1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

121 951 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
Trường học Trường Đại học An Giang
Thể loại Luận văn
Thành phố An Giang
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 836 KB

Nội dung

Đề tài:Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh nhân loại đã và đang bước vào kỷ nguyên của côngnghệ thông tin cùng với nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá mạnh

mẽ, giáo dục và đào tạo đang diễn ra những biến đổi sâu sắ

c trên quy mô toàn cầu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã quyếtđịnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức,tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theohướng hiện đại vào năm 2020 Trước đó, tại Báo cáo chính trị Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ VIII - Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định cácnguồn lực tác động đến sự phát triển của xã hội ta trong giai đoạn hiện naygồm: nguồn lực con người Việt Nam; nguồn tài nguyên thiên nhiên; cơ sởvật chất kỹ thuật; các nguồn lực ngoài nước Trong các nguồn lực đó, Đảng

ta khẳng định nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất và đóng vaitrò then chốt

Nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy sáng tạo, có ýchí và có trí tuệ, biết sử dụng và vận dụng các nguồn lực khác, gắn kếtchúng lại với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng góp phần tác độngvào quá trình đổi mới đất nước Các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bịkhai thác cạn kiệt, trong khi đó trí tuệ con người là nguồn lực vô tận

Đối với nước ta, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệphoá - hiện đại hoá đất nước đang là nhu cầu cấp bách, đòi hỏi chất lượngnguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá Trong xu thếtoàn cầu hoá kinh tế, vấn đề phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng xu thếchuyển dần sang nền kinh tế tri thức đang được các nước ưu tiên Trong đó,lao động tri thức là nhân lực đóng vai trò hàng đầu của sự phát triển kinh tế

Dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiệnmục đích của quá trình giáo dục tổng thể, trong đó tự học là phương thức cơ

Trang 2

bản để người học có được những hệ thống tri thức phong phú và thiết thực.

Tự học - tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời của mỗi người, đócũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được thể hiện qua các

câu thành ngữ, tục ngữ "Học một, biết mười", "Đi một ngày đàng, học một

sàng khôn", "Học thầy không tày học bạn", Chất lượng và hiệu quả giáo

dục được nâng lên khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi

biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục Quy mô giáo dục được

mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học.

Tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về việc "lấy tự học làm gốc" đã được

nhân dân ta luôn coi trọng Điều 5 của Luật Giáo dục 2005 quy định

"Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư

duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên"; "… đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh phát triển phong trào tự học, tự đào tạo "; "… tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh" [9].

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo

dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 nêu rõ: “Xây dựng và thực

hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”[10] Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong

thời kỳ hội nhập quốc tế, trong đó, vấn đề đổi mới phương thức đào tạo vàquản lý đào tạo theo hướng hiện đại hoá đã và đang trở thành một yêu cầucấp bách Trường Đại học An Giang đang trong cơ chế chuyển đổi từphương thức đào tạo theo niên chế học phần sang phương thức đào tạo theohọc chế tín chỉ, điều này vừa đồng thời tạo ra vừa đòi hỏi một sự thay đổilớn về công tác quản lý đào tạo của Nhà trường Đối với phương thức đàotạo theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi là

Trang 3

nhân tố quan trọng, quyết định việc đẩy mạnh chất lượng đào tạo củaTrường Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng đào tạo của Trường chưathực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, điều này có thể do nhiềunguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó, các biện pháp quản

lý có thể là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến chất lượng đàotạo Lý luận về khoa học quản lý cho thấy, hoạt động có ý thức của conngười luôn bao hàm ý nghĩa của quản lý Để đạt được mục đích đề ra, cácbiện pháp, phương thức quản lý luôn được xem là một nhân tố quan trọng

Xuất phát từ cơ sở nhận thức đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản

lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận giáo dục đại học và thực tiễn quản lýcủa Nhà trường, làm rõ và đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng caohiệu quả hoạt động tự học của sinh viên khi áp dụng phương thức đào tạotheo học chế tín chỉ ở Trường Đại học An Giang, góp phân nâng cao nhậnthức về công tác quản lý hoạt động tự học trong môi trường đại học

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tự học và công tác quản lýhoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang

- Đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động tự họccủa sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo họcchế tín chỉ

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu Hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học.

Trang 4

Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của

sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chếtín chỉ

5 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, kết quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học AnGiang còn hạn chế Thực trạng này do nhiều nguyên nhân chủ quan vàkhách quan

Nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học AnGiang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ là điều cấp thiết Nếu ápdụng đầy đủ, đồng bộ các biện pháp quản lý cùng với sự đảm bảo điều kiệnvật chất cần thiết thì hoạt động tự học của sinh viên trong điều kiện áp dụngphương thức đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ đạt được hiệu quả mong muốn,đảm bảo chất lượng đào tạo

- Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất các biện phápquản lý nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học AnGiang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ trong giai đoạn hiện nay

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương phápnghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, trên cơ sở thế giới quan khoahọc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Cácphương pháp nghiên cứu cơ bản được áp dụng gồm:

Trang 5

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích tổng

hợp những tư liệu như: tư liệu về giáo dục học - tâm lý học, lý luận về quản

lý giáo dục, các văn bản về sinh viên, về tín chỉ

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát,

phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phươngpháp chuyên gia

- Nhóm các phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các công thức toán học như trung bình cộng, thống kê và phân tích số liệu,

8 Giới hạn của đề tài

Mục đích nghiên cứu đã xác định và sự chi phối của các điều kiệnkhách quan về nhận thức, về cơ chế đảm bảo, nên luận văn chỉ tập trungnghiên cứu về thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viênKhoa Sư phạm Trường Đại học An Giang trong giai đoạn hiện nay, với hyvọng qua việc phân tích cho Khoa Sư phạm sẽ mở rộng kết quả cho cácKhoa khác trong giai đoạn tiếp theo

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương l: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường

Đại học An Giang

Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh

viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tínchỉ

Trang 6

Một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng nhất trong xã hội học

tập là tư tưởng tự học tập suốt đời Vì “Việc học không bao giờ là muộn" (Ngạn ngữ) hay “Bác học không có nghĩa là ngừng học" (Đác-uyn) Quan

niệm tự học và học tập suốt đời nổi lên trong thời đại ngày nay như một chìa

khoá mở cửa đi vào thế kỷ 21 - thế giới của nền kinh tế tri thức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, vấn đề họctập và rèn luyện Có nhiều bài phát biểu, bài viết trong những thời điểm,hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhưng bao giờ Bác cũng nhấn mạnh đến tácdụng và hiệu quả to lớn của việc học tập và rèn luyện Bác cho rằng học tậpgiúp con người tiến bộ, nâng cao phẩm chất, mở rộng hiểu biết, làm thay đổihiệu quả lao động Đặc biệt, Bác rất nhấn mạnh đến tác dụng của tự học TạiHội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập khai mạc

ngày 6 tháng 5 năm 1950, Bác đã khuyên học viên: “Không phải có thầy thì

học, thầy không đến thì đùa Phải biết tự động học tập” Ở tác phẩm “Sửa

đổi lối làm việc” (1947), khi nói về công tác huấn luyện cán bộ, Bác cũng

nhắc nhở về cách học tập: "Lấy tự học làm cốt Do thảo luận và chỉ đạo góp

vào”[13, Tr.57] Như vậy, theo Bác việc tự học giữ vai trò rất quan trọng, có

Trang 7

tác dụng quyết định cho kết quả học tập Việc tự học phải xuất phát từ độnglực của chính bản thân người học, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ, tác động từ môitrường học tập, cần sự chỉ đạo hướng dẫn của nhà trường, của người thầy.

Nhằm đổi mới phương thức tổ chức đào tạo ở đại học trong điều kiệnViệt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sau Hội nghị Hiệu trưởng ở VũngTàu năm 1988, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáodục và Đào tạo) đã ban hành Quy chế tạm thời về quản lý đào tạo làm cơ sởcho việc triển khai “quy trình đào tạo mới” theo học phần và sau một vàinăm áp dụng, quy chế này được chính thức hoá vào tháng 12 năm 1990

Học chế tín chỉ được khai sinh năm 1872, tại Viện Đại học Harvard(Hoa Kỳ) dưới sự điều hành của Charles Eliot, xuất phát từ yêu cầu là quátrình đào tạo được tổ chức sao cho người học lựa chọn được cách học phùhợp nhất với khả năng, điều kiện của mình và cơ sở đào tạo phải thích ứng

dễ dàng trước nhu cầu biến động nhanh chóng, đa dạng của đời sống xã hội.Với ý nghĩa đó, đào tạo theo học chế tín chỉ phát triển nhanh và lan rộng ratoàn nước Mỹ Từ đầu thế kỷ XX, học chế tín chỉ phát triển ra nhiều nướctrên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như: Nhật, Philippines,Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,Senegal, Mozambic, Nigieria, Uganda,… Trước sự lớn mạnh đó, 29 Bộtrưởng đặc cách giáo dục đại học ở các nước Liên minh Châu Âu ký “Tuyênngôn Boglona” với mục đích hình thành “Không gian giáo dục đại học ChâuÂu” (European Higher Education Area) nhằm triển khai học chế tín chỉtrong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học

Ở Việt Nam, trước năm 1975, học chế tín chỉ được triển khai ở ViệnĐại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ Đức Sau năm 1975, tư tưởng về họcphần xuất hiện năm 1987, quy chế đào tạo theo học phần tạm thời ra đờinăm 1988 và hoàn chỉnh vào năm 1990 với khái niệm HỌC PHẦN và ĐƠN

Trang 8

VỊ HỌC TRÌNH, đào tạo theo 2 khối kiến thức và 3 học phần, điểm trungbình chung Học chế học phần được xây dựng với mục đích tạo điều kiệncho người học tích luỹ dần kiến thức theo các mô-đun Như vậy, học chếhọc phần có điểm giống nhau cơ bản với học chế tín chỉ, nhưng nó chưaphải hoàn toàn là tín chỉ mà thực chất là sự kết hợp giữa niên chế và tín chỉ.Trường Đại học tiên phong áp dụng học chế học phần triệt để - học chế tínchỉ là Trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, năm học 1993 – 1994.Sau đó, các Đại học khác như Đà Lạt, Cần Thơ, Khoa học Tự nhiên TP HồChí Minh, Thuỷ sản Nha Trang, Dân lập Thăng Long – Hà Nội, Hải Phòng,Thương Mại, Nông Nghiệp Hà Nội, Hoa Sen TP Hồ Chí Minh, Dân lậpPhương Đông,… cũng đã triển khai học chế tín chỉ Trong "Chương trìnhhành động của Chính phủ” thực hiện nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá XI,

kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục đã chỉ rõ: "Mở rộng, áp dụng học

chế tín chỉ trong đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, ".

Năm học 2009 – 2010, có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đang tích cựcchuẩn bị đào tạo theo học chế tín chỉ theo chủ trương của Bộ Giáo dục vàĐào tạo Sự phát triển này đánh dấu bước đổi mới đúng đắn của giáo dục đạihọc Việt Nam [5, tr.7]

Triết lý cơ bản của hệ thống tín chỉ là "Tôn trọng người học, xem

người học là trung tâm của quá trình đào tạo" Nói cách khác, đào tạo theo

học chế tín chỉ là hình thức đào tạo hướng về người học, tất cả vì người học

Chuyển sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tạo ra sự thayđổi lớn về phương cách, thói quen dạy - học của người dạy lẫn người học.Đối với hình thức đào tạo này thì khối lượng giờ giảng trên lớp sẽ giảm đi,

mà sẽ tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên Vì vậy, khi ápdụng đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên

có vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định hiệu quả chất lượng đàotạo Trường Đại học An Giang cũng đang tổ chức thực hiện chuyển đổi hình

Trang 9

thức đào tạo từ niên chế học phần sang hình thức đào tạo theo học chế tínchỉ Có thể thấy, trong nhiều tài liệu nghiên cứu về hoạt động tự học, cácnhà nghiên cứu đều khẳng định tự học không phải là một đề tài mới lạ Tuynhiên, việc nghiên cứu hoạt động tự học trong học chế tín chỉ vẫn còn là vấn

đề mới Vì vậy, trong luận văn này tác giả tập trung vào việc xây dựng cácbiện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giangnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, nâng cao chất lượng đào tạo củaNhà trường theo học chế tín chỉ

1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài

Để xác định rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, chúng ta sẽ tìmhiểu nội hàm của một số khái niệm có liên quan đến đề tài

1.2.1 Hoạt động tự học

1.2.1.1 Khái niệm hoạt động học

Học là quá trình con người lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo

và những phương thức hành vi mới, do vậy, ta thấy học chính là hoạt độngnhằm tạo ra sự thay đổi kinh nghiệm của người học một cách bền vững Đểlĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, con người có nhiều cách thứcchiếm lĩnh khác nhau Đó có thể là do được người khác truyền thụ, do tự

quan sát, đúc kết từ lao động, môi trường sống,

Học có thể diễn ra một cách ngẫu nhiên trong cuộc sống hàng ngày và

nó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc Cách học này diễn ra khi tiến hành công việc

qua lao động sản xuất, hoạt động vui chơi, không có chủ định dẫn đến kết

quả tri thức mà người học nắm được sẽ rời rạc và không có hệ thống Ởngười học chỉ hình thành những năng lực thực tiễn do kinh nghiệm manglại

Nhưng thực tiễn để có thể tự cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân conngười thì đòi hỏi con người phải nắm được các quy luật của tự nhiên, xã hội

và quy luật về sự hình thành, phát triển con người Nói một cách khác, ngoài

Trang 10

việc lĩnh hội những tri thức mang tính kinh nghiệm ra, con người cần phảinắm bắt được những tri thức khoa học, những năng lực thực tiễn mới màcách học ngẫu nhiên không tạo ra được Để có được những năng lực đó,người ta tiến hành một hoạt động hướng vào để thực hiện mục tiêu đó làhoạt động học (học có chủ định).

Thông thường khái niệm "Tự học" được hiểu là "Tự học lấy một mình

trong sách chứ không có thầy dạy" (Theo Thanh Nghị, trong Việt Nam tân

từ điển) cũng có thể hiểu là "Tự đi tìm lấy kiến thức có nghĩa là tự học".

Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Hiến Lê, trong quyển "Tự học - một nhu cầu thời đại” ông lại cho rằng khái niệm "Tự học" nếu được hiểu là "…

không ai bắt buộc mà mình tự tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm và có thầy hay không, ta không cần biết Người tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tuỳ ý, muốn học lúc nào cũng được, đó mới là điều kiện quan trọng", ông cũng trích dẫn để làm rõ hơn về khái niệm và tầm quan trọng

của tự học "Mỗi người đều nhận hai thứ giáo dục: Một thứ, do người khác

truyền cho, một thứ quan trọng hơn nhiều, do mình tự kiếm lấy" [26, Tr.39].

Theo tác giả Lê Khánh Bằng: "Tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng

các năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định" [15, Tr.3].

Quan điểm này, tác giả cho rằng tự học là việc học của chính bản thânngười học, chính họ phải huy động các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm

Trang 11

lý để chiếm lĩnh những tri thức khoa học của loài người và biến những trithức đó thành vốn kinh nghiệm của bản thân.

Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy

nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình Việc tự học sẽ được tiến hành khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và bằng nỗ lực của bản thân cố gắng chiếm lĩnh được kiến thức đó” [34, Tr.59].

Như vậy, tự học là hình thức hoạt động nhận thức của người họcnhằm chiếm lĩnh tri thức, tự mình luyện tập các thao tác, hành động để hìnhthành kỹ năng, kỹ xảo Tự học giúp người học tự tìm ra tri thức mới, cáchthức hành động mới bằng chính nỗ lực của bản thân mình Tự học hìnhthành nên những con người năng động, sáng tạo

Các đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ trong những năm gần đây thuộcngành quản lý giáo dục cũng đã đề cập đến vấn đề tự học, tự nghiên cứu củasinh viên trong từng hoàn cảnh nhà trường cụ thể, của từng môi trường đàotạo ngành nghề chuyên biệt Những luận văn này đã đóng góp một phần tíchcực trong các công tác quản lý của nhà trường với hoạt động tự học nóiriêng và của giáo dục nói chung

1.2.2 Sinh viên

Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "Student" cónghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác trithức Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với từ "Student" trong tiếngAnh, "Etudiant" trong tiếng Pháp và "Cmgenm" trong tiếng Nga "Sinhviên" là để chỉ những người theo học ở bậc đại học và phân biệt với học sinhđang theo học ở bậc phổ thông

Trang 12

Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ "sinh viên" được diễn nghĩa ra là ngườibước vào cuộc sống, cuộc đời Còn theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm "sinhviên" được dùng để chỉ người học ở bậc đại học [12] Theo Quy chế côngtác Học sinh Sinh viên trong các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạothì: " sinh viên" là người đang theo học hệ đại học và cao đẳng

Từ đó ta có thể hiểu: khái niệm "sinh viên" là những người đang họctập tại các trường đại học, cao đẳng - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao đáp ứng yêu cầu của xã hội

1.2.3 Quản lý

1.2.3.1 Khái niệm quản lý

Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theotừng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động Quản

lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mỗi ngành khoa họcnghiên cứu quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra những định nghĩakhác nhau Chúng tôi sẽ trình bày dưới đây một số định nghĩa, quan niệm về

"Quản lý" của các nhà triết học, nhà khoa học quản lý như sau:

Theo Harold Koontz: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm

bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằn hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có thể tổ chức

về quản lý là một khoa học" [25, Tr.33].

Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: “Quản lý là phương thức tác

động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống bao gồm hệ các quy tắc ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý của cơ cấu và đưa hệ sớm đạt tới mục tiêu” [24].

Trang 13

"Quản lý (cai trị) là công việc của các bậc đại nhân Đó là biết tập

hợp quanh mình những người hiền" (Mặc Tử, Trung Hoa).

Theo H.Fayol (l841 - 1925), nhà tư tưởng Pháp: "Quản lý tức là lập

kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra"

F.W.Taylor (1856 - 1915), người được coi là "cha đẻ của thuyết quản

lý khoa học" đã nêu lên tư tưởng cốt lõi trong quản lý là: "Mỗi loại công

việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và phải quản lý chặt chẽ" Theo

ông: "Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái

đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất".

Peter Drucker quan niệm: "Quản lý là một chức năng xã hội nhằm để

phát triển con người và xã hội với những hệ giá trị, nội dung, phương pháp biến đổi không ngừng".

Qua các định nghĩa và quan niệm về “Quản lý” như đã trình bày ởtrên, ta thấy rằng trong hoạt động quản lý luôn tồn tại hai thành tố đó là chủthể quản lý và khách thể quản lý Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân haymột nhóm người có chức năng quản lý, điều khiển tổ chức để tổ chức vậnhành và đạt được mục tiêu Khách thể quản lý là những người chịu sự tácđộng, chỉ đạo của chủ thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung

Quản lý có nhiều loại khác nhau, trong đó quản lý xã hội là phức tạpnhất Bởi vì, xã hội một mặt là hệ thống trên của kinh tế, bao gồm toàn bộcác hoạt động về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá, tinh thần,… nên nóchứa đựng tất cả những sự phức tạp của các đối tượng phải quản lý; mặtkhác trong quá trình quản lý xã hội còn có những quan hệ phi kết cấu nhưquan hệ đạo đức, quan hệ cá nhân, quan hệ xã hội nằm ngoài phạm vi điềuchỉnh của pháp luật Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các đối tượng, cácquan hệ làm cho việc quản lý càng phức tạp và khó khăn hơn Do vậy, quản

lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xãhội ở tầm vĩ mô hay vi mô

Trang 14

1.2.3.2 Chức năng quản lý

Tiến trình quản lý là một phức hợp những kỹ năng có tính hệ thốngrất sinh động và phức tạp Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiềuloại công việc khác nhau Những loại công việc quản lý này gọi là các chứcnăng quản lý Như vậy, các chức năng quản lý là tập hợp những nhiệm vụquản lý khác nhau, mang tính độc lập tương đối, được hình thành trong quátrình chuyên môn hoá hoạt động quản lý Có 4 chức năng cơ bản nhất là: lập

kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

+ Chức năng lập kế hoạch:

Lập kế hoạch là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ chứcphải hoàn thành trong tương lai và quyết định về cách thức để đạt đượcnhững mục tiêu, nhiệm vụ đó Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên và cơ bảnnhất trong hệ thống chức năng quản lý theo giai đoạn, là cơ sở của các chứcnăng còn lại Để lập kế hoạch bao gồm có ba giai đoạn:

Xác định các mục tiêu (phương hướng) cho tổ chức

Nhận diện các nguồn lực của tổ chức để thực hiện các mục tiêu đó Quyết định về những hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu

đã đề ra

+ Chức năng tổ chức:

Tổ chức là sự kết hợp hoạt động của những bộ phận sao cho chúngliên kết với nhau trong một cơ cấu chặt chẽ, hợp lý tạo thành một hệ thốngthống nhất như một cơ thể sống Đó là sự liên kết những cá nhân, những quátrình, những hoạt động trong hệ thống, thông qua đó để thực hiện các mụctiêu chung của hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc quản lý Bằng cách thiếtlập một tổ chức hoạt động hữu hiệu, các nhà quản lý có thể phối hợp, điềuphối tốt hơn các nguồn vật lực, nhân lực

Trang 15

Tiến trình tổ chức bao gồm việc thiết lập các bộ phận, phòng ban vàxây dựng các bản mô tả công việc Vấn đề nhân sự cũng xuất phát trực tiếp

từ các chức năng lập kế hoạch và tổ chức

+ Chức năng chỉ đạo:

Chỉ đạo là quá trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý củamình để điều hành, tác động đến hành vi của các cá nhân, bộ phận trong hệthống một cách có chủ đích để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt đượccác mục tiêu chung của tổ chức

Nội dung cơ bản của chức năng chỉ đạo là chủ thể quản lý phải thựchiện nhiệm vụ ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó Quá trìnhnày bao gồm các hoạt động phân công, hướng dẫn, đôn đốc, động viên, thúcđẩy họ hoàn thành nhiệm vụ

+ Chức năng kiểm tra:

Kiểm tra là căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã định để xem xét, đolường và đánh giá việc thực hiện nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm

ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục Đồng thời, kiểm tra cũng nhằm tìmkiếm các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để thúc đẩy hoạt động của tổchức Trong hoạt động quản lý, chức năng kiểm tra có vai trò hết sức quantrọng, thông qua chức năng kiểm tra một cá nhân, một nhóm hoặc một tổchức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động, nếu kết quả hoạt độngkhông đạt được đúng với mục tiêu, người quản lý sẽ tiến hành những biệnpháp điều chỉnh, sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Vì vậy, để đánh giá đượchiệu quả quản lý, người lãnh đạo cần phải thực hiện chức năng kiểm tra

Kiểm tra theo lý thuyết hệ thống chính là thiết lập mối liên hệ ngượctrong quản lý Có 3 yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra:

Xây dựng chuẩn để thực hiện

Đánh giá việc thực hiện dựa trên chính sách so với chuẩn

Trang 16

Nếu kết quả hoạt động có sự chênh lệch so với chuẩn thì cần điềuchỉnh hoạt động để đạt được hiệu quả mong muốn.

Bốn chức năng của hoạt động quản lý có mối quan hệ mật thiết vớinhau tạo thành một chu trình quản lý Chu trình quản lý bao gồm bốn giaiđoạn với sự tham gia của hai yếu tố vô cùng quan trọng đó là thông tin vàquyết định Trong đó thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt động quản

lý đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo

Hình 1.1 Sơ đồ chức năng của quản lý

Các nhà lý luận về khoa học quản lý như Taylor (l856 - 1915) của

Mỹ, Fayol (1841 - 1925) của Pháp và Max Weber (1864 - 1920) của Đứcđều khẳng định rằng quản lý là khoa học, đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy

Trang 17

lý khoa học và công nghệ, Mỗi lĩnh vực quản lý sẽ có nét đặc thù riêng,song tựu trung lại đều có những nét về bản chất và đặc trưng chung của hoạtđộng quản lý và nó góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quảnói chung của mỗi tổ chức cũng như công việc của từng con người nói riêngtrong một hệ thống nhất định.

Trong chiến lược phát triển giáo dục, các nhà chuyên môn đã đưa ragiải pháp tăng cường công tác quản lý giáo dục như một biện pháp chiếnlược mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục -đào tạo Hiện nay, cùng với sự bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật, việcnghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học mới vào hoạt động quản

lý sẽ làm tăng hiệu quả quản lý Vì thế, ở khía cạnh này có thể khẳng định

rằng trong thực tại "Quản lý còn được xem là công nghệ - công nghệ điều

hành, phối hợp và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin của một tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra" [20].

Ngày nay, mọi người đều thừa nhận tính tất yếu của quản lý Đây làmột trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp, vừa có ý nghĩa hết sứcquan trọng đối với sự tồn tại, diệt vong, suy thoái hay thịnh vượng của một

tổ chức, một quốc gia, một châu lục hay toàn cầu

Thật vậy, năm học 2009 – 2010, ngoài các chương trình hành động do

Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, còn có chủ đề tiêu biểu của năm học là:

“Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”

1.2.4 Học chế tín chỉ

1.2.4.1 Khái niệm tín chỉ

Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng qua việc tíchluỹ các kiến thức, kỹ năng khác nhau được đo lường bằng một đơn vị xácđịnh căn cứ trên khối lượng lao động học tập trung bình của một sinh viên,gọi là tín chỉ (credit)

Trang 18

Trong các từ điển bách khoa, các tài liệu về giáo dục đại học có nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về tín chỉ Theo định nghĩa của James Quann (Đại họcQuốc gia Washington): Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gianbắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao

gồm: 1 thời gian lên lớp; 2 thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập

hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khoá biểu; 3 thời gian

dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài, ;

đối với các môn học lý thuyết 1 tín chỉ là một giờ học trên lớp (với 2 giờchuẩn bị ở nhà) trong 1 tuần và kéo dài trong 1 học kỳ 15 tuần; đối với cácmôn học ở studio hay phòng thí nghiệm - ít nhất là 2 giờ trong 1 tuần (với 1giờ chuẩn bị ở nhà); đối với việc tự nghiên cứu - ít nhất là 3 giờ làm việctrong 1 tuần [6]

Quyết định 31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt

nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ thì xác định: Tín

chỉ là đơn vị dùng để đo khối lượng kiến thức đồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng tín chỉ đã tích luỹ được Mỗi tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết Để tiếp thu được 1 tiết học lý thuyết sinh viên cần ít nhất 2 tiết chuẩn bị cá nhân Cứ 30 tiết thảo luận trên lớp bài tập thí nghiệm hoặc 45 - 60 tiết thực tập, kiến tập, làm tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp được tính tương đương 1 tín chỉ [1].

1.2.4 2 Đặc điểm của học chế tín chỉ [5]

Kiến thức được cấu trúc thành các mô-đun (học phần)

- Quá trình học tập là sự tích luỹ kiến thức của người học theo từnghọc phần

- Đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo từng học phần

Trang 19

- Một năm học có thể gồm 2 học kỳ chính (15 tuần học và 3 tuần thi)

và có thể có một học kỳ hè (5 tuần học và 1 tuần thi), hay gồm 3 học kỳ (12tuần học và 3 tuần thi) hoặc chia làm 4 học kỳ (10 tuần học và 2 tuần thi)

- Đánh giá thường xuyên, thang điểm 4 bậc (A,B,C,D hay 4,3,2,l)

- Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng.Xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ đã tích luỹ

- Có hệ thống cố vấn học tập để tư vấn cho người học tự thiết kếchương trình học tập của mình

- Chương trình đào tạo mềm dẻo: cùng với các học phần bắt buộc còn

có các học phần tự chọn và tuỳ ý, cho phép sinh viên dễ dàng điều chỉnhngành nghề đào tạo trong quá trình học tập

- Không có thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khoá luận tốt nghiệpđối với các chương trình cao đẳng hoặc đại học

- Ổn định và công khai hoá chương trình đào tạo cho mỗi khoá học

- Phương thức quản lý sinh viên sẽ thay đổi (theo hệ thống cố vấn họctập, theo số chứng chỉ đã tích luỹ)

- Thu học phí tỷ lệ với khối lượng các học phần đăng ký học

Hệ thống học chế tín chỉ sở dĩ được truyền bá nhanh và áp dụng rộngrãi ở các trường đại học trên thế giới do có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với

hệ thống đào tạo theo niên chế học phần Theo GS Lê Thạc Cán, nếu kếhoạch đào tạo theo niên chế có thể ví như một tuyến đường đã được vạch sẵncho tất cả sinh viên (trong một khoá) đi theo trong suốt một khóa đào tạo thì

kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ là một bản đồ học tập của một hệ thốngcác tri thức lý luận và thực tiễn theo các ngành, chuyên ngành trên đó sinhviên có thể chọn tuyến đi, cách đi, tốc độ đi tới mục đích của mình căn cứ vàomục đích, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu cụ thể Lộ trình học tập này có thểgiúp sinh viên điều chỉnh tuyến đi lúc mục đích học tập của sinh viên thay đổitheo nguyện vọng cá nhân, nhu cầu của thị trường nhân lực hoặc phát triển

Trang 20

của khoa học và công nghệ Học chế này cho phép sinh viên có cơ hội linhhoạt chuyển đổi ngành học, tạo ra một "ngôn ngữ chung" giữa các trường Đạihọc, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi sinh viên giữa các trường trong nước

và trên thế giới, rất thuận lợi trong các chương trình đào tạo liên kết

1.3 Đặc trưng của hoạt động tự học trong trường Đại học

Hoạt động chủ đạo của sinh viên là hoạt động học tập So với hoạtđộng học tập của học sinh phổ thông, việc học tập của sinh viên có nhiềuđiểm khác Trước hết hoạt động học tập của học sinh, sinh viên cũng làquá trình nhận thức nhằm chiếm lĩnh những tri thức trong kho tàng trítuệ của nhân loại Điểm khác nhau là khi tiến hành hoạt động học tập,sinh viên không thể chỉ nhận thức thông thường mà tiến hành hoạt độngnhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở tư duy độc lập, sáng tạophát triển ở mức độ cao để chuẩn bị cho một ngành nghề nhất định cóchuyên môn năng lực cao Vì vậy, hoạt động học tập của sinh viên còngọi là hoạt động học tập nghề nghiệp Vốn học vấn tiếp thu được trongquá trình này hết sức quan trọng vì nó là công cụ để họ tiến hành thamgia vào lĩnh vực nghề nghiệp sau này và là nền tảng cho hoạt động tựhọc, tự nghiên cứu

Một điều khác nữa so với hoạt động học tập của học sinh phổ thôngthì hoạt động học tập của sinh viên mang tính tự giác, tích cực chủ độnghơn Sinh viên ngoài giờ lên lớp theo chương trình chính khoá, họ cònphải tích cực đọc thêm sách và tài liệu tham khảo để tự phát triển kiếnthức cho mình, tranh thủ sự giúp đỡ của giảng viên để đào sâu kiến thứcchuyên môn Có như vậy, sau khi ra trường họ mới vững vàng trong côngviệc của mình Chính sự khác biệt này đòi hỏi, sinh viên phải có sự thayđổi lớn về nhận thức, tư duy Do vậy, khác với giáo dục phổ thông, yêucầu về chất lượng kiến thức thì ở đại học không chỉ học sự kiện hay hiệntượng, không chỉ học biết, học hiểu và học vận dụng mà còn học phân

Trang 21

- Có năng lực trí tuệ và có khả năng sáng tạo và thích ứng.

- Có khả năng hành động (các kỹ năng sống) để có thể lập nghiệp

- Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để học thường xuyên, suốt đời

- Có năng lực quốc tế (ngoại ngữ, tin học, văn hoá toàn cầu, ) để có

khả năng hội nhập

Ở các trường Đại học, tự học là cần thiết và là cách học ở đại học Đó

là một hình thức tổ chức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm chiếm lĩnh

hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành Khisinh viên tự mình huy động mọi phẩm chất, năng lực của bản thân để tiếnhành các hoạt động tìm tòi, khám phá độc lập nhằm mục đích chiếm lĩnh trithức là họ tiến hành hoạt động tự học

Tóm lại, quá trình học tập của sinh viên ở các trường Đại học về bảnchất là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu Mỗi sinh viên tự mìnhchiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng Muốn vậy, khi tiến hành hoạt độnghọc tập, sinh viên không chỉ phải có năng lực nhận thức thông thường màcần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khảnăng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao Có nghĩa là, dưới vaitrò chủ đạo của thầy, sinh viên không nhận thức một cách máy móc chân lý

có sẵn mà còn đào sâu hoặc mở rộng kiến thức Để có được những năng lực,khả năng này, người học ở bậc đại học phải có cách học chủ động, khả năng

tự lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực tự học và khao khát sáng tạo Do

vậy, cũng có thể nói “học đại học là tự học”.

Trang 22

1.4 Quản lý hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ và sự thúc đẩy sinh viên ý chí tự học.

Việc định lượng cụ thể và chính xác các nội dung yêu cầu tự học làvấn đề rất phức tạp Xét ở bình diện chung nhất, các yêu cầu của tự học lànhững đòi hỏi, mục tiêu mà người học cần phải đạt được ở một mức độnhất định Xem xét các yêu cầu tự học theo học chế tín chỉ tức là xác địnhcác nội dung đòi hỏi người học phải đạt được qua các vấn đề như: Khốilượng kiến thức thực mà người học đã đạt được, kết quả đạt được qua các kỳkiểm tra, đánh giá, việc tuân thủ các quy định mang tính chất khung, cácnguyên tắc và sự thực hiện các nguyên tắc, sự phù hợp trong mối quan hệ

tương tác giữa người học, người dạy và người quản lý khác,

1.4.1 Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ

Hiện nay, trong các trường đại học áp dụng phương thức đào tạo theohình thức niên chế học phần, kết quả học tập môn học (học phần) của sinhviên được đánh giá bằng điểm thi kết thúc học phần Theo Quy chế đào tạođại học ban hành theo Quyết định số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày11/02/1999 và Quy chế 25/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo: “Điểm để đánh giá kết quả học tập của học phần lý thuyết làđiểm thi kết thúc học phần"; đối với các học phần có cả thực hành và lýthuyết thì phần thực hành đạt được coi là đủ điều kiện để được xét dự thiphần lý thuyết và "điểm thi phần lý thuyết là điểm thi kết thúc học phần".Theo quy định này sẽ tạo cho sinh viên một thói quen không tốt đó là khôngchủ động, tích cực học tập một cách thường xuyên, mà họ chỉ tập trung họctập vào thời gian chuẩn bị thi kết thúc học phần [5]

Khác với đào tạo theo hình thức niên chế học phần, học chế tín chỉ coitrọng phần tự đào tạo, tự học của người học trong quá trình đào tạo Do đó ,đặt ra những yêu cầu cao, chặt chẽ, liên tục về kiểm tra và đánh giá Việcđánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức đào tạo theo học

Trang 23

chế tín chỉ không chỉ bằng các bài kiểm tra và bài thi cuối môn học mà cònbằng nhiều cách đánh giá khác:

a) Hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảoluận),

b) Việc tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thờigian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao),

c) Làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế,

d) Bài thi kết thúc môn học

Khi tổ chức hoạt động giảng dạy, giảng viên có trách nhiệm cung cấpcho sinh viên bản đề cương môn học (syllabus), trong đó thể hiện rõ về cáchthức, trọng số đánh giá kết quả học tập cũng như các yêu cầu, nội dung kháccủa môn học trong ngay từ khi bắt đầu học Việc kiểm tra, đánh giá thườngxuyên trong quá trình dạy và học buộc sinh viên phải học chăm chỉ, khônghọc đối phó trong các kỳ thi cuối kỳ như trước kia, làm tăng vị thế của giảngviên trong việc đánh giá sản phẩm đào tạo của mình qua kết quả học tập củasinh viên Chính vì vậy, vai trò của người thầy là rất quan trọng trong việcphát huy tính chủ động học tập của sinh viên Làm tốt điều này sẽ tạo chosinh viên nâng cao được khả năng tự học theo kiểu nghiên cứu

Để đánh giá đúng năng lực và trình độ của sinh viên trong và sau khikết thúc môn học, giảng viên ngoài việc đánh giá trình độ nhận thức củasinh viên theo các tiêu chí đánh giá của môn học như đã nêu trong đềcương, còn phải đánh giá sinh viên về tinh thần, thái độ học tập, ý thứcchấp hành các nội quy, quy chế của Khoa và Nhà trường, có tinh thần cầu

thị trong học tập, đi học đầy đủ, đúng giờ, Về một phương diện nào đó có

thể thấy, việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trong học chế tín chỉ sẽtoàn diện công bằng và đầy đủ hơn so với hình thức đào tạo theo niên chếhọc phần

Trang 24

1.4.2 Quản lý hoạt động dạy học theo học chế tín chỉ

Nếu như trong đào tạo theo niên chế học phần, sinh viên phải họctheo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên có điềukiện, năng lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, năng lực yếu.Ngược lại, đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ độnghọc theo điều kiện và năng lực của mình Những sinh viên giỏi có thể họctheo đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khoá, kế hoạch học tập từnghọc kỳ theo gợi ý của Nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian chuẩncủa chương trình hoặc sớm hơn Vì thế, sinh viên phải tự lập kế hoạch họctập toàn khoá và từng học kỳ cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thểcủa bản thân dưới sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm hay cố vấn học tập.Toàn bộ hệ thống quản lý đào tạo, quản lý sinh viên phải vận hành theo yêucầu của từng sinh viên làm cho quá trình quản lý trở nên sức hết phức tạp sovới đào tạo theo niên chế Chương trình đào tạo của tất cả các ngành đềuphải cấu trúc lại theo hướng mô-đun hoá thành những học phần; lịch trìnhgiảng dạy phải thực hiện hết sức chính xác, không được đổi giờ hoặc bỏ giờ;mỗi giảng viên, mỗi sinh viên đều có thời khoá biểu riêng, không theo mộtquy luật nào cả Vì thế, nếu trước kia, sinh viên phải "chạy" theo kế hoạchcủa Nhà trường thì bây giờ Nhà trường phải "chạy" theo kế hoạch của từngsinh viên, do vậy, quản lý đào tạo, quản lý dạy học theo học chế tín chỉ cầnmột hệ thống quản lý khoa học, chặt chẽ, linh hoạt và mềm dẻo Để quản lýdạy học trong học chế tín chỉ đạt hiệu quả cao, Nhà trường phải thực hiệnđồng bộ các nội dung sau:

+ Một là, phải ổn định và công khai hoá nội dung chương trình đào

tạo của tất cả các ngành nghề trong Trường bằng một Niên lịch đào tạo Đểđảm bảo tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, các học phần phải được xâydựng sao cho kiến thức chứa đựng trong mỗi học phần phải ở cùng một trình

độ Theo cách đó, các học phần thuộc giai đoạn 1 chỉ có thể là những học

Trang 25

phần đại cương hoặc nhập môn, còn những học phần có tính chất nâng cao

và chuyên sâu và những học phần cơ sở ngành đều phải dạy ở giai đoạn 2.Chương trình nội dung đào tạo của các ngành cũng cần được xây dựng lạisao cho có nhiều học phần chung, không phải chỉ ở giai đoạn 1 mà còn ở cảgiai đoạn 2 Một bộ phận các học phần phải được bố trí dưới dạng tự chọn

+ Hai là, phải thay đổi cách tổ chức quá trình đào tạo Theo phương

thức đào tạo niên chế học phần, lớp học được tổ chức theo khoá tuyển sinhnhưng khi chuyển sang học chế tín chỉ, lớp học phải được tổ chức theo mỗihọc phần mà sinh viên đã đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ Muốn làm đượcđiều đó, thời khoá biểu học tập và hệ thống các phòng học phải được phòngĐào tạo của Trường tập trung quản lý thống nhất, không phân cấp cho cácKhoa như trước đây Ngoài ra, để đảm bảo cho tất cả các học phần đều đượcdạy rải đều trong suốt 15 tuần thực học của một học kỳ, số tiết giảng lýthuyết ở mỗi tuần phải được bố trí đúng bằng số tín chỉ của từng học phầnđược dạy trong học kỳ đó

Vì vậy, phòng Đào tạo của các trường phải có các chuyên gia về giáodục đại học, có kiến thức rộng và thạo việc

+ Ba là, phải thay đổi phương thức quản lý sinh viên Trong phương

thức đào tạo theo niên chế học phần, lớp học được tổ chức theo khoá tuyểnsinh, việc quản lý sinh viên được thực hiện theo cơ chế giáo viên chủ nhiệm.Khi chuyển sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, cơ chế này tỏ rakém thích hợp, cần được thay thế bằng cơ chế cố vấn học tập Cố vấn họctập là những cán bộ giảng dạy am hiểu quy trình đào tạo, có tinh thần tráchnhiệm cao, có uy tín với sinh viên và được sinh viên quý mến Dưới sự giúp

đỡ của cố vấn học tập, từng sinh viên sẽ lựa chọn đăng ký học những phầnthích hợp với năng lực và ý muốn riêng của mình vào đầu mỗi học kỳ Cùngvới việc thay đổi hình thức tổ chức lớp học, cơ chế hoạt động của tổ chứcĐảng, đoàn thể trong sinh viên cũng phải thay đổi theo cho thích hợp

Trang 26

+ Bốn là, phải thay đổi căn bản phương thức dạy và học trong các

trường Đại học và Cao đẳng Trước hết, đội ngũ cán bộ giảng dạy cần tập thóiquen tôn trọng thời khóa biểu giảng dạy, khả năng một thầy dạy nhiều mônhọc, phải thông thạo các phương pháp sư phạm tích cực nhằm giảm dần thờigian lên lớp, buộc sinh viên phải tăng cường năng lực tự học Quy trình kiểmtra đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng phải thay đổi từ phương thứcđánh giá 1 lần sang phương thức đánh giá cả quá trình của sinh viên

+ Năm là, phải thay đổi chế độ thu học phí Học phí được tính đối với

mỗi học kỳ tỷ lệ với khối lượng của tất cả các học phần bằng tổng số tín chỉ

mà sinh viên đã đăng ký

Để thực hiện tốt việc quản lý các nội dung trên, Nhà trường phải có

hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo, quản lý sinh viên theo hệthống tín chỉ Như thiết kế tổng thể hệ thống thông tin quản lý đào tạo theotín chỉ; xây dựng phần mềm quản lý đào tạo gồm nhiều phân hệ (tuyển sinh,quản lý sinh viên, chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, đăng ký họcphần, thời khoá biểu, quản lý điểm, học bổng học phí, khen thưởng kỷluật, ); cài đặt hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý đào tạo; xây dựng cơ

sở dữ liệu quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ

Hiện đại hoá quá trình quản lý đào tạo - tin học hoá toàn bộ quá trìnhquản lý, sẽ tạo ra một tác phong làm việc công nghiệp, hiện đại trong toànthể cán bộ của Trường, điều này giúp giải quyết việc quản lý công tác đàotạo giảng dạy của Nhà trường được đồng bộ, chính xác, nhanh gọn, khoahọc và đạt hiệu quả cao

1.4.2.1 Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, việcquản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học của sinhviên cũng có sự thay đổi căn bản Ngoài việc truyền đạt kiến thức, giảngviên phải hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho sinh viên tự tìm kiếm kiến

Trang 27

thức ở ngoài lớp học được thể hiện trong đề cương môn học mà mỗi giảngviên bắt buộc phải có và phát cho sinh viên trước hoặc ngay trong buổilên lớp đầu tiên Đề cương môn học phải cung cấp thông tin chủ yếu vềnội dung và tổ chức dạy - học của môn học Đề cương môn học bao gồm:

- Thông tin về đơn vị đào tạo (tên trường, khoa, bộ môn, )

- Thông tin về môn học (tên môn học, bắt buộc hay tự chọn, số lượng

tín chỉ, loại giờ tín chỉ, các môn học tiên quyết, ).

- Thông tin về tổ chức dạy và học

- Mục tiêu, nội dung cơ bản và phương pháp giảng dạy môn học

- Giáo trình sử dụng và danh mục tài liệu tham khảo

- Các yêu cầu và quy định về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.Trong phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có hai vai trònổi bật nhất là "người toàn trí" (người biết mọi tri thức về môn học liênquan) và “người quyết định mọi hoạt động dạy - học trong lớp học".Trong vai trò thứ nhất, người dạy được xem như là nguồn kiến thức duynhất và người học chỉ cần tiếp thu được nguồn kiến thức này từ người dạy

là đủ Trong vai trò thứ hai, người dạy được xem như là người có toànquyền quyết định dạy cái gì (nội dung) và dạy như thế nào (phươngpháp); người học được xem là những "con chiên" ngoan đạo, nghe giảngbài, ghi chép và học thuộc những gì được dạy

Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hai vai trò đã nêu ở trên ởmột mức độ nào đó vẫn được duy trì Tuy nhiên, người dạy phải đảm nhiệmthêm ít nhất ba vai trò nữa đó là: cố vấn cho quá trình học tập; người thamgia vào quá trình học tập; người học và nhà nghiên cứu

Với tư cách là cố vấn cho quá trình học tập, khi giảng bài cũng nhưkhi hướng dẫn thảo luận, người dạy phải chọn những vấn đề cốt lõi, quantrọng để giảng mà nếu không có người dạy thì người học khó có thể lĩnh hội

Trang 28

được, tạo điều kiện cho người học tiếp thu và khám phá tiếp kiến thức Là

cố vấn cho quá trình học tập, người dạy sẽ:

- Giúp cho chính mình hiểu được người học: hiểu được những gì họcần trong quá trình học tập và những gì họ có thể tự làm được để có thểchuyển giao những nhiệm vụ này cho họ thông qua hướng dẫn và giám sát;

- Giúp người học thể hiện rõ hơn những ý định của họ để qua đó họ

có thể phát huy được vai trò chủ động và sáng tạo, và những nguồn lực củachính họ để học tốt môn học;

- Hướng sự tham gia tích cực của người học vào những mục tiêu thực

tế nhất của giáo dục hiện đại: học gắn với hành

Trong vai trò của người tham gia vào quá trình dạy - học, người dạyhoạt động như là một thành viên tham gia vào quá trình học tập ở trên lớpvới các nhóm người học Với tư cách vừa là cố vấn vừa là người tham giavào quá trình học tập, người dạy còn có thêm một vai trò nữa đó là nguồntham khảo cho người học, giúp họ tháo gỡ những khó khăn trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu

Trong vai trò là người học và người nghiên cứu, với tư cách là mộtthành viên tham gia vào các hoạt động học tập ở trên lớp, người dạy, ở mộtmức độ nào đó, có điều kiện trở lại vị trí của người học, hiểu và chia sẻnhững khó khăn và trách nhiệm học tập với họ Có thực hiện được vai tròcủa người học thì người dạy mới có thể phát huy được vai trò tích cực củangười học, lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp Với tư cách lànhà nghiên cứu, người dạy có thể đóng góp khả năng và kiến thức của mìnhvào việc tìm hiểu bản chất của quá trình dạy - học nói chung, bản chất củaquá trình học một môn học nói riêng, những yếu tố tâm lý - xã hội ảnhhưởng đến quá trình dạy - học môn học đó

Có thể thấy, khi thực hiện việc tổ chức giảng dạy trong học chế tínchỉ, người giảng viên sẽ phải đi vào các vấn đề kỹ thuật thao tác nhiều hơn,

Trang 29

thay vì đơn thuần chỉ thuyết trình theo cách giảng dạy như đào tạo theo niênchế học phần trước đây, thì đối với đào tạo theo học chế tín chỉ, hình thức tổchức giảng dạy có phần đa dạng hơn Vì vậy, giảng viên khi thực hiện giờ lýthuyết cũng như thực hành trên lớp, ngoài khả năng chuyên môn ra, ngườithầy cần phải có kinh nghiệm điều hành và quản lý lớp học.

Như vậy, để thực hiện tốt hoạt động giảng dạy theo học chế tín chỉ,người thầy không chỉ truyền đạt những tri thức khoa học mà điều quan trọng

là hướng cho sinh viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự học và rèn luyệntốt các kỹ năng thao tác trong quá trình tự đào tạo Để làm tốt điều này,giảng viên phải có trách nhiệm:

- Nắm vững quy chế đào tạo, các quy định và hướng dẫn của Nhàtrường về công tác đào tạo tín chỉ

- Chuẩn bị bài giảng nghiêm túc, giảng dạy theo đúng đề cương mônhọc đã được phê duyệt Quản lý sinh viên của lớp môn học trong các giờ học

và các hoạt động giảng dạy khác Quyết định về điều kiện thi kết thúc mônhọc của sinh viên đối với từng trường hợp cụ thể

- Sử dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến và phù hợp vớiphương thức đào tạo theo tín chỉ để đảm bảo truyền thụ cho sinh viên nộidung môn học, hướng dẫn sinh viên rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực

tư duy sáng tạo, năng lực thu thập thông tin, xử lý thông tin, năng lực làmviệc nhóm, năng lực tự học và tự nghiên cứu

- Cung cấp danh mục các tài liệu tham khảo, hướng dẫn sinh viên vềmục tiêu và phương pháp đọc tài liệu tham khảo, tổ chức thảo luận, thựchành và các hoạt động chuyên môn khác

- Hướng dẫn cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở nhà và phải cóhình thức kiểm tra, kiểm soát và đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu củasinh Có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa họctheo phân công của khoa trong kế hoạch giảng dạy hàng năm

Trang 30

- Ra đề thi, chấm thi và trả bài thi theo đúng thời gian quy định.

Như đã trình bày ở trên, ta thấy hoạt động giảng dạy trong phươngthức đào tạo theo học chế tín chỉ có nhiều điểm khác, phức tạp hơn so vớiphương thức đào tạo theo niên chế học phần Để tổ chức quản lý tốt hoạtđộng giảng dạy khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo mới này, Nhàtrường phải có quy chế, quy định hướng dẫn phù hợp và một hệ thống quản

lý theo dõi và kiểm tra một cách chặt chẽ

1.4.2.2 Quản lý hoạt động học của sinh viên

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên không chỉ giới hạn trongphạm vi đào tạo, giáo dục sinh viên ở trên lớp, trong Trường, mà còn gồm

cả việc sinh viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập nhóm,

tham gia câu lạc bộ, tự học, thực hành thực tập, tham quan, giao lưu,

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là một trong những nội dungcủa công tác quản lý giáo dục trong Nhà trường, tiến hành theo quy chế của

Bộ Giáo dục và Đào tạo Quản lý hoạt động học tập của sinh viên bao hàmquản lý thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần thái độ và phươngpháp học tập Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là quản lý để thựchiện đồng bộ và toàn vẹn các nhân tố: mục tiêu học tập, nội dung học tập,phương pháp học tập, chủ thể học tập, điều kiện - phương tiện học tập, quychế học tập,… Lưu tâm thích đáng đến hoạt động học tập của người họcchính là trung tâm của toàn bộ công tác tổ chức quản lý giáo dục trong Nhàtrường Quản lý tốt hoạt động học tập của sinh viên sẽ nâng cao hiệu quảhọc tập ở sinh viên Chất lượng học tập của sinh viên phản ánh chất lượng

quản lý của Nhà trường bởi "Chất lượng giảng dạy và học tập phản ánh tập

trung tình trạng và chất lượng chung của toàn bộ giáo dục; và xét về nguyên tắc, nó thống nhất với chất lượng quản lý, chất lượng nghiên cứu và thông tin, chất lượng đào tạo” [24].

Trang 31

Trong quá trình đào tạo, ngoài sự hướng dẫn của giảng viên, nhiệm vụhọc tập của sinh viên là rất quan trọng và chính họ là trung tâm của quá trìnhđào tạo, quyết định chất lượng đào tạo Sinh viên cần tham khảo ý kiến của

cố vấn học tập để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mình và đăng kýmôn học theo mỗi học kỳ với Khoa, với Trường Thực hiện đầy đủ các yêucầu học tập môn học được quy định trong đề cương môn học của môn học

đó Nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu vàthường xuyên liên hệ với giảng viên, cố vấn học tập để được tư vấn, hỗ trợ

về vấn đề tự học, tự nghiên cứu Để thực hiện việc nâng cao chất lượng đàotạo trong học chế tín chỉ, sinh viên cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

- Chuẩn bị đầy đủ các học liệu của môn học (gồm học liệu bắt buộc

và học liệu tham khảo)

- Tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp, các buổi xê-mi-na theo cácđơn vị nhóm hoặc các lớp chuyên ngành của ngành học

- Nghe giảng và ghi chép bài giảng đầy đủ trong các giờ học trên lớp

- Làm đầy đủ các bài viết cá nhân/tuần; các bài tập nhóm/tháng, cácbài tập lớn; bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn

- Tích cực phát biểu trong khi thảo luận, chủ động đề xuất với giảngviên các nội dung thảo luận

1.4.2.3 Dạy học theo tín chỉ và sự thúc đẩy sinh viên nâng cao ý chí

tự học.

Hoạt động chiếm lĩnh tri thức của nhân loại để phục vụ cuộc sống làhoạt động mang tính tất yếu của con người Con người có thể nhận thức thếgiới khách quan và tri thức xã hội thông qua nhiều con đường khác nhau.Đối với sinh viên, học tập là hoạt động trọng tâm, là hoạt động chủ đạo, làhoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở tư duy độc lập,sáng tạo, phát triển để chuẩn bị kiến thức chuyên môn nhất định cho mộtngành nghề trong tương lai

Trang 32

Dạy học trong học chế tín chỉ, với những đặc trưng như đã trình bày,đặt sinh viên vào vị trí người làm chủ quá trình lao động của mình, chịutrách nhiệm chính về kết quả lao động của mình Đây vừa là yêu cầu vừa làđộng lực thúc đẩy sinh viên nâng cao ý chí tự học Vấn đề được thể hiện trênnhững nội dung cơ bản như:

- Trong học chế tín chỉ, sinh viên chỉ có khoảng 1/3 thời gian trên lớp

là được giảng viên hướng dẫn, thời gian còn lại, sinh viên phải tự học, tựnghiên cứu Nếu không thực hiện tốt hoạt động tự học, tự nghiên cứu, sinhviên không thể hoàn thành yêu cầu của bài học, đồng thời không thể có đủđiều kiện tiếp cận, tiếp thu các nội dung hướng dẫn mới của giảng viên

- Sinh viên hoạt động học tập theo nhóm là một trong những điểm đặctrưng của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ Để có thể tham gia thảoluận với thành viên trong nhóm và với giảng viên, đòi hỏi sinh viên phải tíchcực chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề, về yêu cầu được giao

- Trong học chế tín chỉ, sinh viên được chủ động trong việc xây dựng

kế hoạch học tập Kế hoạch học tập của sinh viên một mặt tạo điều kiện chosinh viên xác định lộ trình học tập phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mìnhđồng thời cũng tạo ra hiệu ứng của sự tác động xã hội, kích thích tâm lý

“thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly", nhằm nâng cao ý chí phấn

đấu của mỗi cá nhân sinh viên

- Sự lựa chọn chương trình, xây dựng kế hoạch, lộ trình học tập là yếu

tố tác động trực tiếp đến thời hạn học tập của sinh viên Học chế tín chỉ chophép sinh viên học trước, học vượt Tiết kiệm được thời gian đồng nghĩa vớitiết kiệm được của cải vật chất Tích cực, chủ động trong học tập, rút ngắnđược thời gian học tập trong Nhà trường là sinh viên đã tiết kiệm được củacải vật chất đầu tư cho hoạt động học, vấn đề này không chỉ có ý nghĩa đốivới bản thân mỗi sinh viên mà còn có ý nghĩa với toàn xã hội

Trang 33

- Phương thức kiểm tra đánh giá trong học chế tín chỉ với tần suất lớn,tiến hành thường xuyên, với nhiều nội dung, tài liệu tham khảo phong phúđòi hỏi sinh viên phải thật tập trung, lao động với công suất, hiệu suất lớnvừa nhằm đánh giá đúng hơn năng lực, mức độ, kết quả hoạt động học tậpcủa sinh viên vừa có thể được xem như là biện pháp “tấn công não” tronggiáo dục, kích thích sinh viên vươn lên trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức.Quản lý hoạt động dạy, hoạt động học của Nhà trường thực chất là các hoạtđộng đảm bảo, cung cấp, tạo điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình sinhviên vươn lên chiếm lĩnh tri thức phục vụ cho cuộc sống, cho xã hội theođúng mục tiêu đã xác định trong sứ mạng của Nhà trường Quản lý tốt hoạtđộng dạy, hoạt động học sẽ nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên Chấtlượng học tập của sinh viên là sự phản ánh chất lượng quản lý của Nhàtrường Bên cạnh những yếu tố tác động khách quan của học chế tín chỉ,Nhà trường phải tổ chức thực hiện tốt các hoạt động quản lý, đảm bảo điềukiện đủ cho kết quả học tập của sinh viên.

1.5 Yêu cầu quản lý hoạt động tự học theo học chế tín chỉ đối với sinh viên

Đối với phương thức đào tạo theo niên chế học phần, chương trìnhhọc tập của sinh viên sẽ căn cứ vào thời khóa biểu của từng học kỳ, năm học

và do Nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện Sinh viên chỉ tuân thủ theo

mà không có sự lựa chọn Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang phương thức đàotạo theo học chế tín chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính bảnthân người học lựa chọn Chính vì vậy, quản lý hoạt động tự học theo họcchế tín chỉ có nhiều điểm khác so với phương thức đào tạo cũ Để quản lýđược tốt hoạt động này, Nhà trường phải triển khai, thực hiện tốt những nộidung quản lý như việc đăng ký môn học của sinh viên, quản lý học liệu phục

vụ tự học, quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên và công táckiểm tra - đánh giá hoạt động giảng dạy

Trang 34

1.5.1 Thực hiện đăng ký môn học của sinh viên có sự hướng dẫn cho sinh viên chọn lựa môn học phù hợp nhu cầu - khả năng

Về mặt lý thuyết, trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, bắtđầu một học kỳ mỗi sinh viên sẽ tự quyết định các môn mà mình sẽ theo họctrong học kỳ đó Điều này giúp cho sinh viên có thể chủ động chọn lựa sốlượng môn học trong một học kỳ sao cho phù hợp với quỹ thời gian và nănglực học tập của mình Trường Đại học An Giang đã quy định việc đăng ký

môn học của sinh viên như sau: "Đầu mỗi học kỳ, sinh viên phải tìm hiểu,

nghiên cứu để nắm được chương trình đào tạo và đăng ký các học phần sẽ học trong học kỳ đó bằng phiếu đăng ký hoặc đăng ký trực tiếp trên máy tính thông qua mạng nội bộ của trường hoặc mạng Internet" [5] Trước khi

sinh viên đăng ký môn học, Nhà trường tổ chức một buổi hướng dẫn về lýthuyết chung cho sinh viên của toàn Trường, sau đó sẽ cho sinh viên đăng

ký môn học trên mạng máy tính Internet trực tuyến (Phụ lục – Mẫu 1.1, Tr.104,105) với sự hướng dẫn của cán bộ phòng Đào tạo Về quy trình đăng kýmôn học gồm có 3 bước sau :

Bước 1: Phát phiếu đăng ký môn học Phòng Đào tạo chuyển choKhoa phiếu đăng ký môn học, sau đó Khoa tổ chức phát phiếu cho sinh viên

có ký nhận thông qua các cố vấn học tập (Phụ lục – Mẫu 1.2, Tr.106)

Bước 2: Đăng ký học, ghi phiếu đăng ký môn học

Bước 3 : Thu nhận phiếu đăng ký

Sau khi đã hoàn tất quy trình đăng ký môn học, sinh viên có tráchnhiệm theo dõi phản hồi về kết quả đăng ký học tại phòng Đào tạo hoặc tạivăn phòng Khoa Kết quả đăng ký học tập của mỗi sinh viên được thông báo

ở "Phiếu đăng ký học tập" Trên phiếu ghi rõ tên các học phần, số tín chỉ,lịch học của các học phần, Khi đã biết được số lượng học phần mà mìnhphải tích luỹ, sinh viên sẽ xác định được thời gian học tập trong học kỳ củamình Từ đó, họ có thể sắp xếp thời gian hợp lý cho từng môn học, từng

Trang 35

mục tiêu, từng nhiệm vụ cụ thể Như vậy, việc đăng ký môn học không chỉgiúp sinh viên chủ động trong việc lập kế hoạch học tập khoa học, phù hợp

và hiệu quả mà còn giúp sinh viên xác định được các phương tiện, biện pháp

để thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch đó

1.5.2 Quản lý cung cấp học liệu phục vụ hoạt động tự học theo môn học đăng ký

Đối với hoạt động tự học, cùng với ý chí, nỗ lực học tập của sinhviên, học liệu là vấn đề có tính chất quyết định đến chất lượng học tập Sốlượng, chất lượng nguồn học liệu càng đảm bảo thì chất lượng hoạt động tựhọc càng có điều kiện để nâng lên Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề,Nhà trường đã chỉ đạo tổ chức biên soạn nhiều giáo trình, bài giảng và tàiliệu tham khảo phục vụ hoạt đông giảng dạy và học tập Hàng năm, Nhàtrường đã dành một khoản kinh phí không nhỏ cho hoạt động trên, về cơ bản

đã giải quyết được tình trạng thiếu bài giảng, giáo trình, đáp ứng khá tốt về

cơ sở học liệu, tài liệu cho sinh viên

Khác với phương thức đào tạo theo niên chế học phần, trong phươngthức đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên được giảng viên cung cấp bản đềcương môn học, trong đề cương ghi đầy đủ danh mục học liệu mà môn họcyêu cầu, bao gồm tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo Cụ thể hơn, trong phần

kế hoạch giảng dạy của từng tuần, mục "Yêu cầu sinh viên chuẩn bị" giảngviên đã chỉ rõ nội dung sinh viên cần đọc ứng với số trang, chương và từngmục cụ thể của từng cuốn giáo trình Điều này sẽ tạo điều kiện cho sinh viênkhông mất nhiều thời gian tìm kiếm, để tăng thời gian cho hoạt động học tập

Thư viện của Đại học An Giang là một đơn vị phục vụ chung cho sinhviên các Khoa trong toàn Trường Ngoài ra, còn có phòng tư liệu chuyênngành tại các Khoa, Bộ môn trực thuộc Thư viện có đủ các lại sách báo, tàiliệu đáp ứng nhu cầu về nghiên cứu và học tập của cán bộ giảng dạy và sinhviên, cũng như nhu cầu tìm hiểu về văn học lịch sử, văn hóa và các nhu cầu

Trang 36

về giải trí của độc giả Thư viện Đại học An Giang và các phòng tư liệu đều

có sổ sách theo dõi, thống kê số lượng độc giả đến đọc và mượn sách, tàiliệu Thư viện Đại học An Giang được tin học hóa và quản lý bằng mạngmáy tính, được nối mạng và liên kết khai thác tài liệu trong nội bộ Đại học

An Giang, có hệ thống tài liệu điện tử giúp người đọc có thể tra cứu Sách

và tài liệu trong Thư viện được tra cứu qua mạng, thường xuyên cập nhật tàiliệu mới, có nhiều biện pháp khuyến khích cán bộ, người học khai thác cóhiệu quả các tài liệu Tỷ lệ người đọc hàng năm tăng cao do hệ thống quản

lý, phục vụ được hiện đại hóa Sách và tài liệu được cập nhật trong từng học

kỳ của năm học Thư viện Đại học An Giang có quan hệ hợp tác với nhiềuthư viện trường đại học trong nước, thư viện quốc gia, thư viện các việnnghiên cứu, các trung tâm và địa phương

1.5.3 Quản lý hoạt động của giảng viên, sinh viên ở trên lớp

Theo yêu cầu của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, thì hìnhthức tổ chức các giờ học (giờ tín chỉ) là cách thức tổ chức thực hiện các hoạtđộng của giảng viên và sinh viên ứng với cách tổ chức chương trình mônhọc, trong đó coi trọng khâu tự học, năng lực nghiên cứu, thực hành, thựctập Có các hình thức tổ chức giờ tín chỉ như sau:

- Dạy, học trên lớp: Là dạy, học lý thuyết gồm nghe thuyết trình, ghi

chép bài giảng, làm và chữa bài tập, thảo luận, do giảng viên yêu cầu.

- Dạy, học trong phòng thực hành: Dạy, học thực hành, thực tập

- Dạy, học ở ngoài lớp, ngoài phòng thực hành: Tự học, tự nghiêncứu, các hoạt động theo nhóm,…

Gắn với hình thức tổ chức giờ tín chỉ là cách thức tổ chức hoạt độnggiảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên, đó chính là phươngpháp dạy và phương pháp học nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm

vụ dạy học đã xác định Hai phương pháp này không độc lập, tách rời nhau

mà liên quan và phụ thuộc lẫn nhau, vừa là mục đích vừa là nguyên nhân

Trang 37

của nhau Khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ,giảng viên phải xác định được nhiệm vụ cụ thể đối với từng loại giờ tín chỉnhư sau:

- Trong giờ lý thuyết, giảng viên ngoài việc hướng dẫn sinh viên nắm

rõ được các vấn đề đã nêu trong đề cương môn học còn xây dựng kịch bảncho một giờ lên lớp, gồm: Xác định thời gian, chủ đề, nội dung, yêu cầu chogiờ lên lớp lý thuyết; giới thiệu mục tiêu bài học, các yêu cầu cần thực hiện;lựa chọn và chuyển tải nội dung cốt lõi cần trình bày trên lớp; làm rõ nộidung, vấn đề sinh viên sẽ thảo luận, làm bài tập trên lớp hoặc tự học ở nhà

- Trong giờ thảo luận, giảng viên phải lựa chọn và giao các nội dung,các yêu cầu tài liệu để từng sinh viên (từng nhóm) chuẩn bị và trình bày tạitừng buổi thảo luận; soạn kịch bản về các nội dung thảo luận; tham dự,hướng dẫn, nhận xét và tổng kết thảo luận (giảng viên phải làm đạo diễn nộidung và chủ đề thảo luận); đánh giá phần chuẩn bị trình bày, thảo luận củatừng sinh viên (nhóm sinh viên)

- Giờ bài tập là thời gian lên lớp dành cho sinh viên làm bài tập hoặcchữa bài tập sinh viên đã chuẩn bị Có loại bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bàitập tuần và bài tập tháng Đối với giờ bài tập, giảng viên xác định rõ mụctiêu, nêu rõ tiêu chí đánh giá kết quả, chữa bài tập, đánh giá, cho điểm

- Giờ tự học xác định là bộ phận cấu thành tổng số giờ tín chỉ củamôn học Nội dung của giờ tự học xác định là một phần nội dung của mônhọc mà sinh viên phải tích luỹ bằng phương thức tự học Các hướng dẫnnày nhất thiết phải được giảng viên quy định rõ trong hướng dẫn sinh viên

tự học môn học Phải xác định nội dung cụ thể và giao nhiệm vụ tự học cho

sinh viên; cung cấp tài liệu và giới thiệu địa chỉ tìm tài liệu, hướng dẫncách xử lý tài liệu, xây dựng tiêu chí đánh giá, xác định thời hạn nộp báocáo kết quả tự học, tự nghiên cứu; đánh giá, nhận xét kết quả tự học, tựnghiên cứu

Trang 38

1.5.4 Tổ chức đánh giá chất lượng học tập kịp thời

Đặc trưng của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đặt sinh viênvào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học Sinh viên là chủ thể chủ độngkhám phá và lĩnh hội tri thức Cũng giống như các vấn đề xã hội khác, hoạtđộng tự học của sinh viên bên cạnh những ưu điểm cũng tồn tại nhữngnhược điểm rất dễ xảy ra như: khả năng xa rời, thoát ly mục tiêu, lệch chuẩnnhận thức, không tự đánh giá, kiểm soát được tính chuẩn xác của tài liệutrong nguồn tài liệu vô cùng phong phú và đa dạng,… Những yếu tố kể trên

có thể làm sai lệch chất lượng tự học, làm cho hoạt động tự học không đạtđược hiệu quả mong muốn Tổ chức kiểm tra, đánh giá kịp thời chất lượnghọc tập của sinh viên là để nhằm khắc phục những nhược điểm rất có thểxảy ra trong hoạt động tự học

Bên cạnh đó, trong thực tiễn đào tạo theo học chế tín chỉ ở một sốtrường đại học, một số vấn đề chủ quan tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng họctập của sinh viên cũng rất đáng được quan tâm như: Sinh viên thiếu tính tíchcực, tự giác trong học tập, chưa nhận thức đúng ý nghĩa của việc học tập, họctập mang tính đối phó Trước thực trạng nêu trên, hoạt động kiểm tra, đánh giáthường xuyên, bằng nhiều hình thức, kết hợp linh hoạt các biện pháp kiểm tratrên cơ sở xác định yêu cầu cụ thể đến cá nhân sinh viên là hoạt động quan trọng

để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh và nâng cao nhận thức cho sinh viên về hoạtđộng tự học, đánh giá đúng thực chất kết quả học tập, động viên, khuyến khíchsinh viên tích cực, chủ động tự học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Quản lý nội dung giảng dạy, quy trình kiểm tra - đánh giá theo đúngyêu cầu được xác định trong đề cương môn học là trách nhiệm của bộ máyquản lý trong Nhà trường, là trách nhiệm của từng cán bộ giảng viên,Trưởng Bộ môn, chủ nhiệm Khoa và được thực hiện trong sự kiểm tra giámsát của các bộ phận quản lý chức năng, đặc biệt là hoạt động của Phòng

Thanh tra Pháp chế và hệ thống thanh tra đào tạo.

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Qua các vấn đề lý luận trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tự học củasinh viên chính là một hình thức tổ chức dạy học ở bậc đại học - cao đẳng,trong đó phát huy cao nhất vai trò chủ thể, tích cực độc lập nhận thức củasinh viên nhưng không tách rời vai trò điều khiển của giảng viên Muốn cókết quả học tập cao đòi hỏi sinh viên phải có một quá trình rèn luyện thườngxuyên các kỹ năng tự học Trong quá trình rèn luyện đó giáo viên giữ vai tròquan trọng trong việc định hướng giáo dục, lựa chọn các biện pháp tác độngnhằm hình thành ở sinh viên các kỹ năng tự học và biết giúp sinh viên rènluyện kỹ năng tự học Việc rèn luyện kỹ năng tự học của sinh viên được tiếnhành trong mối quan hệ chặt chẽ, khoa học với hoạt động dạy của giảng viên

và hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo, định hướng, tổ chức, dẫn dắt và điềuchỉnh hoạt động tự học của sinh viên Quá trình dạy học phải biến thành quátrình tự học Tự học của sinh viên là yếu tố đảm bảo kết quả, chất lượng dạyhọc ở đại học, cao đẳng Đây cũng chính là quá trình dạy tự học mà các

trường đại học – cao đẳng đang quan tâm, nhất là kết hợp việc tự học truyền

thống với tự học chủ động theo tín chỉ là một hướng đi không phải dễ dàng,

nó cần thời gian và các yếu tố khác cấu thành thì mới đạt hiệu quả tốt

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

2.1 Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học An Giang

An Giang đào tạo giáo viên nhiều ngành và nhiều hệ

Cuối năm 1999, Chính phủ đáp ứng đề nghị thiết tha của các tỉnhĐồng bằng sông Cửu Long, nhằm từng bước cải tiến tình trạng xuống cấpcủa giáo dục Việt Nam, và đỡ bớt gánh nặng của Đại học Cần Thơ trước áplực của hơn 40.000 học sinh tốt nghiệp trung học hàng năm tại Đồng bằngsông Cửu Long, Chính phủ ký quyết định cho phép thành lập Trường Đạihọc An Giang tháng 12 năm 1999

Tháng 01 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cho phépxây dựng Trường Đại Học An Giang trên khu đất 40 hecta với tổng kinh phíđầu tư lên đến 35 triệu USD

Đại học An Giang được xem là trường Đại học trẻ ở khu vực Đồngbằng sông Cửu Long, và là trường Đại học công lập thứ hai được thành lập

ở khu vực này (sau Đại học Cần Thơ) vào thời điểm đó Trường Đại học AnGiang là cơ sở đào tạo công lập thuộc hệ thống các trường đại học ViệtNam, Trường trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang và chịu sự quản lý

Ngày đăng: 23/04/2013, 11:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vụ Đại học (Lưu hành nội bộ). Về hệ thống tín chỉ học tập. Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hệ thống tín chỉ học tập
5. Đại học An Giang. Một số văn bản áp dụng trong đào tạo theo học chế tín chỉ, năm học 2009 – 2010. Lưu hành nội bộ, Long Xuyên, tháng 4/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn bản áp dụng trong đào tạo theo học chế tín chỉ, năm học 2009 – 2010
6. Đại học An Giang. Niên lịch đào tạo 2009 – 2010. An Giang – 6/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên lịch đào tạo 2009 – 2010
7. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng IX. Nxb Chính trị Quốc gia, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng IX
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
8. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng X. Nxb Chính trị Quốc gia, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng X
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
9. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Viết Nam . Luật Giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
12. Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 1977.* Tác giả - Tác phẩm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học
13. Đặng Quốc Bảo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Đặng Quốc Bảo. Tự học - Vấn đề bức thiết của cán bộ quản lý, của mọi người. Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự học - Vấn đề bức thiết của cán bộ quản lý, của mọi người
15. Lê Khánh Bằng. Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học. Đại học Sư phạm Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức phương pháp tự học cho sinh viên đại học
16. Nguyễn Đức Chính. Đánh giá thực kết quả học tập trong giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực. Tham luận tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ III, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực kết quả học tập trong giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực
17. Vũ Quốc Chung - Lê Hải Yến. Để tự học đạt được hiệu quả. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để tự học đạt được hiệu quả
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
18. Thomas L. Friedman. Thế giới phẳng – Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI. Nxb Trẻ, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới phẳng – Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI
Nhà XB: Nxb Trẻ
19. Vũ Ngọc Hải – Trần Khánh Đức (đồng chủ biên). Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Bùi Minh Hiền – Đặng Quốc Bảo – Vũ Ngọc Hải. Quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
21. Trần Bá Hoành. Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục và đào tạo. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 7/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục và đào tạo
22. Trần Thị Tuyết Hồng. Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định (Luận văn tốt nghiệp 2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
23. Đặng Thanh Hương. Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Luận văn tốt nghiệp 2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
24. Trần Kiểm. Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
25. Harold Koontz. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học Kỹ thuật, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Nhà XB: Nxb Khoa học Kỹ thuật

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ chức năng của quản lý - Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
Hình 1.1. Sơ đồ chức năng của quản lý (Trang 16)
Bảng 3.2. Tổng hợp tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt  động tự học của sinh viên - Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
Bảng 3.2. Tổng hợp tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên (Trang 94)
Bảng 2.2. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên hệ chính quy - Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
Bảng 2.2. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên hệ chính quy (Trang 105)
Bảng 3.l. Tổng hợp tính cần thiết của các nhóm biện pháp quản lý  nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên - Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
Bảng 3.l. Tổng hợp tính cần thiết của các nhóm biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên (Trang 106)
Bảng 3.2. Tổng hợp tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động  tự học của sinh viên - Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
Bảng 3.2. Tổng hợp tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên (Trang 106)
Bảng 3.3. So sánh mức độ tính cần thiết, tính khả thi của 6 biện pháp - Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ
Bảng 3.3. So sánh mức độ tính cần thiết, tính khả thi của 6 biện pháp (Trang 107)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w