Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thànhtựu đạt được cả về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, cũng cần thấy sự tác động tiêu cựccủa kinh tế thị trường đối với toàn xã hội nói chung và đối với đội ngũ cán bộ, công chứcnói riêng, dẫn đến tình trạng một số cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất về đạo đức, lốisống, lợi dụng chức quyền, quyền hạn để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãngphí của công, quan liêu, ức hiếp, gia trưởng độc đoán, có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèncực địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tùy tiện, gây mấtđoàn kết trong nội bộ nghiêm trọng
Góp phần củng cố kỷ luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, hiệu quả tronghoạt động quản lý qua các giai đoạn Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạmpháp luật về chế độ trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức.Những năm gần đây trong công tác đổi mới, cải cách nền hành chính nhà nước, mà nộidung cơ bản là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngày một chính quy có phẩm chấtchính trị, phẩm chất đạo đức và phẩm chất năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu thời kỹthuật công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Luật cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với côngchức và một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh Tuy vậy, các văn bản vẫn cònthiếu thống nhất, đồng bộ, còn nhiều khoảng trống, chưa phân biệt rõ trách nhiệm vật chấtcủa cán bộ, công chức với trách nhiệm dân sự phát sinh trong quá trình thực thi công vụcủa cán bộ, công chức
Để góp phần làm sáng tỏa thêm bản chất của việc xử lý kỷ luật công chức, thựctrạng cũng như việc hoàn thiện các chế định pháp luật này, người viết quyết định chọn đề
tài “Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước - Lý luận và thực tiễn” viết luận văn tốt nghiệp cử nhân luật.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật về xử lý kỷ luậtcông chức trong cơ quan hành chính và thực tiễn liên quan đến việc xử lý công chức trong
Trang 2cơ quan hành chính hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích về những vấn đềchung về xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính, những quy định của pháp luật
về xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính; đánh giá về mặt thực tiễn, từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
3 Phương pháp nhiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích - tổng hợp để nghiên cứu các quyđịnh của pháp luật liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức Phương pháp so sánh được
sử dụng khi tìm hiểu sự khác biêt giữa xử lý kỷ luật công chức với xử lý kỷ luật viên chức.Phương pháp lịch sử để tìm hiểu quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật công chức quacác giai đoạn Phương pháp thống kê để tìm hiểu việc áp dụng hình thức kỷ luật côngchức thực tế ở địa phương
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm bachương sau đây:
Chương 1: Lý luận chung về xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính.
Người viết trình bày: Một số khái niệm (khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước, kháiniệm về công vụ, khái niệm về công chức và công chức trong cơ quan hành chính nhànước, khái niệm về xử lý kỷ luật công chức), khái quát chung về xử lý kỷ luật công chứctrong cơ quan hành chính, lược sử quy định về xử lý kỷ luật công chức
Chương 2: Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính Người viết phân tích: Các hành vi công chức bị xử lý kỷ luật; thời hiệu và
thời hạn xử lý kỷ luật công chức; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật công chức; ápdụng hình thức kỷ luật đối với công chức
Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý
kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính Bao gồm những nội dung sau: Kết quả áp
dụng các hình thức kỷ luật đối với công chức trên cả nước; những nguyên nhân dẫn đến viphạm kỷ luật công chức; những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật xử lý kỷ luậtcông chức
Trang 3CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC TRONG
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
Để hiểu được cơ quan hành chính nhà nước, trước hết đòi hỏi chúng ta cần tìmhiểu định nghĩa cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập vàhoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định vàđược giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản quyphạm pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước.1
Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng cơ quan nhà nước có một số đặc điểm như: cơquan nhà nước phải là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắcnhất định; cơ quan nhà nước được giao một phần nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước;nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước được quy định trongcác văn bản pháp luật Các cơ quan nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạothành một hệ thống đó chính là bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước Việt Nam theo quyđịnh của Hiến pháp gồm có bốn hệ thống cơ quan: Hệ thống các cơ quan quyền lực nhànước, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, hệ thống các cơ quan xét xử và hệthống các cơ quan kiểm sát
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước đượcthành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước (quản lý nhà nước tronglĩnh vực hành pháp) Đó là hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, ngoài ra còn có các
Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp
Trên cơ sở những nội dung trên, có thể khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nước là
bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyềnlực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành - điều
1 Phạm Thị Diệu Hiền, tập bài giảng Luật Hiến Pháp Việt Nam 2, tr.1-2.
Trang 4hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.2
1.1.2 Khái niệm về công vụ
Để hiểu rõ khái niệm về công vụ, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về hoạt động
công vụ Theo điều 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì “Hoạt động công vụ của cán
bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan”.
Xét về đặc điểm và tính chất của hoạt động công vụ thì mục đích của hoạt độngcông vụ là phục vụ lợi ích nhân dân và xã hội Nội dung hoạt động công vụ gắn với việcthực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội,đồng thời thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội không vìmục đích lợi nhuận Chủ thể thực thi công vụ là công chức Hoạt động công vụ không chỉthuần tý mang tính quyền lực nhà nước, mà bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhànước thành lập (được nhà nước ủy quyền) để phục vụ nhu cầu của nhân dân Các hoạtđộng này điều do công chức, nhân danh nhà nước tiến hành, nó bao gồm các hoạt độngnhân danh quyền lực và các hoạt động của các tổ chức do nhà nước ủy quyền Ở các nướctrên thế giới, khi đề cập đến công vụ, người ta ít nói đến yếu tố quyền lực nhà nước mà chỉnói tới công chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh nhà nước Bởi lẽ, pháp luật là công
cụ chính, chủ yếu do nhà nước ban hành Công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền của nhà nước và tuân theo pháp luật Hoạt động công vụ mang tínhthường xuyên, chuyên nghiệp
Từ những phân tích trên, có thể khái niệm: Công vụ là một hoạt động do công chứcnhân danh nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nhà nước trong quản lý mọi mặt đờisống xã hội, đồng thời thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hộitheo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân
và xã hội.3
1.1.3 Khái niệm công chức và công chức trong cơ quan hành chính nhà nước
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
2 Phạm Thị Diệu Hiền, tập bài giảng Luật Hiến Pháp Việt Nam 2, tr.1-2.
do nhân dân và vì nhân dân, http://caicachhanhchinh.gov.vn/uploads/News/1833/attachs/vi.trang%2023%20KN
%20CONG%20VU.pdf.
Trang 5vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị
-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong
bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” 4
Qua khái niệm, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm của công chức dưới các góc
độ sau:
Thứ nhất, về chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm: Công chức phải là những người được
tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, chức vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vịthuộc cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện Công chức phải có đủ trình độ chuyên mônphù hợp với ngạch, chức danh, chức vụ Các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệmcông chức vào chức danh, chức vụ và bổ nhiệm vào các ngạch công chức quy định cụ thể
ở chương IV Luật Cán bộ, công chức năm 2008 Đồng thời các vấn đề này còn phụ thuộcvào quy định dành riêng đối với các chức danh, chức vụ nhưng thuộc các tổ chức, cơquan, đơn vị khác nhau; cùng một chức danh, chức vụ nhưng thuộc các tổ chức, cơ quan,đơn vị khác nhau; cùng một chức danh, chức vụ thuộc cùng một loại tổ chức, cơ quan,đơn vị nhưng ở các cấp khác nhau
Thứ hai, về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động của công chức rộng hơn rất
nhiều so với cán bộ Nếu như cán bộ là những người hoạt động trong cơ quan của Đảng,nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì công chức xuất hiện cả ở cơ quan đơn vị thuộcQuân đội nhân dân, Công an nhân dân, trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập
Thứ ba, về thời gian công tác: Công chức đảm nhiệm công tác nữ khi được bổ
nhiệm, tuyển dụng cho tới khi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động mà không hoạt
Trang 6động theo nhiệm kỳ như cán bộ.5 Chấm dứt đảm nhiệm chức vụ khi tới tuổi nghỉ hưu: 55tuổi đối với nữ giới và 60 tuổi đối với nam giới.6
Thứ tư, về chế độ lao động: Công chức trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định củapháp luật.7
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khái niệm: Công chức là công dân ViệtNam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởnglương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp cônglập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật
Liên hệ với khái niệm cơ quan hành chính, chúng ta có thể khái niệm: Công chứctrong cơ quan hành chính nhà nước là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và làm việc trong
cơ quan hành chính ở trung ương (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ), ở địa phương (Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân các cấp).8
1.1.4 Khái niệm xử lý kỷ luật công chức
Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào nêu lên khái niệm về “xử lý kỷluật” cán bộ hay công chức nói chung Để hiểu được khái niệm “xử lý kỷ luật công chức”thì người viết cần phân tích một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
Thứ nhất, công chức vi phạm quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và
các quy định của pháp luật khác có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phảichịu một trong những hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giánhchức, cách chức, buộc thôi việc.9
Trang 7Thứ hai, công chức bị xử lý kỷ luật khi có một trong các hành vi như: Vi phạm việc
thực hiện nghĩa vụ, đạo dức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ;những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức; vi phạmpháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật; vi phạm quy định của phápluật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bình đẳng giới,phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến côngchức nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.10 Theo Điều 8 Nghị định số34/2011/NĐ-CP thì các hình thức kỷ luật đối với công chức như: “Khiển trách, cảnh cáo,
hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc”
Trên cơ sở những quy định nêu trên, chúng ta có thể khái niệm: Xử lý kỷ luật côngchức là biện pháp xử lý cuả nhà nước, áp dụng chế tài pháp lý kỷ luật đối với công chứctrong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi vi phạm pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luậtchuyên ngành
1.2 Khái quát chung về xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính
1.2.1 Những vấn đề chung về xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính
1.2 1.1 Nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức
Theo khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 thì mọi người điều bình đẳng trướcpháp luật Vì vậy trong nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức phải bao gồm những nguyêntắc sau:11
Một là, khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.
Hai là, mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật Nếu công chức có
nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hìnhthức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạmnặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôiviệc
Ba là, công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành
quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
chức
Trang 8+ Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng
so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức sovới hình thức kỷ luật đang thi hành
+ Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật nặng hơn so với hình thức đangthi hành thì áp dụng hình thức nặng hơn một mức so với các hình thức kỷ luật áp dụng đốivới hành vi vi phạm pháp luật mới
Bốn là, thái độ tiếp thu, sửa chữa và tự động khắc phục hậu quả của công chức có
hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hìnhthức kỷ luật
Năm là, thời gian xem xét kỷ luật đối với công chức trong các trường hợp quy định
tại Điều 4 Nghị Định 34/2011/NĐ-CP không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật
Sáu là, không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật Bảy là, cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức
trong quá trình xử lý kỷ luật; cấm áp dụng biện pháp phạt tiền, cắt lương thay cho hìnhthức kỷ luật
1.2.1.2 Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật công chức
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chínhphủ thì nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa xem xét xử lý kỷ luật đối vớicông chức:
Một là, công chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc
riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép
Hai là, công chức đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có
thẩm quyền Theo quy định này, công chức đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc điều trịthương tật thì chưa xem xét kỷ luật đối với công chức đó nếu có xác nhận của cơ quan y tế
có thẩm quyền
Ba là, công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con
dưới 12 tháng tuổi Có thể thấy, quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của người phụ nữnói chung, được cụ thể hóa trên cơ sở của Bộ Luật lao động Chẳng hạn, tại khoản 4 Điều
155 Bộ luật lao động năm 2012 quy định : “Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng khi
Trang 9sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật”.
Bốn là, công chức đang bị tạm giữ, tạm giao chờ kết luận của cơ quan có thẩm
quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật Theo quy định này, nếu côngchức có hành vi vi phạm pháp luật bị bắt tạm giữ, tạm giam theo quy định của Luật tốtụng hình sự và đang trong giai đoạn điều tra nhưng chưa có kết luận của cơ quan điều tra,trong giai đoạn truy tố nhưng chưa có quyết định của Viện kiểm sát, trong giai đoạn xét
xử nhưng chưa có quyết định của Tòa án thì trong khoảng thời gian này chưa xem xét kỷluật đối với công chức đó
1.2.1.3 Các trường hợp công chức được miễn trách nhiệm kỷ luật
Theo Điều 5 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ, công chứcđược miễn trách nhiệm kỷ luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, công chức được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực
hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật
Thứ hai, khi công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho
rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người raquyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có vănbản và người thi hành phải thi hành nhưng không chịu hậu quả của việc thi hành, đồngthời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định 12 Trong trường hợp này, công
chức đó được miễn trách nhiệm kỷ luật
Thứ ba, công chức được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình
thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách
khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” 13 Qua đó, có thể hiểu là khi công chức thi
hành công vụ có hành vi vi phạm pháp luật do bất ngờ trong tình thế bất khả kháng được
cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì công chức đó được miễn trách nhiệm kỷ luật
1.2.1.4 So sánh xử lý kỷ luật công chức và xử lý kỷ luật cán bộ
Trang 10Cơ sở pháp lý để so sánh xử lý kỷ luật công chức và xử lý kỷ luật cán bộ là Luậtcán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chínhphủ về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Hình thức xử lý kỷ luật công chức và xử lý kỷ luật cán bộ có nhiều điểm giốngnhau, cụ thể như sau:
Một là, chế tài pháp lý mang tính cưỡng chế hành chính được áp dụng với chủ thể
vi phạm
Hai là, thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức là 24 tháng, kể từ thời điểm cán
bộ, công chức có hành vi vi phạm Khi hết thời hạn này thì cán bộ, công chức có hành vi
vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật
Ba là, thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức không quá 02 tháng, kể từ thời
điểm phát hiện hành vi vi phạm cho đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổchức có thẩm quyền Nếu trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gianthanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưngkhông quá 04 tháng
Bốn là, khi vi phạm kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cán bộ và công
chức có thể phải chịu một trong các hình thức kỷ luật giống nhau như khiển trách, cảnhcáo, cách chức
Năm là, khi bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì cán bộ và công
chức đương nhiên bị thôi việc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
Bên cạnh điểm giống nhau, việc xử lý kỷ luật cán bộ và công chức cũng có nhữngđiểm khác nhau sau đây:
Thứ nhất, về căn cứ áp dụng: Việc xử lý kỷ luật công chức trên cơ sở quy định của
Luật cán bộ, công chức năm 2008 và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Nghịđịnh số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ Trong khi đó, việc xử lý kỷ luậtcán bộ trên cơ sở của Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều lệ của Đảng Cộng sản ViệtNam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Trang 11Thứ hai, các hình thức áp dụng kỷ luật: khác với công chức, cán bộ không có hình
thức kỷ luật là hạ bậc lương, giáng chức và buộc thôi việc Ngược lại, khác với cán bộ,công chức không có hình thức kỷ luật là bãi nhiệm
Thứ ba, đối với cán bộ, việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn
giữ chức vụ theo nhiệm kỳ Còn đối với công chức, việc cách chức chỉ áp dụng đối vớicông chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Thứ tư, việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đối với cán
bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng cộng Sản Việt Nam, tổchức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Đối với công chức,việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật do Chínhphủ quy định
1.2.1.5 So sánh xử lý kỷ luật công chức và xử lý kỷ luật viên chức
Cơ sở pháp lý để so sánh xử lý kỷ luật công chức và xử lý kỷ luật viên chức là Luậtcán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010, Nghị định số 34/2011/NĐ-CPngày 17/5/2011 của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định số27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định quy định về xử lý kỷ luật viênchức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
Hình thức xử lý kỷ luật công chức và xử lý kỷ luật viên chức có nhiều điểm giốngnhau, cụ thể như sau:
Một là, chế tài pháp lý mang tính cưỡng chế hành chính được áp dụng đối với chủ
thể vi phạm
Hai là, khi xem xét kỷ luật công chức, viên chức phải đảm bảo nguyên tắc: Khách
quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật Mỗi hành vi vi phạm pháp luật của côngchức, viên chức chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật, nếu có nhiều hành vi vi phạm pháp luậtthì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mứcđối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộcthôi việc Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.14
Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn tra của viên chức.
Trang 12Ba là, các hành vi vi phạm của công chức, viên chức có thể bị kỷ luật bao gồm: Vi
phạm việc thực hiện nghĩa vụ và những việc công chức, viên chức không được làm Viphạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật Vi phạm quy định củapháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳnggiới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến côngchức, viên chức nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.15
Bốn là, thời hiệu xử lý kỷ luật công chức, viên chức là 24 tháng, kể từ thời điểm
công chức, viên chức vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị (đối với công chức) hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (đối vớiviên chức) có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật Khiphát hiện hành vi vi phạm pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩmquyền xử lý kỷ luật (đối với công chức) hoặc đơn vị sự nghiệp công lập (đối với viênchức) phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật Thông báo phải nêu
rõ thời điểm công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện hành
vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.16
Năm là, thời hạn xử lý kỷ luật công chức, viên chức là 02 tháng, kể từ ngày phát
hiện có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị (đối với côngchức) hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiêp công lập (đối với viên chức) có thẩm quyền
ra quyết định xử lý kỷ luật Trường hợp vị việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật,phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị (đối với công chức) hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập(đối với viên chức) có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷluật, nhưng không quá 04 tháng.17
Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn tra của viên chức.
Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn tra của viên chức.
Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn tra của viên chức.
Trang 13Sáu là, khi vi phạm kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm công chức và viên
chức có thể phải chịu một trong các hình thức kỷ luật giống nhau như khiển trách, cảnhcáo, cách chức, buộc thôi việc.18
Bảy là, đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyếtđịnh hình thức kỷ luật Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngườiđứng đầu cơ quan quản lý, cơ quan phân cấp quản lý (đối với công chức) hoặc người đứngđầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý (đối với viên chức) tiến hành xử lý kỷ luật và quyếtđịnh hình thức kỷ luật Đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện hành vi viphạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu cơ quan quản lý côngchức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật va gửi hồ sơ, quyếtđịnh kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trước đây
đã giải thể, họp nhất, sáp nhập, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phảibàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện xử lý kỷ luật.19
Bên cạnh điểm giống nhau, việc xử lý kỷ luật công chức và viên chức cũng cónhững điểm khác nhau sau đây:
Thứ nhất, về căn cứ áp dụng: Việc xử lý kỷ luật công chức trên cơ sở quy định của
Luật cán bộ, công chức năm 2008 và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Nghịđịnh số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ Trong khi đó, việc xử lý kỷ luậtviên chức trên cơ sở của Luật viên chức, văn bản pháp luật có liên quan như Nghị định số27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội
Thứ hai, về các hành vi bị xử lý kỷ luật: Đối với công chức khi vi phạm đạo đức và
văn hóa giao tiếp có thể bị xem xét xử lý kỷ luật, còn pháp luật viên chức không quy định
xử lý kỷ luật đối với hành vi này Ngoài ra, khi viên chức vi phạm các nghĩa vụ cam kếttrong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập còn có thể bị xử lý kỷ
Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn tra của viên chức.
Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn tra của viên chức.
Trang 14Thứ ba, về các hình thức kỷ luật: Khác với công chức, viên chức không có hai hình
thức kỷ luật là hạ bậc lương và giáng chức
Thứ tư, về thẩm quyền xử lý kỷ luật: Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu
cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức
kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái Trong khi
đó, đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chứcđược cử đến biệt phái tiến hành xem xét kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ vềđơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩmquyền
1.2.2 Các hình thức xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính
Công chức vi phạm quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì phải chịu một trongnhững hình thức kỷ luật sau đây:
* Các hình thức kỷ luật được áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnhđạo, quản lý:
Một là, khiển trách;
Hai là, cảnh cáo;
Ba là, hạ bậc lương;
Bốn là, buộc thôi việc.
* Các hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
Sáu là, buộc thôi việc.
1.2.3 Mục đích và ý nghĩa về xử lý kỷ luật công chức
Trang 151.2.3.1 Mục đích
Việc xử lý kỷ luật công chức nhằm mục đích trước tiên là giáo dục công chức, đồngthời góp phần phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm phápluật của công chức Thứ hai, quản lý công chức theo khuôn pháp lý chặt chẽ, cứng rắnhơn, tạo sự công bằng có thưởng sẽ có phạt Thứ ba, củng cố lòng tin của nhân dân vào cơquan quản lý của nhà nước, sẵn sàng loại bỏ công chức làm xấu bộ mặt cơ quan nhà nước.Thứ tư, không còn cách giải quyết, xử lý giống nhau ở mọi hành vi vi phạm của côngchức Thứ năm, chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thứctrách nhiệm trong hoạt động công vụ của công chức Thứ sáu, làm chuyển biến mạnh mẽ ýthức trách nhiệm và thái độ phục vụ của công chức trong việc tiếp xúc, giải quyết thủ tụchành chính, các nhiệm vụ được giao Thứ bảy, nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạođức cách mạng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đội ngũ côngchức Mặt khác, còn nhằm nghiêm trị, răn đe công chức, tránh tái phạm, bước đầu giảmcác hành vi vi phạm tiến tới xóa các mặt tiêu cực nhũng nhiễu của công chức
1.2.3.2 Ý nghĩa
Việc xử lý kỷ luật công chức mang ý nghĩa xây dựng đội ngũ công chức có nề nếp,
kỷ cương, kỷ luật, góp phần nâng cao chất lượng công chức; góp phần đẩy lùi sự suy thoái
về chính trị, đạo đức, lối sống, lề lối làm việc và các tệ nạn khác; là bước phát triển củapháp luật hành chính Việt Nam, việc tách riêng cán bộ, công chức, viên chức trong xử lý
kỷ luật rõ ràng phù hợp với tình hình phát triển của nước ta hiện nay cả về mặt chính trị,kính tế, văn hóa, xã hội Tạo ra hình tượng công chức nhà nước đẹp trong lòng xã hội,những con người mới “ người công chức vừa tài, vừa đức” toàn vẹn, xứng đáng là “côngbộc của dân” như chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy bảo
1.3 Lược sử quy định về xử lý kỷ luật công chức
1.3.1 Giai đoạn trước khi ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức
Ngày 20/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 76/SL ban hành “Quy chếcông chức” định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công chức, cùng các thể lệ về việc tổ chức,quản trị và sử dụng các ngạch công chức trong toàn quốc Trong đó, vấn đề về kỷ luậtcông chức được quy định tại Chương thứ năm (Điều 55 đến Điều 72) của Quy chế, cáchình thức xử lý kỷ luật công chức được quy định tại Điều 56 của Quy chế bao gồm:
Trang 16“Cảnh cáo, khiển trách, hoãn dụ thăng lương trong thời hạn một hay hai năm, xóa tên
trong bảng thăng lương, giáng một hay hai trật, từ chức bắt buộc, cách chức” Sau đó,
vào ngày 08/6/1979, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 217-CP ban hành bản Quy định
về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dâncủa cán bộ, nhân viên và cơ quan Nhà nước Theo Quy định này, việc xử luật đối với cán
bộ, nhân viên vi phạm quy định tại Điều 25 bao gồm các hình thức như: “Không được xét
khen thưởng định kỳ 6 tháng, hàng năm; bị kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương Khiển trách, cảnh cáo Hạ bậc lương hoặc hạ chức vụ, cách chức Buộc thôi việc Truy tố trước Tòa án để trừng trị theo pháp luật Nếu người vi phạm làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước hoặc tài sản của nhân dân, thì còn phải chịu phạt về vật chất theo quy định của pháp luật”.
1.3.2 Giai đoạn từ khi ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức đến trước khi ban hành Luật Cán bộ, công chức
Đến ngày 26/02/1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Cán bộ,công chức Theo Pháp lệnh, liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức được quy định từĐiều 36 đến Điều 46, các hình thức xử lý kỷ luật công chức được quy định tại Điều 39 bao
gồm: “Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ bậc, cách chức, buộc thôi việc” Hướng
dẫn thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 đôi với các quy định về xử lý kỷ luậtcông chức, ngày 17/11/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/1998/NĐ-CP quy định
về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức, trong đó quy định chi tiết trình
tự, thủ tục xử ý kỷ luật công chức và trách nhiệm vật chất đối với công chức vi phạm
Theo Nghị định thì “Việc xử lý kỷ luật công chức nhằm mục đích giáo dục công chức,
đồng thời góp phần phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của công chức”.
Ngày 28/4/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổsung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức, nhưng đối với quy định về xử lý kỷluật cán bộ, công chức không được xem xét sửa đổi Đến ngày 29/4/2003, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội tiếp tục ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán
bộ, công chức, một số quy định có liên quan đến xử lý kỷ cán bộ, luật công chức quy định
ở khoản 1, khoản 2 Điều 39, Điều 42, đoạn 1 Điều 43 của Pháp lệnh năm 1998 được xem
Trang 17xét sửa đổi Để thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và các Pháp lệnh sửa đổi,Chính phủ ban hành các Nghị định như: Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 vềviệc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức; Nghị định 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về quyđịnh trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũngtrong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Nghị định số 118/2006/NĐ-CPngày 10/10/2006 về việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức; Nghị định
số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 về quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí
1.3.3 Giai đoạn từ khi ban hành Luật Cán bộ, công chức đến nay
Kế thừa và phát triển các Pháp lệnh cán bộ, công chức, cũng như việc ghi nhận một
số nội dung liên quan đến cán bộ, công chức ở các nghị định hướng dẫn thi hành, tại kỳhọp thứ 4 ngày 13/11/2008, Quốc hội khóa XII đã thống nhất ban hành Luật cán bộ, côngchức, những nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật công chức được quy định tại Điều 7,Điều 79 đến Điều 83 Trong đó, các hình thức kỷ luật chung được áp dụng đối với công
chức bao gồm: “ Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, giáng chức và buộc
thôi việc” Hướng dẫn thi hành những quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức theo
quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số
34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 “quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; việc áp
dụng hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật”.
Trang 18CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC
TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH 2.1 Các hành vi bị xử lý kỷ luật
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chínhphủ thì các hành vi công chức bị xử lý kỷ luật bao gồm: “Vi phạm việc thực hiện nghĩa
vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ, những việc côngchức không được làm quy định trong Luật cán bộ, công chức năm 2008 Vi phạm phápluật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật Vi phạm quy định về phòng,chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bình đẳng giới; phòng, chống tệnạn mại dâm và các quy định khác của pháo luật liên quan đến công chức nhưng chưa đếnmức truy cứu trách nhiệm hình sự” Để làm rõ hơn mỗi loại hành vi vi phạm nêu trên,người viết tìm hiểu và phân tích dựa trên cơ sở quy định của pháp luật
Thứ nhất, về nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ được quy định cụ thể
tại Điều 9 Luật cán bộ, công chức năm 2008, đó là: “Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêmchỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩmquyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bímật nhà nước Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kếttrong cơ quan, tổ chức, đơn vị Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhànước được giao Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định dó
là trái pháp luật thì phải báo cáo kịp thời bằng văn bản với người ra quyết định; trườnghợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thihành phải thi hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thờibáo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định ” Khi thi hành công vụ, nếu công chức
vi phạm một trong những nghĩa vụ kể trên, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ
Trang 19Thứ hai, về đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức được quy định tại Luật cán
bộ, công chức năm 2008, theo đó: “Cán bộ, công chức cần phải thực cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, côngchức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp ; ngôn ngữ giao tiếp cần phải chuẩnmực, rõ ràng, mạch lạc Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; côngbằng, khách quan, vô tư khi nhận xét, đánh giá; thức hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ Khithi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phonglịch sự, giữ gìn uy tín cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp Cán bộ, công chức cầnphải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữgiao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc Cán bộ, công chức không được hách dịch,
cửa quyền, gây phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ” 20 Trong khi thi hành công
vụ, nếu công chức vi phạm việc thức hiện chuẩn mực đạo đức và văn hóa giao tiếp kể trênthì có thể bị xem xét xử lý kỷ luật
Thứ ba, về những việc công chức không được làm, bao gồm: “Trốn tránh trách
nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc thamgia đình công Sử dụng tài sản của nhà nước và nhân dân trái pháp luật Lợi dụng, lạmdụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi Phân biệtđối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo dưới mọi hình thức.Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức Côngchức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là
05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc liên quanđến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổchức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài Không được làm những việcliên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống thamnhũng, Luật thức hành tiết kiệm, chống lãng phí và những quy định khác theo quy địnhcủa pháp luật và cơ quan có thẩm quyền”.21
Thứ tư, vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật là việc
Trang 20công chức vi phạm pháp luật đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và bị Tòa án tuyên ánphạm vào một tội cụ thể theo quy định của Bộ luật hình sự, đồng thời bản án có hiệu lựcpháp luật Ví dụ: công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi tham gia giao thôngđường bộ đã vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệthại nghiêm trọng đến tài sản, sức khỏe của người khác đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự và bị Tòa án tuyên phạt tù một năm nhưng cho hưởng án treo theo quy định tại Điều
202 Bộ luật hình sự Khi đó, công chức đó sẽ bị xem xét xử lý kỷ với hình thức “cảnhcáo” theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chínhphủ
Thứ năm, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác củapháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự Vídụ: Công chức có một trong các hành vi như tham ô tài sản;22 lập, thẩm định, phê duyệtphân bố và giao dự toán không đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung và thời gian, khôngđúng đối tượng, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ;23 vận động hoặc ép buộc người khácnghỉ học vì lí do giới tính;24 cưỡng bức bán dâm;25 nhưng chưa đến mức truy cứu tráchnhiệm hình sự thì tùy theo mức độ vi phạm mà công chức đó có thể bị kỷ luật bằng mộttrong các hình thức kỷ luật công chức theo quy định
2.2 Áp dụng các hình thức kỷ luật đối với công chức
Nghị định số 35/2005/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật công chức không còn phùhợp khi Luật cán bộ, công chức năm 2008 ra đời, bên cạnh đó, khi Nghị định số 35/2005/NĐ-CP hết hiệu lực thì đòi hỏi Chính phủ phải ban hành một nghị định mới để phù hợpvới thực tại hơn và hướng dẫn thực hiện các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức được quyđịnh trong Luật cán bộ, công chức năm 2008 Vì vậy, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP củaChính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức ra đời, phù hợp với thực tại, quyđịnh chặt chẽ hơn, chi tiết, dễ hiểu
23 Xem Điều 27 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013.
Trang 21Theo Điều 79 Luật cán bộ công chức năm 2008 và Điều 8 Nghị định số34/2011/NĐ-CP thì có 06 hình thức kỷ luật công chức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậclương, cách chức, giáng chức, buộc thôi việc Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu
và phân tích với mỗi loại hình thức cụ thể
- Hình thức kỷ luật khiển trách được áp dụng đối với công chức có một trong các
hành vi vi phạm pháp luật sau đây: Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn,phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; Không thựchiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; Gây mất đoàn kết trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị;Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;
Sử dụng tài sản công trái pháp luật; Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điềukiện; Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm,chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quyđịnh khác của pháp luật liên quan đến công tác.26
Như vậy, so với Điều 20 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP thì Điều 9 Nghị định số34/2011/NĐ-CP quy định chi tiết hơn, chi tiết hơn và chặt chẽ hơn
- Hình thức kỷ luật cảnh cáo được áp dụng đối với công chức có một trong các
hành vi vi phạm pháp luật sau đây: Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;Sửdụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi; không chấp hành quyết địnhđiều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền; sử dụng giấy
tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch côngchức; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng; sử dụngtrái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi côngchức đang công tác; bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối vớicông chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy địnhcủa pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luậtlao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của phápluật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử
lý kỷ luật.27
Trang 22So với Nghị định số 35/2005/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật cảnh cáo đối vớicông chức thì Nghị định số 34/2011/NĐ-CP được áp dụng một cách cụ thể và rõ ràng hơnđối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật như đã nêu trên
- Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành
vi vi phạm pháp luật sau đây: Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không
có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; lợidụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi; vi phạm ở mức độnghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm,chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quyđịnh khác của pháp luật liên quan đến công chức.28
- Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: Không hoàn thành nhiệm vụquản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quảnghiêm trọng; vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chốngtham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mạidâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩnkiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không cóbiện pháp ngăn chặn.29
- Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: Sử dụng giấy tờ không hợppháp để được bổ nhiệm chức vụ; không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sựphân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng; bị phạt tùcho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quyđịnh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bìnhđẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đếncông chức Việc áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với công chức giữ các chức danh
Trang 23tư pháp được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật chuyênngành.30
- Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành
vi vi phạm pháp luật sau đây: Bị phạt tù mà không được hưởng án treo; Sử dụng giấy tờkhông hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; nghiện ma túy có xácnhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lêntrong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sửdụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp; vi phạm ở mức độ đặc biệtnghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm,chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác củapháp luật liên quan đến công chức.31
2.3 Thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật công chức
2.3.1 Thời hiệu xử lý kỷ luật công chức
Khái niệm về thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức nói chung được thể hiện tại
khoản 1 Điều 80 Luật cán bộ, công chức năm 2008: “Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn
do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không
bị xem xét xử lý kỷ luật” Bên cạnh đó, khoản 1 Điều này còn quy định “thời hiệu xử lý kỷ
luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm” Hướng dẫn thực hiện quy định trên,
tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ nêu rõ
“thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm phápluật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị người có thẩm quyền ra
thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật” Quy định này buộc người đứng
đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải có ngĩa vụ thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử
lý kỷ luật công chức do mình quản lý, sử dụng có hành vi vi phạm Do đó, khi phát hiệnhành vi vi phạm của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
bổ nhiệm, quản lý, phân cấp quản lý công chức hoặc người đứng đầu cơ quan nơi côngchức cử đến biệt phái phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát