1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu thành phần, diễn biến rệp muội trên cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên.

52 367 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 859,16 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI ĐỊNH ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, DIỄN BIỄN RỆP MUỘI TRÊN CAO LƯƠNG NGỌT NHẬP NỘI TỪ NHẬTBẢN VỤ XUÂN NĂM 2014 TẠI THÁI NGUYÊN” ơ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành :Khoa học cây trồng Khoa : Nông Học Khóa học : 2010- 2014 Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Kiều Oanh Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều phải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Thực tập là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn sản xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa Nông học và Bộ môn Bảo vệ thực vật – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thành phần, diễn biến rệp muội trên cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên”. Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S. Lê Thị Kiều Oanh đã giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình. Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên ngày 06 tháng 6 năm 2014 Sinh viên BÙI ĐỊNH DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT FAO:Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) BVTV: Bảo vệ thực vật TNHH: Trách nhiệm hữu hạn MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Tình hình nghiên cứu rệp muội trên thế giới và Việt Nam 3 2.1.1.1. Nghiên cứu thành phần rệp muội trên thế giới 3 2.1.1.2. Nghiên cứu thành phần rệp muội tại Việt Nam 4 2.1.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp 4 2.1.2.1. Thành phần loài rệp muội 5 2.1.2.2. Phương thức gây hại và tác hại của rệp 7 2.1.2.3. Thành phần thiên địch của rệp 8 2.1.2.4. Biện pháp phòng trừ rệp 9 2.1.3. Một số sâu hại khác trên cao lương 10 2.1.4. Thành phần sâu hại cao lương trên thế giới 11 2.2. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới và Việt Nam 15 2.2.1. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới 15 2.2.2. Tình hình sản xuất cao lương tại Việt Nam 18 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng 20 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 20 3.1.3. Dụng cụ thí nghiệm 20 3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 20 3.2. Nội dung nghiên cứu 20 3.3. Phương pháp nghiên cứu 20 3.3.1. Phương pháp điều tra thành phần rệp muội trên cây cao lương (Quách Thị Ngọ, 2000). 20 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu biến động số lượng rệp muội 21 3.3.3. Phương pháp chẩn đoán, giám định tên khoa học và nghiên cứu đặc điểm sinh vật học rệp hại cao lương 21 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 22 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu của tỉnh Thái Nguyên vụ xuân năm 2014 23 4.2. Thành phần, tần suất xuất hiện của rệp trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân năm 2014 24 4.3. Diễn biến mật độ rệp muội trên cây cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân 2014 27 4.4. Thành phần thiên địch trên cây cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2014 28 4.5. Thành phần sâu hại khác trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân năm 2014 33 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37 5.1. Kết luận 37 5.1.1 Thành phần, tần suất xuất hiện của rệp trên cao lương ngọt 37 5.1.2. Diễn biến mật độ rệp muội trên cây cao lương ngọt 37 5.1.3. Thành phần thiên địch trên cây cao lương ngọt 37 5.1.4. Thành phần sâu hại khác trên cao lương ngọt 37 5.2. Đề nghị 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần sâu hại cao lương trên thế giới 13 Bảng 2.1. (tiếp theo) 14 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong những năm gần đây 16 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cao lương ở một số châu lục trong những năm gần đây 17 Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ xuân tỉnh Thái Nguyên năm 2014 23 Bảng 4.2: Thành phần, mức độ của các loài rệp hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2014 25 Bảng 4.3: Thành phần thiên địch rệp hại trên cao lương 30 Bảng 4.4: Thành phần sâu hại khác trên cao lương tại Thái Nguyên vụ xuân năm 2014 34 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Hình ảnh rệp xanh hại cao lương 6 Hình 2.2: Hình ảnh rệp vàng mía hại cao lương 7 Hình 2.3: Hình ảnh rệp ngô hại cao lương 7 Hình 4.1: Một số đặc điểm phân loại của rệp gây hại trên cao lương ngọt (Rhopalosiphum maidis) 26 Hình 4.2: Đặc điểm hình thái rệp hại cao lương ngọt (Rhopalosiphum maidis) 26 Hình 4.3: Diễn biến mật độ rệp muội hại cao lương ngọt tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 28 Hình 4.4: Diễn biến mật độ rệp muội hại cao lương ngọt tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên 28 Hình 4.5: Một số loài thiên địch của rệp hại cao lương 31 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài An ninh lương thực và an ninh năng lượng là hai thách thức chính hiện nay. Nếu chúng ta chỉ quan tâm an ninh lương thực mà quên đi an ninh năng lượng thay vào đó chỉ sử dụng hóa thạch thì hậu quả sẽ khôn lường. Môi trường bị ô nhiễm và điều đặc biệt là vi phạm cam kết giảm khí thải gây suy giảm tầng ozon của Việt Nam năm 1994. Bên cạnh đó, theo dự báo của các nhà khoa học trên thế giới, nguồn năng lượng từ các sản phẩm hoá thạch dầu mỏ sẽ bị cạn kiệt. Giảm ô nhiễm môi trường và đáp ứng nhu cầu năng lượng là hai vấn đề sống còn hiện nay. Cuộc khủng hoảng nhiên liệu đang xảy ra trên thế giới do sự suy giảm nhanh chóng nhiên liệu hóa thạch dự trữ như xăng, diesel, dầu hỏa, than, v.v. (Ramanathan, 2000) [47]. Việc đảm bảo nguồn năng lượng sạch dài hạn thay thế năng lượng hoá thạch ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là khi dầu mỏ đang cạn dần và trở nên đắt đỏ. Cao lương ngọt có thân chứa mọng nước, được sử dụng cho thức ăn thô xanh và thức ăn ủ chua hoặc để sản xuất xi-rô. Hạt cao lương ngọt có thành phần hóa học như ngô gồm sucarose, fructose và glucose, có thể lên men trực tiếp thành ethanol bằng nấm men. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ cao hơn ngô 23%, nhu cầu nitơ và nước thấp hơn ngô là 37% và 17%, có khả năng sinh trưởng và phát triển ở những vùng đất có thể trồng ngô. Cứ 16 tấn thân cây cao lương ngọt có thể sản xuất được 1 tấn ethanol, phần bã còn lại còn có thể chiết xuất được 500kg dầu diesel sinh học. Người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ thân cây, phần hạt cao lương ngọt vẫn để dùng làm thực phẩm [66]. Trong sản xuất cao lương ở nước ta hiện nay gặp một trở ngại rất lớn là sự giảm năng suất, chất lượng do sâu, bệnh gây ra. Thành phần dịch hại chính gồm có rệp muội, sâu đục thân, sâu khoang, sâu xanh ngô, bệnh thối rễ, Rệp muội là loại sâu hại quan trọng trên các loại cây trồng ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Rệp muội đã được nghiên cứu từ lâu cả về thành phần loài cũng như đặc tính sinh học, điều kiện sinh thái và biện pháp phòng trừ. Mặc dù vậy, hàng năm nhiều nhà khoa học trên thế giớivẫn tiếp tục điều tra, nghiên cứu về thành phần rệp muội và đã phát hiện thêm nhiều loài mới. 2 Rệp là loài đa thực vật, gây hại trên 40 loài thực vật khác nhau và là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm nhất đối với cây trồng (Blackman &Eastop, 2000) [19], chúng tập trung thành từng đàn hút các chất dinh dưỡng ở bộ phận non của cây, đồng thời là môi giới truyền bệnh virus gây khảm lá và bệnh đốm lá trên cây làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm (Ribbands C.R., 1964; Williams I.S.et al, 2000) [49], [62]. Rệp muội hại cao lương là một trong những sâu hại quan trọng. Rệp muội hút nhựa cây và tiết chất độc vào trong mô cây làm cho cây sinh trưởng kém, giảm hàm lượng đường, năng suất thấp. Vì vậy, nghiên cứu về thành phần và diễn biến để có cơ sở khoa học đưa ra biện pháp quản lý rệp muội hợp lý là vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần, diễn biến rệp muội trên cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài Xác định thành phần, tần suất xuất hiện và diễn biến của rệp muội hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân năm 2014 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Xác định được thành phần, tần suất xuất hiện của rệp hại cao lương ngọt - Xác định được diễn biến mật độ rệp muội trên cây cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân năm 2014 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập - Biết triển khai một đề tài nghiên cứu và viết báo cáo khoa học. - Giúp sinh viên tiếp cận và học tập các phương pháp nghiên cứu khoa học đối với sâu hại cây trồng. - Sinh viên có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài xác định được thành phần rệp muội hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên, từ đó nghiên cứu biện pháp phòng trừ hiệu quả. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Họ rệp muội (Aphididae) là họ lớn nhất trong tổng họ Aphidoidea được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu. Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình công bố kết quả nghiên cứu về rệp muội, các tác giả đề cập tới nhiều vấn đề như: Phân loại, thành phần rệp muội, vai trò ý nghĩa kinh tế của rệp muội của nhiều nước trên thế giới hoặc riêng lẻ trong từng khu vực, đặc điểm sinh học của một số loài rệp muội, cũng như các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự hình thành mật độ quần thể như thành phần và vai trò của kẻ thù tự nhiên, thời tiết khí hậu, cây trồng các biện pháp phòng trừ rệp muội. Borner (1952) [21], Shaposhnikov (1964) [52], Eastop (1966) [31], Masahisa Miyazaki (1971) [42], Ghosh (1976) [35], Raychaudhuri (1980) [48], Balackman and Eastap (1984) [18]. Những nghiên cứu trong và ngoài nước đã đóng góp hết sức quan trọng trong nghiên cứu, giảng dạy song các nghiên cứu về thành phần rệp muội hại cao ngọt nhập nội từ Nhật Bản được trồng tại Thái Nguyên chưa đáp ứng được thực tế sản xuất, vì vậy cần có thêm nghiên cứu về thành phần rệp muội hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên để làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp phòng trừ rệp muội trong điều kiện thực tế sản xuất tại Thái Nguyên. 2.1.1. Tình hình nghiên cứu rệp muội trên thế giới và Việt Nam 2.1.1.1. Nghiên cứu thành phần rệp muội trên thế giới Theo Van Emden, H.F.(1972) [58] trên thế giới có 3.805 loài rệp muội được xếp thành 10 họ phụ, trong đó họ phụ Aphididae có 2.236 loài chiếm gần 60% tổng số các loài rệp muội. Đến năm 1976 Ghosh A.K. đã công bố trên thế giới có hơn 4.000 loài rệp muội đã được mô tả và chia thành 8 họ phụ, trong đó ở vùng Đông Nam Á có hơn 1.000 loài. Đứng về phân bố vùng địa lý thì tổng họ Aphidoidea có số loài nhiều nhất ở Bắc Mỹ, châu Âu, miền Trung và Đông châu Á, nhưng Đông Nam Á là vùng có đầy đủ các nhóm trong tổng họ Aphidoidea (Blackman & Eastop 1984) [18]. Ở từng nước thành phần rệp muội trên cây trồng cũng khác nhau: Ở Nhật Bản đã thu được [...]... gian nghiên cứu: - Thời gian: Tháng 3 -5 /2014 - Địa điểm: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 3.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần, tần suất xuất hiện rệp trên cây cao lương ngọt - Nghiên cứu diễn biến rệp trên cây cao lương ngọt - Nghiên cứu thành phần thiên địch của rệp trên cao lương ngọt - Nghiên cứu thành phần một số loài sâu hại khác trên cao lương ngọt 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1... bình cao nhất đạt 152,2mm, rệp muội phát sinh, phát triển nhiều do lượng mưa phân bố đều trong tháng 4.2 Thành phần, tần suất xuất hiện của rệp trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân năm 2014 Thành phần và tần suất xuất hiện rệp hại trên cao lương ngọt trồng vụ xuân 2014 tại Thái Nguyên được thể hiện trong bảng 4.2 25 TT 1 Bảng 4.2: Thành phần, mức độ của các loài rệp hại cao lương ngọt tại Thái. .. (Rhopalosiphum maidis) 27 4.3 Diễn biến mật độ rệp muội trên cây cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân 2014 Kết quả điều tra diễn biến mật độ rệp muội hại cao lương ngọt vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên cho thấy loài rệp gây hại chính là rệp sáp hại ngô, bộ phận gây hại là các lá non, ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau số lượng rệp muội cũng khác nhau, ở giai đoạn đầu của cây cao lương rệp chưa xuất hiện... Trung Quốc, Ấn Độ Năm 2011, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu và bản thỏa thuận nghiên cứu phát triển cây cao lương ngọt làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học tại Việt Nam đã có buổi làm việc và thảo luận cơ hội hợp tác nghiên cứu với đại diện công ty TNHH Earth Note Nhật Bản Theo bản thảo thuận nghiên cứu, phía công ty TNHH Earth Note Nhật Bản sẽ hỗ trợ giống,... Hình 4.3: Diễn biến mật độ rệp muội hại cao lương ngọt tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 1200 1024,8 Số rệ p/cây 1000 842,4 800 600 con/cây 421,8 400 200 0 5,8 2 19/4 23/4 136,4 80,6 19,8 0,4 27/4 1/5 5/5 9/5 13/5 17/5 21/5 Ngày điề u tra Hình 4.4: Diễn biến mật độ rệp muội hại cao lương ngọt tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên Qua hình 4.3 và hình 4.4 cho thấy: Sau trồng 25 ngày thì rệp muội bắt... Phú Lương – Thái Nguyên thì diễn biến rệp tương đối đồng đều, không có sự chênh nhau nhiều về mật độ rệp muội ở 2 địa điểm này Rệp bắt đầu xuất hiện vào ngày 19 tháng 4 và đến ngày 13 tháng 5 thì bắt đầu phát triển mạnh 4.4 Thành phần thiên địch trên cây cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2014 29 Trong các hệ sinh thái tự nhiên cũng như trong những hệ sinh thái nông nghiệp, trên đồng ruộng luôn tồn tại. .. trợ giống, kĩ thuật và một số kinh phí để tiến hành nghiên cứu thí nghiệm tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng Rệp muội hại trên cây cao lương ngọt 3.1.2 Vật liệu nghiên cứu Cây cao lương ngọt 3.1.3 Dụng cụ thí nghiệm - Dụng cụ thu thập mẫu... ra phương pháp quản lý hiệu quả sâu 12 hại cao lương, cần kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái, và biến động quần thể của loài sâu hại đó Sau đây là một số nghiên cứu về một số đối tượng sâu hại quan trọng trên cây cao lương Sau đây là một số kết quả nghiên cứu về một số sâu hại quan trọng trên cao lương 13 Bảng 2.1 Thành phần sâu hại cao lương trên thế giới Stt Tên sâu hại Tiếng Việt Tiếng... Thuật (1977) [9], trên khoai tây có 4 loài rệp muội Nguyễn Xuân Thành (1992) [8] đã ghi nhận được trên rau có 6 loài rệp muội Hà Minh Trung, Phạm Văn Lầm (1993) [11] đã công bố có 8 loài rệp muội là mô giới truyền bệnh phổ biến một số cây trồng ở ngoại thành Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [7] gần đây đã phát hiện được 14 loài rệp muội ở ngoại thành Hà Nội Quách Thị... xuất cao lương lớn thứ hai thế giới sau Nigeria năm 2009 Mỹ sản xuất trên 9,73 triệu tấn hạt trong đó chủ yếu chế biến thức ăn chăn nuôi, 12% sản lượng cao lương phục vụ ngành công nghiệp chế biến ethanol, đồng thời Mỹ cũng là quốc gia xuất khẩu cao lương lớn nhất thế giới chiếm 80% sản lượng cao lương xuất khẩu của thế giới Sản lượng cao lương xuất khẩu của Mỹ tăng liên tục trong vòng 35 năm qua, năm . Thái Nguyên vụ xuân năm 2014 23 4.2. Thành phần, tần suất xuất hiện của rệp trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân năm 2014 24 4.3. Diễn biến mật độ rệp muội trên cây cao lương ngọt tại. học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thành phần, diễn biến rệp muội trên cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản vụ xuân năm 2014 tại Thái Nguyên . Trong. tại Thái Nguyên vụ xuân 2014 27 4.4. Thành phần thiên địch trên cây cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2014 28 4.5. Thành phần sâu hại khác trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên vụ xuân năm 2014

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Cảm (1983). Một số kết quả điều tra côn trùng hại cây trồng nông nghiệp ở miền Nam Việt Nam. Luận án PTS. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả điều tra côn trùng hại cây trồng nông nghiệp ở miền Nam Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Cảm
Năm: 1983
2. Hà Quang Hùng (2004). “thành phần ruồi ăn rệp muội họ syrphidae, đặc điểm hình thái và sinh vật học của loài ruồi ăn rệp syrphus ribesii Linne trên dưa chuột vụ thu đông năm 2004 tại Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: thành phần ruồi ăn rệp muội họ syrphidae, đặc điểm hình thái và sinh vật học của loài ruồi ăn rệp syrphus ribesii Linne trên dưa chuột vụ thu đông năm 2004 tại Hà Nội
Tác giả: Hà Quang Hùng
Năm: 2004
3. Lương Minh Khôi, Hoàng Văn Hoan (5/1994). Thông báo kết quả thử nghiệm một số thuốc trừ rệp hại mía ở Lam Sơn (Thanh Hóa). T/C BVTV, tr. 29-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo kết quả thử nghiệm một số thuốc trừ rệp hại mía ở Lam Sơn (Thanh Hóa)
Tác giả: Lương Minh Khôi, Hoàng Văn Hoan
Nhà XB: T/C BVTV
Năm: 1994
4. Trương Xuân Lam, Tạ Huy Thịnh (1992). Diễn biến số lượng của rệp trắng hại mía Ceratovacuna lanigera và bọ rùa đỏ (Micraspis discolor) tại cánh đồng lúa Biên Giang, Hoài Đức, Hà Tây. (Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật). Nhà xuất bản KHKT, tr. 387- 391 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến số lượng của rệp trắng hại mía Ceratovacuna lanigera và bọ rùa đỏ (Micraspis discolor) tại cánh đồng lúa Biên Giang, Hoài Đức, Hà Tây
Tác giả: Trương Xuân Lam, Tạ Huy Thịnh
Nhà XB: Nhà xuất bản KHKT
Năm: 1992
5. Quách Thị Ngọ (6/1996). Thành phần rệp muội (Aphididae – Homoptera) trên một số cây trồng ở vùng ngoại thành Hà Nội. T/C BVTV, tr.11-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần rệp muội (Aphididae – Homoptera) trên một số cây trồng ở vùng ngoại thành Hà Nội
Tác giả: Quách Thị Ngọ
Nhà XB: T/C BVTV
Năm: 1996
6. Nguyễn Thị Kim Oanh (4/1992). Hiệu lực phòng trừ rệp đào của một số loại thuốc hóa học và khả năng phục hồi quần thể sau phun thuốc. T/C BVTV, tr. 21-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu lực phòng trừ rệp đào của một số loại thuốc hóa học và khả năng phục hồi quần thể sau phun thuốc
7. Nguyễn Thị Kim Oanh (1996). Nghiên cứu về thành phần, đặc tính sinh học sinh thái của một số loại rệp muội (Aphididae – Homoptera) hại cây trồng vùng Hà Nội. Luận án PTS khoa học Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về thành phần, đặc tính sinh học sinh thái của một số loại rệp muội (Aphididae – Homoptera) hại cây trồng vùng Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh
Nhà XB: Luận án PTS khoa học Nông nghiệp
Năm: 1996
8. Nguyễn Xuân Thành (1992). Mối quan hệ trong hệ thống “ký chủ ký sinh vật mồi-ăn thịt” của nhóm chích hút trên sinh quần ruộng đay. (Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái tảo nguyên sinh vật) Nhà xuất bản KHKT, tr. 506-509 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ trong hệ thống “ký chủ ký sinh vật mồi-ăn thịt” của nhóm chích hút trên sinh quần ruộng đay
Tác giả: Nguyễn Xuân Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản KHKT
Năm: 1992
9. Nguyễn Công Thuật (1977). Sâu hại khoai tây ở miền Bắc Việt Nam.T/C sinh vật-Địa học, Tập SV số 38, tr. 74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sâu hại khoai tây ở miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Công Thuật
Năm: 1977
11. Hà Minh Trung, Phạm Văn Lầm, Ngô Vĩnh Viễn (2/1993). Một số kết quả điều tra bệnh vi rút hại cây ăn quả và đậu đỗ. T/C BVTV, tr. 27-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả điều tra bệnh vi rút hại cây ăn quả và đậu đỗ
Tác giả: Hà Minh Trung, Phạm Văn Lầm, Ngô Vĩnh Viễn
Nhà XB: T/C BVTV
Năm: 1993
12. Viện Bảo vệ thực vật (1976). Kết quả điều tra côn trùng ở miền Bắc Việt Nam 1967-1968. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 67-68; 372-374 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra côn trùng ở miền Bắc Việt Nam 1967-1968
Tác giả: Viện Bảo vệ thực vật
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1976
13. Viện Bảo vệ thực vật (1999). Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam 1977-1978. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr.30-32;170-207.II. Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam 1977-1978
Tác giả: Viện Bảo vệ thực vật
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1999
15. Agarwala, B. K.; Raychaudhuri, D. N. (1981). Note on some aphids effecting economically imporatant plants in Sikim Indian. Journal of Agricultural Sciences. 51(9), 690-692 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Note on some aphids effecting economically imporatant plants in Sikim Indian
Tác giả: Agarwala, B. K.; Raychaudhuri, D. N
Năm: 1981
16. Avasthy P.N. and Krishan Singh (1973), “Intergrated control of sugarcane pests and diseases”. Indian Sug 23: 529-531 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Intergrated control of sugarcane pests and diseases”
Tác giả: Avasthy P.N. and Krishan Singh
Năm: 1973
10. Trạm khí tượng Thái Nguyên, thống kê số liệu trạm khí tượng Thái Nguyên năm 2014 Khác
14. Agarwala, B. K.; Ghosh. D. ; Das, S. K.; Poddar, S. C.; Raychaudhuri, D Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN