1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

56 773 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 352,62 KB

Nội dung

Trong bài nghiên cứu này, bên cạnh việc tiếp thutiền đề từ nghiên cứu đi trước là phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu lợi nhuận trênmỗi cổ phiếu EPS, tác giả đưa thêm các biến mới vào mô hì

Trang 1

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH

CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhóm ngành khoa học: Kinh tế

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH

Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Hữu Ánh

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Đóng góp dự kiến của đề tài 4

1.7 Kết cấu nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ GIÁ CỔ PHIẾU 6

2.1 Cơ sở lý luận về các mô hình nghiên cứu 6

2.2 Mô hình chiết khấu cổ tức 6

2.3 Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu 8

CHƯƠNG 3 GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

3.1 Các giả thuyết nghiên cứu 10

3.2 Phương pháp nghiên cứu - ứng dụng mô hình Olson 12

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 12

3.2.2 Giải thích các biến số trong mô hình 14

3.2.3 Ứng dụng mô hình hồi quy để giải thích mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu các công ty niêm yết 17

CHƯƠNG 4 THU THẬP GIỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH 20

4.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 20

4.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 20

4.1.1.1 Sự ra đời Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 20

4.1.1.2 Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 22

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 25

4.2.1 Chọn mẫu 25

Trang 4

4.3 Thảo luận và phân tích kết quả thực nghiệm 35

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 40

5.1 Kết luận 40

5.2 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 41

5.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 42

5.4 Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai 43

Tài liệu tham khảo 45

Trang 5

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

mỗi cổ phiếu

hao

Trang 6

Trang

Bảng 1 Mô tả quan hệ giữa các biến trong mô hình 12

Bảng 2 Số các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2003 – 2012 24

Bảng 3 Bảng mô tả thống kê tổng quát chỉ tiêu MPS, EPS, EPS, EBIT, EBITDA, EC 26

Bảng 4 Bảng tổng hợp số liệu chỉ tiêu MPS, BVS, EPS 28

Bảng 5 Bảng tổng hợp số liệu chỉ tiêu EBIT 29

Bảng 6 Bảng tổng hợp số liệu chỉ tiêu EBITDA, EC 30

Bảng 7 Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS đến MPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM 35

Bảng 8 Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS, EC đến MPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM 36

Bảng 9 Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của các chỉ tiêu đến MPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM 39

Biểu 1 Số lượng công ty niêm yết giai đoạn 2003 – 2012 24

Trang 7

TỔNG QUAN

Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu là mối quan tâm củarất nhiều đối tượng và đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới Những nghiêncứu trước đây chỉ ra rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếunhưng chỉ tập trung vào thông tin lợi nhuận kế toán và giá trị sổ sách của vốnchủ sở hữu Để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này, bài nghiên cứu không chỉ

đi theo xu hướng nêu trên mà còn phát triển thêm một số chỉ tiêu mới Như vậy,bài nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của năm chỉ tiêu kế toán: lợi nhuận trên mỗi

cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS), lợi nhuận trước thuế vàlãi vay (EBIT), lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA), tiền vàtương đương tiền cuối kì (EC) đến giá cổ phiếu Tác giả khảo sát trên 281 công

ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh tronggiai đoạn 2003-2012 và sử dụng mô hình Ohlson làm cơ sở lý thuyết

Sau khi xử lý số liệu, kết quả thực nghiệm cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận trênmỗi cổ phiếu (EPS) là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất trong khi tiền và tươngđương tiền cuối kì cũng có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu Nghiên cứucũng xác nhận rằng mô hình Ohlson đã hình thành một khung lý thuyết và công

cụ hữu ích trong việc nghiên cứu mối quan hệ thực tế giữa giá cổ phiếu và sốliệu kế toán Cuối cùng, nghiên cứu gợi ý phương hướng phát triển đề tài nàythông qua việc thêm các biến mới vào mô hình

Tất cả kết quả của bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho nhữngngười quan tâm, các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư và quản trị hoặc người đang sửdụng mô hình Ohlson như là công cụ đánh giá tình trạng hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong công tác quản lý ở cấp độ vi mô cũng như vĩ mô, thông tin kế toán

có vai trò hết sức quan trọng Hệ thống thông tin kế toán cung cấp thông tin tớingười sử dụng bên trong và bên ngoài công ty Các nhà đầu tư thường xuyên sửdụng báo cáo tài chính để phục vụ cho quyết định đầu tư của họ, các cơ quannhà nước sử dụng thông tin này trong lĩnh vực thuế và hoạch định chính sáchkinh tế Do đó, hệ thống thông tin kế toán phải cung cấp thông tin hữu ích chocác nhà quản trị doanh nghiệp cũng như cho những quan tâm đến hoạt động tàichính của doanh nghiệp

Đối với các công ty niêm yết, quyết định của các nhà đầu tư là mua, bánhay nắm giữ cổ phiếu, vì vậy giá cổ phiếu được rất nhiều người quan tâm Giá

cổ phiếu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và một trong những nhân tố quantrọng là thông tin kế toán Trên thế giới, mối quan hệ giữa thông tin kế toán vàgiá cổ phiếu đã được nghiên cứu rộng rãi, các nghiên cứu này tập trung chủ yếuvào thông tin lợi nhuận kế toán Tuy nhiên xu hướng nghiên cứu gần đây đã mởrộng và chú trọng đến các biến khác nữa

Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào đi theo xu hướng này, vì vậytác giả chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổphiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ ChíMinh” làm đề tài nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, bên cạnh việc tiếp thutiền đề từ nghiên cứu đi trước là phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu lợi nhuận trênmỗi cổ phiếu (EPS), tác giả đưa thêm các biến mới vào mô hình: Giá trị sổ sáchcủa mỗi cổ phiếu (BVS), Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), Lợi nhuậntrước thuế, Lãi vay và khấu hao (EBITDA), Tiền và tương đương tiền cuối kì(EC)

Trang 9

1.2 Mục đích nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thiết kế các phương pháp tiếp cận để phân tích mốiquan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ ChíMinh Bài nghiên cứu đề ra hai mục tiêu cụ thể sau:

Phân tích khả năng ảnh hưởng của năm chỉ tiêu số kế toán: Lợi nhuận trênmỗi cổ phiếu (EPS), Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (BVS), Lợi nhuận trướcthuế và lãi vay (EBIT), Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA),Tiền và tương đương tiền cuối kì (EC) đến giá cổ phiếu của các công ty phi tàichính niêm yết trên Sở giao dịch chứng dịch chứng khoánTP.Hồ Chí Minh

So sánh và nhận xét mức độ ảnh hưởng giữa các chỉ tiêu trên tới giá cổphiếu, kết luận về chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn nhất đến giá cổ phiếu

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Dựa vào mục đích nghiên cứu nêu trên, bài nghiên cứu tập trung giảiquyết mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu qua hai câu hỏi:

 Mỗi chỉ tiêu kế toán có quan hệ và ảnh hưởng như thế nào đến giá

cổ phiếu?

 Chỉ tiêu kế toán nào có tác động lớn nhất tới giá cổ phiếu?

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả hồi quy và mở rộng dựa trên

lý thuyết của các nghiên cứu trước đây trên thế giới Với phương pháp địnhlượng để phân tích dữ liệu thu thập được, tác giả chỉ mô tả các sự kiện thực tếvới nội dung chính sẽ là kết qủa của phương pháp định lượng, mô tả và suy luận

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình Ohlson Tính đến thờiđiểm hiện tại, mô hình Ohlson là mô hình có vai trò hữu ích trong các nghiêncứu thực nghiệm, biểu hiện của giá cả hoặc giá trị thị trường vốn cổ phần về giátrị sổ sách của vốn chủ sở hữu hiện hành, các khoản thu nhập hiện tại, cổ tứchiện tại và giá trị khác có thông tin liên quan Dựa trên xu hướng chung của các

Trang 10

nghiên cứu trước đây trên thế giới, EPS và BVS tiếp tục là hai biến độc lậptrong mô hình Bên cạnh đó, nhóm tác giả phát triển thêm mô hình Ohlson bằngcách đưa thêm các biến độc lập vào mô hình như EBIT, EBITDA và EC để phântích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu một cách toàn diện hơn.

Dữ liệu kế toán được thu thập trong giai đoạn 2003-2012, tập chung chủyếu vào ba báo cáo kế toán: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa chỉ số kế toán và giá cổ phiếucủa các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ ChíMinh trong mười năm từ 2003 đến 2012

Sở dĩ nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty phi tài chính vì hiện naytrên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh có rất nhiều loại hình công ty,ngoài công ty phi tài chính ra còn có các công ty tài chính và ngân hàng với đặcđiểm ngành nghề kinh doanh mang tính đặc biệt

Do vậy, do giới hạn thời gian và dữ liệu, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu

281 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ ChíMinh

1.6 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu

Đóng góp về mặt khoa học: Đề tài đã tổng hợp, đánh giá những vấn đề lý

luận về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu Đề tài đã chắt lọc vàđưa ra định hướng về mô hình lý thuyết giúp thiết lập mối quan hệ giữa thôngtin kế toán và quyết định đầu tư nhằm bổ sung thông tin cho các công ty phi tàichính niêm yết nói chung và chủ thể tham gia thị chứng khoán nói riêng Đề tài

đã chỉ ra được chỉ tiêu lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) là một chỉ tiêu quantrọng trong việc đưa ra dự báo về giá thị trường của mỗi cổ phiếu

Đóng góp về mặt thực tiễn: Bài nghiên cứu sẽ đưa ra những phương

hướng và ý kiến khoa học về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu

Trang 11

Từ đó giúp nhà đầu tư, nhà quản lý và các đối tượng quan tâm đưa ra quyết địnhđúng đắn Qua nghiên cứu cũng cho thấy, kế toán của mỗi công ty nên tính toánchính xác, cẩn thận chỉ tiêu lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu EPS, góp phần tăng tínhminh bạch trong thông tin và góp phần làm cho Thị trường chứng khoán ViệtNam hoạt động hiệu quả bền vững.

Đóng góp về phương pháp nghiên cứu: Luận văn mở ra dòng nghiên cứu

thực chứng trong kế toán tại Việt Nam Cụ thể ở đây đã sử dụng Ohlson để kiểmđịnh giả thuyết

1.7 Kết cấu bài nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

Chương này trình bày ngắn gọn thông tin chung và vấn đề thảo luận, mụcđích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiêncứu và cuối cùng nêu lên những thành công mà đề tài nghiên cứu được

Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết

Trong chương này, tác giả trình bày khuôn khổ lý thuyết mà nghiên cứutiến hành, bao gồm các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết liên quan

Chương 3: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

Chương này trình bày giả thuyết và giải thich các biến số sử dụng trong

mô hình

Chương 4: Thu thập dữ liệu và phân tích kết quả thực nghiệm

Giới thiệu chung nhất về thị trường chứng khoán Việt Nam và Sở giaodịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh Sau đó, trình bày về phương thức thu thập

dữ liệu Cuối cùng, mô tả về quá trình phân tích kết quả dựa trên thực nghiệm vàgiải thích mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu

Chương 5: Kiến nghị và kết luận

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày một số kiến nghị, cũng như bổsung một số đề xuất Kết quả của nghiên cứu này sẽ tốt hơn bằng cách tăng kích

Trang 12

thước mẫu và nghiên cứu thêm các biến mới để phân tích đạt được kết quả chínhxác hơn.

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ

GIÁ CỔ PHIẾU 2.1 Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty niêm

Theo lý thuyết, giá trị kinh tế của một tài sản có thể được xác định bằngviệc chiết khấu các lợi ích kinh tế kì vọng của tài sản đó với tỷ suất chiết khấu làchi phí cơ hội vốn Người đầu tiên ứng dụng và đưa phương pháp này vào thựctiễn là Williams vào năm 1938 Ông đã đưa ra lý thuyết đầu tư và chỉ ra gốc rễcủa nó là ứng dụng phương pháp giá trị hiện tại thuần để đánh giá tính khả thicủa các dự án Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cho toàn bộ công ty thìdòng tiền có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau và điều này dẫn đếncác mô hình khác nhau dựa trên nền tảng mô hình cơ bản

2.2 Mô hình chiết khấu cổ tức

Phương pháp tiếp cận trực tiếp để định giá cổ phiếu là dựa trên những lợiích mà nhà đầu tư nắm giữ, bao gồm cổ tức và giá bán cổ phiếu Khi cổ phiếuđược đem bán, giá bán hợp lý được xác định bằng cách chiết khấu các dòng tiềntrong tương lai mà người mua kỳ vọng sẽ nhận được trong thời gian họ nắm giữ

cổ phiếu

Giả sử thị trường hoạt động hiệu quả và công ty không giới hạn tuổi thọ,giá hiện tại của cổ phiếu P được tính bằng cách chiết khấu các dòng tiền cổ tứctrong tương lai theo công thức sau:

Trang 13

Trong đó, E o là giá trị kỳ vọng của biến số liên quan tại thời điểm 0

d t là tiền thanh toán cổ tức

r t là chi phí cơ hội của dòng tiền tại thời điểm t

Trên cơ sở mô hình này, Modigliani and Miller (1961) đã nghiên cứu vàchỉ ra rằng, với điều kiện không xét tới chi phí giao dịch và thuế, giá trị của mộtdoanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi cổ tức kì vọng Ý kiến này được Penman(1992) gọi là câu đố cổ tức, ông cho rằng giá cổ phiếu phụ thuộc vào dòng cổtức kì vọng Hơn nữa, cổ tức không phải là thước đo trực tiếp về hoạt động kinhdoanh bởi chúng đơn thuần chỉ phản ánh quyết định về phân bổ tài sản

Bên cạnh đó, Damodaranal (1996) đã đưa ra các công thức mới để địnhgiá cổ phiếu mà không cần dựa trên giả định công ty có tỉ lệ tăng trưởng vĩnhviễn bằng cách chia tuổi thọ công ty thành hai hoặc ba giai đoạn với tỉ lệ tăngtrưởng khác nhau Bằng cách này, các công thức định giá cổ phiếu củaDamodaranal có tính thực tiễn cao hơn, tuy nhiên việc ước tính cổ tức mà công

ty trả cho các cổ đông trong tương lai là rất khó xác định vì công ty có nhiều cơhội đẩy mạnh tỉ lệ tăng trưởng cao nhưng không thể trả cổ tức cho cổ đông

Trong công thức trên, xa là thu nhập khác biệt, là phần chênh lệch của thunhập thông thường sai khi đã trừ đi chi phí vốn chủ sở hữu Thu nhập khác biệtđược tính như sau:

x t a

=x tr y t−1

Với y là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, r là chi phí vốn chủ sở hữu

Trang 14

Vào năm 1965, Solomons đã sử dụng mô hình này và cho rằng thu nhậpkhác biệt biểu thị cho phần thu nhập vượt trội so với thu nhập thông thường

Trong công thức trình bày ở trên, giá trị hiện tại của cổ phiếu bằnggiá trị hiện tại của vốn chủ sở hữu cộng giá trị hiện tại của tất cả các khoản thunhập ròng hay thu nhập khác biệt trong tương lai

Mô hình Ohlson

P t=(1−k ) yt+k(φ td t)+α2v t

Năm 1995, Ohlson phát triển mô hình chiết khấu cổ tức tổng quát và đưa

ra mô hình nhận xét mối tương quan giữa giá cổ phiếu với giá trị sổ sách củavốn chủ sở hữu, thu nhập ròng, cổ tức và các thông tin hữu ích khác

Khi so sánh với mô hình thu nhập ròng, điểm khác nhau căn bản giữa môhình Ohlson và mô hình này là quá trình biến động của thông tin tuyến tính đãchỉ ra thu nhập khác biệt theo thời gian Điểm khác biệt này là ưu điểm thu hútcác học giả do ở mô hình thu nhập ròng tổng quát hay đơn giản đều chỉ giả định

mô hình tăng trưởng cố định để cung cấp ước tính cụ thể về xu hướng tươngquan và giá trị các thông số

Bên cạnh đó, như những mô hình khác, mô hình Ohlson cũng tồn tại một

số nhược điểm Thứ nhất, mô hình hướng đến một công ty cụ thể và không dự

báo các thông số giống nhau cho tất cả các công ty Tiếp theo, biến v trong mô

hình đại diện cho các thông tin hữu ích khác không được xác định một cách cụthể Do vậy nghiên cứu thực nghiệm thường bỏ qua biến này với giả định chúngnằm trong hệ số góc và sai sót ngẫu nhiên Tuy nhiên việc này làm giảm nộidung thực nghiệm của mô hình

2.3 Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu.

Vai trò của thông tin kế toán rất quan trọng với những hoạt động chứngkhoán, đặc biệt là giá cổ phiếu Trên thế giới, sau sự sụp đổ của tập đoàn Erron

và Arthur Andersen - một công ty kiểm toán Mỹ, thì sự ưu tiên hàng đầu củanhà đầu tư và Chính phủ là sự công bố rộng rãi thông tin kế toán từ những công

ty được niêm yết Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán của các nước trong

Trang 15

đó có Việt Nam đều bổ sung các quy định mới chặt chẽ hơn đối với việc quản lýcác công ty niêm yết về công khai tài chính và thông tin kế toán, cũng như cáchoạt động kiểm toán.

Mục đích căn bản của các công ty niêm yết là tối đa hóa sự giàu có chocác cổ đông Những công ty này có những chính sách riêng để phân phối lợinhuận; tuy nhiên, nếu họ thất bại trong việc tạo ra lợi nhuận, họ sẽ gặp khó khăntrong việc huy động vốn cần thiết để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của

họ Do vậy, việc tạo ra lợi nhuận là nhiệm vụ quan trọng đối với không chỉ nhàđầu tư mà còn đối với các nhà quản trị công ty Giá trị tạo ra cho các cổ đôngcủa công ty niêm yết có thể được xác định trực tiếp từ giá cổ phiếu; tuy nhiên thịgiá cổ phiếu luôn luôn thay đổi vì sự xuất hiện của các công ty mới có thể đượchoặc không được các nhà quản lý kiểm soát Do đó các nhà quản lý thường dựavào thông tin kế toán để đo lường những kết quả từ hoạt động kinh doanh Hơnnữa, thông tin kế toán cũng giúp các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định Vìthế, mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu là chủ đề đáng đượcquan tâm trong thực tế

Trong khi những nghiên cứu trước đây thường tập trung chủ yếu vàothông tin lợi nhuận kế toán, những nghiên cứu gần đây quan tâm nhiều hơn đếngiá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu Với giá trị sổ sách báo cáo và dự báo lợinhuận một cách thống nhất đã ước tính giá cổ phiếu trong các công ty niêm yết.Sau đó, giá trị ước tính của cổ phiếu này, cùng với giá trị sổ sách, và lợi nhuận

sẽ được sử dụng như là các chỉ tiêu trong mô hình Ohlson

Bằng cách phân chia các khoản lợi nhuận vào cổ tức và lợi nhuận giữ lại,đồng thời bằng cách cho rằng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu là tổng vốn chủ

sở hữu nhỏ hơn tổng nợ phải trả và các khoản chi tiêu hàng năm về tài sản cốđịnh như một biến giải thích thêm, thì có thể kết luận rằng thông tin kế toán có ýnghĩa lớn trong mô hình hồi quy Ngoài ra, nếu các khoản lợi nhuận được tạo ratrong năm sau đại diện cho các khoản lợi nhuận dự kiến, thì khi đó cổ tức cung

Trang 16

cấp thông tin hữu ích để dự đoán lợi nhuận còn lại trong tương lai Cổ tức lớn đikèm với lợi nhuận cao trong tương lai, đặc biệt đúng trong các công ty hiện đanglàm ăn thua lỗ.

Khi tiến hành nghiên cứu này, tác giả nhận ra rằng thông tin lợi nhuậnkhông chỉ tác động đến giá cổ phiếu, mà các thông tin kế toán cũng tác động đếngiá cổ phiếu Như vậy, tác giả nghi ngờ về tính chính xác của giá trị lợi nhuậnđược báo cáo Trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn yếu kémtrong việc công bố thông tin Một số doanh nghiệp không muốn công bố thôngtin, hoặc nếu có thì nội dung công bố đều rất sơ sài Mặc dù có nghiên cứuchứng minh rằng lợi nhuận là số liệu quan trọng trong việc xác định giá cổphiếu, nhưng tác giả cho rằng thông tin lợi nhuận bị giới hạn vì mối quan hệgiữa lợi nhuận và giá cổ phiếu là không bền vững và ổn định trong thời gian dài

Do đó, những thông tin kế toán như giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, lợinhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao(EBITDA), vv… sẽ được sử dụng để đánh giá và ước tính giá cổ phiếu với sựtrợ giúp của các mô hình

Trang 17

CHƯƠNG 3 GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Các giả thuyết nghiên cứu

Việc xây dựng các giả thiết được dựa vào những tìm hiểu trước đó củanhiều tác giả Sau đây sẽ là vài học thuyết đề cập đến mối quan hệ giữa thông tin

kế toán và giá cổ phiếu

Vào năm 1997, Colins, Maydew và Weiss đã điều tra những sự thay đổitrong giá trị có liên quan của các khoản lợi nhuận và giá trị sổ sách tại Hoa Kỳtrong khoảng 40 năm Mô hình lợi nhuận ròng được sử dụng như là cơ sở lýthuyết Các học giả này nhận thấy có một sự đối lập với những tuyên bố trongcác tài liệu của chuyên gia Đó chính là giá trị liên quan của các khoản lợi nhuận

và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu kết hợp với nhau đã thực sự tăng nhẹ trongbốn mươi năm qua Các học giả tiếp tục ước tính hai bản giới hạn của mô hìnhtrong việc sử dụng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và các khoản lợi nhuậntương ứng là các biến số giải thích duy nhất, và sử dụng kết quả ước tính đó đểtính toán sức thuyết phục của mô hình Các học giả này thấy rằng sức thuyếtphục của các khoản lợi nhuận đã giảm theo thời gian và được thay thế bởi sứcthuyết phục của giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu Sau đó, nhóm học giả này đã

đề xuất một số giải thích cho sự thay đổi này

Vào năm 1998, Barth, Beaver, và Landsman kiểm tra việc dự đoán vai tròtương đối của giá trị sổ sách và lợi nhuận phụ thuộc vào khả năng tài chính củacông ti Trong trường hợp này, các học giả sử dụng trái phiếu như một biện phápkiểm tra khả năng tài chính của công ty và sử dụng hai mẫu dữ liệu từ Hoa Kỳ.Mẫu dữ liệu đầu tiên bao gồm những công ty phải đối mặt với tình trạng phásản, và mẫu thứ hai bao gồm những công ty ở trong nhiều điều kiện tài chínhkhác nhau Kết quả chỉ ra rằng khả năng tài chính của công ty giảm sút và sức

Trang 18

thuyết phục về giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu gia tăng trong khi sức thuyếtphục về lợi nhuận cũng giảm sút Nhóm học giả này cũng tiến hành một nghiêncứu khác thuộc hệ thống các ngành công nghiệp dựa vào tầm quan trọng tươngđối của các tài sản vô hình để kiểm tra kết quả ước tính Một lần nữa, kết quảcủa nghiên cứu này càng làm tăng sức thuyết phục cho các dự đoán của các họcgiả này.

Vào năm 1999, dựa vào mô hình Ohlson, Dechow, Hutton và Sloan lưu ýrằng tính năng khác biệt của mô hình là sự biến đổi tuyến tính liên kết các thôngtin dự kiến về khoản lợi nhuận ròng với các thông tin hiện có Kết quả chỉ rarằng mô hình dựa theo khung lý thuyết của Ohlson là phù hợp với các dữ liệuthực nghiệm Tuy nhiên, các học giả cũng phát hiện ra rằng kết quả đó chỉ chỉ ramột cải tiến nhỏ trong một mô hình đã tính ra được giá trị lợi nhuận ước tínhvĩnh viễn cho các năm sau Các học giả cũng kết luận được rằng mô hìnhOhlson rất hữu dụng trong nghiên cứu thực nghiệm vì nó cung cấp một khung lýthuyết thống nhất cho các nghiên cứu xác định giá trị mà các nghiên cứu khácchưa có Mô hình Ohlson được thiết lập trong lý thuyết về tài chính mà giá trịkinh tế của một tài sản có thể được xác định bằng việc chiết khấu các lợi íchkinh tế kỳ vọng của tài sản hoặc dòng tiền thu được trong suốt thời gian sử dụngtài sản đó với tỷ lệ chiết khấu là chi phí cơ hội của vốn Tuy nhiên, mô hình nàychỉ được áp dụng trong lý thuyết và nó khó có thể áp dụng trong thực tế vì nóliên quan đến dự đoán cổ tức trong tương lai cho hoạt động còn lại của công ty.Đây cũng là khó khăn để áp dụng mô hình này cho các công ty tăng trưởngnhanh mà giữ lại hầu hết lợi nhuận, họ chỉ phân phối một ít hoặc không phânphối dưới các hình thức chia cổ tức trong khoảng thời gian dài

Mô hình Ohlson đã được áp dụng như khung lý thuyết cho một số nghiêncứu thực nghiệm về mối liên quan giữa các giá trị của các biến số kế toán trongnhững hoàn cảnh khác nhau Qua quá trình nghiên cứu đã nhận ra rằng lợi nhuận

và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu kết họp với nhau có giá trị hơn khi các

Trang 19

biến số đó đứng một mình Một số nghiên cứu đã có các kết quả khác nhau khitiến hành kiểm tra sự liên quan về giá trị của các biến số khác với giá trị sổ sáchcủa vốn chủ sở hữu và lợi nhuận Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy lợinhuận ròng không nhất thiết phải tiến triển theo quy trình biến đổi tuyến tính màOhlson giả định Những phát hiện này cho thấy khi những nhà đầu tư và quản trịcông ti sử dụng những biện pháp đo lường kế toán cơ bản sử dụng bởi các nhàđầu tư hoặc quản lý kinh doanh để ước tính giá trị hoặc giá trị sáng tạo có thể sẽhiểu quả hơn nếu họ tập trung vào cả hai khoản lợi nhuận và giá trị sổ sách củavốn của sở hữu hơn là tập trung vào một trong các biến chính đơn lẻ.

3.2 Phương pháp nghiên cứu- ứng dụng mô hình Ohlson.

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu cụ thể.

Nếu thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tác động lớnđến giá trị thị trường của cổ phiếu thì sẽ tồn tại mối tương quan chặt chẽ giữathông tin kế toán, cụ thể là thông tin lợi nhuận và giá trị sổ sách của vốn chủ sởhữu với giá trị cổ phiếu Trong nghiên cứu này, ngoài ba biến cũ đã được ápdụng từ trước, tác giả sẽ mở rộng mô hình Ohlson với ba chỉ tiêu mới, đó là:EBIT, EBITDA, và tiền và các khoản tương đương tiền (EC) Những chỉ tiêunày sẽ là những yếu tố phản ánh mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổphiếu

Theo lý thuyết, mô hình Ohlson có dạng: MPS= f (BVS, EPS)

Trong đó: MPS: Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu

BVS: Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

EPS: Lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu

EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EBITDA: Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao

Trang 20

EC: Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ.

+/-Bảng 1 Mô tả quan hệ giữa các biến trong mô hình Olson.

Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu có quan hệ cùngchiều (+) hoặc ngược chiều (-) với giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu Khi mốiquan hệ đó là cùng chiều, tức là chỉ cần nhà đầu tư hoặc bất cứ lý do gì làm chovốn chủ sở hữu của công ty tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên của giá trị thị trườngcủa mỗi cổ phiếu và ngược lại

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu có quan hệ cùng chiều (+) hoặc ngược chiều(-) với giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu Lợi nhuận luôn là yếu tố được rấtnhiều đối tượng quan tâm, nó cũng là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc đưa raquyết định của các nhà đầu tư Do đó, khi mối quan hệ này là cùng chiều (+) tức

là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng lên sẽ thu hút các nhà đầu tư hơn, sẽ kéotheo sự tăng lên của giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu và ngược lại

Mặt khác, việc sử dụng mô hình Ohlson sẽ giải thích vai trò của giá trị sổsách của vốn chủ sở hữu và thông tin lợi nhuận Giá trị thích hợp được chọn để

đo lường là hệ số hồi quy điều chỉnh R2 Hệ số này sẽ giải thích sức mạnh củabiến số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu Từ kết quả kinh nghiệm nghiêncứu của Bernard (1995), Penman & Sougiannis (1998), Frankel & Lee (1998),

Trang 21

Liu & Thomas (2000), tác giả nhận ra rằng kết quả phân tích thực nghiệm dựatrên mô hình này sẽ có sức mạnh giải thích cao hơn các mô hình khác Ví dụnhư nghiên cứu của Bernard (1995) và Frankel & Lee (1998) đã chỉ ra rằng chỉtiêu giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và thông tin lợi nhuận có thể tác độngđến 70% giá trị thị trường của cổ phiếu Do đó, khi tiến hành phân tích thựcnghiệm mối quan hệ giữa giá cổ phiếu với các biến kế toán, tác giả đã sử dụng

mô hình như sau:

MPS it= β0+ β1BVS it + β2EPS it + β3EBIT + β4EBITDA + β5EC + e it (1)

EPS it là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t

EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty i trong năm t.

EBITDA là lợi nhuận trước thuế, lãi vay, và khấu hao của công ty i trong

năm t

EC là tiền và các khoản tương đương tiền của công ty i tại ngày cuối cùng

của năm tài chính t

e là một sai số ngẫu nhiên với phương sai liên tục và có giá trị bằng 0.

Phương trình này có một hạn chế nhỏ, đó là kết quả của kịch thước mẫulớn hơn so với quy định của các mô hình lý thuyết Điều này phát sinh do sự giatăng đáng kể số lượng các quan sát với giá trị bị thiếu Mặt khác, các biến sốkhác là một phần trong khuôn khổ lý thuyết, nhưng khi đặt ra câu hỏi về giá trị

và ý nghĩa của các biến số này đem lại thì chúng thường bị bỏ qua trong mô

Trang 22

hình hồi quy Do đó, để giải thích câu hỏi như vậy, mô hình cơ bản được mởrộng ở giai đoạn sau trong nghiên cứu để bao hàm những biến ố khác sẽ xuấthiện trong mô hình lý thuyết Vì thế, tác giả đã chọn ba biến mới: EBIT,EBITDA và EC sẽ xuất hiện trong mô hình chính (như đã đề cập trong (1)).

3.2.2 Giải thích các biến số trong mô hình

* MPS.

MPS phản ánh giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu Trong nghiên cứu này,MPS được lấy từ giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu tại ngày cuối cùng của nămtài chính

* EPS.

EPS là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS được sử dụng để thể hiện khảnăng kiếm lời của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

EPS = Lượng cổ phiếubình quânđang lưuthông(Thunhập ròng−cổ tức cổ phiếu ưuđãi)

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếulưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thayđổi theo thời gian Tuy nhiên, trên thực tế, người ta thường hay đơn giản hóaviệc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối

kỳ Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổphiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông

EPS thay đổi tùy theo phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên giađánh giá được lấy từ thông tin công ty Do đó, dù là EPS lấy từ công ty haychuyên gia thì cũng chỉ là con số ước tính

Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốncần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên Haidoanh nghiệp có thể có cùng tỉ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phầnhơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn Nếu như các yếu tố

Trang 23

khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại Vìdoanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấpdẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp đểđảm bảo chất lượng của tỉ lệ này.

*BVS.

BVS là giá trị sổ sách kế toán trên một cổ phiếu, được tính bởi công thức:

BVS = Lượng cổ phiếubình quânđang lưuthông Vốn chủ sở hữu−Tàisản vô hình

BVS thường không có nhiều ý nghĩa khi các chuẩn mực kế toán VAS vẫnphần lớn theo nguyên tắc giá gốc BVS chỉ là một công cụ trong việc so sánhtrong đánh giá một công ti Trong thị trường sôi động, giá trị BVS thường thấphơn rất nhiều so với giá cổ phiếu Tuy nhiên trong giai đoạn thị trường điềuchỉnh sâu, rất nhiều cổ phiếu có giá trị thị trường thấp hơn giá trị sổ sách BVScũng thường được những nhà đầu tư sử dụng để xác định vốn của một công tiliên quan đến giá trị thị trường của công ti đó BVS là công cụ hữu ích khi xemxét cổ phiếu ngành ngân hàng, tài chính chứng khoán và bảo hiểm

* EBIT.

EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, được xác định bởi công thức:

EBIT = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí lãi vay.

EBIT là tất cả lợi nhuận trước khi xem xét đến những khoản trả lãi vàthuế thu nhập Một nhân tố quan trọng đóng góp vào việc sử dụng rộng rãi chỉtiêu EBIT là cách chỉ tiêu này là vô hiệu hóa các tác động của nhiều cấu trúc vốnkhác nhau và tỉ lệ thuế được sử dụng bởi nhiều công ty Bằng cách loại bỏ cảthuế và lãi vay, thì số liệu cuối cùng sẽ tập trung vào khả năng sinh lời của công

ty và do đó việc so sánh các công ty với nhau trở lên dễ dàng hơn

* EBITDA.

Trang 24

EBITDA là lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao.Nó là một chỉ sốquan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động tài chính của một công ti, được tính bằngcông thức:

EBITDA = Doanh thu – Các khoản chi phí (ngoại trừ thuế, chi phí lãi vay, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình).

EBITDA về bản chất là thu nhập ròng đã trừ đi lãi vay, thuế và khấu hao;

có thể được sử dụng để phân tích và so sánh khả năng sinh lời giữa các công ty

và những ngành công nghiệp bởi vì EBIDA đã loại bỏ đi những tác động củanhững quyết định tài chính và kế toán

Một quan niệm sai khá phổ biến đó là coi EBITDA thể hiện thu nhậpbằng tiền EBITDA là thước đo tốt để đánh giá khả năng sinh lời, nhưng nókhông phải là dòng tiền EBITDA cũng lược bỏ đi khoản tiền cần thiết để gâyquỹ hoạt động và sự thay thế những thiết bị cũ một khoản khá đáng kể Vì thế,EBITDA thường được sử dụng như một mánh khóe kế toán để che lấp đi thunhập của công ty Khi sử dụng chỉ số này, quan trọng nhất là nhà đầu tư cũngphải tập trung vào những thước đo khác để đảm bảo tính xác thực của thông tin

Trang 25

đến hạn thanh toán, khi đó sẽ có ít rủi ro hơn trong giá trị của nó nếu lãi suấtthay đổi.

Số lượng tiền và các khoản tương đương mà công ty đang nắm giữ rấtquan trọng và là một yếu tố lớn tạo thành chiến lược hoạt động chung của mộtcông ti Ví dụ, những công ty có lượng tiền và các khoản tương đương cao thì sẽ

có thể dễ dàng vượt qua những giai đoạn khó khăn khi lượng bán hàng hóa rathấp hoặc chi phí hoạt động quá cao

Tuy nhiên, những công ty có quá nhiều lượng tiền và các khoản tươngđương trong tay thường bị mua lại Sự tích trữ nguồn tiền cao cũng chỉ ra rằngnhà quản trị không biết cách phân bổ nguồn tiền

Một chú ý quan trọng đó là có xảy ra chi phí cơ hội khi nắm giữa nguồntiền trong tay Chi phí đó sẽ quay trở lại nguồn vốn mà công ti có thể kiếm bằngcách đầu tư tiền vào một sản phẩm mới hoặc mở rộng phạm vi kinh doanh

3.2.3 Ứng dụng mô hình hồi quy để giải thích mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu các công ti niêm yết.

Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm là giá trịthị trường của mỗi cổ phiếu, giá trị của vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên mỗi cổphiếu, lợi nhuận sau thuế và lãi vay, lợi nhuận sau thuế, lãi vay và khấu hao, vàtiền và các khoản tương đương tiền Các biến này thể hiện giá trị trên mỗi cổphiếu hơn là tổng giá trị của công ty Các biến số được sử dụng trong mô hìnhhồi quy này được lấy trực tiếp từ bản cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứngkhoán TP.Hồ Chí Minh Các nghiên cứu trước đây sử dụng số liệu tại ngày cuốicùng của năm tài chính, đo lường giá cổ phiếu tại ngày cuối cùng của năm tàichính, và liên quan đến báo cáo tài chính cuối năm của công ty Trong một sốtrường hợp, khi mục tiêu là để nghiên cứu những phản ứng đối với thông tin kếtoán được công bố, áp dụng phổ biến để hoãn ngày đo lường giá trị thị trường

Trang 26

của mỗi cổ phiếu thêm một thời gian cho đến thời điểm hợp lý nhất định màthông tin có liên quan sẽ được công bố công khai ra thị trường trong tương lai.Mặt khác, đúng nghĩa là một mô hình lý thuyết thì số liệu của tất cả các biến kếtoán nên lấy tại thời điểm hiện tại và giá cổ phiếu nên được đo lường vào ngàycuối năm tài chính Trong trường hợp khác, một ngày cố định là lựa chọn cho tất

cả các công ty, bất kể kết thúc năm tài chính tại thời điểm nào để giá của tất cả

cổ phiếu mẫu phản ánh được các điều kiện kinh tế thị trường và của cùng mộttổng thể

Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu được định nghĩa làtổng số vốn cổ phần và dự trữ do các cổ đông thường góp vốn tại ngày lập bảngcân đối kế toán chia cho số lượng cổ phiếu thường phát hành tại thời điểm đó.Thu nhập trên mỗi cổ phiếu được định nghĩa là lợi nuận ròng trong năm phân bổcho các cổ đông phổ thông sau khi đã trừ đi số thuế phải nộp và các khoản thunhập bất thường, và chia cho số cổ phiếu đã phát hành bình quân trong năm.Cũng có trường hợp có thể thu nhập không bao gồm các khoản bất thường với lí

do trường hợp này có thể là một biện pháp ít biến động và đã tính ra được mộtkhoản thu nhập dự kiến trong tương lai Mặt khác, các khoản thu nhập này đượcđịnh nghĩa trong mô hình lý thuyết về tổng thể chuẩn đó là không bao gồm cáckhoản thu nhập bất thường Do đó, bỏ qua các khoản bất thường này trong phântích hồi quy sẽ là điểm khởi đầu từ mô hình lý thuyết tổng thể Sau khi xem xét

cả hai quan điềm, định nghĩa toàn diện hơn về các khoản thu nhập sau khi trừthu nhập bất thường được sử dụng trong nghiên cứu sẽ phù hợp nhiều hơn trong

lý thuyết

Trong kiểu mẫu mở rộng, phần cổ tức trên mỗi cổ phiếu được định nghĩa

là phần cổ tức được chi trả, thanh toán trong năm hiện hành, được phân chia cho

số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành trong năm Những khoản vốn gópròng là số tiền ròng thu được từ việc bán cổ phiếu được phân chia bởi số lượngnhững cổ phiếu được sử dụng để tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu, kết quả sẽ là

Trang 27

số cổ phiếu trung bình trong năm phát hành Biến cá biệt này có thể bao gồm lỗi

đo lường không thể tránh khỏi, bởi vì những khoản mục thông tin trong cơ sở dữliệu phạm vi toàn thế giới được định nghĩa là số tiền ròng thu được từ việc bántất cả các loại cổ phiếu mà không cần được phân loại theo bất cứ hạng mục nào

và nó sẽ bao gồm cổ phiếu ưu đãi bên cạnh những cổ phiếu thường Tuy nhiênvẫn có thể có lỗi đo lường mặc dù là rất nhỏ, bởi vì những công ti phi tài chínhniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cổ phiếu ưu đãi thường khôngphổ biến

Trang 28

CHƯƠNG 4 THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH

4.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

4.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

4.1.1.1 Sự ra đời Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN)

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủViệt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lậpmột kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển Việc nghiên cứu, xây dựng đề

án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phốihợp đề xuất với Chính phủ

Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựngTTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thịtrường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xâydựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp.Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợpvới Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt độngcủa TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiếnthức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vậnhành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trongkhu vực và trên thế giới… Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNNnên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong

Ngày đăng: 11/01/2016, 00:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. Bảng mô tả thống kê tổng quát chỉ tiêu MPS, EPS, EPS, - Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 3. Bảng mô tả thống kê tổng quát chỉ tiêu MPS, EPS, EPS, (Trang 33)
Bảng 4. Bảng tổng hợp số liệu  MPS, BVS,EPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM - Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 4. Bảng tổng hợp số liệu MPS, BVS,EPS của các công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM (Trang 35)
Bảng 6. Tổng hợp số liệu EBITDA, EC của các công ty phi tài chính niêm - Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 6. Tổng hợp số liệu EBITDA, EC của các công ty phi tài chính niêm (Trang 36)
Bảng 7. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS đến MPS của công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM giai đoạn 2003-2012. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 7. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của EPS đến MPS của công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TPHCM giai đoạn 2003-2012 (Trang 42)
Bảng Biến độc lập Hệ số góc - Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
ng Biến độc lập Hệ số góc (Trang 43)
Bảng 9. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của các biến độc lập đến - Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 9. Kết quả phân tích thực nghiệm tác động của các biến độc lập đến (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w