1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TRỌNG TÀI VÀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

22 827 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 156 KB

Nội dung

Như vậy, giải pháp hiện nay, cần nâng cao vai trò của trọng tài và để đảm bảo cho sự việc tranh chấp được diễn ra minh bạch, khách quan, tiết kiệm chi phí cho quá trình giải quyết vụ việ

Trang 1

TRỌNG TÀI VÀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

A ĐẶT VẤN ĐỀ.

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG I – SỰ PHÁP TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ PHÁP

LÊNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2003 ĐẾN LUẬT TRỌNG TÀI

THƯƠNG MẠI 2011.

1 Sự cần thiết phải ban hành Luật trọng tài Thương mại.

2 Những điểm mới cơ bản của Luật trọng tài Thương mại so với Pháp lệnh trọng tài Thương mại năm 2003.

CHƯƠNG II – CHẾ ĐỊNH TRỌNG TÀI VÀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3 So sánh với pháp luật nước ngoài.

CHƯƠNG III – BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

C KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.

Trang 2

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

VIAC: Tổ chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

TTTM: Thương mại quốc tế

BPKCTT: Biện pháp khẩn cấp tạm thời

HĐTT: Hội đồng trọng tài

BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự

ICC: Tòa án trọng tài thuộc Phòng Thương mại Quốc tế

UNCITRAL: Uỷ ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế.

A ĐẶT VẤN ĐỀ.

Trang 3

Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và nền kinh tế nước ta đã chuyển sang

mô hình phát triển theo thể chế thị trường, các tranh chấp kinh tế không những đơn thuần là tranh chấp giữa hai chủ thể giao kết hợp đồng kinh tế, mà còn có những tranh chấp dưới các dạng khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, tranh chấp về cổ phần, cổ phiếu, tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty…

Vậy, khi phát sinh tranh chấp thì doanh nghiệp cần tìm đến tổ chức nào để giải quyết một cách có hiệu quả, nhanh gọn, tránh những tổn thất quá lớn cho doanh nghiệp?

Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp ở Việt Nam chủ yếu được xét xử thông qua

hệ thống Toà án và Trung tâm trọng tài Tuy nhiên, một vấn đề nhận thấy rõ ràng là

hệ thống Toà án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ tồn đọng, không kịp giải quyết, do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), trong khi Toà kinh tế Hà Nội trong năm 2007 phải xử gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ

án kinh tế và Toà kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại, trong đó có 1.000 vụ án kinh tế, thì VIAC cũng chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ1 Tính trung bình mỗi trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0, 25 vụ một năm, trong khi mỗi thẩm phán Toà kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xử trên 50 vụ một năm

Theo thống kê năm 2007 về giải quyết các vụ tranh chấp về dân sự, kinh doanh,

thương mại và lao động, thì Toà án các tỉnh đã thụ lý 108.060 vụ; đã xử lý được

80.773 vụ Ngoài ra, có 1.280 vụ được kháng cáo lên Toà án nhân dân tối cao Những con số này ngoài việc cho thấy sự phổ biến việc xử lý các tranh chấp bằng Toà án còn cho thấy phần nào sự quá tải của hệ thống Toà án2

Các tranh chấp giữa các bên Việt Nam và các bên nước ngoài vẫn tiếp tục được xét xử chủ yếu bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (119 vụ), Hiệp hội Trọng tài Mỹ (621 vụ); Toà án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc

tế ICC (599 vụ); Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Trung Quốc (1.118 vụ); Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (448 vụ)3

1 VIAC có 140 trọng tài viên Năm 2004 thụ lý 26 vụ; năm 2005 thụ lý 18 vụ; năm 2008 thụ lý 48 vụ Tính trung bình mỗi năm số vụ việc giải quyết tăng khoảng 15

2 Số liệu thống kê tình hình xét xử của Toà án ở 64 tỉnh thành phố giai đoạn 1/1/2007 đến 31/12/2007

3 http://www.hkiac.org/HKIAC/HKIAC_English/main/html)

Trang 4

Như vậy, giải pháp hiện nay, cần nâng cao vai trò của trọng tài và để đảm bảo cho sự việc tranh chấp được diễn ra minh bạch, khách quan, tiết kiệm chi phí cho quá trình giải quyết vụ việc và quyền lợi của các bên đương sự không bị xâm phạm thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng có ý nghĩa đặc biệt và cần được lưu tâm trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài để làm sao sử dụng chúng một cách hiểu quả nhất.

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG I – SỰ PHÁP TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ PHÁP LÊNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2003 ĐẾN LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2011.

3 Sự cần thiết phải ban hành Luật trọng tài Thương mại.

Năm 1963 và 1964 ở miền Bắc nước ta đã thành lập Hội đồng Trọng tài Ngoại thương

và Hội đồng Trọng tài Hàng hải4 Vào những năm 1970, một hệ thống các trọng tài kinh tế từ huyện, tỉnh đến Trung ương đã được thành lập để giải quyết tranh chấp giữa các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã Trọng tài kinh tế ở thời điểm đó thực chất

là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các xí nghiệp nhà nước mà chưa thực hiện được vai trò trọng tài như tên gọi của mình Trong khi đó, Toà án nhân dân không có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp này mà chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự giữa các cá nhân với nhau, chủ yếu là các vấn đề hôn nhân và gia đình hoặc tranh chấp liên quan đến hàng hoá có mục đích để sử dụng cá nhân và tiêu dùng Từ năm 1998 hệ thống Trọng tài kinh tế đã giải thể Việc giải quyết các tranh chấp kinh tế từ đó đã được thực hiện bằng hai con đường: Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân và các Trung tâm trọng tài kinh

tế5 Theo quy định của Nghị định số 116/CP, Trọng tài kinh tế thực sự được xác định

là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tức là tổ chức phi Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tranh một số tranh chấp theo quy định, hoàn toàn tách rời chức năng quản lý nhà nước như trước đây

Để đáp ứng nhu cầu của hoạt động trọng tài trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngày 25/02/2003,

4 Đây là hai tổ chức tiền thân của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) VIAC được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương và Hội đồng Trọng tài hàng hải.

5 Các Trung tâm trọng tài kinh tế được thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức

và hoạt động của Trọng tài kinh tế.

Trang 5

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2003) tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các Trung tâm Trọng tài thương mại thay cho hoạt động của các Trọng tài kinh tế.

Về cơ bản Pháp lệnh Trọng tài thương mại phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế trong việc điều chỉnh các vấn đề chủ yếu của Trọng tài như: quy định về hiệu lực của thoả thuận trọng tài, điều kiện trở thành Trọng tài viên, về trọng tài vụ việc, mở rộng thẩm quyền chọn trọng tài viên, ghi nhận mối quan hệ giữa Trọng tài và Toà án bằng một loạt các quy định cụ thể như hỗ trợ thi hành thoả thuận trọng tài, chỉ định Trọng tài viên, giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, giải quyết yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, lưu trữ hồ sơ trọng tài v.v

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, qua hơn sáu năm thực hiện, Pháp lệnh này đã bộc lộ không ít những hạn chế và bất cập như: Phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài; chủ thể của các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài; giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài về mặt nội dung và hình thức; việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; việc triệu tập nhân chứng; vấn đề xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; việc hủy quyết định trọng tài, vấn đề địa điểm tiến hành trọng tài; cách tính thời hiệu khởi kiện v.v…

Mặc dù so với trước đây đã có những quy định tiến bộ hơn, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 vẫn chưa tạo được cơ sở pháp lí đầy đủ cho việc thực hiện chủ trương của Nhà nước khuyến khích các bên sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại và các tranh chấp khác, cầm được khắc phục bằng việc ban hành một đạo luật mới về trọng tài thương mại – Luật trọng tài thương mại để thay thế Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 trên cơ sở kế thừa những chế định tiến bộ và khắc phục những hạn chế sao cho phù hợp với thực tế để tạo ra những quy định hoàn chỉnh hơn

Sau một quá trình nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn áp dụng Pháp lệnh trọng tài thương mại, kế thừa và phát triển các quy định đã đi vào cuộc sống, thì Luật trọng tài thương mại đã ra đời và có hiệu lực vào ngày 01/01/2011

Để giải quyết riêng cho các tranh chấp thương mại quốc tế thì Việt Nam cũng đã thành lập được Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm

1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ

Trang 6

sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964)

Theo Điều lệ, VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ quốc tế như các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cung ứng dịch vụ; phân phối đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ v.v

4 Những điểm mới cơ bản của Luật trọng tài Thương mại so với Pháp lệnh trọng tài Thương mại năm 2003.

Luật Trọng tài thương mại đã khắc phục những tồn tại của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (Pháp lệnh TTTM): khắc phục việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh chấp thương mại, trên cơ sở

đó bảo đảm sự tương thích giữa các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Dân sự,

Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành khác với Luật Trọng tài thương mại (Luật TTTM) Luật TTTM đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh TTTM về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại của Trọng tài thông

qua việcmở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên

quan đến quyền và lợi ích của các bên (Điều 2 Luật TTTM) Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật TTTM so với Pháp lệnh TTTM và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn sử dụng Trọng tài của các nước trên thế giới.

Khắc phục sự không rõ ràng của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 về các

hợp thỏa thuận trọng tài không rõ ràng thì bên khởi kiện (nguyên đơn) có quyền được

tự do lựa chọn tổ chức trọng tài thích hợp để khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Với quy định này sẽ ngăn chặn và giảm bớt tình trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc tình trạng không có cơ quan nào giải quyết tranh chấp

Luật TTTM có quy định tại Điều 17 nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong việc lựa chọn

thường người tiêu dùng bị đặt ở vị thế có nhiều nguy cơ bị lạm dụng bởi các điểu kiện

và điều khoản trong hợp đồng in sẵn của người bán hàng hoặc người cung cấp dịch

vụ, do vậy cần có quy định bảo vệ họ trong các tình huống cần thiết

6 Điều 18, Luật trọng tài thương mại năm 2011.

7 Luật trọng tài thương mại, năm 2011.

Trang 7

Kế thừa Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Điều 20 Luật TTTM có các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu đối với Trọng tài viên nhằm hình thành ở nước ta một đội ngũ trọng tài viên nòng cốt có năng lực, có tính chuyên nghiệp, có chuyên môn và uy

tài thương mại không yêu cầu phải có quốc tịch Việt Nam Như vậy, có nghĩa là người nước ngoài cũng có thể được chỉ định làm trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bên tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài tín nhiệm họ Quy định này còn đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn Việt Nam tích cức hội nhập thế giới

Về trọng tài quy chế, so với Pháp lệnh TTTM, Luật TTTM bổ sung một số điểm mới sau đây:

Thứ nhất, Luật đã đưa ra định nghĩa pháp lý về Trọng tài quy chế để thay cho khái

niệm “Hội đồng trọng tài được thành lập tại Trung tâm trọng tài” do Pháp lệnh năm

2003 quy định Theo đó, Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tiến hành tại Trung tâm trọng tài và theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài (khoản 6 Điều 3 Luật TTTM)

Thứ hai, Luật cho phép các Trung tâm trọng tài được ban hành quy tắc tố tụng trọng

tài phù hợp với quy định của Luật và đảm bảo đặc thù của mỗi Trung tâm để tăng thêm tính hấp dẫn đối với các bên tranh chấp

Cho phép các tổ chức trọng tài nước ngoài được mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Chương XII với 07 Điều).

Nâng cao vị thế của Trọng tài thông qua việc cho phép Hội đồng Trọng tài được thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 47, 48, 49 và 50) Quy định của Luật đã tiếp thu quy định của Luật mẫu

UNCITRAL được thông qua năm 2006 nhằm giúp cho tố tụng trọng tài vận hành có hiệu quả hơn

Hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi quy định không phù hợp của Pháp lệnh TTTM như quy định về quyền của một bên được gửi đơn lên

Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu “không đồng ý với quyết định trọng tài”, bởi vì các quy định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài mà pháp luật của hầu hết các nước đều công nhận

8 Luật trọng tài thương mại, năm 2011.

Trang 8

Luật TTTM là đã tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong tố tụng là nguyên tắc rất quan trọng đã hình thành lâu đời trong pháp luật tố tụng của các nước phát triển Quy định mới của Luật (Điều 13) xác định, khi một bên nhận thấy những quy

định của Luật hoặc của thoả thuận trọng tài bị vi phạm mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối vi phạm đó trong thời hạn luật định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Toà án Quy định này nhằm ngăn chặn một cách có hiệu quả các hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài

Một trong những điểm quan trọng nhất của Luật TTTM là thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp của các bên Luật đã đưa ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối quan hệ pháp lý

quan trọng này: xác định rõ Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài và liệt

kê 8 nội dung thẩm quyền của Toà án trong quan hệ với Trọng tài bao gồm: thu thập chứng cứ, lưu giữ chứng cứ; đăng ký phán quyết trọng tài; tuyên thoả thuận trọng tài

vô hiệu; xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; giải quyết và yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài; bảo đảm sự có mặt của người làm chứng; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; chỉ định, thay đổi trọng tài viên Quy định tại các điều luật khác liên quan đã

cụ thể hoá nội dung những thẩm quyền này của Toà án Quy định này đã khắc phục được những bất cập của Pháp lệnh TTTM, tạo điều kiện để các Tòa án và Hội đồng trọng tài cũng như các bên tranh chấp tránh được lúng túng trong các trường hợp cụ thể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để trọng tài hoạt động có hiệu quả

Quy định phù hợp hơn về thủ tục Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Khác với Pháp lệnh TTTM, thủ tục tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo Luật TTTM chỉ có một cấp và có giá trị chung thẩm Luật quy định một Hội đồng gồm 03 thẩm phán xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và quyết định của Hội đồng là chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay là phù hợp (Điều 71)

Nhằm khuyến khích hoạt động của các tổ chức trọng tài, tạo điều kiện cho các Trọng tài viên nâng cao trình độ nghiệp vụ trọng tài, bảo vệ các quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ, Luật TTTM có 01 điều quy định về việc thành lập Hiệp hội trọng tài Hiệp

hội trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trọng tài viên và các Trung tâm trọng tài Việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội nghề nghiệp (Điều 22 Luật TTTM)9

9 Hà Phương, “Những điểm mới cơ bản của Luật trọng tài thương mại” ngày 9/8/2010.

Trang 9

CHƯƠNG II – CHẾ ĐỊNH TRỌNG TÀI VÀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.

4 Trọng tài.

4.1 Khái niệm

Trọng tài hiện nay thường được hiểu theo hai nghĩa: i) phương thức giải quyết tranh chấp, phân biệt với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án; và ii) cơ quan (tổ chức) thực hiện việc giải quyết tranh chấp Theo nghiên cứu của các luật gia ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, định nghĩa trọng tài với tư cách là một phương thức giải quyết được chấp nhận rộng rãi hơn

Black’s Law Từ điển định nghĩa: “Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp theo đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên) ra phán quyết sau khi tất cả các bên tranh chấp

đã trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vụ việc Trong quá trường hợp trọng tài tự nguyện, các bên tranh chấp là người chọn lựa trọng tài viên và trọng tài viên này là người có quyền ra phán quyết Phán quyết có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp ”10

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, trọng tài thương mại

là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo

4.2 Đặc điểm và ý nghĩa của trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Đặc điểm.

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phi chính phủ.

Việc thành lập các trung tâm trọng tài theo sang kiến của các trọng tài viên hoặc các

tổ chức phi chính phủ và được Nhà nước công nhận sự tồn tại hợp pháp của tổ chức này

Trọng tài viên là người hành nghề tự do, không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh cá nhân hoặc trung tâm trọng tài Với tư cách là người giải quyết tranh chấp, việc đảm bảo tính vô tư, khách quan của trọng tài viên được đặt lên hàng đầu Trong hình thức trọng tài thường trực, trọng tài được tổ chức dưới hình thức các trung

10 TS.Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Giáo trình Tư pháp quốc tư pháp quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001; tr 617.

11 Khoản 1, điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2011.

Trang 10

tâm trọng tài là các tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động theo phương thức tự thu, tự chi.

Các phán quyết trọng tài không có bộ máy cưỡng chế riêng đảm bảo thực thi Để phán quyết này được thực thi, các bên phải sử dụng thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài được pháp luật quy định

Thủ tục trọng tài xét xử kín.

Đây là đặc điểm đặc trưng của phương thức trọng tài so với xét xử bằng tòa án Việc xét xử vừa đảm bảo được bí mật kinh doanh, vừa đảm bảo được uy tín của các bên tranh chấp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài không phụ thuộc vào phạm vi lãnh thổ.

Đặc điểm này tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn tổ chức trọng tài giải quyết tranh chấp của mình một cách phù hợp nhất và tạo ra tính cạnh tranh giữa các trung tâm trọng tài để không ngừng nâng cao năng lực và uy tín trong việc đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn

Vai trò, ý nghĩa:

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá phổ biến trên thế giới, nhất là tại những nước

có nền kinh tế thị trường phát triển.Tại Việt Nam, tuy mới được hình thành nhưng trọng tài cũng được khuyến khích sử dụng trong một loạt các luật như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Hàng hải…Hiện nay, Việt Nam đã có Luật trọng tài thương mại (ban hành 2011) là văn bản pháp lí quy định chi tiết về trọng tài, trình tự giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Trong tài vốn phổ biến và được

sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế là bởi có nhiểu tính ưu việt, đáp ứng được

nh cầu của các doanh nghiệp Các ưu điểm đó là: Thủ tục tố tụng linh hoạt; tính trung lập, vô tư khách quan và tính chuyên nghiệp của trọng tài viên; tính bí mật; quyết định trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên; sự công nhận quốc tế12

Tóm lại, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp khi soạn thảo các ký kết các hợp đồng thương mại

12 “Trọng tài thương mại – phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả” ngày 10/2/2009 http://www.viac.org.vn.

Trang 11

5 Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài.

5.1 Khái niệm

Biện pháp KCTT (Interim injunctive relief, Vorläufiger Rechtsschutz) được hiểu là một công đoạn tố tụng rút ngắn và giản đơn nhằm giúp cơ quan tài phán can thiệp nhanh chóng, kịp thời nhằm bảo vệ chứng cứ, tài sản tranh chấp hoặc các đảm bảo khác thiết yếu cho thi hành các nghĩa vụ, trong khi phiên tranh tụng chính chưa kết thúc Tuy rằng mục đích hướng tới là các biện pháp cụ thể, ví dụ kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, cấm định đoạt tài sản, song Chương VII LTT 2011 các Điều từ

48 đến 53 về biện pháp KCTT là một quy trình, quy định quyền yêu cầu, thẩm quyền xem xét và ban hành các quyết định tố tụng, các đảm bảo, quyền khiếu nại và yêu cầu đền bù thiệt hại nếu có

Trong pháp luật Việt Nam, Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004 có một chương riêng với 28 điều quy định về biện pháp KCTT (Chương VIII, các Điều từ 99 đến 126) Về bản chất, các quy định mới của các Điều từ 48 đến 53 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 (LTT 2011) là luật riêng so với các quy định chung của BLTTDS 2004 Nói cách khác, trong tố tụng trọng tài phải áp dụng trước tiên các quy định của LTT 2011, nếu các quy định đó thiếu, chưa rõ hoặc chưa cụ thể thì cần áp dụng các nguyên tắc chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Quy trình tố tụng này là một phần phụ, phái sinh, có tính chất chuẩn bị, bổ trợ cho một thủ tục tố tụng chính đang được cơ quan tài phán thụ lý Đây là một chế định của luật tố tụng dân sự, thường có các đặc trưng sau:

Thứ nhất, các biện pháp này phải do một bên yêu cầu, thường là nguyên đơn, còn cơ

quan tòa án thường không có quyền tự mình ra các quyết định nhằm bảo tồn tài sản tranh chấp hoặc chứng cứ; trừ những trường hợp hết sức hãn hữu tòa án mới tự mình (ex officio) ra các lệnh tòa, ví dụ được nêu tại Điều 119, Điều 102 1-5 BLTTDS 2004;

Thứ hai, phải có những điều kiện nhất định kèm theo các yêu cầu cho áp dụng biện

pháp này, ví dụ phải có chứng cứ đủ tin rằng quyền lợi của bên yêu cầu sẽ không được đảm bảo nếu không áp dụng ngay các biện pháp ví dụ như phong tỏa tài khoản hay kê biên tài sản;

Thứ ba, quy trình ban hành các lệnh tòa để bảo toàn tài sản hay chứng cứ hoặc các

biện pháp mang tính tạm thời khác thường là thủ tục rút gọn, dựa trên yêu cầu, các chứng cứ, hồ sơ của bên yêu cầu cung cấp, thường không thể có thời gian để tổ chức lấy lời khai của chứng nhân, cũng không mở phiên xét xử, mà cơ quan tài phán quyết định thường là dựa trên hồ sơ;

Ngày đăng: 30/01/2016, 06:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w