1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu)

103 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 524,5 KB

Nội dung

truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay vàmai sau, việc thực hiện đề tài có ý nghĩa rất lớn, giúp ích nhiều cho công tácchuyên môn.Chính vì những lý do trên,

Trang 1

NGUYỄN NGỌC LAN

ĐẶC ĐIỂM KÝ SỰ CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ

GIAI ĐOẠN 1954 – 1975

(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Trang 2

NGHỆ AN – 2012

Trang 3

NGUYỄN NGỌC LAN

ĐẶC ĐIỂM KÝ SỰ CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ

GIAI ĐOẠN 1954 – 1975

(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC

MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG

NGHỆ AN - 2012

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Dự kiến đóng góp mới của luận văn 5

7 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1 BỨC TRANH CHUNG CỦA KÝ VIẾT VỀ CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 7

1.1 Khái niệm ký và ký sự 7

1.1.1 Khái niệm ký 7

1.1.2 Khái niệm ký sự 10

1.1.3 Đặc điểm nổi bật của ký sự 13

1.2 Bối cảnh lịch sử - xã hội giai đoạn 1954 - 1975 và bức tranh chung của văn học viết về chiến tranh 15

1.2.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội 15

1.2.2 Bức tranh chung của văn học viết về chiến tranh giai đoạn 1954 - 1975 22

1.3 Nhìn chung về ký và ký sự viết về chiến tranh giai đoạn 1954 -1975 29

1.3.1 Đội ngũ sáng tác 29

1.3.2 Thành tựu 32

1.3.3 Ý nghĩa, tác động to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ 35

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM KÝ SỰ CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG 38

2.1 Tái hiện chân thật những gian khổ, đau thương, mất mát trong chiến tranh 38

Trang 5

2.2 Khắc họa vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử 45

2.2.1 Hình ảnh người lính 45

2.2.2 Hình ảnh nhân dân 48

2.3 Niềm tin vào lẽ phải, lương tri và sự thắng lợi tất yếu của chính nghĩa 51

2.3.1 Niềm tin vào lẽ phải, lương tri con người 51

2.3.2 Niền tin vào thắng lợi 52

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KÝ SỰ CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ GIAI ĐOẠN 1954-1975 NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGHỆ THUẬT 56

3.1 Cách lựa chọn sự kiện, chi tiết 56

3.1.1 Sự kiện, chi tiết chân thực, sống động, điển hình 56

3.1.2 Sự kiện, chi tiết gây cảm xúc sâu sắc ở người đọc 58

3.2 Nghệ thuật kết cấu 61

3.2.1 Kết cấu “xâu chuỗi sự kiện” 62

3.2.2 Kết cấu theo mạch liên tưởng 67

3.3 Nghệ thuật trần thuật 71

3.3.1 Tự sự từ ngôi thứ nhất 71

3.3.2 Kết hợp tự sự, trữ tình, chính luận 75

3.3.3 Kết hợp nhiều giọng điệu 76

3.3.4 Sự phong phú của lớp từ chính trị - xã hội 83

3.3.5 Sử dụng từ ngữ, cách nói địa phương 88

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam, giai đoạnvăn học 1954 – 1975 có một ý nghĩa đặc biệt Đây là thời kỳ văn học gắn vớicuộc kháng chiến chống Mỹ, toàn dân ra trận đánh giặc cứu nước, thực hiện

lý tưởng độc lập tự do Đây cũng là giai đoạn nền văn học cách mạng gặt háiđược nhiều thành tựu lớn Trong bối cảnh chiến tranh, cùng với nhiều thể loạivăn học khác, ký đã tỏ rõ ưu thế và sức mạnh của mình trong phản ánh hiệnthực và con người thời chiến Nếu ví nhà văn như người thư ký trung thànhcủa thời đại và tác phẩm là bức tranh chân thật về đời sống thì ký là thể loạigiúp chủ thể sáng tạo hoàn thành sứ mệnh của mình một cách chân thực nhất

Đi sâu tìm hiểu ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975, chúng ta

sẽ hiểu hơn bức tranh văn học của một thời kỳ sôi động: thời kỳ chống Mỹ

1.2 Trong loại hình ký, bộ phận ký sự chiến tranh đã xuất hiện và gópmột tiếng nói trong việc phản ánh chân thực hiện thực chiến tranh lúc bấy giờ,

với các tác phẩm đã được bạn đọc chú ý như Trận Phố Ràng của Trần Đăng,

ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Chúng tôi ở Cồn cỏ của Hồ

Phương, ký sự Miền đất lửa của Nguyễn Sinh – Vũ Kỳ Lân, Tháng ba ở Tây

Nguyên của Nguyễn Khải, Bắc Hải Vân xuân 1975 của Xuân Thiều Các tác

phẩm ký sự đã phản ánh kịp thời, nhiều mặt của hiện thực đời sống gian khổnhưng hào hùng của dân tộc ta, xứng đáng là đội quân xung kích của văn họcthời kỳ chiến tranh Thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ có điều kiện tìm hiểusâu hơn những thành tựu và cả quy luật vận động của thể loại ký trong vănhọc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975

1.3 Công tác tại Khu di tích lịch sử Thanh niên xung phong Ngã baĐồng Lộc – toạ độ chết năm xưa; ngày nay là một địa chỉ đỏ, nơi giáo dục

Trang 7

truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay vàmai sau, việc thực hiện đề tài có ý nghĩa rất lớn, giúp ích nhiều cho công tácchuyên môn.

Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm ký sự chiến

tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 (Qua một số tác phẩm tiêu biểu) làm

luận văn của mình Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm tiếng nói khẳng

định giá trị nội dung và nghệ thuật của ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 – 1975

2 Lịch sử vấn đề

Ký là một loại hình ra đời tương đối sớm trong lịch sử văn học ViệtNam Dựa vào những tư liệu còn lại cho đến nay, có thể khẳng định ký ra đờicùng với nền văn học viết dân tộc Có nhiều tác phẩm ký ra đời trong thời

trung đại như Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ… Bước sang thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau cách mạng tháng

tám cùng với sự phát triển rực rỡ của nền văn học, thể loại ký nói chung, tiểuloại hồi ký, bút ký, ký sự phát triển nhanh chóng, tạo nên một mảng văn học

có vị trí đặc biệt trong nền văn học hiện đại

Cho đến nay (thời điểm người viết hoàn thành luận văn), chưa có mộtcông trình hệ thống nào bàn riêng về ký sự chiến tranh trong văn học giaiđoạn 1954 – 1975 mà chỉ xuất hiện những ý kiến, bài viết ngắn và thường lànói chung về thể loại ký

Trong cuốn Giáo trình Lí luận văn học (Tập 2) - Tác phẩm và thể loại

văn học, nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng, La Khắc Hoà, Phùng

Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh đưa ra được những nhận định mang tính khái quát

về thể loại Các tác giả đánh giá cao sự đóng góp của thể ký, trong đó có kýcách mạng trong nền văn học viết Việt Nam

Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX – do Phan Cự Đệ chủ biên đã

nói đến những thành tựu của ký Việt Nam sau Cách mạng tháng tám 1945:

Trang 8

“Bước vào công cuộc chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kýluôn có mặt hàng đầu, trở thành vũ khí xung kích Kết thúc giai đoạn chống

Mỹ cứu nước là một loạt ký sự về mùa xuân đại thắng 1975, ghi lại thời điểm

hào hùng của một thời đánh Mỹ và thắng Mỹ: “Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Bắc Hải Vân xuân 1975 (Xuân Thiều), Xuân Lộc – Sài Gòn

(Nam Hà) ” [6, 410 - 411]

Trong cuốn Văn học Việt Nam (1945 – 1975) (tập một) do Nguyễn

Đăng Mạnh chủ biên, các tác giả đã viết về những thành tựu của ký, ký sựchống Mỹ: “Đặc biệt có sự bùng nổ của thể ký, ghi lấy bao nhiêu sự tíchanh hùng, chia vui với quân dân cả nước và giữ lại làm tư liệu cho những

sáng tác dài hơi” [30, 146] Trong cuốn Văn học Việt Nam (1945 – 1975)

(tập hai) tác giả đề cấp đến ký của Nguyễn Khải: “Nguyễn Khải tập trungviết về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước Ông tiếp tục theo dõi, khảo sátcon người xã hội chủ nghĩa, ca ngợi nó trên đỉnh cao của chủ nghĩa anhhùng cách mạng” [30, 258]

Trong cuốn Từ điển Văn học bộ mới của nhóm tác giả Đỗ Đức Hiểu,

Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá đồng chủ biên có đề cập đến

các tác phẩm ký sự chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 như: Họ sống và chiến

đấu, Chúng tôi ở Cồn Cỏ, Sóng Hòn Mê

Cũng trong cuốn Từ điển này, các tác giả có viết về Nguyễn Khải vàkhẳng định những thành tựu mà ông gặt hái được qua thể ký sự: “Bám sát cuộcsống hiện tại, hướng ngòi bút về những vấn đề thời sự của đời sống, tác phẩmcủa Nguyễn Khải có sức mạnh của lý trí tỉnh táo, nhạy bén, năng lực phân tíchtâm lý và diễn biến tư tưởng cùng với những nhận xét thông minh, sắc sảo.Nguyễn Khải thể hiện sự tham gia tích cực và kịp thời của nhà văn vào đờisống xã hội trên lĩnh vực tư tưởng và góp phần mở ra khuynh hướng văn xuôichính luận – triết luận trong văn học Việt Nam đương đại” [47, 1156]

Trang 9

Bàn về các tác phẩm ký sự giai đoạn 1954 – 1975, trong cuốn Văn học

1975 – 1985 tác phẩm và dư luận do nhóm Ngô Trang, Vân Trang, Bảo Hưng

sưu tầm và chủ biên, đánh giá về tác phẩm Ký sự miền đất lửa: “Phản ánh

hiện thực nóng bỏng và đầy tính oanh liệt trên mảnh đất Vĩnh Linh kỳ thú anhhùng Ký sự miền đất lửa có một sức hấp dẫn kỳ lạ Trước hết là sự chân thực,sinh động, là điển hình của các sự kiện, nhân vật, sự phong phú của hiện thựcđất nước” [56]

Trong cuốn Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm (2007) do hai tác giả

Hà Công Tài và Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu có những trang

đánh giá cao về tác phẩm ký sự Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải:

“Ghi lại một cách trung thực, đầy xúc động những diễn biến của sự kiện lớnvào bậc nhất trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc ta Nguyễn Khải đã bướcđầu gây cho người đọc chúng ta cái cảm giác choáng ngợp trước sự chuyểndịch không gì ngăn lại được của guồng máy lịch sử đồ sộ hợp thành từ trămngàn chi tiết, trăm ngàn người, việc, ý đồ” [45, 319] Cuốn sách này còn

khẳng định cao hơn nữa giá trị hiện thực của nó: “Ký sự Tháng ba ở Tây

Nguyên của Nguyễn Khải, cũng như thiên hồi ký Đại thắng mùa xuân của Đại

tướng Văn Tiến Dũng, là một trong những thể nghiệm của thể loại này trongviệc ghi lại những ngày tháng năm 1975 đầy biến cố của dân tộc” [45, 320]

Nhìn chung những bài viết trên mặc dù chưa phải là những công trìnhnghiên cứu chuyên sâu về ký sự chiến tranh giai đoạn 1954 - 1975 nhưng ítnhiều cũng tạo cơ sở cho luận văn Bởi vậy, luận văn của chúng tôi trên cơ sởtiếp thu, kế thừa những người đi trước mong muốn đi vào tìm hiểu đặc điểm

ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 một cách toàn diện, hệthống hơn

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là đặc điểm ký sự chiến tranhchống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Luận văn tập trung khảo sát cuốn Ký sự chiến tranh (Nxb Văn học,

2006) với 03 ký sự tiêu biểu:

- Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải)

- Bắc Hải Vân xuân 1975 (Xuân Thiều)

- Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh – Vũ Kỳ Lân)

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Đề tài hướng tới mục đích và những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu, khảo sát bức tranh chung của ký sự chiến tranh chống Mỹtrong văn học Việt Nam thời kỳ 1954 -1975

- Tìm hiểu những đặc sắc về nội dung của ký sự chiến tranh chống Mỹ

giai đoạn 1954 – 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu).

- Tìm hiểu những đặc sắc về nghệ thuật của ký sự chiến tranh chống

Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 (qua một số tác phẩm tiêu biểu).

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân loại - thống kê

6 Dự kiến đóng góp mới của luận văn.

6.1 Góp phần tìm hiểu những đặc sắc của ký sự chiến tranh giai đoạn

1954 – 1975 nhìn từ bình diện nội dung và bình diện nghệ thuật thể hiện quamột số tác phẩm ký sự tiêu biểu để từ đó làm cơ sở cho những bài nghiên cứu

về ký sự giai đoạn sau

Trang 11

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Bức tranh chung của ký viết về chiến tranh trong văn học

Việt Nam giai đoạn 1954-1975

Chương 2: Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 –

1975 nhìn từ bình diện nội dung

Chương 3: Đặc điểm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 –

1975 nhìn từ bình diện nghệ thuật

Trang 12

Chương 1 BỨC TRANH CHUNG CỦA KÝ VIẾT VỀ CHIẾN TRANH

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975

1.1 Khái niệm ký và ký sự

1.1.1 Khái niệm ký

Trong loại hình văn xuôi nghệ thuật ký là một thể loại ra đời khá sớm

và chiếm một vị trí đặc biệt Ký là một thể loại văn học năng động, linh hoạt,nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống một cách trực tiếp, sinhđộng, rõ nét nhất Tác phẩm ký vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu bức thiếtcủa thời đại đồng thời vẫn tạo được tính nghệ thuật Bên cạnh các thể loại vănhọc hiện đại như: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ thì ký là một thể loạithu hút được sự quan tâm của một bộ phận lớn độc giả Trong lí luận văn học

có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm ký

Trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam, ký là loại hình phức tạp nhất.Ban đầu ký là dạng từ để chỉ tất cả các loại văn bản ghi chép về các lĩnh vựcđời sống từ nông nghiệp, thương nghiệp, xã hội khi chuyển sang danh từ, kýchỉ những văn bản mang tính chất hành chính Sau đó ký được dùng để chỉnhững điển tịch, trước tác của một số học giả thời trước Với nghĩa ấy, ký gộpthu vào những tác phẩm văn xuôi nằm trong văn học chức năng hành chính,văn học chức năng lễ nghi, văn học chức năng thẩm mỹ Dần dần theo thờigian và những biến đổi lịch sử ký trở thành một thể loại văn xuôi nghệ thuật

Theo các nhà lí luận văn học hiện đại Trung Quốc, từ thời Đường trở đithể ký đã bắt đầu được nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện hơn Cuốn

Lịch sử văn hoá Trung Quốc đưa ra nhận xét: “Ký là một thể ghi chép sự

việc, sự trạng, sự vật” Sách Văn thể minh biện viết: “Loại văn này lấy tự sự

làm chính, người sau không biết thể của nó nên mới lấy nghị luận pha tạp vào

Trang 13

Từ thời Hán, Nguyên về trước tác giả còn ít, từ đời Đường về sau thì bắt đầuthịnh Nội dung hoặc ghi cảnh đền đình lầu gác, hoặc ghi thắng cảnh sơn thuỷcho đến các loại thư họa tạp vật, trăm việc của đời người Văn chương thườnggồm cả tự sự, nghị luận trữ tình vào một thể, là một thể văn mà các văn gia cổvận dụng vô cùng rộng ” [46, 22].

Trong 150 thuật ngữ văn học các tác giả định nghĩa: “Ký là tên gọi

chung của một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài vănhọc (báo chí, ghi chép ), chủ yếu là văn xuôi tự sự Ký khác với truyện ở chỗtrong tác phẩm ký không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của tácphẩm chủ yếu mang tính miêu thuật” [4, 179]

Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn Năm bài giảng về thể loại có viết: “Trong

nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, ký là một thuật ngữ được dùng đểgọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều “thể” hoặc “tiểu loại”: Bút ký, hồi

ký, du ký, chính luận, phóng sự, tùy bút, tản văn, tạp văn [17, 13]

Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, ký là: “Loại hình trung gian nằm giữa báochí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký,

du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký [15,111] Trong cuốn Từ điển này cũng nóiđến đối tượng nhận thức của thể ký thường là: “Một trạng thái tồn tại của conngười hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng”[15,111]

Từ điển Văn học (bộ mới) định nghĩa ký là một “Thể văn tự sự viết về

người thật, việc thật, có ý nghĩa thời sự, trung thành với hiện thực ở mức cao”

[47, 501] Theo giáo trình Lý luận văn học do Giáo sư Hà Minh Đức chủ biên

“Ký không phải là một thể loại đồng nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghichép, miêu tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xuôi từ ký sự, phóng sự,bút ký, hồi ký, du ký đến nhật ký, tùy bút, tiểu phẩm văn học, bút ký chínhluận” [10, 190]

Trang 14

Từ nghiên cứu trên chúng tôi thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau vềthể loại ký Nhưng dù đứng ở góc độ nào các nhà nghiên cứu cũng quan tâmđến các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, những biểu hiện của đời sống có thực Kýmang tính thời sự, phản ánh chân thực cuộc sống, phơi bày hiện thực xã hội.Quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hưcấu Sự việc, con người trong ký phải thật cụ thể, đạt tính xác thực cao Ngườiviết ký cần đảm bảo tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trongtác phẩm Theo Hà Minh Đức, ký văn học có thể chia làm 3 loại: Ký tự sự(Phóng sự, ký sự, truyện ký, hồi ký ); Ký trữ tình (Tùy bút, nhật ký ); Kýchính luận (tạp văn, tạp ký)

Ký về cơ bản khác với truyện dài, truyện ngắn, tiểu thuyết ở chỗ trongtác phẩm ký không có xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủyếu mang tính miêu tả, tường thuật Đề tài và chủ đề của tác phẩm cũng khácbiệt với truyện, nó thường không phản ánh vấn đề sự hình thành tính cách của

cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, mà các vấn đề trạng thái dân sự nhưchính trị, xã hội và trạng thái tinh thần như phong hóa, đạo đức của chính môitrường xã hội

Những sáng tác thuộc thể loại ký là một bộ phận không thể tác rời củanền văn học trên thế giới nói chung và nền văn học nước nhà nói riêng Kýcho phép tái hiện những giai đoạn lịch sử đã qua trong tiến trình phát triển xãhội qua những bình diện mà nó đề cập Có những tác phẩm chú ý đến việcmiêu tả các phong tục thông qua những nét tính cách tiêu biểu, có tác phẩmchú ý miêu tả tính cách xã hội, có tác phẩm mang âm hưởng trữ tình, triết lý.Nhiều tác phẩm ký đậm tính chất tư liệu, hướng vào việc tái hiện chính xácthực tại với những sự kiện có thực, thường kèm theo sự lý giải, đánh giá tùytheo sự nhạy cảm và cách hiểu của tác giả

Trang 15

Kết cấu của ký rất đa dạng, có thể có mô hình người kể chuyện để tạo sựthống nhất cho các thành phần vốn dị biệt nhau, có thể tạo thành thể loại từnhững phần vốn chỉ gắn với nhau bằng một trật tự bề ngoài, lấy đề tài các đoạnmiêu tả, hoặc các ý bình luận về các sự việc được miêu tả làm ráp nối sự kiện

Chính vì những tính chất nói trên mà ký có một phạm vi biểu hiện rấtrộng lớn trong việc phản ánh, tái hiện cuộc sống cũng như phát huy vai trò sángtạo của người cầm bút Nhà văn viết ký ngoài yêu cầu chưng cất hiện thực, sựkiện còn là nơi để ngòi bút và cảm xúc được thử sức Vì sự đa dạng, phong phúcủa ký chúng ta có thể thấy rằng ký có một sự đóng góp không nhỏ đối với nềnvăn học cách mạng nói riêng, nền văn học nước nhà nói chung

1.1.2 Khái niệm ký sự

Khác với các tiểu loại khác trong ký, ký sự nhằm ghi chép lại một câuchuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh Ký sự thường xuất hiện trongnhững thời kì lịch sử có những diễn biến quan trọng Đây là thể loại có nhiệm

vụ ghi lại những sự kiện phát triển trong một thời gian khá dài, ngoài trụcchính còn có thể có những tuyến nhỏ ngang dọc đan chéo nhau làm nổi rõhướng vận động, phát triển của thời cuộc Trong ký sự người viết phải tôntrọng tiếng nói khách quan của sự kiện: “Người viết ký có quyền bình luận,phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của bản thân sự sống đang vận động,phát triển" Tác giả phải biết phát hiện, chọn lọc để làm nổi lên những điểnhình xã hội tiêu biểu, những con người, sự việc giàu ý nghĩa xã hội và sức

khái quát Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng kí của Lê

Quýnh được đánh giá là những tác phẩm tiêu biểu cho tiểu loại này Tácphẩm tái hiện khá rõ nét và đầy đủ bộ mặt của thời đại thông qua những bức

tranh miêu tả sinh động Đặc biệt Thượng kinh kí sự “đánh dấu trình độ ký sự

văn học cổ điển Việt Nam đã đạt đến trình độ cao, có tính chất đột phá sáng

Trang 16

tạo, bởi nếu như không nhầm thì chưa thấy tác phẩm tương tự trong vănTrung Quốc, một xứ sở trường về ký ngắn, tản văn ngắn” [47, 332].

Ký sự là một thể loại ký tự sự có ý thức hướng tới ghi chép khá hoànchỉnh một sự kiện, một phong trào, một chiến dịch, một giai đoạn sinh thànhcủa một đối tượng khách quan nào đó Ký sự không đột phá vào “đặc điểm”của sự kiện như phóng sự mà quan tâm mô tả sự kiện trên “diện rộng” trongquá trình phát triển của nó Tác giả Phương Lựu cho rằng: “Ký sự là bứctranh toàn cảnh, trong đó sự việc và con người đan chéo với nhau, nhưnggương mặt của nhân vật không thật rõ nét” Sự kiện trong ký sự thường đượctái hiện theo dòng chảy tuyến tính tự nhiên trong quy luật khách quan của nónên ít được người viết tổ chức thành những cốt truyện rõ rệt như trong truyện.Lấy việc tái hiện sự kiện khách quan làm chính, ký sự cũng ít khai thác cácyếu tố trữ tình, nghị bình, liên tưởng của cá nhân người viết Tính khuynhhướng, chính kiến thái độ của tác giả được ký thác vào trong hệ thống sựkiện, sự kiện tự nó nói lên ý tưởng và chính kiến của người viết Nhân vậttrong ký sự có thể là những con người cá nhân hoặc cả một tập thể nhân vật

có mối quan hệ đẳng lập hoặc chính phụ trong hệ thống sự kiện Nhìn chung

cá tính nhân vật trong ký sự thường chỉ được khái quát theo lối điểm xuyến

mà không có điều kiện được khắc sâu qua quá trình giao tiếp sinh động của

họ Những tác phẩm ký sự đặc sắc thường có sự kết hợp hài hòa giữa thuậndiện và tả điểm khá ấn tượng để tạo nên những nét nhấn hấp dẫn cho tácphẩm

Trong lịch sử văn học Việt Nam ký sự xuất hiện khá sớm với các tácphẩm ký sự nổi tiếng của Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ Ký sự Việt Nam pháttriển mạnh mẽ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với các tácgiả tiêu biểu như: Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Khải

Trang 17

Những trang ký sự của Trần Đăng, Nguyễn Khắc Thứ, Nguyễn HuyTưởng, Hồ Phương, Hoàng Văn Bổn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Xuân Thiều,Nguyễn Khải, Nguyễn Sinh, Vũ Kỳ Lân đã ghi lại một cách trung thực đầyxúc động những diễn biến của sự kiện vĩ đại vào bậc nhất trong lịch sử chốngxâm lược của dân tộc Khẳng định vị trí của ký sự viết về chiến tranh trongthời kỳ lịch sử đầy kỳ tích và bi tráng của dân tộc

Theo Hà Minh Đức ký sự thuộc nhóm ký tự sự (phóng sự, ký sự, truyện

ký, hồi ký) Tuy nhiên, khác với các tiểu loại khác trong ký, ký sự nhằm ghichép và tái hiện một sự kiện, một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh, đưa mộtlượng thông tin nóng, cập nhật và giàu giá trị biểu cảm đến với người đọc Ký

sự thường xuất hiện trong những thời kỳ lịch sử có những diễn biến phức tạp

Ký sự có quy mô tương ứng với truyện ngắn, truyện vừa hoặc tiểu thuyếtnhưng viết về người thật, việc thật mà tác giả là người trong cuộc, trực tiếpchứng kiến hay được nghe kể lại, được nắm giữ tư liệu một cách tường tận, tỷ

mỉ về sự việc và con người ở một thời điểm, một không gian và một địa danh

cụ thể Ký sự cũng gần với truyện nhưng có quan điểm của thể loại: tôn trọng

sự thật khách quan của đời sống Người viết ký luôn có ý thức đẩy người vàviệc lên phía trước, đưa những xung đột tính cách và hoàn cảnh lùi lại ở phíasau, đảm bảo tính xác thực của hiện thực đời sống phản ánh trong tác phẩm

Trong Từ điển Văn học (bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi,

Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá Đồng chủ biên (Nhà xuất bản Thế giới năm2004) định nghĩa về ký sự: “Một nhóm thể loại nằm trong nhóm thể tài ký,chuyên ghi chép một sự kiện, một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh mà ngườighi lại là người trong cuộc, tham gia vào mọi diễn biến như một nhân vật dẫnchuyện hoặc nhân vật chính, nhưng mục tiêu của sự trần thuật lại khônghướng đến sự giãi bày cái “tôi” của mình Như vậy, đối tượng của ký sự là sựthật diễn ra ngoài ý định chủ quan của tác giả Tác giả chỉ có thể lựa chọn để

Trang 18

ghi lại theo cảm hứng và cảm quan cá nhân chứ không có quyền hư cấu thêm.Cảm quan cá nhân trong ký sự cũng bộc lộ kín đáo, thông qua thao tác ghichép khách quan, ít khi trở thành một phát ngôn lộ liễu Sự thật mà tác giảchứng kiến và nếm trải với những diễn biến liên tục của nó, theo trình tự thờigian làm nên tình tiết và kết cấu của một thiên ký sự ” [47, 787-788]

1.1.3 Đặc điểm nổi bật của ký sự

Ký là một loại hình phức tạp Bắt đầu từ những năm 1960 lại nay ởnước ta có nhiều cuộc bàn luận về những vấn đề liên quan đến ký: ký có phải

là văn học không? Đặc trưng của ký là gì? Những tiểu loại của thể ký? Tiêuchí phân loại? Mặc dù khó có thể phân định một cách rạch ròi các đặc điểmcủa tiểu loại ký nhưng tiểu loại ký sự vẫn có những đặc trưng riêng

Khác với các tiểu loại khác trong ký, ký sự nhằm ghi chép lại mộtcâu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh Ký sự thường xuất hiệntrong những thời kỳ lịch sử có những diễn biến quan trọng Đây là thể loại

có nhiệm vụ ghi lại những sự kiện phát triển trong một thời gian khá dài,ngoài trục chính còn có những tuyến nhỏ ngang dọc đan chéo nhau làm nổi

rõ hướng vận động, phát triển của thời cuộc Ký sự phải tôn trọng tiếng nóikhách quan của sự kiện “Người viết ký có quyền bình luận, phân tíchnhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của bản thân sự sống đang vận động, pháttriển” [10, 228] Tác giả phải biết phát hiện, chọn lọc để làm nổi lên nhữngđiển hình xã hội tiêu biểu, những con người, sự việc giàu ý nghĩa xã hội và

sức khái quát Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác được đánh giá là tác

phẩm tiêu biểu cho tiểu loại này Tác phẩm tái hiện rõ nét và đầy đủ bộ mặt

của thời đại thông qua những bức tranh miêu tả sinh động Thượng kinh ký

sự “đánh dấu trình độ ký sự văn học cổ điển Việt Nam đã đạt đến trình độ

cao, có tính chất đột phá sáng tạo” [47, 332]

Trang 19

Ký sự lấy sự thực khách quan và tính xác thực của đời sống tái hiện lạitrong tác phẩm Bám vào người thật việc thật, xét một cách tương đối có thểrút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật Trần Đăngviết những trang ký của mình trên chặng đường hành quân giữa hai trận đánh.Những sự việc và con người trong ký của Nguyễn Thi còn nóng hổi khôngkhí của cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang.

Do trần thuật người thật việc thật nên tác phẩm ký văn học có giá trịnhư những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng to lớn ngay đối với

sự sáng tạo nghệ thuật về sau

Ký sự ghi chép và tái hiện một sự kiện, một câu chuyện tương đối hoànchỉnh, đưa một lượng thông tin nóng, cập nhật và giàu giá trị biểu cảm đếnvới người đọc Với ký sự, cuộc sống có thể được ghi rõ từng chi tiết, từng sựkiện để thông qua đó phản ánh cái hay, cái đẹp, những giá trị xã hội, thẩm mỹcủa con người

Ngôn từ trong ký sự mang đậm tính chủ thể, gắn với đặc điểm sáng tạocủa nhà văn

Ký sự có những đặc điểm chung với bút ký như viết về người thật, việcthật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến; cốt truyện không chặt chẽ nhưtrong truyện, sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật song ở ký sự phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng,nghị luận thường ít hơn ở bút ký, tùy bút

Nhà văn luôn là người chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại những gìmình đã quan sát được Khác với ngôn từ nghệ thuật của các thể loại văn họckhác, ngôn từ của thể loại ký sự luôn có xu hướng dung nạp nhiều hình thức

và phong cách sáng tạo Đây là thể loại linh hoạt về giọng điệu: giọng trầnthuật khách quan – bình đạm, giọng trần thuật kết hợp giữa kể - tả với bình

luận trữ tình đến lối viết giản dị Theo cách định nghĩa trong Từ điển thuật

Trang 20

ngữ văn học thì đặc điểm của thể loại ký sự là bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và

những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn bút ký, tùy bút

Nói tóm lại, đặc điểm nổi bật của ký sự là tính xác thực, tính chiến đấu

và tính thời sự cao Đúng như Pôlêvô đã nói: “Một bài ký sự hay quả thật làmột bài có đủ đặc trưng của thể loại báo chí thuần túy, nó hết sức cụ thể, có thểtái hiện được sự thật chân chính Những nhân vật tạo nên phải là những conngười thật trong cuộc sống hiện thực, những sự việc mô tả phải dính chặt vớiđặc điểm đúng như người ta thường nói: “ký sự có địa chỉ chính xác của nó”

1.2 Bối cảnh lịch sử - xã hội giai đoạn 1954 - 1975 và bức tranh chung của văn học viết về chiến tranh

Ký là một thể loại văn học “áp sát” đời sống Thể ký sự trong giai đoạnnày đã bám sát, phản ánh kịp thời hiện thực đời sống Để tìm hiểu thành tựu củathể loại này luận văn xin đi vào trình bày một cách khái quát bối cảnh lịch sử xãhội giai đoạn 1954 – 1975 trên cơ sở đó phác họa diện mạo của thể loại ký sự và

vị trí của nó trong bức tranh chung của nền văn học cách mạng nước nhà

1.2.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội

Giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 có nhiều biến đổi quan trọng, nhiều sựkiện liên tiếp nổ ra đã tác động lớn đến vận mệnh dân tộc Có thể thấy nhữngbiến động đó qua những giai đoạn lịch sử sau:

Từ năm 1954 đến năm 1965:

Chiến thắng chiến dịch Đông – Xuân năm 1953 – 1954 mà đỉnh cao làchiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơnevơrút quân về nước lập lại hòa bình trên cơ sở thừa nhận chủ quyền dân tộc của

ba nước Đông Dương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp Tuynhiên do tình hình chính trị thế giới phức tạp, Việt Nam tạm thời bị chia làmhai miền Nam – Bắc với hai chế độ khác nhau: Miền Bắc đã hoàn toàn giảiphóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và bọn

Trang 21

tay sai thống trị Vì vậy, sự nghiệp cách mạng vẫn chưa hoàn thành Hainhiệm vụ đặt ra cho cách mạng của ta lúc này là xây dựng chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc

Đối với miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1960, cách mạng đặt ra nhiệm

vụ hết sức cấp bách là khôi phục nền kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa.Công cuộc khôi phục kinh tế diễn ra trong hoàn cảnh hết sức khó khăn vì đấtnước ta vốn là một nước thuộc địa lại vừa trải qua chiến tranh nên mọi cơ sởvật chất cũng như tinh thần bị tổn thất nặng nề Trước tình hình đó tháng 9năm 1954, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết và vạch rõ nhiệm vụ trước mắt là ổnđịnh trật tự xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trường Trọng tâm ở cả thànhphố và nông thôn là phục hồi và nâng cao sản xuất Phục hồi kinh tế quốc dân

mà then chốt là phát triển sản xuất nông nghiệp Với quyết tâm cao độ, cuốinăm 1957 kế hoạch khôi phục kinh tế căn bản đã hoàn thành và nhiều chỉ tiêuđặt ra đã hoàn thành vượt mức Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải

đã có bộ mặt mới Đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế đã phát triểnnhanh chóng

Sau ba năm khôi phục kinh tế với nhiều thành quả quan trọng, miềnBắc sôi nổi bước vào giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế.Không khí này diễn ra trên tất cả các vùng miền từ đồng bằng đến trung dumiền núi, từ nông thông đến thành thị; ở tất cả các ngành từ công nghiệp,nông nghiệp, thương nghiệp, giáo dục, y tế Với những chương trình như hợptác hóa nông nghiệp, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh “Kết quả cảitạo xã hội chủ nghĩa đã có tác động tích cực trong việc xóa bỏ cơ bản chế độngười bóc lột người, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điềukiện có chiến tranh” [16,148] Thắng lợi của kế hoạch ba năm (1958 -1960)

và cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những chuyển biến to lớn trên toànmiền Bắc nước ta

Trang 22

Ở miền Nam trước khi hiệp định Giơnevơ được ký kết Mỹ đã đưa NgôĐình Diệm lên làm thủ tướng bù nhìn ở miền Nam Việt Nam Sau khi lêncầm quyền Ngô Đình Diệm đã xây dựng miền Nam thành “quốc gia mạnh”,chúng đã đưa những chính sách cực kỳ độc ác, dã man, đặc biệt là đưa lốisống Mỹ tràn vào miền Nam để đầu độc, đặc biệt là tầng lớp thanh – thiếuniên Chúng dùng đủ mọi thủ đoạn, vừa mua chuộc, vừa mị, vừa đàn áp trắngtrợn, cưỡng bức dân ta trong các chiến dịch tố cộng, vu khống, tố cáo cộngsản, đề cao Ngô Đình Diệm Tình hình đó đã khiến cho cách mạng Việt Namgặp nhiều thất bại nặng nề Nhiều phong trào đấu tranh đã diễn ra, đấu tranh

vũ trang và đấu tranh chính trị diễn ra cho đến hết những năm 1960 Tiêu biểucho những phong trào đó là phong trào “Đồng khởi” Xuất phát từ yêu cầucủa Nghị quyết 15 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 1– 1959, ngọn lửa đồng khởi đã cháy lên tại nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam,

từ Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi cho đến các vùng Đông Nam bộ,Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Bến Tre Thắng lợi của phongtrào Đồng khởi đã thể hiện được sức mạnh của cách mạng miền Nam và sựsuy yếu của chính quyền Ngô Đình Diệm

Từ năm 1961 đến năm 1964, bối cảnh lịch sử xã hội có một sự biếnchuyển tích cực rõ nét, miền Bắc đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩ xã hội, đây lànhiệm vụ quyết định nhất trong sự nghiệp cách mạng của cả nước, còn miềnNam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Cuộc cách mạngnày có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc đánh đổ đế quốc Mỹ và bọn taysai, thực hiện hòa bình và thống nhất đất nước

Miền Bắc từ năm 1961, Đảng ta đã xác định lấy xây dựng chủ nghĩa xãhội làm trọng tâm Nhiều phong trào thi đua xây dựng chủ nghĩa dấy lên sôinổi Nếu những năm trước Đảng ta chú trọng phát triển nông nghiệp thì sanggiai đoạn này Đảng chủ trương công nghiệp hóa nước nhà, điều này được thể

Trang 23

hiện rõ trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 – 1965) Trong côngnghiệp, các ngành công nghiệp như điện, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệuxây dựng đã được hình thành và phát triển, phát triển nhất là ngành điện và cơkhí Đây là điều kiện thuận lợi để các ngành công nghiệp nói chung phát triển.Nông nghiệp cũng được đầu tư phát triển đúng mức, đặc biệt là phát triển hợptác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh để làm cơ sở cho sự phát triểnnông nghiệp Văn hóa, giáo dục ngày càng ổn định, đời sống vật chất và tinhthần của người dân không ngừng được nâng cao Trong năm năm này, đờisống của nhân dân miền Bắc ổn định, với tinh thần tất cả cho chủ nghĩa xãhội Thắng lợi của kế hoạch năm năm lần thứ nhất tạo một bước chuyển biếnmạnh cho nền kinh tế: “Thắng lợi đó đã tạo cho miền Bắc cơ sở chính trị, tinhthần và vật chất để bảo vệ, liên tiếp đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoạicủa đế quốc Mỹ sau này, đồng thời làm tròn nhiệm vụ cơ sở của cách mạnggiải phóng miền Nam, hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam và là hậuphương lớn của cách mạng ba nước Đông Dương” [16, 179]

Trong khi đó, ở miền Nam tình hình xã hội có nhiều biến động Sau khiKennơđi lên làm tổng thống, Mỹ đã điên cuồng chống phá cách mạng ViệtNam dưới nhiều hình thức, tiêu biểu là thực hiện kiểu chiến tranh đặc biệt.Chúng đã dồn nhân dân vào ấp chiến lược để dễ dàng cho chúng thực hiện âmmưu của mình Chúng dùng sức mạnh của bộ máy quân sự, chính trị để cưỡngbức, càn quét dài ngày vào tận Bến Cát, Tây Ninh, Bình Định, Phú Yên Đờisống của nhân dân ta vô cùng cực khổ đau thương Tháng 1 năm 1961, Bộchính trị họp quyết định về những nhiệm vụ công tác trước mắt của cáchmạng miền Nam, theo đó phong trào cách mạng Việt Nam đã có nhiều thayđổi Đấu tranh vũ trang được phát huy với quy mô ngày càng lớn, kết hợp vớiđấu tranh chính trị Phong trào này bước đầu đã phá vỡ từng mảng chínhquyền địch ở nông thôn, tiêu diệt và làm tan rã hàng vạn tề ngụy, phá gần hết

Trang 24

các “khu dinh điền”, “khu trù mật” của địch đưa khí thế cách mạng ngàycàng dâng cao Đã có những sự kiện điển hình, tiêu biểu cho phong tràochống Mỹ trong giai đoạn này như: chiến thắng Ấp Bắc – Mỹ Tho vào tháng

1 năm 1963, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối đế quốc Mỹngày 11 tháng 6 năm 1963 những sự kiện đó làm xúc động lòng người vàlàm cho khí thế cách mạng được dâng cao Việc chiến tranh đặc biệt của Mỹ

bị phá sản đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, minhchứng cho sự đúng đắn, kịp thời trong đường lối lãnh đạo của Đảng

Từ năm 1965 đến năm 1975:

Trong ba năm (1965 – 1968), miền Nam chiến đấu chống chiến lượcchiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ Ỷ vào ưu thế quân đội đông, vũ khí hiệnđại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh chúng thường xuyên mở những cuộc cànquét lớn như cuộc hành quân Attơnborơ đánh vào khu Dương Minh Châu vàotháng 11 năm 1966; cuộc hành quân Xêđaphôn vào Trảng Bàng – Bến Súc –

Củ Chi vào tháng 1 năm 1976; cuộc hành quân Gianxơn xiti đánh vào bắcTây Ninh từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1967 Tuy nhiên, Mỹ tăng cường và mởrộng chiến tranh trong thế thua, bị động và một tinh thần chiến đấu bệ rạc nênchẳng bao lâu trước sự tấn công đánh trả kiên cường trong thế chủ động “tìm

Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” của quân ta nên chiến lược chiến tranh cục

bộ của Mỹ bị phá sản hoàn toàn Đỉnh cao cho phong trào cách mạng nhữngnăm 1965 - 1968 là cuộc tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 đã làmcho địch choáng váng Với cuộc tập kích này, tuy còn nhiều hạn chế nhưng đãtạo được bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc chúng phải xuốngthang chiến tranh

Với thủ đoạn thâm độc, Mỹ không từ bỏ âm mưu xâm lược của mình,chúng dựng lên “sự kiện vịnh Bắc bộ” chính thức mở rộng cuộc chiến tranh

Trang 25

bằng không quân và hải quân lần thứ nhất phá hoại miền bắc vào ngày 7 – 2 –

1965 Trước tình hình đó miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoạivừa phối hợp với miền Nam chống chiến tranh cục bộ vừa tiếp tục xây dựngchủ nghĩa xã hội trong điều kiện chiến tranh và làm tròn nhiệm vụ hậuphương lớn

Từ năm 1969 đến 1973, sau khi trúng cử Tổng thống chính thức bướcvào nhà Trắng, đầu năm 1969 Nich xơn tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh ViệtNam với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, “dùng người Việt đánh ngườiViệt”, Ních xơn đưa ra cùng một lúc ba loại chiến tranh là chiến tranh giànhdân, chiến tranh hủy diệt và chiến tranh bóp nghẹt trên cơ sở huy động sứcmạnh tối đa về quân sự của nước Mỹ kết hợp với thủ đoạn ngoại giao xảoquyệt Tất cả những chính sách đó đã đẩy nhân dân miền Nam rơi vào tìnhcảnh đau thương, mất mát nặng nề

Đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều phong trào quầnchúng đã nổ ra khắp các vùng nông thôn trung trung bộ và đồng bằng SôngCửu Long với quyết tâm chống ác ôn, phá kìm kẹp, giành quyền làm chủ Ởthành thị công nhân, sinh viên, học sinh, trí thức, tăng ni phật tử đấu tranhbằng nhiều hình thức và thu được nhiều thắng lợi Cuộc tiến công chiến lượcnăm 1972 là sự kiện tiêu biểu cho phong trào chống Mỹ giai đoạn này Tuy cónhững tổn hao nhưng đã giáng một đòn mạnh vào quân ngụy và quốc sách

“bình định” của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Trước nguy cơ phá sản của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh Níchxơn tiến hành “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằngcách dùng một lực lượng lớn không quân và hải quân đánh chiếm miền Nam

và phá hoại miền Bắc Miền Bắc vừa phải khôi phục phát triển kinh tế chiviện cho miền Nam vừa phải chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Đếquốc Mỹ Bằng lòng quyết tâm cao độ nhân dân miền Bắc đã làm thất bại

Trang 26

cuộc chiến tranh phá hoại lần nhứ hai của Đế quốc Mỹ bằng trận “Điện BiênPhủ trên không” vào cuối năm 1972, đưa miền Bắc trở lại không khí hòa bình.

Từ năm 1973 đến năm 1975, nhiệm vụ đặt ra cho miền Bắc lúc này làvừa tranh thủ hòa bình để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục, pháttriển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, ổn định đời sốngnhân dân, tăng cường tiềm lực mọi mặt của hậu phương để chống lại âm mưucủa kẻ thù Bên cạnh đó miền Bắc còn làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn

là chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam

Ở miền Nam, quân đội Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫnbằng mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam Nhưng cách mạng miền Nam

đã có căn cứ địa cách mạng và một hậu phương vững chắc nên không ngừngđược lớn mạnh Cuối năm 1974 đầu năm 1975 tình hình có lợi cho cách mạngnên Bộ Chính trị đã bàn kế hoạch giải phóng miền Nam Với cuộc tiến công

và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà tiêu biểu là chiến dịch Hồ Chí Minh đã kếtthúc sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta: “Đó là một cuộc chiếntranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốctiêu biểu của nhân dân ta Cuộc chiến tranh kéo dài hơn hai thập niên từ tháng

7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1975 Dài hơn trong bất cứ cuộc chiến tranh nàotrong lịch sử và phải chống lại một Đế quốc lớn mạnh nhất đó là Đế quốcMỹ” [16, 270] Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi đã chấm dứt

21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ

tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa Đế quốc và phongkiến tồn tại ở nước ta, rửa sạch nỗi đau mất nước hơn một thế kỷ Trên cơ sở

đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo

vệ được thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, xóa bỏ mọi chướngngại trên con đường thống nhất đất nước Miền Nam giải phóng, đất nướcđược thống nhất, lịch sử bước sang một trang mới

Trang 27

Hiện thực đất nước đó đã được văn học tái hiện một cách sinh động, rõnét, văn học như một chứng nhân của một quá trình lịch sử hết sức hào hùng.Hiện thực chiến tranh đã làm cho nhiều thể loại lên ngôi, nhiều cây bút nổilên như một sự đột phá Hiện thực chiến tranh là mảnh đất màu mỡ để các nhàvăn gieo mầm Có thể nói gặt hái được nhiều thành công nhất vẫn là các thểloại ký sự, bút ký, tùy bút, các thể loại tiên phong trong văn học cách mạng

1.2.2 Bức tranh chung của văn học viết về chiến tranh giai đoạn

1954 - 1975

Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng đã trải qua rất nhiều cuộc chiếntranh Từ thời phong kiến nhân dân Việt Nam đã phải đứng dậy chống bọnngoại xâm cho đến sau này khi thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ sang xâmchiếm thì những cuộc quyết đấu của quân, dân ta càng trở nên quyết liệt

Nói đến chiến tranh người ta thường nghĩ ngay đến những mất mát, hysinh, đau thương, bất hạnh Chiến tranh là những thảm họa gây ra nhiều đauđớn cho con người Đó là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho toàn nhân loại Mặc dù

nó tàn bạo và vô nhân tính đến thế nhưng chiến tranh vẫn luôn là một đề tài thuhút được nhiều cây bút và đã có rất nhiều tác phẩm đi ra từ chiến tranh, viết vềchiến tranh thành công trên cả sự tưởng tưởng Tuy nhiên, mỗi dân tộc có mộtgiai đoạn lịch sử khác nhau, có những hình thức chiến tranh khác nhau nênchiến tranh được đề cập trong văn học với những mức độ biểu hiện khác nhau

Cách mạng Tháng tám năm 1945 mở ra một kỷ nguyên mới cho cáchmạng Việt Nam, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội Nhưng nền độclập ấy chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại đánh phá miền Bắc Đấtnước thêm một lần nữa chìm trong máu lửa chiến tranh Nhân dân ta đang dốchết sức đánh đuổi giặc Pháp thì Mỹ nhảy vào Suốt 30 năm chiến đấu ròng rãkhông mệt mỏi chúng ta đã giành được độc lập tự do, Bắc – Nam sum họpmột nhà

Trang 28

Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống nên nó phản ánh một cáchchân thực nhất, khách quan nhất những gì xẩy ra trong cuộc sống Lịch sử vănhọc Việt Nam với những biến động lớn lao đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến vănhọc Từ sau năm 1945 với chế độ xã hội mới nước ta có một nền văn nghệmới ra đời trong chiến tranh và phát triển trong chiến tranh Bằng đại thắngmùa Xuân năm 1975 chúng ta đã đập âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, đưađất nước hoàn toàn độc lập Trong bối cảnh ấy, văn học đặc biệt quan tâm viết

về chiến tranh

Từ Năm 1964 đến năm 1975 văn học Việt Nam trong cao trào chống

Mỹ cứu nước Ngày 5 tháng 8 năm 1964, giặc Mỹ đưa tàu chiến và khôngquân ra đánh phá miền Bắc nước ta Từ năm 1965 cuộc kháng chiến chống đếquốc Mỹ bùng nổ trong cả nước

Trong những ngày này lịch sử được chứng kiến một cuộc ra quân đồngloạt chưa từng có của giới nghệ sỹ Không phải bằng những hình thức vănnghệ thô sơ như thời kháng chiến chống Pháp mà là đội quân văn nghệ khátinh nhuệ đã được rèn luyện qua hai thập kỷ Nguồn cảm hứng trong văn họcgiai đoạn này đã được hun đúc từ hàng nghìn năm chống ngoại xâm Chưabao giờ trong lịch sử văn học truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc đượckhai thác một cách sâu sắc và đầy ý nghĩa như thế

Chúng ta thấy hầu hết các thể loại văn học đều ra quân, chĩa súng vàochiến tranh, viết về đề tài về chiến tranh

Về thơ, những nhà thơ đã đạt tới một trình độ nảy nở vẻ vang ở chặngđường trước, đến chặng đường này lại kết thêm được nhiều thành tựu Các thế

hệ nhà thơ đều có mặt và có những đóng góp dồi dào đồng thời xuất hiện mộtlớp thế hệ mới, đó là những nhà thơ trực tiếp cầm súng Tố Hữu cuối năm

1965 đi vào vùng tuyến lửa miền Trung với phương châm “sống đã rồi hãyviết”, chuyến đi thực tế đã khơi mạch nguồn dào dạt cho nhiều bài thơ giàu

Trang 29

chất sống chiến đấu; Xuân Diệu vào Quân khu IV viết khỏe hơn, Trần HữuThung bám chặt Nghệ An các nhà thơ có mặt thời gian dài trên các chiếntrường: Lê Anh Xuân, Diệp Minh Tuyền, Thanh Thảo ở Nam Bộ; Thu Bồn,Trần Vũ Mai ở Quân khu IV; Nguyễn Khoa Điềm ở Trị Thiên – Huế;Phạm Tiến Duật ở Trường Sơn; Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, HữuThỉnh đi với các đơn vị thông tin, bộ binh, xe tăng Các cây bút dù ở trênmặt trận nào cũng đều ý thức được trách nhiệm cầm bút của mình trước cuộcsống dân tộc Lớp nhà thơ giai đoạn này không phải là những dân cày mặc áo

lính như thời kháng chiến chống Pháp trong Cá nước, Đồng chí của Tố

Hữu, Chính Hữu mà là những học sinh, sinh viên cầm súng và làm thơ Đó làPhạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Thu Bồn,Phan Thị Thanh Nhàn,Vũ Quần Phương, Hữu Thỉnh, Lâm Thị Mỹ Dạ họ tạo

ra một tiếng thơ rất mới mẻ: Trẻ trung, tươi nhộn, thông minh, có ý thức vềtrách nhiệm lịch sử của mình đồng thời có ý thức riêng về tiếng thơ riêng củathế hệ mình

Truyện ngắn vẫn được ví von là “trinh sát viên của văn xuôi”, tiếp cậnmau lẹ đời sống ở những “nhát cắt” và “khoảng khắc” tiêu biểu của nó Giaiđoạn 1954 – 1975, truyện ngắn Việt Nam trở nên có bề thế là nhờ bổ sungthêm những cây bút trẻ, dồi dào năng lực sáng tạo Bên cạnh lớp nhà văntrưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, đóng vai trò chủ đạo trong đờisống văn học đã xuất hiện một lớp nhà văn trẻ nhờ truyện ngắn mà thànhdanh: Nguyễn Ngọc Tấn (Nguyễn Thi), Nguyên Ngọc (Nguyễn TrungThành), Bùi Đức Ái (Anh Đức), Lê Khâm (Phan Tứ), Ma Văn Kháng,Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên, Nguyễn Khải Ngòi bút các nhà văn giaiđoạn này chủ yếu tập trung vào đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

và đấu tranh dân tộc dân chủ ở miền Nam Trong các tác phẩm truyện ngắnđều sáng lên tinh thần dân tộc và nhân văn, nghệ thuật viết truyện ngắn đạt

Trang 30

đến một trình độ nhất định Đội ngũ sáng tác truyện ngắn hùng hậu, tác phẩm

ra đời cũng nhiều chưa từng thấy, đó là những tác phẩm tái hiện bộ mặt tànbạo của chiến tranh, những tấm gương hy sinh anh dũng của những anh lính

cụ Hồ, là vẻ đẹp anh dũng, trung kiên của người mẹ Việt Nam anh hùng

Không chỉ có thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết thời kỳ này cũng dốc hết sứcmình viết về đề tài chiến tranh Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt

Nam những năm 60 như Sống mãi với Thủ đô, Vỡ bờ, Cửa biển đã bắt đầu

một bước tổng hợp giữa các yếu tố sử thi và trữ tình Trong bộ tiểu thuyết

Vùng trời, nhà văn Hữu Mai muốn vươn tới một tầm bao quát sử thi bằng

cách đưa ra hàng loạt nhân vật vào những hoàn cảnh rộng, bằng cách miêu tảquá trình quần chúng tham gia một cách tự giác vào những sự kiện lịch sửtrọng đại của dân tộc Bộ tiểu thuyết đã bao quát được cả cuộc chiến tranhnhân dân mà cuộc chiến đấu trên cao chỉ là một mặt trận tiêu biểu Tiểu

thuyết Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi cảm hứng chủ đạo là về dân tộc và tổ

quốc, chủ đề lớn nhất trong bộ tiểu thuyết là chiến tranh và cách mạng củadân tộc ta

Nhìn chung văn học trong cao trào chống Mỹ mang những đặc trưngriêng Toàn bộ nền văn học từ Bắc chí Nam được huy động tổng lực vào cuộcchiến đấu Đề tài tập trung là chống Mỹ cứu nước Chủ đề chính là ngợi cachủ nghĩa anh hùng cách mạng Cảm hứng sử thi được phát huy cao hơn baogiờ hết

Hồ Chí Minh đã từng nói “Văn học nghệ thuật là một mặt trận, anh chị

em là chiến sỹ trên mặt trận ấy” vì thế văn học phải phục vụ đông đảo quầnchúng nhân dân, phục vụ đắc lực cho lợi ích của nhân dân Với tinh thần ấy,nền văn học suốt 30 năm chiến tranh của chúng ta đã theo sát từng thời kỳlịch sử của dân tộc, phản ánh được tinh thần thời đại Một nền văn học bám rễtrong nguồn lý tưởng cách mạng, đảm nhận vai trò tuyên truyền, cổ vũ chính

Trang 31

trị Mặc dù đảm nhận trọng trách tuyên truyền, cổ vũ chính trị nhưng văn họcgiai đoạn 1954 – 1975 không sa vào công thức, minh họa khô khan mà cáctác phẩm phản ánh một cách sinh động hiện thực đất nước Nhà văn vừa làngười chiến sỹ vừa là người nghệ sỹ, họ rong ruổi khắp các mặt trận, sống vớichiến tranh để viết về chiến tranh Chính vì thế những tác phẩm ra đời thấm

cả máu, nước mắt, là sự chiêm nghiệm, trải nghiệm của tác giả Đặc biệt vớicuộc chiến tranh chống Mỹ đã đem lại cho nhà văn nguồn tư liệu dồi dào Đốitượng trung tâm mà các nhà văn hướng tới là tầng lớp công nông binh, nhữngchiến sỹ anh hùng kết tinh của lý tưởng cách mạng Thời đại lịch sử cho phépcác văn nghệ sỹ được tự do ca ngợi sự nghiệp cách mạng, nhiều tác phẩmmang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn Chiến tranh trở thành hìnhtượng trung tâm xuyên suốt quá trình vận động của nền văn học 30 năm Đó

là một quy luật hết sức tự nhiên, xuất phát từ hiện thực cuộc sống và lý tưởng,cảm hứng của người nghệ sỹ, vì văn học từ bao đời nay là “thư ký trung thànhcủa thời đại”

Đặc biệt từ năm 1954 đến năm 1975 toàn dân, toàn quân ta ra sức đánhthắng giặc Mỹ giành độc lập thống nhất Hơn lúc nào hết con người Việt Namđặt tổ quốc lên trên hết, với ý thức tự tôn, lòng quả cảm, đức hy sinh vì nghĩalớn Hiện thực mới đã mở đường phát triển cho văn học Các cây bút tập trungviết về chiến tranh chống Mỹ, viết về cuộc đấu tranh trong lòng địch Ở giaiđoạn này người ta thấy có rất nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại viết về chiếntranh ra đời, nó đã kịp thời phản ánh hiện thực đất nước trong thời kỳ lửabỏng Sự chín muồi của lý tưởng cách mạng, tài năng và hiện thực chiến tranhchính là những nhân tố hội tụ để văn học viết về chiến tranh nở rộ Thời kỳnày không chỉ có truyện ngắn, truyện dài, bút ký, tiểu thuyết mà ngay cả thơcũng viết về chiến tranh Đâu đâu trong văn học cũng là hình ảnh về chiếntranh, lòng quả cảm của con người Những tác phẩm viết về chiến tranh giai

Trang 32

đoạn này đã gặt hái được những thành công góp phần tô đậm nền văn học

cách mạng dân tộc Chúng ta phải kể đến Từ tuyến đầu tổ quốc, ký sự Cao

lạng, Tháng ba ở Tây Nguyên, Ký sự miền đất lửa, Bắc hải Vân xuân 1975

với những tên tuổi như: Nguyễn Khải, Nguyễn Sinh, Vũ Kỳ Lân, họ lànhững cây bút sống, chiến đấu và sác tác trong lòng địch, trong hiện thựcchiến tranh khốc liệt

Có thể nói văn học từ năm 1954 – 1975 đã phản ánh kịp thời và theosát được những biến có lịch sử Hiện thực của cuộc chiến tranh chống mỹđược miêu tả đầy đủ, sinh động từ nhiều điểm nhìn Nó đã tái hiện đượckhông khí hào hùng, ngùn ngụt khí thế của quân và dân ta trong chiến đấu vàchiến thắng nhưng cũng đã ghi lại không ít đau thương do chiến tranh gây ra

Trong không khí chiến tranh hình ảnh con người cách mạng, con ngườicộng đồng hiện lên rõ nét Họ mang những phẩm chất cao đẹp, đại diện tiêubiểu cho sức mạnh Việt Nam Ở họ hội tụ những phẩm chất của dân tộc, thờiđại Trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, khi vận mệnh dân tộc đặttrong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” thì người Việt Nam không kể giai cấp,tầng lớp nào họ đứng lên tự giải phóng mình, giải phóng tổ quốc Ra đời vàphát triển trong không khí lịch sử đó, văn học giai đoạn 1954 – 1975 là vănhọc của những sự kiện lịch sử, số phận toàn dân, chủ nghĩa anh hùng cáchmạng, văn học của những năm tháng đấu tranh không mệt mỏi của nhân dânViệt Nam Nhân vật trung tâm của văn học thời kỳ này là con người đại diệncho giai cấp, dân tộc, thời đại, họ kết tinh những phẩm chất tốt đẹp, cao quýcủa cộng đồng Văn học thời kỳ này có nhiều tác phẩm mang đậm khuynhhướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Chất sử thi không mâu thuẫn với hiệnthực mà có khả năng hòa hợp với hiện thực Các tác phẩm văn học thời kỳnày tập trung miêu tả cuộc đấu tranh cách mạng và những chiến công anhhùng của hàng chục triệu quần chúng Đặc biệt đi sâu miêu tả các trận đánh,

Trang 33

những tình huống cảm động giữa dân và bộ đội Đó là Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Rừng Xà Nu, Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành,

Mảnh trăng cuối rừng Nguyễn Minh Châu, Hòn Đất của Anh Đức, Gia đình

má Bảy của Phan Tứ, Ký sự miền đất lửa Nguyễn Sinh –Vũ Kỳ Lân

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt văn học không chỉ tập trung

ca ngợi cuộc chiến đấu anh dũng hào hùng của nhân dân ta, những chiến côngchói lọi mà hiện thực cuộc chiến đặc biệt là con người được hiện lên ở cảmhứng lãng mạn Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc

ở mỗi người dân Việt Nam Cả nước dồn sức vào cuộc sinh tử cuối cùng vàgiành được độc lập hoàn toàn bằng đại thắng mùa xuân năm 1975 Tất cả đãtạo nên niềm tin mãnh liệt về một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam

Như vậy, suốt những năm chiến tranh, nền văn học của chúng ta đãtheo sát nhịp đi của dân tộc, kịp thời tuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu,dựng lại cả một thời kỳ anh hùng của dân tộc Đó thực sự là nền văn học củađại chúng Chiến tranh – mạch chảy cuộn sôi nóng bỏng của lịch sử đã trởthành chủ đề chủ đạo xuyên suốt văn học 1954 – 1975 Đó là nguồn cảmhứng cho nhiều nhà văn và nhiều thể loại ra đời, phát triển

Nhìn chung văn học trong cao trào chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975mang những đặc trưng cơ bản toàn bộ nền văn học từ Bắc chí Nam được huyđộng tổng lực vào cuộc chiến đấu Đề tài tập trung chống đế quốc Mỹ Chủ đềtập trung ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Cuộc đụng độ với tên đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới đã đưa dântộc và người nghệ sỹ lên thế đứng đỉnh cao Từ đó tầm mắt của người nghệ sỹ

có thể bao quát được cả chiều dài lịch sử Kết hợp giữa truyền thống dân tộc

và tinh thần thời đại đó là tầm vóc cái tôi trữ tình trong thơ và tư thế nhân vậtanh hùng trong ký sự thời chống Mỹ

Trang 34

1.3 Nhìn chung về ký và ký sự viết về chiến tranh giai đoạn 1954 -1975

1.3.1 Đội ngũ sáng tác

Hiện thực chiến tranh là nguồn mạch để nhiều thể loại văn học thử sức

và đã không ít tác phẩm trên nhiều thể loại gặt hái được thành công rực rỡ.Hiện thực chiến tranh chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn khai thácmột cách triệt để, trọn vẹn cho các tác phẩm của mình Nhiều tác phẩm ký và

ký sự ra đời đã thành công về cả hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng,tạo nên dấu ấn và trở thành tác phẩm tiêu biểu cho thể loại ký và ký sự, cũngnhư văn học chống Mỹ

Về thơ, những nhà thơ đã đạt tới một trình độ nảy nở vẻ vang ở chặngđường trước đến chặng đường này lại kết thêm được nhiều hoa lá vào vòngnguyệt quế của mình Tố Hữu cuối năm 1965 đi vào vùng tuyến lửa miềnTrung Chuyến đi thực tế đã khơi mạch dào dạt cho nhiều bài thơ giàu chấtsống chiến đấu Ông có nhiều phát hiện về dân tộc, thời đại và Bác Hồ XuânDiệu bám sát vào đời sống, ông chủ trương mở rộng cánh cửa cho cuộc sốngvào thơ Không chỉ cổ vũ cuộc chiến đấu mà còn góp phần khẳng địnhphương hướng tăng cường chất hiện thực vào thơ Thơ, truyện ngắn, truyệnvừa, tiểu thuyết đều tập trung vào đề tài chiến tranh, tác phẩm nào cũng gặthái được những thành công nhất định

Bên cạnh sự phát triển, thành công của nhiều thể loại viết về đề tàichiến tranh thì ký, ký sự cũng lên ngôi và khẳng định được ưu thế của mình.Với đặc tính linh hoạt, năng động dễ luồn lách trong các trận chiến ký đã tỏ rõđược tính xung kích tiên phong trong tái hiện hiện thực chiến tranh lúc bấygiờ Có thể nói giai đoạn 1954 – 1975 là sự bùng nổ của thể ký “Ghi lấy baonhiêu sự tích anh hùng, chia vui với quân dân cả nước và giữ lại làm tư liệucho những sáng tác dài hơi” [28,147]

Trang 35

Văn học 1954 – 1975 là văn học chống Mỹ Chưa bao giờ truyền thốngyêu nước, tinh thần dân tộc lại được đề cao như bây giờ Tố Hữu đã từng viết

Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận thể hiện sức mạnh chiến đấu cho toàn thể người

gương anh hùng như Sống như anh của Trần Đình Vân và Người mẹ cầm

súng của Nguyễn Đình Thi

Ở miền Bắc trong những năm đầu chống chiến tranh phá hoại, ký pháttriển mạnh Bên cạnh đội ngũ những nhà văn già về tuổi đời và tuổi nghề ởcác thể loại truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thơ thì ký, ký sự có nhữngnét mới trong đội ngũ sáng tác Nhưng trước hết phải nói đến loại ký xungkích của lớp người tóc đã hoa râm Họ là những người trải qua hai cuộc khángchiến chống Pháp và chống Mỹ, dày dạn kinh nghiệm trong cầm bút Họ vừa

là người nếm trải vừa là tái hiện lại sự thật lịch sử hào hùng của dân tộc trongsuốt 30 năm chiến đấu vì độc lập thống nhất Có thể kể đến Chế Lan Viên với

Những ngày nổi giận đã có những nhận định độc đáo về chất kim cương ở bộ

óc của cán bộ vùng biên giới tuyến phải đấu trí hằng ngày, hằng giờ bằng cáixảo quyệt¸ đen tối của giặc

Nguyễn Tuân với Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, tác phẩm này ông cười khẩy

vào mặt những tên cướp trời hung hãn, những tử thần gieo rắc cái chết, những

kẻ tàn ác nhưng hèn mà ngu đần Đó là điều mà nhiều người trông thấy, cảdân tộc Việt Nam ghi nhận nhưng viết sao cho nó đóng đinh vào lịch sử thì đó

là điều không dễ Chế Lan Viên và Nguyễn Tuân là hai cây bút trưởng thành

Trang 36

trong kháng chiến chống Pháp, họ trưởng thành về tuổi đời và tuổi nghề nêncác tác phẩm ký của hai nhà văn đạt được yêu cầu đó Cả hai đã tìm đượccách diễn đạt phù hợp với cách suy nghĩ sắc sảo, những suy nghĩ bắt nguồn từyêu thương tha thiết, căm giận sục sôi, từ niềm tự hào về tư thế chiến thắng,

lý tưởng cao vời của dân tộc ta

Trong quan niệm chung, hầu hết các nhà văn và giới phê bình đươngthời đều nhấn mạnh tính “xung kích” của các thể ký, đặc biệt là ký sự, phóng

sự, bút ký, nghĩa là muốn nói đến tác dụng của các thể loại này như nhữngcông cụ vừa tầm, dễ dùng cho người viết, để phản ánh những thực tế đời sốngđang nóng hổi tính thời sự xã hội, chính trị, đồng thời ghi lại những cảm xúc

và nhận thức tức thời của nhà văn về những thực tế mới mẻ Có lẽ vậy mà hầuhết các cây bút văn xuôi, có khi cả các nhà thơ đều có thể viết ký Số lượngtác phẩm ký và ký sự xuất hiện nhiều lên rõ rệt mỗi khi bước vào một giaiđoạn có những biến động mới, chuyển biến mới, sự kiện mới

Bước vào công cuộc chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xãhội, ký luôn có mặt hàng đầu, trở thành vũ khí xung kích Giai đoạn này,chúng ta thấy một số lượng tác phẩm ký ra đời phản ánh kịp thời những sự

kiện quan trong của lịch sử: Những ngày nổi giận (Chế Lan Viên), Họ sống

và chiến đấu, Hòa Vang (Nguyễn Khải), Đường lớn (Bùi Hiển), Chúng tôi ở Cồn Cỏ (Hồ Phương), Dải đất hẹp (Trần Mai Nam), Những sự tích ở Đất thép, Người mẹ cầm súng, Ước mơ của đất (Nguyễn Thi), Sống như anh

(Trần Đình Vân), Cửu long cuộn sóng (Trần Hiếu Minh), Cuộc chiến đấu

trên mặt đường (Xuân Thiều), Bức thư Cà Mau (Anh Đức), Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh – Vũ Kỳ Lân), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc

(Nguyễn Trung Thành – Nguyên Ngọc), Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi

(Nguyễn Tuân)

Trang 37

Kết thúc giai đoạn chống Mỹ cứu nước là một loạt ký sự về mùa xuânđại thắng 1975, ghi lại thời điểm hào hùng của một thời đánh Mỹ và thắng

Mỹ: Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Bắc Hải Vân xuân 1975 (Xuân Thiều), Xuân Lộc – Sài Gòn (Nam Hà)

Có thể nói, bên cạnh một đội ngũ lớn sáng tác thơ chống Mỹ, một độiquân viết truyện ngắn và tiểu thuyết thì ký cũng là một mặt trận để nhiều câyviết thử sức và gặt hái được nhiều thành công Có những cây bút vừa thànhcông trên lĩnh vực truyện ngắn, tiểu thuyết và viết ký họ cũng gặt hái đượcrất nhiều thành công Chính đội ngũ sáng tác hùng hậu ký đã góp phần làmphong phú thêm thể loại cho nền văn học giai đoạn 1954 – 1975 Chính họ đãtạc nên thế đứng của một Việt Nam anh hùng trong khói lửa chiến tranh

1.3.2 Thành tựu

Cho đến nay khi bàn về địa vị của văn học cách mạng 1945 – 1975,trong đó có giai đoạn văn học 1954 – 1975 vẫn còn có những ý kiến trái ngượcnhau Có người cho rằng văn học 1945 - 1975 là “khúc gẫy” làm gián đoạn tiếntrình hiện đại hóa văn học dân tộc hay đây là giai đoạn văn học chính trị, đơnnghĩa, không phải là nghệ thuật đích thực, là văn học minh họa vì thế vị trícủa văn học cách mạng nói chung và thể ký, ký sự 1954 – 1975 trong tiến trìnhphát triển văn học Việt Nam là một vấn đề cần được xem xét dưới nhiều góc

độ Ở đây Luận văn xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn ấy, đó

là thành tựu của ký sự trong văn học cách mạng 1954 – 1975

Văn học cách mạng Việt Nam nói chung và thể loại ký nói riêng pháttriển trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đất nước đương đầu với cuộc chiến tranhchống Mỹ xâm lược, đất nước bị chia cắt làm hai miền, mỗi miền làm mộtnhiệm vụ riêng nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giải phóng Miền Nam thốngnhất đất nước Hoàn cảnh đó đã quy định đường đi cho văn học Đây là thời kỳvăn học hiện thực xã hội chủ nghĩa phát triển một cách mạnh mẽ Những ảnh

Trang 38

hưởng về quan điểm văn nghệ, hệ thống thi pháp hiện thực xã hội chủ nghĩacủa Trung Hoa mà đặc biệt là Liên Xô cũ là rất quan trọng Theo đó văn họcxác định mục đích của mình là phục vụ chính trị của Đảng Hiện thực đất nước

đã đặt văn nghệ trước yêu cầu “tăng cường tính đảng, bám sát cuộc sống mới,con người mới để miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” [30, 42]

Là thể loại chủ lực của ký, ký sự đã đạt được cầu yều của Đảng về nghệthuật Từ góc độ tiếp cận hiện thực, hệ thống đề tài, cảm hứng sáng tạo, tưtưởng nghệ thuật đến thủ pháp nghệ thuật ký sự giai đoạn 1954 – 1975 không

đi ra ngoài quỹ đạo mà cùng với thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết định hình mộtthi pháp thống nhất của cả một thời kỳ văn học

Về mặt nội dung tư tưởng ký sự chiến tranh chống Mỹ đã đáp ứng đượcyêu cầu cơ bản của một tác phẩm văn học cách mạng đó là bám sát hiện thựcđất nước, phản ánh đời sống chính trị, bày tỏ hoài bão chính trị Các nhà văn

đã có mặt kịp thời trên hầu hết các mặt trận để đưa về những tư liệu lịch sửquý giá, kịp thời tôn vinh những gương mặt anh hùng

Về phương diện nghệ thuật ký sự chống Mỹ 1954 – 1975 đã có đóng

góp cho văn học cách mạng những tác phẩm tiêu biểu như: Chúng tôi ở Cồn

Cỏ (Hồ Phương), Sóng Hòn Mê (Hoàng Văn Bổn), Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh – Vũ

Kỳ Lân), Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Bắc Hải Vân xuân 1975

(Xuân Thiều) đã ghi lại một cách trung thực xúc động những diễn biến của

sự kiện vĩ đại vào bậc nhất trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc, giànhlại độc lập và thống nhất đất nước của đồng bào và chiến sỹ cả nước trongcuộc kháng chiến chống Mỹ Đó là những tác phẩm văn học ưu tú, giàu giá trịthẫm mỹ, không thua kém một tác phẩm ưu tú của thể loại khác Không chỉtiêu biểu trong văn học giai đoạn 1954 – 1975 mà những tác phẩm ấy đượcđánh giá cao trong lịch sử ký, ký sự Việt Nam

Trang 39

Cùng với những tác phẩm thuộc tiểu loại tùy bút, bút ký viết về chiếntranh, ký sự đã đóng góp một tiếng nói làm phong phú thêm cho thể loại kýviết về đề tài này.

Như vậy, có thể thấy ký sự giai đoạn 1954 -1975 đã làm tròn vai trò,trách nhiệm đối với văn học cách mạng Việt Nam Nó đã hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ lịch sử phản ánh hiện thực đất nước trong hai mươi năm, đồng thời

để lại nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc

Cùng với các thể loại khác trong ký, cùng với thơ, tiểu thuyết, truyệnngắn, ký sự đã có một vị trí xứng đáng trong văn học cách mạng giai đoạn

1954 – 1975, góp phần tạo nên một “giai đoạn lịch sử không lặp lại” “một hiệntượng nghệ thuật sáng ngời của nền văn học dân tộc, là chiếc cầu nối liền vănmạch dân tộc từ quá khứ hướng tới tương lai và đi vào vĩnh viễn” [46, 299]

Đội ngũ sáng tác dày dặn về cả tuổi đời và tuổi nghề là một trongnhững nét nổi bật của lớp nhà văn viết ký chiến tranh giai đoạn này Cónhững nhà văn đã từng thành công trong cuộc kháng chiến chống Pháp naybước sang chống Mỹ tay viết của họ càng vững chắc hơn Những nhà vănnày, thử nghiệm trên nhiều lĩnh vực, họ vừa viết truyện ngắn, vừa viết ký, ởlĩnh vực nào cũng gặt hái được thành công Có thể kể một loạt các tác giả với

những tác phẩm ký sự đạt nhiều thành tựu Nguyễn Khải với Tháng ba ở Tây

Nguyên, Xuân Thiều với Bắc Hải Vân xuân 1975, Nguyễn Sinh – Vũ Kỳ Lân

với Ký sự miền đất lửa “Đây là những tập ký sự đặc biệt, không chỉ là văn

học mà còn là lịch sử, là tư liệu, là hiện vật bảo tàng, còn là một phần đờingười viết và cũng là một phần đời của chính người đọc chúng ta Đọc nóchúng ta như sống lại những ngày gian khổ, những kỷ niệm của chính mình”

(Vũ Quần Phương) [56, 123] Đặc biệt tác phẩm Ký sự miền đất lửa được dư

luận quan tâm hơn cả, làm xôn xao công chúng Tác phẩm được trao giải

Trang 40

thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, mặc dù nó là những ghi chép của hai nhàvăn, ngồn ngộn hiện thực nhưng ít chất văn chương hơn so với các tác phẩm

ký cùng thời

Với đội ngũ sáng tác hùng hậu, số lượng tác phẩm gặt hái thành côngkhá nhiều, ký giai đoạn 1954 – 1975 góp phần khẳng định sức mạnh của nềnvăn học cách mạng, một nền văn học đi theo tiếng nói của Đảng, phục vụcông cuộc đấu tranh của Đảng

1.3.3 Ý nghĩa, tác động to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh ký nói chung, ký sự nói riêng

đã làm tốt chức trách bám sát, bám chắc vào hiện thực và cất lên kịp thờitiếng nói nóng hổi của quần chúng cách mạng, làm tròn nhiệm vụ tuyêntruyền, cổ vũ chiến đấu của nhân dân Những chủ thể sáng tạo đã “thâm nhậpsâu vào cuộc đời, đã cảm xúc và suy nghĩ đến tận cùng xương thịt với nhândân và đã bắt gặp được những vấn đề chung của thời đại, xuyên suốt cả khônggian và thời gian, truyền thống và hiện đại” Các nhà văn phản ánh hiện thựcbằng tinh thần của người chiến sỹ theo hai nghĩa cầm bút và cầm súng vì vậynhững tác phẩm viết ra là tiếng kèn xung trận, là tiếng trống giục quân, cótinh thần cổ vũ lớn lao, mạnh mẽ đến mọi người “một đóng góp như thế quả

là lớn lao và hoàn toàn chưa có trong một giai đoạn văn học nào trước đây, nóđảm bảo cho văn xuôi cùng với từng bước của thời gian có thể theo kịp vàbám sát được hiện thực cách mạng”

Có thể nói những tác phẩm ký sự chiến tranh chống Mỹ giai đoạn 1954– 1975 là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quân và dân miền Nam mà còn có ý nghĩa tolớn động viên quân và dân miền Bắc cùng hướng về tiền tuyến chống Mỹ

Đọc những trang ký sự với những con người thật, việc thật một lần nữakhẳng định tinh thần bất khuất, anh dũng kiên cường của dân tộc Việt Nam

Ngày đăng: 27/10/2015, 20:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Duy Anh (2000), N"ghệ thuật viết truyện ngắn và ký
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2000
2. Phương Anh (1967), “Một vài nhận xét về sự phát triển của các thể loại văn xuôi từ sau 1945”, Tạp chí Văn học, (số 4 – 1967) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Anh (1967), “Một vài nhận xét về sự phát triển của các thể loạivăn xuôi từ sau 1945”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Phương Anh
Năm: 1967
3. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006) Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam tập hai, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006) "Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
4. Lại Nguyên Ân (1977), 150 Thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại Nguyên Ân (1977), "150 Thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1977
5. Nhị Ca (1962), Từ cuộc đời vào tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhị Ca (1962), "Từ cuộc đời vào tác phẩm
Tác giả: Nhị Ca
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1962
8. Hà Minh Đức (1962), Những nguyên lý về lý luận văn học Loại thể văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Minh Đức (1962"), Những nguyên lý về lý luận văn học Loại thể vănhọc
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1962
9. Hà Minh Đức (1980), Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng CNXH, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Minh Đức (1980), "Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựngCNXH
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1980
10. Hà Minh Đức (1993), Lý luận Văn học, Nxb Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Minh Đức (1993), "Lý luận Văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 1993
11. Đoàn Ánh Dương, Lê Thị Dương, Trịnh Bá Dĩnh (2009), Văn học Việt Nam thế kỷ XX “Tạp văn và các thể ký Việt Nam 1945 – 1975”, Nxb Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Ánh Dương, Lê Thị Dương, Trịnh Bá Dĩnh (2009), Văn học ViệtNam thế kỷ XX “"Tạp văn và các thể ký Việt Nam 1945 – 1975
Tác giả: Đoàn Ánh Dương, Lê Thị Dương, Trịnh Bá Dĩnh
Nhà XB: Nxb Vănhọc Hà Nội
Năm: 2009
14. Nguyễn Thị Hảo (2001), “Bước đầu tìm hiểu mảng sáng tác thuộc thể loại ký của Nguyễn Khải”, Luận văn thạc sỹ ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hảo (2001), “Bước đầu tìm hiểu mảng sáng tác thuộc thểloại ký của Nguyễn Khải”, "Luận văn thạc sỹ ngữ văn
Tác giả: Nguyễn Thị Hảo
Năm: 2001
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 2007), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 2007), "Từđiển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
16. Lê Mậu Hãn chủ biên (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 3), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Mậu Hãn chủ biên (1998), "Đại cương lịch sử Việt Nam
Tác giả: Lê Mậu Hãn chủ biên
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1998
17. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Bộ văn hoá thông tin và thể thao - Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Ngọc Hiến (1992), "Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1992
18. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Ngọc Hiến (2003), "Nhập môn văn học và phân tích thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: NxbĐà Nẵng
Năm: 2003
19. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới 20. Tô Hoài (1963), Người bạn đọc ấy, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Đức Hiểu (2004), "Từ điển Văn học" (bộ mới), Nxb Thế giới"20." Tô Hoài (1963), "Người bạn đọc ấy
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới 20. Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Thế giới"20." Tô Hoài (1963)
Năm: 1963
21. Tô Hoài, (1966), “Bước phát triển mới của các thể ký”, Tạp chí Văn học (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài, (1966), “Bước phát triển mới của các thể ký”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Tô Hoài
Năm: 1966
22. Lý Thu Hoài (2008), “Hồi ký và bút ký thời đổi mới”, nghiên cứu Văn học (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý Thu Hoài (2008), “Hồi ký và bút ký thời đổi mới”
Tác giả: Lý Thu Hoài
Năm: 2008
23. Bùi Minh Huệ, Đặng Thị Yến (2011), Ngã ba Đồng Lộc ngã ba anh hùng, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Minh Huệ, Đặng Thị Yến (2011), "Ngã ba Đồng Lộc ngã ba anhhùng
Tác giả: Bùi Minh Huệ, Đặng Thị Yến
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2011
24. Tô Phương Lan (2008), “Nguồn tư liệu văn học đáng quý qua nhật ký chiến tranh”, báo cáo khoa học của viện khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Phương Lan (2008), “Nguồn tư liệu văn học đáng quý qua nhật kýchiến tranh”
Tác giả: Tô Phương Lan
Năm: 2008
25. Phong Lê (1999), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong Lê (1999), "Văn học trên hành trình của thế kỷ XX
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: Nxb Đại họcquốc gia
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w