1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành quản lý giáo dục trường đại học vinh

99 709 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 735,5 KB

Nội dung

Đại hội đạibiểu lần thứ IX của Đảng xác định tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựngđội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp: vữngvàng về chính trị, gươ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quá trình toàn cầu hóa đã mang lại nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng kinh

tế và phát triển xã hội của các quốc gia Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đặt ranhiều thách thức đối với vấn đề lao động, việc làm và đào tạo nguồn nhân lựcđối với các nước đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng Nhậnthức được điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những định hướng vềnâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồnnhân lực nói chung và nguồn nhân lực quản lý giáo dục nói riêng Đại hội đạibiểu lần thứ IX của Đảng xác định tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựngđội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp: vữngvàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiếnthức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân, phát hiện, tuyểnchọn, đào tạo, bồi dưỡng, coi trọng những người có đức, có tài” [2]

Đến đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng01/2011) đã định hướng phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là “Phát triển vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao làmột đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụngkhoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng vàlợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả, bềnvững”, “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản toàn diệnnền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủhóa hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [3]

Chỉ thị 40 - CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng đã chỉ rõ:

“ mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩnhóa đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao bản lĩnh chínhtrị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản

Trang 2

lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [1].

Do đó, đào tạo nhân lực quản lý giáo dục có chất lượng cao ở Việt Nam

là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay vì cán bộ quản lý giáo dục là nhân

tố quyết định chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng nhà trường nói riêng

Hiện nay, nhân lực quản lý giáo dục ở Việt Nam cơ bản là từ đội ngũ cácnhà giáo giỏi, trang bị chứng chỉ quản lý giáo dục để thành các nhà quản lý, số ít

là các nhà quản lý các lĩnh vực khác chuyển sang quản lý giáo dục và từ các cơ

sở đào tạo cử nhân ngành Quản lý giáo dục Trong đó đào tạo cử nhân ngànhQuản lý giáo dục là con đường khoa học nhất để hình thành tri thức và năng lựcnghề nghiệp cần thiết đối với nhân lực quản lý giáo dục có chất lượng

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kỹ năng nghề quản lý cũng như nghiêncứu về đào tạo nhân lực quản lý chưa được quan tâm thỏa đáng Hiện nay ViệtNam đã bước đầu tiêu chuẩn hóa các kiến thức và năng lực nghề nghiệp của một

số nhà quản lý giáo dục như chuẩn hiệu trưởng nhà trường các cấp, chuẩn giáoviên các cấp Nhiều cơ sở giáo dục đào tạo Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam đãban hành Chuẩn đầu ra làm căn cứ để điều chỉnh và hoàn thiện chương trình đàotạo nghề cho sinh viên

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, các cơ sở đào tạo cử nhân quản lý giáodục ở Việt Nam, trong đó có Đại học Vinh vẫn còn nhiều bất cập và hạn chếtrong đào tạo cán bộ quản lý Đó là: chưa xây dựng được chuẩn đầu ra chongành học này theo một quy trình khoa học; chưa xác định một cách khoa họccác kỹ năng cần hình thành cho sinh viên ngành quản lý giáo dục của cơ sởmình, vì thế, chưa có chương trình đào tạo nói chung, chương trình rèn luyện kỹnăng nghề nói riêng cho sinh viên đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp ởViệt Nam

Trang 3

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học Vinh”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động rènluyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại họcVinh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngànhQuản lý giáo dục

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngànhQuản lý giáo dục, trường Đại học Vinh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được một số biện pháp quản lý có sơ sở khoahọc và có tính khả thi thì có thể nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện kĩnăng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học Vinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năngnghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinhviên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học Vinh

- Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số biện pháp quản lýhoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục TrườngĐại học Vinh

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năngnghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục tại trường Đại học Vinh

Trang 4

7 Phương pháp nghiên cứu

Để có thể hoàn thành đề tài trên, chúng tôi sử dụng một số các phươngpháp chủ yếu, cụ thể là:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích - tổng hợp, phân

loại - hệ thống hóa và cụ thể hóa các vấn đề lý luận có liên quan để xây dựng cơ

sở lý luận của đề tài nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm xây dựng cơ sở

thực tiễn của đề tài và tổ chức thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện phápđược đề xuất Bao gồm các phương pháp:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

- PP tổng kết kinh nghiệm giáo dục

7.3 Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý các số liệu thu được

8 Đóng góp của đề tài

8.1 Về lí luận

Trên cơ sở kế thừa lí thuyết đã có, luận văn góp phần khái quát những vấn

đề cơ bản về quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục ở Việt Nam

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn gồm có 3 chương:

Trang 5

Chương 1: Cở sở lí luận của vấn đề quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năngnghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinhviên ngành quản lý giáo dục, Trường Đại học Vinh

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghềcho sinh viên ngành Quản lý giáo dục, Trường Đại học Vinh

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN

KĨ NĂNG NGHỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

a, Các nghiên cứu về kĩ năng nghề nói chung và kĩ năng nghề nghiệp củanhà quản lý nói riêng được nhiều tác giả ngoài nước quan tâm Nhìn chung cóthể khái quát kết quả nghiên cứu có liên quan thành ba xu hướng sau đây:

Xu hướng thứ nhất: Coi quản lý là một nghề, vì thế nhà quản lý cần cónhững kĩ năng nghề cơ bản để thực hiện các vai trò của mình, như: kĩ năng nhậnthức; kĩ năng phi nhận thức và kĩ năng chuyên môn kĩ thuật Hay theoOvertoom, 2000 kĩ năng nghề được phân thành sáu nhóm nhỏ hơn, đó là:

- Những kĩ năng về năng lực cơ bản: đọc, viết, tính toán;

- Những kĩ năng truyền đạt: nói, nghe;

- Những kĩ năng về năng lực thích ứng: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo;

- Những kĩ năng phát triển: tự trọng, động viên và xác định mục tiêu,hoạch định sự nghiệp;

- Những kĩ năng về hiệu quả của nhóm: quan hệ qua lại giữa các cá nhân,làm việc đồng đội, đàm phán;

- Những kĩ năng tác động, ảnh hưởng: hiểu biết văn hóa tổ chức, lãnh đạotập thể

Xu hướng thứ hai: Xuất phát từ vai trò, vị trí của nhà quản lý các cấp vàviệc thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, xác định các kĩ năng nghề quản lýbao gồm: kĩ năng chuyên môn kĩ thuật; kĩ năng tạo quan hệ và kĩ năng phán

đoán tổng hợp Theo Boyatzis, 1982 về Mô hình năng lực của nhà quản lý đã

xếp các năng lực của nhà quản lý thành 5 nhóm:

- Quản lý mục tiêu và hành động: định hướng hiệu suất, chủ động hànhđộng (proactivity), sử dụng các khái niệm để chẩn đoán, và quan tâm tới nhữngảnh hưởng;

Trang 7

- Lãnh đạo: tự tin, sử dụng các trình bày bằng lời nói, tư duy logic, kháiquát hoá;

- Quản lý nguồn nhân lực: sử dụng quyền lực xã hội, quan tâm tích cựcđến con người, quản lý các quá trình nhóm, tự đánh giá đúng đắn;

- Chỉ đạo hoạt động của cấp dưới: phát triển người dưới quyền, sử dụngquyền lực đơn phương, không gò bó;

- Quan tâm đến những người xung quanh: tự chủ, khách quan trong nhậnthức, năng lực thích ứng và chịu đựng, quan tâm và gần gũi mọi ngừơi

Xu hướng thứ 3: Xuất phát từ nghiên cứu những kĩ năng của những nhàquản lý thành công, xác định những kĩ năng cơ bản của nhà quản lý cần phải đạtđược ở nơi làm việc, đó là:

- Quản lý thời gian và sự căng thẳng (stress)

- Truyền đạt bằng lời nói

- Quản lý việc ra quyết định cá nhân,

Nhiều nhà quản lý, nghiên cứu giáo dục và phụ huynh đã và đang quantâm đến vấn đề giáo dục, đào tạo phát triển nhân lực quản lý trong các cơ sởgiáo dục Boyatzis và các đồng sự (1995) khi nghiên cứu các chương trình đàotạo nguồn nhân lực quản lý đã chỉ ra được 4 hạn chế của các chương trình đàotạo như sau:

Trang 8

- Quá nặng về phân tích, không định hướng thực tiễn và hành động;

- Thíếu và yếu trong phát triển kĩ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân;

- Thiển cận, hạn hẹp, không có tiếp cận toàn diện tổng thể trong nhữnggiá trị và tư duy của nó;

- Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm và đội làm việc

Từ sự phân tích và nhìn nhận các hạn chế đó, nhiều nước trên thế giới đãxây dựng chương trình giáo dục, đào tạo phát triển nhân lực quản lý theo hướng

“tiếp cận dựa trên mô hình năng lực” hay “tiếp cận năng lực” Tiếp cận năng lựcđược hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những năm 1970 trongphong trào đào tạo và giáo dục các nhà giáo dục và đào tạo nghề dựa trên việcthực hiện nhiệm vụ, các tiếp cận về năng lực đã phát triển một cách mạnh mẽtrên một nấc thang mới trong những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức có tầm

cỡ quốc gia ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales, v.v (Kerka, 2001)

Những ưu thế của tiếp cận dựa trên năng lực là (Paprock, 1996; McLagan,

1996, 1997; Kerka, 2001):

Tiếp cận năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: trên cơ sở mô hìnhnăng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện nhữngnhiệm vụ cụ thể của mình

Tiếp cận năng lực chú trọng vào kết quả (outcomes) đầu ra

Tiếp cận năng lực tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới những kết quảđầu ra: theo những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cánhân

Tiếp cận năng lực còn tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràngnhững gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả.Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan củanhững năng lực cần thiết để tạo ra các kết quả này là điểm được các nhà hoạchđịnh chính sách giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt quantâm nhấn mạnh

Trang 9

Whetten & Cameron (1995) cho rằng phát triển các chương trình giáo dục

và đào tạo dựa trên mô hình năng lực cần xử lý một cách có hệ thống ba khíacạnh sau: (1) xác định các năng lực, (2) phát triển chúng, và (3) đánh giá chúngmột cách khách quan

Mô hình năng lực đã được phát triển rộng khắp trên thế giới với Hệ thốngchất lượng quốc gia về đào tạo nghề nghiệp (National Vocational Qualifications(NVQs)) ở Anh và xứ Wales, Khung chất lượng quốc gia của New Zealand(New Zealand's National Qualifications Framework), các tiêu chuẩn năng lựcđược tán thành, khẳng định bởi Hội đồng đào tạo quốc gia Australia về đào tạo(National Training Board (NTB)), và Hội đồng thư ký về những kỹ năng cầnthiết phải đạt được (the Secretary's Commission on Achieving Necessary Skills(SCANS)) và những tiêu chuẩn kỹ năng quốc gia (the National Skills Standards)

ở Mỹ

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kĩ năng nghề quản lý cũng như nghiêncứu về quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề quản lý chưa được quan tâmthỏa đáng Hiện nay Việt Nam đã bước đầu tiêu chuẩn hóa các kiến thức vànăng lực nghề nghiệp của một số nhà quản lý giáo dục, như Chuẩn Hiệu trưởngnhà trường các cấp, Chuẩn giáo viên các cấp…Nhiều ngành đào tạo, nhiều cơ sởgiáo dục đào tạo, đặc biệt ở hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam đã ban hànhChuẩn đầu ra, làm căn cứ để điều chỉnh và hoàn thiện chương trình đào tạo nghềcho SV

Trên tinh thần đó đã có một số bài viết bàn về vấn đề rèn luyện kĩ năngnghề, trong đó có rèn luyện kĩ năng nghề cho SV ngành QLGD Phần lớn cácbài viết đều khẳng định đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng nghề cho SV theolĩnh vực chuyên môn là xu thế tất yếu của các trường đại học ở Việt Nam hiệnnay và là một yếu tố qua trọng trong chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đổimới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo: “Đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện nghề

là những hoạt động cơ bản trong quá trình đào tạo, nhằm hình thành và phát

Trang 10

triển hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ hành vi, đạo đức, tư cách của mỗi

cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề cho ngườihọc sau này làm việc năng suất và có hiệu quả” (Nguyễn Ngọc Phương) [30];

Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề rèn luyện kĩ năng nghề cho SV ngànhQLGD, tác giả Bùi Văn Hùng với đề tài “Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ nănglập kế hoạch cho sinh viên ngành QLGD” đã đề xuất quy trình rèn luyện kĩ nănglập kế hoạch qua các bước: “Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch thông qua chươngtrình đào tạo của SV chuyên ngành QLGD”; “Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạchthông qua chương trình rèn luyện kĩ năng nghề cho SV ở năm thứ 2”; “Tổ chứchình thành và rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch theo nhóm thông qua lập kế hoạch

tự học theo môn học mà chương trình quy định” và “Tổ chức rèn luyện kĩ nănglập kế hoạch cho SV ngành QLGD qua các học phần và thực tập rèn nghề cuốikhóa” [17]

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trinh - Chế Thị Hải Linh với đề tài “Xây dựngnội dung rèn luyện kĩ năng nghề cho SV ngành QLGD trường đại học Vinh”cũng đã xác định các nhóm kĩ năng nghề cần rèn luyện cho SV ngành QLGDđáp ứng yêu cầu nghề nghiệp Cụ thể gồm: nhóm kĩ năng quản lý chung; nhóm

kĩ năng chuyên môn kĩ thuật; nhóm kĩ năng mềm và nhóm kĩ năng hỗ trợ khác[35]

Nhìn chung, các bài viết của các tác giả trong nước đã đề cập đến vấn đềrèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho SV ngành QLGD nhưng mới chỉ dừng lại ởviệc nghiên cứu các khía cạnh nhỏ của quá trình rèn luyện kĩ năng nghề Tuynhiên, đây là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi trong khi tìm hiểu vấn đề nghiêncứu Theo chúng tôi, vấn đề hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho SV ngànhQLGD cần được nghiên cứu có hệ thống và đi sâu hơn vào những vấn đề quản

lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho SVngành QLGD tại Việt Nam

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Kĩ năng

Trang 11

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng

- Theo Từ điển tiếng Việt: “Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiếnthức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” “Kĩ năng là khả năng vận dụngkiến thức, khái niệm, phương pháp…để giải quyết một nhiệm vụ” [39]

- Vũ Dũng trong Từ điển Tâm lý học đã định nghĩa: “Kĩ năng là năng lựcvận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội

để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [10;132]

Trong Lý luận dạy học, kĩ năng thường được quan niệm là khả năng củacon người thực hiện có hiệu quả hành động tương ứng với các mục đích và điềukiện trong đó hành động xảy ra Kỹ năng bao giờ cũng có tính khái quát và được

sử dụng trong những tình huống khác nhau

Từ đó, chúng tôi cho rằng: Kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có

để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép Kĩ năng không chỉ đơn

thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con

người

Về cấu trúc của kĩ năng, hầu hết các tác giả đều xác định có ba yếu tố:

- Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác hành động và tri thức vềđối tượng hành động

- Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện

- Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện tương ứng.Như vậy, kĩ năng chứa đựng trong nó cả tri thức về hành động, mục đíchhành động và thao tác hành động Tuỳ theo từng loại kĩ năng mà các thành phầntrên tham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau

1.2.2 Kĩ năng nghề

Kĩ năng nghề là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vàothực tế nghề nghiệp Khi nói đến kĩ năng nghề người ta hiểu rằng đây là biểu

Trang 12

hiện của sự tổng hợp kiến thức và kĩ năng để thực hiện nghiệp vụ của nghềnghiệp đó.

Theo James, C.Hansen thì “Kĩ năng nghề là những khả năng mà conngười có thể sử dụng những gì đã hiểu biết để đạt được những mục đích, nhữngyêu cầu trong nghề nghiệp đề ra Sự hiểu biết này phải là sự hiểu biết rất chuyênnghiệp” [18; 49]

Theo David M Kaplan thì “Kĩ năng nghề là khả năng nắm vững những

kỹ thuật để tiến hành một chuỗi các yêu cầu hành động, trong một nghề, mộtcông việc nào đó” [19; 33] Ở đây, chủ yếu tác giả đề cập đến khả năng của conngười bởi v́ chính khả năng đó sẽ hàm chứa những kỹ năng cụ thể trong nó Mặtkhác, sự nắm vững kĩ thuật là một yêu cầu quan trọng khi muốn thực hiện mộtcông việc dù là đơn giản hay phức tạp Chính yếu tố kĩ thuật này cho phép ngườihành nghề làm chủ được chính mình, làm chủ được tất cả những điều kiện vềmáy móc, trang thiết bị để có thể giải quyết nhiệm vụ được giao trong côngviệc, trong nghề nghiệp

Theo quan điểm của Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh thì kĩ năng nghề

là những khả năng phù hợp với đòi hỏi riêng của nghề đó Ngoài trình độ họcvấn nói chung, nhất thiết phải có những kiến thức cơ sở, cơ bản của nghề gọi làkiến thức nghiệp vụ, đó là những tri thức khoa học chuyên sâu về một lĩnh vựchoạt động của con người, gồm hai nội dung:

Một là, kiến thức khoa học chuyên sâu về một hoạt động nghề nghiệp nào

đó của con người;

Hai là, những kỹ năng, kĩ xảo hoạt động nghề nghiệp

Kĩ năng nghề không phải là một hành động bình thường, tự nhiên mà là

hành động đòi hỏi phải vận dụng tri thức khoa học về nghề, khả năng thực hiện

những thao tác nghề Kĩ năng nghề là một thành phần cơ bản tạo nên năng lực

nghề đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực hoạt động nghề cụ thể trong cuộc sống

Kĩ năng nghề được hình thành và phát triển nhờ luyện tập mà trước hết là quá trình rèn luyện kĩ năng nghề tại phòng thực hành - thực tập ở trường, tại các

Trang 13

cơ sở thực tập (xí nghiệp, công xưởng, bệnh viện, trường học) cũng như trongsuốt quá trình hành nghề sau này Khi kĩ năng nghề được rèn luyện thườngxuyên, liên tục cũng như chủ thể đạt đến một trình độ cao của “tay nghề” thì kĩ

năng nghề dần dần có thể trở thành kỹ xảo nghề.

1.2.3 Hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề

Theo hầu hết các nhà nghiên cứu thì rèn luyện được hiểu là sự luyện tậpnhiều lần trong thực tế để đạt đến những phẩm chất hay trình độ vững vàng,thông thạo

Theo tài liệu nghiên cứu của một số tác giả thì rèn luyện kĩ năng hay còngọi là tập luyện kĩ năng là sự thực hiện một số thao tác được lặp đi lặp lại nhiềulần với mục đích nắm vững chúng dựa trên nhận thức và được sự hỗ trợ, kiểmsoát, điều chỉnh của ý thức Các tác giả cho rằng kĩ năng không thể hình thànhchỉ bằng một lần tập luyện Muốn hình thành kỹ năng, con người phải tập luyệntheo một quy trình nhất định và lâu dài để đạt tới sự hoàn thiện mong muốn, quátrình này gọi là quá trình rèn luyện kĩ năng

Từ khái niệm trên, ta có thể nhận thấy: Rèn luyện kĩ năng nghề của sinhviên là quá trình luyện tập kiến thức, kỹ năng và thái độ dựa trên chuẩn năng lựcnghề nghiệp thông qua các hình thức trên lớp và tại các cơ sở thực hành

Bất cứ quá trình hình thành kĩ năng nghề nào cũng được chia làm hai giaiđoạn: Giai đoạn ở trường đào tạo và giai đoạn trong môi trường thực tế sau khi

ra trường

1.2.4 Quản lý

1.2.4.1 Khái niệm về quản lý

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, trải qua các giai đoạn khácnhau, con người đều cần phải lao động để tồn tại và phát triển Công việc cóhiệu quả hơn, năng suất hơn cũng từ khi con người biết phân công, hợp tác laođộng Từ đây xuất hiện một loại hoạt động đặc biệt, đó là sự chỉ huy phối hợp,điều hành, kiểm tra giúp người đứng đầu phối hợp các thành viên trong nhóm,

Trang 14

trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra Hoạt động đặc biệt đóđược gọi là hoạt động quản lý.

Quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực củađời sống xã hội Do đối tượng quản lý phong phú, đa dạng tùy thuộc vào từnglĩnh vực cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà có những cách hiểu khácnhau về quản lý

Theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêucầu nhất định” [39]

Nhiều tác giả quan niệm: Quản lý là sự tác động có tính khoa học, vừa cótính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt được các mục tiêu

Khi nói về vai trò của quản lý trong xã hội, O V Kozlova và I N.Kuznetsov định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có mục đích đến những tập thểcon người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình sản xuất”[22]

Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915), người Mỹ, được coi là “cha đẻcủa thuyết quản lý khoa học”, là một trong những người mở ra “kỉ nguyên vàng”trong quản lý đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là: “Mỗi loạicông việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hóa và đều phải quản lý chặt chẽ”.Ông cho rằng “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm vàlàm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [32]

Theo Harold Koontz, trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”

đã được dịch ra Tiếng Việt của nhà xuất bản Khoa học - Kĩ thuật (1994): “Quản

lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằmđạt được các mục đích của nhóm” [14]

Với cách tiếp cận ấy, Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động

có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao độngnói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”[31]

Trang 15

Tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ định nghĩa: “Quản lý là hoạtđộng thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủthể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thựchiện mục tiêu chung của tổ chức” [8].

Những quan niệm về quản lý như trên tuy có cách tiếp cận khác nhaunhưng chúng đều bao hàm một ý nghĩa chung, đó là: Quản lý là một hoạt động

có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đưa

tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu chung đã được xác định trước

1.2.4.2 Các chức năng quản lý:

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt, thông qua đóchủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêunhất định

Nhiều nhà khoa học quản lý đã thống nhất về các chức năng cơ bản củaquản lý bao gồm bốn chức năng: chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức,chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra

Cũng có tác giả cho rằng chức năng kế hoạch là xây dựng hệ thống vănbản nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, cũng như cách thức, biện phápnguồn lực mà tổ chức có thể sử dụng để đạt đến các mục tiêu của tổ chức Kháiniệm này dựa trên sản phẩm tạo ra là các bản kế hoạch cụ thể, các bản kế hoạchnày được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và nội dung, quy mô của nóphụ thuộc vào quy mô của tổ chức

Trang 16

Một cách khái quát, có thể hiểu chức năng kế hoạch là quá trình xác địnhcác mục tiêu phát triển của tổ chức và lựa chọn các biện pháp tốt nhất để thựchiện các mục tiêu đó

Chức năng kế hoạch bao gồm cả quá trình triển khai và điều chỉnh kếhoạch (nếu cần)

Chức năng kế hoạch có vai trò khởi đầu, định hướng cho quá trình quản

lý, là cơ sở để huy động các nguồn lực, là căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá quátrình thực hiện các mục tiêu

- Chức năng tổ chức:

Đây là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và tổ chức nhân sựcho một tổ chức Đây chính là chức năng thứ hai trong quy trình quản lý Chứcnăng tổ chức gắn liền với các hoạt động cụ thể tác động đến tổ chức, có nhiềucách nói khác nhau nhưng có thể khái quát: Chức năng tổ chức là quá trình phânphối, sắp xếp các nguồn nhân lực và các nguồn lực khác tạo ra một cơ cấu tổchức thích hợp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra để tổ chức phát triển

- Chức năng chỉ đạo:

Trong hoạt động quản lý chức năng này đồng nghĩa với việc hướng dẫn,chỉ huy, điều khiển… đối tượng quản lý cùng với chủ thể quản lý thực hiệnnhiệm vụ để đạt được mục tiêu của tổ chức đã đặt ra Chức năng này thể hiệnquyền hạn và quyền lực của chủ thể quản lý nó ảnh hưởng rất lớn tới đối tượngquản lý, nó tạo ra động lực cho các thành viên trong tổ chức

Như vậy có thể khái quát: Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnhhưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu vớichất lượng cao

- Chức năng kiểm tra, đánh giá:

Sau khi đề ra những mục tiêu, xây dựng các kế hoạch, xếp đặt cơ cấu,tuyển dụng, huấn luyện và động viên nhân sự, công việc còn lại vẫn còn có thểthất bại nếu không kiểm tra Chức năng kiểm tra bao gồm việc xác định thànhquả, so sánh thành quả thực tế với thành quả đã được xác định và tiến hành các

Trang 17

biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch, nhằm đảm bảo tổ chức đang trên đường điđúng hướng để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Theo hình thức, quá trình quản lý được diễn ra tuần tự từ chức năng kếhoạch đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Song, trong thực tế cácchức năng này đan xen, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện Chất xúc tác

và liên kết giữa các chức năng cơ bản là thông tin quản lý và quyết định quản lý

Thông tin quản lý là dữ liệu (tình hình) và về việc thực hiện các nhiệm vụ đãđược xử lý giúp cho người quản lý hiểu đúng về đối tượng quản lý mà họ đang quantâm để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản lý cần thiết trong quá trình quản

lý Do đó, thông tin quản lý không những là tiền đề của quản lý mà còn là huyếtmạch quan trọng để duy trì (nuôi dưỡng) quá trình quản lý Thông tin là cơ sở đểngười quản lý đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời và có hiệu quả

Quyết định quản lý là sản phẩm của người quản lý trong quá trình thựchiện các chức năng quản lý

Như vậy, quá trình quản lý có thể hiểu một cách đầy đủ sáu yếu tố là bốnchức năng cơ bản (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) và hai vấn đề quan trọng(thông tin quản lý và quyết định quản lý) Các chức năng cơ bản của quản lý tạothành quá trình quản lý và chu trình quản lý

Có thể khái quát mối quan hệ giữa các chức năng bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

TTQLQĐQL

KẾ HOẠCH

CHỈ ĐẠO

TỔ CHỨC

KIỂM TRA

Trang 18

1.2.5 Quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề

Từ khái niệm về quản lý, hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề, chúng ta cóthể coi quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề là hệ thống các tác động cóhướng đích của các nhà quản lý đến hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinhviên, từ đó nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên, đáp ứng tốtyêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp

1.2.6 Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề

Theo từ điển Tiếng Việt, biện pháp là các hành động lựa chọn sao cho phùhợp với mục đích

Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể.Biện pháp quản lý là tổ hợp các cách thức tiến hành của chủ thể quản lýnhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tácquản lý, làm cho hệ quản lý vận hành đạt mục tiêu đề ra và phù hợp với quy luậtkhách quan

Từ khái niệm biện pháp, biện pháp quản lý chúng ta có thể rút ra kháiniệm biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề như sau: Biện phápquản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề là cách làm, cách thức tiến hành giảiquyết các vấn đề khó khăn, cản trở của nhà quản lý trong công tác rèn luyện kĩnăng nghề cho sinh viên nhằm thực hiện được các mục tiêu đặt ra của công tácnày

1.3 Hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

1.3.1 Sự cần thiết phải tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên

Theo kết quả nghiên cứu ban đầu từ Báo cáo Phát triển Việt Nam 2013Christian Bodewig, Ngân hàng Thế giới, tháng 11/2012, cho thấy: Gần 40% cáccông ty quốc tế và công ty địa phương đều cho rằng hệ thống giáo dục phổthông và giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu về kĩnăng trong công việc của họ Đặc biệt là đối với các công ty nước ngoài, tỷ lệ

Trang 19

này xấp xỉ 70% Điều này cho thấy rằng những người sử dụng lao động khôngcảm thấy hài lòng với chất lượng về giáo dục và tay nghề của lực lượng laođộng hiện có Bên cạnh đó, họ không chỉ tìm kiếm những kĩ năng chuyên môn

kĩ thuật, mà còn tìm kiếm các kĩ năng mà giới chuyên môn gọi là “nhận thức” và

“xã hội” hoặc “hành vi” Ví dụ, bên cạnh các kĩ năng cụ thể cho công việc, tưduy phê phán là kĩ năng cần có cho giới công chức, văn phòng và quản lý, tiếptheo đó là các kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng lãnh đạo và kĩ năng giao tiếp.Các kĩ năng làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề là các kĩ năng quan trọngđối với giới công nhân

Điều này đặt ra vấn đề mà nền giáo dục cần giải quyết đó là: cần có chiếnlược phát triển kĩ năng nghề nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sinh viêntrên thị trường lao động trong nước và quốc tế với chỉ số chất lượng cao, sứcsống mạnh mẽ Nâng cao khả năng cạnh tranh cho sinh viên bằng việc nâng caocác kĩ năng nghề cần thiết cho nghề nghiệp tương lai là yếu tố quan trọng gópphần thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, góp phần đảmbảo lợi thế cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầuhóa

Nhiều trường đại học hiện nay đã áp dụng nhiều biện pháp để nâng caochất lượng hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong quátrình học tập Đặc biệt đối với ngành Quản lý giáo dục, một ngành đào tạo mới ởViệt Nam nhưng có vai trò quyết định đến chất lượng của nền giáo dục Do đó,cần có những hoạt động rèn nghề phong phú và đa dạng cho sinh viên học tập vàrèn luyện để nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho bản thân đáp ứng thực tiễn nghềnghiệp, cung cấp nhân lực quản lý giáo dục cho thị trường lao động không chỉViệt Nam mà cả trên thế giới

1.3.2 Yêu cầu, nội dung cơ bản về rèn luyện kĩ năng nghề của sinh viên ngành Quản lý giáo dục ở Việt Nam

1.3.2.1 Những yêu cầu cơ bản đối với kỹ năng nghề của sinh viên ngành Quản lý giáo dục ở Việt Nam

Trang 20

a) Vị trí việc làm của sinh viên ngành Quản lý giáo dục sau khi tốt nghiệp

Sinh viên chuyên ngành QLGD sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệmnhững vị trí công tác sau đây:

- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan QLGD (BộGiáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các

cơ quan QLGD của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án

và các tổ chức giáo dục khác);

- Chuyên viên (chuyên viên văn phòng; chuyên viên quản lý cơ sở vậtchất và thiết bị trường học; chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; chuyên viênphòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòngTCCB,…) ở các cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáodục thường xuyên, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học); cơ sở giáo dục cộngđồng (trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng;

- Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quanchính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộngđồng;

- Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về QLGD (các việnnghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng,…);

- Giảng viên chuyên ngành QLGD trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡngcán bộ QLGD (học viện QLGD, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ QLGD cấptỉnh, thành phố, các khoa QLGD trong trường đại học và cao đẳng);

- Các tổ chức khác cần sử dụng đến kiến thức về QLGD

Trong các vị trí công tác nói trên, đa số SV ngành QLGD sau tốt nghiệp

có thể đảm nhiệm ngay vị trí chuyên viên hành chính giáo dục và chuyên viêngiáo dục khác, còn vị trí nghiên cứu viên và giảng viên đòi hỏi SV cần nâng caotrình độ đào tạo và tích lũy vốn kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác có liênquan

b) Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nghề cần có của thế giới việc làm đối với sinh viên ngành Quản lý giáo dục sau tốt nghiệp

Trang 21

b.1) Đối với vị trí chuyên viên hành chính giáo dục và chuyên viên giáo dục khác

Theo Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 Về việcban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính, thìChuyên viên (mã ngạch 01.003) là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệthống quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành(Phòng, Ban, Sở, Vụ, Cục) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc 1 vấn đề nghiệpvụ

b.1.1) Nhiệm vụ cụ thể của chuyên viên:

- Xây dựng và đề xuất những phương án cơ chế quản lý một phần hoặclĩnh vực nghiệp vụ trên cơ sở những cơ chế đã có của cấp trên nhằm thể hiện sátvới cơ sở

- Xây dựng các phương án kinh tế- xã hội, các kế hoạch, các quy định cụthể để triển khai công việc quản lý

- Xây dựng các cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lýtheo quy định hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế.(Khi xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể phải ghi các nội dung cụ thể, có giới hạn rõràng, các độ phức tạp trung bình theo vị trí công tác đã được xác định)

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất cácbiện pháp điều chỉnh để các quyết định trên được thực hiện nghiêm túc và đạthiệu quả cao

- Tổ chức xây dựng nề nếp quản lý (phương pháp thu thập thông tin thống

kê, chế độ và phuơng pháp kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu trữ tư liệu, số liệu) nhằmđảm bảo việc quản lý chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc quản lý thống nhấtnghiệp vụ của ngành

- Chủ động tổ chức, phối hợp với viên chức, đơn vị liên quan và hướngdẫn giúp đỡ cho các viên chức nghiệp vụ cấp dưới trong việc triển khai côngviệc, tham gia đúng trách nhiệm với công việc liên đới

Trang 22

- Tổ chức việc tập hợp tình hình quản lý, tiến hành phân tích tổng kết,đánh giá hiệu quả và báo cáo nghiệp vụ lên cấp trên Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụcủa viên chức quản lý cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ.

b.1.2) Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề đối với vị trí chuyên viên:

+ Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động khoa học quản

lý, tổ chức khoa học quản lý, tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý

+ Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh các hoạtđộng quản lý đối với lĩnh vực đó

- Về kỹ năng:

+ Biết xây dựng các phương án, kế hoạch, các thể loại quyết định cụ thể

và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, viết văn bản tốt

+ Biết phương pháp nghiên cứu tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụquản lý Nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới

+ Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, phương pháp kiểm tra và có khả năngtập hợp tổ chức phối hợp tốt với các yếu tố liên quan để triển khai công việc đóhiệu quả cao Có trình độ độc lập tổ chức làm việc

- Về trình độ:

Tốt nghiệp Học viện hành chính Quốc gia ngạch chuyên viên Nếu là đạihọc chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tương đương (đã qua thời gian tập sự) thì phảitrải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính theo nội dung chương trìnhcủa Học viện Hành chính Quốc gia Biết 1 ngoại ngữ trình độ A (đọc hiểu đượcsách chuyên môn)

Trang 23

b.2) Đối với vị trí cán bộ nghiên cứu (nghiên cứu viên) trong các cơ quan nghiên cứu về QLGD:

Theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BNV ngày 5/10/2006 của Bộ trưởng Bộnội vụ về Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành khoa học và côngnghệ thì Nghiên cứu viên là viên chức chuyên môn làm công tác nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng

có độ phức tạp đến mức trung bình (đề tài, dự án cấp cơ sở, hoặc một phần đềtài, dự án cấp Bộ) tại các tổ chức nghiên cứu và phát triển

b.2.1) Nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu viên:

- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu các đề tài, dự

án, bao gồm việc xác định mục tiêu, nội dung, phương hướng, phương phápnghiên cứu, tiến độ thực hiện và các điều kiện về nhân lực, vật tư, tài chính

- Trực tiếp nghiên cứu và hướng dẫn, kiểm tra các kỹ thuật viên thực hiệncác nội dung nghiên cứu, thí nghiệm được phân công

- Xử lý tổng hợp các thông tin, dữ liệu thu được Tổ chức triển khai thựcnghiệm nhằm hoàn thiện kết quả nghiên cứu trước khi đưa vào sản xuất và đờisống

- Viết báo cáo sơ kết, tổng kết đề tài, dự án, biên soạn tài liệu, thông tinnhằm phổ biến và ứng dụng rộng rãi các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

- Thực hiện quy chế về quản lý khoa học và công nghệ và sử dụng hợp lýcác nguồn lực phục vụ đề tài, dự án

- Tham gia các sinh hoạt học thuật chuyên ngành

- Hướng dẫn sinh viên đại học thực tập và làm luận án tốt nghiệp khi đượcphân công

b.2.2) Yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng và trình độ đào tạo của

nghiên cứu viên

- Về kiến thức:

Trang 24

+ Nắm được chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội và quanđiểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệchuyên ngành.

+ Nắm được tình hình kinh tế - xã hội nói chung và các yêu cầu đòi hỏicủa thực tiễn đối với lĩnh vực nghiên cứu

+ Nắm được những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và côngnghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thếgiới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

+ Nắm vững cách thức sử dụng, vận hành, bảo quản thiết bị, vật tư dùngtrong nghiên cứu và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động

+ Nắm được nội dung quản lý, phương pháp triển khai nghiên cứu, xử lýthông tin, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ

- Về kỹ năng:

+ Có khả năng nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vàothực tiễn Có khả năng tổ chức một nhóm nghiên cứu, điều hành, phân công vàphối hợp thực hiện nhiệm vụ của một đề tài, dự án

+ Có khả năng xây dựng và trình bày các báo cáo nghiên cứu khoa họcđược giao, tham gia các hội nghị khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu

b.3) Đối với vị trí giảng viên chuyên ngành QLGD:

Theo Điều lệ trường Đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/ QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)

b.3.1) Nhiệm vụ của giảng viên

Trang 25

- Thực hiện nhiệm vụ của viên chức quy định tại Điều 23 của Điều lệ này.

- Thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giaocông nghệ, quản lý đào tạo, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, học tập,bồi dưỡng nâng cao trình độ theo quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên

do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cáchcủa người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chínhđáng của người học

- Tham gia quản lý trường, tham gia công tác Đảng, đoàn thể khi được tínnhiệm và các công tác khác được trường, khoa, bộ môn giao

b.3.2) Tiêu chuẩn của giảng viên

- Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ

sư phạm Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyếtcủa chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy vàhướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ,tiến sĩ

- Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc

- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp

Trang 26

- Nhóm kĩ năng quản lý chung: Kĩ năng lập kế hoạch hoạt động; Kĩ năng

tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động; Kĩ năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạtđộng; Kĩ năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động

- Nhóm kĩ năng chuyên môn, kĩ thuật: liên quan trực tiếp đến lĩnh vực

công việc cụ thể, gồm:

Kĩ năng quản lý hành chính giáo dục; Kĩ năng quản lý HS-SV; Kĩ năngquản lý công tác CSVC- TBDH; Kĩ năng quản lý công tác đào tạo hay giáo dục(dạy học)…

- Nhóm kĩ năng mềm: Kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập các mối quan hệ

trong quản lý; Kĩ năng tư duy sáng tạo; Kĩ năng đàm phán; Kĩ năng giải quyếtxung đột; Kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng cá nhân khác

- Nhóm kỹ năng hỗ trợ khác Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin; Kĩ

năng nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục; kĩ năng tự học, tự nghiên cứu…

1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

1.3.3.1 Phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

Ngoài các phương pháp dạy học truyền thống (nhóm phương pháp trựcquan, dùng lời, thực hành) trong công tác rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viêncần hết sức coi trọng việc rèn luyện năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho ngườihọc: hướng dẫn họ cách nhận diện và phân tích vấn đề để tìm cách giải quyếtphù hợp với thực tiễn luôn thay đổi, từ đó hình thành các kĩ năng nghề nghiệp

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định trong việc rèn luyện kĩ năng nghề chosinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành QLGD thì việc sưu tầm, thiết kế các tìnhhuống có vấn đề là rất cần thiết và việc hình thành các kĩ năng thông qua giảiquyết tình huống thực tế rất có hiệu quả

- Nội dung lí thuyết nên trình bày cô đọng và hướng dẫn học tập qua việctrả lời các câu hỏi mấu chốt để người học nắm được kiến thức cốt lõi

Trang 27

- Với nội dung phát triển kĩ năng: tăng cường thảo luận, làm bài tập thựchành, giải quyết tình huống, đóng vai, nghiên cứu trường hợp cụ thể… xây dựngcác mô hình, quy trình hướng dẫn các thao tác cụ thể để người học tìm được sựliên hệ giữa kiến thức với việc thực hiện, vận dụng linh hoạt kiến thức vào giảiquyết vấn đề nêu ra phù hợp với bối cảnh, qua đó hình thành và phát triển các kĩnăng cần thiết.

- Thực hiện dạy học tích cực để sinh viên học tập chủ động và học quatrải nghiệm thực tế

1.3.3.2 Hình thức tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

Những thành tựu của khoa học sư phạm hiện đại đã khẳng định, tâm lý, ýthức, nhân cách của con người được hình thành và phát triển trong hoạt động

Sự hình thành kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục cũngkhông nằm ngoài quy luật này

Nhà trường đại học không thể hình thành cho SV tất cả các kĩ năng nghề

mà chỉ có thể hình thành ở họ một hệ thống các kĩ năng cơ bản, tối thiểu, cầnthiết để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tác nghiệp ở hệ thống các cơ quanhành chính giáo dục, các cơ sở giáo dục Sự hình thành hệ thống kĩ năng nàyđược thực hiện trong và bằng nhiều hoạt động khác nhau, mà sau đây là nhữnghoạt động cơ bản:

là cơ sở, nền tảng cho sự hình thành kĩ năng nghề cho sinh viên ngành QLGD,hơn thế nữa nó còn là công cụ để SV có thể tự đổi mới tri thức chuyên môn,

Trang 28

nghiệp vụ sau này để hoàn thiện kĩ năng nghề trong suốt cuộc đời Trong quátrình dạy học, nếu cán bộ giảng dạy hướng dẫn sinh viên sử dụng được những trithức khoa học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn, chỉ ra cho họ mối quan

hệ giữa tri thức được trang bị với vận dụng chúng ở các cơ sở giáo dục, với kĩnăng nghề quản lý giáo dục nào thì hiệu quả của việc lĩnh hội chúng đối với sựhình thành kĩ năng nghề sẽ được nâng cao

- Thông qua quá trình học tập ở trường đại học, SV có thể hình thànhđược thái độ học tập và nghề nghiệp đúng đắn Điều đó giúp họ học tập và rènluyện một cách tích cực, tự giác, nhờ vậy hiệu quả của quá trình học tập và rènluyện kĩ năng sẽ được nâng cao hơn

b) Các hoạt động khác của trường đại học

Bên cạnh hoạt động chủ đạo là hoạt động học, trong quá trình học tập ởtrường đại học, SV còn tham gia nhiều hoạt động khác Những hoạt động này cóvai trò hỗ trợ cho hoạt động học và sự phát triển nhân cách của họ, trong đó có

kĩ năng nghề Đó là các hoạt động: lao động, học tập và sinh hoạt tập thể, thảoluận nhóm, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, hội thảo khoa học, hội thinghiệp vụ ngành QLGD… Những hoạt động này tạo điều kiện cho SV vận dụngtri thức lí thuyết về chuyên môn, nghiệp vụ vào thực tế Mặt khác, chúng giúphình thành ở họ những kĩ năng mềm như: kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập cácmối quan hệ trong quản lý; kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng đàm phán; kĩ nănggiải quyết xung đột; kĩ năng làm việc nhóm… Vì vậy, những hoạt động này cóvai trò quan trọng đối với việc hình thành kĩ năng nghề quản lý giáo dục cho

SV Tổ chức tốt các hoạt động hỗ trợ là một trong những biện pháp nâng caochất lượng hình thành kĩ năng nghề quản lý giáo dục cho sinh viên

c) Hoạt động thực hành nghiệp vụ quản lý giáo dục

Thực hành nghiệp vụ quản lý giáo dục là hoạt động trực tiếp hình thành

hệ thống kĩ năng nghề cần được hình thành ở sinh viên ngành QLGD Hoạt động

Trang 29

thực hành nghiệp vụ quản lý thường được tiến hành ở những cấp độ và hìnhthức khác nhau nhưng đều có chung một nội dung cơ bản: SV vận dụng nhữngtri thức cơ bản đã học để tập giải quyết các tình huống quản lý giáo dục, qua đóhình thành hệ thống kĩ năng nghề quản lý giáo dục.

Hoạt động thực hành nghiệp vụ quản lý là quá trình SV dưới sự tổ chức

và hướng dẫn của giảng viên cùng các chuyên viên ở các cơ quan quản lý vềgiáo dục đào tạo hoặc các cơ sở giáo dục, thực hiện những hành động cơ bản củahoạt động quản lý, mà để hoàn thành chúng họ phải vận dụng tất cả vốn hiểubiết, kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo đã có để giải quyết những tìnhhuống quản lý (giả định hoặc thực sự) gặp phải Thông qua đó, họ nắm đượcnhững thủ thuật, biện pháp, kĩ thuật nghề nghiệp Quá trình này chính là quátrình biến tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng cơ sở thành kĩ năng nghề nghiệp

Hoạt động thực hành nghiệp vụ quản lý giáo dục còn là dịp để sinh viênvận dụng vốn kiến thức vào thực tiễn nghề nghiệp, qua đó chúng được thửthách Cũng trong hoạt động này, những kĩ năng và kĩ xảo cơ sở đã có trongkinh nghiệm được cụ thể hóa thành những kĩ năng quản lý hoặc những yếu tốcủa chúng Mặt khác, hoạt động này còn là nơi bộc lộ hệ thống kĩ năng nghềquản lý giáo dục đã hình thành và mức độ của chúng để nhà trường và mỗi SVđịnh hướng cho quá trình đào tạo và những nội dung rèn luyện tiếp theo

Một vai trò quan trọng nữa của hoạt động thực hành nghiệp vụ quản lýđối với sự hình thành kĩ năng nghề của SV là, trong quá trình thực hành, thái độ

và hứng thú trực tiếp đối với nghề nghiệp được hình thành, là nguồn động lựccho SV tích cực tham gia học tập và rèn luyện để hình thành tay nghề

Hoạt động thực hành nghiệp vụ quản lý có thể được thực hiện dưới cáchình thức: thực hành nghiệp vụ quản lý; thực hành, thực tế chuyên môn và thựctập nghề ngành QLGD Mỗi hình thức đều có mục tiêu và nội dung riêng nhưng

có mục đích chung là hình thành kĩ năng nghề cho SV

Trang 30

1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

Mục tiêu của hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản

lý giáo dục là nhằm hình thành các kĩ năng nghề như một công cụ lao động trítuệ, một công cụ lao động sư phạm và học tập có hiệu quả nhằm nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực quản lý giáo dục, đáp ứng thực tiễn nghề nghiệp đang đặt

ra cho giáo dục hiện nay thông qua việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản vềquản lý chung, các kĩ năng chuyên môn kĩ thuật, các kĩ năng mềm và một số kĩnăng hỗ trợ khác trong môi trường nhiều thay đổi theo định hướng đổi mới cănbản và toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng GD&ĐT phục vụ công cuộcphát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Việc quản lý hoạt động rèn luyện nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáodục trong nhà trường sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động rèn nghề chosinh viên thông qua việc xây dựng kế hoạch rèn luyện nghề, tổ chức thực hiện

kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá hoạt động rèn luyệnnghề cho sinh viên Quản lý tốt hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề sẽ góp phầnphát huy những thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động rèn nghề cho sinhviên, đồng thời hạn chế, khắc phục những khó khăn còn tồn tại, qua đó, tạo điềukiện, môi trường thuận lợi cho sinh viên rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

1.4.2.1 Quản lý việc xây dựng kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

Muốn làm tốt công tác xây dựng kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề chosinh viên ngành QLGD cần:

Trang 31

- Xác định những yêu cầu, nội dung kĩ năng nghề cần thiết cho nghề quản

lý giáo dục tương ứng với các vị trí công việc cụ thể Từ đó xác định mục tiêucần đạt của việc rèn luyện kĩ năng nghề

- Xác định trạng thái xuất phát về kiến thức, kĩ năng, thái độ của sinh viên

và những phân tích sư phạm về trạng thái đó

- Xây dựng hệ thống biện pháp tối ưu để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩnăng nghề cho sinh viên sát với yêu cầu công việc và phù hợp với năng lực hiệntại của sinh viên

- Xây dựng chương trình hoạt động cho công tác rèn nghề cho sinh viên,coi trọng việc rèn luyện nghề thường xuyên, hoạt động tổ chức tham quan, thực

tế, học tập kinh nghiệm ở các trường trong và ngoài tỉnh xuyên suốt trong quátrình học tập

- Kế hoạch phải được thông qua tập thể sư phạm, tạo được sự thống nhất

và được nhà trường phê duyệt

* Các loại kế hoạch cần xây dựng trong rèn luyện nghề cho SV ngànhQLGD

- Kế hoạch rèn nghề chung (cả quá trình đào tạo 4 năm): Do Ban chủnhiệm khoa chuyên ngành quản lý và tổ chức thực hiện

- Kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ quản lý giáo dục (theo từng năm học): Do

tổ trưởng bộ môn QLGD quản lý và tổ chức thực hiện

1.4.2.2 Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

Trong chu trình quản lý đây chính là giai đoạn hiện thực hóa kế hoạch đãđược xây dựng Đó là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, nhữngcông việc một cách hợp lí để mỗi người đều thấy hào hứng để công việc diễn ratrôi chảy, sự phối hợp các tác động thành phần tạo ra tác động tích cực hơn, hiệuquả hơn Như vậy, tổ chức chính là nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn và tạo ra

Trang 32

cái gọi là hiệu ứng tổ chức Đối với nội dung này, người cán bộ quản lý củaKhoa và các giảng viên cần thực hiện các hoạt động sau:

- Thông báo kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề, chương trình hành động đãđược xây dựng đến từng bộ phận, từng giảng viên, sinh viên các khóa để chomỗi cá nhân tự giác chấp hành kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch

- Xác định cấu trúc bộ máy quản lý công tác rèn luyện kĩ năng nghề củaNhà trường và Khoa: bố trí sắp đặt các bộ phận và các cá nhân cho đúng ngườiđúng việc, quy định chức năng, quyền hạn cho từng người, từng bộ phận có tínhđến năng lực của từng người cũng như những khó khăn mà họ có thể gặp phải

để có sự điều chỉnh, giúp đỡ họ hoàn thành công việc được giao

- Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo cấu trúc bộ máy đã xâydựng: bao gồm cả nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực Hằng năm, từ đầu nămhọc tổ bộ môn, khoa chuyên ngành cần phối hợp với phòng đào tạo xác định sốlượng SV tham gia vào các hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề Trên cơ sở đó,nhà trường phân bổ nguồn tài chính dành cho từng hoạt động cụ thể Bên cạnh

đó, tổ bộ môn phân công cán bộ giảng viên, cán bộ hướng dẫn, phụ trách theotừng hoạt động cụ thể đảm bảo cho các hoạt động được tiến hành thông suốt

- Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên, thiết lậpcác mối quan hệ quản lý, các cơ chế thông tin, xác định mức độ can thiệp khicần thiết Tổ bộ môn QLGD, khoa chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với Phòngđào tạo, Phòng Kế hoạch tài chính và một số phòng ban có liên quan trong nhàtrường trong hoạt động giảng dạy, học tập, rèn luyện trong nhà trường Đối vớihoạt động thực hành, thực tế thì cần tạo sự liên kết, phối hợp với các cơ sở giáodục, cơ sở sử dụng nhân lực QLGD trong việc tiếp nhận, hướng dẫn và đánh giá

SV nhằm tăng cường tính tính cực và khách quan cho hoạt động này

1.4.2.3 Quản lý việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

Trang 33

Nội dung của việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề baogồm các hoạt động sau:

- Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ nhằmđảm bảo cho các bộ phận, cá nhân thực hiện công việc đã được giao

+ Phân công giảng viên giảng dạy theo các học phần, hướng dẫn thực tế,các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục…

+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá và tổ chức kiểm tra đánh giá khách quantrong quá trình rèn luyện kĩ năng nghề

- Động viên, khuyến khích, đôn đốc công việc bằng những lời khen,những khích lệ khi cấp dưới gặp khó khăn, cần thiết có sự khen thưởng bằng vậtchất

+ Kịp thời khích lệ động viên, khi cán bộ, giảng viên có yếu tố sáng tạokhi thực hiện hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề

+ Tạo điều kiện về tài liệu, nội dung chương trình cho cán bộ, giảng viên

- Theo dõi, giám sát và điều chỉnh

+ Thu thập thông tin về thực trạng thực hiện kế hoạch rèn luyện nghề: tiến

độ, chất lượng, khó khăn… để kịp thời phát hiện những điển hình tốt để phổbiến, những khó khăn để giúp đỡ, khắc phục

+ Tiến hành điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết

1.4.2.4 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch rèn luyện

kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

Bao gồm:

- Kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị cho công tác rèn luyện kĩ năng nghề

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung,phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng nghề… theo kế hoạch đã xây dựng

- Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng nghề theo các tiêu chí đãđặt ra trong kế hoạch

Việc kiểm tra, đánh giá được thể hiện qua các nội dung sau:

- Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá

Trang 34

- Đánh giá kết quả thực tế

- So sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn để phát hiện mức độ thực hiệntốt, vừa, xấu

- Điều chỉnh: bao gồm tư vấn, thúc đẩy hoặc xử lý

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động rèn luyện

kỹ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục

1.4.3.1 Về phía sinh viên:

Để hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề thực sự đem lại hiệu quả và có chấtlượng thì bản thân SV cần phải nghiêm túc trong quá trình học tập, tích cựctrong quá trình rèn luyện, chủ động trong việc sắp xếp thời gian, sáng tạo trongquá trình học tập, rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động rènluyện kĩ năng nghề

1.4.3.2 Về phía nhà trường, cán bộ quản lý và giảng viên

a, Phẩm chất, năng lực, thái độ của CBQL của nhà trường, khoa, tổ bộmôn đối với công tác rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáodục

Đội ngũ CBQL đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động rènluyện nghề cho sinh viên ngành QLGD Đầu tiên, muốn việc rèn luyện kĩ năngnghề đạt hiệu quả cao thì cần có một kế hoạch được xây dựng một cách khoahọc, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện của đơn vị Sau khi đã có kế hoạchtổng thể thì cần có chương trình, kế hoạch hành động về công tác rèn luyện kĩnăng nghề cho sinh viên, trong đó cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; sựtheo dõi, giám sát, kiểm tra đồng thời có sự khuyến khích, động viên và điềuchỉnh khi cần thiết Ngoài ra, còn có sự quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng caotrình độ cho đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyệnnghề cùng với việc tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho giảng viên và sinhviên, dành kinh phí và thời gian cần thiết cho quá trình học tập và rèn luyện.Người CBQL còn phải tạo ra sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các cơ sởgiáo dục, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đơn vị tuyển dụng trực tiếpnguồn nhân lực quản lý giáo dục nhằm giúp cơ sở đào tạo thu thập thông tin vềnhững yêu cầu về kĩ năng đáp ứng thực tiễn nghề nghiệp, đồng thời rút kinh

Trang 35

nghiệm, điều chỉnh về chương trình, phương pháp cho phù hợp với đặc điểmtâm sinh lý, trình độ của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năngnghề cho sinh viên

b, Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên

Trong công tác rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên, giảng viên làyếu tố quan trọng có vai trò trực tiếp, quyết định chất lượng của hoạt động rènluyện kĩ năng nghề Vì vậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm giảng dạy, kĩ năng

xử lí tình huống và phương pháp giảng dạy phù hợp của đội ngũ giảng viên sẽgóp phần nâng cao chất lượng của việc rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên.Đội ngũ giảng viên cần được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn và tiêu chí rõ ràng,

cụ thể; thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,phương pháp giảng dạy; cập nhật về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thì việc rènluyện các kĩ năng nghề cần thiết cho nguồn nhân lực quản lý giáo dục là hết sứccần thiết Do đó, đội ngũ giảng viên phải đóng vai trò tiên phong trong việc tiếpcận các xu hướng mới của giáo dục để có phương pháp dạy học phù hợp vớithực tiễn hiện nay

c, Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ CBQL, GV và cán bộ hướng dẫn

Cần xây dựng các chế độ chính sách, khuyến khích về vật chất và tinhthần, chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với việc thực hiện kế hoạch rèn luyện kĩnăng nghề của mỗi cán bộ, giảng viên nhằm tạo động lực để cán bộ, giảng viêntích cực, tự giác tham gia vào hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên

d, Chế độ kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện kĩ năng nghềĐánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng nghề là việc xây dựng các tiêu chíđánh giá không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả của người học, mà còn phải

có các tiêu chí đánh giá tổng thể cả mặt hoạt động trong công tác rèn luyện kĩnăng nghề như: kế hoạch đã hợp lí và khả thi tới mức độ nào, tổ chức thực hiện

có gì tốt và có hạn chế gì, nội dung chương trình đáp ứng nhu cầu bổ sung kiếnthức và kĩ năng của người học đến đâu, phương pháp, hình thức, thời gian, địađiểm đã phù hợp với điều kiện, năng lực và hoàn cảnh của người học haychưa…

Trang 36

Việc đánh giá kết quả hoạt động không chỉ dừng lại ở việc giảng viênđánh giá sinh viên mà cần có sự đánh giá của cơ quan tuyển dụng (cơ sở giáodục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục…) để xác định mức độ đáp ứng nghềnghiệp của những cử nhân quản lý giáo dục, những chuyên viên giáo dục trongtương lai.

e, Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập

Cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật là điều kiện và phương tiện tất yếu để thựchiện hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên Không thể tổ chức hoạtđộng rèn luyện kĩ năng nghề khi không có các điều kiện như kinh phí, tài liệutham khảo, phòng học, phòng thực hành, thiết bị dạy học, sân trường, bãi tập…

1.4.3.3 Về các cơ sở thực hành, thực tập nghề:

Các cơ sở thực hành, thực tập nghề tạo điều kiện cho SV tiếp cận các hoạtđộng quản lý tại cơ sở của mình Đặc biệt, tạo cơ hội cho SV được trực tiếp thựchiện các hoạt động dưới sự hướng dẫn của cán bộ tại cơ sở

Ngoài ra, các cơ sở thực hành, thực tập nghề cần có sự phối hợp vớitrường đại học xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng nghềcho SV

Bên cạnh đó, trong quá trình SV tham gia thực hành, thực tập nghề tại cơ

sở phải có sự theo dõi, giám sát và đánh giá một cách khách quan về ý thức, thái

độ cũng như các hoạt động tác nghiệp của SV trong quá trình rèn luyện các kĩnăng nghề nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng cho hoạt động thực hành, thựctập nghề của SV

Trang 37

Kết luận chương 1

Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục đáp ứngyêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, cần thiết phải nâng cao chấtlượng rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục Hoạt độngrèn luyện nghề cho sinh viên ngành Quản lý giáo dục phải được diễn ra thườngxuyên và xuyên suốt trong quá trình đào tạo Vì vậy, trong chương 1 đã nêu lêntổng quan về vấn đề nghiên cứu, phân tích lí luận quản lý, trình bày một số kháiniệm có liên quan đến hoạt động rèn luyện nghề cho sinh viên ngành QLGD…

Đó chính là cơ sở lí luận để làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng ởchương 2 và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động rènluyện kĩ năng nghề cho sinh viên ngành QLGD đáp ứng thực tiễn nghề nghiệp

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỀ CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 2.1 Giới thiệu về Trường Đại học Vinh và ngành Quản lý giáo dục của nhà trường

2.1.1 Về trường đại học Vinh

* Giới thiệu chung

- Năm thành lập: 1959

- Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng, 05 Phó Hiệu trưởng

- Khoa đào tạo: 18 khoa đào tạo với 13 chuyên ngành tiến sĩ, 28 chuyênngành thạc sĩ, 48 ngành kĩ sư, cử nhân

- Địa chỉ: 182 đường Lê Duẩn - Thành phố Vinh - Nghệ An

- Đào tạo kĩ sư, giáo viên, cử nhân có trình độ đại học và sau đại học (thạc

sĩ, tiến sĩ) đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước và một số nước trong khu vực

- Đào tạo học sinh THPT chuyên nhằm bồi dưỡng nhân tài đất nước

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục phát triển kinh tế

-xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước

- Sứ mạng: Trường đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học theo hướngnghiên cứu và ứng dụng, đào tạo đa ngành, đa cấp và đa hệ; cung cấp nguồnnhân lực chất lượng cao, thích ứng nhanh với thế giới việc làm, phục vụ tốt sựphát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước

- Tầm nhìn: Đến năm 2020, Trường Đại học Vinh trở thành trường đạihọc trọng điểm, có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, phù hợp

Trang 39

về cơ cấu, có cơ sở vật chất đáp ứng với quy mô đào tạo 35.000 học sinh, sinhviên, học viên; phát triển một số hướng nghiên cứu khoa học mũi nhọn và một

số ngành đào tạo theo chương trình tiên tiến; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợptác quốc tế; tăng cường khai thác các nguồn thu để chủ động về tài chính nhằmbảo đảm các hoạt động của Nhà trường

* Quá trình hình thành và phát triển:

Ngày 16/07/1959 Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số 375/NĐ thànhlập Phân hiệu đại học sư phạm Vinh, đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ trongnền Giáo dục Việt Nam hiện đại Ba năm sau đó, ngày 28/08/1962, Bộ trưởng

Bộ Giáo dục ký Quyết định số 637/QĐ chuyển Phân hiệu đại học sư phạm Vinhthành Trường đại học sư phạm Vinh Ngày 25/04/2001, Thủ tướng Chính phủ

ký Quyết định số 621/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường đại học sư phạm Vinhthành Trường đại học Vinh, khẳng định sự trưởng thành của nhà trường trong xuthế hội nhập và phát triển nền Giáo dục đại học nước nhà

Từ năm 2001 đến nay, Trường đại học Vinh chính thức trở thành Trườngđại học đa ngành, trọng điểm của khu vực miền Trung Các mặt hoạt động vàquy mô đào tạo của nhà trường không ngừng được mở rộng:

+ Về mặt hoạt động đào tạo: Trường đại học Vinh đã thực hiện nhiệm vụđào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực, là trường đại học đầu tiên trong cả nướcđược Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện mô hình chuyển từ đào tạo đơnngành sang đào tạo đa ngành, mở đầu cho xu hướng đổi mới của Giáo dục đạihọc Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực của xã hội

+ Quy mô đào tạo: cho đến năm học 2013 - 2014, thời điểm chuẩn bị cho

kỉ niệm 55 năm thành lập, quy mô đào tạo của trường như sau:

Hệ đào tạo đại học: có 18 khoa với 48 ngành đào tạo đại học, gần 40.000sinh viên

Giáo dục phổ thông: Trường Trung học phổ thông Chuyên (tiền thân làKhối Trung học phổ thông chuyên Toán được thành lập từ năm 1966) hiện có 5

Trang 40

môn chuyên: Toán, Lý, Hoá, Tin, Tiếng Anh, với chỉ tiêu tuyển sinh hàng nămtrên 500 học sinh

Trường Trung học phổ thông Chuyên còn được giao nhiệm vụ bồi dưỡng,quản lý hệ đào tạo dự bị đại học cho sinh viên cử tuyển và sinh viên nước ngoài(Lào, Thái Lan, Trung Quốc)

Đến nay, Trường đã có hàng chục nghìn học sinh tốt nghiệp trung học phổthông Chất lượng đào tạo của Trường đã được khẳng định qua tỷ lệ học sinhđậu đại học, cao đẳng hằng năm trên 90%, đã có hơn 130 học sinh đạt giải trongcác kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, 11 học sinh đạt giải trong các kỳ thi OlympicToán quốc tế và Olympic Toán Châu Á - Thái bình dương

Hệ đào tạo sau đại học: Trường Đại học Vinh là một trong những trườngđại học được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sau đại học sớm nhất cả nước(năm 1977) Từ năm 1990, Trường được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ, từ năm

1992 được giao nhiệm vụ đào tạo cao học cấp bằng thạc sĩ Trong 30 năm qua,Trường đã đào tạo 2730 thạc sĩ và 98 tiến sĩ Hiện nay, Trường đang đào tạo 28chuyên ngành thạc sĩ, 13 chuyên ngành tiến sĩ với chỉ tiêu hàng năm gần 1400học viên Trường còn liên kết với các trường đại học có uy tín khác đào tạo thạc

sĩ các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật Tham gia đào tạo sau đại học củaTrường có 130 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Trường và hơn 100 giáo sư, phógiáo sư, tiến sĩ khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoàinước

- Đội ngũ cán bộ, công chức (CB,CC): Có 973 CB,CC, trong đó có 670giảng viên với chức danh, trình độ đào tạo như sau: 58 Giáo sư, Phó Giáo sư,

161 Tiến sĩ, 427 Thạc sĩ và 323 đại học

- Quá trình đào tạo bước đầu thực hiện theo hệ thống tín chỉ, phương phápgiảng dạy được đổi mới theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin và phươngtiện kĩ thuật hiện đại vào quá trình dạy - học, sử dụng bài giảng điện tử, học trựctuyến, phát huy tính cực, chủ động của người học

- Hoạt động khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ cả về bề rộng và chiềusâu Số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Trường tăng lên hàng năm (trong 5năm qua đã triển khai hơn 1.100 đề tài khoa học các cấp) Trường đã có những

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Danh Ánh
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2010
5. Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả (1999), Khoa học tổ chức quản lý- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức quản lý- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
6. Boyatzis, R.E (1982), The Competent Manager, John Wiley and Sons, New York, NY Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Competent Manager
Tác giả: Boyatzis, R.E
Năm: 1982
7. Boyatzis, R.E, Cowen, S.S, Kolb, D.A (1995), Innovation in professional education: Steps on a journey from teaching to learning, Jossey-Bass, San Francisco, CA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Innovation in professional education: Steps on a journey from teaching to learning
Tác giả: Boyatzis, R.E, Cowen, S.S, Kolb, D.A
Năm: 1995
8. Trần Hữu Cát- Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về khoa học quản lý
Tác giả: Trần Hữu Cát- Đoàn Minh Duệ
Năm: 1999
9. Phạm Tất Dong (chủ biên) - Hà Đễ - Phạm Thị Thanh, Giáo dục hướng nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hướng nghiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2000
11. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1996
12. Nguyễn Văn Đệ - Phạm Minh Hùng (2013), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Đệ - Phạm Minh Hùng
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
14. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich
Nhà XB: NXB Khoa học kĩ thuật
Năm: 1994
15. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2006
16. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (1994), Lí luận dạy học đại học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học đại học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 1994
18. James - C. Hansen (1998), How to be success the job, Allyn & Bacon ine Sách, tạp chí
Tiêu đề: How to be success the job
Tác giả: James - C. Hansen
Năm: 1998
19. David M. Kaplan (2000), Skills in the job, Miblih by the American job Association Sách, tạp chí
Tiêu đề: Skills in the job
Tác giả: David M. Kaplan
Năm: 2000
20. Kerka (2001), Competency-based education and traning, Eric Clearinghouse on Adult Career and Vacational Education, Columbus, Ohio Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competency-based education and traning
Tác giả: Kerka
Năm: 2001
21. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
22. Kozlova O.V và Kuznetsov I.N (1976), Những cơ sở khoa học của quản lý sản xuất, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở khoa học của quản lý sản xuất
Tác giả: Kozlova O.V và Kuznetsov I.N
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1976
27. McLagan, P.A (1996), Great ideas revisited, Traning and Development Sách, tạp chí
Tiêu đề: Great ideas revisited
Tác giả: McLagan, P.A
Năm: 1996
28. Overtoom (2000), Employability skills: An update, Eric Clearinghouse on Adult Career and Vocational Education, Eric Digest No.220 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Employability skills: An update
Tác giả: Overtoom
Năm: 2000
29. Paprock, K. E. (1996), Conceptual structure to develop adaptive competencies in professional, IPN Ciencia, Arte: Cultura, Nueva Epoca Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conceptual structure to develop adaptive competencies in professional
Tác giả: Paprock, K. E
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w