Nhưng thực tế ngày nay hầu như các trường đã bỏkhông tổ chức thực hiện hoạt động thể dục giữa giờ nữa vì một số lí do như: Một số trường tổ chức tập trước khi cho các em chơi với hình t
Trang 1MỤC LỤC
I Phần mở đầu
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
III Phần kết luận, kiến nghị
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động thể dục giữa giờ là hoạt động rất bổ ích và cần thiết cho học sinh,đặc biệt là lứa tuổi tiểu học, nó làm cho học sinh phát triển toàn diện hơn về cácmặt thể chất lẫn tinh thần, thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng Khôngnhững vậy nó còn góp phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, giáo dục ý thức đạođức, góp phần hình thành nhân cách của người học sinh
Ở các trường TH thuộc huyện Krông Ana nói chung và trường TH Trần Phúnói riêng thì trong một buổi học học sinh chỉ được ra chơi 01 lần với thời gian làkhoảng 20 phút (buổi sáng là sau tiết 3, buổi chiều là sau tiết 2) Sau quãng thờigian căng thẳng mệt mỏi về đầu óc, ít vận động về cơ thể các em cần được tập cácđộng tác thể dục để khởi động các khớp các cơ trước khi các em bước vào rất nhiềucác vận động của cơ thể trong giờ ra chơi để tránh các tai nạn thường gặp trong vậnđộng như: Trật khớp chân, đau vai, đau cổ, Vì thế hoạt động thể dục giữa giờ làrất cần thiết và quan trọng Nhưng thực tế ngày nay hầu như các trường đã bỏkhông tổ chức thực hiện hoạt động thể dục giữa giờ nữa vì một số lí do như:
Một số trường tổ chức tập trước khi cho các em chơi với hình thức tập trungdưới sân trường Hình thức tập luyện này giáo dục cho các em rất nhiều về sựnhanh nhẹn, ý thức tập thể nhưng chưa thật sự khoa học vì khi nghe thấy tiếngtrống thì các em đã chạy ùa ra sân, các em học ở trên dãy tầng lầu thường xảy ratình trạng chen lấn, xô đẩy và có thể gây tai nạn cho các em, một số em hôm đó bịđau ốm hay những em bị khuyết tật lại không tham gia tập cùng các bạn được Còn
về thời tiết, nếu trời nắng quá mà sân trường không có hoặc có ít cây bóng mát thìtập sẽ làm cho các em mệt hơn, còn nếu trời mưa thì lại không tổ chức tập được, Trong khi tập vẫn còn nhiều bạn lưu lại ở lớp với nhiều lý do để trốn tập, số họcsinh còn lại có ra sân nhưng có em chỉ đứng cho hết thời gian mà không tập, hoặc
Trang 3tập qua loa cho xong để về lớp Một số lớp quá trình tập hợp, dàn đội hình tậpluyện còn rất chậm trễ nên mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến thời gian chơi sau đócủa các em Mặt khác, một số giáo viên còn chưa coi trọng hoạt động này và coiđây là một sự phiền hà trong các hoạt động của nhà trường Giáo viên chủ nhiệmkhông thực sự bám lớp trong các buổi tập nên đã tạo thành một thói quen không tốtcho học sinh, làm cho các em có động cơ, ý thức không tốt, coi đây là một sự bắtbuộc mà các em không thu được một lợi ích gì.
Ngoài ra, một số trường lại tổ chức tập thể dục giữa giờ vào cuối giờ ra chơi,sau khi các em đã vận động rất nhiều (vì học sinh tiểu học rất hiếu động) nên không
có tác dụng nhiều
Từ những ý nghĩa thực tiễn về giáo dục và những thực trạng nêu trên, quanghiên cứu, tìm tòi cộng với sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân tôi quyết
định lựa chọn và thực hiện đề tài Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể
dục giữa giờ ở trường Tiểu học để giúp tất cả các em đều có thể tập luyện, tập
luyện thường xuyên, tiện lợi và không mất nhiều thời gian mà vẫn đáp ứng đượcmục tiêu giáo dục, góp phần vào công tác giáo dục học sinh phát triển toàn diệntheo yêu cầu giáo dục tiểu học hiện nay
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong hoạt động
- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc họctập
- Tổ chức bằng hình thức phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức,
hấp dẫn, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 4Tất cả đội viên, nhi đồng Liên đội trường TH Trần Phú năm học 2013 –
2014 và học kì I năm học 2014 - 2015
4 Phạm vi nghiên cứu
- Các hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ ở các trường phổ thông
- Các động tác thể dục
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thăm dò ý kiến
- Phương pháp trao đổi đồng chí, đồng nghiệp
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìndân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mớithành công Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnhkhoẻ tức làm cho cả nước khoẻ mạnh …” và vì thế : “Luyện tập thể dục, tăngcường sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước” Bác Hồ đã khẳng định mụcđích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh.Mục đích của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệtrẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàndiện của Đảng và Nhà nước
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới thì sự nghiệp giáo dục đào tạo đangđược Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu Công tác giáo dục đangđược đầu tư phát triển toàn diện và bộ môn giáo dục thể chất đang đóng một vai trò
Trang 5quan trọng và nó xuyên suốt trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm non đếnđại học Trong đó công tác thể dục giữa giờ luôn được duy trì ở các cấp học do vaitrò và tác dụng của nó đem lại đối với sự nghiệp giáo dục Lứa tuổi học sinh Tiểuhọc là lứa tuổi mà các em rất hiếu động, phần lớn đều chưa có ý thức và động cơđúng đắn về hành động của mình, nên các em thường hay bắt chước hành động củangười khác Vì vậy, việc giáo dục và định hướng cho các em có động cơ đúng đắntrong học tập và các hoạt động ngoại khóa khác nói chung và thể dục giữa giờ nóiriêng là một việc làm rất cần thiết Hoạt động thể dục giữa giờ là hoạt động rất bổích và cần thiết cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học, nó làm cho học sinh pháttriển toàn diện hơn về các mặt thể chất lẫn tinh thần, thư giãn đầu óc sau những giờhọc căng thẳng, không những vậy nó còn góp phần rèn luyện tác phong nhanhnhẹn, nề nếp học tập, giáo dục ý thức đạo đức, góp phần hình thành nhân cách củangười học sinh Tuy nhiên trong những năm qua công tác này chưa được một sốnhà trường coi trọng đúng mức, việc tổ chức hoạt động chưa được đồng bộ, tổ chứcchỉ bằng một hình thức là tập trung dưới sân trường nên số học sinh không tham giahoạt động này còn khá nhiều, số còn lại tham gia hoạt động nhưng phần lớn làkhông tích cực hoặc tập một cách bắt buộc…
Muốn khắc phục được tình trạng này cần phải tìm hiểu đánh giá thực trạng,phân tích các nguyên nhân, từ đó xây dựng được hình thức tổ chức phù hợp đưavào áp dụng nhằm làm cho công tác này ngày một ổn định và đi vào nề nếp Để làmđược như vậy, không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần phải có mộtquá trình lâu dài và cần có sự thực nghiệm, không chỉ một vài người mà có thể làmđược mà cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp đồng
bộ và đảm bảo thông tin 2 chiều, nhiều chiều giữa các tổ chức trong và ngoài nhàtrường thì mới mang lại hiệu quả thực tiễn
2 Thực trạng
a) Thuận lợi - khó khăn
Trang 6- Thuận lợi:
Liên đội là trường chuẩn quốc gia nằm ngay trung tâm huyện Krông Ana,
có truyền thống thi đua và đạt nhiều thành tích, nhiều năm liền được Hội đồng độihuyện công nhận là Liên đội vững mạnh
Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Ban Lãnh đạo, các đoàn thể trong
và ngoài nhà trường nên các hoạt động ngoài giờ lên lớp được chú trọng, ngày càngkhởi sắc
100% đội viên, nhi đồng được học 2 buổi/ngày, đa số các em ngoan, tíchcực trong các phong trào, hoạt động
Đội ngũ anh chị phụ trách tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh
Hệ thống âm thanh, loa máy được đầu tư đảm bảo tốt cho việc tổ chức hoạtđộng
của hoạt động thể dục giữa giờ
Giúp các em nâng cao sức khỏe và tăng được khả năng phòng tránh cácbệnh học đường.
Giúp cho các em bị khuyết tật có cơ hội được tập luyện và được hòa nhập
Trang 7cùng các bạn góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Tạo sự tin tưởng của Ban Lãnh đạo nhà trường vào khả năng tổ chức cáchoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên – TPT Đội, giúp cho giáo viên – TPT Độithuận lợi trong công tác tham mưu và nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện để tổchức thành công các hoạt động khác
- Hạn chế:
Không theo dõi được hoạt động của các lớp một cách thường xuyên nhất Không tổ chức lồng ghép được hoạt động múa hát sân trường sau khi tập thểdục mà phải tổ chức riêng
Tính thẩm mỹ của hoạt động chưa thật cao
c) Mặt mạnh - mặt yếu
- Mặt mạnh:
Nhanh, không mất nhiều thời gian vui chơi của các em
Quản lý được học sinh, đảm bảo tất cả học sinh được tập luyện
Các động tác thể dục giữa các khối lớp không nhất thiết phải giống nhau
mà chỉ cần đảm bảo phù hợp với khả năng và độ tuổi của các em
Tập luyện một cách thường xuyên dù mưa hay nắng, qua đó đảm bảo sứckhỏe tốt nhất cho các em
Các em có thể quay lại việc học tập ngay mà không mất thời gian di chuyển(đối với những em chưa hoàn thành bài tập của tiết trước hoặc muốn chuẩn bị bàicho tiết tới)
- Mặt yếu:
Một số động tác tập luyện với biên độ không được lớn, nhịp chậm nên học
Trang 8sinh chưa thực sự thoải mái trong tập luyện
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường rất quan tâmđến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói chung cũng như hoạt động thể dụcgiữa giờ nói riêng
Ban Lãnh đạo nhà trường từng bước đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ anh chị phụ trách nhiệt tình, học sinh hăng hái tham gia
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Thực tế cho thấy, ở một số trường Tiểu học hiện nay việc tổ chức các hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được thực hiện thường xuyên, đều đặn, côngviệc này ít được các nhà trường quan tâm chú trọng, nhiều trường còn có quan niệm
và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung vàhoạt động thể dục giữa giờ nói riêng dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện chưađạt được cao
Hàng năm, Phòng GD&ĐT thường xuyên thực hiện công tác luân chuyểngiáo viên và trẻ hóa đội ngũ giáo viên – TPT Đội Vì thế phần lớn giáo viên – TPTĐội trong huyện là mới, ít kinh nghiệm, còn lúng túng trong công tác tham mưu vớiLãnh đạo nhà trường và các tổ chức trong và ngoài nhà trường Chưa chủ động tìmtòi, nghiên cứu để xây dựng hình thức tổ chức các hoạt động và thường là khi cócông văn hướng dẫn thì mới thực hiện nên các hoạt động còn mang tính bị động
Từ đó hoạt động Đội không có chất lượng về chiều rộng lẫn chiều sâu cũng nhưtính sáng tạo trong công tác hoạt động còn hạn chế
Trước những vấn đề trên tôi thấy người giáo viên - TPT Đội có một vai tròquan trọng trong việc xây dựng các phương pháp, kĩ năng, hình thức tổ chức cáchoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học Qua quá trình công tác, tôi đã
Trang 9không ngừng tìm tòi, xây dựng được các phương pháp, kĩ năng, hình thức tổ chứccác hoạt động ngoài giờ lên lớp, đã áp dụng và thực hiện đạt hiệu quả cao
Ngoài những mặt tích cực đã đạt được thì Liên đội cũng gặp phải không ítkhó khăn đó là: Cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, diện tích các phòng học còn hẹp.Liên đội có phân hiệu Buôn Trấp thuộc vùng khó khăn, 100% học sinh là ngườiđồng bào, cơ sở vật chất ở đây còn thiếu nên điều kiện tổ chức hoạt động còn hạnchế
Từ những vấn đề thực trạng trên, mỗi giáo viên - TPT Đội cần phải trang bịcho mình các phương pháp, kĩ năng, hình thức để tổ chức một hoạt động ngoài giờlên lớp, nắm bắt được tình hình cụ thể của nhà trường, các lớp, học sinh để xâydựng được hình thức tổ chức hoạt động một cách phù hợp nhất
3 Giải pháp, biện pháp
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
trong trường học, qua đó thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.
Tìm ra hình thức phù hợp nhất để tổ chức tốt hoạt động thể dục giữa giờnhằm nâng cao sức khỏe, đáp ứng được mục tiêu giáo dục và góp phần vào côngtác giáo dục học sinh phát triển toàn diện theo yêu cầu giáo dục tiểu học hiện nay
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1) Hình thành ý tưởng để xây dựng hình thức tổ chức hoạt động thể dụcgiữa giờ mới
- Nghiên cứu tài liệu, tham khảo trên các trang mạng
- Trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu nhất, tổ chức thăm dò
Trang 10ý kiến của giáo viên và học sinh.
- Khảo sát lại tình hình về cơ sở vật chất, quy mô phòng học, cách trang trí,sắp xếp bàn ghế của giáo viên và học sinh
- Tổ chức tập huấn cho đội hình mẫu của tất cả các lớp và tất cả giáo viên
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm kê lại bàn ghế của lớp học để thuận tiệncho việc tổ chức hoạt động thể dục mà vẫn không ảnh hưởng đến việc học
- Lắp đặt âm thanh, loa máy
b.3) Thiết kế bài tập cho hoạt động
Để thực hiện đề tài này, tôi đã biên soạn một bài thể dục để tập với trốnghoặc tập với nhạc có nhịp đếm, gồm các động tác như sau:
Trang 11Nhịp 2: Hai tay chống hông, đứng thẳng.
Nhịp 3: Hai tay chống hông đồng thời ngửa đầu ra sau
Nhịp 4: Hai tay chống hông, đứng thẳng
Nhịp 5: Hai tay chống hông đồng thời nghiêng đầu sang trái
Nhịp 6: Hai tay chống hông, đứng thẳng
Nhịp 7: Hai tay chống hông đồng thời nghiêng đầu sang phải
Thực hiện tương tự như lần 1 nhưng đổi chân
+ Động tác 3 ( xoay khớp vai): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặc ngồitại chỗ
TTCB: Đứng thẳng, tư thế nghiêm
Trang 13Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1.
+ Động tác 7 ( động tác vặn mình): Thực hiện được ở các tư thế đứng hoặcngồi tại chỗ
TTCB: Đứng (ngồi) thẳng, tư thế nghiêm
Trang 14Nhịp 8: Trở về TTCB.
Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1
+ Động tác 8 (động tác lưng bụng): Thực hiện ở tư thế đứng
Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1
+ Động tác 9 (động tác nhảy): Thực hiện ở tư thế đứng
Trang 15+ Động tác 10 (động tác điều hòa): Thực hiện ở tư thể đứng.
Nhịp 5,6,7,8 thực hiện tương tự như nhịp 1,2,3,4
Lần 2: Thực hiện tương tự như lần 1
b.4) Thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ
- Từ trước đến nay, hoạt động thể dục giữa giờ ở các trường phổ thông nóichung và các trường TH nói riêng chủ yếu được tổ chức dưới 1 hình thức là hoạtđộng tập thể ở sân trường Tổ chức ở dưới sân trường thì chỉ tạo cảnh quan đẹp chứchưa có tác dụng thực chất đến tất cả học sinh Hình thức này sẽ gặp nhiều hạn chếnhư:
Mất nhiều thời gian để tập hợp đối với các trường có dãy tầng lầu hoặc cácphòng học ở xa nhau, chưa tập trung
Các em hoạt động tập thể ở dưới sân trường rất đông nên khó quản lý dẫnđến nhiều em không tập hoặc tập qua loa không đúng tư thế, động tác
Không tổ chức được thường xuyên: Trời nắng quá thì sẽ gây mệt mỏi hơncho các em (nếu sân trường không có hoặc có ít cây bóng mát), trời mưa thì không
tổ chức tập được (Tây Nguyên có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô kéo dài)
Trang 16Những em bị đau, bị khuyết tật không thể tham gia tập luyện được.
- Vì thế đổi mới từ hình thức tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ từ hoạtđộng tập thể ở dưới sân trường sang hình thức tổ chức hoạt động tập thể dục ngaytại lớp học là rất cần thiết và phù hợp Ở hình thức tổ chức này thì không cần phảimất nhiều thời gian để di chuyển, các em có thể ngồi tại chỗ hoặc chỉ cần đứng lên,đứng lên rồi bước ra khỏi chỗ ngồi là có thể tập luyện được Các động tác khôngnhất thiết phải giống quy trình các động tác của bài thể dục phát triển chung trongsách thể dục mà được biên soạn đảm bảo phù hợp với yêu cầu, điều kiện tập luyện
và độ tuổi của các em Bài tập được biên soạn chia làm 2 phần: Phần đầu là cácđộng tác tác động trực tiếp lên các khớp, phần sau là các động tác tác động lên các
cơ Các động tác được thực hiện 2 lần, mỗi lần 8 nhịp Tùy vào đặc điểm của lớp
mà giáo viên có thể trang trí, sắp xếp lại bàn học sao cho thuận tiện và hợp lý đểcác em có điều kiện tập luyện tốt nhất mà không ảnh hưởng đến việc học Tùy vàođiều kiện của từng trường mà có thể áp dụng các hình thức như: Tập với trống, tậpvới nhạc có nhịp đếm, tập với nhạc thể dục nhịp điệu
Khi thực hiện thì trình tự các động tác cũng phải tuân theo một quy luật nhấtđịnh là từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, cụ thể: Đầu tiên là tập lần lượt cácđộng tác xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp cổ, khớp vai, khớp hông, khớp đầugối Sau đó mới tập các động tác căng cơ như: động tác lườn, động tác vặn mình,động tác lưng bụng,…
Hoạt động bắt đầu khi có tiếng trống báo hiệu hết giờ học thì đồng loạt cáclớp phải dừng ngay việc dạy và học lại (nếu lớp nào học chưa xong thì có thể tiếptục học sau khi đã tập luyện xong), giáo viên và học sinh nhanh chóng ổn định tổchức (có quy định về thời gian ổn định) và tập luyện các động tác thể dục theo quyđịnh
Ngoài ra, khi áp dụng hình thức tập luyện này giáo viên đang giảng dạy cóthể tùy vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp (nếu thấy các em có biểu hiện