Xem xét vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trên phương diện trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo qui định của pháp
Trang 1Vị trí vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp
Tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước là một vấn đề phức tạp Trên thế giới, mỗi quốc gia có cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực riêng cho nhà nước của mình Đối với hầu hết các nhà nước tư sản đều tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo học thuyết tam quyền phân lập Theo đó, quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh độc lập, giao cho ba hệ thống cơ quan khác nhau thực hiện, trong khi thực hiện quyền lực có sự đối trọng và chế ước lẫn nhau Ở những nước này không có cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, mà chỉ có cơ quan Viện công
tố và cơ quan này cũng không phải là một hệ thống độc lập mà nó có thể nằm trong Tòa án hoặc chịu sự quản lý của Bộ Tư pháp hay của Chính phủ Chức năng cơ bản của Viện công tố của các nước này là đưa kẻ phạm tội ra trước Tòa án và thực hiện sự buộc tội đối với hành vi phạm tội của người đó
Đối với các nước tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo học thuyết tập quyền (Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc nhóm này) thì tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua
cơ quan đại diện của mình là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Trong bộ máy nhà nước của các quốc gia này tồn tại một hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân có vị trí độc lập, trực thuộc Quốc hội Viện kiểm sát nhân dân được giao chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
Xem xét vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trên phương diện trong mối quan
hệ với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo qui định của pháp luật hiện hành có thể thấy vị trí của Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan nhà nước khác như sau:
Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Quốc hội: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất Quốc hội thành lập ra Viện kiểm sát nhân dân và giao
Trang 2cho Viện kiểm sát nhân dân chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Quốc hội thực hiện việc giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội
Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Chính phủ: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Như vậy, Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân đều là những cơ quan do Quốc hội thành lập, nhưng đây là hai hệ thống cơ quan độc lập
về tổ chức bộ máy, biên chế và chức năng, nhiệm vụ Tuy nhiên, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, Chính phủ và Viện kiểm sát nhân dân phải có cơ chế phối hợp tốt để thực hiện các mục tiêu chung của đất nước
Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân là các cơ quan tư pháp do Quốc hội thành lập và được Quốc hội giao cho các chức năng khác nhau Viện kiểm sát nhân dân độc lập với Tòa án nhân dân về tổ chức bộ máy và biên chế Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật quá trình xét xử, thi hành án hình sự của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, các vụ án hành chính và các việc khác theo qui định của pháp luật
Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân địa phương với các cơ quan chính quyền địa phương và Hội đồng nhân dân cùng cấp: Viện kiểm sát nhân dân
là hệ thống cơ quan do Quốc hội thành lập, thừa hành quyền lực từ Quốc hội, không thừa hành quyền lực từ chính quyền địa phương Viện kiểm sát nhân dân địa phương độc lập với cơ quan chính quyền địa phương về tổ chức bộ máy, biên chế,
Trang 3tài chính và độc lập về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát cấp trên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp
về các công việc có liên quan
Là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Bên cạnh đó, xuất phát từ tính chất và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan bảo vệ pháp chế, Viện kiểm sát nhân dân còn được tổ chức và hoạt động theo một nguyên tắc đặc thù, đó là nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất trong ngành Nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất đã chi phối nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Do đó, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất
Nguyên tắc tập trung thống nhất đảm bảo cho các Viện kiểm sát nhân dân địa phương được tổ chức và hoạt động một cách tập trung, thống nhất và độc lập theo ngành dọc, không lệ thuộc hay chịu sự can thiệp nào từ phía các cơ quan Nhà nước ở địa phương Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng, xuất phát từ tính chất và nhiệm vụ của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, khi xác định vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước cần có nhận thức đúng về những vấn đề sau:
Trang 4Tuy Viện kiểm sát nhân dân địa phương không chịu sự chỉ đạo của chính quyền sở tại, nhưng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương không phải là một bộ phận tách rời mọi hoạt động của địa phương Viện kiểm sát nhân dân địa phương còn phải chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng địa phương và sự giám sát của nhân dân địa phương Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cũng phải phục vụ nhiệm
vụ chính trị địa phương Do đó, tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân địa phương phải kết hợp chặt chẽ và đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo và nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất trong ngành
Đồng thời, cần làm rõ và thống nhất về nhận thức đối với vị trí, vai trò của mỗi cấp kiểm sát trong mối quan hệ thống nhất trong cùng một hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân để đảm bảo phát huy hiệu quả công tác Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao với vai trò là trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành, ngoài việc thực hiện các hoạt động kiểm sát cùng cấp và giải quyết các vụ việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tập trung vào các công việc lớn, quan trọng như xác định phương hướng hoạt động, mục tiêu công tác trong từng giai đoạn và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, chỉ thị công tác trong toàn ngành; sơ kết, tổng kết, hướng dẫn, xây dựng lý luận nghiệp vụ, xây dựng các quy chế, chế độ công tác; đề xuất và tham gia xây dựng pháp luật; giải quyết những vấn đề lớn trong quan hệ phối hợp với các ngành hữu quan
Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là cấp vừa trực tiếp thực hiện công tác kiểm sát theo thẩm quyền cấp mình, mặt khác vừa có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp đối với Viện kiểm sát cấp huyện nên tổ chức bộ máy cần phải có cơ cấu phù hợp để thực hiện cả hai hoạt động đó Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là cấp cơ sở, cấp trực tiếp thực hiện phần lớn các nội dung của công tác kiểm sát theo thẩm quyền Viện kiểm sát cấp huyện cần tập trung thực hiện tốt các mục tiêu công
Trang 5tác cụ thể mà Viện kiểm sát cấp trên đề ra Do đó, cấp huyện cần được tăng cường
và tạo điều kiện về mọi mặt để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Để đảm bảo Viện kiểm sát các cấp hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong tiến trình cải cách tư pháp thì hệ thống cơ quan Viện kiểm sát cần phải được tổ chức theo nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất, không phụ thuộc và chịu sự can thiệp nào của chính quyền địa phương Nguyên tắc tập trung thống nhất đòi hỏi phải xác định đúng đắn vai trò và trách nhiệm của từng cấp kiểm sát Các Viện kiểm sát cấp trên cần tăng cường sự lãnh đạo, công tác kiểm tra đối với cấp dưới Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần thực hiện tốt vai trò là trung tâm chỉ đạo mọi hoạt động của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân
Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về cải cách bộ máy nhà nước, Hiến pháp năm 1992 xác định rõ nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, của từng hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước Đối với các cơ quan tư pháp nói chung, Viện kiểm sát nhân dân nói riêng, vấn đề chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này không chỉ bảo đảm lĩnh vực hoạt động riêng mà bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động thực hiện chức năng chung của nhà nước Trên cơ sở, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Hiến pháp năm 1992 khẳng định nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, là tổ chức để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình Đó là bản chất, là nguồn gốc sức mạnh và hiệu lực quản lý của nhà nước kiểu mới Vì vậy, việc phát huy và bảo đảm quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa là vấn đề có tính quy luật, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa Thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước thực chất là bảo đảm quyền lực của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội Các nguyên tắc cơ bản khác như nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc thống nhất quyền lực, nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
Trang 6hành pháp, tư pháp đã định hướng trực tiếp đến tổ chức, hoạt động đối với hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung, Viện kiểm sát nhân dân nói riêng Mục tiêu chung của cải cách bộ máy nhà nước chỉ thực sự đạt được trên cơ sở hoàn thiện tổ chức hoạt động của từng cơ quan, bộ phận trong bộ máy nhà nước cùng với hoàn thiện cơ chế phối hợp của tổ chức cơ quan thực hiện chức năng chung của nhà nước
Trong hệ thống cơ quan nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản,
tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân Thực hiện nhiệm vụ này, Viện kiểm sát nhân dân là một trong những cơ quan thể hiện trực tiếp bản chất của nhà nước
ta, là bộ phận không thể thiếu trong bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Các cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân được phân công trực tiếp thực hiện quyền tư pháp Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan bảo vệ pháp luật Do đó, có thể xem Tòa án và Viện kiểm sát như là những bộ phận truyền tải quyền lực nhà nước chứa đựng trong pháp luật vào đời sống xã hội thông qua hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của những cơ quan này Điều này cũng có nghĩa hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước một phần chi phối bởi hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân
Thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới cho thấy cần tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Hiến pháp năm 1992 khẳng định đường lối của Đảng
Trang 7và Nhà nước là xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển Cùng với sự hình thành cơ chế kinh tế mới đòi hỏi sự thay đổi, ra đời của hàng loạt chế định pháp luật phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Nhà nước thừa nhận quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Đổi mới nền kinh tế đã bắt đầu bằng sự phát triển của hàng loạt các doanh nghiệp với mọi hình thức tổ chức, hoạt động Mặt khác, yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp cần phân định rõ phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức trong bộ máy nhà nước, của cơ quan tư pháp trong đó có Viện kiểm sát nhân dân
Những ý kiến, quan điểm về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được đề cập khi tiến hành cải cách tư pháp trong thời kỳ đổi mới đất nước, đặc biệt là khi tiến hành đổi mới trên lĩnh vực kinh tế Những bước đi ban đầu của nền kinh tế chuyển đổi với không ít những lựa chọn, những thay đổi, từ cơ chế chính sách đến vấn đề pháp lý để có thể định hình từng bước phát triển của nền kinh tế thị trường Đó là quá trình trăn trở, tháo gỡ dần những vướng mắc trên mọi phương diện để có thể xây dựng được một thể chế hoàn chỉnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Những vấn đề đó đã ảnh hưởng không nhỏ khi xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung và Viện kiểm sát nhân dân nói riêng
Trong giai đoạn trước đây, vai trò giám sát bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, tuân thủ cơ chế, chính sách, loại trừ yếu tố tự phát, sai lệch, vi phạm trong quá trình phát triển là vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu Với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội (chức năng kiểm sát chung), Viện kiểm sát nhân dân các cấp có vai trò, trách nhiệm trong hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong suốt thời kỳ đổi mới cho đến khi ban hành Hiến pháp 1992 (sửa đổi) Thực tiễn đã chứng minh hiệu quả đóng góp to lớn của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm pháp chế
Trang 8thống nhất và sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động của tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong suốt thời kỳ này đã tuân thủ định hướng được chỉ đạo thống nhất toàn ngành trong nhiệm vụ công tác năm tập trung hoạt động vào một lĩnh vực cụ thể có ảnh hưởng tới nền kinh tế Mục đích của các cuộc kiểm sát không chỉ xác định vi phạm, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, khắc phục hậu quả về kinh tế - xã hội, mà vấn đề mang ý nghĩa lớn đó là phát hiện ra những yếu kém trong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương Từ đó đưa ra những kiến nghị với Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả về hoạt động quản lý nhà nước và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật Có thể đánh giá một cách công bằng trong thời kỳ này thành tựu của ngành kiểm sát trong việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật có ý nghĩa trong việc bảo đảm sự tuân thủ pháp luật đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội Điều này được minh chứng bởi hàng loạt các chương trình công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội trong suốt giai đoạn này như chương trình kiểm sát trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, chương trình mía đường, chương trình kiểm sát công tác quản lý nhà nước về đất đai, chương trình dự án giao thông đường bộ, chương trình giáo dục, chương trình xuất khẩu lương thực…
Năm 2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được tiến hành trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước Những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp một cách triệt để, toàn diện hơn để đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã thể chế hoá nghĩamục tiêu Nghị quyết của Đảng về
Trang 9xây dựng nhà nước pháp quyền, xác định đúng đắn vị trí, vai trò, hệ thống các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước, định hướng xây dựng một nền tư pháp dân chủ, vững mạnh Một trong những nội dung về cải cách tư pháp được thể chế trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) là sự điều chỉnh một bước về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân Việc điều chỉnh chức năng của Viện kiểm sát trong Hiến pháp không phải là vấn đề mới nảy sinh trong quá trình xây dựng, soạn thảo Hiến pháp sửa đổi, mà ngay sau Đại hội Đảng lần thứ VII, những ý kiến liên quan đến chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát đã được đề cập, thảo luận trên nhiều diễn đàn về lý luận cũng như thực tiễn Không chỉ đề cập đến
sự chồng chéo chức năng thanh tra của cơ quan Thanh tra với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát mà vấn đề có tính trực diện hơn đối với
sự tồn tại của chức năng này trong điều kiện đổi mới Trong mối tương quan chung giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước với những chức năng mà Viện kiểm sát đang thực hiện dường như Viện kiểm sát đang nắm giữ quá nhiều quyền lực chi phối trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ tư pháp đến thể chế quản lý kinh
tế, quản lý hành chính nhà nước Hệ quả của sự đánh giá này đã dẫn tới việc có người đặt ra câu hỏi phải chăng Viện kiểm sát nhân dân là một cơ quan siêu quyền lực và như thế là trái với tổ chức và hoạt động của một nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc dân chủ
Quá trình sửa đổi Hiến pháp, vấn đề chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được xem xét trên nhiều phương diện, không chỉ ở giác độ quyền lực rộng lớn của Viện kiểm sát trong đời sống xã hội hay sự chồng chéo chức năng với cơ quan Thanh tra mà cả những ảnh hưởng từ hoạt động của Viện kiểm sát tới nền kinh tế thị trường Ở vào thời điểm nền kinh tế đã trải qua 15 năm đổi mới với những thành tựu và sự ổn định bước đầu về cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức hoạt động, một thể chế kinh tế được xác lập bởi hàng loạt văn bản pháp luật về kinh tế
đã đưa nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển có định hướng trên cơ sở khuôn
Trang 10khổ của pháp luật Trong quá trình đó, sự hình thành hệ thống pháp luật kinh tế là quá trình không ngừng sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự phát triển của nền kinh
tế Trong điều kiện vận hành nền kinh tế thị trường vẫn đang tiếp tục có sự tìm tòi, thử nghiệm và không ngừng đổi mới để có sự phát triển phù hợp, vững chắc; bên cạnh những ưu điểm của việc bảo đảm sự tuân thủ pháp luật qua hoạt động kiểm sát chung của Viện kiểm sát nhân dân thì mặt khác dường như đã tạo ra lực cản vô hình đối với sự phát triển của nền kinh tế Sự phản ứng ở những mức độ khác nhau của các nhà quản lý, các nhà kinh doanh đối với hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát đã đặt vấn đề về thực tiễn của việc có cần thiết tồn tại chức năng này của Viện kiểm sát hay không Xét một cách biện chứng, khi pháp luật phù hợp với kinh tế sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm pháp luật được tuân thủ, nhưng trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện thì chính nó trở thành nguyên nhân làm hạn chế tác dụng, ý nghĩa của việc thực hiện chức năng này Sự cần thiết duy trì hay xóa bỏ chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát cần được xem xét từ nhiều phương diện khác nhau cả về lý luận và thực tiễn
Nhìn vấn đề ở phương diện hẹp hơn để đánh giá thực trạng của ngành kiểm sát về lực lượng đội ngũ cán bộ kiểm sát (về năng lực, trình độ, về số lượng…), quy mô tổ chức bộ máy ngành kiểm sát, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật còn nhiều hạn chế, bất cập Trong khi, Viện kiểm sát đang phải thực hiện nhiều trọng trách trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội thì với điều kiện hiện có, việc thực hiện tốt tất cả những chức năng, nhiệm vụ được giao thực sự là khó khăn đối với Viện kiểm sát
Mặt khác, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển nhanh chóng, sôi động của kinh tế mang lại sự thay đổi, nâng cao điều kiện sống cho nhân dân, nhưng cũng đặt ra những vấn đề xã hội cần giải quyết Đó là sự phân hóa