LỜI CẢM TẠ ______ Được sự giới thiệu của Trường Đại học Cần Thơ và sự chấp nhận thực tập của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, sau thời gian
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH GIỮA
MÔ HÌNH MÍA VÀ MÔ HÌNH BẮP XEN MÍA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP,
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
MSSV: 4105090
SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH GIỮA
MÔ HÌNH MÍA VÀ MÔ HÌNH BẮP XEN MÍA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP,
Tháng 10/2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ _ _
Được sự giới thiệu của Trường Đại học Cần Thơ và sự chấp nhận thực tập của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, sau thời gian thực tập tại địa bàn nghiên cứu đến nay em đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “So sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình mía và mô hình bắp xen mía của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này em xin chân thành gởi
lời cảm ơn đến:
Toàn thể thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh – những người đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt những năm đại học để em có đủ kiến thức hoàn thành luận văn, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thụy Ái Đông – người đã trực tiếp hướng dẫn em, cô đã tận tình chỉ dạy và góp ý để em hoàn thành luận văn này
Em xin cám ơn các cô chú, anh chị làm việc tài phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phụng Hiệp đã tạo điều kiện cho em thực tập và thu thập số liệu tại địa phương, đặc biệt là anh Lê Thanh Hoài đã giúp đỡ em trong việc cung cấp số liệu sơ cấp để thực hiện đề tài này
Con xin cám ơn và vô cùng biết ơn ba mẹ, cô chú, anh chị và bạn bè đã động viên giúp đỡ con về mặt tinh thần lẫn vật chất để con có đủ điều kiện hoàn thành đề tài
Cuối cùng con xin gửi lời cám ơn đến các cô chú nông dân đã nhiệt tình trả lời con trong quá trình phỏng vấn để con có cơ sở thực hiện đề tài này
Em xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Trang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN _ _
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Trang
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
_ _
Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
_ _
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TRẦN THỤY ÁI ĐÔNG
Học vị: THẠC SĨ
Bộ môn: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP & KT TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Cơ quan công tác: KHOA KINH TẾ - QTKD
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG MSSV: 4105090
Lớp: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1 K36
Tên đề tài: So sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình mía và mô hình
bắp xen mía của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đạo tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và các kết quả đạt được:
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Th.s Trần Thụy Ái Đông
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
_ _
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Giáo viên phản biện
Trang 8MỤC LỤC _ _
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi không gian 3
1.4.2 Phạm vi thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế nông hộ 5
2.1.2 Khái niệm về canh tác và xen canh 6
2.1.3 Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả tài chính 6
2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá hiệu quả hai mô hình 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 8
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 9
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG TRỒNG MÍA VÀ BẮP XEN MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2010 – 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 15
3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH HẬU GIANG 15
3.2 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG 17
3.2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Phụng Hiệp 17
3.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội 19
Trang 93.3 THỰC TRẠNG TRỒNG MÍA VÀ TRỒNG BẮP XEN MÍA CỦA
HUYỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 21
3.3.1 Giới thiệu về sơ lược về mô hình trồng mía và mô hình trồng bắp xen mía 21
3.3.2 Tìm hiểu thực trạng mô hình trồng mía và mô hình bắp xen mía của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 – 9 tháng đầu năm 2013 25 CHƯƠNG 4: SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA HAI MÔ HÌNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH CÓ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CAO HƠN 29
4.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT CHUNG CỦA NÔNG HỘ Ở HAI MÔ HÌNH 29
4.1.1 Giới tính, tuổi và nguồn lực lao động của nông hộ 29
4.1.2 Trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm của nông hộ 30
4.1.3 Nguồn lực đất đai và nguồn vốn sử dụng 32
4.1.4 Tham gia tập huấn kỹ thuật và nguồn học hỏi kinh nghiệm trồng 34 4.1.5 Giống và lý do chọn giống 36
4.1.6 Vật tư nông nghiệp 39
4.1.7 Lý do nông hộ tham gia mô hình trồng mía, mô hình bắp xen mía và chọn bắp để trồng xen trong mía 40
4.1.8 Nơi tiêu thụ của sản phẩm mía và bắp ở hai mô hình 42
4.2 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH MÍA VÀ MÔ HÌNH BẮP XEN MÍA 44
4.2.1 Phân tích và so sánh các khoản mục về chi phí của từng mô hình 44 4.2.2 Phân tích và so sánh doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của nông hộ ở hai mô hình 51
4.2.3 So sánh và đánh giá hiệu quả tài chính giữa mô hình mía và mô hình bắp xen mía 56
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH BẮP XEN MÍA 57
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO MÔ HÌNH BẮP XEN MÍA 62
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT THEO MÔ HÌNH BẮP XEN MÍA CỦA NÔNG HỘ 62
5.1.1 Thuận lợi 62
5.1.2 Khó khăn 62
5.2 NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT THEO MÔ HÌNH BẮP XEN MÍA CỦA NÔNG HỘ 63
5.2.1 Điểm mạnh 63
5.2.2 Điểm yếu 64
Trang 105.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO MÔ
HÌNH TRỒNG BẮP XEN MÍA 64
5.2.1 Giải pháp về sản xuất 64
5.2.2 Giải pháp về kỹ thuật 65
5.2.3 Giải pháp về nguồn lao động 66
5.2.4 Giải pháp về thị trường 66
5.2.5 Giải pháp về nguồn vốn 66
5.2.6 Một số giải pháp khác 67
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
6.1 KẾT LUẬN 68
6.2 KIẾN NGHỊ 68
Trang 11DANH MỤC BẢNG _ _
Trang
Bảng 2.1: Số mẫu chia theo xã 9
Bảng 2.2: Các biến độc lập được kỳ vọng trong mô hình (1) 13
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng mía của huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2010 – 9 tháng đầu năm 2013 26
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng bắp của huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2010 – 9 tháng đầu năm 2013 28
Bảng 4.1: Giới tính và độ tuổi của nông hộ 29
Bảng 4.2: Nguồn lực lao động của nông hộ 30
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ ở hai mô hình 31
Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm của các nông hộ ở 2 mô hình 32
Bảng 4.5: Tổng quan về nguồn lực đất đai của nông hộ ở 2 mô hình 32
Bảng 4.6: Vấn đề thuê đất của nông hộ 33
Bảng 4.7: Nguồn vốn sản xuất mía của nông hộ 34
Bảng 4.8: Số hộ tham gia tập huấn 34
Bảng 4.9: Nguồn học hỏi kinh nghiệm của các nông hộ ở 2 mô hình 35
Bảng 4.10: Giống mía trồng ở mô hình mía và mô hình bắp xen mía 36
Bảng 4.11: Lý do chọn giống mía 37
Bảng 4.12: Giống bắp các nông hộ chọn trồng trong mô hình bắp xen mía 38
Bảng 4.13: Các hình thức thanh toán khi mua vật tư nông nghiệp 39
Bảng 4.14: Lý do chọn mô hình mía để sản xuất 40
Bảng 4.15: Lý do chọn mô hình bắp xen mía để sản xuất 41
Bảng 4.16: Lý do chọn cây bắp trồng xen trong ruộng mía của nông hộ tham gia mô hình bắp xen mía 42
Bảng 4.17: Nơi tiêu thụ, hình thức thanh toán và người quyết định giá bán của 2 mô hình mía và bắp xen mía 43
Bảng 4.18: Các chi phí trồng mía bình quân trên 1.000 m2 đất của hai mô hình 45
Bảng 4.19: Các chi phí trồng bắp bình quân trên 1.000 m2 đất của mô hình trồng bắp xen mía 48
Bảng 4.20: Tổng chi phí bình quân của hai mô hình trên 1.000 m2 đất 50
Bảng 4.21: Năng suất, giá bán, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của trồng mía ở hai mô hình 51
Trang 12Bảng 4.22: Năng suất, giá bán, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của nông hộ trồng bắp ở mô hình bắp xen mía 53 Bảng 4.23: Tổng doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của nông hộ ở hai mô hình 54 Bảng 4.24: Một số chỉ tiêu hiệu quả trên 1.000 m2 của hai mô hình sản xuất mía và bắp xen mía 56 Bảng 4.25: Kết quả chạy hồi quy với biến phụ thuộc lợi nhuận (Y) 58
Trang 13DANH MỤC HÌNH _ _
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang 18 Hình 4.1: Trình độ học vấn của nông hộ ở 2 mô hình 31 Hình 4.2: So sánh các khoản chi phí trồng mía các nông hộ bỏ ra ở hai mô hình 46 Hình 4.3: Cơ cấu các khoản mục chi phí trên 1.000 m2 của vụ bắp 49
Trang 14DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
_ _
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
CN – TTCN: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thuốc BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật
Trang 15CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 75% dân cư sống ở khu vực
nông thôn (Nguồn: Tổng cục dân số), nhưng đến nay, nông thôn nước ta vẫn
còn nghèo, nông dân vẫn còn khổ và sản xuất nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều rủi ro Trong sản xuất nông nghiệp, các hộ nông dân đa phần là làm theo kinh nghiệm và tập quán sản xuất, không ít người nông dân do lựa chọn mô hình làm kinh tế không phù hợp đã dẫn đến thất bại vì không có cơ sở khoa học Vì vậy quá trình tìm tòi và lựa chọn mô hình làm kinh tế đối với người nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay không đơn giản chút nào Do
đó việc nghiên cứu và so sánh các mô hình sản xuất nông nghiệp để giúp người nông dân định hướng và tìm ra mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với nguồn lực nhằm mang lại thu nhập cao cho gia đình và bản thân là một việc làm thiết thực Bên cạnh đó, việc so sánh các mô hình cũng nhằm mục đích tìm ra những mô hình mang lại hiệu quả tài chính cao nhất, đề từ đó khuyến khích việc nhân rộng mô hình trong nông nghiệp
Hậu Giang là tỉnh lấy nông nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển, sau khi tách tỉnh từ Cần Thơ và trở thành tỉnh nghèo khó nhất vùng ĐBSCL bởi xuất phát điểm nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém và trình độ khoa học công nghệ lạc hậu Nhưng sau hơn 8 năm thành lập thì đến nay tỉnh Hậu Giang đã bắt nhịp cùng sự phát triển chung của các tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL Tỉnh Hậu Giang đã chọn 5 cây gồm có lúa, mía, cây ăn trái, khóm, rau màu và 5 con gồm có trâu, bò, heo, gia cầm, thủy sản Trên cơ sở định hướng cây trồng và vật nuôi chủ lực vốn có, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã tiến hành quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh và đã phát triển được một số vùng nguyên liệu chất lượng cao như vùng nguyên liệu lúa 32.000 ha, vùng nguyên liệu mía 10.300 ha, vùng nguyên liệu khóm 1.500
ha…(Nguồn: haugiang.gov.vn)
Trong đó mía là loại cây trồng mang lại lợi thế so sánh và hiệu quả kinh
tế lớn của tỉnh, đặc biệt là huyện Phụng Hiệp nơi có diện tích trồng mía lớn
nhất tỉnh Hậu Giang với 9.705 ha năm 2012 (Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Phụng Hiệp) Để từng bước phát triển kinh tế hộ, cải thiện đời sống
nông dân trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới ở huyện Phụng Hiệp, các mô hình sản xuất mía được khuyến khích áp dụng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ Vì vậy, nhằm mục đích giúp cho các nông hộ có cơ sở khoa học rõ ràng để chọn ra mô hình tối ưu để tối đa
Trang 16hóa thu nhập thì em đã chọn phân tích đề tài “So sánh hiệu quả tài chính
giữa hai mô hình trồng mía và trồng bắp xen mía của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp để khắc
phục những khó khăn và tận dụng những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình nhằm mang lại hiệu quả tài chính cao cho các hộ nông dân
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài so sánh hiệu quả tài chính giữa hai mô hình trồng mía và bắp xen mía của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhằm tìm ra mô hình mang lại hiệu quả tài chính cao hơn so với mô hình còn lại Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình có hiệu quả tài chính cao hơn, từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực để khắc phục những mặt còn tồn tại và khuyến khích việc nhân rộng mô hình đó vào sản xuất
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, thì đề tài phải đáp ứng được các mục tiêu
cụ thể sau:
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng trồng mía và trồng bắp xen mía giai
đoạn 2010 – 9 tháng đầu năm 2013 ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
- Mục tiêu 2: Phân tích và so sánh hiệu quả tài chính 2 mô hình trồng
mía và trồng bắp xen mía
- Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô
hình có hiệu quả tài chính cao hơn trong 2 mô hình
- Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp để khắc phục một số khó khăn nhằm
giúp mô hình có hiệu quả tài chính cao hơn được nhân rộng
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Mô hình trồng mía và mô hình trồng bắp xen mía đều mang lại hiệu quả tài chính cho các nông hộ sản xuất, và mô hình trồng bắp xen mía mang lại hiệu quả tài chính cao hơn so với mô hình trồng mía
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Hiệu quả tài chính của mô hình trồng mía và mô hình bắp xen mía như thế nào? Mô hình nào có hiệu quả tài chính cao hơn?
Trang 17(2) Có sự khác biệt về chi phí và thu nhập của các nông hộ giữa hai mô hình hay không?
(3) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình? (4) Trong quá trình sản xuất nông hộ gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
(5) Cần đề ra những giải pháp nào để mô hình đạt hiệu quả tài chính cao?
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến năm 2013
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ vụ sản xuất gần đây nhất
- Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng mía và các nông hộ trồng bắp xen mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Nguyễn Thị Tiến (2011) “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình
trồng lúa ba vụ ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” Tác giả đã sử dụng
phương pháp thống kê mô tả để mô tả về thực trạng trồng lúa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối
để so sánh hiệu quả tài chính giữa ba vụ lúa Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình; dùng phương pháp thống kê suy luận để phân tích sự khác biệt
về năng suất và lợi nhuận giữa các vụ lúa và tìm ra vụ lúa có hiệu quả tài chính lớn nhất Sau khi tiến hành điều tra trên 50 hộ và phân tích các chỉ tiêu tài chính, tác giả kết luận trong ba vụ lúa thì vụ Đông Xuân tốn ít chi phí và cho năng suất cao hơn hai vụ kia với lợi nhuận đạt được là 1.260.000 đồng Từ
đó tác giả đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa ba vụ
- Nguyễn Thị Mỹ Hòa (2011) “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 3
vụ lúa và 2 vụ lúa – 1 vụ màu ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” Đề
tài trên tác giả đã dùng các phương pháp như thống kê mô tả; phương pháp so
Trang 18sánh số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp kiểm định trung bình hai tổng thể và sử dụng một số chỉ tiêu tài chính để lần lượt mô tả thực trạng sản xuất lúa và màu, mô tả đặc điểm nông hộ tại huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ; phân tích các biến động về diện tích, năng suất lúa và màu qua các năm, đồng thời so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa hai mô hình để đánh giá hiệu quả
mà hai mô hình mang lại Sau khi phân tích và kiểm định trên 60 mẫu điều tra trực tiếp, tác giả kết luận mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ màu có hiệu quả cao hơn so với mô hình 3 vụ lúa, với thu nhập của mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ màu là 92,5 triệu/ha cao hơn gấp 1,59 lần so với mô hình 3 vụ lúa gần 58,1 triệu/ha, tuy nhiên khoản chi phí đầu tư vào 2 vụ lúa – 1 vụ màu cũng cao hơn 3 vụ lúa 1,5 lần Qua kết quả phân tích, tác giả đã đề ra các giải pháp và chính sách để mô hình được nhân rộng và phát triển
- Đinh Kim Xuyến (2009) “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình một vụ
lúa – 1 vụ đậu nành – 1 vụ khoai lang với mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” Đề tài trên tác giả sử dụng phương pháp
thống kê mô tả để môt tả thực trạng sản xuất, các chi phí sản xuất có liên quan, lợi nhuận thu được; dùng các chỉ số tài chính để phân tích hiệu quả kinh tế cho từng mô hình sản xuất Ngoài ra, tác giả còn dùng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để so sánh các chỉ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của từng mô hình và chọn ra mô hình đạt hiệu quả cao nhất Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hai mô hình, tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy đa biến Dựa trên 60 mẫu điều tra thực tế, tác giả kết luận mô hình một vụ lúa – 1 vụ đậu nành – 1 vụ khoai lang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, với chi phí cao hơn mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ khoai lang 64.800 đồng/công nhưng lợi nhuận đạt được lại cao hơn 2.770.700 đồng/công Việc so sánh hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình giúp tác giả đề ra một số giải pháp mang tính hiện tại và lâu dài để nâng cao hiệu quả sản xuất cho cả 2 mô hình
Trang 19CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ và kinh tế nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ
Theo Frank Ellis (1993), nông hộ được khái niệm như một hộ gia đình
mà các thành viên trong nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp, cũng như một số hoạt động liên quan đến thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra
Hộ nông dân thường là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ) ở các mức
độ khác nhau Hộ nông dân có những nét đặt trưng riêng, có cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống đơn vị kinh tế khác: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu và quản lí, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng Do đó, nông hộ
có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được Nông hộ có các đặc trưng sau:
Mục đích sản xuất của nông hộ là sản xuất ra nông, lâm sản phục vụ cho nhu cầu của chính họ Vì vậy, hộ nông dân chỉ sản xuất ra cái họ cần, khi sản xuất không đủ tiêu dùng họ thường điều chỉnh nhu cầu, khi sản xuất dư thừa họ có thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên thị trường, nhưng đó không phải là mục tiêu chính của hộ nông dân
Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp
Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên cùng huyết thống, về quan hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời
Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn lao động Sự tái tạo gồm việc sinh, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, truyền nghề, đào tạo nghề…[6, trang 28]
2.1.1.2 Khái niệm về kinh tế nông hộ
Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp…để phục vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí
Trang 20quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa
đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ
Đặc trưng bao trùm kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân gia đình mình Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự túc hoặc
có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng Tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện ở những đặc điểm sau:
Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp
Sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất
Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi đóng thuế cho nhà nước, được chọn quyền sử dụng phần còn lại Nếu có sản phẩm dư thừa hộ nông dân có thể đưa ra thị trường tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa.[3, trang 104]
2.1.2 Khái niệm về canh tác và xen canh
Canh tác liên quan đến hoạt động của nông hộ trên phần đất của gia
đình, thông qua việc quản lý nhằm sản xuất có hiệu quả kinh tế đối với cây trồng và vật nuôi Trong nghiên cứu này từ canh tác tập trung vào mô hình trồng mía
Xen canh là hình thức trồng nhiều loại cây xen kẽ nhau trên cùng một
diện tích đất đai Lợi ích mang lại là tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất, chất dinh dưỡng , ánh sáng và tăng thêm thu nhập cho người sản xuất Để xây dựng một kế hoạch xen canh tốt cần nghiên cứu mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng,
độ sâu của rễ và tính chịu bóng râm Trong nghiên cứu này từ xen canh tập trung vào mô hình trồng mía xen bắp [6, trang 9]
2.1.3 Một số lý luận về hiệu quả và hiệu quả tài chính
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người
Trang 21Hiệu quả tài chính: Hiệu quả nghĩa là sử dụng phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi phí
và lợi ích đều tính theo giá thị trường Hiệu quả tài chính được tính qua chỉ tiêu cơ bản là tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/chi phí), ngoài ra hiệu quả này còn được đo lường qua các chỉ tiêu như lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/lao động gia đình, doanh thu/chi phí
2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá hiệu quả hai mô hình
2.1.4.1 Tổng chi phí
Chi phí sản xuất: Là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang lại một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của nông hộ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận
Tổng chi phí sản xuất: Là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho
hoạt động sản xuất từ giai đoạn xuống giống đến giai đoạn tạo ra sản phẩm cuối cùng
người sản xuất đã bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất
Tổng chi phí = Chi phí vật chất (chi phí trang bị kỹ thuật và chi phí vật tư) + chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê) + các chi phí khác
Doanh thu/đơn vị diện tích = sản lượng/đơn vị diện tích * đơn giá bán
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Trang 222.1.4.4 Thu nhập
Thu nhập của nông hộ: là tổng phần lợi nhuận mà nông hộ thu được bao
gồm cả chi phí cơ hội lao động gia đình
2.1.4.5 Lao động gia đình
Là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công
(mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Trong đó tập trung vào 2 xã có diện tích trồng mía lớn nhất huyện Phụng Hiệp năm 2012 là xã Tân Phước Hưng với diện tích là 2.221 ha và xã Hiệp Hưng
với diện tích là 2.049 ha
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
- Niên giám thống kê, các bài báo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang; Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phụng Hiệp; Trung tâm khuyến nông; Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn hàng năm
- Các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo, các thông tin từ sách, báo, tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành có liên quan
- Thông tin từ các website có liên quan đến nội dung nghiên cứu Các nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí cơ hội lao động gia đình
Trang 23phương pháp là số quan sát điều tra trong từng tổ được chia đều, tức là cỡ mẫu bằng nhau ở các tổ Trong đề tài, mẫu quan sát được chia thành 2 tổ là tổ 1 gồm những hộ nông dân chỉ canh tác mía và tổ 2 là những hộ nông dân trồng mía xen bắp
- Chọn mẫu theo mạng quan hệ: là phương pháp tiếp cận những người trả lời kế tiếp thông qua việc hỏi người trả lời đầu tiên
Bảng 2.1: Số mẫu chia theo xã
(Nguồn: số liệu điều tra thực thế tháng 9/2013)
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Để so sánh hiệu quả tài chính giữa hai mô hình trồng mía và trồng bắp xen mía, đề tài sử dụng một số phương pháp phân tích ứng với từng mục tiêu
cụ thể như sau:
Đối với mục tiêu 1: Phân tích thực trạng trồng mía và thực trạng trồng
bắp xen mía giai đoạn 2010 – 9 tháng đầu năm 2013 ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân tích thực trạng trồng mía và bắp trên địa bàn huyện
- Phương pháp thống kê mô tả: vận dụng phương pháp này để mô tả tổng quát về địa bàn nghiên cứu và thực trạng trồng mía và bắp của nông hộ
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ
đi năm trước để thấy sự chênh lệch Dùng để so sánh số liệu năm tính toán với
số liệu năm trước đó để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu, để tìm ra nguyên nhân biến động, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục
Trong đó y1: Chỉ tiêu năm sau
y0: Chỉ tiêu năm trước
Công thức: Δy = y 1 – y 0
Phân theo
Tên xã
Trang 24Δy : Là phần chênh lệch của các chỉ tiêu
- Phương pháp so sánh số tương đối: Là giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị tương đối của năm trước Dùng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu trong thời gian nào đó So sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, và so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Trong đó y1: Chỉ tiêu năm sau
y0: Chỉ tiêu năm trước Δy: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Đối với mục tiêu 2: Phân tích và so sánh hiệu quả tài chính 2 mô hình
trồng mía và trồng bắp xen mía
- Để nghiên cứu đặc điểm của nông hộ điều tra như về độ tuổi, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, số nhân khẩu, lao động, diện tích đất trồng…ta
sử dụng phương pháp thống kê mô tả như lập biểu bảng, tính toán các số đo
mô tả, số trung bình, tần số Từ đó dùng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp và suy luận để diễn đạt về mẫu quan sát
- Trong việc so sánh hiệu quả tài chính của 2 mô hình trồng mía và bắp xen mía, để thấy rõ sự khác biệt về chi phí, doanh thu và lợi nhuận của hai mô hình trồng của các nông hộ trong vụ sản xuất gần đây nhất, ta sử dụng phương pháp thống kê mô tả như: lập biểu bảng, tính toán số trung bình, so sánh số tương đối – tuyệt đối, tính toán các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất Ngoài ra còn sử dụng các tỷ số tài chính để so sánh giữa hai mô hình và dùng đồ thị mô tả để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa các chỉ tiêu tài chính của 2 mô hình
Bên cạnh đó ta sử dụng các tỷ số tài chính để so sánh hiệu quả 2 mô hình như:
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh 1 đồng chi
phí đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Nhằm đánh giá hiệu quả về lợi
nhuận của chi phí đầu tư Nghĩa là tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì nông hộ sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu LN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt
𝐶ô𝑛𝑔 𝑡ℎứ𝑐: ∆𝑦 = 𝑦1 − 𝑦0
𝑦0 𝑥 100
Trang 25 Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng
chi phí đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Nếu chỉ số TN/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hòa vốn, TN/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Thể hiện trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu
Lợi nhuận trên thu nhập (LN/TN): Tỷ số này cho biết trong 1
đồng thu nhập mà người nông dân có được sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Ngoài ra để kiểm định có sự khác biệt về chí phí và thu nhập giữa hai mô hình mía và mô hình bắp xen mía hay không, ta sử dụng phương pháp kiểm định phi tham số Mann – Whitney (kiểm định U) và phương pháp kiểm định Independent samples T-test để chứng minh
Kiểm định Independent samples T-test
Là kiểm định tham số với giả định tổng thể có phân phối chuẩn Trong kiểm định Independent samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene) Phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát Trong bảng kết quả ta sẽ thấy có hai giá trị Sig
- Giá trị Sig trong kiểm định Levene
+ Nếu giá trị Sig trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0.05 thì phương sai của 2 tổng thể khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances not assumed
+ Nếu Sig ≥ 0.05 thì phương sai của 2 tổng thể không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed
- Giá trị Sig trong kiểm định t
+ Nếu Sig của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa) có sự phác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể
+ Nếu Sig > α (mức ý nghĩa) không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể
Kiểm định Mann – Whitney (kiểm định U)
Kiểm định U là một loại kiểm định bằng cách xếp hạng các mẫu độc lập với mục đích kiểm định sự bằng nhau của tổng thể có phân phối bất kỳ
Trang 26Kiểm định dạng hai đuôi cho giả thuyết H1 rằng có sự khác biệt giữa 2 trung bình tổng thể, giả thuyết H0 bị bác bỏ khi: Z > Zα/2 hoặc Z < -Zα/2
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa α = 5%)
Đối với mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của
mô hình có hiệu quả tài chính cao hơn mô hình còn lại
Với mục tiêu thứ 3, ta sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của một mô hình có hiệu quả tài chính cao hơn Nhằm mục đích là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào
đó, chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ ở một trong hai mô hình trồng mía và trồng bắp xen mía phụ thuộc chủ yếu vào các khoản chi phí cũng như điều kiện kinh tế xã hội tại nơi mà nông hộ đang sinh sống
+ X4: Chi phí lãi vay (1.000 đồng/1.000 m2)
+ X5: Chi phí lao động gia đình (1.000 đồng/1.000 m2)
+ X6: Chi phí lao động thuê (1.000 đồng/1.000 m2)
+ X7: Diện tích trồng (m2)
+ X8: Số năm kinh nghiệm (năm)
+ D1: Tham gia tập huấn, biến giả (1 = Có, 0 = Không)
Trang 27Bảng 2.2: Các biến độc lập được kỳ vọng trong mô hình (1)
Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc
Kết quả ước lượng sẽ cho:
Các hệ số (β) và dấu của hệ số (β ) thể hiện mối quan hệ thuận (+)
hoặc nghịch (-) của yếu tố đầu vào với năng suất hay lợi nhuận (Y)
Multiple R: Hệ số tương quan bội, nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập; R càng lớn thì mối quan hệ càng chặt chẽ
Prob > F: mức ý nghĩa Prob > F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao Prob > F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob > F nhỏ hơn mức ý nghĩa α
T_Stat: giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt
Trang 28 P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ
Kiểm định phương trình hồi quy:
Đặt giả thuyết:
+ H0: βk = 0, nghĩa là không có biến độc lập Xi nào ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y
+ H1: βk ≠ 0: biến độc lập Xi có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: P_value < α
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P_value ≥ α
Đối với mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp tổng hợp các nội dung đã
nghiên cứu ở mục tiêu 1, 2 và 3, đồng thời cũng nêu lên một số thuận lợi, khó khăn và điểm mạnh, điểm yếu của nông hộ tham gia mô hình, để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính cho mô hình có hiệu quả tài chính cao hơn
Trang 29CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG TRỒNG MÍA VÀ BẮP XEN MÍA Ở HUYỆN PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2010 – 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH HẬU GIANG
Địa hình:
Tỉnh Hậu Giang có độ cao trung bình dưới 2m so với mực nước biển Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5m, độ cao thấp dần về phía Tây Phần lớn lãnh thổ nằm kẹp giữa kênh Xáng Xà No và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp
là vùng thấp trũng, độ cao trung bình chỉ khoảng 0,2 - 0,5m so với mực nước biển Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo và giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái Sắn Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh
là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61 B
Khí hậu:
Hậu Giang có khí hậu cận xích đạo gió mùa Số giờ nắng trong năm nhiều, trung bình 2.300 - 2.500 giờ Tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 1.500 kcal/cm2/năm Nhiệt độ trung bình cao, khoảng 26,7 - 270C, tổng nhiệt hằng năm là 9.8000C Biên độ nhiệt trong năm thấp, tháng 4 nóng nhất với khoảng 28,60C, tháng 1 lạnh nhất với khoảng 25,50C Biên độ nhiệt giữa ngày
và đêm dao động lớn, khoảng 70C, mùa khô chênh lệch cao hơn, mùa mưa chênh lệch ít hơn Trong năm, Hậu Giang chịu ảnh hưởng của hai mùa gió là mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô có gió Đông
Trang 30Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa khoảng 1.800 mm/năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10 Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ, khu vực phía Tây có số ngày mưa nhiều hơn, lượng mưa lớn hơn và mùa khô không gay gắt như khu vực phía Đông Độ ẩm trung bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11% Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3
và 4 (77%), độ ẩm trung bình trong năm là 82%
Thủy văn:
Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang trong năm đều có thời kỳ ngập nước, bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài khoảng 2 - 3 tháng Độ sâu và thời gian ngập nước tùy thuộc vào lượng nước mưa, độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch Hiện tượng ngập úng thường được bắt đầu do mưa, sau đó tăng cường do lũ sông Hậu Các vùng cao ven sông Hậu và những vùng phía Tây trong lưu vực sông Cái Lớn thoát nước tốt nên ít bị ngập hoặc thời gian ngập ngắn Vùng đất thấp có khả năng thoát nước kém nên thời gian ngập lụt dài hơn
Là tỉnh nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Hậu Giang chịu tác động mạnh của thủy triều Vào mùa mưa, biên độ triều thấp, khoảng 0,5m Vào mùa khô, biên
độ thủy triều có thể lên tới vài mét Vùng Tây Nam của tỉnh nằm trong lưu vực sông Cái Lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ triều của vịnh Thái Lan Nước mặn có thể theo sông Cái Lớn gây ra hiện tượng nhiễm mặn nặng tại khu vực Vị Thanh, Vị Thủy, Long Mỹ; khu vực ven các sông Nước Trong, Cái Tư, Ngan Dừa, Cái Côn, thậm chí nước mặn còn lấn vào cả kênh Quản
Lộ
Tài nguyên thiên nhiên:
Đất đai: Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long Xét về lý tính, đây là vùng đất còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chia thành hai tầng rõ rệt: tầng trên là sét pha thịt có độ dẻo cao, tầng dưới là sét dẻo với độ sâu vài chục mét Do đó, khả năng chịu lực rất kém Xét về hoá tính, đất Hậu Giang có tỷ lệ mùn cao, nhất là trong các tầng đất than bùn và phèn Do diện tích đất phèn, mặn nhiều nên độc tố trong đất cao nên cần phải thau chua rửa mặn trước khi canh tác Về cơ bản, đất Hậu Giang có thể chia thành 4 nhóm chính sau đây:
- Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạm vi tác động mạnh của sông Hậu, loại đất này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã có những biến đổi đáng kể
Trang 31- Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phần phía Tây của tỉnh, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng Vào mùa khô, thường có hiện tượng dậy phèn Giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng
- Đất mặn diện tích khoảng 5000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị Thanh, thường xuyên bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái Lớn đưa vào
Rừng: Hậu Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp khoảng 5.003,58
ha, trong đó diện tích có rừng 2510,44 ha gồm có rừng đặc dụng 1.355,05 ha
và rừng sản xuất 1.155,39 ha Ngoài ra còn diện tích 2.223 ha tràm do các cơ quan nhà nước và người dân tự bỏ vốn trồng trên đất nông nghiệp đưa tổng diện tích có rừng tràm trên địa bàn tỉnh là 4.733,44 ha Rừng tràm được phân
bố trên 4 huyện: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ và thị xã Vị Thanh
Khoáng sản: Hậu Giang là một vùng đồng bằng trẻ, khoáng sản tương
đối hạn chế: chỉ có đất sét, cát xây dựng, than bùn
- Đất sét có chất lượng tốt có thể sản xuất gạch ngói và phân bố tập trung ở vùng ven sông Hậu, thuộc huyện Châu Thành với trữ lượng hàng triệu tấn
- Cát tập trung trong lòng sông Hậu thuộc khu vực Cái Lân, huyện Châu Thành có thể khai thác cung cấp cho xây dựng
- Than bùn có trữ lượng hàng triệu tấn, nằm ở độ sâu 0,5 - 1 m ở một số vùng thuộc Vị Thanh, Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp nhưng ít có giá trị về kinh tế
Sinh vật: Hệ thực vật của vùng đất ngập nước Hậu Giang rất đa dạng,
nhưng do đất đã được khai thác lâu đời để trồng lúa, cây ăn trái hoặc định cư nên các loài thuộc hệ sinh thái nông nghiệp phát triển nhất Hệ động vật ở Hậu Giang cũng rất phong phú và đa dạng, hiện đã điều tra được 71 loài động vật cạn, 135 loài chim
3.2 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
3.2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Phụng Hiệp
Trang 32Thành và Thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang và phía Tây giáp huyện Vị Thủy và
huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Phụng Hiệp)
Hình 3.1: Bản đồ hành chính của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 48.528,11 ha, chiếm 30,3 % diện tích
tự nhiên toàn tỉnh Tổng dân số 208.089 người (chiếm 26,3 % dân số toàn tỉnh) Mật số dân số bình quân 429 người/km2 là một trong những huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh (bằng huyện Vị Thủy, cao hơn huyện Long Mỹ) Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Cây Dương, thị trấn Kinh Cùng, thị trấn Búng Tàu, Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú, Tân Long, Bình Thành
Trên địa bàn huyện có 8 trục lộ giao thông bộ chính là Quốc lộ 1, Quốc
lộ 61, đường tỉnh 925B, đường tỉnh 927, đường tỉnh 927B, đường tỉnh 928, đường tỉnh 928B, đường tỉnh 929 chạy qua nên huyện khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
3.2.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau
Trang 33- Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm
3.2.1.4 Sông ngòi và chế độ thủy văn
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế -xã hội của huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp
Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch ở huyện Phụng Hiệp chịu tác động của 4 yếu tố chính là: dòng chảy chính của sông rạch, mưa tại chỗ, chế
độ triều biển Đông và triều biển Tây
3.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
3.2.2.1 Về kinh tế
Liên tục nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng 10%/năm Từ nền kinh tế thuần nông, do chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đến nay đã hình thành rõ rệt 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại
và dịch vụ, góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống người dân Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh từ khu vực I sang khu vực
II, III
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,5%, đạt 100,39% kế hoạch Trong đó: khu vực I tăng 3,09%; khu vực II tăng 20,35%; khu vực III tăng 28,81% Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,9 triệu đồng theo giá hiện hành Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm khu vực nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp
- xây dựng và thương mại dịch vụ Tỷ trọng khu vực I chiếm 41,13% (giảm 4,55 %
so với cùng kỳ); khu vực II chiếm 31,85% (tăng 1,54 %); khu vực III chiếm 27,02
% (tăng 3%) Giá trị sản xuất công nghiệp –TTCN là 1.182 tỷ, đạt 99,62% kế
Trang 34hoạch Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 997,218 tỷ đồng, đạt 110,8% so với kế hoạch
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng Tổng diện tích lúa gieo trồng 51.017,22/52.026 ha (3 vụ), đạt 98,06% kế hoạch, năng suất bình quân 6,01 tấn/ha, sản lượng 307.039,8 tấn Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh
tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo
Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản Năm 2012, toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại, đạt 115,91% kế hoạch, sản lượng 30.694,5 tấn Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng
có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương , huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu
Về sản xuất công nghiệp - TTCN, toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với trên 3.545 lao động Năm qua, mặc dù điều kiện không thuận lợi, nhất là giá cả thị trường một số mặt hàng như thủy sản sụt giảm, ảnh hưởng đến các ngành nghề chế biến, một số ngành nghề truyền thống hoạt động không đều, chất lượng sản phẩm còn thấp Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khắc phục khó khăn tích cực hoạt động sản xuất nên giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được 1.182 tỷ đồng, đạt 99,62% kế hoạch, tăng 4,6% so với năm 2011
Về thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ được 3.172 tỷ đồng, đạt 158,6% chỉ tiêu, tăng 37,76% so với năm 2011 Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, tỷ lệ sử dụng điện thoại bình quân 5,75 máy/100 dân Toàn huyện có 6.402 cơ sở thương mại - dịch vụ với 10.430 lao động
3.2.2.2 Về xã hội
Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới
Trang 35Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh Trước đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay,
xe 2 bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn Xe ôtô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn
Về y tế, do đất rộng, người đông nên công tác khám chữa bệnh cho nhân dân của Phụng Hiệp gặp khó khăn Tuy nhiên, địa phương đã có nhiều nỗ lực phát triển mạng lưới y tế cơ sở và làm tốt công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhiều năm liền không có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng Hàng năm, huyện Phụng Hiệp có trên 200.000 lượt người dân đến khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã, thị trấn Y tế huyện đã khám và chữa bệnh khoảng 5.000 lượt người nghèo/năm
Về giáo dục, hiện nay huyện Phụng Hiệp có hơn 1.440 giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp Toàn huyện có 55 điểm Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường trung học cơ sở và 4 Trường phổ thông trung học
3.3 THỰC TRẠNG TRỒNG MÍA VÀ TRỒNG BẮP XEN MÍA CỦA HUYỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
3.3.1 Giới thiệu về sơ lược về mô hình trồng mía và mô hình trồng bắp xen mía
3.3.1.1 Mô hình trồng mía
Mô hình trồng mía là một trong những mô hình chủ lực của tỉnh Hậu Giang nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện đã có 3 nhà máy chế biến đường với quy mô công suất 8.000 tấn mía cây/ngày (Vị Thanh 3.500 tấn/ngày, Phụng Hiệp 2.500 tấn/ngày, Long Mỹ Phát 2.000 tấn/ngày), do đó việc trồng mía sẽ góp phần giải quyết nguồn nguyên liệu để đáp ứng sản xuất cho các nhà máy Từ việc chọn mô hình trồng mía chuyên canh đến nay nhiều hộ nông dân đã vươn lên thoát nghèo
Sơ lược về cây mía
Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài lau, lách Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa thảo (Poaceae) Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m Tất cả các dạng mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp Chúng được trồng để thu hoạch
nhằm sản xuất đường
Trang 36Tuy bị hạn chế bởi khí hậu lạnh, cây mía chỉ phát triển tốt đươc ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới , nhưng nhờ có tính thích ứng rất mạnh nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau Từ các loại đất cao, nhiều sỏi đá, khô hạn, cho đến các loại đất thấp, sét nặng, bị úng mặn hoặc phèn Nếu biết
áp dụng kỹ thuật trồng hợp lý và đất càng tốt, năng suất mía càng cao
Mía là cây có khả năng sử dụng ánh sang mặt trời rất lớn, tối đa đến 7%
so với cây trồng khác chỉ có 1 – 2%, hiệu suất quang hợp rất cao Trong thời gian mía phát lóng, diện tích lá xanh nhiều gấp 6 – 7 lần so với diện tích đất và thời gian hoạt động của bộ lá xanh này có thể kéo dài đến khi mía chin, nên năng suất chất xanh của cây mía rất cao Cùng một điều kiện đất đai, khí hậu như nhau, chưa có cây trồng nào có thể cho năng suất chất xanh cao như mía (khả năng có thể đạt tới 150 – 200 tấn/ha/năm) Ngoài ra, trồng mía còn có thể
để gốc được nhiều mùa, nên giá thành sản xuất càng hạ…Khi chín, mía là cây chứa nhiều đường kết tinh (đường saccharose) Tính trung bình trong thân mía chứa khoảng 12 – 16% đường saccharose, cứ 100 tấn mía cây đem ép có thể lấy được 10 – 12 tấn đường saccharose Đây là loại đường cho năng lượng cao, vị ngọt, nồng độ ổn định, có khả năng tồn trữ lâu, dễ xuất khẩu, dùng nhiều không độc như loại đường hoá học, có thể sử dụng rộng rãi để pha chế trong thức ăn, nước uống, nhằm cung cấp năng lượng bổ sung cho hoạt động
của con người
Kỹ thuật trồng mía
- Làm đất: Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống
sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng Khoảng cách hàng trồng tùy theo điều kiện chăm sóc Nếu xới bằng máy khoảng cách 1 – 1,2 m, nếu chăm sóc thủ công có thể trồng dày hơn khoảng 0,8 – 1 m Đào hộc: rộng 20 – 30 cm, sâu 20 – 30 cm Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin trước khi đặt hom 1 – 2 ngày
- Chuẩn bị hom mía: Chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh, không lẫn giống, không xây xát, không quá già và cũng không quá non (tốt nhất là từ 6 -8 tháng tuổi) Hom mía phải có từ 2-3 mầm tốt Ngâm hom trong nước 8-24 giờ đối với giống nảy mầm chậm Tiến hành chặt mỗi hom hai mắt mầm, chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm Hom chặt xong đem trồng ngay là tốt nhất Một ha cần từ 4 – 6 tấn hom giống, cũng có thể trồng từ 8 –
10 tấn/ha tùy theo loại giống và chất lượng giống
- Đặt hom: giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay Hom đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 – 20 cm (tùy theo giống) Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ
Trang 37ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm
- Chăm sóc: sau khi trồng 1 - 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện có chết hom (dài hơn 50cm) nên tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ bên cạnh đó nên làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với mía Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân để vô chân cho mía
- Phòng trừ sâu bệnh: rải Basudin với liều lượng 20 kg/ha vào rãnh mía trước khi đặt hom Chú ý thường xuyên thăm đồng để chặt và tiêu hủy các cây mía bị sâu bệnh tấn công để tránh lây lan Đối với đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30Kg thuốc Diaphos, Padan để rải Ngoài ra, có thể tiến hành bóc
lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột và hạn chế ra rễ trên thân
- Thu hoạch: tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm
Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây mía
Về giá trị dinh dưỡng, đường mía là nguồn năng lượng quan trọng, 1kg đường cung cấp năng lượng tương đương 0,5kg mỡ hoặc 50 – 60 kg rau quả Giá trị dinh dưỡng của đường tương đương giá trị của các chất bột khác vì vậy
nó được sử dụng như một nguồn thực phẩm bổ sung và chỉ một số ít nước trên
thế giới , đường cung cấp trên 10% nhu cầu năng lượng của cộng đồng
Ngoài đường là sản phẩm chính của công nghiệp đường còn có những phụ phẩm quan trọng như bã mía, mật rỉ, bùn lọc có thể sử dụng, chế biến
những sản phẩm có giá trị cao hơn 2 – 3 lần so với sản phẩm chính
- Bã mía chiếm khoảng 25 – 30% so với trọng lượng mía cây đem ép trong nhà máy Bã mía chứa trung bình 49% nước, 48,5% xơ (xenlulozo) và 2,5% chất hoà tan (đường) Bã mía có thể dung làm nhiên liệu đốt lò, cứ 3 tấn
bã mía khô cung cấp nhiệt lượng tương đương 1 tấn dầu Những nhà máy đường có công suất cỡ 1000 – 1500 tấn/ngày nếu dung bã mía để đốt lò có thể cân đối gần đủ nhiên liệu, không tốn thêm dầu Bã mía có thể dung làm ván ép cách âm, cách nhiệt hoặc làm mặt bàn, đóng thùng, làm bột giấy, than hoạt tính hoặc là nguyên liệu của công nghiệp chất dẻo, sợi tổng hợp…
- Mật rỉ chiếm 3 – 5% trọng lượng mía đem ép là một dung dịch chứa 10% nước, 35% đường xaccaroza, 20% các loại đường khử và các chất
Trang 38khoáng, chất hữu cơ khác, có tỷ trọng 1,4 đến 1,5 Từ mật rỉ, sau khi cho lên men và chưng cất, có thể làm rượu rhum, các loại rượu mùi hoặc cồn công nghiệp (1 tấn mật rỉ cho 300 lít cồn tinh) hoặc sử dụng làm môi trường sản xuất men bánh mì và các loại men thực phẩm (5 tấn mật rỉ cho 1 tấn men khô), làm nguyên liệu sản xuất axit axetic, axit citric, làm môi trường lên men để sản xuất bột ngọt…
- Bùn lọc là phần cặn bã còn lại sau khi lọc trong nước mía, chiếm 3 – 3,5% trọng lượng mía đem ép Trong bùn lọc có chứa 0,5% N, 1,6% P2O5, 0,4% K2O, 0,5% CaO Sáp mía rút từ bùn lọc ra có thể dùng làm sơn, xi đánh bóng, chất cách điện Sau khi rút sáp, bùn lọc dùng làm phân bón cho mía rất tốt
Mía còn là loại cây có tác dụng bảo vệ đất rất tốt Mía thường trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp Đến mùa mưa, mía được 4-5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh dày, diện tích lá gấp 4-5 lần diện tích đất làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du Hơn nữa mía là cây rễ chum và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0-60cm Một ha mía tốt có thể có 13-15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu
cơ quý làm tăng độ phì của đất
3.3.1.2 Mô hình trồng bắp xen mía
Mô hình trồng mía xen bắp là một trong những mô hình mới được triển khai trong những năm gần đây Trong mô hình này, cây trồng chủ lực của nông hộ vẫn là cây mía, việc trồng xen thêm bắp góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình Mỗi năm tới vụ mía mới các nông hộ chỉ trồng xen một vụ bắp, vừa đặt xong mía hom thì các nông hộ tranh thủ tỉa thêm hàng bắp dọc theo hộc mía, bắp trồng khoảng 2 tháng thì thu hoạch, lúc đó mía đã cao nên các
nông hộ chỉ tập trung chăm sóc mía và không trồng xen thêm vụ nào nữa
Xen canh hay trồng xen là tranh thủ trồng một loại cây ngắn ngày giữa hai hàng mía trong khi mía còn nhỏ, chưa giao tán, còn thừa đất và ánh sáng giữa hai hàng mía Trồng xen không hợp lý, trồng dày quá đáng, chọn cây trồng không thích hợp, thu hoạch không đúng lúc gây nên sự tranh chấp dinh dưỡng và ánh sáng giữa cây mía với cây xen canh thì hại nhiều hơn Trông xen đúng cây, đúng đất, đúng lúc, đúng cách chẳng những không ảnh hưởng xấu đến năng suất mía mà còn có lợi là tăng thêm một số chất hữu cơ vùi cho đất, hạn chế cỏ dại, giảm lượng nước bốc hơi mặt đất, điều hoà được độ ẩm, giảm tốc độ gió trong ruộng mía, tạo thuận lợi cho một số thiên địch có ích
phát triển, tăng thêm một khoản thu nhập từ cây trồng xen canh
Trang 39Các cây trồng xen phải trồng gọn giữa hai hàng mía và phải cách hàng mía từ 35 đến 40cm để có thể xới gốc, bón phân, xuống chân cho mía đúng
yêu cầu kỹ thuật
Phải thu hoạch xong cây xen trước khi mía chớm có lóng để hạn chế hiện tượng gốc bé ngọn to, nhất là thu hoạch xong cây xen và vun xong cho mía
trước khi bước vào mùa mưa
Sơ lược về cây bắp
Cây bắp là cây ngắn ngày, còn có tên gọi khác là cây ngô, là loại cây lương thực có tỷ lệ tinh bột, protein và lipid khá cao ở hạt Bắp cần nhiệt độ
ấm áp để phát triển và tương đối kháng hạn, tùy giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu nước của bắp cũng khác nhau Cây cần nhiều nước nhất ở giai đoạn trổ và tạo hạt Bắp cũng cần ánh sáng nhất là vào giai đoạn trổ cờ đến chín sáp Thiếu ánh sáng và dư đạm sẽ làm giảm năng suất bắp Bắp sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt Độ pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7,0 Ở đất chua (pH<5) cây bị lùn, lá cháy thành vệt dài giữa các gân, sau đó có màu tím đỏ và cây bị chết
- Protein: Bắp có trung bình 10,6% protein, protein chính của bắp là zein
- Lipit: Lipit trong hạt bắp toàn phần từ 4 - 5%, phần lớn tập trung ở mầm Trong chất béo của bắp có 50% là axit linoleic, 31% là axit oleic, 13%
là axit panmitic và 3% là stearic
- Gluxit: Gluxit trong bắp khoảng 69% chủ yếu là tinh bột Ở hạt bắp non
có thêm một số đường đơn và đường kép
- Chất khoáng: Bắp nghèo canxi, giàu photpho
- Vitamin: Vitamin của bắp tập trung ở lớp ngoài hạt bắp và ở mầm Bắp cũng có nhiều vitamin B1 Riêng bắp vàng có chứa nhiều caroten (tiền vitamin A), màu hạt bắp càng cam đỏ thì hàm lượng Caroten càng cao
3.3.2 Tìm hiểu thực trạng mô hình trồng mía và mô hình bắp xen mía của huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 – 9 tháng đầu năm 2013
3.3.2.1 Thực trạng trồng mía của huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2010 –
9 tháng đầu năm 2013
Theo số liệu thống kê từ Phòng NN & PTNT huyện Phụng Hiệp, tổng kết
9 tháng đầu năm 2013, diện tích mía xuống giống là 9.532 ha, so với kế hoạch
đề ra là 9.500 ha, đạt 100,3% kế hoạch, diện tích đã thu hoạch là 1.350 ha, sản lượng thu hoạch đạt 148.500 tấn, so với kế hoạch đề ra là 997.510 tấn, đạt
Trang 4015% và đạt năng suất 110 tấn/ha, giá bán từ 700 - 850đ/kg Các giống được
trồng phổ biến là ROC 16, QĐ11, K88-92, QĐ13… Được sự đầu tư của tỉnh,
Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thi công vùng mía nguyên liệu 5.000
ha cho các xã, thị trấn như : Búng Tàu, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng
Chênh lệch 2012/2011
9 tháng đầu năm
2013
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) Diện
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phụng Hiệp)
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy rõ giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2012, tình hình trồng mía của huyện Phụng Hiệp có nhiều biến động Một
điểm nổi bật của bảng trên ta có thể thấy rõ đó là diện tích trồng mía tăng đều
qua các năm nhưng có năm năng suất và sản lượng không tăng tỉ lệ thuận với
diện tích Cụ thể năm 2010, diện tích trồng mía là 8.979 ha, sản lượng đạt
được là 745.821 tấn mía với năng suất 83.06 tấn/ha
Đến năm 2011, diện tích trồng mía là 9.465 ha, tăng 486 ha (tương
đương 5,41%) so với năm 2010, tuy nhiên sản lượng mía chỉ đạt được 773.286
tấn giảm 27.465 tấn (tương đương 3,68%) và năng suất cũng giảm 1,36 tấn/ha
(tương đương 1,64%), còn 81,7 tấn/ha Nguyên nhân là do năm 2010, nhiều
người dân thấy mía trồng bán được giá, lợi nhuận cao nên chuyển đất sang
trồng mía nhiều nên diện tích trồng mía tăng lên khá nhiều, nhưng trong năm