1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn tích hợp bộ môn văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS

34 717 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 301,5 KB

Nội dung

Như vậy, vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đãđược đề cập sâu rộng trong rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước Bản thân là một giáo viên lịch sử có trên mười năm thực

Trang 1

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

1.1 Hoàn cảnh thực tiễn.

Trên thế giới, các nước đều coi môn Lịch sử là một trong những môn học

cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông Nước ta trên con đường côngnghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, môn Lịch sử, trước hết là mônquốc sử, càng giữ vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức cơ sở, giáo dục cácgiá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người để thế hệ trẻ cùng vớinền tảng giáo dục phổ thông, có thể bước vào đời, thực hiện trách nhiệm côngdân đối với xã hội

Nhưng, sau bậc học phổ thông, chỉ có một số ít học sinh đi vào các ngànhcủa khoa học lịch sử, còn đại bộ phận đi vào các ngành khoa học khác mà khôngcòn tiếp tục học môn Lịch sử Vì vậy đối với thế hệ trẻ, kiến thức Lịch sử chỉđược trang bị chủ yếu qua cấp học phổ thông, cộng với những hiểu biết được bổsung qua đọc sách báo hay tự học

Nếu không sớm cải cách môn Lịch sử ở cấp học phổ thông, khắc phụctình trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụttrong kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng longại trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bảnsắc dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người ViệtNam nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa trên thếgiới

1.2 Lịch sử của vấn đề:

Tài liệu văn học rất cần thiết cho việc học tập, giảng dạy lịch sử nên córất nhiều nhà nghiên cứu phương pháp trong và ngoài nước đề cập đến vấn đềnày Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, đầu tiên phải kể đến cuốn: “

Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của tiến sĩ N.G Đai ri Tác giả đã phân

tích một cách thuyết phục vai trò, cách sử dụng SGK và các tài liệu học tập(baogồm cả tài liệu văn học)

Quyển “ Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” tập 1 do P.P.

Koropkin chủ biên đã dành một phần nội dung để trình bày về việc sử dụng tàiliệu văn học trong dạy học lịch sử

Ở trong nước, quyển “ Phương pháp dạy học lịch sử” do GS Phan Ngọc Liên

chủ biên nói về vai trò và các biện pháp sử dụng tài liêu văn học trong dạy học

Trong quyển: “ Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của các

nhà nghiên cứ giáo dục GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS TS Trịnh Đình Tùng,

GS-TS Nguyễn Thị Côi có phần “ Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịchsử” có nói tới việc sử dụng tài liệu thơ ca Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử cóý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc

Ngoài ra việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử còn đề cậpđến rất nhiều trong tạp trí nghiên cứu lịch sử, khóa luận tốt nghiêp, luận vănthạc sĩ… Như vậy, vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đãđược đề cập sâu rộng trong rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước

Bản thân là một giáo viên lịch sử có trên mười năm thực tế trong giảngdạy, tôi luôn tìm cho mình một hướng đi phù hợp với bộ môn nhất và biệt là

Trang 2

trong những năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học vừa đồng thời tạo

ra cho thầy và trò một tâm thế tốt để truyền đạt và tiếp thu bài học lịch sử mộtcách có hiệu quả nhất Vì vậy, nhiều năm qua tôi luôn gây hứng thú cho họcsinh bằng cách vận dụng những kiến thức văn học đưa vào bài học lịch sử và đãthu được kết quả rất tốt Tôi muốn đưa ra đây như là một kinh nghiệm để cùngcác đồng nghiệp trao đổi và có thể rút ra cho mình một cách dạy hay nhất

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin đưa ra sáng kiến Tích hợp bộ môn

Văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS.

2 Thực trạng của vấn đề.

Như chúng ta đã biết bộ môn lịch sử có chức năng và nhiệm vụ rất quantrọng trong nhà trường phổ thông, bởi lẽ đây là bộ môn “khôi phục bức tranhquá khứ” một cách chính xác, khoa học và hiểu được quy luật phát triển của xãhội, nhằm góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng lập trường quan điểm của họcsinh

Tuy nhiên, hiên nay có nhiều quan niệm khác nhau về bộ môn Lịch sử

- Quan niệm thi cử: Một số học sinh chỉ chú trọng nội dung chương trình

thi cử “học tủ” mục đích đối phó mà không có cái nhìn tổng quát và toàn diện

về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới

- Do cơ chế thị trường; sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão

của khoa học và công nghệ, vì thế mà một số em chú trọng môn khoa học tựnhiên, môn lịch sử ít được quan tâm

Hơn nữa học sinh luôn coi môn lịch sử là môn phụ, một số ít giáo viêncũng bị cuốn vào cách tư duy ấy nên ít chú ý tới việc làm như thế nào để thu húthọc sinh học môn của mình Môn Lịch sử vốn là môn học với chuỗi sự kiện khôkhan, khó nhớ nên học sinh ít khi có hứng thú để học

Nhưng không vì lẽ đó mà chúng ta xem nhẹ bộ môn lịch sử, vì từ lâu bộmôn lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Bản thân môn lịch sửrất hấp dẫn đối với học sinh : hiện nay nhiều nước trên thế giới lấy môn lịch sửlàm môn học hàng đầu trong chương trình giáo dục cùng với một số môn khácnhư Toán, Văn, Đia lý …bởi vì con người tương lai cần phải nắm vững kiếnthức lịch sử dân tộc và thế giới để sống một cách có ý thức trên hành tinh Tức

họ hiểu rằng sống và lao đông để làm gì, phải đấu tranh chống phân biệt chủngtộc, chống lại mọi sự bất bình đẳng và đánh giá đúng từng giai đoạn phát triểncủa lịch sử nhân loại

Vì lẽ đó, ở Việt Nam, tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ III Tổng bí

thư Đỗ Mười đã phát biểu; “ Cùng với quá trình quốc tế hoá ngày càng mở

rộng Thì trở về nguồn là xu thế chung của các dân tộc trên thế giới, với chúng ta đó là sự tìm tòi phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”

Vì thế, đối với giáo viên dạy môn Lịch sử cần nhận thức một cách đúngđắn, sâu sắc ý nghĩa bộ môn lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay ở

Trang 3

trường phổ thông, phấn đấu làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình và kiên quyếtđấu tranh chống những quan niệm sai lệch về bộ môn lịch sử.

3 Các giải pháp, biện pháp thực hiện.

3.1 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh trường THCS gồm các khối lớp 6,7,8,9

- Giáo viên dạy bộ môn Lịch sử của nhà trường và giáo viên cùng dạy bộmôn trường bạn

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Tập trung nghiên cứu các tác phẩm văn học dân gian và văn học viết cógiá trị phản ánh các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là lịch sử Việt Nam

3.1.3 Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu, phân loại các tác phẩm văn học dân gian và văn học viết đểđưa vào bài giảng

- Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiếtdạy

- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử

- Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 9

- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh

và bổ sung hợp lí

3.2 Phân loại các tài liệu văn học:

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên thường sử dụng cácloại tài liệu sau đây: Văn học dân gian, tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy

ra sự kiện lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, hồi kí cách mạng, thơ ca cách mạng

3.2.1 Văn học dân gian:

Ra đời sớm và rất phong phú nhiều thể loại như: Thần thoại, truyền thuyết,truyện cổ tích, ca dao, dân ca… Đây là tài liệu phản ánh nhiều sự kiện quantrọng trong lịch sử dân tộc Ví dụ như truyện Thánh Gióng, qua câu chuyện taxác định được những yếu tố hiện thực của lịch sử là thời Hùng Vương thứVI(tương ứng với thời nhà Ân ở Trung Quốc), đồ sắt phát triển với vũ khí công

cụ dùng đều bằng sắt (nón sắt, giáp sắt, gậy sắt, ngựa sắt), đồng thời nêu caotruyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ (cả làng góp gạothổi cơm cho Gióng ăn) hay Sơn Tinh – Thủy Tinh là biểu tượng đoàn kết, đồnglòng của dân tộc ta đắp đê chống bão, lũ lụt đặc trưng rất rõ của cư dân trồng lúanước của nhân dân ta trong buổi đầu lịch sử vừa dựng nước và giữ nước

Sử dụng tài liệu văn học dân gian không chỉ góp phần làm cho bài giảng sinhđộng, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử, sự kiện đang học mà giáoviên tiến hành có thể đạt được kết quả giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung,giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng

Trong giai đoạn lịch sử 1919- 1954, giáo viên chủ yếu sử dụng các câu ca daodân ca để minh họa và làm sâu sắc thêm sự kiện lịch sử đang học

Ví dụ: Khi dạy Bài 15 “ Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh

thế giới thứ nhất(1919-1925) Mục II“ Phong trào công nhân(1919-1925) Giáoviên có thể sử dụng những câu ca dao sau để minh họa cho cuộc sống khốn khổ

Trang 4

của giai cấp công nhân cũng như sự bóc lột dã man của thực dân Pháp với quầnchúng lao động:

“ Cao su đi dễ khó về

Khi đi mất vợ, khi về mất con Cao su đi dễ khó về

Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”

Ví dụ: Khi dạy bài 21 “ Việt Nam trong những năm 1939-1945”- mục I

“Tình hình thế giới và Đông Dương” Giáo viên có thể sử dụng một đoạn trích

trong tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân để miêu tả nạn đói khủng khiếp cuối

năm 1944 đầu năm 1945

“Cái đói đã tràn đến cái xóm này từ lúc nào Những gia đình từ những vùng Nam Định , Thái Bình đội chiếu lũ lụt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ Người chết như ngả dạ, không buổi sáng nào người trong làng đi chợ , đi làm đồng không thấy vài cái thây nằm cong keo bên đường Không khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người”.

Sử dụng đoạn trích văn học trên học sinh có thể hình dung về cơ bảnnhững biểu hiện chính của nạn đói đến mức gầy xanh xao, phải đi ăn xin vàngười chết vì đói Dù chưa một lần được chứng kiến nhưng qua đoạn tríchmiêu tả trên, học sinh cũng hình dung khá đầy đủ về sự kiện này Từ đó , các emhiểu sâu sắc và nhớ sự kiện lịch sử, đồng thời phát triển khả năng tưởng tượng

và hình thành những tình cảm đạo đức đúng đắn

3.2.3 Tiểu thuyết lịch sử.

Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ đối với việc dạy học lịch sử Vìcác tiểu thuyết này có chủ đề gần với những sự kiện trong khoá trình lịch sử,giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện nhân vật của

quá khứ Ví như: Tiểu thuyết “Đêm hội long trì”; tác phẩm “Hoàng Lê Nhất

Thống Chí” Tuy nhiên, khi dạy giáo viên cần lựa chọn, sàng lọc loại bỏ

những tiểu thuyết bịa đặt, ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh

Ví dụ: Khi dạy bài 14: “ Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” Mục

I-Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp Giáo viên cần nhấn mạnhvào các loại thuế mà Pháp thực hiện làm cho đời sống của nông dân Giáo viên

có thể sử dụng hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố để

minh họa Vì gánh nặng thuế mà chị Dậu phải đứt từng khúc ruột khi bán đi cáiTý- đứa con gái của chị để nó làm người hầu cho Nghị Quế Với sự thể hiện củatác phẩm thì thân phận đi ở của cái Tý không bằng thân phận của “ Một con

Trang 5

chó” Đây là một chi tiết có tác dung rất lớn trong việc tố cáo tội ác của thực dânPháp trong việc bóc lột nhân dân ta bằng sưu cao thuế nặng.

Ví dụ: Khi dạy bài 16: “ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong

những năm 1919-1925” Giáo viên có thể sử dụng hồi kí cách mạng của Người:

“ Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin: vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội” Trong hồi kí này Nguyễn Ái Quốc đã để lại những hồi ức rất có

giá trị ghi lại cảm xúc của Người khi tiếp cận được với chủ nghĩa Mác- Lê nin

“ Đề cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao nhiêu! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng tối mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “ Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”.

3.2.5 Thơ ca cách mạng:

Là những sáng tác văn học ra đời vào thời điểm xảy ra các hiện tượng, sựkiện lịch sử, trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh pản ánh các sự kiện lịch sử đó Córất nhiều tác phẩm thơ ca ra đời nhằm mục đích phục vụ nhiệm vụ cách mạng.Trong giai đoạn lịch sử 1919-1945, với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã cónhiều thơ ca cách mạng đặc biệt là thơ của Hồ Chí Minh viết để kêu gọi thiếunhi , nông dân, công nhân binh lính chị em phụ nữ tham gia vào Mặt trận ViệtMinh

Ví dụ: Khi dạy bài 22 “ Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa

tháng Tám năm 1945” mục I “ Mặt trận Việt Minh ra đời 19/5/1941”, Giáo viên

có thể sử dụng bài thơ:

KÊU GỌI THIẾU NHI

Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết học hành là ngoan Chẳng may vận nước gian nan Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng.

Học hành giáo dục đã không Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa

Sức còn yếu tuổi còn thơ Mà đã khó nhọc cũng như người già

Có khi lìa mẹ, lìa cha Để làm tôi tớ người ta bên ngoài

Vì ai lên nỗi thế này Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn Khốn ta nước mất nhà tan Trẻ em cũng phải cơ hàn xót xa Vậy nên trẻ em nước ta Phải đoàn két lại mà đấu tranh

Trang 6

Người lớn cứu nước đã dành Trẻ em cũng góp phần mình một tay Bao giờ đuổi hết Nhật ,Tây.

Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.

Tuy nhiên khi sử dụng thơ ca giáo viên cần chú ý chọn lọc những bài thơ,câu thơ dễ hiểu phản ánh trực tiếp tình hình lịch sử, tránh sử dụng những tácphẩm, đoạn trích mang ý nghĩa trìu tượng làm cho bài giảng không những khôngđạt được hiệu quả mà rất nặng nề, căng thẳng

Các loại tài liệu văn học trên đều có ưu thế nhất định trong dạy học lịch sửnhưng việc sử dụng các loại tài liệu này cần phải biết kết hợp hài hòa giữa cácthể loại văn học Trong một bài học, một chương mục giáo viên không nên sửdụng lặp đi lặp lại một thể loại văn học, điều này sẽ làm cho học sinh thấy nhàmchán, hiệu quả sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử không đạt hiệuquả cao

3.3 Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.

Tài liệu văn học trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông cóvai trò to lớn

3.3.1 Tài liệu văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu được sâu sắc bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Ví dụ: Khi dạy bài 23 “ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự

thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”- mục I – Lệnh tổng khởi nghĩađược ban bố Nói đến sự kiện trưa ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầuhàng quân đồng minh không điều kiện Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã.Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ Điều kiện quantrọng thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa đã đến Trung ương Đảng và tổng bộ ViệtMinh lập tức phát động lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc Để hiểu sâu sắc

sự kiện này, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe thư của lãnh tụ Hồ ChíMinh gửi đồng bào toàn quốc trước ngày tổng khởi nghĩa:

“ Hỡi đồng bào yêu quý!

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta để giải phóng cho ta Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến lên bước giàng độc lập, chúng ta không thể chậm trễ.

Tiến lên!tiến lên! dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên.”

Khi đọc đoạn văn trên, học sinh thấy được tính cấp bách của tình hình,thấy được thời cơ đã chín muồi hơn lúc nào hết trong giờ phút này đồng bàophải dũng cảm đứng lên giành chính quyền

3.3.2 Tài liệu văn học có ưu thế lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh.

Việc vận dụng mối liên hệ giữa các tác phẩm văn học, với việc dạy họclịch sử trong trường THCS là một việc làm rất cần thiết và quan trọng bởi vì:văn học có đặc điểm nổi trội thiên về xây dựng các hình tượng cụ thể, điển hình

và bằng âm giọng, nghệ thuật đặc sắc Văn học có tác động mạnh đến tư tưởng

Trang 7

Ví dụ: Tác phẩm “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại

cáo” của Nguyễn Trãi; “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh Hay bài hát

“Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” của Trần Kiết Tường, “Việt Nam quê hươngtôi của Đỗ Nhuận; bài thơ "Người đi tìm hình của nước" của Chế Lan Viên,

“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu có tác dụng rất lớn trong các bài lịch

sử có chiều sâu về giáo dục tình cảm cho học sinh khi giáo viên dạy các bài như:

“Kháng chiến chống Tống xâm lược 1075-1077 (lớp 7), bài “Khởi nghĩa LamSơn 1418-1428 (lớp 7); bài “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nướcngoài 1918 -1928 (lớp 9); bài “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kếtthúc” Qua đó truyền thống yêu nước, đoàn kết, ý thức độc lập, tự chủ, yêuchuộng hoà bình, yêu quê hương đất nước, lý tưởng cộng sản và truyền thốnguống nước nhớ nguồn cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân đối

Tổ quốc thân yêu càng thêm được khắc sâu

Nhưng khi sử dụng không phải ta áp dụng luôn cả bài tư liệu vào để giảngdạy Lạm dụng sẽ gây sai lệch đặc trưng của bộ môn Lịch sử Ta chỉ chọn lựanhững câu, những đoạn có nội dung làm sáng tỏ thêm sự kiện lịch sử mà thôi, cónhư thế mới tác dụng của việc vận dụng tư liệu âm nhạc, văn học vào giảng dạylịch sử

3.3.4 Tài liệu văn học cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển

kĩ năng thực hành

Khi học lịch sử học sinh phải vận dụng tư duy để phân tích, rút ra mối liên

hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà văn học phản ánh

Ví dụ: Khi dạy bài 14: “ Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” ,

phần củng cố bài giáo viên cần vạch trần bản chất xâm lược của Pháp được che

lấp sau khẩu hiệu “ Pháp -Việt đề huề” Đối với thực dân Pháp, trong tác phẩm

“ Bản án chế độ thực dân Pháp” Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Công lý thường được

tượng chưng bằng một người đàn bà uy nghi, một tay cầm cái cân, một tay cầm thanh kiếm Vì đường đi từ Pháp sang Đông Dương quá xa đến nỗi sang được tới Đông Dương thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy ra và biến thành những hộp thuốc phiện, cho nên bà công lý tội nghiệp kia chỉ còn đơn độc chiếc gươm trong tay để chém giết Bà chém, giết đến cả những người vô tội, mà nhất là người vô tội”

3.3.5 Văn học phản ánh hơi thở của cuộc sống thời đại.

Văn học là những tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng xuất hiện ở một thờiđiểm lịch sử nhất định, ít nhiều cũng phản ánh hơi thở của cuộc sống ở thờiđiểm đó với đầy đủ những sắc thái đặc điểm về văn hoá, xã hội, kinh tế, chínhtrị, đạo đức, lối sống, tư tưởng của thời đại và từng con người Chính vì vậy giữavăn học với lịch sử có một mối liên hệ mật thiết

Ta có thể sử dụng các tác phẩm văn học trong việc dạy và học lịch sử vừa

để phát triển toàn diện năng lực và tư duy của học sinh vừa gây hứng thú chohọc sinh tiếp thu kiến thức lịch sử một cách thoải mái nhất, vừa khắc sâu đượcnhững kiến thức lịch sử mà lâu nay các em coi là khô khan và khó nhớ, khóthuộc

Ví dụ: Khi dạy đến chương “ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ

1858 đến cuối thế kỉ XIX” (lớp 8) Để khắc họa cảnh loạn lạc của nhân dân do

Trang 8

chiến tranh, sự hèn nhát của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn lúc đó, ta nênlấy bài “Chạy giặc” (Chạy Tây) để minh họa.

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dao dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Hoặc khi dạy bài “Tình hình nhà nước phong kiến thế kỷ XVI -XVII (lớp7), Ta có thể sử dụng bài ca dao nói về cảnh chiến tranh Trịnh - Nguyễn gây baotai họa, đau thương mất mát cho nhân dân

“Kìa ai than khóc nỉ non

Ấy vợ chú lính trèo hòn Đèo Ngang Chém cha cái giặc chết oan Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng

Gánh từ xứ Bắc, xứ Đông.

Đã gánh theo chồng lại gánh theo con”

Hoặc khi giảng về “Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám” (Lớp

9) với những khó khăn về quốc phòng, nạn dốt nạn đói và khó khăn về tài chính,

và để khắc phục những khó khăn đó Đảng và Chính phủ đã đề ra các biện phápnhằm từng bước giải quyết như: kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm, ủng hộcách mang tiền vàng, kếu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào Bình dân học vụ Người dạy có thể sử dụng các bài ca dao để minh hoạ như:

“Đeo vàng chỉ tổ nặng tai Đeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng Đem vàng đổi súng cối xay, Đánh tan giặc Pháp có ngày vinh quang”

Cũng trong bài này giáo viên có thể cho HS nghe bài hát “Đóng nhanh

lúa tốt” để thấy được phần nào không khí và tinh thần ủng hộ chính quyền cách

mạng của nhân dân

“Hôm qua anh đến chơi nhà

Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa, Thấy nàng mải miết se tơ, Thấy cháu I tờ ngồi học bi bô Thì ra vâng lênh cụ Hồ

Cả nhà yêu nước thi đua phen này”

3.3.6 Văn học giúp làm “mềm hóa” các bài học lịch sử khô khan:

Các kiến thức lịch sử là chuỗi sự kiện, ngày tháng năm nên thường khôkhan, khó nhớ, dễ lẫn lộn Để khắc phục những hạn chế này đồng thời làm

“mềm hoá” các bài học lịch sử khô khan ấy ta nên sử dụng tất cả những tư liệuvăn học có sẵn trong sách giáo khoa đồng thời nên tăng cường linh hoạt sử dụngcác tư liệu văn học vào bài Sử dụng loại tư liệu này các bài học sẽ hấp dẫn hơn

Trang 9

và sẽ nâng cao rất nhiều hứng thú học tập cho học sinh, giúp học khắc sâu hơnnữa những kiến thức cơ bản của từng sự kiện lịch sử.

Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ

phong kiến” (lớp 7) ta có thể vận dụng một đoạn ngắn của tác phẩm “Đôn hô-tê” của Xéc -van-téc (văn học 8) để làm minh chứng sống động về phongtrào văn hoá Phục Hưng Đó là đoạn tả việc đánh nhau của Đông -ki-sốt với cốisay gió, cuộc đánh nhau đó như là sự đuối sức của chế độ phong kiến trướcnhững cối say gió là hiện thân của nền văn minh mới, nền văn minh Tư bản chủnghĩa

-ki-Hoặc khi dạy bài “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài(Lịch sử 9) ta có thể dẫn một câu hát trong bài “Thăm bến Nhà Rồng” của TrầnHoàn “ lúc cập thuyền ai đã tiễn Người đi, hay chỉ một mình Bác khăn gói biệtly ” làm lời giới thiệu bài

Khi Bác gặp luận cương của Lê-nin ta có thể trích một vài câu thơ trongbài “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên để minh hoạ:

“Luận cương đến và Người đã khóc Nước mắt Bác Hồ rơi trên hai chữ Lê-nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp, Tưởng như bên ngoài đất nước đợi mong tin”

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc

"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi! "

Sự vui mừng đến phát khóc của Bác Hồ chính là lúc Bác tìm ra con đườngcứu nước cho dân tộc Việt Nam

3.3.7 Giúp các em hiểu thêm về các tác phẩm văn học:

Một tác dụng nữa của phương pháp này là giáo viên đã giúp học sinhđược học một lần nữa về tiếp thu tác phẩm văn học, giúp các em làm quen bướcđầu và hiểu thêm, hiểu sâu sắc hơn về các tác phẩm văn học, trong nhà trường ởmọi góc cạnh, giúp các em tạo tiền đề cho việc phát triển tư duy trong học tậpcác môn học khác Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã rèn luyện tích cựccho các em phương pháp học tập nghiên cứu có hệ thống và toàn diện Nhưnggiáo viên cần chú ý là phải chọn lọc thật kĩ các loại hình phù hợp cho từng giaiđoạn, từng chương trình, từng bài bởi vì mỗi loại hình văn học chỉ có tác dụng, ýnghĩa nhất định đối với mỗi bài học lịch sử cụ thể Nếu ta không lựa chọn chophù hợp thì sẽ không có tác dụng, dẫn đến lan man và sa đà thiếu trọng tâm

Đối với phần văn học dân gian, giáo viên chỉ áp dụng chủ yếu ở phần lịch

sử lớp 6 Mặc dù văn học dân gian không có nhiều xác xuất về tác giả nhân vật,địa danh, thời gian song cốt lõi của nó lại phản ánh chính xác tình hình xã hộihiện thời

Ví dụ: Truyền thuyết “Âu Cơ-Lạc Long Quân", sự kì lạ trong nguồn gốc

của Âu Cơ-Lạc Long Quân, sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ, sự chia con 50 lên núitheo mẹ, 50 theo cha xuống biển đã khắc hoạ cho học sinh nguồn gốc cao quýcủa dân tộc Việt Nam, nếu gạt bỏ những sự kì lạ đó ta sẽ giải thích và chứngminh cho học sinh hiểu tất cả mọi người sống trên đất nước Việt Nam từ đồngbằng đến miền núi đều là người một nhà, đều có chung một cội nguồn

Trang 10

Hoặc truyện “Thánh Gióng”, nếu ta gạt đi cái thần bí của Thánh Giónglớn nhanh như thổi, có ngựa sắt biết bay, bộ quần áo giáp sắt Thì ta có cái cốtthực tế về thời kì đồ sắt đầu tiên của thời kì lịch sử nước ta cuối thời văn minhĐông Sơn cách đây 2000 năm Và công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trongbuổi bình minh của lịch sử

Truyện “Mỵ Châu -Trọng Thuỷ” với việc để mất nỏ thần, với việc áo lôngngỗng dẫn đường là những bài học đầu tiên trong công cuộc xây dựng và bảo

vệ đất nước Đó là sự cảnh báo cho chúng ta cần phải biết cảnh giác trước mọi

âm mưu thâm độc của kể thù

3.3.8 Văn học là những tấm gương phản ánh hiện thực, có giá trị lớn trong việc khôi phục lịch sử.

Nếu như người ta ví lịch sử là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ thì các tácphẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra những sự kiện lịch sử được coi là nhữngtấm gương phản ánh hiện thực, có giá trị lớn trong việc khôi phục gần nhưnguyên trạng của quá khứ lịch sử

Ví dụ: Khi dạy phần "Khái quát lịch sử thế giới Trung đại" (lớp 7) ta có

thể lấy tác phẩm “Hồng Lâu Mộng" Tào Tuyết Cần để chứng minh cho sự lỗithời suy tàn của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối Minh đầu Thanh Hoặc tác

phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia Văn phái đã dựng thành phim để

phản ánh lại xã hội phong kiến Việt Nam trong thời kì suy tàn khủng hoảng

- Có những tác phẩm văn học diễn tả lại cả một cuộc chiến, một trận

đánh, một sự kiện lịch sử, một hoàn cảnh lịch sử vừa sinh động vừa cụ thể Khidạy đến những bài lịch sử đó thì ta vận dụng vào để cho bài học càng sinh độnggây hứng thú hơn cho học sinh

Ví dụ: Bài hát "Khởi nghĩa Bắc Sơn" nếu như ta trích dẫn một vài câu hát

sau khi ta trình bày xong phần "Khởi nghĩa Bắc Sơn" (lớp 9) Rồi vài câu háttrong bài "Diệt phát xít" trước khi trình bày phần "Cao trào kháng Nhật cứunước " (lớp 9) Hoặc để tạo ra khí thế của cao trào cách mạng sau khi có Đảnglãnh đạo trong phần II "Phong trào Cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh" bài "Phong trào Cách mạng Việt Nam những năm 1930-1935"(lớp 9) thì ta đọc bài "Bài ca cách mạng" thì bài học sẽ hay hơn, học sinh sẽhứng thú hơn rất nhiều, học sinh sẽ có khí thế của cuộc cách mạng hừng hực, sôiđộng:

"Than ôi nước mất nhà xiêu,Thế không chịu nổi liệu bề tính mau

Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước

Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên

Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng NguyênAnh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi

Không có lẽ ta ngồi chịu chếtPhải cùng nhau cương quyết một phen

Tổng này xã nọ kết liên,

Ta hò, ta hét, thét lên thử nào "

Trang 11

Hay khi dạy bài "Khởi nghĩa Tây Sơn" (Lớp 7) Khi trình bày diễn biến

cuộc tấn công của Quang Trung vào Thăng Long ta có thể đọc một đoạn thơdiến tả lại chiến thắng đó

“ Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồngQuân vua một giận oai bốn phươngThần tốc đuổi dài xông thẳng tớiNhư trên trời xuống ai dám đưaMột trận rồng lửa giặc tan tành

Bỏ thành cướp đò trốn cho nhanh

Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiếnTrăm họ chật đường vui tiếp nghênhMây tạnh mù tan trời lại sángĐầy thành già trẻ mặt như hoaChen vai sát cánh cùng nhau nói

Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”

(Ngô Ngọc Du)

- Tác dụng lớn nhất của các tư liệu văn học là khắc hoạ hình ảnh một cáchsinh động khi muốn giới thiệu cho học sinh về một nhân vật anh hùng nào đó đểhọc sinh có thái độ tình cảm đúng đắn, giáo dục lòng biết ơn của học sinh đốivới nhân vật đó thì cách có hiệu quả nhất là ta dùng tư liệu văn học Ví dụ: Cangợi cái chết bất khuất của Nguyễn Hữu Huân

“ Không hàng đầu tướng đành rơi xuốngCóc sợ quân thù đã khiếp run”

Ca ngợi sự trung thực, lòng yêu nước thương dân của vua Hàm Nghi

“ Hàm Nghi chính thực vua trungCòn như Đồng Khánh là ông vua sằng”

(Ca dao)

Hay khi dạy mục III, Bài 29 “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu

nước (1965-1973)” (Lịch sử 9), đến đoạn nói về Bác Hồ mất, ta trích một vài

câu thơ trong bài “Bác ơi” của Tố Hữu để học sinh cảm nhận được sự mất mát,

đau thương, sự vĩ đại, gần gũi của vị Cha già, vị lãnh tụ mà dân tộc ta luôn kínhyêu

Phần lịch sử Dân tộc thời kỳ 1930 – 1945 là phần lịch sử rất quan trọng,

đó là thời kỳ tiêu biểu cho xã hội Việt nam bị chìm dưới ách nô lệ của thực dânphong kiến, cũng là thời kỳ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời bắt đầu lãnh đạoCách Mạng Việt Nam, khi dạy phần lịch sử này ta nên vận dụng các tác phẩm

văn học nổi tiếng của giai đoạn lịch sử này như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố,

“Chí Phèo” của Nam Cao, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, Qua

những đoạn trích trong sách lớp 8 – 9 đó chính là minh chứng sống động vềcuộc sống của nhân dân ta dưới 3 tầng áp bức bóc lột của Nhật – Pháp – Phongkiến

Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một sự kiện trọng đại, có Đảnglãnh đạo Cách mạng Việt Nam mới có lối thoát, giành được nhiều thắng lợi Đểhọc sinh thấy được tầm quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam khi dạy bài 18

“ Đảng Cộng Sản ra đời” (lớp 9) ta nên trích dẫn một số câu hát “Đảng đã cho

Trang 12

ta một mùa xuân ” Để học sinh thấy rõ ý nghĩa to lớn của việc thành lập

Đảng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Vănhọc nở rộ hơn bao giờ hết, nhiều hơn bất cứ thời đại nào trước đó, những tácphẩm đã trở thành tư liệu sống, khắc ghi dấu ấn lịch sử mà khi dạy học ta có thể

khai thác như một nguồn tài nguyên vô tận như: “Việt Bắc” của Tố Hữu, “Đất

nước” của Nguyễn Đình Thi, “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân, “Giải phóng Điện biên” của Đỗ Nhuận, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu, “Câu hò bên bến Hiền Lương” của Hoàng Hiệp, thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh

Xuân, “Tiến về Sài Gòn” của Phan Huỳnh Điểu

Trong các tác phẩm trên có cái bi ai của sự chia cắt, có cái mất mát đauthương, có sự oai hùng của người chiến sĩ Giải Phóng khi hi sinh nhưng dángđứng vẫn tạc vào thế kỷ như một dáng đứng Việt Nam hùng tráng, có cái hàohùng và niềm vui vô bờ của ngày chiến thắng Qua đó làm cho học sinh hiểu rõhơn về cuộc sống chiến đấu của thế hệ cha ông đã kinh qua trong trong thời kỳkhó khăn nhất của Tổ Quốc

3.4 Nguyên tắc khi vận dụng tư liệu văn học vào giảng dạy lịch sử.

Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử, giúp giờ học trở nên sinh động,hấp dẫn lôi cuốn học sinh Giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với 1 sự kiện,

1 nhân vật, 1 hiện tượng lịch sử Dễ dàng đưa kiến thức sử đến với học sinh.Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử phải đảm bảocác yêu cầu sau:

3.4.1 Đảm bảo tính khoa học, loại bỏ những yếu tố văn học hư cấu, không xa đà vào khai thác giá trị văn học mà chỉ khai thác giá trị lịch sử để phục vụ cho bài học lịch sử.

Các tác phẩm văn học bao giờ cũng sử dụng ngôn từ chau chuốt, nhữnghình ảnh rất lãng mạn, giàu tính văn chương nhưng giáo viên không đi vào khaithác giá trị văn học mà tập trung khai thác giá trị lịch sử để làm nổi bật nên sựkiện, hiện tượng lịch sử đang học, tránh tình trạng biến giờ học lịch sử thành giờgiảng văn, làm loãng kiến thức đang học

Ví dụ: Khi dạy bài 21 “ Việt Nam trong những năm 1939-1945” Mục II phần

1về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn(27/9/1940) Giáo viên có thể sử dụng đoạn thơsau:

“Ai lên xứ lạng cùng anh Thăm quân du kích, xem thành Bắc Sơn.

Suối trong in mặt trăng tròn Hai cô gái Thổ trèo non đi tuần.”

Giáo viên không nói về hình ảnh lung linh, lãng mạn của những cô gáiThổ đi tuần dưới ánh trăng mà phân tích để thấy được giá trị lịch sử của nó.Khởi nghĩa Bắc Sơn phát triển mạnh thu hút mọi tàng lớp tham gia, kể cả phụ

nữ người dân tộc Thổ Qua đó, giáo dục lòng yêu nước của nhân dân ta, đồng

thời chứng minh cho truyền thống của dân tộc: “Giặc đến nhà đàn bà cũng

đánh”.

Trang 13

Đặc biệt đối với tài liệu VHDG như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca giáoviên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường giữ lại những điểm cơ bản,khoa học phục vụ bài giảng.

3.4.2 Đảm bảo về mặt dung lượng sao cho phù hợp.

Khi sử dụng tài liệu văn học giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phùhợp, chọn lọc và sử dụng khéo léo tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiềukiến thức văn học làm loãng nội dung bài học lịch sử Biến giờ học sử thànhgiờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức củahọc sinh vào những vấn đề đang học

Ví dụ: Khi dạy bài 22 “ Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám

năm 1945” mục I “ Mặt trận Việt Minh ra đời 19/5/1941”, giáo viên có thể sửdụng đoạn thơ sau để minh họa và khơi dậy tình cảm vui mừng, phấn khởi củahọc sinh khi Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng:

“ Ôi sáng xuân nay xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Người về im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”.

Việc sử dụng tài liệu văn học giảng dạy mục này chỉ nên dừng lại ở sự kiện đó

3.4.3 Đảm bảo cảm xúc văn học, tức là thể hiện bằng ngôn ngữ, điệu

bộ mang sức biểu cảm cao.

Khi sử dụng tài liệu văn học giáo viên, giáo viên cần rèn luyện tốt kĩnăng diễn đạt nói để thể hiện được đầy đủ những cản xúc, tư tưởng, tình cảmthể hiện trong tác phẩm, đoạn trích văn học

Ví dụ: Khi dạy Bài 15 “ Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế

giới thứ nhất(1919-1925) Mục II-“ Phong trào công nhân(1919-1925) giáo viên

có thể sử dụng câu ca dao sau để nói về chế độ làm việc khắc nghiệt của giai cápcông nhân:

“Ngày ngày nghe tiếng còi tầm Nghe như tiến vọng từ âm phủ về

Tiếng còi não ruột tái tê Bước vào hầm mỏ như lê vào tù”

Sử dụng đoạn thơ trên, giáo viên cần diễn đạt bằng giọng điệu , nét mặtbuồn bã, não nề làm cho học sinh cũng có cảm giác rùng mình, hình dung ra mộtkhung cảnh ảm đạm, buồn thảm nơi công trường của công nhân làm việc Vớibiểu cảm như vậy, các em sẽ thấy được sự tàn ác của chế độ thực dân và hiểu tạisao giai cấp công nhân phải vùng nên đấu tranh

Khi học về thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thànhcông, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ( 2/9/1945), giáo viên có thể khơi

dậy tình cảm vui mừng phấn khởi của học sinh qua bài thơ “ Theo chân

Bác”-Tố

“Sáng mùng 2 tháng 9

Tại vườn hoa Ba Đình.

Bác Hồ trước cuộc mít tinh, Tuyên bố Nước mình độc lập, tự do.

Ba Đình hôm ấy rợp cờ.

Trang 14

Người như sóng biển, hoan hô vang trời

Hôm nay sáng mồng hai tháng chín Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình Người đọc Tuyên ngôn Rồi chợt hỏi:

"Đồng bào nghe tôi nói rõ không?"

Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!

Cả muôn triệu một lời đáp: "Có!"

Như Trường Sơn say gió biển Đông Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.”

Với việc trình bày có cảm xúc, đoạn thơ như kéo gần quá khứ về với hiệntại, không khí lớp học dường như hòa cùng với niềm vui của dân tộc trong ngàytoàn thắng vĩ đại

Có thể nói, kĩ năng ngôn ngữ khi sử dụng tài liệu văn học của giáo viêngóp phần quan trọng nhất làm nên hiệu quả của bài học lịch sử

3.4.4 Giáo viên không nên sử dụng tư liệu văn học một cách miễn cưỡng.

Khi sử dụng tư liệu ta phải chủ động, nắm chắc được nội dung kiến thức,nội dung tư liệu thì mới đưa vào, hoặc đưa vào cho nó có không cần phải chú ýđến nội dung thì không nên, vì không bắt buộc giáo viên phải có những tư liệuvăn học mới làm sinh động giờ dạy mà ta còn có nhiều phương pháp khác phùhợp với khả năng và năng khiếu của mình hơn Giáo viên nên chú ý rằng nếu takhông đưa đúng tư liệu, không sử dụng đúng mục đích, không phù hợp với nộidung, thời gian của bài thì tác dụng sẽ ngược lại nó sẽ làm cho giờ học nhàmchán Nội dung bài sẽ loãng ra không tập trung được kiến thức của bài học

3 5 Các phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử 3.5.1 Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ cho những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.

Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1945, nguồn tài liệu văn học đóngmột vai trò quan trọng trong việc minh họa kiến thức sách giáo khoa, giúp họcsinh có thể hiểu thêm về sự kiện, nhân vật lịch sử vì đây là giai đoạn có rất nhiềutác phẩm văn học ra đời cùng thời điểm với các sự kiện lịch sử, phản ánh trựctiếp nội dung các biết cố lịch sử đó Các tác phẩm đó như là những tài liệu lịch

sử nhưng được viết dưới dạng văn chương

Giáo viên có thể sử dụng tài liệu văn học để minh họa cho sự kiện lịch sử đanghọc khi giáo viên muốn tường thuật

Tường thuật nhằm tái hiện lại cho học sinh hiểu về những biến cố lịch sử

quan trọng Tường thuật bao giờ cũng có chủ đề, tình tiết nhất định nhằm kích

thích trí tượng tượng của học sinh về hình ảnh quá khứ

Trang 15

Cấu tạo của bài tường thuật gồm những phần: Mở đầu, Tình tiết phát triển; Tìnhtiết phát triển lên đỉnh cao; Sự căng thẳng trong kết cấu; Tình tiết giảm đi và kếtthúc Văn học có thể hỗ trợ để nội dung tường thuật của giáo viên được sinhđộng, hấp dẫn hơn.

Ví dụ : Khi dạy bài 23 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự

thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”- mục IV- Ý nghĩa lịch sử và

nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám Giáo viên tường thuật toàn

bộ về cuôc tổng khởi nghĩa theo các nội dung sau:

* Hoàn cảnh lịch sử

* Diễn biến của cuộc tổng khởi nghĩa

* Kết quả, ý nghĩa

Khi nói kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó, cũng là phần kết thúccủa bài tường thuật, giáo viên có thể sử dụng bài thơ sau:

NGÀY ĐỘC LẬP

(Phan Trọng Bình)

“Tám chục năm trời kiếp ngựa trâu

Bị đè đàng cổ lại đàng đầu Dân ta bẽ gãy ba tầng ách Đứng thẳng người trên quả địa cầu Cờ tươi sắc máu lẫn màu hoa Kiêu hãnh tung bay khắp nước nhà

Ta được làm dân, dân có nước Nước đà có chủ, chủ là ta

“ Việt Nam!” Ôi, tổ quốc vinh quang Hai chữ ngời son với ánh vàng

Trên bản đồ chung toàn thế giới Hiện nên rực rỡ nét hiên ngang”

Việc sử dụng đoạn thơ trên làm cho bài tường thuật kết thúc một cách hoàn hảonhất Các em vẫn nắm được kết quả vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của cuộc tổng khởinghĩa

Việc sử dụng tài liệu văn học trong bài tường thuật lịch sử không những làmcho giờ học thêm sinh động mà còn làm cho các em hiểu sâu sắc hơn về sự kiện,hiện tượng, nhân vật lịch sử

Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử không chỉ có ý nghĩa trongtường thuật mà còn tác dụng rõ rệt trong khi miêu tả về các sự kiện, hiện tượnglịch sử

Miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trưng, bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong

cũng như hình dáng bên ngoài của nó Miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đốitượng cụ thể để trình bày

Ví dụ: Khi dạy bài 19 “Phong trào cách mạng trong những năm

1930-1935”- Mục II nói tới việc thực dân Pháp khủng bố lực lượng cách mạng Đặcbiệt những chiến sĩ cách mạng bị bắt giam trong nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo, LaoBảo, Sơn La bị chúng tra tấn rất dã man nhằm đè bẹp ý chí đấu tranh của nhân

dân ta Giáo viên sử dụng đoạn trích trong hồi kí “ Người trước ngã, người sau

tiến” của Bùi Công Trừng để miêu tả về những hành động dã man đó:

Trang 16

“ Sẵn sợi dây xích bên tường, chúng cột vào những còng tay và treo hông tôi lên Hễ mỗi khi chúng đánh vào chân tôi làm tôi đau giật mạnh, sức mạnh kéo xuống thì hai tay và ngực tôi đau không kể xiết Hết treo chúng lại giở trò lộn mề gà(Kéo hai tay, hai chân ra sau lưng, uốn ngửa người ra trước ), chúng giẫm giày lên lưng và đánh túi bụi”

Đoạn hồi kí miêu tả rất chân thực về một cảnh tra tấn của thực dân Pháp đối vớicác chiến sĩ yêu nước trong phong trào đấu tranh 1930-1931 Học sinh hìnhdung ra được từng hành động tàn ác của lũ thực dân không còn tính người, các

em càng thêm căm thù bọn chúng và cảm phục tinh thần yêu nước bất khuất củacác chiến sĩ cách mạng

Đặc biệt, tài liệu văn học còn có ý nghĩa to lớn trong việc tạo biểu tượng

về nhân vật lịch sử, về không gian của các sự kiện.

Ví dụ: Khi dạy bài 22 “ Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám

năm 1945” mục II “Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩatháng Tám năm 1945, giáo viên sử dụng bài thơ sau để tạo biểu tượng về nhânvật Trần Trọng Kim:

THỦ TƯỚNG BÙ NHÌN TRẦN TRỌNG KIM

Cùng nhau thấy mặt cả cười

Người đâu mà lại có người mặt mo!

Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, sau đó Nhật tuyên bố “ giúp các dân tộcĐông Dương xây dựng nền độc lập”, chúng dựng nên chính phủ bù nhìn TrầnTrọng Kim và đưa Bảo Đại lên làm quốc trưởng Với sự kiện này giáo viên cầndừng lại ở nhân vật Trần Trọng Kim, khắc họa bản chất bù nhìn Của Trần TrọngKim Từ đó các em có thái độ đúng đắn : Tức giận, căm ghét và cũng rất buồncười về sự lố bịch của hắn

3.5.2 Dùng tác phẩm hay một đoạn trích văn học ngắn để cụ thể hoá

sự kiện, nêu ra 1 kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

Trong dạy học lịch sử, tài liệu văn học không những sử dụng để minh họacho các sự kiện, hiên tượng lịch sử mà còn được sử dụng để cụ thể hóa về các sựkiện, hiện tượng lịch sử

Ví dụ: Khi dạy bài 19 “ Phong trào cách mạng trong những năm

1930-1935”- mụcI- “Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế” nói tới cuộc sống

Trang 17

vô cùng cực khổ của nông dân, giai cấp công nhân dưới tác động của cuộckhủng hoảng kinh tế, thực dân Pháp xiết chặt hơn ách đô hộ.

Giáo viên có thể sử dụng đoạn trích đối thoại sau đây, giữa chị Dậu và tên Lýtrưởng để cụ thể hóa về sự kiện dã man của bọn thực dân, tay sai đối với nôngdân trong việc thu thuế:

“ Chị càng ngẩn ngơ ra bộ không hiểu, như ý người ta ăn hiếp nhà mình:

- Thưa ông, người chết đã gần năm, sao lại phải đóng sưu?

Lý trưởng quát:

- Mày đi hỏi ông Tây, tao không biết!”

Bọn thực dân Pháp và tay sai đã tìm đủ mọi cách để thu thuế, chúng tăng thuế vàthu thêm một số thuế mới Chúng không thể nghĩ ra thêm một loại thuế nào nữanhưng vẫn tăng cường bóc lột nhân dân nên chúng đã thu thuế cả của nhữngngười đã chết Người chết thì không thể nộp được thuế nên gánh nặng ấy lại dồnvào người sống, mà cụ thể là những người thân trong gia đình họ Vì thế nôngdân ngày càng bị bần cùng hóa

Để cụ thể hóa hơn nữa về cuộc sống khổ cực của giai cấp công nhân,đồng thời thay đổi không khí lớp học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáoviên có thể sử dụng ca dao sau:

“Mười sáu tuổi em đi làm than Hết thấng lĩnh tiền được bốn hào hai Một hào đi lễ ông cai

Ba hào trả nợ, còn hai xu nuôi sống được cả nhà”.

Đoạn thơ trên có sức tố cáo thực dân Pháp rất sâu sắc, bọn chúng bóc lột sức laođộng của trẻ em, trả lương công nhân rẻ mạt, lại còn cắt xén nhiều khoản tiền vôlý làm cho đời sống của công nhân vô cùng khốn khó

Như vậy, tài liệu văn học là loại tài liệu tham khảo vô cùng quan trọngtrong dạy học lịch sử , có vai trò to lớn trong việc cụ thể hóa và nêu lên nhữngkết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức , đồng thời gây hứng thúhọc tập cho các em

3.5.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử thông qua nguồn tài liệu văn học.

Văn học và lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, nhưng tronggiai đoạn lịch sử 1919-1945 mối quan hệ đó càng gắn bó chặt chẽ vì thời kì này

có rất nhiều người vừa là nhà văn, vừa là nhà thơ vừa là chiến sĩ cách mạng:Nguyễn Ái Quốc, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Trần Huy Liệu Do vậy văn học thời

kì này mang đậm chất cách mạng Những tác phẩm trong thời kì này là “ đứacon tinh thần” của tác giả nhưng đồng thời cũng là bức tranh hiện thực phản ánhmột cách khá khách quan và toàn diện về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức bộ môn thông quanguồn tài liệu văn học

Khi dạy bài 19 “ Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935”- Mục II

“ Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh” là mộtphần kiến thức lịch sử quan trọng Đây là một trong 3 cao trào cách mạng lớnnhất thời kì 1930-1945 chuẩn bị những tiền đề quan trọng cho cuộc tổng khởi

Ngày đăng: 11/09/2015, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w