ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 8 HỌC KÌ II (Năm học 2010-2011) I/ PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nắm được các khái niệm ôxit ( ôxít axit , ôxit bazơ ) , axit , bazơ và muối - Nắm được cách gọi tên của các ôxit ( ô xít axit , ôxit bazơ ) , axit , bazơ và muối - Nắm được cách lập công thức hóa học của các loại hợp chất vừa kể trên - Phân biệt được các loại phản ứng hóa học như : phản ứng thế , phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy , phản ứng oxi hóa – khử .Nắm được trong phản ứng ô xi hóa khử chất nào là chất khử , chất nào là chất ô xi hóa - Nắm được tính chất hóa học và điều chế H 2 , O 2 . Nắm được ứng dụng của chúng trong đời sống sản xuất . - Nắm được cách tính toán hóa học dựa vào công thức tính nồng độ % , nồng độ mol, tính số mol liên quan đến khối lượng hoặc số mol liên quan đến thể tích - Nắm được cách tính toán hóa học dựa vào phương trình phản ứng II/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM : 1/ Nắm được các tính chất và ứng dụng của H 2 trong đời sống sản xuất 2/ Phân biệt được các loại phản ứng hóa học ? cho ví dụ 3/ Các khái niệm và gọi tên hợp chất oxit-axit-bazơ-muối 4/ Nắm được cách giải tìm nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch khi cho biết trước khối lượng chất tan và khối lượng của nước hoặc thể tích dung dịch 5/ Tính được khối lượng hoặc thể tích của các chất tham gia phản ứng hay sản phẩm III/ MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1:Thế nào là nồng độ phần trăm , nồng độ mol của dung dịch ? ghi công thức có chú thích của 2 loại nồng độ đó ? Câu 2/ Hãy lập công thức các chất có các tên gọi sau: Sắt (III) hiđroxit , natri clorua ,axit clohiđric, axit nitric,kali ôxit, Nhôm sunfat, Bạc clorua, Kẽm photphat. Câu 3: Thế nào là chất khử ,chất ô xi hóa ? trong PTPƯ sau đâu là chất khử và đâu là chất ô xi hóa ? Câu 4: khái niệm phản ứng phân huỷ , phản ứng thế , phản ứng hoá hợp ? cho mỗi loại một phản ứng minh hoạ . Câu 5: Thế nào là phản ứng ô xi hóa khử? Phản ứng phân hủy Cho mỗi loại 1 phương trình phản ứng minh họa ? Câu 6/ Cho phương trình phản ứng : CuO + H 2 Cu + H 2 O a/ Để thu được 0,32(g) Cu người ta phải dùng bao nhiêu khối lượng của CuO tham gia phản ứng . b/ Nếu cho 8 gam CuO phản ứng với 0,4 gam khí H 2 .Hãy tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng Câu 7 : a. Trong 11,2(g) Fe có bao nhiêu mol Fe b. Để thu được 0,32(g) Cu người ta cho một luồng khí hiđro qua bột CuO. Tính khối lượng và thể tích lần lượt của CuO và H 2 . Câu 8: Cho 5,4(g) nhôm Al phản ứng hoàn toàn với lượng axit clohiđric HCl theo phương trình phản ứng sau 2 Al + 6HCl 2AlCl 3 + 3H 2 Tính khối lượng muối và thể tích khí H 2 tạo thành ở điều kiện tiêu chuẩn Câu 9::Hoà tan 15 gam muối NaCl vào 85 gam H 2 O , tính nồng độ phần trăm của dung dịch ? Câu 10 : Hoà tan 5,85 gam muối NaCl vào nước để tạo ra 2 lít dung dịch , tính nồng độ mol của dung dịch ? …………. Hết………… . ở điều kiện tiêu chuẩn Câu 9::Hoà tan 15 gam muối NaCl vào 85 gam H 2 O , tính nồng độ phần trăm của dung dịch ? Câu 10 : Hoà tan 5 ,85 gam muối NaCl vào nước để tạo ra 2 lít dung dịch , tính. được 0,32(g) Cu người ta phải dùng bao nhiêu khối lượng của CuO tham gia phản ứng . b/ Nếu cho 8 gam CuO phản ứng với 0,4 gam khí H 2 .Hãy tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng Câu. cho một luồng khí hiđro qua bột CuO. Tính khối lượng và thể tích lần lượt của CuO và H 2 . Câu 8: Cho 5,4(g) nhôm Al phản ứng hoàn toàn với lượng axit clohiđric HCl theo phương trình phản