1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.

62 560 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 772,7 KB

Nội dung

Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen dần với thực tế sản xuất, từ đó nâng cao được trình

Trang 1

DƯƠNG THANH HUYỀN

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ TUY LỘC, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI

GIAI ĐOẠN 2010 - 2013”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý đất đai

Khoa : Quản lý Tài Nguyên

Khóa học : 2010 – 2014 Người hướng dẫn : ThS.Hà Anh Tuấn

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Quản Lý

Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học

ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Xã Tuy Lộc, Thành phố Yên Bái,

Tỉnh Yên Bái với đề tài:

“ Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc, Thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013 ”

Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan

và nhà trường

Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường Tôi vô cùng cảm ơn thầy giáo - cán bộ giảng dạy ThS.Hà Anh Tuấn giảng viên khoa QLTN, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên

đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của

UBND xã Tuy Lộc, các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động

viên, cộng tác giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này

Thái Nguyên, ngày…tháng…năm…

Sinh viên

Dương Thanh Huyền

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Để hoàn thành chương trình đào tạo của Nhà trường, thực hiện phương châm

“học đi đôi với hành”, “ lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình dạy và học của các trường

Đại học nói chung và của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng Thực

tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn

bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen dần với thực tế sản xuất, từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, nắm bắt được phương pháp tổ chức

và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc nghiêm túc, sáng tạo để khi ra trường trở thành một kỹ sư địa chính có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất, góp phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước

Từ những mục tiêu đó được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự hướng dẫn của thầy

giáo và sự tiếp nhận của cơ sở, tôi đã tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng sử

dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc, Thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái giai đoạn

2010 - 2013 ”

Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy rất mong được sự nhận xét của

quý thầy cô, bạn bè để đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn

Tuy Lộc, Ngày 30 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Dương Thanh Huyền

Trang 5

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề

Đất đai là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và tất cả các sinh vật

khác trên trái đất, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người, không có đất đai con người không thể tồn tại được Đối với mỗi quốc gia, đất

đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất

nước, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng Đặc biệt trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất

đặc biệt và chủ yếu, không gì có thể thay thế được

Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng Những sai lầm của con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi Vấn đề tổ chức quản lý và sử dụng đất đai đúng pháp luật, có hiệu quả cao và bền vững càng trở nên quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu, là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho các cấp, các ngành và các đối tượng sử dụng đất

Ở Việt Nam, đất đai chưa được coi như là một hàng hóa cho đến khi Luật Đất đai 1993 ra đời và có hiệu lực, nhà nước ta đã cụ thể hóa giá trị đất đai và coi đất đai như là một hàng hóa đặc biệt Hiện nay nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng

do đó đất đai ngày càng trở nên khan hiếm Xuất phát từ thực tế trên và từ những quy định của nhà nước mà đất đai ngày nay được sử dụng một cách hiệu quả, người

sử dụng đất đã biết cách đầu tư, cải tạo Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng nhiều, từ đó đất đai trở nên khan hiếm, đặc biệt là đất

ở đô thị, khu dân cư nông thôn và đất sản xuất nông nghiệp Hiện trạng sử dụng đất

phản ánh sự tác động của con người lên tài nguyên đất đai, là kết quả của quá trình chọn lọc và sử dụng lâu đời của con người Vì vậy đánh giá tình hình sử dụng đất là một trong các hoạt động nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai Hiện nay, đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp rất hạn chế về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất Đó là chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai thác đất hoang là rất hạn chế Do việc đánh giá hiện trạng công tác sử dụng đất nông

Trang 6

nghiệp đề ra phương hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu đánh giá hiện trạng công tác sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng và cần thiết

Tuy Lộc là một xã nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Yên Bái, là địa bàn

có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, địa hình tương đối phức tạp gây khó khăn cho công tác quản lý của các ban ngành Dân số chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp Đất đai màu mỡ nhưng chưa sử dụng hợp lý, chưa có biện pháp cải tạo nên hiệu quả sử dụng đất còn thấp Việc đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên

địa bàn xã là một công tác thực sự cần thiết, nhằm xác định tình hình sử dụng đất

nông nghiệp của địa phương, góp phần xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Xuất phát từ tình hình thực tế trong công tác sử dụng đất, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: Th.S Hà Anh Tuấn, em tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc, Thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013”.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Đánh giá hiện trạng công tác sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Tuy

Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái Chuyên đề chỉ tiến hành đánh giá mang tính

định lượng hiệu quả về mặt kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, hiệu

quả xã hội, hiệu quả môi trường và chỉ dừng lại ở mức định tính

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Thu thập số liệu chính xác về các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

- Đưa ra phương hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả

1.4 Ý nghĩa của đề tài

- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và trang bị những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở

- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài

- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng công tác sử dụng đất nông nghiệp từ đó đưa ra phương hướng sử dụng đất đạt hiệu quả

Trang 7

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp

2.1.1 Khái niệm, chức năng và quá trình hình thành đất

2.1.1.1 Khái niệm về đất

Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và

khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng Đất là lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là

do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản

Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi: “Đất là một vật thể tự nhiên

được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình,

sinh vật và thời gian Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát triển”[8] Theo C.Mac: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [10]

Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: Đất đai

là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được [10]

Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng,

địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai

trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc

sống xã hội của loài người [10]

2.1.1.2 Chức năng của đất đai

Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới

tự nhiên và sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian Hiện nay, con

Trang 8

người đã thừa nhận đất đai đối với loài người có rất nhiều chức năng, trong đó có những chức năng cơ bản sau:

- Chức năng sản xuất: là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi và trồng trọt

- Chức năng môi trường sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền

để bảo tồn nòi giống cho động vật, thực vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất

- Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyển của địa cầu

- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh đến chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn

- Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người

- Chức năng không gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại

- Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: đất đai là trung gian để bảo vệ các

chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết và cả quá tŕnh sử dụng đất trong quá khứ

- Chức năng vật mang sự sống: đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên

- Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn trái đất nói chung Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh

tế, xã hội rất đặc thù [12]

Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều

bộc lộ ngay tại một thời điểm Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong quá

Trang 9

khứ, đang thể hiện ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng Do vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng phát hiện ra các

chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai

2.1.1.3 Quá trình hình thành đất

Hình 2.1 Sơ đồ quá trình hình thành đất

Đá mẹ dưới tác dụng của các yếu tố ngoại cảnh bị phá hủy tạo thành mẫu

chất, mẫu chất chưa phải là đất vì còn thiếu một hợp phần vô cùng quan trọng là chất hữu cơ Trước khi có sinh vật, trái đất lúc đó chỉ bao gồm lớp vỏ toàn đá Dưới tác dụng của mưa, các sản phẩm vỡ vụn của đá bị trôi xuống nơi thấp hơn và lắng

đọng ở đó hoặc ở ngoài đại dương Sự vận động của vỏ trái đất có thể làm nổi

những vùng đá trầm tích đó lên và lại tiếp tục chu trình như trên người ta gọi đó là

Đại tuần hoàn địa chất Đây là một quá trình tạo lập đá đơn thuần và xảy ra theo

một chu trình khép kín và rộng khắp

Khi trên trái đất xuất hiện sinh vật, sinh vật đã hút chất dinh dưỡng từ những mẫu chất do đá vỡ vụn ra để sinh sống và khi chết đi tạo lên một lượng chất hữu cơ Cứ như vậy sinh vật ngày càng phát triển và lượng chất hữu cơ ngày càng nhiều, nó đã biến mẫu chất thành đất Người ta gọi đó là tiểu tuần hoàn sinh vật

“Sự thống nhất giữa Đại tuần hoàn địa chất và Tiểu tuần hoàn sinh vật đã tạo

ra đất và đó cũng chính là bản chất của quá trình hình thành đất” [8]

2.1.2 Đất nông nghiệp và phân loại đất nông nghiệp theo Luật đất đai năm 2003

2.1.2.1 Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm

về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trông thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,

đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác

2.1.2.2 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp

Đất

Trang 10

Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất

trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người Đối với nông nghiệp:

Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là điều kiện vật chất đồng thời là đối

tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: Cày, bừa, xới, xáo…) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…) Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất

Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành

và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất

Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có hai chức năng

đặc biệt quan trọng:

- Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất

- Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này

Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong

nông nghiệp [10]

2.1.2.3 Phân loại đất nông nghiệp theo Luật đất đai năm 2003

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;

Trang 11

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ [13]

2.2 Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2 Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6% Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5% Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích

tự nhiên Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu

Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) [15] Bước vào thế kỷ XXI với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cơ bản đối với loài người [7] Nhu cầu của con người ngày càng tăng đã gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản Ngày nay, thoái hoá đất và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực Đất khô cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất Theo ước tính, có khoảng 10 - 20% diện tích đất khô cằn đã bị thoái hoá [5] Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp trên đất

2.3 Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.097,24 ha Tính đến năm 2012, đất nông nghiệp là 26.371,52 ha, trong đó sản xuất nông nghiệp chỉ có 10.210,80 ha [6]

Trang 12

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của cả nước năm 2012

Mục đích sử dụng Diện tích

(ha)

Cơ cấu

sử dụng đất (%)

Nguồn: [6]

Trang 13

Hiện nay việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho

xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm Thực tế cho thấy trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hóa cũng như đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nước ta gần tương đương với diện tích đất chưa sử dụng nên cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau [9]

So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào mục đích nông nghiệp rất thấp Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp và manh mún là một trở ngại to lớn Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần thiệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững

2.4 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc, Việt Bắc và trung du Bắc

Bộ, thành phố Yên Bái nằm ở vị trí 21,420B, 104,520Đ, là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Yên

Bái với diện tích tự nhiên là 58.020 km2; phía Bắc và phía Đông giáp huyện Yên Bình, phía Tây và phía Nam giáp huyện Trấn Yên của tỉnh

Thành phố nằm bên tả ngạn sông Hồng, có độ cao trung bình so với mặt biển

là 35m, với cấu tạo địa hình gồm dải phù sa ven sông, đồng bằng phù sa cổ thềm sông, các đồi núi thấp, đỉnh tròn hình bát úp, các thung lũng, khe suối len lỏi xen kẽ

đồi núi và cánh đồng lượn sóng chạy dọc theo triền sông

Tài nguyên đất ở thành phố về nguồn gốc phát sinh có thể phân ra thành hai

hệ đất chính đó là hệ đất phù sa hình thành do sông suối bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi Về nông hoá thổ nhưỡng,

đất ở Yên Bái chia thành các loại sau:

Trang 14

Đất phù sa được bồi tụ hàng năm tập trung phân bố ở xã Tuy Lộc, phường

Nguyễn Phúc, phường Hồng Hà dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới

từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao, thích hợp cho việc trồng rau, màu, cây

công nghiệp ngắn ngày

Đất phù sa không bồi tụ hàng năm được phân bố trải dọc theo sông Hồng, xã Nam Cường thích hợp cho việc trồng lúa

Đất Feralit vàng đỏ trên nền phiến thạch sét có độ dốc lớn, tầng đất dày,

thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá phân bố ở các phường Đồng Tâm, Yên Thịnh, Minh Tân và xã Nam Cường, Minh Bảo, Tân Thịnh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp như chè, cà phê và trồng cây làm nguyên liệu giấy [11] Các yếu tố về địa hình, khí hậu, đất đai đã tạo điều kiện cho thành phố phát triển về kinh tế - xã hội, tuy nhiên những yếu tố này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến

sản xuất và đời sống

* Hiện trạng sử dụng đất thành phố Yên Bái

Thành phố Yên Bái có tổng diện tích tự nhiên 1.0674,19 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích khá lớn (7.315,17 ha) so với tổng diện tích tự nhiên;

đất phi nông nghiệp 3.262,21 ha và đất chưa sử dụng 96,81 ha [14]

Hiện trạng sử dụng đất thành phố Yên Bái được thể hiện qua bảng 2.2:

Trang 15

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Yên Bái năm 2013

Thứ

Diện tích (ha)

Cơ cấu

sử dụng đất (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.0674,19 100

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên

(Nguồn : [14])

Trang 16

2.5 Tài liệu về đánh giá đất đai của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Phương pháp đánh giá khả năng thích nghi đất đai do FAO đề nghị (1983, 1992) đã được đưa vào áp dụng thử nghiệm ở Việt Nam vào năm 1993, sau đó đã

được thực hiện phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước, đến nay đã được Bộ Nông

Nghiệp - PTNT biên soạn thành quy phạm kỹ thuật và là một tiêu chuẩn ngành nông nghiệp (Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp, số 10 TCN 343 - 98, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 1999)

Tuy nhiên, tương tự như công tác điều tra đất, cho đến nay việc đánh giá khả năng thích nghi đất đai để lập Bản đồ thích nghi đất đai cấp Huyện vẫn chưa được thực hiện đại trà ở vùng Tây Bắc Trên địa bàn thành phố Yên Bái, đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho nông nghiệp cũng đã từng được thực hiện năm

Trang 17

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp địa bàn xã Tuy Lộc

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

-Thời gian tiến hành: Từ 01/2014 đến 04/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp

- Đánh giá tổng thể tình hình quản lí và sử dụng đất ở địa phương ảnh hưởng quá trình sử dụng đất nông nghiệp

- Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

- So sánh hiệu quả các loại hình sử dụng đất, từ đó tìm ra loại hình sử dụng đất hiệu quả nhất Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA)

3.4.1.1 Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Số liệu trong công tác quản lý về đất đai tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Yên Bái

- Số liệu trong phương hướng phát triển đất nông nghiệp của địa phương

3.4.1.2 Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Tiến hành phỏng vấn cán bộ địa chính và cán bộ nông nghiệp tại thị trấn

Trang 18

- Phỏng vấn nông hộ: điều tra theo mẫu.

3.4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để hệ thống hóa số liệu thu thập và điều tra

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel

Nhập và tính toán các số liệu thu thập được trên phần mềm Excel

3.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất

3.4.4.1 Hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

+ Giá trị sản xuất - GTSX (GO - Gross Output): Là giá trị toàn bộ sản phẩm

sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng)

GO = p1.q1 + p2.q2 + + pn.qn

Trong đó: q là khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ ha/ năm

p là giá trị của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm

+ Chi phí trung gian - CPTG (IC - Intermediate cost) là toàn bộ chi phí vật

chất và dịch vụ sản xuất quy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất ( giống, phân bón thuốc hóa học, dịch vụ, nhiên liêu, nguyên liệu)

+ Giá trị gia tăng - GTGT (VA - Value Added): Là giá trị sản phẩm vất chất

mới tạo ra trong quá tình sản xuất, trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất được xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian (VA = GO - IC)

+ Thu nhập hỗn hợp - TNHH (MI - Mixed Income): Là thu nhập sau khi đã

trừ các khoản chi phí trung gian, thuê hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định,

chi phí lao động thuê ngoài

MI = VA - T(thuế) - A(khấu hao) - L(chi phí lao động)

Tính toán ở 3 góc độ hiệu quả: MI/1 ha đất; MI/1 đơn vị chi phí (1VNĐ); MI/ 1 công lao động

+ Hiệu qủa lao động và tiền vốn: TNHH/ 1 đơn vị chi phí (1VNĐ); TNHH/ 1

công lao động

Trang 19

3.4.4.2 Hiệu quả xã hội:

Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội gồm có:

- Mức thu hút lao động: Nhu cầu sử dụng lao động, tạo ra việc làm của kiểu sử dụng đất

- Giá trị ngày công lao động của kiểu sử dụng đất

- Hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào sản xuất

3.4.4.3 Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường phân tích thông qua các chỉ tiêu sau:

- Mức độ sử dụng phân hóa học của kiểu sử dụng đất so với quy trình

- Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường

Trang 20

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý:

Xã Tuy lộc có tổng diện tích tự nhiên 583,96 ha được phân chia thành 9 thôn dân cư, trung tâm xã cách trung tâm của thành phố 5 km về phía đông nam và cách trung tâm huyện Trấn Yên 4 km về phía Tây bắc

- Phía Bắc giáp : Xã Nga Quán - Huyện Trấn Yên;

- Phía Nam giáp: Phường Nguyễn Phúc - Thành phố Yên Bái;

- Phía Đông giáp : Xã Nam Cường - Thành phố Yên Bái;

- Phía Tây giáp : Sông Hồng

Xã Tuy Lộc có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - Xã hội, có tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang đi qua, có sông Hồng chạy dọc theo chiều dài của xã, là điều kiện thuân lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá với thị trường bên ngoài

Bên cạnh đó tuyến đường sắt Lào Cai - Yên Bái chia đôi xã cũng ảnh hưởng phần nào đến quy hoạch chung và ảnh hướng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

Sân bay quân sự nằm phía đông bắc chạy dọc theo chiều dài của xã cũng phần

nào ảnh hưởng đến quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội đối với địa phương

- Địa hình, địa mạo:

Địa hình toàn bộ xã Tuy Lộc tương đối bằng phẳng xen kẽ có những dải đồi

chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam, nghiêng dần ra phía sông Hồng tạo ra các

thung lũng bồn địa hình bằng phẳng là nơi dân cư tập trung sinh sống từ lâu đời

- Đặc điểm khí hậu:

Xã Tuy Lộc nằm trong vùng khí hậu đặc trưng vùng Tây Bắc, nhiệt đới gió

mùa và chịu nhiều ảnh hưởng của địa hình

Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm : 22 - 24 0C

- Nhiệt độ cao nhất trong năm : 39- 41 0C

- Nhiệt độ thấp trong năm : 5-12 0C

Trang 21

- Thời gian chiếu sáng của mặt trời dao động trong ngày từ 10 - 12 giờ

- Lượng mưa trung bình năm : 1500 - 2200 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm

- Lượng nước bốc hơi trung bình năm : 629 mm

- Độ ẩm tương đối trung bình : 87 %

4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên nước:

+ Xã chịu ảnh hưởng nhiều của mực nước sông Hồng

+ Tài nguyên nước được nhìn nhận và đánh giá dựa trên 2 nguồn nước chính là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm

Nguồn nước mặt: Được lấy từ sông Hồng qua tuyến kênh nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu chung của tỉnh thì nguồn nước ngầm của xã khá phong phú, chất lượng nước tốt, tuy nhiên nước ngầm hiện tại mới

được khai thác sử dụng cho sinh hoạt của các khu dân cư Trong tương lai cần khai

thác đưa vào phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân

- Tài nguyên đất:

Xã Tuy Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 587,41 ha, đất đai có một số loại đất

chính sau:

+ Đất phù sa được bồi tụ hàng năm là loại đất chiếm diện tích khá lớn trên

địa bàn xã Tuy Lộc, được phân bố ở dọc theo sông Hồng với dư lượng phù sa lớn, ít

chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao, đã được nhân

dân khai thác để trồng lúa, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày

+ Đất Feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất: Đất hình thành chủ yếu ở địa

hình chia cắt, dốc nhiều, có cấu trúc khá, mức độ phân hóa feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao Loại đất này hiện nay có một phần

đang sản xuất nông nghiệp (hoa màu,…), lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ đầu

nguồn); có một phần hiện nay chưa sử dụng (đất trống đồi núi trọc)

- Tài nguyên rừng:

Diện tích rừng ở xã Tuy Lộc là 31,76ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất

là 27,13ha, đất rừng phòng hộ là 4,63ha Toàn bộ diện tích chủ yếu trồng keo và tre phòng hộ dọc theo sông Hồng Năm 2013 đã trồng mới 2,5ha rừng ở thôn Thanh

Trang 22

Sơn và Long Thành Nhìn chung rừng của xã Tuy Lộc có diện tích nhỏ nhưng đang

được quan tâm và phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ngày một tốt

hơn, hạn chế được quá trình xói mòn rửa trôi đất trong khi mưa lũ Tỷ lệ che phủ rừng

đạt 97,2%

- Tài nguyên khoáng sản:

Trên địa bàn xã hiện không có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm, hoặc

có giá trị kinh tế

- Tài nguyên nhân văn:

Xã Tuy Lộc năm 2013 có 4299 khẩu và số hộ là 1487, trong đó số khẩu nông nghiệp là 765, số khẩu phi nông nghiệp 1545, số khẩu dịch vụ - thương mại là 118,

được phân thành 9 thôn Trên địa bàn xã không có làng nghề truyền thống Trình độ

dân trí ở mức trung bình Dưới sự lãnh đạo của cấp Ủy Đảng, chính quyền xã Tuy Lộc, cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống nhất

4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Được sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ xã Tuy Lộc, sự điều hành quản lý của

UBND xã, sự phối hợp cùng với các đoàn thể của xã, trong những năm qua cán bộ

và nhân dân trong xã đã nêu cao truyền thống đoàn kết, cần cù ý chí vươn lên, phát huy những mặt thuận lợi, ra sức khắc phục khó khăn, yếu kém, nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt một số chỉ tiêu chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội

Trong 5 năm qua tốc tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của xã đạt 14,1% Sản xuất nông nghiệp vẫn đang là thế mạnh chiếm vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,7% Ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 27,7% chiếm 81,65%, song tăng trưởng không đều và ổn định qua các năm Những thành tựu kinh tế trong những năm gần đây có ư nghĩa hết sức to lớn với xã nhà, đời sống nhân dân nhờ đó được cải thiện rõ rệt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã từng bước củng cố và xây dựng

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn đến năm 2013: Nông lâm nghiệp, thủy sản 14%; Công nghiệp - Xây dựng 81,65%; Thương mại - dịch vụ 4,35%

14%

81.65%

4.35%

Nông lâm nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Du lịch

Hình 4.1: Cơ cấu kinh tế của xã Tuy Lộc năm 2013

Nguồn: [4]

Trang 23

Cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành

nông lâm nghiệp

* Nông lâm nghiệp, thủy sản:

Trang 24

Bảng 4.1: Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản qua các năm

phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

- Về chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi phát triển tương đối toàn diện về cả đại gia súc, tiểu gia súc

và gia cầm Cơ cấu ngành chăn nuôi được đổi mới và tiến bộ rõ rệt Các điển hình

Trang 25

và mô hình chăn nuôi hộ, chăn nuôi trang trại đã xuất hiện và bước đầu có hiệu quả

đang được nhân ra diện rộng

- Về lâm nghiệp:

Tích cực trồng rừng theo các dự án và trồng cây phân tán, cơ bản phủ xanh đất

trống đồi trọc, tăng diện tích che phủ Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được quan tâm

- Về thủy sản:

Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 5,8 tấn Phần lớn diện tích ao đầm tại

xã được nuôi theo hình thức quản canh, chỉ đầu tư con giống, ít đầu tư về kỹ thuật

và thức ăn Nguyên nhân do lượng nước ra vào trong ao nuôi hạn chế, về mùa mưa

dễ bị ngập làm tràn ao khiến người nuôi trồng thủy sản chưa mạnh

* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn xã có 4 doanh nghiệp (Trong đó sản xuất chế biến gỗ 2 doanh nghiệp; sản xuất cơ khí 1 doanh nghiệp; và 1 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao), 48 hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề như: Khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất gạch và chế biến gỗ thu hút trên 100 lao động có việc làm ổn định với mức lương bình quân

đạt từ 1.500.000đ - 2.200.000đ/người/tháng; giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ

công nghiệp trên địa bàn đến năm 2013 đạt 81.942 tỷ đồng

* Kinh doanh Thương mại - Dịch vụ

Toàn xã có 77 hộ kinh doanh - dịch vụ, chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ nằm chủ yếu tập trung trên trục đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang và các khu vực tập trung

đông dân cư, doanh thu về thương mại dịch vụ đến năm 2013 đạt 5.327 tỷ đồng

4.1.4 Thực trạng xã hội

- Dân số, dân tộc:

Năm 2013, dân số xã Tuy Lộc là 4.299 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Kinh có 4.182 khẩu chiếm 97,3% dân số, còn lại 8 dân tộc gồm: dân tộc Tày có 65 khẩu; dân tộc Nùng 2 khẩu; dân tộc Thái 2 khẩu; dân tộc Mường 18 khẩu; dân tộc Dáy 3 khẩu; dân tộc Hoa 21 khẩu; dân tộc Dao 5 khẩu; dân tộc Cao Lan 1 khẩu được phân chia thành 9 thôn

Trang 26

Bảng 4.2: Tình hình dân số, lao động trên địa bàn xã Tuy Lộc qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

Nguồn:[1],[2],[3],[4]

Lao động nông nghiệp tại xã Tuy Lộc 765 người chiếm tỷ lệ 31,1% dân số toàn xã Nguyên nhân số lao động nông thôn chiếm tỷ trọng trên là do trong vài năm trở lại đây một số thôn nằm trên tuyến tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang nhiều hộ dân

đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ, một số lao động nông nghiệp

chuyển sang làm công nhân cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn

xã, một số đi làm thuê các nghành nghề như xây dựng, cơ khí, sửa chữa xe máy,

động cơ cơ khí nông nghiệp, điện dân dụng đã làm thay đổi tương đối lớn về cơ

cấu lao động trên địa bàn xã Số còn lại sản xuất nông nghiệp tại chỗ với các

nghành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi

- An ninh, quốc phòng:

Tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn xã thời gian qua luôn được giữ vững Hàng năm lực lượng công an - quân sự luôn làm tốt công tác an ninh quốc phòng, phối hợp xây dựng kế họach đảm bảo An ninh chính trị - Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, quan tâm củng cố và xây dựng lượng đủ về số lượng và chất lượng, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được thường xuyên củng cố duy trì họat động có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn những hành vi gây mất trật tự và các loại tệ nạn xã hội, làm tốt công tác tuần tra giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trật tự

an toàn giao thông

Trang 27

4.1.5 Thực trạng cơ sở hạ tầng

* Giao thông

- Tổng số km đường giao thông trong xã (gồm tỉnh lộ (đường trục xã); đường liên xã; đường liên thôn; đường chuyên dùng khác ): 23,5 km gồm:

+ Đường Tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang (đường trục xã) có chiều dài 4 km mặt

đường kết cấu nhựa 5 m

+ Đường đê bao kết hợp giao thông mặt đường 5m kết cấu bê tông chiều dài 4 km + Đường liên thôn có 3 tuyến và 4 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 7,3 km Trong đó đã bê tông hóa 10 tuyến mặt đường 3 m; còn lại 6 tuyến từ đường giao thông nông thôn nối vào các khu tập trung đông dân cư chưa

được cứng hóa là 2,3 km

+ Đường trục chính nội đồng có 5 tuyến tổng chiều dài 4,9 km Trong đó, có

1 tuyến dài 2,7 km chạy dài từ thôn Xuân Lan đi qua 6 thôn gồm: thôn Tân Thành, thôn Thanh Sơn, thôn Minh Thành, thôn Minh Long, thôn Minh Đức, và thôn Hợp Thành đang thi công lòng đường 5 m, bê tông mặt đường 3 m dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 2014 Còn lại 4 tuyến thuộc các khu vực thôn Minh Thành, Minh Đức, Hợp Thành, Minh Long kết cấu mặt đường bằng đất đắp mặt đường từ 2,5 đến 3,5 m

+ Có 3,3 km đường ngõ xóm kết cấu bằng đất đắp và cấp phối chiều rộng

trung bình 2 m - đến 4 m

* Thủy lợi

- Hệ thống kênh tưới tiêu: Xã có 6 km kênh chính; 3 km kênh cấp I; 12 km kênh nội đồng

- Về trạm bơm: Có 2 trạm bơm Xuân Lan và trạm bơm Bái Dương

- Hệ thống đê bao chắn lũ dài 4 km chạy dọc theo ven sông hồng được bê tông hóa 5 m mặt đường

Hệ thống kênh tiêu trên toàn địa bàn phần lớn là kênh đất cơ bản đáp ứng

được yêu cầu tiêu nước, tuy nhiên hệ thống kênh tiêu thuộc khu vực kênh ngòi ống

trên địa phận tiếp giáp xã Nam Cường và phường Nguyễn Phúc do lòng kênh nằm trên sình lầy trước đây cho nên hàng năm vào mùa mưa thường gây sạt lở bồi đắp lòng kênh nên hiệu quả tiêu nước rất thấp, thường xuyên gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp đối với địa phương vì kênh này tiêu nước cho toàn địa bàn xã Tuy Lộc Tuyến kênh này cần được nhà nước kè kiên cố tránh sạt lở cho nhân dân

phường Nguyễn Phúc và đảm bảo tiêu nước cho xã Tuy Lộc

Trang 28

* Giáo dục

- Trường THCS được xây dựng trên diện tích là 7.578m2 liền kề với trục đường chính của xã thuận lợi cho việc đi lại của các cháu học sinh, trường có 12 lớp học, các phòng học đều có chất lượng tốt, có đầy đủ tiện nghi cho việc dạy và học Đội ngũ các thầy cô giáo gồm 26 giáo viên

- Trường tiểu học có diện tích 3.350m2, liền kề với trục đường chính của xã thuận lợi cho việc đi lại, trường có 10 phòng học, đội ngũ các thầy cô giáo gồm 19 giáo viên

- Trường mầm non được xây dựng trên diện tích là 1.849,8m2, trường có 166 cháu Đội ngũ các thầy cô của trường có 17 giáo viên

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề): Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS là 48 học sinh , trong

đó được tiếp tục học lên trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 48 em, đạt tỷ lệ

100% so tổng số học sinh tốt nghiệp THCS

* Y tế

Có 1 trạm Y tế, nhà mái bằng, 1 tầng, 4 phòng, xây dựng năm 2.000 tại thôn Minh Long có diện tích 300 m2 Trạm Y tế có 1 bác sĩ và 4 y sĩ, 5 giường bệnh, đáp

ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân trong xã

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trang 29

+ Thời tiết khắc nghiệt là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nền sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó là hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu xuống cấp cải tạo tiến độ còn chậm, không đáp ứng hết nhu cầu sử dụng nước tại các cánh đồng nên ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu cây trồng

+ Dự án liên kết sản xuất với loại cây trồng mới, lãnh đạo cũng như nhân dân

đều thiếu kinh nghiệm nên khó khăn trong việc chăm sóc và phòng chống dịch bệnh

+ Công tác dịch vụ sản xuất trong vùng vẫn chưa tổ chức tốt, thiếu nguồn giống, nhiều khi nguồn giống đưa từ nơi khác về lại không phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng

+ Trong sản xuất nhân dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về xã hội và môi trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế

+ Giá thành sản phẩm nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định

4.2 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Tuy Lộc

4.2.1 Tình hình sử dụng đất vào các mục đích

Theo số liệu thống kê năm 2013, xã Tuy Lộc có tổng diện tích tự nhiên 583,96 ha Trong đó: Đất nông nghiệp 243,3 ha chiếm 41,66% diện tích tự nhiên;

đất phi nông nghiệp 321,95 ha chiếm 55,13% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử

dụng 18,71 ha chiếm 3,2% diện tích đất tự nhiên

Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 xã Tuy Lộc được thể hiện qua bảng 4.3:

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Tuy Lộc năm 2013

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 192,36 32,94 1.1

1 Đất trồng lúa

Trang 30

Nguồn: [16]

Số liệu ở bảng trên cho thấy quỹ đất nông nghiệp của xã năm 2013 chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng diện tích tự nhiên của xã (41,66%) Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp là rất cao (34,67%)

So với diện tích đất nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm diện tích rất nhỏ (1,59%) Phần lớn lao động trong xã là sản xuất nông nghiệp, vì vậy bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị đất đai bằng việc sử dụng các loại giống, cây trồng mới có năng suất, chất lượng và tăng

định mức đầu tư trên một đơn vị hợp lý là những giải pháp cần thiết của người

nông dân

Đất sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu được sử dụng để trồng cây

hàng năm Trong điều kiện vốn và kỹ thuật của nông dân còn hạn chế thì việc trồng cây hàng năm là một hướng đi đúng vì người dân có kinh nghiệm sản xuất, chi phí đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh Tuy nhiên một cơ cấu

Trang 31

cây trồng không hợp lý sẽ làm gia tăng rủi ro trong thu nhập của người dân khi xảy ra thiên tai như hạn hán, lũ lụt.

4.2.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh

tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống của nhân dân trong xã đã không ngừng được cải thiện và nâng cao, bộ mặt đô thị và nông thôn đã có nhiều thay đổi, nhu cầu sử dụng đất đai cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt cho xây dựng cơ

sở hạ tầng và nhà ở tăng lên nhanh chóng Việc quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật đang trở thành một vấn

đề cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội hiện nay

Xuất phát từ tình hình trên UBND xã đã quán triệt việc thực hiện các văn bản, quy định thống nhất quản lý đất đai theo luật định: Tổ chức tuyên truyền giáo dục, học tập luật, luật sửa đổi bổ sung các điều luật, các chính sách đất đai; xây dựng hồ sơ, bản đồ tài liệu quản lý chặt chẽ hơn

Từ khi có Luật đất đai 1993, 2003 và các văn bản dưới luật, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã, cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành và tỉnh đề ra

4.2.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã

Tuy Lộc là một xã có nền kinh tế nông ngiệp vì vậy sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả kết hợp với các biện pháp bảo vệ đất là rất quan trọng nhằm duy trì sức sản xuất của đất cho tương lai.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Tuy Lộc năm 2013 được thể hiện qua bảng 4.4:

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[5]. Bộ Xây dựng, Anh Thư “Đừng từ bỏ các vùng đất khô cằn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đừng từ bỏ các vùng đất khô cằn
[6]. Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh, Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh
[7]. Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Tác giả: Vũ Năng Dũng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
[8]. Nguyễn Thế Đặng - Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đất
Tác giả: Nguyễn Thế Đặng - Nguyễn Thế Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1999
[9]. Nguyễn Đình Đồng (2002), “Quỹ đất Quốc gia - Hiện trạng và dự báo sử dụng đất”, Tạp chí khoa học đất, 16/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quỹ đất Quốc gia - Hiện trạng và dự báo sử dụng đất”, "Tạp chí khoa học đất
Tác giả: Nguyễn Đình Đồng
Năm: 2002
[12]. TS. Lương Văn Hinh - TS. Nguyễn Ngọc Nông - ThS. Nguyễn Đình Thi (2003), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai
Tác giả: TS. Lương Văn Hinh - TS. Nguyễn Ngọc Nông - ThS. Nguyễn Đình Thi
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 2003
[13]. Luật đất đai năm 2003 (2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai năm 2003
Tác giả: Luật đất đai năm 2003
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
[15]. Nguyễn Xuân Thành (2001), “Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sản xuất nông nghiệp”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (4), trang 199, 200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sản xuất nông nghiệp”, "Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Xuân Thành
Năm: 2001
[1]. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2010 trình kỳ họp thứ 2 - HĐND xã Tuy Lộc khóa XVIII Khác
[2]. Báo cáo thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2011 trình kỳ họp thứ 3 - HĐND xã Tuy Lộc khóa XVIII Khác
[3]. Báo cáo thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2012 trình kỳ họp thứ 5 - HĐND xã Tuy Lộc khóa XVIII Khác
[4]. Báo cáo thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2013 trình kỳ họp thứ 7 - HĐND xã Tuy Lộc khóa XVIII Khác
[10]. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[16]. Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Tuy Lộc, tháng 1 năm 2013 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ quá trình hình thành đất - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Hình 2.1. Sơ đồ quá trình hình thành đất (Trang 9)
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của cả nước năm  2012 - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của cả nước năm 2012 (Trang 12)
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Yên Bái năm 2013 - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Yên Bái năm 2013 (Trang 15)
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản qua các năm - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản qua các năm (Trang 24)
Bảng 4.2: Tình hình dân số, lao động trên địa bàn xã Tuy Lộc qua các năm - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 4.2 Tình hình dân số, lao động trên địa bàn xã Tuy Lộc qua các năm (Trang 26)
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất xã Tuy Lộc năm 2013 - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất xã Tuy Lộc năm 2013 (Trang 29)
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Tuy Lộc năm 2013 - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Tuy Lộc năm 2013 (Trang 32)
Bảng 4.5: Biến động diện tích đất đai xã Tuy Lộc giai đoạn 2010-2013 - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 4.5 Biến động diện tích đất đai xã Tuy Lộc giai đoạn 2010-2013 (Trang 33)
Bảng 4.6: Biến động diện tích đất nông nghiệp xã Tuy Lộc giai đoạn 2010 - 2013 - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 4.6 Biến động diện tích đất nông nghiệp xã Tuy Lộc giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 34)
Bảng 4.7: Định hướng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất xã Tuy Lộc đến năm 2018 - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 4.7 Định hướng điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất xã Tuy Lộc đến năm 2018 (Trang 35)
Bảng 4.8: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Tuy Lộc - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 4.8 Các loại hình sử dụng đất chính của xã Tuy Lộc (Trang 37)
Hình 4.3: Người nông dân xã Tuy Lộc thu hoạch vụ lúa mùa - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Hình 4.3 Người nông dân xã Tuy Lộc thu hoạch vụ lúa mùa (Trang 38)
Hình 4.4: Trồng ngô vụ đông xuân - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Hình 4.4 Trồng ngô vụ đông xuân (Trang 39)
Hình 4.5: Trồng ngô và rau đông - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Hình 4.5 Trồng ngô và rau đông (Trang 40)
Hình 4.6: Trồng hoa mang lại thu nhập cao cho người nông dân Tuy Lộc - Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc - Thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013.
Hình 4.6 Trồng hoa mang lại thu nhập cao cho người nông dân Tuy Lộc (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w