1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử DỤNG DI sản văn hóa NINH BÌNH TRONG dạy học môn GIÁO dục CÔNG dân cấp THCS NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực của học SINH

84 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 18,78 MB

Nội dung

Là người quản lý chỉ đạo chuyên môn cấp THCS, giáo viên dạy môn Giáodục công dân ở trường THCS, chúng tôi luôn suy nghĩ, trăn trở trước mỗi bài dạy.Ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản t

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I Tên sáng kiến kinh nghiệm: “SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA NINH BÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THCS NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH”

II Nhóm tác giả sáng kiến kinh nghiệm:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Minh

Chức vụ: Trưởng phòng

Đơn vị: Phòng GD&ĐT huyện Hoa Lư - Ninh Bình

Địa chỉ: Ninh Mỹ-Hoa Lư

Hộp thư điện tử: nthminh65@gmail.com

Số điện thoại: 0916864474

- Họ và tên: Nguyễn Minh Khuê

Chức vụ: Cán bộ

Đơn vị: Phòng GD&ĐT huyện Hoa Lư - Ninh Bình

Địa chỉ: Phường Ninh Sơn-TP Ninh Bình

Hộp thư điện tử: khuenguyen688@gmail.com

Số điện thoại: 0978253688

- Họ và tên: Trịnh Hồng Lịch

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường THCS Ninh Hải - Hoa Lư - Ninh Bình

Địa chỉ: Ninh Sơn- TP Ninh Bình

Hộp thư điện tử: tungbachnguyen @gmail.com

Chính vì vậy, người giáo viên sẽ có một vai trò, vị trí mới Muốn thực hiệntốt vai trò mới của mình thì người giáo viên phải tự học tập nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ và phải đổi mới phương pháp giảng dạy Một trong những

Trang 2

phương pháp dạy học hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong cải cách giáo dục đó

là sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông Điều đó không chỉ đòi hỏingười giáo viên giảng dạy bộ môn nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mìnhgiảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức về di sản để giúp họcsinh có những hiểu biết về những giá trị của di sản, qua đó giáo dục ý thức giữ gìn,bảo vệ các di sản, đồng thời, góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạyhọc, thực hiện đa dạng hóa các hình thức dạy học trong môn Giáo dục Công dân

Là người quản lý chỉ đạo chuyên môn cấp THCS, giáo viên dạy môn Giáodục công dân ở trường THCS, chúng tôi luôn suy nghĩ, trăn trở trước mỗi bài dạy.Ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, mỗi bài dạy cần sửdụng di sản như thế nào, đặc biệt là những di sản văn hóa của Ninh Bình, để làmsao có thể thực hiện tốt mục tiêu của giờ dạy, giúp học sinh có thêm những hiểubiết của mình về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Ninh Bình nói riêng,

có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức Đồng thời giáo dụchọc sinh những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào, tình yêu quê hươngđất nước Giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩnăng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào đời sống thực tế củahọc sinh

Qua thực tế quá trình dạy học, nhất là khi dạy các bài có tính thực tiễn trongSGK môn GDCD và một số tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương,chúng tôi thấy rằng việc sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong một số tiết họcmôn GDCD và một số tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương Ninh Bìnhnhằm phát triển năng lực học sinh là hết sức cần thiết, giúp học sinh hiểu rộng hơn

về quê hương Ninh Bình, hiểu về lịch sử, thiên nhiên, văn hóa, các vấn đề về khoahọc, xã hội của tỉnh ta Từ đó giáo dục học sinh lòng tự hào, yêu mến quê hương,thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân phải làm gì để đóng góp công sứcxây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp

Xuất phát từ những lý do trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học,

chúng tôi đã chọn vấn đề: “Sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong dạy môn Giáo dục Công dân nhằm phát triển năng lực của học sinh” làm đề tài sáng kiến

kinh nghiệm của mình

Sáng kiến góp một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả việcdạy học theo di sản môn GDCD đối với các trường THCS trong toàn huyện, giúpcho việc nghiên cứu lí luận vào thực tiễn mà còn có khả năng vận dụng vào thựctiễn giảng dạy của giáo viên trong quá trình công tác Hy vọng kết quả nghiên cứucũng sẽ là một tài liệu để các đồng nghiệp tham khảo, góp phần đổi mới phươngpháp dạy học trong các tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương NinhBình

2 Cơ sở lý luận

Khái niệm về di sản văn hóa:

Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần,

Trang 3

vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế

hệ khác

Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam:

Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa củacộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kếthừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay Di sản văn hóa Việt Nam làbức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại Di sản văn hóa Việt Nam có vaitrò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta

Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và

kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại Những giá trị đó là sự kếthợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địalâu đời của các dân tộc Việt Nam

Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sốngmạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dântộc Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huygiá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (có hiệu lực từ01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm 2009

Phân loại di sản:

Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể và

di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa

học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảovật quốc gia

Di sản văn hóa vật thể bao gồm:

- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ

vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoahọc

- Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên

hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc cógiá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học

- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,

khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên

- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm

tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá

nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,

Trang 4

thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từthế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hìnhthức khác.

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;

Ngữ văn dân gian, bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố,truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạtkhác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;

Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu và cáchình thức trình diễn dân gian khác;

Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ vàcác phong tục khác;

Lễ hội truyền thống;

Nghề thủ công truyền thống;

Tri thức dân gian

Di sản văn hoá Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá củacộng đồng các dân tộc anh em Trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, các di sảnđược kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay tạo nên bức tranh vănhoá đa dạng

Mục đích của nền giáo dục của chúng ta luôn hướng tới việc phát triển toàndiện cho HS vì vậy những hiểu biết về di sản văn hóa sẽ làm dầy thêm vồn kiếnthức của các em và đặc biệt giúp HS phát triển về trí tuệ Khi cho HS tiếp cận với

di sản đúng mục đích, với phương pháp dạy học phù hợp và sự hướng dẫn chi tiếtmang tính định hướng, kích thích tư duy, GV sẽ giúp HS phát triển khả năng quansát, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó pháttriển trí tuệ của các em

Di sản văn hóa chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sốngđộng nhất Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên nó

có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cáchcủa HS Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản và chuyển giao cho

HS để các em cũng nhận thức được những giá trị đó thì GV sẽ giúp HS nhận thứcthế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoa họccác sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản, giúp học sinh có khả năng ứng xử phùhợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tìnhhuống của cuộc sống

Trong quá trình học tập với di sản, HS được rèn luyện cách trình bày, diễn đạtsuy nghĩ, quan điểm, mong muốn, cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viếtmột cách phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp Đồng thời các emcũng biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan

Trang 5

điểm Kỹ năng này giúp HS có mối quan hệ tích cực với nguời khác, đồng thời biếtcách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới.

Làm việc với di sản, HS có được môi trường giao tiếp cởi mở với bạn bèkhông chỉ trong phạm vi lớp học mà cả với những đối tượng khác mà các em gặp

gỡ Trong quá trình tiếp cận với di sản, GV lưu ý cách thức giao tiếp phù hợp cũngchính là góp phần phát triển ở các em một loại kỹ năng sống cần thiết

Trong quá trình dạy học thông qua việc tiếp cận di sản, GV không chỉ thuyếttrình về các hiện tượng, sự vật mà cần tìm hiểu, hướng dẫn HS tự quan sát, thuthập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin Qua đó các em sẽ cónhững kiến thức về di sản và có thể trình bày lại những hiểu biết của cá nhân mìnhhoặc của nhóm mà mình đã thu lượm được

Đối với giáo viên , để làm cho hoạt động phong phú và hiệu quả, GV có thểphát động, hướng dẫn các em tổ chức triển lãm những hiện vật, bài viết giới thiệu

về di sản do các em sưu tầm được

Môi trường làm việc thay đổi đòi hỏi GV phải có phương pháp dạy học, cáchthức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập thể HS được lôi cuốn vào công việc tìmhiểu, nghiên cứu di sản; đòi hỏi từng HS phải làm việc thực sự và phải biết hợp tácvới bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển: “Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hoá, vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hoá để dạy học Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy học sẽ mang lại những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiến thức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá”

Thực tế, các hoạt động gắn kết giữa di sản, bảo tàng với hoạt động giáo dụcbấy lâu đã được triển khai thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, đặcbiệt là qua phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đượctriển khai rộng rãi vài năm nay Song theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giátrị di sản văn hóa thuộc Hội Di sản văn hóa, công tác giáo dục di sản trong nhàtrường còn nhỏ lẻ, chưa được tiến hành một cách bài bản và thường xuyên Cònphong trào Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực mặc dù có những kếtquả tích cực, nhưng nó chỉ mang tính phong trào, chưa thực sự đi vào đời sốnggiáo dục

Mới đây nhất, Bộ GD - ĐT được sự hỗ trợ của UNESCO Hà Nội đã biên soạncuốn tài liệu “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông” Phần nội dungcủa tài liệu là thiết kế bài học (giáo án) sử dụng di sản trong dạy học theo cấpTHCS và THPT của các môn lịch sử, địa lý, âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong dạy môn Giáo dục Công dân nhằm phát triển năng lực của học sinh” hy vọng góp phần

nâng cao hiệu quả của việc sử dụng di sản trong giảng dạy nói chung và trong dạymôn GDCD nói riêng

3 Cơ sở thực tiễn.

3.1 Thuận lợi:

Trang 6

Sử dụng di sản trong dạy học đang là xu thế chung của giáo dục Việt Namnên được sự ủng hộ từ các cấp: Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và các

tổ chức xã hội, phụ huynh, học sinh…

Chương trình môn Giáo dục công dân nói chung và chương trình thực hànhngoại khoá các vấn đề địa phương Ninh Bình nói riêng có nhiều bài, nhiều nộidung phù hợp với việc sử dụng di sản làm phương tiện dạy học

Trước đây hoạt động gắn kết giữa di sản, bảo tàng với hoạt động giáo dụcbấy lâu đã được triển khai thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, đặcbiệt là qua phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới, tạo điều kiện cho việc thực hiện cácphương pháp mới, tạo hứng thú cho học sinh như: phòng CNTT, Máy chiếu, bảngphụ, cách bố trí bàn ghế, chỗ ngồi cho học sinh…

Trong những năm học qua, phòng GD&ĐT Hoa đã chỉ đạo các trườngTHCS trong địa bàn huyện thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” Học sinh trong toàn huyện đã được tìm hiểu, chăm sóc,bảo vệ một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương Coi trọng bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền học tập nâng cao nhận thức cho giáoviên về dạy học gắn kết với di sản Thường xuyên tổ chức hoạt động chuyên đề,các tiết dạy có sử dụng di sản trong những đợt hội giảng Tổ chức các tiết học thựcđịa, hoạt động ngoại khóa, tham gia đầy đủ các cuộc thi do Sở GD&ĐT Ninh Bình

tổ chức, đặc biệt là cuộc thi: “Em yêu Lịch sử Việt Nam” với ý thức nghiêm túc vàtinh thần trách nhiệm cao

Xã hội hiện nay với sự đa dạng về các kênh thông tin tạo điều kiện cho conngười (giáo viên và học sinh) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn kiến thức về di sản

từ nhiều phương tiện khác nhau từ đó mở rộng nâng cao hiểu biết về di sản

3.2 Khó khăn

Ở một số nhà trường, vẫn còn có những cán bộ quản lý chưa thật quan tâmthường xuyên đến vấn đề này, giao khoán cho toàn bộ giáo viên; một số giáo viêncòn thụ động trong việc nghiên cứu, thiết kế nội dung và tiến trình sử dụng di sảntrong dạy học, chưa thật chủ động trong việc sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về di sản để

sử dụng trong dạy học Việc hiểu và sử dụng di sản trong dạy học ở giáo viên cònchưa thống nhất; một số giáo viên chưa vận dụng thành thục tiến trình sư phạm củabài giảng sử dụng di sản trong dạy học dẫn đến việc áp dụng khiên cưỡng, thiếuhiệu quả

Việc xây dựng nguồn tài liệu giới thiệu về các di sản còn thiếu do đó giáoviên gặp khó khăn về nội dung các di sản có liên quan đến bài học Bên cạnh đó,còn gặp một số khó khăn nữa liên quan đến vấn đề kinh phí và thời gian

Học sinh ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu, học tập bộ môn (bộ mônkhoa học xã hội) do lối sống thực dụng như hiện nay, do áp lực thi cử, áp lực từphía gia đình

Trang 7

Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp với một số phươngpháp dạy học tích hợp như số học sinh trên một lớp đông, không gian lớp học cònhẹp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn sơ sài, thời gian tiết học còn hạn chế

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1 Giải pháp cũ thường làm.

Trước đây, theo phương pháp dạy học truyền thống, hoạt động “dạy” làtrung tâm, dạy học hướng đến nội dung, giáo viên giữ vai trò là người truyền thụkiến thức, học trò là người thụ động tiếp thu kiến thức theo sự giảng giải của giáoviên Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bị hạn chế rất nhiều Trongmôn Giáo dục công dân, lối dạy học cũ chủ yếu là phương pháp thuyết trình, đàmthoại, giảng giải, giáo viên đọc, học sinh nghe rồi ghi chép Dạy học môn GDCDtrước đây thường thiên về giải thích cho học sinh hiểu khái niệm, các giá trị vàchuẩn mực, sau đó buộc các em phải chấp nhận Cụ thể là: đối với các bài họcthuộc chuẩn mực đạo đức thì giáo viên yêu cầu học sinh trình bày khái niệm đã cósẵn trong sách giáo khoa, sau đó giáo viên lấy ví dụ minh họa rồi học sinh có thểdựa vào đó lấy thêm ví dụ Trên cở sở tìm hiểu đó, học sinh áp dụng vào làm bàitập liên quan Còn đối với các bài học thuộc quy phạm pháp luật, thông thườngtrước đây giáo viên thường dựa chủ yếu vào các qui định có sẵn trong sách giáokhoa để phổ biến cho học sinh Ngoài ra giáo viên có thể phân tích, giải thích tạisao lại phải qui định như vậy Tuy nhiên, bài học chỉ dừng lại ở mức hiểu nhữngqui định trong một phạm vi nhất định chứ không có nhiều liên hệ thực tế

Trong các tiết dạy GDCD ở trường THCS nói chung đã có sử dụng di sản.Tuy nhiên, số bài có sử dụng di sản còn ít, nặng tính lí thuyết trong các bài dạy,kiến thức về di sản còn chung chung, mang tính hình thức, sơ sài, ít kiến thức thực

tế Phần bài tập chủ yếu là nhận biết, chưa tập trung phát triển năng lực của họcsinh.Vì vậy việc sử dụng di sản trong dạy học môn GDCD chưa đạt kết quả cao

Ví dụ: Khi dạy bài 15: “Bảo vệ di sản văn hóa”- GDCD lớp 7 Giáo viên

mới chỉ đơn thuần cho học sinh nắm được:

Kiến thức:

-Nêu được thế nào là di sản văn hóa

-Kể được tên một số di sản văn hóa của nước ta

-Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa

-Kể được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

Trang 8

Với các tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương Ninh Bình, ngườigiáo viên mới chỉ cung cấp những kiến thức về văn hoá, lịch sử, con người NinhBình ở các bài riêng biệt Giáo viên có tích hợp nhưng nội dung tích hợp còn hạnchế và chủ yếu là tích hợp “đơn môn”

Ví dụ khi dạy bài: “Thiên nhiên Ninh Bình”- GDCD địa phương lớp 6 GV

chỉ cần cung cấp đủ cho học sinh các kiến thức cơ bản, trọng tâm sau:

Sự tươi đẹp, đa dạng của cảnh quan thiên và bản sắc văn hóa Ninh Bình

Sự đoàn kết giữa các dân tộc, giữa đồng bào tôn giáo và không theo tôn giáo.Những tiềm năng phát triển của quê hương: vị trí địa lý, rừng biển, côngnghiệp, du lịch và dịch vụ

Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giúp học sinh thấy được những nguy cơ màtỉnh ta đang phải đối mặt như vấn đề môi trường bị ô nhiễm (đặc biệt là ô nhiễmnguồn nước và không khí ); cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; nạn khai thác gỗ tráiphép, săn bắt động vật quý hiếm;

Từ đó học sinh thấy yêu quê hương và ý thức được trách nhiệm của mìnhtrong việc bảo vệ, gìn giữ những nét đẹp của quê hương Ninh Bình

Nhưng học sinh mới chỉ nắm được kiến thức cơ bản, chưa có sự liên hệ kiếnthức thực tế và chưa phát huy hết năng lực của người học Nếu học sinh được họctại di sản thì học sinh sẽ hiểu kiến thức sâu rộng hơn, học sinh sẽ học tập tích cực,sáng tạo hơn

Qua thực tế các tiết dạy GDCD nói chung và các tiết có sử dụng di sản làmphương tiện dạy học, tôi nhận thấy dạy học trước đây có ưu điểm, nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

Kiến thức giáo viên cung cấp cho học sinh đầy đủ, đơn giản nên học sinh dễnắm kiến thức trọng tâm của bài

Đối với giáo viên: Dạy theo phương pháp này khiến cho giáo viên đỡ tốn

thời gian, công sức tìm hiểu để soạn giáo án, thiết kế bài giảng, sưu tầm tư liệuphục vụ bài giảng Bởi lẽ, chỉ cần dựa chủ yếu vào sách giáo khoa, sách giáo viên

là đã đảm bảo được nội dung kiến thức, không phải tìm hiểu kiến thức ở các mônhọc khác để tìm ra mối liên hệ giữa chúng

Đối với học sinh: Việc học theo phương pháp này không đòi hỏi học sinh

phải chuẩn bị, tìm hiểu nhiều về các kiến thức, vấn đề có liên quan đến nội dungbài học Bởi lẽ nội dung bài học chủ yếu là dựa vào cái đã có sẵn, câu hỏi trong bàihọc cũng đơn giản, thường là học gì, hỏi nấy Thậm chí, khi kiểm tra cũng chỉ dậpkhuôn trong những vấn đề đã học, trong bộ đề cương giáo viên đã hướng dẫn sẵncho học sinh Chính vì thế kiến thức của môn GDCD đối với học sinh là rất đơngiản, nhẹ nhàng, các em chỉ coi đây là môn phụ, không phải quan tâm, dành nhiềuthời gian học

Trang 9

hiểu biết sâu sắc về giá trị của di sản , giáo dục các em ý thức giữ gìn, bảo vệ các

di sản chưa cao

Đặc biệt đối với các tiết học thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phươngNinh Bình nếu chỉ dạy theo kiến thức SGK thì học sinh sẽ dễ nhàm chán vì kiếnthức đã có ở các bài GDCD chính khoá, giờ chỉ áp dụng vào địa phương NinhBình Không phát huy hết được năng lực sáng tạo, tích cực chủ động của ngườihọc

2 Giải pháp mới cải tiến.

Sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong dạy học môn GDCD góp phần xóa

bỏ được lối dạy học khép kín tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài, cô lập

kiến thức, kỹ năng vốn có liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau

Trong quá trình chỉ đạo và trực tiếp giảng dạy chúng tôi thấy cần phải sửdụng di sản văn hóa Ninh Bình một cách có hiệu quả Kết hợp với phương phápdạy học tích hợp, như tích hợp với các môn: văn học, lịch sử, địa lý, sinh học, âmnhạc, mỹ thuật nhằm phát triển các năng lực tự học, tự trải nghiệm và khám phákiến thức của học sinh giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đềthực tế Đồng thời, giúp học sinh hiểu rộng hơn về quê hương Ninh Bình, hiểu vềlịch sử, thiên nhiên, văn hóa, các vấn đề về khoa học, xã hội của tỉnh ta Từ đó giáodục học sinh lòng tự hào, yêu mến quê hương, thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm củabản thân phải làm gì để đóng góp công sức xây dựng quê hương Ninh Bình ngàycàng giàu đẹp Vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu, thực hiện theo một số giải phápsau

2.1 Quá trình và giải pháp thực hiện.

2.1.1 Tìm hiểu tổng quan về di sản văn hóa Ninh Bình

Lịch sử - Địa lý

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sôngHồng và Bắc Trung Bộ Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam, phía đông giáp NamĐịnh qua sông Đáy, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam giáp biển (vịnh BắcBộ) Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phíanam

Ninh Bình xưa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn Lang Qua thời thuộc Hán,Lương, vùng đất này thuộc Giao Chỉ, thời thuộc Đường, bắt đầu hình thànhTrườngChâu Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng

đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An.Năm 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, Ninh Bình nằm trong phủTrường An, sau đổi là châu Đại Hoàng vào cuối thế kỷ 12 Đời nhà Trần đổi thành

lộ, rồi lại đổi thành trấn Thiên Quan Đời Lê Thái Tông, Ninh Bình sáp nhậpvào Thanh Hóa; đời vua Lê Thánh Tông trở thành thủ phủ trấn trấn Sơn Nam xongrồi lại thuộc về Thanh Hóa cho tới đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn Thời nhàNguyễn, địa bàn Ninh Bình là 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan

Năm 1831, Ninh Bình trở thành một trong số 13 tỉnh ở Bắc Kỳ với 6huyện Yên Khánh, Nho Quan, Kim Sơn, Gia Khánh, Gia Viễn và Yên Mô,

Trang 10

thuộc Liên khu 3 Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Ninh Bình hợp nhất với cáctỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 12 tháng

8 năm 1991

Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình baogồm cả ba loại địa hình Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc có đỉnh MâyBạc với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình Vùng đồng bằng ven biển ởphía đông nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh Xen giữa 2 vùng lớn làvùng chiêm trũng chuyển tiếp Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừngđặc dụng các loại Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môitrường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ venbiển Kim Sơn Ninh Bình có bờ biển dài 18 km Bờ biển Ninh Bình hàng nămđược phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m Vùng ven biển và biển Ninh Bình đãđược UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới Hiện 2 đảothuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ

Văn hóa

Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằngsông Hồng và Bắc Trung Bộ Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa NinhBìnhtương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châuthổ sông Hồng Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rấtsớm Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và cácđộng vật trên cạn ở núi Ba (Tam Điệp) thuộc nền văn hóa Tràng Ansơ kỳ đồ đácũ; động Người Xưa (Cúc Phương) và một số hang động ở Tam Điệp, NhoQuan có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình Sau thời kỳ văn hoáHoà Bình, vùng đồng bằng ven biển Ninh Bình là nơi định cư của con người thờiđại đồ đá mới Việt Nam Di chỉ Đồng Vườn (Yên Mô) đã được định niên đại muộnhơn di chỉ Gò Trũng Cư dân cổ di chỉ Đồng Vườn đã phát triển lên cư dân cổ dichỉ Mán Bạc (Yên Thành, Yên Mô) ở giai đoạn văn hoá đồ đồng từ cuối PhùngNguyên đến đầu Đồng Đậu

Vùng đất Ninh Bình là kinh đô Hoa Lư của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đấtgắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý với các dấu

ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trìnhđịnh đô Hà Nội Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứngkiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trongcác đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông Đây còn là vùng đất chiến lược

để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn với phòng tuyến Tam Điệp, là căn cứ

để nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông vớihành cung Vũ Lâm, đấtdựng nghiệp của nhà Hậu Trần với đế đô ở Yên Mô

Thế kỷ XVI - XVII, đạo Thiên Chúa được truyền vào Ninh Bình, dần dầnhình thành trung tâm Thiên Chúa Giáo Phát Diệm, nay là giáo phận Phát Diệm đặttại Kim Sơn với 60% tổng số giáo dân toàn tỉnh Bên cạnh văn hoá của cư dân Việt

cổ, Ninh Bình còn có "văn hoá mới" của cư dân ven biển Dấu ấn về biển tiến còn

Trang 11

in đậm trên đất Ninh Bình Những địa danh cửa biển như: Phúc Thành, Đại An,Con Mèo Yên Mô, cửa Càn, cửa biển Thần Phù cùng với các con đê lịch sử như đêHồng Đức, đê Hồng Lĩnh, đê Đường Quan, đê Hồng Ân, đê Hoành Trực, đê VănHải, đê Bình Minh I, đê Bình Minh II Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến

ra biển mỗi năm gần 100 m Ninh Bình là một tỉnh mở rộng không gian văn hoáViệt xuống biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hoá từ Bắc vàoNam, từ biển vào Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng nổi bật như nghề đánh bắt

cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo, nuôi cua Nếp sống của cư dân lấn biển mang tínhchất động trong vùng văn hoá môi trường đất mở

Danh thắng

Dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra nhiều hang động kỳ thú như: TamCốc, Bích Động, động Vân Trình, động Tiên, động Thiên Hà, Tràng An, động MãTiên Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động", Địch Lộng là

"Nam thiên đệ tam động" Ở phía nam thành phố Ninh Bình có một quả núi giốnghình một người thiếu nữ nằm ngửa nhìn trời gọi là núi Ngọc Mỹ Nhân Một yếu tốkhác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phongphú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặckhách khi qua vùng sơn thanh thuỷ tú này Các đế vương, công hầu, khanh tướng,danh nhân văn hoá lớn như Trương Hán Siêu, Trần Thái Tông, Lê ThánhTông, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Quỳnh về đây, xếp gương, đềbút, sông núi hoá thành thi ca Nhân cách bác học và phẩm cách văn hoá lớn củacác danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hoá địa phương, được nhân dân tiếpthụ, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hoá Ninh Bình

Danh nhân

Vùng đất Ninh Bình còn là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêubiểu như: Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Trương Hán Siêu, Lý Quốc Sư, Vũ Duy Thanh,Lương Văn Tụy, Ninh Tốn, Nguyễn Bặc, Đinh Điền

Hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở Ninh Bình gắn liền với tín ngưỡngcủa vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần thông qua các đền thờ Vua (đặc biệt

là các Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Thái Tông, QuangTrung và Triệu Quang Phục với số lượng vài chục đền thờ mỗi vị); thờ Thánh(Nguyễn Minh Không và các tổ nghề); thờ Thần (phổ biến là các vị thần ThiênTôn, thần Cao Sơn và thần Quý Minh trong không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn)

Một số di tích tiêu biểu:

Di tích lịch sử văn hóa

Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư được công nhận là di tích quốcgia đặc biệt quan trọng với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đền Vua Đinh TiênHoàng, lăng mộ Vua Đinh, đền thờ và lăng mộ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởngniệm Vua Lý Thái Tổ, đền thờ Công chúa Phất Kim, đền thờ thần Quý Minh, phủ

Trang 12

Khống, phủ Đột, động Hoa Lư, núi Mã Yên, bia Câu Dền, sông Sào Khê, phủĐông Vương, phủ Vườn Thiên, hệ thống chùa cổ Hoa Lư

Khu di tích lịch sử phòng tuyến Tam Điệp gắn liền với triều đại Tây Sơn cócác địa danh đèo Ba Dội, Kẽm Đó, lũy Quang Trung, núi Cắm Gươm, núi Cắm

Cờ, núi Chong Đèn, núi Hầu Vua, Vương Ngự, đền Dâu, đền Quán Cháo, luỹQuèn Thờ, đền Quèn Thờ, động Trà Tu, hồ Yên Thắng, hồ Mừng,hồ Đoòng Đèn

Hệ thống các di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở Nho Quan, Gia Viễn, Hoa

Lư nằm ở phía bắc tỉnh, gắn với các giai thoại tuổi thơ và sự nghiệp lên ngôi, lập

đô kinh đô Hoa Lư của Vua

Hệ thống các đền thờ Vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư, Tp Ninh Bình, Yên Mô,Kim Sơn phía nam tỉnh, gắn với sự kiện lập đô và những dòng sông nơi Vua đánhgiặc đi qua

Hệ thống các đền thờ Vua Triệu Quang Phục ở Yên Khánh, Kim Sơn, Yên

Mô gắn với sự kiện Vua tự vẫn ở cửa biển những vẫn hiển linh giúp đỡ nhân dân

Hệ thống các đền thờ danh nhân khác: Trương Hán Siêu, Nguyễn CôngTrứ, đền Thái Vi, cửa Thần Phù,, v.v

Di tích lịch sử cách mạng: Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi NonNước, di tích chiến dịch Hà Nam Ninh.v.v

kỳ quan thiên chúa giáo hấp dẫn ở Ninh Bình

Di tích tâm linh nho giáo: chùa Bích Động, chùa Nhất Trụ, chùa ĐồngĐắc, chùa Địch Lộng, chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, chùa Kim Ngân, chùaDuyên Ninh, chùa Non Nước v.v

Quần thể kiến trúc nhà cổ Cố Viên Lầu với nhiều ngôi nhà cổ đặc trưng ởđồng bằng Bắc Bộ

Trang 13

Động, động Tam Giao, động Vái Giời, động Trà Tu, động Thiên Tôn, động Tiên,hang Sinh Dược, hang Múa

Di tích Thung Lang (Nam Sơn - Tam Điệp) tại đây đã tìm thấy răng ngườiHomo Erectus cách đây khoảng 30.000 năm thuộc nền văn hóa Tràng An cùng một

số dấu ấn cho thấy có sự xuất hiện của cư dân văn hóa Hòa Bình cách đây trêndưới 10.000 năm

Di tích hang Đắng hay còn gọi là động Người Xưa thuộc vườn quốc gia CúcPhương nơi đây là một di chỉ cư trú thuộc giai đoạn văn hóa Hòa Bìnhcách đây từ7.000 đến 8.000 năm

Di tích hang Đáo (Đông Sơn - Tam Điệp) nơi đây có tìm thấy những công

cụ đồ đá của cư dân văn hóa Hòa Bình

Di tích hang Yên Ngựa (Trung Sơn - Tam Điệp) xuất lộ dấu ấn cư dân vănhóa Hòa Bình

Di tích động Mã Tiên xuất lộ tầng vỏ nhuyễn thể cùng công cụ cuộithuộc Văn hóa Hòa Bình

Di tích hang Bói thuộc khu hang động Tràng An nằm giáp ranh giữa hai

xã Trường Yên và Gia Sinh nơi đây có dấu ấn của cư dân cổ văn hóa TràngAnsống cách đây từ 5.000 năm đến 30.000 năm

Di tích hang Bụt (Lạc Vân - Nho Quan) là địa điểm cư trú của con người cổsống cách đây từ 2.000 đến 10.000 năm

Di tích hang Dẹ (Nam Sơn - Tam Điệp) có dấu ấn của cư dân văn hóa HòaBình ở giai đoạn sớm trên 10.000 năm

Di tích núi hang Sáo (Quang Sơn - Tam Điệp) với nhiều hang động và mái

đá có dấu ấn của cư dân văn hóa Hòa Bình và cư dân văn hóa Đa Bút sống cáchngày nay từ 5.000 đến 10.000 năm

Di tích Mái đá Thung Bình (Gia Sinh - Gia Viễn) xuất lộ dấu tích cư dânvăn hóa Hòa Bình

Cụm di tích hang ốc; Núi ốp (Yên Sơn - Tam Điệp) xuất lộ dấu ấn cư dânvăn hóa Đa Bút và cư dân văn hóa Đông Sơn

Cụm di tích hang Mo; hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong;mái đá Thung Bình (hang động Tràng An) có dấu ấn văn hóa Hòa Bình, văn hóaTràng An và văn hóa Đa Bút

Di tích hang Khỉ (Đông Sơn - Tam Điệp) xuất lộ một số mảnh gốm cùng vỏnhuyễn thể trên bề mặt nơi đây có dấu ấn văn hóa Đa Bút

Trang 14

Di tích Đồng Vườn (Yên Thành - Yên Mô) là một di chỉ thuộc thời đại vănhóa Đa Bút Đây là di chỉ cư trú ngoài trời ở Ninh Bình.

Di tích hang Chợ Ghềnh hay còn gọi là hang Núi Một (Bắc Sơn - Tam Điệp)thuộc nền văn hóa Đông Sơn cách đây từ 2.000 đến 3.000 năm

Di tích núi Hai (Bắc Sơn - Tam Điệp) xuất lộ rất nhiều gốm và xương độngvật thuộc nền văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 3.000 năm

Di tích Mán Bạc (Yên Thành - Yên Mô) là một làng của người cổ sống cáchđây từ 3.000 đến 4.000 năm thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên Nơi đây con lưugiữ được nhiều di cốt của tiền nhân còn nguyên vẹn được các nhà nhân chủng họchết sức chú ý

Di tích mái đá Hang Chợ (Ninh Hải - Hoa Lư) thuộc quần thể hang độngTràng An có tầng văn hóa Hòa Bình cách đây trên 10.000 năm

Di sản thế giới

Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các disản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận ở Ninh Bình,Việt Nam Nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếphạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu

du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư Liên kết giữa cáckhu du lịch này là khu rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi và hệ thống sông, hồ,đầm với diện tích khoảng 12.000 ha

Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở khu vực ranh giới giữa huyện Hoa

Lư với các huyện Gia Viễn, Nho Quan, thành phố Tam Điệp và thành phố NinhBình Về mặt hành chính, Tràng An nằm trên 12 xã: Trường Yên, Ninh Hải, NinhHòa, Ninh Xuân, Ninh Vân (Hoa Lư); Ninh Nhất, phường Tân Thành (Tp NinhBình); Gia Sinh (Gia Viễn); Yên Bình, Yên Sơn (Tam Điệp) và Sơn Hà, Sơn Lai,(Nho Quan) nhưng Tràng An không bao trùm hoàn toàn lên 1 xã nào

Vùng lõi Tràng An có diện tích hơn 4.000 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt củadanh thắng Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong quy hoạch khu du lịch Tràng

An với diện tích 12.000 ha Quần thể danh thắng Tràng An nằm gần các quốc lộ1A, QL38B, QL12B và trong tứ giác nước được giới hạn bởi các sông:sông HoàngLong ở phía Bắc; sông Chanh ở phía Đông; sông Hệ ở phía Nam và sông BếnĐang ở phía Tây

Lễ hội – Làng nghề.

Ninh Bình là vùng đất phong phú các lễ hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội cố

đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội đền TháiVi Các lễ hội khác: Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê, lễ hội Yên Cư, hội thôn TậpMinh, lễ hội động Hoa Lư, đền Thánh Nguyễn, đền Dâu, hội vật Yên Vệ, lễ hộiđền Trần Ninh Bình Ninh Bình là đất tổ của nghệ thuật hát Chèo, là quê hươngcác làn điệu hát xẩm, ca trù và của nhiều làng nghề truyền thống như nghề điêu

Trang 15

khắc đá Ninh Vân - Hệ Dưỡng, Xuân Vũ, nghề mộc Phúc Lộc, nghề thêu ren VănLâm, nghề chiếu cói ở Kim Sơn

Theo thống kê, Ninh Bình có 443 lễ hội truyền thống, trong đó quản lý cấptỉnh 2 lễ hội, cấp huyện 13 lễ hội, cấp xã 428 lễ hội Các lễ hội văn hóa ở NinhBình chủ yếu diễn ra ở mùa xuân, trừ số ít các lễ hội tưởng niệm ngày mất của các

vị danh nhân

Di tích cấp quốc gia

Núi Non Nước - Thanh Bình - Tp Ninh Bình

Núi Cánh Diều - Thanh Bình - Tp Ninh Bình

Quần thể hang động Tràng An - Tp Ninh Bình, Hoa Lư, Gia Viễn

Chùa A Nậu - phường Ninh Khánh - Tp Ninh Bình

Chùa Đẩu Long - Tân Thành - Tp Ninh Bình

Động Thiên Tôn - Thiên Tôn - Hoa Lư

Khu vực núi đá Trường Yên và đền Đinh - Lê

Hang Muối - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư

Hang Quàn - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư

Núi Chùa Am - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư

Chùa Trung Trữ - xã Ninh Giang - Hoa Lư

Đền Cả La Mai - xã Ninh Giang - Hoa Lư

Chùa Phong Phú - xã Ninh Giang - Hoa Lư

Đền Đông Hội - xã Ninh An - Hoa Lư

Nhà thờ họ Đào - xã Ninh An - Hoa Lư

Tam Cốc - xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư

Đền Thái Vi - xã Ninh Hải - Hoa Lư

Động và chùa Bích Động - Ninh Hải - Hoa Lư

Đền Kê Thượng, Kê Hạ, Miếu Sơn - Ninh Vân - Hoa Lư

Chùa và động Bàn Long - Ninh Xuân - huyện Hoa Lư

Chùa và động Hoa Sơn - Ninh Hoà - Hoa Lư

Đình Ngô Khê Hạ - xã Ninh Hoà - huyện Hoa Lư

Chùa Nhất Trụ - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư

Động Am Tiên - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư

Đình Yên Trạch - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư

Chùa Kim Ngân - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư

Phủ Đông Vương - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư

Phủ Vườn Thiên - xã Trường Yên - huyện Hoa Lư

Đền thờ Công chúa Phất Kim - Trường Yên - Hoa Lư

Bia Cửa Đông - Trường Yên - huyện Hoa Lư

Lăng vua Đinh và lăng vua Lê - Trường Yên - Hoa Lư

Đền Thánh Nguyễn - Gia Tiến, Gia Thắng - Gia Viễn

Trang 16

Chùa và động Địch Lộng - Gia Thanh - Gia Viễn

Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh - Gia Phương - Gia Viễn

Động Hoa Lư - xã Gia Hưng - huyện Gia Viễn

Núi chùa Bái Đính - xã Gia Sinh - huyện Gia Viễn

Đình Trùng Hạ - xã Gia Tân - huyện Gia Viễn

Đình Trùng Thượng - xã Gia Tân - huyện Gia Viễn

Chùa Lỗi Sơn - xã Gia Phong - huyện Gia Viễn

Chùa Lạc Khoái - Gia Lạc - Gia Viễn

Nhà thờ và mộ Nguyễn Bặc - Gia Phương - Gia ViễnNhà thờ Đinh Huy Đạo - xã Gia Phong - huyện Gia ViễnKhu vực núi Kiếp Lĩnh - xã Gia Tiến - huyện Gia ViễnĐình Vân Thị - xã Gia Tân - huyện Gia Viễn

Những địa điểm của khu căn cứ cách mạng Quỳnh LưuDốc Giang - xã Phú Long - huyện Nho Quan

Thung Lóng - xã Phú Long - huyện Nho Quan

Khu Trũng, Đồng Báng - xã Sơn Lai - huyện Nho QuanĐền Sầy - xã Sơn Thành - huyện Nho Quan

Đình Mỹ Hạ - xã Gia Thuỷ - huyện Nho Quan

Đình Ác - xã Sơn Thành - huyện Nho Quan

Phòng tuyến Tam Điệp - Tam Điệp

Đền Năn - xã Yên Thắng - huyện Yên Mô

Đền Bình Hải - xã Yên Nhân - huyện Yên Mô

Nhà thờ Vũ Phạm Khải, đền họ Vũ - Yên Mạc - Yên MôĐền thờ Ninh Tốn - xã Yên Mỹ - huyện Yên Mô

Đền, chùa Khương Dụ - xã Yên Phong - huyện Yên MôĐền Quảng Phúc - xã Yên Phong - huyện Yên Mô

Đền La - xã Yên Thành - huyện Yên Mô

Chùa Tháp - xã Khánh Thịnh - huyện Yên Mô

Đình Phù Sa - xã Yên Lâm - huyện Yên Mô

Đền Trung Lận Khê - xã Khánh Thượng - Yên Mô

Đền thờ Thái Phó - Lê Niệm - Yên Mạc - Yên Mô

Nhà thờ và mộ Vũ Duy Thanh - Khánh Hải - Yên KhánhĐền Văn Giáp - xã Khánh An - huyện Yên Khánh

Đền Thượng, chùa Phúc Long - Khánh Phú - Yên KhánhĐình thôn Đỗ - xã Khánh Nhạc - huyện Yên Khánh

Đền chùa thôn Năm - xã Khánh Tiên - huyện Yên KhánhChùa Dầu - xã Khánh Hoà - huyện Yên Khánh

Đền Kiến Ốc - xã Khánh Trung - huyện Yên Khánh

Đền Tiên Viên, chùa Kim Rong - Khánh Lợi - Yên KhánhChùa Phúc Nhạc - xã Khánh Nhạc - huyện Yên Khánh

Trang 17

Đền Tam Thánh và chùa Yên Lữ - Khánh An - Yên Khánh

Đền thờ Nguyễn Công Trứ - Quang Thiện - Kim Sơn

Nhà thờ đá Phát Diệm - Lưu Phương - Kim Sơn

Đình Thượng Kiệm - xã Thượng Kiệm - Kim Sơn

3 Đền thờ Quý Minh Đại Vương và hang Đền - xã Ninh Nhất

4 Đền Thượng- Thôn Thiện Trạo- phường Ninh Sơn

5 Nhà thờ quận công Phạm Đức Thành - phường Nam Bình

6 Đền làng Phương Đình - phường Ninh Sơn

7 Nhà thờ Nguyễn Tử Tương- thôn Đề Lộc, xã Ninh Nhất

8 Nhà thờ Lê Đạo Trung- phố Phúc Lộc, phường Ninh Phong

9 Đền thờ Đức Thánh Trần- tại thôn Hoàng Sơn, xã Ninh Tiến

10 chùa Yên Khoái - thôn Yên Khoái -xã Ninh Phúc

Huyện Hoa Lư

1 Đình Các - xã Ninh Hải

2 Đền làng La Phù - xã Ninh Khang

3 Đền làng Đa Giá - thị trấn Thiên Tôn

4 Đình làng Yên Thành - xã Trường Yên

5 Đình Sen thôn Hành Cung - xã Ninh Thắng

6 Đền và miếu làng Bãi Trữ- xã Ninh Giang

7 Đền và chùa Khả Lương - xã Ninh Thắng

Huyện Gia Viễn

1 Đình và chùa Giá Thượng - xã Gia Hoà

2 Chùa Phúc Hưng và núi Hang Toàn - xã Gia Minh

3 Chùa Hưng Quốc - xã Gia Hưng

4 Chùa Linh Viên - xã Gia Hưng

Trang 18

5 Đình Đông Khê- xã Gia Trung.

6 Đình, đền chùa Tập Ninh - xã Gia Vân

12 Đền Vò làng Lỗi Sơn - xã Gia Phong

13 Đình làng Đồng Xuân- xã Gia Xuân

14 Đình và chùa Liên Huy- xã Gia Thịnh

15 Đình Kính Chúc - xã Gia Phú

16 Đình thôn Ngô Đồng - xã Gia Phú

17 Nhà thờ Lê Khả Lãng- xã Gia Vân

18 Đình Vũ Nhì làng Vũ Nhì - xã Gia Trấn

19 Miếu Quan Nghè- tại xã Gia Tân

Huyện Nho Quan

6 Phủ Đồi Ngang - xã Phú Long

7 Đình và chùa làng Chàng- xã Sơn Lai

8 Đình Hương Thịnh, làng Chạ- xã Phú Lộc

9 Đền Thượng, đền Hạ thôn Thái Sơn- xã Sơn Lai

10 Đình Tân Phong, thôn Sào Thượng - xã Lạng Phong

11 Đình làng Vạn Sào - xã Lạng Phong

12 Đình, phủ và chùa làng Đồi- xã Quỳnh Lưu

13 Đình và chùa làng Quỳnh- xã Quỳnh Lưu

14 Đình Hàng Xã- xã Thanh Lạc

Thành phố Tam Điệp

Trang 19

1 Đền Dâu, phường Nam Sơn.

2 Đền Quán Cháo, phường Bắc Sơn

3 Đình làng Quang Hiển, phường Yên Bình

4 Chùa Quang Sơn, xã Quang Sơn

5 Đền Mẫu Thượng, xã Quang Sơn

6 Đền Thượng, phường Trung Sơn

Huyện Yên Mô

1 Đình làng Nộn Khê - xã Yên Từ

2 Đền Phụng Ban- xã Yên Hưng

3 Đền Trung Thạch Lỗi- xã Khánh Dương

4 Đền làng Yên Mô Càn- xã Yên Mạc

5 Đền Ninh Thượng- xã Yên Thịnh

6 Đình Thượng làng Yên Tế- xã Yên Đồng

7 Cụm di tích Đền Vua Đôi thôn Cổ Đà- xã Yên Phú

8 Đền và chùa Hoàng Kim- xã Yên Phong

9 Đền Vân Mộng- xã Yên Phong

10 Đình làng Trinh Nữ- xã Yên Hoà

11 Chùa Hang làng Phượng Trì - xã Yên Mạc

12 Miếu Quảng Từ - xã Yên Từ

13 Đình Trung Sơn - xã Mai Sơn

14 Chùa Cổ Linh thôn Yên Liêu Thượng- xã Khánh Thịnh

15 Đình làng Tiên Hưng - xã Yên Phú

16 Đền Thượng Tịch Toàn - xã Khánh Thượng

17 Đình Lôi Thanh - xã Khánh Thượng

18 Đền núi Ngự Hầu - xã Yên Thắng

19 Đền thờ Trần Nhật Duật - xã Yên Thắng

20 Đền Nhân Phẩm - xã Yên Lâm

21 Đình Hậu Thôn - xã Yên Thái

Huyện Yên Khánh

1 Đền Đôi – xã Khánh Thuỷ

2 Đền Đông Bình Hoà- xã Khánh Hồng

Trang 20

3 Đền Duyên Phúc - xã Khánh Hồng.

4 Đền và chùa thôn Tân- xã Khánh Hội

5 Đền Quyết Trung- xã Khánh Trung

18 Nhà thờ Thiên Hộ Giản- xã Khánh Thiện

19 Đền Thánh Cả, làng Yên Cư- xã Khánh Cư

20 Đình làng Xuân Dương- xã Khánh Cư

21 Nhà thờ tiến sỹ Đinh Đình Thụy, thôn Yên Khê Thượng, xã Khánh Cư

22 Đền thờ Triệu Việt Vương, thôn Khu Đông, thị trấn Yên Ninh

23 Đền Nội- thị trấn Yên Ninh

24 Nhà thờ Nguyễn Văn Đức- thôn Phú Sơn, xã Khánh Phú

25 Đình làng Thượng và chùa Đống Tháp- xã Khánh Lợi

Huyện Kim Sơn

1 Miếu Thủ Trung- xã Kim Chính

2 Đền Trì Chính- xã Kim Chính

3 Nhà thờ Vũ Văn Kế- xã Như Hoà

4 Đền Hành Khiển - xã Như Hoà

5 Đền, chùa Tuy Định- xã Định Hoá

6 Đền làng Yên Thổ- xã Định Hoá

7 Đền Lưu Phương- xã Lưu Phương

Trang 21

8 Miếu Tuần Lễ- xã Như Hoà.

9 Đền Như Độ - xã Như Hoà

10 Đền Hoàng Kim thôn Thủ Trung- xã Kim Chính

11 Đền làng Kiến Thái - xã Kim Chính

12 Đình Thượng làng Tuy Lộc- xã Yên Lộc

13 Đình làng Yên Lâm- xã Lai Thành

14 Đình Thượng làng Tự Tân, xã Tân Thành

2.1.2 Sưu tầm tư liệu về một số di sản văn hóa nổi tiếng của Ninh Bình.

2.1.2.1.Di tích lịch sử văn hóa

Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các

di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận ở Ninh Bình.Trước đó, nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng

di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu dulịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư Liên kết giữa các khuvực này là hệ sinh thái rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi, đất ngập nước và hệthống sông, hồ, đầm với diện tích 12.252 ha

Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủyban Di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thếgiới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam khi đáp ứng cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa

và thiên nhiên Tràng An hiện cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ởkhu vực Đông Nam Á Trong quy hoạch phát triển du lịch tại Việt Nam, Tràng Ancũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế

Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở khu vực ranh giới giữa huyện Hoa

Lư với các huyệnGia Viễn, Nho Quan, thành phố Tam Điệp và thành phố NinhBình Về mặt hành chính, vùng lõi Tràng An nằm trên 12 xã: Trường Yên, NinhHải, Ninh Hòa, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Thắng (Hoa Lư); Ninh Nhất, NinhTiến (Tp Ninh Bình); Gia Sinh (Gia Viễn); Yên Sơn (Tam Điệp) và Sơn Hà, SơnLai, (Nho Quan); vùng đệm Tràng An nằm trên 20 xã, cũng gồm 12 xã trên và 8xã: Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh An, Gia Trung, Gia Tiến, Quỳnh Lưu, Tân Bình,Ninh Phong

Vùng lõi Tràng An không bao trùm hoàn toàn lên 1 xã nào Theo quyhoạch thành phố Ninh Bình thì tương lai danh thắng Tràng An sẽ thuộc về thànhphố này

Ranh giới

Vùng lõi Tràng An có diện tích hơn 6.172 ha, chủ yếu thuộc 2 xã Trường

Yên và Ninh Hải (huyện Hoa Lư), là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng Vùng

bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong quy hoạch khu du lịch Tràng An với diện tích12.252 ha

Trang 22

Vẻ đẹp nổi bật toàn cầu

Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũnhất trên thế giới Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩcao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liềnnhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới

1 km Vẻ hài hòa của đá, sông nước, rừng cây và bầu trời ở Tràng An tạo nên mộtthế giới tự nhiên sống động đầy quyến rũ Đó là nơi rất đặc biệt, nơi văn hóa tiếpxúc với kỳ quan, bí ẩn và vẻ hùng vĩ của thế giới tự nhiên, và văn hóa cũng bị biếnđổi bởi chính những điều đó

Tràng An có thiên nhiên tươi đẹp với những ngọn núi, hang động huyền bí,sông nước thanh tĩnh, những di tích linh thiêng và những hệ động, thực vật phongphú, quý hiếm Khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư điển hình là mộtvùng cát-tơ đá vôi trồi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳngcủa Miền Bắc Việt Nam Vùng đá vôi nổi lên này nằm xen kẽ với hàng loạt cáckhe suối có nước thường xuyên và các thung lũng ngập nước theo mùa Độ caotuyệt đối của vùng từ 10 đến 281 m Thảm thực vật tự nhiên ở Hoa Lư là rừng trênnúi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa cácvùng đá vôi Có khá nhiều hang động đẹp ở khu vực như: động Thiên Hà, độngVái Giời, động Tiên Cá, động Ba Cô, động Tiên, động Thủy Cung, hang Bụt, hangSinh Dược cùng với rừng núi và sông nước tạo nên những tuyến du lịch nổi tiếngnhư Tràng An, Tam Cốc - Bích Động Có những con sông chảy qua vùng TamCốc và Tràng An để du khách có thể đi thăm khu vực này bằng thuyền

Kiến tạo địa chất độc đáo

Tràng An minh chứng cho các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóakarst trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm Sự đa dạng địa chất địa mạo hiện diệntại Quần thể danh thắng Tràng An là kết quả từ các hoạt động địa chất liên tục quahàng trăm triệu năm từ kỷ Trias đến Đệ Tứ Trong suốt chính thời gian này, sự sụp

đổ địa mạo và phân chia cao các khối núi Karst đá vôi trầm tích khổng lồ đã sảy ra

ở đây Chính những sự kiện địa chất này đã tạo ra những vùng núi hoang sơ vàquyến rũ, các thung lũng trầm tích và các hố sụt mà cùng nhau dã có được kết quảtrong sự đa dạng biểu mẫu, đại chất địa mạo, hang động và các hệ thống nước củaQuần thể danh thắng Tràng An

Tràng An có ý nghĩa lớn về khoa học là trong một cảnh quan, có mặt cácdạng chuyển tiếp giữa núi đá vôi hình nón nối với nhau qua các đỉnh sắc cạnh vànúi đá vôi dạng tháp cổ điển đứng rời rạc trên các đồng bằng bồi tích, mỗi dạng địahình đại diện cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình tiến hóa địa mạo đangdiễn ra trong chu trình xâm thực karst Một loạt ngấn xâm thực tìm thấy trên vách

đá, có liên quan đến các hang động, sàn ngấn sóng, trầm tích bãi biển và vỏ nhuyễnthể biển, hé lộ bằng chứng của các đợt biển tiến trước đây Cùng với việc dịchchuyển nâng lên của khối núi, những đặc điểm này có thể quan sát ở độ caokhoảng 50m trên mực nước biển hiện tại Có ít cảnh quan trên thế giới và không có

Trang 23

khu vực karst nào tương ứng có thể cho những bằng chứng dao động mực nướcbiển diễn ra qua một giai đoạn địa chất dài và rõ ràng như ở Tràng An.

Môi trường sống của người tiền sử.

Tràng An là địa điểm nổi bật trong khu vực Đông Nam Á và có ý nghĩa trênphạm vi thế giới cho thấy cách mà người tiền sử tác động qua lại với cảnh quan tựnhiên và thích ứng với biến đổi to lớn về môi trường trải dài ít nhất 30.000 năm

Trên 30 di tích khảo cổ học thời tiền sử, chủ yếu thuộc nền văn hóa Tràng

An đã được phát hiện trong Quần thể danh thắng Tràng An Kết quả nghiên cứucho thấy cách người tiền sử thích nghi với biến cố lớn về môi trường, cảnh quan ítnhất là từ khoảng 23.000 năm đến nay, một số nền văn hóa tiền sử đã tiến hóa liêntục ở khu vực này, từ thời đồ đá cũ qua thời đại Đá mới đến thời đại đồ Sắt và đồĐồng như các nền văn hóa Tràng An, Hòa Bình, Đa Bút Trong khoảng thời gian

đó, khu vực này cũng đã trải qua một số lần dao động mực nước biển đáng kể.Trong điều kiện tự nhiên đặc biệt, hầu như chỉ có đá vôi là chất liệu đá duy nhất,người Tràng An đã biết sử dụng nó làm công cụ lao động ít nhất cho đến cách ngàynay khoảng 3.000 năm, trong quá trình đó đã nhận biết được rằng đá vôi đô-lô-mítthuộc loại chất liệu tốt nhất có thể có Đồng thời với giai đoạn biển tiến lớn nhấtcuối cùng (khoảng 7.000-4.000 năm trước) người tiền sử Tràng An đã biết tới nghệthuật làm đồ gốm Những chứng cứ sớm nhất được cho là tương đương với gốm

Đa Bút (6.000 năm trước), nhưng thực tế đã được làm ra ở đây sớm hơn nhiều(khoảng 9.000 năm trước) và tiến hóa liên tục qua thời đại Kim khí đến tận saunày Việc sử dụng đồ gốm từ sớm và liên tục ở Tràng An chứng tỏ rằng một trungtâm gốm sứ rất khác biệt so với nhiều trung tâm gốm sứ khác ở Việt Nam đã từngtồn tại ở đây TS Masanari Nishimura (Nhật Bản) qua nghiên cứu khảo cổ học tiền

sử Quần thể danh thắng Tràng An đã khẳng định: Cách đây 5.000-6.000 nămtrước, có một trận động đất lớn ở Tràng An và người Việt cổ ở Tràng An đã trảiqua nhiều sự biến đổi của thiên nhiên để thích ứng và phát triển cho đến ngày nay,tạo nên một giá trị về một nền văn hóa Tràng An

Lịch sử văn hóa lâu dài gắn bó chặt chẽ với quá trình tiến hóa địa chất củasơn khối núi đá vôi Tràng An vào giai đoạn cuối Pleitocene và Holocene TràngAnlà di sản văn hóa thế giới lâu dài và duy nhất về con người và ứng xử của conngười đối với những thách thức, biến đổi và cơ hội qua hàng chục nghìn năm, đangmang lại các cách tiếp cận tiên phong trong việc tìm hiểu quá trình cư trú của conngười và các chiến lược mới mà từ đó có thể áp dụng cho các mô hình kinh tế hiệnđại, với mục đích tăng cường khả năng thích ứng trước những biến đổi môi trườngsắp xảy ra trong thế giới ngày nay

Kinh đô Hoa Lư của người Việt cổ

Đến thế kỷ X ở thung lũng mở Hoa Lư, người Tràng An đã không ngừngphát triển bản sắc văn hóa của họ trong sự hòa hợp, chặt chẽ với cảnh quan thiênnhiên Vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đã xâydựng Kinh đô Hoa Lư ở đây bằng cách đắp thành, nối liền những ngọn núi, khép

Trang 24

kín thung lũng đá vôi để phục hưng văn hóa, lập nên ba triều đại đầu tiên của nềnphong kiến độc lập Việt Nam: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý với các dấu ấn lịchsử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô HàNội.

Đến thế kỷ XIII triều đại nhà Trần lại chọn vùng núi Tràng An để xâydựng hành cung Vũ Lâm với vai trò là một căn cứ quân sự để củng cố lực lượnggóp phần chiến thắng quân Nguyên - Mông và là nơi các vua Trần xuất gia tuhành, mở mang phật giáo

Khu rừng môi trường Hoa Lư ngày nay có hàng loạt các giá trị lịch sử, vănhoá và du lịch Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư hiện nay còn rất nhiều côngtrình kiến trúc đình, đền, chùa, phủ như: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua LêĐại Hành, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, chùaKim Ngân, chùa Duyên Ninh, phủ Chợ, động Am Tiên, đình Yên Trạch, chùa BàNgô, động Liên Hoa, đền Trần, phủ Khống, phủ Đột, chùa Bái Đính, động ThiênTôn, động Hoa Lư, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh

Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá

vôi Trường Yênthuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình Đây là một ditích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc - Bích Động đãđược xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và UNESCO công nhận là di sản thế giới

Chùa Bích Động nguyên có tên "Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng"- nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc, năm 1774 chúa

Trịnh Sâm tới đây mới đổi tên là chùa Bích Động.[1][2]

Chùa Bích Động là một kiểu chùa trong hang động rất phổ biến ở NinhBình, những ngôi chùa khác tiêu biểu như chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùaCánh Diều, chùa Kỳ Lân, chùa Hoa Sơn, chùa Hang, Động Xanh (Bích Động) làmột trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhịđộng", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam

Đền Thái Vi

Đền Thái Vi với nghệ thuật chạm khắc đá

Trang 25

Đền Thái Vi là một ngôi đền nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa

Lư tỉnh Ninh Bình Đây là một nơi thờ các vua đầu nhà Trần như Trần TháiTông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các tướng Trần HưngĐạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên, là những người đã lập ra hànhcung Vũ Lâm, một cứ địa trong kháng chiến chống Nguyên Mông

Trước đền có giếng ngọc xây bằng đá xanh Sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn.Phía ngoài của Nghi môn, hai bên có đặt hai con ngựa bằng đá xanh nguyên khối.Qua Nghi Môn có gác chuông làm bằng gỗ lim, các mái lợp ngói mũi hài Ở đâytreo một quả chuông đúc từ năm Chính Hoà thứ 19 Đối diện với gác chuông theođường chính đạo là tháp bia và ba tấm bia dựng hai bên Tháp bia bốn mặt ghicông đức những người có công cúng tiến xây dựng đền Đường chính đạo và sânrồng đều lát đá xanh Sân rồng rộng khoảng 40m2 Hai bên sân rồng là hai dãy nhàVọng - nơi xưa kia các cụ bàn việc tế lễ Từ sân rồng bước theo các bậc đá có độcao 1,2m là đến Ngũ đại môn (5 cửa lớn) có 6 hàng cột đá tròn song song đều đượcchạm khắc nổi long vương chầu vào chính diện Mặt ngoài các cột đá đều chạmkhắc các câu đối bằng chữ Hán Các xà hiên cũng làm bằng đá, chạm khắc lưỡnglong chầu nguyệt

Qua 5 cửa lớn là đến 5 gian Bái Đường uy nghi, cũng có 6 cột đá vuôngchạm khắc các câu đối ở mặt ngoài, các mặt khác chạm khắc nổi: long, ly, quy,phượng, cá chép hoá long Tiếp theo là ba gian Trung Đường với hai hàng cột đátròn, mỗi hàng 4 cột, đều được chạm khắc nổi long vân Ở đây đặt nhang án đá.Hai bên có đôi hạc gỗ cao hơn 2 mét và hai bộ chấp kích thờ sơn son thiếp vàng.Qua Trung Đường vào năm gian Chính Tẩm cũng có 8 cột đá tròn được chạm khắcnổi: cầm, kỳ, thi, hoạ Di tích am Thái Vi hiện còn đến nay là một khu đất rộngkhoảng sáu sào, xung quanh có lũy đất, ở giữa là ngôi đền

Trong Cung khám của Chính Tẩm ở giữa là tượng thờ Trần Thái Tông, TrầnThánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo,TrầnQuang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên Như thế đền Thái Vi thờ 4 đời vua nhàTrần Hai bên tả hữu là hai tượng kim đồng ngọc nữ đứng hầu nhà vua Tại khu ditích đền Thái Vi còn một am nhỏ là nơi vua Trần Thái Tông đã cho lập lên và ở đó

tu hành trong thời gian cuối đời

Cố đô Hoa Lư

Là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng đồng thời là 1 trong 4 vùnglõi của quần thể di sản thế giới Tràng An Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến

sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê vàkhởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử ViệtNam Xưa nơi đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tậpquyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánhTống -dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dờikinh đô từHoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô.Các triều vua Lý, Trần, Lê,Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng

Trang 26

vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền,lăng, đình, chùa, phủ… Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quyhoạch 13,87 km² thuộc tỉnh Ninh Bình Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đôHoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.[3]

Phòng tuyến Tam Điệp

Là một quần thể các di tích lịch sử ghi dấu cuộc chiến tranh giữa nghĩaquân Tây Sơn và quân Thanh Quần thể di tích này thuộc khu vực dãy núi TamĐiệp (Ninh Bình), là ranh giới tự nhiên hiểm yếu ngăn cách hai miền Trung - Bắc

Năm 1788, 29 vạn quân Thanh kéo sang Việt Nam, với lý do diệt Tây Sơndựng lại nhà Hậu Lê Ngô Thì Nhậm dùng kế chọn đèo Tam Điệp làm căn cứ quân

sự ngăn cản quân Thanh Theo đó, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Ninh Tốn rút quân

từ Thăng Long về Tam Điệp Đây là một nơi có vị trí khá hiểm trở, núi non hùng

vĩ như bức tường thành án ngữ giữa hai miền Đồi núi thung lũng liên hoàn tạothành khối vững chắc án ngữ Bắc-Nam, giúp Nguyễn Huệ công thủ, tiến thoái cấtlương, giấu quân để mùa xuân kỷ dậu (1789) tiến ra kinh thành Thăng Long quétsạch 20 vạn quân Thanh viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.Chính Nguyễn Huệ đã từng nói với các tướng ở Tam Điệp, trước khi tiến đánhquân Thanh:

" Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa.Năm trước ta ra đánh đất ấy, chúa Trịnh quả nhiên không thể chống nổi, đó làchứng cớ rõ ràng…"

Trong thời gian đóng quân và xây dựng căn cứ 140 ngày, Quân Tây Sơn ở TamĐiệp đã được nhân dân phủ Trường Yên ủng hộ Ngày 20 tháng Chạp năm MậuThân (15/1/1789), vua Quang Trung đã hội đại binh ở đây và dõng dạc tuyên bố:

Trang 27

"Nay ta tới đđy, tự đốc việc quđn, đânh hay giữ đê có kế cả rồi Chỉ trong

mười ngăy, thế năo cũng quĩt sạch quđn nhă Thanh".

Ngăy 30 thâng Chạp (25/1/1789), vua Quang Trung mở tiệc khao quđn ởđỉo Tam Điệp vă tuyín bố trước ba quđn:

"Nay hêy lăm lễ ăn Tết Nguyín đân trước ở Tam Điệp, đợi đến ngăy 7 thâng

Giíng văo thănh Thăng Long sẽ mở tiệc lớn "

Đền thờ Nguyễn Công Trứ

Đền thờ Nguyễn Công Trứ được xđy dựng tại xê Quang Thiện, huyện KimSơn, tỉnh Ninh Bình Tiền thđn của ngôi đền lă ngôi nhă ba gian của Nguyễn CôngTrứ lăm tại ấp Lạc Thiện để ông đi về vă lăm việc tại đđy Năm 1852, nhđn dđn

Kim Sơn xđy dựng lại thănh ngôi Sinh Từ (Đền thờ sống) Hăng năm, đến ngăy

sinh nhật của Nguyễn Công Trứ, nhđn dđn mở hội mừng thọ ông Sau khi ông mất,năm 1882, ngôi đền được tu sửa lần thứ nhất vă xđy dựng tiền đường 5 gian văđược đổi tín từ Sinh Từ thănh Truy Tư Từ Năm 1992, đền thờ Nguyễn Công Trứđược công nhận lă Di tích lịch sử văn hoâ cấp Quốc gia

Đền thờ Nguyễn Công Trứ độc đâo ở chỗ nó được xđy từ chính ngôi nhẵng từng ở đó một thời gian vă xđy dựng khi ông đang còn sống Đền có kiến trúctheo kiểu chữ Đinh, tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian Bín tả hữu tiền đường có

2 cột đồng trụ, bín trong có hương ân, giâ trống, giâ chiíng vă 3 bức đại tự nói líntấm lòng thănh kính vă ngưỡng mộ của nhđn dđn huyện Kim Sơn đối với NguyễnCông Trứ Hậu cung 3 gian, gian giữa để băn thờ Nguyễn Công Trứ có một bâthương men sứ trắng, cao 40 cm, miệng rộng 40 cm, hoạ tiết mău xanh thẫm vẽhình lưỡng long chầu mặt nguyệt

Từ khi Nguyễn Công Trứ mất, hăng năm cứ đến ngăy 14 thâng 11 đm lịch,nhđn dđn huyện Kim Sơn đều tổ chức lễ tế tại ngôi đền trong 3 ngăy Tại nhữngngăy lễ đó, những nghệ nhđn đến đđy hât với cđy đăn đây, cặp phâch đơn giản văhât những băi ca trù do Nguyễn Công Trứ viết

Huyện Kim Sơn được ghi văo bản đồ Việt Nam từ năm 1829.Việc quai đí

ở Kim Sơn được tiến hănh trín diện tích đất sình lầy ven biển, ngập mặn với muônvăn khó khăn vă huy động nhiều nhđn lực Sau hơn 1 năm, việc quai đí thănhcông, huyện Kim Sơn được thănh lập với 7 tổng, 63 lăng, ấp, giâp, trại Cùng vớiviệc lập lăng, Nguyễn Công Trứ cho tiến hănh xđy dựng câc công trình thuỷ lợi

Trước hết lă việc đăo con sông Đn nối sông Vạc với sông Căn để lấy nước ngọt Mặt khâc, câc con kính nối câc lăng nhỏ theo hình xương câ được tiến hănh xđy dựng nhằm dẫn nước tưới, tiíu úng, thau chua, rửa mặn để phât triển nông nghiệp Việc đăo kính mương được tiến hănh song song với việc lăm đường, quật thổ, bồi cư, phđn chia địa giới, bố trí dđn cư, khu canh tâc vă nhanh chóng tạo thế ổn định cho người dđn đến định cư, lập nghiệp Những con sông nhỏ đi qua những vùng giâp ranh giữa câc lăng có chiều dăi từ 5–10 km Toăn

bộ huyện Kim Sơn lă một vùng đất mău mỡ được bao quanh bởi hệ thống sông nhỏ, kính rạch

do con người tạo nín với tổng chiều dăi hơn 100 km Kể từ ngăy thănh lập đến nay đê trải qua 7 lần quai đí lấn biển với tổng diện tích đất tự nhiín rộng 213 km2 vă tiến xa ra biển gần 30 km.

Trang 28

Toàn huyện có 27 xã, thị trấn, chủ yếu được dựng nên trên mặt nước biển Toàn bộ diện tích được bồi lấp quai đê lấn biển nhưng Kim Sơn là mảnh đất trù phú và màu mỡ, người dân làm giàu từ việc trồng lúa, cói và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Kim Sơn

Đền thờ danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu

Nằm trên địa bàn phường Thanh Bình (thành phố Ninh Bình) Đền được xâydựng cạnh chân núi Non Nước nơi ngã ba sông Đáy và sông Vân

Đền thờ Trương Hán Siêu được xây dựng năm 1998, gồm 3 gian bái đường

và 2 gian hậu cung Trước cửa đền có bức đại tự viết bằng chữ Hán “TrươngThăng Phủ Từ” Ngôi đền là một công trình văn hóa thể hiện lòng tôn kính, niềm

tự hào của nhân dân Ninh Bình đối với danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu

Trương Hán Siêu là người có tài văn, võ Ông từng là môn khách của HưngĐạo Vương Trần Quốc Tuấn, sau làm quan ở các triều vua từ Trần Anh Tông đếnTrần Dụ Tông, được các vua Trần tôn kính gọi bằng “thầy” Trương Hán Siêucùng với Nguyễn Trung Ngạn đã soạn ra Bộ Luật “Hình thư” và sách “Hoàng triềuđại điển”, đặt nền tảng cho chế độ phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật

Đền thờ Trương Hán Siêu

Trang 29

Đền thờ danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu là điểm sinh hoạt tâm linh củađông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh và 5 năm thành lập thành phố NinhBình, nhân dân trong tỉnh, khách thập phương xa, gần và con cháu dòng họ Trươngtrong cả nước đã đóng góp kinh phí cùng thành phố tu sửa khuôn viên đền và đúctượng thờ Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu Bức tượng được đúc bằng đồngvới tỷ lệ 1/1, đặt ngồi trên bệ trong trang phục triều Trần, được đưa vào thờ tự tạiĐền Trương Thăng Phủ

Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một ngọn núi nằm ngay trên ngã

ba sông Vân với sông Đáy, kẹp giữa 2 cây cầu Non Nước và cầu Ninh Bình Núi làmột tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình Lối lên đỉnh NonNước qua 72 bậc gạch đá, chia làm 5 cấp Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cốixanh mát, rất thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan

Bên núi có chùa Non Nước và đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu đời Trần.Cửa sông Vân mở ra bao bọc ba mặt núi Dục Thúy, chỉ còn một mặt nối với đấtliền Hàng ngàn năm trước chân núi bị sóng biển bào mòn tạo thành vòm đá rộngche kín một góc sông Vân Đây trở thành địa điểm tránh mưa cho tàu thuyền Trênnúi có hàng trăm bài thơ của các tao nhân mặc khách như: Trương Hán Siêu,LêThánh Tông, Lê Hiến Tông, Thiệu Trị, Tự Đức, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà, v.v

Nước non Non Nước như thơ

Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lòng Trên thì núi, dưới thì sông Cúc vàng còn đó, hương nồng còn đây

Núi Non Nước là ngọn núi đẹp ở thành phố Ninh Bình, từng được ví là "cửabiển có non tiên" trong thơ Nguyễn Trãi Đứng trên núi, du khách có thể phóngtầm mắt bao quát toàn cảnh 2 cây cầu bắc qua sông Đáy và một phần trung tâmthành phố Ninh Bình

Xưa núi là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư Đặc biệt đây là nơichứng kiến cuộc chuyển giao chế độ quan trọng trong lịch sử đất nước: từ bến Vân

Trang 30

Sàng dưới chân núi, hoàng hậu nhà Đinh Dương Vân Nga đã trao áo Long Bào vàchờ đợi ngày về cho tướng quân Lê Hoàn cầm quân đánh đuổi quân xâm lược nhàTống lần thứ nhất, mở ra chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc.

Trương Hán Siêu là người có công đầu phát hiện và khai thác vẻ đẹp của núi

Non Nước Ông đặt tên núi là Dục Thúy Sơn và là người đầu tiên lưu bút tích một

bài thơ cho các thi sĩ đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm những bài thơ khắc vào

đá Đền thờ Trương Hán Siêu và chùa Non Nước được xây dựng bên chân núi.Khu vực này ngày nay là công viên Thúy Sơn của thành phố Ninh Bình Sách "ĐạiNam nhất thống chí" có ghi: "Phía bắc núi có động, trong động có đền thờ TamPhủ, sườn núi có một tảng đá gần sông có khắc ba chữ "Khán Giao Đình" (Đỉnhxem giao long), phía tây nam núi có đền thờ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, trên đỉnh cóchùa" Ngọn núi này đã chứng kiến dấu tích của nhiều thời kỳ lịch sử Ngay từthời Lý Nhân Tông, người Việt đã xây tháp Linh Tế trên núi Trải qua mưa nắngtháp bị đổ, đến thời Trần Hiển Tông, nhà sư Trí Nhu đã xây lại tháp Linh Tế ở trênđỉnh núi, sáu năm mới xong (1337 - 1342).Trương Hán Siêu, một danh sĩ thờiTrần đã có nhiều kỷ niệm với núi Non Nước Các vua nhà Hậu Lê cũng đặt hànhcung ở trên núi này để đến chơi thăm.Nhà Nguyễn cũng cho đặt tường bao quanhgọi là nữ tường, chòi Pháp, xưởng đúc súng ở trên núi Núi Thuý còn là đề tài củacác thi nhân xưa và nay Hiếm có ngọn núi nào có trên 30 bài thơ văn khắc vào núinhư núi Thuý và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ qua các triềuđại: Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê ThánhTông, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, NguyễnKhuyến, Phạm Văn Nghị

Hòn Non Nước nằm ở vị trí rất trọng yếu, án ngữ toàn bộ ngã ba sôngĐáy, sông Vân, quốc lộ 10 và nhiều đường giao thông quan trọng, nên trong thời

kỳ kháng chiến, quân giặc luôn tìm cách tiếp cận vị trí này Dọc đường lên núi vẫncòn lôcốt với vết tích của bom đạn thời chiến tranh Trên núi có tượng anhhùng Lương Văn Tụy, người thanh niên cộng sản trẻ tuổi đã dũng cảm vượt quabom đạn cắm ngọn cờ búa liềm trên núi

Cũng trên núi này, thượng tá Giáp Văn Khương đã liều mình nhảyxuống sông Đáy để trốn thoát khỏi sự truy bắt của quân Pháp trong chiến dịchQuang Trung của quân đội nhân dân Việt Nam mở năm 1951 Lúc ấy, thượng táGiáp Văn Khương dẫn đầu một đội quân làm nhiệm vụ đột kích đồn Hồi Hạc rồileo lên đỉnh núi Thúy mở đột phá khẩu Chỉ trong một đêm mà đã phá sáu bốt địch,giết 200 tên, bắn cháy một tàu chiến Sau Pháp phản công, Giáp Văn Khương đãtình nguyện ở lại chặn đường cho đồng đội rút lui Và đến phút cuối cùng, anh đãnhảy từ đỉnh núi xuống sông Đáy, dạt theo những tảng lục bình thoát thân

Nhờ lắng đọng bề dày trầm tích gắn với lịch sử hình thành vùng đất NinhBình, núi Thúy -sông Vân trở thành hình ảnh biểu tượng độc đáo đặc trưng củathành phố Ninh Bình

Chiến khu Quỳnh Lưu (Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu)

Trang 31

Là một căn cứ cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ kháng Nhật

và Pháp tại Ninh Bình, đồng thời được coi là quê hương của phong trào cách mạng

ở Ninh Bình với vai trò là nơi thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân tỉnh NinhBình, thành lập chi bộ tỉnh ủy lâm thời và cũng là nơi sinh ra những chiến sỹ cáchmạng đầu tiên và tiêu biểu như bí thư Đinh Tất Miễn, Lương Văn Thăng, Hà ThịQuếvà anh hùng Lương Văn Tụy Nơi đây được công nhận là một khu di tích lịch

sử cách mạng cấp quốc gia

Sau khi đánh chiếm Ninh Bình, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị theokiểu thống trị trực tiếp Công sứ Pháp kiểm soát các công việc của các quan lạitrong tỉnh Bên cạnh bộ máy cai trị hành chính, thực dân Pháp cho thiết lập các đồnbốt, trại lính ở tỉnh lỵ Ninh Bình, Phụng Công, chợ Ghềnh,Phát Diệm, Nho Quan.Các huyện đều có lính cơ, các xã có tuần đinh Tỉnh lỵ Ninh Bình có nhà lao và bộmáy cảnh sát do một chánh cẩm người Pháp cầm đầu

Cuối năm 1927, tại thôn Lũ Phong (Quỳnh Lưu, Nho Quan) chi bộ Hội ViệtNam cách mạng thanh niên đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được thành lập do LươngVăn Thăng làm bí thư Từ khởi điểm phong trào cách mạng ở Quỳnh Lưu, tổ chứcViệt Nam cách mạng thanh niên phát triển nhanh sang các huyện Yên Mô, GiaViễn, Gia Khánh Ngày 24/6/1929, chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng thôn LũPhong (Quỳnh Lưu - Nho Quan) được thành lập do Lương Văn Thăng làm Bí thư.Đêm ngày 6 rạng ngày 7/11/1929, Lương Văn Tụy, con trai Lương Văn Thăng,mới 15 tuổi cùng với Nguyễn Văn Hoan thực hiện nhiệm vụ cắm cờ đỏ búa liềmmang dòng chữ "ủng hộ Xô - Nga, Xô - Nga vạn tuế" trên đỉnh núi Non Nước ởtỉnh lỵ Ninh Bình để kỷ niệm và ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga

Năm 1938, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình họp Đại hội đại biểu lần thứ nhất tạithôn Đồi Dâu (Sơn Lai, Nho Quan) với sự tham dự của đại biểu cơ sở Đảng ở cáchuyện Gia Viễn, Nho Quan, Gia Khánh vàYên Mô Đại hội bầu Ban chấp hànhĐảng bộ tỉnh gồm 3 uỷ viên Ông Đinh Tất Miễn được bầu làm Bí thư Tỉnh

uỷ Ninh Bình

Năm 1943, quân Nhật kéo vào Ninh Bình, đặt cơ quan đại diện bên cạnh toàcông sứ Pháp Nhật lập ra "Liên đoàn thóc gạo" và đặt nhiều mỏ cân ở thị xã NinhBình, Phát Diệm, Nho Quan để thu thóc gạo Riêng thị xã Ninh Bình có 17 mỏcân Các hương lý, lính lệ, cai ký, địa chủ trong tỉnh được cấp thẻ "Tiếp tế cho nhàbinh" để đến các chợ, các làng thu thóc gạo, nông sản của nông dân

Chiến khu Quỳnh Lưu thành lập ngày 3/2/1945 và là căn cứ cách mạng của

xứ ủy Bắc Kỳ Chiến khu Quỳnh Lưu là một căn cứ cách mạng thời kỳ khángchiến chống Pháp và Nhật, nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nối liền TâyBắc, Bắc Trung Bộ với đồng bằng Bắc Bộ Sau khi thành lập, cơ sở cách mạng này

có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở Ninh Bình Đến hết tháng 4/1945,khu giải phóng mở rộng ra các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Gia Khánh Ngày25/8/1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Ninh Bình do đồng chí Văn

Trang 32

Tiến Dũng làm chủ tịch ra mắt tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng trongtoàn tỉnh.

Để bảo vệ căn cứ cách mạng này, Xứ ủy Bắc Kỳ và Đảng bộ tỉnh NinhBình đã tổ chức nhiều đội tự vệ chiến đấu, tiêu biểu là Trung đội Giải phóng quân.Các lực lượng vũ trang ở đây đã làm cho đối phương "nhiều phen kinh hoàng",đỉnh cao là hai ngày 15/3/1945 và 2/4/1945, quan lại ở Phủ Nho Quan đưa lính vềđàn áp phong trào chống thu thuế đều bị quần chúng bao vây đánh trả quyết liệt.Hiện nơi đây vẫn là một địa bàn quan trọng về quân sự với 2 đơn vị bộ đội đóngquân là Lữ đoàn 241 (Quỳnh Lưu) và Trung đoàn 202 (Phú Lộc)

Một điểm di tích của Chiến khu Quỳnh Lưu

2.1.2.2 Công trình kiến trúc

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm)

Là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn PhátDiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướngNam Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện

hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ PhátDiệm là di sản văn hóa thế giới Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá làmột trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như "kinh đô công giáo" củaViệt Nam Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận PhátDiệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ.Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm1875 và đến năm 1898 thì cơ bảnhoàn thành Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáonhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của ViệtNam.[5] Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mụcPhêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) - linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm

Trang 33

Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông củanhững năm cuối thế kỷ 19 Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm cácphần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.

Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó

có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phươngđình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo Theo ông Nguyễn Văn Giao,hướng dẫn viên phục vụ nhà thờ cho biết: "Nói công trình này giống đình chùa làrất đúng Cha Trần Lục - người kiến trúc sư của công trình có mong muốn rằng,qua công trình này nói lên tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa đạo Công giáovới nền văn hóa kiến trúc của dân tộc cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với cáctôn giáo khác ở Việt Nam; nói lên tính đoàn kết"

Ao hồ: Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, được kè đá xung

quanh nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ Giữa hồ

là một hòn đảo trên đó có bức tượng Chúa

Phương Đình: khởi dựng năm 1899, là một công trình kiến trúc cao 25m,

rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầngdưới cùng được xây dựng bằng đá xanh Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng bốn vịThánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với cácpho tượng trong các đền chùa Việt Nam Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đếntrình độ tinh xảo Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phíangoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúaJêsu và các vị thánh với những đường nét thanh thoát Tầng thứ hai của PhươngÐình treo một trống lớn Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m,nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890 Mộttiếng chuông vang xa được ví như cả 3 tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa)nghe thấy Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như nhữngnhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa

Nhà thờ lớn: Nhà thờ chính được xây dựng từ năm 1891 với tên chính thức

là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát

Diệm Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vàodưới các vòm đá được chạm trổ Trong nhà thờ có 6 hàng cộtgỗ lim (48 cột)nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng

10 tấn Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đánguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn Mặt trước và haibên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như đượcphủ một chiếc khăn màu thạch sáng Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏđược kiến trúc theo một phong cách riêng

Nhà thờ đá: Khởi công xây dựng từ năm 1883 Tên nguyên thủy: Nhà nguyện

Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ

ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa Phía

Trang 34

trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai,cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm.Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường.

Các hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá cách

nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyêndáng vẻ tự nhiên Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất Trên các hang đá đều có cáctượng lớn

Chùa Bái Đính

Là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và ViệtNam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á,chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớnnhất Đông Nam Á Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở ViệtNam Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dựđại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa BáiĐính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về ViệtNam Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai đãdiễn ra tại chùa Bái Đính trong tháng 3 năm 2014 Chùa nằm ở cửa ngõ phía tâykhu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - NinhBình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km Chùa Bái Đính nằm ởphía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An

Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùaBái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá vàhọc viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi

đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh vẫn đang được tiếp tục xây dựng

Về vật liệu, hệ thống cột và kèo ở cổng Tam Quan, hành lang La Hán vàđiện Quan Âm được làm bằng gỗ tứ thiết, các công trình lớn hơn làm bê tông giả

gỗ Tất cả các mái sử dụng ngói men Bát Tràng, kiến trúc ba tầng mái cong vúthình đuôi của chim phượng

Về bố cục các kiến trúc chính như cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan

Âm, điệp Pháp Chủ, điện Tam Thế lần lượt có chiều cao đỉnh mái là 16.5 m, 22 m,14.8 m, 30 m, 34 m với diện tích bên trong là 560 m², 225 m², 730 m², 2060 m² và

2370 m²

Về các đối tượng suy tôn, cổng Tam Quan với hai tượng Hộ pháp (ông thiện

và ông ác) bằng đồng cao 5.5 m, nặng 12 tấn và 8 pho tượng Kim Cương Hànhlang La Hán gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, có chiều dài 1052 m vàchiều cao sàn nâng dần theo độ dốc của sườn đồi là nơi bố trí 500 tượng LaHán bằng đá xanh Ninh Bình nguyên khối cao tới 2.5 m, nặng khoảng 4 tấn Mỗi

vị La Hán có một dáng vẻ khác nhau để miêu tả sự sống trần thế Tháp chuông có

3 tầng mái, mỗi tầng mái có 8 mái ghép lại, tổng cộng là 24 mái với 24 đầu đaocong vút lên, bên trong treo một quả chuông nặng 36 tấn được cấp bằng xác nhận

Trang 35

kỷ lục: "Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam" Phía dưới quả chuông đồng này làmột chiếc trống đồng lớn nặng 70 tấn nằm trên nền tháp chuông, và tiếng chuôngcủa chùa Bái Đính vang xa đến đâu thể hiện sử phổ độ của Phật lên chúng sinh đến

đó Các điện chính là nơi thờ Phật Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa củađiện đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt để thể hiện sự bao quátcứu vớt và phổ độ chúng sinh của Phật bà trên thế gian Tượng Phật bà được đúcbằng đồng nặng 80 tấn, cao 9.57 m được công nhận là pho tượng Quan Thế Âm BồTát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam Điện Pháp Chủ có 5 gian, gian giữa đặt pho t-ượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10 m, nặng 100 tấn Được xác nhận kỷ lục

"Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam" Trong điện còn treo 3bức hoành phi và 3 cửa võng lớn nhất Việt Nam Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồicao so với mặt nước biển là 76 m, dài 59.1 m, rộng hơn 40 m Trong điện Tam Thếđặt 3 pho tượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng cao 7.2

m, nặng 50 tấn Được xác nhận kỷ lục: "Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằngđồng lớn nhất Việt Nam"

Cố Viên Lầu

Là một trong các điểm du lịch nằm trong vùng đệm của Quần thể di sản thếgiới Tràng An, Ninh Bình Cố Viên Lầu là khu nhà cổ gồm nhiều ngôi nhà cổ đượcsưu tầm chủ yếu tạiNinh Bình và khu vực đồng bằng Bắc Bộ Năm 2008, khu nhà

cổ Cố Viên Lầu được ngành Văn hóa – Du lịch Ninh Bình bổ sung vào khu dulịch Tam Cốc - Bích Động Cố Viên Lầu nằm ngay cạnh bến thuyền Tam Cốc vàbên đường đi đền Thái Vi

Cố Viên Lầu có diện tích khoảng 20.000 m²,trưng bày 22 ngôi nhà cổ ởnhiều làng quê đồng bằng Bắc Bộ, bên trong các ngôi nhà có trưng bày nhiều dụng

cụ như:tràng kỷ, sập gụ, tủ chè,

Làng Việt Cổ - Cố Viên Lầu của Ninh Bình nằm cạnh bến thuyền Tam Cốc,phía Đông giáp với đường vào đền Thái Vi nơi thờ các vị vua nhà Trần, phía Tâygiáp với sông Ngô Đồng, phía Nam giáp bến đò Tam Cốc, phía Bắc giáp với dãynúi cửa Quen

Trang 36

Những ngôi nhà cổ ở Cố Viên Lầu chủ yếu được xây dựng từ thời nhàNguyễn trở lại đây nhưng cũng thể hiện được nét văn hóa độc đáo và đặc trưngtrong kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Cố Viên Lầu được xem như là hình ảnh thu nhỏ của nhiều làng quê đồngbằng Bắc Bộ Việt Nam, của những nét dân gian truyền thống

Những nếp nhà cổ ở Cố Viên Lầu

Chùa Địch Lộng

Nằm cách Quốc lộ 1A chừng 1km, cách trung tâm thành phố Ninh Bình16km, Động – Chùa Địch Lộng là nơi đã từng được vua Minh Mạng ban tặng làNam Thiên Đệ Tam Động (có nghĩa: Động đẹp thứ ba của trời Nam) Đâu lànhững nét đẹp hiếm có của quần thể động – chùa này?

Không tấp nập phật tử bốn phương như nhiều ngôi chùa lớn khác, vẻ thanhbình và yên ả là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi bước vào sân chùa Toàn bộquần thể của chùa Địch Lộng trải dài trên mảnh đất rộng chừng 1ha, phần lớn dựalung vào núi Quần thể chùa Địch Lộng gồm có đỉnh đá với 16 cột đá nguyênkhối , đền thờ Lý Quốc Sư, hồ bán nguyệt, năm tháp cao 3 tầng, 3 gian chùa hạ,khu vườn Phật và khu vườn tháp ở hai bên Dạo quanh một vòng kiến trúc và cảnhquan quần thể chùa Địch Lộng, chúng ta sẽ lạc vào chốn Thiền Định an lành, niệmphật Đầu tiên, là khu vườn tháp cổ ngập tràn sắc xanh của cây cối, thoang thoảngmùi hương của hoa Dãy nhà Tiền Đường uy nghi, tựa sát vào lưng núi như conrồng canh giữ toàn bộ di tích

Trang 37

Ngay đầu cổng chính của chùa là tháp chuông lớn, với những cột đá sừngsững Điêu khắc đá là nét đặc trưng, mang bản sắc của vùng đất Ninh Bình Chúng

ta dễ dàng nhận thấy nét đặc trưng đó được thể hiện ở bất cứ nguyên đơn nào trongquần thể chùa Địch Lộng Đặc biệt là ngôi đình đá ở phía sau Tháp chuông Ngôiđình thờ thánh Nguyễn Minh Không có 5 gian được gọi là Đình Đá vì tất cả cáccột, tảng, xà đùi, cái bẩy đều bằng đá Đây là một công trình điêu khắc đá vô cùngđặc sắc Tám cột đá được tạc bằng đá xanh nguyên khối, tròn, to, cao hơn 4m, đềuđược trạm nổi những con rồng lớn đang uốn lượn trong mây để hút nước, cá chéptheo nước vượt lên Những nét khắc rồng khiến chúng ta cảm giác như được xemmột đàn rồng lớn đang bay Mỗi con rồng cuốn quanh cột đều có một dáng vẻ khácnhau, rất sống động Tám cột quân to, tròn như cột cái, khoảng 3m, hai hàng trước– sau mặt tiền đều được trạm khắc nổi những câu chữ Hán ca ngợi cảnh đẹp nơiđây với những ý tưởng sâu sắc Rất hiếm có ngôi đình nào có toàn bộ phần chínhcủa nhà được làm bằng đá xanh nguyên khối, trạm khắc công phu và tỉ mỉ như vậy

Ở đây đã thể hiện tài năng trạm khắc đá của các nghệ nhân vùng đất Cố Đô Hoa

Lư lịch sử

Chùa Nhất Trụ , còn gọi là Chùa Một Cột là ngôi chùa cổ từ thế kỷ X thuộc

vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) Chùa còn lưu giữđược nhiều cổ vật gắn với lịch sử hình thành kinh đô Hoa Lư, nổi bật nhất là câycột kinh bằng đá trước sân chùa, nó đang được các nhà nghiên cứu lập hồ sơ đềnghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới

Chùa Nhất Trụ cùng với chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Cổ Am, chùaDuyên Ninh là những chùa cổ thời Đinh - Lê nằm trong khuôn viên kinh thànhHoa Lư còn tồn tại đến ngày nay Trong số đó, chùa Nhất Trụ nằm ở vị trí trungtâm thành Đông, là di tích quan trọng nhất Chùa là nơi tu hành và họp bàn việcnước của các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh

Nhất Trụ tự nằm cạnh đình Yên Thành, rất gần đền thờ Công chúa PhấtKim và đền vua Lê Đại Hành Những di tích này đều thuộc làng cổ Yên Thành, xãTrường Yên, Ninh Bình Chùa được xây dựng theo kiểu chữ "đinh" (丁), hướng

Trang 38

chính Tây, gồm có cột kinh Lăng Nghiêm, chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà

kệ Cột đá này được dựng khoảng năm 995 Trên cột đá còn thấy các chữ "Đệ tửThăng Bình Hoàng đế tả tạo" (Hoàng đế Thăng Bình tức vua Lê Hoàn)

Giá trị văn hóa của chùa Nhất Trụ trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư đượcthể hiện ở câu đối:

Tràng An thắng cảnh hoàng đô thủy Nhất Trụ danh lam Phật tích linh.

Dịch là: Thắng cảnh Tràng An kinh đô gốc/Danh lam Nhất Trụ dấu Phậtcòn

Ở kinh đô Thăng Long sau này, người cháu ngoại của Vua Lê ĐạiHành là Lý Thái Tông cũng cho xây dựng chùa Một Cột, có nhiều nét kiến trúctương đồng với chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư

Hàng năm, vào ngày 15 tháng Giêng, tại chùa diễn ra lễ khao tống thuyềnrồng, đây là lễ cúng Phật cầu nguyện cho quốc thái dân an Đêm nguyên tiêu cóhội thơ tưởng nhớ thiền sư Đỗ Pháp Thuận Ngày 8 tháng 4 âm lịch có lễ lập hạ tạichùa, cầu thời tiết thuận hoà, mùa màng tốt tươi.[2]

Nói tới nghệ thuật điêu khắc đá trong dòng chảy văn hóa Việt Nam phải kểđến các tượng Phật bằng đá và bia đá mà thạch kinh chùa Nhất Trụ là một minhchứng còn tồn tại Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều

Trang 39

được làm từ đá: rìu đá, dao đá, lưỡi cày đá Nên đá chính là dư âm vạn năng từngàn xưa còn vọng lại ngày nay thành linh khí Thạch kinh xuất hiện lần đầu tiên

ở Trung Quốc vào năm 971 khi được Vua Tống cho khắc kinh Đại tạng lên cột đá

để cúng dường Chỉ hai năm sau, Nam Việt Vương Đinh Liễn con trai Vua ĐinhTiên Hoàng đã cho dựng 100 cột kinh Phật bằng đá, khắc kinh Đà la ni ở Hoa Lư

Từ đây về sau tạo thành một dòng chảy thạch kinh trong văn hóa Việt Nam.[3]

Kinh tràng Hoa Lư là biểu tượng của Pháp trong Tam Bảo nhà Phật (gồm:Phật, Pháp, Tăng), với mong muốn làm nên những cuốn kinh Phật bền vững tớimuôn đời sau Sau nhà Đinh, Lê Hoàn cho dựng thạch kinh ở chùa Nhất Trụ Từđây về sau nhân dân Việt Nam có truyền thống dựng Thạch Kinh trước điện thờPhật

Khi khai quật lòng đất cố đô Hoa Lư, cách đền thờ vua Đinh khoảng 2 km,các nhà khảo cổ đã tìm ra được gần 20 cột kinh thời Đinh Đó là những cột đá có 8mặt, dài khoảng từ 0,5 m đến 0,7 m Trên tất cả các cột này đều có khắc bài thần

chú Phật đinh tôn thắng đà la ni Các cột đinh này được dựng trong các năm khác

nhau Trên một cột kinh tìm được năm 1964, ngoài bài thần chú trên, còn có mộtbài kệ bằng chữ Hán khá dài, liên quan đến Phật điện Đại Thừa

2.1.2.3 Danh thắng.

Tam Cốc – Bích Động.

Tam Cốc - Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như

"vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động" là một khu du lịch trọngđiểm quốc gia Việt Nam Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đávôi và các di tích lịch sử liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhàTrần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình Quần thể danh thắng Tràng

An - Tam Cốc được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc giađặc biệt và đã được UNESCO xếp hạng di sản thế giới

Tam Cốc, có nghĩa là "ba hang", gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba Cả bahang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi Tam Cốc làtuyến du thuyền được khai thác đầu tiên ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động

Hang Cả dài 127 m, xuyên qua một quả núi lớn, cửa hang rộng trên 20 m.Trong hang khí hậu khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng

Hang Hai, cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang có nhiều nhũ đá rủxuống rất kỳ lạ

Hang Ba, gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn so vớihai hang kia

Trang 40

Muốn thăm Tam Cốc, du khách xuống thuyền từ bến trung tâm Thuyền đưa

du khách trên dòng sông Ngô Đồng uốn lượn qua các vách núi, hang xuyên thuỷ,cánh đồng lúa Thời gian đi và trở lại khoảng 2 giờ Phong cảnh Tam Cốc, nhất là

2 bên dòng sông Ngô Đồng có thể thay đổi theo mùa lúa (lúa xanh, lúa vàng hoặcmàu bạc của nước trên cánh đồng)

Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là "động xanh", là tên do

tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773

Đây là một trong những thắng cảnh nằm trong nhóm được người xưa gọi là "Nam thiên đệ nhất động", cụ thể Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị

động" tức động đẹp thứ nhì trời Nam [đứng sau động Hương Tích (Nam thiên đệnhất động) ở Hương Sơn và đứng trước động Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động)

ở Kẽm Trống] Phía trước động là một nhánh sông Ngô Đồng uốn lượn bên sườnnúi, bên kia sông là cánh đồng lúa

Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách

Á Đông Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê Trong chùa có quả chuông lớnđúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa.Thời Lê Hiển Tông (1740-1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa

Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi

Núi Ngọc Mỹ Nhân, còn có tên là núi Cánh Diều, là di tích lịch sử văn hóa

nằm ở phía đông thành phố Ninh Bình, thuộc địa phận phường Thanh Bình Cũnggiống như núi Non Nước, núi Ngọc Mỹ Nhân nằm gần bên sông Đáy Ở trung tâmthành phố, trông núi có 3 đỉnh, đỉnh giữa cao, hai đỉnh tả hữu chĩa ra như cánhchim Bên núi có chùa Cánh Diều và đền Thánh Cả thờ thần Thiên Tôn, xungquanh núi có nhiều hang động u minh, dưới núi có sông ngầm xuyên thủy

Theo truyền thuyết, Cao Biền xưa là một tướng giỏi, pháp sư đời nhàĐường sang cai trị Việt Nam, thường cưỡi diều giấy đi dò phá long mạch nướcNam, khi bay đến đất Hoa Lư đã bị một đạo sĩ (do thần Thiên Tôn hóa thân) cùngnhân dân ở đây dùng tên bắn, Cao Biền bị trọng thương, diều gãy cánh rơi xuốnghòn núi này, từ đó hòn núi mang tên là núi Cánh Diều

Núi cũng được gọi là Ngọc Mỹ Nhân vì đứng từ quốc lộ 1A ở phía namhoặc từ quốc lộ 10 ở phía bắc cách thành phố Ninh Bình khoảng 3–5 km nhìnhướng về trung tâm thành phố du khách sẽ thấy dãy núi xanh thẫm hình một cô gáitóc xoã, mình trần nằm trên cánh đồng rộng mênh mông giữa thanh thiên bạchnhật Năm 1821, vua Minh Mạng (1820-1840) tuần du ra Bắc ghé thăm núi và chokhắc dòng chữ trên vách núi ở phía Bắc, dịch là:

Dựng một nhà nhỏ nghỉ chân, khi lên núi xem thấy chùa tháp của sơn thành, cột buồm bến sông, cảnh đẹp như vẽ, cúi xuống giặt chiếc áo bụi đời.

Trở về kinh đô, vua Minh Mạng đề ra chính sách khẩn hoang di dân lập ấpmới Nhà vua cử Nguyễn Công Trứ ra Ninh Bình năm (1829) làm doanh điền sứ,chiêu mộ dân nghèo đi khai hoang vùng ven biển Tương truyền khi Nguyễn Công

Ngày đăng: 11/12/2015, 21:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w