2 – Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xácđịnh là một trường hợp cụ thể
Trang 1LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đến các thầy cô giáo khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn có giới hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy, em mong nhận được
sự đóng góp, nhận xét của các thầy cô và các bạn để công trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN! 1
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đến các thầy cô giáo khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn có giới hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy, em mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của các thầy cô và các bạn để công trình ngày càng hoàn thiện hơn 1
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 4
1 – Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, thiệt hại do ô nhiễm môi trường 4
1.1 - Môi trường 4
1.2 - Ô nhiễm môi trường 5
1.3 - Thiệt hại do ô nhiễm môi trường 7
2 – Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 9
3 – Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 11
3.1 – Có thiệt hại thực tế xảy ra 11
3.2 – Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường 13
3.3 – Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại 15
3.4 – Vấn đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 17
CHƯƠNG II – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 19
1 - Xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường 20
1.1 - Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại 20
1.2 Phương pháp tính thiệt hại 24
2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 26
3 Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường và chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 29
Trang 33.1 Chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 29
3.2 Chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường 32
3.2.1 Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường 33
3.2.2 Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và lợi ích hợp pháp 34
4 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 35
5 Cách thức giải quyết bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 36
5.1 Thương lượng 36
5.2 Hòa giải 38
5.3 Khởi kiện tại Tòa án 40
5.4 Yêu cầu giải quyết trọng tài 41
CHƯƠNG III – THỰC TRẠNG – BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 43
1 – Thực tiễn giải quyết và một số bất cập về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường 43
1.1 – Tổng quan về thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt Nam 43
1.2 – Trình tự giải quyết bồi thường thiệt hại 44
1.3 - Kết quả của việc giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường qua một số vụ việc gần đây 45
1.4 – Một số bất cập của quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường 49
2 – Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 51
2.1 – Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 51
2.2 – Về các quy định pháp luật nội dung 52
2.3 – Về quy định pháp luật hình thức 54
2.4 – Về quy định pháp luật đối với TNBTTH do sự cố môi trường 55
2.5 – Về việc tham gia các công ước quốc tế 55
2.6 – Về nâng cao ý thức pháp luật 56
Trang 4KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 – Tính cấp thiết của đề tài
Hành vi gây ô nhiễm môi trường thường gây ra những thiệt hại đáng kể,
đó có thể là những hậu quả hiện hữu ngay tại thời điểm có hành vi gây ra thiệthại và cũng có thể là những hậu quả tiềm ẩn, chỉ sau một khoảng thời gian dàimới bộc lộ sự nguy hại cao độ Vấn đề cấp thiết là xử lý các hành vi vi phạm
và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những hậu quả về môi trường mà họ
đã gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm đảm bảo việc đền
bù tổn thất đã xảy ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật,bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp củangười khác
Hiện nay, trên các diễn đàn thời sự tại nước ta luôn đề cập nhiều đến các
vụ việc gây ô nhiễm, thiệt hại môi trường Càng ngày chúng ta càng phát hiệnthêm nhiều số lượng các vụ vi phạm pháp luật môi trường: vụ HuyndaiVinasin, vụ Vedan, các khu công nghiệp gây ô nhiễm Tuy nhiên, bồi thườngthiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường hiện lại chưa phải là một vấn đềđược nghiên cứu sâu tại Việt Nam trong khi thực tiễn yêu cầu bồi thườngmang tính cấp bách, kịp thời
Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật vềbảo vệ môi trường thì vấn đề đặt ra nhìn từ góc độ pháp luật dân sự đó là cầnphải có sự đảm bảo vững chắc quyền và lợi ích hợp pháp của người dân vàNhà nước trước thực trạng môi trường sống đang bị ô nhiễm nặng nề và ảnhhưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống Đó chính là lý do sinh viên đã lựa
chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường”.
Trang 62 – Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, đầy đủ, có hệthống về lý luận và thực tiễn của hoạt động bồi thường thiệt hại do làm ônhiễm môi trường Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcủa hoạt động bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường
3 – Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề bồi thường thiệt hại do làm ônhiễm môi trường: lý luận về thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại dolàm ô nhiễm môi trường;
- Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường và các vướng mắc trong các quy định của pháp luật
- Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi thườngthiệt hại do ô nhiễm môi trường
4 – Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biênchứng, các phương pháp cụ thể sau được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
đề tài như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích,phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu
5 – Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu có liên quan đến hoạtđộng bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
- Thực tiễn yêu cầu và giải quyết bồi thường thiệt hại trong thời gianqua
2
Trang 76 – Cơ cấu khóa luận
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo thì phần nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:
• Chương I – Một số vấn đề chung về bồi thường thiệt hại do ônhiễm môi trường
• Chương II – Quy định của pháp luật hiện hành về bồi thườngthiệt hại do ô nhiễm môi trường
• Chương III – Thực trạng – bất cập và hướng hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Trang 8CHƯƠNG I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1 – Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Nước ta hiện nay đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóađất nước, cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và các nghànhcông nghiệp, điều đó đã mang lại cho đất nước sự phát triển nhanh chóng vànhiều nguồn lợi nhuận đáng kể Nhưng bên cạnh đó còn kéo theo những nguy
cơ lớn ảnh hưởng không tốt đến con người và môi trường Hiện nay tình trạng
ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động, cần được quan tâm đúngmức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như mỗi người dân Vìthế việc giải quyết ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại do ô nhiễmmôi trường là vấn đề cấp thiết Để giải quyết được vấn đề trên cần phải hiểu
rõ như thế nào là môi trường, ô nhiễm môi trường và các thiệt hại do ô nhiễmmôi trường
1.1 - Môi trường
Khái niệm “môi trường” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa Theo nghĩa thông thường, môi trường được cho là “toàn bộ nói chung những điều kiện tự
nhiên, xã hội trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan
hệ với con người, với sinh vật ấy” “Môi trường” sử dụng trong khoa học
pháp lý là một khái niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tựnhiên, trong đó môi trường được cho là những yếu tố tự nhiên và yếu tố vậtchất quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đờisống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Điều 3 Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 đưa ra khái niệm “môi trường” như sau: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con
4
Trang 9người và sinh vật” Khái niệm này mang tính khách quan, có nội dung đầy
đủ, cụ thể và là cơ sở để chúng ta nghiên cứu về các vấn đề môi trường liênquan trong phạm vi được nghiên cứu cũng như các vấn đề khác trong hệthống pháp luật ở nước ta hiện nay
1.2 - Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học địnhnghĩa Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trườngtrong đó những chỉ số hóa học, lý học của nó bị thay đổi theo chiều hướngxấu đi; dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không cólợi cho môi trường sống về các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, mà qua đó
có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe của con người, các loài
động thực vật và các điều kiện sống khác Dưới góc độ pháp lý, “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” (khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005)
Môi trường có thể bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau: ô nhiễm, ônhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng Mức độ ô nhiễm môitrường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựavào mức vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường của các chất gây ô nhiễm cótrong thành phần môi trường đó Theo pháp luật hiện hành thì một thành phần
môi trường bị coi là ô nhiễm khi hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm
vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng của thành phần môi trường đó; môi trường
bị coi là ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất,
kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lênhoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu
chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên; môi trường bị coi là ô nhiễm
đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại
Trang 10nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàmlượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chấtlượng môi trường từ 10 lần trở lên.
Theo cuốn “Từ điển giải thích từ ngữ luật học” của trường đại học Luật
Hà Nội thì ô nhiễm môi trường được định nghĩa là tình trạng “môi trường bị
thay đổi tính chất vượt quá các tiêu chuẩn môi trường đã được quy định”.
Như vậy không phải bất cứ hành vi nào tác động và làm thay đổi tính chấtmôi trường đều bị coi là hành vi gây ô nhiễm Một hành vi gây ô nhiễm môitrường phải đạt hai tiêu chí:
Thứ nhất, hành vi đó phải làm biến đổi các thành phần môi trường, làm
thay đổi tính chất của môi trường - được hiểu là sự thay đổi tính chất lý, hóa,sinh học của môi trường Ví dụ như sự thay đổi nồng độ oxy, nồng độ khícacbon, nồng độ bụi trong không khí làm cho tính chất của môi trường khôngkhí bị thay đổi
Thứ hai, hành vi đó phải vi phạm tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi
trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép nhằm đánh giá những hành vi
và trạng thái môi trường Những chuẩn mực, những giới hạn cho phép đóđược hiểu là mức độ hoặc phạm vi chất ô nhiễm nhất định trong các thànhphần môi trường mà nhà nước thấy có thể chấp nhận được vì chưa đến mứcgây nguy hiểm cho con người hoặc đã giới hạn an toàn để bảo vệ sức khỏecộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai Đây
là căn cứ quan trọng để xác đinh một hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể
đã gây hại cho môi trường ở mức độ nào đồng thời cũng là một trong những
cơ sở để đánh giá, xác định việc bồi thường thiệt hại
6
Trang 111.3 - Thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Nói tới trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng nói chung tức là nêu lên vấn
đề bồi thường, như vậy điều kiện đầu tiên là phải có một sự thiệt hại Trongtrách nhiệm hợp đồng, trái chủ chỉ được bồi thường nếu đã bị thiệt hại, và sựbồi thường này trên nguyên tắc chỉ vừa đúng với thiệt hại gây ra Đối vớitrách nhiệm ngoài hợp đồng cũng vậy, sự thiệt hại là một điều kiện tất yếu của
sự bồi thường, nếu không bị thiệt hại tất nhiên việc đòi bồi thường sẽ không
có lý do và không được chấp nhận Sự thiệt hại nói chung có thể ở dưới các
hình thức như: i) Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút
tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi íchgắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản; đây là những thiệt
hại vật chất của người bị thiệt hại ii) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm
phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chămsóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe iii) thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm
hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế
bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại iv) tổn thất về
tinh thần; về nguyên tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắcngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được; do đó, BLDS
quy định người xâm hại phải “bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn
thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của người
Trang 12đất, nước, không khí mà không bao gồm các thiệt hại đối với tài sản, tínhmạng của con người.
Quan điểm thứ hai lại cho rằng thiệt hại do ô nhiễm môi trường không chỉ
là thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà còn là những thiệt hại đối với tàisản, tính mạng của con người.1
Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã xác định rõ thiệt hại do ônhiễm môi trường được xác định theo quan điểm thứ hai, bao gồm:
- Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
- Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữuích của môi trường gây ra
Thực tế cho thấy, thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tínhnghiêm trọng, điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh như việc ảnh hưởnglâu dài đến sự phát triển bền vững; một thành phần môi trường này bị thiệt hại
có thể khiến cho các thành phần môi trường khác cũng bị thiệt hại hay thiệthại về môi trường còn làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn trong đó có thểdẫn tới thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người Do vậy,việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường được quy định cụ thể tại Điều
131 và giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môitrường quy định tại Điều 132 của Luật bảo vệ môi trường 2005
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm "thiệt hại do ô nhiễm
môi trường" như sau: Thiệt hại do ô nhiễm môi trường là những tổn thất, hư
hao về người và của do ô nhiễm môi trường dẫn đến suy giảm về chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.
1 Luận án tiến sĩ luật học: “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam” – Vũ Thu Hạnh.
8
Trang 132 – Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xácđịnh là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (haycòn gọi là nghĩa vụ dân sự phát sinh do gây thiệt hại), là hình thức tráchnhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường, gây ra thiệt hại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môitrường, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản, lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môitrường gây ra phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất
về vật chất của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luậtcủa mình gây ra
Cũng giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, trách nhiệm bồithường thiệt hại do ô nhiễm môi trường là một trong các biện pháp cưỡng chếđược áp dụng đối với người vi phạm pháp luật thông qua cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, trong đó người vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quảbất lợi được quy định ở các chế tài của các quy phạm pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường được quy định
tại Điều 624 Bộ luật Dân sự: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô
nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.”
Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Mọi hành vi xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự".
Trang 14Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môitrường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đã quy định vềquyền yêu cầu bồi thường của công dân, tổ chức là chủ sở hữu, người chiếmhữu hợp pháp hoặc những người khác có liên quan (Điều 260, 281 Bộ luậtDân sự) và quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của những cá nhân, tổchức, chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại vềvật chất, trách nhiệm bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần (Điều 307 Bộluật Dân sự năm 2005)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được cụthể hoá tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 và tiếp tục được kế thừa và
phát triển tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Cá nhân, pháp nhân và
các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi"
Bên cạnh Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng cónhững quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường (Điều 4, Điều 49, Điều 93)
Ngoài các căn cứ pháp lý nêu trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại dolàm ô nhiễm môi trường của người có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễmmôi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như LuậtKhoáng sản năm 1996 (Điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước năm 1998
Những quy định nêu trên của pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thực hiệnquyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của cá nhân,
tổ chức và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các tổ
10
Trang 15chức, cá nhân, chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gâythiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
Là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nêntrách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường mang đầy đủ cácđặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Ngoài
ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường còn có nhữngđiểm khác biệt sau đây:
a) Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật môi trường;
b) Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra;
c) Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cánhân, tổ chức cụ thể chỉ phát sinh sau khi có hậu quả là suy giảm chức năng,tính hữu ích của môi trường;
d) Thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rộng, có giá trị lớn, khó xácđịnh và, tác động đến nhiều chủ thể;
3 – Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Từ các đặc điểm pháp lý đã phân tích ở trên, trách nhiệm bồi thường thiệthại do làm ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau:
3.1 – Có thiệt hại thực tế xảy ra
Như đã phân tích ở trên, là một yếu tố cấu thành cơ bản của trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thiệt hại được coi là điều kiện bắt buộc
và là tiền đề để quyết định có phát sinh trách nhiệm bồi thường hay không
Nó khác với trách nhiệm hình sự vì trách nhiệm hình sự được đặt ra do tínhchất nguy hiểm của hành vi có khả năng gây hậu quả mà phải chịu trách
Trang 16nhiệm hình sự, còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễmmôi trường chỉ cần có thiệt hại, mặc dù thiệt hại không nghiêm trọng nhưngngười gây thiệt hại vẫn phải bồi thường.
Thông thường “thiệt hại” thường được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích
vật chất hay tinh thần của một người do có sự kiện gây thiệt hại của ngườikhác được xác định bằng một khoản tiền cụ thể Thiệt hại đồng thời mang ýnghĩa pháp lý và xã hội Nhìn từ góc độ xã hội, thiệt hại động chạm và làmảnh hưởng đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Còn góc độ pháp
lý của thiệt hại, tự nó nói lên một điều rằng: hành vi trái pháp luật đã làm hưhỏng hoặc làm hủy hoại tài sản, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức, pháp nhân cũng như Nhà nước Ý nghĩa này làm cho thiệthại trở thành tiền đề quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường.2
Đây là điều kiện mang tính chất tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệthại, bởi mục đích của việc áp dụng trách nhhiệm này là khôi phục tình trạngtài sản, sức khoẻ… cho người bị thiệt hại Thiệt hại thường là tổn thất thực tếđược tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của
cá nhân, tổ chức Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên có thể bao gồmnhững thiệt hại sau đây:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Đó có thể là: tài sản bị huỷ hoại hoặc
bị hư hỏng, thiệt hại gắn liền với việc thu hẹp hoặc mất những lợi ích gắn liềnvới việc không sử dụng, không khai thác hoặc bị hạn chế trong việc sử dụng,khai thác công dụng của tài sản; những chi phí để ngăn chặn và khắc phụcthiệt hại Ví dụ: một công ty xả nước thải chưa được xử lý làm cho ruộng lúa,hoa màu của các hộ gia đình bị hại nên năng suất bị giảm đáng kể Hoặc dodầu tràn làm cho các ao hồ bị nhiễm độc, nguồn tài nguyên thuỷ sản như tôm,
2 Lê Mai Anh – Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS Luận án thạc sỹ luật học.
12
Trang 17cá bị chết rất nhiều Hoặc khi nguồn nước và không khí bị ô nhiễm, đồng cỏ
bị nhiễm độc do các chất thải của các cơ sở công nghiệp làm cho các gia súc,gia cầm bị ốm, bị chết gây thiệt hại cho nhân dân Các khu du lịch do bị ônhiễm mà phải đóng cửa dẫn đến bị thất thu và nguồn lợi nhuận bị suygiảm…
- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứuchữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút ; thunhập thực tế của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại bịmất, bị giảm sút… Thí dụ: khi môi trường sống bị ô nhiễm ( ô nhiễm nước, ônhiễm không khí, ô nhiễm đất…) sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc cácbệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá… Những người mắc bệnh phải bỏ ramột khoản tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ
bị giảm sút do không tham gia lao động…
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng,chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡngcho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng Thiệt hại dotính mạng bị xâm hại có thể xảy ra khi có các sự cố môi trường như tràn dầu,
nổ xăng dầu, cháy rừng…
3.2 – Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Một trong những điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
mà Bộ luật dân sự quy định đó là việc phải có sự vi phạm quyền dân sự Theonghĩa rộng nó được hiểu là hành vi trái pháp luật Theo Thông tư số173/UBTP ngày 23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao, thì hành vi trái pháp
luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “có thể là một việc
phạm pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối chính sách của Đảng – Nhà nước hoặc một vi phạm quy tắc sinh hoạt xã
Trang 18hội” Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là hành vi xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợiích hợp pháp của người khác
Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được hiểu là hành vi không tuântheo các qui định của pháp luật môi trường, gây ô nhiễm môi trường dẫn đếnthiệt hại về môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích củamôi trường từ đó gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của cá nhân và thiệthại về tài sản của cá nhân, tổ chức Hành vi vi phạm pháp luật môi trườngđược coi là căn cứ quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.Những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất đa dạng phong phú
Có thể liệt kê ra ở đây một số loại hành vi tương đối phổ biến:
- Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2005.Luật Bảo vệ môi trường 2005 nghiêm cấm một số hành vi: đốt phá rừng, khaithác khoáng sản một cách bừa bãi gây thiệt hại đến môi trường, làm mất cânbằng sinh thái; thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí;phát bức xạ, phóng xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;chôn vùi, thải vào đất các chất thải độc hại quá giới hạn cho phép; thải dầu
mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xácđộng vật,thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn và gây dịch bệnh vào nguồn nước;nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; nhậpkhẩu, xuất khẩu chất thải…
- Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầughi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Vi phạm các quy định về bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên như cácquy định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động vật, thực vật quý hiếm;
14
Trang 19bảo vệ nguồn đất, bảo vệ đất; vi phạm các quy định về đa dạng sinh học vàbảo tồn thiên nhiên…
- Vi phạm các quy định về vệ sinh công cộng như quy định về vận chuyển
và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
- Vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm;
vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìmkiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầmmỏ…
3.3 – Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, xét theo phép duy vật biệnchứng là mối quan hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng Trong khoa họcpháp lý, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy
ra được hiểu là giữa chúng có mối quan hệ nội tại, tất yếu Thiệt hại xảy ra làkết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật lànguyên nhân của thiệt hại xảy ra Vì vậy, hành vi vi phạm pháp luật và thiệthại xảy ra tất yếu phải là hai giai đoạn gắn bó với nhau của một quá trình vậnđộng Tìm được mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà hành
vi đó gây ra là một trong những mắt xích không thể thiếu của quá trình xácđịnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
Trong khi đó, một hậu quả, thiệt hại về môi trường có thể do nhiềunguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể là phát sinh nhiều hậu quả,thiệt hại về môi trường Vì vậy, nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đếnthiệt hại về môi trường thì khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc
về ai, cần xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối vớithiệt hại xảy ra
Trang 20Trên thực tế, hành vi vi phạm rất đa dạng và phức tạp Có hành vi chứađựng khả năng thực tế gây hậu quả về môi trường như xả nước thải không qua
xử lý, chứa độc tố hủy diệt các loài thủy sinh, khí thải độc hại Giữa nhữnghành vi này và hậu quả của nó tương đối dễ dàng xác định mối quan hệ nhânquả Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp hành vi vi phạm pháp luật môitrường ẩn dấu khả năng gây hậu quả trong tương lai như các vi phạm về cácchất phóng xạ, hạt nhân, nguồn bức xạ Khi hậu quả xảy ra, rất khó để xácđịnh môi liên hệ với nguyên nhân của nó vì hành vi vi phạm được thực hiệntrước đó đã lâu Trong những trường hợp này, chỉ có hoạt động giám địnhmới có thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậuquả xảy ra
Bên cạnh đó, hiện tượng tích tụ và cộng dồn các yếu tố gây ảnh hưởngxấu tới môi trường do hành vi của các đối tượng khác nhau gây ra, trong đó
có thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, và từ đó gây ra thiệt hại cũngkhó có thể xác định rõ ràng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm phápluật và hậu quả xảy ra.3
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật Trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễmchỉ được loại trừ trong trường hợp người bị hại có lỗi Điều này có nghĩa làtrong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nếu người
bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn luôn đặt ra đối vớingười làm ô nhiễm môi trường Thậm chí, trong một số trường hợp cụ thểtrách nhiệm bồi thường thiệt hại không được loại trừ ngay cả khi người gây ônhiễm môi trường không có lỗi Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi” Quy định này cần
được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do các
3 Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường – Th.S Nguyễn Văn Phương.
16
Trang 21nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như các phương tiên giao thông vận tải, cácnhà máy công nghiệp đang hoạt động, các lò phản ứng hạt nhân, các nhà máyđiện nguyên tử, kho chứa vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, chất phóngxạ… Trong thời gian qua sự cố tràn dầu từ các phương tiện giao thông đườngthuỷ đã làm ô nhiễm môi trường với diện rất rộng, gây nhiều thiệt hại chonhân dân, tổ chức khu vực xung quanh.
3.4 – Vấn đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Thiệt hại thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật Hoặcnói một cách khác, hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân của thiệt hạixảy ra Trong quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ônhiễm môi trường cần làm sáng tỏ mối quan hệ này
Là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có một số điểm khác với trách nhiệmphát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng như sau:
- Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường làcác quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của chủthể, không cần có sự thoả thuận trước của các bên
-Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường việcthực hiện bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ còn trong nghĩa vụhợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa vụ đượcgiải phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật,thực hiện công việc…
- Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệm bồithường thiệt hại chứ không có hình thức phạt vi phạm
Trang 22- Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường cótrường hợp không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm, nếu pháp luật có quyđịnh.
Mọi đối tượng khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường đều bị suyđoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình Hành vi
vi phạm pháp luật môi trường được thực hiện bởi một chủ thể với lỗi cố ýhoặc vô ý Hiểu cách khác, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệmbồi thường luôn đặt ra đối với người có hành vi vi phạm pháp môi trường, gâythiệt hại Thậm chí trong một số trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thườngthiệt hại cũng không được loại trừ ngay cả khi người có hành vi vi phạm phápluật môi trường không có lỗi
Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay ởnhiều khu vực, người dân đang phải sống trong môi trường ô nhiễm, phảigánh chịu nhiều thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản song lại không thểxác định được lỗi của người gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
18
Trang 23CHƯƠNG II – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Mọi hành vi xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự".
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đã quy định về quyềnyêu cầu bồi thường của công dân, tổ chức là chủ sở hữu, người chiếm hữuhợp pháp hoặc những người khác có liên quan (Điều 260, 281 Bộ luật Dânsự) và quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của những cá nhân, tổ chức,chủ thể khác có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác Tráchnhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vậtchất, trách nhiệm bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần (Điều 307 Bộ luậtDân sự năm 2005)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường đã được cụthể hoá tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 1995 và tiếp tục được kế thừa và
phát triển tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Cá nhân, pháp nhân và
các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi"
Bên cạnh Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng cónhững quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường (Điều 4, Điều 49, Điều 93)
Ngoài các căn cứ pháp lý nêu trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại dolàm ô nhiễm môi trường của người có hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm
Trang 24môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như LuậtKhoáng sản năm 1996 (Điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước năm 1998
Những quy định nêu trên của pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thực hiệnquyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của cá nhân,
tổ chức và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các tổchức, cá nhân, chủ thể khác khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường gâythiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác
1 - Xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Xác định thiệt hại là việc làm hết sức quan trọng đối với việc bồi thườngthiệt hại do ô nhiễm môi trường vì chỉ khi có thiệt hại thì mới đặt ra tráchnhiệm bồi thường Để xác định đúng thiệt hại do ô nhiễm môi trường thìchúng ta cần phải chứng minh được là có tồn tại thiệt hại đó và tính được thiệthại đó là bao nhiêu
1.1 - Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại
Các vụ việc đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể giải quyếtthông qua thỏa thuận, trọng tài hay tòa án Tuy nhiên, theo cách thức nào thìnghĩa vụ chứng minh cũng luôn được đặt ra đối với bên bị thiệt hại
Trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, người
bị hại thường không có đủ điều kiện để chứng minh hết các thiệt hại mà mình
phải gánh chịu Điều 6 của Bộ Luật tố tụng dân sự (2004) nêu rõ: “Các
đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp” Theo quy định này,
người bị hại có nghĩa vụ phải chứng minh họ đã và đang bị thiệt hại và thiệthại đó do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra Tuy nhiên, trong lĩnh vực môitrường, thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ và tài sản đa phần là thiệt hạigián tiếp, phát sinh từ thiệt hại đối với môi trường tự nhiên Thông thường,
20
Trang 25người dân có thể chứng minh được những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sứckhoẻ nhưng nếu họ không chỉ ra được mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm vàthiệt hại họ (đã) phải gánh chịu thì họ khó có cơ hội được bồi thường do thiệthại đó có thể xảy ra do (đồng thời) nhiều nguyên nhân khác như thiên tai, dịchhoạ, sâu bệnh.
Luật bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản liên quan hiện nay khôngquy định về nghĩa vụ này Theo Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 3 tháng 12năm 2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường thì
Bộ Tài nguyên – Môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp có nghĩa vụ cungcấp các chứng cứ, tài liệu, dữ liệu để chứng minh theo quy định của pháp luật.Quy định này cũng tạo ra sự chủ động trong quá trình yêu cầu đòi bồi thườngcủa Nhà nước và người dân đảm bảo kịp thời khắc phục hậu quả xảy ra Theo
đó, nếu có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thì bên bịthiệt hại cũng sẽ phải có nghĩa vụ chứng minh như Bộ luật dân sự 2005 và Bộluật tố tụng dân sự 2004 đã quy định Như vậy, nếu đối chiếu với đặc thù củabồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thì sẽ thấy các tồn tại sau:
Thiệt hại trực tiếp do ô nhiễm môi trường là thiệt hại tới môi trường sinhthái Như đã phân tích ở trên thì các cơ quan Nhà nước có quyền khởi kiện docác yếu tố của môi trường sinh thái thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước làmđại diện và như vậy đương nhiên phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại nếumuốn yêu cầu bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, nghĩa vụ chứng minh chưađược luật hóa nên các cơ quan này chưa chủ động thực hiện quyền khởi kiện
và chưa chứng minh thiệt hại xảy ra
Người dân sống xung quanh khu vực ô nhiễm mà bị thiệt hại đến tínhmạng, sức khỏe, tài sản thì phải có nghĩa vụ chứng minh rằng họ đang bị thiệthại và thiệt hại đó do ô nhiễm môi trường gây ra Trong khi nghĩa vụ chứngminh của các cơ quan Nhà nước về thiệt hại trực tiếp chưa được luật hóa thì
Trang 26những người dân bị thiệt hại tại vùng ô nhiễm vẫn phải tự tìm cách chứngminh thiệt hại Họ có thể chứng minh thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏenhưng nếu họ không chỉ ra được mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm và thiệthại xảy ra thì cũng khó có cơ hội được bồi thường Trong khi đó bản thânngười dân lại không đủ khả năng và tiềm lực tài chính để tự chứng minh cáctác động của môi trường với tài sản, tính mạng của họ Nếu pháp luật quyđịnh cụ thể và luật hóa về nghĩa vụ chứng minh của các cơ quan nhà nước khixảy ra tình trạng ô nhiễm thì kết quả chứng minh này sẽ hỗ trợ cho người dântrong quá trình đòi bồi thường.
Mặc dù, Điều 132 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định về cơ chế giámđịnh thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Tuy nhiên,quy định này đề cập đến cách thức lựa chọn tổ chức giám định trên cơ sở yêucầu của bên bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường về môitrường mà không quy định rõ ràng giám định thiệt hại là bắt buộc Như vậy,nếu không yêu cầu thì việc giám định cũng không được đặt ra Trường hợp cóyêu cầu nhưng bên yêu cầu bồi thường và bên bị yêu cầu bồi thường khôngthống nhất được tổ chức giám định thì cơ quan được giao trách nhiệm giảiquyết bồi thường sẽ quyết định Có thể hiểu cơ quan được giao trách nhiệmgiải quyết bồi thường ở quy định này sẽ là Tòa án hoặc Trọng tài Khi các bênkhông thống nhất được tổ chức giám định thì trọng tài hoặc tòa án sẽ giúp cácbên lựa chọn tổ chức giám định Vì vậy, quy định này vẫn chưa tạo ra cơ sởpháp lý để ràng buộc trách nhiệm thu thập dữ liệu hoặc trách nhiệm lựa chọn
tổ chức giám định của các cơ quan Nhà nước đối với thiệt hại suy giảm chứcnăng, tính hữu ích của môi trường Thông thường, các chứng cứ, tài liệu gửikèm theo đơn kiện để chứng minh bao gồm:
- Các tài liệu chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về môi trường nhưmẫu giám định chất thải và kết luận của cơ quan thanh tra về môi trường; kết
22
Trang 27luận giám định của cơ quan chuyên môn về hành vi vi phạm; biên bản đốithoại giữa các bên về giải quyết tranh chấp.
- Biên bản vi phạm hoặc quyết định xử phạt hành chính về hành vi viphạm môi trường như: xả nước thải, bụi, khói, gây tiếng ồn vượt quá tiêuchuẩn cho phép, đã bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục như cấm
xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, buộc có biện pháp giảm thiểu khóibụi, tiếng ồn; buộc di dời cơ sở sản xuất đến vị trí xa khu dân cư và phù hợpvới mức chịu tải của môi trường; hồ sơ về việc vi phạm pháp luật về môitrường nhưng chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự do cảnh sát môitrường thiết lập
- Các tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản mà người bị thiệt hại phảigánh chịu do hành vi vi phạm môi trường như kết luận giám định của cơ quanchuyên môn về những tổn hại; băng hình, ảnh chụp, bản kê khai, biên bản củachính quyền địa phương hoặc lời khai của người làm chứng về tài sản bị hủyhoại; các lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, chi phíhợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại do hành vi vi phạm phápluật về môi trường gây ra
- Các tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe bao gồm: Sổ khám bệnh,bệnh án, bản kê hoặc hóa đơn, chứng từ, xác nhận của cơ quan y tế chứngminh chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe củangười bị thiệt hại; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần cóngười thường xuyên chăm sóc thì cần có sự xác nhận của cơ quan chuyênmôn về tình trạng mất khả năng lao động, các chứng từ chứng minh chi phíhợp lý có việc chăm sóc người bị thiệt hại; chứng từ chứng minh thu nhậpthực tế bị giảm sút của người bị thiệt hại; tài liệu chứng minh chi phí hợp lý
và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trongthời gian điều trị;
Trang 28- Người khởi kiện cũng cần gửi kèm theo đơn kiện các tài liệu chứngminh tư cách khởi kiện, địa chỉ của nguyên đơn như chứng minh thư nhândân, hộ khẩu đăng ký tạm trú, quyết định thành lập đơn vị (nếu người bị thiệthại là cơ quan, tổ chức), nơi có trụ sở hoặc chi nhánh; các tài liệu liên quanđến việc xác định trụ sở chính hoặc chi nhánh, quốc tịch của bên bị kiện; tàiliệu về nơi xảy ra ô nhiễm, nguồn gốc của ô nhiễm 4
Như vậy, mặc dù bên bị thiệt hại có khởi kiện bằng phương thức nào thìnghĩa vụ chứng minh cũng luôn được đặt ra vì nó là bằng chứng để yêu cầubên gây thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường theo quy định của phápluật Các vụ khởi kiện đòi thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng trong lĩnh vực môi trường thường rất phức tạp và cần nhiều côngsức, tiền bạc để thu thập dữ liệu chứng cứ trong thời gian dài nên cần phải có
sự tham gia của nhiều các bên liên quan trợ giúp cho người dân Có như vậythì việc thu thập chứng cứ, dữ liệu mới đạt hiệu quả cao
1.2 Phương pháp tính thiệt hại
Do đặc điểm của thiệt hại trong lĩnh vực môi trường bao gồm hai loại thiệthại là: thiệt hại do ô nhiễm môi trường và thiệt hại đối với tính mạng, sứckhỏe, tài sản của người dân nên mỗi loại thiệt hại có phương pháp xác địnhkhác nhau
Đối với thiệt hại về tài sản: phương pháp để tính thiệt hại chủ yếu làphương pháp đối chứng Phương pháp này thường được sử dụng để tính tổngthiệt hại về cây trồng, vật nuôi tại khu vực bị ô nhiễm, đặc biệt trong trườnghợp phạm vi ô nhiễm rộng, thiệt hại xảy ra đối với nhiều tổ chức, cá nhânkhông thể tính thiệt hại chi tiết từng người Đại lượng so sánh là sản lượngcây trồng vật nuôi trung bình hàng năm
4 Báo cáo chuyên đề nghiên cứu “ Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam – Cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện”, TS Vũ Thu Hạnh - Trần Anh Tuấn và các đồng nghiệp Đại học Luật Hà Nội, 2009
24
Trang 29Đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: Được tính toán trên cơ sở số liệucủa các cơ quan y tế địa phương và chi phí người dân phải trả để chữa bệnh,phục hồi sức khỏe cũng như bù đắp tổn thất do bị giảm sút sức khỏe do ônhiễm môi trường gây ra Trên thực tế, nước thải từ các khu công nghiệpkhông được xử lý gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đếnchất lượng nguồn nước cấp và có thể thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởngxấu tới sức khỏe con người Một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các hoạtđộng sản xuất tại khu chế biến kim loại màu Thái Nguyên đến sức khỏe dân
cư sống xung quanh đã cho thấy hàm lượng chì trong nước thải tại ao thảivượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần; hàm lượng chì và arsen trong đất ở vùngnghiên cứu cao hơn 1,2 – 1,5 lần, trong nước sinh hoạt cao hơn từ 1,5 – 6 lần
và thực phẩm từ 6 – 12 lần so với cùng đối chứng Các xét nghiệm máu củaphụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sống liên tục ở khu vực nghiên cứu từ 5 năm trởlên đã cho thấy lượng chì và arsen trong máu cũng cao hơn vùng đối chứng 3-80 lần.5
Hiện nay, theo quy định của pháp luật về tính toán thiệt hại đối với môitrường được quy định tại Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm
2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường Việctính toán thiệt hại đối với môi trường căn cứ vào chi phí khắc phục ô nhiễm
và phục hồi môi trường tại nơi xảy ra ô nhiễm để đạt được các quy chuẩn kỹthuật về môi trường đối với chất lượng môi trường nước, chất lượng môitrường đất; chi phí để phục hồi hệ sinh thái và loại được ưu tiên bảo vệ bằnghoặc tương đương với trạng thái ban đầu Thiệt hại đối với môi trường củamột khu vực địa lý bằng tổng thiệt hại đối với từng thành phần môi trườngcủa khu vực địa lý đó
Về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm phải bồithường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra, đồng thời phải
5 Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vê sinh môi trường lần thứ I, Hà Nội, 2003.
Trang 30chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồithường thiệt hại cho cơ quan đã ứng trước kinh phí theo quy định của phápluật Một số phương án bồi thường thiệt hại thường được các bên xem xétnhư: 1) Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế; 2) Bồi thường thiệt hại trên cơ sởxác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bù đắp so với tổng giá trị thiệthại thực tế; 3) Bồi thường thiệt hại rên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại; 4) Bồithường thiệt hại trên cơ sở xác định mức độ bình quân; 5) Bồi thường thiệt hạibằng việc đầu tư vào các công trình công cộng, phúc lợi cho cộng đồng dân
cư như các công trình thủy lợi, bệnh viện, đường giao thông…
Trong rất nhiều trường hợp, khi các thiệt hại môi trường xảy ra, người takhông thể định lượng bằng những con số cụ thể Bởi lẽ, sự suy giảm chứcnăng, tính hữu ích của môi trường là một tiêu chí không dễ định lượng xéttrên phương diện kinh tế Trong khi đó, yêu cầu của việc xác định thiệt hại lạithường đòi hỏi bằng những con số thiệt hại cụ thể Sẽ là một bài toán khó nếuphải đưa ra một con số cụ thể cho việc làm tuyệt chủng một giống loài độngvật rừng quy hiếm hay một cảnh quan môi trường nổi tiếng bi phá vỡ Vì thế,trong trường hợp này, chỉ có thể ước lượng các thiệt hại đã gây ra mà thôi
2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần khi bị ngườikhác xâm phạm là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến
pháp 1992 quy định: “Mọi hành vi xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, quyền
lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự”.
Cụ thể hóa các quyền cơ bản trên, trong Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy
định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, theo đó, “Chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở
26
Trang 31hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại” (Điều 260); quy định
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thể là “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được bằng tiền
do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút” (Điều 307) Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm
môi trường đã tiếp tục được đề cập trong Bộ luật Dân sự 2005, Điều 628 có
quy định: cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường
gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường, trừ trường họp người bị thiệt hại có lỗi Tại Điều 263 cũng có
quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường: “Khi sử
dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì chủ
sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại”.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 03/2006/HĐTP – TANDTC ngày 8/7/2006hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng cũng là văn bản quan trọng trong việc hướng dẫn các Tòa
án địa phương giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,hướng dẫn việc xác định thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh, áp dụng thời hiệu…Mặc dù, Nghị quyết 03/2006/HĐTP – TANDTC chưa quy định cụ thể tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nhưng cũng đã có
nhiều quy định có ý nghĩa rất lớn trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được phápluật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật bảo vệ môi trường năm 1993, nhưng phải