1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động xét xử vụ án dân sự của hội thẩm nhân dân thực trạng và giải pháp ở tòa án nhân dân huyện lai vung, tỉnh đồng tháp

41 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Đồng thời, Hội thẩm còn hạn chế về trình độ pháp lý, vì vậy trong thực tiễn hoạt động xét xử ở Tòa án nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, thì Hội thẩm không thể hiện được nguyên tắc

Trang 1

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Ths Huỳnh Thị Sinh Hiền Võ Thanh Tòng

VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Trang 2

MỤC LỤC

Trang Lời nói đầu 1

1 Lí do chọn đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Kết cấu luận văn CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN 1.1.1 Khái niệm Hội thẩm 3

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Hội thẩm 1.1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 4

1.1.2.2 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980 6

1.1.2.3 Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 7

1.1.2.4 Giai đoạn từ năm 1992 đến nay 8

1.1.3 Ý nghĩa của chế định Hội thẩm nhân dân 9

1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản về Hội thẩm nhân dân 1.1.4.1 Nguyên tắc khi xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia 10

1.1.4.2 Nguyên tắc khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán 11

Trang 3

1.1.4.3 Nguyên tắc khi xét xử Hội thẩm và Thẩm phán độc lập và chỉ tuân

theo pháp luật 12

1.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỘI THẨM

NHÂN DÂN

1.2.1 Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân 12

1.2.2 Thủ tục bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội thẩm nhân dân

1.2.2.1 Thủ tục bầu Hội thẩm nhân dân 13 1.2.2.2 Thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân 14

1.2.3 Quyền, nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân

1.2.3.1 Quyền của Hội thẩm nhân dân 15 1.2.3.2 Nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân 16

1.2.4 Cơ cấu, số lượng, hoạt động của Hội thẩm nhân dân

1.2.4.1 Cơ cấu của Hội thẩm nhân dân 17 1.2.4.2 Số lượng của Hội thẩm nhân dân 17 1.2.4.3 Hoạt động của Hội thẩm nhân dân 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ

VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1 KHÁI QUÁT VỤ ÁN DÂN SỰ 20 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA HỘI

THẨM NHÂN DÂN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN LAI VUNG, TỈNH

ĐỒNG THÁP

2.2.1 Mặt tích cực trong hoạt động xét xử vụ án dân sự của Hội thẩm

nhân dân tại Tòa án nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 21

Trang 4

2.2.2 Mặt hạn chế trong hoạt động xét xử vụ án dân sự của Hội thẩm nhân

dân tại Tòa án nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

2.2.2.1 Về trình độ pháp lý và kiêm nhiệm của Hội thẩm nhân dân tại Tòa

án nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp 22 2.2.2.2 Hội thẩm nhân dân chưa thể theo sát vụ án dân sự 22

2.3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI THẨM

NHÂN DÂN

2.3.1 Những vụ án nhỏ, đơn giản, không phức tạp thì Hội thẩm không

2.3.2 Pháp luật nên quy định thêm Hội thẩm nhân dân chuyên trách

2.3.2.1 Tiêu chuẩn, bầu, bổ nhiệm, nhiệm kỳ, bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội

thẩm nhân dân chuyên trách 29 2.3.2.2 Cơ cấu, số lượng Hội thẩm nhân dân chuyên trách 30 2.3.2.3 Hội thẩm nhân dân chuyên trách tham gia các bước tố tụng trong

vụ án dân sự 32

2.3.3 Kiến nghị đối với hoạt động của Hội thẩm tại Tòa án nhân dân

huyện Lai Vung 33

Kết luận 35

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Cần Thơ, ngày 26 tháng 11 năm 2014

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

án Đồng thời, Hội thẩm còn hạn chế về trình độ pháp lý, vì vậy trong thực tiễn hoạt động xét xử ở Tòa án nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, thì Hội thẩm không thể hiện được nguyên tắc độc lập với Thẩm phán

Để khắc phụ những hạn chế trên cần có những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân trong vụ án dân sự ở Tòa án nhân dân

huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp Do đó, người viết đã chọn đề tài: “Hoạt động xét xử vụ án dân sự của Hội thẩm nhân dân - thực tiễn và giải pháp ở Tòa án nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” để làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử vụ án dân sự của Hội thẩm nhân dân tại Tòa án nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

3 Phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này, tác giả chủ yếu nghiên cứu hoạt động của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử vụ án dân sự ( không nghiên cứu về vụ án hình sự hoặc hành chính) ở Tòa án nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, người viết sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để tìm hiểu những hoạtxét xử vụ án dân của Hội thẩm nhân dân Trong

đó, người viết chủ yếu tập trung vào phương pháp phân tích luật viết và phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo thì nội dung của Luận văn này gồm 2 chương:

Chương 1: Khái quát chung về Hội thẩm nhân dân và những quy định của pháp luật hiện hành về Hội thẩm nhân dân

Chương 2: Thực trạng và kiến nghị về hoạt động xét xử vụ án dân sự của Hội thẩm nhân dân tại Tòa án nhân dân huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Trang 8

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN

1.1.1 Khái niệm Hội thẩm

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm

nhân dân năm 2002 ( sửa đổi, bổ sung năm 2011), “ Hội thẩm là người được bầu

hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án”1

Hội thẩm là người được bầu hoặc cử ra, để cùng với Thẩm phán làm công tác xét xử tại tòa án, nhằm đảm bảo công lý được thực thi và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân Theo quy định tại khoản 3, điều 2 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 ( sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì Hội thẩm nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm

có: “ Hội thẩm nhân dân tòa án nhân dân cấp tỉnh, Hội thẩm nhân dân tòa án

nhân dân cấp huyện ( gọi chung là Hội thẩm nhân dân)”2

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Hội thẩm

Dưới chế độ thực dân, phong kiến nhân dân ta bị áp bức, bóc lột vô cùng nặng nề và đánh mất đi độc lập, tự do Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á giành lại độc lập, tự do cho đất nước Sau khi nhân dân ta giành được quyền làm chủ đất nước đã xây dựng nhà nước pháp quyền với việc ban hành Hiến pháp năm 1946 Bản hiến pháp được xem là tiến bộ, thể hiện tính dân chủ, độc lập tự chủ của nhân dân ta Trong bản Hiến pháp năm

1946 quy định khi xét xử cần có Phụ thẩm nhân dân tham gia, nhằm bảo đảm

Trang 9

khách quan, công bằng khi xét xử của vụ án Từ đó đến nay, chúng ta đã trải qua 5 bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013, qua những bản hiến pháp đó

ta đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới cho phù hợp với thực tiễn đặt ra Tuy nhiên, về chế định Hội thẩm nhân dân qua 5 bản hiến pháp vẫn không thay đổi chứng tỏ chế định Hội thẩm nhân dân rất quan trọng trong hoạt động tư pháp ở nước ta

1.1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959

Để trấn áp và xét xử bọn phản cách mạng, bọn phản động nhằm mưu toan lật đổ chính quyền, ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 33/SL thiết lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của ngành Tòa án nhân dân ở Việt Nam Theo quy định của Sắc lệnh số 33, trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã thiết lập

các Tòa án quân sự với nhiệm vụ “ Tòa án quân sự sẽ xử tất cả các người nào

phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”3

Theo Điều V của Sắc lệnh số 33C ngày 13 tháng 09 năm 1945 thì: “

Ngồi xử có Chánh án và hai Hội thẩm Ghế Chánh án và ghế Hội thẩm sẽ do một

ủy viên quân sự và một ủy viên chính trị ngồi Còn ghế Hội thẩm thứ nhì sẽ thuộc

về ông Thẩm phán chuyên môn của tư pháp”4 Đây có thể xem là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về Hội thẩm Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ngày 24/1/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa

án và các ngạch Thẩm phán Đây là sắc lệnh đầu tiên quy định tổ chức các Tòa án

và quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngạch Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân Đã quy định khi xử việc tiểu hình phải có hai viên Phụ phẩm nhân

dân tham gia xét xử cùng Thẩm phán: “ Về dân sự và thương sự, Chánh án xử một

mình Những khi xử các việc tiểu hình, phải có thêm hai viên Phụ thẩm nhân dân góp ý kiến”5

Trong Sắc lệnh này cũng quy định về lập danh sách, cách thức chọn

Phụ thẩm nhân dân dự phiên tòa: “ Hai Phụ thẩm dự phiên toà sẽ chọn theo cách

rút thăm”6 Ngoài ra, Sắc lệnh còn quy định chi tiết những người không thể cùng

Trang 10

làm Phụ thẩm trong một Toà án và không ai có thể làm Phụ thẩm trong một việc

mà mình là người đương sự, hoặc đã điều tra, hoặc đã làm chứng hay làm giám định Đây được xem là quy định tiến bộ để đảm bảo tính khách quan khi làm việc

và trách tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan tòa án Qua đây thể hiện tính răng đe với Phụ thẩm và cho thấy vai trò quan trọng của Phụ thẩm trong phiên xét xử

Ngoài ra, còn sử dụng chế tài phạt tù: “ Các Phụ thẩm nhân dân có bổn phận là

lấy trí sáng suốt và lương tâm ngay thẳng ra xét mọi việc rồi phát biểu ý kiến một cách công bằng không vị nể, vì sợ một thế lực nào, vì riêng hay tư thù, mà bênh vực hay làm hại ai Các Phụ thẩm nhân dân phải giữ kín các điều bàn bạc trong lúc nghị án Nếu tiết lộ bí mật ấy ra sẽ bị Toà Thượng thẩm phạt từ sáu tháng đến hai năm tù”7 Quy định phạt tù tối đa là hai năm trên được xem là chế tài mạnh tay với Phụ thẩm nhằm tăng trách nhiệm khi tham gia xét xử

Tiếp theo hai Sắc lệnh số 33C và số 13 thì trong bản Hiến pháp năm 1946

đã dành một điều trong chương 6 để quy định về Phụ phẩm nhân dân: “ Trong khi

xử việc hình thì phải có Phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình”8 Hiến pháp là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất, khi chế định Phụ thẩm đã được ghi nhận trong Hiến pháp từ đó có thể thấy được vai trò quan trọng, sự làm chủ của nhân dân Tham gia giám sát và tham gia hoạt động xét xử của nhân dân thể hiện tính công bằng, dân chủ và nâng cao hoạt động xét xử của tòa án Đến năm 1946 thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, mặc dù phải lo đối phó chống giặc ngoại xâm, nhưng Chính phủ ta vẫn ra sức cải cách Bộ máy tư pháp Sắc lệnh số 85/SL, ngày

22 tháng 05 năm 1950 có nhiều quy định mới và được đánh giá là tiến bộ so với các quy định trước đây Trong Điều 1 của Sắc lệnh số 85/SL đã thay đổi tên gọi Phụ thẩm nhân dân thành Hội thẩm nhân dân, tên gọi này đến nay vẫn còn sử

dụng Quy định số lượng Hội thẩm nhân cụ thể trong Điều 3 “ Toà án nhân dân

huyện và Toà án nhân dân tỉnh gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; Toà phúc thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân”9

Trang 11

định tiến bộ khác như: Hội thẩm được xem hồ sơ, biểu quyết, Hội thẩm có những đặc quyền như Thẩm phán…Tuy nhiên, bên cạnh những quy định tiến bộ thì Sắc lệnh quy định về nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân là 1 năm

Tóm lại, trong giai đoạn này có nhiều sắc lệnh được ban hành và sửa đổi quy định về chế định Hội thẩm nhân được xem là tiến bộ, phù hợp với thực tiễn Trong đó, Hiến pháp năm 1946 lần đầu tiên quy định khi xét xử của cơ quan tòa

án có sự tham gia của Phụ thẩm nhân dân

1.1.2.2 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980

Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã đánh đuổi bọn thực dân Pháp và bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Để đáp ứng

sự phát triển đất nước trong tình hình mới, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp mới ngày 31 tháng 12 năm 1959, thay thế bản Hiến pháp 1946 Bản Hiến pháp trên thể hiện sự làm chủ của nhân dân và quy

định nhiều điểm được xem là tiến bộ Cụ thể: “ Việc xét xử ở các Tòa án nhân dân

có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán”10 Quy định trên đã thể hiện tính dân chủ, tránh độc đoán, lạm quyền của Thẩm phán và thể hiện sự giám sát của người dân nhằm bảo đảm sự khách quan, công bằng trong xét xử

Ngày 14 tháng 07 năm 1960, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức tòa án nhân Trong luật đã quy định cụ thể về số lượng, quyền, nghĩa vụ, độ tuổi của Hội thẩm nhân dân Bên cạnh đó Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960 còn quy định:

“ Tòa án nhân dân thực hành chế độ xét xử tập thể và quyết định theo đa số Khi

sơ thẩm, Toà án nhân dân gồm một thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; trường hợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và không quan trọng thì Tòa án nhân dân có thể xử không có Hội thẩm nhân dân”11

Ngoài ra, quy định đối với việc xét xử những vụ án nhỏ, đơn giản, không quan trọng thì không cần Hội thẩm tham gia Đây là quy định hay, phù hợp, tránh tốn kém kinh phí nhà nước, thủ tục nhanh gọn

từ đó dẫn tránh tình trạng tồn nhiều vụ án như hiện nay

Trang 12

Để chế định Hội thẩm nhân dân hoạt động đồng bộ cùng với Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 1960, ngày 23 tháng 03 năm 1961 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Quy định cụ thể về Tổ chức tòa án nhân dân tối cao và

Tổ chức của các tòa án nhân dân địa phương Trong Pháp lệnh trên đã quy định cụ thể về việc bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, chế độ phụ cấp, nhiệm vụ và quyền hạn của

Hội thẩm nhân dân Về nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân: “ Nhiệm kỳ của hội

thẩm nhân dân của các Toà án nhân dân địa phương các cấp là hai năm”12

1.1.2.3 Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992

Sau khi lật đổ chính quyền Mỹ - Ngụy thống nhất đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, củng cố bộ máy nhà nước Trong giai đoạn mới hiện nay, để phát triển và xây dựng đất nước thì cần phải thay đổi Hiến pháp cho phù hợp với thực tiễn đặt ra Ngày 18 tháng 12 năm 1980 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 6, kỳ họp thứ 7, đã thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất Bản hiến pháp đã dành chương X để quy định về cơ quan tư pháp, trong đó

có quy định về Hội thẩm nhân dân Cụ thể được quy định tại Điều 130, Hiến pháp

năm 1980: “ Việc xét xử ở Tòa án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia, theo

quy định của pháp luật Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán Chế độ bầu cử Hội thẩm nhân dân được thực hiện ở Tòa án nhân dân các cấp Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao là hai năm rưỡi; nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương là hai năm” Kế

thừa quy định của Hiến pháp 1959, khi xét có Hội thẩm nhân nhân dân tham gia

và quyền hạn quy định ngang với Thẩm phán là phù hợp Trong Điều 131, Hiến

pháp năm 1980 quy định: “ Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập

và chỉ tuân theo pháp luật”, nhằm bảo đảm khách quan, công bằng khi xem xét vụ

án

Để những quy định của Hiến pháp năm 1980 về chế định Hội thẩm nhân dân được cụ thể, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức tòa án nhân ngày năm 1981 Trong Luật này cũng kế thừa những quy định trước về nguyên tắc xét xử có tham gia của Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán Ngoài ra, còn quy định nhiệm kỳ và tính độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm

12

Điều 17, Pháp Lệnh về Tổ chức TANDTC và TAND địa phương năm 1961

Trang 13

nhân dân giống trong Hiến pháp Nhìn chung, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm

1981 cũng kế thừa những quy định trước đây và cũng không có nhiều điểm mới đáng kể

1.1.2.4 Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

Hiến pháp năm 1992 quy định: “ Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội

thẩm nhân dân Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”13

Và trong

Hiến pháp năm 1992 quy định: “ Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và

chỉ tuân theo pháp luật”14 Những quy định trong hai điều trên cũng không có gì khác biệt và cũng kế thừa những quy định trước đây Để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân, ngày

06 tháng 10 năm 1992, Quốc hội khóa IX, đã thông qua Luật Tổ chức tòa án nhân dân Nhìn chung, những quy định trong luật cũng kế thừa những quy định trước đã ban hành như: Khi xét xử phải có Hội thẩm tham gia, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật…Tuy nhiên, trong luật cũng quy định những điểm mới như sau: Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao là 5 năm và Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp Qua gần mười năm

áp dụng Luật Tổ chức tòa án nhân dân đã, không còn phù hợp với thực tiễn đất nước, nên Quốc hội khóa X, đã thông qua Luật Tổ chức tòa án nhân dân ngày năm

2002 Luật mới đã loại bãi bỏ quy định Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao, vì tòa án chỉ thực hiện hai cấp xét xử và chỉ Hội đồng xét xử sơ thẩm là có

Hội thẩm tham gia: “Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán

và hai Hội thẩm nhân dân Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm

có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân”15

Đồng thời đã ban hành những quy định mới được xem là tiến bộ và phù hợp với thực tiễn đặt ra trong hoạt động xét xử về tiêu chuẩn sức khỏe, bị xử lý kỷ luật – trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi hoàn, phải tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân, cấm cản trở Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ Những quy định mới như trên nhằm tạo điều

Trang 14

kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội thẩm nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Để những quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân cụ thể hơn khi áp dụng, ngày 14 tháng 05 năm 1993, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm toà án nhân dân Pháp lệnh trên cũng kế những quy định trước về tiêu chuẩn, chế độ, nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục bầu cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội thẩm nhân dân của Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm

1992 Đến Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002, vẫn tiếp tục tục

kế thừa những quy định trong Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm

1993

Sau gần 20 năm, bản Hiến pháp năm 1992 đã không còn phù hợp với sự phát triển về kinh tế - xã hội ở Việt Nam Do đó, Quốc hội khóa XIII, tại kỳ hợp thứ 6, ngày 28 tháng 11 năm 2013, đã sửa đổi Hiến pháp 1992 Bản Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa và quy định mới về chế định Hội thẩm nhân dân cho phù hợp với thực tiễn đặt ra Quy định mới là khi xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn Đây là quy định hay và phù hợp với thực tiễn, đối với những vụ án nhỏ, tình tiết rõ ràng, không phức tạp thì thủ tục rút gọn và không cần có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân, nhằm giải quyết nhanh

vụ án tránh tồn án như hiện nay

1.1.3 Ý nghĩa của chế định Hội thẩm nhân dân

Việc quy định chế định Hội thẩm trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng cụ thể là:

Thứ nhất, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án Tham gia vào công tác xét xử của Tòa án chính là tham gia trực tiếp vào việc thực hiện quyền lực của nhà nước (quyền tư pháp)

Thứ hai, đưa tiếng nói từ phía xã hội vào quá trình xét xử, giúp cho việc xét xử chính xác, khách quan, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân Hội thẩm là những người sống và làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, khu dân cư nên có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội, có vốn kiến thức thực tế phong phú, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, vì vậy các vị Hội thẩm hiểu rõ tình hình, hoàn cảnh, nguyên nhân của các vụ án Trong một số trường hợp, Hội thẩm nhân dân còn có kiến thức sâu về một số lĩnh vực như quản lý kinh

Trang 15

tế, y học, tâm lý xã hội… Các kiến thức thực tiễn sinh động đó của đội ngũ Hội thẩm nhân dân sẽ rất có ích trong việc bổ sung các kiến thức thực tiễn cho Thẩm phán về những lĩnh vực mà Thẩm phán không chuyên sâu, giúp cho công tác xét

xử đúng đắn

Thứ ba, tăng cường mối quan hệ giữa Tòa án và nhân dân Cũng thông qua Hội thẩm nhân dân, Tòa án nắm bắt được những vướng mắc, suy nghĩ, tình cảm của nhân dân Một phán quyết của Tòa án có thể nhận được sự đồng tình của nhân dân, nhưng cũng có thể bị phản ứng, thậm chí là phản ứng gay gắt của dư luận

Thứ tư, Hội thẩm nhân dân sẽ giúp Tòa án thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân Là người trực tiếp tham gia quá trình giải quyết vụ án, Hội thẩm nhân dân sẽ là những người giúp Tòa án tuyên truyền về kết quả xét xử; phân tích rõ cơ sở áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, từ đó góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật của công dân tại nơi Hội thẩm nhân dân làm việc hoặc sinh sống

1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản về Hội thẩm nhân dân

1.1.4.1 Nguyên tắc khi xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia

Với bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nên trong hoạt động xét xử của cơ quan tòa án bắt buộc phải có có sự tham gia, giám sát của người dân, nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng khi xét xử Nguyên tắc trên được quy định lần đầu trong Hiến pháp năm 1946 và các bản Hiến pháp năm

1959, 1980, 1992, 2013 cũng đã quy định Trong bản Hiến pháp năm 2013, quy

định như sau: “ Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia,

trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”16 Theo quy định trên thì khi xét xử sơ thẩm của tòa án phải có Hội thẩm nhân dân tham gia, tránh việc xét xử tùy tiện, chủ quan của Thẩm phán, đảm bảo công bằng khi xét xử Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 còn quy định thêm là một số trường hợp không cần có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân, theo rút gọn thủ tục tố tụng của cơ quan tòa án Đây là quy định mới trong Hiến pháp năm 2013, chưa được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức tòa

Trang 16

1.1.4.2 Nguyên tắc khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán

Trong bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 2013 không có đề cập tới nguyên tắc khi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán Tuy nhiên, các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 đã đề cập

rất rõ về nguyên tắc trên Trong bản Hiến pháp năm 1992 quy định: “ Khi xét xử,

Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”17

Đây là nguyên tắc cơ bản để khi xét xử Hội thẩm tự tin xem xét vụ án, quyền xét xử ngang với Thẩm phán, đảm bảo tính công bằng, khách quan của vụ án Từ những quy định trong hiến pháp đã được cụ thể trong Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992 và 2002 về Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 quy

định tại Điều 4: “ Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” Trong bản

Hiến pháp năm 2013 lại không có quy định nào về chế định khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, không quy định rõ trong Hiến pháp thì sẽ không

được cụ thể trong các văn bản luật sau này, sẽ dẫn tới vai trò Hội thẩm có khả năng mờ nhạt hơn về sau Trong quá trình xét xử Hội đồng xét xử khi tiến hành nghị án thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, nếu Hội thẩm không ngang quyền với Thẩm phán sẽ khó khăn cho hoạt động xét xử

1.1.4.3 Nguyên tắc khi xét xử Hội thẩm và Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Trong bản Hiến pháp năm 1946, không có quy định nguyên tắc: “ Khi xét

xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Sau đó, các bản

Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đã quy định cụ thể nguyên tắc trên

Trong Khoản 2, Điều 103, Hiến Pháp năm 2013 quy định: “ Thẩm phán, Hội thẩm

xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” Quy định trên nhằm tạo ra

sự độc lập giữa Hội thẩm với Thẩm phán khi xem xét vụ án, những suy nghĩ, quyết định của họ không bị tác động khách quan từ bên ngoài Trong Hội đồng xét

xử phải độc lập với nhau và Hội đồng xét xử phải độc lập với cá nhân, cơ quan, tổ chức bên ngoài

17

Điều 129, Hiến pháp năm 1992

Trang 17

Trong Hội đồng xét xử thì Thẩm phán và Hội thẩm phải độc lập với nhau trong suy nghĩ, xem xét chứng cứ, hồ sơ vụ án…Khi đó Hội thẩm sẽ tự ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, không phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán mà chỉ làm đúng theo quy định của pháp luật

1.2 Những quy định của pháp luật hiện hành về Hội thẩm nhân dân

1.2.1 Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân

Hội thẩm cùng với Thẩm phán là người trực tiếp tham gia hoạt động xét xử của tòa án và là người quyết định đến kết quả của vụ án Do đó, việc đưa ra tiêu chuẩn của Hội thẩm nhân dân phải phù hợp với vị trí công tác của họ sau này Cơ

sở pháp lý để chọn những vị Hội thẩm thật sự xứng đáng ngồi vào vị trí cầm cân nẩy mực, được quy định trong Khoản 2, Điều 37, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 (2011) và trong Khoản 2, Điều 5, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm

nhân dân năm 2002 (2011) Cụ thể : “ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ

quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo

vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm

vụ được giao thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm”18

1.2.2 Thủ tục bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Hội thẩm nhân dân

1.2.2.1 Thủ tục bầu Hội thẩm nhân dân

Thủ tục bầu Hội thẩm nhân dân nơi có tổ chức Hội đồng nhân dân

Chế định Hội thẩm nhân dân rất quan trọng trong hoạt động xét xử của cơ quan tòa án nên việc bầu cử phải công khai, dân chủ Theo quy định của pháp luật

hiện hành thì: “ Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với các Tòa án

nhân dân địa phương”19

Khi chọn được người đủ tiêu chuẩn thì Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc cùng cấp sẽ giới thiệu với Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu: “ Hội thẩm

nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo

Trang 18

sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp”20

Hội thẩm nhân dân được sự giới thiệu của cơ quan Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, đã thể hiện được tính dân chủ rất cao Vì cơ quan Mặt trận Tổ quốc là nơi tập hợp tất cả các tầng lớp người dân, cơ quan, tổ chức, tôn giáo…trong xã hội Đó là tiếng nói của tập thể, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân

Thủ tục bầu Hội thẩm nhân dân nơi không có tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận

Việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự, thủ tục như quy định tại Thông tư số: 03/2009/TT-TANDTC Hướng dẫn việc giới thiệu bầu và đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm tòa án nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân

Hình thức và cách thức bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện theo Hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII, số 738/HD-UBTVQH12 Về việc tổ chức kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016

1.2.2.2 Thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân

 Thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân nơi có tổ chức Hội

đồng nhân dân huyện, quận

Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân được quy định tại Điều 41, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung 2011): “

Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm”21

Thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội

thẩm nhân dân được quy định như sau: “ Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn

nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp”22

Hội đồng nhân dân là cơ quan có thẩm quyền bầu Hội thẩm nhân dân và cũng là cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm

Trang 19

cũng là sự thống nhất giữa Chánh án và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, thể hiện tính dân chủ rất cao

 Thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân nơi không có tổ chức

Hội đồng nhân dân huyện, quận

Việc đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân được thực hiện theo trình tự,

thủ tục sau:

Bước một: Khi xét thấy Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện, quận, có thể được miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm theo quy định tại Điều 41, Pháp lệnh Thẩm phán

và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 ( sửa đổi, bổ sung năm 2011), thì Chánh

án Tòa án nhân dân huyện, quận, sau khi trao đổi thống nhất với Ban Thường trực

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm để báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bước hai: Chánh án Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận báo cáo, sau khi trao đổi thống nhất với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng nhân dân huyện, quận23

1.2.3 Quyền, nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân

1.2.3.1 Quyền của Hội thẩm nhân dân

Hội thẩm nhân dân cũng có những quyền cơ bản được quy định trong Luật

Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung 2011) và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Hội thẩm được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án Hội thẩm là cán bộ, công chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị;

23

Mục III, Thông tư Số: 03/2009/TT-TANDTC Hướng dẫn việc giới thiệu bầu và đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm tòa án nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân

Trang 20

Thứ hai, Hội thẩm được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử Khi làm nhiệm vụ xét xử Hội thẩm được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật;

Thứ ba, trong một năm mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán, Hội thẩm có quyền liên

hệ với cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Thẩm phán, Hội thẩm làm nhiệm vụ;

Thứ tư, trong thời gian Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án thì cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có Hội thẩm đó không được điều động, phân công Hội thẩm làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt;

Thứ năm, Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác 24

1.2.3.2 Nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân

Trong khi thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Tòa án nhân dân, Hội thẩm nhân dân có các nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được bầu hoặc cử làm Hội thẩm Khi được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì Hội thẩm có nghĩa vụ tham gia mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng

Thứ hai, Hội thẩm có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân;

Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng khi thực hiện nhiệm vụ xét xử;

24

Khoản 1, Điều 41, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002 (2011)

Ngày đăng: 01/10/2015, 22:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) Khác
6. Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960 Khác
7. Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1982 Khác
8. Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1992 Khác
9. Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 Khác
10. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ( sửa đổi, bổ sung năm 2011) Khác
11. Bộ luật dân sự năm 2005 Khác
12. Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các tòa án nhân dân địa phương năm 1961 Khác
13. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 1993 Khác
14. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2011) Khác
15. Sắc lệnh của chủ tịch nước số 33C ngày 13 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa Khác
16. Sắc lệnh của chủ tịch nước số 13 ngày 24 tháng 01 năm 1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa Khác
17. Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 22 tháng 05 năm 1950 Khác
18. Quyết định số: 41/2012/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 Về chế độ bồi dưỡng với người tham gia phiên tòa, phiên họp Khác
20. Nghị quyết liên tịch số: 05/2005/NQLT/TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN Về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w