Mặc dù Đảng ta đã có nhiều quan điểm, đường lối nhằm phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kế thừa những giá trị đạo đức trong kho tàng văn hoá n
Trang 1TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
ĐOÀN NAM CHUNG
MỘT SỐ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phạm Công Nhất
HÀ NỘI - 2009
Trang 2MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Giá trị đạo đức và những cơ sở hình thành các giá
trị đạo đức trong triết học Phật giáo 5
1.1 Quan niệm chung về đạo đức và giá trị đạo đức 5
1.2 Cơ sở hình thành các giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo 10
1.3 Một số giá trị đạo đức cơ bản trong triết học Phật giáo 39
Chương 2: Một số định hướng vận dụng các giá trị đạo đức trong
triết học Phật giáo trong việc xây dựng đạo đức cho người Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay 54
2.1 Cơ sở khách quan và những quan điểm cơ bản để vận dụng 54
2.2 Một số định hướng vận dụng cơ bản trong việc xây dựng đạo
đức cho người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 75
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là mô ̣t trào lưu triết ho ̣c tôn giáo xuất hiê ̣n vào cuối thế kỷ VI trước công nguyên ở miền B ắc Ấn Độ Trong hê ̣ thống tư tưởng của Phâ ̣t giáo có chứa đựng nhiều nộ i dung, nhưng những đặc sắc nhất vẫn là các giá trị về đạo đức, về nhân sinh Phâ ̣t giáo khuyên con người làm điều thiê ̣n và cố tìm cách tạo cho con người những phương tiện để thực hiện điều thiện , tìm cách giải thoát cho con người k hỏi đau khổ, cứu vớt cho con người khỏi những lầm lạc bằng hoạt động, bằng ý thức… của chính bản thân
Phật giáo được truyền vào Viê ̣t Nam vào những năm đầu công nguyên , và
đă ̣c biê ̣t, sự du nhâ ̣p này không phải do sự cưỡng chế của chính quyền đô hô ̣
mà qua giao lưu buôn bán - nó đến bằng con đường hòa bình Những giáo lý của Phật giáo v ề bình đẳng , bác ái, cứu khổ, cứu na ̣n rất gần gũi với triết lý nhân sinh của người dân Viê ̣t Nam - được chấp nhâ ̣n theo phương thức “tiếp biến văn hóa”
Từ khi đến Viê ̣t Nam cho tới nay , Phâ ̣t giáo luôn có mô ̣t vi ̣ trí đă ̣c biê ̣t trong đời sống tinh thần của người Viê ̣t Phâ ̣t giáo khi được truyền đến Việt Nam và được bắt đầu với các sinh hoạt đời thường của nhân dân và có lúc trở thành hệ tư tưởng chủ đạo khi được giai cấ p cầm quyền tro ̣ng du ̣ng , cho đến khi không còn ở vi ̣ trí đó thì nó vẫn tồn ta ̣i trong đời sống tinh thần của nhân dân Có thể dễ d àng nhận thấy rằng , ngay từ buổi bình minh , Phâ ̣t giáo đã tìm được chỗ đứng trong mo ̣i tầng lớp ở xã hô ̣i Viê ̣t Nam Tuy sự tiếp nhâ ̣n và sự phát triển ở các thời kỳ lịch sử có khác nhau , song Phâ ̣t giáo đã thích ứng và bám rễ bền bỉ trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam Vớ i nô ̣i dung tư tưởng và cả những hành đô ̣ng thực tế , Phâ ̣t giáo đã có những đóng góp cho nền văn hóa, cho đa ̣o đức của cư dân Viê ̣t Nam Lịch sử Phật giáo ghi nhậ n nhiều người Viê ̣t Nam đã tự nguyê ̣n đến với đa ̣o Phâ ̣t , lấy các nguyên lý từ bi , hỉ xả, phổ độ chúng sinh của đạo Phật để tu luyện mình và giúp đỡ người khác
Con ngườ i Viê ̣t Nam , văn hóa Viê ̣t Nam không tiếp nhâ ̣n cả hê ̣ thống tư tưởng của Phâ ̣t giáo , không tìm hiểu , nghiên cứu nhiều , thâ ̣m chí ít quan tâm tới vấn đề bản thể , vấn đề nhâ ̣n thức hay những điều bí ẩn , cao siêu của Phâ ̣t giáo mà chủ yếu là tiếp nhận triết lý nhân sinh, đặc biệt là những giá trị đạo đức của Phật Bởi chính những giá trị đạo đức của Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm tâm hồn, đa ̣o đức cũng như hành vi ứng xử của con người Việt Nam , làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam
Hiện nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những hiện tượng đáng lo ngại về lối sống, đạo đức Đó là sự xuất hiện đến mức báo động của các hiện tượng phản đạo đức, phi nhân tính trong đời sống xã hội Chính lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, thói ích kỷ, buông thả, phai mờ lý tưởng, bất chấp đạo lý, xa đà vào
Trang 4các tệ nạn xã hội… đã và đang từng ngày từng giờ làm xói mòn, băng hoại những nét đẹp văn hoá, đặc biệt là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Mặc dù Đảng ta đã có nhiều quan điểm, đường lối nhằm phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kế thừa những giá trị đạo đức trong kho tàng văn hoá nhân loại phù hợp với văn hoá Việt Nam trong đó có những giá trị đạo đức của Phật giáo Từ đó, xây dựng con người Viê ̣t Nam hoàn thiện về tư tưởng đa ̣o đức , tâm hồn, tình cảm, lối sống… nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành ma ̣nh cho sự phát triển xã hô ̣i Đứng trên lập trường triết học mác - xít để nghiên cứu những giá trị đạo đức Phâ ̣t giáo từ đó chỉ ra những yếu tố tích cực và cả những mă ̣t ha ̣n chế của nó trong sự ảnh hưởng đế n đời sống đạo đức cho người Việt Nam hiê ̣n nay là viê ̣c làm cần thiết Với ý nghĩa
đó, tôi cho ̣n vấn đề : “ Một số giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo và
những định hướng vận dụng trong việc xây dựng đạo đức cho người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành triết
học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu triết học Phật giáo, đặc biệt là những giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo là chủ đề của nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Có thể kể tới một số công trình và kết quả nghiên cứu tiêu biểu sau:
Fundamentals of Buddhism (Nền tảng của đạo Phật) - của tác giả Peter D
Santina, năm 1984 Cuốn sách được Thích Tâm Quang dịch sang tiếng Việt năm 1996 Trong cuốn sách này tác giả trình bày 12 bài giảng về lịch sử ra đời của đạo Phật, những giáo lý căn bản nhất của đạo Phật như: Tứ diệu đế, Lý nhân duyên, Nghiệp, Ngũ uẩn,… Tác giả xuất phát từ quan niệm của một phật tử ở phương Tây có hiểu biết sâu sắc phần giáo lý nên khi trình bày, tác giả cố gắng làm rõ từng nội dung trong quan niệm nhân sinh của đạo Phật nguyên thuỷ
Việt nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, NXB Văn học, Hà Nội
1992 Tác giả đã phân tích các vấn đề Phật học then chốt và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam một cách tự nhiên như “nước thấm lòng đất”
Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay do tác giả Nguyễn Tài Thư chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1997 Phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung vào các khái niêm từ, bi,
hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng của con người Việt
Nam
Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc
Bộ của tác giả Nguyễn Thị Bảy, NXB Văn hoá Thông tin 1997 đã chỉ rõ: Phật
giáo tuy có lúc suy vi nhưng không bao giờ phai tàn trong đời sống văn hoá Đại Việt
Đạo học Phật giáo do Hoà thượng - Tiến sĩ Thích Minh Châu giới thiệu
và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1995, là những bài tham luận của nhiều tác giả Thông qua nội dung cuốn sách này, các tác giả đã nêu nên
Trang 5những cơ sở và nhiều phạm trù đạo đức Phật giáo, phân tích để cắt nghĩa thêm
nội dung như: Giới, Hạnh, Nguyện, Thiện, Ác v.v…
Có một nền đạo lý Việt Nam do giáo sư Nguyễn Phan Quang chủ biên,
NXB TP.Hồ Chí Minh, 1996 Trong cuốn sách này tác giả đã cho người đọc thấy sự hoà hợp của đạo đức Phật giáo trong đạo lý dân gian Việt nam
Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Viện Triết ho ̣c do tác giả Nguyễn Tài Thư (chủ biê n, 1988), NXB Khoa học - Xã hội Cuốn sách được đề câ ̣p đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam từ đầu công nguyên cho đến nửa đầu thế kỷ XX
Lươ ̣c khảo tư tưởng Thiền trúc Lâm Viê ̣t Nam của tác giả Nguyễn Hùng
Hâ ̣u, NXB Khoa ho ̣c - Xã hội 1997 Trong đó tác giả phân tích khía ca ̣nh bản thể luâ ̣n, quan niê ̣m nhân sinh của các t hiền sư đ ời Trần như Trần Thá i Tông, Trần Nhân Tông , Pháp H oa, Huyền Quang , Ở đây , tác giả mớ i đề câ ̣p giai đoa ̣n Phâ ̣t giáo phát triển đến đỉnh cao - thời kỳ nhà Trần
Phật giáo với văn hóa Việt Nam của tác giả Nguyễn Đăng Duy - NXB Hà
Nội, 1999 Tác giả đã trình bày sự du nhập, tồn tại của Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với văn hóa Việt Nam
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay Luận án tiến sỹ triết học, Hà Nội, năm 2003 của Tạ Chí Hồng
Tác giả nghiên cứu về đạo đức Phật giáo tìm ra sự ảnh hưởng của nó trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam truyền thống và hiện nay
Nhìn chung các công trình trên của các tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống về triết học Phật giáo và khía cạnh đạo đức trong triết học Phật giáo cùng với việc xây dựng một nền đạo đức cho người Việt Nam Mặc dù, ở góc
độ này hay góc độ khác các tác giả đã có những hướng đi riêng để đạt được mục đích của mình song có thể nói chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu những giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo và những định hướng vận dụng trong việc xây dựng đạo đức cho người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay một cách có hệ thống Đó là khoảng trống khoa học mà luận văn này hướng tới để góp phần khoả lấp
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ một số giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo đối với vấn đề đạo đức ở nước ta hiện nay
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Một là, nghiên cứu và làm sáng tỏ một số giá trị đạo đức trong triết học
Phật giáo
Hai là, phân tích những ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) của nó đối với
vấn đề xây dựng đạo đức của người Việt Nam trong quá trình đổi mới hiện nay
Ba là, bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích
cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo đối với vấn đề đạo đức ở nước ta hiện nay
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trang 6Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống những quan điểm về giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đến vấn đề xây dựng đạo đức của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Về phạm vi, luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản của đạo đức và giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo nguyên thuỷ và những ảnh hưởng của nó đối với vấn đề xây dựng đạo đức cho người Việt Nam trong điều kiện cụ thể hiện nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tôn giáo và quản lý các hoạt động của tôn giáo
Đề tài sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu lý luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Các phương pháp nghiên cứu chung như: phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, lôgic - lịch sử v.v Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp có tính đặc thù như: so sánh - đối chiếu, khảo cứu văn bản học v.v
6 Những cái mới về khoa học của luận văn
Về lý luận, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số nội dung của triết học Phật giáo
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tạo thêm cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách về văn hóa và đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay; Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng bổ sung thêm vào hệ thống các tài liệu nhằm phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu đối với các môn học như triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học v.v
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương, 5 tiết
Trang 7
Chương 1
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 1.1 QUAN NIỆM CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
1.1.1 Đạo đức
Theo Từ điển tiếng Việt: Đạo đức là những nguyên lý phải theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, tuỳ theo yêu cầu của chế độ chính trị và kinh tế nhất định Đạo đức không sinh ra từ mảnh đất trống không của lịch sử, mà được nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong lịch sử Những quan niệm đạo đức đầu tiên được hình thành từ rất sớm trong lịch sử của xã hội loài người Tuỳ thuộc vào các giai đoạn lịch sử và cách tiếp cận khác nhau mà các vấn đề đạo đức được hiểu theo những nghĩa khác nhau Ở phương Đông cổ đại, người Trung Quốc đã đưa ra nhiều học thuyết về đạo đức được biểu hiện trong quan niệm về “đạo” và “đức” của họ “Đạo” trong tiếng Hán có nghĩa là đường
đi, con đường Khái niệm “đức” lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu Trung Quốc và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều “Đức” dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung “đức” là sự biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại thì đạo đức là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.(Trong tiếng Việt: đạo là lẽ phải, đức là điều tốt lành)
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại đã có nhiều nhà triết học đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề đạo đức Trong số đó, Xôcrát (469 – 399 tr.CN) là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức học Về sau Arixtôt (384 – 322 tr.CN) đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh con người và cho
ra đời bộ sách đạo đức học Nội dung phẩm hạnh con người theo Arixtôt chính
là ở chỗ con người biết định hướng đúng, biết làm việc thiện Epiquya
(341-279 tr.CN) là nhà triết học rất quan tâm đến vấn đề đạo đức Ông là người đầu
Trang 8tiên đưa ra phạm trù lẽ sống và là một trong những người có công luận giải về sự tự do của con người
Kế thừa những tư tưởng quý báu về đạo đức trước đó, chủ nghĩa Lênin cũng đã đưa ra quan niệm cơ bản về đạo đức, theo đó: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách cư xử của con người trong quan hệ với nhau
Mác-và quan hệ với xã hội, chúng được biểu hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi tryền thống và sức mạnh của dư luận xã hội [33,tr.7]
Từ quan niệm trên, đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực của đời sống đạo đức xã hội Quan điểm này đã khắc phục được những sai lầm của các nhà triết học trước Mác (cả duy vật lẫn duy tâm) khi họ xem xét các vấn đề xã hội và đạo đức Theo họ, đạo đức là biểu hiện của một sức mạnh siêu nhiên nào đó, là biểu hiện của những năng lực “tiên thiên” nhất thành bất biến của lý trí con người Những nhà triết học duy vật trước Mác tiêu biểu là Phoi-ơ-Bắc đã nhìn thấy đạo đức trong quan hệ con người, giữa người với người Nhưng với ông con người chỉ
là một thực thể trừu tượng, bất biến, con người nhân bản, nghĩa là con người ở bên ngoài lịch sử, đứng trên giai cấp, thoát ly khỏi điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc
Theo Quan điểm “Đác-uyn xã hội” sau này cũng đã tầm thường hoá chủ nghĩa duy vật bằng cách cho rằng, những phẩm chất đạo đức của con người là đồng nhất với những bản năng bầy đàn của động vật Đối với họ đạo đức, về thực chất cũng chỉ là những năng lực được đem lại từ bên ngoài con người, ngoài xã hội Như vậy, nét chung của các lý thuyết này là coi đạo đức không phải là cái phản ánh cơ sở xã hội hiện thực khách quan
Khác với tất cả những quan điểm trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: đạo đức được nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử Trong khi phê phán Đuyrinh muốn đưa ra một học thuyết đạo đức vĩnh cửu, bất biến, đúng với mọi thời đại lịch sử và mọi dân tộc,
Trang 9Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết đạo đức đã có
từ truớc đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” Nói cách khác, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, do tồn tại xã hội sinh
ra và phản ánh tồn tại xã hội, cho nên nội dung của các giá trị đạo đức không đứng yên mà luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của cái đã sinh ra nó Trong xã hội có giai cấp, đạo đức cũng mang tính giai cấp Mỗi giai cấp đều có những quan niệm về đạo đức riêng, phản ánh những quan hệ thực tiễn đang làm
cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức những quan hệ kinh tế mà trong đó, người ta tiến hành sản xuất và trao đổi Theo Ăngghen, cho đến nay “không có đạo đức nào là chân chính cả, nếu nói theo ý nghĩa tuyệt đối cuối cùng” của nó Song, Ph.Ăngghen cũng không hề phủ nhận giá trị của các học thuyết đạo đức đối với sự phát triển xã hội mà ông còn cho rằng đối với đạo đức cũng như đối với tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại, nói chung người ta thấy có một sự tiến bộ, đó là điều không còn nghi ngờ gì nữa Tuy nhiên, trong tất cả các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đảy sự tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội
Thật vậy, trong đạo Phật, tất cả những lời dạy của Đức Phật được lưu truyền cho đến nay đều liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề đạo đức nói cách khác đó có thể coi là một học thuyết về đạo đức Và học thuyết về Đạo đức của Phật giáo là một trong những học thuyết như thế
1.1.2 Giá trị đạo đức
Theo Từ điển tiếng Việt thuật ngữ giá trị được hiểu với nhiều nghĩa Liên quan đến chủ đề luận văn, thuật ngữ “giá trị” được hiểu là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của xã hội: ta vẫn duy trì các giá trị đạo đức của con người qua các thời đại Giá trị, theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu nó là cái mà do nó đã làm cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọi người thừa nhận Theo tác giả Nguyễn Văn Huyên “Giá trị là một phạm trù người Chỉ trong con người mới có cái gọi là
Trang 10giá trị Trong quá trình “chiếm hữu” để trưởng thành và để tự vượt lên mình giữa con người với ngoại giới, giữa con người với con người trong xã hội xuất hiện khái niệm giá trị” [36, tr.8-11] Giá trị được đề cập và nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực khoa học: đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, chính trị học, kinh tế học, triết học… Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực khác nhau, khái niệm về giá trị có thể mang những nội dung khác nhau
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về phạm trù giá trị, song có thể khái quát lại một số đặc điểm sau:
Một là, giá trị là tất cả những cái gì mang ý nghĩa tích cực, gắn với cái
đúng, cái tốt, cái đẹp, được con người thừa nhận và xem nó là nhu cầu hoặc có
vị trí quan trọng trong đời sống của mình, là những thành tựu góp phần vào sự phát triển của xã hội
Hai là, giá trị không phải cái gì nhất thành bất biến mà nó luôn luôn vận
động biến đổi theo thời gian và thời gian sao cho phù hợp trong từng thời điểm nhất định Chính vì vậy, trên thực tế không phải những cái gì đã có giá trị trong quá khứ thì đều giữ nguyên giá trị đối với hiện tại Điều này cho thấy giá trị mang tính lịch sử khách quan, sự ra đời, tồn tại hay mất đi của một giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người mà do yêu cầu của từng thời đại nhất định trong lịch sử
Ba là, giá trị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội,
giá trị giúp con người điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống, giá trị giúp con người định hướng và xác định mục đích cho hành động của mình, là động
cơ thúc đẩy hoạt động của con người
Để phân loại giá trị, tuỳ theo mục đích tiếp cận mà các tác giả nêu lên những căn cứ khác nhau về giá trị Thế nhưng thông thường cách phân loại khá phổ biến là chia giá trị thành hai loại: giá trị vật chất và giá trị tinh thần (cách phân chia này căn cứ vào sự thoả mãn nhu cầu vật chất hay tinh thần của con người) Giá trị vật chất thể hiện rõ nhất trong đời sống kinh tế - nơi gắn bó trực tiếp với tồn tại xã hội, quyết định sự tồn tại của xã hội loài người, vì vậy giá trị
Trang 11vật chất cũng liên quan mật thiết với các lĩnh vực chính trị, pháp quyền, thiết chế xã hội… còn giá trị tinh thần mặc dù “vượt thoát” hiện thực nhưng không phải vì thế mà xa rời hiện thực mà trái lại nó hướng tới một xã hội nhân văn, xã hội mà nhân loại tiến bộ trên thế giới đang mong tới
Trong các giá trị tinh thần, người ta thường đề cập đến các loại giá trị như: giá trị khoa học (giá trị nhận thức, cái chân lý), giá trị chính trị (cái chính nghĩa, cái cách mạng), giá trị tôn giáo (sự thiêng liêng, sự thánh thiện), giá trị đạo đức (cái thiện và cái ác)… Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối Trong phạm vi luận văn, tác giả xin góp phần làm rõ thế nào là “giá trị đạo đức” và “giá trị đạo đức Phật giáo”
Trong hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội thì giá trị đạo đức là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó là những chuẩn mực những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi của con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác Vì vậy, giá trị đạo đức được đánh giá là: “có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình, dư luận biểu dương Giá trị đạo đức vì thế có ý nghĩa thiết yếu đối với đời sống xã hội” [38, tr.51] Theo Giáo sư Huỳnh Khái Vinh: “giá trị đạo đức biểu hiện những chuẩn mực quy định mối quan hệ giữa người với người, giữa người với giới tự nhiên và xã hội (gia đình, cộng đồng…) trên tinh thần yêu thương hay thù hận, tôn trọng hay không tôn trọng, sự phát triển hay kìm hãm tài năng, tự
do và hạnh phúc” [65, tr.60]
Còn giá trị đạo đức Phật giáo được hiểu là sự kết hợp giữa giá trị đạo đức
và giá trị tôn giáo, là sự kết hợp giữa chuẩn mực đạo đức, những khuôn mẫu lý tưởng những quy tắc ứng xử với niềm tin tôn giáo (sự thiêng liêng, sự thánh thiện) nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi của con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác tuân theo “Giới luật”, luôn chú ý những điều nên làm và không nên làm Nói cách khác trong thực hành giáo Phật giáo (giới luật) thì đạo đức
và giá trị đạo đức là cái nền để cho con người nói riêng và chúng sinh nói
Trang 12chung làm phẩm phương tiện tiến tu trên con đường giải thoát khỏi “vạn sự khổ”, đồng thời đó cũng chính là cái nền để giữ gìn và phát triển Phật pháp
1.2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển triết học Phật giáo
1.2.1.1 Cơ sở hình thành và phát triển của triết học Phật giáo
Ấn Độ là một quốc gia nằm trên một bán đảo lớn - “tiểu lục địa” nằm ở
miền Nam Châu Á trông gần giống một tam giác cân mà đáy giáp Đại Tây Dương, một cạnh bên giáp biển Ấn Độ Dương, còn cạnh bên kia án ngữ bởi dãy Himalaya hùng vĩ dài tới 2.600 km, trong đó có bốn mươi ngọn núi cao
trên bảy cây số Theo tiếng Phạn (Sanskrit) chữ Himalaya có nghĩa là “xứ sở của tuyết” Người Ấn Độ cổ cho đây là nóc nhà của thế giới, nơi ngự trị của các
đấng thần linh, nơi chứa đựng nguyên khí của trời đất Tuy vậy, từ vị trí địa lý cho thấy Ấn Độ cổ đại là một quốc gia tương đối khép kín ngăn cách với nhiều quốc gia của Châu Á
Điều kiện thiên nhiên và khí hậu ở Ấn Độ hết sức phức tạp Địa hình vừa có nhiều núi non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những đồng bằng trù phú; có vùng khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, có vùng lạnh giá tuyết phủ quanh năm, lại có những vùng sa mạc, khô khan, nóng lực như thiêu như đốt, nơi thì
lũ lụt, nơi thì gió cát bụi mù mịt… Tính đa dạng và khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí người Ấn Độ cổ, phần nào cũng phản ánh sự
đa dạng trong triết học Ấn Độ
Thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ ở Ấn Độ vào khoảng thiên nhiên kỷ thứ III trước công nguyên Theo tài liệu khảo cổ học thời kỳ này người ta đã biết sử dụng công cụ bằng kim loại Nghề gốm, làm đồ trang sức, trạm trổ trên đá phát triển Nhiều di tích của cung điện, nhà hai tầng, bể bơi, cống ngầm khá hoàn bị Có nhiều dấu hiệu của chữ viết, các đơn vị đo lường… Chứng tỏ Ấn Độ có nền văn minh sớm so với các nơi khác trên thế giới
Trang 13Khoảng cuối thiên nhiên kỷ thứ II trước công nguyên, người Aryan là dân
du mục ở Trung Á tràn xuống bán đảo Ấn Độ đồng hoá dân bản địa Đravidien Cuộc chiến tranh kéo dài, khốc liệt đã hình thành các khúc hát (Veda) phản ánh đời sống xã hội, tình cảm nguyện vọng của con người trước cuộc sống chết chóc, điêu linh, khổ cực Tuyển tập Veda đã trở thành nguồn suối tư tưởng của Ấn Độ Các trường phái Triết học, Tôn giáo đều bắt nguồn từ Veda
Đến trước Thiên nhiên kỷ I tr CN lực lượng sản xuất phát triển mạnh dẫn đến sự phân hoá giai cấp trong xã hội Sự phân chia dân cư thành bốn đẳng cấp với quyền lợi địa vị khác nhau phản ánh mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong xã hội, nhưng lại được giải thích như là ý chí, sự sắp đặt của đấng sáng tạo tối cao theo tôn giáo đương thời Bốn đắng cấp đó là:
Thứ nhất, đẳng cấp Brahman-na (Bàlamôn) gồm: tăng lữ hay tu sĩ những người chuyên làm công việc cúng tế thần, chuyên nghiệp cứu giảng dạy thánh kinh, họ nắm quyền thống trị về mặt tinh thần, chiến địa vị cao nhất trong xã hội Ấn Độ Đẳng cấp này có những đặc quyền đặc vị to lớn, được tôn làm
"Thần của nhân gian"
Thứ hai, đẳng cấp Kshatriya (Sát đế lợi) gồm: vua chúa, vương công, tướng lĩnh, võ sĩ; họ nắm giữ quyền thống trị về mặt kinh tế, xã hội, cai trị và thâu tóm ruộng đất và được coi là người bảo hộ của nhân dân
Thứ ba, đẳng cấp Vaishya (Vệ xá) gồm: thương nhân, điền chủ, và những người trong nghề thủ công Đẳng cấp này là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội và có nghĩa vụ phải nộp thuế
Thứ tư, đẳng cấp Shudra (Thủ đà la) gồm: những người lao động bình thường, nô lệ Đẳng cấp này phục tùng những đẳng cấp trên
Ngoài bốn đẳng cấp trên, còn có những người bị coi là ngoài lề đẳng cấp xã hội, đó là tầng lớp hạ tiện nhất gọi là Ba-lị-xá gồm những người cùng khổ dưới đáy xã hội Họ bị các đẳng cấp trên đối xử như thú vật, cuộc sống vô cùng khổ nhục, tối tăm
Trong các đẳng cấp trên, đẳng cấp Brahman-na và Kshatriya là giai cấp
Trang 14thống trị; đẳng cấp Vaishya và Shudra thuộc giai cấp bị trị Bốn đẳng cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối ở đẳng cấp nào thì đời đời vẫn ở đẳng cấp ấy
Một xã hội bất bình đẳng như thế làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhất là khi đẳng cấp thống trị giàu có có sinh ra truỵ lạc, pháp luật không còn được tôn trọng Tình hình xã hội Ấn Độ thời bấy giờ đã chín muồi một cuộc đấu tranh nhằm lật đổ những giai cấp thống trị, áp bức bóc lột Đây là
cơ sở xã hội quan trọng làm cho nhân sinh quan Phật giáo - với tư cách là một trào lưu tư tưởng chống lại sự "nghèo nàn hiện thực" - đưa ra chủ trương thực hiện "bình đẳng xã hội" của mình, kiến lập một chế độ xã hội công bằng hơn Có thể nói, Phật giáo là sản phẩm của cuộc đấu tranh giữa thần quyền và thế quyền, đấu tranh giai cấp trong xã hội, là sự kế thừa văn hoá triết học và tôn giáo trước đó Ngay từ khi mới ra đời nó đã được quần chúng nô lệ bị áp bức chào đón một cách nồng nhiệt Ra đời cùng với Phật giáo còn có Jaina và một số giáo khác Tuy là khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ phủ nhận quyền uy
và sự thống trị của tôn giáo chính thống đương thời là đạo Bà la môn
+ Vai trò người sáng lập triết học phật giáo
Theo truyền thuyết, người sáng lập Phật giáo là Buddha (Trung Quốc
dịch là Phật), có nghĩa là “giác ngộ” Theo cuốn Jataka (Phật bản sinh kinh),
Buddha vốn là một thái tử, tên là Siddhàrta (Trung Quốc dịch là Tất Đạt Đa có nghĩa là “người thực hiện được mục đích”), con trai của Suddhodana (Tịnh Phạn), vua một nước nhỏ ở Bắc Ấn Độ (nay thuộc đất Nêpan) Vì muốn tìm cách giải thoát nhân loại khỏi sự khổ đau trong vòng luân hồi, Siddhàta đã bỏ gia đình, đi tu Khi đã “giác ngộ”, có nghĩa là khi đã phát hiện được nguyên nhân của nỗi khổ đau nhân thế và cách dứt bỏ nó, Ngài lấy hiệu là Buddha Người ta còn gọi Ông là Sakya-muni (Trung Quốc dịch là Thích Ca Mâu Ni), có nghĩa là “nhà hiền triết của xứ Sakya” Người ta không biết rõ đích xác năm sinh của Buddha, nhưng theo truyền thống, Ngài được coi là sinh vào năm 623
tr CN, sống khoảng 80 năm Sau khi Ngài chết, các học trò của Ngài đã tiếp
Trang 15tục phát triển tư tưởng của Ngài, xây dựng thành một hệ thống tôn giáo - triết học lớn, có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ, và từ đó, lan ra nhiều vùng của thế giới
Đạo Phật với luật lệ, lễ nghi đơn giản, giáo lý sâu sắc, nêu lên khả năng chế ngự dục vọng, vai trò tự giải thoát của con người, sự bình đẳng của con người với con người nên được đông đảo quần chúng tin theo Sau khi Phật tịch diệt khoảng hai thế kỷ, dưới thời vua A Dục, vào thế kỷ III tr.CN, Phật giáo đã lan rộng khắp Ấn Độ Phật giáo ở Ấn Độ tiếp tục phát triển cho đến thời vua Gúp Ta, sau đó Phật giáo không giữ được vai trò như trước nữa và dần dần phải nhường chỗ cho một tôn giáo mới: Ấn Độ giáo - một tôn giáo kết hợp giữa đạo Bàlamôn và một số tín ngưỡng dân gian, trong đó có một số yếu tố của Phật giáo Từ thế kỷ VIII trở đi, Hồi giáo xâm nhập vào Ấn Độ làm cho Phật giáo bị suy tàn dần
Tuy vậy, Phật giáo vẫn phát triển sang các nước ngoài Ấn Độ một cách nhanh chóng theo hai hướng: xuống phía Nam (gồm các nước như Mianma, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam ) gọi là Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa) Kinh điển chủ yếu ghi bằng chữ Pali Phái Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ): tự tu, tự chứng, tự giác với phương châm "Hãy làm ngọn đèn cho chính bản thân mình", thiên về cá nhân hơn, theo giáo lý nguyên thuỷ, chỉ thờ Phật Thích ca Mâu ni; một hướng truyền lên phía Bắc (gồm các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Bắc Việt Nam ) gọi là phái Bắc Tông (Đại thừa) Kinh điển chủ yếu của Phật giáo được viết bằng chữ Phạn Phái Đại thừa quan niệm: tự giác, giác tha, tức là không chỉ giác ngộ cho bản thân mình mà con giác ngộ cho người khác, có tính xã hội cao hơn, thờ Phật Thích ca Mâu ni và cả các vị Bồ Tát với cách thờ cúng khoa trương và "đa nguyên" Ngày nay quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế được mở rộng, giao thông thuận lợi và kinh điển được trao đổi ở khắp các nước nên sự chia rẽ giữa Bắc Tông và Nam Tông không còn được rõ ràng như trước nữa: trong Đại thừa vẫn có Tiểu thừa, trong Tiểu thừa vẫn có Đại thừa
Hiện nay, Phật giáo phát triển chủ yếu ở các nước châu Á, đạo Phật có
Trang 16tín đồ chiếm số đông trong dân chúng như Xrilan-ca, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia và chiếm số lượng đáng kể ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nêpan và Việt Nam Song, trong nửa thế kỷ gần đầy, Phật giáo vượt ra khỏi châu Á, bắt rễ sang các nước châu Âu và châu Mỹ
Đã có trên một triệu tín đồ ở châu Mỹ, hơn một trăm nghìn người ở xtrây-li-a, hơn mười nghìn người ở châu Phi và đặc biệt là khoảng ba chục năm nay, lan rộng ở châu Âu, thu hút gần hai triệu tín đồ mới Thống kê tháng 10-
Ô-2004 trên toàn thế giới, đạo Phật đang có khoảng 450 triệu tín đồ [61, tr 67] Ngày 15-12-1999 tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc phiên họp 54, mục 174 của chương trình nghị sự Liên Hợp quốc đã chính thức thừa nhận và tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm đức Phật đản sinh, thành đạo và niết bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch) Từ năm
2000 được gọi là đại lễ Vesak Liên hợp quốc như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên hợp quốc tại trụ sở Liên Hợp quốc và các trung tâm Liên Hợp quốc ở khu vực Đại lễ tổ chức với sự cổ suý của Liên Hợp quốc nhằm tôn vinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của đức Phật Thích ca Mâu ni về hoà bình, hoà hợp, hoà giải, vị tha, nhân ái vốn đã có từ hơn 2500 năm trước và vẫn còn nguyên giá trị trong thế giới ngày nay Lần đầu tiên Việt Nam được đăng cai tổ chức và chủ trì Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc lần thứ V - 2008 với chủ đề chính: "Sự đóng góp của Phật giáo trong quá trình xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" [67, tr.20]
1.2.1.2 Vài nét về tình hình Phật giáo ở Việt Nam hiện nay
+ Đặc điểm Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo là tôn giáo lớn thế giới được truyền vào sớm nhất và cũng là tôn giáo có đông tín đồ nhất ở Việt Nam (trên 10 triệu tín đồ) Vào Việt Nam, Phật giáo lại có đặc điểm khá đặc thù không hoàn toàn giống Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc, như:
Phật giáo vào Việt Nam mang đậm nét tính chất dân gian Từ khi mới du nhập vào Việt Nam, một mặt Phật giáo tìm cách hoà đồng với các tôn giáo khác
Trang 17như: Nho giáo và Đạo giáo, mặt khác nó còn kết hợp để hoà trộn với các tín ngưỡng dân gian của người Việt Phật giáo ở Việt Nam được đặt cạnh và đồng nhất với các mẫu Nghi lễ thờ cúng và rước xách các bà dâu - với tư cách là Phật là nghi lễ có tính chất dân gian, vừa uy nghi vừa rộn ràng náo nhiệt Tín đồ thì có tín đồ thực thụ (nhà tu hành) và tín đồ quần chúng (các phật tử) Tư tưởng từ bi, hỉ, xả của đạo Phật được diễn giải một cách dân gian là sự cứu khổ, cứu nạn
Phật giáo Việt Nam mang tính thống nhất nhưng không thuần nhất Nếu ở Ấn Độ và Trung Quốc, các môn phái được phân biệt rất rõ ràng vì ở đó các nhà
tu hành rất chú ý đến giáo lý thì trái lại, ở Việt Nam các nhà tu hành chủ yếu chú ý đến hành động và mục đích cứu độ chúng sinh của Phật giáo nên sự phân biệt giữa các môn phái không rõ nét Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo Việt nam chỉ là một, họ còn đồng nhất một cách đơn giản giữa Phật giáo với phái Thiền tông Các phật tử thì chỉ tuyên bố quy Phật chứ không quan tâm đến phái nào
Tuy nhiên, Phật giáo không thuần nhất, vì ở mỗi giai đoạn lịch sử với những khu vực, miền, địa phương khác nhau Phật giáo lại mạng những nét riêng, đặc thù rất đa dạng
Phật giáo Việt nam là một tôn giáo nhập thế khác với Phật giáo ở Ấn Độ
và Trung Quốc (chủ trương xuất thế) Ở Việt Nam, nhiều nhà sư, nhiều bậc cao tăng đồng thời cũng là những trí thức xã hội, những bậc mưu sĩ Hoạt động Phật giáo ở Việt Nam không tách rời quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc
+ Sự truyền bá và quá trình phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
Giai đoạn truyền bá Phật giáo vào Việt Nam (từ đầu công nguyên đến thế
kỷ thứ X) Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ khá sớm, có ý kiến cho rằng ngay từ thế kỷ thứ III tr.CN Chính sử Trung Quốc cũng đã ghi nhận rằng vào những năm đầu công nguyên, khi miền nam Trung Quốc chưa biết đến Phật giáo thì ở Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành - Bắc Ninh - Việt Nam) đã
Trang 18có trung tâm Phật giáo và Phật học khá phồn thịnh, tương đương với trung tâm Lạc Dương - kinh đô của Đông Hán và Bình Thành của nước Sở [67, tr.75] Giai đoạn này lại được chia làm hai thời kỳ với những đặc điểm riêng:
Thời kỳ đầu (trước thế kỷ thứ V), Phật giáo được truyền vào Việt Nam
thông qua các nhà sư Ấn Độ đi theo đường biển cùng với các thương gia Từ thế kỷ II đến thế kỷ V, quá trình truyền giáo gắn liền với các tên tuổi nhà sư Ấn
Độ và Trung Quốc, như:
Thế kỷ II: Ma Ha Kỳ Vực (Marajavaka) và Khưu Đà La (K’sudara) người Ấn Độ, năm 188
Thế kỷ III: Khương Tăng Hội (người Ấn Độ, năm 200-247) và Chi Lương Cương (người Ấn Độ, năm 266)
Thế kỷ IV: Du Pháp Lan và Du Đạo Thái (người Trung Quốc, vào năm 361)
Thế kỷ V: Đàm Hoằng (người Trung Quốc, vào năm 423) [48, tr.95]
Đây là thời kỳ mà đạo Phật được truyền bá khá rộng rãi vào Việt Nam Đặc biệt, đã xuất hiện nhà sư Việt Nam có danh tiếng (như: Huệ Thắng (giữa thế kỷ thư V); Thích Đạo Thiền (457-583)) Hai nhà sư này đã từng được mời sang Trung Quốc thuyết pháp và đã có những đóng góp nhất định vào quá trình lịch sử phát triển Phật giáo ở Trung Quốc
Thời kỳ từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ X, ở thời kỳ này vẫn được coi là quá
trình truyền giáo Đây là thời kỳ Phật giáo ở Việt nam đã phát triển khá mạnh Vai trò truyền giáo của các nhà sư Ấn Độ giảm, Phật giáo từ Trung Quốc truyền vào nước ta tăng lên, đặc biệt là phái Thiền
Nhà sư Ấn Độ Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci, 580-594) là tổ thứ ba của phái Thiền Trung Quốc vào nước ta tu tại chùa Pháp Vân (Bắc Ninh) và trở thành sư tổ của phái Thiền Việt Nam, phái này truyền được 18 đời với 29 vị sư tổ, kể từ người đầu tiên là Pháp Hiển (năm 626) đến người cuối cùng là Y Sơn (năm 1216) [67, tr.76]
Trang 19Phái thiền Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 820, truyền qua 15 đời với 40 vị sư tổ, kể từ người đầu tiên là Cảm Thành (năm 860) đến người cuối cùng là Ứng Vương (năm 1287) [67, tr.77]
Đến thế kỷ thứ X, sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, nước nhà được độc lập, nhà Đinh và tiền Lê đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển Đinh Tiên Hoàng đã triệu tập các tăng già để định rõ phẩm trật và mời tham gia triều chính Lê Đại Hành đã cử phái đoàn sang Trung Quốc thỉnh kinh Có thể nói dưới triều đại Đinh và tiền Lê các nhà sư (Ngô Chân Lưu, Khuông Việt Thái sư, Đỗ Thuận…) đã được trọng dụng, phong thưởng cho công lao giúp việc triều chính
Phật giáo thời Lý - Trần (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV) Đây là thời kỳ cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam và cũng là hai triều đại phong kiến bền vững và hưng thịnh nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến nước ta Ở đó, Phật giáo đóng vai trò là hệ tư tưởng xã hội, chính trị và đạo đức… trong xã hội
Các vua nhà Lý và nhà Trần được đào tạo và trưởng thành từ nhà chùa như Lý Công Uẩn Nhiều bậc đế vương có công nghiên cứu truyền bá Phật giáo
và trở thành sư tổ của nhiều môn phái (như: Lý Thái Tôn (1028-1054) là sư tổ đời thứ 12 của thiền Vô Ngôn Thông, Lý Thánh Tông (1054-1072) là sư tổ thứ
12 của Thiền Thảo Đường, Trần Nhân Tông (1279-1293) là sư tổ của phái Thiền Trúc Lâm Việt Nam - Trúc Lâm Yên Tử)
Các nhà sư thời Lý - Trần không chỉ có công lao với đạo pháp mà còn có những đóng góp lớn cho đất nước Họ đã tham gia triều chính, góp phần xây dựng nhà nước đương thời và cùng với nhân dân ta thành công trong công cuộc thắng Tống, bình Nguyên Vạn Hạnh quốc sư đã có công lớn trong việc dời đô
từ Hoa Lư ra Thăng Long Viên Chiếu, Thông Biện, Pháp Loa, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Huyền Quang và nhiều nhà sư tiêu biểu khác không chỉ có công lao trong công cuộc giữ nước, họ còn là những nhà văn hoá góp phần tạo dựng nền văn hoá Việt Nam với các thành tựu về văn học nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc có giá trị lớn, đồng thời họ còn tham gia đào tạo nhân tài cho đất nước
Trang 20Có thể nói hai triều đại Lý - Trần đã lập được nhiều thành tựu võ công văn trị thật hiển hách trong đó có phần đóng góp không nhỏ của Phật giáo
Sang thời Hậu Lê và nhà Nguyễn, Phật giáo không còn là quốc giáo Bởi ngay từ thế kỷ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam thay vì sử dụng Phật giáo đã sử dụng Nho giáo làm cơ sở chính trị, tư tưởng và đạo đức cho xã hội Tuy nhiên, vốn đã được chấp nhận từ lâu cho nên đến lúc này Phật giáo đã ăn sâu, bám rễ vào trong đời sống của nhân dân ta và các chùa chiền thì vẫn tiếp tục được xây dựng, sự tu hành vẫn tiếp tục được duy trì Có thể nói với tinh thần từ
bi, đạo Phật vẫn tiếp tục tồn tại, cùng chung sống với Nho giáo và Đạo giáo Thời kỳ này ở Việt Nam đã xuất hiện thêm hai phái Thiền là Thiền Tào Động ở Đàng Ngoài và Thiền Lâm Tế ở Đàng Trong (vốn ở Trung Quốc) Hiện nay vẫn chưa có thống kê về các đời sư tổ và số lượng các thiền sư của cả hai phái trên Ngoài ra, ở Đàng Ngoài còn có phái Thiền Lâm Tông do thiền sư Trịnh Lập (1696-1773) lập ra dưới thời vua Lê Hy Tông (1675-1705), nhưng không mở rộng được ảnh hưởng
Bước sang thế kỷ XIX, một mặt bị Nho giáo lấn át, mặt khác thực dân Pháp ráo riết truyền bá Thiên Chúa giáo vào Việt Nam đã làm cho Phật giáo bị suy yếu thêm Song đến đầu thế kỷ XX, một số nhà tu hành cùng các nhân sĩ có tinh thần dân tộc đã vận động “chấn hưng Phật giáo” Các cơ sở đào tạo và các tổ chức Phật giáo được hình thành
Ở miền Nam, năm 1930, nhà sư Khánh Hoà lập “Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học” Năm 1951 ông Mai Thọ Truyền tổ chức lại hội đó và đổi tên là “Hội Phật học Việt Nam” và cũng trong năm này thì “Hội tăng già Việt Nam” được thành lập
Ở miền Trung, năm 1932 lập “An Nam Phật học” Năm 1949 lập “Hội tăng già Trung Việt”
Ở miền Bắc, “Hội Phật giáo Bắc Kỳ” do ông Nguyễn Đăng Quốc lập năm 1949
Trang 21Tại Huế, năm 1951, thành lập “Tổng hội Phật giáo Việt Nam”, thực dân Pháp định lợi dụng Phật giáo, nhưng đại đa số Phật tử đều giữ nguyên truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, tu hành theo Sơn môn Tông phái
Trong kháng chiến chống Pháp, Phật giáo cũng đã đóng góp nhiều sức người, sức của Nhiều đại biểu Phật giáo tham gia mặt trận Việt Minh, Liên Việt, nhiều nhà chùa là cơ sở che dấu, hội họp cho cán bộ kháng chiến tổ chức
“Phật giáo cứu nước” thu hút phần lớn tăng ni, Phật tử đấu tranh chống Pháp
Từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền Miền Bắc được giải phóng, năm 1958, “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam” được thành lập, quy tụ giới Phật giáo miền Bắc thành một tổ chức thống nhất vừa hoạt động tôn giáo vừa góp phần vào công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà
Ở miền Nam, Phật giáo phức tạp hơn, các giáo phái hoạt động theo những chiều hướng khác nhau Năm 1964 “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” được thành lập, nó tập hợp các hệ phái một cách lỏng lẻo, sau bị phân hoá (Phái Quốc tự chủ trương theo đường hướng dân tộc; phái Ấn Quang bị đế quốc Mỹ thao túng Sau giải phóng phái Ấn Quang còn tiếp tục một thời gian gây rối ở miền Trung nhờ sự tiếp tay của bọn phản động Có thể nói, ở miền Nam xu hướng “hiện đại hoá” chi phối rất lớn đến Phật giáo Bằng chứng là họ đảy nhanh việc triển khai lực lượng, mở rộng trường đào tạo, xây dựng chùa tháp, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hoá để tạo thế cân bằng với Thiên chúa giáo Tuy nhiên đại đa số Phật tử giữ được truyền thống sống tốt đời, đẹp đạo gắn bó với dân tộc, ủng hộ và tham gia cách mạng Vào những năm 1960, Phật giáo đã đấu tranh quyết liệt với chế độ độc tài Ngô Đình Diệm; nhà sư Thích Quảng Đức đã tự thiêu năm1963 để phản đối Mỹ Ngụy
Sau khi đất nước hoà bình, độc lập, thống nhất đã tạo cơ duyên rất thuận lợi cho giới Phật giáo thực hiện một Phật sự lớn đã đặt ra từ rất lâu Đó là việc thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo trong một tổ chức chung Tháng 2 năm 1980, Ban Vận động Phật giáo thống nhất được thành lập gồm 33 vị tăng
Trang 22ni, cư sĩ đại diện cho các hệ phái Phật giáo trong cả nước Đến tháng 11 năm
1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã long trọng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với 165 đại biểu tăng ni, cư sĩ đại diện cho các hệ phái trong cả nước đã về dự và đã lập ra “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, thông qua Hiến chương và chương trình hoạt động của giáo hội với đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” Tiếp đó, đã bầu ra hai cơ quan cao nhất lãnh đạo Giáo hội là
“Hội đồng trị sự” và “Hội đồng chứng minh” Có thể nói, từ sau khi đất nước thống nhất Đảng và Nhà nước ta cũng rất chú ý đến các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành để hướng dẫn và chỉ đạo công tác tôn giáo Nhất là từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, với những chủ trương mới, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng cũng được khởi sắc Nhiều chùa tháp được xây dựng, kinh sách được phép in ấn, nhiều cơ sở đào tạo được mở rộng Các tín đồ Phật giáo phấn khởi hơn, có thể nói ít nhiều đã vui phần đạo, yên phần đời
Hiện nay nhiều chức sắc Phật giáo là thành phần tích cực của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ trong phật giáo bị lợi dụng nên cũng ít nhiều gây nên sự phức tạp về mặt chính trị - xã hội trong một số năm vừa qua, đặc biệt là ở phía Nam
1.2.2 Tư tưởng về “Giải thoát” và lý luận về “Tứ diệu đế”
Phật giáo là một hệ thống triết học - tôn giáo ra đời ở một quốc gia đất rộng, người đông nằm ở miền Nam Châu Á với lịch sử lâu đời - là một trong những nơi có nền văn minh sớm nhất và rực rỡ nhất trên thế giới Ý nghĩa cao cả của Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng cũng như sự dụng tâm của các học thuyết khác là chỉ ra mục đích sống và ý nghĩa của cuộc đời con người Từ đó chỉ ra con đường để con người nói riêng và chúng sinh nói
chung tự giải thoát khỏi “vạn sự khổ” Tuy nhiên, khi Phật giáo cho cuộc đời là
“vạn sự khổ” thì đó không phải là cái nhìn bi quan mà đơn thuần chỉ là một
nhận định Bởi theo tinh thần của Phật giáo thì cái khổ nằm ở cái hữu ngã, cũng
có nghĩa là con người bằng ý thức của cái “Ta” hoặc cái “Tôi” thấy những điều
Trang 23khó chịu đựng ấy là khổ và cái khổ đó của con người là do vô minh mà ra, bao giờ diệt hết vô minh là hết khổ Như vậy, muốn thực hiện hoài bão “diệt hết vô minh” thì trên nền tảng đạo đức - Phật giáo đã đưa ra tư tưởng về “giải thoát”
và lý luận về “Tứ diệu đế” giúp con người có được niềm tin vào cuộc sống, xác
định được cái ý nghĩa đích thực của nhân sinh
1.2.2.1 Tư tưởng về “Giải thoát”
Các trường phái triết học ở Ấn Độ cổ đại chú trọng vào các lĩnh vực kinh
nghiệm tâm linh và vấn đề cơ bản là tôi luyện tâm linh để giải thoát con người khỏi những khổ đau, trở về với bản thể đại ngã Vấn đề giải thoát là một trong những vấn đề cơ bản của đạo đức Phật giáo Đức Phật không chỉ dừng lại ở chỗ nói về khổ nạn mà con người phải chịu đựng trong cuộc đời mà quan trọng hơn
là sau đó Đức Phật nói về việc kết thúc khổ nạn, nói về mục tiêu của Đạo Phật đối với con người Phật Thích Ca từng nói:
“Hỡi chư tăng, trước kia và ngày nay ta chỉ nêu ra và lý giải về nỗi khổ đau và giải thoát nỗi khổ đau, tựa như nước của bể cả, chỉ thấm nhuần một hương vị, hương vị mặn của muối Đạo lý của ta chỉ thấm nhuần một hương vị, hương vị của đạo giải thoát” [69]
Trong các kinh điển và giáo lý của mình, Phật giáo cho rằng con người
là nguyên nhân của con người theo quan niệm “tự kỷ nhân quả” Con người quá khứ là nguyên nhân của con người hiện tại là nguyên nhân của con người tương lai chứ không phải do lực lượng nào khác tạo ra Phật giáo còn cho rằng
mỗi chúng sinh đều có Phật tính (Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính), đều
đi trên con đường giải thoát Do đó, Phật chủ trương tất cả mọi chúng sinh, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, đều có thể giải thoát, trở thành Phật Bản thân Phật Thích Ca cũng nhận mình không phải là thần thánh, mà chỉ là người
đã giác ngộ, giải thoát Sau khi Người tuyên bố: Ta là Phật đã thành, Chúng sinh là Phật sẽ thành, Phật Thích Ca kêu gọi: Hỡi các đệ tử hãy quay lại với chính mình, các người là Phật cả đấy! [69] Sách Phật ví Phật tính như ngọn
đèn, thân xác như bóng đèn, còn vô minh, tham dục như bụi trần che lấp Nếu
Trang 24không tu luyện thân tâm, bụi vô minh, tham dục sẽ che lấp Phật tính Ngược lại, nếu thường xuyên tu dưỡng thân tâm, đoạn trừ vô minh, tham dục thì ngọn đèn sẽ càng sáng, càng trong, tức là Phật tính mới phát ra được
Có thể nói, với Phật giáo sự giác ngộ, giải thoát là công việc của chúng sinh, do bản thân mỗi chúng sinh thực hiện và tuỳ thuộc vào quá trình tu tập của từng người Nếu ai tu dưỡng rèn luyện tốt thì nhanh chóng giác ngộ, giải
thoát Phật Thích Ca dạy các đệ tử: “Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự tạo cho mình một chỗ nương tựa và đừng nương tựa vào ai khác ngoài bản thân mình Hãy cầm vững ngọn đèn chân lý Hãy nương tựa vững chắc vào ngọn đèn chân lý, cũng đừng tựa vào những gì ngoài chân lý Phải coi sự giải thoát là cứu cánh cuối cùng của cuộc đời” [67, tr.52]
Ngay trong phần Diệt đế (Nirodha), Đức Phật cũng nói về mục tiêu tối hậu của Phật là giải thoát cho con người thoát khỏi nỗi khổ, thoát khỏi luân hồi, để đạt tới trạng thái Niết bàn Theo chữ Phạn, Niết bàn gồm hai phần, “Nir” và
“Vâna” Trong đó “Nir” - một hình thức phủ định được hiểu là không còn
“Vâna” có nghĩa là ái dục Cho nên “Đã diệt trừ lòng tham, đã diệt trừ lòng nóng giận, oán giận, diệt trừ si mê (vô minh), đó là Niết bàn” (Kinh Tạp A Hàm) [7, tr.86] Ở một đoạn kinh khác, Đức Phật lại nói “Dứt được lòng vị kỷ, thì chứng được cảnh giới Niết bàn” Theo Tôn giáo từ điển: “Niết bàn là một thế giới tinh thần sau khi đã tiêu diệt được luân hồi sinh tử” [12, tr.899] Song
những điều mà chúng ta định nghĩa về Niết bàn chỉ có thề làm rõ mặt này hay mặt kia của Niết bàn mà thôi Vì chúng ta đã đem cái ý niệm nhị nguyên, tương đối, còn có sự phân biệt vật - ta, vô - hữu, sinh - diệt vào giải thích một trạng thái tuyệt đối, đó là: Trạng thái diệt trừ mọi danh sắc, cảm giác, ý thức, ý niệm; trạng thái diệt mọi ái dục, vô vi, thanh, tịnh, vắng lạng, không vọng động, tịch diệt, bất tử, an lạc, hoàn thiện, vĩnh hằng… Có thể nói, Niết bàn là cảnh giới siêu thời gian và không gian, là cảnh giới an lạc, giác ngộ và giải thoát của bậc giác ngộ trong đạo Phật Chúng ta không thể dùng tư duy và ngôn ngữ để định
Trang 25nghĩa hay mô tả trực tiếp Niết bàn được mà phải bằng chính sự chứng ngộ, trực giác
Vấn đề cơ bản là phải thấy rằng: Niết bàn chỉ do chính ta tự thấy mà thôi Con người phải thấu hiểu về những khổ đau và tự thực hành việc loại trừ nguyên nhân sinh ra khổ đau để giải thoát cho mình khỏi những phiền não vô minh, sân hận và tham ái, đạt tới sự an lạc thanh tịnh trong tâm hồn Việc giải thoát do chính con người tự lực cánh sinh đảm nhiệm lấy Phật quan niệm mọi
chúng sinh đều bình đẳng ngang nhau trên con đường giải thoát Phật nói “Ta
là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” Người ta ai cũng có Phật tính,
nếu có công tu dưỡng thì cuối cùng cũng thành Phật Phật không chỉ nói mọi người đều có khả năng thành Phật, mà Đức Phật còn nói tất cả chúng sinh đều bình đẳng trên con đường giải thoát Chính ở đây thể hiện được tinh thần chống bất bình đẳng của đạo Phật Đức Phật đã chỉ rõ: “Tình thương và nhu cầu là những dây liên lạc giữa mọi người Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn Mỗi người sinh ra không phải đã mang sẵn trong bào thai dây truyền ở cổ hay dấu tin-ka ở trán…” [64, tr.115]
Những lời nói trên có thể coi như một lời tuyên ngôn của Đức Phật chống lại sự bất công, bất bình đẳng trong một xã hội có sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng Đây chính là yếu tố có tác dụng khích lệ lớn đối với con người sống trong xã hội có sự phân biệt đẳng cấp ngặt nghèo như ở Ấn Độ lúc bấy giờ Song bằng cách nào để thực hiện được mục đích và lý tưởng giải thoát, xoá bỏ
vô minh, vọng tưởng, làm mê tâm mờ tính, diệt mọi ái dục và đau khổ, đưa đến sự an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và đạt tới cảnh giới Niết bàn? Lý giải vấn đề này Đức Phật có nêu ra Đạo đế (Marga Satya) Đó chính là những quan điểm về con đường, cách thức hay phương pháp giải thoát của Đạo Phật
Theo triết lý của Phật giáo, có 37 phương pháp tạo thành con đường và cách thức để giải thoát còn gọi là 37 đạo phẩm, gồm có: bốn niệm sứ, bốn chính cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám con đường
Trang 26chính Trong đó con đường và phương pháp giải thoát tiêu biểu nhất vẫn là
“Bát chính đạo”, đó là con đường trung đạo, con đường tránh được mọi khuynh hướng tu luyện ép xác khổ hạnh của đạo Jaina, đồng thời cũng tránh được chủ nghĩa khoái lạc của phái Lokayata Cả hai khuynh hướng này, theo quan điểm của Phật giáo đều không thể dẫn tới trạng thái diệt ái dục, thanh tịnh, tịnh tiến
và chính giác được Lợi dưỡng vật chất, sa vào thế giới vật dục là đam mê theo đuổi cái giả tưởng, làm mê mờ tâm tính, làm chậm trễ sự tiến bộ tinh thần Còn
tu luyện khổ hạnh làm suy giảm trí lực, khó có thể đạt được mục tiêu đã chọn Trong kinh “Chuyển Pháp Luân”, Đức Phật đã nói: “Người xuất gia (Pabbajitena) có hai cực đoan (antã) cần tránh, một con đường thấp hèn chủ trương cuộc sống chỉ cần khoái lạc, một con đường cực nhọc vô ích như chủ trương của phái khổ hạnh ép xác Con đường trung đạo thì ở giữa hai thái cực kia, có thể dẫn đến giác ngộ và giải thoát” [8, tr.167]
Về con đường và cách thức để diệt trừ nguyên nhân nỗi khổ của con người là vô minh và đi đến giải thoát con người là phải thực hiện “Tam học” Vậy tam học là gì? Bát chính đạo bao gồm những bước tu tập nào?
Tam học gồm có Giới học - Định học - Tuệ học, trong đó:
Giới học là toàn bộ luân lý thực hành của đạo Phật, mục đích để kiềm
chế rồi đi đến diệt dục, tức là chấm dứt mọi sự say đắm, trụy lạc, những dục vọng làm cho con người sống trong vô minh, không thấy được thực tướng của thế giới và con người
Giới của Phật giáo trước hết là giới cấm, giới luật là những điều răn mà
Phật tử tại gia hoặc Phật tử xuất gia phải theo để phòng ngừa và tránh cho thân thể, lời nói và tâm ý khỏi phạm điều sai Tuỳ theo thứ bậc tu hành, nhất là các Phật tử xuất gia mà có những quy định riêng về Giới luật (Biệt giải thoát-Patimokkho) Theo nguyên tắc ấy, vị nào càng tiến tu thì Giới luật dành cho càng nhiều trong đó giới luật dành cho nữ nhiều hơn nam, bởi vì nữ giới có vai trò và đặc điểm riêng Các vị tu đến một mức nào đó thì buông bỏ các giới, vì việc giữ giới đã trở thành thói quen và vô tư như mặt trời mọc, đó cũng là bờ
Trang 27mép của sự giải thoát tối thượng Từ đó, chữ giới thường có hai nghĩa: giới là giới điều đạo đức (phương diện đạo đức) và giới là phong cách cư xử (vừa là phương diện đạo đức vừa là những phương tiện tu tập để làm thay đổi lối suy nghĩ, lối sinh hoạt hàng ngày của con người, hướng con người sống hướng thiện) Giới còn là giai đoạn đầu, giai đoạn tất yếu, nền tảng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo - Định Không có sự thực hiện giới thì thân tâm không trong sạch Giới làm cho cá nhân con người trải qua những biến đổi đạo đức nhất định theo chiều hướng thiện Để thực hành giới, ta phải thực hiện chính ngữ,
chính nghiệp và chính mệnh Chính ngữ có nghĩa là phải nói lời chân chính,
không nói dối, không nói xấu, không nói lời hung dữ và không nói chuyện vô ích Chính ngữ là giữ cho lời nói - phần cực kỳ quan trọng trong đời sống con
người - hướng về thiện Chính nghiệp nghĩa là phải hành động một cách chân
chính: không giết hại chúng sinh, không trộm cắp hay lừa bịp người khác, tránh ngoại tình, gian dâm, tạo nên sự tôn trọng trong đời sống, tôn trọng tài sản và
tôn trọng việc giao tiếp cá nhân Chính mệnh là sự bổ sung thêm cho những
điều thiện mà chính nghiệp đã nêu được áp dụng cho những người đi làm để nuôi sống gia đình Có nghĩa là người ta phải mưu sinh trong sự tôn trọng đời sống, tôn trọng tài sản và tôn trọng việc giao tiếp cá nhân, tránh buôn bán súc vật đem giết, tránh buôn bán rượu… Tác dụng của Giới là giữ cho xã hội hài hoà, an lạc Việc giữ Giới sẽ tạo cho con người an lạc, thanh tịnh nội tâm và người đó có thể đạt được nhiều kết quả trong các bước tu tập tiếp theo Người đó có thể trau rồi và phát triển thiền định Người đó chỉ có thể đạt được trí tuệ khi đã tạo được nền móng căn bản của Giới đức cả bên trong lẫn bên ngoài, trong môi trường cũng như trong tương quan đối với người khác, phòng ngừa những hành động sai lầm, hành động tội lỗi và ngăn cản sự nảy sinh nghiệp ác, xấu trong con người, đem lại sự hướng thiện cho con người
Như chúng ta đã biết, Đạo Phật không chỉ có một mục tiêu về hạnh phúc
và thịnh vượng mà còn có mục tiêu giải thoát Muốn giải thoát, con đường duy nhất có thể đạt được chỉ là do trí tuệ Muốn vậy, chỉ việc giữ Giới thôi chưa đủ,
Trang 28ta phải thanh lọc tâm ý, phát triển tâm ý qua thiền định Bởi Đạo Phật tập trung vào tâm thức, coi đó như là chìa khoá để đạt đến sự chuyển biến con người để thoát khỏi luân hồi sinh tử Cho nên tiếp theo Giới học là Định học
Định học là đình chỉ mọi ý nghĩ xấu, mọi tư tưởng xấu, mọi vọng niệm,
nguyên nhân phát sinh những hành động xấu đi đến gây nghiệp báo xấu Định còn tập trung tư tưởng suy nghĩ để làm mọi việc lành, từ đó nảy sinh một trạng thái an lạc, tạo điều kiện cho tuệ phát ra Muốn vậy cần thực hịên ba bước sau:
Một là, Chính tinh tấn tức là tập trung năng lực vào trạng thái tinh thần để
giảm thiểu hay loại bỏ những tâm bất thiện, tăng trưởng và củng cố các tư tưởng thiện như một phần của bản chất của tâm thức
Hai là, Chính niệm tức là luôn nghĩ tới đạo lý vô ngã diệt trừ những kiến
chấp mê lầm, đoạn trừ những tư tưởng, hành động bất chính Chính niệm còn là tỉnh thức hay chú tâm lưu ý, tránh tình trạng tinh thần rối loạn hay phiền muộn Thực hành chính niệm đóng vai trò quan trọng trong việc tu thiền trong đạo Phật
Ba là, Chính định, Thiền hay tĩnh lặng Định là cách thực hành tập trung
tâm nhắm vào một đối tượng, giữ thân tâm phẳng lặng, yên tĩnh, không một vọng niệm khởi lên Đối tượng ở đây có thể là vật chất hay tinh thần Khi tâm tập trung làm một chỉ nhằm vào một đối tượng là đạt định tâm, tâm hoàn toàn gắn chặt vào đối tượng, ngăn chặn được tất cả những suy nghĩ, phóng tâm, dao động, bần thần Đó là mục tiêu thực hành thiền định Cách thức tu định có thể thực hiện ở bất cứ chỗ nào giữa rừng sâu, nơi đồng vắng, ở chùa, cội cây mé sông,… vào bất cứ lúc nào: đi, đứng, nằm hoặc ngồi, miễn trí không loạn, nhất tâm vào một chỗ là được Song Phật lại khuyên rằng nên ngồi một chỗ để thiền định, có như vậy mới tốt vì dễ tập trung suy nghĩ hơn cả
Có thể thấy phương pháp thiền của đạo Phật là phương pháp chiêm nghiệm hướng nội - hướng về nội tâm con người Đối tượng của chiêm nghiệm
là nội tâm, là chính dòng tình cảm, dòng tư duy của chính mình Thiền bao gồm các bước tu luyện làm chủ ý thức, tâm lý của chủ thể, chuyển dần nội tâm từ
Trang 29tán loạn đến định tĩnh, từ chỗ chạy theo dục vọng, ngoại cảnh sang trạng thái bất động, sáng suốt
Phương pháp thiền gồm nhiều cấp độ, nhiều tiểu tiết rất tinh tế Điều đó chứng tỏ khoa học hướng về thế giới nội tâm con người, phân tích ý thức, tâm
lý, sinh lý… của văn hoá Ấn Độ đã đạt tới trình độ rất phong phú, rất sâu mà cho tới nay nền văn hoá phương Tây vẫn kinh ngạc và thán phục Đặc biệt là
mô hình thiền của đạo Phật toát lên tinh thần rất riêng của triết học Phật giáo khác hẳn với truyền thống cũ Thường thấy ở đạo Bàlamôn hay phái Yoga dùng thiền định để xoá bỏ tiểu ngã (At man) để trở thành đồng nhất với Đại ngã duy nhất (Brahman) Ngược lại, đạo Phật dùng thiền để đạt tới giác ngộ, tức là để giác ngộ ngay lập tức, không qua suy luận, không qua ngôn ngữ Chính chỗ khác căn bản này khiến cho Phật giáo không hoà với các trường phái triết học hữu thần luận trong triết học Ấn Độ cổ đại
Khi con người thực hiện thiền định, ta sẽ có thiền lực đem lại hai tác dụng: Thứ nhất, thiền đem lại sự thoải mái về vật chất và tinh thần, sự thư thái,
hỷ lạc, bình tĩnh, tịch tĩnh cho con người: Thứ hai, thiền khiến cho tâm trong sáng có thể nhìn thấy sự vật đúng chúng là như thế Thiền giúp cho tâm đạt trí tuệ Khi chúng ta đạt được nhất tâm chúng ta mới sẵn sàng tiến tới việc hiểu biết sâu xa
Tuệ học là bước thứ ba trong con đường tu tập để đi đến giải thoát Tuệ
học là trí tuệ, sáng suốt của người tu hành đã diệt được dục vọng, diệt được tam độc là tham, sân, si và đã thấu được lý tưởng vô thường, vô ngã, do đó chỉ nghĩ đến làm điều thiện, mưu lợi ích cho chúng sinh Tuệ học gồm hai bước: Chính kiến tức là nhìn thấy đúng sự vật và biết rõ thực chất của sự vật đó là duyên sinh tạo nên, là vô thường, vô ngã Chính tư duy là tư duy đúng với duyên sinh tính, vô ngã tính của các pháp Đây là con đường loại bỏ các tà tư duy, các vọng niệm, đạt tới giác ngộ
Khi thực hiện được các bước tu tập trên đây, con người sẽ đạt tới trạng thái thanh tịnh, an lạc, ung dung, tự tại, không vọng động, đạt tới giác ngộ và
Trang 30cảnh trí Niết bàn Giới - Định - Tuệ, ba bước tu học trên có quan hệ biện chứng với nhau rất khăng khít và nếu nói rộng ra thì tất cả các phạm trù trong hệ thống giáo lý nhà Phật đều rất rộng, đồng thời chúng đan xen chặt chẽ, thâm
nhập vào nhau, xuất phát từ quan niệm “trùng trùng duyên khởi” Từ đặc điểm
đó nên chỉ cần bàn tới một trong ba phạm trù trên theo tinh thần Phật giáo cũng thấy nó thâm nhập, bao hàm cả hai phạm trù kia Chẳng hạn, Giới phải liên hệ với Định và Tuệ, cho nên nếu hành giả chỉ giữ một mình Giới thì chưa đủ Đến đây có hai khía cạnh cần phải bàn Khía cạnh thứ nhất, đương thời, Phật cho rằng, những người sống hiền lương mà không có trí tuệ thì đó cũng chỉ là
những người ngu tốt bụng mà thôi, bởi vì còn vô minh Tư tưởng này, Phật đã
nói ở nhiều góc độ khác nhau trong các bài giảng của Người, thậm trí Người còn khẳng định: “Đi chung với người ngu, chẳng lúc nào khỏi lo buồn, ở chung với người ngu chẳng khác nào ở chung với quân địch Ở chung với người trí vui như hội ngộ với người thân” [19, tr.46] Đây là vấn đề mà Phật chỉ chung cho những người bình thường, hoặc những người đang ở bờ mép của sự nhập
lưu vào Phật giáo Còn khía cạnh thứ hai, về phương diện tu hành, Giới luật trở thành một môn học thiết thực cho hành giả để góp phần tinh tấn cả Giới, Tâm, Tuệ Bởi chỉ người nào giữ Giới một cách nghiêm ngặt mới có thể Thiền Định
và nhờ có Thiền Định mới phát Tuệ (nhà Phật gọi là Huệ) Có Tuệ mới đoạn tuyệt được tà tư duy, đạt đến giác ngộ Khi nói về mối quan hệ khăng khít của Giới học - Định học - Tuệ học, cũng như diệu dụng của việc tu đồng thời cả ba môn học trên, Đức Phật khẳng định “Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ Định tu cùng Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn Tuệ tu cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn Tâm tu cùng với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn…” [20, tr.80B]
Cùng với “Tam học” và “Bát chính đạo”, đức Phật còn đưa ra những phương pháp thực hành tu luyện tổng quát cho tất cả các Phật tử để họ chủ động thực hiện điều tốt cho mình và cho người, đó là “Ngũ giới” và “Lục độ”
“Ngũ giới” gồm: 1 Không sát sinh; 2 Không trộm cắp; 3 Không tà dâm; 4
Trang 31không nói láo; 5 Không uống rượu “Lục độ” tức “sáu phép tu” gồm: 1 Bố thí
(Dana); 2 Trì giới (Sila); 3 Nhẫn nhục (Ksãnti); 4 Tinh tiến (Virya); 5 Thiền
định (Dhyãna); 6 Bát nhã (Prãjã) Nếu đem “Lục độ” phối hợp với “Tam học”
thì ta thấy “Bố thí”, “Trì giới”, “Nhẫn nhục”, “Tinh tiến” thuộc về Giới; “Thiền định” thuộc về Định; “Bát nhã” thuộc về Tuệ
Như vậy “Tam học” và “Bát chính đạo” trong triết lý giải thoát của Phật giáo là cách thức tu luyện đạo đức, nhân sinh cho con người có tính chất toàn diện và tổng hợp nhằm xoá bỏ sự vô minh, mê lầm của con người làm cho: Tính thiện, Tâm định, Tuệ pháp, Giác ngộ đạt tới cõi Niết bàn Cho nên, trong
kinh “Pháp cú”, Đức Phật có nói: “con đường cao thượng là Bát chính đạo Chân lý cao thượng nhất là Tứ đế Không luyến ái là trạng thái cao thượng nhất…” [8, tr.173]
Có thể nói, theo Phật giáo khi đã hoàn toàn giác ngộ và thể nhập vào Niết bàn thì ngay cả “Bát chính đạo” và mọi ý niệm về Niết bàn, về Phật và Pháp cũng phải từ bỏ nốt Đức Phật thường ví Bát chính đạo như con thuyền trở người tu hành qua sông mê (vô minh); và giáo lý của Người như ngón tay
chỉ mặt trăng… Người dạy “Giáo lý của ta như chiếc bè để qua sông…”, “như ngón tay chỉ mặt trăng, đừng lấy ngón tay làm mặt trăng…” [54, tr.121] Vượt
qua được sông mê, thấy được mặt trăng thì phải biết rời bỏ luôn thuyền, hay đừng nhìn mãi vào ngón tay trỏ Nếu không sẽ chẳng bao giờ vượt được sông
mê, thấy được mặt trăng cả Đồng thời Đức Phật chủ trương mỗi người phải tự mình thực hiện các bước tu tập trên để đi đến giác ngộ mà không có ai làm thay được Như thế, tư tưởng giải thoát của Phật giáo thể hiện tính nhân bản sâu sắc Nó quan tâm đến thân phận của mỗi con người và chủ trương giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi những nỗi khổ của cuộc đời con người bằng chính đời sống đạo đức và sức mạnh trí tuệ của con người Cho nên đức Phật thường nói Phật tại tâm và thường khuyên mọi người chỗ dựa ở chính trong tâm mọi người Phật giáo lấy trọng tâm giáo lý là diệt khổ đạt tới Niết bàn (Nirvana) nhưng con đường tới Niết bàn là một quá trình tự phấn đấu của bản thân, do
Trang 32chính con người thực hiện chứ không phải do thượng đế hay đấng siêu nhiên nào đó ban phát Đức Phật cho rằng tự bản thân chủ thể đã có sẵn tính siêu nhiên và đều bình đẳng với nhau về khả năng tự giải thoát, đó chính là khả năng tự gạt bỏ tính trần tục thuộc về bản năng của chính từng người
Do đó có thể nói niềm tin vào Đức Phật không phải là sự tôn sùng quy lụy mà có cơ sở từ chính niềm tin vào “Phật tính” của bản thân mỗi người, không phân biệt nguồn gốc, đẳng cấp, không phân biệt kẻ xấu hay người tốt trên con đường mong muốn “thoát khổ” đạt đến “Niết bàn” Đây được coi là điểm tiến bộ, nổi trội trong Phật giáo thể hiện tinh thần bình đẳng tôn giáo
1.2.2.2 Lý luận về “Tứ diệu đế”
Mục đích của đạo Phật là giải thoát mọi khổ đau, vì vậy các pháp môn được thiết lập, mọi nỗ lực tu tập đều hướng về mục tiêu ấy Giáo lý Tứ Diệu Đế được coi là thiện pháp tối thắng, là quan điểm cốt lõi nhất về nhân sinh và cũng
là những định hướng cơ bản nhất của những tư tưởng triết học Phật giáo Đúng như nhận định của Ngài Xá Lợi Phất: “Ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này lớn nhất trong tất cả dấu chân Cũng vậy, chư hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ thánh đế” Và Đức Phật cũng dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dựng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra Cũng vậy, nếu có ai nói rằng không cần giác ngộ Tứ thánh đế, ta sẽ đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra” [21, tr.92]
Tứ diệu đế là Hán dịch từ chữ Phạn Catvary Aryasatyani Arya là Diệu, cao quý, màu nhiệm; Satya là Đế, là sự thật, là chân lý Tứ diệu đế còn được gọi là Tứ chân đế, Tứ thánh đế hay Bốn chân lý màu nhiệm bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế
Một là, Khổ đế (Dukkha)
Dukkha - một danh từ khó có thể phiên dịch chính xác ra một ngôn ngữ nào khác - mà người ta thường gọi là: “thực trạng khổ đau của con người” hay
Trang 33“chân lý màu nhiệm về khổ đau” Đứng về phương diện cảm giác, dukkha là cái gì làm cho ta khó chịu đựng (“du” là khó, “kha” là chịu đựng ) và nó được
lý giải thành ra cuộc đời, theo Phật chỉ là khổ đau và khổ não Khổ đau là một thực trạng mà con người cảm nhận được từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, không ai phủ nhận điều ấy Con người luôn có xu hướng vượt thoát khổ đau, tìm kiếm hạnh phúc nhưng vì không hiểu rõ bản chất của khổ đau nên không tìm được lối thoát thực sự, đôi khi ngược lại càng tìm kiếm hạnh phúc càng vướng vào khổ đau Nói như vậy phải chăng giáo lý của Phật giáo là tiêu cực, bi quan… và liệu có sự khác biệt nào nghĩa khổ đau của người đời với nghĩa khổ đau (Dukkha) của Phật giáo
Trước hết, chúng ta cần xác định rõ ở đây rằng, đó là lời tuyên bố sau khi cảm nghiệm và quan sát kỹ cuộc đời Đó là nhận thức, ta chỉ có thể phê phán nhận thức ấy đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với cuộc sống mà không phải là lạc quan hay bi quan, tích cực hay tiêu cực Lạc quan hay bi quan
là thuộc thái độ sống mà không phải là nhận thức, đánh giá cuộc sống Kế đó là sự khác biệt giữa khổ đau của người đời và khổ đau (Dukkha) của Phật giáo Người đời thấy vô thường là khổ, nhưng lại chấp chặt vào lòng khát ái và tự ngã nên càng đau khổ thì lại càng than thở, càng than thở thì lại càng nghe đau
Thi ca vẫn để lại lời than thở khổ đau ấy, ví như trong Cung oán ngâm khúc,
Ôn Như Hầu khi nhìn cảnh vô thường, khổ đau ở đời đã thi cảm:
“Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán, Chết đuối người trên cạn mà chơi
Lò cừ nung nấu sự đời, Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”
(Cung Oán Ngâm Khúc, câu 73 - 76) hoặc:
“Phong trần đến cả sơn khê, Tang thương đến cả hoa kia cỏ này
Tuồng huyễn hoá khéo bày ra đấy,
Trang 34Kiếp phù sinh trông thấy mà đau”
(Ibid, câu 99 - 102) hay:
“Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
(Kim Vân Kiều, Câu 1 - 4) Trong khi đó Phật giáo cũng nhìn thấy đời vô thường và khổ đau Song, cho do vô thường mà khổ đau Do mọi chuyện đời vì duyên sinh mà vô thường;
do lòng khát ái muốn nắm giữ cuộc sống không ngừng trôi chảy mà khổ đau Khổ đau thật sự, theo Phật giáo, không phải vì vô thường mà là vì lòng tham ái,
và chấp thủ Tôi sinh ra chỉ cao một thước rưỡi, cái khổ đau của tôi không phải vì một thước rưỡi chiều cao, mà vì tôi không muốn mình chỉ cao một thước rưỡi vì tôi nghĩ rằng một thước rưỡi là xấu,…
Như vậy, sự khác biệt của Phật giáo là ở chỗ, trong khi Phật giáo thấy khổ đau là do tham ái, thì người đời sống nắm chặt tham ái Chính những điểm khác biệt này biến sự thật của khổ đau thành sự thật của bậc Thánh gọi là Khổ Thánh
đế Bởi chỉ có bậc thánh nhân mới thấy thực tướng của sự vật (trong khi người thường chỉ thấy lớp ngoài của sự vật) Đối với các Ngài, tất cả đời sống đều là khổ não vì thế gian nằm trong sự đau khổ, và như vậy là đáng khinh miệt, không đáng để bấu víu Thế gian là một ảo ảnh, trống rỗng, hư vô, không có chi thực tế Do đó thế gian là huyền ảo, tạm bợ và vô thường cho nên không thể có hạnh phúc thực sự, hoàn toàn bền vững trong một thế gian như thế Và càng không thể có hạnh phúc trường tồn vĩnh cửu trong một thế gian luôn biến đổi Hạnh phúc và đau khổ là tương đối Cuộc sống không thể chỉ là hạnh phúc hay đau khổ Đức Phật không phủ nhận hạnh phúc khi ghi nhận rằng có sự đau khổ Trái lại, đức Phật chấp nhận có những hình thức hạnh phúc khác nhau, vật chất
và tinh thần, đối với người thế tục cũng như đối với người tu hành Song hạnh
Trang 35phúc vật chất chỉ là sự thoả mãn một vài ước vọng Nhưng “khi ta vừa đạt được thì nó đã vội lìa bỏ ta” Dục vọng không khi nào được thoả mãn trọn vẹn Không bao giờ ta cho là đủ, cho nên đời là bể khổ Cuộc đời ngoài khổ đau không còn tồn tại nào khác Cái khổ của con người được Phật giáo quy vào tám
điều khổ (gọi là Bát khổ), trong đó có : sinh, lão, bệnh, tử (đã là con người thì đều phải trải qua giai đoạn này) Ngoài ra, có: 1 Sở cầu bất đắc tức là mong ước mà không được; 2 Ái biệt ly khổ tức là phải xa lìa người mình yêu thương;
3 Oán tăng hội khổ tức là phải sống với người mà mình không yêu; 4 Ngũ uẩn khổ tức là mang thân ngũ uẩn che lấp trí tuệ không nhận thức được thực tướng
của sự vật, bản chất của thế giới Phật Thích Ca đã dạy “Này các tỳ kheo, sinh
là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong
cầu mà không được là khổ Tóm lại, chấp thủ năm uẩn là khổ” (Tương Ưng V)
[21, tr.94]
Qua đó có thể nói, một ước vọng, nếu không được toại nguyện sẽ làm cho ta đau khổ Con người không ai muốn sống chung với người mà mình không ưa thích mà càng không muốn xa lìa người mà thân yêu Song những điều thiết tha mong mỏi không phải lúc nào cũng thành hiện thực, trái lại những hoàn cảnh nghịch lòng lắm lúc xảy đến một cách đột ngột làm cho ta vô cùng khốn khổ Đôi khi một vài trường hợp khó khăn trở thành không thể chịu đựng nổi và đau khổ đến mức có người suy nhược cùng với sự kém hiểu biết phải nghĩ đến việc quyên sinh tính mạng, tưởng chừng như cái chết sẽ giải quyết được mọi vấn đề Nhưng không, ngay cả cái chết cũng không phải chấm dứt sự khổ, mà là tiếp tục sự khổ mới Cho nên, đức Phật mới ví sự khổ của con người
bằng hình ảnh: nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước đại dương [67, tr.46]
Hạnh phúc thực sự nằm bên trong chúng ta và không thể định nghĩa bằng danh từ như tài sản, quyền thế, danh vọng, hay chinh phục, xâm lăng, chiếm đoạt Nếu sự nghiệp vật chất ấy được thâu đoạt bằng bạo lực hay bằng một phương tiện bất công nào khác, hoặc giả, nếu sự nghiệp vật chất ấy được hưởng theo một chiều lầm lạc, hay nếu ta đem lòng luyến ái, trừu mến nó, thì đó là
Trang 36một nguồn đau khổ và phiền não cho người làm chủ nó Đối với người thường, thọ hưởng dục lạc là hạnh phúc duy nhất Nhưng theo đức Phật, không luyến ái (viragata), tức vượt lên trên mọi dục lạc, là hạnh phúc cao thượng hơn
Tóm lại, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý Về mặt bản chất, khổ đau là
do sự chấp thủ, ngã hoá năm uẩn Hay nói đúng hơn, chính cái xác thân là cội nguồn của sự khổ Như vậy, chân lý thứ nhất về sự khổ đau - Khổ đế (dukkha), tuỳ thuộc vào cái được gọi là chúng sinh và các sắc thái của đời sống, phải được phân tích tỷ mỷ và được quan sát tường tận
Hai là, Tập đế (Samudaya)
Tập là tích tập, các phiền não tụ hội tạo thành năng lực đưa đến khổ đau Đây là nguyên nhân, là nguồn gốc của các khổ Khi nhận thức được bản chất của khổ một cách rõ ràng, ta mới có thể đi vào con đường đoạn tận khổ đau Cuộc đời là khổ đau hay không khổ đau? Câu trả lời tuỳ thuộc vào thái độ tâm lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người; nguyên nhân của khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng mỗi người Phật giáo cũng nhìn thấy các nguyên nhân của khổ đau; có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng nguyên nhân thực sự vẫn là tâm thức
Nguyên nhân của khổ thông thường được Phật giáo giải thích là do thập kết sử, tức là do mười điều tập hợp lại dẫn con người vào khổ đau Cụ thể là: tham lam, giận giữ, si mê, kiêu ngạo, nghi ngờ, thân kiến (cho rằng cái ta thật - chấp ngã), biên kiến (hiểu biết không đến nơi đến chốn, hiểu một mặt), tà kiến (hiểu sai), kiến thủ (bảo thủ cho mình là đúng), giới cấm thủ (tu hành không chính đạo) Trong thập kết sử, Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh tam độc tức là ba điều: tham lam, giận giữ, si mê là nguyên nhân chính của khổ đau
Nói về nguyên nhân của khổ đau sách Phật còn dùng lý thuyết Thập nhị nhân duyên (Dvadasamidânas), tức là 12 nhân duyên tạo thành một chu trình khép kín trong mỗi con người, gồm: vô minh - hành thức - danh sắc - lục nhập
- xúc - thụ - ái - thủ - hữu - sinh - lão tử Tuy còn có những cách lý giải khác
Trang 37nhau ở một vài chi tiết nhưng nhìn chung sách Phật đều cho rằng 12 nhân duyên có quan hệ mật thiết với nhau, cái này làm nhân, làm duyên cho cái kia, cái này là quả của cái trước, đồng thời làm nhân cho cái sau
Trong 12 nhân duyên, Phật giáo đặc biệt quan tâm đến vô minh Vô minh (Avidya) có nghĩa là mê hoặc, tối tăm, nhầm lẫn, là ngu đần dốt nát, là trạng thái trí tuệ không sáng suốt và đúng đắn Do vô minh con người không nhận thức được thực tướng, bản chất của thế giới và của chính con người, cho nên sinh ra vọng tâm, chấp ngã, cho rằng có cái ta trường tồn và trên hết sinh ra vị
kỷ tham lam, dục vọng, và do đó sinh tâm tham muốn, ôm giữ lấy các đối
tượng lạc thú Có thể nói do không thấy rõ mới lầm tưởng rằng cái tôi, và cái của tôi như thân tôi, tình cảm của tôi, tư tưởng của tôi…, người yêu của tôi, tài
sản của tôi, sự nghiệp của tôi… là quan trọng nhất, là cái có thực cần phải bám víu, củng cố và thoả mãn nhu cầu của nó Những hành động đó tạo ra Nghiệp
Do tạo Nghiệp, đặc biệt là Nghiệp ác, mà con người phải chịu đau khổ, không dứt ra khỏi vòng luân hồi sinh tử Như vậy, do mê hoặc tối tăm mà sinh ra
Nghiệp, vì tạo Nghiệp nên phải chịu khổ Quá trình Hoặc - Nghiệp - Quả (khổ)
diễn đi diễn lại mãi mãi, không chỉ trong một đời, mà trong nhiều đời, nhiều kiếp Nói cách khác là, khi nào còn Vô minh tham dục thì còn Hành, còn Hành thì còn Nghiệp, và do đó còn luân hồi sinh tử
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là
do lòng mình; lòng mình đầy tham lam, chấp thủ, nhận thức sai lầm là khổ là chắc chắn Nói cách khác, do cái nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay không Nếu không bị chấp ngã và dục vọng vị kỷ hay phiền não khuấn động, chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc và hạnh phúc
Ba là, Diệt đế (Nirodha)
Diệt, Chân Lý Cao Thượng thứ ba là sự chấm dứt, là sự dập tắt Diệt đế là sự chấm dứt hay dập tắt toàn vẹn mọi phiền não, mọi nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự chấm dứt khổ đau, mục tiêu cứu cánh của người Phật tử Mục tiêu này có thể thực hiện bằng cách tận diệt ái dục tức là từ bỏ mọi luyến ái bên
Trang 38trong đối với thế gian bên ngoài, điều đó cũng có nghĩa là đạt tới hạnh phúc an lạc Diệt đế đồng nghĩa với Niết bàn (Nirvana/Nibbàna)
Thật khó để định nghĩa một cách chính xác Niết bàn là gì? Chỉ có thể hiểu một cách chung chung Niết bàn là sự thanh tịnh, là cảnh giới giải thoát Ngay cả trong các kinh điển Phật giáo cũng chỉ có thể định nghĩa Niết bàn, hay phương tiện trình bày Niết bàn bằng các từ ngữ rất phủ định như : ái diệt, khổ diệt, tham sân si diệt, thức diệt, hành diệt, vô minh diệt Ngoài ra, Niết bàn còn được diễn tả bằng nhiều danh từ khác như : vô sanh, vô vi, vô lậu, đoán bỉ ngạn, tịch tĩnh, chân như, thực tướng, pháp thân… Song Niết bàn không phải
là đối tượng của tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ mà ở đây Niết bàn đã vượt thoát khỏi ý niệm nên ở ngoài thời gian và không gian, nên hẳn nhiên Niết bàn không phải là một nơi chốn, không phải là một cảnh giới vĩnh hằng hay một cõi nào đó cao cấp hơn cõi người (như là cõi thiên đường của các tôn giáo khác), càng không phải là sớm, muộn, lâu dài hay ngắn ngủi v.v…, không có vận chuyển, không phải là kết quả hay hậu quả của bất cứ gì, không phải tương đối hay tuyệt đối, không phải thường hay vô thường Dù vậy, Niết bàn không hư
vô, mà là một thực tại thanh tịnh, siêu việt, là một trạng thái an lạc hay nói cách khác đó là hạnh phúc tuyệt đối, không nằm trong phạm vi phân biệt của ý thức hay nói cách khác, không thể nhận thức được Niết bàn khi đang còn tham sân,
si Một vị thiền sư đã nói “Hãy nhìn những rặng núi, những con suối chảy, những rừng cây xanh ngắt đẹp tuyệt vời kia Khi biết nhìn mọi vật với một nhãn quan mới, một nhãn quan không bị chi phối bởi tham sân si, thì cảnh đẹp kia chính là Niết bàn đó! Niết bàn không phải là một nơi chốn nào khác biệt với thế gian, một cảnh giới nào mà người ta có thể tìm đến Niết bàn chính là ở đây” Như vậy, có thể nói Niết bàn là thực tại như thật nằm ngay trong tầm tay của mỗi người, có thể nhận biết được bằng thể nhập do ái diệt hay khổ diệt và con đường dẫn đến Niết bàn là con đường đoạn trừ khổ đau, không còn tạo nghiệp, không còn tái sinh Chúng ta thấy Đức Phật và các vị Bồ tát, A la hán đã đạt tới Niết bàn ngay trong đời sống hàng ngày
Trang 39Bốn là, Đạo đế (Magga)
Đạo là con đường, là phương pháp thực hiện để đạt tới an lạc, hạnh phúc trong đời sống hàng ngày hay hạnh phúc tuyệt đối Niết bàn Như vậy, toàn bộ giáo lý mà đức Phật đã dạy đều là Đạo đế, tổng quát và căn bản gồm có 37 pháp, thường gọi là 37 phẩm trợ đạo đức Đức Phật có dạy rằng “ Này các tỳ kheo, đây là những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các con phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập, truyền bá rộng rãi để chánh pháp được trường tồn, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cuộc đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người Đó là bốn niệm xứ, Bốn chính cần, Bốn thần túc, Năm căn, Năm lực, Bảy bồ đề phần, Tám thánh đạo phần (Bát Thánh Đạo)” [21,tr.100]
Bát Thánh Đạo (Bát chính đạo) được hiểu như là con đường chân chính
và là con đường duy nhất dẫn đến Niết bàn Đấy là con đường tránh xa cực đoan khổ hạnh, làm suy giảm trí thức, và cực đoan lợi dưỡng, làm chậm trễ mọi tiến bộ tinh thần
Bát Thánh Đạo gồm tám yếu tố sau:
1- Chính kiến (Sammà Ditthi): Thấy và hiểu đúng đắn, nghĩa là nhận thức
đứng về đạo đức của cuộc sống, cái nào là thiện, cái nào là ác Nhận thức đúng về bản chất sự vật là vô thường, vô ngã, duyên sinh Nhận thức rõ bản chất của khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt của khổ và con đường đưa đến hết khổ 2- Chính tư duy (Sammà Sankappa): Suy nghĩ đúng đắn, nghĩa là đừng để đầu óc mình nghĩ ngợi những vấn đề bất thiện như tham dục, tức tối giận hờn, bạo động hãm hại… dẫn tư duy của mình hướng về tâm cao thượng như tư duy về sự buông thả, sự giải thoát, về thương yêu giúp đỡ chúng sinh, về sự bất bạo động, nhẫn nhục, trầm tĩnh
3- Chính ngữ (Sammà Vàcà): Ngôn ngữ đúng đắn, nghĩa là không nói những lời đưa đến đau khổ, chia rẽ, hung bạo, căm thù Nói những lời lẽ đưa đến xây dựng niềm tin, đoàn kết hoà hợp, thương yêu và lợi ích
Trang 404- Chính nghiệp (Sammà Kammanta): Hành vi đúng đắn, nghĩa là không có hành vi giết hại, trộm cướp, hành vi phi pháp Thực hành sự thương yêu, cứu giúp, không ham muốn thú vui bất thiện
5- Chính mạng (Sammà Ajivà): Đời sống đúng đắn, nghĩa là phương tiện mưu sinh, nghề nghiệp chân chính, không sống bằng nghề phi pháp, độc ác, gian xảo
6- Chính tinh tấn (Sammà Vàyàma): Nỗ lực đúng đắn, nghĩa là nỗ lực đoạn trừ điều ác, nỗ lực thực hành điều thiện
7- Chính niệm (Sammà Sati): Nhớ nghĩ đúng đắn, nghĩa là đừng nhớ nghĩ các pháp bất thiện, đừng để cho các đối tượng bất chính dẫn dắt mình đi lang thang An trú tâm ý vào thiện pháp, không quên thiện pháp
8- Chính định (Sammà Samàthi): Tập trung tư tưởng đúng đắn, nghĩa là đừng để tâm thức bị rối loạn, tập trung tư tưởng làm an tịnh tâm thức một cách đúng đắn, có hiệu quả phát triển tuệ giác
Mối quan hệ giữa các chi trong phần Bát chính đạo là không thể phân ly, chi phần này có trong chi phần kia, cái kia hỗ trợ cho cái này bát chính đạo có thể chia làm ba bước là Giới, Định và Tuệ Giới là Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng; Định là Chính tinh tấn, Chính niệm, Chính định; Tuệ là Chính kiến, Chính tư duy Xác định Bát chính đạo là con đường đưa đến giải thoát, Đức Phật dạy: “Nếu những Tỳ kheo sống chân chính (theo Bát chính đạo) thì cõi đời này không thiếu vắng những vị A la hán”
Có thể nói con đường tu tập của Đạo đế là con đường nỗ lực tự thân của mỗi hành giả Phật tử đó là con đường đưa đến giải thoát hay đó là phương pháp diệt khổ; con đường ấy vừa thực tiễn vừa có hiệu quả ngay tại đời sống này Như vậy, thuyết Tứ diệu đế (Bốn chân lý tuyệt diệu) vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh và là một học thuyết hoàn chỉnh mang đầy tính nhân văn đem lại niềm tin sức sống cho con người, cho xã hội thời bấy giờ và cho đến nay vẫn đem lại nhiều thiết thực, lợi ích cho con người cũng như cho xã hội hiện đại Đặc tính của Bốn chân lý Thánh hay giáo lý Tứ diệu đế là con đường