Đề tài về : Phương pháp khai thác các kiến thức văn học sử trong đọc - hiểu văn bản văn học lớp 11 - chương trình cơ bản
Trang 1V
NGUYỄN THỤY GIANG THỦY
PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC CÁC KIẾN THỨC VĂN HỌC SỬ TRONG ðỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
Trang 2-
NGUYỄN THỤY GIANG THỦY
PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC CÁC KIẾN THỨC VĂN HỌC SỬ TRONG ðỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học Văn
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN THANH BÌNH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
Trang 3MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG 1 - KIẾN THỨC VĂN HỌC SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT 16
1.1 Những vấn ñề chung 16
1.1.1 Vị trí, vai trò của kiến thức văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT 16
1.1.2 ðặc ñiểm của kiến thức văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT 19
1.1.3 Mục tiêu, nội dung của kiến thức văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT 26
1.1.4 Nguyên tắc dạy học văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT 29
1.2 Hệ thống kiến thức văn học sử cơ bản trong chương trình Ngữ văn THPT (kiểu bài văn học sử) 32
1.2.1 Kiến thức chung về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam 32
1.2.2 Kiến thức về các thời kỳ, giai ñoạn văn học 34
1.2.3 Kiến thức về tác gia, tác giả văn học 35
1.2.4 Kiến thức về các tác phẩm văn học 36
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC CÁC KIẾN THỨC VĂN HỌC SỬ TRONG ðỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC 38
2.1 Tình hình giảng dạy các kiến thức văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT 38
2.1.1 Tình hình giảng dạy văn học sử nói chung 38
Trang 42.1.2 Thực tiễn khai thác các kiến thức văn học sử trong ựọc - hiểu văn bản văn học
hiện nay 42
2.2 Phương pháp khai thác các kiến thức văn học sử trong ựọc Ờ hiểu văn bản văn học Ngữ văn lớp 11 44
2.2.1 Các kiến thức văn học sử cần ựược khai thác trong ựọc - hiểu văn bản văn học Ngữ văn 11 45
2.2.2 Phương pháp khai thác các kiến thức văn học sử trong ựọc Ờ hiểu văn bản văn học lớp 11 45
2.3 Hiệu quả, tác dụng của phương pháp khai thác các kiến thức văn học sử trong ựọc Ờ hiểu văn bản văn học 85
CHƯƠNG 3 - THỰC NGHIỆM 87
3.1 Mục ựắch, yêu cầu thực nghiệm 87
3.1.1 Mục ựắch thực nghiệm 87
3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm 87
3.2 Thời gian và tổ chức thực nghiệm 88
3.2.1 Thời gian thực nghiệm 88
3.2.2 Tổ chức thực nghiệm 88
3.3 Giáo án thực nghiệm 89
3.3.1 Yêu cầu chuẩn bị 89
3.3.2 Giáo án 91
3.4 Xử lý kết quả thực nghiệm 112
3.5 Kết luận chung về thực nghiệm 115
3.5.1 đánh giá từ kết quả kiểm tra kiến thức của học sinh 115
3.5.2 đánh giá từ những nhận xét, góp ý của giáo viên về giờ dạy thực nghiệm 115
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
Trang 7MỞ ðẦU
1 Lí do chọn ñề tài
Là một trong những môn học quan trọng hàng ñầu của chương trình giảng dạy phổ thông, văn học luôn hướng con người ñến chân - thiện - mĩ ñể tâm hồn mỗi chúng ta cảm thấy yêu hơn cuộc sống, nhân loại Không những thế, văn học còn cho chúng ta thấy rõ từng bước ñi, nhịp ñập, hơi thở của lịch sử xuyên suốt qua từng chặng ñường, từng thời kỳ, từng giai ñoạn với những nấc thăng trầm khác nhau Chính vì vậy mà trong công việc dạy học văn, việc khai thác và truyền thụ các kiến thức, hiện tượng văn học trong mối quan hệ gắn bó với lịch sử, thời ñại là một vấn ñề mang ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng
Hiện nay, một số giáo viên thường có xu hướng coi trọng phần ñọc – hiểu văn bản mà xem nhẹ hoặc bỏ qua các bài khái quát, các phần mục tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoặc những kiến thức ñó nếu có thì cũng chỉ ñược nhắc ñến một cách qua loa, sơ sài, không liên hệ với phần văn bản và cũng không phục vụ cho việc ñọc - hiểu văn bản
ðọc – hiểu văn bản văn học thực chất là phương pháp tiếp nhận nghệ thuật ngôn từ bằng sự cảm thụ trực tiếp, là sự hiểu thấu ngôn ngữ và là sự phân tích, phát hiện ý nghĩa sâu xa trong văn bản Mục ñích của ñọc – hiểu là hình thành và duy trì những ấn tượng nghệ thuật ñể học sinh tiếp tục ñi sâu vào nội dung tư tưởng và hình thức ngôn ngữ tác phẩm Theo tinh thần này, ñọc – hiểu văn ở trung học phổ thông chính là toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải mã các văn bản văn học tiêu biểu cho các thể loại ở từng giai ñoạn lịch
sử văn học, qua ñó cung cấp và hình thành ở học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử văn học, lí luận văn học, tác giả và tác phẩm văn học, làm nền tảng ñể từng bước xây dựng văn hóa ñọc cho học sinh
Trang 8Những tri thức văn học sử sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết về
văn học theo quan ựiểm ựồng ựại và lịch ựại, giúp các em hiểu hơn quá trình
phát triển của lịch sử văn học dân tộc Tri thức về văn học sử cùng với tri
thức lắ luận văn học sẽ nâng tri thức văn học của học sinh lên cấp ựộ khái
quát và góp phần rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy văn học, khả năng ứng dụng tri thức, tự mình phát triển, hoàn thiện tri thức Ngoài ra, những
kiến thức văn học sử có thể bồi dưỡng và phát triển tình cảm yêu nước, tình yêu nhân loại cho học sinh khi các em ựược học các bài về các tác gia, tác giả có tên tuổi, tiêu biểu trong chương trình phổ thông, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn KhuyếnẦ ựến Nguyễn đình Chiểu, Nguyễn Ái Quốc Ờ
Hồ Chắ Minh,Ầ
ỘGiờ giảng văn học sử không thể chỉ quan tâm ựến việc truyền thụ kiến thức văn chương mà coi nhẹ nguồn tư tưởng tình cảm cao quắ vốn là những tài sản vô giá của dân tộc taỢ [32, tr 11]
Quan ựiểm xây dựng chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới hiện
nay là : một mặt theo truyền thống (dựa vào tiến trình văn học), mặt khác có ựiểm mới là theo thể loại Các giai ựoạn văn học từ thế kỉ X ựến hết thế kỉ XVII có : thơ, phú, nghị luận, sử kắ và truyện Các giai ựoạn văn học từ thế
kỉ XVIII ựến hết thế kỉ XIX có : thơ, ngâm khúc, truyện thơ Cấu trúc
chương trình này ựã ựặt ra cho chúng ta một loạt các câu hỏi liên quan :
- Việc nhấn mạnh vào tiêu chắ thể loại có ựảm bảo kiến thức và thật sự
mở rộng diện ựọc, tăng thêm tri thức về văn hiến Việt Nam (như mục tiêu
sách giáo khoa ựã ựặt ra) cho học sinh hay chưa, một khi có khá nhiều thể
loại không cần thiết ựược ựưa vào bắt buộc học sinh phải học?
- Nên phân loại dựa trên tiêu chắ tiến trình lịch sử như sách giáo khoa trước ựể phần văn học sử trở thành một siêu kiến thức quan trọng không kém phần ựọc Ờ hiểu văn bản hay cần chú trọng nhấn mạnh ựến thể loại ựể
thuận lợi cho việc làm văn nghị luận của học sinh ?
Trang 9- Có chắc rằng, tri thức văn học sử cũng như lí luận văn học một khi nằm trong văn bản, ñược lồng ghép vào văn bản sẽ có tác dụng và phục vụ ñạt hiệu quả như mong muốn ?
Thiết nghĩ, dù có phân loại dựa theo tiêu chí nào thì người dạy vẫn cần phải biết cân nhắc, kết hợp hài hoà giữa các kiến thức, các nội dung bài giảng, phải biết khai thác các yếu tố lịch sử văn học, khai thác các giá trị của văn bản và phải làm sao lồng ghép các kiến thức văn học sử vào quá trình ñọc – hiểu văn bản cho thật hiệu quả ðồng thời, cần phải thấy ñược sự hiện diện của bóng dáng văn học sử ở mỗi thời kỳ trong từng tiết học, giờ học ñọc – hiểu văn bản
Dạy văn là cung cấp cho học sinh những tri thức về ñọc - hiểu cũng như những tri thức về lí luận văn học và lịch sử văn học Nhất là khi chương trình buộc phải tích hợp ñọc - hiểu với lịch sử văn học thì công việc giảng dạy, cung cấp kiến thức cho các em lại càng khó khăn hơn Trong khi ñó, phương pháp dạy lịch sử văn học hiện nay còn nhiều ngộ nhận, lúng túng, bất cập, chưa ñược giải ñáp
Kiến thức văn học sử không chỉ tập trung thể hiện ở các dạng bài khái quát mà còn hiện hữu trong các tác phẩm Vì vậy, phương pháp khai thác kiến thức văn học sử có cả ở hai dạng : một dạng ñược thể hiện rõ thông qua các bài khái quát về tác gia, tác giả, tác phẩm, thời kỳ, giai ñoạn văn học ; một dạng tiềm ẩn trong các văn bản bằng những kí hiệu, hình tượng, ngôn từ nghệ thuật Với dạng kiến thức còn tiềm ẩn này, chúng ta cần phải có phương pháp khai thác phù hợp, khoa học Bởi lẽ, bất kỳ một văn bản hay một tác phẩm ñược viết ra bao giờ cũng dựa theo những lập trường, quan ñiểm, quan niệm về hoàn cảnh lịch sử, xã hội nhất ñịnh Cho nên, hầu như khi tìm hiểu chúng, ta không thể bỏ qua kiến thức văn học sử và lí luận văn học
Thử hình dung nếu ta phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam
Cao hay bất kỳ một tác phẩm nào khác chẳng hạn, ñôi lúc ta vô tình hay hữu
Trang 10ý bỏ qua quá trình tìm hiểu hoàn cảnh ra ñời của tác phẩm ấy cũng như quan ñiểm lập trường sáng tác của nhà văn thì có lẽ sẽ mất ñi nhiều giá trị và không thể hiểu hết những gì thời ñại ñã qua, những gì mà người nghệ sĩ dụng công gởi gắm ñến bạn ñọc Mặt khác, chúng ta sẽ không thấy ñược hơi thở, nhịp ñập, tư duy của thời ñại - có thể nó ñã xảy ra trong quá khứ ñến nay chỉ
còn vang bóng hoặc có thể ñang tiếp diễn ở hiện tại hoặc dự ñịnh xảy ra
trong tương lai sắp tới…
Tác phẩm văn chương là sản phẩm của một thời ñại lịch sử, của mỗi cá nhân tác giả Từ những kinh nghiệm thực tế cuộc sống, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá…, mỗi cá nhân tác giả theo lập trường, quan ñiểm, lí tưởng của thời ñại sáng tạo nên những tác phẩm gởi ñến bạn ñọc như những bức thông ñiệp Người nghệ sĩ sáng tác văn chương từ thời ñại mình, cho thời ñại mình
và cho cả thời ñại mai sau
Cuối cùng, có thể nói việc dạy văn học khi dựa trên những quan niệm,
tư tưởng mang tính lịch sử của tác giả cũng như bối cảnh, hoàn cảnh lịch sử
ra ñời của tác phẩm sẽ ñồng thời dạy cho học sinh tinh thần truyền thống của lịch sử dân tộc, lịch sử ñất nước hào hùng Các em sẽ cảm thấy tự hào, yêu hơn lịch sử văn chương nghệ thuật của quê hương, ñất nước mình
Dù ñã có nhiều người nghiên cứu, bàn luận về tri thức văn học sử nói chung và nội dung tri thức văn học sử ở trường phổ thông nói riêng nhưng có
lẽ vấn ñề khai thác chúng trong quá trình ñọc – hiểu văn bản cụ thể lại hiếm ñược ñề cập Do ñó, người viết cảm thấy ñây chính là một trong những mảng
ñề tài còn ñang mở rộng ñể chúng ta có thể ñi vào khám phá và tìm hiểu Trong sự hiểu biết có giới hạn, người viết chỉ dám hy vọng một ñiều là tất cả những gì tiếp thu, học hỏi ñược từ kinh nghiệm của các thầy cô, bạn
bè, ñồng nghiệp và từ thực tế, sách vở, kinh nghiệm bản thân sẽ góp phần
mang lại hướng nhìn mới, diện mạo mới vào việc khai thác các kiến thức
văn học sử trong ñọc – hiểu văn bản Ngữ văn 11 - chương trình chuẩn
Trang 112 Lịch sử vấn ñề
Văn chương hình thành, tồn tại và phát triển trong một dòng chảy, như một dòng chảy Nó là sự kết tinh, kế thừa giữa truyền thống và hiện ñại Văn chương nghệ thuật không bao giờ ngưng ñọng Có khi nó phải trải qua những thác ghềnh, những con sóng lớn dữ dội, nhưng có khi lại trôi ñi một cách phẳng lặng, bình yên “Thầy giáo dạy lịch sử văn chương là người có ý thức
về dòng chảy ñó, biết nó bắt nguồn từ ñâu (…) ñể biết khi nào dòng chảy văn chương lại ñổ dốc, khi nào lại có chiều ngưng ñọng, tỏa rộng” [32, tr.9] Quả thật, văn học sử có ñặc ñiểm và sức mạnh riêng trong môn văn ở trường trung học phổ thông Kiến thức văn học sử như là kiến thức “giao thoa” giữa khoa học và nghệ thuật, ñồng thời văn học sử còn là kiến thức có
tính hệ thống ña chiều, tính bao hàm, khái quát về ngoại diên và nội hàm của tri thức,…
Với những ñặc ñiểm trên, tri thức văn học sử ở trường trung học phổ thông xứng ñáng ñể chúng ta khai thác và vận dụng một cách nghiêm túc, hiệu quả
Liên quan về ñề tài này ñã có không ít các công trình ñề cập ñến trên cả hai phương diện nghiên cứu văn học sử và giảng dạy văn học sử Tuy nhiên trong khuôn khổ cho phép của ñề tài người viết chỉ giới thiệu một số công trình nghiên cứu, giảng dạy tiêu biểu ñể xác ñịnh rõ hơn quan ñiểm cũng như cơ sở lí luận, phương pháp luận cho ñề tài
2.1 Nói về công trình nghiên cứu văn học sử, ñầu tiên phải kể ñến cuốn
Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm Nội dung cuốn sách gồm
hai phần : phần 1 – lược khảo về văn học lịch sử Việt Nam, phần 2 – trích lục những bài thơ văn cổ kim Mặc dù ñã xuất bản cách ñây rất lâu nhưng cho ñến nay nhiều kiến giải trong ñó vẫn ñược các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu…
Trang 12Hiện nay một trong những công trình nghiên cứu ñề cập khá ñầy ñủ về
phương pháp luận nghiên cứu văn học sử là cuốn Phương pháp luận nghiên
cứu văn học (Chương 4 – Phương pháp luận văn học sử ) của Giáo sư
Phương Lựu Công trình ñã ñề cập ñến một số nguyên tắc chung về việc nhận thức lịch sử văn học, từ ñó xác ñịnh không gian, thời gian văn học sử Tác giả nêu ra luận ñiểm khá nổi bật : “Tác phẩm văn học là những tế bào của văn học sử, nó ñặt cơ sở cho những mối liên hệ bản chất nhất, cơ bản nhất với nhiều hiện tượng văn học khác như nhà văn, khuynh hướng, trào
lưu, loại thể, bạn ñọc.” [38, tr 270]
Tiếp ñến phải kể ñến công trình nghiên cứu của Viện Thông tin Khoa
học Xã hội Văn học sử - Những quan niệm mới - Những tiếp cận mới, giới
thiệu một số vấn ñề lí luận và kinh nghiệm của các học giả trong nước và nước ngoài, ñặc biệt là những quan ñiểm mang tính phương pháp luận của cố viện sĩ D.S Likhachev trong quá trình nghiên cứu và biên soạn văn học sử D.S Likhachev ñề cập những quan ñiểm mang tính phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu và biên soạn văn học sử Ông ñưa ra sơ ñồ chung của công trình nghiên cứu văn học ñầy ñủ phải ñược xây dựng theo những giai ñoạn :
1 Nghiên cứu lịch sử văn bản của tác phẩm và trên cơ sở ñó phát hiện
ra những ý ñồ của tác giả, sự tiến hoá của chúng, mức ñộ hoàn chỉnh của chúng,…
2 Nghiên cứu cá nhân tác giả, sự sáng tác của anh ta và vị trí của tác
phẩm trong sự tiến hóa ñó về sáng tác
3 Nghiên cứu các kết quả của giai ñoạn thứ nhất trong văn cảnh của
thời ñại (những phong cách thống trị, những thị hiếu, những tiềm năng tư tưởng, môi trường văn học, những cuộc tranh luận,…)
Bên cạnh những công trình vừa nêu, người viết cũng hết sức quan tâm ñến việc làm rõ những khái niệm, bình diện cơ bản của phương pháp nghiên
cứu văn học sử thông qua một số bài nghiên cứu chuyên sâu Ví dụ, nói về
Trang 13mục ñích, nhiệm vụ nghiên cứu của văn học sử, trong bài viết Những giới
hạn của lịch sử văn học của Trương ðăng Dung có nêu : “Lịch sử văn học
không nhằm mục ñích mô tả, hoàn toàn theo trật tự thời gian, các tác phẩm văn học nằm rải rác ñây ñó, mà chủ yếu là phát hiện ra những mối quan hệ, những tương ñồng và khác biệt giữa các tác phẩm, ñưa ra các sự kiện văn học biệt lập vào quá trình chung Theo ñó, chỉ có những tác phẩm văn học tồn tại nối tiếp nhau về mặt thời gian Công việc của nhà nghiên cứu lịch sử văn học, bề ngoài cũng giống nhà sử học là phục chế lại quá khứ, gợi lại một thời ñại ñã qua bằng các cứ liệu lịch sử…” [7, tr.58-59]
Lâu nay, có người vẫn cho rằng nghiên cứu lịch sử văn học là một công việc nghiêm ngặt, bất biến và theo những nguyên tắc cố ñịnh Nhưng thật ra,
Viết sử văn học - một công việc luôn phải ñổi mới, Nguyễn Văn Dân có viết :
“Thực tế là so với lí luận văn học và phê bình văn học, lịch sử văn học ñã ñi ñến chỗ có tầm hoạt ñộng rộng lớn hơn ; nó có liên qua ñến rất nhiều lĩnh vực, bao quát một không gian rộng lớn cả về chiều dọc lẫn chiều ngang và
không thể bỏ qua các diễn biến của xã hội Thậm chí trên một phương diện
nhất ñịnh lịch sử văn học còn phải thâu tóm cả lý luận và phê bình văn học.”
[65, tr.11]
ðể bổ sung cho vấn ñề vừa nêu trên, Trần Thanh Nam còn ñưa ra Cách
nhìn mới về những vấn ñề văn học sử Việt Nam, nội dung có ñoạn viết như
sau : “Vào những năm gần ñây trong tất cả các lĩnh vực của ñời sống xã hội ñang diễn ra một sự ñổi mới toàn diện, nhằm hiện ñại hoá ñất nước và nhanh chóng ñưa nuớc ta theo kịp các nước phát triển trong khu vực và thế giới Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học nói chung và văn học sử nói riêng chúng
ta ñã mạnh dạn gạt bỏ những quan ñiểm lỗi thời, hẹp hòi và ñưa ra những nhận ñịnh mới, những ñánh giá mới phù hợp với xu thế mới của thời ñại” như sự ñổi mới về nhận thức phân kỳ văn học, ñổi mới phương pháp nghiên cứu văn học cổ,…[42, tr.141]
Trang 14Với tác giả Hoài Nam, khi bàn về vấn ñề nghiên cứu văn học sử ñã
mạnh dạn nêu lên quan ñiểm mạnh mẽ của mình là cần phải Viết lại văn học
sử Việt Nam. ”ðọc các công trình văn học sử Việt Nam ñã có, dễ thấy việc nghiên cứu văn học ñược ñóng khung chỉ ở bản thân văn học Và ñây là nguyên nhân chủ yếu ñưa ñến ấn tượng rằng công việc của người viết văn
học sử chỉ khảo tả và bình tán về các trào lưu, khuynh hướng, tác giả, tác
phẩm” [65, tr.15] Rõ ràng, ñây là một quan ñiểm tiến bộ trong nghiên cứu văn học sử Kiến thức văn học sử ñược nghiên cứu phải ñược mở rộng ở nhiều phạm vi, lĩnh vực và ñặt trong nhiều mối quan hệ…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu văn học sử bấy lâu nay ñã phần nào thể hiện tính thời sự, cấp bách, cần thiết của vấn ñề Việc nghiên cứu văn học sử ở bất kỳ mọi thời ñại cần phải xác ñịnh ñược mục ñích, nhiệm vụ cũng như cần phải có một thái ñộ, quan ñiểm nghiên cứu ñúng ñắn, khoa học
và một tư duy nghiên cứu ñổi mới, nhạy bén ñể viết về lịch sử văn học…
2.2 Về phương diện giảng dạy văn học sử có các công trình tiêu biểu
sau :
Trước hết chúng tôi muốn nhắc ñến cuốn Phương pháp dạy học văn của
Giáo sư Phan Trọng Luận Tác giả biên soạn khá công phu, rõ ràng, tỉ mỉ về các vấn ñề liên quan ñến tri thức văn học sử từ những ñặc ñiểm, tác dụng ñến những nguyên tắc, phương pháp và các kiểu bài ðây là cuốn sách có thể xem như một cơ sở, phương pháp luận cho việc giảng dạy các kiến thức văn
học sử ở trường trung học phổ thông Ngay từ phần ñầu (Vị trí môn văn học
sử trong chương trình văn học ở trường phổ thông ), tác giả ñã xác ñịnh :
“Những tri thức về lịch sử văn học giúp cho học sinh hiểu quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc (…) Môn văn học sử cung cấp cho học sinh những hiểu biết về văn học theo quan ñiểm ñồng ñại và lịch ñại Chương trình văn học sử ở phổ thông trung học có nhiệm vụ nâng cao, hệ thống hoá kiến thức văn học sử ở phồ thông cơ sở lên một bước” [28, tr.210] Ở chỗ
khác (Phương pháp dạy văn học sử trên quan ñiểm hiện ñại ) lại “chú ý ñặc
Trang 15biệt ñến chức năng của văn học trong nhà trường và yếu tố học phát triển
như một cơ sở tâm lí học của việc dạy văn học sử (…) Yêu cầu cơ bản của ñổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay là chuyển từ phương pháp thông tin tiếp thụ sang phương pháp học sáng tạo Phương pháp mới phê phán lối
dạy áp ñặt, ñưa kết luận có sẵn cho học sinh ở các bài giảng văn học sử” [28, tr.246] Bên cạnh ñó, tác giả còn nêu ra một số phương pháp giảng dạy văn học sử ở trường THPT như : Phương pháp diễn giảng, phương pháp ñặt câu
hỏi, phương pháp nghiên cứu, phương pháp trực quan, phương pháp sử dụng sách giáo khoa, phương pháp trần thuật và kể chuyện có nghệ thuât…Những vấn ñề mà tác giả nêu ra rất hữu ích, cần thiết và chúng ta có
thể học hỏi ñược nhiều kinh nghiệm, ñặt biệt về phương pháp dạy học các kiểu bài văn học sử một cách khoa học, hiệu quả Tuy vậy, giáo sư vẫn có lời nhận xét thêm rằng : “Cho ñến nay trên các tư liệu về khoa học phương pháp dạy văn, chưa có một ñịnh nghĩa sự phân loại về phương pháp dạy lịch
sử văn học” hay như : “Việc phân loại các kiểu bài văn học sử ñến nay vẫn chưa thật sự xác ñịnh Bản thân sự sắp xếp trật tự kiểu bài của chương trình sách giáo khoa trong nhiều năm qua luôn luôn có sự thay ñổi” [28, tr.252]…
Dưới góc ñộ và phạm vi nghiên cứu của ñề tài, cuốn Giáo trình
phương pháp giảng dạy văn học xuất bản cách ñây hơn 30 năm chỉ nói ñến
“Vấn ñề diễn giải trong một bài văn học sử”, “Vấn ñề sử dụng sách giáo khoa”, “Cách ghi bảng và hướng dẫn học sinh ghi chép”
Rõ ràng, kiến thức văn học sử còn nhiều vấn ñề ñể chúng ta khai thác Không chỉ ở việc nghiên cứu, giảng dạy hay phân loại mà thực tế lâu nay việc khai thác, vận dụng chúng trong quá trình ñọc hiểu văn bản nhìn chung chưa có phương pháp dạy học cụ thể, cho dù công việc nghiên cứu về nó lại
có khá nhiều công trình ñược ñề cập Từ ñây có một vấn ñề ñặt ra là công việc nghiên cứu và giảng dạy văn học sử chưa thật sự thống nhất ñồng bộ và chưa có sự liên hệ gắn kết…
Trang 16Liên quan ñến ñề tài nghiên cứu của mình, ñồng thời ñề xác ñịnh hướng ñi ñúng trong cách viết và hy vọng góp phần làm sáng tỏ quan ñiểm, cũng như phương pháp giảng dạy, người viết khác có liê quan trực tiếp hoặc gián tiếp ñến vấn ñề Chẳng hạn :
Trong bài viết Phương pháp nghiên cứu tiểu sử nhà văn trong giảng
dạy văn học nước ngoài của TS Trần Thanh Bình có nêu rằng : “Mặc dù tiểu
sử nhà văn chưa phải là một ñối tượng nghiên cứu ñộc lập nhưng không vì thế mà chúng ta có thể bỏ qua hay xem nhẹ vấn ñề” [2, tr 404] Ở ñây tác giả
ñã nêu lên những ñặc ñiểm cơ bản nhất của phương pháp nghiên cứu tiểu sử nhà văn trong chương trình giảng dạy văn học nước ngoài ở trường phổ thông như giới thiệu khái quát những ñặc ñiểm cơ bản của thời ñại, lựa chọn
tư liệu tiểu sử ñể xây dựng bài giảng.,… “Tiểu sử nhà văn không ñược trình bày thành một phần ñộc lập mà ñược hoà vào quá trình phân tích tác phẩm ;
và ñến lượt mình, tác phẩm không chỉ ñược khảo sát như một thành tựu nghệ thuật mà còn ñược xem xét như một sự kiện trong tiểu sử nhà văn” [2, tr 415]
Bài viết của Nguyễn Phương Mai (Tạp chí Khoa học Giáo dục số 28,
2008) khi nhìn nhận về vấn ñề Giảng dạy tác gia văn học ở trường THPT ñã
phân biệt giữa tác gia văn học và tác giả văn học, ñồng thời ñưa ra những kiến thức cơ bản cần cung cấp cho học sinh khi dạy bài tác gia văn học ở trường phổ thông và phương pháp thực hiện bài dạy tác gia văn học (phương pháp dạy học tích hợp và phương pháp dạy học tích cực)…Hai phương pháp dạy học này ñang ñược phổ biến ở một số trường trung học phổ thông hiện nay, không chỉ áp dụng cho kiến thức văn học sử mà cho cả những kiến thức khác (lí luận văn học, văn học nước ngoài, tiếng Việt,…)
Ngoài ra trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
tiêu biểu như : giáo trình Phương pháp luận dạy văn học, Z Ia Rez (chủ biên), Phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông của V A Nhicônxki
cũng có nhiều ý kiến ñáng chú ý liên quan ñến phương pháp giảng dạy văn
Trang 17học sử ðây là những tài liệu dịch nhưng lại có một vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển phương pháp dạy học văn
Giáo trình của Z Ia Rez hướng dẫn các biện pháp ñể dạy “Phần mở ñầu của việc ñọc tác phẩm” hoặc ñể dạy “Tiểu sử nhà văn”… Rez cho rằng :
“Một trong những nhiệm vụ của việc nghiên cứu tiểu sử nhà văn trong nhà trường là chỉ ra cho ñược người nghệ sĩ ñã ñưa vào tác phẩm của mình những ấn tượng nào về cuộc sống và nghệ thuật và ñưa chúng vào như thế nào” [51, tr.171-172] “Nghiên cứu tiểu sử nhà văn phải gây cho học sinh mối quan tâm ñến nhân cách của nhà văn, ñến những tìm tòi về mặt tư tưởng ñược phản ánh trong sáng tác Tiểu sử và quá trình sáng tác của nhà văn chính là chìa khoá ñể giải quyết những vấn ñề phức tạp của việc phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường” [51, tr.175] Bên cạnh ñó, ông còn nêu ra các hình thức có ý nghĩa phương pháp trong vịêc nghiên cứu tiểu sử nhà văn
(giáo viên phải thường xuyên ñặt các em trước một nhiệm vụ nào ñó cần giải
quyết, tạo ñiều kiện cho học sinh tiếp xúc vói nhà văn, tự mình tranh luận và nói chuyện với ông ta,…)
Trong khi ñó, cuốn Phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông của
V A Nhicônxki nhắc ñến các nguyên tắc và phương pháp giảng văn chương
và giảng dạy lịch sử văn học, tác giả ñề cập riêng một số biện pháp ñể dạy các ñề tài tổng quát (tương tự như dạy giai ñoạn văn học sử)…
Tuy nhiên, vấn ñề khai thác các kiến thức văn học sử ứng dụng vào
phần ñọc – hiểu văn bản cụ thể trong từng khối lớp dường như chưa ñược
nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như các khóa luận, luận văn tốt nghiệp và các bài báo ñề cập, hoặc có ñề cập thì cũng chỉ mang nội dung khái quát, ña phần nghiêng về mặt lí thuyết và có tính luận ñề Nhìn chung,
nó thường làm cơ sở, nền tảng cho người giảng dạy tham khảo, nghiên cứu
ñể góp phần mở rộng nội dung bài giảng của mình
Từ những vấn ñề vừa nêu ở phần trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về kiến thức văn học sử mặc dù ñã chú ý cách ñây rất lâu nhưng về mặt
Trang 18phương pháp giảng dạy chúng còn nhiều hạn chế, ñặc biệt là việc vận dụng khai thác các yếu tố văn học sử trong quá trình ñọc - hiểu văn bản rất hiếm ñược chú ý
Qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi hy vọng những công trình nghiên cứu, giảng dạy văn học sử về sau sẽ ngày càng nhiều và luôn luôn ñược ñổi mới cập nhật, luôn luôn có sự gắn kết trong mối liên hệ biện chứng, bổ sung cho nhau Nghĩa là giữa việc nghiên cứu và giảng dạy văn học sử nói riêng, kiến thức văn học nói chung cần phải ñảm bảo tính liên kết, khoa học và hệ thống
3 Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các kiến thức văn học sử trong quá trình ñọc hiểu văn bản, chú ý khai thác các kiến thức văn học sử ñể phục vụ, minh họa các nhận ñịnh, quan ñiểm, thuật ngữ, khái niệm, ñặc ñiểm,… trong các bài học khái quát ðồng thời, làm sáng tỏ, khắc sâu nội dung kiến thức của những văn bản ñược học
- Góp phần tìm hiểu tác phẩm trong dòng chảy của lịch sử văn học dân tộc, qua ñó, cảm thấy tự hào hơn về lịch sử văn học nước nhà
- Thấy ñược tác dụng và hiệu quả của phương pháp khai thác các kiến thức văn học sử trong quá trình ñọc hiểu các dạng văn bản hiện nay
4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu : SGK Ngữ văn 11; SGV Ngữ văn 11 và các tài liệu tham khảo có liên quan ñến ñề tài
- Nghiên cứu những kiến thức văn học sử trong chương trình sách giáo
khoa Ngữ văn hiện hành
- Nghiên cứu tình hình và ñề xuất giải pháp cải tiến, ñổi mới phương pháp khai thác các yếu tố văn học sử trong ñọc - hiểu văn bản cụ thể ở trường THPT
Trang 195 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tắch, tổng hợp : ựược sử dụng ựể nghiên cứu lịch sử
vấn ựề và phát hiện rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lắ luận thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, tạp chắ, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Lắ luận văn học, Tâm lắ học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học văn,Ầcó liên quan trực tiếp ựến phạm vi ựề tài
- Phương pháp so sánh, ựối chiếu : ựược sử dụng trong quá trình triển khai nội dung ựề tài ; dùng ựể so sánh, ựối chiếu các sự vật - hiện tượng một cách khách quan, ựạt hiệu quả
- Phương pháp ựiều tra, khảo sát : ựược sử dụng ựể thu thập những tư liệu
thực tế về tình hình dạy học văn ựang diễn ra ở trường THPT Dân Lập An đông
và một số trường THPT khác trên ựịa bàn TP Hồ Chắ Minh có liên quan trực tiếp ựến nhiệm vụ nghiên cứu của ựề tài
- Phương pháp thống kê : ựược sử dụng ựể xử lắ các số liệu thu thập trong quá trình khảo sát, bổ sung cho phương pháp phân tắch, tổng hợp nhằm ựạt tới những kết luận chắnh xác, khách quan
- Phương pháp thực nghiệm : dùng thực nghiệm các giáo án ựề xuất ựể kiểm nghiệm khả năng ứng dụng của ựề tài vào quá trình dạy học ựọc hiểu văn bản văn học
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ựề tài nghiên cứu
- Thấy ựược tầm quan trọng của việc khai thác các kiến thức văn học sử trong quá trình dạy ựọc hiểu văn bản cụ thể
- Một số ựề xuất có tắnh ựịnh hướng ựổi mới trong phương pháp khai thác kiến thức văn học sử khi dạy ựọc - hiểu văn bản
- Xây dựng thử nghiệm một số mô hình cho phép khai thác các yếu tố văn học sử một cách hiệu quả nhất
7 Cấu trúc của luận văn
Trang 20Ngoài các phần Mở ựầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần chắnh văn của Luận văn gồm 104 trang, chia làm ba chương
- Chương thứ nhất : Kiến thức văn học sử trong chương trình Ngữ
văn THPT
Nội dung chương một chủ yếu giới thiệu những vấn ựề chung về kiến thức văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT đó là những kiến thức khái quát về vị trắ, vai trò, ựặc ựiểm, cấu tạo của kiến thức văn học sử cũng như các nguyên tắc dạy học văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT Bên cạnh ựó, người viết còn nêu ra hệ thống kiến thức văn học sử cơ bản trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành
Nhìn chung, nội dung chương một chỉ là những vấn ựề mang tắnh chất lắ thuyết nhưng là cơ sở lắ luận ựể chúng tôi vận dụng triển khai trong chương hai một cách rõ ràng, cụ thể hơnẦ
- Chương thứ hai : Phương pháp khai thác các kiến thức văn học sử
trong chương trình Ngữ văn THPT
Nội dung chương hai ựược xác ựịnh là phần cơ bản, trọng tâm nhất của luận văn, chủ yếu ựi sâu vào cách thức khai thác, vận dụng kiến thức văn học sử như thế nào trong quá trình ựọc - hiểu các văn bản cụ thể thật hiệu quả Bên cạnh cách thức khai thác, người viết còn nhận xét tình hình giảng dạy văn học sử nói chung ở trường THPT bấy lâu nay - có khá nhiều vấn ựề ựể chúng ta nhìn nhận lại một cách khách quan và thực tế hơn
Thực chất, nội chung chương hai sẽ minh hoạ cho những lắ thuyết, những quan ựiểm lắ luận mà chương một ựã ựề cập
- Chương thứ ba : Thực nghiệm sư phạm
Là chương mang tắnh chất kiểm nghiệm, ựánh giá tắnh khả thi của ựề tài Trong chương ba có ựưa ra một mô hình giáo án mẫu thuộc văn bản thơ trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2 cho phép khai thác các yếu tố văn học sử một cách hiệu quả nhất Tuy nhiên ựây chỉ là một mô hình thử nghiệm, tuỳ vào mỗi thể loại văn bản ở từng khối lớp mà chúng ta sẽ ựịnh
Trang 21hướng, tổ chức cho học sinh khai thác những kiến thức văn học sử khác nhau Không nhất thiết phải tuân theo những công thức cố ñịnh, sẵn có mà ñòi hỏi phải biết phối hợp giữa tất cả các kiến thức có trong văn bản…
Trang 22
CHƯƠNG 1 - KIẾN THỨC VĂN HỌC SỬ TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN THPT 1.1 Những vấn ựề chung
1.1.1 Vị trắ, vai trò của kiến thức văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT
Kiến thức văn học sử trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT hết sức phong phú, ựa dạng, có khả năng cung cấp cho học sinh một vốn hiểu
biết về lịch sử phát triển văn học dân tộc, bao gồm những tác giả, tác phẩm
tiêu biểu cho từng thời kỳ, giai ựoạn phát triển của nền văn học dân tộc cùng với các ựề tài, thể loại, ngôn ngữ, quan ựiểm sáng tác,Ầ
Trong chương trình, học sinh chỉ ựược học trực tiếp một số tác giả tiêu biểu, chọn lọc Nhưng qua sự hướng dẫn của giáo viên, qua bài giảng, sách vở, giáo trình, các em sẽ làm quen với hàng trăm tên tuổi nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong và ngoài nước Vốn tri thức văn học này là hành trang cơ bản, tối thiểu cần thiết cho ựời sống văn hoá một công dân
Từ những sự kiện, hiện tượng văn học sử cụ thể trong từng thời kỳ giai ựoạn khác nhau, học sinh sẽ ý thức ựược sự phát triển không ngừng vươn lên của nền văn học dân tộc, sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt và sự giàu ựẹp của nền văn hoá giàu truyền thống yêu nước, tinh thần nhân văn cao cả trong mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam
Cũng qua các kiến thức văn học sử ựược học ở trường, học sinh sẽ cảm
nhận và ý thức ựược những ựóng góp quý giá của dân tộc vào kho tàng văn học
chung của nhân loại Các em sẽ cảm thấy tự hào hơn về nền văn học nước nhà với bản sắc hết sức ựặc trưng, riêng biệt của nó đó là kết quả của quá trình ựấu tranh, phát triển và tiếp thu có chọn lọc mọi thành tựu của nền văn hoá nhân
Trang 23Bên cạnh ñó, văn học sử còn góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh Văn học là một dòng chảy không ngừng, là tấm gương phản chiếu ñời
sống muôn màu muôn vẻ Nó là sự kết tinh, kế thừa những giá trị tinh thần quý báu có từ ngàn ñời Chính vì vậy, giờ dạy văn không thể là những giờ dạy khô khan, nhàm chán, mà là những giờ học giúp các em cảm thấy yêu hơn tiếng mẹ
ñẻ, tự hào hơn về những truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha ñể tiếp bước làm giàu thêm di sản văn hoá dân tộc, ñưa xã hội tiến lên và hướng tới hội nhập quốc tế
Văn học nâng cao phẩm giá dân tộc và phẩm giá con người Muốn biết
dân tộc ñó phát triển, trưởng thành như thế nào, ta không chỉ dựa vào nền kinh
tế, văn hóa, chính trị, xã hội ñể ñánh giá mà phải dựa vào những giá trị tinh thần
vô giá có ñược của dân tộc ñó
Trong dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân ñạo như hai truyền thống gắn chặt với nhau, ñã trở thành tư tưởng - nghệ thuật bao trùm Dạy văn học sử Việt Nam ở trường phổ thông không thể không ñặt lên hàng ñầu nhiệm vụ giáo dục Chúng ta phải ý thức thường xuyên cho học sinh lòng yêu nước và lòng nhân ái – hai nét cốt lõi và gắn chặt với nhau của tâm hồn, tình cảm Việt Nam
Kiến thức văn học sử ở trường phổ thông còn có khả năng rèn luyện tư
duy logic và tư duy hình tượng cho học sinh Tư duy logic và tư duy hình tượng
rất cần thiết cho việc tiếp nhận tri thức văn chương, ñặc biệt ñối với tri thức văn học sử nói riêng Trong các tiết học của từng kiểu bài văn học sử, học sinh sẽ ñược rèn luyện các kỹ năng như : phân tích, tổng hợp, cụ thể hoá, khái quát hoá, ghi nhớ, suy luận, ñối chiếu, so sánh, hệ thống hoá, trích dẫn, minh hoạ,… ñể từ
ñó, vận dụng vào quá trình ñọc – hiểu các dạng văn bản Ngoài ra, giờ học lịch
sử văn chương trong nhà trường còn hình thành ở học sinh thói quen tự nghiên cứu và “làm việc với sách giáo khoa” như : xác ñịnh các luận ñiểm chính của bài học, hệ thống hoá các luận cứ, luận chứng, các thuật ngữ, phạm trù, ñịnh nghĩa,
Trang 24khái niệm cơ bản của bài học, nhận biết mối liên hệ trước sau và tầm quan trọng của bài học
Hầu như các kỹ năng trên hiện rất ít giáo viên quan tâm khi dạy các kiểu bài văn học sử Chúng ta phải tập cho các em tìm hiểu các sự kiện của thời ñại, phân loại các sự kiện ñó, ñể mà rút ra các nhận ñịnh về thời ñại làm cơ sở cho việc phân tích văn học Ngược lại, yêu cầu các em dẫn chứng về mặt nhận ñịnh văn học sử là tập cho các em kỹ năng cụ thể hoá Từ các chi tiết ñược phân tích
về mặt tác phẩm, ta cũng có thể dùng phần khái quát hoá làm nhận ñịnh chung
về tác phẩm cho học sinh…Ví dụ :
- Vì sao văn học trung ñại từ thế kỷ XVIII ñến hết thế kỷ XIX xuất hiện trào lưu nhân ñạo chủ nghĩa? Hãy chỉ ra những biểu hiện phong phú, ña dạng của nội dung nhân ñạo trong giai ñoạn này?
- Vì sao văn học hiện ñại từ ñầu thế kỷ XX ñến Cách mạng tháng Tám
1945 lại diễn ra quá trình hiện ñại hóa? và xuất hiện nhiều trào lưu, xu hướng văn học (lãng mạn, hiện thực)?
Ngoài ra, kiến thức văn học sử trong chương trình góp phần giúp học
sinh hình thành quan ñiểm và phương pháp phân tích, ñánh giá các hiện tượng
văn học một cách khoa học
Bất kỳ một vấn ñề nào, khi ñánh giá, phân tích phải ñặt chúng trong mối quan hệ biện chứng của nó ðể ñánh giá một thời kỳ, giai ñoạn văn học nhất thiết phải ñặt nó trong hoàn cảnh, môi trường ñã sản sinh ra nó Chẳng hạn, khi nói về tác giả, không chỉ nói ñến cuộc ñời, sự nghiệp, quan ñiểm một cách chung chung mà ñiều quan trọng hơn là phải biết phân tích chúng như một tổng thể về ñề tài, chủ ñề, thi pháp, ngôn ngữ, phong cách,… và tác dụng của nó ñối với xã hội ñương thời như thế nào, có ý nghĩa giáo dục ra sao? Cần phân tích sao cho nhà văn ấy thật sự nổi bật, tiêu biểu về cá tính, phong cách, sự nghiệp sáng
Trang 25Cũng như khi phân tích tác phẩm, ñòi hỏi trước hết là tìm hiểu nguồn gốc, mục ñích, quan ñiểm, hoàn cảnh sáng tác Sau ñó mới ñi vào việc phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Cuối cùng là ñánh giá tác dụng của
nó ñối với xã hội ñương thời và hiện nay như thế nào
Phân tích, ñánh giá các hiện tượng văn học sử ñòi hỏi không chỉ có cái nhìn lịch ñại, mà cần có cái nhìn ñồng ñại, gắn liền lịch sử văn chương dân tộc với lịch sử văn chương thế giới, làm cho học sinh nâng cao tầm hiểu biết của mình
Nhìn chung, kiến thức văn học sử trong chương trình THPT có vị trí và vai trò hết sức quan trọng Các kiến thức văn học ñó không chỉ gói gọn dăm ba câu chữ trong sách hay vài dòng, vài trang mà chúng là những kiến thức mang tính hệ thống, xuyên suốt cả một quá trình lịch sử lâu dài, không ngừng kế thừa, phát huy và chọn lọc Chính vì vậy, người giáo viên ñứng lớp phải luôn trao dồi, cập nhật ñầy ñủ những kiến thức văn học sử ñể kịp thời ñưa ñến những thông tin cần thiết, bổ ích cho học sinh
1.1.2 ðặc ñiểm của kiến thức văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT
Kiến thức văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT là những kiến
thức có tính giao thoa giữa khoa học và nghệ thuật, có quan hệ tương tác ở
nhiều bình diện và là những kiến thức bao hàm, nhiều cấp ñộ, vận ñộng trong dòng chảy tiến bộ của văn học
Khái niệm giao thoa ñược hiểu là trong kiến thức khoa học có yếu tố
nghệ thuật, trong tư duy lí luận có tư duy nghệ thuật, trong cảm nhận lí tính có cảm tính Các yếu tố này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau ñể tạo nên hiệu quả thẩm mĩ khi tiếp nhận
Nói ñến tri thức mang tính khoa học là nói ñến hệ thống các ñịnh nghĩa, khái niệm, nhận ñịnh văn học sử về giai ñoạn, thời kỳ, thể loại, tác gia, tác
Trang 26phẩm, có khi bao gồm cả tri thức lịch sử, ựịa lý, văn hoá, xã hội, nghệ
thuật,ẦBài Khái quát văn học Việt Nam từ ựầu thế kỷ XX ựến Cách mạng tháng
Tám năm 1945 Ờ SGK Ngữ văn 11, tập 1 ựã ựưa ra hàng loạt các khái niệm,
thuật ngữ mà giai ựoạn văn học trước chưa từng xuất hiện như hiện ựại hoá văn
học, cách mạng hóa văn học, văn học giao thời, văn học công khai, văn học không công khai, văn học lãng mạn, văn học hiện thực, phong trào Thơ mới, Ầ
Chắnh những thuật ngữ vừa nêu ựã thể hiện tắnh văn học sử rất rõ, bởi
nó chỉ có thể xuất hiện ở giai ựoạn này mà không thể xuất hiện ở những giai
ựoạn khác Vắ như khái niệm hiện ựại hoá chỉ có thể xuất hiện trong giai ựoạn
ựầu thế kỷ XX ựến 1945 là do bối cảnh lịch sử Từ ựầu thế kỷ XX, văn hoá Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt ựầu
mở rộng tiếp xúc với văn hoá phương Tây mà chủ yếu là văn hoá Pháp Luồng văn hoá mới thông qua tầng lớp trắ thức Tây học ngày càng thấm sâu vào ý thức
và tâm hồn người cầm bút cũng như người ựọc sách đến ựầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ ựã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực tạo ựiều kiện thuận lợi cho dân chúng tiếp xúc,ẦNhững nhân tố vừa nêu ựã tạo ựiều kiện cho
nền văn học Việt Nam ựổi mới, phát triển theo hướng hiện ựại hoá và có thể hội
nhập với nền văn học hiện ựại thế giớiẦ
Nói ựến tri thức mang tắnh nghệ thuật là nói ựến nghệ thuật minh họa cho văn học sử bằng tác phẩm Chẳng hạn, ựể nói về Ộcái tôiỢ cá nhân trong giai ựoạn văn học 1930 Ờ 1945, chương trình SGK Ngữ văn 11, tập 2 dẫn ra một số
tác phẩm thuộc thể loại thơ tiêu biểu như : Hầu Trời (Tản đà), Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử),ẦỘCái tôiỢ cá
nhân thời kỳ này thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ ở bộ phận thanh niên trắ thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm Chắnh Ộcái tôiỢ cá nhân này là một trong những ựộng lực tạo nên sự phát triển với một tốc ựộ hết sức nhanh chóng và những thành tựu rực rỡ của văn học Việt Nam nửa ựầu thế kỷ XX theo hướng hiện ựại hoáẦ
Trang 27Dạy văn học sử không chỉ suy lắ mà ựòi hỏi có cả sự cảm thụ nghệ thuật một cách toàn diện, phải toát lên ựược cái ỘhồnỢ của tác phẩm, phải tạo sự rung ựộng ở học sinh Có như vậy mới ựảm bảo tắnh ựặc trưng của môn học thiên về nghệ thuật hơn các môn khoa học xã hội khác
Khái niệm tắnh hệ thống ựa chiều của kiến thức văn học sử ựược thể hiện
ở mối quan hệ tương tác nhiều bình diện
Ở phương diện lịch ựại, chú ý sự phát triển theo thời gian của các sự vật, hiện tượng, chú ý ựến ựộng lực vận ựộng của quá trình, các niên ựại của hiện tượng, tắnh chất biên niên của sự phát triển, tắnh kế thừa và cách tân của lịch sử văn học
Ở phương diện ựồng ựại, ựó là mối quan hệ với các hiện tượng kinh tế, văn hoá, xã hội trong cùng thời gian và cả với các hiện tượng văn học sử của các nước khác cũng trong cùng thời gian ựó Ngoài ra, ựó còn là mối quan hệ tương quan của các hiện tượng văn học khác nhau trong cùng thời ựiểm, kể cả hiện tượng ý thức xã hội Xã hội chi phối văn học và văn học có tác ựộng trở lại ựối với xã hội Tuy nhiên, không phải xã hội nào thì có nền văn học ấy, nghĩa là
có sự phát triển không tương xứng Chẳng hạn xã hội Việt Nam trong giai ựoạn thế kỷ XVIII, XIX với chế ựộ phong kiến suy tàn, thối nát, kinh tế trì trệ nhưng văn học thời kỳ này lại phát triển vượt bật với sự xuất hiện nhiều gương mặt nhà văn, nhà thơ nổi tiếng : Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn đình Chiểu,ẦCó thể xem, giai ựoạn văn học thế kỷ này là một giai ựoạn văn học phát triển Ộhoàng kimỢ trong dòng chảy tiến bộ chung của nền văn học trung ựại Ờ kéo dài ngót mười thế kỷ
Về phương diện ựồng ựại, ngoài mối quan hệ với các tác gia, tác giả, và mối quan hệ giữa các tác phẩm văn học cùng thời, còn có mối quan hệ giữa tác phẩm văn học trong nước với các tác phẩm văn học nước ngoài Vì thế, khi học
Trang 28sử thi Vệt Nam ta cần so sánh, ñối chiếu với sử thi Ấn ðộ Dạy thần thoại Việt Nam cũng cần so sánh với thần thoại Hy Lạp,…
Bên cạnh tính giao thoa, tính hệ thống ña chiều, kiến thức văn học sử còn thể hiện tính bao hàm (tích hợp) và cấp ñộ Tri thức văn học sử ở trường phổ
thông nhìn chung, có 3 cấp ñộ : Khái quát các giai ñoạn các tác gia tiêu biểu
các tác phẩm tiêu biểu
Chương trình trước ñây, mối quan hệ giữa kiến thức khái quát và cụ thể phần lớn ñược xây dựng thành mô hình 1 với nhiều cấp ñộ : cấp ñộ khái quát toàn bộ - cấp ñộ khái quát thời kỳ - cấp ñộ khái quát thể loại (hoặc xu hướng, giai ñoạn, chặng ñường nhỏ) - cấp ñộ khái quát tác giả - cấp ñộ khái quát tác phẩm - cấp ñộ ñoạn trích
ðối với chương trình Ngữ văn ñược cải cách, kiến thức khái quát và cụ thể ñược rút ngắn thành mô hình 2 : khái quát giai ñoạn – khái quát tác giả - khái quát tác phẩm Ví dụ: Giai ñoạn văn học XX – 1945 – tác giả Nam Cao –
tác phẩm Chí Phèo,…
Phổ biến nhất là mô hình 3 : khái quát giai ñoạn – các tác phẩm (ñoạn
trích) Ví dụ: Giai ñoạn văn học XX - 1945 với một số tác phẩm tiêu biểu : Hai
ñứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của một tang gia (trích Số ñỏ), Chí Phèo,…
Rõ ràng, mô hình trong chương trình trước ñây mặc dù cụ thể, chi tiết nhưng do nhiều cấp ñộ khá phức tạp, học sinh khó hình dung, khó nắm bắt các vấn ñề Có lẽ, mô hình 2, 3 hợp lí hơn khi giảm ñi những cấp ñộ không cần thiết
“Nghiên cứu tính sư phạm của kiến thức văn học sử về mặt cấp ñộ, ta còn thấy văn học sử ở cấp ñộ trung học cơ sở khác với cấp ñộ trung học phổ thông
Ở cấp ñộ trung học cơ sở, ñó là ñi từ cụ thể ñến khái quát thấp Ở cấp ñộ trung
Trang 29học phổ thông, khái quát thấp ñược nâng lên khái quát cao rồi lại ñi ñến cụ thể” [32, tr.20]
ðối với các lớp phổ thông cơ sở, do chương trình giảng dạy chưa ñặt ra các yêu cầu về những kiến thức lịch sử, lí luận văn học, cũng như chưa ñòi hỏi học sinh phải phân tích, vận dụng các kiến thức ấy vào quá trình ñọc hiểu một cách ñầy ñủ và phức tạp nên mức ñộ nghiên cứu ở mức khái quát thấp Còn ñối với các lớp, nhất là các lớp cuối cấp phổ thông trung học, do yêu cầu ñặt ra là : học sinh phải ñược trang bị những kiến thức cơ bản về lí luận và lịch sử văn học, phải có những hiểu biết nhất ñịnh về tác giả, tác phẩm, thể loại, thời kỳ văn học, phải hình thành ñược thế giới quan, nhân sinh quan và xác ñịnh ñược vị trí của mình trong xã hội,…vấn ñề nghiên cứu, vận dụng những kiến thức văn học
sử sẽ mang cấp ñộ khái quát cao, chứa ñựng dung lượng lớn hơn và mang tính chất hoàn chỉnh hơn
Kiến thức văn học sử còn là kiến thức mang tính tích hợp Bởi lẽ, thông
qua ñó, chúng ta có thể kết hợp dạy lí luận văn học “Văn học sử là trữ liệu cho những khái quát lí luận văn học Còn những khái niệm lí luận văn học là những kiến thức văn học sử ñã ñựơc nâng lên tầm khái quát hoá cao hơn, lí luận văn học trở lại ñịnh hướng cho văn học sử” [28, tr.222] Tính chất này ñòi hỏi từng bài dạy văn học sử phải hướng ñến những khái quát nhỏ về lí luận văn học ñược phân phối trong từng bài trên cơ sở các mục tiêu lí luận văn học ñã quy ñịnh trong chương trình Trong chương trình ñổi mới lần này, các kiến thức lí luận văn học ñược hình thành rải rác qua từng văn bản cụ thể Trước ñó, kiến thức này ñược khái quát cao hơn qua các giờ lí luận văn học dành riêng ñược phân phối ở cuối năm học
Những thuật ngữ, khái niệm văn học như : bi kịch, thể loại, ngôn ngữ, ñề
tài,…ñứng ở một góc ñộ nào ñó là thuộc lĩnh vực lí luận nhưng xét trong tiến
trình phát triển của lịch sử văn học thì chúng lại thể hiện tính văn học sử rất rõ
nét Có những thể loại từng xuất hiện trong giai ñoạn văn học trung ñại : hịch,
Trang 30cáo, chiếu, biểu,Ầnhưng ựến giai ựoạn văn học hiện ựại hầu như không ựược
vận dụng và ựến nay không còn nữa mà thay vào ựó là những thể loại khác
Cùng là nội dung kêu gọi kháng chiến cứu quốc nhưng Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến của Hồ Chắ Minh sẽ khác với lời kêu gọi trong Hịch tướng sĩ của
Trần Quốc Tuấn Cùng là thể kắ nhưng Thượng kinh kắ sự của Lê Hữu Trác khác với Kắ sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Vũ trung tuỳ bút của Phạm
đình Hổ khác với tuỳ bút của Nguyễn TuânẦ
Lắ luận vừa là công cụ giúp cho giáo viên phân tắch văn học sử, vừa là mục ựắch cần ựạt của bài dạy văn học sử Lắ luận văn học ựược vận dụng ựồng thời cũng là ựắch khái quát về mặt lắ luận văn học của bài văn học sử Không nắm vững tác phẩm ở mức ựộ chỉnh thể hoặc ở mức ựộ phân tắch thì không thể khắc sâu các nhận ựịnh văn học sử đồng thời, các kết luận văn học sử thường
là các chủ ựề làm văn nghị luận văn học Trong quá trình ựó, các em sẽ ựược rèn luyện cách dùng từ, ựặt câu, dựng ựoạn,Ầ
Tắnh chất tắch hợp của văn học sử còn thể hiện thông qua mối quan hệ mật thiết với tiếng Việt Quan hệ mật thiết giữa môn văn học và môn tiếng Việt cần ựược thể hiện trong việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh THPT Quan hệ giữa văn học sử và tiếng Việt là quan hệ hỗ trợ, bổ sung : khi tìm hiểu phân tắch một tác phẩm sự ựóng góp của một xu hướng, bộ phận văn học không thể không nói ựến sự ựóng góp của nó vào sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc, sự ra ựời và phát triển của các ựề tài và loại thể Chẳng hạn, xu hướng văn học lãng mạn giai ựoạn 30 Ờ 45 thường tìm ựến các ựề tài về tình yêu, về thiên nhiên và quá khứ, thể hiện khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thường, chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, những tương phản gay gắt trong tâm hồn con người,Ầ
Tắnh chất tắch hợp giúp cho việc dạy học văn học sử có ý nghĩa quan trọng trong việc dạy học văn nói chung Dạy văn học sử quán triệt tắnh tắch hợp
Trang 31Giới văn học sử Trung Quốc cũng ñều thống nhất nêu cao khẩu hiệu “sử luận kết hợp” Theo giáo sư Phương Lựu, cụ thể là “Dĩ luận ñái sử” (lấy lí luận ñể dẫn dắt lịch sử), “Luận tòng sử xuất” ( lí luận toát ra từ lịch sử)…
Ngoài ra kiến thức văn học sử trong chương trình còn thể hiện tính liên
cấp Văn học sử ở cấp THPT với văn học sử ở cấp THCS là mối quan hệ vừa
ñồng tâm vừa ñường thẳng Quan hệ ñồng tâm là tiếp tục khẳng ñịnh lại giá trị các tri thức cơ bản về văn học sử ở cấp cơ sở vừa nâng cao mở rộng và hệ thống hoá lại, nâng cao về tính khái quát, mở rộng về diện hiểu biết,…Quan hệ ñường thẳng là nó cần phải cung cấp thêm các tri thức cơ bản mới, nằm trong các cấu trúc mới mà học sinh cấp THCS chưa ñược học
Ví dụ : Ở cấp THCS, sau khi học xong về văn học dân gian, học sinh ñã biết các ñặc ñiểm của văn học dân gian (tính truyền miệng, tính diễn xướng, tính
dị bản) và một số thể loại (ca dao, tục ngữ, thần thoại, truyền thuyết,…) Sang cấp THPT - cụ thể lớp 10, nhiệm vụ dạy văn học sử ở bài này phải là :
- Khẳng ñịnh lại bản chất xã hội và các ñặc trưng của văn học dân gian, thể loại
- Mở rộng sự hiểu biết về văn học dân gian của các dân tộc trong cộng ñồng Việt Nam
- Nâng cao tính khái quát về ñặc trưng : Văn học dân gian còn là loại văn học nghệ thuật tổng hợp, ñồng thời còn là loại nghệ thuật ngôn từ, là những sáng tác tập thể của nhân dân,…
- Hệ thống hoá kiến thức : ðặc trưng kết cấu, thể loại, vai trò và giá trị trong nền văn học, kỹ năng và cách tiếp cận một tác phẩm văn học dân gian,…
Nhìn chung ñặc ñiểm chương trình văn học sử ở THPT khá ña dạng Có ý thức ñược ñặc ñiểm của chương trình, giáo viên mới có kế hoạch chủ ñộng trong từng tiết học…
Trang 321.1.3 Mục tiêu, nội dung của kiến thức văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT
Bộ SGK Ngữ văn THPT hiện hành ñược “xây dựng như một chỉnh thể văn hoá mở trong nhiều quan hệ ” [34, tr.4] Theo tinh thần ñổi mới của chương trình giáo dục phổ thông “hệ thống tri thức văn học ñược cấu trúc một cách hợp lí trên các phương diện lịch sử và loại thể Trình tự lịch sử văn học dân tộc vẫn ñược chú ý trong sự ñối sánh với văn học nước ngoài Song tiêu chí loại thể ñược chú trọng hơn so với chương trình cũ” [34, tr.4] Tiếp tục quan tâm ñến
sự phát triển của loại thể, SGV Ngữ văn 11 có bổ sung thêm: “…Khi tiếp cận các văn bản văn học, chúng ta tiếp tục quan tâm ñến sự phát triển của loại thể Nhưng không nên chỉ chú trong loại thể mà coi nhẹ phát triển về lịch sử Ở THPT cần cung cấp cho học sinh những tri thức khái quát và hệ thống về văn học Kiến thức có tính lịch sử rất cần thiết cho sự hình thành thói quen và khả năng tư duy tổng hợp ở học sinh Mỗi văn bản ñược nhìn từ góc ñộ loại thể lại cần ñược ñặt vào hệ thống lịch sử…” [35, tr.4]
Rõ ràng, cấu trúc chương trình cải cách lần này có sự thay ñổi, lịch sử văn học không còn là cơ sở ñộc tôn Vì vậy chúng ta cần phải khai thác các kiến thức văn học sử một cách hệ thống, khoa học, cụ thể trong quá trình ñọc hiểu văn bản ñể bù ñắp cho sự không ñộc tôn ñó Những kiến thức trong bài khái quát
về thời kỳ, giai ñoạn, tác gia, tác phẩm là tiền ñề tạo cơ sở cho việc ñọc hiểu các văn bản Ngược lại, khi ñọc hiểu các văn bản trên tinh thần khắc sâu các kiến thức văn học sử sẽ góp phần làm sáng tỏ các nhận ñịnh, luận ñiểm…
Mặc dù, chương trình cải cách lần này không xem nhẹ tri thức văn học
sử, nhưng so với chương trình cải cách lần trước (Văn học chỉnh lí hợp nhất 2000) thì nó có phần “giảm tải” hơn “Chương trình Ngữ văn THPT hướng chủ yếu vào ñọc văn chứ không phải văn học sử, tri thức văn học sử chủ yếu chỉ giúp
cho ñọc văn có căn cứ về ngữ cảnh lịch sử” [34, tr.9]
Trang 33- Kiến thức khái quát và kiến thức cụ thể trong chương trình văn học sử THPT :
Số tiết khái quát về thời kỳ, giai ựoạn văn học, về tác giả, tác phẩm so với chương trình trước giảm ựi ựáng kể Cụ thể, lớp 11 chỉ còn 2 tác gia : Nam Cao, Nguyễn đình Chiểu (bớt ựi Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu)ẦTuy nhiên, phần tri thức về các tác gia có phần cô ựọng, ngắn gọn hơn - hầu như không có bài học riêng về tác gia mà chúng là một phần của tác phẩm Vắ dụ học tác gia Nam Cao
gộp chung với giảng dạy tác phẩm Chắ PhèoẦ
Các bài khái quát về tác phẩm (giới thiệu tác phẩm) cũng giới hạn Vắ dụ,
trước ựây, SGK Văn học lớp 11 có giới thiệu tác phẩm Lục Vân Tiên của
Nguyễn đình Chiểu, SGK Ngữ văn hiện nay không có, các em chỉ tiếp xúc với
một trắch ựoạn ngắn (Lẽ ghét thương)ẦSố tác giả và số lượng tác phẩm văn học
nước ngoài thay ựổi, ựược chọn cũng không nhiều Số tiết dành cho văn học nước ngoài (lớp 11 chỉ có 10 tiết)Ầ
- Kiến thức văn học sử ựược phân kỳ theo những giai ựoạn lớn, mang nhiều ý nghĩa lịch sử văn học:
Chương trình Ngữ văn THPT hiện hành quan niệm : lịch sử chắnh trị và lịch sử văn học có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không nên ựồng nhất hai vấn ựề ựó ỘNên chú ý nêu lên những ựặc ựiểm về quan hệ giữa ngôn ngữ với dân tộc, về tư tưởng nghệ thuật, về phong cách, về thi pháp,Ầmang tắnh chất thời ựại và cá nhân ở mỗi thời kỳ, khiến cho thời kỳ trước ựược phân biệt với thời kỳ sauỢ [28, tr.216] Theo ựó, văn học sử Việt Nam ựược chia thành hai dòng : văn học dân gian và văn học viết Văn học viết ựược chia thành ba thời
kỳ lớn, ựó là:
Văn học từ thế kỷ X ựến hết thế kỷ XIX
Văn học từ ựầu thế kỷ XX ựến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trang 34Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ñến hết thế kỷ XX
Văn học từ thế kỷ X ñến hết thế kỷ XIX ñược gọi là “văn học trung ñại” Hai thời kỳ tiếp theo, tuy mỗi thời kỳ có một số ñặc ñiểm riêng, song ñều nằm trong xu hướng hiện ñại hoá chung nên ñược gọi là “văn học hiện ñại”
Cũng phải nói là sự phân loại trên có tính tương ñối, nhất là ở bước chuyển tiếp từ văn học trung ñại sang văn học hiện ñại, trên thực tế có giai ñoạn giao thời khoảng ba mươi năm ñầu thế kỷ XX Trong giai ñoạn ñó cái cũ và cái mới giao tranh, nhưng xu thế chung là cái mới thắng lợi Do vậy, có thể coi giai ñoạn giao thời này thuộc về văn học hiện ñại
Sự phân kỳ ở ñây ñã kết hợp ñược căn cứ xã hội của văn học và các quy luật phát triển nội tại của văn hóa Văn học từ 1945 trở về sau rõ ràng là nền văn học hoàn toàn mới, nền văn học ñặt dưới sự lãnh ñạo của ðảng, phục vụ cho cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Lịch sử văn học ở ñây gần như trùng khít hoàn toàn với chế ñộ chính trị xã hội, với nhu cầu thẩm mĩ của quần chúng, với những biến ñổi trong quan ñiển nghệ thuật cũng như hoạt ñộng sáng tác
- Phân kỳ văn học sử chú ý ñến thể loại trong từng thời kỳ văn học
Chương trình và SGK Ngữ văn ñược cải cách lần này không chỉ tuyển chọn những áng văn chương nghệ thuật mà còn có thêm những bản văn nhật dụng, nghị luận xã hội,…ðây là một khuynh hướng xây dựng chương trình Ngữ văn hiện nay của nhiều nước tiên tiến Có nước còn ñặt vấn ñề tuyển chọn cả những văn bản truyền hình, báo chí hằng ngày (dĩ nhiên mức ñộ như thế nào vẫn
là chuyện cần bàn thêm) Tri thức văn học không phải là những tri thức lý thuyết biệt lập mà gắn bó một cách tuần tự, có hệ thống với tiếng Việt và kĩ năng làm văn Hạn chế của chương trình cũ chỉ quan tâm ñến khối lượng thông tin văn học mà ít quan tâm ñến hệ thống kỹ năng cần hình thành cho học sinh sau ba năm học phổ thông Chương trình lần này ñã coi trọng hai kỹ năng ðọc và Làm
Trang 35cho học sinh Những phần ñồng tâm ñã học ở THCS ñược cân nhắc kĩ ñể không trùng lặp mà còn liền mạch theo một hệ thống hoàn chỉnh
1.1.4 Nguyên tắc dạy học văn học sử trong chương trình Ngữ văn THPT
Bất kỳ một môn học nào cũng cần có nguyên tắc dạy học ñặc trưng của môn học ấy Dạy học bộ môn Văn ngoài các nguyên tắc dạy học chung cũng cần
có những nguyên tắc của nó : phải gắn với ñời sống, phải biết phát huy vai trò chủ thể của học sinh, phải chú ý ñến mối liên hệ giữa các phân môn khác,…Trên
cơ sở ñó, dạy học kiến thức văn học sử có những nguyên tắc nhất ñịnh sau:
1.1.4.1 Dạy học văn học sử phải giúp học sinh nhận biết ñược quá
trình lịch sử phát triển văn học dân tộc
ðây là một trong những nguyên tắc ñặc trưng, không thể bỏ qua trong quá trình dạy học các kiến thức văn học sử, nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta phân biệt ñược với việc dạy lí luận văn học và tác phẩm văn học
Muốn học sinh nắm vững nguyên tắc này, ñòi hỏi phải biết liên kết các
sự kiện, hiện tượng trong hệ thống, ñồng thời phải biết kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc ñồng ñại thường ñược vận dụng khi phân tích tình hình văn học giai ñoạn, sự nghiệp nhà văn, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Ví dụ : Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử, văn hoá, xã hội của ñất nước Trong hơn mười thế kỷ phát triển, văn học Việt Nam không ngừng kế thừa, tiếp thu những tinh hoa của văn học nhân loại và ñạt ñược thành tựu to lớn với những tác gia có tên tuổi như Nguyễn Trãi, Nguyễn
Du, Hồ Chí minh,…
Từ văn học trung ñại (thế kỷ X ñến thế kỷ XIX) sang văn học hiện ñại
(ñầu thế kỷ XX ñến nay) có sự ñổi mới ñáng kể Ví dụ : Về tác giả : xuất hiện
ñội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề
nghiệp Về thể loại : thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói,…dần dần thay
Trang 36thế hệ thống thể loại cũ, tuy một vài thể loại cũ của văn học trung ựại vẫn còn
tồn tại, song không còn ựóng vai trò chủ ựạo Về thi pháp : hệ thống thi pháp
mới thay thế hệ thống thi pháp cũ Lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã của văn học trung ựại không còn phù hợp; lối viết hiện thực, ựề cao cá tắnh sáng tạo, ựề cao
Ộcái tôiỢ cá nhân dần ựược khẳng ựịnh Tiêu biểu lối viết này có Tản đà, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử và hàng loạt các nhà văn nhà thơ khácẦ
1.1.4.2 Dạy học văn học sử phải kết hợp thường xuyên việc rèn luyện
các năng lực, kỹ năng, thao tác cho học sinh
đó là sự giải thắch, phân tắch, tổng hợp, so sánh, ựánh giá, ựối chiếu,Ầkhi tiếp nhận các kiến thức văn học sử Thực hiện nguyên tắc này có tác dụng rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, giúp các em biết cách tiếp nhận luận ựiểm của văn học sử và hiểu bài, nhớ bài một cách có hệ thống Vắ dụ :
Sau khi học xong giai ựoạn văn học từ ựầu thế kỷ XX ựến năm 1945, chúng ta có thể yêu cầu học sinh ựánh giá lại giai ựoạn văn học này có ựặc ựiểm
gì mới và nổi bật so với giai ựoạn trước ựó ? (rèn kỹ năng so sánh, ựánh giá)
Hoặc cũng có thể ựặt những câu hỏi : Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam
30 năm ựầu thế kỷ XX (từ 1900 ựế 1930) là văn học giai ựoạn giao thời ? (rèn
kỹ năng giải thắch, phân tắch vấn ựề)
1.1.4.3 Dạy học văn học sử phải biết kết hợp với các tri thức văn học
Trang 37niệm văn học sử và ngược lại kiến thức văn học sử sẽ khắc sâu sự nhận thức lắ luận
Vắ dụ : Dùng kiến thức lắ luận, sự hiểu biết về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm ựể có thể phân tắch một tác phẩm văn học cụ thể trong chương trình Tiêu biểu là, khi phân tắch các tác phẩm của Nam Cao, luôn hiện rõ giá trị nhân ựạo và hiện thực ; tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nổi bật giá trị hiện thực ; tác phẩm của Thạch Lam thiên về xu hương lãng mạn có pha lẫn chất hiện thực,Ầ
Các luận ựiểm, các tổng kết văn học sử thường là các ựề tài ứng dụng văn
học sử trong tập làm vănẦChẳng hạn : Tìm hiểu về chủ nghĩa yêu nước, chủ
nghĩa nhân ựạo ựược thể hện thông qua một số tác phẩm ựược họcẦ
1.1.4.4 Dạy học văn học sử phải ựạt ựược yêu cầu giáo dục truyền
thống văn học và truyền thống dân tộc
Truyền thống văn học Việt Nam nổi bật hai chủ ựề : yêu nước và nhân
ựạo gắn chặt với nhau qua từng thời kỳ lịch sử với truyền thống ựấu tranh dựng
nước và giữ nước của nhân dân ta Dạy văn học sử theo ựúng yêu cầu tiếp nhận, ựúng nguyên tắc sẽ mang lại hiệu quả giáo dục ở học sinh Cần tận dụng quá trình văn học từ thế kỷ X ựến thế kỷ XV ựể giảng dạy truyền thống yêu nước chống phong kiến xâm lược Văn học từ sau thế kỷ XV ựến ựầu thế kỷ XIX là
cơ sở giáo dục truyền thống nhân văn Văn hoc từ ựầu thế kỷ XX ựến 1945 phát huy truyền thống nhân văn trong văn học đành rằng tư tư tưởng yêu nước và nhân văn ở mỗi giai ựoạn không tách rời nhau
Dạy văn học sử biết kết hợp các nguyên tắc trên sẽ giúp các em hiểu sâu hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩmẦ
Trang 381.2 Hệ thống kiến thức văn học sử cơ bản trong chương trình Ngữ văn THPT (kiểu bài văn học sử)
Kiến thức văn học sử trong chương trình THPTlà những kiến thức ựược sắp xếp có hệ thống và chọn lọc đó là kiến thức chung về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, kiến thức về các thời kỳ, giai ựoạn văn học, kiến thức về các tác gia, tác giả văn học, kiến thức về các tác phẩm văn học và kiến thức về thể loại văn họcẦ
1.2.1 Kiến thức chung về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam
- Kiến thức chung về lịch sử phát triển của văn học Việt Nam trong chương trình THPT là những kiến thức văn học sử mang tắnh khái quát cao nhất đó là các kiến thức khái quát về : các bộ phận hợp thành, quá trình phát triển, con người Việt Nam qua văn học Trước ựây, phần con người Việt Nam qua văn học ựược thay bằng phần ựặc ựiểm lịch sử của sự phát triển
Văn học Việt Nam có hai bộ phận hợp thành : văn học dân gian và văn
học viết Trong bộ phận văn học viết có hai thời kỳ văn học lớn : văn học trung ựại và văn học hiện ựại
Kiến thức này ựã ựưa ra nhiều luận ựiểm khái quát: ỘVăn học Việt Nam
là sản phẩm tinh thần của tất cả các dân tộc cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đó là một nền văn học thống nhất trong sự ựa dạng Bên cạnh những ựặc trưng chung, văn học của mỗi vùng, miền, mỗi tộc người lại có những bản sắc riêng làm phong phú cho nền văn học của toàn dân tộcỢẦ[34, tr.6]
Sự khái quát về quá trình phát triển của nền văn học ựã xác ựịnh lại một cách tổng quan các thời kỳ phát triển quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chắnh trị, văn hóa, xã hội của ựất nước Nhìn tổng quát văn học Việt Nam trải qua ba thời kỳ lớn :
- Văn học từ thế kỷ X ựến hết thế kỷ XIX
Trang 39- Văn học từ ựầu thế kỷ XX ựến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ựến hết thế kỷ XX
đồng thời, cái nhìn tổng quan ấy cho phép nêu bật các ựặc ựiểm cơ bản
về nguồn gốc của văn học từng thời kỳ : ỘVăn học Việt Nam từ thế kỷ X ựến hết thế kỷ XIX hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng đông
Á, đông Nam Á ; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, ựặc biệt
là văn học Trung QuốcỢ ỘHai thời kỳ sau tuy có một số ựặc ựiểm riêng biệt nhưng ựều nằm trong một xu hướng phát triển chung của quá trình hiện ựại hoá
văn học nên có thể gọi chung là văn học hiện ựạiỢẦ[34, tr.7]
Lịch sử phát triển của văn học Việt Nam khẳng ựịnh lại những truyền thống lớn của văn học dân tộc, ựó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân ựạo
Nhìn chung văn học Việt Nam là một nền văn học không chỉ luôn thay ựổi, luôn vận ựộng, tiến triển mà còn là một nền văn học tiến bộ không ngừng, ựậm ựà bản sắc, không lẫn với bất kỳ nền văn học nào khác
Con người Việt Nam qua văn học cũng có thay ựổi trong lịch sử Không
hề có con người trừu tượng mà chỉ có con người tồn tại trong bốn mối qua hệ cơ bản: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia dân tộc, quan hệ với xã hội, quan hệ với bản thân) Mối quan hệ này chi phối các nội dung chắnh văn học, ảnh hưởng ựến việc xây dựng hình tượng văn học
- Là kiểu kiến thức không thiên về minh họa, chú ý xác ựịnh khái niệm,
thuật ngữ, luận ựiểm cơ bản mang tắnh khái quát Chúng ta dễ dàng bắt gặp các
khái niệm như: văn học dân tộc, văn học viết, văn học dân gian, văn học chữ
Hán, văn học chữ Nôm,Ầcác thuật ngữ : nhân ựạo, nhân văn, hiện ựại hóa, dân tộc hóa, tinh hoa văn học, ước lệ, phi ngã,Ầ
Trang 40Hầu hết các khái niệm, thuật ngữ trên ñều ñược trình bày theo hướng diễn dịch một cách sáng tỏ, nên học sinh dễ dàng tiếp thu nếu giáo viên biết gợi mở tốt
1.2.2 Kiến thức về các thời kỳ, giai ñoạn văn học
- Là kiến thức có phạm vi bao quát rộng (ít nhất là 30 năm) với các kiến thức khái quát cao, ñặc biệt rất phong phú về kiến thức cụ thể, cách trình bày kết hợp giữa ñồng ñại và lịch ñại
Phạm vi bao quát thời kỳ văn học sử chứa ñựng một lượng tư liệu khá phong phú về quá trình phát triển của văn học cũng như về giá trị nội dung và nghệ thuật ñạt ñược ở mỗi thời kỳ văn học
Tính khái quát tuy không cao như ở bài Tổng quan nhưng tư liệu minh họa rất ña dạng Ví dụ : Bài khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X ñến hết thế
kỷ XIX, ñược chia bốn giai ñoạn, ở mỗi giai ñoạn ñược minh họa bằng nhiều tác
phẩm, tác giả tiêu biểu, có khi minh họa ở cấp xu hướng, trào lưu, có khi minh họa cấp tác giả, tác phẩm
Hầu hết các kiến thức khái quát về thời kỳ trong chương trình ñều có phần giới thiệu khái quát hoàn cảnh lịch sử, tình hình văn học bao gồm cả nội dung và hình thức văn học nhưng cách viết ở mỗi thời kỳ lại khác nhau Có bài kết hợp phần hoàn cảnh lịch sử với phần tình hình văn học từng giai ñoạn (bài
Khái quát văn học từ thế kỷ X ñến thế kỷ XIX) Có bài phân tích diện mạo văn
học theo tiến trình thời gian,…Nhìn chung, cách trình bày hết sức linh hoạt
-Kiến thức về thời kỳ văn học sử có khả năng giáo dục cho học sinh Kiến
thức văn học sử về thời kỳ ñặt trong nhiều mối quan hệ, cho nên tình hình văn học Việt Nam ñược phân tích ở nhiều mối quan hệ khác nhau Qua ñó, ta có thể giáo dục cho học sinh quan ñiểm về mối quan hệ qua lại trong văn học cũng như ngoài xã hội Mặt khác, ta còn giáo dục các em truyền thống yêu nước, niềm tự