ thể và sát vói tình hình thực tế của trường

Trang 8

Và thuận lợi hơn cho việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho độingũ đó là nhờ hệ thống trường lớp ngày càng được mở ra, nhiều loại hình đào tạonhư từ xa, tại chức, học liên thông cũng là những yếu tố giúp đội ngũ ngày cànghoàn thiện hơn.

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

Qua tìm hiểu trong thời gian làm lãnh đạo trường, tôi nhận thấy giáo viêntrường có những điểm mạnh như sau:

Nhìn chung, nhà trường từ khi thành lập đến nay tất cả thành viên đều có truyền thống lao động cần cù, có tinh thần vượt khó và đoàn kết cao, sáng tạo, cókinh nghiệm quản lý Nhiều tấm gương các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn vềđời thường để dạy tốt, nêu gương sáng cho học sinh noi theo

Phần lớn giáo viên của trường có đời sống đảm bảo, có mức thu nhập ổnđịnh, nên có điều kiện đầu tư cho chuyên môn nghiệp vụ của mình, yêu nghề, mếnhọc sinh Luôn có ý thức phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ và nâng cao chất lượng trong giảng dạy Giáo viên lâu năm có nhiềukinh nghiệm về giảng dạy và sẵn sàng truyền đạt, bày vẽ kinh nghiệm cho giáoviên trẻ Ngoài ra đa số các đồng chí đều nhiệt tình công tác, có trình độ kiến thức

cơ bản cao, biết sử dụng vi tính, nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học,hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công

Bên cạnh đó tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, thương yêu, giúp đỡ lẫnnhau trong công tác cũng như trong đời sống hàng ngày Trên cơ sở nắm vững sởtrường và đạo đức, mong muốn của từng giáo viên trong trường, lãnh đạo nhàtrường giao việc cho từng giáo viên, nhân viên một cách hợp lí nên càng tạo chogiáo viên tâm lí tốt, phát huy hết năng lực chuyên môn của mình Đội ngũ cán bộgiáo viên, nhân viên đa số tâm huyết với nghề, đặc biệt là tập thể Ban lãnh đạo đã

có sự quan tâm đến mọi hoạt động của trường trong đó có công tác xã hội giáo dục

về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Ban lãnh đạo luôn có biện pháp chỉ đạo và quản lý phù hợp để động viênkhuyến khích cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh tích cực tham gia mọi hoạtđộng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Tuy nhiên nhà trường vẫn còn gặp một số khó khăn như:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn còn thiếu vàchưa đồng bộ, lớp học chưa có máy chiếu

Trang 9

Một số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng được vài ba năm thì chuyển côngtác, thay vào đó là những giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng chưa đượctập huấn nhiều về công tác chuyên môn Hầu hết số cán bộ giáo viên nhân viêntrong trường chưa được đào tạo tin học chính quy, phần lớn chưa được đào tạo bàibản chỉ biết làm qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp và chỉ thực hiện những nội dung

cơ bản như: soạn giáo án máy tính và đánh văn bản, còn việc áp dụng để tính toán,soạn giáo án điện tử và sử dụng các phần mềm khác hầu như kiến thức còn hạnchế

Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của học sinh còn chưa cao; học sinhchưa mạnh dạn trong giao tiếp hàng ngày, khả năng diễn đạt, chia sẻ trước tập thểcòn yếu

Qua quá trình hoạt động, quản lý của nhà trường, đặc biệt là quản lý nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có thể thấy mặc dù đã đạt được những kếtquả nhất định nhưng đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu, yếu về chất lượng chuyênmôn, kinh nghiệm tổ chức, Trước thực trạng đó, nhà trường nhận thấy một sốmặt cần phải kịp thời bồi dưỡng như sau:

- Tâm hồn, kiến thức, phương pháp sư phạm

- Chức năng của thầy giáo

- Các năng lực: chuyên môn, ngoại ngữ, sử dụng công nghệ thông tin, nănglực chủ nhiệm, công tác xã hội hóa giáo dục

- Tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường chưa giàu kinh nghiệm trong côngtác vận động xã hội hóa giáo dục cơ sở vật chất thiết bị trường học

- Nhận thức của một số giáo viên về việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy họccòn hạn chế

Tuy nhiên, nhờ có những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng; chínhsách pháp luật của Nhà nước nên trong những năm qua ngành giáo dục đã cónhững bước chuyển mình đáng kể cả về quy mô, số lượng cũng như chất lượng độingũ ngày càng được nâng lên một cách đáng kể

Cũng chính nhờ những quyết sách giáo dục Việt Nam: “Học để biết - Học

để hiểu - Học để làm người - Học để chung sống” và học suốt đời, nên mỗi giáoviên cũng đã xác định việc học là trách nhiện của bản thân

Bên cạnh đó nghị quyết chi bộ cũng đề ra nhiệm vụ bồi dưỡng và tự bồidưỡng cho đội ngũ phải đặt lên hàng đầu Ban lãnh đạo nhà trường trong những

Trang 10

năm qua cũng đã có kế hoạch dài hạn trong việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáoviên, nhân viên cụ thể và sát vói tình hình thực tế của trường

3 Giải pháp, biện pháp:

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Nhìn rõ được thực trạng về nguồn nhân lực của nhà trường để phát huynhững điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu Đồng thời đưa ra đượcnhững giải pháp phù hợp để nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáoviên

Đội ngũ giáo viên phải hiểu được: nhân tố quyết định sự phát triển giáo dụcchính là giáo viên, vì vậy từng giáo viên phải không ngừng học tập, bồi dưỡng mớiđáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường được quyết định bởi đội ngũgiáo viên Xuất phát từ tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên cũng như thực trạngchất lượng dạy - học của trường, tôi đã đề ra một số giải pháp để nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên như sau:

* Giải pháp 1: Tìm hiểu đội ngũ giáo viên:

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” bởi vậy người Hiệu trưởng phảihiểu và nắm chắc đội ngũ của mình Từ việc tìm hiểu nhận thức về nghề xem họyêu nghề thế nào thông qua lời nói, cử chỉ, mức độ hoàn thành công việc, đặc biệt

là ý thức vươn lên trong giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt trong tập thểnhà trường Tìm hiểu về trình độ chuyên môn, điều kiện sống gia đình, điều kiệnsức khỏe… của mỗi giáo viên để từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo kịp thời,sát sao, phân công bố trí đội ngũ một cách hợp lý, đúng người, đúng việc sẽ manglại hiệu quả công việc cao cũng chính là giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao

* Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch:

* Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chính trị tư tưởng:

Để giáo viên có được ý thức trách nhiệm trong công tác thì việc bồi dưỡng

tư tưởng chính trị cho giáo viên là hết sức cần thiết Muốn vậy, tôi đã thườngxuyên tổ chức cho giáo viên học tập đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của

Trang 11

Nhà nước, các văn bản của ngành lồng ghép vào các buổi họp Hội đồng hàng thánghay các buổi sinh hoạt chuyên môn Ngoài ra trường còn kết nối internet tới tất cảcác máy vi tính của nhà trường, đặt báo Đảng, báo địa phương, các loại nguyệt san,tạp chí, báo giáo dục,… để giáo viên đọc có điều kiện theo dõi cập nhật thông tintrong và ngoài nước, thấy được sự đổi mới về văn hóa, kinh tế, xã hội,… việc nàygiúp giáo viên nhận thức đúng đắn về sự nghiệp đổi mới, sự biến đổi không ngừngcủa đất nước ,… cũng như tham khảo, cập nhật các thông tin cần thiết phục vụ chogiảng dạy.

* Xây dựng kế hoạch đào tạo:

Từ thực tế trình độ của đội ngũ giáo viên của trường, tôi động viên khuyếnkhích giáo viên nhiệt tình tham gia bồi dưỡng, học tập nhằm nâng cao trình độ trênchuẩn Từ đó giúp họ có điều kiện học tập nhằm khắc phục sự mất cân đối trong cơcấu ngành học, bậc học của nhà trường

Để xây dựng thành công kế hoạch này tôi cho giáo viên dựa vào điều kiện thực tế trình độ hiện có, sắp xếp thời gian cũng như công việc gia đình của mình đểđăng kí thời gian tham gia các lớp đào tạo, hình thức đào tạo trên chuẩn như: Caođẳng Tiểu học, Đại học từ xa, Đại học tại chức Kế hoạch này đã được giáo viênhưởng ứng nhiệt tình, với thời gian là 2 năm, giáo viên đã lần lượt tham gia các lớpđào tạo trên chuẩn khiến cho số lượng trên chuẩn được nâng lên

* Xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ:

Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, người quản lý phải xây dựng chomình một kế hoạch chỉ đạo dạy - học sát với thực tế nhà trường Từ việc nắm bắttâm tư nguyện vọng cũng như khả năng của từng giáo viên tôi đã phân công nhiệm

vụ cho từng cá nhân phù hợp Vì giáo viên ở tổ khối quyết định chất lượng từnglớp, từng khối và nhà trường nên trong cùng một khối tôi đã bố trí sao cho có giáoviên trẻ, có giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, có giáo viên đảm bảo

về trình độ đào tạo và tay nghề để họ có thể hỗ trợ nhau trong thực hiện nhiệm vụchuyên môn đạt kết quả cao

* Giải pháp 3: Kiểm tra hồ sơ, dự giờ thăm lớp:

Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch kiểm tra hồ sơ của các tổ khốicũng như giáo viên theo định kì hoặc đột xuất Đối với hồ sơ tổ khối Ban lãnh đạo

sẽ kiểm tra theo định kỳ 2 lần/ học kỳ Còn hồ sơ giáo viên thường kiểm tra đột

Trang 12

xuất Việc kiểm tra thường xuyên này giúp cho Hiệu trưởng đánh giá được kếhoạch dạy học cũng như năng lực chủ nhiệm lớp,…của giáo viên.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Việc dự giờ cũng có thể dự giờđột xuất hoặc theo kế hoạch Qua dự giờ có thể kiểm tra, đánh giá được khâuchuẩn bị lên lớp của giáo viên (kế hoạch bài dạy, việc sử dụng đồ dùng dạy học,lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp phát huy tính tích cực của học sinh…)nhằm đánh giá thực chất trình độ tay nghề giáo viên, cũng như chỉ rõ những cáiđược, những điểm cần rút kinh nghiệm để giáo viên có kế hoạch tự bồi dưỡng

Ngoài ra Hiệu trưởng phối hợp với Hiệu phó chuyên môn, khối trưởng tiếnhành thanh tra giáo viên theo kế hoạch để đánh giá xếp loại giáo viên Việc đánhgiá xếp loại giáo viên qua các đợt thanh, kiểm tra sẽ khích lệ động viên giáo viên

có ý thức vươn lên trong công tác giảng dạy Vì vậy người quản lý phải đánh giáđúng, không thiên vị, kiểm tra phải rút kinh nghiệm một cách thẳng thắn, không dễdãi, xuề xòa

* Giải pháp 4: Đánh giá giáo viên qua kết quả của học sinh:

Thầy giỏi thì trò giỏi, sản phẩm của người thầy là chất lượng học sinh Cóthể nói, về cơ bản kết quả học tập của học sinh phản ánh trình độ chuyên môn củagiáo viên Vì vậy Ban lãnh đạo có thể kiểm định chất lượng giảng dạy của giáoviên bằng cách kiểm tra qua học trò Việc kiểm tra này có thể thông qua tiết dự giờđột xuất, cuối tiết học người quản lý có thể cho học sinh làm một bài tập để đánhgiá kết quả tiếp thu bài của học sinh, qua đó kiểm nghiệm kết quả giảng dạy củagiáo viên Việc làm này có hiệu quả rất cao

Ngoài ra, còn có thể đánh giá giáo viên chất lượng của lớp qua phần báocáo kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ Qua kết quả các kì thi học sinh giỏi các cấp

* Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn:

Sinh hoạt chuyên môn tốt là điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng taynghề, cụ thể:

- Sinh hoạt chuyên môn tại các khối, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chuyênmôn thao giảng xếp loại, cần tăng cường dự giờ đồng nghiệp, bàn bạc cách giảiquyết các tiết khó, phần dạy khó để có hướng giải quyết giúp đỡ giáo viên có taynghề còn non cùng nâng cao chất lượng bài dạy

Ngày đăng: 08/05/2016, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w