TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU TRONG LĨNH VỰC NGÂN
HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhóm 5 Lớp Đ1 Khóa 24
Nhóm trưởng: Đặng Thị Thùy Dung Thành viên 1: Bạch Phương Công Thành viên 2: Lê Anh Duy
TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2015
Trang 2BÁO CÁO CỦA NHÓM TRƯỞNG
1 Sơ lược về công việc của các thành viên trong nhóm và sự phù hợp của đề tài:
Ba thành viên của nhóm đang làm việc trong ba lĩnh vực khác nhau nên nhóm nhất trí lựa chọn một đề tài mà hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết cần giải quyết và có liên quan đến ngành nghề của các thành viên là lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nhằm giúp các thành viên có cảm hứng phân tích sâu hơn thông qua quá trình làm việc, dưới góc nhìn và kinh nghiệm làm việc của mỗi cá nhân, hơn nữa việc phân tích đề tài phải giúp ích được cho công việc của mình Sau khi tìm hiểu lý thuyết, các thành viên trong nhóm yêu thích và mong muốn tìm hiểu sâu về nguyên nhân và kết quả vấn đề nợ xấu ngân hàng từ đó nhóm có thể đưa ra các giải pháp Đề tài này liên quan đến công việc của các thành viên như sau:
Đặng Thị Thùy Dung (Nhóm trưởng): Hiện đang là nhân viên kế toán Công việc chính là: Chịu trách nhiệm tham gia triển khai, duy trì hệ thống tài chính và chế độ kế toán của tổ chức, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ, ổn định, minh bạch và hiệu quả Làm việc dưới sự quản lý trực tiếp của Trưởng phòng Hành chính – Kế toán; thực hiện các công việc khác do Ban Giám đốc phân công Bạch Phương Công: Hiện là nhân viên tín dụng tại ngân hàng Công việc chính là: Giải thích và hướng dẫn cho khách hàng về các quy trình cho vay và chuẩn bị
hồ sơ vay Thu thập thông tin về bên vay, bên bảo lãnh cho quá trình thẩm định tín dụng và đưa ra các khuyến cáo thích hợp Phân tích và dự báo tình hình tài chính, khả năng trả nợ của bên vay với nhiều giả định khác nhau Hỗ trợ và hợp tác với các phòng ban Chi nhánh/Hội sở nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu và làm hài lòng khách hàng Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trưởng/Phó phòng
Lê Anh Duy: Mới ra trường đang trong quá trình xin việc
2 Tóm tắt quá trình thực hiện đề tài:
Đề tài tiểu luận triết được thực hiện qua 4 giai đoạn, cụ thể như sau:
Trang 3 Giai đoạn 1: Lựa chọn đề tài và xây dựng đề cương: (02/11/2014 –
- Ngày 15/11: Họp nhóm, hoàn chỉnh đề cương
Giai đoạn 2: Tìm hiểu lý thuyết: (16/11/2014 – 26/11/2014)
- Từ ngày 16/11/2014 – 20/11/2014: Cá nhân tự tìm hiểu phần lý thuyết theo
phân công
- Ngày 21/11/2014: Họp nhóm, tổng hợp phần lý thuyết, phân công chỉnh sửa
- Ngày 22 – 25/11/2014: Cá nhân tự chỉnh sửa phần lý thuyết
- Ngày 26/11/2014: Hoàn chỉnh phần lý thuyết
Giai đoạn 3: Phần ứng dụng: (27/11/2014 – 31/12/2014)
- Ngày 27/11/2014 – 10/12/2014: Cá nhân tự làm phần ứng dụng theo phân công
- Ngày 11/12/2014: Họp nhóm, tổng hợp phần ứng dụng, phân công chỉnh sửa
- Ngày 12 – 25/12/2014: Cá nhân tự chỉnh sửa phần ứng dụng
- Ngày 26 – 31/12/2014: Hoàn chỉnh phần ứng dụng
Giai đoạn 4: Tổng hợp toàn bài (01/01/2015 – 10/01/2015)
- Ngày 01/01/2015 – 08/01/2015: Đọc lại toàn bài, chỉnh sửa
- Ngày 10/01/2015: Hoàn chỉnh bài, in bài
3 Đánh giá hoàn thành công việc:
Họ tên Nhiệm vụ Đánh giá
Đặng Thị Thùy Dung
(Nhóm trưởng)
Lên kế hoạch làm việc nhóm, tổng hợp bài, theo dõi quá trình làm bài của các thành viên Tìm hiểu phần lý thuyết lý luận
100%
Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
có trách nhiệm trong công việc, nộp bài đúng
Trang 4triết học Mác - Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Tìm hiểu thực trạng nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để phân tích nó
hạn, giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm, góp ý tích cực
Bạch Phương Công Tìm hiểu phần lý thuyết lý luận
triết học Mác - Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Tìm hiểu thực trạng nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để phân tích nó
100%
Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
có trách nhiệm trong công việc, nộp bài đúng hạn, giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm, góp ý tích cực
Lê Anh Duy Tìm hiểu phần lý thuyết lý luận
triết học Mác - Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Tìm hiểu thực trạng nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để phân tích nó
100%
Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
có trách nhiệm trong công việc, nộp bài đúng hạn, giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm, góp ý tích cực
Trang 5- Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán Việt Nam)
- International Accounting Standard (Chuẩn mực kế toán quốc tế)
- Công ty quản lý tài sản
- Bất động sản
- Gíam đốc
- Ngân hàng thương mại
- Gía trị gia tăng
- Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU - 1
1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - 1
2 Tài liệu sử dụng để thực hiện đề tài - 2
3 Bố cục của bài tiểu luận - 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ - 3
1.1 Khái niệm về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả - 3
1.2 Tính chất của mối quan hệ nhân quả - 3
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả - 4
1.3.1 Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả - 4
1.3.2 Nguyên nhân nào kết quả ấy - 4
1.3.3 Tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân và sự chuyển hóa của nguyên nhân – kết quả - 5
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - 6
2.1 Khái niệm và bản chất nợ xấu - 6
2.2 Tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay - 7
2.3 Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả vào phân tích thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay - 8
2.3.1 Nguyên nhân sinh ra và xuất hiện trước kết quả nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay - 8
Trang 72.3.2 Nguyên nhân nào kết quả ấy - 8
2.3.3 Tác động trở lại của kết quả nợ xấu đối với nguyên nhân và sự chuyển hóa của nguyên nhân – kết quả - 10
KẾT LUẬN - 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 13
PHẦN PHỤ LỤC - i
Phụ lục 1: Số liệu nợ xấu tính đến quý 3/2014 - i
Phụ lục 2: Giải pháp xử lý nợ xấu từ góc nhìn chuyên gia - iii
Trang 8GVHD: TS BÙI VĂN MƯA NHÓM 5_ĐÊM 1_K24
1
LỜI MỞ ĐẦU
Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất, bao quát các lĩnh vực kinh tế, tự nhiên,
xã hội, và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản Trong đó, mối quan hệ nguyên nhân
và kết quả là mối quan hệ cơ bản của triết học và liên quan tới mọi mặt trong đời sống xã hội Chính vì vậy, mối quan hệ này đã được nhận thức từ sớm và đưa vào nhiều học thuyết thời cổ đại Các nhà triết học Hy Lạp như Lơsip và Đêmôcrit khẳng định: “không có sự vật nào xuất hiện nếu thiếu nguyên nhân, mọi sự vật đều xuất hiện trên cơ sở nào đó do tính tất yếu” Sở dĩ cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả được các thời đại quan tâm như vậy vì bất cứ biến cố nào cũng có nguyên nhân của nó Chỉ khi nào tìm đúng nguyên nhân thì ta mới có thể định ra những phương pháp xử lí có hiệu quả Thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Vấn đề trọng tâm hiện nay là xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại, bởi nó làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam Do vậy, nợ xấu không chỉ là vấn đề của các ngân hàng cần phải giải quyết mà cần có sự chỉ đạo chung của nhà nước Các ngân hàng cần phải nhận thức đúng về nợ xấu, đồng thời tìm và phân tích được nguyên nhân để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp Chính vì lẽ đó, để góp phần đáp
ứng đòi hỏi từ thực tiễn nêu trên nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả của phép biện chứng duy vật vào phân tích thực trạng nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam hiện nay”
1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất là: Tìm hiểu rõ phần lý thuyết lý luận triết học Mác - Lênin về cặp phạm
trù nguyên nhân và kết quả của phép biện chứng duy vật và biết cách ứng dụng nó vào thực tiễn xã hội
Thứ hai là: Trên cơ sở phân tích sâu cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả của phép
biện chứng duy vật để vận dụng vào phân tích thực trạng nợ xấu ngân hàng ở Việt
Trang 9GVHD: TS BÙI VĂN MƯA NHÓM 5_ĐÊM 1_K24
2
Nam hiện nay Từ đó nhận thức đúng về nợ xấu, đồng thời có thể tìm ra được nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh nợ xấu, kết quả của thực trạng này
2 Tài liệu sử dụng để thực hiện đề tài:
Phần lý thuyết sử dụng nhóm sử dụng tài liệu: “Triết học – tài liệu tham khảo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học” do TS Bùi Văn Mưa và nhóm tác giả biên soạn
Phần phân tích vận dụng vào thực tế nhóm sử dụng tài liệu: số liệu của NHNN, đồng thời đọc qua các bài luận văn, tạp chí về phân tích tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam
3 Bố cục của bài tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1: Lý luận triết học Mác - Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả Chương 2: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào phân tích thực trạng nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
Trang 10GVHD: TS BÙI VĂN MƯA NHÓM 5_ĐÊM 1_K24
3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
1.1 Khái niệm về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả:
Trong triết học, phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định kèm theo
Trong triết học, phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi nhất định xuất hiện
do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các
sự vật, hiện tượng
1.2 Tính chất của mối quan hệ nhân quả:
Tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không
phụ thuộc vào ý thức của con người Dù con người biết hay không biết, thì các
sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan trong bản thân sự vật Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định
Tính phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có
nguyên nhân nhất định gây ra Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực
Tính tất yếu: Cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống
nhau sẽ gây ra kết quả như nhau Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau Do vậy tính
Trang 11GVHD: TS BÙI VĂN MƯA NHÓM 5_ĐÊM 1_K24
4
tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
1.3.1 Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả
Điều này có nghĩa là không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định
và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả còn kết quả lúc nào cũng xuất hiện sau nguyên nhân Tuy nhiên không phải mọi sự nối tiếp nhau về mặt thời gian của các sự vật hiện tượng cũng là biểu hiện của mối liên hệ nhân quả Cái để phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian là ở chỗ quan hệ nhân quả bao giờ cũng là quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân phải sản sinh ra kết quả
1.3.2 Nguyên nhân nào kết quả nấy
Trong hiện thực, mối quan hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp Một kết quả thường không phải do một nguyên nhân mà do nhiều nguyên nhân gây ra; đồng thời một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả Vì sự phối hợp tác động của nhiều nguyên nhân đòi hỏi phải phân tích tính chất, vai trò của mỗi loại nguyên nhân đối với kết quả cũng như sự liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nguyên nhân và phân loại các nguyên nhân. “Tuy nhiên, trong nhận thức, con
người thường bỏ qua một số nguyên nhân không cơ bản, thứ yếu…hay bỏ qua những kết quả không quan trọng, không có ý nghĩa…với mình mà xem xét mối quan hệ nhân quả trong những trường hợp đặc biệt như: một nguyên nhân tác động gây ra một kết quả duy nhất; nhiều nguyên nhân tác động sinh ra nhiều kết quả; nhiều nguyên nhân tác động để ra một kết quả.” (Bùi Văn Mưa, 2014, trang
131-132)
Trang 12GVHD: TS BÙI VĂN MƯA NHÓM 5_ĐÊM 1_K24
5
Những nguyên nhân có tác động cùng hướng hoặc khác hướng sẽ tăng cường hoặc triệt tiêu tác dụng của nhau trong quá trình sinh ra kết quả Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật, hiện tượng thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn Ngược lại, nếu các nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau thì sẽ cản trở tác dụng của nhau hay thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau và ngăn cản sự xuất hiện của kết quả
1.3.3 Tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân và sự chuyển hóa của nguyên nhân-kết quả
Mối liên hệ nhân quả có tính chất tác động qua lại lẫn nhau trong đó không những nguyên nhân sinh ra kết quả mà kết quả còn tác động trở lại đối với nguyên nhân đã sinh ra nó, làm cho những nguyên nhân cũng biến đổi bởi vì nguyên nhân sinh ra kết quả bao giờ cũng là một quá trình Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân chính là sự ảnh hưởng thường xuyên lẫn nhau giữa nguyên nhân và kết quả, gây nên sự biến đổi giữa chúng Nguyên nhân và kết quả thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau.Trong thế giới vô tận, nguyên nhân sinh ra kết quả, đến lượt
nó kết quả chuyển hóa thành nguyên nhân mới sinh ra kết quả mới, là vô tận Chính vì thế, trong thế giới ta không thể chỉ ra được đâu là nguyên nhân đầu tiên và đâu là kết quả cuối cùng
Trang 13GVHD: TS BÙI VĂN MƯA NHÓM 5_ĐÊM 1_K24
6
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ VÀO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU TRONG LĨNH VỰC NGÂN
HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái niệm và bản chất của nợ xấu
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, đã quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc thường quá ba tháng, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm nợ thích hợp
Nợ xấu theo khoản 6 Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để XLRR tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành kèm
theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam “là
các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4)
và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5)”
Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp
Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố (định nghĩa của VAS):
o Đã quá hạn trên 90 ngày
o Khả năng trả nợ đáng lo ngại
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc,“về cơ bản một
khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ” Như vậy, nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá