1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu dạy học bài tập chương Mắt. Các dụng cụ quang vật lý 11 THPT, ban cơ bản theo lý thuyết phát triển bài tập vật lý

89 761 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Thông qua giải bài tập có thể rèn luyện cho học sinh những đức tính tốt và tác phong làm việc khoa học.Không những thế, bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức k

Trang 1

BỘ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN KIM TUYẾN 

NGHIÊN CỨU DẠY HỌC BÀI TẬP CHƯƠNG

“MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG” VẬT LÝ 11 THPT, BAN CƠ BẢN THEO LÝ THUYẾT PHÁT

TRIỂN BÀI TẬP VẬT LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lý

Trang 2

Lời cảm ơn

Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân Tác giả xin được gửi lời cảm

ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô PGS.TS Phạm Thị Phú , người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tới các Thầy Cô công tác tại khoa Vật lí, phòng Sau đại học trường Đại học Vinh;cảm ơn Ban Giám Hiệu và các giáo viên trường THPT Vĩnh Lộc- Quận Bình Tân- Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tác giả thực phạm đề tài và hoàn thành khóa học.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013 Tác giả

Nguyễn Kim Tuyến

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài……… 1

2 Mục tiêu nghiên cứu……… 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……… 3

4 Giả thuyết khoa học……… 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 3

6 Phương pháp nghiên cứu……… 3

7 Đóng góp của đề tài……… 4

8 Cấu trúc luận văn……… 4

PHẦN NỘI DUNG 9 Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy học bài tập theo lý thuyết phát triển bài tập vật lý nhằm phát  huy hiệu quả các chức năng lý luận dạy của bài tập trong dạy học vật lý……… 5

10 1.1 Chức năng lý luận dạy học của bài tập Vật lý……… 5

11 1.1.1 Khái niệm bài tập……… 5

12 1.1.2 Chức năng của bài tập trong dạy học vật lý ……… 6

13 1.1.3 Phân loại bài tập vật lý……… 8

14 1.1.4 Phương pháp học sinh giải bài tập vật lý……… 10

15 1.1.5 Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý ……… 12

1.1.6 Các hình thức dạy học bài tập vật lý……… 13

1.1.7 Lựa chọn bài tập trong dạy học vật lý……… 17

16 1.2 Lý thuyết phát triển bài tập vật lý……… 18

17 1.2.1.Khái niệm phát triển bài tập vật lý……… 18

18 1.2.2.Phát triển bài tập vật lý……… 18

19 1.2.3 Phát triển bài tập trong dạy học bài tập vật lý……… 21

20 1.3 Phát triển bài tập với việc phát huy các chức năng lý luận dạy học của bài tập vật lý……… 22

21 1.3.1 Phát triển bài tập với chức năng giáo dưỡng……… 22

22 1.3.2 Phát triển bài tập với chức năng phát triển tư duy học sinh và giáo dục kỹ thuật tổng hợp……… 22

Trang 4

23 1.3.3 Lý thuyết phát triển bài tập với chức năng giáo dục………… 23

24 1.4 Sử dụng bài tập trong dạy học vật lý theo lý thuyết phát triển bài tập……… 23

25 1.4.1 Xây dựng bài tập cơ bản……… 23

26 1.4.2 Xây dựng bài tập mới từ bài tập cơ bản theo mục tiêu đã chọn 23

27 1.4.3 Hướng dẫn học sinh tự lực xây dựng bài tập mới……… 24

28 1.4.4 Cấu trúc bài học bài tập Vật lý theo lý thuyết phát triển bài tập 24 29 Kết luận chương 1 ……… 26

30 Chương 2 Dạy học bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” theo lý thuyết phát triển BTVL……… 27

31 2.1 Vị trí, đặc điểm của chương “Mắt Các dụng cụ quang” Vật lý 11 THPT……… 27

32 2.1.1 Vị trí của chương “Mắt Các dụng cụ quang”……… 27

33 2.1.2 Đặc điểm của chương “ Mắt Các dụng cụ quang”……… 28

34 2.2 Mục tiêu dạy học ……… ………… 29

35 2.2.1 Mục tiêu theo chuẩn……… 29

36 2.2.2 Mục tiêu nâng cao theo định hướng nghiên cứu……… 29

37 2.3 Nội dung dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang”……… 29

38 2.3.1 Các đơn vị kiến thức cơ bản……… 29

39 2.3.2 Cấu trúc logic của chương “Mắt Các dụng cụ quang”……… 31

40 2.4 Tìm hiểu thực trạng dạy học bài tập vật lý chương “Mắt Các dụng cụ quang ” ở một số trường THPT thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh……… 32

41 2.5 Xây dựng hệ thống bài tập vật lý chương “Mắt Các dụng cụ quang” theo lý thuyết phát triển bài tập nhằm phát huy chức năng lý luận dạy học của bài tập vật lý ……… 33

42 2.5.1 Xây dựng bài tập cơ bản……… 33

43 2.5.2 Phát triển bài tập cơ bản 1 theo 5 phương án……… 36

44 2.5.3 Phát triển bài tập cơ bản 2 theo 5 phương án……… 40

45 2.5.4 Phân tích bài tập tổng hợp theo lý thuyết phát triển bài tập vật 44

Trang 5

46  2.6 Sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang”

theo lý thuyết phát triển bài tập vật lý ………

45 47 2.6.1 Bài học luyện tập giải bài tập vật lý ……… 45

48 2.6.2 Bài học tự chọn luyện tập giải bài tập vật lý ……… 53

49 2.6.3 Bài kiểm tra ……… 57

52 Kết luận chương 2……… 62

53 Chương 3 Thực nghiệm sư phạm……… 63

54 3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm……… 63

55 3.2 Đối tượng thực nghiệm sư phạm ……… 63

56 3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 63 57 3.4 Kết quả thực nghiệm 64 58 Kết luận chương 3  71 59 Kết luận chung 73 60 Tài liệu tham khảo 75 61 Phần phụ lục 77

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong dạy học, bài tập là một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong

việc rèn luyện tư duy, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh.Bài tập vật lý có thể được sử dụng như là phương tiện nghiên cứu tài liệu mới, bài

tập tạo ra tình huống có vấn đề để bước vào dạy bài học mới Hay bài tập vật lý là

một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức một cách sinh động có hiệu quả Bài tậpvật lý còn là một phương tiện rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào

thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát Thông qua giải bài tập

có thể rèn luyện cho học sinh những đức tính tốt và tác phong làm việc khoa học.Không những thế, bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức

kĩ năng của học sinh một cách chính xác

Bài tập vật lý là phương tiện phương pháp dạy học truyền thống có tác dụngtích cực trong việc thực hiện các chức năng giáo dưỡng, giáo dục, giáo dục kỹthuật tổng hợp và đặc biệt là chức năng phát triển tư duy học sinh Chính vì vậytrong thực tiễn nhiều khi dạy vật lý còn bị tuyệt đối hóa là dạy bài tập vật lý (trongcác kỳ luyện thi tốt nghiệp, đại học hay luyện đội tuyển học sinh giỏi)

Thông qua giải bài tập vật lý làm cho học sinh hiểu sâu sắc hơn những quyluật vật lý, biết phân tích và ứng dụng chúng vào thực tiễn để dần hình thành khảnăng tư duy, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, phát triển tính tích cực, tựhọc của học sinh từ đó rèn luyện ý chí và tinh thần vượt khó của các em

Tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay, sách bài tập có rất nhiều loại, có khicùng một nội dung vật lý có đến hàng chục cuốn sách bài tập của nhiều tác giả làmcho phụ huynh và học sinh hoang mang trước thực trạng này Làm thế nào để cóthể học hết được các bài tập và bài tập vật lý đã khai thác hết các chức năng lýluận dạy học của bài tập vật lý chưa hay chỉ tập trung vào việc phân dạng,cho câutrắc nghiệm và giải ra đáp án?

Trong trường, giáo viên hầu như chủ yếu quan tâm sử dụng các bài tập địnhlượng, xem nặng việc tính toán, giải các bài tập Giáo viên dành nhiều thời giandạy cho học sinh nhiều dạng bài tập khác nhau và cách thức vận dụng các công

Trang 8

thức cho từng loại đó mà không xem trọng ý nghĩa của việc giải toán vật lý là làmsáng tỏ bản chất vật lý của hiện tượng mô tả, liên hệ vào trong đời sống, kỹ thuật Kết quả của việc dạy đó là học sinh chỉ hiểu những bài tập, những lý thuyết màgiáo viên dạy cho học sinh và khi gặp một bài toán hỏi theo kiểu hay dạng khác,một câu hỏi mà giáo viên chưa nói với học sinh thì các em sẽ lúng túng không trảlời hoặc không thể giải quyết được.

Việc giải bài tập Vật lý không chỉ nhằm mục đích giải toán, ra được đáp số, mà

nó còn rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng tính toán, suyluận logic để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống và kết quả thu được

sẽ là kinh nghiệm để xây dựng lòng tin ở các em Trong quá trình dạy học bài tậpvật lý, vai trò tự học, tự tạo ra đường đi để đạt đến những kiến thức mới của họcsinh là rất cần thiết

Lý thuyết phát triển bài tập vật lý là một phương thức chỉ ra được từ một bàitập cơ bản phát triển thành các bài tập tổng hợp khác nhau theo nhiều phương ánkhác nhau Khắc phục được khó khăn của tình trạng loạn sách tham khảo về bàitập vật lý như hiện nay Đồng thời, biến học sinh từ chỗ thụ động giải bài tập dogiáo viên yêu cầu thành chủ động đặt bài tập để giải; đó là một cách cụ thể thựchiện chiến lược dạy học tập trung vào người học

Chương “Mắt Các dụng cụ quang ”, lớp 11 THPT là một chương có nhiềuthuận lợi cho việc vận dụng lý thuyết phát triển bài tập vật lý vì nó là sự kế thừa,tiếp nối phần quang học của chương trình THCS

Từ đó, tôi chọn đề tài luận văn Thạc sĩ là “Nghiên cứu dạy học bài tập

chương “Mắt Các dụng cụ quang”, lớp 11 THPT, ban cơ bản theo lý thuyết phát triển bài tập vật lý ”.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu vận dụng lý thuyết phát triển bài tập vật lý dạy học bài tập chương

“Mắt Các dụng cụ quang ” (Vật lý lớp 11, ban cơ bản) theo hướng khai thác cóhiệu quả các chức năng của bài tập trong dạy học vật lý ở trường phổ thông

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

      - Bài tập vật lý, lý thuyết phát triển bài tập vật lý

     - Quá trình dạy học vật lý

3.2 Phạm vi nghiên cứu

     Chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí lớp 11 THPT ban cơ bản 

4 Giả thuyết khoa học

      Nếu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang”theo lý thuyết phát triển bài tập vật lý trong dạy học nhằm phát huy hiệu quả cácchức năng lý luận dạy học của bài tập thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy họcchương

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.Nghiên cứu lý luận dạy học bài tập vật lý ở trường phổ thông

5.2.Nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết phát triển bài tập vật lý

5.3.Tìm hiểu thực trạng dạy học bài tập vật lý ở một số trường THPT ở ThànhPhố Hồ Chí Minh

5.4.Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” 5.5.Xây dựng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” theo lý thuyết

phát triển bài tập vật lý

5.6 Đề xuất các phương án dạy học sử dụng hệ thống bài tập vật lý theo lý thuyếtphát triển bài tập

5.7.Tiến hành thực nghiệm sư phạm

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Nghiên cứu tài liệu

Thực nghiệm sư phạm kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài

-Phương pháp điều tra thực tiễn: quan sát, phỏng vấn, test điều tra

- Phương pháp thống kê toán học

Trang 10

Về thực tiễn

       - Điều tra được thực trạng dạy học Vật lý chương “ Mắt Các dụng cụ quang ”

ở một số trường THPT ở Thành Phố Hồ Chí Minh

- Xây dựng được hệ thống gồm 2 bài tập cơ bản, 30 bài tập điển hình minh hoạ

dùng cho dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí lớp 11 ban cơ bản theo

lý thuyết phát triển bài tập Vật lý

      - Xây dựng 6 tiến trình dạy học  gồm: 2 bài học bài tập vật lý ; 1 bài học tổngkết chương; 1 bài học kiểm tra đánh giá; 1 bài học giải bài tập vật lý ở nhà của họcsinh; 1 bài học tự chọn học sinh khá giỏi theo lý thuyết phát triển bài tập phát huychức năng lý luận dạy học của bài tập vật lý

8 Cấu trúc luận văn

Trang 11

CHƯƠNG 1 DẠY HỌC BÀI TẬP THEO LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BÀI TẬP VẬT LÝ

Phương pháp dạy học vật lý là một chuyên ngành của khoa học giáo dục, nónghiên cứu quá trình dạy học môn Vật lý Ngày nay, bên cạnh người hướng dẫn là

GV, người HS với vai trò vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình dạy họcnên việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hoạt động tích cựccủa học sinh phải được giáo viên quán triệt trong các hình thức dạy học khác nhau,cho các nội dung dạy học khác nhau Để thực hiện được điều này, GV phải nắmđược những đặc điểm, bản chất, quy luật vận động của quá trình dạy học, hiểuđược bản chất hoạt động nhận thức của HS trong học tập vật lí, các hành độngnhận thức phổ biến của HS trong học tập vật lý, các biện pháp tích cực hóa hoạtđộng nhận thức của HS trong dạy học vật lý Các nội dung này đã được khoa họcchuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học vật lý nghiên cứu và trình bàytrong các giáo trình về lý luận dạy học vật lý Trong dạy học vật lý, phương tiện,phương pháp dạy học đặc thù là bài tập vật lý; khoa học lý luận và phương phápdạy học vật lý đã tổng kết và nêu ra các cơ sở lý luận về DH BTVL

Dưới đây trình bày các nội dung cốt lõi là cơ sở lý luận của dạy học bài tập Vật

lý mà mỗi GV Vật lý đều quán triệt trong hoạt động dạy học

1.1 Chức năng lý luận dạy học của bài tập vật lý

1.1.1.Khái niệm bài tập

BTVL được hiểu là một vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết nhờ những suy

luận logic, những phép toán và thí nghiệm trên cơ sở định luật và các phươngpháp vật lý hay đôi khi là câu hỏi yêu cầu mà người học huy động kiến thức và kỹnăng đã có về Vật lý, sự nổ lực của tư duy để giải quyết[14;43]

Bài tập là một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện tư

duy, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh Trong dạy học

môn Vật lý, bài tập là phương tiện giáo dưỡng có hiệu quả đặc biệt Bài tập được

sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học, nhất là giai đoạn củng

cố, vận dụng, khắc sâu, mở rộng kiến thức Sau đây phân tích kỹ các chức năngcủa bài tập trong DHVL

1.1.2 Chức năng của bài tập trong dạy học vật lý

Trang 12

Bài tập Vật lý là phương tiện, phương pháp dạy học đặc thù, đặc biệt quantrọng của môn Vật lý ở mọi bậc học, cấp học BTVL phát huy các chức năng giáodưỡng, phát triển tư duy và năng lực sáng tạo, giáo dục nhân cách, đạo đức HS vàgiáo dục kỹ thuật tổng hợp BTVL được sử dụng hiệu quả trong tất cả các yếu tốcấu trúc của quá trình dạy học từ tạo tình huống có vấn đề, xây dựng biểu thứcmới, vận dụng kiến thức cho đến ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức, kiểm trađánh giá kiến thức, kỹ năng cho HS Sau đây phân tích chi tiết các chức năng củaBTVL

BTVL có thể là phương tiện nghiên cứu tài liệu mới, hay là phương tiện ôntập, đào sâu, củng cố và mở rộng kiến thức mới, BTVL giúp cho HS thấy đượcnhững ứng dụng muôn hình, muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học Vàsản phẩm của hoạt động học của HS là những biến đổi của chính bản thân chủ thểtrong quá trình thực hiện hoạt động Những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm màngười học tái tạo lại không có gì mới đối với nhân loại, nhưng những biến đổitrong bản thân người học, sự hình thành phẩm chất và năng lực ở người học thực

sự là những thành tựu mới, chúng sẽ giúp cho người học sau này sáng tạo ra đượcnhững giá trị mới và thông qua hoạt động tái tạo kiến thức đó mà HS trưởng thànhlên

Bài tập giúp cho việc ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức Trong giai đoạn xâydựng kiến thức, HS đã nắm được cái chung, cái khái quát của các khái niệm, địnhluật và cũng là cái trừu tượng Trong các bài tập, HS phải sử dụng các kiến thứckhái quát, trừu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà Hsnắm được những biểu hiện cụ thể của chúng trong thực tế, phát hiện ngày càngnhiều những hiện tượng thuộc ngoại diên của các khái niệm hoặc chịu sự chi phốicủa các định luật hay thuộc phạm vi ứng dụng của chúng Quá trình nhận thức cáckhái niệm, định luật vật lý không kết thúc ở việc xây dựng nội hàm của các kháiniệm, định luật vật lý mà còn tiếp tục ở giai đoạn ứng dụng vào thực tế Ngoàinhững ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật, BTVL sẽ giúp HS thấy được nhữngứng dụng muôn hình, muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học

Trang 13

Vật lý học không chỉ tồn tại trong óc chúng ta dưới dạng mô hình trừu tượng do

ta nghĩ ra, mà là sự phản ánh vào trong óc chúng ta thực tế phong phú, sinh động.Tuy nhiên, các khái niệm, định luật vật lý thì rất đơn giản, còn biểu hiện thực tếcủa nó thì rất phức tạp, vì các sự vật, hiện tượng có thể bị chi phối bởi nhiều địnhluật, nhiều nguyên nhân đồng thời hay liên tiếp chồng chéo lên nhau BT sẽ giúpcho HS phân tích để nhận biết được những trường hợp đặc biệt đó

BTVL là phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động Khi giải BT, HSphải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp những kiến thứcthuộc nhiều chương, nhiều phần của chương trình

BT có thể là điểm khởi đầu để dẫn dắt đến kiến thức mới Bậc THPT, với trình

độ toán học đã khá phát triển, nhiều khi các bài tập được sử dụng khéo léo có thểdẫn HS đến những suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệmmới để giải thích hiện tượng do bài tập phát hiện ra

Giải BTVL rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rènluyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát BTVL là một trong những phươngtiện rất quý báu để rèn luyện kỹ năng, ky xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rènluyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết cácvấn đề của thực tiễn Có thể xây dựng rất nhiều bài tập có nội dung thực tiễn, trong

đó yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng thựctiễn hoặc dự đoán các hiện tượng có thể xảy ra trong thực tiễn ở những điều kiệncho trước

Giải BT là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của HS Khi làm BT,

do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận,kiểm tra và phê phán những kết luận mà HS rút ra được nên tư duy HS được pháttriển, năng lực làm việc tự lực của Hs được nâng cao, tính kiên trì được phát triển.Việc rèn luyện cho HS giải BTVL không phải là mục đích của dạy học Mục đích

cơ bản đặt ra khi giải BTVL là làm sao cho HS hiểu sâu sắc hơn những quy luậtvật lý, biết phân tích và ứng dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn, vào tính toán

kỹ thuật và cuối cùng phát triển được năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề

Trang 14

Giải BTVL góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của HS Có nhiều BTVLkhông chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúpbồi dưỡng cho HS tư duy sáng tạo Đặc biệt là các BT giải thích hiện tượng, BTthí nghiệm, BT thiết kế dụng cụ.

Giải BTVL để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của HS Tùy theo cách đặtcâu hỏi kiểm tra, ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của HS,khiến cho việc đánh giá chất lượng kiến thức của HS được chính xác[12;337-339]

1.1.3 Phân loại bài tập vật lý

Có nhiều cách phân loại BTVL Nếu dựa vào các phương tiện giải, có thểchia BTVL thành BT định tính, BT tính toán, BT thí nghiệm, BT đồ thị Nếu dựavào mức độ khó khăn của BT đối với HS, có thể chia BTVL thành BT tập dượt,

BT tổng hợp, BT sáng tạo

1.1.3.1 Bài tập định tính

Bài tập định tính là những bài tập khi giải, HS không cần thực hiệnnhững phép tính phức tạp hay chỉ phải làm những phép tính đơn giản, có thể tínhnhẩm được Muốn giải các bài tập định tính, HS phải thực hiện những phép suyluận logic, do đó phải hiểu rõ bản chất ( nội hàm) của các khái niệm, định luật vật

lý và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong những trường hợp cụ thể

Đa số các bài tập định tính yêu cầu HS giải thích hoặc dự đoán một hiện tượng xảy

ra trong những điều kiện xác định.[12;341]

Bài tập định tính có rất nhiều ưu điểm về phương pháp học Đưa lý thuyếtvừa học lại gần với đời sống, thực tiễn xung quanh, các bài tập định tính làm tăngthêm ở HS hứng thú môn học, tạo điều kiện phát triển óc quan sát của HS Cho HSsuy luận phát triển ngôn ngữ vật lý Phương pháp giải những bài tập định tính baogồm việc xây dựng suy lí logic dựa trên những định luật vật lý nên bài tập địnhtính là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy logic của HS Qua đó, HS hiểu đượcbản chất của các hiện tượng vật lý và những quy luật của chúng, dạy cho HS biết

áp dụng kiến thức vào thực tiễn Với những ưu điểm nổi bật đó, bài tập định tínhđược sử dụng ưu tiên hàng đầu sau khi học xong lý thuyết, trong khi luyện tập, ôntập vật lý để giải thích hiện tượng hay dự đoán hiện tượng

Bài tập định tính có thể là BT đơn giản, trong đó chỉ áp dụng một định luật, mộtquy tắc, một phép suy luận logic Rất nhiều BT định tính có thể sử dụng một hình

vẽ đơn giản[12;341]

Trang 15

Một số BT định tính có thể chuyển thành một dạng của BT thí nghiệm, vì ta cóthể yêu cầu HS dùng thí nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn của lời giải thu đượcbằng con đường suy luận logic.

1.1.3.2 Bài tập tính toán

Bài tập tính toán là những bài tập muốn giải chúng, ta phải thực hiệnmột loạt phép tính và kết quả thu được là đáp số định lượng, tìm giá trị một số đạilượng vật lý.[12;342]

Bài tập tính toán có hai loại: Bài tập tính toán tập dượt và bài tập tính toántổng hợp

Bài tập tính toán tập dượt là những bài tập cơ bản, đơn giản, trong đó chỉ đềcập đến một hiện tượng, một định luật và sử dụng một vài phép toán đơn giản.Loại bài tập này có tác dụng củng cố kiến thức vừa học, giúp HS hiểu rõ ý nghĩađịnh luật và công thức biểu diễn, sử dụng các đơn vị vật lý tương ứng, tạo thóiquen cần thiết để giải bài tập phức tạp

Bài tập tính toán tổng hợp là loại bài tập muốn giải nó thì phải vận dụngnhiều khái niệm, định luật, nhiều công thức Kiến thức tích hợp nhiều nội dungkiến thức trong một chương, một phần hay các phần của tài liệu vật lý Thông qualoại bài tập này, HS có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, thấy được mối liên hệ giữacác kiến thức vật lý với nhau Từ đó, HS có thể phân tích các hiện tượng phức tạp

ra thành những phần đơn giản hơn, tuân theo một định luật xác định[12;343] Bài tập tính toán tổng hợp thực chất cũng nhằm mục đích làm sáng tỏ nội dungvật lý của các định luật, quy tắc biểu hiện dưới dạng công thức Khi giải BT này,

HS thường không chú ý đến ý nghĩa vật lý mà chỉ áp dụng máy móc các côngthức Bởi vậy, GV cần lưu ý Hs làm nổi bật yếu tố định tính của BT này trước khi

đi vào lựa chọn các công thức và thực hiện các phép toán[12;344]

1.1.3.3 Bài tập thí nghiệm

Bài tập thí nghiệm là loại bài tập yêu cầu xác định một đại lượng vật lý,cho biết dụng cụ và vật liệu để sử dụng, yêu cầu học sinh giải bài tập hoàn toàntheo con đường thực nghiệm hoặc là bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểmchứng lời giải lý thuyết.[12;344]

Bài tập thí nghiệm là bài tập đòi hỏi phải làm nhiều thí nghiệm để kiểmchứng lời giải giả thuyết hay tìm những số liệu cần thiết cho việc giải bài tập.Những thí nghiệm này thường là những thí nghiệm đơn giản, có thể làm ở nhà, với

Trang 16

những dụng cụ đơn giản dễ tìm hoặc tự làm được Để giải các bài tập thí nghiệm

có thể có dạng định tính và định lượng

Bài tập thí nghiệm có tác dụng tốt cả về mặt giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục

kỹ thuật tổng hợp, đặc biệt làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn Cần lưu ý trong các bài tập thí nghiệm thường không giải thích tại sao hiệntượng lại xảy ra như thế nên phần vận dụng các định luật vật lý để giải các hiệntượng mới là nội dung chính của bài tập thí nghiệm[12;345]

1.1.3.4 Bài tập đồ thị

Bài tập đồ thị là bài tập trong đó các số liệu được dùng làm dữ kiện đểgiải tìm các đồ thị cho trước hay ngược lại, đòi hỏi HS phải biểu diễn quá trìnhdiễn biến của hiện tượng nêu trong bài tập bằng đồ thị

Đồ thị là hình thức để biểu đại mối quan hệ giữa hai đại lượng vật lý,tương đương với cách biểu đạt bằng công thức hay bằng lời Nhiều khi nhờ vẽđược chính xác đồ thị biểu diễn các số liệu thực nghiệm mà ta có thể tìm đượcđịnh luật vật lý mới Vì thế, các BT luyện tập sử dụng đồ thị hoặc xây dựng đồ thị

có vị trí ngày càng quan trọng trong dạy học vật lý[12;345]

1.1.4 Phương pháp giải bài tập vật lý

Theo tác giả Paul Zitzewitz và Robert Neff thì chiến lược tổng quát giải mộtbài toán vật lý có 6 bước sau:

Bước 1: Diễn đạt thành lời bài toán

Diễn đạt tóm tắt thông tin của bài toán và tự tin giải được bài toán đó

Bước 2: Định rõ tính chất của bài toán: Xác định thông tin của bài toán: cái

gì biết, cái gì chưa biết, cái gì cần biết để giải toán

Bước 3: Khám phá

HS suy nghĩ tìm chiến lược tổ chức thông tin đã cho và tìm cho được cái cầnbiết Muốn thực hiện được điều này, HS phải học cách đối chiếu các thông tin đãcho và các thông tin đề yêu cầu tìm để đạt được lời giải của bài toán Qua đó, HSphải học cách vận dụng chúng dần trong từng bước vào giải toán vật lý để nắmvững nội dung khoa học vật lý cũng như các phương pháp nghiên cứu vật lý học

để có thể sử dụng một cách thành thạo và sáng tạo tri thức vật lý trong cuộc sốnglao động sau khi rời ghế nhà trường

Bước 4: Kế hoạch

Giai đoạn này HS phải lựa chọn một hay nhiều chiến lược và lập các bướchoặc các bước phụ cho kế hoạch hành động dự kiến giải bài toán

Trang 17

Bước 5: Thực thi kế hoạch

Đây là bước quan trọng về chất lượng của việc giải toán Ở đây, HS có thểkiểm tra cách thức vận dụng kiến thức, phát hiện sai lầm trong việc giải toán Bêncạnh đó, HS còn được rèn kỹ năng tính toán cụ thể, chính xác bao gồm kỹ năngước lượng các kết quả của các phép tính và phương pháp tính toán gần đúng

Với kế hoạch giải bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm,….thì kỹ năng thựcnghiệm, thực hành có vai trò quan trọng trong việc thực thi kế hoạch

Bước 6: Đánh giá việc tính toán

Bước này HS khẳng định điều đã làm được và nêu được tại sao giải được bàitoán hoặc tại sao không giải được, bài toán trong điều kiện, môi trường khác, hệquy chiếu khác sẽ thế nào? (biện luận về giải toán)

Nhìn chung, các bài tập vật lí có nội dung rất phong phú, đa dạng Vì vậy,phương pháp giải cũng muôn hình, muôn vẻ Có thể khái quát hóa bốn bước chunggiải BTVL sau đây để vận dụng trong hướng dẫn HS giải BTVL Cụ thể:

a) Bước thứ nhất Tìm hiểu đề bài

- Đọc, tóm tắt các dữ kiện đề cho và các cái phải tìm

- Mô tả lại tình huống được nêu trong bài tập, vẽ hình minh họa

b) Bước thứ hai Xác lập mối liên hệ của các dữ kiện đề cho với cái phải tìm.

- Đối chiếu các dữ kiện đề cho và cái phải tìm, xem xét bản chất vật lí của tìnhhuống đã cho để nhận ra các định luật, công thức lí thuyết có liên quan

- Xác lập các mối liên hệ cụ thể giữa chúng

- Lựa chọn các mối liên hệ cơ bản, cho thấy sự liên hệ của cái cần tìm với các

dữ kiện đề cho và từ đó có thể rút ra cái phải tìm

c) Bước thứ ba Xây dựng lập luận, tính toán tìm ẩn số.

Từ các mối liên hệ đã xác lập, tính toán rút ra kết quả cần tìm

d) Bước thứ tư Kiểm tra kết quả, biện luận, trả lời.

Để có thể xác nhận kết quả vừa tìm được cần kiểm tra lại việc giải theo mộthoặc một số cách sau đây:

- Kiểm tra xem đã trả lời hết các câu hỏi chưa, đã xem xét hết các trường hợpchưa

- Kiểm tra thứ nguyên xem có phù hợp không

- Kiểm tra lại tính chính xác của việc tính toán

- Xem kết quả về ý nghĩa thực tế có phù hợp không

- Kiểm tra bằng thực nghiệm xem có phù hợp không

Trang 18

- Giải bài tập theo cách khác có thể cho cùng kết quả không

Cần chú ý việc dạy cho HS giải BTVL là một công việc khó khăn và ở đó bộc

lộ rõ nhất trình độ của người GV vật lý trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của

HS Trong việc giải BTVL, GV phải dạy cho HS biết vận dụng kiến thức để giảiquyết vấn đề đặt ra, phải rèn luyện cho HS kĩ năng giải những loại bài tập cơ bảnthuộc những phần khác nhau của giáo trình vật lý phổ thông Mặt khác, GV phảiđặc biệt coi trọng việc rèn luyện tư duy và bảo đảm tính độc lập của HS, việc giảibài tập không chỉ giúp cho HS củng cố kiến thức, luyện tập áp dụng những địnhluật đã học mà quan trọng hơn còn là hình thành chính phong cách nghiên cứu củahoạt động trí tuệ, phương pháp tiếp cận các hiện tượng nghiên cứu

1.1.5 Hướng dẫn HS giải bài tập vật lý

Để phát huy các chức năng lý luận dạy học của BTVL, GV cần quán triệtphương châm: Dạy học BTVL không phải là chữa BT mà là hướng dẫn Hs giải

BT GV không làm thay những gì mà HS có thể làm Hướng dẫn HS giải BT cầnlựa chọn một trong ba kiểu hướng dẫn sau tùy thuộc vào mục đích của hoạt độnggiải BT của HS[16]

1.1.5.1 Hướng dẫn giải theo mẫu (hướng dẫn Algorit)

Sự hướng dẫn hành động theo mẫu được gọi là hướng dẫn Algorit Hướngdẫn này được dùng với ý nghĩa là một quy tắc hành động hay một chương trìnhhành động được xác định một cách rõ ràng, chính xác và chặt chẽ Chỉ cần thựchiện theo trình tự mà quy tắc đã chỉ ra thì chắc chắn sẽ đến kết quả

Hướng dẫn Algorit chỉ rõ cho HS những hành động cụ thể cần thực hiện,trình tự thực hiện các hành động để đạt kết quả mong muốn Đây là hành động sơcấp phải được HS hiểu và nắm vững

Kiểu hướng dẫn này không đòi hỏi HS tự tìm tòi xác định các hành động đểgiải quyết vấn đề đặt ra mà chỉ đòi hỏi HS chấp hành các hành động mà GV đã chỉ

ra Để thực hiện được điều này, GV phải phân tích một cách khoa học trình tự giảibài toán chính xác, chặt chẽ

Kiểu hướng dẫn Algorit được sử dụng cho từng loại bài toán cơ bản, điển hình

và luyện tập cho HS kỹ năng giải các bài toán đó

Tuy nhiên, kiểu hướng dẫn này ít có tác dụng rèn luyện cho HS khả năng tìmtòi, sáng tạo và sự phát triển tư duy bị hạn chế

Trang 19

1.1.5.2 Hướng dẫn tìm tòi (orixtic)

Đây là kiểu hướng dẫn mang tính chất gợi ý cho HS suy nghĩ, tìm tòi, pháthiện cách giải quyết vấn đề GV gợi mở để HS tự tìm cách giải quyết, tự xác địnhcác hành động cần thiết để đạt kết quả

Ưu điểm của kiểu hướng dẫn này là tránh được tình trạng GV làm thay cho

HS Tuy nhiên, vì kiểu hướng dẫn này đòi hỏi HS phải tự lực tìm cách giải quyếtbài toán, không chấp hành theo một mẫu nhất định đã chỉ ra nên không phải baogiờ HS cũng giải được bài toán một cách chắc chắn Theo kiểu này thì gặp khókhăn ở chỗ GV phải làm sao không đưa HS đến chỗ thừa, chỉ định hướng cho HSsuy nghĩ vào phạm vi tìm tòi

1.1.5.3 Định hướng khái quát chương trình hóa

Đây là sự hướng dẫn HS tư tìm cách giải quyết vấn đề Điều đặc trưng của

kiểu hướng dẫn này là GV hướng dẫn hoạt động tư duy của HS theo đường lốikhái quát Trong trường hợp HS không thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề thì GVgiúp đỡ bằng sự định hướng khái quát ban đầu, GV gợi ý cho HS để có thể thu hẹpphạm vi tìm tòi, giải quyết cho vừa sức đối với HS Nếu HS vẫn không đủ khảnăng tự lực tìm tòi giải quyết thì GV có thể hướng dẫn để các em hoàn thành đượcyêu cầu của một bước, sau đó yêu cầu HS tự lực tìm và giải quyết các bước tiếptheo Trong quá trình thực hiện, nếu HS gặp khó khăn thì GV giúp đỡ đến khi giảiquyết xong vấn đề đặt ra

Kiểu hướng dẫn này được áp dụng khi có điều kiện hướng dẫn tiến trình giảitoán của HS, nhằm giúp các em tự lực giải bài toán đã cho, đồng thời dạy cho HScách suy nghĩ trong quá trình giải toán

Ưu điểm của kiểu hướng dẫn này là rèn luyện tư duy cho HS trong quá trìnhgiải toán, GV theo sát tiến trình hoạt động giải toán của HS và có sự điều chỉnhthích hợp với từng đối tượng HS để đảm bảo cho từng HS giải được bài toán đãcho

1.1.6 Các hình thức dạy học BTVL

Theo tác giả Phạm Thị Phú, BTVL có thể được sử dụng trong tất cả các loạibài học vật lý Mỗi loại bài học vật lý, BTVL có chức năng nhiệm vụ riêng, do đóloại BTVL được huy động cũng cần phải được lựa chọn sao cho phát huy đượcchức năng tương ứng Sau đây là nội dung chi tiết

a BTVL trong bài học xây dựng kiến thức mới Trong bài học xây dựng kiếnthức mới, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng kiến thức mới nhưng như thế không có

Trang 20

nghĩa là BTVL không được sử dụng; ngược lại BTVL là cần thiết trong các giaiđoạn:

- Củng cố kiến thức xuất phát, tạo tình huống nhận thức (ở đầu tiết học)

- Vận dụng kiến thức mới (ở cuối tiết học)

Các BT dùng trong hai giai đoạn này thường là BT định tính hoặc định lượngđơn giản ( thời gian không quá mười phút)

Trong trường hợp đặc biệt có thể xây dựng một BT vấn đề dùng cho xây dựngkiến thức mới

Có thể nhận thấy vị trí BTVL trong mô hình cầu trúc bài học xây dựng kiếnthức mới (sơ đồ 1)

b BTVL trong bài học luyện tập BTVL Đây là bài học mà 100% thời gian tiếthọc dành cho hoạt động giải BTVL của HS

Mục tiêu: HS rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết giải BTVL, qua

đó củng cố, khắc sâu kiến thức và hình thành kỹ năng giải BTVL theo phươngpháp chung hay phương pháp đặc thù

Trong tiết học này phải huy động được đa dạng các BTVL:

1 BT trắc nghiệm khách quan (từ 5-7 phút đầu tiết học): củng cố kiến thức lýthuyết, làm quen

BT (trắc nghiệm), định tính đơn giản, củng cố kiến thức, xuất phát Bt tạo tình huống nhận thức

Xây dựng kiến thức mới (có thể giải BT vấn đề)

BT vận dụng kiến thức mới

BT định tính

BT định lượng đơn giản

sơ đồ 1

Trang 21

2 BT định tính (từ 10-15 phút): vận dụng kiến thức lý thuyết giải thích hiệntượng vật lý và rèn luyện tư duy logic.

3 BT định lượng điển hình về nội dung và phương pháp (từ 10-15 phút): trang

bị phương pháp giải BT

4 BT định lượng đơn giản tổng hợp (từ 10-15 phút): hình thành kỹ năng giải

BT theo phương pháp mới

5 BT sáng tạo (10 phút): rèn luyện tư duy sáng tạo

c BTVL trong bài học ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức Loại bài học nàykhông có trong phân phối chương trình, song trong thực tế triển khai không thểkhông thực hiện vì tính chất và tầm quan trọng của vấn đề ôn tập và hệ thống hóakiến thức Mục đích của bài học này là hướng dẫn HS ôn tập, xâu chuỗi kiến thứcthành hệ thống giúp cho việc nắm vững kiến thức không phải bằng cách ghi nhớtừng sự kiện, hiện tượng rời rạc mà ghi nhớ một cách có hệ thống theo tư duylogic; qua đó ren luyện cho HS tư duy khái quát hóa, hệ thống hóa, tư duy logic Thông thường, tiết học gồm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Hệ thống hóa lý thuyết (từ 15-20 phút)

+ Giai đoạn 2: Giải BT tổng hợp (từ 30-25 phút)

Ở giai đoạn 1 có thể hệ thống hóa lý thuyết bằng 3 cách:

- Cách 1: Lập sơ đồ cấu trúc logic nội dung các kiến thức ôn tập

- Cách 2: Lập bảng so sánh, hệ thống hóa các kiến thức ôn tập

- Cách 3: Giải BT trắc nghiệm khách quan (mang tính định tính) để hệthống hóa

Ở giai đoạn 2: HS gải BT tổng hợp huy động các kiến thức ôn tập qua đó củng

cố khắc sâu kiến thức ở mức độ vận dụng, khai thác tính ứng dụng của kiến thức

d BTVL trong bài học kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng HS:

Kiểm tra đánh giá kiến thức là hoạt động biểu thị sự nỗ lực hoạt động trí tuệ,

sự huy động với mức độ cao các chức năng tâm lí (như chú ý, ý chí…) nhằm đạtđược mục đích đặt ra với chất lượng cao

Cho tới nay, trong các sách về phương pháp giảng dạy chưa có tiêu chuẩn có cơ

sở khoa học cho sự lựa chọn BT định tính và BT định lượng, áp dụng cho từngmối quan hệ phụ thuộc vật lý và cho những mối quan hệ đặc trưng nhất

Hệ thống BTVL trong bài học kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng HS cần cótính hệ thống, chặt chẽ trong việc lựa chọn nội dung, trong áp dụng các thủ thuậtgiải, BT phải đi từ đơn giản đến phức tạp Trong hệ thống BT, BT sau phải đem lại

Trang 22

cho HS một điều mới lạ nhất định và một khó khăn vừa sức, HS thấy được sự khácnhau của BT này và BT giải trước đó.

Việc xây dựng hệ thống BTVL trong bài học kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng

HS cần có:

- Hướng tới phổ năng lực tư duy rộng

- Bài tập có tính phân hóa cao (độ phân tán rộng)

- Dựa vào kinh nghiệm giải BT của GV và bám vào 6 mức độ Bloom để

có thể giải BT bằng nhiều cách khác nhau

- Đa dạng hình thức BT, ưu tiên BT mở so với BT đóng

- Nội dung, hình thức BT phù hợp với đối tượng HS

- Có sự liên kết với sự phản hồi quá trình học tập của HS

- Gắn kết với chủ đề thực thuộc chương trình, gần gũi với đời sống

- Cố gắng gắn với thí nghiệm cũng như phương pháp tư duy và phongcách làm việc khoa học

Ngoài ra, chất lượng BT phải tốt về nội dung (thường được kiểm định thôngqua tổ chuyên môn ở đầu mỗi học kì) và có sự liên kết giữa các BT trong hệ thốngBT

Để thực hiện được điều này thì trong quá trình dạy học giáo viên phải quan tâmđến việc nâng cao tính tích cực nhận thức của học sinh bằng cách:

a) Xây dựng tình huống có vấn đề: Tạo mâu thuẫn nhận thức, gợi động cơ, để tạo

ra hứng thú ban đầu, hứng thú đi tìm cái mới, kích thích học sinh hăng hái, tự giáchoạt động, tạo ra không khí lớp học thuận lợi, ủng hộ những cuộc phát biểu traođổi ý kiến, thảo luận về những kết quả thực hiện hành động học tập của học sinh b) Lựa chọn một lôgic nội dung bài học thích hợp: Phân chia bài học thành nhữngvấn đề nhỏ, phù hợp với trình độ xuất phát của học sinh, xác định hệ thống nhữnghành động học tập mà học sinh có thể thực hiện được với sự cố gắng vừa sức c) Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản, một số hànhđộng nhận thức phổ biến, duy trì được hứng thú, tính tích cực, tự giác Trong suốtquá trình hoạt động cần phải giúp đỡ học sinh sao cho họ có thể thành công trongkhi thực hiện các hành động Càng thành công, học sinh càng cố gắng vươn lênthực hiện các nhiệm vụ khó khăn phức tạp hơn

Giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh thực hiện một số thao tác cơ bản, một

số hành động nhận thức phổ biến theo hai cách: một là làm mẫu nhiều lần theo

Trang 23

một algorit, hai là, rèn luyện theo những cơ sở định hướng (đó là những sơ đồ, kếhoạch tổng quát)

d) Hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh phát biểu, trao đổi, tranh luận về các kếtquả hành động của mình, động viên khuyến khích kịp thời

e) Lựa chọn và cung cấp cho học sinh những phương tiện, công cụ cần thiết đểthực hiện các hành động

1.1.7 Lựa chọn BT trong dạy học vật lý

Trong dạy học bất cứ một đề tài nào, GV cần phải lựa chọn một hệ thống BT thỏacác yêu cầu sau:

1 Các BT phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp (phạm vi và sốlượng các kiến thức, kỹ năng cần vận dụng từ một đề tài đến nhiều đề tài, số lượngcác đại lượng cho biết và các đại lượng phải tìm…) giúp HS nắm được phươngpháp giải các loại BT điển hình

2 Mỗi BT phải là một mắt xích trong hệ thống Bt, đóng góp một phần nào đóvào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức

3 Hệ thống BT cần bao gồm nhiều thể loại BT: BT giả tao, BT có nội dungthực tế, BT luyện tập và BT sáng tạo, BT cho thừa và cho thiếu dữ kiện, BT mangtính chất ngụy biện và nghịch lý, BT có nhiều cách giải khác nhau và BT có nhiềulời giải tùy theo những điều kiện cụ thể của BT mà GV không nêu lên hoặc chỉnêu lên trong một điều kiện nào đó mà thôi

Trong dạy học từng đề tài cụ thể, GV phải dự kiến chi tiết kế hoạch sử dụng hệthống BT đã lựa chọn:

a) Các BT đã lựa chọn có thể sử dụng ở các khâu khác nhau của quá trình dạyhọc: nêu vấn đề, hình thành kiến thức mới, củng cố, hệ thống hóa, kiểm tra vàđánh giá kiến thức, kỹ năng của HS

b) Trong tiến trình dạy học một đề tài cụ thể, việc giải hệ thống BT mà GV đãlựa chọn của HS thường bắt đầu bằng những BT định tínhhay những BT tập dượt.Sau đó HS sẽ giải những BT tính toán, BT đồ thị, BT thí nghiệm có nội dung phứctạp hơn Việc giải những BT tính toán tổng hợp, những BT có nội dung kỹ thuậtvới dữ kiện không đầy đủ, những BT sáng tạo có thể coi là sự kết thúc việc giải hệthống BT đã được lựa chọn cho đề tài

c) Cần chú ý cá biệt hóa HS trong việc giải BTVL, thông qua các biện phápsau: Biến đổi mức độ yêu cầu của BT ra cho từng đối tượng HS khác nhau, thểhiện ở mức độ trừu tượng của đầu bài, loại vấn đề cần giải quyết, phạm vi và tính

Trang 24

phức hợp của các số liệu cần xử lý, loại và số lượng thao tác tư duy logic và cácphép biến đổi toán học cần sử dụng, phạm vi và mức độ các kiến thức, kỹ năngcần huy động; Biến đổi mức độ yêu cầu về số lượng BT cần giải, về mức độ tự lựccủa HS trong quá trình giải BT.

1.2 Lý thuyết phát triển bài tập vật lí

1.2.1 Khái niệm phát triển bài tập vật lý

Vấn đề phát triển BTVL liên quan đến hai khái niệm:

- BTCB: là bài tập mà khi giải chỉ sử dụng một đơn vị kiến thức cơ bản (một

khái niệm hoặc một định luật vật lí), có sơ đồ cấu trúc như sau: (sơ đồ 2)

- BTTH: là bài tập mà khi giải cần phải sử dụng từ hai đơn vị kiến thứctrở lên Như vậy, BTTH là tổ hợp các BTCB Thực chất của việc giải BTTH làviệc nhận ra các BTCB trong BTTH đó

- Phát triển bài tập là biến đổi một BTCB thành các BTTH theo các phương ánkhác nhạu Trong dạy học Vật lý, GV cần phát triển (mở rộng) vì:

- Số lượng BT rất nhiều, đa dạng trong khi số tiết luyện tập giải BT rất hạnchế Vì vậy, trong tiết luyện tập, GV cần chọn BT điển hình về nội dung vàphương pháp Từ BT đó, phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau để rút ra kết luậncho hàng loạt các BT khác (thông qua một BT mà hướng dẫn HS phương phápgiải hành loạt các BT có nội dung liên quan)

- HS làm quen với việc phát triển BT của GV và tập cho Hs tự phát triển

BT, từ đó các em dễ dàng nhận ra các BTCB trong một BTTH, tức là giải được BT

đó Đây cũng là một hướng tự học của HS

- Việc phát triển BTVL trong dạy học vật lý có tác dụng bồi dưỡng tư duy

linh hoạt, nhạy bén, mềm dẻo; hạn chế lối tư duy áp đặt một chiều từ phía GV

1.2.2 Phát triển BTVL

Việc phát triển BTVL cần phải trải qua các hoạt động: Chọn BTCB, phân tíchcác cấu trúc của BTCB, mô hình hóa BTCB.Từ đó phát triển BTCB theo cácphương án khác nhau

1 KTCB

Sơ đồ 2

Trang 25

Chọn BTCB là hành động có tính quyết định cho việc củng cố kiến thức, kỹnăng nào? Hành động này bao gồm việc:

+ Xác định mục tiêu: cần củng cố kiến thức cơ bản nào? Nội dung của kiến thức

đó, phương trình liên hệ các đại lượng, công thức biểu diễn…

+ Chọn hoặc đặt đề bài tập

+ Xác định dữ kiện, ẩn số

+ Mô hình hóa đề bài và hướng dẫn giải

Từ BTCB, có thể phát triển thành những BTTH muôn hình muôn vẻ Về mặt lýluận có thể khái quát thành 5 phương án phát triển bài tập như sau:

Phương án 1: Hoán vị giả thiết và kết luận của BTCB để được BTCB khác có độkhó tương đương

Sơ đồ minh họa: (sơ đồ 3)

Phương án 2: Phát triển giả thiết BTCB:

Dữ kiện bài toán không liên hệ trực tiếp với ẩn số bằng phương trình biểu diễnkiến thức cơ bản mà liên hệ gián tiếp thông qua cái chưa biết trung gian a, b… nhờphương trình biểu diễn kiến thức cơ bản khác Phát triển giả thiết BTCB là thaygiả thiết của bài tập đó bằng một số BTCB khác buộc phải tìm các đại lượng trunggian là cái chưa biết liên hệ dữ kiện với ẩn số

Sơ đồ minh họa: (sơ đồ 4)

sơ đồ 3

Trang 26

Phương án 3: Phát triển kết luận BTCB

Cái cần tìm (ẩn số) không liên hệ trực tiếp với dữ kiện bằng một kiến thức

cơ bản mà thông qua các ẩn số trung gian Phát triển kết luận là thay kết luận củaBTCB bằng một số BTCB trung gian để tìm ẩn số trung gian X,Y…liên kết dữliệu a,b,c… và các ẩn số x1,y1…

Sơ đồ mô hình hóa phát triển kết luận: (sơ đồ 5)

Mức độ phức tạp phụ thuộc số bài toán trung gian (số ẩn số trong bài toán trunggian)

Trang 27

Phương án 4: Đồng thời phát triển giả thiết và kết luận của BTCB (kết hợp Phương án 2 và Phương án 3) Sơ đồ mô hình hóa vừa phát triển giả thiết vừa phát triển kết luận: với chiều mũi tên là hướng phát triển bài toán (sơ đồ 6)

sơ đồ 6

Phương án 5: Đồng thời phát triển giả thiết, kết luận và hoán vị giả thiết kết luận(Kết hợp cả 4 Phương án trên)

1.2.3 Phát triển BT trong dạy học BTVL

Việc phát triển BT phụ thuộc vào các yếu tố :

- Cần củng cố, khắc sâu kiến thức nào

- Nội dung vật lý của kiến thức đó

- Trình độ năng lực tư duy của HS và mục tiêu phát triển tương ứng

- Thời gian tiết học

Qua nghiên cứu lý luận và thực tế giảng dạy, chúng tôi lựa chọn quy trình pháttriển BTVL do tác giả Phạm Thị Phú dựng như sau:

1 GV xác định hệ thống BT của chương: Xác định nội dung kiến thức cơ bảncủa chương; các phương trình biểu diễn; lựa chọn BTCB; mô hình hóa BT

2 HS giải BTCB Đây là hình thức tập dượt và nhớ các kiến thức cơ bản

3 GV khái quát hóa phương pháp giải BTCB và phân tích BT

Trang 28

4 GV phát triển BT theo PA1 để được BTCB có độ khó tương đương

5.GV yêu cầu HS phát triển BT theo PA1.(làm theo mẫu) bằng ngôn ngữ nói

HS tự đặt đề bài và giải

6 GV phát triển BTCB theo PA2 hay PA3

7 GV nêu hướng phát triển BT theo PA4 hay PA5

Quy trình này có thể thực hiện áp dụng cho dạy học bất kỳ chương, phần nàocủa chương trình vật lý phổ thông cũng như đại học Đây là một biện pháp tích cực

để biến HS từ thụ động giải BT thành chủ động giải BT và hệ thống hóa BT; tức làbiến HS thành tự học, hạn chế dần việc HS đến các lớp học thêm, lò luyện thi vừatốn tiền vừa tốn công sức, tiền của vừa không phát huy năng lực tự học củaHS[10;38-40]

1.3 Phát triển BT với việc phát huy các chức năng lý luận dạy học của

BTVL

1.3.1 Phát triển BT với chức năng giáo dưỡng

Khi HS tiếp thu và phát triển được BTVL thì các em sẽ nhuần nhuyễn kiếnthức cơ bản, là phương tiện để các em nghiên cứu tài liệu mới hay một phươngtiện để các em rèn kỹ năng, kỹ xảo, rèn thói quen vận dụng kiến thức vào thực tiễnhoặc rèn luyện cho HS khả năng vận dụng kiến thức tổng quát Để phát huy cácchức năng này, việc sử dụng các phương án phát triển BTVL cần phải định hướngvào việc phủ kín toàn bộ kiến thức của chương

1.3.2 Phát triển BT với chức năng phát triển tư duy HS và giáo dục kỹ thuật

tổng hợp

BT là một công cụ có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn tư duy, bồidưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho HS Khi HS tự lực phát triển đượcBTVL, đồng nghĩa với việc các em tự lực phân tích điều kiện của đề bài, tự thaotác tư duy để xây những lập luận, thực hiện việc tính toán, đôi khi tiến hành thínghiệm, thực hiện các phép đo,…HS sẽ phát triển tư duy logic, năng lực giải quyếtvấn đề và năng lực làm việc độc lập của HS sẽ được nâng cao

Để phát huy chức năng phát triển tư duy phát triển BT cần theo hướng tạo đượccác BT sáng tạo định tính và định lượng

Để phát huy chức năng giáo dục kỹ thuật tổng hợp, BT cần phát triển theohướng tạo được các BT có nội dung thực tế, nội dung kỹ thuật

Trang 29

1.3.3 Phát triển BT với chức năng giáo dục

Thông qua việc giải những BT, sẽ phát triển tính tích cực, tự học của HS, rènluyện ý chí, tinh thần vượt khó, rèn luyện phong cách nghiên cứu khoa học và yêuthích môn vật lý Để phát huy chức năng này cần phát triển BT để có được BT cónội dung lịch sử, nội dung thực tế gắn học với hành, làm cho việc học trở nên hữuích ngay trong khi học

1.4 Hướng dẫn HS giải BT theo lý thuyết phát triển BT

1.4.2 Xây dựng BT mới từ BTCB theo mục tiêu dạy học

Theo tác giả Phạm Thị Phú, từ 1 BTCB ban đầu, tùy theo cách phát triển theophương án nào mà có được BT mới (BTTH) có độ phức tạp, độ khó khác nhau Đểxây dựng được BT mới, tác giả Phạm Thị Phú nêu quy tắc 1 sau:

- Xác định mục tiêu day học của BT

- Xác định độ khó của BT

- Lựa chọn phương án phát triển BTCB

- Xây dựng BT mới

Nội dung BT mới cần hướng tới các chức năng lý luận dạy học của BT

- Chức năng giáo dưỡng: Các BT mới từ đơn giản đến phức tạp phải dẫntừng bước phủ kín hết nội dung kiến thức cơ bản theo mục tiêu kiến thứccủa chương hay phần xác định

- Chức năng phát triển: Các BT mới phải tăng dần độ khó từ BT luyện tậpđến BT sáng tạo Trong BT sáng tạo, mức độ sáng tạo cũng tăng dần tínhtường minh của kiến thức trong đề bài phải tăng theo thứ tự BT

- Chức năng giáo dục: Bt mới phải hướng đến tính thực tiễn, tính ứngdụng của kiến thức, tính lịch sử của kiến thức để qua đó bồi dưỡng ócquan sát, thói quen liên hệ kiến thức với thực tiễn, với lịch sử, giáo dục

HS niềm đam mê môn học và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS

- Xây dựng BT mới theo mục tiêu đã định

Trang 30

1.4.3 Hướng dẫn HS tự lực xây dựng kiến thức mới

Để hướng dẫn HS xây dựng kiến thức mới, GV cần làm mẫu, tường minh cáchsuy nghĩ để có BT mới để HS chứng kiến Ở đây nên sử dụng kiểu hướng dẫnAngorit

1.4.4 Cấu trúc bài học BTVL theo lý thuyết phát triển BT

Đối với GV việc dạy học BTVL không chỉ đơn giản là dạy học HS giải được

BT mà thông qua BT đó HS học được cách phân tích BT, từ đó có thể suy ra đượcnhững BT khác từ đơn giản đến phức tạp từ BTCB đã cho, tức là biết cách pháttriển một BT Trong dạy học phát triển bài tập vật lí, GV đóng vai trò là người tổchức hướng dẫn HS phát triển BT Từ những BTCB mà GV đã lựa chọn, thôngqua các câu hỏi định hướng và các yêu cầu cụ thể, giáo viên tổ chức cho học sinhphát triển BTCB thành các BTCB khác và thành các BTTH Việc phát triển BTđược tiến hành từ các phương án đơn giản đến các phương án phức tạp hơn, đồngthời vai trò của GV từ chỗ hướng dẫn cụ thể tiến dần đến mức chỉ đóng vai trò làngười quan sát và nhận xét, đánh giá việc xây dựng BT của HS Hay nói cáchkhác, tính tự lực của HS càng được nâng lên về chất: HS vừa là người đặt vấn đềvừa là người giải quyết vấn đề

Có thể xây dựng cấu trúc bài học BTVL theo lý thuyết phát triển BTVL theo sơ

đồ sau: (sơ đồ 7)

Trang 31

Sơ đồ 7 Việc ứng dụng lý thuyết phát triển BTVL trong dạy học có thể áp dụng với mọi đối tượng HS từ HS yếu đến HS khá giỏi Điều này thể hiện ở các mức độ phát triển bài tập: đối với HS yếu kém ta có thể hướng dẫn ở các bước giải BTCB, phát triển theo các phương án 1,2,3 Đối tượng HS khá giỏi hơn có thể ở các

phương án 4,5 đồng thời tùy vào đối tượng HS mà số bài toán trung gian trong khi phát triển BTVL có thể nhiều ít khác nhau

1.5 Phân tích bài tập tổng hợp theo lý thuyết phát triển bài tập vật lý

Các bài tập tổng hợp có tác dụng rất lớn trong việc bội dưỡng năng lực tưduy sáng tạo cho học sinh do đó việc biên soạn là điều không dễ Việc rèn luyệncho học sinh có được kỹ năng, kỹ xảo óc tư duy sáng tạo phụ thuộc rất nhiều vàoviệc chọn lựa bài tập và sắp xếp theo một trình tự hợp lý, sao cho để sau mỗi bàitập đều phát hiện ra cái mới và trên cơ sở đó, các em có thể tự đặt ra bài tập theo lýthuyết phát triển bài tập vật lý

Xác định hệ thống BTCB của chương

- Xác định nội dung cơ bản

- Các phương trình biểu diễn

- Lựa chọn BTCB

- Mô hình hóa BT

Giải BTCB ( hiểu và ghi nhớ kiến thức cơ bản)

Khái quát hóa phương pháp giải

triển BT theo PA2, PA3

Phát triển BT theo PA2, PA3

Hướng dẫn phát triển BT theo

PA4, PA 5 Phát triển BT theo PA4,PA5 (HS khá, giỏi)

Trang 32

Hệ thống bài tập vật lý nói chung và bài tập sáng tạo nói riêng được lựachọn phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

- Các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp về phạm vi và mốiquan hệ giữa các kiến thức, kỹ năng cần vận dụng làm cho học sinh từng bướchiểu được kiến thức một cách vững chắc và có kỹ năng kỹ xảo vận dụng linh hoạt,sáng tạo các kiến thức đó

- Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống kiến thức vật lý, đóng góp mộtphần nào đó vào việc củng cố và hoàn thiện, mở rộng kiến thức cho học sinh, giúpcho học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các đại lượng, làm sáng tỏ vấn đề

- Hệ thống bài tập lựa chọn có nội dung phù hợp với đối tượng học sinh về trình

Trang 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Việc dạy HS giải BTVL là một công việc khó khăn và ở đó bộc lộ rõ nhấttrình độ của người GV vật lí trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của HS Trongviệc giải BTVL phải dạy cho HS biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề đặt

ra, phải rèn luyện cho HS kĩ năng giải những loại bài tập cơ bản thuộc những phầnkhác nhau của giáo trình vật lí phổ thông Mặt khác, GV phải đặc biệt coi trọngviệc rèn luyện tư duy và bảo đảm tính độc lập của HS, việc giải BT không chỉ giúpcho HS củng cố kiến thức, luyện tập áp dụng những định luật đã học mà quantrọng hơn còn là hình thành chính phong cách nghiên cứu của hoạt động trí tuệ,phương pháp tiếp cận các hiện tượng nghiên cứu

Để nâng cao chất lượng dạy học, việc phát triển BT, yêu cầu HS tự đặt BTtrong giờ học BT vật lí là một biện pháp có hiệu quả

Thực chất của việc phát triển và mở rộng BTVL là đi tìm mối quan hệ giữa giảthiết, kết luận với các đại lượng vật lí khác Dù phát triển giả thiết, kết luận đếnđâu thì mối quan hệ chính giữa giả thiết và kết luận vẫn là cơ bản, và khi giảiBTTH dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải sử dụng lời giải BTCB Việc phát triểnBTVL giúp HS nhận ra được những BTCB trong BTTH và có cái nhìn linh hoạt

để có thể biến một BTCB thành một BTCB khác Từ đó, HS từ thụ động giải BTcho GV giao thành chủ động tạo ra các BT cho mình, tức là nâng cao năng lực tựhọc cho họ Như vậy, thông qua việc phát triển BTVL HS không những được ônluyện, củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học mà còn được rèn luyện các thaotác tư duy và phát triển năng lực sáng tạo

Mặt khác, trong quá trình học tập, HS thường gặp các bài toán phức tạp mà khigiải buộc các em phải chia thành những BT nhỏ để giải, đó là các BTCB Hay nóicách khác, quá trình giải BTTH được đưa về các BTCB Việc chuyển BTTH thànhcác BTCB là công việc khó khăn nhất, các em khó phát hiện được BT mình gặpbao gồm những BTCB nào Việc các em đã được làm quen và thành thạo trongviệc phát triển BT sẽ giúp các em từ BTTH có thể vẽ sơ đồ tóm tắt và từ đó nhận

ra được các BTCB ẩn trong BTTH

Phát triển BTVL vừa thực hiện tốt chức năng giáo dưỡng( ôn tập, củng cố, hệthống hóa kiến thức) vừa góp phần phát triển năng lực tư duy sáng tao cho HS,phát triển năng lực diễn đạt ngôn ngữ của HS

Vậy thông qua việc phát triển BTVL không những kiến thức của HS được rènluyện và nâng cao mà tính tích cực, chủ động đề xuất các vấn đề giải quyết cũng

Trang 34

được nâng lên Điều này là tăng sự hứng thú, mang lại niềm vui trong học tập, bồidưỡng năng lực làm việc độc lập, tích cực của HS.

Việc ứng dụng lý thuyết phát triển BTVL trong dạy học có thể áp dụng vớimọi đối tượng HS từ học sinh yếu đến HS khá giỏi Điều này thể hiện ở các mức

độ phát triển bài tập, đồng thời tùy vào đối tượng HS mà số bài toán trung giantrong khi phát triển BTVL có thể nhiều ít khác nhau

Điều này sẽ được cụ thể hơn ở chương 2.

Trang 35

CHƯƠNG 2 DẠY HỌC BÀI TẬP CHƯƠNG “MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG” THEO LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BTVL

2.1 Vị trí, đặc điểm của chương “Mắt Các dụng cụ quang” Vật lý 11 THPT

Chương trình Vật lý 11 THPT cung cấp cho HS những kiến thức và kỹnăng cơ bản về tự nhiên và kỹ thuật Nó giúp cho HS có cái nhìn khái quát, có thếgiới quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn

Chương “Mắt Các dụng cụ quang” là một phần quan trọng của nội dungchương trình vật lý 11 THPT Các em đã được tiếp cận bước đầu ở lớp 9 THCS,phần lớn kiến thức mang tính trừu tượng nên chương này ở lớp 11 THPT vẫn làmột nội dung khó đối với các em

2.1.1 Vị trí của chương “Mắt Các dụng cụ quang”

Chương “ Mắt Các dụng cụ quang” là chương cuối cùng của sách giáo khoavật lý 11 THPT Chương “Khúc xạ ánh sáng” là chương liền kề trước đó Đây làchương cơ bản để khảo sát chương “ Mắt Các dụng cụ quang”

Cấu trúc mỗi bài gồm có các phần cơ bản:

- Phần giới thiệu vào bài: Phần này thường được in chữ nhỏ ở đầu bài, GVkhông nhất thiết phải dùng phần này để vào bài mà có thể đặt tình huống khác tùyđối tượng HS, tùy hoàn cảnh

- Phần nội dung chính: Đây là phần quan trọng, bắt buộc HS phải lĩnh hộiđược

- Phần tóm tắt kiến thức: Là phần in khác biệt cuối mỗi bài, giúp HS hệthống lại kiến thức cơ bản

- Phần luyện tập: gồm câu hỏi lý thuyết, bài tập trắc nghiệm và bài tập tựluận

-Phần đọc thêm: Nội dung của phần này không nằm trong quy định củachương trình nhưng nó giúp cho HS mở rộng sự hiểu biết của mình

2.1.2 Đặc điểm của chương “Mắt Các dụng cụ quang”

Ở THCS, phần quang hình chủ yếu là định tính,mang tính trừu tượngcao Nó là một số hiện tượng gắn với đời sống hằng ngày, có nhiều ứng dụng trongthực tế Mặt định lượng thể hiện phần lớn ở cấp THPT

Khi dạy phần này, GV phải hết sức linh hoạt trong quá trình lên lớp, đặcbiệt là việc sử dụng các phương tiện dạy học nhằm tăng cường tính trực quan

Trang 36

Chương “ Mắt Các dụng cụ quang” có rất nhiều ứng dụng trong khoa học, kỹthuật và trong thực tiễn đời sống Vì thế người GV cần nghiên cứu sâu về phươngpháp để giúp cho các em có được năng lực thực hành, niềm say mê nghiên cứukhoa học và kỹ năng ứng dụng kiến thức vào đời sống.

2.2 Mục tiêu dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang”

2.2.1 Mục tiêu chuẩn kiến thức

- Nêu được tính chất của đường truyền tia sáng qua lăng kính

- Nêu được và xác định được các điểm đặc biệt của thấu kính hội tụ (thấukính lồi hay thấu kính rìa mỏng) đặt trong không khí và của thấu kính phân kỳ(thấu kính lõm hay thấu kính rìa dày) đặt trong không khí

- Biết được công thức tính độ tụ của thấu kính và đơn vị của độ tụ

- Vận dụng được các công thức về thấu kính để giải các BT về thấu kính

- Nêu được số phóng đại của ảnh tạo bởi thấu kính là gì

- Nắm được đặc điểm của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và điểm cực viễncủa mắt(mắt bình thường), mắt cận, mắt lão, mắt viễn về mặt quang học và cáchkhắc phục các tật này của mắt

- Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì

- Nêu được sự lưu ảnh trên màn lưới và nêu ví dụ thực tế ứng dụng của hiệntượng này

- Hiểu và nắm được đặc điểm của các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắttrong việc quan sát các vật Hiểu và biết xác định độ bội giác của các dụng cụquang học đó cũng như vẽ ảnh của một vật qua dụng cụ quang học đó

2.2.2 Mục tiêu nâng cao theo định hướng nghiên cứu

Từ những kiến thức cơ bản của chương “ Mắt Các dụng cụ quang”, GVhướng dẫn để HS có thể phát triển được các BT theo lý thuyết phát triển BTVL từnhững BTCB đã thực hiện

Trang 37

2.3 Nội dung dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang”

  2.3.1 Các đơn vị kiến thức cơ bản.

Không điều tiết fmax ; điều tiết tối đa fmin

- KTCB9: Điểm cực viễn là điểm trên trục của mắt mà mắt nhìn rõ khikhông điều tiết Mắt không tật thì Cv ở vô cực

- KTCB10: Điểm cực cận là điểm trên trục của mắt mà mắt nhìn rõ khiđiều tiết tối đa

- KTCB11: Năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất mà mắtcòn phân biệt được hai điểm 1’ (giá trị trung bình)

- KTCB12: Các tật của mắt và cách khắc phục:

Mắt cận fmax < OV Đeo kính phân kỳ; fk = - OCv (kính sát mắt)

Mắt viễn fmax > OV Đeo kính hội tụ; tiêu cự có giá trị sao cho

mắt đeo kính nhìn gần như mắt không tậtMắt lão Cc dời xa mắt Đeo kính hội tụ; tác dụng của kính như với

kính viễn

Trang 38

- KTCB13: Hiện tượng lưu ảnh của mắt: Tác động của ánh sáng lên mànglưới còn tồn tại khoảng 0,1 s sau khi ánh sáng tắt.

d)Kính lúp:

- KTCB14: Số bội giác

- KTCB15: Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực

e)Kính hiển vi:

- KTCB16: Hai bộ phận chính của kính hiển vi là:

+ Vật kính: Thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (cỡ milimet)

+ Thị kính: kính lúp

- KTCB17: Điều chỉnh kính hiển vi: đưa ảnh sau cùng của vật hiện ra trongkhoảng CvCc của mắt

- KTCB18: Số bội giác của kính hiển vi:

hay với D=OCc

Phải điều chỉnh để ảnh sau cùng hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt

- KTCB20: Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực:

  2.3.2 Cấu trúc logic của chương “Mắt Các dụng cụ quang ”VL11

chương trình chuẩn

38

Kính lúp Máy ảnh

Lăng kính Thấu kính

Mắt Các dụng cụ quang

d>f: ảnh thật d<f:ảnh ảo lớn hơn vật

Trang 39

  2.4 Tìm hiểu thực trạng dạy học bài tập vật lý chương “Mắt Các dụng

cụ quang ” ở một số trường THPT thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian nghiên cứu luận văn, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu việcgiảng dạy BT chương “Mắt Các dụng cụ quang” ở các trường THPT như trườngTHPT Thủ Khoa Huân - Tiền Giang, THPT Vĩnh Lộc - Bình Tân, Tp Hồ ChíMinh, THPT Tây Thạnh - Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh bằng cách:

- Trao đổi với GV dạy vật lí của các trường

- Dự giờ thăm lớp các tiết dạy lí thuyết và tiết dạy BTVL trong chương này

- Trao đổi với HS, tìm hiểu cách học BTVL, xem vở của các đối tượng HS khácnhau

- Dùng phiếu điều tra lấy ý kiến của GV

Từ đó, chúng tôi rút ra được một số nhận xét như sau:

- Nhận thức về vai trò, tác dụng của BTVL trong dạy học của một số GV cònchưa đầy đủ Hầu hết còn thiên về vai trò kiểm tra, đánh giá kiến thức của HSthông qua việc giải BTVL

- Đa số các GV chú trọng đến các BT định lượng, chưa chú trọng đến dạng BTđịnh tính, BT đồ thị và thí nghiệm GV chưa định hướng phát triển tư duy cho HS

Trang 40

thông qua việc giải BTVL cũng như chưa quan tâm đến việc tổ chức cho HS pháttriển BT trên cơ sở các BT đã giải hay ngược lại, chưa hướng dẫn cho các em phântích những BTTH thành các BTCB hơn.

- Chưa xây dựng được cho HS hệ thống BTCB để HS có thể tự giải các BTtrong các tài liệu khác Trong tiết dạy BT, GV chọn một số bài cho các em giải.Chúng thường là những bài áp dụng kiến thức đơn thuần, thiên về toán học, kếtquả tìm được sau một loạt phép toán còn các BT có tác dụng bồi dưỡng năng lựcsáng tạo cho HS thì thực sự chưa được chú ý nhiều trong quá trình dạy học

- Chỉ có một ít giáo viên yêu cầu học sinh tự đặt BTVL để giải trong dạy họcBTVL Tuy nhiên việc này không thường xuyên

- Việc HS học BTVL ở trường THPT học rất thụ động, chỉ rất ít học sinh khágiỏi say mê vật lý thì tìm tòi để giải BT của giáo viên và đọc thêm tài liệu còn lạithì chỉ chờ giáo viên

- Đối với đa số học sinh, vật lý là môn học rất khó, khi làm BT nhiều em chỉgiải mà không hiểu bản chất vật lý, chỉ áp dụng công thức một cách máy móc Các

em tập trung học theo những BT mẫu của GV đã dạy, từ đó có thể giải các BTtương tự nhưng không thể tự giải những BT khác dạng Khi gặp những BT khókhăn hơn, các em không thể tự giải quyết vấn đề

- Hầu hết các HS không có thói quen tự đặt BTVL cho mình để giải, kể cả các

em học sinh khá giỏi Đặc biệt kĩ năng diễn đạt bằng lời nói, bằng viết của các emrất kém

- Nghiên cứu các tài liệu về BTVL ở nước ta thì các BT phát triển để pháttriển tư duy cho các em thường là phần cuối cùng nhất thiết phải có, nó chiếm từ15% đến 25% trên tổng số BT

  2.5 Xây dựng hệ thống bài tập vật lý chương “Mắt Các dụng cụ quang” theo lý thuyết phát triển bài tập nhằm phát huy chức năng lý luận dạy học của bài tập vật lý

2.5.1 Xây dựng bài tập cơ bản

a) Cơ sở lựa chọn BTCB:

Theo lý thuyết phát triển BTVL, BTCB là BT mà để tìm lời giải chỉ cần xáclập một mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm dựa vào một kiến thức mớihọc Về nguyên tắc các BTCB trong chương “Mắt Các dụng cụ quang” phải chứađựng hầu hết các yêu cầu ôn luyện việc sử dụng các kiến thức sau:

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Phạm Thị Bình- Dạy học bài tập chương“Các định luật bảo toàn” vật lý 10 chương trình nâng cao nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, luận văn thạc sỹ giáo dục học năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học bài tập chương“Các định luật bảo toàn” vật lý 10 chương trình nâng cao nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
[3]. Nguyễn Văn Công- Nghiên cứu dạy học bài tập chương “ Từ trường” Vật lý 11 chương trình nâng cao theo lý thuyết phát triển bài tập vật lý, luận văn thạc sỹ giáo dục học năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ trường
[4]. Lê Thị Huệ, 2011. Dạy học bài tập chương “Dòng điện xoay chiều” theo lý thuyết phát triển bài tập vật lý[5]. Luật giáo dục (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dòng điện xoay chiều
[9]. Phạm Thị Phú, 2007, Chuyển hóa phương pháp nhận thức Vật lý thành phương pháp dạy học Vật lý, bài giảng dành cho học viên cao học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển hóa phương pháp nhận thức Vật lý thành phương pháp dạy học Vật lý
[10]. Phạm Thị Phú- Phát triển bài tập vật lý nhằm củng cố kiến thức và bồi dưỡng tư duy linh hoạt, sáng tạo cho HS, tạp chí giáo dục số 138(kỳ 2-5/2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bài tập vật lý nhằm củng cố kiến thức và bồi dưỡng tư duy linh hoạt, sáng tạo cho HS
[11]. Nguyễn Trọng Sửu,Nguyễn Sinh Quân, Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11,NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí11
Nhà XB: NXB Hà Nội
[12]. Nguyễn Đức Thâm, 2002, Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông
[13]. Nguyễn Thị Thu Thảo- Sử dụng TRIZ xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo dùng cho dạy học vật lý phần từ trường và cảm ứng điện từ lớp 11 THPT nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS, luận văn thạc sỹ giáo dục học năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng TRIZ xây dựng hệ thống bài tập sáng tạodùng cho dạy học vật lý phần từ trường và cảm ứng điện từ lớp 11 THPT nhằmbồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS
[15]. Nguyễn Đình Thước, Didactic trong dạy học vật lý, tài liệu dành cho học viên cao học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Didactic trong dạy học vật lý
[16]. Phạm hữu Tòng, 2005, Phương pháp dạy học bài tập vật lý, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học bài tập vật lý
Nhà XB: Nhà xuất bảngiáo dục
[17]. Trần Ngọc,Trần Đình Thông, Thiết kế bài giảng vật lý 11,NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng vật lý 11
Nhà XB: NXB ĐHQG HàNội
[2]. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh, Sách giáo khoa Vật lý 11, NXB Giáo Dục Khác
[6]. Huỳnh Ngọc Nguyên-Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo phần cơ học lớp 10 THPT dựa trên một số nguyên tắc của TRIZ nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS, luận văn thạc sỹ giáo dục học năm 2010 Khác
[7]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa VIII) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w