Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 – 2013 để nắm được những thành tựu đã đạt được và những hạn chế
Trang 1NGUYỄN NGÔ HAI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS.Vương Vân Huyền Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Ngô Hai
Trang 3Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn của tôi đã được hoàn thành Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường cùng sự tận tình giảng dạy của các thầy cô trong khoa đã giúp tôi hoàn thành khoá học của mình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS.Vương Vân Huyền
đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Xin chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người, trong nghiên cứu khoa học
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Ngô Hai
Trang 4Phần I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 3
1.4 Yêu cầu 3
1.5 Ý nghĩa đề tài 4
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Khái niệm về môi trường và thanh tra môi trường 5
2.2 Giới thiệu một số văn bản pháp luật về thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường 6
2.3 Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường trên thế giới 7
2.4 Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường ở Việt Nam 7
2.5 Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường ở Thành phố Thái Nguyên 8
2.6 Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường ở Huyện Đồng Hỷ 8
Phần III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU9 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 9
3.3 Nội dung nghiên cứu 9
3.3.1 Điều tra cơ bản 9
Trang 5môi trường của Huyện Đồng Hỷ - Tp Thái Nguyên giai đoạn 2010 –
2013 9
3.4 Phương pháp nghiên cứu 10
3.4.1 Phương pháp thu thập qua các tài liệu, số liệu 10
3.4.2 Phương pháp kế thừa các tài liệu thứ cấp 10
3.4.3 Phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra 10
3.4.4 Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu, số liệu 11
3.4.5 Phương pháp so sánh thực tiễn công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường với các văn bản hướng dẫn 11
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 12
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 12
4.1.1.1 Vị trí địa lý 12
4.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 14
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 15
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 17
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế 23
4.1.2.2 Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội 29
4.1.2.3 Điều kiện xã hội 33 4.1.3 Thực trạng môi trường Huyện Đồng Hỷ:
4.2 Đánh giá công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 – 2013
Trang 64.2.1.2 Thanh tra đột xuất
4.2.2 Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về môi trường của người dân và chính quyền về vi phạm môi trường từ năm 2010 – 2013
4.2.3 Đánh giá việc chấp hành xử lý vi phạm về môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sau các đợt thanh tra
4.2.4 Kết quả điều tra tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm của Phòng TNMT 4.2.4.1 Sự hiểu biết của người dân về hiện trạng môi trường Huyện Đồng Hỷ 4.2.4.2.Đánh giá hiện trạng môi trường của Huyện Đồng Hỷ của cán bộ phòng TNMT
4.2.4.3 ý kiến của người dân và cán bộ về công tác thanh tra về môi trường của Huyện trong giai đoạn 2010 – 2013
4.2.4.5 Tính chấp hành luật BVMT 2005, và chính sách của Huyện đề ra 4.2.4.4 ý kiến của người dân và cán bộ về công tác xử lý vi phạm về môi trường của Huyện trong giai đoạn 2010 – 2013
4.2.5 Một số vụ việc trong thời gian thực tập tại phòng TNMT của Huyện
Đồng Hỷ 61
4.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác thanh tra và xử vi phạm hành chính về môi trường của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 - 2013 62 4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường của Huyện Đồng Hỷ trong thời gian tới 65
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 5.1 Kết luận 66
Trang 75.1.3 Đối với Công tác thanh tra và xử lý vi phạm của Phòng TNMT của Huyện 67
5.2 Kiến nghị 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Tên kí hiệu viết tắt
BVMT Bảo vệ môi trường
CHXHCH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CN-XD Công nghiệp – xây dựng
3 TDMNBB Trung Du Miền Núi Bắc Bộ
CKBVMT Cam kết bảo vệ môi trường KT-XH Kinh tế - Xã hội
6 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
8 VA Tăng trưởng giá trị gia tăng
9 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
10 BVTV Thuốc bảo vệ thực vật
VSMT Vệ sinh môi trường
Trang 9Hình 4.1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Đồng Hỷ so với các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên
Hình 4.2 Tỷ lệ % của các loại đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
Hình 4.3 Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1:Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ năm 2013 Bảng4.2: Thống kê các loại đất theo tính chất của đất tại huyện Đồng Hỷ Bảng 4.3 Hiện trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2007-2013
Bảng 4.4 Đóng góp tăng trưởng của Đồng Hỷ trong tăng trưởng
của tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.5 Biến động sản xuất ngành chăn nuôi
Bảng 4.6 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ
Bảng 4.7: Kết quả bảng số về thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường theo chương trình kế hoạch của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn
2010 – 2013
Bảng 4.8: Kết quả chi tiết các đợt thanh tra và xử lý vi phạm hành chính
về môi trường theo chương trình kế hoạch của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn
Trang 11Bảng 4.14: Kết quả điều tra sự hiểu biết của cán bộ về hiện trạng môi trường của Huyện Đồng Hỷ
Bảng 4.15: Tổng hợp ý kiến của người dân và cán bộ về công tác thanh tra về môi trường của Huyện trong giai đoạn 2010 – 2013
Bảng 4.16:Tổng hợp ý kiến của người dân và cán bộ về công tác xử lý vi phạm về môi trường của Huyện trong giai đoạn 2010 – 2013
Bảng 4.17: Kết quả ý kiếm của người dân và cán bộ về tính chấp hành luật BVMT 2005 trong giai đoạn 2010 – 2013
Trang 12PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất Trong số đó
có những yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng,âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn cả Những yếu tố này được coi là những thành phần cơ bản của môi trường Chúng hình thành và phát triển theo một quy luật tự nhiên vốn có Bên cạnh những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trường còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo Những yếu tố này do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu
tố tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình
Hiện nay môi trường đang có những thay đổi bất lợi cho con người và
đã trở thành vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phat triển hay quốc gia đang phát triển Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ môi trường Việt Nam đứng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển
và cũng đang phải đối đầu với vấn đề môi trường
Trong tiến trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước ta coi trọng Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực Hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường từng bước được xây dựng và hoàn thiện Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được thành lập và phát triển từ cấp trung ương đến các địa
Trang 13phương Nhà nước đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường Công tác bảo vệ môi trường đã được huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng dân cư…Vấn đề tài chính cho công tác bảo vệ môi trườn được tăng cường với việc áp dụng các công cụ kinh tế, thành lập quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, thay đổi chính sách cho bảo vệ môi trường
Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỉ XXI cũng đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường Một trong những biện pháp đạt hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường đó là thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường
Huyện Đồng Hỷ cũng là trung tâm của thành phố Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình CNH - HĐH đất nước, nền kinh tế của Huyện Đồng Hỷ đã có những bước tiến vượt bậc, bên cạnh sự phát triển đó thì môi trường của Huyện Đồng Hỷ cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng Do đó công tác thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường ngày càng được quan tâm
và đẩy mạnh
Để thấy dược phần nào của toàn cảnh công tác thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường ta cần phải đánh giá một cách khách quan công tác này trên nhiều địa phương, từ đó rút ra được những bài học, kinh nghiệm cho những năm tiếp theo và các địa phương khác
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của cô giáo ThS Vương Vân Huyền tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi
trường của Huyện Đông Hỷ giai đoạn 2010 - 2013"
Trang 141.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 – 2013 để nắm được những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường tại địa phương
- Phân tích những nguyên nhân và đề xuất các phương hướng giải quyết những tồn tại đó nhằm tăng cường nâng cao hiệu quả công tác thanh tra
và xử lý vi phạm hành chính về môi trường trên địa bàn Huyện
1.4 Yêu cầu
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện Đồng Hỷ
- Đánh giá thực trạng môi trường Huyện Đồng Hỷ
- Đánh giá tình hình thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường của bàn Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 - 2013
- Nắm được kết quả cụ thể của từng đợt thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường trên địa bàn Huyện
- Đánh giá được từng đợt thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại
Trang 15- Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi
ra trường
1.5 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Qua quá trình nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường tại Huyện Đồng Hỷ- Tp Thái Nguyên để biết được những việc đã làm được và chưa làm được trong thực tiễn để tim ra những giải pháp nhằm thúc đẩy công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường trên địa bàn Huyện
- Ý nghĩa trong học tập:
+ Giúp sinh viên có thể áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế trong công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường đồng thời học hỏi được thêm những kiến thức thực tế trong công tác này nhằm trang bị hành trang vững bước vào đời
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác thanh tra nói riêng
+ Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm việc có khoa học có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong công việc
Trang 16PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1.Cơ sở lý luận
* Khái niệm môi trường:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trường, 2005)[8]
- Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: + Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
Trang 17sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo [8]
* Khái niệm về thanh tra môi truờng
Thanh tra BVMT là thanh tra chuyên ngành BVMT được chính phủ quy định
cụ thể về tổ chức và hành động, có đồng phục và phù hiệu riêng; có thiết bị và phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ
Điều 126 Luật BVMT năm 2005 qui định trách nhiệm thực hiện thanh tra BVMT.[7]
* Vi phạm hành chính và xử phạt về vi phạm hành chính về môi trường
+ Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
+ Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.[5], [6]
2.2 Giới thiệu một số văn bản pháp luật về thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường
- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường
- Luật số 22/2004/QH11 ngày 15/06/2004 của Quốc hội nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thanh tra
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
- Nghị định số 41/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra
Trang 18- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 179/2013NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07/04/2009 của Chính phủ về việc
tổ chức, hoạt động của thanh tra tài nguyên và môi trường
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên Và Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm cần phải xử lý
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành chất thải nguy hại
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 25/08/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo
vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước
- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 24/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
2.3 Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường trên thế giới
Trang 19Các nước đã và đang phát triển khi nền kinh tế dần ổn định họ đều chú trọng đến không gian sống, môi trường sống của họ trước thực trạng môi trường đang bị suy thoái các công cụ quản lý về môi trường được đặt ra và công tác thanh tra, kiểm tra tình hình về môi trường của họ được đẩy mạnh và xử lý nghiêm các trường hợp gây
ô nhiễm môi trường.Ngoài Các chính sách các điều luật BVMT và các giải pháp, để khắc phục,hồi phục lại tình trạng ô nhiễm môi trường họ còn sáng chế ra các công nghệ tiên tiến để giảm ô nhiễm và khắc phục ô nhiễm đến mức tối ưu
2.4 Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường ở Việt Nam
Việt nam 1 trong những nước đang phát triển.Trong Thời kì Hội nhập Quốc Tế nền kinh tế đang đi vào ổn định Việt Nam đã nắm và hiểu rất rõ tầm quan trọng của vấn
đề nghiêm trọng là môi trường đang bị suy thoái.Vấn đề được đặt ra đối với các ngành các cấp là làm sao phải BVMT 1 cách triệt để 1 cách tốt nhất và câu trả lời được nêu ra là cần phải quản lí môi trường thật tốt và chú trọng đế công tác thanh tra,kiểm tra về môi trường để đề ra giải pháp khắc phục và xử lý triệt để những hành
vi vi phạm để làm gương cho những ai gây ô nhiễm môi trường.Việt Nam đang cố gắng phát minh ra những sản phẩm hạn chế ô nhiễm môi trường,giảm tác động của con người tới môi trường.Ngoài ra không những đề ra những chính sách, ban hành luật BVMT, còn kêu gọi tuyên truyền với Thế Giới là phải BVMT với nội dung là “
vì 1 hành tinh sống xanh sạch đẹp”trước tình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do tác động của con người
2.5 Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường ở Thành phố Thái Nguyên
Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên đang thúc đẩy mạnh mẽ công tác kiểm tra , thanh tra về tình hình môi trường của tỉnh.Sở lun sát sao về công việc,và đề ra các chính sách để khắc phục tình trạng ô nhiễm của tỉnh,Sở lun đôn đốc phòng TNMT của Huyện phải phối hợp và thực hiện triệt để những chính
Trang 20sách mà Sở đề ra.Đối với các hành vi vi phạm về ô nhiễm môi trường Sở TNMT của tỉnh lun xử lý nghiêm để tránh tình trạng lặp lại
2.6 Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường ở Huyện Đồng Hỷ
Phối hợp với Sở TNMT của Tỉnh, Phòng TNMT của Huyện lun sát sao với công việc.Phòng TNMT lun thực hiện nghiêm túc và triệt để các chính sách, hay các phương pháp giảm thiểu ô nhễm do Sở đề ra.Công tác thanh tra của Phòng cũng được chú trọng,Phòng lun cử các Chuyên viên môi trường đi kiểm tra thực địa tình hình các cơ sở hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hay do các đơn thư khiếu nại về các một cơ sở nào đó có nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường.Phòng lun phối hợp với Sở về xử lý các hành vi vi phạm vượt thẩm quyền
Trang 21PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ
- Phạm vi nghiên cứu: Huyện Đồng Hỷ - Thành phố Thái Nguyên
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Đồng Hỷ
- Thời gian: Từ tháng 02/2014 - 05/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều tra cơ bản
- Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
+ Địa hình, địa mạo
+ Khí hậu, thủy văn
+ Các nguồn tài nguyên: đất đai, nguồn nước, khoáng sản…
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Môi trường nước
- Môi trường không khí
Trang 223.3.3 Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính
về môi trường của Huyện Đồng Hỷ - Tp Thái Nguyên giai đoạn 2010 –
- Điều tra sự hiểu biết và tính chấp hành của người dân về luật BVMT
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường giai đoạn 2010 - 2013
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập qua các tài liệu, số liệu
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên
cứu: Đối tượng thu thập gồm: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và phân vùng địa giới hành chính, địa hình, khí hậu, ), đặc điểm kinh
tế (tăng trường kinh tế, cơ cấu kinh tế), về vấn đề xã hội, dân số, giáo dục - đào tạo … các số liệu, các tư liệu chủ yếu được thu thập tại các cơ quan sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ
- Báo cáo các cuộc thanh tra và xử lý vi phạm của các cơ sở của Phòng
TNMT của Huyện
3.4.2 Phương pháp kế thừa các tài liệu
- Các văn bản,báo cáo về tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm
hành chính trên địa bàn huyện Đồng Hỷ của phòng TNMT của Huyện
- Tài liệu, số liệu về tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện Đồng Hỷ của phòng TNMT của Huyện
- Mạng internet, sách, báo về vấn đề xử phạt về môi trường
Trang 233.4.3 Phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra
- Xây dựng nôi dụng phỏng vấn phù hợp với đề tài và giúp ích được cho
đề tài
- Phát phiếu điều tra cho đối tượng cần phỏng vấn
3.4.4 Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu, số liệu
- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc
- Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Word
- Tổng hợp nên những số liệu cần thiết, hợp lý, có cơ sở khoa học
3.4.5 phương pháp nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, quy định có liên quan
Qua quá trình nghiên cứu các luật, nghị định và các văn bản pháp luật
có liên quan là cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho các quá trình làm khóa luận, giúp cho các thao tác, các công việc trong quá trình thực hiện được đúng theo quy định, làm tăng sự chính xác và độ tin cậy cho khóa luận
Dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của nhà nước (Luật BVMT VN năm 2005, Luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, NĐ 80, NĐ 117, NĐ179, TT 26/2011 và các văn bản dưới luật khác ) làm tiêu chí đánh giá công tác quản lý cũng như việc xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT của phòng Tài Nguyên và Môi Trường
Trang 24PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên: Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp sông Cầu và huyện Phú Lương Diện tích tự nhiên của huyện 455,24 km2, chiếm 12,8% diện tích
tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên, dân số của huyện là 11 vạn người; gồm 8 dân tộc anh em sinh sống Huyện Đồng Hỷ được phân bố gồm 18 đơn vị hành chính xã, thị trấn (15 xã và 3 thị trấn = 257 xóm, bản, tổ dân phố); trong đó có 2 xã và 16 xóm bản đặc biệt khó khăn
Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với Thành phố Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, đồng thời gần với các khu công nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên, có toạ độ từ 105016' - 105046' kinh độ Đông, 21032’- 21051’
vĩ độ Bắc
- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn
- Phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên
Trang 25Hình 4.1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Đồng Hỷ so với các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên [9]
Vị trí địa lý tạo cho Đồng Hỷ có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội:
- Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên – Trung tâm kinh tế, đô thị, công nghiệp và dịch vụ của cả vùng TDMNBB nên Huyện có điều kiện thuận lợi trong: Thu hút đầu tư, cùng với TP Thái nguyên để phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh; Nâng cao chất lượng lao động Thành phố Thái Nguyên có hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu cả nước, cụ thể: Đứng thứ ba so với cả nước (chỉ sau Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh), đứng thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội) với 6 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp
Trang 26- Thuận lợi trong giao lưu, vận chuyển và trao đổi hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và với các vùng kinh tế năng động khác thông qua Quốc lộ 1B, tỉnh lộ 259, đường sắt, cách sân bay Nội Bài khoảng 70 km
và mạng lưới đường liên huyện khá hoàn chỉnh
Với vị trí địa lý như vậy, Đồng Hỷ có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế-
xã hội, hoà nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp-tỉểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ.[9]
4.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Huyện Đồng Hỷ mang đặc điểm chung của vùng trung du miền núi, địa hình nhìn chung chia cắt phức tạp, có xu hướng thấp dần từ phía Đông Bắc xuống Tây Nam, có độ cao trung bình 80m so với mực nước biển địa hình thấp đần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là Lũng Phương – Văn Lăng,
Mỏ Ba – Tân Long trên 600m; thấp nhất là Đồng Bẩm, Huống Thượng 20m Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, có nhiều khe suối, độ cao trung bình ở đây là 120m Huyện có nhiều đồi núi, dốc cao, khe suối, co những cánh đồng xen lẫn với những đồi thấp do mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh, sản phẩm xói mòn, bồi tụ đã tạo thành nhiều cánh đồng trồng lúa nước của huyện Phía Nam của huyện có phần đất đai tương đối bằng phẳng
Căn cứ vào địa hình, huyện Đông Hỷ được phân thành 3 tiểu vùng rõ rệt:
- Vùng Bắc gồm các xã Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hoá trung, Minh Lập, Sông Cầu Vùng này chủ yếu là dốc cao, đất dốc, đồi núi nhiều, đất trồng lúa rất ít, chủ yếu phất triển lâm nghiệp, cây nông nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng lúa nương rẫy Về y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội kém phát triển, có các vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn,
Trang 27nhiều tập tục lạc hậu, đời sống vất vả tinh thần gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, có các dân tộc ít người
- Vùng giữa gồm các xã Hoá Thượng, Chùa Hang, Linh Sơn, Huống Thượng, Nam Hoà Vùng này thấp, tương đối bằng phẳng so với các vùng khác Nằm giáp với thành phố Thái Nguyên, có Sông Cầu chảy qua thuận tiện với việc trồng lúa và rau Từ lâu ở đây đã phát triển sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ, các nghề khá phát triển Là trung tâm y tế, giáo dục, thương mại cảu huyện, người đân có cuộc sống khá
ổn định, sản xuất hang hoá đã phát triển, trình độ dân trí khá hơn so với các vùng khác
- Vùng Nam gồm các xã Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Trại Cau, Tân Lợi, Hợp Tiến Vùng này chủ yếu là đồi núi, có độ dốc cao, đất đai bị rửa trôi, xói mòn,
ít ruộng nên thường trồng cây lâm nghiệp, cây chè, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc Có khả năng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản Y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội kém phát triển, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa
- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 220C; nhiệt độ tối thấp trung bình 200C; nhiệt đội tối cao trung bình là 270C Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7 (nhiệt độ trung bình 28,50C), tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1 (nhiệt độ trung bình 15,60C) Tổng giờ nắng trong năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2 Tổng tích ôn trong
Trang 28năm đạt khoảng 8.0000C
- Chế độ mưa, ẩm: Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2.000 – 2.100 mm
và tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm tới 90% Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất (410 – 420 mm/tháng), số ngày mưa thường từ 17 – 18 ngày/tháng Tháng 12, tháng 1 có lượng mưa ít nhất (24 – 25 mm/tháng) Lượng bốc hơi trung bình năm của huyện đạt 985,5 mm, chỉ số ẩm ướt (K) đạt 2,05 nghĩa là phần nước mưa rơi xuống lãnh thổ gấp 2,05 so với lượng bốc hơi Như vậy độ
ẩm ướt tương đối khá, tuy vậy hệ số (K) tháng 12, tháng 1 thường nhỏ hơn 0,3 nên có những năm gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng
Nhìn chung, thời tiết khí hậu của huyện tương đối khắc nghiệt, lượng mưa lớn gây xói lở, úng lụt, lũ quét cục bộ; mùa khô gây hạn hán, thiếu nước trầm trọng, đặc biệt ở những vùng có địa hình cao, sản xuất và đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng Với chế độ nhiệt cao, độ ẩm lớn tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa hệ thống cây trồng, cũng như việc bố trí thâm canh, tăng vụ [9]
b Chế độ thủy văn
Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú Phần lớn sông suối ở huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2 Trên địa bàn huyện có các hệ thống sông suối chính sau:
- Sông Cầu: Là sông lớn nhất, chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Tây dài 47 km Sông cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất khu vực ven sông, là đương giao thông thủy thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa hỗ trợ cho đường bộ Tuy nhiên, chế độ dòng chảy thất thường, mùa mưa thường dâng cao, chảy xiết, mùa khô nước sông xuống thấp, nông cạn
- Các hệ thống suối lớn: Tổng chiều dài của các con suối chảy qua địa bàn huyện khoảng 28 km Trong đó: Suối Linh Nham bắt nguồn từ Võ Nhai
Trang 29chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng, Linh Sơn đổ ra sông Cầu; suối Thác Lạc chảy từ Trại Cau đổ ra sông Cầu, dài khoảng 19 km
Ngoài ra, còn có nhiều suối nhỏ, ao hồ, phai, đập góp phần cung cấp một lượng nước khá lớn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt
Nhìn chung, hệ thống sông, suối của huyện phần lớn có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước hạn chế Đây là nguyên nhân hạn chế đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất Trong tương lai, cần đầu tư xây dựng các hệ thống phai, đập, hồ chứa nước đa mục tiêu nhằm dự trữ nước chống hạn hán mùa khô.[9]
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất đai
Về diện tích:
Năm 2012, Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên là 45.524,44 ha, chiếm 12,8% diện tích đất tự nhiên cả Tỉnh Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 13.898,69 ha,chiếm 30.53 % diện tích tự nhiên
- Đất lâm nghiệp: 24.301,81 ha, chiếm 53.31% diện tích đất tự nhiên,
- Đất ở là 929,44 ha, chiếm 2.04% diện tích tự nhiên,
- Đất chuyên dùng 4.058,23 ha chiếm 8.91% diện tích đất tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: 2.380,02 ha, chiếm 5.22% diện tích đất tự nhiên
- Cơ cấu diện tích cây trồng lâu năm, trong đó có cây chè tăng khá nhanh thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng khai thác lợi thế về điều
kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình) phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao tạo đầu vào cho công nghiệp chế biến.[9]
Trang 30Hình 4.2 Tỷ lệ % của các loại đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
Bảng 4.1:Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ năm 2013
- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 6,471.00
Trang 312 Đất lâm nghiệp (diện tích đất có rừng) 24.301,81
( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ)
Về thổ nhưỡng: Huyện Đồng Hỷ có 7 loại đất chủ yếu sau:
Bảng4.2: Thống kê các loại đất theo tính chất của đất tại huyện Đồng Hỷ
STT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ%
Trang 323 Đất nâu đỏ trên đá vôi Fk 480 1.05
( Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đồng Hỷ)
Qua bảng trên cho thấy: Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét chiếm tỷ lệ lớn nhất, đất nâu đỏ chiểm tỷ lệ nhỏ nhất, cụ thể như sau:
- Đất phù sa: 2.277 ha, chiếm 5% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã dọc sông Cầu và các sông suối khác
- Đất bạc màu: 530 ha, chiếm 1.16% diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều ở xã Linh Sơn, Nam Hòa, Trại Cau Phần lớn diện tích đã và đang được
sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: 480 ha, chiếm 1.05% diện tích đất tự nhiên tập trung ở xã Tân Long, Quang Sơn, Văn Lang Loại đất này tốt nhưng bị không,
có độ dốc dưới 20o nên thích hợp cho sản xuất nông – lâm kết hợp
- Đất vàng nhẹ trên cát: 4.580 ha chiếm 10.01% diện tích đất tự
nhiên,có nhiều ở Văn Lăng, Nam Hòa, Tân Long, Hợp Tiến, Trại Cau Đây là loại đất đồi núi, có độ dốc trên 25o thích hợp cho phát triển trồng rừng
Trang 33- Đất nâu vàng phù sa cổ: 1.833 ha, chiếm 4.03% diện tích đất tự nhiên Loại đất này có độ dốc nhỏ hơn 8o thích hợp cho trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày
- Đất dốc tụ: 5.279 ha, chiếm 11,60% diện tích phân bố ở các thung lũng và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp
- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét: 30.567 ha, chiếm 67,15% diện tích, phân bố khắp trên địa bàn huyện thích hợp cho phát triển hệ thống cây công nghiệp dài ngày (cây ăn quả, chè )
Nhìn chung, thổ nhưỡng của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 8o (trên 7.000 ha) thích hợp cho trông cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4.500 ha; còn lại chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp.[9]
* Tài nguyên nước
Nhìn chung, hệ thống sông, suối của huyện phần lớn đều có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước rất hạn chế, mùa mưa
thường gây lũ, mùa khô lượng nước thấp gây hạn hán Đây là yếu tố hạn chế rất lớn đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân huyện được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm
Nguồn nước mặt: được cung cấp bởi các hệ thống sông, suối bao gồm
hệ thống sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me, suối Hoà Khê Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các sông, suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác nên đã hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống Một số địa bàn có điều kiện về đất đai nhưng khó khăn về nguồn nước do đó chưa khai thác được đất đai một cách có hiệu quả
Trang 34Các sông, suối, ao hồ hiện đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư, khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, khu vực khai thác mỏ Nguyên nhân bị ô nhiễm là do tất cả các loại nước thải hầu như không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để
Việc khai thác khoáng sản, cát sỏi, vàng sa khoáng cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn huyện
Nguồn nước ngầm: phần lớn các giếng khoan và giếng khơi có chất lượng nước đảm bảo vệ sinh, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm Nhiều khu vực nước ngầm được nhân dân khai thác sử dụng tương đối hiệu quả để phục vụ sinh hoạt Một số năm gần đây do độ che phủ của thảm thực vật giảm nên nguồn nước ngầm bị giảm đáng kể Một số khu vực giếng đào đã bị cạn nước vào mùa khô Nguồn nước ngầm cũn chịu ảnh hưởng lớn từ việc khai thác khoáng sản, như: việc khai thác quặng của mỏ sắt Trại cau đó làm hạ thấp mực nước ngầm, gây mất nước ở khu vực xung quanh ( xã Cây Thị, xã Nam Hán và thị trấn Trại Cau) Để tăng cường lượng nước phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân trong huyện cần sử dụng các biện pháp dự trữ nước mặt, nước trời trong mùa khô, kết hợp với các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng ở các khu vực đầu nguồn [9]
* Tài nguyên rừng
Năm 2013, toàn huyện có 24.301,81 ha diện tích đất lâm nghiệp Độ che phủ của rừng là 48,8% song phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi cao (Hợp Tiến có độ che phủ đạt 78,81%; Văn Lăng: 66,48%; Cây Thị: 56,93%; và Tân Long: 56,0% ) Một số địa phương có mật độ che phủ khá thấp (thị trấn Chùa Hang 0,19%; xã Hóa Thượng 0,44% )
Trang 35Rừng Đồng Hỷ có thảm thực vật khá phong phú và đa dạng về chủng loại, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế hàng hóa có giá trị kinh tế cao.[9]
* Tài nguyên khoáng sản
Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất
đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn
- Quặng sắt là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất, bao gồm:
+ Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng 20 triệu tấn, hàm lượng Fe 58,8 đến 61,8% được xếp vào chất lượng loại tốt
+ Cụm mỏ sắt Linh Sơn – Tiến Sơn – Tiến Bộ nằm trên trục đường tỉnh
lộ 269 gồm nhiều mỏ có quy mô trung bình từ 1-3 triệu tấn Tổng trữ lượng quặng phong hóa đạt trên 30 triệu tấn
- Quặng chì kẽm ở làng Hích và các điểm quặng nhỏ khác phân bố không tập trung, gồm các điểm mỏ như: Bắc lâu, Sa lung, Mỏ Ba
- Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác ở các vùng phía Đông và phía Bắc của Huyện Trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và hiện đang được khai thác bằng công nghệ thủ công, cụ thể: tai các xã Cây Thị, Văn Hán, Nam Hoà, Hợp Tiến, Văn Lăng…
- Quặng Phốtphorít tập trung ở làng Mới trữ lượng khoảng 20-30 vạn tấn
- Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi trong đó sét xi măng có trữ lượng lớn ở Khe Mo, hàm lượng các chất như SiO2 khoảng 51,9-65,9%; AL2O3 khoảng 7-8% Ngoài ra, trên địa bàn còn có khá nhiều mỏ sét, cát sỏi dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng
Trang 36Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có trữ lượng lớn tạo cho Huyện trong phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng [9]
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Trong năm những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp, với sự phấn đấu nỗ lực của các doanh nghiệp doanh nhân và nhân dân các dân tộc trong huyện, Đồng Hỷ đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Trang 37Hình 4.3 Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ
* Quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Huyện giai đoạn 2007-2013 đạt 18,94%/năm, gấp 1,72 lần so mức tăng bình quân Tỉnh (Tỉnh đạt 11%/năm) Trong đó, tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) ngành CN-XD đạt 35,13%/năm (gấp 2,33 lần so với mức tăng bình quân của Tỉnh); tăng trưởng VA ngành
Trang 38nông, lâm và thủy sản đạt 5,9%/năm (gấp 1,48 lần so với bình quân Tỉnh); tăng trưởng VA ngành dịch vụ đạt 12,31%/năm, gấp 1,05 lần so với mức bình quân của Tỉnh.[10], [11]
So sánh tốc độ tăng trưởng GDP và VA của cả 3 khối ngành kinh tế của Đồng Hỷ và của Tỉnh thấy rằng, ngành công nghiệp – xây dựng và ngành nông, lâm thủy sản của Huyện có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với
mức tăng bình quân của cả Tỉnh (lần lượt gấp đến 2,33 lần và 1,48 lần mức bình quân của Tỉnh) Tuy nhiên, tăng trưởng cao của khối CN-XD chủ yếu do tốc độ tăng trưởng cao của ngành xây dựng, đạt 87,4%/năm (gấp 3,6 lần so với mức tăng của Tỉnh) và Nhà máy xi măng Quang Sơn Tăng trưởng cao
của ngành xây dựng trên địa bàn do Huyện đang triển khai nhiều dự án xây dựng cho phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi
Bảng 4.3 Hiện trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2007-2013
Hạng mục
Giai đoạn 2007-2013 Đồng
Hỷ
Thái Nguyên So sánh
1 Tốc độ tăng trưởng GDP
2 Tốc độ chuyển dịch cơ cấu
(%/năm)
(Nguồn: Quy hoạch PT KT – XH huyện Đồng Hỷ đến 2020)