Hàng hoá nhập lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chủ yếu có xuất xứ Trung Quốc được nhập lậu vào thị trường trong nước dưới nhiều thủ đoạn khác nhau; đặc
Trang 1BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC
*****
TIỂU LUẬN Tình huống: Xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Học viên : NGUYỄN HẢI ANH
Đơn vị công tác : ĐỘI QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG SỐ 2 –
CHI CỤC QLTT HÀ NỘI
HÀ NỘI – THÁNG 11/2015
Trang 2PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hàng hoá không đảm bảo chất lượng đang là vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội Các hành vi vi phạm được thực hiện với tính chất phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi, quy mô và phạm vi ảnh hưởng cũng ngày càng lớn, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến uy tín của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Hàng hoá nhập lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chủ yếu có xuất xứ Trung Quốc được nhập lậu vào thị trường trong nước dưới nhiều thủ đoạn khác nhau; đặc biệt là hàng hoá được sản xuất
từ nước ngoài nhưng giả mạo xuất xứ Việt Nam, các đối tượng buôn bán các loại hàng hoá này vừa lén lút vừa công khai và giá cả cũng rẻ hơn so với hàng hoá thật nên đã gây được sự chú ý của người tiêu dùng, song chất lượng hàng hoá lại không đảm bảo
Tình trạng hàng nhập lậu, hàng giả, hàng hoá kém chất lượng đang có chiều hướng gia tăng do không ít thương nhân coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu bất chấp thiệt hại đối với người tiêu dùng và xã hội
Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đã được các ngành, các cấp rất quan tâm; công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên hơn, nhiều vụ vi phạm quy mô lớn được phát hiện
và xử lý đã có tác dụng ngăn chặn và răn đe Tuy nhiên, do còn tồn tại nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan nên tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp
Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong khóa học, kết hợp với thực tiễn công tác tại Đội Quản lý thị trường số 2, tôi lựa chọn đề tài: “Xử lý vi phạm đối với hoạt động tập kết, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hóa giả mạo
Trang 3Mục tiêu của đề tài là làm rõ những thủ đoạn trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời đề xuất với cấp có thẩm quyền một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh chống vận chuyển, buôn bán, tàng trữ hàng hóa nhập lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng và cả nước nói chung
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là lựa chọn tình huống cụ thể, phân tích tình huống, đưa ra các phương án giải quyết tình huống và lựa chọn phương án tối ưu nhất để giải quyết tình huống
Bố cục của tiểu luận gồm bốn phần, trong đó:
- Phần mở đầu trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu của đề tài, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu;
- Phần nội dung tập trung vào việc mô tả tình huống, xác định mục tiêu
xử lý tình huống, phân tích nguyên nhân dẫn đến phát sinh tình huống và những hậu quả của tình huống mang lại, từ đó xây dựng các phương án để giải quyết tình huống và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất;
- Phần ba đưa ra một số kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền;
- Phần cuối là kết luận
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài viết này chắc chắn còn những khiếm khuyết nhất định, rất mong quý Thầy Cô và các bạn trong lớp góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn
Trang 4PHẦN II: NỘI DUNG 2.1 Mô tả tình huống
Ngày 10/12/2014, Đội Quản lý thị trường số 2 tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa tại kho hàng số 60B phố Gầm Cầu, quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Thanh Quang, sinh năm 1968, trú tại số 60B Gầm Cầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là người quản lý số hàng hóa cất giữ tại kho đứng ra làm việc với Tổ kiểm tra
Theo khai nhận của ông Nguyễn Thanh Quang hàng hóa cất giữ trong kho gồm quần áo và khăn quàng cổ các loại được đựng trong 20 bao tải; toàn
bộ số hàng hóa nói trên là của Công ty TNHH Đức Minh có trụ sở tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, ông là chủ nhà và cho Công ty TNHH Đức Minh thuê lại nhà mình để làm kho chứa hàng (có Hợp đồng thuê kho giữa Công ty TNHH Đức Minh và ông Nguyễn Thanh Quang), đồng thời được Công ty này thuê để quản lý số hàng hóa cất giữ trong kho Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Thanh Quang không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa cất giữ trong kho
Căn cứ vào tình tiết vụ việc, Tổ kiểm tra đã đề xuất Lãnh đạo Đội Quản lý thị trường số 2 niêm phong và tạm giữ số hàng hóa nói trên, đồng thời yêu cầu ông Nguyễn Thanh Quang liên lạc với Công ty TNHH Đức Minh để cử người có thẩm quyền đến làm việc với Đội Quản lý thị trường số 2 theo quy định
Ngày 11/12/2015, bà Nguyễn Thị Huệ, là Giám đốc của Công ty TNHH Đức Minh đến trụ sở Đội Quản lý thị trường số 2 để làm việc Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Quang Tại buổi làm việc này, bà Huệ khẳng định toàn bộ số hàng hóa đựng trong 20 bao tải mà Đội Quản lý thị trường
số 2 tạm giữ là hàng hóa của Công ty TNHH Đức Minh, đồng thời xuất trình:
+ 01 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 4900772694 của Công ty TNHH Đức Minh do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 24/4/2014;
Trang 5+ 01 Bộ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 100228974060 kèm theo Hợp đồng mua bán ngoại thương số DM 071214/NK ngày 04/12/2014 và 01 Hóa đơn thương mại số DM 071214/NK ngày 07/12/2014 Trên bộ chứng từ thể hiện hàng hóa gồm:
- Áo khoác nhãn hiệu Shanghi – Made in China: 2.000 chiếc;
- Khăn quàng cổ nhãn hiệu Faizhi – Made in China: 1.000 chiếc
Trước sự chứng kiến của bà Nguyễn Thị Huệ và ông Nguyễn Thanh Quang, Tổ kiểm tra đã mở niêm phong và kiểm đếm hàng hóa trong 20 bao tải
mà Đội Quản lý thị trường số 2 đã tạm giữ Số lượng hàng hóa kiểm đếm thực
tế như sau:
- Áo khoác nhãn hiệu Shanghi – Made in China: 2.400 chiếc;
- Khăn quàng cổ nhãn hiệu Faizhi – Made in China: 1.000 chiếc;
- Khăn quàng cổ nhãn hiệu Louis Vuitton: 500 chiếc
Đối chiếc với bộ chứng từ mà đại diện Công ty TNHH Đức Minh xuất trình, Tổ kiểm tra phát hiện, hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp gồm:
- Áo khoác nhãn hiệu Shanghi – Made in China: 400 chiếc;
- Khăn quàng cổ không có nhãn hiệu: 500 chiếc
Ban đầu, đại diện Công ty TNHH Đức Minh không thừa nhận số hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ là của Công ty và cho rằng Công ty không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào đối với số hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ nói trên
Tuy nhiên, căn cứ vào tài liệu do ông Nguyễn Thanh Quang xuất trình gồm: 01 Hợp đồng thuê kho tại số 60B phố Gầm Cầu – Hoàn Kiếm – Hà Nội ký giữa Công ty TNHH Đức Minh và ông Nguyễn Thanh Quang và 01 Phiếu nhập kho tại kho hàng số 60B phố Gầm Cầu của Công ty TNHH Đức Minh trên đó thể hiện ngày 09/12/2014 kho hàng này có nhập 20 bao tải hàng hóa gồm 2.400
Trang 6chiếc áo khoác và 1.500 chiếc khăn quàng cổ, đại diện Công ty TNHH Đức Minh đã thừa nhận số toàn bộ hàng hóa trong 20 bao tải nói trên là của Công ty
và khai nhận số hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ được Công ty mua gom trên biên giới và chuyển xuống Hà Nội để bán cho một số tiểu thương trong chợ Đồng Xuân
Trong số hàng hóa không có hóa đơn chứng từ của Công ty TNHH Đức Minh có 500 chiếc khăn quàng cổ không có nhãn hiệu nhưng có hoa văn in trên sản phẩm tương tự như hoa văn của nhãn hiệu Louis Vuitton đã được đăng ký
và bảo hộ tại Việt Nam Nghi ngờ số hàng hóa này là hàng giả mạo nhãn hiệu, Đội Quản lý thị trường số 2 đã đề nghị đại diện ủy quyền của nhãn hiệu Louis Vuitton đến giám định số hàng hóa trên Kết quả giám định cho thấy, toàn bộ
500 chiếc khăn quàng cổ là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Louis Vuitton
Căn cứ vào những chứng cứ thu thập được và kết quả giám định của đại diện ủy quyền của nhãn hiệu Louis Vuitton, Tổ kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 2 kết luận: Công ty TNHH Đức Minh đã có hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
Không đồng ý với kết quả giám định của đại diện sở hữu nhãn hiệu Louis Vuitton, Công ty TNHH Đức Minh cho rằng hàng hóa của mình chỉ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Louis Vuitton, đồng thời viện dẫn quy định tại Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008 của Bộ Công Thương để đề nghị Đội Quản lý thị trường không xem xét xử lý hành vi vi phạm của Công ty
do chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu Louis Vuitton chưa có đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của Công ty TNHH Đức Minh đối với nhãn hiệu này
Tuy nhiên, Đội Quản lý thị trường số 2 đã bác khiếu nại của Công ty TNHH Đức Minh và cho rằng 500 chiếc khăn quàng cổ có in hoa văn tượng tự với hoa văn của nhãn hiệu Louis Vuitton có đầy đủ các yếu tố để kết luận là hàng giả mạo nhãn hiệu theo Khoản 2 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11
Trang 7Trị giá 500 chiếc khăn quàng cổ giả mạo nhãn hiệu Louis Vuitton được xác định dựa trên giá bán của sản phẩm có giá trị sử dụng tương đương trên thị trường là 30.000.000 đồng
Trị giá 400 chiếc khoác nhãn hiệu Shanghi không có hóa đơn chứng từ được định giá là 80.000.000 đồng
2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Việc giải quyết tình huống đặt ra nhằm hướng tới một số mục tiêu sau:
- Thứ nhất: Làm rõ thủ đoạn của các đối tượng buôn bán hàng lậu, hàng
giả, đó là trộn lẫn hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu để che mắt cơ quan chức năng; xác định rõ đối tượng thực hiện hành vi phạm để xử lý đúng người, đúng tội
- Thứ hai: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Thứ ba: Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng; đảm
bảo cho người tiêu dùng mua được hàng hoá có chất lượng tốt, giá cả phù hợp
- Thứ tư: Chống thất thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo môi
trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Thứ năm: Thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác
về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.3.1 Phân tích nguyên nhân dẫn đến vụ việc
Vụ việc xảy ra do một số nguyên nhân chính sau đây:
Trang 8- Do lợi nhuận cao từ hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả nên Công ty TNHH Đức Minh đã bất chấp các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại
- Do sự thiếu kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng, đặc biệt
là lực lượng chức năng tại các cửa khẩu khi để hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thẩm lậu qua biên giới
- Do thói quen “sính ngoại”, từ đó hình thành nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhái các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài, đặc biệt là các thương hiệu thời trang nổi tiếng: như Louis Vuitton, Chanel, Gucci… của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam
- Do giá cả của hàng hóa nhập lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thường
rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật nên phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người tiêu dùng
2.3.2 Những hậu quả mà vụ việc gây ra
Vụ việc buôn bán hàng lậu, hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty TNHH Đức Minh nếu không được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả sau đây:
- Gây thiệt hại cho nên kinh tế, làm thất thu ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam
- Làm giảm sút hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng do người tiêu dùng có thể mua phải hàng hóa kém chất lượng, hàng giả mạo nhãn hiệu với giá cả của hàng thật
- Quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu Louis Vuitton bị xâm phạm
Trang 9- Ảnh hưởng đến các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác; ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
2.4.1 Phương án 1
* Nội dung phương án:
Các căn cứ pháp lý để xây dựng phương án xử lý tình huống gồm:
- Điều 171 Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:
(1) Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
(3) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
- Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ:
Trang 10+ Tại Điểm i Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định: Hình thức phạt tiền quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt chính và mức tiền phạt quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân
+ Tại Điểm a Khoản 4 Điều 17 quy định hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này
Trên cơ sở quy định của Điều 171 Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009), Đội Quản lý thị trường số 2 hoàn thiện hồ sơ, chuyển cơ quan điều tra của Công an để xem xét khởi tố và xử lý hình sự về tội buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu theo quy định
Nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, Công ty TNHH Đức Minh có thể
bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc người đại diện theo pháp luật và các cá nhân liên quan của Công ty TNHH Đức Mạnh có thể bị xử phạt dưới hình thức cải tạo không giam giữ đến 2 năm
Bên cạnh đó Công ty TNHH Đức Minh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu theo quy định của Luật xử
lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả hàng cấm
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mức xử phạt từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng trong trường hợp trị giá hàng hóa 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng, đồng thời toàn bộ số hàng hóa nhập lậu của Công ty TNHH Đức Minh sẽ bị tịch thu sung công quỹ
Trang 11* Những điểm thuận lợi của phương án:
* Những hạn chế, khó khăn của phương án:
- Thời gian tiến hành điều tra, thu thập các chứng cứ cấu thành tội phạm
2.4.2 Phương án 2
* Nội dung phương án:
Xử lý vi phạm của Công ty TNHH Đức Minh bằng biện pháp hành chính Để áp dụng phương án này, cần căn cứ váo các cơ sở pháp lý sau:
- Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 19 tháng 6 năm
2009 (sau đây gọi chung là Luật Sở hữu trí tuệ); và Nghị định số
99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, theo đó:
+ Tại Khoản 2 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định: Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn