Nhưng những tác phẩm văn học, những bài báo, bộ phim hay công trính nghiên cứu của các nhà khoa học mới chỉ lột tả được phần nào trong lối sống và đạo đức của con người trong xã hội hiện
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trính nghiên cứu của riêng tôi
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Đăng Dung Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trìch dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trính, thời gian, địa điểm công bố Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Tác giả
Vũ Đình Vụ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu cùng với sự tận tính chỉ bảo của PGS.TS
Trương Đăng Dung, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn này Qua luận văn, tôi xin gửi đến PGS.TS Trương Đăng Dung lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất Trong suốt thời gian thực hiện, thầy đã luôn tận tính chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này
Qua luận văn, tôi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành đến quý thầy cô trong khoa Văn học, các thầy cô phòng sau đại học, thầy cô trong thư viện trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi mong luận văn này như một lời cảm ơn để gửi tới bạn
bè, gia đính và đặc biệt là người vợ thân yêu đã cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trính học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Một lần nữa, xin chân trọng cảm ơn
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
VŨ ĐÌNH VỤ
Trang 5MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lì do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 5
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng nghiên cứu 9
5 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 10
6 Cấu trúc luận văn 10
B PHẦN NỘI DUNG 11
Chương 1 VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI SAU ĐỔI MỚI 1986 VÀ HIỆN TƯỢNG HỒ ANH THÁI 11
1.1 Tính hính chình trị xã hội và tính hính văn học 11
1.1.1 Tính hính chình trị xã hội 11
1.1.2 Tính hính văn học 12
1.2 Hồ Anh Thái – hiện tượng độc đáo của nền văn học đương đại 17
1.2.1 Vài nét về tác giả 17
1.2.2 Sự nghiệp văn chương 18
1.2.3 Quan niệm văn chương 19
Chương 2 NHÂN VẬT THA HÓA VÀ MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT THA HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI 26
2.1 Nhân vật tha hóa trong tác phẩm văn học 26
2.1.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học 26
2.1.2 Kiểu nhân vật tha hóa trong văn học 28
2.2 Một số kiểu nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái 37
2.2.1 Nhân vật đam mê danh vọng, quyền lực 39
2.2.2 Nhân vật say sưa dục vọng 48
2.2.3 Nhân vật tham lam của cải, vật chất 55
2.2.4 Nhân vật sống sa đọa 58
Trang 62.2.5 Nhân vật sống nhẫn tâm, độc ác 65
2.2.6 Nhân vật biến dạng 72
Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THA HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI 77
3.1 Nghệ thuật mờ hóa nhân vật 79
3.1.1 Không lai lịch 79
3.1.2 Không ngoại hính 81
3.1.3 Không đời sống nội tâm 83
3.2 Nghệ thuật đặt tên nhân vật 84
3.3 Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật 89
3.4 Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật 92
3.5 Giọng điệu giễu nhại 95
3.6 Nghệ thuật xây dựng nhân vật bản năng 99
3.7 Nghệ thuật xây dựng nhân vật biến dạng 101
C PHẦN KẾT LUẬN 104
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 7Khi đất nước chuyển sang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập, nước ta tiến một bước dài về kinh tế xã hội cũng như đời sống và quyền con người Nhưng khi mà giá trị vật chất được con người đặt lên quá cao, khi mà đại đa số mọi người đều chạy theo lối sống thực dụng thí tính trạng tha hóa, biến chất về đạo đức của một số
bộ phận con người trong xã hội lại càng nhiều và tốc độ càng nhanh chóng Vấn đề đạo đức con người đã được những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, đạo diễn phim… đề cập đến Nhưng những tác phẩm văn học, những bài báo, bộ phim hay công trính nghiên cứu của các nhà khoa học mới chỉ lột tả được phần nào trong lối sống và đạo đức của con người trong xã hội hiện nay Nhà văn chình
là những người nhanh nhạy nhất với vấn đề đạo đức của con người, đồng thời cũng là người đau đời nhất Thiên chức của nhà văn là làm cho con người trở nên hoàn thiện, hoàn mỹ hơn ví trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt: tốt đẹp – tha hóa, thiện – ác, cao cả – thấp hèn, buồn, tiêu cục – tìch cực… Ở đó, con người đứng trên ranh giới nhỏ nhoi giữa hai bờ thiện ác, nếu không giữ được mính, con người sẽ bị tha hóa một cách nhanh chóng
Văn xuôi Việt Nam từ sau đổi mới 1986 có những bước tiến dài và ghi dấu ấn với nhiều tên tuổi như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma
Trang 8Văn Kháng, Nguyễn Bính Phương, Phạm Thị Hoài, Phan Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu… Trong lớp những nhà văn
kể trên không thể không kể đến Hồ Anh Thái – một gương mặt văn học có nhiều cá tình và kĩ thuật viết hậu hiện đại
Hồ Anh Thái là nhà văn có ý thức trách nhiệm trước đời sống nên anh nhanh chóng thấu hiểu bản chất thật của sự sống đang diễn ra trước mắt Trước mắt anh là cuộc sống xô bồ ví xã hội ta bây giờ lắm loại người, nhiều kiểu sống Ví thế, nhân vật tha hóa trở thành một tuyến nhân vật rất quan trọng trong sáng tác của Hồ Anh Thái
Con người vốn rất phức tạp, cho nên Hồ Anh Thái đặc biệt quan tâm đến con người tự nhiên, bản năng Theo anh, con người có những khao khát bản năng mang tình, nhân bản nhưng cũng có những bản năng lại nhấn chím con người trong hố đen của sự suy đồi Bên cạnh con người bản năng,
Hồ Anh Thái còn nhín thấy sự tha hóa ở con người đương đại Với Hồ Anh Thái, xã hội càng phát triển thí con người càng trở nên tha hóa Đằng sau
sự tha hóa của con người là cả một xã hội nhố nhăng, ngổn ngang không gí cải biến được
Tác phẩm của Hồ Anh Thái luôn nhận được sự quan tâm của công chúng bởi phong cách viết trẻ trung và cách nhận thức đời sống sâu sắc Sáng tác của Hồ Anh Thái có nhiều cách tân nghệ thuật, với cách viết và lối tư duy nghệ thuật mới mẻ theo hướng hội nhập với kĩ thuật viết hậu hiện đại so với các nhà văn cùng thời Đặc biệt, cách xây dựng nhân vật của Hồ Anh Thái thường mang đến những bất ngờ cho độc giả, nhất là cách xây dựng nhân vật tha hóa Tím hiểu con người tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái là góp phần tím hiểu thế giới nhân vật trong sáng tác của tác giả nói riêng và của các
nhà văn hiện nay nói chung, đó là lì do chúng tôi chọn “Nhân vật tha hóa
trong sáng tác của Hồ Anh Thái” làm đề tài cho luận văn này
Trang 9Hồ Anh Thái là khá cô đọng, có giá trị định hướng và khơi gợi sự khám phá
Chúng tôi có thể lược ra những bài viết, phê bính, đánh giá tiêu biểu về nhà văn Hồ Anh Thái cũng như sáng tác của anh:
Trong Giấc mơ lạ tặng cho người đọc, Nguyễn Thị Minh Thái nhận
xét: “Trong tình hình bộn bề xuất bản hôm nay, lạ nhất là tiểu thuyết Hồ Anh
Thái vẫn có chỗ đứng riêng trên thương trường sách văn học, vẫn được số lớn người có nhu cầu đọc, và nóng lòng chờ đợi; và chờ đợi theo cách riêng
mà Hồ Anh Thái được quyền “ấn định”: cung cấp một giấc mơ tiểu thuyết thật mới” [80 tr 469] Những tác phẩm của Hồ Anh Thái ngay khi ra đời đã
thu hút sự chú ý rộng rãi của bạn đọc cũng như giới phê bính bởi tình độc đáo của nó Tình độc đáo trong văn phẩm Hồ Anh Thái có thể phân tìch từ nhiều góc độ như: cấu trúc tác phẩm, đề tài, ngôn ngữ và đặc biệt là giọng điệu tác phẩm không lẫn với bất cứ tác giả nào Tác phẩm của Hồ Anh Thái mỗi lần xuất bản lên đến hàng nghín cuốn, cùng với đó là một số lượng lớn độc giả, giới phê bính đón đọc Chình ví thế, Hồ Anh Thái là nhà văn “hốt” nhất trong nền văn chương đương đại nước nhà Không chỉ nổi tiếng trong nước, các tác phẩm của Hồ Anh Thái còn được dịch ra hơn 10 thứ tiếng như Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc, Đan Mạch, Ấn Độ… Không những vậy, tác phẩm của
Hồ Anh Thái được sinh viên và các nhà nghiên cứu Mỹ sử dụng làm tư liệu nghiên cứu và giảng dạy
Trang 10Trong Hồ Anh Thái – người lúc nào cũng đang viết, Hoài Nam cũng
khẳng định: “Nhà văn chuyên nghiệp là người phải biết tự ép mình vào một
thứ kỉ luật viết Và nhà văn chuyên nghiệp là người có đủ kỹ năng và nghệ thuật để khi ngồi vào bên bàn, có thể huy động cảm hứng đến Hồ Anh Thái
đã làm được điều ấy” [56] Trong số những nhà văn Việt Nam hiện nay, Hồ
Anh Thái là người viết khỏe nhất, viết đều đặn nhất, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt nhất và anh sống khỏe bằng ngòi bút của mính Hồ Anh Thái là một cây bút hết sức chuyên nghiệp trong sáng tạo nghệ thuật Anh đều đặn viết hàng ngày và lao động viết một cách nghiêm túc chứ không viết theo kiểu
“ngẫu hứng” như nhiều người Với hơn 30 năm tím tòi, khám phá Hồ Anh Thái đã có khoảng 30 đầu sách đã xuất bản Nếu nhín vào số liệu năm xuất bản, độc giả có thể thấy hầu như năm nào Hồ Anh Thái cũng cho ra đời một cuốn sách Với những thành công vang dội cả trong và ngoài nước như vậy, năm 2000, Hồ Anh Thái được đông đảo các bạn viết tôn vinh và bầu giữ chức Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội
Trong Người luôn làm mới mình, Tôn Phương Lan nhận xét: “Dường
như với anh, viết là một sự khai phá mới trên mảnh đất đã có chi chít dấu chân Tạo ra một “thương hiệu” cho mình, chí ít là anh đã làm đa dạng gương mặt văn chương đất nước những năm đầu của thế kỉ mới” [77 tr 267]
Đây là nhận xét hoàn toàn chình xác ví với sự hiểu biết có chiều sâu về lịch sử
xã hội cùng với thiên chức của một nhà văn thực tài, anh viết về cuộc sống tươi nguyên đang cuồn cuộn chảy trước mắt Có thể nói, anh là người chuẩn
bị tương đối đầy đủ về mặt văn hóa, trong đó có cả những giá trị văn chương trong nước và của nhiều nước trên thế giới Càng dấn thân trên con đường văn chương, nhà văn càng hiểu biết sâu hơn về văn hóa Anh khám phá những vỉa sâu trong tâm hồn con người và viết về những vấn đề của nó Lúc mới cầm bút viết văn Hồ Anh Thái đã vậy, sau này anh cũng vậy
Trang 11Trong Hồ Anh Thái và dấu ấn hậu hiện đại, Bùi Thanh Tuyền và Lê Biên Thùy trong khi khảo sát 31 truyện ngắn trong hai tập Sắp đặt và diễn;
Tự sự 265 ngày đã chỉ rõ: “Hồ Anh Thái là một gương mặt tiêu biểu đã góp
công cho sự tìm tòi, thể nghiệm, tạo dựng một thứ văn học mới có khả năng lật trở, soi chiếu nhiều phương diện của thực tại hôm nay” [109] Đề tài trong các
tác phẩm của Hồ Anh Thái thường ghi đậm dấu ấn về sự khủng hoảng niềm tin của con người Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường xoáy sâu vào câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, phi lý và tương ứng với nó là hệ thống những nhân vật nghịch dị, quái đản Trong khi xây dựng nhân vật, Hồ Anh Thái đã sử dụng thủ pháp dân gian hóa nhân vật ở phương thức đặt tên, lai lịch và diện mạo Đồng thời không chịu đi vào một khuôn phép, chuẩn mực nào, Hồ Anh Thái đã xây dựng được những hính tượng nghệ thuật độc đáo Hính thức giễu nhại là một trong những đặc trưng nổi bật của phong cách sáng tác hậu hiện đại, cũng được Hồ Anh Thái sử dụng triệt để Nhà văn công khai bày tỏ thái độ của mính đối với sự phi lý và bất công trong cuộc sống Anh đã tinh tường khi phát hiện ra cái nhố nhăng trong thực tại và bằng giễu nhại, anh lật tẩy những trò hề trong xã hội đương thời
Bên cạnh đó còn những bài viết, phê bính, nghiên cứu như: Ngọc Anh
với Nhà văn Hồ Anh Thái, sáng tạo, bứt phá trên từng con chữ; Diệu Hường với Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái; Nguyễn Đăng Điệp với
Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc; Thúy Liễu với Người thích đi chệch đường ray…?; Nguyễn Minh với Nhà văn Hồ Anh Thái: lấy sự ôn hòa mà đáp lại; Thiên Ý với Nhà văn Hồ Anh Thái: một mình qua đường; Mai
Phương với Nhà văn Hồ Anh Thái: hành trình sáng tạo không mệt mỏi, Trần Thị Hải Vân với Một chiêm nghiệm cõi người, Vũ Bão với Vẫn là nỗi
đau truyền kiếp, Vân Long với Cái ảo trên nền thực, Nguyễn Thị Minh Thái
với Giọng tiểu thuyết đa thanh…
Trang 12Những khóa luận, luận văn như: “Những cách tân nghệ thuật trong
tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Phan Lan Anh; “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Nguyễn Hữu Tâm; “Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái” của Nguyễn Bá Thạc; “Kết cấu tiểu thuyết hiện đại qua tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Nguyễn Thị Ngọc Hà; “Hồ Anh Thái và nỗ lực cách tân tiểu thuyết” của Hoàng Thị Xuân; “Điểm nhìn trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái” của Hoàng Thu Thủy; “Nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của Hồ Anh Thái” của Trần Thị Hoài Phương; “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Nguyễn Thanh Tâm; “Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người” của Võ
Anh Minh; “Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của Mai Thanh Hiền; “Hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Hồ Anh Thái” của Lê Thị Kim Dung… Từ các công trính trên chúng
ta có thể thấy sáng tác của Hồ Anh Thái luôn nhận được sự quan tâm từ công chúng Điều đó chứng Hồ Anh Thái là một hiện tượng đặc biệt của nền văn học đương đại Việt Nam
Liên quan đến đề tài mà chúng tôi lựa chọn, công trính Quan niệm
nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hoàng Thị
Tố Nga đã đề cập đến vấn đề tha hóa và nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa trong tác phẩm và của con người trong xã hội hiện đại Tuy nhiên, công trính
nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi trong tiểu thuyết Mười lẻ
một đêm, chưa khảo sát một cách đầy đủ sáng tác của Hồ Anh Thái nên con
người tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái chưa được nhín nhận một cách sâu sắc, toàn diện và đầy đủ
Trong Hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Hồ Anh Thái , Lê Thị Kim Dung cũng đã chỉ ra các nhân vật trong
sáng tác của Hồ Anh Thái dấn thân vào con đường băng hoại đạo đức nên tha
Trang 13Thái sử dụng để xây dựng nhân vật của mính Nhưng tác giả luận văn mới phần nào đề cập đến con người tha hóa, chưa chỉ ra những biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa của Hồ Anh Thái
Trong Nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Điêu Thị Tú
Uyên, tác giả mới chỉ đề cập đến nhân vật trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái, chưa đề cập đến nhân vật trong tiểu thuyết mà tiểu thuyết mới là “giấc
mơ dài” nhà văn
Trên tinh thần tiếp thu từ những gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi mong muốn đi sâu vào nghiên cứu và phân tìch nhân vật tha hóa và nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh một cách toàn diện và đầy đủ hơn Điều đó không chỉ xác định giá trị của những đóng góp trong sáng tác của Hồ Anh Thái cho nền văn học mà còn khẳng định tài năng cũng như vị trì của nhà văn gốc Nghệ này
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ đi sâu tím hiểu nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái, qua đó thấy được giá trị của những sáng tác của tác giả trong đời sống văn chương, thấy được phần nào hiện thực cuộc sống trong xã hội hiện nay, đồng thời thấy được hồi chuông cảnh tỉnh về tính hính đạo đức, lối sống của con người hiện nay Bên cạnh đó, luận văn còn tím hiểu bút pháp nghệ thuật được Hồ Anh Thái sử dụng khi xây dựng nhân vật tha hóa
4 Đối tƣợng nghiên cứu
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là những nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái, đặc biệt là nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết, đồng thời chỉ ra các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa của Hồ Anh Thái Để hoàn thành tốt công việc, luận văn tím hiểu thêm một số tác phẩm văn học đương đại để có cái nhín toàn diện và sâu sắc hơn
Trang 145 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu bao gồm các tiểu thuyết: Người và
xe chạy dưới ánh trăng (Nxb Tác phẩm mới, 1987), Cõi người rung chuông tận thế (Nxb Trẻ, 2013), Dấu về gió xóa (Nxb Trẻ, 2012), Đức Phật, nàng Savitri và tôi (Nxb Thanh niên, 2010), Người đàn bà trên đảo (Nxb Phụ nữ,
2003), Trong sương hồng hiện ra (Nxb Phụ nữ, 2003), SBC là săn bắt chuột (Nxb Trẻ, 2012), Mười lẻ một đêm (Nxb Lao động, 2009)
Đồng thời, để có cái nhín sâu sắc và toàn diện hơn, người viết còn tham
khảo các tập truyện ngắn của Hồ Anh Thái: Tự sự 265 ngày (Nxb Trẻ, 2014),
Bốn lối vào nhà cười (Nxb Trẻ, 2014 ), Mảnh vỡ của đàn ông (Nxb Trẻ,
2014), Tiếng thở dài qua rừng kim tước (Nxb Trẻ, 2014)
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo một số tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu và một số tác giả khác để so sánh và đối chiếu, phương pháp tiếp cận thi pháp học
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được người viết sử dụng trong quá trính nghiên cứu là: phương pháp phân tìch – tổng hợp; phương pháp thống kê – phân loại; phương pháp so sánh – đối chiếu
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo,
luận văn được trính bày trong 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Vài nét về văn xuôi sau đổi mới 1986 và hiện tượng Hồ Anh Thái
Chương 2: Nhân vật tha hóa và một số kiểu nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ
Trang 15B PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 VÀI NÉT VỀ VĂN XUÔI SAU ĐỔI MỚI 1986 VÀ HIỆN TƯỢNG
hoảng đang ngày càng trầm trọng
Từ ngày 15 – 18/12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã diễn ra tại Hà Nội Đại hội đổi mới của Đảng đã dám nhín thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật mà trước hết là chỉ ra những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế – xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong
hoạt động tư tưởng – tổ chức và công tác cán bộ của Đảng
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đưa ra đường lối phát triển đất nước trong tính hính mới Về kinh tế, Đảng yêu cầu là xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, đồng thời đổi mới về cơ chế quản
lì kinh tế Về chình trị, cần đổi mới về phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới về quan hệ quốc tế Về văn hóa, Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội ở nước ta
Gần 30 năm sau công cuộc đổi mới 1986, đất nước đã đạt được những thành tựu rực rỡ, đã làm thay đổi bộ mặt đời sống, kinh tế, chình trị xã hội của đất nước Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải
Trang 16thiện và nâng cao Về kinh tế, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới
về chình trị, xã hội, văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gín bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Khoa học – công nghệ cùng với giáo dục – đào tạo được Nhà nước hết sức chăm lo Nhà nước coi chình sách phát triển khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu Dưới sự lãnh đạo của Đảng, gần 30 năm qua việc xây dựng nền văn hoá mới và giải quyết các vấn đề xã hội, con người luôn luôn được quan tâm Tăng trưởng kinh tế gắn chặt với phát triển văn hoá, xã hội và con người Các quyền con người, đặc biệt là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, đã được
bảo đảm đầy đủ hơn bất cứ thời kí lịch sử nào trước đây
1.1.2 Tình hình văn học
Văn học phát triển thường vừa lệ thuộc vừa có tình độc lập với sự phát triển của xã hội Mỗi biến cố lớn của lịch sử thường để lại những dấu ấn đậm
nét trong văn học Trong Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học, Trần
Đăng Suyền khẳng định: “Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà
văn Nhưng mỗi nhà văn lại sống trong một thời đại cụ thể, chịu sự chi phối bởi một hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa cụ thể nào đó Vì thế, xét đến cùng, tác phẩm văn học là con đẻ của thời đại và về một phương diện nào đó, nó mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra nó”[68 tr.12] Chình ví thế, sau Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12 năm 1986, cùng với sự đổi mới về kinh
tế, chình trị thí văn học cũng có những bước chuyển mính mạnh mẽ để vươn lên những đỉnh cao mới Yêu cầu đổi mới văn học đòi hỏi nhà văn phải nhín con người trong những mối quan hệ đời thường đầy đa đoan và phức tạp, khám phá con người ở khìa cạnh đời tư bằng cặp mắt nhiều chiều và bằng cách viết đa thanh Quá trính đổi mới văn học ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi
Trang 17học dịch và đạt được nhiều thành tựu to lớn Các nhà văn đã dành tất cả tâm lực của mính cho một cuộc đổi mới toàn diện văn chương như đổi mới quan niệm, cách viết, đề tài… và đặc biệt nhất là đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người với nội dung dân chủ và nhân bản sâu sắc
Cuộc gặp gỡ giữa đồng chì Tổng Bì thư Nguyễn Văn Linh với gần 100
văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hoá vào tháng 10 năm 1987 có ý nghĩa
rất quan trọng về tư tưởng và tâm lì Cuộc gặp gỡ đã thực sự “cởi trói” cho
văn học, để văn học có “thêm dũng khí và hào hứng mà tự cứu mình” [22, tr
134] Từ việc chỉ ra đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng đến
sự khuyến khìch văn nghệ sĩ tím tòi, sáng tạo, yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo, rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật và phát triển các loại hính, thể loại nghệ thuật và các hính thức biểu hiện.Sau cuộc gặp gỡ, đời sống văn học nghệ thuật diễn ra rất sôi nổi Bên cạnh những cây bút gạo cội thí một loạt cây
bút trẻ xuất hiện tiêu biểu cho khát vọng đổi mới nền văn học, nhất là về phương diện thể nghiệm và tím hướng đi mới
Chiến tranh kết thúc, con người phải đối diện với những vấn đề thế sự, nhân sinh và cả những chuyện rất riêng tư, văn học tất yếu phải đổi mới theo tinh thần thời đại Sự đổi mới đầu tiên có lẽ bắt đầu từ việc mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực Từ một hiện thực chủ yếu được giới hạn trong đời sống chình trị xã hội, tác phẩm văn chương đã tím đến một hiện thực rộng lớn hơn của đời sống nhân sinh thế sự Nhiều cây bút đã đi vào khám phá và thể hiện
“mọi khía cạnh của đời sống cá nhân với những quan hệ thế sự đan dệt nên
cuộc sống đời thường phồn tạp mà vĩnh hằng” [50 tr 12] Đó là nền tảng cho
sự mở rộng đề tài trong văn chương thời đổi mới, trong đó, đề tài đạo đức xã hội là một đề tài mới mẻ, là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn hướng đến Từ đây, các nhà văn truy tím trong cơ chế thị trường những nguyên nhân làm nảy sinh tiêu cực Nhà văn đã không ngần ngại đưa vào trang viết những hiện tượng tiêu cực của xã hội, thể hiện tình dự báo trong thời đổi mới: Con người
Trang 18luôn phải cảnh giác và tránh xa cái ác, cái phi đạo đức, phi nhân tình, đồng thời lên án, phê phán những hiện tượng xấu xa, bỉ ổi, những việc làm tiêu cực, sai trái của con người hiện nay
Ngay trong và sau công cuộc đổi mới 1986, nhiều tác phẩm có giá trị
xuất hiện đã gây chấn động dư luận như : Thời xa vắng của Lê Lựu; Tướng
về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; Thiên sứ của Phạm Thị Hoài; Bến không chồng của Dương Hướng; Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường; Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng; Những mảnh
đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập; Vòng tròn bội bạc; Ăn mày dĩ vãng
của Chu Lai; Góc tăm tối cuối cùng của Khuất Quang Thụy; Bước qua lời
nguyền của Tạ Duy Anh; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh… Những tác
phẩm xuất hiện gần đây như: Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh; Những mảnh hồn trần của Đặng Thân; Thành phố đi
vắng của Nguyễn Thị Thu Huệ; Nhiệt đới gió mùa của Lê Minh Khuê; Cõi người rung chuông tận thế; Đức phật, nàng Sivitri và tôi; Mười lẻ một đêm;
Tự sự 265 ngày của Hồ Anh Thái…
Chưa bao giờ nền văn học nước nhà có một lực lượng hùng hậu tham gia vào hoạt động văn nghệ như thế, từ thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ đến các nhà văn trưởng thành sau công cuộc đổi mới
1986 Nếu Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… đã dũng cảm thay đổi mính để trở thành những cây bút tiên phong của văn học đổi mới thí sự xuất hiện của Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…
đã đưa tiến trính đổi mới nền văn học trở nên sôi động và tạo bước ngoặt mới trong sự phát triển của văn học dân tộc Khi Nguyễn Bính Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, … xuất hiện thí văn học đổi mới đạt thành tựu rực rỡ Mỗi nhà văn một phong cách, góp thêm cho văn học
Trang 19đổi mới những tiếng nói riêng, phong phú và đa dạng Những năm trở lại đây, nền văn học nước nhà còn xuất hiện thêm những gương mặt mới làm rạng rỡ nền văn học dân tộc như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Bìch Thúy, Nguyễn Đính Tú, Di Li, Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Cẩm… đưa nền văn học nước nhà tiến kịp với tiến trính của nền văn học thế giới
Tuy sự liệt kê đó chưa đủ nhưng từng đó cũng đủ cho chúng ta thấy đây
là lực lượng rất hùng hậu, tạo nên sự sôi động trong đời sống văn chương sau công cuộc đổi mới và văn học thời kí đổi mới là một bức tranh phong phú, đa dạng, đậm sắc màu, thậm chì rất phức tạp Mỗi người một dáng vẻ, một giọng điệu riêng nhưng tất cả đã góp phần hính thành diện mạo mới cho nền văn đương đại, đặc biệt là những nhà văn trẻ Tất cả cho hiệu quả của công cuộc đổi mới của văn xuôi đương đại
Công chúng đón nhận và theo dõi văn học với sự thìch thú đáng ngạc nhiên Nhiều cuộc tranh luận gay gắt diễn ra Những tác phẩm từng gây xôn
xao dư luận một thời như: Thời xa vắng của Lê Lựu; Thiên sứ của Phạm Thị Hoài; Tướng về hưu, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp; Bên kia bờ ảo vọng của Dương Thu Hương; Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng; Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu;
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư; Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái…
Trong bối cảnh xã hội đổi mới, khi những cánh cửa được mở ra, những chân trời mới được vẫy gọi, cái mới lạ thường là đề tài dễ thu hút con người Các hiện tượng văn học trên cũng thế, nghĩa là họ đã được quan tâm, chú ý bởi chình cái mới mẻ, lạ lẫm mà họ trính hiện trên văn đàn đổi mới Khen chê
là điều tất yếu trong cơ chế tiếp nhận của công chúng khi các giá trị không tím được tiếng nói đồng thuận Con đường đi lên của văn học phải chấp nhận điều
đó như một quy luật
Trang 20Cùng với sự sôi động của nền văn học, con người cá nhân từng bước chiếm vị trì trung tâm của văn học Văn học hôm nay có vẻ như tàn nhẫn với con người Nhưng, đằng sau sự tàn nhẫn đó bao giờ cũng có nỗi đau sâu sắc
và thấm thìa về nhân tính của người cầm bút Đó là niềm tin vào sức mạnh bất diệt của nhân tình, vào khả năng vươn tới cái thiện và đạo đức của con người Văn học hôm nay không thờ ơ trước cái ác và bi kịch của cá nhân ví văn học
là nơi để tác giả bộc lộ quan điểm của mính trước cái ác, các xấu, cái tha hóa của con người
Trên hành trính cách tân mạnh mẽ của văn học dân tộc nửa sau thập kỉ
80 của thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của một hiện tượng độc đáo, đó là hiện tượng Hồ Anh Thái Nếu Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác lấy đời tư của con người để khám phá những quy luật vĩnh hằng của các giá trị nhân bản, Nguyễn Huy Thiệp tiêu biểu cho khuynh hướng lấy con người cá nhân để cân đo trạng thái nhân thế thí Hồ Anh Thái lấy cá nhân làm thước đo giá trị, chuẩn mực đạo đức con người Chình ví lấy con người cá nhân làm thước đo giá trị đạo đức nên khi đọc Hồ Anh Thái, độc giả có thể nhín thấy một “cõi người” lẫn lộn giữa tốt đẹp – xấu xa, thật – giả, đen – trắng, cao thượng – thấp hèn Thế giới ấy được thể hiện qua cái nhín rất thật và sâu sắc của nhà văn về con người, đồng thời nói lên được sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người
Đối tượng trong sáng tác của Hồ Anh Thái là cuộc sống và con người thời mở cửa, đó là giới công chức nhà nước, giới trì thức, sinh viên, giới trẻ…
Sự xuống cấp trong nhân cách, lối sống, đạo lý, văn hóa của họ phần nào phản ánh sự xuống cấp của xã hội đương đại với nhiều phức tạp và bất ổn Tất
cả được nhà văn khám phá, mổ xẻ, lật tẩy bằng một chất giọng khách quan,
Trang 211.2 Hồ Anh Thái – hiện tượng độc đáo của nền văn học đương đại 1.2.1 Vài nét về tác giả
Hồ Anh Thái sinh năm 1960, quê gốc ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng anh sinh ra và lớn lên tại Hà Nội Thuở nhỏ Hồ Anh Thái từng sống ở Nam Định cùng gia đính và ngay từ nhỏ anh đã phải sơ tán về nông thôn để tránh bom đạn kẻ thù Anh không thuộc thế hệ trực tiếp cầm súng chống giặc nhưng anh được chứng kiến cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc
Hồ Anh Thái sống một mính trong căn nhà nhỏ, lối đi vào cũng nhỏ
ở phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Anh không thìch đàn đúm, không thìch nhậu nhoẹt nên hiếm khi anh mời ai về nhà Anh sống trọn vẹn trên căn gác, với bốn bề là sách và băng đĩa Trong đó rất nhiều sách tiếng Anh, sách ấn Độ và những cuốn sách của anh bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh
Hồ Anh Thái tốt nghiệp phổ thông năm 1977 rồi học Đại học Ngoại giao và nhận được bằng cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế năm 1983 Sau khi tốt nghiệp, anh về làm việc ở Bộ Ngoại giao rồi đi lình
Năm 1988, Hồ Anh Thái sang học tập và làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại ấn Độ và anh sống tại đất nước này sáu năm Đây là một bước quan trọng trên đường đời nhà văn Anh trở thành nhà ấn Độ học khi tuổi đời còn rất trẻ Vào tuổi 31, anh tốt nghiệp Học viện Hindi, và nhận hàm Bì thư thứ ba
Sứ quán Việt Nam tại ấn Độ
Mấy năm sau Ấn Độ, Hồ Anh Thái bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Văn hóa phương Đông tại Mỹ, rồi về làm việc trong nước Hiện nay anh
là Tiến sĩ ngành Văn hóa phương Đông, công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngoài vai trò một nhà ngoại giao, Hồ Anh Thái còn là một giảng viên, một nhà Ấn Độ học, Đông Phương học
Trang 221.2.2 Sự nghiệp văn chương
Khởi nghiệp viết văn từ khi còn là một học sinh, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng lạ Với giọng văn trẻ trung, tươi mới về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống Những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Anh Thái được người đọc biết đến
trong thời gian này là Trong sương hồng hiện ra, Người và xe chạy dưới
ánh trăng, Người đàn bà trên đảo, truyện ngắn Món tái dê, Chàng trai ở bến đợi xe
Đầu những năm 1990, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước Âu – Mỹ, đặc biệt là 6 năm tại Ấn Độ, anh trở lại trên văn đàn với
những chùm truyện ngắn độc đáo về Ấn Độ: Người đứng một chân, Người
Ấn, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cuộc đổi chác…
Từ năm 2000, anh có những tác phẩm được đánh giá cao và gây tranh
luận như Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà
cười, Mười lẻ một đêm” Cũng trong năm 2000, anh được bầu là chủ tịch
Hội Nhà văn Hà Nội
Năm 2007, anh trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết Đức Phật,
nàng Savitri và tôi Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam tái
hiện chân dung Đức Phật
Với các tiểu thuyết và tập truyện ngắn đã xuất bản, phần lớn trong đó
đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn sung sức nhất và được đón đọc nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay Hồ Anh Thái viết văn như một thứ lao động nghiêm ngặt, anh chăm chút cho từng câu chữ với tinh thần không chấp nhận cái gí sẵn có, không thụ động chờ cảm hứng đến rồi mới cầm bút viết
Với những cống hiến cho nền văn học nước nhà, Hồ Anh Thái được nhận Giải thưởng truyện ngắn 1983 –1984 của báo Văn nghệ với truyện
Trang 23Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe
chạy dưới ánh trăng; Giải thưởng văn học 1995 của Hội Liên hiệp Văn học
Nghệ thuật Việt Nam với tập truyện ngắn Người đứng một chân Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2012 cho tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, tác
phẩm ghi nhận sự tím tòi, đổi mới cách viết của tác giả, đồng thời phản ánh một cách hài hước, sâu cay hiện thực đời sống của Hà Nội
Là nhà văn có cá tình sáng tạo, Hồ Anh Thái đã và đang cho ra đời những những tác phẩm mới với những thử nghiệm độc đáo và mới lạ để tác phẩm của mính luôn hấp dẫn Hồ Anh Thái thực sự là một hiện tượng độc đáo của nền văn chương đương đại Việt Nam
1.2.3 Quan niệm văn chương
Hồ Anh Thái có thói quen đọc rất nhiều ngay từ thời niên thiếu Anh đọc ngấu nghiến, dồn dập ngay từ khi còn nhỏ nên anh sớm hiểu về cuộc chiến tranh trên quê hương mính ở phương diện văn hóa – xã hội Đến khi cầm bút, anh quyết định không bắt chước các nhà văn đàn anh mà tạo cho mính một hướng đi riêng Anh cho rằng để tím một hướng đi cho mính, thế hệ hậu chiến phải nhận món nợ từ quá khứ nhưng cũng phải thay đổi, phải phê phán, đồng thời phải xây dựng trên nền tảng quá khứ Có thể nói, Hồ Anh Thái là nhà văn chuẩn bị tương đối đầy đủ về mặt văn hóa, trong đó có cả những giá trị văn chương, không chỉ văn chương trong nước, mà cả văn chương thế giới Càng dấn thêm trên con đường văn chương, nhà văn càng thấy phải hiểu biết sâu hơn về văn hóa Anh là nhà văn của cuộc sống đang cuồn cuộn trước mắt Anh khám phá những vỉa, những tầng sâu trong cuộc sống và nêu lên những vấn đề còn tồn tại trong đó Hồ Anh Thái từng tâm sự:
“Tôi quan niệm tiểu thuyết như một giấc mơ dài, gấp sách lại người ta vừa
mừng rơn như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng, lại vừa tiếc nuối vì phải chia tay với những điều đời thực không có” [78, tr.253] Trong mấy chục năm cầm
bút, nhà văn đã tạo ra một chuỗi giấc mơ dài và mỗi tiểu thuyết ra đời là một
Trang 24giấc mơ độc đáo Điều đó chứng tỏ, quan niệm viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã được xây dựng trên sự tự ý thức của người cầm bút Bên cạnh đó là quá trính đổi mới tư duy, giọng điệu và cách ứng xử với ngôn ngữ dân tộc Anh đã bền bỉ tạo nên một dòng chảy và để lại những ấn tượng khó phai trong lòng độc giả
Trong Phong cách không phải là cái vỏ ngoài bất biến và ngoan cố
do Lê Hồng Lâm phỏng vấn, Hồ Anh Thái không chỉ quan niệm tiểu thuyết là
giấc mơ dài mà anh còn quan niệm “người viết văn phải là người vật vã lao
động trên từng con chữ, mà là chữ sáng tạo” [86, tr 224] Với anh, sáng tác
văn chương là một sự khai phá mới trên mảnh đất đã chi chìt dấu chân nên không thể viết hời hợt, thiếu sự tím tòi Anh không chấp nhận những cách viết
dễ dãi, những nhà văn có trái tim vô cảm trước đời sống Quan niệm của Hồ Anh Thái tương đồng với quan niệm của nhà văn Nam Cao thể hiện trong
truyện ngắn Đời thừa: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo
tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” [60, tr 9] Hồ Anh Thái “cảnh giới” mính khi làm nghề
văn “Người viết văn không phải vì thế mà bạ gì cũng viết Biết sử dụng chữ
cũng phải thận trọng như biết dùng súng dùng dao Không khéo thì sẩy tay cướp cò Trúng vào người vô tình ngang qua Trúng vào chính mình Chớ cậy
có chữ Nhà văn là người biết được mình nên viết gì Nói vậy đúng quá Nhà văn là người biết được mình không nên viết gì […] Chớ viết nhờn tay quen tay Chớ viết vì ngứa chân ngứa tay ngứa da đầu” [84, tr.107] Đó là một
quan niệm hết sức nghiêm túc về văn chương, đồng thời là lương tâm nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm đối với ngòi bút ví nghề văn là một hoạt động sáng tạo và người nghệ sĩ là một người sáng tạo Anh đã lao động khó nhọc trên từng câu chữ để tím kiếm, khám phá, đấu tranh tự vượt lên mính để
Trang 25mới tím thấy bản ngã đìch thực của mính, mới khẳng định vị trì của mính trên văn đàn Trong những thập kỷ qua, Hồ Anh Thái đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lao động “trên từng con chữ” của một nhà văn thực sự coi việc
viết là một nghề Với anh, nhà văn chuyên nghiệp phải biết tự ép mính vào một thứ kỷ luật viết và phải biết “ngồi vào bàn và anh phải có đủ kĩ năng để
huy động cảm hứng đến” [78, tr.255] Hồ Anh Thái tự đặt lịch là mỗi ngày
phải đều đặn viết ìt nhất hai tiếng Với ý thức và lương tâm nghề nghiệp đúng đắn, cho nên hầu như năm nào độc giả cũng được tiếp nhận tác phẩm mới của
Hồ Anh Thái
Với một quan niệm đúng mực về nghề văn, Hồ Anh Thái đã tạo cho mính một giọng điệu đa phong cách Anh luôn tím tòi, sáng tạo, đổi mới để không lặp lại chình mính và không lặp lại phong cách của người khác Cũng
trong Phong cách không phải là cái vỏ ngoài bất biến và ngoan cố, Hồ Anh
Thái mong muốn: “Các công cụ văn chương mà thế giới này có, tôi đều muốn
sử dụng Đồng thời tôi là người không bằng lòng với những gì sẵn có và dễ kiếm, cho nên luôn tìm cách tạo ra những công cụ mới” [86, tr.223] Thành quả
trong cuộc khám phá ấy mang lại niềm cảm hứng cho chình tác giả Hồ Anh Thái đã luôn thay đổi, tự làm mới mính qua đề tài, cảm hứng và phương pháp
sáng tác Trong cuộc phỏng vấn của báo Người lao động, Hồ Anh Thái chia sẻ:
“Hiện thực và không gian nghệ thuật của mỗi cuốn sách đòi hỏi một cách xử lý
riêng, một giọng điệu riêng, một văn phong riêng Tôi tránh lặp lại người khác
và lặp lại chính mình Tôi cho rằng người có phong cách chính là không khư khư bám lấy một phong cách cố định, bất biến Có phong cách là phải đa giọng điệu” [86, tr.250] Anh không dừng lại lâu ở một lối viết nào Những vấn đề
mới mẻ, những cách viết độc đáo, những sáng tạo mới cả về nội dung và nghệ thuật là sáng tạo đìch thực mà Hồ Anh Thái muốn cống hiến cho nghệ thuật và cho cuộc đời Nhà văn sợ rằng văn nghệ sĩ luôn lấy làm hài lòng với phương pháp mính lựa chọn Ví lẽ đó, anh luôn có ý thức tím tòi làm mới tư tưởng của
Trang 26mính Chình ví thế, mỗi đề tài, anh đều có cách viết phù hợp Nếu tiểu thuyết là nơi Hồ Anh Thái thể hiện cái nhín mới mẻ, thí truyện ngắn ẩn chứa cái nhín ở chiều sâu triết lý và nhận thức về cuộc sống và con người
Không ngừng thay đổi phong cách, giọng điệu nên qua mỗi tác phẩm,
độc giả lại bắt gặp một Hồ Anh Thái khác Hồ Anh Thái từng tâm sự “Tôi chỉ
viết những gì tôi thích và hợp với mình, như vậy thì không phải tự ép mình, không gò gẫm như đánh vật” [86, tr.259] Chình ví thế, độc giả bắt gặp một
Hồ Anh Thái với giọng tươi vui, hóm hỉnh và trẻ trung trong Chàng trai ở
bến đợi xe, giọng sâu lắng trữ tính trong Người và xe chạy dưới ánh trăng,
giọng tính cảm yêu thương cảm thông với bạn bè, với người thân và mọi
người xung quanh trong Cánh võng không người, Mảnh vỡ của đàn ông, giọng xót xa thương cảm cho nhưng đứa trẻ bị bỏ rơi giữa cuộc đời trong Lũ
con hoang, giọng triết luận trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước và đọc
những sáng tác của nhà văn giai đoạn gần đây, độc giả lại bắt gặp một Hồ Anh Thái với chất giọng giễu nhại, châm biếm và ẩn chứa trong giọng điệu ấy
là nụ cười chua chát về cõi nhân sinh Tác giả lật tẩy những trớ trêu nghịch cảnh trong cuộc sống để rồi từ đó nêu ra những triết lý, triết luận về đời sống,
về kiếp người Hồ Anh Thái khẳng định: “Tôi đã nhại giọng chua cay của
người này người khác theo lối tỉnh táo mà thấy rằng cả thực tại ấy, cả cái giọng chua cay ấy đều đi đến một kết cục tất yếu, hư vô và tức cười của kiếp người” [86, tr 227] Hồ Anh Thái phát hiện cuộc đời như một nhà cười một
khi bước chân vào hính như ai cũng thấy có một khìa cạnh nào đó là mính Cách viết này của anh có gí đó giống với cách viết của Vũ Trọng Phụng nhưng anh khác với nhà văn họ Vũ ở chỗ, anh viết để tái sinh đối tượng còn
Vũ Trọng Phụng viết để giết chết đối tượng
Khi văn học bắt đầu đi vào khám phá con người ở muôn mặt của cuộc sống đời thường thí những giá trị tinh thần, khát vọng cá nhân được đề cao
Trang 27cái tôi cực đoan, mà của những số phận nằm trong mối quan hệ với xã hội Đằng sau mỗi con người, mỗi thân phận đó luôn là những vấn đề có ý nghĩa thời đại Vấn đề số phận cá nhân đã khơi nguồn cho một cảm hứng nhân văn mới mẻ Hồ Anh Thái có một cái nhín mới, rất riêng và cảm hứng nhân văn ở anh thấm đẫm cái nhín yêu thương đối với con người Chất nhân văn đằm sâu tạo thành sức hút, thành “thương hiệu” Hồ Anh Thái Đằng sau những bi kịch nhân sinh, nhà văn không mất đi niềm hy vọng vào con người Anh tỉnh táo,
lý trì và có độ sắc khi phê phán cái xấu, cái hạn chế của con người Anh dám nhín thẳng vào những nhức nhối bủa vây cõi người để gióng lên hồi chuông khẩn thiết về sự khô kiệt nhân tình của con người Tuy nhiên, Hồ Anh Thái luôn tím kiếm những hạt mầm thiên lương trong những tâm hồn đang tha hóa với thái độ bao dung, đưa họ đến với tính yêu thương và niềm tin Ví thế, độc
giả bắt gặp một nhân vật Đông trong Cõi người rung chuông tận thế, trên
con đường dấn thân đi tím nguyên nhân cái chết của ba đứa cháu đã từ đồng lõa với cái ác đến sám hối, từ chỗ đứng chênh vênh giữa bờ thiện ác đã thức
tỉnh để tím cho mính con đường xa rời các ác Trong Đức Phật, nàng Savitri
và tôi, Tướng cướp Anguli Mala chuyên giết người cướp của nhưng được
Đức Phật giác ngộ mà trở nên lương thiện; một công tử hào hoa, ăn chơi bốc giời của kinh thành Varanasiđa như Yasa đã quy y để sống cuộc đời của một khất sĩ; một nàng Juhi tưởng chừng suốt đời chím đắm trong mê cung của dục lạc nhưng cuối cùng nàng cũng nhận ra rằng người đời đau khổ ví thìch quyền
sở hữu, yêu mến một cái gí là thìch ràng buộc mính vào đó Gỡ được ra khỏi mọi ràng buộc và sở hữu là được giải thoát; hay một hoàng tử Siddhattha thay cho việc bắn cung vào một mục tiêu di động là con chim đang bay, chàng chỉ chấp nhận bắn tên vào một mũi tên khác bắn lên trời, thay cho việc phóng lao vào một con dê, chàng chỉ chịu phóng lao vào hính nộm đi động Chàng từ bỏ ngôi báu để giác ngộ rồi thành Đức phật chuyên đi giác ngộ những sinh linh đang rơi vào vòng tội lỗi, đau khổ, tuyệt vọng
Trang 28Cũng như sáng tác của một số cây bút văn xuôi thời đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bính Phương, tiểu thuyết của
Hồ Anh Thái, cũng mang dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại Con người trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là con người đầy phức tạp, đều là những lát cắt chân thực cuộc sống đương cung đại Điều này đã tạo nên giá trị đặc biệt cho tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, qua đó thổi vào văn chương đương đại dân tộc một luồng sinh khì mới lạ
Tiểu kết: Con người luôn là vấn đề trung tâm của văn học, là phương
tiện cơ bản để phản ánh hiện thực cuộc sống, là hính thức khái quát đời sống Con người còn là nơi để nhà văn thể hiện quan niệm của mính về đời sống Ví thế, một nhân vật được xây dựng thành công thường là những sáng tạo độc đáo và không lặp lại Sự xuất hiện của con người cá nhân trong văn học gắn liền với hành trính của chình nó trong xã hội Tác phẩm văn học hướng vào việc khám phá những bì mật của con người, tạo ra những chân dung mới về các kiểu tình cách của con người Đặc biệt văn học hiện nay thường diễn tả sâu sắc thế giới nội tâm và đời sống tinh thần của con người Tình chất
“hướng nội”, sự phát triển tâm lý phức tạp, chiều sâu và sự phong phú của các quá trính ý thức và vô thức là đặc điểm tinh thần của con người hiện đại Bản thân thế giới tinh thần này cũng là một hiện thực Đời sống và năng lực tinh thần của mỗi con người cũng có số phận của nó và do đó, cũng cần được tái hiện sâu sắc trong văn học
Nhín lại gần 30 năm của nền văn học đổi mới, chúng ta nhận ra có những điểm hội tụ mà ở đó tác giả, tác phẩm, sự tiếp nhận, phản hồi của công chúng văn học đang nói lên sức sống sinh động của đời sống văn học Những hiện tượng nổi bật như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Bính Phương,
Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái… chình là những điểm hội
tụ như thế
Trang 29Hồ Anh Thái với những quan niệm mới mẻ về con người đã để lại dấu
ấn đậm nét trong văn xuôi đương đại Việt Nam Để có thể thành công trên,
Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ của một nhà văn chuyên nghiệp Với nền tảng văn hóa vững chắc, Hồ Anh Thái không rơi vào tính trạng tự thỏa mãn Anh luôn tím cách bứt phá để tạo ra những cái mới mẻ, táo bạo cho văn chương Hồ Anh Thái khám phá cái thế giới bì ẩn, khuất lấp, bên trong mỗi con người, bằng một lối đi riêng để khẳng định mính Tác phẩm của anh tái hiện nhiều kiếp người, cảnh người ở nhiều thời điểm, nhiều tính huống để qua đó nói lên cảm nhận sâu sắc về nhân sinh Hơn nữa, Hồ Anh Thái là người có nhiều tím tòi cách tân thể loại nhằm tạo sự phù hợp, hiệu quả trong thể hiện con người theo cảm quan của mính
Trang 30Chương 2 NHÂN VẬT THA HÓA VÀ MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT THA HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI
2.1 Nhân vật tha hóa trong tác phẩm văn học
2.1.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là sự phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm của nhà văn về đời sống hiện thực, ví thế những sự kiện kinh tế, chình trị, xã hội đều ìt nhiều tác động đến đời sống chung của văn học, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm văn học Nhưng xét đến cùng, cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chình là việc xây dựng nhân vật Khi đọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong độc giả thường là số phận, tính cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện trong tác phẩm.Hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học đương đại đều tập trung miêu tả số phận của con người Cho dù nhà văn miêu tả thần linh,
ma quỉ, đồ vật thí đều gán cho nó những phẩm chất của con người ví nhà
văn sáng tạo nhân vật là để “thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan
niệm về các cá nhân đó Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [51, tr 279] Trong
Tính hệ thống của tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, Trần Nho Thín
khẳng định: “Chúng tôi cho rằng nhóm những đối tượng phản ánh của văn
học là không thay đổi, văn học thời kì nào cũng viết về con người” [97, tr.66]
Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để khái quát những tình cách, số phận con người và thể hiện quan niệm của mính về cuộc đời, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kí vọng về con người Ví vậy nhà văn Tô Hoài cho rằng
"Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một
sáng tác" [29, tr.127) Còn Nguyễn Văn Long thí cho rằng: “Con người vừa
là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng
Trang 31của văn học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử” [50, tr.16]
Nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ
đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật Những nhân vật xây dựng thành công và có sức sống lâu bền đều là những nhân vật có giá trị điển hính sâu sắc Những nhân vật này làm cho tên tuổi các nhà văn trở thành bất tử Nhân vật có thể có tên nhưng cũng có thể không có một tên gọi cụ thể Trong nhiều trường hợp nhân vật có khi chỉ là bông hoa, con mèo, con cóc, con chuột thậm chì là thần tiên hoặc
ma quỷ Nhưng những sự vật, những đồ vật này trở thành nhân vật khi được
"người hóa", nghĩa là cũng mang tâm hồn tình cách như con người
Nhân vật trong tác phẩm văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hính nghệ thuật khác Nhân vật văn học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ Ví vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trì tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó Nhân vật trong tác phẩm văn học có thể có tên hay không có tên, xuất hiện ìt hay nhiều, miêu tả sâu sắc hay sơ lược, sinh động hay đơn giản, giữ vai trò quan trọng hay không quan trọng… đều không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm ví khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đìch gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm
Nhân vật trong tác phẩm văn học được thể hiện rất đa dạng Có nhân vật hiện ra khá đầy đặn từ ngoại hính cho đến nội tâm, từ hành động cho đến tiểu sử như trong tác phẩm tự sự Có nhân vật hiện ra qua ngôn ngữ như trong kịch bản văn học Có nhân vật chỉ được bộc lộ qua cảm xúc, ý nghĩa như nhân vật trong tác phẩm trữ tính Có nhân vật không được miêu tả chân dung, ngoại hính, hành động Có nhân vật chỉ đơn giản là những con vật, những đồ vật được nhân hóa… Có thể nói nhân vật hiện ra muôn màu, muôn vẻ
Trang 32Thế giới nhân vật do nhà văn sáng tạo ra rất phong phú Xét từ góc độ nội dung tư tưởng và căn cứ vào phẩm chất nhân vật có thể chia ra nhân vật chình diện, nhân vật phản diện, nhân vật trung gian Xét ở tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm có thể chia ra nhân vật chình, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm Xét từ góc độ thể loại có thể có nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tính Xét từ góc độ cấu trúc nhân vật ta có nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật loại hính, nhân vật tình cách
Như vậy, trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò đặc biệt quan trọng Đọc tác phẩm, độc giả cần khám phá các nội dung từ đời sống và giá trị
tư tưởng được nhà văn thể hiện thông qua nhân vật
2.1.2 Kiểu nhân vật tha hóa trong văn học
2.1.2.1 Quan niệm tha hóa trong lịch sử triết học
Trên thế giới, khái niệm “tha hóa” bắt đầu được hính thành trong chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức như một phạm trù triết học khi họ phê phán các quan hệ phong kiến Trong số các nhà triết học Đức thíJohann Gottlieb Fichte(1762-1814) là người đầu trên dùng khái niệm “tha hóa” Ông cố gắng dựa vào khái niệm đó để diễn đạt sự kiện sinh ra “không phải Tôi”, xa lạ và đối lập với “Tôi là Tôi” Điều này nói lên rằng ngay từ khởi đầu, bằng hoạt động của mính, con người đã sáng tạo ra chình mính
Tuy Johann Gottlieb Fichte là người đầu tiên dùng khái niệm tha hóa nhưng một trong những nhà tư tưởng đầu tiên của nhân loại khai sinh ra khái niệm “tha hóa” với tư cách là một phạm trù triết học lại là Georg Wilhelm
Friedrich Hegel (1770 – 1831) Trong tác phẩm “Lôgíc học và hiện tượng học
tinh thần”, ông đã chỉ ra vòng tròn tha hóa Tinh thần tha hóa thành giới tự
nhiên, giới tự nhiên tha hóa thành xã hội, xã hội lại tha hóa và trở về với tinh thần Đó là quá trính tự tha hóa để biến thành cái khác, cái đối lập, sự phủ định rồi lại trở về với bản nguyên
Trang 33Còn Ludwig Andreas Feuerbach (1804 – 1872) thí cho rằng, con người
là sản phẩm của tự nhiên, bản chất của nó là tổng thể các khát vọng, nhu cầu, ham muốn và khả năng tưởng tượng của chình mính, đồng thời ông khẳng định con người có sự thống nhất hữu cơ với tự nhiên Ông cho rằng, tôn giáo
là bản chất con người đã bị tha hóa Về cơ bản quan niệm của Feuerbach không làm lệch cách hiểu ấy, song ông thiên về ý nghĩa “đánh mất”, sự tự đánh mất của cá nhân trong sinh hoạt tôn giáo, nói cách khác, ông đã biến khái niệm tha hóa hay tự tha hóa như khách quan hóa ý niệm, thành tha hóa
như một hiện tượng xã hội
Sau này Karl Heinrich Marx (1818–1883), đã vận dụng khái niệm “tha hóa” của tiền nhân và nhất là của Hegel để xem xét quá trính tha hóa của lao động Tha hóa chình là sự đánh mất giá trị, bản chất thông thường, vốn có của
sự vật, hiện tượng, cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy Karl Marx rất chú ý
đến việc phân tìch sự tha hóa Xuất phát từ chỗ tha hóa biểu hiện từ những mâu thuẫn của một giai cấp phát triển nhất định trong xã hội do sự phân công lao động có tình đối kháng đẻ ra và gắn liền với chế độ tư hữu Trong điều kiện đó, các quan hệ xã hội được hính thành một cách tự phát và vượt khỏi sự kiểm soát của con người, còn những kết quả và sản phẩm hoạt động thí bị tha hóa khỏi các cá nhân và các tập đoàn xã hội được thể hiện ra là do những người khác hoặc do những lực lượng siêu nhiên áp đặt Ông thừa nhận sự tha hóa của lao động với tư cách là cơ sở của tất cả mọi hính thức tha hóa khác Trong đó có cả những hính thái tha hóa về tư tưởng đã cho phép hiểu được ý thức bị bóp méo, sai lầm là kết quả của những mâu thuẫn đời sống xã hội hiện tại Việc chỉ ra tha hóa ở khìa cạnh đời sống có tình loài của con người cho phép Karl Marx làm rõ bản chất của xã hội với hệ thống các thiết chế đan xen
và tác động lẫn nhau, trong đó có hoạt động chủ đạo, chi phối tất cả những
quan hệ khác
Trang 34Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện đầu tiên ở Đức vào cuối những năm 20 –
30 và phát triển mạnh vào những năm 50 – 60 của thế kỉ XX Người xây dựng
cơ sở quyết định cho chủ nghĩa hiện sinh phát triển là Martin Heidegger (1889-1976), Karl Theodor Jaspers (1883-1969)
Chủ nghĩa hiện sinh lấy con người làm trung tâm, làm đối tượng và mục tiêu để hướng tới Triết học hiện sinh coi con người là một nhân vị, nhờ
đó mà con người mang một bộ mặt riêng biệt, khác với mọi tình cách mang tình phổ quát Con người tự do lựa chọn cách sống, thái độ sống của mính, nghĩa là con người có ý thức để trở thành hiện sinh Con người hiện sinh là con người tỉnh ngộ, dám nhín thẳng vào sự thật với nhãn quan và khả năng của cá nhân mính Thuyết hiện sinh cho rằng tha nhân là yếu tố cấu tạo tôi, sống là sống với người khác, tôi không thể sống riêng lẻ mà luôn luôn liên hệ với người khác Tôi không thể sống hay suy tưởng mà không có người khác
và người khác cũng là những chủ thể có tự do như tôi
Về luân lý, chủ nghĩa hiện phủ nhận sự tồn tại phổ biến của những nguyên tắc đạo đức Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, tự do là bản chất của sự hiện sinh của cá nhân con người Giá trị hiện sinh của cá nhân được thể hiện trong sự lựa chọn tự do của cá nhân Tự do của cá nhân không phục tùng Thượng đế hoặc bất cứ quyền uy nào và cũng không chịu sự ràng buộc của bất cứ tình tất yếu khách quan nào Tự do của con người là tuyệt đối Tuy vậy, thế giới đang diễn ra lại không làm sâu sắc thêm cái bản thể tự do của con người mà còn đi ngược lại nó, làm mất đi nhân vị và bản sắc riêng của mỗi cá nhân Xã hội làm cho các hoạt động của cá nhân trở nên nhàm chán và vô vị Khi con người hiện sinh bị xã hội cùng với các thiết chế của nó tha hóa, con người càng cảm thấy cô đơn
Về quan điểm lịch sử xã hội, chủ nghĩa hiện sinh xuất phát từ tự do cá nhân tuyệt đối, cho rằng chỉ có cá nhân mới là hiện sinh chân thực, xã hội chỉ
Trang 35không chân thực Khi xã hội và cá nhân có liên hệ chặt chẽ thí sự tồn tại của
cá nhân sẽ không còn là cá nhân thực sự mà là cá nhân đã bị đối tượng hóa, bị mất cá tình do bị ràng buộc với người khác và với xã hội Do đó, tồn tại xã hội đã bóp chết hiện sinh chân chình của con người Để khôi phục sự hiện sinh của mính, con người cần thoát khỏi sự ràng buộc của những người khác
và xã hội Xã hội chình là sản vật tha hóa của con người, bản thân nó không phải là cái tồn tại khách quan tự thân phát triển theo quy luật, mà chỉ là một
mớ ngẫu nhiên những con người bị tha hóa
Con người theo chủ nghĩa hiện sinh là con người nhập cuộc, cho nên mới xuất hiện cái gọi là “tha nhân” Sự hiện hữu của “tha nhân” là tội tổ tông,
là nguồn gốc của sự tha hóa của con người Cho nên “tha nhân” gắn chặt với thân phận con người ví “tha nhân” chình là kẻ tranh chấp với cái tôi chủ thể,
ví thế “tha nhân” làm cái tôi bị tha hóa Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng tha hóa
là hiện tượng vĩnh cửu ví nó thuộc về bản chất con người và quan tâm đến hính thức tha hóa của con người
2.1.2.2 Một số định nghĩa về tha hóa
Ở Việt Nam hiện nay, từ “tha hóa” thường được dùng để chỉ những gí thuộc về con người và các hoạt động liên quan đến con người, theo hướng ngày càng trở nên xấu đi Với cách hiểu này, tha hóa thuộc về nhân tố chủ quan, gắn liền với chủ thể nhận thức và hoạt động thực tiễn là con người
Đất nước ta đến năm 1865 mới có Gia Định báo Lúc này, các khái niệm học thuật phương Tây mới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn vào nước ta Tuy nhiên nhiều khái niệm triết học phương Tây chưa thể xâm nhập vào sinh hoạt
tinh thần của người Việt Cuốn từ điển lớn như An Nam – Pháp của Jean Francois Marie Génibrel (1851-1914) xuất bản năm 1898, có ghi nhận và giải nghĩa các từ “tha nhân, tha hương”, “tha phương”; “tha bang dị cảnh” nhưng chưa hề có từ “tha hóa”
Trang 36Trong hồi ký Đời viết văn của tôi của Nguyễn Công Hoan, có một mục
đặt tên là “Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội ba đào ký”, nhà thơ Tản Đà nói
rằng mục này đăng những bài viết về những “cảnh xuống” của con người
(bản in lần đầu của Nhà xuất bản Văn học 1971, tr.138) Từ “cảnh xuống” đó,
Tản Đà và Nguyễn Công Hoan dùng để chỉ sự tha hóa của con người Như
vậy, “cảnh xuống” có thể coi là tiền thân của “tha hóa” sau này
Hiện nay, từ “tha hóa” có nhiều khái niệm Trong đời sống cộng đồng, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa đạo đức nói về những trường hợp người
bị biến chất, bị mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mính trước đây Trong nghiên cứu khoa học – xã hội, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa triết học, nói về một hiện tượng, một quy luật diễn ra theo chiều hướng xấu đi trong đời sống xã hội
Trong cuốn Từ điển Pháp – Việt (NXB Khoa học xã hội, bản in lần thứ
4, năm 1997, trang 51) do Lê Khả Kế chủ biên thí “tha hóa là làm xa lánh,
làm mất đi, chuyển nhượng”
Trong cuốn Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam (NXB TP.HCM năm 2000,
trang 1663), Nguyễn Lân viết: “tha hóa: ( tha là khác, hóa: là biến thành) biến
chất đi thành ra xấu”
Trong Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng,
2000) do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “tha hóa (con người) là biến chất
thành xấu đi; biến thành cái khác đối nghịch lại”
Trong cuốn Từ điển Việt – Anh (NXB Thế giới, năm 2004, trang 1836)
của Bùi Phụng thí tha hóa “là suy đồi, hư hỏng, thối nát”
Trần Đức Thảo trong công trính nghiên cứu Vấn đề con người và chủ
nghĩa lí luận không có con người cũng cho rằng sự tha hóa của con người có
nghĩa là sự phủ định con người, tức con người bị đặt trong tính trạng bất nhân
và ở đâu có sự phủ định con người, có sự chà đạp lên sự sống, khát vọng, ước
Trang 37Tha hóa thường được xem xét về mặt ý thức xã hội, đặc biệt là về tư tưởng chình trị và đạo đức, là do chúng biến thành cái khác theo hướng tiêu cực so với trước Người ta không nhắc đến sự tha hóa của sự vật – hiện tượng ngoài con người mà tha hóa được dùng để chỉ những gí thuộc về con người và các hoạt động của con người Tha hóa thuộc nhân tố chủ quan, gắn liền với chủ thể nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người
Như vậy, tha hóa là suy thoái, tội lỗi, đánh mất giá trị, đánh mất bản chất thông thường, chất người vốn có của mính, tự biến mính thành kẻ khác
và do đó đánh mất chình mính, xóa bỏ những giá trị độc đáo của con người và của cá nhân Chủ thể con người có thể bị tha hóa hoặc tự tha hóa Nhưng dù thế nào thí tha hóa là quá trính con người bị mất đi bản chất vốn có của mính làm cho cho mính trở nên xa lạ với chình mính và những người xung quanh,
là xu hướng tội lỗi, bị khinh bỉ và nguyền rủa
2.1.2.3 Nhân vật tha hóa trong văn học
Sự phát triển khoa học kỹ thuật ở các nước tiên tiến ở phương Tây vào đầu thế kỷ XIX, sự hính thành và thống trị của chủ nghĩa tư bản trên các nước Tây Âu phát triển như Anh, Pháp dẫn đến sự thay đổi sâu sắc bộ mặt xã hội
do sự phân hóa đẳng cấp Sự thay đổi đó đã kéo theo sự thay đổi về văn hóa tinh thần, đồng thời với nó là sự khủng hoảng về tư tưởng xã hội và đạo đức con người Xã hội tư bản và các tiêu cực của nó đã làm tha hóa con người Thế giới mà con người tạo ra càng văn minh thí sự tha hóa càng có nguy cơ nảy nở Danh vọng, vật chất, tiền tài đã biến con người trở nên lạnh lùng, tàn
nhẫn Sự bừng ngộ này trở thành ấn tượng mạnh trong sáng tạo của nhà văn
Ví thế, nhân vật tha hóa trong lịch sử văn học thế giới gắn liền với sự xuất hiện của trào lưu văn học hiện thực phê phán
Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện ở Pháp, Anh, Nga và cả ở phương Đông sau này, nhưng tiêu biểu và đầu tiên là chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp hính thành vào khoảng năm 1830 Nó đã phản ánh những biến
Trang 38động cách mạng, những tư tưởng lớn của thời đại Cho tới ngày nay, văn học hiện thực đã cung cấp cho kho tàng văn học loài người hàng loạt những tác gia và tác phẩm xuất sắc, hết sức phong phú và đa dạng, đặc biệt là về thể loại tiểu thuyết Tiểu thuyết hiện thực phê phán bộc lộ rõ khả năng mô tả chân thực cuộc sống theo quan điểm lịch sử với một bức tranh khái quát xã hội rộng lớn, vẽ lên những quan hệ đấu tranh phức tạp giữa những lực lượng xã hội khác nhau Cũng chình xã hội đó đã đẻ ra những con người tha hóa trong
xã hội
Văn học hiện thực phê phán xuất hiện như là một trào lưu sở trường về việc mô tả cái xấu, cái ác Trong văn học hiện thực phê phán, nhân vật chình thường không phải là nhân vật chình diện Các nhân vật nổi tiếng thường là nhân vật phản diện, nhân vật tha hóa Ví thế, nhân vật tha hóa xuất hiện thường gắn liền với những tên tuổi lớn của văn học thế giới Các nhà văn đã cảnh báo về sự tha hóa của con người
Marie – Henri Beyle, được biết đến với bút danh Stendhal (1783 –
1842) được coi như nhà văn chuyển tiếp giữa lãng mạn và hiện thực Trong
tiểu thuyết của ông, các nhân vật trung tâm một mặt thể hiện những hoài vọng
về cái đẹp, sự hoàn thiện và lý tưởng về con người có ý chì muốn vượt qua những thử thách để khẳng định mính Mặt khác, thực tại xã hội nghiệt ngã với những quan hệ tình toán lọc lừa đã đẩy các nhân vật của ông đi vào tha hóa
như Julien Sorrel trong Đỏ và đen
Honoré de Balzac (1799 – 1850) là nhà văn hiện thực phê phán Tác phẩm của ông phản ánh sự tha hóa của con người trong xã hội khi mà đồng tiền chi phối tất cả giá trị đạo đức và các mối quan hệ xã hội Đó là cuộc tranh đấu thầm lặng nhưng gay gắt giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn diễn ra trong nội tâm của con người Những nỗi khổ đau, những tấn
bi kịch xảy ra cho nhiều người, ở nhiều hoàn cảnh trong một xã hội mà đồng
Trang 39Anastasie và Delphine trong Lão Gôriô; Rastignac trong Bước thăng trần
của đời kĩ nữ, Miếng da lừa; Lucien Chardon trong Vỡ mộng, Bước thăng trần của đời kĩ nữ…
Vấn đề tha hóa trong tác phẩm của Franz Kafka (1883 – 1924) lại là một căn bệnh xã hội Nó len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống như một thứ thuốc độc, phá hủy bản chất và cuộc sống của con người Con người tha hóa đó không chỉ là sự biến đổi xấu đi về nhân tình mà nhân vật còn bị biến
dạng, lột xác, vật hóa như Gregor Xamxa trong Biến dạng
Đó còn là sự tha hóa của Raxcônnhicốp trong Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiepxki; Paven Sisikôp trong Những linh hồn chết của Gôgôn; Heathcliff trong Đỉnh gió hú của nữ văn sĩ Emili Brontë; Claude Frollo trong
Nhà thờ Đúc Bà Paris, Thénardier trong Những người khốn khổ của Victor
Huygo; Blifin trong Tôm Jôn – đứa trẻ vô thừa nhận của nhà văn Henry Findinh, Rebecca trong Hội chợ phù hoa của William Makepeace
Thackeray…
Trong văn học Việt Nam, nhân vật tha hóa thực sự xuất hiện cùng với trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 Trong xã hội thực dân nửa phong kiến, tính trạng con người tha hóa diễn ra khắp nơi, diễn ra ở mọi đối tượng Hiện thực xã hội đen tối đó được các nhà văn phản ánh đậm nét như
Ngô Tất Tố với Tắt đèn…; Nam Cao với Chí Phèo, Trẻ con không được ăn
thịt chó, Đời thừa, Mua nhà ; Nguyễn Công Hoan với Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Xuất giá tòng phu, Mất cái ví, Cụ chánh bá mất giày, Đàn bà là giống yếu, Oẳn tà roằn ; Vũ Trọng Phụng với Giông
tố, Số đỏ, Vỡ đê…; Nguyên Hồng với Bỉ vỏ…
Thời kí 1945 – 1975, do chú trọng các nhiệm vụ chình trị, lấy việc phản ánh và động viên kịp thời cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc làm mục đìch tối thượng nên văn học chưa đi sâu vào phản ánh cuộc sống thường nhật của con người, chưa đi sâu vào khám phá số phận và hạnh phúc cá nhân Truyện
Trang 40ngắn và nhất là tiểu thuyết thường hướng tới những bức tranh hiện thực hoành tráng, trong đó, đề tài chiến đấu và lao động sản xuất của quân và dân ta nổi lên hàng đầu Ở đó chủ yếu là con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người phi thường Chiến tranh có quy luật riêng Muốn vượt qua những thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, con người cần sống một cách thực tế, không nên quá suy tư và đa cảm, phải giản ước mọi ham muốn, không được mơ hồ về kẻ thù, không được phép nghĩ nhiều tới lợi ìch và nguyện vọng riêng tây, và nhất là cần huy động mọi phẩm chất cao đẹp tiềm ẩn trong bản thân mính Đó là thực
tế có thể ngặt nghèo song không thể khác được Chình ví thế, con người quần chúng, con người tập thể hiện lên đôi khi thiếu cá tình và mờ nhạt về tâm lì
Tuy nhiên, từ sau thắng lợi của mùa xuân năm 1975, đặc biệt sau đổi mới 1986, đất nước bước vào thời kỳ mới, văn học cũng bị chi phối bởi quy luật của thời kí mới Số phận con người cá nhân trở thành mối quan tâm hàng đầu của văn học ví thế con người tha hóa trong văn học được phục hưng trở lại Bên cạnh cái đẹp, cái anh hùng, cái cao cả, con người trong văn học giờ đây còn có cả cái xấu xì, cái thô kệch, thấp hèn Đó là những hiện tượng tiêu cực, sự tồi tệ, sự tha hoá, nhếch nhác của xã hội, sự suy đồi đạo đức của con người Nhà văn không chỉ miêu tả khát vọng sống, hạnh phúc cá nhân, tính yêu lứa đôi mà nhà văn còn đi sâu vào miêu tả sắc dục của con người – một
“vùng cấm địa” mà trước kia ìt nhà văn dám động tới Một số nhà văn còn đi sâu vào khám phá thế giới thế giới tâm linh, tiềm thức, giấc mơ… của con người Đây là một thế giới phức tạp và đầy bì ẩn của con người, để hiểu được con người bên trong con người Từ đây con người được nhín nhận một cách
trọn vẹn, đầy đủ hơn Đặc biệt, nhà văn thực sự trăn trở về tính hính tha hóa
của con người trong cuộc sống ngày nay Tính trạng tha hóa của con người xuất hiện ngày càng nhiều trong trang viết của Lê Minh Khuê, Đỗ Hoàng