Lý do chọn đề tài luận án Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank đã thực hiện nhiều biện pháp có tính đồng bộ, triển khai trong toàn hệ thố
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HÙNG TIẾN
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐẮC HƯNG
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận án
Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã thực hiện nhiều biện pháp có tính đồng bộ, triển khai trong toàn hệ thống để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng (RRTD), kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho vay, không ngừng hoàn thiện các quy định nội bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng Nhưng do nhiều nhân tố khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng trong các năm 2010 - 2012 Thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam theo quyết định của Thủ trướng Chính phủ, cũng như chiến lược trở thành một ngân hàng thương mại (NHTM) lớn mạnh, hiện đại nhất Việt Nam, đòi hỏi Agribank phải tăng cường quản lý rủi ro nói chung, trong đó tập trung là công tác quản lý RRTD
Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu nói trên, luận án chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” làm công
trình nghiên cứu
2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
2.1 Luận án tiến sĩ có chủ đề gần với nội dung đề tài: Có 4 luận án
Khoảng trống của 4 công trình nghiên cứu này đó là chỉ đi sâu vào nội dung quản trị RRTD, không nghiên cứu chuyên sâu vào quản lý RRTD của Agribank
2.2 Một số bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành hiện nay: Có 4 bài viết
Khoảng trống của các công trình nghiên cứu này đó là không nghiên cứu
về quản lý RRTD tại Agribank
2.3 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành ngân hàng: Có 2 đề tài
Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là không nghiên cứu quản lý RRTD trong điều kiện đặc thù của Agribank
2.4 Một số công trình nghiên cứu ngoài nước
2.5 Nhận xét chung
Các công trình nghiên cứu nói trên của một số luận án tiến sĩ, bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học khác có nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng, về hoạt động kinh doanh của Agribank cũng như đề cập đến một số khía cạnh kinh
Trang 3doanh khác nhau trong đó có cả những vấn đề về RRTD của một số chi nhánh trong hệ thống Agribank Tuy nhiên, nhìn chung cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về quản lý RRTD của Agribank, có tính cập nhật đến thời điểm hiện tại
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án
3.1 Mục tiêu chung
Xây dựng một khung lý thuyết về quản lý RRTD của NHTM, phân tích
và đánh giá sát thực tiễn thực trạng quản lý RRTD của Agribank, rút ra những
ưu điểm, tìm ra những hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những hạn chế; đề xuất giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa học, có tính thuyết phục nhằm tăng cường quản lý RRTD tại Agribank
3.2 Mục tiêu cụ thể
Trả lời câu hỏi: Có những cơ sở lý luận chủ yếu nào về quản lý RRTD của NHTM; thực trạng quản lý RRTD của Agribank hiện nay ra sao; có những giải pháp và kiến nghị gì sát thực tiễn, có tính khả thi, có cơ sở khoa học, nhằm tăng cường quản lý RRTD của Agribank?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể là các phương pháp: Nghiên cứu tổng hợp, thống kê, phân tích; đi từ cơ sở lý thuyết đến cơ sở thực thực tiễn
Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận án đã gửi “Phiếu tham khảo ý
kiến cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng” và “Phiếu tham khảo ý kiến khách hàng đang giao dịch tại Agribank” Dữ liệu thu thập được xử lý và tiến
Trang 4hành phân tích với công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS 20.0 Kết quả trả lời được tổng hợp đã minh chứng khách quan, bổ sung cho những đánh giá của luận án
6 Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án làm rõ những cơ sở lý luận về quản lý RRTD của
NHTM Việt Nam
Thứ hai, thông qua đánh giá thực trạng quản lý RRTD tại Agribank thời
gian qua
Thứ ba, từ những hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất một hệ thống giải
pháp nhằm tăng cường quản lý RRTD tại Agribank
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về lý luận: Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản
về quản lý RRTD tại NHTM
Ý nghĩa về thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý RRTD tại
Agribank thời gian qua; đề xuất giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, sát thực tiễn, phù hợp với đặc thù của Agribank để tăng cường theo hướng nâng cao chất lượng quản lý RRTD tại Agribank
8 Những hạn chế trong nghiên cứu
Để có được một nghiên cứu tổng hợp, lôgic cho các NHTM trong cả nước đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn và đặc biệt là cần nhiều
thời gian, với lực lượng nghiên cứu lớn hơn, kinh phí phù hợp hơn
9 Kết cấu của luận án
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của Ngân
hàng Thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 5Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1 Hoạt động tín dụng ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn (gốc) và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
1.1.1.2 Bản chất tín dụng
1.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng
Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận; phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
1.1.1.4 Các hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Kim Anh (2010): “RRTD phải được hiểu ở cả hai góc độ,
rủi ro trong huy động vốn và rủi ro trong cho vay”; trong đó,“Rủi ro trong cho vay là khoản tổn thất phát sinh khi cấp tín dụng cho khách hàng mà chỉ thu được một phần gốc và lãi, hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn, hoặc không thu được gốc và lãi”
Khái niệm RRTD: Theo cách hiểu tại các ngân hàng Việt Nam, thì
“RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay của TCTD do
khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Nguyên nhân RRTD: Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài:
Nguyên nhân bất khả kháng; thông tin bất cân xứng; môi trường kinh tế; môi
Trang 6trường pháp lý Nguyên nhân từ phía người vay: Rủi ro trong kinh doanh của người đi vay; rủi ro tài chính
Nguyên nhân do ngân hàng: Chính sách tín dụng không hợp lý, quá
nhấn mạnh vào lợi nhuận ngân hàng nên khi cho vay quá chú trọng về lợi tức Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh Giá trị tài sản đảm bảo không chính xác/ hoặc không thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý cần thiết Sự cạnh tranh của các ngân hàng với mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn các ngân hàng khác Nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng
1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
1.1.2.3 Nguyên nhân rủi ro tín dụng
1.1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế
Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: NHTM có nguy cơ
bị mất cân đối trong việc thu chi, cân đối vốn, ảnh hưởng tới thanh khoản, vòng quay vốn tín dụng giảm, làm cho NHTM kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến
Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội: Ảnh hưởng có tính chất dây chuyền, tác động đến người gửi tiền ở các NHTM khác NHTM phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN
1.1.2.5 Biểu hiện rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2 Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Quan niệm về quản lý rủi ro tín dụng
Theo quan điểm của luận án, Quản lý RRTD: Là việc xây dựng chiến
lược, chính sách và quy trình tín dụng; tổ chức, điều hành, triển khai và thực hiện chiến lược, chính sách và các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng
có thể chấp nhận được
1.2.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Quản lý rủi ro tín dụng bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng thương mại
1.2.2.2 Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng ngày càng gia tăng
Trang 71.2.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
Trong phần này luận án trình bày những vấn đề cơ bản về xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình quản lý RRTD; nhận biết, phân tích và đo lường RRTD; chấp nhận, giảm nhẹ và từ chối; quản lý và kiểm soát RRTD; hoàn thiện chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng
1.2.4 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II
1.2.5 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng
1.2.5.1 Khái niệm
Mô hình quản lý RRTD chính là hệ thống các mô hình bao gồm: Mô hình
tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro Về
Mô hình quản lý RRTD tập trung: Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập
giữa 3 chức năng: Quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp
1.2.5.2 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung
1.2.5.3 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình này chưa có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: Quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp
1.2.5.4 Một số mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng
1.2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.6.1 Các chỉ tiêu định lượng:
Nhóm chất luợng hoạt động chung: Chỉ tiêu 1: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay khách hàng; chỉ tiêu 2: Tỷ lệ dư nợ tín dụng có khả năng sinh lời; chỉ tiêu 3: Chấp hành, thực hiện chính sách, chế độ về hoạt
động cho vay
Nhóm chỉ tiêu an toàn sử dụng vốn: Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ quá hạn; chỉ tiêu
2: Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín
dụng của TCTD
Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận trong hoạt động cho vay: Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận gộp cho vay; chỉ tiêu 2: Lợi nhuận ròng trước thuế; chỉ tiêu 3: Lợi nhuận ròng sau thuế; chỉ tiêu 4: Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra, đầu vào lĩnh vực tín dụng;
chỉ tiêu 5: Tỷ lệ thu lãi cho vay
Trang 81.2.6.2 Các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Đối với khách hàng vay vốn; đối với nền kinh tế; đối với ngân hàng:
1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng
Nhân tố cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý RRTD của NHTM;
nhân tố con người; nhân tố công nghệ
1.2.8 Phương pháp đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Nếu như quản lý RRTD đóng vai trò sống còn đối với NHTM thì việc đánh giá được hiệu quả trong hoạt động quản lý RRTD của một NHTM còn là vấn đề quan trọng hơn NHTM không chỉ nhận thức vai trò của quản lý RRTD
mà còn phải biết cách xây dựng một hệ thống quản lý RRTD đáp ứng được các mục tiêu đề ra
1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý rủi ro tín dụng
1.3.1.1 Kinh nghiệm từ ING về hệ thống quản lý và chính sách quản lý tín dụng
Thẩm quyền của bộ phận rủi ro còn thể hiện việc tham gia vào Hội đồng tín dụng Các NHTM đều quy định Hội đồng tín dụng ở mọi cấp đều phải có thành viên từ bộ phận rủi ro Nguyên tắc số thành viên rủi ro phải chiếm 1/2 thành viên Hội đồng tín dụng
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan về xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp, nông thôn và HTX tín dụng ở Thái Lan (BAAC)
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng nhân dân Indonesia (BRI) về quản lý và kiểm soát hoạt động tín dụng
1.3.1.4 Kinh nghiệm của Ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) về xây dựng chiến lược và chính sách hoạt động tín dụng
Trang 91.3.1.5 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ
Mô hình quản lý RRTD theo thông lệ tốt bao gồm các nội dung chính: 1
Thiết lập bộ máy tổ chức chịu trách nhiệm quản trị rủi ro; 2 Xây dựng các tuyến quyền hạn; 3 Phân quyền; 4 Đánh giá tính hiệu quả; 5 Thiết lập và duy trì các hạn mức rủi ro; 6 Bảo đảm tính liên tục
1.3.1.6 Thực tiễn áp dụng Basel II trong quản lý rủi ro tín dụng tại châu Á
1.3.2 Bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
1.3.2.1 Bài học về xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng, quản lý hoạt động cho vay
Một là, cần xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng, quản lý
hoạt động cho vay một cách chặt chẽ, khoa học, nhưng phải phù hợp với thực tế
Hai là, trong quản lý, điều hành hoạt động tín dụng, nên áp dụng lãi suất
linh hoạt, tạo điều kiện cho khách hàng tính toán lựa chọn hình thức vay có hiệu quả nhất
Ba là, thường xuyên tăng cường kiểm soát rủi ro để đảm bảo toàn bộ hệ
thống ngân hàng luôn thực hiện cho vay đúng quy trình tín dụng
Bốn là, để chủ động kiểm soát rủi ro, phòng ngừa rủi ro thì các ngân hàng
phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng
Năm là, phải sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khi thực hiện việc
phân loại rủi ro
1.3.2.2 Bài học chấp nhận và xử lý rủi ro tín dụng
Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các tổ chức mua bán nợ,
kinh doanh rủi ro
Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý RRTD
Ba là, thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện năng lực quản lý RRTD Bốn là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của NHTM
Trang 10Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Bảng 2.1 Tổng quan các chỉ tiêu chủ yếu của Agribank
2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.2.1 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng
Trang 11Hình 2.1 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank
2.2.2 Hệ thống chính sách và quy trình quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Hình 2.2 Quy trình thực hiện chấm điểm đối với khách hàng là tổ chức
Khách hàng
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Bộ chỉ tiêu xác định quy mô Doanh nghiệp
Bộ chỉ tiêu tài chính
Bộ chỉ tiêu phi tài chính
Điểm tài chính
Điểm phi tài chính
Báo cáo
tài chính
Loại hình Doanh nghiệp
Trang 12Luận án cũng đã nêu rõ thực trạng: Chính sách và quy trình tín dụng; chính sách và quy trình phê duyệt tín dụng; phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng; hạn mức tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan; quy chế tín dụng đối với khách hàng
2.2.3 Nhận biết và phân tích đo lường rủi ro tín dụng
2.2.3.1 Thông qua hoạt động phân loại nợ vay của khách hàng
Bảng 2.2 Diễn biến nợ xấu qua các năm của Agribank
2.2.3.2 Thông qua quản lý tài sản bảo đảm tiền vay
2.2.4 Chấp nhận giảm nhẹ và từ chối rủi ro tín dụng
2.2.4.1 Cơ cấu lại nợ cho khách hàng
2.2.4.2 Chủ động bán nợ xấu trong quản lý rủi ro tín dụng
2.2.4.3 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng