1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao

134 563 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Đối với luận đề, đây là loại được sử dụng một cách phổ biến từ trước đến nay.Ưu điểm của loại này là nó cho học sinh cơ hội phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ riêng của mình, nó c

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học sư phạm hà nội 2

“dòng điện xoay chiều” lớp 12 THPT

( chương trình nâng cao)

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lí

Mã số : 60 14 10

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Người hướng dẫn khoa học:

PGS – TS Lê Thị Oanh

Hà Nội - 2009

Trang 2

Lời cảm ơn

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau

đại học, Ban chủ nhiệm và thầy cô khoa vật lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và Tổ vật lí các trường THPT Việt Yên 1, THPT Việt yên 2, THPT Lý Thường Kiệt – Việt Yên – Bắc Giang đã tạo điều kiện cho tác giả làm thực nghiệm sư phạm

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô tổ Phương pháp giảng dạy trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ trong suốt thời gian tác giả học tập, làm luận văn

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Thị Oanh đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và làm luận văn

Tác giả

Trần Hữu Hiền

Trang 3

Lêi cam ®oan

T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c sè liÖu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ ch­a ®­îc c«ng bè trong bÊt k× mét c«ng tr×nh khoa häc nµo kh¸c

T¸c gi¶

TrÇn H÷u HiÒn

Trang 4

Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t

Trang 5

Mục lục

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Giả thuyết khoa học 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp của đề tài 3

8 Cấu trúc luận văn 3

Chương 1: Cơ Sở lý luận của đề tài 4

1.1 Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học 4

1.1.1.Khái niệm về kiểm tra đánh giá 4

1.1.2 Mục đích của kiểm tra đánh giá 5 1.1.3 Chức năng của kiểm tra đánh giá 5 1.1.4.Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 6

1.1.5.Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá 7

1.1.6.Các hình thức kiểm tra đánh giá cơ bản 8

1.2 Mục tiêu dạy học 8

1.2.1.Tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học 8

1.2.2.Cần phát biểu mục tiêu như thế nào 9

1.2.3.Phân biệt các mục tiêu nhận thức 9

1.3 Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 10

1.3.1 Các hình thức trắc nghiệm khách quan 10 1.3.2 Các giai đoạn soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan 12

Trang 6

nhiều lựa chọn

1.3.3 Một số nguyên tắc soạn thảo những câu TNKQNLC 14 1.4 Cách trình bày và chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan

nhiều lựa chọn 15 1.4.1 Cách trình bày 15

1.6 Độ tin cậy của bài trắc nghiệm 21

Chương 2 Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan

nhiều lựa chọn chương “Dòng điện xoay chiều”

24 2.1 Đặc điểm cấu trúc, nội dung chương “ Dòng điện xoay chiều” 24 2.1.1 Đặc điểm nội dung chương “ Dòng điện xoay chiều” 24 2.1.2 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “ Dòng điện xoay chiều” 24 2.2 Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học 26

2.4 Soạn thảo hệ thóng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa

2.4.2 Bảng phân bố s câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy 34 2.4.3 Hệ thống câu hỏi TNKQNLC chương “ Dòng điện xoay

Trang 7

3.5.3 Phân tích các câu hỏi trắc nghiệm theo chỉ số thống kê 73 3.5.4 Đánh giá câu trắc nghiệm qua chỉ số độ khó và độ phân biệt 113 3.5.5 Đánh giá tổng quát về bài trắc nghiệm 116 3.5.6 Bảng so sánh các giá trị thu được và các giá trị lý thuyết 119

Trang 8

1 Lý do chọn đề tài

Kiểm tra đánh giá là một khâu có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học Kiểm tra đánh giá tốt sẽ phản ánh được việc dạy của thầy, việc học của trò, từ đó giúp cho thầy có kế hoạch hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình, giúp cho trò tự đánh giá, hoàn thiện việc học tập Kiểm tra đánh giá giúp cho các nhà quản lý và điều hành

Làm thế nào để kiểm tra đánh giá được tốt? Đây là một vấn đề mang tính thời sự, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học

Từ trước tới nay, chúng ta đã sử dụng nhiều hình thức thi và kiểm tra trong giáo dục Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất đa dạng, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm nhất định, không có một phương pháp nào hoàn mĩ đối với mọi mục tiêu giáo dục Thực tiễn cho thấy, trong dạy học cần thiết phảỉ tiến hành kết hợp các hình thức thi và kiểm tra một cách tối ưu mới

có thể đạt được yêu cầu của việc đánh giá kết quả dạy học,thi Kiểm tra viết là hình thức được sử dụng nhiều trong dạy học, nó được chia thành 2 loại: Loại luận

đề ( trắc nghiệm tự luận ) và loại trắc nghiệm khách quan Đối với luận đề, đây là loại được sử dụng một cách phổ biến từ trước đến nay.Ưu điểm của loại này là nó cho học sinh cơ hội phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ riêng của mình, nó

có thể dùng để kiểm tra khả năng tư duy ở trình độ cao, song nó có những hạn chế là: Loài này chỉ cho phép khảo sát một số kiến thức trong thời gian nhất

định, việc chấm điểm loại này mất nhiều thời gian, thiếu khách quan, khó ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, do đó trong một số trường hợp không xác định

được thực chất trình độ của học sinh

Trắc nghiệm khách quan có các ưu điểm là tính khách quan khi chấm, kiểm tra đánh giá những mục tiêu đánh giá khác nhau, độ tin cậy cao và tốt Học sinh phát xét đoán và phân biệt kỹ càng trước khi trả lời

Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ ở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương “Dòng

điện xoay chiều” sách Vật lý 12 nâng cao THPT với mong muốn góp phần

Trang 9

nghiªn cøu n©ng cao chÍt l­îng vµ hiÖu qu¶ kiÓm tra ®¸nh gi¸ trong d¹y hôc VỊt lý ị tr­íng Phư th«ng

2 Môc ®Ých nghiªn cøu cña ®Ò tµi

Nghiªn cøu, x©y dùng ®­îc mĩt hÖ thỉng c©u hâi tr¾c nghiÖm kh¸ch quan nhiÒu lùa chôn ®¸p øng nh÷ng yªu cÌu khoa hôc cña hÖ thỉng c©u hâi, møc ®ĩ nhỊn thøc mĩt sỉ kiÕn thøc cña hôc sinh thuĩc ch­¬ng “Dßng ®iÖn xoay chiÒu” s¸ch VỊt lý 12 N©ng cao – THPT

3 Gi¶ thuyÕt khoa hôc

NÕu cê mĩt hÖ thỉng c©u hâi tr¾c nghiÖm kh¸ch quan nhiÒu lùa chôn

®­îc so¹n th¶o mĩt c¸ch khoa hôc phï hîp víi môc tiªu d¹y hôc vµ nĩi dung kiÕn thøc thuĩc ch­¬ng “Dßng ®iÖn xoay chiÒu” VỊt lý 12 N©ng cao – THPT

®Ó sö dông trong kiÓm tra ®¸nh gi¸ th× cê thÓ ®¸nh gi¸ chÝnh x¸c, kh¸ch quan møc ®ĩ nhỊn thøc kiÕn thøc cña hôc sinh gêp phÌn n©ng cao hiÖu qu¶ d¹y hôc

4 §ỉi t­îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi

4.1 §ỉi t­îng nghiªn cøu

HÖ thỉng c©u hâi tr¾c nghiÖm kh¸ch quan nhiÒu lùa chôn sö dông trong kiÓm tra ®¸nh gi¸ møc ®ĩ nhỊn thøc mĩt sỉ kiÕn thøc ch­¬ng “Dßng ®iÖn xoay chiÒu” cña hôc sinh líp 12- THPT

4.2 Ph¹m vi nghiªn cøu

§Ò tµi nghiªn cøu ph­¬ng ph¸p tr¾c nghiÖm kh¸ch quan nhiÒu lùa chôn

®Ó so¹n th¶o hÖ thỉng c©u hâØ sö dông trong kiÓm tra ®¸nh gi¸ møc ®ĩ nhỊn thøc mĩt sỉ kiÕn thøc thuĩc ch­¬ng “Dßng ®iÖn xoay chiÒu” líp 12- THPT vµ thùc nghiÖm trªn mĩt sỉ líp 12 c¸c tr­íng THPT cña tØnh B¾c Giang

5 NhiÖm vô nghiªn cøu cña ®Ò tµi

- Nghiªn cøu c¬ sị lý luỊn vÒ kiÓm tra ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ hôc tỊp cña hôc sinh ị tr­íng phư th«ng

- Nghiªn cøu kü thuỊt x©y dùng c©u hâi TNKQ NLC

- Nghiªn cøu môc tiªu nĩi dung kiÕn thøc thuĩc ch­¬ng “Dßng ®iÖn xoay chiÒu” líp 12 – THPT x¸c ®Þnh môc tiªu kiÓm tra

Trang 10

- Điều tra những khó khăn cơ bản, sai lầm phổ biến của học sinh khi học chương “ Dòng điện xoay chiều” lớp 12 – THPT ( chương trình nâng cao)

- Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc

chương “dòng điện xoay chiều” lớp 12 – THPT ( chương trình nâng cao)

- Thực nghiệm sư phạm đánh giá hệ thống câu hỏi đã soạn thảo

6 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về kiểm tra đánh giá, trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

- Nghiên cứu thực tiễn

+ Điều tra những khó khăn cơ bản, sai lầm phổ biến của học sinh

+ Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hệ thống câu hỏi

7 Đóng góp của đề tài

- Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài đã nghiên cứu, hệ thống lại lí luận về kiểm tra đánh giá và việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá trình độ nắm vững kiến thức của học sinh

- Đóng góp về mặt thực tiễn: Góp phần khẳng định tính ưu việt của phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá, làm tài liệu tham khảo về kiểm tra đánh giá trong bộ môn Vật lý ở trường phổ thông Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã soạn thảo có thể xem như

là một hệ thống bài tập, thông qua đó học sinh có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học của mình và có thể sử dụng làm tài liệu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài gồm 03 chương

Chương I : Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

sinh trong dạy học ở trường phổ thổng

Chương II: Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều

lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương “dòng điện xoay chiều” lớp 12 – THPT

( chương trình nâng cao)

Chương III: Thực nghiệm sư phạm

Chương 1 Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả

Trang 11

học tập của học sinh trong dạy học ở nhà trường

phổ thông

1.1 Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học

1.1.1.Khái niệm về kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi tác động của người kiểm tra

đối với người học cần thu được những thông tin cần thiết để đánh giá

Quá trình đánh giá gồm các khâu:

- Đo: Trong dạy học đo là việc giáo viên gắn các số ( điểm ) cho các sản phẩm của học sinh Để việc đo được chính xác thì đề ra phải đảm bảo:

+ Độ giá trị: Đề ra phải căn cứ vào mục tiêu chương trình học

+ Độ trung thực: Đó là khả năng luôn cung cấp cùng một giá trị của cùng một đại lượng với cùng một dụng cụ đo

+ Độ nhậy: Đó là khả năng của dụng cụ đo có thể phân biệt được khi hai

đại lượng chỉ khác nhau rất ít

- Lượng giá: Là việc giải thích các thông tin thu được về kiến thức kĩ năng của học sinh, làm sáng tỏ trình độ tương đối của một học sinh so với thành tích chung của tập thể hoặc trình độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình học tập

+ Lượng giá theo chuẩn: Là sự so sánh tương đối với chuẩn trung bình chung của tập hợp

+ Lượng giá theo tiêu chí: Là sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra

- Đánh giá: Là việc đưa ra những kết luận nhất định, phán xét về trình

độ của học sinh

Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng trong dạy học Vì vậy việc soạn thảo nội dung cụ thể của các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng [15]

1.1.2.Mục đích của kiểm tra đánh giá

Trang 12

- Việc kiểm tra đánh giá có thể có các mục đích khác nhau tuỳ trường hợp Trong dạy học kiểm tra đánh giá gồm 3 mục đích chính:

+ Kiểm tra kiến thức kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người học có liên quan đến việc xác định nội dung phương pháp dạy học một môn học, một học phần sắp bắt đầu

+ Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học

+ Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra

đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy [15]

- Mục đích đánh giá trong đề tài này là:

+ Xác nhận kết quả nhận biết, hiểu, vận dụng theo mục tiêu đề ra

+ Xác định xem khi kết thúc một phần của dạy học, mục tiêu của dạy học đã đạt đến mức độ nào so với mục tiêu mong muốn

+ Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của học sinh giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vật lý

1.1.3.Chức năng của kiểm tra đánh giá

Chức năng của kiểm tra đánh giá được phân biệt dựa vào mục đích kiểm tra đánh giá Các tác giả nghiên cứu kiểm tra đánh giá nêu ra các chức năng khác nhau

GS Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học: Chức năng sư phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa học

GS.TS Phạm Hữu Tòng, trong thực tiễn dạy học ở phổ thông thì chủ yếu quan tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành ba chức năng: Chức năng chuẩn đoán; chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học; chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học

+ Chức năng chuẩn đoán

Các bài kiểm tra, trắc nghiệm có thể sử dụng như phương tiện thu lượm thông tin cần thiết cho việc xác định hoặc việc cải tiến nội dung, mục tiêu và phương pháp dạy học

Trang 13

Dựa trên kết qủa kiểm tra đánh giá kiến thức ta biết rõ trình độ xuất phát của người học để điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học cho phù hợp, cho phép đề xuất định hướng bổ khuyết những sai sót, phát huy những kết quả trong cải tiến hoạt động dạy học đối với những phần kiến thức đã giảng dạy Dùng các bài kiểm tra đánh giá khi bắt đầu dạy học một học phần để thực hiện chức năng chuẩn đoán

+ Chức năng định hướng hoạt động học

Các bài kiểm tra, trắc nghiệm kiểm tra trong quá trình dạy học có thể

được sử dụng như phương tiện, phương pháp dạy học Đó là các câu hỏi kiểm tra tùng phần, kiểm tra thường xuyên được sử dụng để chỉ đạo hoạt động học Các bài trắc nghiệm được soạn thảo công phu, nó là một cách diễn đạt mục tiêu dạy học cụ thể đối với các kiến thức, kĩ năng nhất định Nó có tác dụng định hướng hoạt động học tập tích cực của học sinh Việc thảo luận các câu hỏi trắc nghiệm được tổ chức tốt, đúng lúc nó trở thành phương pháp dạy học tích cực, sâu sắc và vững chắc, giúp người dạy kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoạt động dạy có hiệu quả

+ Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học.Các bài kiểm tra trắc nghiệm sau khi kết thúc dạy một phần được sử dụng để đánh giá thành tích học tập, xác nhận trình độ kiến thức, kĩ năng của người học

Với chức năng này đòi hỏi nội dung các bài kiểm tra trắc nghiệm và các tiêu chí đánh giá, căn cứ theo các mục tiêu dạy học cụ thể đã xác định cho từng kiến thức kĩ năng Các bài kiểm tra trắc nghiệm như vậy có thể được sử dụng để nghiên cứu đánh giá mục tiêu dạy học và hiệu quả của phương pháp dạy học [15]

1.1.4.Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.1.4.1.Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá

- Là sự phản ánh trung thực kết quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập của học sinh so với yêu cầu chương trình qui định

- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với các yêu cầu chương trình qui định

- Tổ chức thi phải đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng và dân chủ

Để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá từ khâu ra đề, tổ

Trang 14

chức thi tới khâu cho điểm, xu hướng chung là tuỳ theo đặc trưng môn học mà lựa chọn hình thức thi thích hợp

1.1.4.2.Đảm bảo tính toàn diện

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải chú

ý đánh giá cả số lượng và chất lượng cả nội dung và hình thức

1.1.4.3.Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống

- Cần kiểm tra, đánh giá học sinh liên tục, thường xuyên trong mỗi tiết học, sau mỗi phần kiến thức, mỗi chương và học kì

- Các câu hỏi kiểm tra cần có tính lôgíc và hệ thống

1.1.4.4.Đảm bảo tính phát triển

- Hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng

- Trân trọng sự cố gắng của học sinh, đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh [15]

1.1.5.Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá

Để đảm bảo tính khoa học của việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng thì việc đó phải được tiến hành theo một qui trình hoạt động chặt chẽ Qui trình này gồm:

- Xác định rõ mục đích kiểm tra đánh giá

- Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức kĩ năng cần kiểm tra

đánh giá, các tiêu trí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng đơn vị kiến thức kĩ năng đó, để làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu Việc xác định nội dung kiến thức cần chính xác, cụ thể, cô đọng Việc xác định các mục tiêu, tiêu chí đánh giá cần dựa trên quan niệm rõ ràng về mục tiêu dạy học

- Xác định rõ hình thức kiểm tra phù hợp với đặc điểm của nội dung kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, phù hợp với mục đích kiểm tra Cần nhận rõ

ưu nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra để có thể sử dụng phối hợp và tìm biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục tối đa các nhược điểm của mỗi hình thức đó

- Xây dựng các câu hỏi, các đề bài kiểm tra, các bài trắc nghiệm cho phép thu lượm các thông tin tương ứng với các tiêu chí đã xác định

Trang 15

- Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin, xem xét kết quả và kết luận đánh giá [15]

1.1.6.Các hình thức kiểm tra đánh giá cơ bản

Ta chỉ đi sâu nghiên cứu loại trắc nghiệm viết được chia thành hai loại Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập và cả hai đều là trắc nghiệm.Danh từ “luận đề” ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi các bài “ luận văn” mà nó bao gồm các hình thức khảo sát khác thông thường trong lối thi cử, chẳng hạn như những câu hỏi lý thuyết, những bài toán.Các chuyên gia đo lường gọi chung các hình thức kiểm tra này là “trắc nghiệm loại luận đề” cho thuận tiện để phân biệt với loại trắc nghiệm gọi là “trắc nghiệm khách quan”.Thật ra việc dùng danh từ “khách quan” này để phân biệt hai loại kiểm tra nói trên cũng không đúng hẳn, vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm “chủ quan” và trắc nghiệm khách quan không phải là hoàn toàn “khách quan”

Giữa luận đề và trắc nghiệm khách quan có một số khác biệt và tương

đồng, song quan trọng là cả hai đều là những phương tiện khảo sát thành quả học tập hữu hiệu và đều cần thiết miễn là ta nắm vững phương pháp soạn thảo

và công dụng của mỗi loại

Với hình thức luận đề việc kiểm tra thường bộc lộ nhiều nhược điểm là không phản ánh được toàn bộ nội dung, chương trình, gây tâm lý học tủ và khi chấm bài giáo viên còn nặng tính chủ quan vì thế để nâng cao tính khách quan trong kiểm tra đánh giá nhiều tác giả cho rằng nên sử dụng trắc nghiệm khách quan Nhìn chung nếu xây dựng và sử dung có hiệu quả hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì góp phần vào khắc phục những hạn chế của hình thức kiểm tra, thi tự luận

1.2 Mục tiêu dạy học

1.2.1.Tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học

- Xác định được phương hướng, tiêu chí để quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học

- Có được lý tưởng rõ ràng về cái cần kiểm tra đánh giá khi kết thúc mỗi môn học, học phần hay trong quá trình giảng dạy từng kiến thức cụ thể

Trang 16

- Thông báo cho người học biết những cái mong đợi ở đầu ra của sự học

là gì? Điều này giúp họ tự tổ chức công việc học tập của mình

- Có được ý tưởng rõ ràng về các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có của giáo viên [15]

1.2.2.Cần phát biểu mục tiêu như thế nào?

Các câu phát biểu mục tiêu cần:

- Phải rõ ràng, cụ thể, chính xác, khoa học

- Phải đạt tới được trong khoá học hay đơn vị học tập

- Phải bao gồm nội dung học tập thiết yếu của môn học

- Phải qui định rõ kết quả của việc học tập, nghĩa là các khả năng mà người học sẽ có được khi họ đã đạt đến mục tiêu

- Phải đo lường được

- Phải chỉ rõ những gì người học có thể làm được vào cuối giai đoạn học tập [12]

1.2.3.Phân biệt các mục tiêu nhận thức

Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều cách phân loại các mục tiêu khác nhau Ba mục tiêu lớn thường được khảo sát bằng các bài trắc nghiệm ở lớp học là: Nhận biết- Thông hiểu- Vận dụng

1.2.3.1 Nhận biết

Trình độ này thể hiện ra ở khả năng nhận ra được, nhớ lại được, phát biểu lại được đúng sự trình bày kiến thức đã có, giải đáp được câu hỏi thuộc dạng

“A là gì? Thế nào? Thực hiện A như thế nào?”

Trong vật lý câu hỏi kiểm tra trình độ này là những câu hỏi đòi hỏi: Ghi nhớ một định luật, một qui tắc, nhận biết các dấu hiệu của một sự vật, hiện tượng, ghi nhớ các công thức đơn vị đo

1.2.3.2 Thông hiểu ( áp dụng kiến thức giải quyết tình huống quen thuộc)

Trình độ này bao gồm cả nhận biết, nhưng ở mức cao hơn là trí nhớ, nó liên quan tới ý nghĩa và các mối liên hệ của những gì học sinh đã biết, đã học Khi học sinh lặp lại đúng một định luật vật lý chứng tỏ học sinh biết định luật ấy Nếu học sinh ấy giải thích được ý nghĩa của những khái niệm quan trọng trong định luật, hay minh hoạ bằng một ví dụ về các mối liên hệ biểu thị

Trang 17

bởi định luật đó thì có nghĩa là học sinh đã hiểu định luật này

- Sự thông hiểu khái niệm

Đòi hỏi học sinh phải giải thích được khái niệm bằng ngôn ngữ của riêng mình Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm trình độ này phải được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ khác những gì đã được viết trong sách giáo khoa

- Sự thông hiểu các ý tưởng phức tạp

Mục tiêu loại này đòi hỏi các quá trình suy luận phức tạp, nó được chứng

tỏ bằng khả năng giải thích mối liên hệ giữa các yếu tố Những câu trắc nghiệm thuộc loại này yêu cầu học sinh phải

+ Giải thích

+ Phân biệt các sự kiện phù hợp ( hay không phù hợp ) giữa sự kiện và quan điểm

+ Lựa chọn thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề

+ Suy diễn từ các dự kiện đã cho

Trong vật lý loại câu hỏi kiểm tra trình độ này thường là: Giải thích một hiện tượng, vận dụng các định luật, định lý, qui tắc để giải quyết các bài toán quen thuộc

1.2.3.3 Vận dụng sáng tạo

Khả năng vận dụng được đo lường khi một tình huống mới được trình bày ra, người học phải quyết định nguyên lý nào cần được áp dụng như thế nào trong tình huống như vậy Giải quyết câu hỏi: Các A nào giải quyết X và giải quyết như thế nào?

1.3 Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

1.3.1 Các hình thức trắc nghiệm khách quan

1.3.1.1 Trắc nghiệm điền khuyết

Có thể có hai dạng, chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn, hay cũng có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống mà học sinh phải điền vào một từ hay một cụm từ

-Ưu điểm: Thí sinh có cơ hội trình bầy những câu trả lời phát huy óc sáng tạo của học sinh, phương pháp chấm điểm nhanh và tin cậy hơn, mất cơ

Trang 18

hội đoán mò, luyện trí nhớ

- Nhược điểm: Chấm bài mất nhiều thời gian, thiếu yếu tố khách quan khi chấm điểm, phạm vi các vấn đề khảo sát hẹp, không có khả năng kiểm tra phát hiện sai lầm của học sinh

- Nhược điểm: Có thể khuyến khích sự đoán mò nên khó có thể xác định sai lầm chủ yếu của học sinh khi học một kiến thức cụ thể, có độ tin cậy thấp Học sinh rễ có thói quen học thuộc lòng vì loại câu hỏi này được giáo viên trích nguyên văn sách giáo khoa, không gây hứng thú cho học sinh giỏi

1.3.1.3 Trắc nghiệm ghép đôi ( xứng hợp )

Là loại rất thông dụng gồm có hai cột, gồm nhóm chữ hay không Dựa vào câu hỏi hiểu biết của mình học sinh sẽ ghép chữ, nhóm chữ tương ứng Mỗi phần tử trong câu trả lời có thể dùng một hay nhiều lần với một câu hỏi

- Ưu điểm: Các câu hỏi ghép đôi dễ viết và dễ sử dụng, ít tốn giấy hơn khi in, giảm được yếu tố may rủi

- Nhược điểm: Không thích hợp cho việc thẩm định khả năng vận dụng, mất nhiều thời gian đọc [12]

1.3.1.4 Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Dạng trắc nghiệm khách quan hay dùng nhất là loại trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Đây là loại câu hỏi mà chúng tôi sử dụng trong hệ thống chương sau Một câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm hai phần: phần “gốc” và phần “lựa chọn” + Phần gốc: Là một câu hỏi hoặc là một câu bỏ lửng ( chưa hoàn tất) Yêu cầu phải tạo căn bản cho sự lựa chọn, bằng cách đặt ra một vấn đề hay

đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ câu hỏi ấy muốn đòi hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp

+ Phần lựa chọn ( thường là 4 hay 5 lựa chọn ) gồm có nhiều giải pháp có

Trang 19

thể lựa chọn, trong đó có một lựa chọn được dự định là đúng, hay đúng nhất, còn những phần còn lại là những “mồi nhử ” Điều quan trọng là làm sao cho những “mồi nhử ” ấy đều hấp dẫn ngang nhau vói những học sinh chưa học kĩ hay chưa hiểu kĩ bài học

Trong đề tài, chúng tôi chọn trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn vì theo chúng tôi nếu ít lựa chọn hơn thì không bao quát được sai lầm của học sinh, nhiều lựa chọn hơn thì có những mồi thiếu căn cứ [12]

- Ưu điểm:

+ Tính khách quan khi chấm

+ Kiểm tra đánh giá những mục tiêu đánh giá khác nhau

+ Độ tin cậy cao và tốt

+ Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng trước khi trả lời

+ Phân tích được tính chất của câu hỏi

- Nhược điểm:

+ Khó soạn câu hỏi

+ Thí sinh nào có óc sáng tạo có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương án

đã cho, nên họ có thể sẽ không thoả mãn

+ Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi tự luận soạn kĩ

+ Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này hơn loại câu hỏi khác, tốn nhiều thời gian để đọc câu hỏi

1.3.2 Các giai đoạn soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

- Cách tốt nhất để lên kế hoạch cho một bài trắc nghiệm là liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay năng lực cần đo lường hay nói cách khác là xác

định rõ mục đích của bài trắc nghiệm

- Sự phân tích về nội dung sẽ cho ta một bản tóm tắt ý đồ chương trình giảng dạy được diễn đạt theo nội dung.Những lĩnh vực nào trong các nội dung

đó nên đưa vào trong bài trắc nghiệm đại diện này

Trang 20

Cần phải suy nghĩ cách trình bày các câu dưới hình thức nào cho hiệu

quả nhất và mức độ khó dễ của bài trắc nghiệm đến đâu

1.3.2.1 Mục đích của bài trắc nghiệm

Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, nhưng bài trắc

nghiệm lợi ích và hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để nhằm phục vụ cho

mục đích chuyên biệt nào đó

- Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối kì sử dụng để xếp hạng học

sinh thì các câu soạn phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, như vậy mới

phát hiện ra được học sinh giỏi và học sinh kém

- Nếu bài trắc nghiệm là một bài kiểm tra để sử dụng kiểm tra những

hiểu biết tối thiểu về một phần nào đó thì ta soạn thảo những câu hỏi sao cho

hầu hết học sinh đều đạt được điểm tối đa

- Nếu bài trắc nghiệm sử dụng trong việc chuẩn đoán, tìm ra những chỗ

mạnh, chỗ yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy

phù hợp thì các câu trắc nghiệm được soạn thảo sao cho tạo cơ hội cho học

sinh phạm tất cả sai lầm về môn học nếu chưa học kĩ

Bên cạnh các mục đích nói trên ta có thể dùng trắc nghiệm với mục đích

luyện tập giúp cho học sinh hiểu thêm bài học và có thể làm quen với nối thi

trắc nghiệm

Như vậy, trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, người soạn trắc

nghiệm phải biết rõ mục đích của mình thì mới soạn được bài trắc nghiệm có

giá trị vì mục đích chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghiệm

1.3.2.2 Phân tích nội dung môn học

- Tìm ra những kiến thức, những khái niệm quan trọng trong nội dung

môn học để đưa ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm

- Phân ra hai loại thông tin được trình bày trong môn học

+ Một là những thông tin nhằm giải nghĩa hay minh hoạ

+ Hai là những khái niệm quan trọng của môn học, lựa chọn những gì

học sinh cần nhớ

- Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả

Trang 21

năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong tình huống mới

1.3.2.3 Thiết lập dàn bài trắc nghiệm

Sau khi nắm vững mục đích của bài trắc nghiệm và phân tích nội dung môn học ta lập được một dàn bài cho trắc nghiệm Lập một bảng ma trận hai chiều, một chiều biểu thị nội dung và chiều kia biểu thị các quá trình tư duy ( mục tiêu ) mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát Số câu hỏi cần được đưa vào trong mỗi loại phải được xác định rõ và ma trận này phải được chuẩn bị xong trước khi các câu hỏi trắc nghiệm được viết ra

1.3.2.4 Số câu hỏi trong bài

- Số câu hỏi được trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho toàn thể kiến thức mà ta đòi hỏi ở học sinh phải có

- Số câu hỏi phụ thuộc vào thời gian dành cho nó, nhiều bài trắc nghiệm

được giới hạn trong khoảng thời gian một tiết học hoặc kém hơn Ta có thể giả

định rằng ngay cả những học sinh làm chậm cũng có thể trả lời một câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn trong 1,5 phút

1.3.3 Một số nguyên tắc soạn thảo những câu TNKQNLC

Câu hỏi thuộc dạng này gồm hai phần: Phần gốc và phần lựa chọn Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng Phần lựa chọn gồm một số ( thường

là 4 hoặc 5 ) câu trả lời hay câu bổ sung để lựa chọn

Viết các câu trắc nghiệm sao cho phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém

- Đối với phần gốc: Dù là một câu hỏi hay câu bổ sung đều phải tạo cơ

sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra những ý tưởng rõ ràng giúp cho sự lựa chọn được dễ dàng

+ Cũng có khi phần gốc là một câu phủ định, trong trường hợp ấy phải in

đậm hoặc gạch dưới chữ diễn tả sự phủ định để học sinh phải nhầm

+ Phần gốc và phần lựa chọn khi kết hợp phải mang ý nghĩa trọn vẹn, tuy nhiên nên sắp xếp các ý vào phần gốc sao cho

Phần lựa chọn được ngắn gọn

Người đọc thấy nội dung cần kiểm tra

Trang 22

- Đối với phần lựa chọn:

+ Trong 4 hay 5 phương án lựa chọn chỉ có một phương án đúng

+ Câu lựa chọn không nên quá ngây ngô [12]

+ Nên tránh 2 lần phủ định liên tiếp

+ Các câu trả lời phải có vẻ hợp lí

+ Các câu chọn phải đồng nhất về đồng nghĩa, âm thanh

+ Không nên có những câu hỏi giống hay tương tự sách giáo khoa

+ Các câu chọn đúng phải được sắp xếp ở các vị trí khác nhau với số lần tương đương

1.4 Cách trình bày và chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

1.4.1 Cách trình bày

- Cách 1: Dùng máy chiếu, ta có thể viết bài trắc nghiệm trên phim ảnh rồi chiếu lên màn ảnh từng phần hay từng câu Mỗi phần, mỗi câu được chiếu lên màn ảnh trong khoảng thời gian nhất định đủ cho học sinh bình thường có thể trả lời được Cách này có ưu điểm

+ Kiểm soát được thời gian

+ Tránh được sự thất thoát đề thi

+ Tránh được phần nào gian lận

+ Đảm bảo tính công bằng trong kiểm tra, đánh giá

- Cách 2: Thông dụng hơn là in bằng trắc nghiệm ra nhiều bản tương ứng với số người dự thi Trong phương án này có hai cách trả lời khác nhau:

+ Bài có dành phần trả lời của học sinh ngay trên đề thi, thẳng ở phía bên phải hay ở phía bên trái

+ Bài học sinh phải trả lời bằng phiếu riêng theo mẫu:

Trang 23

+ Tránh in sai, in không rõ ràng, thiếu sót

+ Cần được trình bày rõ ràng dễ đọc

+ Cần làm nổi bật phần gốc, phần lựa chọn, cần xếp các câu theo hàng hoặc theo cột cho dễ đọc

+ Để tránh sự gian lận của học sinh ta có thể in thành những bộ bài trắc nghiệm với những câu hỏi giống nhau nhưng thứ tự các câu hỏi bị đảo lộn

1.4.2 Chuẩn bị học sinh

- Báo trước cho học sinh ngày giờ thi, hình thức, nội dung thi Huấn luyện cho học sinh về cách thi trắc nghiệm, nhất là trong trường hợp học sinh

dự thi lần đầu

- Phải nhắc nhở học sinh trước khi làm bài

+ Học sinh phải lắng nghe và đọc kĩ càng những lời chỉ dẫn cách làm bài trắc nghiệm

+ Học sinh phải được biết về cách tính điểm

+ Học sinh phải được nhắc nhở phải đánh dấu các câu lựa chọn một cách

1.4.3 Công việc của giám thị

- Đảm bảo đúng, đủ thời gian làm bài của học sinh

- Xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các học sinh ngồi cạnh nhau không cùng một mã đề

- Phát đề thi xen kẽ hợp lý

- Không cho học sinh mang tài liệu và máy điện thoại vào phòng thi

1.4.4 Chấm bài

Trang 24

- Dùng máy chấm bài

- Dùng máy vi tính chấm bài

- Nhưng cách chấm bài thông dụng nhất của giáo viên ở lớp học là dùng bảng đục lỗ Bảng này có thể dùng một miếng bìa đục lỗ ở những câu trả lời

đúng Đặt bảng đục lỗ lên trên bảng trả lời, những dấu gạch ở các câu trả lời

đúng hiện qua lỗ

1.4.5 Các loại điểm của bài trắc nghiệm

Có hai loại điểm:

- Điểm thô: Tính bằng điểm số cho trên bài trắc nghiệm Trong bài trắc nghiệm mỗi câu đúng được tính một điểm và câu sai là 0 điểm Như vậy điểm thô là tổng điểm tất cả các câu đúng trong bài trắc nghiệm

- Điểm chuẩn: Nhờ điểm chuẩn có thể so sánh điểm số của học sinh trong nhiều nhóm hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn khác nhau

Công thức tính điểm chuẩn: Z = x x

s

Trong đó: x: Điểm thô

x: Điểm thô trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm

s: Độ lệch chuẩn của nhóm ấy

Bất lợi khi dùng điểm chuẩn z là:

+ Có nhiều trị số z âm, gây nhiều khó khăn khi tính toán

+ Tất cả các điểm z đều là số lẻ

Để tránh khó khăn này người ta dùng điểm chuẩn biến đổi T:

+ T = 10Z + 50 ( Trung bình là 50, độ lệch chuẩn là 10 )

Hoặc V = 4Z ( Trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4 )

+ Điểm 11 bậc ( Từ 0 đến 10 ) dùng ở nước ta hiện nay, ở đây chọn điểm trung bình là 5, độ lệch tiêu chuẩn là 2 nên V = 2Z + 5

Ví dụ: Sinh viên có điểm thô là 49; điểm trung bình của nhóm học sinh làm bài trắc nghiệm là 31,56; độ lệch tiêu chuẩn là 8,64 Ta có:

+ Điểm tiêu chuẩn Z:

Z =

64 , 8

) 56 , 31 49

= 2,027

Trang 25

x =

N

x i

+ Trung bình lý thuyết: Là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có với

điểm may rủi có thể làm đúng ( số câu chia số lựa chọn ) Điều này không thay đổi với một bài trắc nghiệm cố định

Ví dụ: Một bài có 50 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn, ta có

Điểm may rủi:

12 

= 31,25 1.5 Phân tích câu hỏi

1.5.1 Mục đích của phân tích câu hỏi

- Kết quả bài kiểm tra giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp lề lối làm việc

- Để xem học sinh trả lời mỗi câu như thế nào, và từ đó sửa lại các câu hỏi để bài trắc nghiệm có thể đo lường thành quả khả năng học tập một cách hữu hiệu hơn

1.5.2 Phương pháp phân tích câu hỏi

Phương pháp phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm thành quả học tập chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số chung toàn bài Chúng ta mong có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng mỗi câu hỏi Nếu kết quả không như vậy,

Trang 26

có thể câu hỏi viết chưa chuẩn hoặc vấn đề chưa được dạy đúng mức

Để xét mối tương quan giữa cách trả lời mỗi câu hỏi với điểm tổng quát chúng ta có thể lấy 25- 27% học sinh có nhóm điểm cao nhất và 25- 27% học sinh có nhóm điểm thấp nhất

Chúng ta đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc nghiệm ở mỗi câu hỏi cần biết có bao nhiêu học sinh trả lời đúng, bao nhiêu học sinh chọn mỗi câu sai, bao nhiêu học sinh không trả lời Khi đếm sự phân bố các câu trả lời như thế ở các nhóm có điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình ta sẽ suy ra:

- Mức độ khó của câu hỏi

- Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi

- Mức độ lôi cuốn của các câu mồi

Sau khi chấm một bài trắc nghiệm chúng ta thực hiện các giai đoạn sau đây

- Sắp xếp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp

- Chia tập bài ra 3 phần:

+ Phần 1: 25% hoặc 27% những bài điểm cao

+ Phần 2: 50% hoặc 46% bài trung bình

+ Phần 3: 25% hoặc 27% những bài điểm thấp

người chọn

Số giỏi trừ số kém

Nhóm giỏi

Nhóm

TB

Nhóm kém

1

A

B C*

Trang 27

+ Cột số giỏi trừ số kém có thể có giá trị âm, tổng đại số ở cột này bằng 0

1.5.3 Giải thích kết quả

1.5.3.1 Phân tích sự phân bố số người chọn các câu trả lời cho mỗi câu hỏi

- Phân tích xem câu mồi có hay không, có hiệu nghiệm không Nếu cột cuối cùng có giá trị âm và trị tuyệt đối càng lớn thì mồi càng hay Nếu cột cuối bằng 0 cần xem xét lại câu mồi đó vì nó không phân biệt được nhóm giỏi

và nhóm kém, câu trả lời đúng bao giờ cũng có giá trị dương cao

- Khi phân tích ta cần tìm hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu hỏi hoặc trong phương pháp giảng dạy không

1.5.3.2 Độ khó của một câu hỏi

P = ( 0  P 1) Nếu P = 0 thì câu hỏi quá khó

Nếu P = 1 thì câu hỏi quá dễ

Độ khó vừa phải của một câu hỏi là trung bình cộng của 100% và tỉ lệ may rủi kì vọng:

Ví dụ: Một câu trắc nghiệm có bốn phương án chọn, độ khó vừa phải là:

Pvp =

2

4 / 100

H: Số người trả lời đúng nhóm điểm cao

L: Số người trả lời đúng nhóm điểm thấp

n: Số lượng người trong mỗi nhóm

Theo Dương Thiệu Tống đã đưa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới đây

Từ 0,4 trở lên Rất tốt

Trang 28

Từ 0,30 đến 0,39 Khá tốt, có thể làm cho tốt hơn

Từ 0,20 đến 0,29 Tạm được, cần hoàn chỉnh

Dưới 0,19 Kém, cần loại bỏ hay sửa lại

1.5.3.4 Tiêu chuẩn để chọn câu hỏi hay

Sau khi phân tích, chúng ta có thể tìm ra được các câu hỏi hay là những câu có các tính chất sau:

1.6 Độ tin cậy của bài trắc nghiệm

Mức độ phân tán về điểm số của học sinh khi làm cùng một bài trắc nghiệm trong những lần thi khác nhau, trong những điều kiện giống nhau sẽ biểu thị mức độ đáng tin cậy hay không đáng tin cậy của bài trắc nghiệm Nếu

điểm số của học sinh trong những lần thi khác nhau đều có phân bố giống hệt nhau và có vị trí mỗi học sinh trên đường phân bố đó không đổi thì bài trắc nghiệm là hoàn toàn đáng tin cậy Mức độ tin cậy này được biểu thị qua hệ số tin cậy

Có nhiều cách để ước lượng độ tin cậy của bài trắc nghiệm như phương pháp thi hai lần, phương pháp dùng bài trắc nghiệm tương đương Việc sử dụng các phương pháp này thường gặp nhiều khó khăn trong xử lí số liệu và mất thời gian nên người ta hầu như không còn sử dụng nữa

Thông dụng nhất và đơn giản nhất là sử dụng công thức tính số 20 của Kuler – Richardson:

Trang 29

Trong đó: r: Hệ số tin cậy

K: Số lượng câu hỏi trong bài trắc nghiệm

p: Tỉ lệ trả lời đúng cho từng câu

q: Tỉ lệ trả lời sai cho từng câu

X K X K

:

X là điểm trung bình của bài trắc nghiệm

Phương sai của bài trắc nghiệm được tính theo công thức:

f i i

n: Số đơn vị trong mẫu đo, chính là tổng số bài dự thi

fi: Tần số của điểm loại i

x: Điểm trung bình của bài trắc nghiệm

Khi bài trắc nghiệm có độ tin cậy r 70% thì bài trắc nghiệm đó có thể coi là đáng tin cậy

Sai số tiêu chuẩn đo lường

Sai số tiêu chuẩn đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của bài trắc nghiệm, theo ý nghĩa tuyệt đối, nghĩa là không theo ý nghĩa tương

đối như hệ số tin cậy đã nêu

Công thức: SEmSx 1  rtc

Trong đó: SEm: sai số tiêu chuẩn đo lường

Sx : độ lệch tiêu chuẩn của bài ; rtc : hệ số tin cậy của bài

Kết luận chương I Trong chương I, chúng tôi đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về kiểm tra đánh

Trang 30

giá nói chung cũng như cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Trong đó, những vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm là:

- Mục đích, chức năng của việc kiểm tra, đánh giá Vì mục đích, chức năng của bài trắc nghiệm quyết định nội dung và hình thức của bài trắc nghiệm

- Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại mục tiêu dạy học Vì để viết được một bài trắc nghiệm tốt cần xác định rõ được mục tiêu dạy học và viết các câu trắc nghiệm gắn chặt với các mục tiêu này

- Để thấy được ưu điểm và nhược điểm của các hình thức kiểm tra, đánh giá, ở chương này chúng tôi đã hệ thống lại các phương pháp kiểm tra, đánh giá, trong đó đặc biệt chú trong tới cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cụ thể là:

+ Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

+ Cách tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn + Cách chấm bài, xử lý điểm, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm đã soạn + Các chỉ số thống kê để đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm

Tất cả những điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong việc kiểm tra một

số kiến thức thuộc chương “ Dòng điện xoay chiều” của học sinh lớp 12 THPT

mà nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau

Trang 31

Chương 2: Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra

đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương “dòng điện xoay chiều” lớp 12 THPT

( chương trình nâng cao) 2.1 Đặc điểm cấu trúc nội dung chương Dòng điện xoay chiều [4]

2.1.1 Đặc điểm nội dung của chương Dòng điện xoay chiều

Đây là một chương nằm trong phần dao động và sóng điện từ của vật lý lớp 12 THPT Những kiến thức về “Dòng điện xoay chiều” là những kiến thức mới học sinh bắt đầu được làm quen Trong SGK vật lý – chương trình nâng cao đề cập tới những khái niệm và định luật sau:

Khái niệm hiệu điện thế dao động điều hoà, dòng điện xoay chiều, cảm kháng, dung kháng, hệ số công suất

Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có R, L, C và đoạn mạch RLC không phân nhánh

2.1.2 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương Dòng điện xoay chiều

Trong chương này ta xét một loại dao động điện từ cưỡng bức Đó chính là dòng điện xoay chiều được dùng rộng rãi Dòng điện này đổi chiều liên tục hàng trăm lần trong một giây, làm từ trường do nó sinh ra cũng thay

đổi theo Chính điều đó đã làm cho dòng điện xoay chiều có một số tác dụng

mà dòng điện một chiều không có

Trong chương này, ta lần lượt xét khái niệm dòng điện xoay chiều và các đại lượng có liên quan, các tác dụng và ứng dụng cơ bản của dòng điện này Các đoạn mạch xoay chiều được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp giản đồ Fre-nen Các máy điện được xét về mặt nguyên tắc, cấu tạo và họat

động mà không đi sâu vào các chi tiét công nghệ

Như vậy chương “ Dòng điện xoay chiều được bắt đầu từ khái niệm dòng điện xoay chiều đi nghiên cứu các loại đoạn mạch và máy điện Ta có sơ

đồ sau:

Trang 32

Sơ đồ cấu trúc nội dung chương Dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều

Đoạn mạch chỉ có

điện trở thuần

tụ điện

Đoạn mạch RLC không phân nhánh

Quan

hệ giữa

u và i

Định luật

Ôm

Giản

đồ vectơ

điện

Độ lệch pha giữa

u và i

Định luật

Ôm

Giản

đồ vectơ

Hiện tượng cộng hưởng

Trang 33

2.2 Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học

2.2.1 Nội dung về kiến thức

Sau khi học xong chương “ Dòng điện xoay chiều” học sinh cần nắm vững các nội dung kiến thức sau:

2.2.1.1 Đại cương về dòng điện xoay chiều

- Suất điện động cảm ứng do máy phát tạo ra:

Khi cho một khung dây có diện tích S gồm N vòng dây quay đều với vận tốc  quanh trục  trong một từ trường đều B  thì trong khung dây suất hiện một suất điện động cảm ứng là:   E0cost  V ( trong đó E0 = BSN)

- Hiệu điện thế cung cấp cho mạch ngoài là: u  U0cost u V

- Cường độ dòng điện ở mạch ngoài là: i I0cost i A

- Các giá trị hiệu dụng:

- Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R

* Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần biến thiên

điều hoà cùng pha với dòng điện (  = 0)

t U

u 0cos 

t I

U

R 

0 0

* Biểu diễn bằng giản đồ vectơ

- Đoạn mạch chỉ có cuộn thuần cảm L

* Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm biến

thiên điều hoà sớm pha hơn dòng điện là

i cos 

Trang 34

Z L  

0 0

* Biểu diễn bằng giản đồ vectơ

- Đoạn mạch chỉ có tụ điện C

* Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện biến thiên điều hoà trễ

U

Z C  

0 0

* Biểu diễn bằng giản đồ vectơ

2.2.1.3 Đoạn mạch RLC không phân nhánh

* Hiệu điện thế tức thời

Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch RLC có dạng:

t I

i 0cos 

Thì hiệu điện thế hai đầu các phần tử là:

t U

t R I u

Trang 35

u = uR + uL + uC

* Giản đồ vectơ Fre-nen

C L

U Z

Z R

U I

C L

* Điều kiện cộng hưởng

ZL = ZC hay

LC C

L 1    1

2.2.1.4 Công suất của dòng điện xoay chiều

xét đoạn mạch điện xoay chiều có:

t I

2.2.1.5 Các máy điện

2.2.1.5.1 Máy phát điện xoay chiều ba pha

* Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ Khi từ thông qua một vòng dây kín biến thiên điều hoà, trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng xoay chiều

Trang 36

* Cấu tạo: Gồm hai phần chính là:

- Stato phần cố định gồm ba cuộn dây riêng rẽ, hoàn toàn giống nhau, quấn trên ba lõi sắt đặt lệch nhau 1200 trên vòng tròn

- Rôto phần quay là một nam châm điện

2.2.1.5.2 Động cơ không đồng bộ ba pha

* nguyên tắc hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay

* Cấu tạo: Gồm hai phần chính là:

- Stato phần cố định gồm ba cuộn dây giống nhau, quấn trên ba lõi sắt

- Lõi sắt: Gồm nhiều lá sắt hoặc thép pha silic, ghép cách điện với nhau

và cách điện với dây cuốn

- Kỹ năng đổi đơn vị trong các bài toán cho thích hợp

- Kỹ năng vận dụng các kiến thức toán học như: cộng vectơ, giải

phương trình lượng giác, tính toán

- Kỹ năngphán đoán, suy luận

Trang 37

2.3 Các sai lầm phổ biến của học sinh

- Thường lúng túng khi xác định dạng của biểu thức dòng điện và điện

áp trong mỗi loại đoạn mạch

- Mắc sai lầm khi chọn gốc thời gian ( chọn gốc pha ban đầu của điận

áp hay dòng điện)

- không xác định được các đại lượng hoặc xác định sai khi cho trước giản đồ vectơ

- Nhầm công thức tính cảm kháng và dung kháng

- Gặp khó khăn khi giải phương trình lượng giác

- Nhầm lẫn giữa giá trị hiệu dụng với giá trị cực đại

- Nhầm dạng giản đồ vectơ giữa đoạn mạch chỉ có tụ điện với đoạn mạch chỉ có cuộn thuần cảm

- Mắc sai lầm và lúng túng khi cho cuộn dây có điện trở thuần

- Sai lầm khi xác định dấu độ lệch pha của điện áp với dòng điện hay dòng điện với điện áp

- Đổi đơn vị về đơn vị thích hợp để tính toán còn gặp nhiều khó khăn 2.4 Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Dòng điện xoay chiều Vật lý 12 THPT nâng cao

ở đây chúng tôi muốn soạn thảo hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “ Dòng điện xoay chiều”, mỗi câu hỏi có bốn lựa chọn trong đó chỉ có một lựa chọn đúng Các mồi được xây dựng trên sự phân tích những sai lầm của học sinh khi học chương “Dòng điện xoay chiều”

Trong hệ thống câu hỏi có thể dùng để làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hoặc các bài kiểm tra đầu giờ, cuối giờ để đánh giá chất lượng kiến thức của học sinhtrong khi học hoặc sau khi học chương “ Dòng điện xoay chiều” Tuỳ mục đích và đối tượng kiểm tra mà giáo viên chọn số lượng và câu hỏi cụ thể nào Thậm chí có thể dùng hệ thống câu hỏi này như là các bài tập giao cho học sinh, giúp họ tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân

Nghiên cứu về cách phân loại các hoạt động nhận thức vận dụng vào phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ quan tâm đến ba trình độ nắm

Trang 38

vững tri thức: nhận biết, hiểu, vận dụng

B- Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch RLC không phân nhánh

C- Điều kiện có cộng hưởng trong đoạn mạch RLC

D- Công suất của dòng điện xoay chiều

Các khối kiến thức được xác định với các mục tiêu học sinh cần đạt

được sau khi học xong chương “ Dòng điện xoay chiều”

Trình độ

Nội dung

(áp dụng tình huống quen thuộc)

Vận dụng (Vận dụng linh hoạt giải quyết vấn đề)

A Đoạn

mạch chỉ

có R, L, C

- Nhớ: Quan hệ giữa hiệu

điện thế hai đầu đoạn

mạch và dòng điện trong

mach,

+ Đoạn mạch chỉ có R thì

hiệu điện thế biến thiên

điều hoà cùng pha với

dòng điện

+ Đoạn mạch chỉ có L thì

hiệu điện thế biến thiên

điều hoà sớm pha hơn

dòng điện một góc là

2

+ Đoạn mạch chỉ có C thì

hiệu điện thế biến thiên

điều hoà trễ pha hơn dòng

- Hiểu công thức tính

ZL, ZC Tính L khi biết

 và ZL hoặc tính  khi biết L và ZL Tính C khi biết  và ZC hoặc tính

 khi biết C và ZC

- Hiểu biểu thức định luật Ôm vận dụng biểu thức tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại

- Vận dụng biểu thức định luật Ôm, công thức tính ZL,

ZC và quan hệ giữa hiệu điện thế với dòng

điện trong mạch để giải các bài toán về viết biểu thức của u khi biết biểu thức của i

và ngược lại

Trang 39

L Z Z R

U

U U R

 2 2

C

L Z Z R

+ Tính R khi biết Z, ZL

và ZC + Tính ZL khi biết Z, R

và ZC + Tính ZC khi biết Z, R

và ZL

2

C L ủ

+ Tính UR khi biết UAB,

UL và UC + Tính UL khi biết UAB,

UR và UC + Tính UC khi biết UAB,

UL và UR

C L C L

U

U U R

+ Tính R hoặc UR khi biết , ZL hoặc UL và ZC

Vận dụng các công thức tính tổng trở, hiệu

điện thế, độ lệch pha giữa

u và i và biểu thức định luật

Ôm để giải quyết các bài toán về viết biểu thức của dòng điện khi biết biểu thức của hiệu điện thế và ngược lại

Trang 40

+ Tính ZC hoặc UC khi biết , ZL hoặc UL và R hoặc UR

về mạch RLC

để giải các bài toán có liên quan đến hiện tượng cộng hưởng

 cos

- Hiểu bản chất công thức tính công suất

P = UIcos

và công thức

U

U Z

 cos

để tính các đại lượng khi biết cácđại lượng còn lại trong công thức

- Vận dụng các công thức

P = UIcos

U

U Z

 cos

để giải các bài tập liên quan

đến công suất

và cộng hưởng

Ngày đăng: 22/07/2015, 23:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh (2008), Vật lí 12, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 12
Tác giả: Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2008
2. An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Dĩ, Nguyễn Văn Đồng (1979) Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, tập 1, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Dĩ, Nguyễn Văn Đồng
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1979
3. Nguyễn Phụng Hoàng.Ph.D, Võ Ngọc Lan. Cao học, Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập
Tác giả: Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan
Nhà XB: NXBGD
4. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Tuý, Phạm quý Tư (2008), VËt lÝ 12 N©ng cao, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: VËt lÝ 12 N©ng cao
Tác giả: Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Tuý, Phạm quý Tư
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2008
5. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Tuý, Phạm quý Tư (2008), Bài tập vật lí 12 nâng cao, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập vật lí 12 nâng cao
Tác giả: Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Tuý, Phạm quý Tư
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2008
7. Lê Thị Oanh: "Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục&#34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Tác giả: Lê Thị Oanh
8. Vũ Quang, Lương Duyên Bình, Tô Giang, Ngô Quốc Quýnh (2008), Bài tập vËt lÝ 12, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập "vËt lÝ 12
Tác giả: Vũ Quang, Lương Duyên Bình, Tô Giang, Ngô Quốc Quýnh
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2008
9. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế
Nhà XB: NXBĐHSP
10. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh ở trường phổ thông trong dạy học vật lí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh ở trường phổ thông trong dạy học vật lí
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng
11. Lê Gia Thuận, Hồng Liên, Trắc nghiệm Vật lí điện xoay chiều, NXBĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm Vật lí điện xoay chiều
Nhà XB: NXBĐHQG Hà Nội
13. Phạm Hữu Tòng ( 2001), Lý luận dạy học vật lí ở trường Trung học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học vật lí ở trường Trung học
Tác giả: Phạm Hữu Tòng
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2001
14. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB§HSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học
Tác giả: Phạm Hữu Tòng
Nhà XB: NXB§HSP
Năm: 2004
15. Phạm Hữu Tòng (2005), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng
Tác giả: Phạm Hữu Tòng
Năm: 2005
16. Hoàng Kim Vui (2004), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức chương Daođộng cơ lớp 12- PTTH, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan "nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức chương Dao "động cơ lớp 12- PTTH
Tác giả: Hoàng Kim Vui
Năm: 2004
17. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 - NXB Chính trị QGHCM - 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8
Nhà XB: NXB Chính trị QGHCM - 1996
18. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 - NXB Chính trị QGHCM - 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9
Nhà XB: NXB Chính trị QGHCM - 2002
6. Ngô Diệu Nga: "Bài giảng chuyên đề, phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học Vật lý&#34 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cấu trúc nội dung chương  Dòng điện xoay chiều - Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao
Sơ đồ c ấu trúc nội dung chương Dòng điện xoay chiều (Trang 32)
2.4.1. Bảng ma trận hai chiều. - Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao
2.4.1. Bảng ma trận hai chiều (Trang 38)
2.4.2. Bảng phân bố số câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy. - Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao
2.4.2. Bảng phân bố số câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy (Trang 41)
Bảng 3.1. Điểm thô và điểm chuẩn (qui tròn- qt) 11 bậc của học sinh - Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao
Bảng 3.1. Điểm thô và điểm chuẩn (qui tròn- qt) 11 bậc của học sinh (Trang 76)
Bảng 3.2. Tần số, tần suất điểm chuẩn bài làm của học sinh - Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao
Bảng 3.2. Tần số, tần suất điểm chuẩn bài làm của học sinh (Trang 77)
Đồ thị phân bố điểm của bài trắc nghiệm - Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao
th ị phân bố điểm của bài trắc nghiệm (Trang 78)
Bảng 3.3. Phân bố các loại điểm - Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao
Bảng 3.3. Phân bố các loại điểm (Trang 78)
Bảng 3.4. Đánh giá theo  mục tiêu - Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao
Bảng 3.4. Đánh giá theo mục tiêu (Trang 79)
Bảng 3.5. Đánh giá câu trắc nghiệm qua chỉ số độ khó, độ phân biệt của 50  câu trắc nghiệm - Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao
Bảng 3.5. Đánh giá câu trắc nghiệm qua chỉ số độ khó, độ phân biệt của 50 câu trắc nghiệm (Trang 121)
3.5.6. Bảng so sánh các giá trị thu được và các giá trị lý thuyết. - Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn sử dụng trong kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức một số kiến thức thuộc chương Dòng điện xoay chiều lớp 12 -THPT Chương trình nâng cao
3.5.6. Bảng so sánh các giá trị thu được và các giá trị lý thuyết (Trang 126)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w