Đề tài:Các biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú nhận thức cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở (qua thực nghiệm sư phạm lớp 9 tại Hà Nội)Chương 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO HÌNH ẢNH NHẰM GÂY HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ1.1Cơ sở lý luận1.1.1Một số khái niệm liên quan đến đề tài1.1.1.1Hình ảnh•Khái niệm về hình ảnhTheo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học 2000, giải thích hình ảnh là: “Hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máy ảnh hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống động trong cách diễn đạt” TĐTV, tr.355Trong triết học, hình ảnh được coi “là kết quả của sự phản ánh khách thể, đối tượng vào ý thức của con người. Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng. Ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm, phán đoán và suy luận. Về mặt nguồn gốc, hình ảnh là khách quan, về cách nhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan. Hình thức thể hiện vật chất của hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngôn ngữ, các mô hình kí hiệu khác nhau” Triết học MLN, tr.356Theo http:vi.wikipedia.org cho rằng: Một bức hình, tấm ảnh, hay hình ảnh thứ ghi lại hay thể hiệntái tạo được cảm nhận thị giác, tương tự với cảm nhận thị giác từ vật thể có thật, do đó mô tả được những vật thể đó.Từ các quan niệm trên, chúng tôi hiểu:Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đó chuyển về não giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất.Hình ảnh lịch sử trong DHLS: là kết quả của sự phản ánh hình ảnh dựa trên những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử có thật nhằm làm nổi bật lên đặc điểm, tính cách... nhằm giúp HS có được biểu tượng nhất định.Tạo hình ảnhTheo Từ điển Tiếng Việt, tạo hình là “Tạo ra các hình thể bằng đường nét, hình khối, màu sắc” sđd. Tr 556sTạo hình ảnh là con người sử dụng một loạt các cách thức, biện pháp để truyền đạt, biểu lộ được những gì mà người ta quan sát về đối tượng nhận thức ấy.Còn Tạo hình ảnh lịch sử là trong quá trình giảng dạy, GV sử dụng các hình thức, biện pháp nhằm giúp HS có được hình ảnh cụ thể, chính xác nhất về nội dung lịch sử cần nhận thức.1.1.1.2 Hứng thú nhận thứcHứng thú là thái độ đặc biệt của con người với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong cuộc sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân đó trong quá trình hoạt động.Hứng thú học tậpTheo N.D. Levitop: “Khi học sinh nắm vững tri thức thì những hứng thú về mặt nhận thức cũng được hình thành và phát triển” Levitp, Tâm lí học trẻ em...tr.126Hứng thú học tập là một thái độ say mê tự giác tích cực đặc biệt của cá nhân đối với nội dung học tập cụ thểHứng thú nhận thức“Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được một hoặc một số lĩnh vực khoa học nhằm vào mặt nội dung của nó, cũng như nhằm vào quá trình hoạt động. Trong đó cá nhân không chỉ dừng lại ở đặc điểm bề ngoài của sự vật hiện tượng mà có xu thế đi sâu vào bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng muốn nhận thức” Giáo trình sự pt,2008...tr.55Từ các quan niệm khoa học nêu trên, chúng tôi hiểu:Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được nội dung của một hoặc một số lĩnh vực khoa học, cũng như nhằm vào quá trình hoạt động. Nó là cái tạo ra động cơ quan trọng nhất của học tập, là cơ sở thái độ của chủ thể nhận thức đối với học tập, từ đó thúc đẩy chủ thể nhận thức học tập say mê.Các biểu hiện của hứng thú nhận thức
Trang 1Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nôi
Đề tài:
Các biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú nhận thức cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở (qua thực
nghiệm sư phạm lớp 9 tại Hà Nội)
Trang 2MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới hiện nay phát triển với tốc độ nhanh chóng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực khác nhau có tác động mạnh mẽ đến vấn đề giáo dục đào tạo con người Trong điều kiện hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục, được cụ thể hóa bằng những hoạch định, chiến lược dài hơi và những nguồn lực to lớn về tiền của và con người Trong nội dung văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã
xác định: “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”
Để thực hiện mục tiêu đó, đòi hỏi ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đào tạo ra những thế hệ thanh niên
có trình độ, chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu xã hội, đưa đất nước phát triển Điều này còn được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục (sửa đổi bổ sung) năm 2011, Điều 27.3 đã chỉ rõ: “Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Trang 3Trong hệ thống các môn học hiện nay ở trường THCS, Lịch sử là môn chiếm nhiều ưu thế đối việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho thế hệ trẻ Giáo dục lịch sử giúp HS hình dung và hiểu rõ bức tranh lịch sử quá khứ của dân tộc cũng như lịch sử thế giới, khiến các em thêm yêu quê hương, đất nước mình đồng thời trân trọng những thành quả của cha ông Từ đó, hình thành lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, định hướng tốt cho tương lai, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Vì vậy, lịch sử phải góp phần mình vào việc đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của đất nước
Tạo hình ảnh là một biện pháp quan trọng trong quá trình dạy học,
nó giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, bài học trở nên sinh động hơn, tránh được sự đơn điệu tẻ nhạt “hiện đại hóa lịch sử” Bên cạnh
đó, tạo hình ảnh có vai trò quan trọng trong DHLS ở trường phổ thông, đặc biệt là đối với HS nhỏ tuổi ở cấp THCS Đó là một biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học Bởi vì, hình ảnh lịch sử giúp HS có biểu tượng chân thực
cụ thể về sự kiện quá khứ, qua đó các em hiểu được bản chất của sự kiện, hứng thú nhận thức, dễ nhớ, nhớ nhanh kiến thức lịch sử Mặt khác, hình ảnh lịch sử còn có tác dụng lớn trong việc tạo xúc cảm lịch sử để qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS
Thực tế việc dạy học ở các trường phổ thông hiện nay đã có những chuyển biến tốt, một số GV đã thành công trong đổi mới phương pháp dạy học làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, chất lượng giáo dục bộ môn tăng lên đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều GV chưa hiểu hết được nội dung cũng như chưa tìm ra được những biện pháp tạo hình ảnh thích hợp để nâng cao hứng thú nhận thức cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Trang 4Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Các biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú nhận thức cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở (qua thực nghiệm sư phạm lớp 9 tại Hà Nội)”làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2, Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
2.1 Tài liệu nước ngoài:
2.1.1 Tài liệu giáo dục học và tâm lý học :
2.1.2 Tài liệu về giáo dục lịch sử
2.2 Tài liệu trong nước
2.2.1 Tài liệu tâm lí học, giáo dục học:
2.2.2 Tài liệu giáo dục lịch sử:
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình sử dụng các biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú nhận thức lịch sử cho học sinh ở trường Trung học cơ sở
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp tạo hình ảnh chủ yếu phù hợp nhằm gây hứng thú nhận thức cho HS trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở Do thời gian hạn hẹp của việc thực hiện đề tài cũng như trình độ còn hạn chế của bản thân nên chúng tôi giới hạn trong phạm vi điều tra
và thực nghiệm sư phạm khối lớp 9 ở Trung học cơ sở Thực nghiệm sư phạm sẽ được tiến hành ở trường THCS Hoàn Kiếm quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở Phương pháp luận
5.2 Phương pháp nghiên cứu
6 Giả thuyết khoa học của đề tài:
Trang 57 Đóng góp của đề tài:
- Đề tài khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc tạo hình ảnh trong dạy học lịch sử nói chung, gây hứng thú nhận thức cho HS nói riêng
- Đề tài góp phần đánh giá đúng thực tiễn việc sử dụng các biện pháp tạo hình ảnh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở hiện nay
- Đề xuất các biện pháp tạo hình ảnh để gây hứng thú nhận thức lịch sử cho học sinh Trung học cơ sở
8 Ý nghĩa của đề tài
8.1 Ý nghĩa khoa học
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
9 Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tạo hình ảnh nhằm
gây hứng thú nhận thức cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở
Chương 2: Một số biện pháp tạo hình ảnh trong dạy học lịch sử
nhằm gây hứng thú nhận thức cho học sinh THCS Thực nghiệm sư phạm
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO HÌNH ẢNH NHẰM GÂY HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1 Hình ảnh
• Khái niệm về hình ảnh
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học 2000, giải thích hình
ảnh là: “Hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máy ảnh hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống động trong cách diễn đạt” [TĐTV, tr.355]
Trong triết học, hình ảnh được coi “là kết quả của sự phản ánh khách thể, đối tượng vào ý thức của con người Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng Ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm, phán đoán và suy luận Về mặt nguồn gốc, hình ảnh là khách quan, về cách nhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan Hình thức thể hiện vật chất của hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngôn ngữ, các
mô hình kí hiệu khác nhau” [Triết học MLN, tr.356]
Theo http://vi.wikipedia.org/ cho rằng: Một bức hình, tấm ảnh, hay hình ảnh thứ ghi lại hay thể hiện/tái tạo được cảm nhận thị giác, tương tự với cảm nhận thị giác từ vật thể có thật, do đó mô tả được những vật thể đó.
Từ các quan niệm trên, chúng tôi hiểu:
Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau
đó chuyển về não giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất.
Trang 7Hình ảnh lịch sử trong DHLS: là kết quả của sự phản ánh hình ảnh dựa trên những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử có thật nhằm làm nổi bật lên đặc điểm, tính cách nhằm giúp HS có được biểu tượng nhất định.
∗Tạo hình ảnh
Theo Từ điển Tiếng Việt, tạo hình là “Tạo ra các hình thể bằng đường nét, hình khối, màu sắc” [sđd Tr 556s]
Tạo hình ảnh là con người sử dụng một loạt các cách thức, biện pháp
để truyền đạt, biểu lộ được những gì mà người ta quan sát về đối tượng nhận thức ấy.
Còn Tạo hình ảnh lịch sử là trong quá trình giảng dạy, GV sử dụng các hình thức, biện pháp nhằm giúp HS có được hình ảnh cụ thể, chính xác nhất về nội dung lịch sử cần nhận thức.
1.1.1.2 Hứng thú nhận thức
Hứng thú là thái độ đặc biệt của con người với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong cuộc sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho
cá nhân đó trong quá trình hoạt động.
∗Hứng thú học tập
Theo N.D Levitop: “Khi học sinh nắm vững tri thức thì những hứng thú về mặt nhận thức cũng được hình thành và phát triển” [Levitp, Tâm lí
học trẻ em tr.126]
Hứng thú học tập là một thái độ say mê tự giác tích cực đặc biệt của
cá nhân đối với nội dung học tập cụ thể
∗ Hứng thú nhận thức
“Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được một hoặc một số lĩnh vực khoa học nhằm vào mặt
Trang 8nội dung của nó, cũng như nhằm vào quá trình hoạt động Trong đó cá nhân không chỉ dừng lại ở đặc điểm bề ngoài của sự vật hiện tượng mà có
xu thế đi sâu vào bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng muốn nhận thức” [ Giáo trình sự pt,2008 tr.55]
Từ các quan niệm khoa học nêu trên, chúng tôi hiểu:
Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được nội dung của một hoặc một số lĩnh vực khoa học, cũng như nhằm vào quá trình hoạt động Nó là cái tạo ra động cơ quan trọng nhất của học tập, là cơ sở thái độ của chủ thể nhận thức đối với học tập, từ đó thúc đẩy chủ thể nhận thức học tập say mê.
Các biểu hiện của hứng thú nhận thức
1.1.2 Cơ sở xuất phát của việc sử dụng các biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú nhận thức lịch sử cho HS.
1.1.2.1 Mục tiêu của bộ môn lịch sử
1.1.2.2 Đặc trưng của bộ môn LS
1.1.2.3 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh Trung học cơ sở trong học tập lịch sử.
1.1.2.4 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp tạo hình ảnh trong dạy học lịch sử
1.1.3.1 Vai trò
Sử dụng các biện pháp tạo hình ảnh có vai trò quan trọng góp phần thực hiện tốt giai đoạn nhận thức cảm tính, là cơ sở để thực hiện giai đoạn nhận thức thứ hai – giai đoạn nhận thức lý tính Nhận thức của con người bao giờ cũng đi
từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính (từ cảm giác, tri giác, biểu tượng đến khái niệm, suy luận, phán đoán), sau đó nhận thức lý tính qua kiểm nghiệm thực tiễn và cuối cùng đến nhận thức chân lý khách quan Cái khó của nhận thức
Trang 9lịch sử là không thể nhận thức trực tiếp, nghĩa là không có bước đầu tiên của nhận thức cảm tính Cho dù khoa học có tiên tiến đến mức nào đi chăng nữa cũng không thể giúp ta nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy một cách trực tiếp lịch sử đang diễn ra như thế nào Bởi vì, lịch sử luôn là toàn bộ những gì đã diễn ra của ngày hôm qua và trước đó nữa Xét đến cùng thì lịch sử chỉ xảy ra một lần, không lặp lại như cũ Do đó, việc dựng lại lịch sử càng chính xác bao nhiêu, chân thực bao nhiêu thì càng giúp cho việc nhận thức lịch sử dễ dàng bấy nhiêu Các nhà khoa học đã thống kê được rằng: 99% hiểu biết của con người về thế giới xung quanh là do nhìn thấy mà có (từ nhìn thấy sau đó tổng hợp thành hiểu biết) Điều đó cho thấy vai trò to lớn của hình ảnh trong việc hình thành tri thức lịch sử cho HS
Đúng như K.Đ Usinxki nói “Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc
trong trí nhớ chúng ta là những hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan, và những hình ảnh nào được khắc sâu vào trí nhớ chúng ta thì cũng được chúng ta nhớ kỹ, hiểu sâu những tư tưởng của nó”[PNL,Trần Văn Trị,
PPDHLS, tái bản lần thứ ba; tr.138]
Ngoài ra, việc sử dụng các biện pháp tạo hình ảnh nó là giai đoạn đầu, không thể thiếu trong con đường hình thành tri thức lịch sử Đó là từ những hình ảnh lịch sử cụ thể, các em sẽ có biểu tượng lịch sử, từ đó hiểu được khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học (nếu có)
1.1.3.2 Ý nghĩa:
∗Về kiến thức
Vì vậy có thể nói hình ảnh là một nguồn cung cấp kiến thức góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng, cụ thể hóa các sự kiện lịch sử.
Thứ hai, Trên cơ sở tạo biểu tượng việc tạo hình ảnh còn giúp HS
hiểu được bản chất, những mối liên hệ giữa các sự kiện, là phương tiện có hiệu quả góp phần hình thành những khái niệm quan trọng, giúp HS nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội
Trang 10Thứ ba, sử dụng các biện pháp tạo hình ảnh để gây hứng thú nhận thức giúp HS hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức lịch sử
∗Về kĩ năng
∗Về tư tưởng, thái độ
1.2 Cơ sở thực tiễn
STT Trường Số GV được hỏi Số HS được hỏi
1.1.1.1 Về phía GV
1.1.1.2 Về phía HS
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên:
∗Về phía GV
∗Về phía HS
Trang 11Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ NHẰM GÂY HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH THCS
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
2.1 Khái quát nội dung chương trình SGK môn Lịch sử ở trường THCS
2.1.1 Khái quát
2.1.2 Mục tiêu chương trình và sách giáo khoa THCS
2.2 Những yêu cầu khi lựa chọn các biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú nhận thức cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THCS
2.2.1 Lựa chọn biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú nhận thức cho
HS phải đáp ứng mục tiêu dạy học
2.2.2 Biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú nhận thức cho HS phải
làm nổi bật nội dung cơ bản của bài
2.2.3 Biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú nhận thức cho HS phải góp phần phát triển tính tích cực độc lập của HS
2.2.4 Lựa chọn biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú nhận thức cho
HS phải đảm bảo tính vừa sức đối với các em
2.2.5 Sử dụng các biện pháp tạo hình ảnh phải kết hợp nhuần nhuyễn với
các phương pháp dạy học khác
2.3 Một số biện pháp tạo hình ảnh nhằm gây hứng thú học tập cho HS trong DHLS ở trường THCS
2.3.1 Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh để gây hứng thú
nhận thức cho HS
Lời nói đóng vai trò chỉ đạo trong quá trình DHLS Bởi vì, không có phương pháp dạy học nào, phương tiện dạy học nào được sử dụng lại không kèm theo lời nói Diễn đạt nói rõ ràng, dễ hiểu không chỉ giúp HS hiểu rõ quá khứ lịch sử đúng như nó đã tồn tại mà còn giúp các em biết suy nghĩ, tìm tòi rút
ra kết luận, hình thành khái niệm, gây cảm xúc mạnh mẽ cho các em [Nguyễn Thị Côi, RLKNNVSP tr.21]
Trang 12Ngôn ngữ dạy học là sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ dáng điệu, cử chỉ Trên lớp, HS không chỉ nghe mà còn nhìn, điều đó cho thấy phong cách giảng dạy của GV có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lí và môi trường học cho các em Nếu phong cách thầy, linh hoạt phối hợp giữa cử chỉ của tay, bước đi, lời nói thì HS thấy thoải mái trong học tập Ngược lại, thầy “đứng yên một chỗ”, không khí trầm lắng, không tạo hứng thú cho HS, chất lượng dạy học không cao
2.3.1.1 Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh để tường thuật diễn
biến sự kiện – hiện tượng lịch sử
Ví dụ, khi dạy học về mục III “Giành chính quyền trong cả nước” của bài
23 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa , SGK Lịch sử lớp 9 GV có thể xây dựng và sử dụng đoạn tường
thuật về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội:
“Sáng 19-8-1945, cả Thủ đô Hà Nội ngập tràn khí thế cách mạng với một rừng cờ đỏ sao vàng Hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành và các lực lượng tự vệ mang theo giáo mác, gậy gộc, mã tấu xuống đường biểu dương lực lượng Họ rầm rập tiến về quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
Chưa tới 10 giờ, nhân dân đã tụ tập rất đông trước Nhà hát lớn Biểu ngữ nhiều vô kể, tất cả nổi lên những khẩu hiệu:
- Đả đảo Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim!
- Thành lập Chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam !
- Việt Nam hoàn toàn độc lập!
- Cách mạng giải phóng Việt Nam muôn năm!
- Anh em binh lính hãy mang tay súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh!
Đúng 11 giờ trưa, cuộc mít tinh khai mạc Một phút mặc niệm các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vì Tổ quốc với ba phát súng nổ vang Bản nhạc Tiến quân
ca vang lên Lễ chào cờ bắt đầu Một lá cờ lớn được kéo từ từ lên trên chiếc cột