Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) là quốc gia duy nhất ở châu Á không có biển, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng, phát triển. Rừng trên đất nước Lào rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều kiểu rừng khác nhau phân bố khắp từ Bắc đến Nam Lào, trong rừng có nhiều loài cây gỗ quý, lâm sản và cây thuốc. Cây Bách bộ (Stemona spp.) là một trong số những cây thuốc cổ truyền, từ lâu đã được nhân dân Lào nói riêng và nhân dân các nước châu Á nói chung sử dụng để chữa ho hàn, trị bệnh giun, sán, diệt côn trùng, mối mọt… (Nguyễn Tiến Bân, 2003) 4. Những nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy: ngoài khả năng diệt mối mọt, côn trùng, điều trị một số bệnh thông thường (ho hàn, trị giun, sán…) người ta còn phát hiện thấy một số hợp chất thiên nhiên phân lập từ cây Bách bộ (S. tuberosa) có khả năng ức chế sự phân bào qua đó hạn chế được sự phát triển của tế bào ung thư (Ye, 1994). Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan là những nước có nguồn cây thuốc Bách bộ khá dồi dào, đa dạng. Ở Lào có khoảng 11 loài Bách bộ (Phạm Hữu Điển et all, 2002) 12 nhưng được khai thác và sử dụng nhiều nhất là loài Stemona tuberosa. Một số loài Bách bộ như Stemona tuberosa, S.cochinchinensis, S. pierrei… đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều trên thế giới (Việt Nam, Mĩ, Trung quốc, Ấn độ…) (Murthy, 2013) vì giá trị kinh tế cao của chúng; các nhà khoa học không chỉ chú ý tới sự phân bố, khai thác mà hiện nay đã quan tâm nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Nước CHDCND Lào nằm trong khu vực Đông Nam Á, là nơi có nguồn tài nguyên cây Bách bộ trong tự nhiên phong phú cho nên từ lâu, người dân ở Nam Lào đã biết sử dụng bài thuốc cổ truyền là dùng phần củ của cây Bách bộ chữa các bệnh về da, ung thư gan, diệt sâu, chống mọt… Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm dân gian, khai thác Bách bộ hoang dại một cách tự phát. Việc nghiên cứu phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái, phương pháp trồng, canh tác và hoạt chất sinh học của các loài thuộc chi Bách bộ (Stemona) ở Lào chưa có nhiều do còn thiếu những chuyên gia giỏi. Hiện nay người dân vẫn tiếp tục khai thác Bách bộ trong tự nhiên nên số lượng, sản lượng củ Bách bộ không còn nhiều. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sự phân bố, một số đặc điểm sinh học, sinh thái loài Bách Bộ (Stemona tuberosa Lour. và Stemona pierrei Gagnep.) ở vùng núi tỉnh Borikhamxai, nước CHDCND Lào”.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) là quốc giaduy nhất ở châu Á không có biển, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới giómùa; một năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô là điều kiện thuận lợicho các loài thực vật sinh trưởng, phát triển Rừng trên đất nước Lào rất đadạng, phong phú bao gồm nhiều kiểu rừng khác nhau phân bố khắp từ Bắcđến Nam Lào, trong rừng có nhiều loài cây gỗ quý, lâm sản và cây thuốc
Cây Bách bộ (Stemona spp.) là một trong số những cây thuốc cổ
truyền, từ lâu đã được nhân dân Lào nói riêng và nhân dân các nước châu Ánói chung sử dụng để chữa ho hàn, trị bệnh giun, sán, diệt côn trùng, mốimọt… (Nguyễn Tiến Bân, 2003) [4] Những nghiên cứu gần đây trên thế giớicho thấy: ngoài khả năng diệt mối mọt, côn trùng, điều trị một số bệnh thôngthường (ho hàn, trị giun, sán…) người ta còn phát hiện thấy một số hợp chất
thiên nhiên phân lập từ cây Bách bộ (S tuberosa) có khả năng ức chế sự phân
bào qua đó hạn chế được sự phát triển của tế bào ung thư (Ye, 1994) ViệtNam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan là những nước có nguồn câythuốc Bách bộ khá dồi dào, đa dạng Ở Lào có khoảng 11 loài Bách bộ (PhạmHữu Điển et all, 2002) [12] nhưng được khai thác và sử dụng nhiều nhất là
loài Stemona tuberosa Một số loài Bách bộ như Stemona tuberosa, S.cochinchinensis, S pierrei… đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều trên thế
giới (Việt Nam, Mĩ, Trung quốc, Ấn độ…) (Murthy, 2013) vì giá trị kinh tếcao của chúng; các nhà khoa học không chỉ chú ý tới sự phân bố, khai thác
mà hiện nay đã quan tâm nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và hoạt tínhsinh học
Nước CHDCND Lào nằm trong khu vực Đông Nam Á, là nơi có nguồntài nguyên cây Bách bộ trong tự nhiên phong phú cho nên từ lâu, người dân ở
Trang 2Nam Lào đã biết sử dụng bài thuốc cổ truyền là dùng phần củ của cây Bách
bộ chữa các bệnh về da, ung thư gan, diệt sâu, chống mọt… Tuy nhiên, tất cảmới chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm dân gian, khai thác Bách bộ hoang dạimột cách tự phát Việc nghiên cứu phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái,phương pháp trồng, canh tác và hoạt chất sinh học của các loài thuộc chi Bách
bộ (Stemona) ở Lào chưa có nhiều do còn thiếu những chuyên gia giỏi Hiện
nay người dân vẫn tiếp tục khai thác Bách bộ trong tự nhiên nên số lượng, sảnlượng củ Bách bộ không còn nhiều Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi
chọn đề tài: “Nghiên cứu sự phân bố, một số đặc điểm sinh học, sinh thái loài Bách Bộ (Stemona tuberosa Lour và Stemona pierrei Gagnep.) ở vùng núi tỉnh Borikhamxai, nước CHDCND Lào”.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sự phân bố của hai loài thuộc chi
Bách bộ Stemona tuberose và Stemona pierrei ở vùng núi tỉnh Borikhamxai
từ đó để xuất biện pháp bảo vệ, bảo tồn, phát triển và khai thác theo hướng
phát triển bền vững những loài cây này; đặc biệt là loài S.tuberosa-một loài
thực vật có giá trị cao đang bị khai thác đến cạn kiệt trên trái đất
3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vựcnghiên cứu: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, tài nguyên động,thực vật, dân số và lao động, cơ sở hạ tầng, các hoạt động sản xuất trên địabàn, cơ cấu kinh tế và các hoạt động khác như: Giáo dục, y tế, văn hóa…
- Nghiên cứu sự phân bố của loài Bách bộ Stemona tuberose và Stemona pierrei ở vùng núi tỉnh Borikhamxai.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của hai loài nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của hai loài Stemona tuberosa, S.pierrei phân bố ở vùng núi tỉnh Borikhamxai.
Trang 3• Đặc điểm hình thái rễ, thân, lá.
• Đặc điểm cấu tạo rễ, thân, lá
• Đặc điểm của cơ quan sinh sản
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu có thể tham khảocho các nghiên cứu về phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên lâm sản ngoài
gỗ trên địa bàn vùng miền núi nói riêng và tỉnh Borikhamxai nói chung
Trang 4Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Nghiên cứu về họ Bách Bộ (Stemonaceae)
1.1.1 Phân loại
Họ Bách Bộ (Stemonaceae Engl.) thuộc bộ Dứa dại (Pandanales), lớp thực vật Một lá mầm (Monocotyledoneae), ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) Họ Bách bộ được chia thành bốn chi là Croomia Torr., Stemona Lour., Stichoneuron Hook F và Pentastemona Steenis (Phạm Hoàng
Hộ, 1972; 1993) [17, 18] Trong đó, chi Stemona Lour là lớn nhất (khoảng 30
loài) do đó có tài liệu vẫn xếp là một chi thuộc họ Bách bộ nhưng cũng cónhững tài liệu xếp đó thành một họ riêng (Nguyễn Tiến Bân, 2003) [4]
Bảng 1.1 Bảng phân loại các loài thuộc chi Stemona Lour theo WCSP (World
Checklist of Selected Plant family)
1 Stemona angusta I.R.H.Telford 2 Stemona aphylla Craib
3 Stemona australiana (Benth.)
C.H.Wright
4 Stemona burkillii Prain
5 Stemona cochinchinensis Gagnep 6 Stemona collinsiae Craib
7 Stemona curtisii Hook.f 8 Stemona griffithiana Kurz
9 Stemona hutanguriana Chuakul 10 Stemona japonica (blume) Miq.
11 Stemona javanica (Kunth) Engl 12 Stemona kerrii Prain
13 Stemona kurzii Prain 14 Stemona lucida (R.Br.) Duyfjes
15 Stemona mairei (H.Levs.) K.Krause 16 Stemona parviflora C.H.Wright
17 Stemona phyllantha Gagnep 18 Stemona pierrei Gagnep
19 Stemona prostrata I.R.H.Telford 20 Stemona sessilifolia (Miq.) Miq.
21 Stemona squamigera Gagnep 22 Stemona tuberosa Lour.
23 Stemona tuberosa var moluccana
(Blume) ined
24 Stemona tuberosa var tuberosa
Nguồn: WCSP (World Checklist of Selected Plant family)
1.1.2 Chi Bách bộ (Stemona)
Chi Stemona là chi lớn nhất trong họ Bách bộ (Stemonaceae) với khoảng trên 30 loài Ở Việt Nam, số lượng loài Bách bộ trong chi Stemona
Trang 5được tìm thấy là 6 loài (Phạm Hoàng Hộ, 1993) [18] Đó là các loài Stemona
cochinchinensis Gagnep (Bách Bộ Nam Bộ), Stemona collinsiae Craib (Bách
Bộ hoa tím), Stemona pierrei Gagnep (Bách Bộ lá nhỏ), Stemona phyllantha Gagnep (Bách Bộ hoa trên lá), Stemona saxorum Gagnep (Bách Bộ đứng, Bách Bộ đá) và Stemona tuberosa Lour (Bách Bộ thân leo).
Theo Bouahom, 2005 [50], tại Lào hiện 11 loài thuộc chi Stemona là: S.tuberosa., S phyllanthawa Gagnep., S squamigera Gagnep., S cochinchinensis Gagnep., S pierrei Gagnep., S saxorum Gagnep., S collinsae Craib., S aphylla Craib., S burkillii Prain., S griffithiana Kurz và
S kerrii Craib tuy nhiên số lượng, mật độ và phạm vi phân bố của các loài
này rất khác nhau Bách bộ ở Lào phân bố rải rác ở vùng núi miền bắc, đồngbằng miền trung và miền nam nước Lào (Vonganatha Khamco, 2013) [36],trong đó riêng ở tỉnh Borikhamxai qua điều tra khảo sát chúng tôi tìm được 2
loài phổ biến là S.tuberosa, S pierrei.
Chi Stemona có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào mỗi địa
phương, dân tộc Ở Việt Nam, loài Bách bộ được gọi là cây ba mươi vì ngườidân căn cứ vào số lượng củ trên mỗi cây mẹ (Phạm Hoàng Hộ, 1993) [18].Người dân Lào hay Thái Lan lại gọi cây này là Gốc Samzip, Gốc Mư nang,Gốc Ì nhạng [36] Đa số các loài của chi này đều có dạng thân leo, một số loàithân đứng nhỏ đều ưa khí hậu ẩm, mọc phổ biến trong rừng của các nước cókhí hậu nhiệt đới; phân bố rộng rãi cả ở vùng đồng bằng, cao nguyên và núicao Dạng thân đứng phân bố phổ biến ở vùng đất ẩm ướt (khu vực rừng vensông, suối và các hồ có nước suốt năm), thường có nhiều ở vùng đồng bằnghay đồi núi thấp Dạng dây leo phổ biến phân bố rải rác ở vùng rừng rậm rạpchẳng hạn như: cao nguyên và rừng nhiệt đới (Nguyễn Tiến Bân, 2003) [4].Bách bộ có nhiều ở các nước châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào,Campuchia, Thái Lan…
Trang 61.2 Thành phần hóa học của cây Bách Bộ
Trong rễ củ Bách bộ (Stemona spp.) có nhiều loại alcaloid khác nhau,
phần lớn trong số đó có giá trị đối với y học Theo các công trình nghiên cứu
về cây Bách bộ trong thời gian qua đã được báo cáo, có thể nói rằng nói đếnBách bộ là người ta nói đến các hợp chất Stibenoide, Stemanthrene,Stemofulan và ankaloid, do vậy nghiên cứu về Bách bộ không thể tách khỏiviệc nghiên cứu đến các hợp chất này Ngoài ra trong rễ củ còn có glucid(2,3%), lipid (0,84%), protid (9,25%) và acid hữu cơ (acid citric, malic,oxalic )
Trong rễ của loài Stemona tuberosa Lour đã xác định có các alcaloid:
Tuberostemonin (C22H23O4N), Neotuberostemonin oxotuberostemonin(C22H31O5N), stenin (C17H22O2N), stemotinin (C18H25O5N), isostemotinin(C18H25O5N), tuberostemoninol (C22H34O6N), Bisdehydroneotuberostemonin
Phạm Hữu Điển, 2000 và cs [12] đã nghiên cứu thành phần hóa học
của 4 loài Bách bộ của Việt Nam: S.tuberosa, S.collinsae, S.saxorum và S.cochinchinensis và đã phân lập được trên 30 ancaloit, một số dẫn xuất bisbenzopyran Trong đó, từ loài S.cochinchinenis, các tác giả đã phân lập được một ancaloit có cấu trúc khung mới, đặt tên là cochinchistemonin.
• Stilbenoit
Năm 2001, Xin-Zhuo Yang và các cộng sự [33] đã tìm thấy được bốn
stilbenoit mới trong cây Stemona japonica và tiến hành kiểm tra tính kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn Staphylococus aureus, Staphylococus epidermidis, Escherichia coli và nấm Candida albicans trong đó có ba hợp chất có khả năng kháng S aureus và S epidermidis rất mạnh mà trước đó chỉ thu được trong cặn chiết ethanol của S tuberosa và cặn chiết clorofom của S collinsae.
Trang 7Cùng năm 2001, Xin - Zhou Zhang và các cộng sự cũng phân lập đượcsáu hợp chất stilbenoid trong đó có hai hợp chất mới từ rễ cây một loài Bách
bộ khác ở Trung Quốc (Stemona sessilifolia) [48].
Năm 2008, mười hai dihydrostilbenes mới và năm chất cũ đã được tìm
thấy trong rễ của cây S.tuberosa Trong đó có hợp chất 3 - hydroxy - 2 - metyl
- 5 - methoxy bibenzyl có khả năng ức chế Bacillus pumilus (MIT 12,5-25 lg/
mL) (Vongana Khamco,2013) [36]
Cũng trong năm 2008 các tác giả đã chiết suất được ba dihydrostilbene
mới và một số hợp chất cũ khác từ rễ của cây Stemona japonica và các tác giả
đã tìm ra được hai hợp chất có khả năng ức chế nấm Candia albican đó là các
hợp chất 3, 5 dihydroxy 20 methoxy bibenzyl và 3, 3’ dihydroxy 2, 5’ dimethoxy bibenzyl (dẫn theo Vongana Khamco, 2013) [36]
-• Stemanthrene
Năm 2003, tại Thái Lan, Katharina và các cộng sự đã tìm thấy 3
stemanthrene mới, một stemanthrene đã biết và thử hoạt tính chống nấm Sau
khi kiểm tra, các tác giả thấy rằng nếu vòng A được giữ nguyên, không thaythế các nhóm chức khác thì các hợp chất này đều có khả năng chống nấm [47]
Cũng theo [48], Xin Zhous Yang và các cộng sự đã tìm thấy
1stemantrene từ rễ của cây Stemona japonica và hợp chất này có khả năng ức chế hai loại vi khuẩn đó là S.aureus và S.epidermidis.
Vào năm 2006, tại Trung Quốc, Ya-Zhang Zhang và các cộng sự đã
phân lập được từ rễ cây Stemona japonica hợp chất stemanthrene G (dẫn theo
Vongana Khamco, năm 2013) [36]
Từ cây Stemona tuberosa, năm 2008, Li-Gen Lin đã phân lập tiếp được
thêm một stemanthrene tên là stemanthraquinone [ 37].
Trang 8• Stemofuran
Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Sastraruji đã phân lập từ rễ cây
Stemona aphylla mọc ở Thái Lan chín hợp chất stemofuran và đem năm hợp
chất đi thử hoạt tính sinh học Kết quả cho thấy, ba trong số đó có khả năng
ức chế vi khuẩn MRSA (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus) là vi
khuẩn nguy hiểm có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch và kháng lại các loạithuốc kháng sinh thông dụng (dẫn theo Vongana Khamco, năm 2013) [36]
Ngoài ra, năm 2004 nhóm nghiên cứu của Brigitte Brem tìm ra 4 hợpchất dehydrotocopherol trong rễ cây của các loại Bách bộ khác nhau vàchúng đều có khả năng chống oxy hóa thử nghiệm với các gốc tụ do DPPH(Vongana Khamco năm 2013) [36]
1.3 Công dụng
Từ lâu Bách bộ được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh nên cónhiều những nghiên cứu về công dụng của các loài Bách bộ Theo y học cổtruyền, bách bộ có vị đắng ngọt, tính hơi ôn Thuốc có khả năng trị ho do hưlao, thường dùng trong trị lao phổi, khí quản viêm mãn tính, ho gà, giun đũa,giun kim và nhuận phế, chỉ khái, sát trùng (Đỗ Tất Lợi, 2000) [22]
Theo kinh nghiệm dân gian, người Lào đã sử dụng toàn bộ cây Bách bộlàm thuốc giảm sốt, chữa bệnh liệt, tê và bệnh sẩy trong gia súc, làm tê liệtgiun rất có hiệu quả Ngoài ra còn sử dụng làm thuốc diệt côn trùng để bảo vệcác loài cây trồng (Rattanavong, 2005) [40]
1.4 Lịch sử nghiên cứu giải phẫu - hình thái học thực vật
Từ khi mới hình thành, xã hội loài người đã tiếp xúc với giới Thực vậtphong phú ở xung quanh để phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, mặc của mình do đóvốn hiểu biết về hình thái các loại cây đã được hình thành và dần được tíchlũy thêm Một số tài liệu xưa để lại đã chứng tỏ điều này, ví dụ: trong cácsách cổ của Trung Quốc như “Hạ tiểu chính” (cách đây hơn 3000 năm) và
Trang 9“Kinh Thi” (cách đây gần 3000 năm) đã mô tả hình thái và các giai đoạn sốngcủa nhiều loại cây Một pho sách cổ của Ấn Độ “Suscoruta” viết vào thế kỉ XItrước Công nguyên đã mô tả hình thái của 760 loài cây thuốc Đến thế kỉ thứIII thứ IV trước công nguyên mới bắt đầu có những hiểu biết có tính chất hệthống về Thực vật [44] nhưng cũng chủ yếu tập trung vào phân loại nhữngloài cây có ích đối với con người Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật thời kì nàychưa phát triển, chưa có phương tiện để phân tích cấu trúc nên trong một thờigian dài người ta chủ yếu dùng các đặc điểm hình thái của cây để làm tiêuchuẩn phân loại Bởi thế lịch sử phát triển của giải phẫu - hình thái học thựcvật gắn liền sự phát triển của Phân loại học Thực vật.
Sự phát minh ra kính hiển vi của nhà vật lí học người Anh Robert Hook(thế kỉ thứ XVII) đã mở đầu cho giai đoạn mới, nghiên cứu cấu trúc bên trongcủa cơ thể, tức là nghiên cứu về tế bào Các công trình nghiên cứu khác nhautrong lĩnh vực tế bào của nhiều nhà khoa học trên thế giới đã dần dần làmsáng tỏ cấu trúc và chức năng của tế bào, dẫn tới hình thành học thuyết tế bào(1838) Giữa thế kỉ XIX, công trình nghiên cứu về thực vật có hạt củaHoffmeister đã lấp hố ngăn cách giữa thực vật Hạt trần và thực vật Hạt kín.Nhờ việc phát minh ra kính hiển vi điện tử, người ta đã nghiên cứu được cấutạo siêu hiển vi của tế bào Vào nửa sau của thế kỉ này, việc nghiên cứu hìnhthái, giải phẫu thực vật ngày càng được đẩy mạnh và được áp dụng cho cácngành khoa học khác như phân loại, sinh lý, sinh thái học thực vật Kết quảnghiên cứu đã được tập hợp trong một só sách giải phẫu thực vật của nhiềutác giả trên thế giới, như “Giải phẫu các họ cây Hai lá mầm và Một lá mầm”(1950,1960,1961) của Canfo và Sanco, “Giải phẫu Thực vật” của Esau…[14,15]
Giải phẫu - hình thái học thực vật cung cấp các kiến thức cơ sở chonhiều môn học khác, trước hết là đối với Phân loại học thực vật Từ xa xưa,
Trang 10các nhà thực vật học đã sử dụng nhiều dấu hiệu hình thái để phân loại cây cối.Đặc biệt, từ thế kỉ XVI trở đi, người ta đã biết dựa vào các đặc điểm hình thái
cơ quan sinh sản và sinh dưỡng làm tiêu chuẩn phân loại Trong nhiều trườnghợp, các đặc điểm giải phẫu không những được dùng để dùng phân loại các bậcphân loại lớn như họ, chi mà cả đến loài và dưới loài nữa Ngày nay, hệ thốnghọc thực vật được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các dẫn liệu của các ngànhkhoa học khác nhau có liên quan đến thực vật, trong đó có hình thái tiến hóa,đặc điểm các dấu hiệu về giải phẫu là những dẫn liệu quan trọng và đáng tincậy không thể thiếu được (Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga) [30]
Ở Việt Nam, trong thời kì thực dân Pháp đô hộ, việc nghiên cứu gặpnhiều hạn chế và có ít công trình được xuất bản Trong những năm gần đâyhướng nghiên cứu giải phẫu và hình thái cũng như các đặc điểm sinh học kháccũng được quan tâm và triển khai ở các trường đại học, cao đẳng, các viện, cáctrung tâm nghiên cứu, thể hiện qua các công trình nghiên cứu, sách, tạp chíkhoa học… Những kiến thức cơ bản về hình thái - giải phẫu thực vật đã đượctrình bày trong những sách “Hình thái học Thực vật” (Nguyễn Bá), “Hình thái -giải phẫu học thực vật” (Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga) [30]
Các hướng nghiên cứu về giải phẫu thích nghi gần đây cũng được triểnkhai mạnh mẽ trên các nhóm đối tượng khác nhau như Phan Nguyên Hồng
1970 [24], đã nghiên cứu một số đặc điểm cấu tạo của các cơ quan sinh
dưỡng ở một số loài cây ngập mặn ở các chi Lumnitzera, Ceriops, Sonneratia, Aegiceras, Acanthus, Avicennia… và một số loài cây Một lá mầm sống trong nước lợ như cói (Cyperus malaccensis), mái dầm (Cryptocoryne ciliata) và dừa nước (Nypa fruticans) Tác giả nhận xét về sự thích nghi của các cơ quan
sinh dưỡng với môi trường sống ngập nước triều mặn đã hình thành nên một
số đặc điểm như các tổ chức chứa khí trong rễ và thân, sự tiết muối thông quaviệc tích lũy muối thừa trong các mô và thải ra ngoài môi trường khi lá rụng
Trang 11hoặc lá cây có các tuyến tiết muối thừa Năm 1991 trong luận án Tiến sĩ khoahọc tác giả đã nghiên cứu rất sâu về cấu tạo giải phẫu cả về cơ quan sinhdưỡng và cơ quan sinh sản, sinh lý sinh thái cây ngập mặn [25].
Nghiên cứu về hình thái, giải phẫu thích nghi cây rừng ngập mặn ở ViệtNam còn có một số tác giả khác như: Trần Văn Ba (1984) [3] nghiên cứu giảiphẫu và hình thái rễ một số loài thực vật rừng ngập mặn Tác giả đã nhận xét
về sự thích nghi của hệ thống rễ cây với môi trường đất ngập mặn và thiếukhông khí Sự thích nghi này đã hình thành nên một số loại rễ đặc biệt như rễchống, rễ khí sinh, rễ hô hấp
Đỗ Thị Lan Hương, 2011 [26] đã nghiên cứu về hình thái giải phẫuthích nghi một số loài dây leo thân thảo ở miền BắcViệt Nam Trong nghiêncứu của mình tác giả tập trung nghiên cứu khả năng chịu lực, đặc điểm cấutạo cơ quan sinh dưỡng của các loài dây leo thân thảo trong đó đặc biệt chú ý
đến cấu tạo của thân cây thích nghi với điều kiện leo quấn Loài Bách bộ S tuberosa tác giả cũng đề cập đến tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên
cứu cấu tạp giải phẫu của thân cây liên quan đến khả năng leo bám
Đào Anh Phúc (2011) [28] nghiên cứu đặc điểm hình thái giải phẫuthích nghi của loài Huyết giác, Phát lộc, Trúc Nhật, Thiết mộc lan thuộc chi
Huyết giác (Dracaena Vand.ex L.-F.) họ Huyết giác (Dracaenaceae).
Nguyễn Chung Hà (2007) [16] nghiên cứu đặc điểm hình thái, giảiphẫu một số loài họ Ráy (Araceae) trong một số môi trường khác nhau Trongnghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm cấu tạo thích nghi của
rễ, thân, lá với môi trường đất, biểu sinh trên thân cây thân gỗ
Nguyễn Văn Quyền (2008) [27] nghiên cứu đặc điểm hình thái, giảiphẫu thích nghi và sinh lý của một số loài họ Cau (Arecaceae)… Nhữngnghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ những vấn đề của khoa học giải phẫuthực vật, đồng thời đã có những ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn
Trang 12Lớp Một lá mầm là một nhóm thực vật Hạt kín tiến hóa theo một nhánhriêng, bao gồm khoảng 70000 loài Tuy có số lượng ít nhưng có ý nghĩa rấtlớn: tất cả cây lương thực chủ yếu của người (lúa, lúa mì, ngô…) và của giasúc (nhiều loại cỏ), nhiều loại cây thuốc chữa bệnh đều thuộc lớp này [9] Đa
số các loài có dạng thân cỏ, có hệ rễ chùm, lá thường có gân song song hoặchình cung, hoa mẫu ba, hạt chứa phôi có một lá mầm và nội nhũ phát triển
Về mặt giải phẫu, thực vật Một lá mầm có nhiều đặc điểm khác biệt sovới thực vật Hai lá mầm Đặc biệt là đặc điểm của thân, thân cây Một lá mầmthường chỉ có cấu tạo sơ cấp do đặc điểm sinh trưởng sơ cấp ở những loàinày, còn thực vật Hai lá mầm thân thường có cấu tạo thứ cấp với sự hoạt độngmạnh mẽ của tầng phát sinh trụ Thân cây Một lá mầm có các bó mạch phân
bố rải rác xen lẫn với mô mềm Cách phân bố này khác với cây Hai lá mầm
-hệ dẫn thường tập trung ở trung tâm của thân tạo nên những phần trụ vữngchắc, chiếm phần lớn diện tích mặt cắt ngang thân Trong cấu tạo của rễ, lácũng có nhiều điểm khác biệt giữa hai nhóm thực vật này, nhất là sự phân bốcủa hệ mạch, cấu tạo của các bó mạch và một số đặc điểm khác như hệ thống
mô nâng đỡ, mô che chở, mô đồng hóa…
Trang 13Chương 2 ĐỒI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 2 loài Bách bộ thuộc chi Stemona mọc ở vùng núi tỉnh Borikhamxai gồm: Stemona tuberosa Lour và Stemona pierrei
Gagnep Đây là 2 loài thuộc chi Bách bộ mọc ở Lào đã và đang bị khai thácnhiều, chưa được nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, tình hình khaithác và sử dụng ở Lào
Loài Bách bộ (Stemona
tuberosa Lour.) hay còn gọi là Củ
ba mươi, Củ rận trâu, Dây rẹt ác
thuộc họ Bách bộ S tuberosa là
loại cây thân leo có thân mảnh,
nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều
rễ củ mọc thành chùm, 10 - 20 hoặc
30 củ (nên được gọi là củ ba mươi)
Lá mọc đối hay so le, giống lá của
nhiều loài thuộc họ Củ nâu
(Dioscoreaceae), có 7 gân chính, lồi
ở mặt dưới, gân tam cấp thành sọc
ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; nhị dài 4-5cm (hình
Hình 2.1 Cây Bách bộ (Stemona tuberosa
Lour.) mọc tự nhiên trên núi
Trang 142.1) Quả nang chứa nhiều hạt Cây ra hoa tháng 3-6, có quả tháng 6-8 (Vũ
Ngọc Kim, 1996) [20]
Loài Bách bộ lá nhỏ (Stemona pierrei) là loài dây leo có thân mảnh, dài
nhẵn; các long thân rất dài, ở mỗi
mấu thân có 2 lá mọc đối nhưng
các lá đều có xu hướng quay về
phía nguồn sáng do Bách bộ lá
nhỏ thường sống dưới tán rừng
Như vậy, cả hai loài nghiên
cứu đều có dạng thân leo quấn,
dài khoảng 1,5m (hình 2.1; 2.2),
lóng có khía; lá đơn, mép nguyên,
mọc đối, cả hai mặt bóng láng, có
7 gân chính xếp thành hình cung
đặc trưng của họ Stemonaceae, lồi
ở mặt dưới, gân tam cấp thành sọc
ngang mảnh Hình thái lá, cách
sắp xếp của hệ gân là một trong
những dấu hiệu nhận dạng nhanh các loài thuộc chi Stemona Hoa mọc thành chùm từ 2-3 bông/cụm, mặt trong của cánh hoa có màu đỏ sẫm (S tuberosa) hoặc màu đỏ nhạt hơn, hơi pha xanh nhất là mặt ngoài của cánh hoa (S.
pierrei) Cả hai loài đều có 4 nhị xếp tương đối đứng trong hoa, khó phân biệt
chỉ nhị và bao phấn Hình thái của chỉ nhị và bao phấn cũng là dấu hiệu để
nhận biết Quả nang dài 1,5cm, mỗi quả có1 hột, mầu nâu, dài 13 mm có sọc
Tên khoa học của các mẫu thực vật nghiên cứu đã được TS Trần ThếBách, Viện Sinh thái - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giúpxác định
Hình 2.2 Loài Bách bộ lá nhỏ (Stemona pierrei)
mọc hoang trên các sườn núi của tỉnh
Borikhamxai
ác sinh cảnh chính của khu vực.nh chính của khu vực.của người dân địa phương cùng với việc nghiên cứu trên sơ đồ trước đó các
Trang 15Hiện nay các mẫu tiêu bản được lưu giữ tại Phòng thí nghiệm Bộ mônThực vật, Khoa sinh học, Trường ĐHSP Hà Nội.
Loài Bách bộ lá nhỏ (Stemona pierrei) được thu hái tại tỉnh
Borikhamxai, nước CHDCND Lào vào tháng 6 năm 2013, mẫu tiêu bản sốKPN-02.2013
Mẫu cây Bách bộ thân leo (Stemona tuberosa) được thu hái tại tỉnh
Borikhamxai, nước CHDCND Lào vào tháng 7 năm 2013, mẫu tiêu bản sốKPN- 03.2013
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành ở vùng núi tỉnh Borikhamxai, nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Để thu hái mẫu, đánh giá trữ lượng, nghiên cứu đặc điểm sinh thái củacác loài Bách bộ trong tự nhiên chúng tôi tiến hành điều tra ở vùng núi củatỉnh Borikhamxai của nước CHDCND Lào Sở dĩ chúng tôi chọn địa điểmnày vì theo một số điều tra đã có trước đây xác định đây là khu vực có các
loài thuộc chi Stemona phân bố (Vongana Khamco, 2013) [36] Nơi nghiên
cứu trải dài trên một vùng rộng lớn của tỉnh Borikhamxai nên chúng tôi lựachọn 4 địa điểm cụ thể đó là làng Nam thon, làng Song họng, làng Pạk kađinh và làng Lạk sao; toàn bộ các tuyên nghiên cứu có chiều dài 157 km Mỗiđịa điểm chúng tôi chọn 3 tuyến đi, các tuyến đi được thiết lập dự trên kinhnghiệm của người dân địa phương cùng với việc nghiên cứu trên sơ đồ trước
đó Các tuyến đi đảm bảo qua các sinh cảnh chính của khu vực nghiên cứu.Các vùng núi ở khu vực này đều có độ đa dạng sinh học cao, ngoài ra nơi đâycòn chịu nhiều tác động của con người hơn những nơi khác của khu vực, bởiđây là khu vực đã được mở đường nên giao thông thuận tiện
2.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 10năm 2014
Trang 162.4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp phân loại đều dựa trên nguyên tắc sau: những thựcvật có chung nguồn gốc, có những tính chất giống nhau Thực vật càng gầnnhau thì tính chất giống nhau càng nhiều Sự giống nhau có thể về đặc điểmhình thái, giải phẫu, sinh lý sinh hoá, phôi sinh học, Do đó có rất nhiềuphương pháp nghiên cứu khác nhau trong Phân loại học thực vật có thể sửdụng nhiều phương pháp, thiết bị khác nhau từ việc sử dụng các kỹ thuật đơngiản đến các phương tiện thiết bị tối tân Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứuchúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
2.4.1 Ngoài thực địa
Chúng tôi tiến hành điều tra theo tuyến, các tuyến nghiên cứu được bốtrí đi từ Bắc sang Nam, đi từ hướng Đông sang hướng Tây của vùng núi tỉnhBorikhamxai Các tuyến nghiên cứu đi qua những sinh cảnh chính của cáckhu vực này như sườn núi, chân núi, các thung lũng giữa 2 sườn núi, đỉnh núi.Khi điều tra chúng tôi đánh giá độ thường gặp, số bụi cây Bách bộ gặp trênmỗi tuyến, số cá thể (đặc biệt chúng tôi tìm hiểu khả năng tái sinh tự nhiêncủa các loài nghiên cứu)
Chụp ảnh trực tiếp ngoài thực địa dạng sống, cách mọc lá, màu sắc củalá, nhất là màu sắc, hình thái của hoa, quả - những đặc điểm dễ bị thay đổikhi ngâm mẫu vào cồn hoặc khi khô đi
Thu mẫu để nghiên cứu cấu tạo giải phẫu, làm tiêu bản hình thái, cácmẫu thu được đảm bảo mang tính chất đặc trưng của loài, không bị sâu bệnh,gãy nát Những mẫu đạt tiêu chuẩn được chúng tôi ngâm trong cồn 500 để cốđịnh, đưa về phòng thí nghiệm xử lý
Phương pháp điều tra về đặc điểm phân bố của cây Bách bộ tại vùng núi tỉnh Borikhamxai.
Trang 17+) Điều tra sơ bộ:
• Mục đích: Nhằm nắm bắt được một cách khái quát về phân bố củacác loài Bách bộ ở khu vực chuẩn bị điều tra, từ đó làm cơ sở để xác định địađiểm cho công tác điều tra tỉ mỉ
• Nội dung: Tham khảo tài liệu, ý kiến của người dân và những nhàquản lý về khu vực phân bố của loài Bách bộ, đặc biệt chú trọng ý kiến củanhững người dân thường xuyên đi rừng khai thác củ Bách bộ vì họ là nhữngngười biết rất rõ vị trí phân bố, trữ lượng Bách bộ còn lại trong tự nhiên Sau
đó, căn cứ vào bản địa hình và hiện trạng cũng như đi sơ thám để nắm bắt sơ
bộ về đặc điểm khu vực nghiên cứu Tiến hành xác định các tuyến điều tra vàđánh dấu trên bản đồ
+) Điều tra tỷ mỷ trên tuyến:
Đề tài đã dựa vào bản đồ địa hình để lập để lập kế hoạch nghiên cứutuyến điều tra hình theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, tổng chiều dài tuyếnkhoảng hơn 800 km Các tuyến điều tra đi qua tất cả các dạng sinh cảnh củakhu vực nghiên cứu
Điều tra ô tiêu chuẩn: Tiến hành điều tra trên các tuyến đi qua Lập ô
tiêu chuẩn trên các tuyến khi có sự thay đổi về sinh cảnh nơi có cây Bách bộphân bố diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000m2 (40 x 25m).Ô tiêu chuẩn đượclập bằng địa bàn cầm tay và thước dây sai số khép kín là 1/200 Trong mỗi ôtiêu chuẩn bố trí 25 ô dạng bản, mỗi ô có diện tích 4m2 (2x2m) phân bố đềutrong ô tiêu chuẩn trong mỗi ô dạng bản xác định số lượng cây Bách bộ Mỗituyến có chiều rộng 5-10m và tuyến được lập đảm bảo đi qua các dạng sinhcảnh, đặc trưng cho khu vực nghiên cứu
Tần số gặp cây bách bộ = Tổng số lần gặp cây bách bộ
Tổng chiều dài các tuyến (km)
Trang 182.4.2 Phương pháp kế thừa số liệu
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu như bản đồ hiện trạng rừng, điều kiện
tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực nghiên cứu cũng như các tài liệu khác
có liên quan đến nội dung đề tài
Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu có liên quan tới nội dung nghiêncứu như: các nghiên cứu về hoạt chất hóa học của một số loài thuộc chi Bách
bộ, nghiên cứu phân loại, phương pháp nghiên cứu hình thái giải phẫu …
2.4.3 Phương pháp nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa phương
a Lựa chọn cộng đồng nghiên cứu:
Trong khu vực khu rừng đặc ở Borikhamxai có các nhóm cộng đồngdân tộc Lào Lum, Thái cùng sinh sống trong số đó, cộng đồng dân tộc LàoLum chiếm đa số Ngoài ra, trong các dân tộc trên thì chủ yếu dân tộc LàoLum là cộng đồng thường xuyên sử dụng củ Bách bộ để làm thuốc Vì vậy,chúng tôi lựa chọn cộng đồng dân tộc Lào Lum để nghiên cứu kiến thức bảnđịa của họ về loài cây này
Đề tài lựa chọn các xã Nam thon, huyện Pạk ka đinh , tỉnhBorikhamxai để điều tra, nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân về sửdụng loài Bách bộ để làm thuốc Số lượng mẫu điều tra cụ thể ghi vào biểusau:
Bảng 2.1 Số hộ điều tra tại khu vực nghiên cứu
Tổng
Xã Nam thon
Xã Pạk ka đinh
Xã Lạk sao
Xã Song họngTổng hộ
Số hộ điểu
tra
Trang 19b Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngườidân (PRA), trong đó sử dụng công cụ phỏng vấn bán định hướng các hộ Việcđiều tra được tiến hành theo mẫu phiếu đã được chuẩn bị sẵn, phiếu được thiết
kế theo dạng các thông tin mở
- Nội dung phỏng vấn: Mức độ sử dụng, công dụng, khai thác, chế biến,
bộ phận sử dụng Kinh nghiệm gây trồng, khai thác cây Bách bộ và một sốthông tin bổ sung khác Thời gian phỏng vấn: buổi trưa và buổi tối, linh hoạttheo thời gian
Trang 20• Người chủ đạo về kinh tế trong gia đình:
• Các loài lâm sản ngoài gỗ thường khai thác:
• Nội dung phỏng vấn: ông, bà biết được những gì về loài cây Bách bộ theo mẫu phiếu sau:
Đặc điểm Biết (ghi rõ đặc điểm biết) Không biết
2.4.4 Phương pháp nghiên cứu hình thái, giải phẫu
Phương pháp nghiên cứu hình thái
+) Quan sát dạng sống, đặc điểm hình thái: thân, lá và rễ
+) Quan sát chụp ảnh hình thái và nơi sống
Trang 21+) Thu thập mẫu: Thu thập các cơ quan sinh dưỡng cây Bách bộ, thân,
lá, hoa, quả Lấy mẫu ở các địa điểm khảo sát Mỗi loài lấy từ 3-5 mẫu; chọncác mẫu còn nguyên vẹn, không dập nát và bị sâu bệnh
+) Bảo quản mẫu: Mẫu sau khi được thu thập cần được rửa sạch vàngâm trong cồn 500 cần phải ngâm ngập mẫu
Phương pháp nghiên cứu giải phẫu
+) Đối tượng giải phẫu: rễ, thân, lá, củ
+) Sử dụng phương pháp cắt bằng tay: Sử dụng dao lam cắt mỏng
+) Làm tiêu bản: Sử dụng phương pháp nhuộm kép với hai loại hoá
chất là cacmin và lục methyl Quan sát trên kính hiển vi; chụp ảnh và mô tả
cấu tạo tế bào
Cách tiến hành phương pháp nghiên cứu hình thái giải phẫu:
- Mẫu thực vật được cắt mỏng bằng tay
- Ngâm vi phẫu trong nước Javen khoảng 15 - 20 phút (tuỳ độ dày củamẫu) để loại hết nội chất của tế bào (đến khi thấy mẫu trong là được)
- Rửa sạch mẫu bằng nước
- Rửa mẫu trong dung dịch axit axetic 5% trong 1-2 phút Thao tác nàynhằm trung hòa hết Javen còn sót lại trong tế bào
- Rửa sạch mẫu bằng nước
- Nhuộm mẫu lần trong dung dịch xanhmethylen 1%0 từ 30 giây đến 1phút (trong trường hợp nhuộm mẫu bằng xanh metylen 1%00 có thể nhuộmđến 5 phút)
- Rửa sạch lại bằng nước
- Nhuộm mẫu lần 2 trong dung dịch carmine - phèn chua từ 30 - 60 phút
- Quan sát trên kính hiển vi bằng Glycerine hoặc nước, chụp ảnh dướikính hiển vi quang học ở các độ phóng đại 40 lần, 100 lần, 400 lần, 1000 lần
Phương pháp nghiên cứu phân loại
Định loại thành phần loài bằng phương pháp hình thái so sánh dựavào mẫu vật, nguồn ảnh chụp trên thực địa kết hợp với các tài liệu về phânloại thực vật Trong quá trình định loại và tìm hiểu giá trị tài nguyên của các
Trang 22loài nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số tài liệu về tài nguyên dược liệu như:cây thuốc Việt nam (Võ Văn Chi, 1999) [10], cây cỏ Việt nam (Phạm Hoàng
Giá trị trung bình:
n
x n
n
i i n
n
X X S
n
i i n
Trang 23Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Laos (Lào) là một trong số ít quốc gia trên thế giới không có biển, tổngdiện tích 236 800 km2 với 6 000 km2 là các diện tích nước mặt Năm nước cóbiên giới chung với Lào bao gồm: Myanmar (Miến Điện), Cam Pu Chia,Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam (hình 3.1) Toàn bộ đất nước Lào cókhoảng 80% diện tích đất là đồi núi và một số đồng bằng dọc theo biên giớiThái Lan, ở phía tây nam và phía tây đất nước (Theo trang điện tửhttp://www.kpl.la/about%20lao.htm) [52] Độ cao so với mực nước biển tạiđiểm thấp nhất là 70 m dọc theo sông Mê Kong và điểm cao nhất là 2 817 m
- đỉnh Phu Bia Kéo dài phần lớn biên giới phía Tây của Lào với Thái Lan làdòng sông Mê Kong - ranh giới giữa 2 quốc gia Dòng sông Mê Kong cũng làtuyến đường thủy lớn nhất, quan trọng nhất và là nguồn cung cấp nước ngọtchính cho người dân
Toàn bộ đất nước Lào nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùamưa và cũng là mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô có 2 kiểu thời tiếtkhác hẳn nhau: mùa khô mát mẻ là từ tháng 11 đến tháng 2 và mùa khô nóng là
từ tháng 3 đến tháng 4 (Theo trang điện tử http://www.kpl.la/about%20lao.htm)[52] Lượng mưa ở các khu vực khác nhau, với khu vực miền núi phía Bắc vàkhu vực vùng đồng bằng ngập lũ của sông Mê Kong nhận được lượng mưahàng năm khoảng 1 500 - 2 000 mm; miền núi, miền Trung và miền Nam,khu vực nhận được lượng mưa hàng năm khoảng 2 500 - 3 500 mm(Bouahom et al 2005) [50]
Trang 24Hình 3.1 Bản đồ nước CHDCND Lào ( Nguồn: Liên hợp quốc 2012)
Trang 25
Hình 3.2 Bản đồ khu vực nghiên cứu tỉnh Borikhamxai.
Trang 26Tỉnh Borikhamxai là một trong các tỉnh nằm ở miền Trung của nướcLào, với độ cao từ 244 - 568m so với mặt nước biển nên nằm trong vùng khíhậu nhiệt đới, lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1500 - 2300 mm TỉnhBorikhamxai có diện tích 15 997 km2, giáp với các tỉnh và quốc gia lân cậnkhác, cụ thể như (hình 3.2):
• Phía Bắc giáp tỉnh Xiêng Khoảng (Lào)
• Phía Nam giáp tỉnh Kham muôn (Lào)
• Phía Đông giáp nước Việt Nam, với biên giới 165 km và có 2 cửakhẩu quốc tế
• Phía Tây giáp nước Thái Lan và sông Mê kong, với biên giới khoảng
196 km và có 4 cửa khẩu
Tỉnh Borikhamxai gồm có 7 huyện, đây là một khu vực đang phát triển,
là tỉnh thứ ba nghèo nhất trong cả nước Lào Trong số 327 làng thì chỉ có 308làng có trường tiểu học, còn trường trung học ít hơn rất nhiều Dân số năm
2009 là 214 900 người với mật độ 14,6 người/km2 (mật độ dân số trung bìnhcủa toàn đất nước là 26,69 người/km2 Đầu tư cho giáo dục chiếm từ 14,5%đến 14,9% ngân sách của tỉnh (Nguồn: Báo cáo thực trạng quy hoạch giáodục trung học phổ thông tỉnh Borikhamxay nước CHDCND Lào giai đoạn
2009 - 2013) [53]
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đất nước Lào được chia làm 2vùng trung du, miền núi và đồng bằng với nhiều trạng thái địa hình khác nhau
đã tạo nên mốt vùng lãnh thổ giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên như: đất,nước, rừng, khoáng sản, đa dạng sinh học và sinh thái Có những nguồn tàinguyên đã và đang được khai thác phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở khuvực như tài nguyên đất, nước, sinh học trong đó có tài nguyên được liệu
Trang 27Tài nguyên nước dồi dào cả về nước mặt và nước ngầm vì địa bànnghiên cứu nằm ở miền trung đất nước, nơi nhân được một lượng nước mưalớn (2500-3500mm/năm) và rừng chưa bị phá hủy nghiêm trọng Hệ thốngsong chính gồm có sông Cà Inh, sông Sằn, sông Nghiệp bát nguồn từ tỉnhXaysomboun đến sông Mê kong khoảng 120 km2 , tổng chiều dài các sôngchảy qua tỉnh Borikhamxai là hơn 100km Không chỉ phong phú về tàinguyên nước mặt, tài nguyên nước ngầm trong khu vực cũng rất giàu có dolượng mưa trong năm lờn và khả năng giữ nước của rừng cây Tài nguyênnước giàu có là yếu tố quan trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệpcủa địa phương và sinh hoạt của người dân.
Tài nguyên rừng rất phong phú với nhiều loài động vật quý như: sao la,
gà lôi lam màu trắng, gà lôi lam màu đen, tê tê, hổ… và nhiều loài thực vật cógiá trị kinh tế như: lim xanh, sến, táu… Rừng có vai trò rất lớn trong đời sốngcủa người dân bản địa, họ khai thác các sản phẩm của rừng nhằm phục vụ chonhu cầu sống hang ngày như: thức ăn, củi đất, dược liệu… Đặc biệt khai thác
gỗ để làm bàn ghế, giường, tủ… đã mang lại giá trị kinh tế lớn Tuy nhiên, do
sự khai thác bừa bãi, không có chính sách khai thác hợp lý nên tài nguyênrừng đang bị suy giảm nghiêm trọng
Nông nghiệp được chú trọng phát triển với các cây lượng thực như: lúa,ngô, khoai, sắn… trong đó cây lúa vẫn là cây lương thực chính Bên cạnh đó,người dân còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt các loài lờn như:con trâu, con bò, con voi… để lấy sức kéo Đây là thị trường lớn để áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến để sản lượng lương thựcngày càn tăng, đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh và một phần cho xuấtkhấu Trong những năm gần đây diện tích trồng cây công nghiệp tăng nhanh,đàn gia súc gia cầm phát triển mạnh và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh
Trang 28- Địa hình:
Theo phân vùng địa lý tự nhiên, khu vực rừng núi Borikhamxai chủ yếu
là địa hình xâm thực Khu vực có nhiều núi thấp, đỉnh tròn có độ cao 600 m trởxuống so với mực nước biển, hình thành nên những vòng cung Địa hình chủyếu là đồi núi thấp từ 100 - 568 m chiếm (67%) xen lẫn với những đồng bằngnhỏ trong tổng số khoảng 15997 km2 diện tích đất tự nhiên Đất lâm nghiệpchiếm 6974,90 km2 , còn lại là đất nông nghiệp và đất ở của người dân
Như vậy, so với các tỉnh miền núi như Xiêng Khoảng, Luong Nam Thađịa hình của Borikhamxai thấp và có nhiều diện tích đồng bằng hơn Đây làyếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng cũng là một trong những nguyênnhân khiến cho rừng ở khu vực này bị tàn phá nhanh hơn khiến cho đa dạngsinh học trong khu vực suy giảm nhanh chóng
- Thổ nhưỡng:
Với quá trình hình thành đất và địa chất ở vùng núi của tỉnhBorikhamxai và kết quả điều tra khảo sát của các chuyên gia lập địa, ởBorikhamxai bước đầu tìm hiểu có thể phân ra các loại đất chính sau:
Đất Feralit mùn có màu vàng gạch cua nhạt trên độ cao 400 - 600 m sovới mặt nước biển, tập trung loại đất này phần lớn thuộc dãy núi ở phía ĐôngNam của giông chính
Đất Feralit biến chất do canh tác nương rẫy hoặc bồi tụ ven suối, đấttầng A có độ dày trên 50cm, độ dốc mặt đất trung bình nhỏ hơn 150, cục bộ cónơi độ dốc lớn hơn 200 Đất tốt, dinh dưỡng khá, có nhiều khả năng tái sinhrừng tự nhiên Đây là loại đất có tầng mùn dày, khả năng giữ ẩm tốt rất thuậnlợi cho sinh trưởng và tái sinh tự nhiên của loài Bách bộ Trong quá trình điềutra, nghiên cứu cũng như phỏng vấn người dân địa phương chúng tôi tìm thấycác loài Bách bộ chủ yếu ở các trạng thái thực vật sinh trưởng trên loại đấtFeralit này Tuy nhiên đây là khu vực bị khác thác và tác động thường xuyên
Trang 29của con người nên khả năng khôi phục rừng tự nhiên rất khó khăn, số lượng
cá thể Bách bộ trong tự nhiên suy giảm nhanh chóng
Đánh giá chung các loại đất ở khu vực rừng núi Borikhamxai: Nhìnchung đất trong khu vực là đất thịt tới sét nhẹ, tơi, xốp, có độ ẩm cao nơi cònrừng, đối với những khu vực đất dốc đất dễ bị khô cứng nơi mất rừng do sựrửa trôi tầng mặt của nước, đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình,kết cấu viên nhỏ và có độ mùn từ trung bình đến khá, còn tính chất đất rừngrất thuận lợi cho quá trình phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng -nhóm thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ thảm thực vật rừngkhu vực có địa hình đất dốc Đặc điểm đất đai ở khu vực nghiên cứu rất thuậnlợi cho sinh trưởng, tái sinh (nhu cầu đối với nhân tố sinh thái đất) của câyBách bộ
- Khí hậu:
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành haimùa rõ rệt, được chia làm 2 mùa trong năm là mùa khô và mùa mưa Mùamưa kéo dài từ tháng 5-10, lượng mưa chiếm 90%, tháng 7 có lượng mưa lớnnhất (571mm) Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Lượngmưa trung bình hàng năm là 2500-3500 mm Nhiệt độ trung bình năm 22,60C,nhiệt độ cao nhất 360C, thấp nhất 4,60C Độ ẩm bình quân năm là 82% Lượngbốc hơi bình quân năm 950 mm Khí hậu của tỉnh Borikhamxai rất thuận lợicho các loài thực vật sinh trưởng phát triển, đặc biệt là những loài cây ưa ẩmnhư Bách bộ
Do đặc điểm khí hậu của tỉnh Borikhamxai, lượng mưa tập trung,cường độ mưa lớn cộng với thảm thực bì bị khai thác mạnh, khả năng giữ,điều hòa nước chảy bề mặt không còn nguyên vẹn nên đã gây nên hiện tượngsạt lở, xói mòn đất, lũ ống và lũ quét trong những năm gần đây xảy ra liên tục,gây thiệt hại lớn cho cộng đồng, gây khó khăn cho giao thông, giao lưu của
Trang 30các cộng đồng dân cư trong khu vực Ngoài ra, tình trạng xói mòn đất do mưalớn trong mùa mưa khiến cho tầng đất mặt bị rửa trôi đặc biệt khi tầng đấtmùn bị mất cũng là một trong những nguyên nhân giảm khả năng tái sinh tựnhiên của hai loài nghiên cứu trong tự nhiên.
Như vậy, với điều kiện địa hình, khí hậu và thuỷ văn cùng với sự suygiảm lớp thảm thực vật đã gây nên hiện tượng sạt lở, sói mòn đất, gây thiệthại rất lớn về kinh tế và xã hội trong vùng Điều đó cho thấy sự cần thiết phảiđược bảo vệ và phát triển rừng trong khu vực Ngoài giá trị phòng hộ (điềuhoà nguồn nước, điều hoà khí hậu, bảo vệ và tăng độ phì đất, hạn chế sự bồilấp lòng suối…) thảm thực vật ở vùng núi tỉnh Borikhamxai còn có giá trị bảođảm sự cân bằng sinh thái tự nhiên, tạo nên môi trường ổn định và bền vững
Nó cũng còn có ý nghĩa về nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và cũng lànơi phân bố của nhiều loài thực vật quý hiếm, trong đó các loại lâm sản ngoài
gỗ cũng chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình bảo vệ sinh thái rừng
3.1.3 Dân số và nguồn lực
Tỉnh Borikhamxai là một trong những các tỉnh có dân số rất ít so vớicác tỉnh còn lại của Lào Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tưcủa tỉnh Borikhamxai, tính đến năm 2013 tỉnh Borikhamxai tất cả dân số là214.900 người/15997km2 Trong đó dân số thành thị: 25.000 người, chiếm11,63%, dân số nông thôn: 189.900 người, chiếm 88,37% Hiện nay, ởBorikhamxai nói riêng cũng như nhiều nơi trên đất nước Lào nói chung,người Việt Nam, Trung quốc đến định cư, làm ăn, khai thác gỗ và các lâm sản
từ rừng rất nhiều nên tác động của những người này đến kinh tế xã hội của địaphương rất lớn Tuy nhiên, trong số liệu thống kê mà tôi tham khảo lại không
có số liệu về những người này
Tốc độ tăng trường dân số từ năm 2009 - 2013 tính bình quân là 5,68%trong một năm Phần lớn dân cư ở đây tham gia vào hoạt động sản xuất nông
Trang 31nghiệp và khai thác lâm sản từ rừng trong đó có khai thác củ Bách bộ để sửdụng và đem bán Do điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, đất cấy lúa nước
có tỷ lệ nhỏ (≤ 10%) diện tích tự nhiên (thường có độ dốc < 100) đồng thờinguồn nước tưới tiêu khan hiếm và không đều trong các mùa, thêm vào đóphương thức canh tác lạc hậu quảng canh là chính thâm canh còn rất ít Sảnxuất nông nghiệp phụ thuộc 80% vào thiên nhiên, do đó tỷ lệ các hộ đóinghèo trong khu vực miền núi Borikhamxai khá cao nên tăng áp lực khai tháccủa người dân đến tài nguyên đa dạng sinh học trong khu vực trong đó có tàinguyên cây thuốc
Về lao động:
Số lượng người trong độ tuổi lao động: Năm 2013 có 127.594 người,chiếm 59% dân số Lao dộng đang tham gia lao động trong nền kinh tế quốcdân: 107.178 người, chiếm 84% số người trong độ tuổi có khả năng lao động.Nhìn chung dân số của Lào và của Borikhamxai là dân số trẻ, tỷ lệ ngườitrong độ tuổi lao động rất cao do mỗi phụ nữ sinh trung bình từ 4 đến 5 con.Việc làm không có nhiều, người dân chủ yếu làm nông nghiệp và khai tháclâm sản; cơ cấu lao động trong các lĩnh vực như sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2009 và năm 2013
Năm
3.1.4 Các đặc điểm kinh tế - xã hội
Trang 323.1.4.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
Hơn 10 năm qua nền kinh tế của tỉnh Borikhamxai phát triển tương đổi
ổn định, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,7% năm Cơ cấu kinh tếphát triển ngày càng phù hợp với các ngành kinh tế mũi nhọn mà tỉnhBorikhamxai có thể mạnh như: quặng, phân bón, vật liệu xây dựng…
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Borikhamxai là 8.93%,GDP; bình quân đầu người đạt hơn 387,9 USD; dự kiến năm 2011 tăngtrưởng GDP 10.1% bình quân đầu người / năm 424.2 USD
Bảng 3.2 : Chuyển dịch cơ cầu kinh tế năm 2009
Đơn vị tính :% Năm
Ngành kinh tế
Năm 2009
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Borikhamxai trong nhữngnăm tới là tập trung đầy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triểnnông thôn, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm, côngnghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hàng tiêu dùng, phát triển du lịch -dịch vụ, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyềnthống của địa phương, tạo tiền đề cần thiết cho bước phát triển cao hơn đếnnăm 2010 và 2015
3.1.4.2 Văn hóa và các vấn đề xã hội:
• Về văn hóa xã hội: Các điều kiện đảm bảo đời sống tinh thần chocộng đồng dân cư đang dần được nâng cao Tỉnh Borikhamxai có 7 thư viện,các xã đều có nhà văn hóa cấp xã, nhà truyền thống, di tích lịch sử, 01 sân vân
Trang 33• Về Giáo dục và đạo tạo: Giáo dục và đạo tạo tỉnh Borikhamxai đãphát triển tương đối toàn diện, hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến trung học phổthông; 91% số xã, thị trấn có trường mầm non; mỗi xã có 01 trường tiểu học
và 01 trường trung học cơ sở: toàn tỉnh có 16 trường trung học phổ thông vàtrung tâm Giáo dục thường xuyên
• Các vùng nghiên cứu nói chung kinh tế xã hội vẫn còn nhờ kinh tếnông nghiệp là chính, nghề chính của nhân dân là làm nghề nông, thu nhậpcòn thấp
Hệ thống giao thông có đường Quốc lộ số 13 là đường liên tỉnh nối liềncác khu dân cư với thủ đô Viêng Chăn Tại khu vực nghiên cứu có điện lướiquốc gia, nói chung là hệ thống cơ sở hạ tầng khá thuận lợi Chính vì thế đãtạo điều kiện cho việc sản xuất kinh tế đặc biệt là các hang thủ công và việckhai thác tài nguyên thiên nhiên Mặt khác, trong khu vực nghiên cứu cũng cónhiều hoạt động khác như: Giáo dục có các trường cấp 1 đến cấp 3 Y tế,trong khu vực nghiên cứu có trạng y tế và các thầy thuốc dân gian để phục vụsức khỏe nhân dân Văn hóa, khu vực nghiên cứu có nhiều các hoạt động vănhóa trung với cả nước như các lễ quanh năm và các lễ riêng biệt vô cùng quýgiá như bài múa Lắc sao - cồng chiêng, đây là văn hóa đặc biệt của Lào chỉ cótrong vùng này
3.2 Sự phân bố của hai loài S tuberosa và S pierrei ở khu vực
nghiên cứu
Do diện tích đất tự nhiên, đặc biệt đất rừng - nơi sinh trưởng, tái sinh tựnhiên của các loài Bách bộ rất rộng lớn nên chúng tôi lựa chọn điều tra, khảosát và thu mẫu ở 4 địa điểm khác nhau của tỉnh Borikhamxai đó là:
• Làng Nam thon
• Làng song họng
Trang 34• Làng Pạk ka đinh
• Làng Lạk sao
Tại Lào hiện nay có 11 loài thuộc chi Stemona là: S.tuberosa., S phyllanthawa Gagnep., S squamigera Gagnep., S cochinchinensis Gagnep.,
S pierrei Gagnep., S saxorum Gagnep., S collinsae Craib., S aphylla Craib.,
S burkillii Prain., S griffithiana Kurz và S kerrii Craib (Vonganatha
Khamco, 2013) [36] Bách bộ ở Lào phân bố rải rác ở vùng núi miền Bắc,đồng bằng miền trung và miền Nam nước Lào, trong đó riêng ở tỉnh
Borikhamxai qua điều tra khảo sát chúng tôi tìm được 3 loài Bách bộ đó là S cochinchinensis, S pierrei, S.tuberosa trong đó có 2 loài phổ biến là S.tuberosa, S pierrei; trong hai loài này loài S.tuberosa có giá trị làm thuốc nên
bị khai thác nhiều, trữ lượng trong tự nhiên còn ít
Ở khu vực này có khoảng 21.490 người, sống chủ yếu dựa vào nôngnghiệp và lâm nghiệp Trình độ văn hóa của người dân nơi đây chưa cao, đa
số mới học hết bậc tiểu học nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, chủ yếu sốngdựa vào các sản phẩm của rừng Người dân thường khai thác lâm sản từ rừngnhư: gỗ làm giường, tủ, dựng nhà, bán cho thương lái… mang lại giá trị kinh
tế cao Đặc biệt người Trung quốc, Việt Nam sang Lào khai thác gỗ rất nhiềucho nên ở Borikhamxai hiện nay không còn rừng già mà chỉ còn rừng thứsinh, cây gỗ nhỏ hoặc các trạng thái thảm cây bụi Tuy khai thác gỗ mang lại
Hình 3.3: Khu vực nghiên cứu ở tỉnh Borikhamxai nước CHDCND Lào
Trang 35nguồn lợi kinh tế cao nhưng do hoạt động mang tính tự phát và trình độ thấp,người dân khai thác gỗ bán cho các nhà máy sản xuất với giá rẻ, nguồn lâmsản từ rừng bán ra hoàn toàn chưa qua chế biến nên giá thành rẻ, đời sống củangười dân vẫn còn nhiều khó khăn.
Ngoài khai thác gỗ từ rừng người dân còn khai thác nhiêu lâm sảnngoài gỗ khác như song, mây, cây thuốc… Khi bị bệnh thường hái các loạicây thuốc có sẵn trong tự nhiên: ví dụ cây Bách bộ để chữa ho hàn, trị bệnhgiun, sán, diệt côn trùng… nhưng số lượng không đáng kể Trong quá trìnhthực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã tiến hành điều tra tình hình khai thác lâmsản từ rừng và sử dụng cây bách bộ làm thuốc ở 4 bản thuộc 4 xã, 3 huyệnkhác nhau (nội dung này được thực hiện cùng với đề tài nghiên cứu củaNghiên cứu sinh Vonganatha Khamco (2013) [36] Nghiên cứu thành phần
hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thuộc chi Bách bộ (Stemona) mọc ở
Lào, Luận án tiến sĩ hóa học) Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3 và 3.4
Bảng 3.3 Số hộ điều tra tại khu vực nghiên cứu
Nam thon
Xã Pạk
ka đinh
XãLạk sao
XãSong họng
Số hộ điểu
Khi tiến hành phỏng vấn, điều tra người dân trong khu vực về cây Bách
bộ chúng tôi thu được kết quả sau:
Trang 36Bảng 3.4 Bảng điều tra tình hình khai thác sử dụng ở nơi nghiên cứu
rừng đã bị phá, đang mọc lại, rừng dưới chân núi.
Một số thầy thuốc trong vùng nói hiện nay do số lượng Bách bộ trong
tự nhiên còn lại ít nên họ tự trồng Bách bộ trong vườn nhà để đảm bảo nguồncung cấp dược liệu cho công việc chữa bệnh Có thể trồng bằng cách gieo hạthoặc bằng chồi gốc Khi hạt chín vào mùa thu (tháng 8-9), thu giống để bảoquản rồi đem gieo vào mùa xuân năm sau (tháng 3-4) hoặc có thể đánh câycon trồng vào mùa xuân năm sau Chọn nơi đất ẩm, râm mát và thoát nướctrong mùa mưa để làm vườn ươm Sau khi làm đất tơi nhỏ, lên luống cao 15-20cm, rộng 70-80cm
Rạch hàng cách nhau khoảng 20cm Khi gieo hạt cách nhau 2-3cm Rắctro bếp lên hạt, phủ đất dày độ 0,5cm và phủ rơm rạ hay cỏ khô để giữ ẩm vàchống kết vàng ở mặt luống Sau khi cây mọc, làm cỏ, vun xới, đảm bảo vườnươm luôn luôn sạch cỏ và đất ẩm xốp Khoảng 1 năm có thể đánh trồng
Trang 37Khi trồng, chọn khu đất thoát nước ven đồi hoặc trong vườn nhà nhưngphải đảm bảo đất luôn luôn ẩm Cuốc đất sâu khoảng 20cm, để ải 20-30 ngày,sau đó làm nhỏ đất Trồng với khoảng cách 50 x 20cm Mỗi hốc trồng mộtcây Hàng năm, có thể trồng xen các cây ngô hoặc đậu đỗ giữa hai hàng Bách
bộ Trồng cây xen, có thể vừa sử dụng đất hợp lý vừa che bóng cho Bách bộ.Khi cây Bách bộ mọc dài khoảng 20 cm, cần cắm que cho cây leo Có thểgieo thẳng không qua vườn ươm Mỗi hốc gieo 4-5 hạt Khi đánh cây cũng đểlại mỗi hốc 1 cây
Khi muốn nhanh được thu hoạch thì có thể dùng chồi gốc để trồng Saukhi thu hoạch, cắt rễ củ làm thuốc và cắt bỏ phần thân lá phía trên, chỉ giữ lạikhoảng 5cm sẽ được chồi gốc làm giống (đây chính là phần cổ rễ hay là phầnchuyển tiếp giữa rễ với thân) Có thể tách ra nhiều mầm để trồng Trồng bằnggốc, chóng được thu hoạch nhưng được ít giống Bách bộ trồng được 2-3 năm
có thể thu hoạch
Bách bộ là loại cây thân thảo, bò, leo quấn trên các giá thể khác nhautrong tự nhiên, đây là loài cây có củ sống nhiều năm, thân có thể dài đến 5-10m, có củ mọc trong lòng đất từ 10 - 15cm Mọc rải rác ven rừng, lá rộngthường xanh, rừng tre nứa, khe núi đá, trên đất đồi, những địa điểm ẩm quanhnăm, đất xốp giàu mùn và giàu chất dinh dưỡng… Càng lên cao hoặc càng đivào rừng sâu có nhiều cây gỗ lớn, khép tán chặt thì tần suất gặp Bách bộ càngthấp Tần suất bắt gặp các loài Bách bộ trong khu vực nghiên cứu được thểhiện trong bảng 3.5 (các tuyến điều tra được thực hiện cùng đề tài nghiên cứuNghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thuộc chi
Bách bộ (Stemona) mọc ở Lào, Luận án tiến sĩ hóa học của tác giả
Vonganatha Khamco, 2013) [36]
Trang 38Bảng 3.5 Tần suất bắt gặp cây bách bộ trên các tuyến
Tên
tuyến Địa danh
Chiều dài tuyến (km)
Số lượng ô
Tần số gặp cây bách bộ
Thời gian điều tra (giờ đông hồ)
Bảng 3.6 Tần suất bắt gặp các loài bách bộ ở khu vực nghiên cứu
STT Địa điểm điều tra Số lượng
cây
Dạng sinhcảnh
Trang 393.3 Đặc điểm hình thái, cấu tạo của 2 loài nghiên cứu
3.2.1 Rễ cây
3.2.1.1 Hình thái
Hệ rễ của hai loài mà
chúng tôi nghiên cứu mang
đặc trưng của hệ rễ cây Một
lá mầm: rễ chính sớm ngưng
phát triển và thay vào đó là
những rễ phát sinh từ gốc
thân Chúng phát triển với
tốc độ giống nhau tương đối
đồng đều về kích thước, lan
tỏa theo chiều ngang và ít có xu hướng ăn sâu Nhìn chung, hình thái của rễcây 2 loài nghiên cứu tương đối giống nhau Từ rễ cấp 1 phát sinh ra rễ cấp 2,cấp 3 (rễ phát sinh từ rễ cấp 2)… Sự phân chia và hình thành rễ cấp 2 xa gốc,các rễ này hình thành, phát triển theo chiều ngang Màu sắc của rễ cấp 2, cấp
3 và rễ củ đều có màu trắng pha vàng nhạt
Rễ của các loài Bách bộ là bộ phận quý nhất trong cây được khai thác
và sử dụng (hình 3.4) Giống như các loài thực vật Một lá mầm khác, tất cảcác loài bách bộ đều không có rễ chính mà chỉ có những rễ kích thước kháđều nhau mọc ra từ gốc thân Khi cây nhỏ, còn non, tất cả các rễ này đóng vaitrò như những rễ dinh dưỡng, chúng có hình thái không khác gì so với rễ dinhdưỡng của các loài cây Một lá mầm khác với hình thái thuôn dài, đường kính
rễ nhỏ hơn rất nhiều so với chiều dài Giống như tất cả các loài thực vật khác,
rễ của loài Bách bộ (S tuberosa và S pierrei Gagnep.) có xu hướng phát triển
hướng ngọn, nghĩa là mô phân sinh ngọn nằm ở đầu rễ có vai trò phân chia tếbào làm cho rễ dài ra Tuy nhiên có điểm khác biệt là thời gian hoạt động của
Hình 3.4 Rễ của loài bách bộ S tuberosa.
Cây sống ở nơi đất ẩm, giàu mùn, dễ thoát nước
Trang 40mô phân sinh ngọn không kéo dài, sớm dừng phát triển nên rễ của mỗi loàiđều có kích thước đặc trưng - đặc điểm chung của các loài có rễ củ Sau phasinh trưởng kéo dài, rễ cây chuyển sang pha sinh trưởng về chiều ngang (tăngtrưởng đường kính rễ), do thời gian nghiên cứu có giới hạn và đề tài thực hiện
ở Lào nên chúng tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu xác định thời gian làm
củ của cây Bách bộ Rễ củ của cả 2 loài có hình trụ, hơi cong queo (đặc biệtsau khi đã phơi khô củ sẽ bị cong và nhăn nheo nhiều hơn), dài 2-8 cm, đườngkính 0,2-0,5 cm (hình 3.4; bảng 3.7) Mỗi cây có trung bình khoảng 12-30 củmọc ra từ gốc thân thậm chí có thể nhiều hơn nên một số nơi ở Việt Nam còngọi các loài Bách bộ là cây ba mươi hay là dây ba mươi Số lượng củ/cây phụthuộc chủ yếu vào điều kiện môi trường nhưng ít phụ thuộc vào tuổi của cây;cây thường ra rễ củ đồng loạt sau một thời gian sinh trưởng nhất định Câysống ở nơi đất tốt, tầng mùn dày có nhiều củ hơn những nơi đất chặt, tầngmùn mỏng Không chỉ số lượng mà kích thước củ cũng phụ thuộc rất lớn vàođặc điểm thổ nhưỡng, độ ẩm của đất và mức độ che sáng của môi trường.Bách bộ là loài thực vật chịu bóng, thường sống dưới tán rừng cho nên câychỉ sinh trưởng tốt, cho củ lớn trong điều kiện được che bóng (cây mọc dướitán rừng), có giá thể để leo bám; đất giàu mùn, tầng mùn dày là điều kiện lýtưởng cho cây sinh trưởng củ to; độ ẩm của đất cao Cây Bách bộ không thểmọc ở những nơi đất khô, cứng hay ở những nơi rừng đã bị phá hủy nghiêmtrọng, không còn tầng cây gỗ che nắng, lớp mùn không có hoặc rất mỏng hay
bị úng, ngập nước Trong điều kiện ngập nước củ thường bị thối, hỏng trướckhi khai thác Củ cây Bách bộ trồng thường lớn hơn so với những củ mọchoang dại trong rừng, tuy nhiên ở Lào người dân chưa có vùng trồng Bách bộnguyên liệu mà vẫn chủ yếu là Bách bộ khai thác trong tự nhiên mang về sửdụng, chỉ có một số ít thầy lang trồng Bách bộ ở vườn nhà để phục vụ chomục đích chữa bệnh