1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH

86 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 895,53 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể là: - Nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu nội dung về dự án đầu tư, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tà

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HDKH : PGS TS ĐÀO DUY HUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi hoàn toàn thực hiện Các thông tin và

số liệu nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu khoa học nào, các dữ liệu, tài liệu khác chỉ được sử dụng như là nguồn tham khảo và được ghi rõ ở phần tài liệu tham khảo

Người nghiên cứu

Ngô Thị Hàn Ly

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Thầy PGS.TS Đào Duy Huân, Trường Đại học Tài chính-Marketing, giáo

viên hướng dẫn, người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Quý thầy cô giảng dạy khóa Cao học Tài chính ngân hàng K2.1, Trường Đại học Tài chính-Marketing năm học 2012-2014

Quý bạn bè cùng lớp, đồng nghiệp tham gia hỗ trợ, góp ý hoàn thiện luận văn

Các thành viên trong gia đình đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập

Trong suốt thời gian tập trung thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC x

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan nghiên cứu về đề tài 1

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa của luận văn 3

7 Quy trình nghiên cứu 3

8 Kết cấu của luận văn 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6

1.1 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư 6

1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả tài chính 6

1.1.2 Mục đích phân tích hiệu quả tài chính 7

1.1.3 Yêu cầu phân tích hiệu quả tài chính 8

1.1.4 Ước tính dòng tiền từ đầu tư 8

1.1.5 Xác định và phân tích suất chiết khấu 10

1.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án đầu tư 13

1.2.1 Hiện giá thu nhập thuần của dự án NPV (Net Present Value) 13

Trang 6

1.2.2 Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án IRR (Internal Rate of Return,%) 15

1.2.3 Thời gian hoàn vốn (Thv) (Payback Period) 17

1.2.4 Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) 18

1.3 Phân tích rủi ro của dự án đầu tư 20

1.3.1 Xác định rủi ro và vai trò của phân tích rủi ro dự án đầu tư 20

1.3.2 Phân tích độ nhạy 21

1.3.3 Phân tích tình huống 21

1.3.4 Phân tích mô phỏng 22

Kết luận chương 1 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC BẾN LỨC – LONG THÀNH 23

2.1 Hiện trạng một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam 23

2.2 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức - Long Thành 25

2.2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực đầu tư dự án 25

2.2.1.1 Khu vực hấp dẫn của tuyến đường đầu tư dự án 25

2.2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực đầu tư dự án 26

2.2.1.3 Mối quan hệ giữa vùng KTTĐPNvới kinh tế của cả nước 27

2.2.2 Các quy hoạch phát triển của khu vực 28

2.2.2.1 Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 28

2.2.2.2 Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT khu vực 29

2.2.3 Dự báo nhu cầu vận tải của dự án đầu tư 31

2.2.3.1 Dự báo các luồng xe tham gia mạng vận tải liên tỉnh 31

2.2.3.2 Tổng hợp dự báo luồng xe đi trên đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành…… 32

2.2.4 Mô tả dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành……… 34

2.3 Khối lượng và khái toán kinh phí dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành 35

Trang 7

2.3.1 Khối lượng xây dựng chính 35

2.3.2 Khái toán kinh phí đầu tư các hạng mục 36

2.4 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành 37

2.4.1 Các cơ sở về số liệu phân tích dự án 37

2.4.1.1 Cơ sở vĩ mô về tỷ giá lạm phát và tỷ giá hối đoái 37

2.4.1.2 Phương thức huy động nguồn vốn đầu tư của dự án 37

2.4.1.3 Các cơ sở tính toán doanh thu của dự án 38

2.4.1.4 Chi phí vận hành, duy tu và sửa chữa của dự án 39

2.4.2 Các kết quả phân tích tài chính 40

2.4.2.1 Suất đầu tư của dự án 40

2.4.2.2 Ngân lưu của dự án 41

2.4.2.3 Tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án IRR 42

2.4.2.4 Thời gian hoàn vốn của dự án (PP) 42

2.4.2.5 Phân tích tỷ số doanh thu-chi phí B/C 42

2.4.2.6 Hệ số an toàn trả nợ DSCR 43

2.4.3 Phân tích rủi ro của dự án 44

2.4.3.1 Phân tích độ nhạy của dự án 44

2.4.3.2 Phân tích tình huống 51

2.4.3.3 Phân tích mô phỏng 52

Kết luận chương 2 53

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC BẾN LỨC – LONG THÀNH 55

3.1 Tác động của lạm phát đến hiệu quả tài chính của dự án 55

3.2 Tác động của phí giao thông đến hiệu quả tài chính của dự án 56

3.3 Tác động của lưu lượng xe đến hiệu quả tài chính của dự án 57

3.4 Tác động của chi phí đầu tư đến hiệu quả tài chính của dự án 58

3.5 Các yếu tố khác 61

Trang 8

3.6 Hạn chế của luận văn 63

3.6.1 Hạn chế về số liệu 63

3.6.2 Hạn chế về phương pháp phân tích 64

3.6.3 Hạn chế về năng lực 64

Kết luận chương 3 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

1 Kết luận 65

2 Kiến nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 69

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu, từ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ADB Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu Á DSCR Debt – Service Coverage Ratio – Hệ số an toàn nợ vay GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa

IRR Internal Rate of Return – Suất sinh lợi nội bộ

JICA The Japan International Cooperation Agency-Cơ quan

hợp tác quốc tế Nhật Bản NPV Net Present Value – Hiện giá thuần

PPP Puchasing Power Parity – Quy luật cân bằng sức mua USD United States Dollar – Đồng Đôla Mỹ

VEC Vietnam Expressway Corporation – Tổng công ty Đầu tư

Phát triển Đường cao tốc Việt Nam KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2-1: Diện tích và dân cư các tỉnh, thành trong vùng KTTĐPN 26

Bảng 2-2: Một số chỉ tiêu kinh tế toàn vùng KTTĐPN năm 2013 27

Bảng 2-3: Dự báo luồng xe đi trên đường cao tốc 33

Bảng 2-4: Hệ số quy đổi các loại xe ra xe con 39

Bảng 2-5: Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với lạm phát 45

Bảng 2-6: Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với lưu lượng xe 46

Bảng 2-7: Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với phí giao thông 47

Bảng 2-8: Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với chi phí đầu tư 47

Bảng 2-9: Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với lãi suất 48

Bảng 2-10: Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với lạm phát và lưu lượng xe 49

Bảng 2-11: Độ nhạy của IRR và NPV tài chính đối với chi phí đầu tư và lưu lượng xe 50

Bảng 2-12: Phân tích tình huống 52

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2-1: Suất đầu tư trung bình của đường cao tốc Việt Nam và thế giới 23

Hình 2-2: Chi phí xây dựng một số tuyến đường cao tốc tiêu biểu 24

Hình 2-3: Bản đồ tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành 34

Hình 2-4: Ngân lưu tài chính của dự án 41

Hình 2-5: Tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án 42

Hình 2-6: Tỷ số B/C của dự án 43

Hình 2-7: Hệ số an toàn trả nợ DSCR của dự án 43

Hình 2-8: Mối quan hệ giữa NPV dự án và lạm phát 45

Hình 2-9: Mối quan hệ giữa NPV dự án và lưu lượng xe 46

Hình 2-10: Mối quan hệ giữa NPV dự án và phí giao thông 47

Hình 2-11: Mối quan hệ giữa NPV dự án và chi phí đầu tư 48

Hình 2-12: Mối quan hệ giữa NPV dự án và lãi suất 49

Hình 2-13: Phân bố xác suất NPV của dự án 53

Trang 12

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tỷ giá hối đoái 69

Phụ lục 2: Kế hoạch trả nợ ADB 70

Phụ lục 3: Kế hoạch trả nợ JICA 71

Phụ lục 4: Tổng số dự hàng năm 72

Phụ lục 5: Hệ số an toàn trả nợ DSCR 73

Phụ lục 6: Ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng mức đầu tư 74

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hệ thống đường cao tốc quốc gia được xem như một trong những biểu trưng của nền kinh tế phát triển Với đặc điểm ưu việt về tốc độ xe chạy, số lượng xe thông qua và độ an toàn giao thông do được tổ chức và kiểm soát bằng các giải pháp công nghệ hiện đại

Nhờ những ưu việt này, hệ thống đường cao tốc đã được phát triển rất mạnh

mẽ ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển và đang phát triển mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… và thực tế đường cao tốc đã đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội vô cùng to lớn

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống đường cao tốc Quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã và đang tập trung chỉ đạo huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc, đặc biệt trong năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt các Quyết định (số 412/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 và số 1290/QĐ-TTg ngày 26/9/2007…) với mục tiêu đầu tư từ nay đến năm 2020 trên

3000 km đường cao tốc với tổng vốn đầu tư cho các dự án lên đến hàng trăm ngàn

tỷ đồng

Xuất phát từ những ý tưởng đó, tác giả đã thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành” làm luận văn tốt nghiệp sau đại học ngành tài chính ngân hàng

2 Tổng quan nghiên cứu về đề tài

Hiện nay, việc nghiên cứu về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc còn mới Từ thực tiễn về sự phát triển hệ thống đường cao tốc trên thế giới và xu hướng phát triển đường cao tốc tại Việt Nam, việc nghiên cứu phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc là rất cần thiết

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có tham khảo một số tài liệu sau đây:

Trang 14

- Phân tích lợi ích-chi phí dự án cầu Vàm Cống, Trần Thị Thùy Linh, 2010, Đại học kinh tế TP.HCM

- Phân tích lợi ích-chi phí đường trên cao Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Huỳnh Kim Thanh Phong, 2012, Đại học kinh tế TP.HCM

Nội dung chủ yếu của hai đề tài này là phân tích các yếu tố cấu thành lợi ích

và chi phí của dự án Đề tài luận văn của tác giả trên cơ sở các yếu tố đầu vào tập trung phân tích hiệu quả về tài chính của dự án đầu tư đường ô tô cao tốc Bến Lức-Long Thành

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả tài chính của dự án

- Mục tiêu cụ thể:

+ Khái quát được tính hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

+ Phân tích tính hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành

+ Đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu quả của dự án đầu tư đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu hiệu quả tài chính của dự

án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cụ thể là:

- Nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu nội dung về dự án đầu tư, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, các văn bản chính sách liên quan đến nội dung đề tài Nghiên cứu tài liệu là nền tảng để phát triển cơ sở lý thuyết của đề tài

Trang 15

- Thu thập và phân tích số liệu: từ thông tin thu thập được tiến hành phân tích hiệu quả tài chính thông qua các số liệu liên quan

- Phân tích mô phỏng: sử dụng phần mềm chuyên dụng Crystal Ball khi phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tư

- Tổng hợp: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn để tổng hợp, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

6 Ý nghĩa của luận văn

- Đề tài luận văn là nghiên cứu chính thức đầu tiên về phân tích tài chính của

dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành

- Nghiên cứu này làm nền tảng giúp cho chủ đầu tư đánh giá hiệu quả của dự

án và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường

ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành

7 Quy trình nghiên cứu

Trang 16

Các bước nghiên cứu của đề tài tuân theo trình tự dưới đây:

Xây dựng bảng thông số của dự án

Xác định tổng mức đầu tư và các nguồn vốn

Kế hoạch chi phí

Xây dựng báo cáo dòng tiền của dự án

Kế hoạch doanh thu

Xác định suất chiết khấu của

dự án

Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án NPV, IRR…

Phân tích rủi

ro về hiệu quả tài chính của

dự án

Kết luận tính khả thi về hiệu quả tài chính dự án

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính dự án

Trang 17

8 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 3 phần Phần nội dung gồm 3 chương:

- Phần mở đầu

- Phần nội dung:

+ Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

+ Chương 2: Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường

ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành

+ Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Lức – Long Thành

- Phần kết luận - kiến nghị

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư

1.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả tài chính

Tài chính được đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng làm phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập hay sử dụng quỹ tiền tệ đại diện cho sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã hội Tài chính phản ánh tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội

Một trong những vai trò của tài chính là khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung Do đó tài chính là một trong những điều kiện tiên quyết cho

sự thành công của một dự án Thực tế cho thấy có nhiều dự án đã không đủ vốn thì không thể thực hiện được, mà thông thường nguồn vốn cho một dự án là có từ nhiều nơi hoặc là từ chính phủ, từ viện trợ hoặc huy động của các cổ đông…cho nên tài chính phải phát huy vai trò tìm nguồn vốn hay huy động nguồn vốn cho dự án

Phân tích tài chính dự án đầu tư là nghiên cứu, đánh giá dự án về mặt tài chính Tức là xem xét khả năng và hiệu quả sử dụng tài chính trong việc thực hiện

dự án đầu tư

Phân tích tài chính một dự án đầu tư là một tiến trình chọn lọc, tìm hiểu về tương quan của các chỉ tiêu tài chính và đánh giá tình hình tài chính về một dự án đầu tư nhằm giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả

Phân tích tài chính được xem xét trên quan hệ vi mô, đứng trên góc độ lợi ích của công ty, của doanh nghiệp Vì vậy, phân tích tài chính dự án đầu tư được xem xét trên góc độ quyền lợi của chính nhà đầu tư dự án

Phân tích hiệu quả dự án là tập hợp các hoạt động nghiên cứu, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của dự án trên cơ sở dòng tiền dành cho dự án và phát sinh từ dự án theo các quan điểm khác nhau của các chủ thể tham gia vào dự án

Trang 19

Theo các giai đoạn của dự án đầu tư, hoạt động phân tích tài chính dự án đầu

tư cũng phải được thực hiện trong cả ba giai đoạn của dự án: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả sau đầu tư

Tuy nhiên trong luận văn này, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là phân tích hiệu quả tài chính dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư: từ nghiên cứu tiền khả thi đến nghiên cứu khả thi

Như phân tích ở trên, giai đoạn chuẩn bị đầu tư là rất quan trọng vì nó quyết dịnh đến khả năng thành công hay thất bại của dự án Dựa vào kết quả phân tích hiệu quả tài chính của dự án này mà chủ đầu tư quyết định chấp thuận hay không chấp thuận dự án

Quá trình phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư thường gồm các nội dung như sau:

+ Xác định các thông số của dự án và ước lượng các dòng tiền dành cho và

phát sinh từ dự án

+ Xác định suất chiết khấu hợp lý cho dự án

+ Tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án + Phân tích rủi ro của dự án

1.1.2 Mục đích phân tích hiệu quả tài chính

- Các nhà đầu tư luôn mong muốn dự án thành công, phân tích tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư nhìn thấy những bước tiến triển của dự án để họ đưa ra các biện pháp thích hợp bằng cách dự tính trước các phương án khác nhau và lựa chọn được phương án cụ thể cho dự án của mình

- Phân tích tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư thấy được hiệu quả của dự án thông qua việc so sánh giữa mọi nguồn thu của dự án với tổng chi phí hợp lý của dự

án

- Phân tích tài chính luôn diễn ra từ bước lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình cho đến khi đưa công trình vào vận hành, nên phân tích tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư dự tính được cho tương lai khi có sự thay đổi về thu nhập và chi phí để kịp thời điều chỉnh và rút kinh nghiệm

Trang 20

- Phân tích tài chính là kế hoạch để trả nợ, bởi nó đưa ra các tiêu chuẩn về hoạt động và những cam kết về hoạt động của mình Người tài trợ căn cứ vào kết quả phân tích tài chính để đưa ra các quyết định tài trợ tiền (đầu tư vốn) tiếp tục hay không Nếu vay và trả nợ đúng cam kết thì lần sau vay sẽ dễ dàng hơn và chứng tỏ

sự thành công của dự án

1.1.3 Yêu cầu phân tích hiệu quả tài chính

Phân tích tài chính dự án đầu tư cũng tương tự như phân tích tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung Tức nó phải được đề cập tới tất cả các yếu tố liên quan đến dòng tiền và chi phí cho các hoạt động cũng như lợi nhuận thu được từ các hoạt động đó Phân tích tài chính của dự án đầu tư phải giải quyết các yêu cầu nêu trên

1.1.4 Ước tính dòng tiền từ đầu tư

Quá trình thực hiện dự án đầu tư thường kéo dài và phát sinh các khoản thu

và chi trong một khoảng thời gian nhất định Những khoản thu và chi trong quá trình thực hiện dự án tạo thành dòng tiền của dự án

Dòng tiền dự án là dòng những chi phí và thu nhập tài chính hay là những dòng thu và chi mà dự án sẽ tạo ra trong suốt thời gian vận hành của nó

Do tiền có giá trị theo thời gian nên khi so sánh, phân tích và tính toán các chỉ tiêu ta cần tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong những thời gian khác nhau

về cùng một thời gian đầu kỳ hay cuối kỳ Nếu chuyển các khoản tiền phát sinh về cùng mặt bằng thời gian ở đầu kỳ phân tích thì ta gọi là phương pháp hiện giá (Present value-PV)

Khi ước tính dòng tiền của dự án bất kể là bình thường hay không bình thường cần áp dụng một số nguyên tắc cơ bản sau:

+ Dòng tiền nên được đo lường trên cơ sở tăng thêm Nên đánh giá dòng tiền cho một dự án cụ thể dựa trên góc độ toàn bộ dòng tiền của doanh nghiệp sẽ bị tác động như thế nào nếu dự án được chấp nhận Vì vậy, nên đưa vào phân tích tất cả các thay đổi trong dòng doanh thu, dòng chi phí

và dòng thuế phát sinh do việc chấp nhận dự án

Trang 21

+ Dòng tiền nên được tính toán trên cơ sở sau thuế Do đầu tư ban đầu cho một dự án lấy từ nguồn tiền mặt sau thuế nên thu nhập từ dự án cũng phải được tính bằng cùng đơn vị tức là từ dòng tiền sau thuế

+ Chi phí chìm không được tính vào dòng tiền của dự án Chi phí chìm là chi phí đã phát sinh mà không phụ thuộc vào quyết định hiện tại là chấp nhận hay không chấp nhận dự án

+ Giá trị các tài sản sử dụng trong một dự án nên được tính theo các chi phí

cơ hội của chúng Các chi phí cơ hội của tài sản là dòng tiền mà tài sản đó

có thể tạo ra nếu chúng không được sử dụng trong dự án đang xem xét

Công thức chung để xác định dòng tiền của dự án như sau:

+

Giá trị còn lại của TSCĐ sau thuế

-

Chi tiêu vốn của

dự án

-

Thay đổi vốn luân chuyển ròng

(1.1)

Trong đó:

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = lợi nhuận sau thuế + khấu hao

OCF = (1- t) x EBIT + D (1.2)

+ OCF: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của dự án

+ EBIT: lợi nhuận trước thuế thu nhập và lãi vay của dự án

+ t : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

+ D: khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) của dự án

- Chi tiêu vốn (capital expenditure) là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài hơn một năm như mua sắm máy móc thiết bị Cần phân biệt chi tiêu vốn với chi tiêu hoạt động bình thường tức là chi tiêu

dự kiến tạo ra các lợi ích tiền mặt trong thời gian một năm sắp đến, thời hạn một năm được chọn bất kỳ trừ trường hợp đặc biệt

- Thay đổi vốn luân chuyển ròng: vốn luân chuyển ròng bao gồm các tài sản lưu động (tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu) trừ đi khoản nợ phải trả Nếu dự

án xét theo giai đoạn hàng năm thì thay đổi vốn luân chuyển ròng giữa các năm trong giai đoạn hoạt động của dự án sẽ được tính vào dòng tiền của dự án Nếu thay

Trang 22

đổi tăng thì số chênh lệch được tính trong dòng tiền ra của dự án, nếu thay đổi giảm thì số chênh lệch được tính trong dòng tiền vào của dự án

- Giá trị còn lại của TSCĐ sau thuế: với bất kỳ tài sản cố định nào sau khi không còn sử dụng nữa đều được thanh lý Đối với trường hợp tài sản hình thành từ

dự án đầu tư, vào năm cuối cùng của dự án cần phải tính đóng góp của giá trị còn lại của tài sản do thanh lý đối với dòng tiền của dự án

Trên cơ sở tính toán các yếu tố đầu ra và đầu vào của dự án, chúng ta có thể xây dựng được dòng tiền ròng của dự án, cụ thể như sau:

1.1.5 Xác định và phân tích suất chiết khấu

Chiết khấu: chiết khấu của đồng tiền là sự chênh lệch của giá trị đồng tiền theo thời gian Phương pháp chiết khấu là phương pháp đề cập đến các yếu tố chiết khấu đầu tư vì đồng tiền có chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội của dòng tiền là giá trị mất đi do không sử dụng đồng tiền vào mục đích sinh lời tốt nhất Trong hoạt động đầu tư, trên thị trường vốn có nhiều chi phí cơ hội của đồng tiền được hình thành như: lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất tín phiếu, lãi cổ phiếu … Do đó, cơ hội sinh lời là rất đa dạng ở các mức độ khác nhau

Các dự án đầu tư thường được tiến hành trong nhiều năm, đặc biệt các dự án

có vốn đầu tư nước ngoài có thời gian hoạt động dài từ 15 đến 50 năm hoặc lâu hơn Với một khoảng thời gian dài như vậy, chi phí cơ hội càng biểu hiện rõ và càng có giá trị lớn khi thời gian đầu tư càng dài

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư luôn phát sinh các chi phí tài chính và các lợi ích tại các thời điểm khác nhau (hiện tại, tương lai) và chi phí cơ hội cũng sẽ khác nhau tại các thời điểm đó Vì vậy, cần phải chuyển đổi các giá trị lợi ích và chi

Trang 23

phí tài chính các thời điểm trong tương lai về thời điểm hiện tại Việc làm này đồng nghĩa với việc đề cập các chi phí cơ hội, tức là sử dụng tỷ suất chiết khấu và hệ số chiết khấu trong tính toán các chỉ tiêu tài chính nói chung

Như vậy, chi phí cơ hội được đề cập trong phân tích dự án được coi như là một nội dung mang bản chất của tiền tệ trong hoạt động đầu tư Do đó sử dụng phương pháp chiết khấu và chuyển đổi các giá trị, lợi ích và chi phí tài chính ở các thời điểm khác nhau về thời điểm hiện tại là công việc cần thiết và đúng đắn của phân tích dự án đầu tư

Suất chiếu khấu của dự án:

Để quy đổi những lượng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau về cùng một điểm người ta dùng suất chiết khấu

Suất chiết khấu là lãi suất dùng để tích lũy dòng tiền quá khứ hoặc chiết giảm dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại tương đương

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của lượng tiền lãi thu được trong một đơn vị thời gian

so với vốn gốc Thường có hai loại lãi suất đơn và lãi suất kép

Suất chiết khấu là một dạng lãi kép

Các phương pháp xác định suất chiết khấu của dự án:

1.1.5.1 Phương pháp 1: Phương pháp lãi suất vay vốn

Là phương pháp xem xét quan hệ giữa suất chiết khấu của dự án (r) cần xác định với mức của lãi suất vay (rR lv R) nói chung (thường là lãi suất vay dài hạn) Điều kiện là r ≥ rR lv R

Nhược điểm của phương pháp này là các doanh nghiệp thường chọn lãi suất vay ngân hàng làm suất chiết khấu của dự án Việc làm này sẽ dễ dẫn đến sai lầm khi đánh giá dự án vì nó bỏ qua ảnh hưởng của rủi ro và không phản ánh đúng ý nghĩa của suất chiết khấu là suất sinh lời mong đợi thu được từ dự án

1.1.5.2 Phương pháp 2: Phương pháp cơ cấu vốn

Là phương pháp được xem xét trên sự tham gia của các nguồn vốn huy động

và được xác định bằng trị số bình quân gia quyền của các nguồn vốn vay với các tỷ

lệ lãi vay tương ứng

Trang 24

r th

dh

r r th

th dh dh

V V

V

r V r

V r V r

+ + +

× + +

× +

+ VRdhR: Vốn vay dài hạn để đầu tư

+ VR th R: Vốn vay trung hạn để đầu tư

+ VR r R: Vốn chủ sở hữu (vốn riêng) để đầu tư

+ rR dh R: Lãi vay dài hạn, %/năm

+ rR th R: Lãi vay trung hạn, %/năm

+ rR r R: Tỷ suất sinh lời mong muốn của vốn chủ sở hữu, %/năm

1.1.5.3 Phương pháp 3: Phương pháp tỷ lệ nguồn vốn hay phương pháp

chi phí vốn bình quân có trọng số (WACC)

Là phương pháp xem xét đến tỷ lệ các nguồn vốn tham gia so với tổng vốn đầu

r = (KRdhR x rRdhR) + (KRthR x rRthR) + … + (KRrR x rRrR) (1.4) Trong đó:

+ rRdhR: Lãi vay dài hạn, %/năm

+ rR th R: Lãi vay trung hạn, %/năm

+ rR r R: Tỷ suất sinh lời mong muốn của vốn chủ sở hữu, %/năm

+ KR dh R: Tỷ lệ vốn vay dài hạn trong tổng số vốn đầu tư, %

+ KR th R: Tỷ lệ vốn vay trung hạn trong tổng số vốn đầu tư, %

+ KR r R: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn đầu tư, %

+ KR dh R + KR th R + KR r R = 1

Xét về mặt toán học, phương pháp 2 và phương pháp 3 là tương tự nhau Từ công thức tính (r) ở phương pháp 2 ta có thể suy ra công thức tính (r) ở phương pháp 3 theo phép biến đổi:

r th

dh

dh dh

V V

V

x V K

+ + +

=

% 100

(1.5)

Tương tự đối với KRth R, KRrR …

Trang 25

Ưu điểm của phương pháp 2 và phương pháp 3 là nó phản ánh tương đối chính xác và hợp lý chi phí cơ hội của các nguồn vốn tham gia vào dự án

Nhược điểm của 2 phương pháp này là việc tính toán tương đối phức tạp, đặc biệt là việc xác định tỷ lệ sinh lời mong muốn của vốn chủ sở hữu (rRr R)

Ý nghĩa của tỷ suất chiết khấu của dự án đầu tư:

+ Xét về mặt lợi nhuận: Suất chiết khấu của dự án biểu thị mức độ sinh lời (chi phí cơ hội) mong muốn của nhà đầu tư

+ Xét về khả năng thanh toán: Suất chiết khấu của dự án chỉ ra khả năng trả

nợ lãi vay của nguồn vốn đi vay

Lạm phát và sự lựa chọn lãi suất chiết khấu: Như ta đã biết, lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến Trong việc chiết khấu dòng tiền, việc lựa chọn suất chiết khấu danh nghĩa hay suất chiết khấu thực không thành vấn

đề, miễn là chúng được sử dụng nhất quán Có nghĩa là chúng ta sẽ đạt được cùng một kết luận như nhau nếu chiết khấu dòng tiền danh nghĩa bằng suất chiết khấu danh nghĩa (không điều chỉnh lạm phát) hoặc chiết khấu dòng tiền thực bằng suất chiết khấu thực (có điều chỉnh lạm phát)

1.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án đầu tư

1.2.1 Hiện giá thu nhập thuần của dự án NPV (Net Present Value)

t

t t

r

C r

B NPV

0

0 1 1 (1.6) Trong đó:

Trang 26

+ BR t R: dòng tiền thu vào tại năm thứ t

+ CR t R: dòng tiền chi ra tại năm thứ t

+ n: Tuổi thọ quy định của dự án

+ r: lãi suất chiết khấu

+ t: Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án

- Các trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp NPV >0: Dự án có hiện giá thu nhập thuần càng cao thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn

+ Trường hợp NPV < 0: Dự án không có hiệu quả tài chính, cần được sửa đổi, bổ sung

+ Trường hợp NPV = 0: Tùy thuộc tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án

mà nhà đầu tư có thể quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án

- Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm:

• Có tính đến thời giá tiền tệ

• Xem xét đến toàn bộ ngân lưu của dự án

• Có thể so sánh giữa các dự án có quy mô khác nhau

• Cho biết tổng hiện giá lời, lỗ, hay hòa vốn của dự án

- Ý nghĩa:

+ Để xác định xem việc sử dụng các nguồn (vốn) theo dự án đó có mang lại lợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng không Với ý nghĩa này NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá dự án Đây là phương

Trang 27

pháp dễ hiểu và được sử dụng rộng rãi vì toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi về giá trị tương đương ở hiện tại

+ Hiện giá thu nhập thuần NPV biểu hiện mối quan hệ so sánh giá trị tuyệt đối giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí

Như vậy có thể nói chỉ tiêu NPV là một chỉ tiêu cơ bản và NPV>0 là điều kiện cần để đánh giá bất kỳ dự án nào có hiệu quả [5]

1.2.2 Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án IRR (Internal Rate of Return, %)

- Khái niệm:

Tỷ suất sinh lời nội bộ là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu

để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí, nghĩa là NPV=0

Về thực chất chỉ số IRR là suất sinh lời tính theo các kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu các thời gian và khi sử dụng chỉ tiêu IRR như là mức sinh lời nội bộ của dự án sinh ra, người ta đã ngầm công nhận rằng hệ số thu chi dương thu được trong quá trình hoạt động của dự án đều đi đầu tư lại ngay lập tức cho dự án chính với suất thu hồi bằng chính IRR

Đối với dự án độc lập dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng suất chiết khấu thì chấp nhận IRR càng lớn càng tốt

- Phương pháp tính:

Để tìm IRR dùng phương pháp nội suy gần đúng Đầu tiên là cần phải xác định một số NPVR 1 R dương (gần 0 càng tốt) tương ứng với trị số IRRR 1 R, sau đó xác định một trị giá NPVR 2 Râm (gần 0 càng tốt) tương ứng với trị số IRRR 2 R, trị số IRR của phương án cần tìm nằm trong khoảng IRRR 1 Rvà IRRR 2 R và được nội suy bằng công thức:

( )

2 1

1 1

2

NPV NPV

NPV r

r r IRR

+

−+

Trong đó:

+ IRR: Tỷ suất sinh lời nội bộ (%)

Trang 28

+ rR 1 R: Tỷ suất chiết khấu ban đầu để tính NPVR 1

+ rR 2 R: Tỷ suất chiết khấu ban đầu để tính NPVR 2 R, với yêu cầu tạo ra giá trị âm cho NPVR 2

+ NPVR 1 R> 0: Hiện giá thu nhập thuần của dự án, được chiết khấu với rR 1

+ NPVR 2 R> 0: Hiện giá thu nhập thuần của dự án, được chiết khấu với rR 2 R

- Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm:

• Có tính đến thời giá của tiền tệ

• Xem xét toàn bộ ngân lưu của dự án

• Có tác dụng lớn khi cần sử dụng để huy động vốn hoặc quảng cáo cho

dự án

• Khách quan vì IRR suy ra từ bản thân của dự án không phụ thuộc vào suất chiết khấu

• Thường được dùng phổ biến trong kinh doanh

• Có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát bằng cách thay đổi các chỉ tiêu dòng tiền tệ thu chi qua các năm và suất chiết khấu

+ Nhược điểm:

• Không thể sử dụng là chỉ tiêu duy nhất để ra quyết định đầu tư

• Khó ước lượng chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án

• Chỉ cho kết quả chính xác với điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, một điều kiện khó đảm bảo trong thực tế

• Việc tính toán tương đối phức tạp

- Ý nghĩa:

+ Về khả năng sinh lời: Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR biểu thị tỷ lệ sinh lời (chi phí cơ hội) lớn nhất mà bản thân dự án đạt được (Tỷ lệ sinh lời nội bộ của dự án); phụ thuộc vào đặc điểm phát sinh dòng lợi ích và dòng chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án

Trang 29

+ Về khả năng thanh toán: Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR biểu thị mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán

1.2.3 Thời gian hoàn vốn (Thv) (Payback Period)

Trong phân tích hiệu quả tài chính của dự án, chúng ta phải tính toán thời gian hoàn vốn không chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu Thời gian hoàn vốn không chiết khấu nhỏ hơn thời gian hoàn vốn có chiết khấu Dự án khả thi

là dự án có thời gian hoàn vốn có chiết khấu nhỏ hơn thời gian hoạt động của dự án hoặc tùy theo ngành nghề mà dự án đầu tư thì thời gian hoàn vốn có chiết khấu phải nhỏ hơn thời gian hoàn vốn mục tiêu

- Khái niệm:

Thời gian hoàn vốn là độ dài thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại vốn đầu tư đã bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để tổng hiện giá thu hồi vừa bù đắp được tổng hiện giá của chi phí đầu tư dự án

Thời gian hoàn vốn của dự án càng ngắn thì càng tránh được những rủi ro của việc thu hồi vốn Và nếu dự án có NPV, IRR, rất tốt nhưng chỉ tiêu PP lại vượt quá thời gian cho phép thì dự án cũng không có giá trị

Cơ sở để một dự án được chấp nhận T≤ n (thời gian hoàn vốn phải nhỏ hơn

- Ưu nhược điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn

+ Ưu điểm:

• Có vẻ đơn giản, dễ sử dụng vì không dựa vào suất chiết khấu

Trang 30

• Thể hiện khả năng thanh toán và rủi ro của dự án, thời gian hoàn vốn càng ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư càng thấp

• Giúp nhà đầu tư sơ bộ xem thời gian thu hồi đủ vốn để bước đầu ra quyết định

• Bỏ qua kết cấu của dòng tiền trong thời gian hoàn vốn Sự khác nhau

về kết cấu của dòng tiền trong thời gian hoàn vốn không ảnh hưởng tới thời gian thu hồi vốn của các dự án Nhưng do có sự khác biệt này dẫn đến chỉ tiêu NPV và IRR sẽ khác nhau

Để khắc phục nhược điểm bỏ qua giá trị tiền tệ theo thời gian, người ta bổ sung chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP) Tức là chúng ta tính toán thời gian thu hồi vốn của dự án trên cơ sở dòng tiền đã chiết khấu

Trang 31

Phương pháp phân tích dựa trên tỷ số thu chi B/C được sử dụng phổ biến đối với các dự án công cộng, các dự án nhà nước không đặt ra yêu cầu hàng đầu là lợi nhuận

- Phương pháp tính:

( ) ( )

n

t

t t

t C t B C

+ BR t R: là lợi ích hàng năm của dự án

+ CR t R: là chi phí hàng năm của dự án

- Điều kiện thỏa mãn:

• Có xem xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian

• Thể hiện khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư

• Hỗ trợ tin cậy trong trường hợp IRR và NPV mâu thuẫn

+ Nhược điểm:

• Phụ thuộc vào suất chiết khấu

• Không cho thấy cụ thể khoản lời và suất sinh lời của dự án

Trang 32

DSCR tại một

thời điểm =

Lợi nhuận trước thuế + khấu hao

(1.11) Chi phí lãi vay+Nợ gốc

Tiêu chuẩn đánh giá: Trong các tài liệu thẩm định đối với các dự án cho vay tại Việt Nam, các ngân hàng quốc tế như ADB, JICA thường chọn DSCR ≥ 1,2

1.3 Phân tích rủi ro của dự án đầu tư

1.3.1 Xác định rủi ro và vai trò của phân tích rủi ro dự án đầu tư

Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro nhưng phổ biến nhất vẫn là xem rủi ro như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính Nói cách khác, rủi ro đồng nghĩa với thuật ngữ không chắc chắn để mô tả sự biến đổi suất sinh lời của tài sản hay dự án

Phân tích rủi ro dự án là việc nghiên cứu kết quả dự án dưới nhiều điều kiện khác nhau để xác định tổn thất hoặc trở ngại mà dự án có thể gặp phải, đồng thời đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố tới kết quả dự án để đưa ra các kết quả phù hợp

Kết quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào sự kiện bất định trong tương lai như các yếu tố giá bán, khối lượng, chi phí, môi trường hoạt động … Tình hình thực

tế có thể diễn ra khác với những dự tính của người lập dự án Vì vậy, khi phân tích

dự án phải xem xét nhiều khả năng mà dự án có thể gặp phải Đó chính là quá trình phân tích rủi ro của dự án Việc phân tích rủi ro của dự án giúp cho chủ đầu tư có được cái nhìn thấu đáo hơn về khả năng thu lợi nhuận từ dự án, cũng như các tình huống bất trắc có thể xảy ra

Phân tích rủi ro không phải nhằm mục đích ngăn chặn rủi ro mà để thấy trước những kết quả và khả năng xuất hiện của chúng, trợ giúp cho việc chung sống với rủi ro tốt hơn

Có khá nhiều phương pháp tiến hành lựa chọn dự án trong điều kiện có rủi

ro Hiện nay có một số phương pháp phân tích rủi ro phổ biến: phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, phân tích mô phỏng

Trang 33

Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng phần mềm vi tính vào tính toán phân tích rủi ro của dự án trở nên thuận lợi rất nhiều, điều cốt yếu là phải đưa vào chương trình các thông số phân tích phù hợp

1.3.2 Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy của dự án là việc lần lượt cho từng yếu tố của dự án thay đổi trong khi các yếu tố khác vẫn giữ nguyên để nghiên cứu tác động của yếu tố đó tới kết quả (NPV, IRR …) hay tính khả thi của dự án

Phân tích độ nhạy là bước đầu tiên và đơn giản nhất trong phân tích rủi ro của dự án Phân tích độ nhạy giúp tìm ra những biến cố có ảnh hưởng nhiều nhất tới lợi ích ròng của dự án Cụ thể là lựa chọn những chỉ tiêu chứa đựng nhiều rủi ro như: khối lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí các yếu tố đầu vào … để xem xét các yếu

tố chỉ tiêu hiệu quả của dự án Nó cho phép người ra quyết định tính toán được những hậu quả của sự ước tính sai lầm và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận của dự

án Trong một số tình huống, rủi ro có thể giảm xuống khi ta biết được các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của dự án

Phương pháp phân tích độ nhạy tuy dễ thực hiện nhưng có một số nhược điểm sau:

- Đây là loại phân tích tất định ở trạng thái tĩnh Mỗi lần thử chỉ xem xét sự biến đổi của một biến (với phân tích độ nhạy một chiều) với giả thiết các biến khác không đổi Trong thực tế rất khó có trường hợp như vậy

- Không tính đến xác suất xảy ra sự kiện

- Không tính mối quan hệ tương quan giữa các biến

1.3.3 Phân tích tình huống

Phân tích tình huống còn gọi là phân tích kịch bản, cũng là dạng phân tích tất định Một tập hợp của nhiều biến rủi ro được chọn và sắp đặt theo các tình huống: tốt, trung bình, xấu Mục đích là để xem xét kết quả của dự án (NPV, IRR …) biến đổi như thế nào Có thể chia ra nhiều kịch bản nhỏ hơn như: tốt, khá tốt, trung bình, trung bình-xấu … Phân tích tình huống thừa nhận các biến nhất định có quan hệ

Trang 34

tương quan với nhau, dẫn tới một số biến có thể thay đổi đồng thời theo một cách nhất quán

Phân tích tình huống bắt buộc những người ra quyết định phải xem xét cẩn thận mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến dòng ngân lưu của dự án Nó cung cấp thông tin về ảnh hưởng cùng một lúc của các biến số đến NPV

Tuy nhiên, phương pháp phân tích tình huống có nhược điểm:

- Không tính tới xác suất của các trường hợp xảy ra

- Trong thực tế rất hiếm khi các biến cố có mối quan hệ tương quan thuận với nhau như các tình huống giả định

- Phân tích tình huống thường thổi phồng hiệu quả dự án trong trường hợp tốt

và cho kết quả quá thấp trong trường hợp xấu

1.3.4 Phân tích mô phỏng

Phân tích mô phỏng là sự mở rộng của phân tích độ nhạy và phân tích tình huống, theo đó các nhà phân tích gán cho mỗi nhân tố rủi ro một phân phối xác suất nhất định và giá trị miền tiềm năng, xác định mối quan hệ tương quan giữa các yếu

tố Nội dung của phân tích mô phỏng là xây dựng những mô hình mà mỗi mô hình một đối tượng nghiên cứu thực Với một số ngẫu nhiên các tình huống được mô phỏng sẽ cho ta một kết quả Từ nhiều tình huống cho nhiều kết quả khác nhau, chúng ta sẽ tìm thấy một quy luật nào đó để phục vụ cho các quyết định quản trị

Kết luận chương 1

Phân tích dự án về mặt tài chính là một nội dung rất quan trọng của quá trình thiết lập dự án đầu tư Thông qua phân tích tài chính, chúng ta xác định được quy

mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, cơ cấu các nguồn tài trợ dự án, tính toán thu chi lãi

lỗ, NPV, IRR, tỷ số lợi ích-chi phí (B/C), hệ số an toàn trả nợ (DSCR), thời gian hoàn vốn Trên cơ sở phân tích tài chính, nhà đầu tư có được kết quả đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư, đó là kết luận quan trọng nhất để làm cơ sở cho việc ra quyết định có nên tiến hành đầu tư hay không

Trang 35

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC

BẾN LỨC – LONG THÀNH 2.1 Thực trạng suất đầu tư một số tuyến đường cao tốc ở Việt Nam và trên thế giới

Suất đầu tư trung bình xây dựng một km đường cao tốc của Việt Nam cao hơn Trung Quốc nhưng lại thấp hơn các nước Hàn Quốc, Nhật, Tây Ban Nha và Mỹ

Hình 2.1: Suất đầu tư trung bình của đường cao tốc Việt Nam và thế giới

Tại Hàn Quốc, dự án cao tốc số 2 Busan với quy mô 4 làn xe, hoàn thành năm 2011 có suất đầu tư mỗi km là 19,16 triệu USD Lý giải cho mức giá khá cao này, là do tuyến đường đi qua địa hình đồng bằng nền đất yếu, đồng thời có tỷ lệ cầu hầm chiếm đến 72% tổng chiều dài 15,26km

Tuy vậy, con số nêu trên cũng chưa thấm vào đâu khi nhìn vào chi phí để xây dựng các tuyến cao tốc tại Nhật Bản Theo số liệu được đoàn nghiên cứu JICA cung cấp, suất đầu tư tại đất nước mặt trời mọc cao gấp 5-10 lần Việt Nam

Trang 36

Tuyến Tomei hoàn thành năm 2008 dù chỉ có quy mô 2 làn nhưng để xây được một km, người Nhật đã tốn 39,6 triệu USD Còn đường Bắc Kanto (2 làn) xong năm 2012 thậm chí còn có giá 65 triệu USD mỗi km

Với tuyến tiêu chuẩn 4 làn, đường vành đai II Nagoya xong năm 2011 có suất đầu tư mỗi km là 207 triệu USD Một năm sau, tuyến Shintomei hoàn tất cũng với kinh phí tương đương

Hình 2.2: Chi phí xây dựng một số tuyến đường cao tốc tiêu biểu

Tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010, suất vốn đầu tư mỗi km cao tốc 4 làn xe ở khu vực đồng bằng (như các tuyến Giẽ - Ninh Bình, Láng – Hòa Lạc, TP HCM – Trung Lương, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây) khoảng 12,5 triệu USD

Từ 2010 đến nay, mỗi km cao tốc khu vực trung du miền núi phía Bắc (Hà Nội đi Thái Nguyên hay Yên Bái) chỉ là 6,2 triệu USD Con số này ở khu vực miền Trung như tại cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết khoảng 9,66 triệu USD

Tại dự án TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, trong khi 30km đi qua Đồng Nai với địa chất ổn định thì chi phí chỉ hơn 9 triệu USD mỗi km, nhưng đoạn đầu tuyến 24km thì có đến 16,5km là cầu cạn và cầu vượt sông nên đắt hơn nhiều lần

Trang 37

Do đó, việc so sánh suất đầu tư với đường cao tốc Việt Nam chỉ là “tương đối” vì nhiều lý do như cơ cấu nút giao, tỷ trọng cầu giữa các dự án rất khác nhau, kết cấu nền đường, tiêu chuẩn thiết kế cũng khác Mặt khác các nước đã có kinh nghiệm làm cao tốc hàng chục năm và mặt bằng giá khá ổn định, trong khi điều này

ở Việt Nam những năm qua rất nhiều biến động

2.2 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Bến Long Thành

Lức-2.2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực đầu tư dự án

2.2.1.1 Khu vực hấp dẫn của tuyến đường đầu tư dự án

Tuyếndự án có điểm đầu tại nơi giao với đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Trung Lương thuộc huyện Bến Lức tỉnh Long An khu vực giáp ranh với TP Hồ Chí Minh; tuyến đi về hướng Đông, một phần đoạn tuyến sẽ trùng với đường vành đai 3

TP HCM; tuyến đi qua sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu vào địa phận tỉnh Đồng Nai

đi giáp ranh khu đô thị mới Nhơn Trạch, qua sông Thị Vải đến QL51 và nối vào đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu Chiều dài tuyến khoảng 58 km

Dọc tuyến có các trục lộ hiện hữu liên quan mật thiết với tuyến: Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, Trục Bắc Nam TP HCM, QL51 và ngoài ra còn một số tỉnh lộ khác của các tỉnh thành có tuyến đi qua

Tuyến đường được xây dựng sẽ góp phần hình thành trục cao tốc Bắc Nam qua địa bàn trọng điểm đang rất sôi động hiện nay là Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai và

Bà Rịa – Vũng Tàu Nơi đây tập trung nhiều đầu mối giao thông đối nội và quốc tế của khu vực

Hàng hóa và hành khách từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu hay các tỉnh phía Bắc sẽ lưu thông qua lại tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, giúp giải tỏa áp lực giao thông rất lớn trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thể hiện hai chức năng giao thông rõ nét là giao thông liên vùng và giao thông vành đai đô thị của Tp

Hồ Chí Minh Việc hình thành đường cao tốc Bến Lức – Long Thành không chỉ là

Trang 38

nhu cầu riêng của Tp Hồ Chí Minh mà còn là của toàn vùng KTTĐPN Đây là một trục cao tốc trongmạng lưới caotốc của vùng

2.2.1.2 Hiện trạng kinh tế-xã hội khu vực đầu tư dự án

Vùng KTTĐPN bao gồm 08 tỉnh-thành phố Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu Là vùng có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội và du lịch, khí hậu ôn hòa với 2 mùa mưa nắng; nguồn nước mặt, nước ngầm phong phú; tiếp giáp với biển Đông rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, cảng biển, du lịch;

thềm lục địa rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu khí; có nhiều rừng nguyên sinh và rừng ngập mặn với nhiều loại động-thực vật quí hiếm …

Khu vực có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh

tế - xã hội của cả nước; là vùng hiện nay hội tụ đủ các điều kiện lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) Với khoảng diện tích 9,24% và dân số chiếm 20,77% so với cả nước Năm

2013, kinh tế vùng KTTĐPN đã đạt được nhiều kết quả to lớn:

- Giá trị GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước, tổng giá trị GDP của vùng chiếm gần 40% so với GDP cả nước Đóng góp GDP nhiều nhất trong vùng là TP.Hồ Chí Minh (khoảng 52%), Bà Rịa-Vũng Tàu (khoảng 26%), Bình Dương (khoảng 9%)

- Thu ngân sách chiếm khoảng 56% so với cả nước

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 79% so với cả nước

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao tương đối ổn định

Vùng có mức thu nhập bình quân GDP/đầu người cao nhất cả nước (đạt khoảng 79,91 triệu đồng/người), vượt xa hẳn so với cả nước (khoảng 39,9 triệu đồng/người) Tuy nhiên mức thu nhập bình quân đầu người giữa các tỉnh trong vùng lại không đồng đều

Một số các chỉ tiêu kinh tế xã hội khu vực thống kê trong các bảng sau:

Bảng 2.1 Diện tích và dân cư các tỉnh-thành trong vùng KTTĐPN năm 2013

Trang 39

P

người)

Mật độ (người/kmP

2

P

)

Số đơn vị hành chính Tổng số Ghi chú

5 Giá trị xuất khẩu Tỷ USD 132,175 104,022 78,7

6 Giá trị nhập khẩu Tỷ USD 132,032 54,133 41,0

Trang 40

trong vùng KTTĐPN đã bán hàng hóa của mình khắp nước Mối liên hệ kinh tế giữa vùng KTTĐPN với các vùng khác trong nước đã phát triển nhiều so với những năm trước đây Vì mấu chốt của sản xuất công nghiệp là tìm thị trường tiêu thụ, với năng lực sản xuất ngày càng tăng lên, các doanh nghiệp trong vùng đã không ngừng

mở rộng hoạt động ra phạm vi toàn quốc Do đó, chiến lược kích cầu chú trọng đến việc gia tăng thu nhập của nông thôn để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển là hoàn toàn đúng đắn Khu vực công nghiệp phát triển đến lượt nó lại hỗ trợ sự phát triển khu vực nông nghiệp dưới các hình thức như đóng góp về ngân sách, cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

2.2.2 Các quy hoạch phát triển của khu vực

2.2.2.1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các đô thị chính và vệ tinh của Tp.Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu thuộc vùng KTTĐPN được khái quát như sau:

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm nhiều chức năng của vùng KTTĐPN

và cả nước, trong đó tập trung nhất là về thương mại, tài chính, ngân hàng, thông tin, giao dịch quốc tế, công nghiệp, khoa học công nghệ, các ngành kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu xây dựng mới giáo dục đào tạo, y tế, khách sạn, giải trí văn hóa thể thao Đây phải là nơi tập trung nhiều nguồn lực, đặc biệt là về tài chính và chất xám và sẽ là chỗ dựa vững chắc để phát triển cho toàn khu vực KTTĐPN Thành phố phải là nơi có tỷ lệ lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật cao nhất trên toàn vùng nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, thâm dụng vốn, các ngành công nghiệp dựa trên căn bản tri thức

- Thành phố Biên Hòa sẽ là đầu mối giao thông quan trọng về đường sắt, đường bộ, hàng không và các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn, dân số năm

2015 dự kiến khoảng 3 triệu người

- Bà Rịa – Vũng Tàu: Đây là một tỉnh có nền công nghiệp dầu khí chiếm tỉ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Theo số liệu thống kê 9 tháng đầu

Ngày đăng: 27/10/2015, 17:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. ThS Nguyễn Quốc Ấn, TS Phạm Thị Hà, ThS Phạm Thị Thu Hương, PGS.TS Nguyễn Quang Thu, Thiết lập và thẩm dịnh dự án đầu tư, nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết lập và thẩm dịnh dự án đầu tư
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê
[2]. PGS Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đan (2011), Giáo trìn h thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thiết lập và thẩm định dự án đầu tư
Tác giả: PGS Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đan
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động và Xã hội
Năm: 2011
[3]. Trần Thị Thùy Linh (2010), Phân tích lợi ích-chi phí dự án cầu Vàm Cống , Đại học kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích lợi ích-chi phí dự án cầu Vàm Cống
Tác giả: Trần Thị Thùy Linh
Năm: 2010
[4]. Huỳnh Kim Thanh Phong (2012), Phân tích lợi ích-chi phí dự án đường trên cao Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Đại học kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích lợi ích-chi phí dự án đường trên cao Nhiêu Lộc-Thị Nghè
Tác giả: Huỳnh Kim Thanh Phong
Năm: 2012
[5]. Trần Ngọc Thơ (2011), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: Trần Ngọc Thơ
Nhà XB: NXB Thống kê TP.HCM
Năm: 2011
[6]. Đỗ Phúc Trần Tình (2011), Lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Đại học GTVT TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập và thẩm định dự án đầu tư
Tác giả: Đỗ Phúc Trần Tình
Nhà XB: NXB Đại học GTVT TP.HCM
Năm: 2011
[7]. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động - X ã hội TP.Hồ Chí Minh .Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội TP.Hồ Chí Minh. Website
Năm: 2008
[9]. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) , http:/www.ncseif.gov.vn Link
[10]. Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, http:/www.expressway.com.vn Khác
[11]. Tổng Cục Thống Kê, http:/www.gso.gov.vn [12]. Ngân hàng phát triển Châu Á, http:/www.adb.org Các văn bản khác Khác
[13]. Luật đầu tư 2005 ngày 29/11/2005 [14]. Luật xây dựng số 16/2003/QH11 Khác
[15]. Nghị định số 12/2009/NĐ -CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
[16]. Nghị định số 218/2013/NĐ -CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Khác
[17]. Quyết định số 957QĐ - BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí Quản lý dự án và Tư vấn xây dựng công trình Khác
[18]. Quyết định số 22/2007/QĐ - BXD ngày 30/5/2007 về việc ban hành TCXDVN104 Khác
[19]. Quyết định số 06/2011/QĐ - TTg ngày 24/01/2011 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 Khác
[20]. Thông tư số 05/2007/TT - BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
[21]. Thông tư số 159/2013 /TT- BTC ngày 14/11/2013 về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng phí đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ Khác
[23]. Thông tư số 90/2004/TT - BTC ngày 07/09/2004 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ Khác
[24]. Thông tư 45/2013/ TT- BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1:  Suất đầu tư trung bình của đường cao tốc Việt Nam và thế giới - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Hình 2.1 Suất đầu tư trung bình của đường cao tốc Việt Nam và thế giới (Trang 35)
Hình 2.2:  Chi phí xây dựng một số tuyến đường cao tốc tiêu biểu - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Hình 2.2 Chi phí xây dựng một số tuyến đường cao tốc tiêu biểu (Trang 36)
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế toàn vùng KTTĐPN năm 2013 - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế toàn vùng KTTĐPN năm 2013 (Trang 39)
Hình 2.3: Bản đồ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Hình 2.3 Bản đồ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (Trang 46)
Bảng 2.4: Hệ số quy đổi các loại xe ra xe con - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Bảng 2.4 Hệ số quy đổi các loại xe ra xe con (Trang 51)
Hình 2.4 : Ngân lưu tài chính của dự án - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Hình 2.4 Ngân lưu tài chính của dự án (Trang 53)
Hình 2.5:  Tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Hình 2.5 Tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án (Trang 54)
Hình 2.6 : Tỷ số B/C của dự án - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Hình 2.6 Tỷ số B/C của dự án (Trang 55)
Hình 2.7 : Hệ số an toàn trả nợ của dự án qua các năm - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Hình 2.7 Hệ số an toàn trả nợ của dự án qua các năm (Trang 55)
Bảng 2.5: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với lạm phát - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Bảng 2.5 Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với lạm phát (Trang 57)
Bảng 2.6: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với lưu lượng xe - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Bảng 2.6 Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với lưu lượng xe (Trang 58)
Bảng 2.7: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với phí giao thông - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Bảng 2.7 Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với phí giao thông (Trang 59)
Bảng 2.8: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với chi phí đầu tư - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Bảng 2.8 Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với chi phí đầu tư (Trang 60)
Hình 2.11:  Mối quan hệ giữa NPV dự án và chi phí đầu tư  Nhận xét:  Kết quả phân tích cho thấy NPV của dự án nhạy cảm với chi phí  đầu tư - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Hình 2.11 Mối quan hệ giữa NPV dự án và chi phí đầu tư Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy NPV của dự án nhạy cảm với chi phí đầu tư (Trang 60)
Bảng 2.10: Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với lạm phát và lưu lượng xe - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của dự án đầu tư xây DỰNG ĐƯỜNG ô tô CAO tốc bến lức –LONG THÀNH
Bảng 2.10 Độ nhạy của NPV và IRR tài chính đối với lạm phát và lưu lượng xe (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w