Chợ là một hiện tượng rất quen thuộc trong đời sống của mọi cư dân nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất nào về chợ. Theo tài liệu về cuộc tổng điều tra về chợ năm 1999, “chợ là một nơi (địa điểm) công cộng, tập trung người mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, đời sống xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định” 48,5. Như vậy có thể hiểu chợ đầu tiên là một loại thị trường, phải có một địa điểm và khung thời gian tụ họp nhất định, có chủ thể là người mua và người bán. Chợ có thể hình thành một cách tự phát do nhu cầu của nhân dân nhưng cũng có thể hình thành một cách tự giác do sự quy hoạch của chính quyền.Đối tượng chợ được nghiên cứu trong luận văn này là chợ ở khu vực nông thôn, hay thường được gọi là “chợ quê”. Chợ quê theo như định nghĩa của Lê Thị Mai trong cuốn “Chợ quê trong quá trình chuyển đổi” là “nơi diễn ra hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ ở khu vực nông thôn” 33,51. Định nghĩa này chưa thật chặt chẽ lắm. Có thể hiểu chợ ở khu vực nông thôn là nơi thỏa mãn những yêu cầu của khái niệm chợ trên và không gian của nó chính là nông thôn.Tuy nhiên, cho đến nay, theo sự phân cấp đô thị, các thị trấn, thị tứ vẫn được xếp vào đô thị. Như vậy, các chợ ở các thị trấn này là chợ nông thôn hay chợ đô thị? Theo chúng tôi, những chợ này tuy nằm ở thị trấn nhưng khu vực chung vẫn là nông thôn, chúng thực chất không khác các chợ nông thôn là bao. Chính vì thế, chợ thị trấn vẫn là một trong những đối tượng nghiên cứu của luận văn này.1.1.2 Cách thức phân loại chợHiện nay, có nhiều cách thức phân loại chợ khác nhau. Có thể phân loại chợ theo không gian thành chợ làng, chợ xã, chợ huyện, chợ tổng hay chợ nông thôn và chợ đô thị, chợ đồng bằng và chợ miền núi; theo thời gian thành chợ phiên và chợ họp hàng ngày, chợ sáng, chợ chiều và chợ họp cả ngày; theo mặt hàng thành chợ chuyên và chợ không chuyên… Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin đi sâu vào phân loại chợ theo thời gian, chợ phiên và chợ họp hàng ngày.Trước đây, khi mới hình thành, tất cả các chợ đều là chợ phiên, họp theo chu kì lịch âm do nhu cầu hàng hóa của người dân thời kì này chưa cao, đời sống chủ yếu là tự cấp tự túc. Người dân đến chợ chỉ để bán một vài thứ dư thừa của gia đình để mua những sản phẩm mà mình không làm ra được. Các chợ thường họp vào những ngày có số nhất định trong tháng, ví dụ như chợ Kênh họp ngày 2, ngày 8 thì sẽ họp vào các ngày 2, 8, 12, 18, 22, 28 âm lịch hàng tháng. Các chợ thường họp sáu đến mười lăm phiên một tháng, tùy quy mô chợ và nhu cầu của người dân. Những chợ gần nhau trong cùng một khu vực thường họp lệch ngày nhau để đảm bảo ngày nào trong vùng cũng có chợ họp, thuận tiện cho nhu cầu của người mua và việc buôn bán của người bán. Chợ nào mới mở mà họp cùng ngày với chợ cũ gần đó để giành khách sẽ bị phạt, nhẹ thì đổi ngày họp chợ, nếu nặng có thể bị cấm họp chợ. Có những chợ gần nhau họp cùng ngày nhưng sẽ có một chợ chính, một chợ chỉ là phiên xép.Theo thời gian, sự phát triển của đời sống và kinh tế, các chợ dần dần trải qua nhiều biến đổi, một trong những biến đổi quan trọng là nhiều chợ phiên trở thành chợ họp hàng ngày do nhu cầu trao đổi của người dân tăng lên. Hầu hết các chợ ở các khu vực đô thị, các ngã ba, ngã tư, điểm trung chuyển giao thông, các thị trấn… đều trở thành chợ họp hàng ngày.Tuy nhiên, có một đối tượng chợ giao thoa giữa hai loại chợ này, đó là chợ họp hàng ngày nhưng những ngày này quy mô của chợ không lớn, chỉ phục vụ cho người dân gần khu vực chợ. Vào những ngày phiên, chợ mới họp lớn và phục vụ nhu cầu của cả vùng với nhiều mặt hàng, dịch vụ mà những ngày thường không có. Khi nhắc đến những chợ này, người dân vẫn xem đó là các chợ phiên. Chính vì thế, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi vẫn xếp các chợ này vào loại chợ phiên, là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Sự tồn tại của các chợ này là bước đệm thể hiện sự chuyển mình, phát triển của nền kinh tế. Điển hình cho loại chợ này chính là chợ ở thị trấn Hưng Hà, chợ vẫn họp hàng ngày nhưng số người mua, người bán không lớn, chỉ chiếm khoảng 15 diện tích chợ. Vào những ngày phiên, chợ mới đông đúc, hàng hóa tràn khắp chợ và ra cả khu vực đường xung quanh.Xét theo thời gian họp chợ trong ngày có thể phân loại chợ sáng, chợ chiều và chợ họp hàng ngày. Hầu hết các chợ phiên đều họp buổi sáng sớm, từ 5 giờ 10 giờ sáng. Các chợ huyện, chợ tổng thường họp hàng ngày do nhu cầu của người dân cao hơn. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và chợ chuyển sang họp hàng ngày, nhiều chợ cũng chuyển sang họp cả ngày để phục vụ nhu cầu của người dân.Tại khu vực huyện Hưng Hà, hầu hết các chợ hiện nay vẫn là chợ phiên, họp theo chu kì lịch âm. Một số chợ thuộc loại chợ giao thoa như chợ Huyện đã nói ở trên. Ngoài ra, có một số chợ mới tự phát họp hàng ngày, đảm bảo nhu cầu mua bán của người dân như chợ hôm Mỹ Thịnh, chợ Gốc Rơ… Các chợ phiên đều họp buổi sáng nên các chợ giao thoa và chợ họp hàng ngày hầu hết họp buổi chiều. Riêng chợ Huyện ngày phiên và ngày thường đều họp cả ngày.1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của chợ phiên1.2.1 Thời kì phong kiến và Pháp thuộc (938 – 1945)Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Tạ Đức, chợ xuất hiện từ thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc nhưng để định hình nên hệ thống chợ phải đến thời kỳ phong kiến. Đây là thời kỳ bộ mặt chợ dần được hình thành và chợ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế văn hóa – xã hội. Trong suốt thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc, chợ hầu như không biến đổi nhiều vì điều kiện kinh tế xã hội không nhiều biến động, Pháp không có chủ trương dẹp bỏ sự tồn tại của các chợ, ccó một số chợ bị dẹp bỏ và thuế chợ bị đánh cao hơn trước, cản trở hoạt động của các chợ một phần.Chợ phiên ra đời trên cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước tự cấp tự túc. Đó là nền kinh tế sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp tự túc là chính. Hầu hết mọi gia đình là một đơn vị sản xuất kinh tế độc lập, tự túc được hầu hết lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết trong cuộc sống. Họ vừa trồng lúa, trồng rau lại chăn nuôi lợn, gà, thời gian nông nhàn tranh thủ đan lát, dệt vải… để tự túc đồ dùng trong gia đinh. Tuy nhiên, mức sống của người dân không cao. Chính vì thế, nhu cầu mua bán, trao đổi của họ chỉ dừng lại ở việc mang bán đi một số sản phẩm gia đình dư dung để đổi lấy một số nhu yếu phẩm không thể tự làm ra được. Thời kì này, mấy làng gần nhau mới có một chợ, chợ họp nhỏ và theo phiên là vì thế.Nền kinh tế tiểu nông nhỏ lẻ nên hầu hết các hộ gia đình đều là hộ nông dân, các làng đều là làng thuần nông. Tuy nhiên, bên cạnh đó, xuất hiện những làng nghề và làng buôn bán. Sự tồn tại của làng nghề thúc đẩy sự phát triển của chợ do nhu cầu bán sản phẩm của làng để đổi lấy lương thực, thực phẩm phục vụ cho những thợ thủ công không làm nông nghiệp. Chợ ở các làng nghề chủ yếu là bán sản phẩm của làng nghề. Chợ Hới cũng là một chợ như thế. Xưa kia, chợ chủ yếu là nơi bán chiếu Hới – một sản phẩm thủ công nghiệp nổi tiếng – cho dân xung quanh vùng và những người buôn bán mang đi các vùng khác. Trải qua thăng trầm, các làng nghề hiện nay có làng hưng thịnh do sản phẩm bắt kịp, phù hợp với nhu cầu thị trường, có làng lụi tàn, cư dân chuyển sang nghề khác. Các chợ làng nghề vì thế có chợ lụi tàn, có chợ vẫn tồn tại nhưng sản phẩm thủ công nghiệp của làng không còn hoặc chỉ chiếm vị trí khiêm tốn trong chợ, thay vào đó là các nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm. Sự đổi thay của các chợ làng nghề phản ánh rõ sự thăng trầm của làng nghề, sự thay đổi trong đời sống của cư dân trong làng.Khi nhìn vào địa điểm họp chợ, có thể thấy, các chợ thời kì này chủ yếu là họp ở rìa làng. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do sự khép kín của làng, mỗi làng là một xã hội thu nhỏ. Sự xuất hiện chợ tuy là một nhân tố thúc đẩy sự giao lưu nhưng làng vẫn kìm hãm sự giao lưu đó, bảo lưu tính tự quản bằng cách đưa chợ ra rìa làng để đảm bảo hoạt động chợ không làm xáo trộn quá nhiều cuộc sống của làng và giữ gìn an ninh trật tự trong làng. Các làng có chợ thường là những làng ở trung tâm, thuận tiện giao thông với các làng xung quanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chợ họp ở bến sông, bến đò, ở đình, ở chùa, ở cầu…Nền kinh tế không phát triển, hoạt động của chợ tuy sôi nổi nhưng chưa đủ sức trở thành một thị trường lớn nên quy mô của các chợ phiên trước đây thường không lớn. Các chợ làng thường chỉ họp ở một khoảng đất tầm vài trăm mét vuông với vài chục người bán. Những người bán này thường chỉ bày hàng lên cái thúng, cái mẹt, gian nào lớn hơn thì có chiếc chõng, tấm liếp để bày hàng. Tuy nhiên, đến quy mô chợ huyện, chợ tỉnh, chợ đã có diện tích lớn hơn, có khi đến hàng nghìn mét vuông với cả trăm gian hàng. Chợ thường có một khu được dựng các gian hàng kiên cố, thường là bằng tre nứa, lợp mái rạ, diện tích tầm 3 đến 4 m2 một gian hàng. Khu này thường chỉ dành cho các hàng thịt, hàng vải… còn các mặt hàng khác chú yếu vẫn bày bán ngoài trời.Nhu cầu mua bán, trao đổi không lớn nên người bán trong các chợ hầu hết là những người không chuyên buôn bán, thường là người mua – người bán đồng nhất. Mỗi người bán có khi gian hàng chỉ là vài nải chuối, chục trứng… tranh thủ bán nhanh để còn mua những thứ mình cần ở chợ. Bên cạnh đó, có một phần tương đối những người bán là những người hành nghề buôn bán theo mùa. Họ là người phụ nữ trong gia đình tranh thủ thời gian nông nhàn, lúc rảnh rỗi chạy chợ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nghề nghiệp chính của họ vẫn là làm nông và tham gia vào các hoạt động sản xuất khác của gia đình. Việc buôn bán của họ chủ yếu là “lấy công làm lãi”. Chỉ có một bộ phận nhỏ người bán là những người buôn bán chuyên nghiệp, lăn lộn khắp các chợ, có khi đi từng làng để bán rong. Mặt hàng buôn bán của họ cũng không cố định, có khi mùa này buôn thức này, mua kia buôn thức khác. Tuy nhiên, điểm chung là hầu hết họ đều là phụ nữ. Theo Dumoutier, 8090% người ở chợ là phụ nữ “cứ 100 người đi chợ, người ta đếm được 84 người là đàn bà” 35,42Hàng hóa bày bán trong các chợ phiên vô cùng đa dạng. Loại hàng hóa chiếm số lượng áp đảo là lương thực, thực phẩm. Ngoại trừ gạo là mặt hàng có những người buôn bán chuyên còn lại các loại lương thực, thực phẩm khác đa số là người dân mang đi trao đổi với nhau, mỗi người một ít. Bên cạnh lương thực thực phẩm, chợ còn có những gian hàng độc đáo, đi vào nền văn hóa như những nét đặc sắc của chợ phiên. Đó là ông thợ rèn thường ngồi đầu chợ, nhận rèn và sửa chữa nông cụ; là hàng vải với người thợ may nhận may luôn tại chợ, phiên sau trả quần áo…Những nét độc đáo về hoạt động mua bán ở chợ còn được thể hiện ở cách thức trao đổi, mua bán. Phương tiện thanh toán được sử dụng trong mua bán thường là tiền, nhưng cũng có thể là vật đổi vật. Có những người hầu như cả đời ít khi cầm đến tiền, họ khi cần mua bán thì chủ động thỏa thuận với nhau, lấy vật đổi vật. Đó là chị nông dân hết gạo mang chục trứng ra đổi mấy cân gạo, hay bác thợ thủ công đổi tấm vải lấy con gà…Phương tiện đo lường được sử dụng trong mua bán ở chợ thường là ước lượng cảm tính vì người dân phần lớn là biết nhau, tin nhau. Vải đo bằng tay, thịt tính theo miếng, rau theo mớ, gà theo từng con… Người dân mua con gà thì cầm từng con lên xem, ước chừng nặng nhẹ, ngon hay không rồi ra giá. Bên cạnh đó, các phương tiện đo lường như cân, thước… cũng được sử dụng, thường là ở các chợ lớn.Đo lường một cách cảm tính nên hoạt động chọn lựa, trả giá ở chợ vô cùng chặt chẽ và độc đáo. Trước khi mua một thứ gì, họ đi từ đầu chợ đến cuối chợ, xem hết tất cả các hàng, hàng nào cũng hỏi giá, trả giá rồi đi. Đó là giai đoạn họ khảo sát để đảm bảo mình không bị mua hớ. Sau đó, họ quay lại gian hàng mà mình cảm thấy sản phẩm phù hợp và giá cả rẻ để trả giá, kì kèo từng xu lẻ để đạt được mức giá mình mong muốn.Điều đặc biệt hơn, chợ không chỉ là nơi buôn bán mà còn là nơi giải tỏa nhu cầu tinh thần cho người dân quê xưa. Sống trong môi trường làng khép kín, cuộc sống tù đọng quanh năm quay quẩn với ruộng đồng, chỉ có những dịp Tết, lễ hội và các phiên chợ là những nét rộn rã trong cuộc sống của người dân quê xưa. Họ đến chợ để tìm đến ông thầy bói, xem vài quẻ bói để giải quyết nhu cầu tâm linh như “Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?”. Bên cạnh đó, đến chợ họ còn được nghe hát xẩm của những người hát xẩm kiếm sống nơi cửa chợ. Nhưng quan trọng hơn, chợ là nơi để giao lưu, gặp gỡ. Đó là nơi họ biết tin tức của người họ hàng lấy chồng ở làng khác, là nơi gặp gỡ được những người bà con sống khác làng, là nơi nghe được những câu chuyện, tin tức mới khắp nơi. Chợ là trung tâm dư luận xã hội, là nơi chuyện làng nọ làng kia được bàn tán rôm rả, là nơi chính quyền phong kiến dán cáo thị và phổ biến những luật lệ mới
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Chí Bền
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 3bố trí, sinh hoạt chợ và văn bia chợ, những thăng trầm trong lịch sử của chợcòn chứa đựng những giá trị văn hóa qua thời gian Chợ là một thành tốkhông thể bỏ qua nếu như nghiên cứu văn hóa của một vùng đất.
Chợ là một yếu tố văn hóa sống, luôn biến đổi và hòa nhập cùng với thờigian Cho đến nay, chợ vẫn là địa điểm chính mà hầu hết người dân chọn chomình khi cần mua – bán bởi sự đa dạng hàng hóa, phổ biến và quen thuộc củachợ Theo thống kê năm 2006, hiện nay cả nước vẫn có trên 9000 chợ Các siêuthị, cửa hàng tiện lợi ra đời vẫn không thể nào thay thế nổi vai trò của chợtrong đời sống của người dân, chợ có mặt từ ngõ phố đến từng thôn xóm Đặcbiệt, ở nông thôn, chợ tồn tại mạnh mẽ trước mọi đổi thay kinh tế và đời sống
Ở nông thôn, cho đến nay vẫn tồn tại phổ biến hai loại hình chợ phântheo thời gian đó là chợ họp hàng ngày và chợ phiên Có những chợ ở trunggian giữa hai loại chợ này, đó là chợ vẫn họp hàng ngày nhưng chỉ là chợ nhỏ,phục vụ đời sống của nhóm nhỏ cư dân gần đấy Vào những ngày phiên, chợnày mới thực sự đông đúc, phục vụ cư dân cả vùng và người dân nhắc đếnchợ cũng chỉ nghĩ đến là hình thức chợ phiên với những ngày họp cố định
Trang 4Những loại chợ này, chúng tôi cũng xếp vào chợ phiên để nghiên cứu Sự đốisánh giữa bộ mặt chợ vào ngày thường và ngày phiên mang đến những hiểubiết sâu sắc hơn về sự tồn tại và biến đổi của chợ.
Chợ nông thôn là nơi thể hiện rõ đời sống mọi mặt của cư dân nôngthôn Những người dân nông thôn dù làm nông nghiệp hay không thường cómột mảnh vườn trồng rau, nuôi mấy con gà, con lợn Họ tự túc được phần lớnlương thực, thực phẩm trong đời sống của mình Họ ra chợ chỉ để mang ít rau,
ít lợn gà nhà thừa đi bán, đổi lấy một vài vật dụng cần thiết trong đời sống
Có đôi khi họ ra chợ chỉ để chơi chợ, ngắm chợ Chợ là nơi những người dânlàng biệt lập giao lưu, thăm hỏi, gặp gỡ những người họ hàng ở làng khác,người làng mình đi làng khác lấy chồng… Chợ vì thế càng sinh động hơn.Trải qua thời kì chiến tranh, kháng chiến trường kì, cải cách kinh tế,đánh phá ác liệt, chợ nông thôn vẫn tồn tại dai dẳng, trở thành một mảng màutươi sáng trong bức tranh kháng chiến khắc nghiệt và thời kì bao cấp ngột ngạt.Trong thời kì đổi mới, mở cửa hội nhập hiện nay, đời sống người dân khôngngừng được nâng cao, bộ mặt xã hội nhanh chóng thay đổi, nhiều lĩnh vựctrong đời sống biến đổi để phù hợp với thời đại Chính vì thế, nhiều giá trị vănhóa mai một dần đi, những chuẩn mực cũng dần dần bị thay thế bằng nhữngthước đo mới Trong bối cảnh ấy, chợ nông thôn vẫn tồn tại như một quy luậttất yếu của đời sống kinh tế khi chưa có hình thức trao đổi, buôn bán nào có thểthay thế được nó Nhiều chợ phiên đã trở thành chợ họp hàng ngày do đời sốngnâng cao, nhu cầu buôn bán trao đổi tăng lên Nhưng ở nhiều vùng quê, chợphiên nông thôn vẫn tồn tại như một minh chứng cho sự ngưng đọng về kinh
tế, lối sống của những làng quê vẫn còn bảo lưu khá nhiều nếp sống trước đây.Vùng đất Hưng Hà của tỉnh Thái Bình là một vùng đất như thế
Thái Bình nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng, được mệnh danh làvùng đất lúa, đất chật người đông Cho đến hiện nay, đây vẫn là tỉnh có mật
độ dân số khá cao so với cả nước (1023 người/km2 năm 2006), tỉ lệ đô thị hóathấp Thái Bình chỉ có 7,37% là cư dân đô thị, còn lại tất cả vẫn là vùng nông
Trang 5thôn khá khép kín Không nằm gần các trung tâm kinh tế của miền Bắc nhưHải Phòng, Hà Nội, không nằm trên các trục chính phát triển kinh tế, TháiBình như một ốc đảo vẫn còn khá biệt lập bị ba con sông lớn bao quanh.Chính vì thế, đời sống kinh tế của tỉnh phát triển không nhanh như các tỉnhlân cận, công nghiệp và sản xuất hàng hóa chưa mạnh, nông nghiệp vẫn làmảng chính trong đời sống kinh tế.
Một trong những vùng nông thôn điển hình của Thái Bình là Hưng Hà –nơi phát tích và khởi nghiệp của nhà Trần xa xưa trong lịch sử Hưng Hà nằm
ở phía Tây Bắc của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên và các huyện QuỳnhPhụ, Đông Hưng, Vũ Thư của tỉnh Thái Bình Đây có thể coi là một vùngnông thôn điển hình cho miền Bắc với đa số cư dân làm nông nghiệp và thủcông nghiệp Giao thông vận tải tương đối phát triển nhưng nhiều làng vẫnchỉ có đường độc đạo vào làng, tính chất khép kín còn khá rõ Đó chính lànhững nhân tố khiến chợ phiên vẫn tồn tại và phát triển khá mạnh ở vùng này.Nghiên cứu diện mạo của chợ phiên nông thôn hiện nay qua khảo sát ởhuyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ phác thảo phần nào lịch sử chợ phiên nôngthôn cho đến thời kì hiện nay, những thay đổi của hệ thống chợ qua các mặtthời gian, không gian, hàng hóa, cách thức buôn bán và các hoạt động ngoàibuôn bán Từ đó, một phần bộ mặt của đời sống cư dân nông thôn hiện naycũng được thể hiện
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về chợ là một mảng đề tài thú vị nhưng chưa được nhiều nhànghiên cứu quan tâm, nhất là chợ phiên nông thôn Cho đến nay, đây vẫn cóthể coi là một mảng tương đối trống trong nghiên cứu văn hóa
Những ghi chép đầu tiên về chợ phiên là trong các sách về lịch sử do
các nhà nho phong kiến biên soạn như Dư địa chí, Đại Nam nhất thống
chí… Trong Đại Nam nhất thống chí, phần địa dư của từng tỉnh luôn có
một phần ghi chép về số lượng các chợ trong vùng, tên một số chợ lớn
Trang 6Thời kì này, địa phận huyện Hưng Hà có 2 chợ được ghi vào sách đó là chợHiến Nạp và chợ Mĩ Xá.
Trong thời kì thuộc Pháp, những ghi chép, nghiên cứu của những ngườiPháp, sách địa chí của những người Việt viết do yêu cầu của chính quyềnPháp để báo cáo tình hình từng vùng đã vẽ nên một bức tranh tương đối đầy
đủ hơn về các chợ thời kì này Tuy nhiên, những cuốn sách chỉ điểm qua vềcác chợ như một phần của đời sống của vùng, không có sách chuyên luận vềchợ hay các nghiên cứu sâu hơn Tiêu biểu nhất trong số đó có thể kể đến
cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của Piere Gourou Ông đã dành hẳn
một chương III để viết về cách cách thức trao đổi của người nông dân, trong
đó có chợ nông thôn Ông khẳng định thời kì này “việc buôn bán ở nông thôn
được tiến hành trước hết tại các chợ Một phần nhỏ nằm trong tay những người bán hàng rong, đi từ làng này sang làng khác, nhà này sang nhà khác
để bán hàng” [37,488] Chính vì thế, hệ thống chợ nông thôn thời kì này rất
lớn, đều khắp mà Pierre Gourou không thể dựng lên một bản đồ chợ Trongnghiên cứu này, ông đã đề cập đến khá nhiều các mảng của chợ: kiến trúc,hàng hóa, một số nét về thời gian họp chợ và cách mua bán, phác thảo nên bộmặt chợ nông thôn thời kì thuộc Pháp
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và Mỹ, mọi nguồn lực của đất nướcdồn vào sản xuất kinh tế và kháng chiến, các hoạt động nghiên cứu có phần bị hạnchế Chính vì thế, tư liệu và ghi chép về chợ thời kì này hầu như không có Tuynhiên, bộ mặt của chợ trong thời kì này vẫn được lưu lại trong kí ức của nhữngngười sống qua thời kì lịch sử này và tái hiện lại trong các sách về sau
Từ khi đất nước độc lập, đặc biệt là thời kì mở cửa, hoạt động kinh tếđẩy mạnh kéo theo hoạt động đầu tư cho nghiên cứu được ưu tiên hơn Cácbài báo, sách về chợ đã tương đối nhiều, lấp dần những mảng trống trongnghiên cứu chợ
Trang 7Đầu tiên phải kể đến là bài viết Chợ nông thôn của Nguyễn Xuân Nghinh in trong cuốn Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại tập 1.
Qua hệ thống tư liệu địa chí của ba tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh và Thái Bình, nhànghiên cứu đã phác thảo bộ mặt của chợ nông thôn trước cách mạng thángTám về mạng lưới chợ, các làng mở chợ và địa điểm họp chợ, cấu trúc chợ,hoạt động của chợ, phương thức đo lường và thanh toán, phương thức thuthuế chợ Bên cạnh đó, ông còn khẳng định chợ làng là trung tâm dư luận xãhội, là nơi giao lưu, hò hẹn, giải tỏa nhu cầu tinh thần của người dân Chính vì
thế, “giữa cái buồn tẻ, vắng lặng thường ngày của nông thôn trước Cách
mạng tháng Tám, những chợ làng với các phiên họp định kỳ nổi lên thành những nét sống động, vui tươi…khơi gợi trong tâm hồn và trí tuệ người nông dân những suy nghĩ, khát vọng.” [56,237] Chợ cũng là “môi trường cho sự xâm nhập ngày một sâu của kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa vào nông thôn.” [56,238] Đây có thể coi là nghiên cứu đầy đủ đầu tiên về chợ, góp tư
liệu để nhận diện bộ mặt chợ nông thôn trước cách mạng tháng Tám, làm cơ
sở so sánh với diện mạo chợ hiện nay
Những nghiên cứu về làng của nhiều nhà nghiên cứu đã đả động đến chợnhư một phần của làng với những nhận định tương đối sâu sắc Tiêu biểu là
cuốn Làng xã Việt Nam – một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của Phan Đại
Doãn Ông đã đề cập đến sự tồn tại của các chợ phiên như một phần quantrọng của thương nghiệp nông thôn làm nên một đặc điểm nổi bật về kinh tế
xã hội của nông thôn truyền thống ở đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven
biển miền Trung đó là sự kết hợp giữa nông thôn và thành thị “Mạng lưới
chợ là vừa là biểu hiện của sự bế tắc của kinh tế tiểu nông, vừa là biện pháp giải quyết bế tắc đó” [19,61]
Những cuốn sách chuyên biệt về chợ hiện nay không nhiều, nhưng cũng
đã góp phần lớn vào việc hệ thống tư liệu và đánh giá sự phát triển của chợ
hiện nay Có thể kể đến như cuốn Chợ Việt thống kê những chợ lớn trên cả
Trang 8nước và phác thảo về từng chợ, Chợ Hà Nội – xưa và nay của Đỗ Thị Hảo kể
tên những chợ lớn ở Hà Nội và biến đổi của nó hiện nay… Tiêu biểu nhất là
cuốn Chợ quê trong quá trình chuyển đổi của Lê Thị Mai Tác giả nhận diện
chợ quê ở hai phương diện là một phần trong cấu trúc kinh tế - xã hội cộngđồng làng xã châu thổ sông Hồng và vai trò của nó với làng xã Trên cơ sở xử
lí tư liệu, tác giã đã chỉ ra những cơ sở kinh tế - xã hội của chợ quê, văn hóakinh doanh, sự phát triển qua các thời kì lịch sử Đó là những nhận định kháđầy đủ và chính xác, là cơ sở để cùng với việc xử lí các tư liệu khác, chúng tôiđưa ra những cơ sở tồn tại và phát triển của hệ thống chợ phiên nông thônhiện nay và làm rõ hơn sự phát triển của hệ thống chợ đó qua các thời kì lịch
sử Qua khảo sát ở ba chợ nông thôn điển hình là chợ Thổ Tang, chợ NinhHiệp và chợ Hữu Bằng, tác giả đã dựng lên một hướng biến đổi của các chợnông thôn hiện nay đó là từ chợ vùng thành chợ đầu mối với những cửa hàng
vệ tinh và đầu mối khắp cả nước, sang cả nước ngoài và sự hình thành cácphố chợ Sự biến đổi đó kéo theo những thay đổi của làng, của đời sống giađình và vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong hoạt độngkinh tế Những nghiên cứu này đã cung cấp nhiều thông tin và hướng nhìnnhận để khi đối chiếu với những chợ phiên ở nông thôn Hưng Hà còn đậmchất ngưng đọng, có thể nhận rõ những biến đổi chậm chạp của những chợquê này Đây như một hướng phát triển khác, ngược lại với hướng phát triểnnăng động đi lên của những chợ quê lớn, góp phần nhận rõ những sự biến đổicủa chợ nông thôn trong giai đoạn hiện nay
Thời kì 2004 – 2009 là thời kì có khá nhiều bài viết về chợ in trên các
tạp chí, đề cập đến sự tồn tại của chợ về nhiều mảng như kiến trúc (Kiến trúc
chợ - một không gian cần được giữ gìn của in trên tạp chí Kiến trúc Việt Nam
số 6 năm 2006), kinh tế (Hệ thống chợ Việt Nam – từ số liệu đến góc nhìn phi
kinh tế in trên tạp chí Thương Mại số 20 năm 2006, Mô hình quản lí và kinh
Trang 9doanh chợ in trên tạp chí Kinh tế và dự báo số 3 năm 2007…), tâm lí (Chợ và tâm lí xã hội in trên tạp chí tâm lí học số 4 năm 2004), ngôn ngữ - văn hóa
(Chợ về âm Hán Nôm hóa in trên tạp chí ngôn ngữ số 8 năm 2009, Văn bia
chợ in trên tạp chí Hán Nôm số 5 năm 2006…) Các bài viết về kinh tế đã cung
cấp một góc nhìn tương đối rõ ràng về sự tồn tại của các chợ trong đời sốngkinh tế hiện nay, vai trò của nó trong tương quan với các hình thức trao đổimua bán trong nước khác, những sự thay đổi của chợ trong bối cảnh hội nhậpkinh tế… Bài viết Văn bia chợ qua nghiên cứu hệ thống văn bia chợ còn tồn tạiđến ngày nay đã phác thảo ra những nét tương đối sâu sắc và mới mẻ về bộ mặtchợ thời kì phong kiến, góp thêm tư liệu để nhìn nhận chợ thời phong kiến.Tóm lại, có thể thấy, những nghiên cứu về chợ cho đến nay về cơ bảnchưa đầy đủ do thiếu thốn về tư liệu, các nghiên cứu đã phác thảo bộ mặt chợtrước cách mạng tháng Tám, sự biến đổi qua các thời kì lịch sử và một sốhướng phát triển, biến đổi của chợ ngày nay Những cuốn sách viết về TháiBình đã đưa ra được những con số về chợ trước cách mạng tháng Tám, tênmột số chợ nổi tiếng – đây là cơ sở để nhận diện sự biến đổi về số lượng chợ.Những tài liệu về chợ trong đời sống xã hội Thái Bình trước đây hầu nhưkhông có, luận văn sẽ nhận diện vấn đề này qua bức tranh chung của đồngbằng sông Hồng và nét đặc thù của văn hóa làng Thái Bình Những nghiêncứu về chợ phiên nông thôn hiện nay, sự biến đổi của các chợ phiên nôngthôn hoàn toàn không có Trên cơ sở những tư liệu và quá trình điều tra, khảosát thực tế, luận văn sẽ giải quyết vấn đề này
3 Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Như phần lịch sử nghiên cứu vấn đề đã tổng kết, những nghiên cứu vềchợ phiên nông thôn hiện nay và sự biến đổi của chợ phiên nông thôn hầu nhưkhông có Trong khi đó, chợ là mảng quan trọng trong nghiên cứu văn hóa, làmột đối tượng mang trong mình nhiều yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội, gần
Trang 10gũi và thân thiết, quan trọng đối với đời sống cư dân nông thôn Nghiên cứuchợ phiên nông thôn hiện nay sẽ chỉ ra những nét nổi bật trong đời sống kinh
tế - văn hóa – xã hội của cư dân nông thôn hiện nay và sự biến đổi của chợqua quá trình lịch sử Chính vì thế, luận văn này hướng đến các mục đích cơbản sau:
Thứ nhất, chỉ ra cơ sở kinh tế - xã hội – chính trị - văn hóa cho sự tồn tạicủa chợ phiên nông thôn hiện nay Luận văn sẽ chỉ rõ vì sao chợ phiên ởnhiều vùng đã lụi tàn, phát triển yếu ớt mà chợ phiên ở vùng Hưng Hà – TháiBình vẫn còn tồn tại khá phổ biến và là hình thức giao thương chủ yếu, quantrọng nhất ở đây Đây sẽ là cơ sở để soi chiếu vào sự phát triển của chợ nôngthôn các vùng khác
Thứ hai, chỉ ra những biến đổi của hệ thống chợ phiên nông thôn ở Hưng
Hà – Thái Bình ngày nay Qua những số liệu về hệ thống chợ trước cáchmạng tháng Tám và tư liệu khảo sát thực tế, chỉ ra sự thay đổi về số lượngchợ, giải thích nguyên nhân biến mất hay ra đời của các chợ sau cách mạngtháng Tám; phân bố chợ theo hệ thống thời gian, thời gian họp chợ; kiến trúcchợ; quy mô chợ; hàng hóa trong chợ; người mua và người bán trong mốiquan hệ với hàng hóa; cách thức mua bán và trao đổi trong chợ; các hoạt độnggiao lưu, sinh hoạt tinh thần ở chợ…
Thứ ba, qua phân tích sự biến đổi của chợ, kết hợp với phân tích, điều trasâu về người mua và người bán để phác thảo sự thay đổi trong đời sống ngườinông dân hiện nay Thông qua các hoạt động mua bán ở chợ có thể thấy trình
độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân trong vùng, thói quen kinh tế
và trao đổi của họ, mức độ đậm nhạt của văn hóa làng truyền thống
Thứ tư, đánh giá sự tồn tại và phát triển của chợ hiện nay về hoạt độngquản lí và quy hoạch, tương quan giữa chợ và các hình thức thương nghiệpnông thôn khác Từ đó, luận văn đưa ra dự báo cho sự phát triển của chợphiên nông thôn trong thời kì sắp tới
Trang 11Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chợ phiên ở huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay trong cái nhìn so sánh với chợ nông thôn trước đây.Tuy nhiên, để tìm hiểu kĩ về hoạt động của các chợ, tác giả tập trung nghiên cứusâu vào ba chợ: chợ Kênh, chợ Hới và chợ Huyện Chợ Kênh là một chợ phiênnông thôn nhỏ điển hình còn lưu giữ nhiều yếu tố cũ, tương đối gần với nhữngmiêu tả về chợ phiên nông thôn trước đây Có quy mô lớn hơn, chợ Hới là mộtchợ phiên thuộc dạng trung bình, gắn với làng nghề dệt chiếu và là thị trườngchính cho sản phẩm này trước đây Mối quan hệ giữa chợ Hới và việc tiêu thụsản phẩm của làng nghề hiện nay sẽ cho thấy những biến đổi trong mối quan hệgiữa chợ và làng nghề trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay Cuối cùng, chợHuyện – một chợ phiên trung tâm quy mô lớn nay đang ở tình trạng quá độ, trởthành chợ họp hàng ngày nhưng vẫn giữ phiên chính Ba chợ này là điển hìnhcho các chợ phiên hiện nay ở huyện Hưng Hà, trên cơ sở nghiên cứu sâu ba chợnày, ta có thể có cái nhìn bao quát về hệ thống chợ của huyện
4 Bố cục, đóng góp mới của đề tài
Luận văn được chia làm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phầnkết luận Phần nội dung chia làm ba chương:
Chương một: Khái quát về Hưng Hà và chợ phiên trong lịch sử
Chương hai: Hiện trạng phát triển chợ phiên huyện Hưng Hà hiện nay Chương ba: Đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của chợ phiên huyện Hưng Hà
Sau khi hoàn thành cả ba chương trên, luận văn sẽ có những đóng gópmới cho công cuộc nghiên cứu về chợ nói riêng và văn hóa làng, nông thônhiện nay nói chung Những đóng góp mới này tập trung ở các điểm chính sau:Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới kinh tế và hội nhậpdiễn ra mạnh mẽ như hiện nay, mọi mặt trong đời sống xã hội đều thay đổinhanh chóng Văn hóa cũng không đứng ngoài guồng quay đó Các nhân tố
Trang 12văn hóa đều có những biến đổi nhất định, cả theo hướng tích cực và tiêu cực.
Hệ thống chợ của nước ta cũng trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi sâu sắc Cónhững chợ biến thành trung tâm thương mại, siêu thị lớn như chợ Hàng Da
Có những chợ phiên trở thành chợ họp hàng ngày, là trung tâm mua bán của
cả những vùng rộng lớn, mạng lưới liên kết trong nước và ngoài nước nhưchợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp… Bên cạnh đó, vẫn còn những chợ vẫn giữnguyên tính chất nông thôn của mình, là những chợ phiên nhỏ họp theo kì,đáp ứng nhu cầu trao đổi không lớn của cư dân nông thôn Những chợ phiênnày vừa biến đổi lại vừa bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa trước đây, là một phầnquan trọng của nền văn hóa – kinh tế nông thôn nhưng chưa được nhiềunghiên cứu quan tâm Vẽ nên một bức tranh chân thực, đầy đủ về hoạt độngcủa các chợ phiên nông thôn về mọi mặt sẽ góp phần vào nghiên cứu về nôngthôn hiện nay nói chung
Luận văn sẽ bước đầu tìm hiểu về sự phát triển và biến đổi của các chợphiên nông thôn hiện nay, đánh giá những biến đổi theo hướng tích cực haytiêu cực, nguyên nhân của những biến đổi đó Trên cơ sở ấy, có thể nhận định
cơ sở kinh tế - văn hóa – xã hội nào là điều kiện cho chợ phiên tiếp tục duy trì
và phát triển, đối sánh với các khu vực nông thôn khác Hơn nữa, trong những
sự biến đổi, có thể nhận rõ những yếu tố văn hóa được bảo lưu, những yếu tốvăn hóa mới nảy sinh trong lòng chợ phiên nông thôn, những đặc điểm kinh
tế - văn hóa – xã hội của chợ phiên hiện nay Từ vai trò của chợ đối với đờisống cộng đồng ta cũng sẽ thấy được một phần của đời sống cư dân nông thônhiện nay qua hoạt động thương mại Đó là những khía cạnh nghiên cứu chưatừng có bài viết, công trình nào nhắc đến
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Chợ phiên ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay” là một đề
tài mang tính chất so sánh dựa trên tư liệu lịch sử và thực trạng hiện tại
Trang 13Chính vì thế, để hoàn thành đề tài này, nhiều phương pháp nghiên cứu đãđược sử dụng.
Phương pháp đầu tiên chính là phương pháp tổng hợp tài liệu Tổng hợptài liệu là một thao tác không thể thiếu khi bắt tay nghiên cứu bất kì đề tàinào Đối với đề tài của luận văn, tác giả đã tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu nhưsách, bài trích, báo cáo, số liệu thống kê về kinh tế, đời sống của tỉnh, huyện, vănbản pháp luật quản lí chợ… để xây dựng nên khung nền cơ sở lí thuyết cho đềtài Đồng thời, những tư liệu này cũng cung cấp số liệu về hệ thống chợ Hưng
Hà trước cách mạng tháng Tám, tên các chợ, các thông tin cơ bản về chợ để làm
cơ sở khảo sát cho sự biến đổi hiện nay Các bài trích, sách đã cung cấp thông tin
về quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của chợ vùng đồng bằng châu thổ sôngHồng nói chung trong suốt chiều dài lịch sử - đó là nền tảng để tìm hiểu nguyênnhân và sự biến đổi theo thời gian của các chợ phiên nông thôn trong vùng nóichung, huyện Hưng Hà nói riêng Không những thế, các tư liệu cũng cung cấpnhững số liệu về hoạt động, cơ cấu kinh tế của tỉnh và huyện hiện nay, mức sống
và thói quen tiêu dung của người dân, số lượng và tên các chợ hiện nay, các khíacạnh khác nhau của chợ nói chung như diện tích, lưu lượng hàng hóa… Những
số liệu đó là cơ sở để đi vào đánh giá, phân tích rõ hơn nguyên nhân và sự biếnđổi của chợ hiện nay Cuối cùng, những quy định pháp luật về quản lí chợ, quyhoạch chợ của địa phương là những cơ sở để định hình sự quản lí chợ hiện nay
và hướng phát triển của chợ trong tương lai
Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần Lịch sử nghiên cứu, những tư liệu vềvấn đề chợ phiên nông thôn khá hạn chế, các đề tài đã từng nghiên cứu vấn đềnày thường chỉ đi vào nghiên cứu bộ mặt chợ trước cách mạng tháng Tám,hướng biến đổi của các chợ lớn… mà không hề đề cập đến số phận của cácchợ phiên nông thôn Chính vì thế, để có thể hoàn thành đề tài, tác giả đã sửdụng thêm nhiều phương pháp nghiên cứu nữa
Phương pháp cung cấp thêm tư liệu cho việc đánh giá, phân tích và xử lí
Trang 14vấn đề chính là phương pháp điền dã kết hợp phỏng vấn sâu bán cấu trúc Sốliệu và tên các chợ hiện nay một số tài liệu đưa ra không trùng khớp nhau,chính vì thế, tác giả phải xin tư liệu của chính quyền quản lí và khảo sát thực
tế tại địa bàn để nắm chính xác nhất số lượng, phân bố, vị trí, kiến trúc, hànghóa, thời gian họp của từng chợ Cùng với quá trình điền dã, quan sát và ghichép những thông tin cơ bản đó, để có được những thông tin sâu hơn, tác giảphải tiến hành phỏng vấn những người có mặt ở chợ, bao gồm cả người mua
và người bán Thao tác phỏng vấn này phải tiến hành khá sâu dựa trên nhữngkhung câu hỏi đã có sẵn như: nghề nghiệp và thu nhập cơ bản của gia đình, tỉ
lệ số tiền đi chợ trong tổng thu nhập, tần suất đi chợ, những sản phẩm mua vàbán ở chợ, thời gian cho việc trả giá và mua bán, những hoạt động khác ở chợngoài việc mua – bán… Tuy nhiên, với mỗi đối tượng, tùy vào câu trả lời, tácgiả phải khai thác sâu hơn, đặt ra những câu hỏi ngoài câu hỏi đã có sẵn đểkhai thác chính xác thông tin Ví dụ khi đối tượng phỏng vấn trả lời nghềnghiệp là nông dân, tác giả phải hỏi họ trồng cây gì, diện tích bao nhiêu, thuhoạch bao nhiêu để ước lượng thu nhập và số sản phẩm họ tự túc được trongđời sống, từ đó đối chiếu với hàng hóa mua và bán để tìm ra cơ chế trao đổichuẩn Bên cạnh đó, cần hỏi họ có thêm thu nhập từ nguồn nào nữa khôngnhư làm nghề, lương hưu, trợ cấp….Nhưng đối với đối tượng là công nhân,tác giả phải khai thác thêm thông tin họ có trồng vườn, chăn nuôi để tự túcmột phần lương thực không, từ đó xem cơ cấu mua bán của họ Khi sử dụngphương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc này đòi hỏi tác giả phải linh hoạtnhưng sẽ thu về những kết quả tương đối chuẩn và sâu, nguồn tư liệu chínhxác cho quá trình phân tích, đánh giá
Bên cạnh việc phỏng vấn những người ở chợ, tác giả còn phải tiến hànhgặp gỡ và phỏng vấn những người lớn tuổi trong làng về sự tồn tại và thay đổicủa các chợ, tìm ra nguyên nhân và lí do thay đổi Những người lớn tuổi là
Trang 15những kho lịch sử sống với tri thức tích lũy qua năm tháng, họ sẽ có thông tin
về những chợ trước đây họ hay đi, chợ họp ngày nào, hồi ấy chợ như thế nào,buôn bán ra sao… Đó là những thông tin quý báu bổ sung cho sự thiếu hụt tưliệu về chợ trong lịch sử Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phỏng vấnnhững người quản lí chợ để tìm hiểu cơ chế quản lí của chợ, doanh thu củachợ để định hình sự tồn tại của chợ và hướng phát triển trong tương lai
Việc kết hợp phương pháp tổng hợp tư liệu và điền dã, phỏng vấn sâu đãcung cấp một nguồn tư liệu đầy đủ và chuẩn xác cho việc xử lí đề tài Thaotác cuối cùng của người nghiên cứu chính là tổng hợp những tư liệu đó đểđánh giá, phân tích về hiện trạng chợ và đưa ra kết luận Tuy nhiên, thao tácnày lại không hề đơn giản bởi chợ là một đối tượng tổng hợp Nó vừa là mộtphần của nền kinh tế, là một mắt xích quan trọng nhất của nền kinh tế là traođổi, là phần quan trọng nhất của hệ thống thương nghiệp nông thôn bên cạnhcác cửa hàng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế Tuy nhiên, chợ cũng
là một đối tượng của xã hội, nó là nơi phản chiếu những mối quan hệ xã hộinội làng và liên làng, những hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin, dưluận… Hoạt động chơi chợ, văn hóa mua bán, các hoạt động thưởng thứctinh thần ngoài mua bán ở chợ… lại là những mặt về văn hóa của chợ Bêncạnh đó, chợ còn chịu ràng buộc về chính trị, sự quản lí của chính quyền,pháp luật Chính vì thế, nếu nhìn nhận chợ dưới từng góc độ riêng lẻ ta sẽkhông thấy cái sự đa dạng, phong phú của chợ và hiểu chợ Chợ phiên vẫn tồntại một phần là do sự yếu kém của nền kinh tế nhưng mặt khác nó còn là sựkhép kín của các làng, thói quen mua bán hình thành từ bao đời nay… Cácmặt của chợ ràng buộc lẫn nhau, ảnh hưởng, đan cài vào nhau nên phải nhìnnhận chợ dưới góc độ liên ngành Những đánh giá, phân tích phải dựa trênnhững cơ sở, góc độ về cả kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị thì mới có thểđưa ra một cái nhìn tổng quan và chính xác về chợ Mọi thao tác tìm hiểu về
Trang 16chợ đều phải tiến hành trên nhiều mặt: cơ cấu kinh tế của địa phương, mứcsống của người dân, thói quen chi tiêu và sinh hoạt, truyền thống văn hóa…
để định hình đúng cơ chế đi chợ của người dân, cơ chế hoạt động của chợ
Trang 17B- PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG MỘT: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HƯNG HÀ
VÀ CHỢ PHIÊN TRONG LỊCH SỬ 1.1 Giới thuyết khái niệm
1.1.1 Khái niệm chợ
Chợ là một hiện tượng rất quen thuộc trong đời sống của mọi cư dânnhưng chưa có một định nghĩa thống nhất nào về chợ Theo tài liệu về cuộc
tổng điều tra về chợ năm 1999, “chợ là một nơi (địa điểm) công cộng, tập
trung người mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, được hình thành
do yêu cầu của sản xuất, đời sống xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định” [48,5] Như vậy có thể hiểu chợ đầu tiên là một loại thị
trường, phải có một địa điểm và khung thời gian tụ họp nhất định, có chủ thể
là người mua và người bán Chợ có thể hình thành một cách tự phát do nhucầu của nhân dân nhưng cũng có thể hình thành một cách tự giác do sự quyhoạch của chính quyền
Đối tượng chợ được nghiên cứu trong luận văn này là chợ ở khu vựcnông thôn, hay thường được gọi là “chợ quê” Chợ quê theo như định nghĩa
của Lê Thị Mai trong cuốn “Chợ quê trong quá trình chuyển đổi” là “nơi diễn
ra hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ ở khu vực nông thôn” [33,51].
Định nghĩa này chưa thật chặt chẽ lắm Có thể hiểu chợ ở khu vực nông thôn
là nơi thỏa mãn những yêu cầu của khái niệm chợ trên và không gian của nóchính là nông thôn
Tuy nhiên, cho đến nay, theo sự phân cấp đô thị, các thị trấn, thị tứ vẫnđược xếp vào đô thị Như vậy, các chợ ở các thị trấn này là chợ nông thôn haychợ đô thị? Theo chúng tôi, những chợ này tuy nằm ở thị trấn nhưng khu vựcchung vẫn là nông thôn, chúng thực chất không khác các chợ nông thôn làbao Chính vì thế, chợ thị trấn vẫn là một trong những đối tượng nghiên cứucủa luận văn này
Trang 181.1.2 Cách thức phân loại chợ
Hiện nay, có nhiều cách thức phân loại chợ khác nhau Có thể phân loạichợ theo không gian thành chợ làng, chợ xã, chợ huyện, chợ tổng hay chợnông thôn và chợ đô thị, chợ đồng bằng và chợ miền núi; theo thời gian thànhchợ phiên và chợ họp hàng ngày, chợ sáng, chợ chiều và chợ họp cả ngày;theo mặt hàng thành chợ chuyên và chợ không chuyên… Trong khuôn khổluận văn này, chúng tôi xin đi sâu vào phân loại chợ theo thời gian, chợ phiên
và chợ họp hàng ngày
Trước đây, khi mới hình thành, tất cả các chợ đều là chợ phiên, họp theochu kì lịch âm do nhu cầu hàng hóa của người dân thời kì này chưa cao, đờisống chủ yếu là tự cấp tự túc Người dân đến chợ chỉ để bán một vài thứ dưthừa của gia đình để mua những sản phẩm mà mình không làm ra được Cácchợ thường họp vào những ngày có số nhất định trong tháng, ví dụ như chợKênh họp ngày 2, ngày 8 thì sẽ họp vào các ngày 2, 8, 12, 18, 22, 28 âmlịch hàng tháng Các chợ thường họp sáu đến mười lăm phiên một tháng,tùy quy mô chợ và nhu cầu của người dân Những chợ gần nhau trong cùngmột khu vực thường họp lệch ngày nhau để đảm bảo ngày nào trong vùngcũng có chợ họp, thuận tiện cho nhu cầu của người mua và việc buôn báncủa người bán Chợ nào mới mở mà họp cùng ngày với chợ cũ gần đó đểgiành khách sẽ bị phạt, nhẹ thì đổi ngày họp chợ, nếu nặng có thể bị cấmhọp chợ Có những chợ gần nhau họp cùng ngày nhưng sẽ có một chợchính, một chợ chỉ là phiên xép
Theo thời gian, sự phát triển của đời sống và kinh tế, các chợ dần dầntrải qua nhiều biến đổi, một trong những biến đổi quan trọng là nhiều chợphiên trở thành chợ họp hàng ngày do nhu cầu trao đổi của người dân tănglên Hầu hết các chợ ở các khu vực đô thị, các ngã ba, ngã tư, điểm trungchuyển giao thông, các thị trấn… đều trở thành chợ họp hàng ngày
Trang 19Tuy nhiên, có một đối tượng chợ giao thoa giữa hai loại chợ này, đó làchợ họp hàng ngày nhưng những ngày này quy mô của chợ không lớn, chỉphục vụ cho người dân gần khu vực chợ Vào những ngày phiên, chợ mới họplớn và phục vụ nhu cầu của cả vùng với nhiều mặt hàng, dịch vụ mà nhữngngày thường không có Khi nhắc đến những chợ này, người dân vẫn xem đó
là các chợ phiên Chính vì thế, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi vẫnxếp các chợ này vào loại chợ phiên, là đối tượng nghiên cứu của luận văn Sựtồn tại của các chợ này là bước đệm thể hiện sự chuyển mình, phát triển củanền kinh tế Điển hình cho loại chợ này chính là chợ ở thị trấn Hưng Hà, chợvẫn họp hàng ngày nhưng số người mua, người bán không lớn, chỉ chiếmkhoảng 1/5 diện tích chợ Vào những ngày phiên, chợ mới đông đúc, hànghóa tràn khắp chợ và ra cả khu vực đường xung quanh
Xét theo thời gian họp chợ trong ngày có thể phân loại chợ sáng, chợchiều và chợ họp hàng ngày Hầu hết các chợ phiên đều họp buổi sáng sớm,
từ 5 giờ 10 giờ sáng Các chợ huyện, chợ tổng thường họp hàng ngày do nhucầu của người dân cao hơn Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và chợ chuyểnsang họp hàng ngày, nhiều chợ cũng chuyển sang họp cả ngày để phục vụ nhucầu của người dân
Tại khu vực huyện Hưng Hà, hầu hết các chợ hiện nay vẫn là chợphiên, họp theo chu kì lịch âm Một số chợ thuộc loại chợ giao thoa nhưchợ Huyện đã nói ở trên Ngoài ra, có một số chợ mới tự phát họp hàngngày, đảm bảo nhu cầu mua bán của người dân như chợ hôm Mỹ Thịnh,chợ Gốc Rơ… Các chợ phiên đều họp buổi sáng nên các chợ giao thoa vàchợ họp hàng ngày hầu hết họp buổi chiều Riêng chợ Huyện ngày phiên vàngày thường đều họp cả ngày
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của chợ phiên 1.2.1 Thời kì phong kiến và Pháp thuộc (938 – 1945)
Trang 20Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Tạ Đức, chợ xuất hiện từ thời kỳ VănLang – Âu Lạc nhưng để định hình nên hệ thống chợ phải đến thời kỳ phongkiến Đây là thời kỳ bộ mặt chợ dần được hình thành và chợ có vai trò quantrọng trong nền kinh tế - văn hóa – xã hội Trong suốt thời kỳ phong kiến vàPháp thuộc, chợ hầu như không biến đổi nhiều vì điều kiện kinh tế - xã hộikhông nhiều biến động, Pháp không có chủ trương dẹp bỏ sự tồn tại của cácchợ, ccó một số chợ bị dẹp bỏ và thuế chợ bị đánh cao hơn trước, cản trở hoạtđộng của các chợ một phần.
Chợ phiên ra đời trên cơ sở kinh tế - xã hội của nền kinh tế nông nghiệplúa nước tự cấp tự túc Đó là nền kinh tế sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp tự túc làchính Hầu hết mọi gia đình là một đơn vị sản xuất kinh tế độc lập, tự túcđược hầu hết lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết trongcuộc sống Họ vừa trồng lúa, trồng rau lại chăn nuôi lợn, gà, thời gian nôngnhàn tranh thủ đan lát, dệt vải… để tự túc đồ dùng trong gia đinh Tuy nhiên,mức sống của người dân không cao Chính vì thế, nhu cầu mua bán, trao đổicủa họ chỉ dừng lại ở việc mang bán đi một số sản phẩm gia đình dư dung đểđổi lấy một số nhu yếu phẩm không thể tự làm ra được Thời kì này, mấy lànggần nhau mới có một chợ, chợ họp nhỏ và theo phiên là vì thế
Nền kinh tế tiểu nông nhỏ lẻ nên hầu hết các hộ gia đình đều là hộ nôngdân, các làng đều là làng thuần nông Tuy nhiên, bên cạnh đó, xuất hiệnnhững làng nghề và làng buôn bán Sự tồn tại của làng nghề thúc đẩy sự pháttriển của chợ do nhu cầu bán sản phẩm của làng để đổi lấy lương thực, thựcphẩm phục vụ cho những thợ thủ công không làm nông nghiệp Chợ ở cáclàng nghề chủ yếu là bán sản phẩm của làng nghề Chợ Hới cũng là một chợnhư thế Xưa kia, chợ chủ yếu là nơi bán chiếu Hới – một sản phẩm thủ côngnghiệp nổi tiếng – cho dân xung quanh vùng và những người buôn bán mang
đi các vùng khác Trải qua thăng trầm, các làng nghề hiện nay có làng hưngthịnh do sản phẩm bắt kịp, phù hợp với nhu cầu thị trường, có làng lụi tàn, cư
Trang 21dân chuyển sang nghề khác Các chợ làng nghề vì thế có chợ lụi tàn, có chợvẫn tồn tại nhưng sản phẩm thủ công nghiệp của làng không còn hoặc chỉchiếm vị trí khiêm tốn trong chợ, thay vào đó là các nhu yếu phẩm, lươngthực thực phẩm Sự đổi thay của các chợ làng nghề phản ánh rõ sự thăng trầmcủa làng nghề, sự thay đổi trong đời sống của cư dân trong làng.
Khi nhìn vào địa điểm họp chợ, có thể thấy, các chợ thời kì này chủ yếu
là họp ở rìa làng Nguyên nhân của tình trạng này chính là do sự khép kín củalàng, mỗi làng là một xã hội thu nhỏ Sự xuất hiện chợ tuy là một nhân tố thúcđẩy sự giao lưu nhưng làng vẫn kìm hãm sự giao lưu đó, bảo lưu tính tự quảnbằng cách đưa chợ ra rìa làng để đảm bảo hoạt động chợ không làm xáo trộnquá nhiều cuộc sống của làng và giữ gìn an ninh trật tự trong làng Các làng
có chợ thường là những làng ở trung tâm, thuận tiện giao thông với các làngxung quanh Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chợhọp ở bến sông, bến đò, ở đình, ở chùa, ở cầu…
Nền kinh tế không phát triển, hoạt động của chợ tuy sôi nổi nhưng chưa
đủ sức trở thành một thị trường lớn nên quy mô của các chợ phiên trước đâythường không lớn Các chợ làng thường chỉ họp ở một khoảng đất tầm vàitrăm mét vuông với vài chục người bán Những người bán này thường chỉ bàyhàng lên cái thúng, cái mẹt, gian nào lớn hơn thì có chiếc chõng, tấm liếp đểbày hàng Tuy nhiên, đến quy mô chợ huyện, chợ tỉnh, chợ đã có diện tích lớnhơn, có khi đến hàng nghìn mét vuông với cả trăm gian hàng Chợ thường cómột khu được dựng các gian hàng kiên cố, thường là bằng tre nứa, lợp mái rạ,diện tích tầm 3 đến 4 m2 một gian hàng Khu này thường chỉ dành cho cáchàng thịt, hàng vải… còn các mặt hàng khác chú yếu vẫn bày bán ngoài trời.Nhu cầu mua bán, trao đổi không lớn nên người bán trong các chợ hầuhết là những người không chuyên buôn bán, thường là người mua – người bánđồng nhất Mỗi người bán có khi gian hàng chỉ là vài nải chuối, chục trứng…tranh thủ bán nhanh để còn mua những thứ mình cần ở chợ Bên cạnh đó, có
Trang 22một phần tương đối những người bán là những người hành nghề buôn bántheo mùa Họ là người phụ nữ trong gia đình tranh thủ thời gian nông nhàn,lúc rảnh rỗi chạy chợ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình Nghề nghiệp chínhcủa họ vẫn là làm nông và tham gia vào các hoạt động sản xuất khác của giađình Việc buôn bán của họ chủ yếu là “lấy công làm lãi” Chỉ có một bộphận nhỏ người bán là những người buôn bán chuyên nghiệp, lăn lộn khắpcác chợ, có khi đi từng làng để bán rong Mặt hàng buôn bán của họ cũngkhông cố định, có khi mùa này buôn thức này, mua kia buôn thức khác Tuynhiên, điểm chung là hầu hết họ đều là phụ nữ Theo Dumoutier, 80-90%
người ở chợ là phụ nữ “cứ 100 người đi chợ, người ta đếm được 84 người là
đàn bà” [35,42]
Hàng hóa bày bán trong các chợ phiên vô cùng đa dạng Loại hàng hóachiếm số lượng áp đảo là lương thực, thực phẩm Ngoại trừ gạo là mặt hàng
có những người buôn bán chuyên còn lại các loại lương thực, thực phẩm khác
đa số là người dân mang đi trao đổi với nhau, mỗi người một ít Bên cạnhlương thực thực phẩm, chợ còn có những gian hàng độc đáo, đi vào nền vănhóa như những nét đặc sắc của chợ phiên Đó là ông thợ rèn thường ngồi đầuchợ, nhận rèn và sửa chữa nông cụ; là hàng vải với người thợ may nhận mayluôn tại chợ, phiên sau trả quần áo…
Những nét độc đáo về hoạt động mua bán ở chợ còn được thể hiện ởcách thức trao đổi, mua bán Phương tiện thanh toán được sử dụng trong muabán thường là tiền, nhưng cũng có thể là vật đổi vật Có những người hầu như
cả đời ít khi cầm đến tiền, họ khi cần mua bán thì chủ động thỏa thuận vớinhau, lấy vật đổi vật Đó là chị nông dân hết gạo mang chục trứng ra đổi mấycân gạo, hay bác thợ thủ công đổi tấm vải lấy con gà…
Phương tiện đo lường được sử dụng trong mua bán ở chợ thường là ướclượng cảm tính vì người dân phần lớn là biết nhau, tin nhau Vải đo bằng tay,thịt tính theo miếng, rau theo mớ, gà theo từng con… Người dân mua con gà
Trang 23thì cầm từng con lên xem, ước chừng nặng nhẹ, ngon hay không rồi ra giá.Bên cạnh đó, các phương tiện đo lường như cân, thước… cũng được sử dụng,thường là ở các chợ lớn.
Đo lường một cách cảm tính nên hoạt động chọn lựa, trả giá ở chợ vôcùng chặt chẽ và độc đáo Trước khi mua một thứ gì, họ đi từ đầu chợ đếncuối chợ, xem hết tất cả các hàng, hàng nào cũng hỏi giá, trả giá rồi đi Đó làgiai đoạn họ khảo sát để đảm bảo mình không bị mua hớ Sau đó, họ quay lạigian hàng mà mình cảm thấy sản phẩm phù hợp và giá cả rẻ để trả giá, kì kèotừng xu lẻ để đạt được mức giá mình mong muốn
Điều đặc biệt hơn, chợ không chỉ là nơi buôn bán mà còn là nơi giải tỏanhu cầu tinh thần cho người dân quê xưa Sống trong môi trường làng khépkín, cuộc sống tù đọng quanh năm quay quẩn với ruộng đồng, chỉ có nhữngdịp Tết, lễ hội và các phiên chợ là những nét rộn rã trong cuộc sống của ngườidân quê xưa Họ đến chợ để tìm đến ông thầy bói, xem vài quẻ bói để giải
quyết nhu cầu tâm linh như “Bà già đi chợ Cầu Đông/ Bói xem một quẻ lấy
chồng lợi chăng?” Bên cạnh đó, đến chợ họ còn được nghe hát xẩm của
những người hát xẩm kiếm sống nơi cửa chợ Nhưng quan trọng hơn, chợ lànơi để giao lưu, gặp gỡ Đó là nơi họ biết tin tức của người họ hàng lấy chồng
ở làng khác, là nơi gặp gỡ được những người bà con sống khác làng, là nơinghe được những câu chuyện, tin tức mới khắp nơi Chợ là trung tâm dư luận
xã hội, là nơi chuyện làng nọ làng kia được bàn tán rôm rả, là nơi chính quyềnphong kiến dán cáo thị và phổ biến những luật lệ mới Và chợ là nơi để traigái gặp gỡ, giao duyên Môi trường làng khép kín nên những phiên chợ là mộttrong những dịp trai gái các làng được gặp gỡ, trò chuyện, hẹn ước và nên
duyên Như chàng trai “Phiên rằm chợ chính Yên Hoa/Yêu hoa anh đợi hoa
nàng mới mua” hay “Bắt cô hàng xén kết duyên châu trần”… vì “Trai khôn chọn vợ chợ Đông”…
Trang 24Chợ bao gồm cả các hoạt động mua bán và ngoài mua bán sôi nổi nhưthế nên việc quản lý chợ rất được chú trọng Hầu hết các chợ dù là chợ làng,chợ huyện hay chợ tổng đều do làng có chợ quản lý Mỗi làng có cách thứcquản lý chợ khác nhau nhưng nhìn chung sự quản lý chủ yếu về mặt an ninh
và môi trường Về mặt môi trường, các làng thường cử ra một người gọi là
mõ chợ, chịu trách nhiệm quét dọn chợ sau mỗi phiên họp chợ Mõ chợ đượctrả công thường bằng hiện vật, đi mỗi hàng lấy một ít: miếng thịt, mớ rau, bơgao… Chính cách trả công tùy tiện này nên đã có nhiều trường hợp xảy ratranh chấp giữa mõ chợ và những người bán hàng Ở những chợ lớn hơn, bộmáy chức dịch của làng chịu trách nhiệm thu tiền chợ của những người bánhàng, sau đó cử người quét dọn chợ và trả tiền công cho người đó Số tiềncông thường chỉ chiếm một phần tiền chợ thu được, số tiền còn lại thường bỏvào quỹ của làng để lo việc làng như cúng tế, lễ hội… Khoản tiền này thườngkhông nhỏ nên các làng đua nhau lập chợ là vì thế
Về mặt an ninh, bộ máy chức dịch của làng chịu trách nhiệm về an ninhcủa chợ Việc chịu trách nhiệm này không phải bằng việc cử một người như
“công an” hay “bảo vệ” ra đứng ở chợ mà chủ yếu là giải quyết khi có xô xát,tranh chấp Thông thường, chợ họp khá yên bình, người dân nhường nhịnnhau, không khí hòa thuận, vui vẻ Tuy nhiên, thỉnh thoảng có thể xảy ranhững việc như có người say rượu quấy phá ở chợ, tranh chấp chỗ bán hàng,tranh chấp hàng… nếu người dân không tự giải quyết được thì bộ máy chứcdịch của làng mới giải quyết Các trương tuần sẽ triệu những người liên quan
về đình làng, sau đó bộ máy chức dịch họp, phân xử Hình phạt thường gặp làphạt tiền hoặc hiện vật nộp cho bên kia và cho làng Một số làng có nhữngquy định trong hương ước của làng về việc quản lý chợ, việc phân xử sẽ dựavào quy định này để phân xử
Như vậy, có thể thấy, việc quản lý chợ có sự đan xen giữa quản lý hànhchính và quản lý cộng đồng, tuy nhiên quản lý cộng đồng chiếm ưu thế hơn
Trang 25Đáng lưu ý là một số làng có những quy định về quản lý chợ trong hương ướclàng và có cả văn bia chợ.
Thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc, hệ thống chợ ở Thái Bình tương đối
ít Theo con số của Dương Thiệu Tường trong cuốn Tỉnh Thái Bình thì con sốnày là 109 chợ Danh sách chợ ở phủ Tiên Hưng (bao gồm địa bàn huyệnHưng Hà ngày này) được ghi trong Tiên Hưng phủ chí là 39 chợ nhưng nhiềuchợ không xác định được ở địa bàn nào hiện nay, nhiều chợ tư liệu điền dãcho thấy có từ thời phong kiến thì không có tên trong danh sách này nênkhông có con số chính xác số chợ thời kỳ này Về hoạt động của chợ, thời kỳnày chợ tương đối phát triển và là thị trường của các nghề thủ công nghiệptương đối nở rộ Các chợ chủ yếu buôn bán lương thực thực phẩm, đặc biệt là
sự phát triển của nghề hàng xáo, nhiều người còn chuyên đi hành nghề làngxáo ở các vùng lân cận
Có thể thấy, chợ là một trong những nhân tố khá quan trọng trong đờisống của cộng đồng làng Chợ là nhân tố thúc đẩy sự giao lưu giữa các làng,góp phần giải tỏa phần nào tính khép kín, độc lập của các làng Trong nềnkinh tế tiểu nông tự cung tự cấp, chợ là nhân tố góp phần giảm bớt sự trì trệcủa nền kinh tế nhưng bản thân nó không đủ sức thay đổi nền kinh tế, phá vỡtính khép kín tự cung tự cấp, những hoạt động của chợ mang tính chất nhỏ lẻ,cầm chừng Chính vì thế, chợ vừa là nhân tố góp phần giảm bớt sự trì trệ củanền kinh tế, vừa là nhân tố níu giữ sự trì trệ đó
1.2.2 Thời kì kháng chiến chống Pháp và trước cải cách kinh tế (1945-1960)
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, các chợ vẫn tiếp tục mạch pháttriển, phục vụ nhu cầu của người dân trong kháng chiến Tuy nhiên, dođiều kiện hoàn cảnh chiến tranh, nhiều chợ chuyển nơi họp đến chỗ kín đáohơn như sâu trong rừng, gần thác nước để tiếng nước át tiếng chợ… Đặcbiệt, thời kì này, nhiều chợ chuyển sang họp buổi tối để tránh sự truy quét
Trang 26của giặc Hình ảnh những ngọn đèn măng sông, những ngọn đuốc trongnhững phiên chợ đêm rộn rã đã trở thành một phần kí ức trong những ngàytháng chiến tranh ấy.
Trong thời kì chiến tranh có sự đan xen giữa những vùng tạm chiếm củaPháp và vùng giải phóng của ta Sự cô lập các vùng đã khiến giao thương khókhăn, hàng hóa khan hiếm Trong bối cảnh ấy, sự tồn tại của các chợ ở khuvực tiếp giáp giữa vùng giải phóng và vùng tạm chiếm đã trở thành nơi giảmnhẹ phần nào sự khan hiếm ấy Lương thực, thực phẩm từ vùng giải phóngmang ra các chợ này để đổi lấy hàng thủ công nghiệp phục vụ đời sống
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế chưa có nhiều biếnchuyển Các chợ vẫn tiếp tục mạch phát triển của mình, buôn bán công khai
và nở rộ hơn trước Tuy nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn nhưngnhững sắc màu tươi vui ở các chợ là những mảng sáng trong nền kinh tế đấtnước thời kì này
1.2.3 Thời kì sau cải cách kinh tế đến trước đổi mới (1960 – 1986)
Thời kì cải cách kinh tế, nền kinh tế nước ta biến đổi mạnh mẽ Chợ làmột thành phần của nền kinh tế nên cũng không thể tránh khỏi luồng biến đổi
ấy Đây có thể xem là thời kì thăng trầm nhất trong lịch sử phát triển của chợ.Trong thời kì cải cách kinh tế, các hộ gia đình đều vào hợp tác xã, sảnxuất theo tập thể và công điểm Tất cả sản phẩm làm ra được Nhà Nước thumua và sau đó phân phối lại cho người dân theo chế độ tem phiếu Chính vìthế, nền kinh tế không được phát triển tự do, thị trường bị thu hẹp lại Thậmchí, thời kì này, nhiều vùng còn “ngăn sông, cấm chợ”, hoạt động của các chợ
có phần sa sút hơn trước
Tuy nhiên, phân phối của Nhà Nước không đủ để đảm bảo đời sống,người dân phải tự lao động thêm trên mảnh ruộng 5% của mình Tuy chỉ làruộng 5% nhưng đây là nguồn thu nhập chiếm đến 70% của nhiều gia đình.Bên cạnh đó, họ còn tranh thủ làm thủ công nghiệp vào thời gian rảnh rỗi
Trang 27Đây chính là nguồn cung cho sự tồn tại và phát triển của các chợ Người dânđến chợ để trao đổi những sản phẩm tự làm ra hoặc thu hoạch được trên phầnđất 5% Ngoài ra, chợ còn là nơi mua bán, trao đổi tem phiếu và những sảnphẩm được phân phối nhưng không dung đến của người dân.
1.2.4 Thời kì sau đổi mới đến nay (1986 – nay)
Thời kì đổi mới đã mở đường cho sự hưng thịnh của nền kinh tế, nhiềuđổi thay về văn hóa – xã hội Trong số những thay đổi đó có những thay đổiảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới chợ
Thứ nhất, đó là sự tăng lên của mức sống và thu nhập của người dân.Thu nhập bằng tiền tăng lên góp phần làm giảm tính tự cấp, tự túc trong tiêudùng, nhu cầu chi tiêu của người dân tăng lên Thu nhập bình quân đầu ngườicủa nước ta năm 2013 là 1960 USD Tỉ lệ chi tiêu cho nhóm hàng hóa tiêudùng bao gồm cả lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm từ61.9% năm 2002 lên 70.6% năm 2010, phần tự túc giảm từ 14.8% xuống12.6% Tổng cầu về hàng hóa tiêu dùng của dân cư ở khu vực nông thôn năm
2010 tăng 4.5 lần so với năm 2002 [52]
Thứ hai, quan niệm về kinh tế và thương mại của người dân nông thôn
đã có sự thay đổi lớn “Sự thanh nhàn, bằng lòng với cài nghèo không còn
hiệu lực như xưa nữa, Xu hướng vươn tới làm giàu, chú trọng đến lợi tích vật chất là một giá trị xã hội ngày càng được phỏ biến hơn ở xã hội nông thôn ngày nay.” [26,115] Chính vì thế, những người hành nghề buôn bán không
còn bị coi thường, xếp vào hạng cuối cùng trong xã hội nữa mà “người được
kính trọng làm kinh tế giỏi 43.3%, cao thứ tư sau cao tuổi, có đạo đức trong sạch, gia đình hòa thuận” [26,51] Các hộ gia đình đều cố gắng vươn tới làm
giàu chính đáng để nâng cao đời sống
Thứ ba, điều kiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc đã phát triển hơnrất nhiều Thời gian di chuyển giảm nhiều, cách thức liên lạc đa dạng, nhanhchóng Điều này cũng góp phần giảm bớt tính khép kín của làng
Trang 28Thứ tư, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của hệ thống các cửa hàngbán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại cạnh tranh trực tiếp với hệ thống chợ.Theo thống kê của Euro monitor, ở nước ta hiện nay có khoảng 0.9 triệu cửahàng bán lẻ, trung bình có 10.6 cửa hàng trên 1000 dân Các cửa hàng bán lẻchủ yếu bán các mặt hàng nhu cầu thường xuyên và liên tục [52]
Thứ năm, văn hóa làng đang đứng trước những biến đổi mạnh mẽ vàtoàn diện với sự xuất hiện của nhiều yếu tố văn hóa mới, biến mất của các yếu
tố văn hóa cũ và thay đổi các yếu tố văn hóa đang tồn tại Cùng với đó, lốisống của người dân quê cũng đang có nhiều thay đổi theo hướng phù hợp vớicuộc sống hiện đại
Những nhân tố trên đã góp phần dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ của hệthống chợ
Hoạt động của các chợ bắt đầu khởi sắc hơn Sản xuất hàng hóa pháttriển, chế độ bao cấp được xóa bỏ, người dân tự do trao đổi, mua bán Thời kìnày nhiều chợ trở thành chợ họp hàng ngày, mở rộng và xây dựng quy môhơn Cùng với đó, một loạt các chợ mới cũng được hình thành để phục vụ nhucầu ngày càng tăng của người dân
Theo số liệu của Tổng cục thống kê công bố năm 1999, cả nước có 8213chợ, nhưng đến năm 2006 đã lên đến 9000 chợ [27,28] Tính trung bình cứ
10000 dân thì có 1.02 chợ, cứ 10km2 thì có 0.2 chợ và mỗi xã phường có 0.8chợ Tuy nhiên, mật độ chợ phân bố không đều trong cả nước Đồng bằngsông Hồng là khu vực có mật độ chợ cao nhất cả nước Toàn khu vực có 1642chợ trong đó, cứ 10km2 thì có 1.3 chợ [48]
Trong số 8213 chợ của cả nước, có 3698 chợ (chiếm 60.5%) được hìnhthành trước năm 1984, bao gồm cả những chợ truyền thống lâu đời Như vậy,chỉ trong vòng 15 năm (tính đến thời điểm thống kê năm 1999), số chợ của cảnước tăng gần gấp đôi Có thể thấy, công cuộc cải cách, đổi mới kinh tế đã
Trang 29mở đường cho sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của hệ thống chợ trên
cả nước
Sự nở rộ của hệ thống chợ bên cạnh nguyên nhân từ sự phát triển kinh tếcòn phải kể đến những nguyên nhân về văn hóa – xã hội Đó chính là thói quen,tập quán lâu đời của người dân là mua bán ở chợ Dù đã có những hình thứcthương mại khác có thể thay thế chợ như cửa hàng, siêu thị… nhưng chợ vẫn làlựa chọn đầu tiên và cơ bản nhất của đa số người dân khi cần mua hàng hóa Đốivới nhóm hàng lương thực thực phẩm, số người tiêu dùng chọn mua ở chợchiếm 94.8% Con số này là 87% đối với hàn dệt may, giảy dép, 70% đối với đồdùng gia đình [52] Lựa chọn này xuất phát từ sự thân quen, gần gũi, phổ biếncủa chợ và sự đa dạng hàng hóa, thuận tiện lựa chọn và mặc cả của chợ
Thời gian họp chợ kéo dài được thể hiện rõ trong các số liệu thống kê.Trước 1945 chủ yếu là các chợ họp theo phiên thì hiện nay có đến 70% chợhọp hàng ngày [48] Như vậy, có thể thấy, nhu cầu trao đổi hàng hóa củangười dân lớn và diễn ra liên tục
Xét về quy mô diện tích, tổng diện tích chợ trên cả nước tính đến 1999 là16.192 chợ, trong đó diện tích được xây dựng kiên cố chỉ chiếm gần ¼ con số
ấy, 3.969 km2 Số cợ đạt tiêu chuẩn kiên cố chỉ chiếm 11.6%, chợ bán kiên cốchiếm 31.5%, chợ lều quán, lán trại chiếm 33.8%, còn lại 22.9% là chợ ngoàitrời Diện tích bình quân mỗi chợ khoảng 2.652 km2 [48]
Bình quân mỗi chợ có 225 người bán hàng Số liệu thống kê cho thấymỗi phiên chợ có 32% người bán là nông dân, 5% là thợ thủ công nghiệp trựctiếp bán sản phẩm do mình làm ra, 12% là người bán hàng không chuyên,không cố định Số người bán hàng chuyên nghiệp, cố định chiếm 51% Tuynhiên, các chợ thành thị có người bán hàng cố định, chuyên nhiều hơn Cácchợ nông thôn có số người bán hàng không chuyên, không cố định, người sảnxuất trực tiếp bán sản phẩm nhiều hơn [48]
Trang 30Công tác quản lý chợ cũng được chính quyền các cấp chú ý nhiều hơn.Hầu hết các chợ lớn đều thành lập ban quản lý, thu phí chợ và nộp một phần
về ngân sách Nhà Nước Nhiều chợ được đấu thầu, đầu tư xây dựng quy mô.Quy hoạch phát triển chợ được quy định là một phần bắt buộc trong quyhoạch phát triển của địa phương hàng năm
Việc quản lý chợ đã trở nên chặt chẽ hơn trước Luật quy định có bacách thức quản lý chợ tùy theo quy mô và hoạt động của chợ: ban quản lýchợ, tổ quản lý chợ và đấu thầu quản lý Luật về chợ quy định rõ trách nhiệm
và quyền hạn của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chợ, vai trò chủ yếuvẫn thuộc về Ủy ban nhân dân xã Nguồn thu từ chợ được nộp về ngân sáchNhà Nước và các hoạt động xây dựng, cải tạo chợ loại ba do Uy ban nhân dân
xã, huyện đề xuất và thực hiện
1.3 Những đặc điểm, giá trị của chợ phiên
Trang 31kinh tế Chính vì sự lèo tèo ấy của chợ, sự eo hẹp chi tiêu của người dân mà
họ cân nhắc, lựa chọn rất kĩ trước khi quyết định mua hàng, trả giá sát sao vàmất nhiều thời gian
Bên cạnh việc phản ánh, chợ phiên còn góp phần nuôi dưỡng tính chấtnhỏ bé, tiểu nông của nền kinh tế Các hoạt động buôn bán tuy làm giảm điphần nào tính tự cung, tự cấp nhưng không đủ sức để xóa bỏ nó, ngược lạicòn nuôi dưỡng cho tính tự cung, tự cấp ấy tồn tại dai dẳng hơn
1.3.1.2 Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong nền kinh tế
Trong cuốn Người nông dân ở châu thổ Bắc Kỳ, Pierre Gourou đã côngnhận hầu hết những người buôn bán nhỏ, bao gồm cả người bán hàng rong vàngười buôn bán ở chợ đều là phụ nữ Sở dĩ phụ nữ là lực lượng chính tronghoạt động thương mại ở chợ bởi tính nhỏ lẻ của hoạt động buôn bán, gánhhàng ít ỏi có khi chỉ vài mớ rau, lời lãi ít ỏi cả phiên chợ chỉ vài xu, vận
chuyển vất vả “qua những con đường đất nhỏ, trơn mà chỉ với thói quen và
sự nhẫn nại của người Bắc Kỳ mới có thể tiến lên với một gánh hàng trên vai như thế”.[ 37,491] Hoạt động buôn bán ở chợ phù hợp với đặc điểm giới của
phái nữ đó là sự kiên nhẫn, chịu khó, nhặt nhạnh Cuộc sống tất tả, bươn chảikhó nhọc của người phụ nữ buôn bán đã từng được Trần Tế Xương phác họaqua hình ảnh vợ mình:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng”
Hoạt động chợ đã đem lại cho người phụ nữ vai trò quan trọng trong nềnkinh tế Nhà nghiên cứu Trần Từ đã từng có một kết luận xác đáng về vai trò
ấy như sau: “luồng tiểu thương rất phát đạt trong vùng châu thổ ( và vùng
trung du Bắc Bộ) thực ra nằm trong tay phụ nữ Như vậy, chính phụ nữ mang
về cho gia đình một phần tu nhập không hảo là không đáng kể, dưới dạng tiền mặt còn nông phẩm thì lại thể hiện khóa cạnh tự cấp tự túc trong nền kinh tế nông thôn.” [35,41] Đi sâu hơn vào vai trò ấy, Dampier khẳng định
“chính người phụ nữ làm cho đồng tiền sinh sôi nảy nở, họ có một tài năng
Trang 32vàmột kỹ xảo đặc biệt về công việc này” [35,42] Có thể thấy, trong xã hội
Việt với nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo trước đây, vai trò của người đànông được đề cao hơn nhờ khả năng lao động đảm trách những công việc nặngnhọc Vai trò của phụ nữ nổi lên qua hoạt động buôn bán, gần như chiếm lĩnhtoàn bộ hoạt động thương mại đã giúp cân bằng vai trò của giới trong nềnkinh tế
1.3.2 Giá trị văn hóa – xã hội
1.3.2.1 Là trung tâm dư luận xã hội, nơi giao lưu văn hóa
Trong nghiên cứu Chợ làng Việt xưa – một trung tâm văn hóa làng Việt,
nhà nghiên cứu Tạ Đức đã kết luận rằng chợ là trung tâm văn hóa xuất hiệntrước đình, chùa và mang tính chất linh hoạt, gần gũi với đời sống người dânhơn Chợ gắn với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng từ tín ngưỡng đến “họcyêu”, “học nói”, “học đi chợ”…
Dư luận xã hội là một trong những yếu tố có sức chi phối mạnh mẽ đếnhành vi của người dân Việt xưa Những người dân sống sợ điều tiếng, sợ dèmpha, giấu cái tôi của mình để hòa vào cái ta cộng đồng Dư luận ấy đầu tiên là
dư luận trong bản thân làng của họ sống, là “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã
tường” Và rộng hơn, đó chính là dư luận liên làng, dư luận ở chợ.
Chợ là một nơi phức tạp, tập hợp nhiều người và tập trung nhiều chuyện.Người ta đến chợ ngoài mua bán ra còn để thoát khỏi chút bó buộc của khônggian làng truyền thống, để nghe thông tin bên ngoài và để truyền cả thông tintrong làng mình ra ngoài Xưa kia, các chính quyền phong kiến còn thườngxuyên dán cáo thị về quy định mới, truy nã tội phạm ở chợ để đông đảo nhândân biết Một người làng này đi chợ biết tin về lại báo cho cả làng mình biết.Rồi họ kể chuyện làng mình cho người làng khác nghe Chuyện chiếu chỉ củavua, chuyện quan trên, chuyện làng bên… tất cả được truyền một cách nhanhchóng và mạnh mẽ qua chợ Tiếng lành, tiếng dữ đồn xa, đồn gần đều qua chợ
là chủ yếu Chợ là nơi những người phụ nữ tụm năm, tụm bảy bàn chuyệnrôm rả Đó là một phần thú vị của chợ
Trang 33Không chỉ là trung tâm của dư luận xã hội, chợ còn là điểm giao lưu vănhóa Không gian sống làng khép kín khiến nhiều giá trị của làng chỉ cư dânlàng ấy biết Thông qua chợ, họ được khoe cái hay, cái đẹp của làng mình,làng tôi có cô gái nào đẹp thế nào, có anh chàng nào vừa thi đỗ, truyền chongười làng khác cách chữa bệnh nọ, bệnh kia bằng phương pháp dân gian,cách làm cái này, cái nọ nhanh hơn, đẹp hơn, bền hơn…Qua đó, các giá trịvăn hóa của làng được thoát ra khỏi không gian chật hẹp của làng, lan tỏarộng hơn trong cộng đồng một vùng.
Khi đã trao đổi thông tin, tức là giữa mọi người đã có đối thoại Cáccuộc đối thoại ngoài giữa những người xa lạ còn có đối thoại giữa nhữngngười thân, người quen Là cô gái làng đi lấy chồng làng bên chỉ qua phiênchợ mới gặp họ hàng, hỏi thăm cha mẹ, gửi chút quà biếu gia đình; là nhữngngười họ hàng sống khác làng được dịp gặp gỡ, hỏi han nhau; là những ngườibạn xa nhau vô tình gặp nhau ở chợ để hàn huyên; là những người mua –người bán biết nhau qua những phiên chợ rồi thành quen thân nhau… Chợ làmột không gian để gặp gỡ, để trao đổi giữa những người khác làng, để phá vỡtính tự trị, khép kín của lũy tre làng
Trong các cuộc gặp gỡ ấy, thú vị nhất và đáng lưu tâm nhất là nhữngcuộc gặp gỡ giữa những chàng trai – cô gái đến tuổi lập gia đình Thôngthường, xã hội xưa thường khuyến khích hôn nhân nội làng vì con gái lấychồng xa “một là mất giỗ, hai là mất con” Hơn nữa, họ muốn duy trì sự ổnđịnh của làng, hạn chế tối đa người lạ Nhưng mỗi làng thường chỉ có vàidòng họ sinh sống, hôn nhân đan chéo khiến nhiều chàng trai, cô gái nhìn đâucũng toàn họ hàng, không thể tìm hiểu và đi đến hôn nhân được Rồi cónhững lúc họ không ưng thuận với bất kì ai trong làng Trong bối cảnh đó, họbuộc phải hướng đến những đối tượng bên ngoài Nhưng họ không thể tựnhiên sang làng khác mà gặp gỡ mà tìm hiểu được Cũng không có một dịp,một không gian nào cho họ gặp gỡ nhau, ngoài những làng kết chạ có lễ hội
Trang 34tổ chức cùng nhau Chỉ có chợ mới là dịp để họ có thể gặp gỡ, tìm hiểu nhau.Chàng trai đến chợ gặp cô hàng xén, cô gái bán rau, bán hoa, ưng thuận rồi vờ
mua hàng, ngồi cạnh buôn cùng để tìm cơ hội Tiêu chuẩn chọn vợ “trai khôn
chọn vợ chợ đông” không chỉ nói lên một không gian có nhiều cơ hội để gặp
gỡ mà còn chỉ rõ, người phụ nữ giỏi buôn bán là một trong những tiêu chuẩnchọn vợ ngày xưa
1.3.2.2 Là cái nôi ra đời, nuôi dưỡng và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa
Văn hóa chợ từ lâu đã trở thành một phần trong văn hóa Việt Văn hóachợ không chỉ thể hiện ở những giá trị văn hóa thuộc về bản thân chợ mà cònthể hiện qua việc chợ đã là cái nôi ra đời, nuôi dưỡng và bảo lưu nhiều giá trịvăn hóa
Giá trị đầu tiên không thể không kể đến là hát xẩm Hình ảnh một manhchiếu, một người hát mù bên cây đàn cùng với bà vợ và mấy đứa con nheonhóc cùng một chiếc bát để đựng tiền lẻ của những người đi chợ nghe hát đãtrở thành một phần của những phiên chợ quê Nếu không có những phiên chợthì chắc chắn những người hát xẩm ấy không có nơi để hành nghề, để kiếmsống và mưu sinh Nhưng có một điều chắc chắn hơn là không có chợ thì sẽkhông có xẩm Xẩm ra đời từ chợ, phát triển ở chợ rồi dần lan ra lễ hội,những bến tàu, bến xe, nơi động người… và bây giờ là lên sân khấu Tuynhiên, xẩm ở chợ mới là xẩm đúng chất xẩm nhất
Một trong những nhân vật đặc biệt nữa của chợ là thầy bói Ông thầy bóithường ngồi ngay đầu chợ, xem quẻ cho những bà, những cô đi chợ Nhữngquẻ bói thường không chính xác nhưng vẫn đông người xem bởi lẽ đó như làmột cách để giải tỏa nhu cầu tinh thần cho người dân
1.3.2.3 Thể hiện văn hóa mua – bán
Chợ là loại hình thương nghiệp chiếm vị trí tuyệt đối trong xã hội Việtxưa Văn hóa mua bán ở chợ gần như là văn hóa mua bán của xã hội Hiệnnay, khi nhiều loại hình thương nghiệp khác đã xuất hiện, văn hóa mua bán ởchợ đã lấn át sang những loại hình mua bán khác, vẫn là văn hóa mua bán chủ
Trang 35yếu trong xã hội.
Văn hóa mua bán thể hiện đầu tiên ở việc lựa chọn và hành vi mua sảnphẩm Người mua lựa chọn rất kĩ, đi hầu hết các hàng xem hàng, trả giá rồimới quyết định mua hàng nào Quá trình trả giá kéo dài, họ thêm bớt từng xumột, người mua thì cố đưa ra lí do để trả giá thấp bằng cách hạ chất lượng sảnphẩm, so sánh với hàng khác, phiên khác Người bán thì viện lí do lời lãi ít ỏi,bảo vệ sản phẩm của mình để không hạ giá Người mua và người bán đều
muốn được lợi vì số tiền ít ỏi, số lời không đáng bao nhiêu vì “lấy công làm
lãi” Và quan trọng hơn cả là họ dư thừa về thời gian để có thể trải qua quá
trình lựa chọn lâu dài này
Tuy nhiên, giá cả, chất lượng sản phẩm không phải là những mối quantâm duy nhất quyết định hành vi mua bán của họ Người mua quyết định muasản phẩm còn vì quen biết, quen mua hàng nào thì lần sau cứ thế mua, khôngtrả giá nhiều Tuy nhiên, vì thói quen này mà nhiều người bị người bán hàng
bán đắt nên có câu nói “càng quen thì lại càng lèn cho đau” nên người mua
cũng có tâm lý cảnh giác hơn Cùng với đó, người bán cũng có tâm lý bán rẻcho người quen, người cùng làng cũng không dám nói thách nhiều, anh em họhàng có khi họ biếu luôn món hàng hoặc lấy giá rất thấp, có khi chịu lỗ
Quá trình mua bán lâu dài tạo nên những mối quan hệ thân quen giữanhững người bán hàng với nhau và giữa người mua với người bán Dân gian có
câu “buôn có bạn, bán có phường” để chỉ mối quan hệ tương hỗ giữa những
người buôn bán với nhau Trong các phiên chợ, những người bán cùng một mặthàng thường ngồi tụ lại thành một khu vực, điều này vừa thuận lợi cho ngườimua lựa chọn, vừa dễ quản lý Những người bán hàng đắt khách, hết hàng sẽvay hàng của những người bạn cùng buôn để bán, vừa kiếm chút lời, vừa làgiúp nhau Họ cũng thường nhập hàng cùng nhau, nhập hàng của nhau, giúpnhau bán hàng Cách gọi bạn hàng cũng xuất phát từ sự tương hỗ này
Giữa người mua và người bán, qua một quá trình lâu dài mua bán đã tạo
Trang 36thành mối quan hệ quen biết Người mua thường chọn mua hàng của mộtngười bán mà mình đã quen, dù có hôm hàng không ngon bằng hàng khác haythậm chí đắt hơn một chút Từ việc quen biết ở chợ, họ có thể tiến đến sự thânthiết hơn như nhờ bán hàng, trông hàng hộ, vay mượn, kết nghĩa…
1.3.3 Giá trị lịch sử - chính trị
Chợ trải qua quá trình tồn tại lâu dài, bản thân nó có những giá trị lịch sửgắn với những thời kỳ khác nhau Thời kỳ phong kiến, chợ là trung tâm dưluận xã hội, là nơi dán thông cáo của triều đình, ban bố các quy định mới rộngrãi cho nhân dân biết Các hình phạt cũng có hình phạt bêu gương ở chợ đểcảnh cáo người bị phạt và răn đe người dân Nhưng những giá trị lịch sử nổibật nhất của chợ gắn với thời kỳ sau, thời kỳ kháng chiến
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chợ là nơi để cáccán bộ cách mạng tuyên truyền, giác ngộ cho người dân Chợ được lựa chọnbởi chợ là nơi tập trung đông người, cán bộ dễ tiếp cận và cũng dễ thoát thânkhi bị phát hiện Nhiều câu chuyện lịch sử đã ghi nhận có những gian hàng ởchợ thực chất là nơi trú ẩn, tuyên truyền, gặp gỡ cho các cán bộ cách mạng.Đây cũng là nơi tiếp tế lương thực, tiền và các nhu yếu phẩm cho các đồngchí đang ẩn náu
Chính vì các cán bộ cách mạng thường lựa chọn chợ để giao lưu với bênngoài trong quá trình ẩn náu nên đã có nhiều cuộc truy sát, ném bom xảy ra ởchợ Bên cạnh đó, trong những thời kỳ chiến tranh phá hoại miền Bắc, đếquốc Mỹ cũng thường ném bom vào các khu chợ tập trung đông người.Những cuộc truy sát này đã tàn phá nhiều ngôi chợ nhưng hoạt động của chợvẫn tiếp tục, mang trong mình những dấu ấn lịch sử của chiến tranh
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, các vùng giải phóng của ta vàvùng chiếm đóng của địch xen kẽ lẫn nhau nên các chợ ở vùng giáp ranh trởthành nơi tiếp tế sản phẩm cho ta, khắc phục phần nào tình trạng khan hiếmlương thực và các nhu yếu phẩm
1.4 Khái quát về vùng đất Hưng Hà
1.4.1 Quá trình hình thành và tụ cư
Trang 37Hưng Hà là một trong những vùng đất thuộc đồng bằng châu thổ sôngHồng, đã có cư dân sinh sống từ lâu đời Theo các tài liệu khảo cổ học vềThái Bình, vùng đất Hưng Hà là một trong những nơi có con người sinh sốngđầu tiên của tỉnh, sau đó mới mở rộng ra các huyện ven biển Vùng đất Hưng
Hà ngày nay vốn là sự hợp nhất của hai huyện Duyên Hà và Hưng Nhân.Huyện Duyên Hà thời cổ thuộc hương Đa Cương, thời Hán thuộc quậnGiao Chỉ, từ thời Trần mới có tên là huyện Duyên Hà, thuộc phủ Trấn Man.Huyện Hưng Nhân thời Trần có tên là huyện Ngự Thiên thuộc phủ LongHưng, đến thời Nguyễn mới có tên là huyện Hưng Nhân Thời Lê đặt haihuyện thuộc phủ Tân Hưng rồi đổi tên là phủ Tiên Hưng, trấn Nam Định Từnăm 1831, hai huyện thuộc phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên Năm 1894, tỉnhThái Bình được thành lập, huyện Duyên Hà và huyện Hưng Nhân thuộc tỉnhThái Bình Đến tháng 6 năm 1969, huyện Hưng Hà được thành lập trên cơ sởhợp nhất huyện Duyên Hà và huyện Hưng Nhân
Như vậy, có thể thấy, Hưng Hà vốn là vùng đất gốc, có con người định
cư và sinh sống từ lâu đời Luận điểm này và các tài liệu còn lưu lại khôngcho biết các chợ phiên bắt đầu ra đời từ khi nào nhưng có thể khẳng định, đây
là một trong những vùng có chợ phiên xuất hiện sớm, có thể vào khoảng đầuthời kỳ phong kiến
1.4.2 Những đặc điểm văn hóa
Thái Bình là một trong những vùng đất gốc thuộc đồng bằng sông Hồngnên có bề dày văn hóa lâu đời Những giá trị văn hóa của vùng đã kết tinh quathời gian, thẩm thấu vào mọi hoạt động của đời sống Trong số đó, có nhữnggiá trị văn hóa ảnh hưởng, chi phối mạnh đến hoạt động của chợ cần lưu ý.Đầu tiên, đó là sự tồn tại mạnh mẽ và sâu sắc của văn hóa làng Cho đếnnay, Thái Bình vẫn là một vùng nông thôn với những làng xã tương đối khépkín Có thể lấy hai đối tượng nghiên cứu ra để chứng minh chính là làng Hới
và làng Kênh Làng Kênh ở cuối xã Tây Đô, bao bọc xung quanh là những
Trang 38cánh đồng, chỉ có một con đường duy nhất nối làng với các làng xã khác.Làng Hới ít ruộng hơn, nằm gần trục giao thông chính và tiếp giáp với nhiềulàng khác nhưng cũng chỉ có hai con đường đi vào làng, ngoài ra còn cóđường bờ đê Đi khắp huyện Hưng Hà nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung,hình ảnh những ngôi làng tương đối biệt lập như thế chiếm đa số.
Sự tồn tại sâu sắc của văn hóa làng còn thể hiện qua những giá trị vănhóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa tổ chức cộng đồng khác Đó là sựtồn tại của chiếc cổng làng, đình làng, chùa làng, cầu quán… còn khá phổbiến Làng Kênh hiện có đình – chùa trong cùng một khuôn viên và bảy cáimiếu nhỏ ở xung quanh làng Làng Hới hiện còn đình làng thờ tổ nghề dệtchiếu, chùa làng và đền thờ Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ cùng nhiều miếunhỏ quanh làng
Bên cạnh đó, nếp sống của người dân quê còn khá sâu sắc với những giađình trồng trọt, chăn nuôi để đảm bảo tự túc phần nào đời sống Hầu như mỗigia đình đều có một mảnh vườn nhỏ trồng rau, nuôi vài ba con gà Nhưng nổibật nhất có thể thấy đó là lối sống trọng tình Làng Kênh có ba dòng họ chính
là họ Trần, họ Nguyễn và họ Hoàng Hầu hết người dân trong làng đều có mốiquan hệ họ hàng xa gần với nhau Trong làng chủ yếu là người già, trung niên
và trẻ con, thanh niên trong làng hầu hết thoát ly đi xa học hành, lập nghiệp.Các hộ gia đình trong làng có quy mô nhỏ, chủ yếu là hai thế hệ cùng chungsống, nhiều hộ chỉ có hai vợ chồng già ở với nhau, con cái đều đi xa Nếpsống chậm rãi thể hiện rõ nét với những buổi sáng các cụ già thường tập trungđánh cờ, uống trà trò chuyện ở một vài nhà trong làng Họ cũng có thói quensáng tối đi thăm hỏi nhau, thường đi nhà này nhà kia trò chuyện Mỗi dịp hộilàng hay làng có sự kiện như xây đường, sửa chùa hay thậm chí là một con bêchết, một vụ xô xát cũng là chủ đề bàn luận của tất cả mọi người trong làng,trong mọi cuộc trò chuyện suốt những ngày sau đó Ngày hội làng, hầu hết tất
cả mọi người đều tranh thủ ra chùa một vài lần, không khí rộn rã Họ gặp gỡ
Trang 39nhau, hỏi nhau đã ra chùa chưa, hẹn nhau cùng ra, bàn luận hội thi cờ ở chùanăm nay thế nào… Những ngày có phiên chợ, mọi người gặp nhau trên đườngđều hỏi han nhau đi chợ, mua hàng gì, đắt rẻ ra sao Những ngày nhà nào cóviệc hiếu, cả làng cùng đến giúp, ai rảnh lúc nào thì đến lúc ấy, thấy việc gìcần thì tự tham gia, người lo trà nước, người giúp nấu nướng dọn dẹp, ngườithổi kèn đánh trống, người giúp đào mộ… Nhà nào có việc hỉ thì dù chủ nhàkhông mời đến người ta cũng đến đêm đám vui uống nước trò chuyện, đếnxem đám cưới Họ mời nhau đi dự đám cưới bằng cách đến từng nhà biếumiếng trầu, điếu thuốc rồi thưa chuyện, không cần đến thiệp mời Nhà nàokhông đến tận nhà mời, tiện gặp nhau ngoài đường mà mời cũng bị chê trách.Trong văn hóa tổ chức cộng đồng còn tồn tại các hình thức như hộitrưởng nam, hội các bà cùng đi chùa làng Mỗi làng vẫn còn phân chia theoxóm, ngõ, quản lý theo địa vực Có thể thấy, vùng nông thôn Hưng Hà vẫnmang dáng dấp của một làng quê như trong lịch sử.
Tuy nhiên, bên cạnh văn hóa làng, cùng với sự biến đổi chung của xãhội, miền nông thôn Hưng Hà cũng có nhiều nét mới về văn hóa Đó là nhữngngôi nhà tầng khang trang san sát nhau, mỗi nhà chỉ có diện tích nhà và mộtkhoảng sân nhỏ với cổng khép kín Đó là bên cạnh cái ngưng đọng, chậmchạp của làng quê truyền thống, có thể thấy những nét hối hả, nhộn nhịp củacuộc sống hiện đại Đến làng Hới, bên cạnh cảnh mọi người thong thả tròchuyện còn bắt gặp những cô, những bác hối hả chải sợi chiếu, gấp gáp cùngmáy dệt chiếu; những chiếc xe tải nhộn nhịp chở chiếu đi tiêu thụ Trong làng
có những hộ gia đình sản xuất lớn với nhà xưởng rộng và thuê hàng trămnhân công, chiếu làm ra nhập đi khắp cả nước
1.4.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội
Hưng Hà là một trong những huyện nông thôn còn khá nguyên vẹn vàthuần nhất Đặc điểm này thể hiện khá rõ trong hiện trạng kinh tế - xã hộihiện nay
Trang 40Theo số liệu năm 2006, huyện Hưng Hà có diện tích 209.000km2 với 33
xã và 2 thị trấn Tổng số cư dân trong huyện là 256.756 người, mật độ dân số1.281 người/km2 Có thể thấy, mật độ dân số của vùng tương đối cao [47]Huyện Hưng Hà nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung xưa kia vốn làmột khu vực thuần nông, một trong những vùng sản xuất lúa nước lâu đời vànăng suất cao của cả nước Tuy nhiên, hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyệnđang có sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp Theo báo cáo kinh
tế - xã hội năm 2012 của huyện, gía trị sản xuất nông – lâm – thủy sản đạt3.098,1 tỉ đồng, chiếm 31,61% Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và thươngmại - dịch vụ lần lượt đạt 50,48% và 17,91% [55] Thu nhập bình quân đầungười của tỉnh Thái Bình là 26.1 triệu đồng, thấp hơn bình quân chung của cảnước Bình quân lúa gạo là 545kg/người/năm
Tuy chiếm tỉ trọng tương đối thấp trong GDP nhưng tỉ lệ dân số hoạtđộng trong khu vực nông – lâm – thủy sản lại cao nhất, chiếm 55,65% Tỉ lệdân số hoạt động trong ngành dịch vụ cao thứ hai, chiếm 25,45%, cuối cùng
là công nghiệp, xây dựng với 18,9% [55] Như vậy, có thể thấy, nông nghiệpvẫn là nghề nghiệp chính của chủ yếu cư dân Những lao động hoạt độngtrong ngành khác như công nghiệp, dịch vụ nhưng thời gian rảnh rỗi vẫn thamgia sản xuất nông nghiệp cùng gia đình
Về giao thông vận tải, hiện nay, hầu hết các xã trong huyện đều có đường
bê tông đến trung tâm xã Các con đường nội bộ trong xã, trong thôn làng đangđược đẩy mạnh đầu tư thành đường bê tông với phương châm Nhà Nước vànhân dân cùng làm theo chương trình xây dựng nông thôn mới Có thể nói, việcgiao thông đi lại giữa các làng, các xã hiện nay rất thuận tiện, nhanh chóng.Như vậy, có thể thấy, hiện nay, đời sống của cư dân huyện Hưng Hàtương đối thấp so với mức trung bình của cả nước và nông nghiệp vẫn đóngvai trò tương đối lớn trong đời sống của cư dân, góp phần đảm bảo nguồnlương thực, thực phẩm hàng ngày cho các hộ gia đình Hai lí do này đã chi