1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

177 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu về vai trò, thực trạng và nguyên nhân của giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện na

Trang 1

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

GI¸ TRÞ §¹O §øC TRUYÒN THèNG D¢N TéC

VíI VIÖC X¢Y DùNG LèI SèNG MíI CHO SINH VI£N VIÖT NAM TRONG BèI C¶NH TOµN CÇU HãA HIÖN NAY

Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS,TS NGUYỄN THẾ KIỆT

2 PGS,TS HOÀNG ANH

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Nguy ễn Thị Thanh Hà

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1.1 Những công trình đề cập đến lối sống; lối sống sinh viên và đặc điểm

lối sống mới của sinh viên Việt Nam hiện nay 5 1.2 Những công trình đề cập đến giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, giá

trị đạo đức truyền thống Việt Nam Sự tác động toàn cầu hóa đến việc

phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam 9 1.3 Các công trình nghiên cứu về vai trò, thực trạng và nguyên nhân của

giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh

viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 12 1.4 Các công trình đề xuất phương hướng và giải pháp, kế thừa và phát

huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong xây dựng lối sống con

người Việt Nam, trong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam nói

chung, trong bối cảnh toàn cầu hóa nói riêng 14 1.5 Những vấn đề đặt ra để luận án tiếp tục giải quyết 15

Chương 2: LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO

ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY

DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 18 2.1 Lối sống, tầm quan trọng, nội dung của việc xây dựng lối sống mới cho

2.2 Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và vai trò của nó đối với việc xây

dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Chương 3: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC

XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - THỰC

3.1 Toàn cầu hóa và tác động của nó đến việc phát huy giá trị đạo đức

truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay 63 3.2 Thực trạng việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây

dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

3.3 Một số vấn đề đặt ra trong phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân

tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG

DÂN TỘC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO

SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU

4.1 Phương hướng phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây

dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 121 4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống

dân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 159

Trang 4

BCH : Ban chấp hành

CTQG HCM : Chính trị quốc gia Hồ Chí MinhCNXH : Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

1.1 Tính c ấp thiết của đề tài nghiên cứu

Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sửcủa mình, một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bảnthân mình Trong các truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nổi bật lên

là đạo đức truyền thống Nó là dòng chảy liên tục nảy sinh, tồn tại, phát triểntrong suốt tiến trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của cha ông

ta Đây là cơ chế tích lũy, lưu truyền chắt lọc, chuyển giao tiếp nối từ thế hệnày qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác, hình thái kinh tế - xã hội nàyqua hình thái kinh tế - xã hội khác Vì thế, việc phát huy các giá trị truyềnthống, đặc biệt là giá trị đạo đức, nhằm xây dựng lối sống mới con người ViệtNam nói chung, sinh viên nói riêng trong điều kiện hiện nay là một trongnhững yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đổi mới, hiện đại hóa đất nước Vănkiện Đại hội X của Đảng khẳng định:

Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo

vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các giá trịvăn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên; đặc biệt là lý tưởngsống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá conngười Việt Nam [30, tr.172]

Ở đây, giá trị đạo đức truyền thống là yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa củadân tộc Trong quá trình phát triển của xã hội, chúng còn là yếu tố nội sinh, cótác dụng thúc đẩy quá trình vận động và phát triển nền văn hóa, một yếu tốkhông thể thiếu trong xây dựng lối sống của mỗi con người, trong đó có thanhniên - sinh viên

Mối quan hệ giữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng lốisống là điều không ai nghi ngờ Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường,toàn cầu hóa hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống có vai trò như thế nàotrong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam, nó cản trở hay là động lực,

Trang 6

là cơ sở định hướng cho xây dựng lối sống? Và nội dung, yêu cầu phát huygiá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho sinh viên là

gì, và đòi hỏi phương hướng với những giải pháp gì để phát huy giá trị đạođức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên

Cho nên, để xây dựng lối sống hiện nay, chúng ta không ngừng nâng caonhận thức của toàn xã hội nói chung và của sinh viên nói riêng về vai trò, tầmquan trọng của giá trị đạo đức truyền thống, phát huy các giá trị đó trong việcxây dựng lối sống mới cho sinh viên Từ đây, nẩy sinh nhiều vấn đề đặt ra,làm sao định hướng đúng đạo đức cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - khi

mà các giá trị đạo đức truyền thống đang có những biến đổi, làm thế nào đểsinh viên có một tình cảm thực sự, một thái độ đúng đắn và một niềm tinvững chắc khi thực hiện các hệ chuẩn giá trị xã hội để họ xây dựng lối sốngmới của mình Và, chính các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quantrọng tạo nên đặc trưng lối sống của người Việt Nam nói chung và của sinhviên nói riêng Vấn đề xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay cũngđang đặt ra những thách thức mới, đặc biệt là vấn đề giá trị đạo đức truyềnthống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầuhóa hiện nay Hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội và trongsinh viên đã và đang diễn ra phức tạp Những biểu hiện của nó ngày càng rõnét hơn đến mức không thể không quan tâm Lối sống thực dụng, cá nhân, vị

kỷ trong thanh niên sinh viên có xu hướng gia tăng, gây nhức nhối đời sống

xã hội Tại Đại hội X, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái, xuốngcấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại,nhất là trong giới trẻ” [30, tr.106]

Vì thế, có thể thấy tầm quan trọng hàng đầu của sự nghiệp “trồngngười” trong sinh viên hiện nay Việc phát huy các giá trị đạo đức truyềnthống vô cùng quan trọng và là cơ sở để sinh viên xây dựng lối sống mới, gắnliền với việc xây dựng người sinh viên toàn diện, hiện đại Cho nên, việcnghiên cứu vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xâydựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay là việc làm cần thiết và

Trang 7

cấp bách Xuất phát từ căn cứ trên, chúng tôi chọn đề tài “Giá trị đạo đức truy ền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong b ối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” làm luận án tiến sĩ Triết học.

1.2 M ục tiêu nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bốicảnh toàn cầu hóa hiện nay và những vấn đề đặt ra

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huygiá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới chosinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề xây dựng lối sống mới cho sinh

viên hiện nay là vấn đề lớn và bao gồm nhiều phương diện khác nhau Trongkhuôn khổ đề tài này, luận án chỉ tập trung vào giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc và phát huy vai trò của nó trong việc xây dựng lối sống mới cho sinhviên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi là sinh

viên đang học trong các trường đại học Số liệu khảo sát chủ yếu là ở Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh Đề tài chỉ khảo sát thời gian từ 1986 cho đến nay

Trang 8

2 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án chủ yếu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam vềđạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, lối sống thanh niên, sinh viên, ngoài raluận án còn dựa vào những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứutrong và ngoài nước liên quan tới nội dung được đề cập trong luận án

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp: lịch sử và lôgíc, phântích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp điều tra xã hội học nhằmthực hiện mục tiêu mà luận án đã đặt ra

3 Đóng góp mới của luận án

- Luận án góp phần làm rõ khái niệm lối sống, lối sống của sinh viên,xây dựng lối sống sinh viên

- Luận án góp phần xác định rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đứctruyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trongbối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

- Luận án làm rõ thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trongviệc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huytốt các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới chosinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và đưa ra một số giải pháp

cụ thể nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lốisống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể,

cá nhân trực tiếp làm công tác giáo dục sinh viên và hoạt động phong trào củasinh viên

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiêncứu, giảng dạy trong các trường và học viện

5 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung luận án gồm 4 chương 12 tiết

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Mối quan hệ giữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng lốisống là điều không ai nghi ngờ Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường,toàn cầu hóa hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống có vai trò như thế nàotrong xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam, nó cản trở hay là động lực,

là cơ sở định hướng cho xây dựng lối sống? Và nội dung, yêu cầu phát huygiá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho sinh viên là

gì, và đòi hỏi phương hướng với những giải pháp gì để phát huy giá trị đạođức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Xung quanh vấn

đề này có nhiều công trình, nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập theonhững lát cắt khác nhau, phương pháp tiếp cận khác nhau, quan điểm khácnhau, tựu chung lại có thể khái quát một số khuynh hướng nghiên cứu sau

1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN LỐI SỐNG; LỐI SỐNG SINH

VIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM LỐI SỐNG MỚI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ trước đã xuất hiện những công

trình trình bày những vấn đề có tính lý luận về lối sống như “Bàn về lối sống

và nếp sống xã hội chủ nghĩa” của tập thể tác giả, Trần Độ (chủ biên) [39].

Đây là một công trình nghiên cứu lý luận, trình bày khá hệ thống các kháiniệm và các mặt cần nghiên cứu lối sống ở Việt Nam theo mô hình Chủ nghĩa

xã hội Tác giả Tương Lai đã đề cập tới mối quan hệ giữa đạo đức và lối sống

của con người trong công trình “Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới” [73], tác giả đã nhấn mạnh: “đạo đức mới của chúng ta phải được biểu

hiện ra trong lối sống của những người lao động” Những công trình này cáctác giả đề cập đến vấn đề cơ sở lý luận nghiên cứu lối sống theo những quanđiểm khác nhau và mới trên bình diện lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứulối sống, xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa và đấu tranh chống lối sống

tư bản chủ nghĩa

Những năm 90 của thế kỷ XX, trong thời kỳ đổi mới, những thay đổi sâusắc về kinh tế, xã hội diễn ra trên đất nước đã có nhiều công trình nghiên cứu

Trang 10

lối sống về thế hệ trẻ với nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó bước đầu mô tảđược bức tranh sinh động về thực trạng lối sống của thanh niên, sinh viên và

đề ra những giải pháp giáo dục lối sống mới cho họ Chẳng hạn tác giả ĐỗLong đã đề cập vấn đề mối quan hệ giữa lối sống và việc hình thành nhân

cách cho thanh niên với công trình: “Lối sống và nhân cách của thanh niên” [85] Tác giả Trần Thị Minh Đức với công trình “Ảnh hưởng của môi trường

ký túc xá sinh viên với lối sống sinh viên nội trú” [41] đã phân tích thực trạng

lối sống của sinh viên cả mặt tích cực và tiêu cực trong môi trường ký túc xá,

từ đó nêu lên những kiến nghị cải tạo điều kiện sống ở ký túc xá cho họ và

việc giáo dục lối sống cho sinh viên nội trú “Bồi dưỡng đạo đức sinh viên trong kinh tế thị trường” của Huỳnh Khái Vinh [143].

Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (Bộ Giáo dục & Đào tạo) có nghiên

cứu đề tài “Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục” [128] Công trình này đã xác định khái niệm lối sống

sinh viên và nêu ra một hệ thống những đặc điểm chủ yếu của lối sống sinhviên được biểu hiện qua định hướng giá trị, trong các hoạt động cụ thể, tronghành vi giao tiếp ứng xử và trong sinh hoạt cá nhân Điều đáng chú ý nhất củacông trình này là tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát, thống kê số liệu đểphân tích các biểu hiện tích cực và tiêu cực trong lối sống của sinh viên Để từ

đó, tác giả đưa ra phương hướng và những giải pháp nhằm giáo dục lối sốngcho họ Có thể thấy tác giả đã tránh chỉ trình bày lý luận về lối sống sinh viên

mà đã tiếp cận lối sống sinh viên bằng những phương pháp nghiên cứu cụ thể,

mô tả các biểu hiện cụ thể của lối sống sinh viên trong cuộc sống hiện thựccủa họ Đây là một bước tiến mới trong nghiên cứu lối sống sinh viên

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn và các cộng sự đã nêu lên những biểu hiện

về lối sống và đạo đức của sinh viên sư phạm khá cụ thể và sinh động, qua đó

đề xuất những phương hướng, biện pháp nhằm giáo dục lối sống đạo đức lành

mạnh cho sinh viên qua đề tài: “Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Đại học sư phạm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

[137] Cũng như tác giả Mạc Văn Trang, tác giả Nguyễn Quang Uẩn đã tiếp

Trang 11

cận lối sống sinh viên bằng điều tra, phân tích các số liệu thực tế, chỉ ra cácbiểu hiện tích cực và tiêu cực trong lối sống của sinh viên sư phạm trên một

số mặt tiêu biểu của đời sống sinh viên như: biểu hiện của lối sống sinh viêntrong học tập, trong các mối quan hệ; trong sinh hoạt tập thể và sinh hoạt cánhân; biểu hiện lối sống sinh viên trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi

Thanh Lê (chủ biên) “Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa”

[79], công trình đã đi sâu nghiên cứu khái niệm “lối sống” với nghĩa là mộthình thái kinh tế - xã hội, hình dung nó như một “chính thể sinh động cụ thể”với những “chi tiết của các quan hệ xã hội khác nhau: sản xuất, sinh hoạt, vănhóa, gia đình v.v nói lên đặc trưng của một xã hội nhất định Trong bối cảnhtoàn cầu hóa, vấn đề lối sống đang là “điểm nóng”, phải chứng minh đượcnhững ưu thế nổi bật của “lối sống xã hội chủ nghĩa” Điều này hoàn toàn phùhợp với hoàn cảnh Việt Nam trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Nguyễn Viết Chức (chủ biên) công trình “Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [21], gồm các bài tham luận của nhiều

nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, ở những góc độ khác nhau đã đề cậpđến tầm quan trọng và cần thiết của việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống

và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội

Công trình “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” do

Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) [144] đã cho thấy rõ: lối sống, đạo đức và chuẩngiá trị xã hội là những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con người vàmỗi nền văn hóa, gắn liền với các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng và mọi mặtđời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội Trong đó, đạo đức về cơ bản đóngvai trò là lẽ sống; còn lối sống mà hạt nhân là các khuôn mẫu ứng xử và thể chế

xã hội mang biểu trưng văn hóa điển hình và đóng vai trò định hình, định tínhvăn hóa và con người Dưới sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội

và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạncông nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ thực trạng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị

xã hội mới, tác giả đưa ra phương hướng, quan điểm và giải pháp xây dựng lối

Trang 12

sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới Tác giả Hà Nhật Thăng có bàn về đạo

đức lối sống của thanh niên sinh viên trong bài “Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh niên, sinh viên” [118]; Nguyễn Văn Huyên có bàn

về “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa” [61].

Từ bình diện xem xét bản sắc văn hóa dân tộc, PGS,TS Lê Như Hoa đã

đề cập đến vấn đề nếp sống, lối sống, lối sống đô thị trong giai đoạn hiện nay

Những vấn đề này tác giả đề cập trong quyển “Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại” [55] Tác giả Nguyễn Thị Hằng nghiên cứu “Tìm hiểu lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh qua việc sử dụng thời gian rỗi” [51].

Công trình gần đây nghiên cứu “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tập thể tác

giả và tác giả Nguyễn Ngọc Hà [46] Đề tài đã trình bày một cách có hệ thốngnhững quan điểm khác nhau về cách định nghĩa khái niệm “tư duy” và “lốisống”, đã cho thấy tư duy và lối sống có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt độngcủa con người và qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội Phântích sâu sắc một số đặc điểm cơ bản của tư duy và lối sống truyền thống củangười Việt Nam, sự bất cập của các đặc điểm ấy so với yêu cầu đổi mới và hộinhập quốc tế Không chỉ có ý nghĩa góp phần nâng cao nhận thức của con ngườiViệt Nam về con người Việt Nam, mà còn cung cấp căn cứ lý luận và thực tiễncho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trong bài viết của GS, TS Trần Văn Bính với “Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” [15] đã khẳng định: Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là những xu thế

khách quan, tất yếu đối với mọi quốc gia, dân tộc, tác động tích cực tới sựphát triển của xã hội, không chỉ trên lĩnh vực sản xuất vật chất, mà cả lĩnh vựcsản xuất tinh thần Chúng ta chậm nhận thức ra mặt trái của kinh tế thịtrường và toàn cầu hóa về phương diện sản xuất tinh thần, đặc biệt về đạođức, lối sống, do đó chưa có những đối sách cần thiết và hữu hiệu Vì những

lý do đó mà tác giả đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng văn hóa đạo đức

và lối sống có văn hóa ở nước ta hiện nay

Trang 13

1.2 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN GIÁ TRỊ, GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG, GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM SỰ TÁC

ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA ĐẾN VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN

THỐNG VIỆT NAM

Nhiều nhà khoa học nước ta đã đi sâu nghiên cứu nhằm xác định cácgiá trị tinh thần truyền thống dân tộc làm cơ sở cho việc xây dựng đời sốngvăn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa

Một số công trình tiêu biểu như “Tìm hiểu tính cách dân tộc” của GS Nguyễn Hồng Phong [102]; “Đạo đức mới” do GS Vũ Khiêu chủ biên, [67]; “Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới” của Tương Lai [73]; “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của GS Trần Văn Giàu [43].

Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu riêng về đạo

đức như: “Nguyên lý đạo đức cộng sản” của A.Sixkin [112], trong đó tác giả

khẳng định lại quan điểm mácxít về nguồn gốc của đạo đức, rằng đạo đức làmột hình thái ý thức xã hội và nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tậptục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong quan hệ với

nhau hàng ngày; “Đạo đức học”, tập 1 và 2 của tác giả G.Bandzeladze [8] đã

phân tích và luận giải về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượngđạo đức xã hội cũng như mối quan hệ giữa đạo đức với “tính người” của conngười Căn cứ vào sự phân tích quan hệ giữa đạo đức và chính trị, pháp lý vànghệ thuật tác giả khẳng định: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người,chỉ con người mới có đạo đức, do đó nó không thể không phản ánh những đặctrưng của bản tính con người bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giáccủa con người đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội

Về giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêngcũng có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu Nhìnchung, các nhà khoa học đều khẳng định tính bền vững, trường tồn của cácgiá trị truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức cũng như vai trò, sự cần thiếtphải bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và phát huy chúng trong quá trình xây dựng xã hội

mới Công trình “Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam” (tập thể tác giả gồm 2

Trang 14

tập) [44] và “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của GS.

Trần Văn Giàu [45] đã phân tích một cách sâu sắc về các giá trị tinh thầntruyền thống của người Việt Nam Đặc biệt, ở góc độ sử học và đạo đức học,

GS Trần Văn Giàu đã phân tích sự vận động của những giá trị tinh thầntruyền thống qua những sự kiện phong phú của lịch sử Việt Nam Nguyễn

Ngọc Long: “Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy” [84].

“Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” do Thái Duy Tuyên chủ biên [132]; “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên [136].

Nhiều bài viết của tập thể các nhà khoa học Trung Quốc được tập hợp trong

thông tin chuyên đề “Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường” do Viện thông tin khoa học xã hội thuộc Trung tâm Khoa học xã hội

và Nhân văn quốc gia xuất bản năm 1996 cho thấy sự quan tâm của họ về vấn

đề này [113]

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước làm nảy sinh nhiều vấn đề trong

xã hội mới, vấn đề đạo đức vì thế cũng phải được nghiên cứu trong điều kiệnkinh tế thị trường với những tác động đa chiều, đan xen của nó Đáp ứng yêucầu này, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, đềcập tới sự tác động của nền KTTT với đạo đức, giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc, mối quan hệ giữa đạo đức với kinh tế trong điều kiện KTTT Như

công trình “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay” do

PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) cùng với nhiều tác giả như: PGS.TSNguyễn Thế Kiệt, PGS.TS Nguyễn Tĩnh Gia, GS Trần Phúc Thăng, PGS.TSTrần Hậu Kiêm, PGS.TS Trần Thành, PGS.TS Trần Văn Phòng [97] Trong

đó, các tác giả đã gợi mở một số vấn đề đạo đức mới, luận giải sự biến đổicủa thang giá trị đạo đức trong cơ chế thị trường, từ đó, đề xuất phươnghướng, giải pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới, xây dựng đạo đức mớicho cán bộ quản lý trong nền KTTT định hướng XHCN

Trang 15

GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS,TS Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ

biên) công trình: “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” [18], gồm các bài viết đề cập đến giá trị truyền thống Việt Nam và những

vấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ViệtNam trong xu thế toàn cầu hóa Trong đó, các tác giả nêu lên thực trạng các giátrị truyền thống nói chung và giá trị truyền thống Việt Nam nói riêng trước xuthế toàn cầu hóa hiện nay, và những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trịtruyền thống Việt Nam trước thách thức toàn cầu hóa Cùng với những vấn đề

này còn có những công trình như “Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa” của GS,TS Đỗ Huy [58] Và bài viết “Hội nhập quốc tế:

Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay” của GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn [20] Các công trình của GS Trần Đình Hượu với “Đến hiện đại từ truyền thống” do chương trình khoa học - công

nghệ cấp nhà nước KX - 07 xuất bản [64]

Bàn về đạo đức, giá trị đạo đức còn có những bài viết như “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường” của Trần Nguyên Việt [142]; “Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” của Lê Sĩ Thắng [119]; “Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường” của Nguyễn Đình Hòa [56]; “Từ “cái thiện” truyền thống đến “cái thiện” trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của GS Nguyễn Hùng Hậu [53]; “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay” của PGS.TS Trần Văn Phòng [103] “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của TS.

Lê Trọng Ân [4]; “Vấn đề giá trị đạo đức trong đạo đức học của Cantơ” của Vũ Thị Thu Lan [75]; “Phát huy truyền thống yêu nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn Thị Nga [98]; tác giả Mai Thị Quý với bài viết “Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam”

[107] đã cho rằng: dân tộc Việt Nam đã xây dựng cho mình một hệ thống các giátrị truyền thống, trong đó có đức tính cần cù và tiết kiệm Trong điều kiện hiện

Trang 16

nay, toàn cầu hóa đã và đang tác động mạnh mẽ đến các giá trị đó theo nhữngchiều hướng khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực chúng ta cần tiếp tục phát huyđức tính cần cù và tiết kiệm, gắn cần cù với tiết kiệm Đó vừa là cách để chúng

ta khẳng định và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa là phương thức tăngcường nội lực nhằm tạo đà cho sự phát triển ổn định và bền vững đất nước.PGS,TS Nguyễn Thế Kiệt đã đề cập đến một số giá trị đạo đức truyền

thống qua bài viết: “Một số giá trị đạo đức Việt Nam: Từ truyền thống đến Hồ Chí Minh” [71] Với công trình “Mấy vấn đề về đạo đức học mácxít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [72],

trong đó tác giả đã làm rõ sự biến đổi thang giá trị đạo đức dưới tác động củakinh tế thị trường ở Việt Nam, vì thế cần phải có những giải pháp mang tínhđịnh hướng nhằm xây dựng đạo đức mới gắn liền với việc đấu tranh chống lại

sự thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống hiện nay

1.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều công trình có giá

trị lý luận và thực tiễn cao Nguyễn Khắc Vinh với bài viết “Xây dựng đạo đức lối sống và chuẩn giá trị xã hội để phát triển toàn diện con người” [145]; Đó

là luận án tiến sỹ triết học của Trần Sỹ Phán với đề tài: “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [100];“Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay” của Đoàn Văn Khiêm [66].

Đề tài khoa học cấp bộ của ThS Lê Thị Loan, có bàn đến vai trò của

giáo dục đạo đức cho sinh viên: “Vai trò của giáo dục đạo đức cho sinh viên đối với việc phát huy nguồn lực con người trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam hiện nay” [83] Trong luận án của tác giả Lê Thị Thủy đã nghiên cứu làm rõ vai trò của đạo đức: “Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay” [124].

Trang 17

Khi bàn về thực trạng lối sống sinh viên đại học Thái Nguyên và vấn đềxây dựng lối sống cho thanh niên được thể hiện ở bài viết của Phạm Khắc

Hùng, Phạm Hồng Quang, “Thực trạng lối sống sinh viên Đại học Thái Nguyên” [63] Trong luận án tiến sĩ triết học của Lê Thị Hoài Thanh nghiên cứu về: “Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” [115] Tác giả Võ Minh Tuấn (2004), phân tích những biểu hiện về mặt đạo đức sinh viên dưới tác động toàn cầu hóa qua bài “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay” [131].

Khi bàn về vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên sinh viên, tác giả Đỗ

Thị Lan có nghiên cứu “Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Yên Bái” [74]; Đặng Quang Thành trong Luận án tiến sĩ Triết học nghiên cứu: “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [116] Lê Cao Thắng: “Xây dựng nếp sống văn hóa của sinh viên trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” [119].

Tác giả Võ Văn Thắng với bài viết “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc)" [121] Trong giai đoạn toàn

cầu hoá, tác giả Nguyễn Thị Huyền có nói về nguy cơ suy thoái đạo đức, lối

sống con người Việt Nam qua bài viết “Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay” [62].

Ngoài ra, còn một số bài viết đăng tải trên các tạp chí và báo trung ương

đề cập đến giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa, đạođức của con người Việt Nam hiện nay ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau

Có thể kể đến: “Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” của TS Nguyễn Ngọc Vân [138]; “Truyền thống và hiện đại: vài suy nghĩ và đề xuất” của GS Phan Huy Lê [78]; “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” của GS.PTS Nguyễn Trọng Chuẩn [17]; “Giá trị truyền thống- nhân lõi

và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” của PGS,PTS

Nguyễn Văn Huyên [60]

Trang 18

1.4 CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM, TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM NÓI CHUNG, TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA NÓI RIÊNG

Lưu Thu Thủy, với bài trong kỷ yếu Hội thảo quốc gia bàn về “Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho học sinh, sinh viên Việt Nam” [125] Trên cơ sở thực trạng đạo đức, tư tưởng, lối

sống của thanh niên, sinh viên đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm giáodục, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc cho

sinh viên “Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến

sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý [86]; “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục” của Nguyễn Đình Tường [133].

Tháng 8 năm 2004, Viện Khoa học xã hội Việt Nam công bố kết quả

nghiên cứu đề tài: “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp”

do GS.VS Nguyễn Duy Quí làm chủ nhiệm với sự tham gia của các nhà khoahọc có uy tín lớn như: GS Nguyễn Đức Bình, GS Vũ Khiêu, GS NguyễnTrọng Chuẩn, GS Hoàng Chí Bảo, PGS Nguyễn Văn Phúc [109] Trên cơ sởphân tích, mổ xẻ hiện thực cuộc sống trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, công trình nghiên cứu này đã phác họa một cáchtrung thực và khá toàn diện toàn cảnh bộ mặt đạo đức xã hội Việt Nam hiệnnay trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực với những số liệu điều tra xãhội học phong phú, thuyết phục, làm hiện rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảngviên, công chức, thanh niên, đạo đức trong lao động, giao tiếp và đạo đức tronggia đình Từ đó các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân suy thoái đạo đức trong

xã hội và đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng đạo đức xã hội

Ở góc độ tâm lý, tập thể tác giả thuộc Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dụcViệt Nam, Viện nghiên cứu con người và Viện Khoa học xã hội Việt Nam

trong quyển “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 19

-Những điều cần khắc phục” GS,VS Phạm Minh Hạc chủ biên [48] Trong đó

đã đề cập đến những mặt mạnh, mặt yếu, khẳng định những cái hay cần được

kế thừa, phát huy, những điều dở cần được khắc phục trong lao động, học tập

và lối sống của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước; đồng thời đề xuất một số kiến nghị về chiến lược và chính sáchnhằm phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Ở góc độ đạo đức, tập thể tác giả là nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà lýluận nước ta đã tiếp cận khái niệm lối sống như là một phạm trù đạo đức học

trong quyển “Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên hiện nay - Thực trạng và giải pháp” [114] Các tác giả phân tích thực trạng vấn đề

đạo đức, lối sống và đề ra các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống của cán bộ,đảng viên hiện nay Trong luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Võ Văn Thắng

nghiên cứu về vấn đề “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” [120].

PGS,TS Nguyễn Văn Phúc trên cơ sở phân tích sự biến động của đạođức trong điều kiện kinh tế thị trường, tác giả đã luận chứng một số giải phápcăn bản để tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng nền đạo đức

mới ở nước ta qua bài viết: “Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay” [104].

Tác giả Bùi Thanh Thủy đã cho thấy rõ, trong bối cảnh toàn cầu hóa cần

có sự kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống qua bài “Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa” [123].

Võ Văn Thắng có đưa ra một số giải pháp trong xây dựng lối sống hiện nay,thông qua việc nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa

truyền thống với bài viết “Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống hiện nay”, [122].

1.5 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT

Một là, các công trình bàn về đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, lối

sống sinh viên được thể hiện chủ yếu dưới dạng bài báo khoa học hay đề tàikhoa học nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống dưới

Trang 20

góc độ triết học về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lốisống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Những công trình nghiên cứu trong giai đoạn vừa qua cũng chỉ chủ yếu

mô tả được một bức tranh chung về lối sống, lối sống sinh viên với các mặtbiểu hiện còn dàn đều, chưa làm nổi bật và đi sâu vào yếu tố nào là cơ bản,quyết định nhất, đặc trưng cho lối sống sinh viên và chưa xem xét mối liênkết, tác động qua lại giữa các yếu tố đó và các yếu tố liên quan

Vấn đề đặt ra cho luận án là tiếp tục kế thừa, bổ sung, làm sâu sắc hơnkhái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho sinh viên; xácđịnh rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựnglối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Hai là, trong các công trình đã công bố, các tác giả đã cố gắng phân tích,

làm rõ thực trạng lối sống sinh viên nhưng không nhiều và còn mờ nhạt Ởđây, các tác giả chủ yếu bàn về thực trạng lối sống con người Việt Nam.Nhưng chưa có công trình nào luận chứng một cách toàn diện, hệ thống vớiđối tượng cụ thể dưới góc độ triết học về thực trạng phát huy giá trị đạo đứctruyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bốicảnh toàn cầu hóa hiện nay

Ba là, các công trình của các nhà khoa học đã công bố cũng đã đưa ra hệ

thống giải pháp nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạođức cho sinh viên hay trong xây dựng lối sống hiện nay Hệ thống những giảipháp đưa ra sâu sắc và toàn diện, mang tính khả thi, tập trung kế thừa và pháthuy các giá trị đạo đức truyền thống hiện nay Tuy nhiên, chưa có công trình nàotập trung luận chứng toàn diện, mang tính khả thi và tập trung vào đối tượngmang tính cụ thể đó là đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếunhằm phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lốisống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Những công trình trên đã đề cập các vấn đề có liên quan đến đề tài luận

án ở những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, phương pháp khácnhau, nội dung khác nhau về lối sống; xây dựng lối sống; xây dựng lối sống

Trang 21

con người; giá trị truyền thống; phát huy giá trị đạo đức truyền thống; toàncầu hóa; tác động của toàn cầu hóa đến lối sống Tuy nhiên, chưa có côngtrình nào nghiên cứu một cách hệ thống dưới góc độ triết học vấn đề giá trịđạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Namtrong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Xuất phát từ những nội dung trên, luận

án đi sâu nghiên cứu dưới góc độ triết học vấn đề: Giá trị đạo đức truyền

th ống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong

b ối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Trang 22

Chương 2 LỐI SỐNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG

MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

2.1 LỐI SỐNG, TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1 Khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay

2.1.1.1 Khái ni ệm lối sống

“Lối sống” từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành

khoa học như tâm lí học, giáo dục học, đạo đức học, triết học, văn hóa học

Từ lối sống trong tiếng Pháp là mode de vie, trong tiếng Anh là mode of life hoặc way of life, còn trong tiếng Đức là Lebensweise Mặc dù có nhiều tác

giả, nhiều tài liệu đề cập đến khái niệm lối sống, nhưng cho đến nay vẫn chưa

có một định nghĩa thống nhất về vấn đề này

Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác - Ăngghen viết:

Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khíacạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân Màhơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá

nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ [88, tr.30].

Như vậy, Mác đã cho thấy, sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại của

cá nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt động cơ bản của conngười, là phương thức sinh sống của con người, là mặt cơ bản của lối sống.Theo Mác, lối sống chính là phương thức, là dạng hoạt động của con người,lối sống chịu sự quy định của phương thức sản xuất và toàn bộ những điềukiện sinh sống của con người Từ đó Mác cho rằng, ở những hình thái kinh tế

- xã hội khác nhau sẽ có lối sống tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội

đó Đặc biệt, trong những xã hội có giai cấp, lối sống cũng mang tính giai cấp

Trang 23

Tiếp cận lối sống trên phương diện phương thức hoạt động và tổng thểnhững quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của những cá nhân trong mộthình thái kinh tế - xã hội, Rútkêvích cho rằng “Lối sống là một tổng thể, một

hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giaicấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình tháikinh tế - xã hội nhất định” [146, tr.45] Còn G.Glezerman cho rằng: “lối sống

là tổng hòa những nét cơ bản, nói lên những đặc điểm của các hoạt động sốngcủa xã hội, dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong một hình tháikinh tế - xã hội nhất định” [Dẫn theo 143, tr.18]

Tiến sĩ V.I.Tônxtưkhơ dựa vào phạm trù hình thái kinh tế - xã hội để điđến định nghĩa lối sống là “những hình thức cố định, điển hình của hoạt độngsống cá nhân và tập đoàn của con người; những hình thức ấy nói lên các đặcđiểm về sự giao tiếp, hành vi và nếp nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động,hoạt động xã hội - chính trị, sinh hoạt và giải trí” [Dẫn theo 143, tr.18]

Cùng với quan điểm xem lối sống là một phương thức hoạt động, I.V.Bextugiep cho rằng: “Lối sống được kiến giải như là một phương thức hoạtđộng sống của con người, thì điều hợp lý là lấy các lĩnh vực hoạt động sốngquan trọng nhất làm nền tảng cho cơ cấu của lối sống, các lĩnh vực đó ta đềubiết là: lao động, sinh hoạt, hoạt động chính trị - xã hội và văn hóa - xã hội”[Dẫn theo 55, tr.19]

Trong tiếng Việt, lối sống là một danh từ ghép gồm lối và sống Lối là

lề lối, thể thức, kiểu cách, phương thức Sống là sinh hoạt, là quá trình hoạtđộng sinh vật và xã hội của con người Trong từ điển tiếng Việt và Hán - Việtcũng chỉ đề cập khái niệm “lối sống giản dị” làm ví dụ minh họa cho từ “lối”

và dẫn “nếp sống” khi đề cập đến khái niệm “sống” Có tác giả cho rằng, từlối sống và nếp sống là kết quả của việc tạo từ trong ngôn ngữ tiếng Việt và làcách dùng thuật ngữ khác để dịch một thuật ngữ nước ngoài

Khái niệm “lối sống” bắt đầu được đề cập trong Văn kiện Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và tiếp tục được đề cập đến ở các kỳ đạihội tiếp theo Đại hội XI khẳng định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư

Trang 24

tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vàtình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hộichưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp…làm giảmlòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước” [33, tr.173] Sự suy thoái vềđạo đức không chỉ diễn ra ở một bộ phận cán bộ, đảng viên mà còn diễn ra ởnhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là trong giới trẻ.

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề lối sống, các đề tài nghiên cứucấp nhà nước cũng bắt đầu tập trung nghiên cứu Quan điểm của các nhà khoahọc thuộc đề tài cấp Nhà nước KX.06-13 được nêu khái quát trong Báo cáo tổngkết chương trình KX-06 (1991 - 1995) như sau: “Lối sống, trong một chừng mựcnhất định, là cách ứng xử của những người cụ thể trước những điều kiện, hoàncảnh cụ thể của môi trường sống Môi trường là cái khách quan quy định, là điềukiện khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con người, củacác nhóm xã hội và cộng đồng dân cư” [130] Định nghĩa này tiếp cận lối sốngnhư một phương thức hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường nhấtđịnh và nó chịu sự quy định của môi trường sống

Trên cơ sở tiếp cận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lối sống,

GS Vũ Khiêu trong tác phẩm “Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người” đãđịnh nghĩa:

Lối sống là phạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dântộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiệncủa một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnhvực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữangười với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa [68, tr.514]

Từ định nghĩa này đã khái quát được những nét đặc trưng cơ bản củalối sống, từ phương diện vật chất của lối sống: phương thức sản xuất vật chất

và hình thái kinh tế - xã hội đến phương diện sinh hoạt tinh thần của lối sống.Lối sống được hiểu chính là phương thức, là dạng hoạt động của con người,

nó chịu sự quyết định của phương thức sản xuất Do đó, ở những hình tháikinh tế - xã hội khác nhau, sẽ có lối sống khác nhau

Trang 25

Xét lối sống gắn liền với hoạt động sống của con người và gắn với mộthình thái kinh tế - xã hội, thì GS Thanh Lê đã định nghĩa: “Lối sống là một hệthống những nét căn bản nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, cáctập đoàn xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế -

xã hội nhất định” [79, tr.24] Ở góc độ xem xét tổng hòa các mặt cơ bản, khắchọa những đặc điểm cá nhân, tập thể, giai cấp và cộng đồng, GS.TS NguyễnVăn Huyên khẳng định:

Lối sống là tổng hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong tháisống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vựchoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ hành vi, cách tưduy, lối ứng xử giữa con người với con người, giữa chủ thể với đốitượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống [61, tr.29]

TS Nguyễn Viết Chức cho rằng: “Lối sống là tổng hòa những dạnghoạt động sống điển hình và tương đối ổn định của con người được vận hànhtheo một bảng giá trị xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện củamột hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [21, tr.66]

Như vậy, trên cơ sở những quan điểm mà các tác giả đưa ra khi địnhnghĩa về lối sống, chúng ta có thể nhận thấy có những điểm tương đồng khicho rằng: lối sống là sự khái quát hay tổng hòa toàn bộ hoạt động sống củacon người trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định

và biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống từ lao động, trong sinh hoạt vậtchất đến tinh thần, trong quan hệ giữa người với người

Từ đó chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của lối sống:

- Lối sống là tổng hòa những hoạt động sống của con người trong sựthống nhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định

- Lối sống chịu sự quy định của phương thức sản xuất và điều kiệnsống của xã hội Tuy nhiên, sự quy định này phải thông qua hoạt động củacon người (chủ thể), bởi con người vừa là sản phẩm nhưng đồng thời cũng làchủ thể của hoàn cảnh

Trang 26

- Lối sống là sự tổng hòa các mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, cánhân và xã hội, dân tộc và quốc tế Do đó, các đặc điểm của lối sống được thểhiện qua tất cả các hình thức hoạt động sống của con người.

- Lối sống nói chung đều mang tính văn hóa bởi nhận thức, tình cảm,hành động của con người là đặc thù của xã hội loài người nên những hànhđộng xã hội, các quan hệ xã hội cho đến khuôn mẫu ứng xử trong lối sốngđều mang ý nghĩa văn hóa, đạo đức, luôn hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp

Như vậy, lối sống được kiến giải như là một phương thức hoạt độngsống của con người thì điều hợp lý là lấy các lĩnh vực hoạt động sống quantrọng nhất làm nền tảng cho cơ sở của lối sống, các lĩnh vực đó ta đều biết là:lao động, sinh hoạt, hoạt động chính trị - xã hội và văn hóa - xã hội

Vậy lối sống là phương thức sống của con người trong một chế độ xã hội nhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như lao động, sản xuất, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động giao tiếp hàng ngày.

Từ định nghĩa trên, có thể rút ra mấy vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, lối sống bao gồm tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con

người trong một xã hội nhất định, lối sống được biểu hiện qua quan hệ giữacon người với tự nhiên, con người với con người trong lao động sản xuất,trong lĩnh vực chính trị, trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa, trong ứng xử giaotiếp hàng ngày Tuy nhiên “Lối sống không phải là hoạt động mà là lối hoạtđộng; không phải là sự giải trí mà là lối giải trí; không phải là giao tiếp mà là lốigiao tiếp” Lối sống là phương thức sống của con người trong một chế độ xã hộinhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như lao động sản xuất,hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động hàng ngày

Thứ hai, phương thức sản xuất và các điều kiện sống của con người suy

cho cùng quyết định lối sống của họ Lối sống của con người trong mỗi quốc gia,dân tộc được hình thành trên cơ sở của điều kiện tự nhiên: bao gồm vị trí địa lý,đất đai, khí hậu, hệ động thực vật; của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, vănhóa, tư tưởng, truyền thống Trong các yếu tố nêu trên thì điều kiện xã hội có ý

Trang 27

nghĩa quyết định Trong đó, phương thức sản xuất lại đóng vai trò quyết định đốivới chính trị xã hội và văn hóa tư tưởng của mỗi quốc gia, dân tộc Bởi vì lốisống là một thể thống nhất biện chứng giữa tự nhiên - cá nhân và xã hội, lối sốngcủa con người được hình thành trong quá trình con người tham gia vào các hoạtđộng, trước tiên là lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội và các hoạt độngkhác v.v đồng thời chịu sự chi phối của các hoạt động đó.

Theo C.Mác - Ph.Ăngghen “Không nên nghiên cứu phương thức sảnxuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác củacác cá nhân Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của

những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ” [88, tr.30] Chủ nghĩa Mác - Lênin

khẳng định mỗi phương thức sản xuất tạo nên một cách sinh hoạt, cách sốngtương ứng Vì vậy, mỗi giai đoạn lịch sử của từng dân tộc, từng địa bàn dân

cư, từng cá nhân có lối sống riêng, nghĩa là không có lối sống cho mọi thời đại,đặc biệt trong xã hội có giai cấp, bởi vậy trong cùng một phương thức sản xuấtcũng tồn tại nhiều lối sống khác nhau thậm chí đối lập nhau Tuy nhiên, sự phụthuộc lối sống đối với phương thức sản xuất mang tính tương đối Lối sốngngoài việc chịu sự quy định của kinh tế còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa

Thứ ba, lối sống nói chung mang giá trị văn hóa, là giá trị chung của

lịch sử nhân loại, hướng tới chân - thiện - mỹ vừa mang tính phổ quát, vừamang tính đặc thù Phạm vi và nội dung của lối sống bao gồm: các khuôn mẫuứng xử, các thiết chế xã hội vận hành theo một bảng giá trị trong toàn bộ cáchoạt động sống của dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trongnhững điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, và biểu hiệntrong các lĩnh vực đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữacon người với con người trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa

Một số khái niệm liên quan đến khái niệm lối sống:

Một là, lẽ sống là mặt ý thức của lối sống Nó đề cập tới mục đích, ý

nghĩa, lý tưởng của cuộc sống, là ý chí, khát vọng của con người Lẽ sốngphản ánh mục đích của lối sống, định hướng của cuộc sống

Trang 28

Lẽ sống gắn liền với hệ tư tưởng, là thế giới quan, nhân sinh quan củacon người Lẽ sống có vai trò như “kim chỉ nam” cho cá nhân điều chỉnh hành

vi của mình, vì hạnh phúc cá nhân, vì cộng đồng xã hội Lẽ sống biểu hiện ởquan điểm sống, mục đích sống, động cơ, thái độ lựa chọn các hoạt động vàcác mối quan hệ trong cuộc sống Một người có lẽ sống đúng đắn sẽ góp phầnhình thành lối sống tốt đẹp Đối với việc giáo dục sinh viên, lẽ sống và lốisống không tách rời nhau Khi sinh viên hướng đến một lẽ sống cao đẹp thìlối sống cũng được dẫn dắt theo hướng lành mạnh Do vậy, có thể coi lẽ sống

là mặt lý tưởng của lối sống, là nhân lõi của lối sống

Hai là, nếp sống: L.V Kokan trong bài “Nếp sống cá nhân, những lý thuyết

và phương pháp luận” viết “Nếp sống của con người được coi như là sự phản ánhcủa cá nhân vào xã hội, còn lối sống của con người được coi như là sự xã hội vào

cá nhân” [Dẫn theo 55, tr.23] Theo A.P.Butenco “nếp sống không phải là mộtphần mà là một hình thức biểu hiện của lối sống” [Dẫn theo 55, tr.23]

Theo Thanh Lê: Nếp sống “là những quy ước được lặp đi lặp lại trởthành một thói quen trong sinh hoạt, phong tục tập quán, hành vi đạo đức Nóiđến nếp sống là nói đến một mặt nào đó trong lối sống” [79, tr.32]

Vì thế, nếp sống được hiểu là những phương thức hoạt động, hành viứng xử của con người được lặp đi lặp lại thành thói quen trong sinh hoạt,phong tục tập quán, hành vi đạo đức Nếp sống là biểu hiện một trong nhữngmặt của lối sống, chẳng hạn lối sống của sinh viên biểu hiện qua nề nếp họctập, nếp sinh hoạt, nếp sống ở ký túc xá, cách thức nói chuyện hay chào hỏi

Ba là, mức sống: là khái niệm xác định mức độ đáp ứng những nhu cầu

vật chất và tinh thần của xã hội Các nhà triết học Liên Xô trước đây xem lốisống ở hai mặt chất và lượng của nó Rútkêvich cho rằng:

Nếu như mặt chất của lối sống phản ánh tính chất của chế độ xã hội

- kinh tế thì mặt lượng của lối sống được xác định bởi mức độ phụthuộc của nhu cầu vào sự phát triển của lực lượng sản xuất ấy vàmặt lượng này được thể hiện ở mức độ phúc lợi của nhân dân Mức

độ phúc lợi này thường được gọi là mức sống [146, tr.29]

Trang 29

Nếu xét lối sống và mặt nội dung của nó thì mức sống không thể coi làmột tiêu chuẩn đầy đủ để xác định đặc trưng của lối sống Trong thực tiễn chothấy, điều kiện vật chất hay mức sống như nhau nhưng lối sống khác nhau.Mức sống chỉ là một bộ phận của những điều kiện tác động tới lối sống Kháiniệm mức sống chủ yếu nói lên khía cạnh số lượng của đời sống, khía cạnhkinh tế của phúc lợi con người, còn lối sống lại bao hàm cả đặc trưng chấtlượng của hoạt động sống của con người Như vậy, khái niệm “mức sống”không đồng nhất với khái niệm “lối sống” Mặc dù hai khái niệm này có mốiliên hệ khăng khít, nhưng mức liên hệ ấy không phải trực tiếp, bởi vì cũngmột mức sống giống nhau, lối sống có thể khác hẳn nhau, thậm chí đối lậpnhau Điều này cũng thể hiện rõ trong sinh viên, có những sinh viên mức sốngvật chất đầy đủ mà lối sống thấp kém, lệch lạc; ngược lại không ít sinh viênnghèo mà có ý chí vượt qua khó khăn, học giỏi, tích cực tham gia các hoạtđộng xã hội, biểu hiện một lối sống đẹp của người sinh viên.

2.1.1.2 L ối sống mới - lối sống xã hội chủ nghĩa, xây dựng lối sống

m ới ở Việt Nam hiện nay

Sự xuất hiện của những quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã mở đầucho sự hình thành trong thực tế của lối sống xã hội chủ nghĩa Lối sống xã hộichủ nghĩa là lối sống đáp ứng với những nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội,góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra; những nét điển hình tronghành vi của con người đều được đánh giá theo thước đo ấy Lối sống xã hội chủnghĩa được biểu hiện rõ nét ở tính chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân với tưcách là một đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động con người Nhưng mỗi cánhân không thể sống tách rời tập thể, với xã hội, mà chỉ có trong tập thể thì cánhân đó mới có thể trực tiếp thể hiện cá tính riêng của mình, tính chủ độngsáng tạo của bản thân Điều này cũng đã được Mác - Ănghen khẳng định:

Điều kiện quyết định sự phát triển phổ biến của các cá nhân là sựthống nhất tập thể của con người, là lối sống tập thể của họ Chỉ cótrong một tập thể sống theo lối sống cộng sản chủ nghĩa (lúc đầu là lốisống xã hội chủ nghĩa), người lao động mới có thể trực tiếp thể hiện cátính riêng của mình, tính chủ động cá nhân của mình [89, tr.281]

Trang 30

Như vậy, lối sống của con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xãhội càng có tính chất tập thể bao nhiêu, thì lối sống ấy - xét về mỗi cá nhâncàng cá nhân hóa bấy nhiêu, càng trở nên độc đáo bấy nhiêu Trách nhiệm củamỗi người trước tập thể và trách nhiệm của tập thể đối với mỗi thành viên củamình - đây là nét không thể tách rời của lối sống xã hội chủ nghĩa Vậy lốisống xã hội chủ nghĩa là gì? Theo GS Thanh Lê: “Lối sống xã hội chủ nghĩa

là lối sống trong những điều kiện đặc thù của hình thái kinh tế - xã hội xã hộichủ nghĩa, gắn với phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa” [79, tr.53]

Lối sống xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp giữa những giá trị truyền thốngtốt đẹp với những giá trị, tư tưởng mới của thời đại, trong mọi hoạt động,hành vi Lối sống mới, nếp sống mới không chỉ là những biểu hiện đơnthuần về phương thức sản xuất, về mặt kinh tế, đó còn là sự phản ánh đờisống tinh thần của dân tộc, trong văn hóa, trong lối ứng xử

Xây d ựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay

Lối sống tồn tại và thể hiện đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử, củatừng dân tộc, từng địa bàn dân cư, do đó bên cạnh tính phổ quát, lối sống cònthể hiện tính riêng, tính đặc thù

Lối sống mới là phương thức sống của con người thể hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn trong quá trình xây dựng CNXH nhằm thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện trên các lĩnh vực đức, trí, thể, mỹ.

Xây dựng lối sống mới chính là quá trình tác động đến con người nhằm

hình thành và hoàn thiện ở mỗi cá nhân những nguyên tắc, chuẩn mực đúngđắn trong lối sống phù hợp với yêu cầu quá trình xây dựng đất nước theo địnhhướng XHCN Nhờ đó, mà cá nhân có thể tự điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn

và kiểm soát hành vi lối sống của mình hướng tới các quá trình hiện thực xãhội và con người mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn

Đó là lối sống có tính dân tộc - hiện đại - nhân văn, phải gắn liền vớiquá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Ởđây, khi đặt ra nội dung xây dựng lối sống mới cần quán triệt quan điểm lịch

Trang 31

sử - cụ thể, làm sao bảo đảm thống nhất biện chứng giữa trước mắt và lâu dài,giữa truyền thống và hiện đại Nếu tuyệt đối hóa cái trước mắt, cái hiện tại thìkhông có định hướng, nếu tuyệt đối hóa cái lâu dài, cái tương lai thì ảo tưởng.Trong quan hệ truyền thống và hiện đại, nếu tuyệt đối hóa truyền thống thì sẽkhông tiếp nhận được tinh hoa nhân loại, truyền thống tốt đẹp của dân tộc vìkhông được tiếp thu những nhân tố mới sẽ trở nên bất lực trước thực tiễn vàthời đại Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa hiện đại, coi nhẹ truyền thống thì sẽ tạo

ra những giá trị văn hóa của người khác, dân tộc khác Xuất phát từ nhữngyêu cầu trên cần chú ý một số nội dung sau:

Thứ nhất, lối sống mới ở Việt Nam mà chúng ta xây dựng là lối sống

có chuẩn mực đạo đức, lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa truyềnthống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại

Khi nói về đặc trưng lối sống của con người Việt Nam, Chủ tịch HồChí Minh đã dẫn lời một học giả người Pháp là Đơ Puphuôcvin: “Yêu mếnquê hương, quyến luyến gia đình, thờ kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôntrọng chính nghĩa, ham thích khoa học, yêu thương giống nòi, tôn trọng lẽphải, ghét xa hoa, không ham tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ

hy sinh” [Dẫn theo 76, tr.265], nhận xét trên đây của tác giả thể hiện sự nhậnthức khá sâu sắc, toàn diện về con người Việt Nam

Đa số các nhà nghiên cứu nước ta đều cho rằng, lối sống truyền thốngcủa người Việt Nam được kết tinh từ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc: yêunước, đoàn kết, thương người, cần kiệm, sáng tạo, thủy chung, ham học, trungthực, quý trọng người hiền tài, nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị, linh hoạt các giátrị đó đã tạo nên bản sắc dân tộc ta

Mặc dù vậy, quá trình hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa diễn ra nhanhchóng và mạnh mẽ trong thế giới đương đại, các đặc trưng này có những biếnđổi nhất định Vì thế, để xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay, chúng tacần phải có những định hướng cụ thể Nghị quyết của Bộ chính trị về “Một sốđịnh hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” đã xác định: những giá trị vănhóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý

Trang 32

thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân”, đức tínhcần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động đó là nền tảng to lớn để nhân dân taxây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái [26, tr.19].

Như vậy, lối sống mới mà Đảng và nhân dân ta hướng đến xây dựng hiệnnay là lối sống mang đậm tính dân tộc, hiện đại và nhân văn gắn liền với việcxây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm thựchiện mục tiêu phát triển toàn diện con người trên các lĩnh vực: đức, trí, thể, mỹ

Thứ hai, xây dựng lối sống mới chính là nhằm thực hiện mục tiêu phát

triển con người toàn diện, có nhân cách phong phú

Việc xây dựng lối sống mới cho con người ở nước ta trong giai đoạnnày cần tập trung vào xây dựng nhân cách con người Việt Nam với nhữngphẩm chất nêu trên, những con người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừachuyên Hội nghị trung ương năm khóa VIII đã đề ra nhiệm vụ xây dựng conngười Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với những phẩm chất cơ bản:

Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạchậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, xây dựng khốiđại đoàn kết dân tộc Việt Nam

Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhânnghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệmôi trường sinh thái

Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo,năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình tập thể và xã hội

Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình

độ thẩm mỹ và thể lực [27, tr.58-59]

Năm phẩm chất trên đây thể hiện đặc trưng lối sống mới của con ngườiViệt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn CNH, HĐH đất nước

Trang 33

Thứ ba, xây dựng lối sống mới hiện nay là sống và làm việc theo hiến

pháp và pháp luật Pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan

hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội Pháp luật muốn đi vào trong cuộc sốngphải bao hàm trong nó những giá trị đạo đức, hướng tới một xã hội nhânvăn, nhân đạo Quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải xây dựng

hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thực hiện pháp luật nghiêm minh, từ đó tạo

ra một xã hội kỷ cương, xóa bỏ quan niệm lạc hậu của lối sống cũ: “Tiếptục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệuquả nền kinh tế” [33, tr.247]

Ở Việt Nam hiện nay, không phải chỉ có một lối sống - lối sống mới màcòn tồn tại nhiều lối sống của chế độ cũ: lối sống phong kiến, lối sống tư sản,thực dân mới, của chế độ cũ còn rơi rớt lại Lối sống mới trải qua quá trìnhphát sinh, phát triển và hoàn thiện Quá trình đó gắn liền với cuộc đấu tranhgạt bỏ những tàn dư của lối sống cũ, xây dựng lối sống mới văn minh tiến bộ.Không phải đến xây dựng xong chủ nghĩa xã hội mới xây dựng lối sống mới

xã hội chủ nghĩa mà phải xây dựng ngay từ đầu của thời kỳ quá độ Việc xâydựng ngay từ đầu lối sống mới có ý nghĩa định hướng, mở đường Vì vậy, lốisống mới như một “hình ảnh” lý tưởng mà chúng ta phải xây dựng, phải vươntới Yêu cầu việc xây dựng lối sống mới sao cho thống nhất giữa tính nhânloại và tính dân tộc, giữa truyền thống và hiện đại, vừa mang bản sắc dân tộcđậm đà vừa tiếp thu tinh hoa nhân loại

Khi nói về đời sống mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: đời sốngmới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới Cái gì

cũ mà xấu, thì phải bỏ Thí dụ: ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam; Cái gì

cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý; Cái gì cũ

mà tốt, thì phải phát triển thêm Thí dụ: ta phải tương thân tương ái, tận trungvới nước, tận hiếu với dân hơn; Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm Thí dụ: ăn

ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp Làm thế nào cho đời sống của

ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn Đó là mục đíchđời sống mới [91, tr.94-96]

Trang 34

2.1.2 Tầm quan trọng, nội dung xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

2.1.2.1 Sinh viên và đặc điểm hoạt động của sinh viên Việt Nam

Sinh viên Việt Nam là những người đang theo học tại các trường Đạihọc, cao đẳng của Việt Nam Họ là một tầng lớp xã hội đặc thù, đang trên conđường học tập, rèn luyện và định hình nhân cách, đạo đức, lối sống Mặc dù

có trình độ nhận thức, trình độ khoa học cơ bản, có năng lực tư duy, nhưng ở

độ tuổi còn rất trẻ, độ tuổi từ 18 đến 25 và kinh nghiệm sống chưa nhiều, họchịu sức ép rất lớn từ nhiều hướng khác nhau, dễ bị dao động trong bối cảnhtoàn cầu hóa hiện nay

Sinh viên, ở cấp độ xã hội, là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệtgồm những người đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng để tiếpthu tri thức làm hành trang chuẩn bị tham gia lao động trong một lĩnh vựcnghề nghiệp nhất định, trong tương lai họ sẽ gia nhập vào đội ngũ trí thứccủa xã hội

Ở cấp độ cá nhân, sinh viên là người đang trưởng thành về mặt xã hội,chín muồi về thể lực, định hình về nhân cách, đang học tập tiếp thu những trithức, kỹ năng của một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định Đây là thời kỳ sinhviên phát triển tư duy trừu tượng, đặc biệt là sự phát triển thế giới quan, nhânsinh quan, chứa đựng hoài bão vươn tới lý tưởng cao đẹp, phát triển hứng thúnghề nghiệp…Về mặt tâm lý, đây là lứa tuổi hình thành và phát triển mạnh mẽnhững phẩm chất nhân cách có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoànthiện bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá, lòng tự trọng, tựtin, ý thức… Về mặt xã hội, sinh viên có khát vọng được cống hiến, mong muốnđược xã hội ghi nhận Họ cũng muốn được khẳng định vai trò, vị trí của mìnhtrong gia đình, trong tập thể, trong công việc, trong các mối quan hệ

Sinh viên ở lứa tuổi này đã có sự trưởng thành nhất định về mặt sinhhọc lẫn quan hệ xã hội Sinh lý và trí lực đã bắt đầu thành thục Sự phát triểncủa tư duy biện chứng đạt đến trình độ tương đối cao Tư duy lôgíc biện

Trang 35

chứng vừa lấy trình độ phát triển tâm lý làm cơ sở, lại vừa là kết quả của giáodục đại học Thêm nữa, sự tiếp xúc của sinh viên với xã hội so với lứa tuổi trước

đó đã mật thiết hơn, trực tiếp hơn, nên trong họ dần hình thành thói quen tư duymang tính độc lập với những phán đoán toàn diện hơn, mang tính khoa học hơn,

từ đó thúc đẩy tư duy lôgíc, tư duy trừu tượng của họ ngày càng phát triển, thếgiới quan, nhân sinh quan từng bước hình thành, các phẩm chất tâm lý cá tínhdần dần phát triển, tư tưởng và hành vi ngày càng có tính độc lập

Mặc dù có trình độ nhận thức, trình độ khoa học cơ bản, có năng lực tưduy, nhưng tuổi còn rất trẻ và kinh nghiệm sống chưa nhiều, họ chịu sức éprất lớn từ nhiều hướng khác nhau, dễ bị dao động trong bối cảnh toàn cầu hóahiện nay Một số sinh viên thụ động chưa thích nghi với môi trường thay đổi.Một số sinh viên, do tâm lý của tuổi trẻ chưa thật sự ổn định, lại ham thích vàchạy theo cái mới, chịu ảnh hưởng của lối sống đua đòi, thực dụng, hay thayđổi Những khát khao, mơ ước của tuổi trẻ nếu không được định hướng đúngđắn, sẽ được thực hiện bởi những hành vi tiêu cực, nhất là với đối tượng ítkinh nghiệm sống, ý thức chưa thật sự ổn định như sinh viên

Phần lớn sinh viên đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ và pháthuy những truyền thống tốt đẹp mà cha anh đã dựng xây Sinh viên đang theohọc ở các trường rất đa dạng về thành phần, phong phú về nghề nghiệp tươnglai, trình độ khoa học cao, là lớp người năng động sáng tạo, nhạy bén, thíchứng nhanh với cơ chế mới Đa số sinh viên ngày nay là những người sống có

lý tưởng, có ước mơ và hoài bão lớn lao Họ sẵn sàng vượt qua khó khăn, thửthách để thực hiện ước mơ của mình

2.1.2.2 T ầm quan trọng của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong b ối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Khái niệm lối sống mới sinh viên nói riêng không vượt ra ngoài nộihàm của khái niệm xây dựng lối sống con người Việt Nam nói chung Tuynhiên, do đặc điểm tâm, sinh lý, điều kiện sống mà việc xây dựng lối sống

sinh viên cần chú ý đến đặc điểm của họ Do đó, lối sống mới của sinh viên là

Trang 36

phương thức hoạt động đặc trưng của sinh viên, thể hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay bao gồm tất cả các mặt hoạt động của sinh viên, từ học tập đến sinh hoạt cá nhân, từ quan niệm sống, định hướng giá trị đến hành vi ứng xử hàng ngày, trong quan hệ giữa người với người của sinh viên.

Xây dựng lối sống mới cho sinh viên chính là quá trình tác động đếnsinh viên nhằm hình thành và hoàn thiện ở họ những nguyên tắc, chuẩn mựcđúng đắn trong lối sống phù hợp với yêu cầu quá trình xây dựng đất nướctheo định hướng XHCN Nhờ đó, mỗi cá nhân có thể tự điều chỉnh, đánh giá,hướng dẫn và kiểm soát hành vi lối sống của mình hướng tới các quá trìnhhiện thực hóa xã hội và con người mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn trongquá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay

Để xây dựng lối sống mới cho sinh viên, rất cần sự nỗ lực của các chủthể và của cả cộng đồng xã hội Đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội vàbản thân sinh viên với tư cách vừa là đối tượng, vừa là chủ thể tự giác, tự giáodục, tự hoàn thiện mình trong quá trình xây dựng lối sống mới

Xây dựng lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay, chúng ta phải đặttrong bối cảnh cụ thể của đất nước và thời đại cũng như là những giá trị vănhóa nền tảng lâu đời của dân tộc đang được hiện thực hóa ra sao, nói cáchkhác hành vi của sinh viên Việt Nam hiện nay đang tiếp nhận, kế thừa và pháthuy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc như thế nào?

Nói về giới trẻ hiện nay, xã hội đều thừa nhận “việc làm” và “lối sống”

là hai từ khóa cấp thiết Điều này cho thấy lối sống là vấn đề được quan tâm lớn.Lối sống của sinh viên được thể hiện trong học tập, lao động sản xuất, trong đấutranh xã hội và trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người Những lĩnhvực này không tách rời nhau mà tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau Chẳnghạn một cá nhân nào đó có thái độ học tập nghiêm túc thường là người biết yêulao động, trân trọng thành quả lao động của mình, của người khác và cũng làngười có qua hệ đúng mực trong các mối quan hệ xã hội

Trang 37

Những thay đổi về kinh tế - xã hội hiện nay đã tác động hai mặt đến lốisống sinh viên: tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong học tập vàsinh hoạt xã hội, vừa mang tính hiện đại, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa của dântộc Mặt khác, đã xuất hiện không ít các biểu hiện tiêu cực trong lối sống củasinh viên Đó là xu hướng sống tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, lối sống cánhân, vị kỷ, xu hướng chạy theo lối sống ngoại lai, thích tiêu xài hưởng thụ,ứng xử xa lạ với phong cách truyền thống Việt Nam.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa việc xây dựng lối sống mới chosinh viên có tầm quan trọng đặc biệt mang ý nghĩa chiến lược bởi các lý do sau:

Một là, lối sống mới vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát

triển của xã hội, hoàn thiện con người nói chung, sinh viên nói riêng

Lối sống chính là sự thể hiện của nền tảng đạo đức hay nó chính là hìnhthức thể hiện các giá trị đạo đức truyền thống ở những giai đoạn lịch sử khácnhau Nhìn vào lối sống mà ta có thể thấy được sự tiếp nối, sợi dây liên kếtgiữa quá khứ với hiện tại, giữa cái cũ và cái mới Lịch sử đã chứng minh rằng,không có và không thể xây dựng một lối sống tiến bộ nếu phủ nhận những giátrị truyền thống mà cha ông để lại Trái lại, các giá trị văn hóa, đạo đức truyềnthống là cội nguồn, gốc rễ để trên đó, chúng ta xây dựng lối sống mới kết hợpvới những tinh hoa mới của nhân loại Các giá trị đạo đức truyền thống làmnên bản sắc văn hóa, tâm hồn, lối sống con người Việt Nam từ quá khứ đếnhiện tại Sự hình thành và phát triển của sinh viên cũng không nằm ngoài quyluật đó, lối sống của họ không chỉ là sự kế thừa có chọn lọc các giá trị đạođức truyền thống của dân tộc mà còn là việc phát huy truyền thống đáng tựhào của thế hệ sinh viên đi trước

Quá trình xây dựng lối sống mới gắn liền với cuộc đấu tranh gạt bỏnhững tàn dư của lối sống cũ (lối sống phong kiến, tư sản, thực dân mới cònrớt lại) từng bước xây dựng lối sống mới văn minh tiến bộ Không phải chỉđến khi xây dựng xong chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa mới xây dựnglối sống mới mà phải xây dựng ngay từ giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ

Trang 38

Việc xây dựng lối sống mới có ý nghĩa định hướng, mở đường và lối sốngmới như là những nội dung lý tưởng bảo đảm thống nhất giữa lý luận và thựctiễn mà chúng ta đang phấn đấu vươn tới Tất nhiên, chúng ta không bỏ quanhững nguyên tắc xem xét sự hình thành lối sống mới.

Một lối sống được hình thành từ các quan hệ sản xuất, từ các phươngthức sản xuất nhất định

Một lối sống do các hình thái ý thức của mỗi kiến trúc thượng tầng chi phối.Lối sống nào cũng do ý thức hệ của nó quy định

Một lối sống đều có sự tiếp tục của truyền thống do các điều kiện địa

lý, tâm lý, lịch sử đấu tranh của mỗi dân tộc

Lối sống mới góp phần quan trọng thúc đẩy và định hướng nền kinh tếphát triển lành mạnh, tạo cơ sở, tiền đề cho sự phát triển xã hội, hoàn thiệncon người, trong đó có sinh viên Tùy thuộc vào lối sống của con người nhưthế nào, tác động của nó có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với môi trường xã hội đầy biếnđộng thì thanh niên - trong đó có sinh viên đang trong quá trình phát triển để

tự khẳng định vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước, họ cũng đang đứngtrước những cơ hội và thách thức mới, cũng chịu sự tác động từ mặt trái củatoàn cầu hóa nên đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đúng mức tới việc xây dựnglối sống mới cho sinh viên, góp phần xây dựng con người mới - con người xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam

Hơn nữa, khi nói tới giáo dục đạo đức, lối sống sinh viên thì phải coi ngườisinh viên là chủ thể mang đạo đức, có ý thức về hành vi đạo đức, lối sống của bảnthân, có khả năng biểu hiện, tự điều chỉnh, tự đánh giá hành vi của mình Một conngười đạt đến sự trưởng thành xã hội là một con người có nhân cách và lối sốngchuẩn mực Nhân cách khẳng định chất lượng phát triển người, chịu ảnh hưởng vàtác động của xã hội trong tính truyền thống và hiện đại của các nhân tố kinh tế,văn hoá, xã hội thông qua hệ giá trị và chuẩn mực của nó, biểu hiện thành thế giớiquan và nhân sinh quan, tư tưởng, đạo đức, tình cảm và niềm tin, hành vi trong

Trang 39

hoạt động và ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội Tính hiện thực củanhân cách xác định hình thức biểu hiện ở lối sống, lẽ sống.

Công cuộc đổi mới đòi hỏi phải có đội ngũ trí thức là những con ngườivừa “hồng” vừa “chuyên”, những con người phát triển toàn diện, hiện đại,vừa kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc kế tục chaanh xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vừatiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Vì thế, việc phát huy giá trị đạo đứctruyền thống trong xây dựng lối sống sinh viên là tất yếu

Hai là, lối sống mới góp phần quan trọng trong việc “phòng ngừa”

“miễn dịch” cho toàn xã hội, đặc biệt là sinh viên trước tác động của mặt tráikinh tế thị trường và toàn cầu hóa, cũng như âm mưu “diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàndiện, hội nhập quốc tế trong quá trình toàn cầu hoá đặt ra nhiều vấn đề mớitrong lĩnh vực đạo đức, văn hoá, xã hội

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã khẳngđịnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có sự đổi mới về kinh tế làchuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thịtrường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Kinh tế thị trường có vai trò tích cực, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo,

cổ vũ sự canh tân và phát triển đất nước, phát huy tính tích cực, năng độngcủa mọi tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân khẳng định vị thếcủa mình trong sự phát triển đất nước; mặt khác, nó cũng phá vỡ một số quanniệm đạo đức truyền thống đã lỗi thời về mặt lịch sử, đem lại quan niệm mới

về mối quan hệ giữa đạo đức và lợi ích… Đang hình thành một thế hệ sinhviên xem việc vươn lên tầm cao trí tuệ của nhân loại để quyết tâm đưa đấtnước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đạt tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là tiêu chí cao nhất của đạo đức mới

Trước tác động của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa dẫn đến thựctrạng lối sống sinh viên hiện nay có những diễn biến phức tạp, có cái tích cực,

Trang 40

tiêu cực, đang định hình, đang biến đổi Chính vì thế, vấn đề đặt ra cần phảixây dựng lối sống cho họ, để định hướng cho họ trở thành những người trithức tương lai XHCN, vừa hồng vừa chuyên, có trình độ, có năng lực, phẩmchất, lối sống cao đẹp

Song, kinh tế thị trường cũng đã để lại cho chúng ta không ít nhữngtiêu cực của xã hội, trong đó có cả sự suy thoái đạo đức, lối sống, mặc dù đó

là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong cơ chế thịtrường, tiền bạc được dùng làm thước đo giá trị Khi tiền bạc trở thành mụctiêu của cuộc sống thì những định hướng mục đích, lý tưởng của thanh niêncũng bị phụ thuộc vào đồng tiền, sinh viên chỉ mong kiếm được những việclàm, ngành nghề hấp dẫn, có thể giúp họ mau chóng trở nên giàu có, nhữngngành nghề cao quý nhưng không đưa lại những cơ hội kiếm được nhiều tiền

đã không còn hấp dẫn thế hệ trẻ Với sự bồng bột, non trẻ, trước những cám

dỗ vật chất, họ dễ bị cuốn vào vòng xoáy của cái “lợi” mà quên đi những giátrị làm người, đánh mất dần lương tâm và danh dự

Hơn nữa, toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành xu thếtrên mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại Bên cạnh những tác động tích cực thìtoàn cầu hóa còn gây ra những tác động tiêu cực và đặt ra những thách thức vớicon người nhất là đối với các nước đang phát triển như nước ta như: vấn đề tăngtrưởng kinh tế không bền vững do xuất khẩu, nợ nần tăng lên, sự phân hóa giầunghèo, sự gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng

Toàn cầu hóa với những thời cơ và thách thức trên đã tác động sâu sắctới việc xây dựng lối sống con người Việt Nam nói chung, sinh viên ViệtNam nói riêng Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chốngphá chúng ta Cha ông ta đã từng trải qua những khó khăn, thử thách, bao mồhôi và xương máu đã đổ xuống để có độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ đấtnước ngày hôm nay Nhưng kẻ thù luôn tìm cách phá hoại thành quả cáchmạng đó Hiện nay cuộc đấu tranh trong điều kiện hoà bình, chuyển từ đốiđầu sang đối thoại, kẻ thù chủ yếu tấn công trong lĩnh vực đạo đức, lối sống,

Ngày đăng: 07/10/2015, 11:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2012), Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhâncách sinh viên
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: NxbChínhtrịquốc gia - Sựthật
Năm: 2012
2. Nguyễn Thúy Anh (2000), “Các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế”, Tạp chí Cộng sản, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nước đang phát triển trong quá trìnhtoàn cầuhóa kinh tế”,"Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Thúy Anh
Năm: 2000
3. Phạm Kim Anh (2008), “Đạo đức học sinh - sinh viên ở nước ta. Thực trạng và giải pháp giáo dục”, Dạy và học ngày nay, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học sinh - sinh viên ở nước ta. Thựctrạngvà giảiphápgiáodục”,"Dạy và học ngày nay
Tác giả: Phạm Kim Anh
Năm: 2008
4. Lê Trọng Ân (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, Tạp chí Triết học, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”,"Tạp chí Triếthọc
Tác giả: Lê Trọng Ân
Năm: 2005
5. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị lần thứ V, BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu các nghịquyết Hội nghị lần thứ V, BCH Trung ương Đảng khóa IX
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương
Nhà XB: NxbChínhtrịquốc gia
Năm: 2002
6. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu Kết luận Hội nghị lần thứ IX, BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu Kết luậnHội nghị lần thứ IX, BCH Trung ương Đảng khóa IX
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương
Nhà XB: NxbChínhtrịquốc gia
Năm: 2004
7. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu Kết luận Hội nghị lần thứ X, BCH Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu Kết luậnHội nghị lần thứ X, BCH Trung ương Đảng khóa IX
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2004
9. G. Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: G. Bandzeladze
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1985
11. Hoàng Chí Bảo (2001), “Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách”, Triết học, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách”,"Triết học
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2001
12. Nguyễn Khánh Bật, Bùi Đình Phong, Hoàng Trang (1995), Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dungcơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Khánh Bật, Bùi Đình Phong, Hoàng Trang
Nhà XB: Nxb NghệAn
Năm: 1995
13. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (Đồng chủ biên) (2003), Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nhận thức thế giới đương đại
Tác giả: Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2003
14. Lê Thị Hải Bình (2006), Báo chí với quá trình hình thành nhân cách học sinh - sinh viên, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí với quá trình hình thành nhân cách học sinh- sinh viên
Tác giả: Lê Thị Hải Bình
Năm: 2006
15. Trần Văn Bính (2013), “Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóatrong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, "Tạp chí Lýluận chính trị
Tác giả: Trần Văn Bính
Năm: 2013
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), "Số liệu thống kê năm học 2007-2012", www.moet.gov.vn, cập nhật 13/11/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê năm học 2007-2012
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2012
17. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề khai thác các giá trị truyền thốngvì mục tiêu phát triển”,"Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1998
18. Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
19. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấyvấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiệnnay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên)
Nhà XB: NxbChính trịquốc gia
Năm: 2003
20. Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), “Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay”, Tạp chí Triết học, (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thứcđối với giá trị truyền thống trong điều kiệntoàn cầuhóa hiện nay”,"Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 2004
21. Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) (2001), Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sốngvà đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Nguyễn Viết Chức (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2001
22. Chương trình KHCN cấp nhà nước (1995), Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, (KX.07),“Nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người Việt Nam - mụctiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội", (KX.07),“Nghiên cứu con người, giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI
Tác giả: Chương trình KHCN cấp nhà nước
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w