MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ HỌCTHEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC VINH – 2011... Khi nhàtrườ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
CAO THỊ NGA
Trang 2MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH
KỸ NĂNG
TỰ HỌCTHEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
VINH – 2011
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
CAO THỊ NGA
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH
KỸ NĂNG
TỰ HỌCTHEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)
Mã số: 60 14 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 4Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM MINH HÙNG
VINH – 2011
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Minh Hùng, người thầy đã hết lòng tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng viên trực tiếp giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý thầy, cô Khoa Sau đại học trường Đại học Vinh.
Tôi cũng xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, Phòng Tổ chức Cán bộ Trường Đại học Sài Gòn; các anh, chị đồng nghiệp bộ môn Tâm lý – Giáo dục; các anh, chị khoa Giáo dục Tiểu học, đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi được tham gia học tập và nghiên cứu.
Cám ơn các em sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học.
Trang 5Cuối cùng tôi xin bày tỏ tình cảm biết ơn đến những người thân trong gia đình về sự động viên và giúp đỡ to lớn nhất đã dành cho tôi trong suốt qúa trình học tập, nghiên cứu và hoàn tất luận văn này.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011
Cao Thị Nga
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11
1.3 Khái quát về phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ 20
1.4 Một số vấn đề hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học .243
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 34
2.1 Khái quát về trường Đại học Sài Gòn 34
Trang 62.2 Thực trạng kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ của sinh viên ngànhGiáo dục tiểu học, trường Đại học Sài Gòn 412.3 Thực trạng hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinh viênngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sài Gòn 542.4 Đánh giá thực trạng kỹ năng tự học và thực trạng hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên 6262.54 Nguyên nhân của thực trạng 647
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 669
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 6693.2 Các biện pháp hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinhviên ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sài Gòn 6793.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 938
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98103 TÀI LIệỆU THAM KHẢảO
PHỤ ụ LụỤC NGHIÊN CứỨU
Trang 7CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 8Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM MINH HÙNG
Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ họp tại Trường Đại học Vinh vào hồi … giờ … ngày … tháng … Năm 2012
CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN VĂN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Trang
Trang 9Bảng 2.1: Tổng số sinh viên hệ Đđại học – Ccao đẳng chính quy sư phạm
37
Bảng 2.2: Tổng số sinh viên Giáo dục tiểu học hệ Đđại học - Ccao đẳng
Bảng 2.3: Số lượng phòng hiện có của trường 38
Bảng 2.4: Số lượng các phòng chức năng phục vụ học tập hiện có của trường
39
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của giảng viên trường ĐHSG 401Bảng 2.6: Trình độ chuyên môn của giảng viên ngành Giáo dục tiểu học
401Bảng 2.7: Mức độ nhận thức chung của sinh viên về kỹ năng tự học 44Bảng 2.8: Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng tự học 45Bảng 2.9: Thực trạng mức độ hiểu biết về kỹ năng tự học của sinh viên 489
Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá của giảng viên về tự học của sinh viên 546
Trang 10Bảng 2.15: Thực trạng hình thành kỹ năng tự học 557
Bảng 2.19: Thực trạng tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, thái độ
602
Bảng 2.20: Tổ chức đổi mới tổ chức hoạt động dạy học 613
9489Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất (n=30) 959
Hình 3.1: Sơ đồ mô hình dạy – tự học phản ánh mối quan hệ ba thành tố 836
Hình 3.2: Sơ đồ dạy – tự học
848
Hình 3.3: Sự phối hợp các biện pháp thể hiện theo sơ đồ
926
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục ở bậc đại học là một yêu cầu có tính cấp thiết Trongqúa trình hội nhập, phát triển, CNH – HĐH đất nước, đổi mới giáo dục là mộttất yếu có tính lịch sử Nhiều năm qua, Đảng – Nhà nước đã quan tâm đầu tư
Trang 12thích đáng cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, coi giáo dục đạihọc là nơi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kiến thức và kỹ năng vữngvàng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước Tuy nhiên, trên thực tế, phầnđông sinh viên các trường đại học, cao đẳng khi rời ghế nhà trường vẫn chưa
đủ sức giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Sinh viên sư phạm sau khi
ra trường phải mất một số năm đào luyện trong môi trường thực tế mới có thểđứng lớp vững vàng Những kiến thức thu lượm được qua cách học thụ độngmột chiều không đáp ứng được với những thay đổi về chương trình, sách giáokhoa, phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông Sở dĩ có tình trạng đó là
do chương trình, phương pháp giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng vẫncòn thiên về lối giáo dục kinh viện Người dạy thông báo, áp đặt kiến thứckhuôn mẫu đã được chứng minh, người học chỉ việc ghi nhớ và chấp nhận
Để khắc phục tình trạng trên, ngành Giáo dục đã và đang đổi mới đồng
bộ cả về cơ chế chính sách, nội dung, chương trình đào tạo và phương pháp
dạy học Luật Giáo dục ghi rõ: “ Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu…” [26].
Cùng với việc đổi mới chương trình, điều chỉnh nội dung các ngành đàotạo, đặc biệt khi các trường đại học chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế
- học phần sang đào tạo theo học chế tín chỉ, thì nhiệm vụ đổi mới phươngpháp dạy học càng trở nên bức thiết Đổi mới phương pháp dạy học khôngdừng lại ở việc thay đổi cách dạy của người thầy mà phải thay đổi cả cách họccủa người trò Qúa trình dạy học phải hình thành cho học sinh nhu cầu, nănglực, phẩm chất tự học để có thể chuyển dần từ quá trình dạy học sang tự học.Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, thời đại mà nền kinh
tế tri thức đã và đang hình thành ở nhiều nước và ở nước ta, Đảng và Nhà
Trang 13nước đang chủ trương tăng dần các yếu tố của nền kinh tế tri thức trong sựnghiệp phát triển kinh tế xã hội thì việc học hỏi suốt đời có tầm quan trọng
mang tính sống còn Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã dạy: “Học hỏi là công việc phải tiếp tục suốt đời”, trong đó phải “Lấy tự học làm cốt” [27].
Sẽ là không tưởng nếu cho rằng tự học trong đó việc hình thành cho sinhviên kỹ năng tự học tốt, là chiếc chìa khóa vạn năng và duy nhất hữu hiệudùng mở tất cả mọi cánh cửa kho tàng tri thức nhân loại
Thực tế hoạt động tự học của sinh viên khoa Giáo dục tiểu học nóiriêng, sinh viên Trường ĐHSG nói chung những năm qua cho thấy, phần lớnsinh viên nhận thức việc tự học chưa đúng, chưa có kĩ năng tự học Khi nhàtrường chuyển từ đào tạo theo niên chế - học phần sang tín chỉ, với những yêucầu đòi hỏi tính tích cực cá nhân cao, thì sinh viên trong hoạt động học tậpvẫn có thói quen thụ động, chờ đợi, trông chờ vào thầy…
Vì những lý do trên chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trường ĐHSG”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháphình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục
tiểu học Trường Đại học Sài Gòn
3 Khánh thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ngành Giáo dục tiểu
học Trường Đại học Sài Gòn
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Trang 14Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho
sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Trường Đại học Sài Gòn
4 Giả thuyết khoa học
Có thể hình thành được kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinh viênngµnh Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sài Gòn nếu đề xuất được các biện
pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề hình thành kỹ năng tự học theo
học chế tín chỉ cho sinh viên ngµnh Giáo dục tiểu học
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề hình thành kỹ năng tự học
theo học chế tín chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại họcSài Gòn
5.3 Đề xuất các biện pháp hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín
chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sài Gòn
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập
Trang 156.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thểsau đây:
Phương pháp điều tra
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
6.3 Phương pháp thống kê toán học.
Để xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các công cụtoán học như: Trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn…
7 Đóng góp của luận văn
7.1 Về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề về biện pháp hình thành kĩ năng tựhọc cho sinh viên theo học chế tín chỉ; làm rõ những đặc trưng của việc hìnhthành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinh viên
7.2 Về mặt thực tiễn
Luận văn đã khảo sát toàn diện thực trạng hình thành kỹ năng tự họctheo học chế tín chỉ trong sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại họcSài Gòn; từ đó đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thinhằm hình thành kĩ năng tự học cho sinh viên
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu.Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề hình thành kỹ năng tự học theo học
chế tín chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
Trang 16Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề hình thành kỹ năng tự học theo
học chế tín chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học SàiGòn
Chương 3: Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín
chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sài Gòn
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Tự học không phải là vấn đề mới mẻ trong lý luận và trong thực tiễndạy và học ở nước ta cũng như các nước trên thế giới Trong từng giai đoạnphát triển của lịch sử, vấn đề tự học đã được đề cập dưới nhiều hình thức khácnhau và đã được nhiều học giả nghiên cứu
Ở phương Đông, từ thời cổ đại, nhiều nhà giáo dục lỗi lạc đã nhận thấyvai trò quan trọng của tự học, trong đó đứng đầu là: Khổng Tử (551-479,TCN) nhà giáo dục kiệt xuất Trung Hoa cổ đại luôn quan tâm và coitrọng mặt tích cực suy nghĩ của người học Ông đã dạy học trò: Không khaokhát vì không muốn biết thì không gợi cho, không cảm thấy xấu hổ vì không
rõ thì không bày vẽ cho Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy
ra được ba góc kia thì không dạy nữa Trong việc học ông đòi hỏi học trò phảinghiên cứu, tìm tòi, phải biết kết hợp học với suy nghĩ, biết phát huy năng lựcsáng tạo của bản thân trong quá trình tự học
Một số học giả Ấn Độ cho rằng: Quá trình học tập là quá trình ngườidạy điều khiển hoạt động tự học của người học một cách gián tiếp Tự học làmột hình thức học có hiệu quả nhất trong quá trình dạy học
Ở phương Tây, nhà sư phạm lỗi lạc Tiệp Khắc J A Comenxky 1670) ông tổ của nền giáo dục cận đại đã khẳng định: Không có khát vọnghọc tập thì không thể trở thành tài năng, cần “phải làm thức tỉnh và duy trìkhát vọng học trong học sinh”[8,93] Vào thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX cácnhà giáo dục nổi tiếng thế giới như: J J Rutxo (1712-1778), J H Petstalogi(1746-1827), K.D Usinxky (1824-1890) trong các tác phẩm nghiên cứu của
Trang 18(1592-mình đã khẳng định: Tự học là con đường quan trọng mà người học giànhlấy tri thức bằng con đường khám phá, tự tìm tòi, tự suy nghĩ, là con đườngquan trọng để chiếm lĩnh tri thức, nhằm đảm bảo cho người học đạt kết quảhọc tập.
Trong nghiên cứu N.A Rubakin đã nhấn mạnh: Giáo dục động cơhọc tập đúng đắn là điều kiện cơ bản để học sinh tích cực, chủ động tronghọc tập [33] B P Exipop chỉ ra rằng: Các kỹ năng cơ bản của tự học là vấn
đề hết sức quan trọng đảm bảo cho người học đạt kết quả trong học tập [7]
Trong những năm gần đây, các nước phương Tây nở rộ phong trào giáodục tích cực dựa trên cơ sở: Lấy người học làm trung tâm để phát huy nănglực bên trong của người học J Deway (1859 – 1925) nhà sư phạm nổi tiếngcủa Mỹ quan niệm: “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phươngtiện giáo dục”[22], trong dạy học ông đề cao hoạt động của học sinh, đặc biệt
là hoạt động thực tiễn
Makiguchi nhà sư phạm nổi tiếng của Nhật những thập niên 30 thế kỉ
XX trong tác phẩm “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo”, cho rằng: Giáo dục như
là quá trình hướng dẫn tự học mà động lực của nó là kích thích người họcsáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc cho bản thân và cộng đồng [37]
Năm 1986 hai nhà giáo dục của Ấn Độ là S.P.Sharman và ShaktiAhmed, trong tác phẩm “phương pháp dạy học ở đại học” đã trình bày hoạtđộng tự học là một hình thức dạy - học có hiệu quả cao Thông qua thực hiệncác nhiệm vụ nhận thức để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ được xác định Đó
là quá trình điều khiển hoạt động tự học của sinh viên một cách gián tiếp[37]
Vấn đề tự học từ lâu được nhiều nhà giáo dục đi sâu nghiên cứu vàkhẳng định vai trò to lớn của hoạt động tự học Trong các công trình kể trêncác tác giả đã có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tự học Tuy nhiên, xuất phát
từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải được tổ chức sao cho mỗi sinh viên có thể
Trang 19tìm được cách học thích hợp nhất, xem người học là trung tâm của quá trìnhđào tạo, giúp người học phát triển năng lực tự học, tự sáng tạo suốt đời Từnhững năm 1872 viện đại học Harvard, sau nhiều năm nghiên cứu đã quyếtđịnh thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệthống chương trình đào tạo mềm dẻo được cấu thành bởi các môđun mà sinhviên có thể lựa chọn một cách rộng rãi, dễ dàng, đáp ứng nhu cầu nhận thứccủa người học Đào tạo theo học chế tín chỉ ra đời với yêu cầu sinh viên phải
tự học là chính
Thuật ngữ giáo dục học người lớn do UNESCO xuất bản 1979 đã xácđịnh: Sự giáo dục mà nội dung quá trình tự học được xác định bởi các nhucầu, mong muốn của người học nên họ tham gia tích cực vào việc hình thành
và kiểm soát, sự giáo dục này huy động những nguồn lực và kinh nghiệmcủa người học Trong khuyến cáo về giáo dục thế kỷ XXI, UNESCO đã nêubốn trụ cột của giáo dục: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống,học để làm người Để thực hiện được bốn trụ cột đó, thiết nghĩ giáo dục phảilấy tự học làm trọng
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam hoạt động tự học chỉ thực sự được chú ý và quan tâm dưới nềngiáo dục XHCN Chủ Tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc ta -Người là một tấm gương sáng ngời về ý chí quyết tâm tự học và tự rèn luyện.Người động viên: “Phải tự nguyện, tự giác xem công việc tự học là nhiệm vụ củangười cách mạng, phải cố gắng hoàn thành cho được, do đó phải tích cực, tự độnghoàn thành kế hoạch học tập” [28, 18] Người còn chỉ rõ: “Về cách học phải lấy
tự học làm cốt” [27, 39]
Tư tưởng giáo dục của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nướcvận dụng thành công vào đường lối giáo dục của nước nhà Nghị quyết Hộinghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII nhấn mạnh: “Đổi
Trang 20mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của ngườihọc.”[44, 12] Quan điểm này tiếp tục được khẳng định ở các văn kiện đại hộiĐảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, lần thứ X về cách dạy, cách học hiệnnay
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quán triệt đườnglối của Đảng về giáo dục, trong những thập niên qua có nhiều nhà nghiên cứulàm rõ vai trò của tự học cũng như những tác động tích cực của tự học đếnquá trình học tâp Các tác giả như: Hà Thế Ngữ [30], Đặng Vũ Hoạt [15],Đặng Bá Lãm [24], Nguyễn Cảnh Toàn [39], Phan Trọng Luận [22], Nguyễn
Kỳ [19]…đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động tự học của ngườihọc Các tác giả đều khẳng định: Tự học có vai trò rất quan trọng trong quátrình đào tạo Đó là cách thức giúp người học phát huy tính độc lập, chủ động,sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức khoa học Khi nghiên cứu đổi mới hoạt độngdạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm đã coi tự học như một chiếcchìa khoá vàng của giáo dục Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin Cáctác giả đã cho rằng: tự học là trả lại vị trí của người học, là phát huy nội lựccủa người học dưới sự điều khiển, định hướng của giáo viên Các tác giảkhẳng định: tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng năng lực trí tuệ vàcác phẩm chất đạo đức để chiếm lĩnh một lĩnh vực tri thức nào đó của nhânloại, biến những tri thức của nhân loại thành tri thức của chính mình
Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt… cũng đã nêu ra những biệnpháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu qủa hoạt động tự học là:
Hình thành ý thức tự học
Bồi dưỡng phương pháp tự học
Đảm bảo các điều kiện vật chất tự học
Kiểm tra thường xuyên
Trang 21Còn các tác giả Lê Khánh Bằng, Nguyễn Văn Tư [6] trong nghiên cứu
sự chuyển biến từ lối học thụ động sang học chủ động của học sinh, đã chỉ rarằng: nhà trường, giáo viên phải bồi dưỡng cho học sinh những năng lực họctập chủ động bằng cách rèn luyện cho họ bốn kỹ năng học tập cơ bản:
Kỹ năng định hướng
Kỹ năng thiết kế
Kỹ năng thực hiện kế hoạch đã vạch ra
Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá qúa trình tự học củabản thân
Trong cuốn “Tổ chức qúa trình dạy học đại học”, tác giả Lê KhánhBằng[5] đã đề cập đến vấn đề tổ chức tự học cho sinh viên đại học, trong đótác giả đề xuất và giải quyết những vấn đề: ý nghĩa của việc tự học của sinhviên thời nay; cơ sở lý luận của việc tự học, cách tự học trong một số tìnhhuống cụ thể Tác giả khẳng định trong qúa trình học tập ở đại học, sinh viênphải xây dựng được cho mình ý chí và năng lực tự học suốt đời
Gần đây nhiều luận văn thạc sĩ có đề cập đến vấn đề tự học như: QuảnTrọng Minh (nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động
tự học của sinh viên đại học Quân Y), Dương Công Minh (nghiên cứu đềtài:Tổ chức kỹ năng tự học cho học sinh dân tộc hệ dự bị đại học), Mai VănKhơi (nghiên cứu đề tài: Các biện pháp cải tiến quản lý hoạt động tự học củahọc viên ở trường đại học Ngoại Ngữ Quân Sự), Nguyễn Thu Nga (nghiêncứu đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của sinh viênkhoa tiểu học trường CĐ Hà Tây),Trần Thị Phương (nghiên cứu đề tài: một sốbiện pháp bước đầu hình thành kỹ năng tự học toán cho học sinh lớp 4), TrầnVăn Sơn (nghiên cứu đề tài: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viênnội trú trường ĐHSG), Thái Thị Bi (nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp quản
lý hoạt động tự học theo học chế tín chỉ của sinh viên sư phạm trường ĐH An
Trang 22Giang),… Từ những góc độ khác nhau, các tác giả nghiên cứu, phân tích thựctrạng của hoạt động tự học, từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quảcủa hoạt động tự học
Như vậy, vấn đề tự học từ lâu đã có nhiều nhà khoa học, nhà nghiêncứu quan tâm tới Ở các công trình của mình các tác giả đã có cái nhìn toàndiện, sâu sắc về tự học ở các khía cạnh khác nhau: từ vai trò, đặc điểm, bảnchất, các kỹ năng tự học Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng địnhvai trò của tự học và đề ra các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho họcsinh, sinh viên Tuy nhiên, ở góc độ hình thành kĩ năng tự học cho sinh viênđược các tác giả xem xét còn ít, chưa tập trung và sắp xếp một cách hệ thống.Đặc biệt là biện pháp hình thành kĩ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinhviên Riêng trường ĐHSG từ trước tới nay chưa có một công trình nào nghiêncứu về biện pháp hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinhviên Do vậy, trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm quý báu đã có thì việc đisâu nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tự học, biện pháp hình thành kỹnăng tự học, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp hình thành kỹ năng tự học theohọc chế tín chỉ cho sinh viên hiện nay là rất cần thiết và thiết thực góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Kỹ năng và kỹ năng tự học
1.2.1.1 Kỹ năng
Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề về kỹ năng hoạt động nói chung
và kỹ năng tự học nói riêng, được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quantâm Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, song có thể chia thành haikhuynh hướng cơ bản sau:
- Khuynh hướng thứ nhất: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuậtcủa thao tác, của hành động hay hoạt động, coi kỹ năng như là một phương
Trang 23thức, phương tiện thực hiện hành động phù hợp mục đích và điều kiện hànhđộng mà con người đã nắm vững.Theo khuynh hướng này, người có kỹ năng
là người nắm vững tri thức về hành động và thực hiện hành động theo đúngyêu cầu mà không cần tính đến kết qủa của hành động Tiêu biểu cho cáchtiếp cận này có các tác giả như: V.A.Kruchetxki, A.V.Petrovxki, V.S.Cudin,A.G.Covaliov, Trần Trọng thuỷ….Cụ thể:
V.A.Kruchetxki cho rằng “KN là phương thức thực hiện hành động đãđược con người nắm vững từ trước” [46,78] Theo ông, KN được hình thànhbằng con đường luyện tập, KN tạo khả năng cho con người thực hiện hànhđộng không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà trong cả những điều kiện đãthay đổi
V.S.Cudin và A.G.Covaliov cho rằng “KN là phương thức thực hiệnhành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động [23,13] Theo cáctác giả, kết qủa của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quantrọng hơn cả là năng lực của con người chứ không đơn giản là cứ nắm vữngcách thức hành động thì đem lại kết qủa tương ứng
Khi bàn về KN, tác giả Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng “KN là mặt kỹthuật của hành động, con người nắm được các hành động tức là có kỹ thuậthành động, có KN” [36]
- Khuynh hướng thứ hai: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt năng lựchành động của con người, kỹ năng được xem như là những phẩm chất tâm lý
Vì vậy, nó có tính ổn định, mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo Theo khuynhhướng này, coi kỹ năng là năng lực thực hiện một công việc tạo ra kết qủa vớichất lượng cần thiết, trong một thời gian nhất định, trong điều kiện mới; coi
kỹ năng là một biểu hiện năng lực con người chứ không đơn thuần chỉ là mặt
kỹ thuật của hành động, quan niệm này chú ý tới kết qủa của hành động Đại
Trang 24diện cho khuynh hướng này có các tác giả như: N.D.Levitov, X.I.Kixegov,K.K.Platanov, G.G.Golubev, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành…Cụ thể:
N.D.Levitov quan niệm “KN là sự thực hiện có kết qủa một tác độngnào đó hay một hành động phức tạp bằng cách lựa chọn và áp dụng nhữngcách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”[11] Theo ông,người có KN hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn cáccách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết qủa Levitov cho rằng,
để hình thành KN, con người không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phảibiết vận dụng vào thực tiễn
Các tác giả K.K.Platanov và G.G.Golubev quan niệm “KN là năng lựccủa con người thực hiện công việc có kết qủa với một chất lượng cần thiếttrong những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng” [11].Theo các tác giả, KN không mâu thuẫn với vốn tri thức mà KN được hìnhthành trên cơ sở của chúng
X.I.Kixegov cho rằng “KN là khả năng thực hiện có hiệu qủa hệ thốnghành động phù hợp mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống này” [11]
Theo TS Phan Quốc Lâm, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức(phương thức hành động chung – khái niệm, hiểu biết) để giải quyết mộtnhiệm vụ, tình huống mới có bản chất với tình huống điển hình nhưng bị chelấp bởi những yếu tố không bản chất, không quan trọng Nói cách khác, kĩnăng là con đường, cách thức để tri thức lý thuyết trở lại thực tiễn Kỹ năngbao giờ cũng phải dựa trên một cơ sở hiểu biết (mục đích, cách thức, vànhững điều kiện để giải quyết nhiệm vụ…), đó là kiến thức của chủ thể.[21,67]
Do đó, kỹ năng được hiểu là khả năng xây dựng một quy trình thao táchành động mới trên cơ sở một quy trình chung, khái quát đã nắm vững
Trang 25Theo từ điển Tiếng Việt (1992), kỹ năng là “khả năng vận dụng nhữngkiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [32,157]
Từ điển Giáo dục học, kỹ năng là “khả năng thực hiện đúng hành động,hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hànhđộng ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [16, 220]
Từ điển Tâm lý học, kỹ năng là “ năng lực vận dụng có kết quả những trithức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện nhữngnhiệm vụ tương ứng KN được hình thành qua luyện tập” [25,131]
Như vậy, vấn đề kỹ năng còn là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau.Trên cơ sở những quan niệm về kỹ năng của các tác giả, chúng tôi quan niệm
rằng: Kỹ năng là khả năng con người thực hiện có kết qủa một hành động nào đó trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm tương ứng Kỹ năng được hình thành do luyện tập
Và như vậy, người được cho là có kỹ năng phải là người có tri thức vềhành động bao gồm mục đích của hành động, các điều kiện, phương tiện đạtmục đích, các cách thức thực hiện hành động và có các kinh nghiệm cần thiết.Song bản thân tri thức kinh nghiệm không phải là kỹ năng, muốn có kỹ năngcon người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm đó vào hành động vàđạt hiệu quả
Vì vậy khi xem xét kỹ năng cần lưu ý những điểm sau:
- Kỹ năng phải được hiểu là mặt kỹ thuật của hành động, kỹ năng baogiờ cũng gắn với một hành động cụ thể
- Tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo là tiêu chuẩn quantrọng để xác định sự hình thành và phát triển kỹ năng Một hành động chưathể gọi là kỹ năng nếu còn mắc nhiều lỗi và các thao tác diễn ra vụng về theomột khuôn mẫu cứng nhắc
Trang 26- Kỹ năng không phải là cái bẩm sinh của mỗi cá nhân, đó là con đườngvận dụng tri thức và kinh nghiệm vào hoạt động thực tiễn để đạt được mụcđích đề ra Kỹ năng là kết qủa của một qúa trình luyện tập.
Từ đó cho thấy, kỹ năng vừa là mặt kỹ thuật của hành động, vừa là biểuhiện năng lực của con người Cơ sở của kỹ năng là tri thức, kinh nghiệm đã có
từ trước Kỹ năng hình thành do luyện tập Người được coi là có kỹ năng: Làngười khi thực hiện các thao tác của hành động theo một trật tự đúng và đạtđược mục đích cụ thể tương ứng với hành động đó Cách tiếp cận này có ýnghĩa thực tiễn đối với việc rèn luyện kỹ năng
1.2.1.2 Kỹ năng tự học
*Tự học
Tự học (self - study) là sự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của bảnthân người học để hướng tới những mục đích học tập nhất định Các nhà khoahọc giáo dục đã nghiên cứu vấn đề tự học dưới nhiều góc độ nhưng một cáchchung nhất có thể hiểu tự học là quá trình tự giác, độc lập, tích cực, sử dụngcác năng lực trí tuệ, phẩm chất của bản thân người học để người học chiếmlĩnh được tri thức của nhân loại và những kinh nghiệm lịch sử xã hội, biếnnhững tri thức đó thành sở hữu của mình, hình thành kỹ năng, thái độ và ngàycàng hoàn thiện nhân cách của bản thân [18]
Theo giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suynghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…)
và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình,rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực,khách quan có trí tiến thủ không ngại khó…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểubiết nào đó thành sở hữu của mình” [34]
Theo tác giả Nguyễn Văn Đạo: “Tự học phải là công việc tự giác củamỗi người do nhận thức đóng vai trò quyết định của nó đến sự tích luỹ kiến
Trang 27thức cho bản thân, cho chất lượng công việc của mình đảm nhận, cho sự tiến
Trong quá trình tự học, người học có thể tiến hành hoạt động tự họcdưới nhiều hình thức khác nhau trong những điều kiện khác nhau Có thể diễn
Trang 28hiểu biết của mình bằng cách tự lập kế hoạch học tập, tự tìm tài liệu, tự thựchiện kế hoạch, tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm của bản thân
+ Tự xây dựng động cơ học tập và hình thành thế giới quan
Đây là nhóm kỹ năng quan trọng với hoạt động tự học, vì nếu không cóđộng cơ, mục đích thì sẽ không có hứng thú, không xác định được phươnghướng hành động, từ đó sẽ không có hoạt động nhận thức
- Nhóm kỹ năng tổ chức hoạt động tự học:
+ Tự xây dựng kế hoạch học tập (lập thời gian biểu, tìm hiểu, nắm yêucầu chung về nội dung học tập, tự đối chiếu với kế hoạch đề ra để điều chỉnhcho khớp, tự xác định hình thức học tập thích hợp)
+ Tự thực hiện kế hoạch (triển khai các kế hoạch theo kế hoạch đề ra,
áp dụng hình thức, biện pháp học có hiệu qủa nhất, tự bổ sung các tri thứckhoa học, phương pháp)
+ Tự đánh giá kết qủa (tự đánh giá hiệu qủa công việc và rút kinhnghiệm, tự điều chỉnh cho phù hợp, đề ra kế hoạch hoạt động tiếp theo)
- Nhóm kỹ năng tự học nội dung học tập
+ Kỹ năng nghe - hiểu
+ Kỹ năng nghe - ghi
+ Kỹ năng phát hiện - giải quyết vấn đề; Kỹ năng phát hiện và sửachữa sai lầm; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết qủa
Trang 29- Nhóm kỹ năng thực hiện tự học: Kỹ năng tự thu nhận thông tin vềnội dung khoa học; Kỹ năng tự chế biến thông tin; Kỹ năng lưu giữ thông tin;
Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá; Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề…
Kỹ năng tự học có cấu trúc gồm: Nhận thức - thái độ - hành động+ Nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của việc tự học
+ Thái độ tích cực, tự giác nghiêm túc, kiên trì trong tự học
+ Hành động hợp lý và hiệu qủa: lập kế hoạch học tập hợp lý; Chuẩn bịmôi trường; thực hiện kế hoạch, quy trình tự học; Đánh giá kết quả, điềuchỉnh kế hoạch
Từ những tìm hiểu khái quát về “kỹ năng” và “tự học” nêu trên, chúngtôi cho rằng:
Kỹ năng tự học là khả năng vận dụng có kết quả những kiến thức và phương thức thực hiện của một người các hành động đã được lĩnh hội một cách tích cực, tự giác để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành của mình.
1.2.2 Hình thành kỹ năng tự học
Sự hình thành kỹ năng tự học trong thực tế, có những kỹ năng hìnhthành trên cơ sở nhận thức kinh nghiệm và cũng có những kỹ năng hình thànhtrên cơ sở các lý thuyết khoa học Theo TS Phan Quốc Lâm: sự hình thànhmột kỹ năng chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đó là:
- Khả năng phân tích khách thể, qua đó phát hiện những thuộc tính vàquan hệ vốn có của nó, tìm ra đối tượng của hành động
- Khả năng nhận dạng tình huống, nhiệm vụ, bài tập
Do đó, quá trình hình thành kỹ năng là làm cho học sinh nắm vững một
hệ thống phức tạp các thao tác của hành động nhằm làm biến đổi và sáng tỏthông tin ẩn chứa trong những nhiệm vụ, bài tập cụ thể phải giải quyết, đối
Trang 30chiếu và giải quyết chúng một cách hiệu qủa bằng những phương thức hànhđộng tổng quát đã lĩnh hội [21,72]
Theo lý thuyết Tâm lý học, hình thành kỹ năng trong dạy học: Thựcchất là làm cho sinh viên nắm vững hệ thống các thao tác học tập cụ thể tươngứng với những nội dung học tập xác định Để hình thành Kỹ năng cho ngườihọc, trước hết, người giáo viên phải cung cấp cho các em có kiến thức, sau đó
tổ chức cho các em luyện tập
Để người học lĩnh hội vững chắc kỹ năng, trong quá trình học tậpngười giáo viên nên tổ chức hoạt động học theo ba công đoạn chính, kế tiếpnhau: Hình thành Luyện tập Sử dụng
- Bước 1: Tổ chức công đoạn hình thành: Nhằm giúp người học bướcđầu lĩnh hội được khái niệm, kiến thức cơ bản
Để tổ chức cho người học thực hiện công đoạn này, trước hết ngườidạy cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài học, xác định rõ thiết bị,phương tiện và điều kiện cần thiết mà người học có, đồng thời kết cấu lạithành nhiệm vụ học tập Công việc định hướng và giao nhiệm vụ cũng chính
là việc làm nảy sinh, hình thành ở các em nhu cầu, động cơ học tập Đó làbước thứ nhất của công đoạn hình thành, được gọi là bước 1: Giao nhiệm vụ
và hình thành động cơ học tập cho người học
- Bước 2: Hướng dẫn người học giải quyết nhiệm vụ học Trong quátrình người học thực hiện nhiệm vụ học tập, người dạy theo dõi, giúp đỡ,đồng thời đưa ra nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả làm việc của ngườihọc Tổ chức cho người học thực hiện công đoạn luyện tập
- Bước 3: Yêu cầu người học sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học Nếunhư ở hai công đoạn trên người học thực hiện việc thực hành, thí nhiệm đểhọc, tiếp cận và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, thì ở công đoạn này người học sử
Trang 31dụng những gì học được vào học tập để lĩnh hội kiến thức và kỹ năng mới.[17]
Như vậy, hình thành kỹ năng tự học là qúa trình xây dựng, tạo lập cho cá nhân khả năng tự thực hiện hành động một cách tự giác, tích cực
để đạt mục đích học tập.
Điều đó cho thấy, muốn hình thành có kết qủa một kỹ năng, người sinhviên phải tự giác nhận thức được ý nghĩa và có nhu cầu nắm kỹ năng đó, hiểubiết cụ thể về công việc và các tác động cụ thể, luyện tập liên tục, tự kiểm trathường xuyên, củng cố và ôn tập những kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đã hìnhthành
- Người sinh viên cần tự giác nhận thức được nhu cầu nắm kỹ năng.Thấy sự cần thiết phải hình thành kỹ năng thì mới tạo nên động cơ, hứng thú,ham thích rèn luyện
- Biết đầy đủ, cặn kẽ về công việc đó, biết mục đích, yêu cầu, nội dungcông việc và cách thực hiện
- Luyện tập có hệ thống và liên tục trong các điều kiện khác nhau
- Kiểm tra và tự kiểm tra
Tóm lại: Để giúp sinh viên hình thành kỹ năng tự học, điều đầu tiên cần
phải giáo dục các em hứng thú đối với tri thức, có nhu cầu khao khát tự đào
sâu, mở rộng tri thức
1.2.3 Biện pháp hình thành kỹ năng tự học
Biện pháp, theo từ điển Tiếng Việt, đó là “cách làm, cách giải quyếtmột vấn đề cụ thể” [32, 64]
Biện pháp hình thành kỹ năng tự học là cách thức, con đường xây dựng, tạo lập cho cá nhân khả năng tự thực hiện hành động một cách tự giác, tích cực để đạt mục đích học tập.
1.3 Khái quát về phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Trang 321.3.1 Lịch sử của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Vào cuối thế kỉ 19, ở Mỹ một số học sinh trung học phổ thông ghi danhvào học đại học ngày càng tăng, gây áp lực không nhỏ cho qúa trình xét tuyểncủa các trường, vì vậy hệ thống tín chỉ được thiết kế ra để ghi lại và giải thíchmột cách tường minh năng lực học tập của học sinh phổ thông, giúp cáctrường đại học có căn cứ tin cậy để tuyển chọn những sinh viên có chất lượngtheo những chuẩn mực trường đề ra Từ nguồn gốc đó, hệ thống tín chỉ dầndần thâm nhập vào các trường đại học và trở thành phương thức đào tạo chínhthức cho hệ thống các trường đại học của Mỹ
Vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ, tín chỉ bắt đầu được áp dụng mạnh
mẽ trước hết ở các nước Tây Âu từ những năm 1960, tuy nhiên việc áp dụngphương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở các quốc gia là không giống nhau.Trong nhiều nước các chương trình đại học được mô tả theo tín chỉ tươngđương với những gì mô tả trong các chương trình đại học của Mỹ, ở một sốnước khác chương trình có thể được xây dựng ít hoặc nhiều hơn
Ở Châu Á, học chế tín chỉ cũng được áp dụng mạnh mẽ bắt đầu từ NhậtBản tới Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,Indonesia, Philipine, Trung Quốc Hiện nay đào tạo theo phương thức học chếtín chỉ đang được tíến hành ở Việt Nam và ngày càng phổ biến
1.3.2 Tín chỉ là gì?
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về tín chỉ, trong khuôn khổ đề tài,chúng tôi xin nêu cách hiểu được đề cập trong “Quy chế đào tạo đại học vàcao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (thường gọi là quy chế 43) [2]
“Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên Một tínchỉ đượcquy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 – 45 tiết thực hành, thínghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểuluận, bài tập lớn hoặc đồ án tốt nghiệp Đối với những học phần lý thuyết
Trang 33hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ítnhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.”
Từ cách hiểu trên, mỗi trường đại học sẽ xác định các đặc điểm củaphương thức đào tạo theo tín chỉ để từ đó có định hướng chỉ đạo hoạt độngđào tạo của trường mình
1.3.3 Đặc điểm của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Đào tạo theo học chế tín chỉ có các đặc điểm sau:
- Chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức cấu thành các môdun
- Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từnghọc phần
- Đăng ký học phần mỗi đầu học kỳ, lớp học tổ chức theo lớp họcphần
- Có thể tuyển sinh theo định kỳ
- Không tổ chức thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốtnghiệp đối với các chương trình đào tạo Cao đẳng và Đại học
- Chỉ có một văn bằng chính quy với hai loại hình tập trung
- Áp dụng phương pháp dạy và học tích cực
1.3.4 Những lợi thế của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Trang 34- Tạo điều kiện cho người học chủ động lên kế hoạch và thực hiện việchọc tập dựa vào năng lực và điều kiện của bản thân, làm chủ thời gian vàcông việc, giúp người học hình dung và định lượng ra tất cả các yêu cầu đốivới bản thân trong từng giai đoạn cũng như trong suốt qúa trình học tập củamình Điều đó cho thấy, trong phương thức này, tự học, tự nghiên cứu củasinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chươngtrình Đây là phương thức đưa giáo dục đại học về đúng nghĩa của nó: ngườihọc tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét của người dạy, và do đó pháthuy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
- Tăng cường tính mềm dẻo và linh hoạt của chương trình, giúp ngườihọc không chỉ không bị mất đi những kiến thức và kỹ năng đã tích luỹ nếunhư việc học bị gián đoạn mà còn do chương trình được thiết kế gồm một hệthống những môn học lớn hơn số lượng các môn học hay số lượng tín chỉđược yêu cầu, do vậy sinh viên có thể chọn những môn học phù hợp vớimình
- Sinh viên được cấp bằng khi đã tích luỹ được đầy đủ số lượng tín chỉ
do trường đại học quy định, như thế họ có thể hoàn thành những điều kiện đểđược cấp bằng tuỳ theo khả năng (thời gian, kinh tế, sức khoẻ…) của cá nhân
- Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ phản ánh được những mốiquan tâm và những yêu cầu của người học và nhu cầu của các nhà sử dụng laođộng
- Có hiệu qủa cao về mặt đào tạo và về mặt quản lý Với phương thứcđào tạo theo học chế tín chỉ vừa là thước đo khả năng học tập của người học,vừa là thước đo hiệu qủa và thời gian làm việc của giáo viên, nó là cơ sở đểcác trường đại học tính toán ngân sách chi tiêu, nguồn nhân lực, là cơ sở đểbáo cáo các số liệu của trường đại học cho các cơ quan cấp trên và các đơn vị
Trang 35liên quan, là phương tiện để giám sát bên ngoài, để báo cáo, quản lý hànhchính…
- Tạo được sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoàinước Việc áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ khuyến khích
sự di chuyển của sinh viên, mở rộng sự lựa chọn học tập của họ, làm tăng độminh bạch của hệ thống giáo dục, giúp cho việc so sánh giữa các hệ thốnggiáo dục trên thế giới được dễ dàng hơn
1.4 Một số vấn đề hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
1.4.1 Sự cần thiết phải hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
Sở dĩ cần phải hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinhviên là bởi những lý do sau đây:
1.4.1.1 Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự bùng nổ thông tin
*Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật:
Công nghệ điện tử, điện tử viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệNano…phát triển với tốc độ cao làm phong phú các hình thức truyền tin, giúpmỗi cá nhân có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin mọi lúc mọi nơi Điều đóđòi hỏi bản thân cá nhân phải có khả năng tự học
*Bùng nổ thông tin:
Tri thức loài người ngày càng tăng trong thế kỉ 21, sống trong nền vănminh thông tin đòi hỏi mỗi cá nhân không chỉ phải biết nắm bắt thông tinnhanh, mà còn phải biết xử lý thông tin, từ đó có những quyết sách đúng đắn,kịp thời mới mong đạt được kết quả
1.4.1.2 Yêu cầu của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Trang 36Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến, tạođiều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề,liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo trong nước và ngoài nước.Tuy nhiên, đào tạo theo hình thức này đòi hỏi sinh viên phải có thời gian tựhọc cao, phải có kỹ năng tự học mới mong đạt được kết qủa học tập.
1.4.1.3 Những hạn chế của sinh viên về hoạt động tự học hiện nay dẫn đến khó khăn trong học tập khi nhà trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ
Có thể khái quát những hạn chế của sinh viên hiện nay như sau:
Đa số sinh viên đều hiểu được vai trò quan trọng của tự học Tuy nhiên,sức ì và tính thụ động của sinh viên còn rất lớn Hoạt động tự học vẫn cònmang tính hình thức, đối phó với các bài kiểm tra
Một thực tế hiện nay là sinh viên “rất lười đọc sách” Trong thời đạicông nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nhiều sinh viên lựa chọn kênhthông tin từ các trang web Điều này tốt, nhưng vì quá lạm dụng nên đại đa sốsinh viên đã bỏ lỡ một kho tàng tri thức rất có giá trị từ sách tham khảo Ngay
cả khi tra cứu tài liệu trên Internet, sinh viên cũng chưa biết cách thu thập và
xử lý khối lượng thông tin đa dạng đó như thế nào để thu được những kiếnthức thật sự cần thiết và có hiệu quả
Như vậy, một cách khái quát có thể thấy rằng nhiều sinh viên chưanhận thức được đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động tự học Sinh viên chưa
tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức cho mình mà còn thụ động, phụthuộc nhiều vào những gì thầy dạy, không có nhu cầu mở rộng hiểu biết, pháthuy sáng tạo, đào sâu kiến thức Một số ít sinh viên có ý thức tự học thì kỹnăng tìm kiếm và xử lý thông tin phục vụ nhiệm vụ học tập còn yếu Phươngpháp tự học theo kiểu đối phó, theo phong trào, học để thi vẫn là hình thức tựhọc phổ biến hiện nay Trong khi đó, với phương thức đào tạo theo học chế
Trang 37tín chỉ thì tự học, tự nghiên cứu giữ vị trí then chốt, bởi số lượng giờ học trênlớp giảm đáng kể so với hình thức đào tạo trước đây, đòi hỏi sinh viên phảităng thời gian tự học, tự nghiên cứu mới đảm bảo các nhiệm vụ học tập Vậythì, liệu phương pháp học tập của sinh viên như vậy có thể đáp ứng yêu cầucủa phương thức đào tạo theo tín chỉ ở mức độ nào, đó là câu hỏi đặt ra đốivới các nhà giáo dục, quản lý giáo dục.
1.4.1.4 Rèn luyện phương pháp tự học là một mục tiêu học tập cơ bản của sinh viên
Từ lâu các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã nhận thức rõ vai tròcủa tự học Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoahọc Sinh viên đại học cần có thói quen nghiên cứu khoa học, muốn có thóiquen ấy thì không thể không thông qua con đường tự học Muốn thành côngtrên con đường học tập và nghiên cứu thì phải có khả năng phát hiện và tựgiải quyết những vấn đề mà cuộc sống và khoa học đặt ra
1.4.1.5 Kỹ năng tự học tạo ra động lực mạnh mẽ trong qúa trình học tập
Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tíchcực, sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh Có thể xem tính tích cực nhưmột điều kiện, kết qủa của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiệnđại Tự học giúp cho sinh viên có thể chủ động học tập suốt đời, tự học giúpcon người thích ứng với mọi biến cố của cuộc sống Bằng con đường tự học,mỗi sinh viên sẽ không lạc hậu với thời cuộc, thích ứng, bắt kịp nhanh với cáctình huống mới, lạ do cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức từcuộc sống….Nếu hình thành được cho sinh viên kỹ năng tự học sẽ tạo cho họlòng ham học, nhờ đó kết qủa học tập, rèn luyện sẽ ngày càng được nâng cao
Trang 38Với những lý do trên có thể nhận thấy, nếu hình thành được kỹ năng tựhọc sẽ khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo động lực nội sinh to lớn cho ngườihọc.
1.4.2 Đặc điểm, nội dung, phương pháp hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
1.4.2.1 Một số đặc điểm của việc hình thành kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ
Có thể khẳng định rằng: Hoạt động tự học của sinh viên là một hoạtđộng không thể thiếu và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trìnhhọc tập ở bậc đại học Tuy nhiên, trong các phương thức đào tạo khác nhau,hoạt động này lại có những nét đặc thù riêng Sự khác biệt giữa hoạt động tựhọc trong học chế niên chế so với học chế tín chỉ được thể hiện ở một số điểmsau:
Thứ nhất: Với phương thức đào tạo niên chế, sinh viên tuân thủ theomột chương trình do nhà trường định sẵn của từng học kỳ, từng năm học,từng khóa học căn cứ vào thời khóa biểu Khi chuyển sang phương thức đàotạo theo tín chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính bản thân ngườihọc Sinh viên có nhiệm vụ và quyền được lựa chọn môn học, thời gian học,tiến trình học tập nhanh, chậm phù hợp với điều kiện của mình Phương thứcnày tạo cho sinh viên năng lực chủ động trong việc lập kế hoạch học tập khoa học, xác định thời gian, phương tiện, biện pháp để thực hiện các mục tiêu đề
ra trong kế hoạch học tập Do đó, người sinh viên phải ý thức xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu sao cho quá trình học tập hiệu quả nhất
Thứ hai: Hình thức tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ qui định hoạtđộng tự học của sinh viên như là một thành phần bắt buộc trong thời khóabiểu và là một nội dung quan trọng của đánh giá kết quả học tập Hoạt độngdạy - học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên lớp, thực hành và tự
Trang 39học Trong ba hình thức tổ chức dạy học này, hai hình thức đầu được tổ chức
có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên (giảng viên giảng bài, hướng dẫn; sinh viên nghe giảng, thực hành, thực tập dưới sự hướng dẫn củagiảng viên ), hình thức thứ ba có thể không có sự tiếp xúc trực tiếp giữagiảng viên và sinh viên (giảng viên giao nội dung để sinh viên tự học, tựnghiên cứu, tự thực hành và sẵn sàng tư vấn khi được yêu cầu) Ba hình thức
tổ chức dạy học tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học
Hình thức tổ chức thực hiện một giờ tín chỉ
Lý thuyết Thực hành,
thí nghiệm,xemina
Tự học
TổngChuẩn bị Tự nghiên cứu
Trang 401
Bảng 1.1: Hình thức dạy học theo tín chỉ