BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING --- TRẦN THỊ THU HƯỜNG NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
-
TRẦN THỊ THU HƯỜNG
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
Trang 2
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
-
TRẦN THỊ THU HƯỜNG
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “ Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi
thực hiện với sự hướng dẫn, hỗ trợ từ PGS.TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư.Ngoài các phần và số liệu tham khảo như đã trích dẫn, các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2015 Tác giả: Trần Thị Thu Hường
Trang 4L ỜI C ẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn với cô PGS.TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tiếp đến, tôi xin chân thành cám ơn đến tất cả quý Thầy/Cô - những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học cao học vừa qua tại trường Đại học Tài chính – Marketing
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình tôi, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân luôn luôn hỗ trợ và động viên tinh thần tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Mặc dù đã cố gắng hết sức để thực hiện bài luận văn này, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý Thầy/Cô và bạn đọc
Trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan……….…… i
Lời cảm ơn……….…… ii
Mục lục……… ……….iii
Danh mục các từ viết tắt……… …… ……….v
Danh mục các bảng biểu và hình………… ……… … vi
Tóm tắt luận văn……….……… … ……… 1
30T CHƯƠNG 1:30T 30TGIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU30T 3
1.1 Lý do chọn đề tài 3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 4
1.6 Kết cấu của luận văn 5
30T CHƯƠNG 2:30T 30TTỔNG QUAN LÝ THUYẾT30T 30T7 2.1 Một số khái niệm 7
2.1.1 Vốn luân chuyển 7
2.1.2 Quản trị vốn luân chuyển 12
2.1.3 Tỷ suất sinh lợi 14
2.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi……… 16
2.2.1 Quản trị các khoản phải thu và tỷ suất sinh lợi 17
2.2.2 Quản trị hàng tồn kho và lợi nhuậ tỷ suất sinh lợi 18
2.2.3 Quản trị các khoản phải trả và tỷ suất sinh lợi 19
2.2.4 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ suất sinh lợi 19
2.3 Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty qua các nghiên cứu trước đây 20
2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới 20
2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước 23
30T CHƯƠNG 3:30T 30TTHIẾT KẾ NGHIÊN CỨU30T 30T27 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết 26
3.1.1 Mô hình nghiên cứu 26
3.1.2 Giải thích các biến và các giả thuyết nghiên cứu 27
3.2 Quy trình nghiên cứu 30
Trang 63.3 Dữ liệu nghiên cứu 31
3.3.1 Khái quát về dữ liệu 31
3.3.2 Mô tả bộ dữ liệu 31
3.4 Trình tự xử lý dữ liệu 32
30T CHƯƠNG 4:30T 30TKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN30T 38
4.1 Tổng quan về ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam 38
4.1.1 Tầm quan trọng của ngành vật liệu xây dựng 38
4.1.2 Sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng 38
4.1.3 Phân loại vật liệu xây dựng 40
4.1.4 Thực trạng ngành vật liệu xây dựng 41
4.2 Thống kê mô tả 43
4.3 Phân tích mối quan hệ 46
4.4 Kết quả hồi quy 48
4.5 Các kiểm định 51
4.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến 51
4.5.2 Kiểm định phương sai thay đổi:……… 52
4.5.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan……… 52
4.5.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 53
4.6 Phân tích và thảo luận kết quả hồi quy 53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 60
5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu 60
5.2 Gợi ý chính sách 61
5.2.1 Xuất phát từ mối quan hệ giữa quản trị kỳ thu tiền bình quân và tỷ suất sinh lợi……… 61
5.2.2 Xuất phát từ mối quan hệ giữa quản trị kỳ thanh toán bình quân và tỷ suất sinh lợi……… 65
5.2.3 Xuất phát từ mối quan hệ giữa quản trị kỳ luân chuyển hàng tồn kho và tỷ suất sinh lợi ………67
5.2.4 Xuất phát từ mối quan hệ giữa quản trị chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ suất sinh lợi……… ……69
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu tiếp theo 70
Tài liệu tham khảo……… ……… 72
Phụ lục ……… 74
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
POOLED OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây……….24 Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình……….….27 Bảng 3.2: Bảng kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc……… 30 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả……… ……… 43 Bảng 4.2: Bảng phân tích tương quan……….…46 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy theo 3 phương pháp POOLED OLS, FEM, REM…….50 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định đa cộng tuyến………52 Bảng 4.5: Bảng kết quả hồi quy theo phương pháp GLS……… ………… 53 Bảng 4.6: Bảng kết quả về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ
thuộc………… ……… … 58
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Chu kỳ hoạt động tiền mặt của một doanh nghiệp……….7 Hình 2.2: Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và chu kỳ kinh doanh…… ……… 17 Hình 2.3: Ảnh hưởng về việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận doanh nghiệp.18
Trang 9TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục đích của nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành VLXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến theo các phương pháp POOLED OLS; FEM; REM; GLS cho mẫu nghiên cứu gồm 32 công
ty ngành VLXD được niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn từ
2009 - 2014 Các biến được đưa vào mô hình bao gồm: tỷ suất sinh lợi hoạt động gộp (GOP) là biến phụ thuộc; kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thanh toán bình quân (AP), chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC)
là các biến độc lập được sử dụng để đánh giá hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển; ngoài ra, tác giả còn đưa vào mô hình hồi quy các biến kiểm soát đó là tỷ
số nợ (FD), tỷ số tài sản tài chính (FFA), quy mô công ty (LNS) Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần của vốn luân chuyển (chu kỳ luân chuyển tiền mặt,
kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân) có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất sinh lợi của các công ty Cụ thể là CCC, AR, AP
và INV đều có mối quan hệ nghịch biến với GOP có nghĩa là muốn tăng tỷ suất sinh lợi của công ty thì phải rút ngắn: chu kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân Điều này cho thấy, các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông thông qua việc giảm chu
kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức tối ưu Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy mối tương quan nghịch biến giữa LNS, FD và GOP cho thấy công ty có quy mô càng lớn thì
tỷ suất sinh lợi lại thấp hơn những công ty có quy mô nhỏ và các công ty sử dụng
nợ cao thì sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi Đồng thời cũng tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa FFA và GOP, có nghĩa là tỷ số tài sản tài chính càng tăng thì tỷ suất sinh lợi của công ty cũng càng tăng và ngược lại
Tóm lại bài nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, đóng góp thêm vào kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi, cụ thể hơn là của các công ty ngành VLXD niêm yết trên TTCK VN Do đó các nhà quản trị có thể tạo ra tỷ suất sinh lợi bằng cách
Trang 10quản trị chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức phù hợp và đảm bảo các thành phần của nó được duy trì ở mức tối ưu nhất
Từ khóa: quản trị vốn luân chuyển, tỷ suất sinh lợi, chu kỳ luân chuyển tiền mặt
Trang 11CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Quản trị tài chính là một trong những chức năng quản lý cơ bản và quan trọng nhất, có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động và sự phát triển của một doanh nghiệp Quản trị vốn luân chuyển hay cụ thể là quản trị tài sản ngắn hạn và quản trị nợ ngắn hạn là một trong những nội dung rất quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp, vì nó trực tiếp tác động đến tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy quản trị vốn luân chuyển hiệu quả tác động trực tiếp lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp
Ở Việt Nam, vấn đề này cũng đã và đang được xem xét hàng ngày trong các quyết định của nhà quản trị tài chính các doanh nghiệp Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những bất ổn và rủi ro như hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong đó có quản trị vốn luân chuyển lại trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà quản trị doanh nghiệp Đặc biệt, trong giai đoạn từ
2009 đến 2014 khi mà hàng loạt những doanh nghiệp Việt Nam phải ngừng sản xuất, đóng cửa hoặc rơi vào tình trạng khốn khó, thu hẹp quy mô đã đặt ra dấu hỏi lớn về sự hữu hiệu của các chiến lược tài chính trước những thách thức khó khăn của nền kinh tế Do đó, quản trị vốn luân chuyển như thế nào để gia tăng tỷ suất sinh lợi trong điều kiện kinh tế hiện nay vẫn là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp Cụ thể, ngành VLXD là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, phần lớn tài sản của các công ty trong ngành là máy móc thiết bị, nhà xưởng và chi phí cố định của ngành khá cao Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và tỷ suất sinh lợi của các công ty trong ngành sẽ tăng cao bởi nó là đầu vào của các ngành khác, phần lớn là của ngành xây dựng như sắt, thép, xi măng… Khi ngành xây dựng kinh doanh phát triển thì ngành VLXD cũng có cơ hội để tăng trưởng Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ, dẫn đến doanh số,
tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành VLXD cũng sụt giảm nhanh Đặc biệt từ
Trang 12năm 2011 đến nay do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn chung đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các công ty ngành VLXD nói riêng Ngoài ra, đây còn là lĩnh vực sản xuất rất nhạy cảm với biến động giá cả
và tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới Vì vậy, quản trị vốn luân chuyển càng trở nên rất quan trọng và cần thiết trong chiến lược quản trị tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các công ty Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài
“ Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành VLXD niêm yết trên TTCK Việt Nam
- Tìm ra mối quan hệ giữa các thành phần của vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành vật liệu xây dựng trên TTCK Việt Nam
- Từ kết quả của các mối quan hệ trên, tác giả đề xuất các gợi ý chính sách để nâng cao hiệu quả quản trị vốn luân chuyển nhằm tăng tỷ suất sinh lợi cho các công ty ngành VLXD
1.3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của 32 công ty ngành VLXD niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2014 (6 năm)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng phần mềm Eviews với phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu dạng bảng; kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống: phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, tổng hợp, so sánh…
1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
− Đề tài cho thấy mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành VLXD niêm yết trên TTCK Việt Nam, giúp các công ty
Trang 13có thể xem xét hoạt động quản trị tài chính của mình để có thể nâng cao tỷ suất sinh lợi và qua đó gia tăng giá trị tài sản cho cổ đông
− Đề tài là một bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, đóng góp thêm vào kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành VLXD Việt Nam
− Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo trong một phạm vi rộng hơn
1.6 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
• Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Giới thiệu chung về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
• Chương 2: Tổng quan lý thuyết
Khảo sát và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi, giới thiệu một số nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi tại các công ty trên thế giới
và tại Việt Nam
• Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Trình bày một cách chi tiết về phương pháp nghiên cứu để kiểm định lại mô hình lý thuyết cùng các nghiên cứu trước đây
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày thống kê mô tả các biến đưa vào trong mô hình để phản ánh rõ được tình hình thu tiền, trả tiền, tồn trữ hàng tồn kho và chu kỳ luân chuyển tiền mặt của các công ty ngành VLXD Đồng thời chương 4 cũng trình bày kết quả kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp cho bài nghiên cứu
Trang 14• Chương 5: Kết luận và các gợi ý chính sách
Tổng kết lại các kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận về các kết quả khảo sát được Dựa trên mô hình đưa ra một số gợi ý chính sách cho các công ty ngành VLXD ở Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Nguyễn Thị Cành, 2013, trang 827-828)
Theo Trần Ngọc Thơ (2007), vốn luân chuyển được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn Theo nghĩa rộng vốn luân chuyển là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hóa qua tất cả các dạng – tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái ban đầu
là tiền mặt Chu kỳ hoạt động sẽ giống như hình dưới đây:
Hình 2.1: Chu kỳ hoạt động tiền mặt của một doanh nghiệp
Nguồn: Trần Ngọc Thơ, 2007, trang 713
Trang 162.1.1.2 Vai trò c ủa vốn luân chuyển trong hoạt động của doanh nghi ệp
Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, trả lương, phục vụ cho quá trình sản xuất Như vậy vốn luân chuyển là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn luân chuyển là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh
Ngoài ra vốn luân chuyển còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục Vốn luân chuyển còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp
Vốn luân chuyển còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa Vốn luân chuyển còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Vốn luân chuyển còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm
do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận Do đó, vốn luân chuyển đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra
2.1.1.3 Cách xác định vốn luân chuyển
Theo tác giả Đồng Thị Thanh Phương (2012), nhu cầu về vốn luân chuyển phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần phải dựa vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh để chọn phương pháp xác định nhu cầu vốn luân chuyển thích hợp Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp xác định nhu cầu vốn luân chuyển đơn giản sau:
100TPhương pháp phần trăm theo doanh thu
Theo phương pháp này doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
Trang 17− Tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản theo doanh thu ở năm hiện tại:
Các khoản mục của phần tài sản có mối quan hệ trực tiếp với doanh thu Vì vậy, chia các khoản mục của phần tài sản trên bảng tổng kết tài sản cho doanh thu, xác định tỷ lệ phần trăm của các khoản mục này theo doanh thu
Chia các khoản mục của phần nguồn vốn có mối quan hệ với doanh thu cho doanh thu, xác định tỷ lệ phần trăm của các khoản mục này theo doanh thu Vì chỉ một số khoản mục của nguồn vốn có quan hệ trực tiếp với doanh thu
− Dự báo doanh số năm kế tiếp và xác định bảng tổng kết tài sản tạm thời cho năm kế tiếp:
Để dự báo doanh số năm kế tiếp, doanh nghiệp sử dụng các phương pháp dự báo
Xác định bảng tổng kết tài sản tạm thời cho năm kế tiếp bằng cách nhân doanh thu dự báo ở năm kế tiếp với tỷ lệ phần trăm theo doanh thu của các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản năm trước
Cộng vào khoản mục lợi nhuận giữ lại phần lợi nhuận được giữ lại ở năm kế tiếp Trong đó, lợi nhuận giữ lại ở năm kế tiếp bằng lợi nhuận ròng ở năm kế tiếp nhân với tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
100TPhương pháp hồi quy đơn biến:
Khi doanh thu tăng lên thì vốn luân chuyển của doanh nghiệp cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, giữa doanh thu và vốn luân chuyển có mối quan hệ tương quan, nếu biểu diễn mối quan
hệ này lên đồ thị thì sẽ xác định được phương trình hồi quy đơn biến và phương pháp dự báo nhu cầu vốn luân chuyển thích hợp Tuy nhiên, để đơn giản hóa dự báo nhu cầu vốn luân chuyển, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính như sau:
Y = ax + b (2.1) Trong đó:
Y: Vốn luân chuyển bình quân thời kỳ quá khứ và thời dự báo
Trang 18x: Doanh thu thời kỳ quá khứ vào thời kỳ dự báo n: Số lượng số liệu của các thời kì quá khứ
Vốn luân chuyển bình quân trong năm được xác định bằng công thức:
Hoặc có thể xác định bằng công thức:
Theo phương pháp này, doanh nghiệp dựa vào chuỗi số liệu trong quá khứ về doanh thu và vốn luân chuyển bình quân để xây dựng hàm dự báo, sau đó dựa vào doanh thu dự báo để xác định nhu cầu vốn luân chuyển cho một thời xác định
100TPhương pháp dựa vào chu kỳ vận động của vốn luân chuyển
Chu kỳ vận động của vốn luân chuyển (chu kỳ luân chuyển tiền) là khoảng thời gian tiền vốn nằm trong vốn luân chuyển, hay khoảng thời gian từ khi chi tiền cho vốn luân chuyển đến khi thu tiền bán hàng từ vốn luân chuyển Khi phân tích quá trình vận động của vốn luân chuyển, có thể xác định chu kỳ luân chuyển tiền bằng công thức:
Tổng số vốn luân chuyển bình quân các tháng trong năm Vốn luân chuyển =
bình quân trong năm Số tháng trong năm
Tổng số vốn luân chuyển bình quân các quý trong năm Vốn luân chuyển =
bình quân trong năm Số quý trong năm
(2.2)
(2.3)
(2.4)
Trang 19Kỳ thu tiền bình quân
-Kỳ thanh toán bình quân
- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho là thời gian trung bình để chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm và tiêu thụ những sản phẩm đó Kỳ luân chuyển hàng tồn kho được xác định bằng công thức:
- Kỳ thu tiền bình quân là thời gian trung bình để chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt Kỳ thu tiền bình quân được tính bằng công thức:
- Kỳ thanh toán bình quân là thời gian trung bình từ khi mua nguyên vật liệu
và lao động đến khi thanh toán các khoản phải trả này
- Khi đã xác định được chu kỳ luân chuyển của vốn luân chuyển, doanh nghiệp có thể tính được nhu cầu vốn luân chuyển cần tài trợ bằng công thức:
Hàng tồn kho
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán bình quân ngày
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bán chịu bình quân ngày
Các khoản phải trả bình quân
Kỳ thanh toán bình quân =
Giá vốn hàng bán bình quân ngày
(2.5)
(2.6)
(2.9) (2.8) (2.7)
Nhu cầu vốn luân Chu kỳ luân Chi phí sản xuất
chuyển cần tài trợ chuyển tiền bình quân một ngày = x
Trang 202.1.2 Qu ản trị vốn luân chuyển
2.1.2.1 Khái ni ệm
Quản trị vốn luân chuyển (Working capital management) là việc lập chính sách vốn luân chuyển và cả việc thực hiện chính sách ấy trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày Hay cụ thể hơn quản trị vốn luân chuyển là quản trị tài sản lưu động và quản trị nợ ngắn hạn (Trần Ngọc Thơ và Dương Hữu Hạnh, 2005)
2.1.2.2 T ầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển
Vốn luân chuyển là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không? Tài sản cố định của doanh nghiệp
có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không? Vì vậy, với các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của họ là quản trị vốn luân chuyển bao gồm quản lý tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả Quản trị vốn luân chuyển hiệu quả sẽ thúc đẩy công ty gia tăng khả năng thanh toán bằng tiền mặt, tỷ suất sinh lợi và giá trị của các cổ đông
Tính thanh khoản: là đặc biệt quan trọng với các cổ đông và các chủ nợ đặc biệt là các chủ nợ ngắn hạn, vì tính thanh khoản của một doanh nghiệp cung cấp thông tin về khả năng trả các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp Lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả là một dòng tiền tổng thể có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp Một doanh nghiệp xem xét giảm mức tiền mặt bằng cách giữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ đe dọa đến tính thanh khoản của doanh nghiệp mà nếu không điều chỉnh thì sẽ dẫn đến phá sản Mặt khác, tăng mức tiền mặt có thể dẫn đến tình trạng vốn của doanh nghiệp không được sử dụng có hiệu quả Bằng cách duy trì mức độ thanh khoản thích hợp, doanh nghiệp sẽ có thể gia tăng tỷ suất sinh lợi và hơn thế nữa doanh nghiệp có thể khai thác các cơ hội lợi nhuận khi chúng phát sinh
Khả năng thanh toán và nguy cơ phá sản: thiếu tính thanh khoản có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và thậm chí phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì các khoản nợ của doanh nghiệp lớn hơn tài sản của doanh nghiệp Nợ quá nhiều sẽ làm cho doanh nghiệp có rủi ro tiềm năng lớn và có nguy cơ phá sản
Trang 21tiềm năng Các cổ đông và các chủ nợ đánh giá mức độ rủi ro mà họ phải chịu, và yêu cầu bồi thường trước về những rủi ro phát sinh từ cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Tính hiệu quả: để doanh nghiệp được hiệu quả cao, nhà quản lý phải đưa ra các chính sách về quản trị hàng tồn kho sao cho phù hợp Nếu như năng suất sản xuất của công ty cao nhưng nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất không đủ
sẽ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn gây ra sự chậm trễ trong sản xuất Do
đó cần phải có sự cân đối hợp lý giữa các thành phần trong hàng tồn kho để quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục
Tỷ suất sinh lợi: nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đầu tư vào vốn luân chuyển và tài trợ cho khoản đầu tư này Tuy nhiên, quyết định này thường liên quan đến một sự đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi Nói chung, rủi ro càng cao thì tỷ suất sinh lợi được yêu cầu bởi nhà quản lý và cổ đông để tài trợ cho đầu tư vốn luân chuyển sẽ càng cao Chẳng hạn như một sự sụt giảm trong tài sản ngắn hạn có thể làm tăng nguy cơ thiếu hàng hay thiếu tiền nếu nhu cầu doanh số bán hàng tăng đột biến Và nếu tài sản ngắn hạn giảm thì tỷ suất sinh lợi
có thể được cải thiện vì lợi nhuận trên tài sản tăng Nhưng nếu duy trì vốn luân chuyển ở mức độ cao thì có thể làm giảm rủi ro, do đó lợi nhuận có thể cũng sẽ giảm Vì vậy trong việc duy trì tỷ suất sinh lợi, các nhà quản lý phải loại bỏ các khoản đầu tư không kinh tế và các nguồn tài trợ tốn kém để đảm bảo giá trị được tạo ra cho các cổ đông là cao nhất
Giá trị kinh tế gia tăng (EVA)P0F
1
P: nhấn mạnh đến việc tập trung kinh doanh vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, nhà đầu tư, các nhà phân tích, nhà quản lý và các cổ đông Các cổ đông thường liên tục yêu cầu cải tiến chính sách tài chính và việc quản trị vốn luân chuyển Kết hợp giá trị kinh
tế gia tăng với việc quản trị vốn luân chuyển sẽ khuyến khích cho nhà quản lý tập trung vào việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp
lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn
Trang 22Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng quản trị vốn luân chuyển có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp
2.1.3 T ỷ suất sinh lợi
2.1.3.1 Khái ni ệm
Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền Thu nhập này sau khi bù đắp các khoản chi phí hoạt động kinh doanh có liên quan, còn lại là lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp Vì vậy, lợi nhuận được xem là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp cuối cùng của hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp (Bùi Hữu Phước, 2009)
Tỷ suất sinh lợi là lợi nhuận có được từ một đồng vốn đầu tư, thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa mức lợi nhuận thu được và giá trị khoản đầu tư
bỏ ra Tỷ suất sinh lợi được tính theo kỳ hạn (1 tháng, 1 quý, 1 năm…)
2.1.3.2 Các ch ỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi
Theo Eugene F Brigham, Joel F Houston (2004, theo bản dịch Nguyễn Thị Cành, 2013):
a) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu – Net profit margin ratio (ROS):
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Số liệu về lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) và doanh thu đều có thể lấy
từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ số mang giá trị
âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công
ty, người ta thường so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia
b) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – Return on total assets ratio (ROA):
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
(2.10)
Trang 23Chỉ tiêu này đo lường tỷ suất sinh lợi trên một đồng tài sản của công ty Tỷ
số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay 1 năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay
lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ
số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp
c) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – Return on equity ratio (ROE):
Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay 1 năm) gọi là
kỳ báo cáo Nếu tỷ số này mang giá trị dương là công ty kinh doanh có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty kinh doanh thua lỗ Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành
d) Tỷ suất sinh lợi hoạt động gộp – Gross Operating Profitability (GOP): Chỉ số này cho biết trên mỗi đồng tài sản (đã trừ tài sản tài chính) tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này được tính bằng cách lấy doanh thu của
Lợi nhuận sau thuế
Trang 24doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay 1 năm) trừ
đi chi phí giá vốn hàng bán sau đó chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tài sản tài chính trong cùng kỳ Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh
nghiệp kinh doanh càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh kinh doanh thua lỗ Doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi sinh lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó kinh doanh có lợi nhuận cao hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó
2.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và
tỷ suất sinh lợi
Vốn luân chuyển là vốn rất cần thiết hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp Quản trị vốn luân chuyển là một nhiệm vụ quan trọng của người
quản lý với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro mất
khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn Do vậy, hiệu quả của
quản trị vốn luân chuyển phụ thuộc vào sự cân đối giữa tính thanh khoản và tỷ
suất sinh lợi của doanh nghiệp (Filbeck, Krueger & Preece, 2007; theo Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2014): sự thiếu hụt vốn luân chuyển có thể gây trục trặc cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp nhưng đầu tư quá nhiều vào vốn luân chuyển thì lại làm giảm rủi ro thanh khoản, sẽ làm tăng chi phí cơ hội của đầu tư, đặc biệt khi doanh nghiệp dùng nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho vốn luân chuyển Một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển là chu kỳ luân chuyển tiền mặt (Cash Conversion Cycle – CCC) được đưa ra bởi Richards & Laughlin, 1980; theo Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2014 Chu kỳ luân chuyển tiền được tính toán theo công thức sau:
CCC =AR + INV – AP Trong đó:
Trang 25CCC: Chu kỳ luân chuyển tiền (ngày)
AR: Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
INV: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày)
AP: Kỳ thanh toán bình quân (ngày)
Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh được diễn
tả trong sơ đồ sau đây:
Hình 2.2 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và chu kỳ kinh doanh
( Ngu ồn: Ross và cộng sự, 2003; theo Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2014)
Như vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và các thành phần của nó với tỷ suất sinh lợi Theo Trần Ngọc Thơ và Dương Hữu Hạnh (2005):
2.2.1 Qu ản trị các khoản phải thu và tỷ suất sinh lợi
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với nhiều mức độ khác nhau Việc kiểm soát các khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Nếu không bán chịu thì hàng hóa sẽ
mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận còn nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì lại dẫn đến chi phí cho khoản phải thu tăng lên có nguy cơ phát sinh các
ản nợ khó đòi vì vậy khả năng không thu hồi vốn cũng gia tăng Chính vì vậy
Thời gian Hàng tồn kho mua Hàng tồn kho bán
Tiền mặt nhận được
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Kỳ thu tiền bình quân
Tiền mặt trả cho hàng tồn kho
Kỳ trả tiền bình quân Kỳ chuyển đổi tiền mặt
Chu kỳ kinh doanh
Trang 26việc quản trị các khoản phải thu cần phải được xem xét cẩn thận sao cho phù hợp
nhất
2.2.2 Qu ản trị hàng tồn kho và tỷ suất sinh lợi
Hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn trong tổng giá trị tài
sản của doanh nghiệp, thường giá trị hàng tồn kho chiếm từ 36% đền 40 % tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Nó không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất… Mỗi một đồng hàng tồn kho là một đồng không được dùng vào việc đầu tư cho sản phẩm hay dịch vụ mới, hoặc tăng năng lực sản xuất Và khi mức tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến chi phí tăng cao như phải thêm chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do đầu tư vào hàng tồn kho, đối với một số hàng hóa nếu dự trữ quá lâu sẽ bị hư hỏng, hao hụt, giảm chất lượng… Nhưng ngược lại thì việc duy trì hàng tồn kho lại giúp công ty chủ động hơn trong sản xuất tiêu thụ
sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh tránh nguy cơ mất khách hàng và ngưng sản xuất Chính vì những lý do này mà việc quản lý hàng tồn kho
rất quan trọng, nó cần phải được các nhà quản lý cần nhắc kĩ giữa lợi ích và chi phí cho việc giữ hàng tồn kho vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Sau đây là sơ đồ tóm tắt về ảnh hưởng của việc dự trữ hàng tồn kho đến
lợi nhuận của doanh nghiệp
Hình 2.3: Ảnh hưởng về việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận doanh nghiệp
ồn:http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=3020)
Dự trữ
Giảm lợi nhuận Mất khách hàng Ngừng sản xuất
Thiếu nguyên liệu Thiếu hàng hóa
Quá ít
Chi phí dự trữ Đọng vốn
Hàng thừa Nguyên liệu thừa
Quá nhiều
Trang 272.2.3 Qu ản trị các khoản phải trả và tỷ suất sinh lợi
Khoản phải trả là nghĩa vụ của doanh nghiệp phải trả toàn bộ nợ ngắn hạn của mình cho các chủ nợ Và đây cũng là khoản tiền mà doanh nghiệp có thể chiếm dụng của nhà cung cấp, đồng thời cũng là nguồn tài trợ ngắn hạn ít tốn kém
chi phí sử dụng vốn Quản trị các khoản phải trả liên quan đến những điều khoản thanh toán với nhà cung cấp Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín công ty, quy mô, giá trị hợp đồng…Nếu doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán sẽ giảm
áp lực cho dòng tiền hoạt động, từ giảm chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên, các nhà quản trị nên xem xét cẩn thận khi muốn kéo dài thời gian thanh toán này vì nó có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi nhuận của công ty trong dài hạn
2.2.4 Chu k ỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ suất sinh lợi
Chu kỳ luân chuyển tiền mặt là thời kỳ giữa việc thanh toán tiền nguyên vật liệu của doanh nghiệp và việc thu tiền bán hàng của doanh nghiệp Theo quan điểm truyền thống về mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ suất sinh lợi của công ty thì trong trường hợp các yếu tố khác không đổi thì một CCC dài hơn sẽ làm tổn hại đến lợi nhuận của công ty Việc rút ngắn CCC sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty bởi vì sẽ cải thiện hiệu quả việc sử dụng vốn luân chuyển
Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền mặt ứ đọng trong vốn luân chuyển, công ty
có thể hoạt động hiệu quả hơn CCC có thể được rút ngắn bằng cách giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu hồi nợ hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp
Bất kỳ sự tăng hay giảm các thành phần của vốn luân chuyển đều có tác động tương ứng đến lợi nhuận của công ty CCC được sử dụng để đo lường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển Do đó việc nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển đều được thực hiện thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa CCC
và tỷ suất sinh lợi
Trang 282.3 Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty qua các nghiên cứu trước đây
2.3.1 M ột số mô hình nghiên cứu trên thế giới
2.3.1.1 Nghiên cứu của Deloof (2003)
Năm 2003, Deloof đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của 1.009 công ty phi tài chính quy mô lớn của Bỉ trong khoảng thời gian 5 năm từ 1992 – 1996 Kết quả nghiên cứu cho rằng có một mối tương quan ngược chiều giữa khả năng sinh lợi với chu kỳ luân chuyển tiền mặt cũng như với chu kỳ thu tiền và chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho Trên cơ sở
đó tác giả cho rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ bằng cách giảm số ngày các khoản phải thu và số ngày hàng tồn kho đến một mức tối thiểu có thể Mối quan hệ ngược chiều giữa các khoản phải trả và khả năng sinh lợi cũng phù hợp với các quan điểm cho rằng các công ty có khả năng sinh lợi kém thường kéo dài các khoản thanh toán các hóa đơn của mình Hạn chế của
nghiên cứu này là nghiên cứu về mối quan hệ của tất cả các công ty mà chưa đi vào một ngành cụ thể nào
2.3.1.2 Nghiên cứu của Lazardidis và Tryfonidis (2006)
Lazardidis và Tryfonidis (2006) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận
và quản trị vốn luân chuyển của 131 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ASE (Athens Stock Exchange – Hi Lạp) trong giai đoạn 2001 – 2004 Trong đó, lợi nhuận hoạt động thuần (Gross PR – Gross operating profitability) là biến phụ thuộc - được sử dụng để đo lường lợi nhuận của công ty, còn chu kỳ luân chuyển tiền mặt và các thành phần của nó là các biến độc lập – được sử dụng để đo lường việc quản trị vốn luân chuyển Ngoài ra, tác giả còn đưa vào mô hình 03 biến kiểm soát đó là tỷ lệ nợ, quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng logarit tự nhiên của doanh thu và tỷ lệ đầu tư tài chính ngắn hạn Biến giả ngành công nghiệp cũng được vào mô hình
Kết quả cho thấy mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa lợi nhuận hoạt động thuần và chu kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân Và ngược lại, kỳ thanh toán bình quân lại có mối quan hệ đồng biến, nhưng không có
Trang 29ý nghĩa thống kê Nghĩa là việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt, giảm số ngày thu tiền khách hàng sẽ làm tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp và kéo dài thời gian thanh toán cho các hóa đơn để tận dụng thời hạn cấp tín dụng từ các nhà cung cấp sẽ cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp Ngoài ra tác giả còn phát hiện thêm rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì lợi nhuận hoạt động cao hơn Tóm lại, các nhà quản trị có thể tạo ra lợi nhuận cho các công ty bằng cách quản trị chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức phù hợp và đảm bảo duy trì các thành phần ở mức tối ưu nhất Tuy nhiên, nghiên cứu này bị giới hạn là chỉ mới nghiên cứu về mối quan hệ của tất cả các công ty mà chưa đi vào một ngành cụ thể nào và mẫu nghiên cứu tương đối ít
2.3.1.3 N ghiên cứu của Gill, Biger và Mathur (2010)
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận hoạt động gộp với một mẫu gồm 88 công ty sản xuất của Mỹ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NewYork trong 3 năm từ
2005 – 2007 Biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu là lợi nhuận hoạt động gộp (GOP) được tính giống như nghiên cứu của nhóm tác giả Lazardidis và cộng sự 34THọ đã tìm thấy34T 34Tmối quan hệ34T 34Tcó ý nghĩa34T 34Tthống kê giữa các34Tthành phần của 34T
chu kỳ luân chuyển tiền mặt34T 34Tvà tỷ suất sinh lợi, được34T 34Tđánh giá thông qua34T 34Tlợi nhuận gộp Tác giả chứng minh,34T 34Tcác nhà quản lý34T 34Tcó thể34T 34Ttạo ra lợi nhuận34T 34Tcho công ty34T 34Tcủa
họ bằng cách34T 34Txác định đúng34Tđắn 34Tchu kỳ luân chuyển tiền mặt và34T 34Tkhoản phải thu34T 34Tở mức tối ưu34T.34TĐồng thời, chỉ ra rằng 34Tcó mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận và
kỳ thu tiền bình quân và có mối quan hệ đồng biến giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận Như vậy, lợi nhuận hoạt động gộp là mục tiêu điều khiển các nhà quản lý phải quản lý các khoản phải thu có hiệu quả Vì vậy, những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ bằng cách giảm số ngày cho các khoản phải thu Ngoài ra, có mối quan hệ nghịch biến giữa các khoản phải thu và lợi nhuận hoạt động gộp của công
ty và họ cho rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp sẽ mong muốn giảm các khoản phải thu của khách hàng trong việc nỗ lực giảm khoảng cách chu kỳ luân
chuyển tiền mặt của công ty họ Tuy nhiên, họ không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thanh toán bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và lợi
Trang 30nhuận Trên cơ sở kết quả của bài viết, tác giả kết luận rằng lợi nhuận có thể tăng thêm nếu các công ty quản lý vốn luân chuyển của mình một cách hiệu quả hơn Nghiên cứu của nhóm tác giả này khác với các nghiên cứu của Deloof (2003) ở điểm: một chu kỳ luân chuyển tiền mặt dài hơn có thể làm gia tăng lợi nhuận cho công ty bởi vì nó sẽ dẫn đến doanh thu cao hơn, nếu chi phí đầu tư vào vốn luân chuyển thấp hơn và tăng chậm hơn so với những lợi ích thu được từ việc lưu trữ nhiều hàng tồn kho và cấp tín dụng thương mại cho khách hàng Nghiên cứu này
có giới hạn là mẫu nghiên cứu chỉ giới hạn các công ty sản xuất công nghiệp của
Mỹ, nên những phát hiện của nghiên cứu này chỉ có thể được khái quát hóa cho các công ty sản xuất Ngoài ra, kích thước mẫu của nghiên cứu tương đối nhỏ
2.3.1.4 Nghiên cứu của Nobanee, Abdullatif và Alhajja (2011)
Nhóm tác giả này đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004 theo quy
mô và ngành công nghiệp khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận đối với các doanh nghiệp có quy mô khác nhau Việc quản trị hiệu quả vốn luân chuyển các doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ làm tăng lợi nhuận nhiều hơn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn Kết quả cũng cho thấy rằng chu kỳ luân chuyển tiền mặt nghịch
biến và có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các ngành công nghiệp trừ ngành thương mại và dịch vụ Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra các hạn chế chính của nghiên cứu này là các ràng buộc của thời gian nghiên cứu trong những năm 1990-2004 và không mở rộng hơn nữa Những hạn chế khác bao gồm việc thiếu tiếp cận các biện pháp hoạt động của lợi nhuận của các công ty Nhật Bản như thu nhập hoạt động
tổng tài sản và thu nhập hoạt động bán hàng
2.3.1.5 Nghiên cứu của Sharma và Kumar (2011)
Khác với kết quả của những nghiên cứu trên, Sharma và Kumar (2011) đã nghiên cứu tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi ở những công ty Ấn
Độ với dữ liệu nghiên cứu gồm 263 công ty phi tài chính BSE 500 niêm yết trên sàn chứng khoán Bombay từ 2002 đến 2008 Hai nhà khoa học đã phân tích dữ
liệu bằng hồi quy đa nhân tố OLS và tìm thấy mối tương quan dương giữa vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi Điều này có nghĩa rằng khi các công ty Ấn Độ gia
Trang 31tăng vòng quay tiền mặt, tỷ suất sinh lợi có thể cao hơn Các tác giả suy luận rằng
Ấn Độ là thị trường đang phát triển, các công ty dường như sinh lợi nhiều hơn khi
mở rộng chính sách bán chịu, do đó có nhiều khách hàng hơn, nhiều doanh thu hơn, và dẫn tới nhiều lợi nhuận hơn
2.3.2 M ột số mô hình nghiên cứu trong nước
2.3.2.1 Nghiên c ứu của Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014)
Bài nghiên cứu này sử dụng phân tích dữ liệu bảng gồm 208 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2006 – 2012 Kết quả nghiên cứu
bằng các phương pháp khác nhau đều đã chứng minh cho thấy quản trị vốn luân chuyển được đo lường bằng chu lỳ luân chuyển tiền có tác động âm lên tỷ suất sinh lợi hoạt động kinh doanh của các công ty, họ cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền, kỳ lưu kho và kỳ phải trả với
tỷ lệ lợi nhuận hoạt động từ hoạt động kinh doanh Điều này hàm ý rằng các công
ty có thể tăng lợi nhuận của mình bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền, kỳ lưu kho và kỳ
phải trả Tuy nhiên mức tác động không lớn
Trang 32B ảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây
Tác giả Tên đề tài nghiên cứu Biến phụ thuộc Biến độc lập Kết quả nghiên
Lợi nhuận hoạt động gộp (Gross operating Income)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) -
Kỳ thu tiền bình quân (AR) -
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) -
Kỳ thanh toán bình quân (AP) -
Lợi nhuận hoạt động gộp (Gross operating Profitability)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) -
Kỳ thu tiền bình quân (AR) -
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) N/A
Kỳ thanh toán bình quân (AP) +
Nhóm tác giả
Gill, Biger,
Mathur (2010)
Quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận gộp của các công ty niêm yết trên sàn NewYork (Mỹ)
Lợi nhuận hoạt động gộp (GOP)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) +
Kỳ thu tiền bình quân (AR) -
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) N/A
Kỳ thanh toán bình quân (AP) N/A
Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) -
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) +
Kỳ thu tiền bình quân (AR) +
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) -
Kỳ thanh toán bình quân (AP) -
Những nghiên cứu trong nước
Lợi nhuận hoạt động gộp (GOP)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) -
Kỳ thu tiền bình quân (RP) -
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (IP) -
Kỳ thanh toán bình quân (PP) -
(Ngu ồn: Tổng hợp của tác giả)
U
Ghi chúU: (+): quan hệ đồng biến; (-): quan hệ nghịch biến; N/A: Không có ý nghĩa ống kê
Trang 33Kết luận chương 2
Nội dung của chương 2 đã trình bày lý thuyết về quản trị vốn luân chuyển ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp Một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển là chu kỳ luân chuyển tiền mặt, chu
kỳ luân chuyển tiền mặt gồm kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho,
kỳ thanh toán bình quân Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khảo sát những nghiên cứu trước đây: trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của công ty với quản trị vốn luân chuyển Mặc dù, những nghiên cứu này được tiến hành ở các các quốc gia khác nhau cả về điều kiện, môi trường kinh doanh, chính sách tài chính… Nhưng hầu hết các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng: Có mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và các thành phần của nó (kỳ thu tiền bình quân, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân) với tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp Nghĩa là công ty quản lý vốn luân chuyển hiệu quả bằng cách rút ngắn đến mức tối thiểu ngày trung bình các khoản phải thu, số ngày hàng tồn kho và trì hoãn một cách hợp lý số ngày thanh toán cho nhà cung cấp thì sẽ dẫn đến hiệu quả quản lý vốn luân chuyển thể hiện qua chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức thấp nhất từ đó nâng cao tỷ suất sinh lợi của công ty và ngược lại
Tất cả các nghiên cứu trên là nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc về quản trị vốn luân chuyển Dựa trên những kết quả của những nghiên cứu trước đây, tác giả tiếp tục phát triển nghiên cứu về đề tài này với số liệu của các công ty ngành VLXD niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 ở chương tiếp theo
Trang 34CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết
3.1.1 Mô hình nghiên c ứu
Dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu và ứng dụng mô hình nghiên cứu của Gill, Biger và Mathur (2010), kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận DN gộp với một mẫu gồm 88 công ty sản xuất của Mỹ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NewYork trong 3 năm từ 2005 – 2007,
các biến được đưa vào mô hình bao gồm: tỷ suất sinh lợi hoạt động gộp, kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ luân chuyển tiền mặt, tỷ số nợ, tỷ số tài sản tài chính, quy mô công ty Mô hình hồi quy tổng quát tác giả sử dụng cho dữ liệu của các công ty ngành VLXD trên TTCK Việt Nam như sau:
ε β
β β
Trang 353.1.2 Gi ải thích các biến và các giả thuyết nghiên cứu
Các biến được chọn để đưa vào trong mô hình nghiên cứu dựa trên những nghiên cứu trước đây liên quan đến mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận Bảng dưới đây là bảng liệt kê chi tiết: loại biến, tên biến, ký hiệu và công thức tính toán của các biến được sử dụng trong mô hình Và với mục tiêu tìm mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi hoạt động gộp của công ty, dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình
Biến phụ thuộc
GOP Tỷ suất sinh lợi hoạt động gộp (Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán)/ (Tổng tài sản - Tài sản tài chính)
AR Kỳ thu tiền bình quân (Khoản phải thu/ doanh thu)*365
AP Kỳ thanh toán bình quân (Khoản phải trả/ giá vốn hàng bán)*365 INV Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Hàng tồn kho/ giá vốn hàng bán)*365 CCC Chu kỳ luân chuyển tiền mặt AR + INV - AP
LNS Quy mô công ty Logarit tự nhiên của doanh thu thuần
FD Tỷ số nợ Tổng nợ/Tổng tài sản FFA Tỷ số tài sản tài chính Tài sản tài chính/Tổng tài sản
Biến độc lập
Biến kiểm soát
( Nguồn: Gill, Biger và Mathur, 2010; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013)
34T
Biến độc lập:
Trang 36AR: kỳ thu tiền bình quân là biến đại diện cho các khoản phải thu của công
ty, là thời gian trung bình từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền từ khách hàng, hoặc thời gian trung bình công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn Công ty càng rút ngắn kỳ thu tiền bình quân có nghĩa là thắt chặt các chính sách tín dụng thì công ty sẽ đảm bảo thu được tiền về nhanh chóng, từ đó sẽ đảm bảo cho các hoạt động đầu tư của công ty tăng tỷ suất sinh lợi (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Gill, Biger và Mathur, 2010; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013)
U
Giả thuyết 1U:
H1: Có mối quan hệ nghịch biến (-) giữa kỳ thu tiền bình quân và tỷ suất sinh
lợi hoạt động gộp đối với các công ty ngành VLXD ở Việt Nam
AP: kỳ thanh toán bình quân là khoảng thời gian trung bình từ khi mua
hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán, hoặc thời gian trung bình công ty chiếm dụng vốn của người bán Việc kéo dài thời gian thanh toán cho phép các công ty có thể tận dụng được nguồn vốn tạm thời để đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó có thể làm tăng lợi nhuận (Lazaridis và Tryfonidis, 2006) Tuy nhiên, kéo dài thời gian thanh toán có thể làm mất uy tín của các công ty, và nó có thể làm giảm tỷ suất sinh lợi của công ty (Deloof, 2003; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013)
U
Giả thuyết 2U:
H2: Có mối quan hệ đồng biến (+) giữa kỳ thanh toán bình quân và tỷ suất
sinh lợi hoạt động gộp đối với các công ty ngành VLXD ở Việt Nam
INV: kỳ luân chuyển hàng tồn kho là khoảng thời gian trung bình cần thiết
để chuyển nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những sản phẩm này Việc rút ngắn kỳ luân chuyển hàng tồn kho sẽ đẩy nhanh quá trình kinh doanh làm tăng doanh thu và giảm các chi phí liên quan đến việc nắm giữ hàng tồn kho từ đó làm tăng tỷ suất sinh lợi của các công ty (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Sharma và Kumar, 2011; …)
U
Giả thuyết 3U:
H3: Có mối quan hệ nghịch biến (-) giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho và tỷ
suất sinh lợi hoạt động gộp đối với các công ty ngành VLXD ở Việt Nam
Trang 37CCC: chu kỳ luân chuyển tiền mặt là khoảng thời gian từ khi trả tiền mua
nguyên vật liệu thô đến khi thu tiền bán thành phẩm Rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt có nghĩa là rút ngắn khoảng thời gian công ty thu hồi lại tiền mặt thì sẽ làm tăng tỷ suất sinh lợi (Gill, Biger và Mathur, 2010; Sharma và Kumar, 2011)
U
Giả thuyết 4U:
H4: Có mối quan hệ nghịch biến (-) giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ
suất sinh lợi hoạt động gộp đối với các công ty ngành VLXD ở Việt Nam
Biến kiểm soát:
LNS: quy mô của công ty được đo bằng logarit tự nhiên của doanh thu thuần,
biến này được dùng làm đại diện cho kích cỡ của công ty những công ty có quy
mô càng lớn thì được mong đợi có tỷ suất sinh lợi càng cao (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Gill, Biger và Mathur, 2010; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013) Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng quy mô công ty càng nhỏ thì tỷ suất sinh lợi lại càng cao (Sharma và Kumar, 2011)
FD: tỷ số nợ là tỷ số cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh
nghiệp là từ đi vay Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này mà quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, điều này có thể hàm
ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh Việc duy trì
tỷ lệ cao làm giảm tính thanh khoản và tăng chi phí kiệt quệ tài chính cho công ty
từ đó làm giảm tỷ suất sinh lợi (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Gill, Biger và Mathur, 2010; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013)
FFA: tỷ số tài sản tài chính Tỷ số này cho biết tài sản tài chính chiếm bao
nhiêu trong tổng tài sản Nếu đầu tư vào tài sản tài chính hiệu quả sẽ làm tăng tỷ suất sinh lợi cho công ty (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2013) và ngược lại (Gill, Biger và Mathur, 2010)
Trang 38Bảng 3.2: Bảng kỳ vọng về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Tên biến độc lập Ký hiệu biến Kỳ vọng của tác giả Kết quả của những nghiên cứu trước
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
3.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu trong bài luận văn này gồm có các bước sau:
Bước 2: Đề xuất mô hình nghiên cứu, xác định các giả thuyết nghiên cứu
Bước 3: Thu thập dữ liệu của các công ty thuộc ngành VLXD trên hai sàn
HOSE và HNX
Bước 5: Kiểm định Hausman và Redundant để lựa chọn ra mô hình hồi
quy phù hợp nhất
Bước 1: Tổng quan lý thuyết
Bước 4: Chạy mô hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp ước lượng
OLS, FEM, REM và GLS
Bước 6: Kiểm định các vi phạm giả định hồi quy đa biến: kiểm định hiện
tượng đa cộng tuyến, phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan
Trang 393.3 Dữ liệu nghiên cứu
3.3.1 Khái quát v ề dữ liệu
Nguồn dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty được công bố trên Website của 2 sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam là sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX); sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và 37TUwww.cophieu68.vnU, bao gồm các công
ty ngành VLXD có số liệu đầy đủ trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, các công ty này chưa từng bị sát nhập hoặc bị loại khỏi danh sách niêm yết trong giai đoạn nghiên cứu Cuối cùng, tác giả có được một bảng dữ liệu gồm 32 công ty, trong vòng 6 năm tạo thành 192 quan sát trong bài nghiên cứu
3.3.2 Mô t ả bộ dữ liệu
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được trích từ các báo cáo tài chính hàng năm của các công ty niêm yết gồm: bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh Cụ thể dữ liệu bao gồm các chỉ tiêu tài chính sau: tổng tài sản, tài sản lưu động, hàng tồn kho, phải thu khách hàng, phải trả người bán, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu, doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận ròng… Từ dữ liệu trên tác giả tổng hợp và tính toán giá trị của các biến sử dụng trong mô hình như:
kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, chu
kỳ luân chuyển tiền mặt, tỷ suất sinh lợi hoạt động gộp…
Dữ liệu trong nghiên cứu này tạo thành bảng dữ liệu (panel data) là dữ liệu chéo theo chuỗi thời gian (cross sectional time-series data) Theo Gujarati (2004),
dữ liệu bảng có những ưu điểm sau:
Vì dữ liệu bảng liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp, đất nước, v.v… theo thời gian, nên nhất định phải có tính dị biệt (không đồng nhất) trong các đơn vị này Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể chính thức xem xét đến tính dị biệt đó bằng cách xem xét các biến số
có tính đặc thù theo từng cá nhân
Thông qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin
Trang 40hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn
Thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi
Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy
Dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mô hình hành vi phức tạp hơn
Ví dụ, các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo qui mô và thay đổi kỹ thuật có thể được xem xét thông qua dữ liệu bảng tốt hơn so với dữ liệu theo chuỗi thời gian thuần túy hay theo không gian thuần túy
Bằng cách thu thập những số liệu có sẵn cho vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta tổng hợp các
cá nhân hay các doanh nghiệp thành số liệu tổng
3.4 Trình tự xử lý dữ liệu
Bài nghiên cứu này là một nghiên cứu định lượng với phương pháp nghiên
cứu: phân tích tương quan và phân tích hồi quy bằng các phương pháp POOLED OLS, REM, FEM, GLS dựa trên dữ liệu bảng
Phương pháp ước lượng được sử dụng trong luận văn này là phương pháp ước lượng cho dữ liệu bảng Cụ thể là phương pháp bình phương nhỏ nhất (POOLED OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên - REM (random effecst model),
mô hình tác động cố định - FEM (fixed effects model) và phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát - GLS (General least squares)
Với phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, mô hình hồi quy gộp (pooled model) được viết như sau: Yit = β + β'Xit + εit
0
Trong đó YR it R là biến phụ thuộc (GOP) và XR it R là các biến giải thích trong mô hình
Mô hình hồi quy gộp chỉ đơn giản là phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất (POOLED OLS) Tuy nhiên, phương pháp POOLED OLS này sẽ thích