1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội

85 438 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản trị Marketing
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Đó có thể coi là một trong những nguyên nhân xác đáng lýgiải cho thực trạng hiện nay là các Doanh nghiệp ngày càng chú trọng nhiều hơn tớihoạt động truyền thông nhằm đưa sản phẩm và hình

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trước sự phát triển của Khoa học công nghệ cùng với sự thay đổi nhanhchóng trong thị hiếu tiêu dùng của Khách hàng, chu kỳ sống của một sản phẩm nóichung đang ngày càng được rút ngắn Chúng nhường chỗ lại cho những dòng sảnphẩm mới đáp ứng tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của Khách hàng Bởi vậy sựcạnh tranh là khá khốc liệt giữa các dòng sản phẩm với nhau Và điều này là đặcbiệt đúng với các sản phẩm về quần áo thời trang, ngay cả với dòng sản phẩm dànhcho các em nhỏ

Quần áo trẻ em luôn được đánh giá là khá phong phú về mặt hàng Sự phongphú ở đây xuất phát từ màu sắc, chất liệu sản phẩm, từ kiểu dáng, phong cách, style vàxuất phát ngay từ độ tuổi, chiều cao, cân nặng của các em nhỏ Mặt khác trên thực tế,các hãng, các hiệu quần áo trẻ em đang xuất hiện ngày một nhiều, do đó cơ hội lựachọn đối với khách hàng cho mặt hàng này là vô cùng lớn Bởi vậy, một nhãn hàngquần áo trẻ em nói riêng hay bất kỳ một sản phẩm nào nói chung muốn đem lại hiệuquả kinh tế cao cho Doanh nghiệp thì cần phải thu hút được sự chú ý, quan tâm, và tindùng từ phía Khách hàng Đó có thể coi là một trong những nguyên nhân xác đáng lýgiải cho thực trạng hiện nay là các Doanh nghiệp ngày càng chú trọng nhiều hơn tớihoạt động truyền thông nhằm đưa sản phẩm và hình ảnh của mình gần hơn với Kháchhàng

Công ty Cổ phần Ovo Việt Nam là công ty chịu trách nhiệm phân phối cácsản phẩm quần áo trẻ em mang thương hiệu Ovo tại Việt Nam Đây là một trongnhững thương hiệu nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới bởi chất lượng vượt trộitrong sản phẩm, màu sắc đẹp, có phong cách và đặc biệt là thân thiện với môitrường

Là một công ty mới, lại ý thức được vai trò của Marketing trong Doanhnghiệp, Ovo Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn tới hoạt động truyền thông

Trang 2

Do đó, một chiến lược truyền thông hiệu quả đối với công ty trong thời gian tới làhết sức cần thiết.

Đó cũng chính là lý do khơi nguồn cho việc tác giả lựa chọn vấn đề: “ Xâydựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu OvoKids của Công ty Cổ phần OvoViệt Nam tại Hà Nội” làm đề tài thực hiện chuyên đề thực tập chuyên ngành Quảntrị Marketing nhằm tạo tiền đề cho hoạt động truyền thông của công ty trong thờigian tới

2 Mục tiêu- đối tượng- phạm vi nghiên cứu.

2.1 Mục tiêu nghiên cứu.

Trong khuôn khổ chuyên đề, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêuxây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu OvoKids nhằm tạo tiền đề và làm

cơ sở cho các chương trình và kế hoạch truyền thông trong ngắn hạn cũng như dàihạn đối với nhãn hiệu này của Công ty Cổ phần Ovo Việt Nam

2.2 Đối tượng nghiên cứu.

Nhằm đạt được mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các bên thamgia vào quá trình thông tin liên quan tới nhãn hiệu OvoKids của Công ty Cổ phầnOvo Việt Nam, bao gồm: phía Công ty, phía hệ thống các cửa hàng phân phối đồ trẻ

em, và phía Người tiêu dùng

2.3 Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài được triển khai nghiên cứu từ ngày 22/02/2010 đến ngày 05/5/2010trên địa bàn Hà Nội

Trong khoảng thời gian trên, tác giả đã tiến hành điều tra nghiên cứu tại các

hộ gia đình có con hoặc cháu nhỏ từ 1 – 4 tuổi; tiến hành phỏng vấn quan sát tại cáccửa hàng bán đồ trẻ em; đồng thời lấy ý kiến từ các phòng ban chức năng, các bộphận và từ các cá nhân có liên quan tới nhãn hiệu OvoKids bên phía Công ty Cổphần Ovo Việt Nam

Trang 3

3 Phương pháp nghiên cứu- Nguồn dữ liệu.

3.1 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp duy vật biện chứng được thể hiện trong toàn chuyên đề.Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích thống kê, so sánh điển hình, thu thập vàphân tích tư liệu thực tế ( bao gồm cả thông tin sơ cấp và thứ cấp) được sử dụngnhằm đạt được mục tiêu của đề tài Trong đó các phương pháp phân tích, tổng hợp,

xử lý dữ liệu thống kê và dữ liệu thực tế thu thập được từ các cuộc điều tra, phỏngvấn được xem là cơ bản nhất

Dựa trên những kiến thức về điều tra nghiên cứu đã được học và tìm hiểu;căn cứ vào nguồn lực hiện có và thời gian thực hiện chuyên đề, tác giả đã lựa chọn

và sử dụng những phương pháp phù hợp nhất, có thể đem lại hiệu quả cao nhất choviệc nghiên cứu

Bao gồm:

- Phương pháp nghiên cứu quan sát trong điều kiện bình thường

- Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên

- Phương pháp phỏng vấn cá nhân có sử dụng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn cá nhân chuyên sâu

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu quan sát trong điều kiện bình thường.

Nghiên cứu quan sát là phương pháp liên quan tới sự giám sát những hoạtđộng được lựa chọn hoặc cần được quan tâm

Ưu điểm khi sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu mặt hàng thời trangtrẻ em là các hoạt động mua sắm được xem xét ngay trong lúc chúng đang diễn ra,qua đó tác giả có thể đưa ra được những cái nhìn thực tế nhất về hành vi của các bà,các mẹ, các chị khi lựa chọn quần áo cho con em mình

Nghiên cứu quan sát được chia thành nhiều dạng khác nhau căn cứ vào cáchtiếp cận, bao gồm:

1 Quan sát trong điều kiện bình thường và có điều kiện

2 Quan sát mở và quan sát có ngụy trang

3 Quan sát bằng người và bằng máy

Trang 4

4 Quan sát có tổ chức và không có tổ chức.

Căn cứ vào điều kiện về thời gian và nguồn lực, tác giả nhận định phươngpháp nghiên cứu trong điều kiện bình thường là rất phù hợp với cuộc nghiên cứu.Môi trường bình thường là môi trường tự nó có và nhà nghiên cứu không cần có bất

cứ sự sắp xếp nào Do đó, với phương pháp này những hành vi mua của người tiêudùng đối với sản phẩm quần áo dành cho trẻ em sẽ diễn ra một cách hoàn toàn tựnhiên và trung thực nhất Thông qua đó, tác giả sẽ có những đánh giá khách quannhất về khách hàng mục tiêu của Ovo Kids

3.1.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.

Chọn mẫu là việc sử dụng một số lượng nhỏ các phần tử của tổng thể trongquá trình nghiên cứu, từ đó rút ra những kết luận về những đặc điểm chung của tổngthể nghiên cứu

Có 2 nhóm phương pháp chọn mẫu tổng quát mà nhà nghiên cứu có thể lựa:

1 Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: gồm chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản,

chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng có tỷ lệ hay không có tỷ lệ, và chọnmẫu cả khối

2 Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên

Để đảm bảo tính ngẫu nhiên trong việc chọn các phần tử mẫu và căn cứ vàođiều kiện về thời gian và nguồn lực, tác giả nhận định phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên đơn giản là phù hợp với cuộc nghiên cứu Đây là thủ tục chọn mẫu đảm bảorằng mỗi phần tử của tổng thể có một cơ hội như nhau để trở thành một thành viêncủa mẫu

3.1.3 Phương pháp phỏng vấn cá nhân có sử dụng bảng hỏi.

Tác giả đặt ra các câu hỏi cho các đối tượng điều tra và thông qua các câu trảlời của họ để nhận định những thông tin mong muốn

Với phương pháp này, dạng Phỏng vấn trực tiếp cá nhân được lựa chọn, cùngvới công cụ hỗ trợ là các bảng hỏi đã đem lại những kết quả nghiên cứu cụ thể nhất,chính xác nhất liên quan đến mức độ biết đến của người tiêu dùng đối với nhãn hiệuOvoKids Do đó nó có tác dụng rất lớn trong việc đánh giá chính xác hình ảnh hiện

Trang 5

tại của sản phẩm trong tâm trí Khách hàng, đồng thời thông qua đó, người làmMarketing có thể đưa ra những chiến lược truyền thông xác thực nhất.

3.1.4 Phương pháp phỏng vấn cá nhân chuyên sâu.

Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là có sự tham gia của phỏng vấn viênnhững không sử dụng bảng hỏi Theo đó, phỏng vấn viên sẽ phải tiếp xúc trực tiếpvới đối tượng nghiên cứu, trao đổi với họ về những chủ đề liên quan đến cuộcnghiên cứu Từ đó họ sẽ tìm hiểu thật cặn kẽ, thật sâu về đối tượng, tổng hợp lạithông tin nhằm tìm ra những thông tin hữu ích và chính xác nhất

Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo tương đối về tính chính xác, độsâu sắc của nguồn thông tin Tuy nhiên cuộc phỏng vấn thường diễn ra trong mộtkhoảng thời gian khá lâu ( thường 1 – 2 tiếng) Điều đó sẽ gây khó khăn cho việcphỏng vấn vì đối tượng nghiên cứu ở đây là các nhân viên phòng Kinh doanh củacông ty Ovo Việt Nam, họ rất bận rộn, thường không đủ thời gian để tham giaphỏng vấn, thậm chí còn gây tâm lý khó chịu

3.2 Nguồn dữ liệu.

Nhằm thu được hiệu quả cao nhất, tác giả đã tiến hành phân tích tổng hợp cả

dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng trực tiếp kết quả mang lại từ cuộcđiều tra phỏng vấn các hộ gia đình có con hoặc cháu trong độ tuổi từ 1 đến 4, kếthợp với những quan sát cá nhân thu thập được trong quá trình dõi theo hoạt độngmua sắm của khách hàng tại các cửa hàng quần áo trẻ em

Đối với dữ liệu thứ cấp, thông tin được thu thập qua Internet, báo chí, cácphương tiện thông tin đại chúng…, là những nguồn thông tin gần gũi với đại đa sốngười tiêu dùng

Ngoài ra, cuộc nghiên cứu còn sử dụng thêm các thông tin do phía bên Công

ty Cổ phần Ovo Việt Nam cung cấp thông qua :

1 Ý kiến của bà Nguyễn Thị Thu – Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổphần Ovo Việt Nam

2 Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần Ovo Việt Nam

Trang 6

3 Phòng kế toán Công ty Cổ phần Ovo Việt Nam.

Trang 7

Về bản chất, truyền thông chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệptới khách hàng để thuyết phục họ mua hàng.

1.1.2 Quá trình truyền thông:

Hình 1-1: Quá trình truyền thông

Trong đó:

Nguồn phát: là người tạo ra các thông điệp và mục tiêu truyền tin.

Mã hóa: là tiến trình chuyển ý tưởng và thông tin thành những hình

thức có tính biểu tượng ( quá trình thể hiện ý tưởng bằng một ngôn ngữtruyền thông nào đó) như lời nói, chữ viết, hình ảnh…để Khách hàngtiềm năng có thể nhận thức được

Thông điệp: là tập hợp những biểu tượng ( nội dung tin) mà chủ thể

truyền đi Nội dung thông điệp có thể khác nhau tùy từng hình thức

Người nhậntin

Thông tin

phản hồi

Phản ứng đáplạiNhiễu

Trang 8

truyền thông Đặc biệt, trên truyền hình thì một thông điệp có thể là sựphối kết hợp của cả hình ảnh, âm thanh, lời nói và chữ viết.

Phương tiện truyền thông: là các kênh thông qua đó thông điệp được

truyền từ người gửi tới người nhận Nó có thể là các phương tiện thôngtin đại chúng như báo chí, truyền hình, phát thanh…hoặc các phươngtiện truyền tin độc lập như thư trực tiếp, email…

Giải mã: là tiến trình theo đó người nhận xử lý thông điệp để nhận tin

và tìm hiểu ý tưởng của chủ thể ( người gửi)

Người nhận: là đối tượng nhận tin, nhận thông điệp do chủ thể ( người

gửi) gửi tới

Phản ứng đáp lại: là tập hợp những phản ứng mà người nhận có được

sau khi tiếp nhận và xử lý thông điệp Trong đó những phản ứng tíchcực mà chủ thể mong muốn là hiểu, tin tưởng và hành động mua

Phản hồi: là một phần sự phản ứng của người nhận được truyền trở lại

cho chủ thể ( người gửi) Ở đây, thông tin phản hồi có thể là tích cực,cũng có thể là tiêu cực Và một chương trình truyền thông hiệu quảthường là một chương trình có những phản hồi trở lại với chủ thể là cácthông tin tốt

Sự tạp nhiễu: là tình trạng biến lệch ngoài dự kiến do các yếu tố môi

trường trong quá trình truyền thông làm cho thông tin đến với ngườinhận không trung thực với thông điệp gửi đi

( Nguồn: Giáo trình Marketing Căn bản)

1.1.3 Các công cụ truyền thông:

Nhằm mang lại hiệu quả cao nhất có thể trong truyền thông, các Doanhnghiệp thường không sử dụng từng hình thức đơn lẻ mà phối kết hợp các công cụchủ yếu sau:

1 Quảng cáo

2 Xúc tiến bán ( Khuyến mãi)

Trang 9

( Nguồn: Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ)

Quảng cáo có một vai trò rất quan trọng Nó luôn đi liền với tất cả các giaiđoạn của chu kỳ sống sản phẩm Và điều này cũng đặc biệt đúng với mặt hàng thờitrang trẻ em Với giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường hoặc khi Doanh nghiệp mớithâm nhập vào một thị trường mới, Quảng cáo có chức năng cung cấp thông tin vềsản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của Doanh nghiệp Trong giai đoạn cạnh tranh, khimục tiêu Quảng cáo là tạo sự ưa thích sản phẩm/ nhãn hiệu thì nó lại có chức năngthuyết phục người mua Và ở giai đoạn trưởng thành, chức năng nhắc nhở củaQuảng cáo đặc biệt hữu dụng nhằm mở rộng và lôi kéo thêm Khách hàng

Với đối tượng sử dụng là trẻ trên 4 năm tuổi, là lứa tuổi hiếu động, ham thíchtìm tòi và dễ bị thu hút bởi những hình ảnh đẹp, lạ mắt… và công chúng mục tiêuhướng tới là những bà mẹ trong thời đại công nghiệp rất muốn quan tâm con cáisong lại quá bận rộn với công việc thì các Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng quần

áo trẻ em nói chung trong đó có Ovo Việt Nam nói riêng có thể có rất nhiều sự lựachọn trong hình thức Quảng cáo, bao gồm việc sử dụng ấn phẩm, phát thanh –truyền hình, bao bì, phim ảnh, sách mỏng và tờ gấp, áp phích và tờ rơi hay trưngbày tại cửa hàng… Qua đó, một mặt giúp các mẹ vẫn có được những thông tin cầnthiết về sản phẩm mà lại tiết kiệm thời gian, một mặt đánh được vào đặc tính hiếuđộng nơi trẻ nhỏ, khiến chúng có những tác động khuyến khích hành động muahàng nơi các bà mẹ

Đặc điểm.

Trang 10

Quảng cáo có những đặc tính sau:

1 Tính đại chúng cao: Do quảng cáo thường sử dụng các kênh truyềnthông đại chúng nên nó có khả năng phủ sóng rộng, khiến nhiều ngườibiết đến Thông qua đó sẽ khiến khách hàng yên tâm hơn khi mua sắm

do có nhiều người cũng có cùng nhận định với mình

2 Tính lan truyền: điều này cho phép công ty có thể thu hút được mộtlượng lớn công chúng nhận tin Và đặc biệt, trong quảng cáo, công ty cóthể lặp đi lặp lại nhiều lần một thông điệp nhằm tạo hiệu ứng lặp; đồngthời người xem có thể dễ dàng so sánh sản phẩm của công ty với cácđối thủ cạnh tranh khác Điều này góp phần khẳng định hơn nữa hìnhảnh về sản phẩm và công ty trong tâm chí khách hàng

3 Sự diễn đạt khuếch đại: điều này một mặt giúp công ty đánh bóng, tạođiểm nhấn cho sản phẩm thông qua việc sử dụng khéo léo các từ ngữ,

âm thanh, hình ảnh, màu sắc ; nhưng ngược lại cũng có thể khiếnthông tin bị loãng hoặc mờ nhạt do sự diễn đạt quá hay, gây mất tậptrung vào sản phẩm chính nơi người xem, đặc biệt khi đối tượng sửdụng ở đây là trẻ em

4 Khó đo lường hiệu quả: do quảng cáo chỉ mang tính chất một chiều, từngười bán tới người mua

Ưu – nhược điểm.

Đối với mặt hàng thời trang trẻ em, Quảng cáo có thể nói là một công cụ hữuhiệu bởi nó không chỉ gây được ấn tượng với trẻ là người sử dụng mà còn tác độngmạnh vào quá trình mua của các bà mẹ - là người quyết định tiêu dùng, đồng thờilại tiết kiệm chi phí cho phía Doanh nghiệp

Cụ thể:

Trang 11

1 Trong cùng một khoảng thời gian, Quảng cáo về mặt hàng thời trangcho trẻ em ở những kênh khác nhau có thể cho phép sản phẩm tiếp cậnđược với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

2 Chí phí cho mỗi lần quảng cáo không quá cao

3 Rất tốt trong việc tạo dựng hình ảnh về nhãn hiệu, đặc biệt là với mộtnhãn hiệu mới trên thị trường như Ovo Kids

4 Việc Quảng cáo đối với mặt hàng thời trang trẻ em sẽ đảm bảo đượctính năng động, đồng thời có nhiều sự lựa chọn về phương tiện truyềntải thông điệp

Tuy nhiên, nó vẫn còn một số hạn chế nhất định như:

1 Gây lãng phí do hướng tới cả những khách hàng không tiềm năng( những người không có nhu cầu đối với mặt hàng thời trang trẻ em)

2 Khó đo lường hiệu quả quảng cáo

3 Thời gian xuất hiện ngắn dẫn đến việc khách hàng chóng quên, đặc biệtkhi khách hàng sử dụng là trẻ nhỏ - nhanh nhớ, nhanh quên và ngườiquyết định mua là những bà mẹ luôn bận rộn với rất nhiều công việcnhư của mặt hàng quần áo trẻ em

1.1.3.1 Xúc tiến bán ( Khuyến mại ).

Khái niệm.

“ Xúc tiến bán là bất kỳ hoạt động nào tạo ra một động cơ để mua sản phẩm ngoài các lợi ích vốn có của sản phẩm”.

( Nguồn: Hiệp hội Quảng cáo Hoa Kỳ)

Đối với bất kỳ một sản phẩm nào nói chung và sản phẩm thời trang trẻ emnói riêng, Xúc tiến bán luôn có những vai trò hết sức quan trọng

Cụ thể:

1 Đối với lực lượng bán hàng: động viên nhân viên nỗ lực hơn nữa theođuổi mục tiêu bán hàng của Công ty ( đẩy mạnh doanh số bán, giảm chiphí bán hàng, mở rộng thêm hệ thống đại lý )

Trang 12

2 Đối với các đại lý, trung gian thương mại: Động viên họ tích cựcMarketing các sản phẩm của công ty, khuyến khích bán các sản phẩmmới hoặc thu hút khách hàng mới.

3 Đối với người tiêu dùng: Khuyến khích họ dùng thử hoặc tiếp tục sửdụng các sản phẩm của công ty

Các công cụ xúc tiến bán chủ yếu bao gồm:

 Quảng cáo tại điểm bán

 Quảng cáo đặc biệt

Ngoài ra, còn các công cụ khác như: quảng cáo hợp tác, ưu đãi thương mại

và trợ cấp khuyến mãi, hội nghị bán hàng, triển lãm thương mại

Với sản phẩm là các mặt hàng thời trang giành cho trẻ nhỏ, các công cụ trênthường được các công ty sử dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng ápdụng Cụ thể:

 Khi đối tượng là người tiêu dùng ( các bà, các mẹ, các chị ): Công tythường có các hình thức như giảm giá với đơn hàng có giá trị lớn, tặngquà, tặng phiếu mua hàng nhân các ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; ngàyQuốc tế phụ nữ 8/3

 Khi đối tượng là người trung gian, các hình thức như trợ cấp mua hàng,giảm giá đơn hàng, hàng tặng kèm thường được công ty sử dụng

 Khi đối tượng là lực lượng bán hàng, công ty thường tổ chức các hội thibán hàng nhằm cổ động tinh thần, tạo không khí thi đua Ngoài ra việcghi nhận thành tích, khen thưởng, tăng lương cũng có tác dụng rất tíchcực

Trang 13

Ưu – nhược điểm.

Với mặt hàng quần áo trẻ em, Xúc tiến bán cho thấy những ưu và nhượcđiểm nhất định Cụ thể:

Nhược điểm:

1 Khách hàng có tâm lý chờ khuyến mại mới mua hàng Điều này dẫn tới

tình trạng “ hàng khi cháy, khi tồn kho”

2 Sử dụng nhiều gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh sản phẩm và lợi nhuận

Các hình thức thường được sử dụng trong Bán hàng cá nhân đối với mặthàng thời trang dành cho trẻ nhỏ gồm: Trình diễn bán hàng, Hội nghị bán hàng,Chương trình khen thưởng, Mẫu chào hàng, Hội chợ và triển lãm thương mại

Có thể nói đây là hình thức giao tiếp mang tính chọn lọc cao, cho phép ngườilàm Marketing đưa các thông điệp có tính thuyết phục đến các nhu cầu cụ thể củatừng người mua hoặc người ảnh hưởng đến quyết định mua

Trang 14

Quy trình.

Hình 1-2: Quy trình Bán hàng cá nhân.

Ưu – nhược điểm.

Đối với sản phẩm quần áo trẻ em, việc sử dụng hình thức Bán hàng cá nhântrong truyền thông có những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:

1 Cho phép trao đổi thông tin hai chiều giữa Doanh nghiệp và những ngườitrực tiếp ra quyết định mua – các mẹ, cũng như những người trực tiếp sửdụng sản phẩm – các bé Từ đó Doanh nghiệp có thể đưa ra những hướngđiều chỉnh về sản phẩm, dịch vụ, truyền thông phù hợp với nhu cầu thịtrường

Tìm hiêu Khách hàng mục tiêu

Chuẩn bị Tiếp cân khách hàng

Tiếp cận khách hàng

Bán hàng

Xử lý các phản đối của khách hàng

Chuẩn bị đơn hàng

mới

Dịch vụ sau bán hàng

Thực hiện đơn hàng

Trang 15

2 Là công cụ có sức thuyết phục cao nhất – có thể ảnh hưởng trực tiếp tớiquyết định mua của các bà mẹ Do trong quá trình bán nhân viên bánhàng có thể trực tiếp giải quyết những khúc mắc, tạo sự tin tưởng và điđến quyết định tiêu dùng nơi Khách hàng

Nhược điểm:

1 Chi phí cao ( chi phí giao dich, chi phí đào tạo nhân viên bán hàng…)

2 Có thể dẫn tới tình trạng “con sâu bỏ rầu nồi canh” do một số đại diệnbán hàng không tốt

1.1.3.4 Marketing trực tiếp

Là sử dụng thư, điện thoại và các công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tincho những khách hàng hiện có và khách hàng triển vọng hay yêu cầu họ có nhữngphản hồi đáp lại

Với mặt hàng trẻ em, các Doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức nhưgửi Catalog về sản phẩm, gửi thư đến tận nhà, Marketing qua điện thoại, Marketingqua máy tính, Marketing qua Tivi…nhằm tiếp cận gần hơn với đối tượng mua là các

Và ngày nay, hiện PR đang được sử dụng rất nhiều bởi tính hiệu quả của nó,đặc biệt là khi có sự kết hợp với các công cụ truyền thông khác

Với các công ty kinh doanh mặt hàng thời trang trẻ em thì việc tổ chức các

sự kiện nhân các ngày lễ, ngày kỉ niệm liên quan tới gia đình, tới thiếu nhi hay tớichị em phụ nữ như thi nấu ăn, thi khéo tay, thi kiến thức chăm sóc gia đình… sẽ là

Trang 16

một cơ hội rất tốt trong truyền thông cho sản phẩm cũng như nâng cao hình ảnhcông ty trong tâm trí người tiêu dùng.

1.2 Vai trò của truyền thông trong hệ thống Marketing - Mix.

Marketing – Mix là một hệ thống bao gồm các công cụ có mối quan hệ mậtthiết với nhau như Sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông Các công cụ nàytuy tách rời nhau nhưng có vai trò hỗ trợ và ảnh hưởng lẫn nhau Điều này đặc biệtđúng với P thứ tư – truyền thông khi sản phẩm kinh doanh là mặt hàng thời trangdành cho trẻ em

Đối với hàng thời trang trẻ em nói riêng và các sản phẩm khác nói chung,trong Marketing – Mix, Truyền thông có tác dụng làm tăng hiệu quả cho các công

cụ khác Nó cung cấp thông tin về sản phẩm, cho người mua nhận thấy được những

ưu thế, những điểm mạnh của sản phẩm, thấy được sự cạnh tranh hay vị thế về giá

cả của sản phẩm; đồng thời cung cấp thông tin về những điểm chuyên phân phối sảnphẩm chính hãng…Thông qua đó nó tác động mạnh vào quá trình mua của Ngườitiêu dùng, thôi thúc họ sử dụng sản phẩm

Và ngược lại, hiệu quả của hoạt động truyền thông bị ảnh hưởng bởi cáccông cụ còn lại trong 4P Chất lượng sản phẩm, sự phong phú và đa dạng về chủngloại hàng hóa, màu sắc, kích thước, kiểu dáng sản phẩm; chính sách giá; độ bao phủcủa hệ thống kênh phân phối, mối quan hệ giữa các thành viên kênh đều có tácđộng hoặc tích cực, hoặc tiêu cực tới hoạt động truyền thông Và khi đó, với cùngmột chương trình truyền thông cho quần áo trẻ em, các bà, các mẹ, các chị có thểnhận định rằng Công ty đó đúng là chất lượng, là uy tín; hoặc cũng có thể nhận địnhrằng đó chỉ là những chương trình nhằm khuếch trương thương hiệu “ hữu danh vôthực” Hệ quả tất yếu, người tiêu dùng có thể tin tưởng hơn nữa vào sản phẩm vàCông ty, hoặc cũng có thể là bài trừ nó

Như vậy có thể nói, Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong hệ thốngMarketing – Mix Và vai trò đó còn đặc biệt quan trọng hơn nữa trong giai đoạn hộinhập kinh tế của nước ta hiện nay

Trang 17

1.3 Các bước xây dựng chiến lược truyền thông.

1.3.1 Phát hiện công chúng mục tiêu.

Công chúng mục tiêu ở đây có thể là những người mua tiềm ẩn sản phẩm củacông ty, có thể là người sử dụng hiện tại hay người thông qua quyết định hoặc cũng

có thể là người ảnh hưởng mua

Với sản phẩm là quần áo trẻ em,công ty có thể trực tiếp hướng tới đối tượngkhách hàng là những người quyết định mua – các bà mẹ, hoặc tới người sử dụng –các em nhỏ…

Đây là bước đầu tiên và cũng là một bước rất quan trọng Thông qua việc xácđịnh rõ công chúng mục tiêu, người làm Marketing có thể xác định rõ được ý đồ củamình trong truyền thông, đồng thời định hướng được việc chọn phương tiện, cáchthức mã hóa, và cách thức tiếp cận đối tượng

1.3.2 Xác định phản ứng của người nhận tin.

Sử dụng mô hình “ thứ bậc của hiệu quả” ( nhận thức, cảm nhận, hành động)

và sáu trạng thái sẵn sàng mua của người tiêu dùng ( biết đến, hiểu biết, thích, ưathích, tin tưởng và mua) xác định phản ứng hiện tại của người nhận tin

Hình 1-3: Mối quan hệ giữa Mô hình “ thứ bậc hiệu quả” và 6 trạng thái mua

Trang 18

Thông qua phản ứng hiện tại, phản ứng đáp lại mục tiêu của chương trìnhtruyền thông đang thực hiện được xác lập

Với mục tiêu tạo sự nhận thức, công ty cần:

1 Thông báo cho thị trường mục tiêu biết đến sự tồn tại của sản phẩm –dịch vụ của mình

2 Tăng cường các thông tin mới, củng cố và đính chính các thông tin sainhằm tăng mức độ hiểu biết của khách hàng

Với mục tiêu cảm nhận:

Công ty cần xây dựng một chiến lược truyền thông nhằm vào việc tạo dựngniềm tin, có thể với mục đích kích thích hay củng cố cảm xúc hiện thời của đốitượng về sản phẩm – dịch vụ công ty

Với mục tiêu hành động.

Công ty mong muốn hoạt động truyền thông sẽ tác động trực tiếp tới quátrình mua của khách hàng, kích thích họ đi đến quyết định mua sắm Do đó, ngườilàm truyền thông thường sử dụng biện pháp đưa ra các chỉ thị hay những lời khuyênrăn, đánh trực tiếp vào tâm lý khách hàng

1.3.3 Thiết kế thông điệp.

Thông điệp là sự tập hợp thông tin có định hướng thuyết phục đối với kháchhàng dưới các hình thức xúc tiến khác nhau Việc thiết lập thông điệp đòi hỏi phảigiải quyết được ba vấn đề: nói cái gì? Nói như thế nào cho hợp lý? Và nói như thếnào cho biểu cảm?

Muốn vậy, người thiết kế thông điệp phải đảm bảo:

1 Việc thiết kế về nội dung sao cho hấp dẫn, thu hút khách hàng mà vẫntruyền tải được nội dung mà Doanh nghiệp muốn gửi tới người tiêudùng

2 Việc đảm bảo kết cấu hợp lý, logic, và lôi cuốn

3 Việc đảm bảo sự dễ hình dung, dễ hiểu trong hình thức thông điệp

4 Việc lựa chọn nguồn phát thông điệp sao cho hấp dẫn nhằm thu hútđược sự chú ý và đảm bảo khả năng ghi nhớ nhiều hơn từ phía người

Trang 19

tiêu dùng, ví dụ như việc sử dụng những người nổi tiếng làm người phátngôn

Một thông điệp lý tưởng là thông điệp thực sự thu hút được sự chú ý, tạo rađược sự quan tâm, kích thích được sự mong muốn và thúc đẩy hành động mua từphía Người tiêu dùng

Quá trình thiết kế thông điệp đối với sản phẩm thời trang trẻ em phải trải qua

ba giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Hình thành ý tưởng

Việc hình thành ý tưởng ở đây có thể xuất phát từ chính những đặc tính sảnphẩm, từ lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng như sản phẩm hợp thờitrang, chất vải tốt, an toàn cho sức khỏe…, hoặc xuất phát điểm từ đặc điểm, tính

cách của trẻ nhỏ ( hiếu động, thích màu sắc…)

Giai đoạn 2: Hình tượng hóa ý tưởng.

Sau khi các ý tưởng được hình thành, người làm truyền thông tiến hành lựachọn những ý tưởng thích hợp nhất căn cứ vào đặc tính sản phẩm, vào thị hiếungười tiêu dùng, và vào thực tế thị trường… và hình tượng hóa ý tưởng Nghĩa là họ

sẽ xây dựng motip cho ý tưởng, thông qua việc tạo dựng những cảnh quay như thếnào? Điểm nhấn ở đâu? Và các nhân vật trong thông điệp biểu cảm ra sao?

Giai đoạn 3: Các yếu tố minh họa.

Bao gồm việc quyết định lựa chọn:

Phần lời minh họa: đây là một phần rất quan trọng quyết định phần lớn

hiệu quả thông điệp Bởi vậy người thiết kế cần hết sức chú ý từ câuSlogan – đúc kết cô đọng nhất nội dung thông điệp, tới phần mở rộngnhằm giải nghĩa cho Slogan, phần xác nhận nhằm tạo niềm tin nơi côngchúng, và phần tác động nhằm khích thích hành động mua của kháchhàng

Các yếu tố đồ họa: như hình ảnh, màu sắc, logo, biểu trưng… Đây

chính là những yếu tố có tác động rất mạnh tới thị giác của cả các bà mẹ

và trẻ nhỏ, góp phần khuyến khích hành động mua hàng nơi họ

Trang 20

Âm thanh: nó bao gồm việc lựa chọn nhạc nền cho quảng cáo, người

thuyết minh cho thông điệp hay những tiếng động của ngoại cảnh Nếunhư các yếu tố đồ họa tác động vào thị giác, thì ở đây thính giác sẽ bịkích thích mạnh, gây ra ấn tượng về thông điệp, về sản phẩm – dịch vụnơi mẹ và bé

1.3.4 Lựa chọn phương tiện truyền thông.

Sau khi thông điệp đã được thiết kế xong, các nhà truyền thông phải tiếnhành lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp nhất nhằm đem lại hiệu quả cao nhấtcho chương trình của mình

Có hai loại hình kênh truyền thông lớn, bao gồm:

1 Các kênh truyền thông trực tiếp: là việc có hai hay nhiều người giao

tiếp trực tiếp với nhau hoặc mặt đối mặt hoặc qua điện thoại, thư từ Nó

và những người ảnh hưởng tới quyết định mua

 Kênh xã hội: tác động mạnh vào các nhóm tham khảo mà các bà,các mẹ, các chị thường lấy ý kiến khi đưa ra một quyết định muasắm ( hàng xóm láng giềng, các thành viên trong gia đình, bạn bè,các cộng sự, đồng nghiệp )

2 Các kênh truyền thông gián tiếp: là việc truyền tin đi mà không có bất

kỳ sự giao tiếp hoặc tiếp xúc trực tiếp nào

Trang 21

 Sự kiện: lễ khai trương, các buổi họp báo, hoạt động tài trợ… nhâncác ngày 1/6, 8/3, 20/10…của công ty.

Việc lựa chọn phương tiện truyền thông là vô cùng quan trọng vì nó quyếtđịnh việc công chúng nhận tin có tiếp cận được với thông tin hay không và chấtlượng thông tin họ nhận được như thế nào Nghĩa là nó tác động trực tiếp tới hiệuquả của chương trình truyền thông đó

1.3.5 Xây dựng Tổng ngân sách Khuyến mãi.

Một trong những nhân tố quyết định thành công của một chương trình truyềnthông đó chính là ngân sách thực hiên Bởi vậy, người làm truyền thông thườngphải cân nhắc, xem xét rất kỹ trước khi đưa ra quyết định sau cùng về Tổng ngânsách khuyến mãi

Có 4 phương pháp thường sử dụng trong xây dựng Ngân sách Khuyến mãi:

Phương pháp căn cứ khả năng: nghĩa là quyết định tổng ngân sách ở

mức mà khả năng của công ty cho phép Ưu điểm của phương pháp này

là nằm trong tầm kiểm soát của công ty song lại xem nhẹ ảnh hưởngcủa truyền thông đối với doanh số bán nên nhiều trường hợp không pháthuy hết hiệu quả của chương trình

Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán: Công ty sẽ xác định

chi phí khuyến mãi theo một tỷ lệ phần trăm nhất định của doanh số bán

dự kiến trong năm hoặc của giá bán, ví như 5% hay 10% Phươngpháp này có ưu điểm là chi phí gắn liền với kết quả kinh doanh, tạothuận lợi trong quản lý và hoạch toán Tuy nhiên nó lại ít đứng trênquan điểm thị trường nên thường bỏ qua các cơ hội kinh doanh lớn vàgây khó khăn trong việc lập kế hoạch cho các chương trình xúc tiếntrong dài hạn

Phương pháp cân bằng cạnh tranh: Tức là Công ty sẽ xác định ngân

sách căn cứ vào ngân sách dành cho Khuyến mãi của Đối thủ cạnhtranh, đảm bảo nguyên tắc ngang bằng với đối thủ trực tiếp hoặc cùng

Trang 22

cỡ Tuy nhiên, do mục tiêu, uy tín, khả năng và cơ hội của mỗi công ty

là khác nhau nên kết quả truyền thông cũng thường khác nhau

Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: Với phương pháp

này, Công ty sẽ xác định những mục tiêu cụ thể của chương trình,những công việc, nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó Vàtổng chi phí cho các công việc, nhiệm vụ đó chính là tổng ngân sáchKhuyến mãi dự toán của Doanh nghiệp Với phương pháp này, các nhàtruyền thông buộc phải giải trình rõ kế hoạch giải ngân, mối quan hệgiữa chi phí bỏ ra và hiệu quả đem lại Đó chính là ưu điểm lớn giúpDoanh nghiệp kiểm soát được ngân sách truyền thông của mình

1.3.6 Quyết định hệ thống các biện pháp Khuyến mãi.

Ở giai đoạn này, Doanh nghiệp tiến hành phân bổ ngân sách cho 5 công cụkhuyến mãi sao cho đạt được mục tiêu của chương trình ở mức cao nhất có thể vàquyết định hệ thống các biện pháp truyền thông đi kèm

Do mỗi công cụ đều có những tác động và tầm quan trọng khác nhau trongchiến lược truyền thông, nên việc phân bổ này đòi hỏi phải có tính linh hoạt cao

Có bốn căn cứ giúp Doanh nghiệp có thể đưa ra được quyết định hợp lý nhấttrong phân bổ ngân sách, gồm:

1 Kiểu thị trường sản phẩm

2 Cơ chế kéo – đẩy

3 Các giai đoạn sẵn sàng của người mua

4 Chu kỳ sống sản phẩm

Kiểu thị trường sản phẩm.

Tầm quan trọng của các công cụ khuyến mãi trên thị hàng tiêu dùng và hàng

tư liệu sản xuất là khác nhau

Trang 23

Hình 1-4: Tầm quan trọng tương đối của các công cụ khuyến mại

Như vậy có nghĩa là một Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào loại hình sảnphẩm kinh doanh của mình để xác định mức độ quan trọng của từng công cụ nhằmmục tiêu đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất trong phân bổ ngân sáchKhuyến mãi

Chiến lược kéo – đẩy.

Trang 24

Đây là hai chiến lược trái ngược nhau

Chiến lược đẩy

Chiến lược kéo

Hình 1-5: Chiến lược đẩy và kéo

Chiến lược đẩy đòi hỏi nhà sản xuất phải hướng các hoạt động Marketingvào người trung gian ( bán buôn, bán lẻ) để kích thích họ đặt hàng và kinh doanhsản phẩm, bán đến tay người tiêu dùng

Ngược lại, với chiến lược kéo, các hoạt động Marketing lại hướng vào ngườitiêu dùng cuối cùng Khi nhu cầu mua xuất hiện, người mua sẽ yêu cầu cung cấphàng từ phía các trung gian Thông qua đó sẽ kích thích người trung gian đặt hàng

và bán hàng cho Doanh nghiệp sản xuất

Với mặt hàng thời trang trẻ em, khi cạnh tranh trên thị trường hiện tại là khálớn, việc một Doanh nghiệp quyết định lựa chọn chiến lược nào cần phải căn cứ vàochu kỳ sống sản phẩm, năng lực, khả năng và mục tiêu của công ty Từ đó Doanhnghiệp mới có thể đưa ra được những quyết định đúng trong lựa chọn công cụ chochiến lược truyền thông của mình

Các giai đoạn sẵn sàng của người mua.

Đối với mỗi một giai đoạn sẵn sàng mua của khách hàng lại có một công cụ

có khả năng gây ảnh hưởng cao nhất Do đó, đây cũng là một trong số những căn cứquan trọng cho nhà truyền thông trong việc phân bổ ngân sách Khuyễn mãi

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất

Người trung gian

Người tiêu dùng cuối cùng

Người trung gian

Người tiêu dùng cuối cùng

Trang 25

Cụ thể, với mặt hàng thời trang dành cho trẻ em, các công cụ thường được sửdụng tương ứng với các giai đoạn sẵn sàng mua bao gồm:

 Giai đoạn biết đến: Quảng cáo và tuyên truyền

 Giai đoạn hiểu biết: Quảng cáo và Bán hàng trực tiếp

 Giai đoạn tin tưởng: Bán hàng trực tiếp

 Giai đoạn mua hàng: Bán hàng trực tiếp và Khuyến mại

Và ngay cả việc tái đặt đơn hàng cũng chịu sự tác động khác nhau của cáccông cụ, ảnh hưởng mạnh nhất là của Bán hàng trực tiếp, Khuyến mại, sau là Quảngcáo nhằm mục đích nhắc nhở

Với giai đoạn phát triển thì hiệu quả của tất cả các công cụ đều thuyên giảm

do các nhu cầu đã có đòn bẩy riêng là những “ lời đồn”

Sang giai đoạn bão hòa, vai trò của các công cụ lại được đánh giá cao, trong

đó then chốt là Bán hàng trực tiếp, Quảng cáo và Khuyến mại

Ở giai đoạn suy thoái, Khuyễn mại vẫn có tác dụng mạnh, trong khi Quảngcáo chỉ đóng vai trò nhắc nhở và Bán hàng trực tiếp thì chỉ thu hút được sự chú ý tốithiểu của Khách hàng đến sản phẩm

1.3.7 Đo lường kết quả Khuyến mãi.

Đây là một bước quan trọng giúp người làm Marketing có thể đánh giá đượchiệu quả của hoạt động truyền thông Muốn vậy, họ cần phải khảo sát xem côngchúng mục tiêu có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp không, tần suất nhìn thấy, thái

độ của họ đối với sản phẩm trước và sau chương trình, mức độ thay đổi trong hành

vi mua và các phản ứng đáp lại của Khách hàng…

Trang 26

1.3.8 Tổ chức quản lý truyền thông Marketing tổng hợp.

Ngày nay, trước sự phân chia ngày càng nhỏ của thị trường tổng thể, trước

sự đa dạng và phong phú của các phương tiện truyền thông, và trước sự thay đổinhanh chóng trong thị hiếu tiêu dùng của Khách hàng, thì các Doanh nghiệp đang

có xu hướng sử dụng truyền thông Marketing tổng hợp ngày một nhiều hơn Họphối kết hợp một cách hài hòa các công cụ truyền thông với nhau nhằm phát huy lợithế của từng công cụ với mục tiêu đem lại hiệu quả cao nhất trong truyền thông Và

do vậy việc tổ chức quản lý truyền thông Marketing tổng hợp là hết sức cần thiết

Trang 27

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN OVO VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU OVO KIDS.

2.1 Công ty Cổ phần Ovo Việt Nam.

2.1.1 Lịch sử hình thành- phát triển.

Thực tế Việt Nam trong những năm vừa qua cho thấy xu hướng tiêu dùngdành cho các sản phẩm quần áo thời trang ngày càng tăng đối với cả quần áo dànhcho người lớn và trẻ em, nam và nữ Đặc biệt là các bà mẹ trẻ, khi cuộc sống càngnăng động, giao tiếp xã hội, giao lưu bạn bè càng nhiều thì nhu cầu của họ khôngchỉ dừng lại ở việc làm đẹp cho bản thân mà họ còn đặc biệt chú trọng tới việc “làm đẹp” cho những đứa con thân thương của mình Do đó quần áo cho trẻ nhỏ làmột trong những mặt hàng luôn được các bà, các mẹ, các chị quan tâm Thậm chí,đối với các gia đình có thu nhập khá trở lên, xu hướng sử dụng các sản phẩm quần

áo có thương hiệu, ngay cả với thương hiệu ngoại đang ngày càng lớn hơn

Đứng trước xu thế hội nhập của đất nước, đồng thời nhìn nhận được xuhướng trên, bà Nguyễn Thị Thu đã quyết định nhập một thương hiệu quần áo trẻ emcủa Mỹ, được sản xuất tại Thái Lan, hiện đang rất được ưa chuộng tại nhiều thịtrường trên thế giới như Singapor, Australia, Ý, Nga…về Việt Nam – Ovo

Cuối năm 2008 công ty Cổ phần Ovo Việt Nam được thành lập, trở thành nhàphân phối độc quyền sản phẩm mang thương hiệu Ovo nổi tiếng này tại nước ta

2.1.2 Mục tiêu của công ty.

Ovo Việt Nam mong muốn sẽ trở thành một trong số những Doanh nghiệphàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân phối các sản phẩm quần áo thời trangcho trẻ em

Ovo Việt Nam cam kết luôn cung cấp những sản phẩm chính hãng với chấtlượng cao và dịch vụ tốt, đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng, cho đối tác và chomỗi thành viên trong cộng đồng và xã hội

Trang 28

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý.

Là một công ty nhỏ, lại vừa mới thành lập nên cơ cấu tổ chức và bộ máyquản lý của Ovo Việt Nam còn khá tinh giản, cụ thể như sau:

BỘ MÁY TỔ CHỨC:

Hình 2-1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức và quản lý công ty Cổ phần Ovo Việt Nam

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy, tại Ovo Việt Nam, Hội đồng quản trị là cơ quan

có trách nhiệm cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty Một thànhviên trong Hội đồng quản trị giữ cương vị Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trướctoàn thể hội đồng Giúp việc cho Giám đốc có:

3 Phòng Tài chính – Kế toán chịu trách nhiệm nhập xuất, thu chi

4 Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm bán hàng và Marketing

Ngoài ra còn có khối Hành chính – Nhân sự giúp Giám đốc về mặt nhân sự

và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp trong công ty

2.1.4 Các nhãn hiệu chủ yếu.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHÒNG

TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

PHÒNG KINH DOANH

KHỐI HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

Trang 29

Ovo Việt Nam chuyên về các sản phẩm thời trang hàng trung bình ( casual)cho trẻ em các lứa tuổi.

Công ty có 3 dòng sản phẩm chính được phân chia theo nhóm tuổi, tạo điềukiện thuận lợi cho sự lựa chọn, tiêu dùng của các mẹ, các chị

Cụ thể gồm:

1 Nhãn hiệu INFANT: dành cho các bé sơ sinh đến 1 năm tuổi

2 Nhãn hiệu TODLER: cho các bé từ 2 – 4 năm tuổi

3 Nhãn hiệu KIDS: cho các bé trên 4 năm tuổi

2.2 Nhãn hiệu Ovo Kids.

2.2.1 Đặc điểm.

Như trên đã trình bày, Ovo Kids là dòng sản phẩm dành cho các em nhỏ trên

4 tuổi Cũng như các dòng sản phẩm khác có thương hiệu Ovo, Tất cả các quần áonhãn hiệu Ovo Kids đều được thực hiện trên nguyên chất 100% cotton và được kếthợp bởi các mẫu dệt khác nhau Khách hàng có thể dễ dàng nhận ra những sảnphẩm này bởi màu sắc tươi sáng của chúng, bởi các hình ảnh vui nhộn, các ứngdụng và đặc biệt là sẽ không phai màu khi rửa sạch,hay đem giặt

2.2.2 Sản phẩm đặc trưng.

Dưới đây là hình ảnh 1 số sản phẩm đặc trưng cho nhãn hiệu này :

Trang 31

2.2.3 Cơ hội thị trường của nhãn hiệu Ovo Kids.

Cũng như các dòng sản phẩm khác, cơ hội thị trường cho nhãn hiệu OvoKids cũng được biểu hiện thông qua chính tần suất mua hàng của người tiêu dùng

Dưới đây là kết quả thu thập được thông qua cuộc điều tra tiến hành tại các

hộ gia đình có con trên 4 năm tuổi trên địa bàn Hà Nội về tần suất mua sắm đồ trẻ

em của họ

A1 : > 5 lần/ tháng A2 : 4 – 5 lần/ tháng A3 : 2 – 3 lần/ tháng A4 : 1 lần/ tháng A5 : < 1 lần/ tháng

Hình 2-3 : Tần suất mua sắm đồ trẻ em

Từ biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy sản phẩm thời trang dành cho trẻ em làmặt hàng hiện đang khá được quan tâm tại các hộ gia đình Tần suất tiêu dùng sảnphẩm ở đây là khá lớn, với:

 20% ( 10/50 ) số hộ có xu hướng mua trên 5 lần/ tháng

 16% ( 8/50 ) số hộ mua 4 – 5 lần/ tháng

 16% (8/50 ) số hộ mua 2 - 3 lần/ tháng

 18% (9/50 ) số hộ mua 1 lần/ tháng

Trang 32

 Chỉ có 30% (15/50) số hộ có vẻ ít quan tâm hơn đối với dòng sản phẩmnày, tuy nhiên tần suất mua của họ, ít hơn 1 lần/ tháng cũng không hẳn

đã là một con số nhỏ Bởi quy mô đơn hàng trong mỗi lần mua cũng làmột nhân tố quan trọng cho thấy khối lượng tiêu thụ của một cá nhânhay một tổ chức đối với một dòng sản phẩm nhất định Với số lần muahàng không lớn do những lý do cá nhân hoặc điều kiện không cho phép,nhưng quy mô mỗi đơn hàng lớn thì cơ hội thị trường đối với sản phẩm

đó vẫn có nhiều khả năng là còn rộng mở

Như vậy có thể nói cơ hội thị trường dành cho Ovo Kids là khá lớn Songthực tế, trên thị trường cũng đang có rất nhiều các hãng, thương hiệu mạnh chodòng sản phẩm này hiện đang dành được sự yêu mến từ phía khách hàng

Cụ thể:

Trang 33

Hình 2- 4: Sức mua của các hãng quần áo trẻ em trên thị trường

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, hiện trên thị trường đã có khá nhiều hãng quần

áo thời trang dành cho trẻ em Tuy nhiên, sức mua của các hãng này là khá chênhlệch Cụ thể :

Bảng 2-1 : Sức mua của các hãng quần áo trẻ em trên thị trường

Như vậy, nhìn vào bảng trên, có thể thấy Made in Vietnam là một đối thủkhá lớn đối với Ovo và các hãng khác trong dòng sản phẩm thời trang trẻ em, vàhiện Ovo vẫn chưa nhận được nhiều sự ưu ái từ phía khách hàng Và bởi vậy, mộtchương trình truyền thông hiệu quả nhằm đưa Ovo nói chung và Ovo Kids nói riêngtới gần hơn với khách hàng là vô cùng cần thiết

2.3 Các hoạt động truyền thông công ty đã thực hiện đối với nhãn hiệu Ovo Kids 2.3.1 Mục tiêu truyền thông.

Trang 34

Là một công ty mới thành lập, lại chịu trách nhiệm là nhà phân phối độcquyền một sản phẩm mang thương hiệu mới tại Việt Nam trong đó có dòng sảnphẩm nhãn hiệu Ovo Kids, mọi hoạt động truyền thông trong thời gian qua của công

ty Cổ phần Ovo Việt Nam không nằm ngoài mục tiêu đưa thông tin về sản phẩmgần hơn với người tiêu dùng, là các bà, các mẹ, các chị Thông qua đó, nâng caomức độ biết đến của Công chúng nhận tin về sản phẩm ở cả số lượng và chất lượng.Đồng thời tác động vào phong cách tiêu dùng, vào quyết định mua của Khách hàng,kích thích -họ mua sắm và truyền tin về sản phẩm nhằm đẩy mạnh hơn nữa tên tuổicủa nhãn hiệu Ovo Kids nói riêng và thương hiệu Ovo nói chung trên thị trườngViệt Nam

2.3.2 Chiến lược truyền thông và các hoạt động truyền thông.

Đối với một Doanh nghiệp, một chiến lược truyền thông xuyên suốt sẽ làmột tiền đề vững chắc, và là cơ sở cho các hoạt động, các chương trình truyền thôngtrong cả ngắn hạn và dài hạn Nó sẽ là nền tảng đưa công ty đi gần hơn đến vớinhững mục tiêu của mình

Không nằm ngoài quy luật đó, nhằm đạt được mục tiêu truyền thông củamình, trong thời gian qua, Ovo Việt Nam đã tiến hành triển khai một số các hoạtđộng truyền thông cho nhãn hiệu Ovo Kids

Bao gồm :

1 Mở rộng thêm các điểm phân phối sản phẩm tại các Trung tâm thươngmại lớn như : Parkson, Vincom, Tràng Tiền Plaza – là các điểm cólượng người qua lại tham quan, mua sắm lớn, và đối tượng lui tớithường xuyên lại chính là các khách hàng mục tiêu của sản phẩm

2 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ bán hàng cho các điểm phân phối :

 Đảm bảo hiệu quả đơn hàng

 Tăng cường các công cụ hỗ trợ như : catalogue, hàng mẫu

3 Đẩy mạnh công tác viết bài trên các báo dành cho gia đình hoặc dànhcho các bà mẹ như Tiếp thị gia đình, Diễn đàn của các bà mẹ, báo Phụ

Trang 35

nữ nhằm tạo tiếng vang và thu hút sự chú ý của nhóm công chúngmục tiêu.

Như vậy có thể nói về cơ bản thì hoạt động truyền thông cho Ovo Kids vẫncòn rất đơn giản và chỉ mới ở những bước ban đầu

2.3.3 Hiệu quả của các hoạt động truyền thông.

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các hoạt động truyền thôngcủa công ty đối với nhãn hiệu Ovo Kids trong thời gian qua là nhằm nâng cao mức

độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm và về công ty Do đó mức độ nhận biếtcủa khách hàng chính là thước đo chính xác nhất đối với hiệu quả của các hoạt độngtruyền thông trên Và ở đây, mức độ nhận biết đó được thể hiện thông qua :

 Tỷ lệ người tiêu dùng biết thông tin về sản phẩm và thái độ tiếp nhậnthông tin

 Tỷ lệ khách hàng quyết định mua sắm và thái độ đối với sản phẩm

2.3.3.1 Tỷ lệ người tiêu dùng biết thông tin về Ovo Kids và thái độ tiếp nhận thông tin.

Hình 2-5: Tỷ lệ khách hàng nghe đến nhãn hiệu Ovo Kids

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, một phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa biết thôngtin về nhãn hiệu Ovo Kids – Có 66% người được hỏi không biết sản phẩm Điều này

Trang 36

cho thấy hoạt động truyền thông của công ty cho sản phẩm trong thời gian qua là chưathực sự hiệu quả, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Nó khiến ngườilàm truyền thông phải tự đặt ra câu hỏi, rằng xuất phát điểm của vấn đề là ở đâu? ởcông cụ truyền tải? hay nội dung thông điệp? ở mức ngân sách dành cho truyền thôngchưa đủ lớn? hay ở việc phân bổ nguồn ngân sách đó chưa thực sự là hiệu quả nhất cóthể…

Mặt khác số liệu của cuộc nghiên cứu lại cho thấy, với những khách hàng đãbiết về sản phẩm thì những thông tin nhận được hiện vẫn chưa thực sự gây được ấntượng đối với họ

Rấ t ấn tư ợ ng

Ấ n tư ợ ng đ ố i vữ ng th ôn gợ c về K id s

Hình 2-6: Ấn tượng của khách hàng đối với thông tin nhận được về Ovo Kids

Với 47.1% người nhận thông tin ít ấn tượng, 41,2% khá ấn tượng, và chỉ5,9% ấn tượng, 5,9% rất ấn tượng về những thông tin nhận được liên quan tới OvoKids, có thể nói với khách hàng, thông tin về sản phẩm này hiện vẫn còn rất “ mờnhạt ” Do đó, một lần nữa cần nhấn mạnh, người làm truyền thông phải đặc biệtchú trọng tới việc thiết kế thông điệp và lựa chọn kênh truyền thông nhằm khắc họasâu hơn nữa hình ảnh sản phẩm trong tâm trí khách hàng

Tỷ lệ người mua sản phẩm và thái độ đối với sản phẩm.

Trang 37

Mua sản phẩm nhãn hiệu Ovo Kids

Bảng 2-2: Bảng so sánh chéo số người biết đến và mua sản phẩm Ovo Kids

Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong tổng số 17 người biết thông tin về sản phẩmthì chỉ có 6 người đã tiêu dùng sản phẩm đó, nghĩa là chỉ chiếm 35,3% Và trên thực tế,nếu tính theo tổng số khách hàng trên thị trường sản phẩm thì lượng khách hàng thựccủa Ovo Kids hiện nay là vô cùng nhỏ, 6%

a sản phẩm nhs

Hình 2-7 : Tỷ lệ người mua sản phẩm Ovo Kids.

Tình huống này đặt ra một câu hỏi cho người làm Marketing là thực tế hiệuquả truyền thông của công ty cho nhãn hiệu Ovo Kids đang ở điểm ( ngưỡng) nào?

Nó đòi hỏi công ty cần chú trọng hơn nữa tới việc hoạch định một chiến lược truyềnthông xuyên suốt và hiệu quả làm tiền đề cho các chương trình và hoạt động truyềnthông trong dài hạn và ngắn hạn nhằm quảng bá hơn nữa cho nhãn hiệu Ovo Kids

và hình ảnh của công ty

Trang 38

Trên thực tế, khách hàng hiện tại của Ovo Kids vẫn chưa được như mongmuốn, song, theo số liệu điều tra cho thấy, khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm thìhầu hết đều hài lòng

Cụ thể :

 66,7% khách hàng khá hài lòng về sản phẩm

 16,7% khách hàng rất hài lòng về sản phẩm

 Chỉ 16,7% khách hàng không hài lòng lắm về sản phẩm

Hình 2-8 : Mức độ hài lòng về Ovo Kids

Có thể nói đây là một thành công lớn đối với Ovo Kids trong việc khẳngđịnh tên tuổi của mình trên thị trường sản phẩm thời trang cho trẻ em hiện đang có

sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các hãng và các thương hiệu Bởi không phải bất kỳmột sản phẩm nào cũng có thể nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng trong tiêudùng Do đó, Ovo Việt Nam có thể sử dụng thành quả này như một lợi thế trongtruyền thông, thông qua việc tạo dựng cho mình những Người định hướng dư luậntốt ( OL ), nhằm đánh vào tâm lý người tiêu dùng với mục đích mở rộng diện bao

Trang 39

phủ cho sản phẩm của mình Đó sẽ là những người khẳng định chất lượng sản phẩm– dịch vụ, khẳng định những giá trị khách hàng có thể nhận được, thậm chí có khơinguồn cho một làn sóng tiêu dùng mới đối với hàng thời trang trẻ em trên thị trường– mua và sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu Ovo Kids.

Nói tóm lại, hoạt động truyền thông cho nhãn hiệu Ovo Kids của công ty Cổphần Ovo Việt Nam hiện đang rất cần có một chiến lược xuyên suốt, hiệu quả để cóthể đến gần hơn với khách hàng, để cạnh tranh được với các thương hiệu thời trangtrẻ em khác trên thị trường, và để đạt mục tiêu công ty đã đề ra đối với nhãn hiệunày trong thời gian tới

Dưới đáy là chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu Ovo Kids trên địa bàn HàNội mà tác giả đã thiết kế, với mong muốn có thể giúp công ty Cổ phần Ovo ViệtNam nhanh chóng nhận được sự tin yêu từ phía khách hàng và khẳng định đượcmình trên thị trường hàng thời trang trẻ em

Trang 40

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CHO NHÃN HIỆU OVO KIDS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN OVO

VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI.

1 Mục tiêu của công ty.

Như trên đã nói, mục tiêu của Ovo Việt Nam là có thể sớm trở thành mộttrong số những Doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực Phân phối cácsản phẩm quần áo thời trang cho trẻ em Bởi vậy việc tạo dựng tên tuổi, nâng caomức độ hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm và công ty là hết sức cần thiết

Thông qua chiến lược truyền thông của mình, một lần nữa, Ovo Việt Nammong muốn đem đến cho Khách hàng một sự cam kết lâu dài hơn nữa về chất lượngsản phẩm và dịch vụ, về uy tín và hình ảnh công ty Qua đó tạo dựng lòng tin nơi ngườitiêu dùng, củng cố vị thế Doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trongthời gian tới; đồng thời hướng tới thực hiện mục tiêu dài hạn của Công ty

2 Mục tiêu của chiến lược truyền thông.

Một chương trình truyền thông thành công bất kỳ nào bao giờ cũng đều cómột mục tiêu được định rõ trước đó Việc xác định rõ mục tiêu không những tạothuận lợi cho việc xây dựng, triển khai thực hiện chương trình đúng hướng mà còn

là cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động sau này

Với vai trò quan trọng đó, một mục tiêu tốt cần phải thỏa mãn các tiêu chuẩnsau đây :

 Phải xuất phát từ mục tiêu Marketing của công ty

 Phải phù hợp với đặc điểm của công chúng mục tiêu, được xây dựngdựa trên sự hiểu biết rõ về họ

 Có thể lượng hóa được

 Có tính khả thi ( phù hợp với thời gian, nguồn lực công ty)

Muốn vậy, việc xác định mục tiêu trong truyền thông cần phải thực hiện theođúng quy trình sau :

Ngày đăng: 02/10/2015, 11:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản trị Marketing- Philip Kotler- Nhà xuất bản Thống kê Khác
2. Giáo trình Nghiên cứu Marketing – Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Viết Lâm – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. Giáo trình Marketing căn bản – Chủ biên: GS. TS Trần Minh Đạo – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
4. Giáo trình Quản trị Quảng cáo &amp; Xúc tiến thương hiệu – Biên soạn: NCS. Cao Tiến Cường – ThS. Nguyễn Quang Dũng – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
5. Sách Nghệ thuật Bán hàng cá nhân – Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Viết Lâm – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.6. Website Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-1: Quá trình truyền thông - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 1 1: Quá trình truyền thông (Trang 7)
Hình 1-2: Quy trình Bán hàng cá nhân. - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 1 2: Quy trình Bán hàng cá nhân (Trang 14)
Hình 1-3: Mối quan hệ giữa Mô hình “ thứ bậc hiệu quả” và 6 trạng thái mua - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 1 3: Mối quan hệ giữa Mô hình “ thứ bậc hiệu quả” và 6 trạng thái mua (Trang 17)
Hình 1-5: Chiến lược đẩy và kéo - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 1 5: Chiến lược đẩy và kéo (Trang 24)
Hình 2-1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức và quản lý công ty Cổ phần Ovo Việt Nam - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 2 1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức và quản lý công ty Cổ phần Ovo Việt Nam (Trang 28)
Hình 2-2 : Một số sản phẩm nhãn hiệu Ovo Kids - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 2 2 : Một số sản phẩm nhãn hiệu Ovo Kids (Trang 30)
Hình 2-3 : Tần suất mua sắm đồ trẻ em - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 2 3 : Tần suất mua sắm đồ trẻ em (Trang 31)
Hình 2-5: Tỷ lệ khách hàng nghe đến nhãn hiệu Ovo Kids - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 2 5: Tỷ lệ khách hàng nghe đến nhãn hiệu Ovo Kids (Trang 35)
Hình 2-7 : Tỷ lệ người mua sản phẩm Ovo Kids. - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 2 7 : Tỷ lệ người mua sản phẩm Ovo Kids (Trang 37)
Bảng 2-2: Bảng so sánh chéo số người biết đến và mua sản phẩm Ovo Kids - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Bảng 2 2: Bảng so sánh chéo số người biết đến và mua sản phẩm Ovo Kids (Trang 37)
Hình 2-8 : Mức độ hài lòng về Ovo Kids - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 2 8 : Mức độ hài lòng về Ovo Kids (Trang 38)
Hình 3-1: Quy trình xác định mục tiêu truyền thông. - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 3 1: Quy trình xác định mục tiêu truyền thông (Trang 41)
Hình 3-2: Quy trình phân bổ tổng ngân sách truyền thông. - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Hình 3 2: Quy trình phân bổ tổng ngân sách truyền thông (Trang 55)
Bảng 3-4: Bảng báo giá biển hiệu công ty Quảng cáo Đại Dương. - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
Bảng 3 4: Bảng báo giá biển hiệu công ty Quảng cáo Đại Dương (Trang 62)
1.1. Bảng tần suất. - Xây dựng chiến lược truyền thông cho nhãn hiệu ovokids của công ty cổ phần ovo việt nam tại hà nội
1.1. Bảng tần suất (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w