Với vai trò quan trọng của mình, thành phố Cần Thơ dựatrên những tiềm năng sẵn có đã ra sức phát triển dịch vụ du lịch phục vụ dukhách trong nước và quốc tế.. Với diện tích gần 1.4 nghìn
Trang 1KHOA KINH TẾ - QTKD
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Thành Phố Cần Thơ
MSSV: DC0922M072
Cần Thơ,04/2012
Trang 2Trước hết em xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh Tế & QTKD đã giúp chosinh viên làm chuyên đề chuyên ngành, một mặt là bước chuyển tiếp giúp chúng
em khỏi lúng túng khi sắp làm luận văn tốt nghiệp, một mặt giúp chúng em tiếpcận các vấn đề kinh tế đang đặt ra, vận dụng những lý thuyết đã học để áp dụngvào thực tế
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các thầy cô trường Đại học CầnThơ, đặc biệt là thầy cô Khoa kinh Tế & QTKD đã cung cấp nhiều kiến thức cho
em trong suốt những năm học qua để em có thể làm tốt chuyên đề này
Và cuối cùng, em đặc biệt cảm ơn Thầy Nguyễn Ngọc Đức, mặc dù trongquá trình làm đề cương, nộp bản nháp đến hoàn thành bản chính em đã có nhiềusai sót về nội dung cũng như hình thức trình bày, nhưng nhờ sự nhiệt tình hướngdẫn của Thầy mà em đã khắc phục để hoàn thành chuyên đề nghiên cứu củamình
Trang 3Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Chương Anh Tuấn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4
Ngày … tháng … năm……
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)
Trang 6
du lịch là dịp để họ hiểu hơn về công lao của cha ông mình, đồng thời cũnghiểu những giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đangđược thừa hưởng
Nhưng quan trọng hơn, du lịch có vai trò to lớn trong việc bảo tồn vàphát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Đặc biệt, Việt Nam là mộtquốc gia đa dân tộc, có một nền văn hoá lâu đời, phong phú, thống nhất mà
đa dạng Với số dân gần 80 triệu người của 54 dân tộc anh em cùng đoànkết chung sống trên một vùng lãnh thổ, trải qua nhiều đời, mỗi dân tộc đãđóng góp, dựng xây tạo nên những thành quả trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế -Văn hóa - Xã hội
Trang 7Riêng với Đồng bằng sông Cửu Long mà trung tâm là thành phố CầnThơ sẽ là nơi không thể thiếu trong hành trình du lịch của du khách quốc tếkhi đến Việt Nam Với vai trò quan trọng của mình, thành phố Cần Thơ dựatrên những tiềm năng sẵn có đã ra sức phát triển dịch vụ du lịch phục vụ dukhách trong nước và quốc tế Với diện tích gần 1.4 nghìn km2, dân sốkhoảng 2.350 nghìn người, thành phố trẻ Cần Thơ thực sự năng động, sẵnsàng đón 972,450 lượt khách trong năm 2011 (nguồn: Sở Văn Hóa, ThểThao và Du Lịch Cần Thơ, năm 2011)
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của ngành du lịch
và bối cảnh cạnh tranh hiện nay, thành phố Cần Thơ cũng còn tồn tại nhữngmặt hạn chế, chưa phát huy hết thế mạnh của mình Vấn đề đó cần phải sớmđược nghiên cứu để có hướng phát triển tốt hơn trong thời gian tới
Bởi vậy, nghiên cứu về du lịch sẽ góp phần quan trọng trong việc nângcao nhận thức và phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam Tuynhiên, do điều kiện có hạn về không gian, thời gian và tư liệu nên đề tài chỉ
giới hạn nghiên cứu “Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du
lịch Thành Phố Cần Thơ” Đề tài sẽ cố gắng đi sâu phân tích thực trạng
của du lịch Cần Thơ nhằm nhìn lại những hạn chế của hoạt động du lịch tạiCần Thơ để từ đó đề ra giải pháp phát triển nó một cách bền vững, đặc sắchơn
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng du lịch tại thành phố Cần Thơ để từ đó đề ranhững giải pháp phát triển trong những năm tới
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng du lịch TP Cần Thơ trong 3 năm 2009-2011
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên
- Phân tích thuận lợi và khó khăn của du lịch thành phố Cần Thơ
- Tìm ra giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Cần Thơ
Trang 83 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp và tham khảo các tài liệu có liên quan quasách, báo, tạp chí, internet
3.2 Phương pháp phân tích:
Mục tiêu 1,2: Đánh giá thực trạng du lịch TP Cần Thơ trong 3 năm
2009 – 2011 và xác định các yếu tố ảnh hưởng - Sử dụng phương phápthống kê mô tả kết hợp với phương pháp so sánh số tương đối từ các số liệuthu thập được nhằm mô tả sự biến động lượng khách du lịch đến Cần Thơ
Mục tiêu 3: Phân tích thuận lợi và khó khăn của du lịch thành phốCần Thơ – Sử dụng Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối qua cácnăm nhằm thấy được sự biến động lượng khách du lịch và doanh thu từngành du lịch TP Cần Thơ
Mục tiêu 4: Tìm ra giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại TP CầnThơ – Từ phân tích thuận lợi và khó khăn của du lịch TP Cần Thơ và Tìm
ra giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Cần Thơ
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
4.1 Nội dung nghiên cứu:
Đánh giá, phân tích khái quát thực trạng du lịch thành phố Cần Thơ
4.2 Thời gian nghiên cứu:
Trong 3 năm 2009-2011
4.3 Không gian nghiên cứu:
Tại thành phố Cần Thơ
Trang 9PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CẦN THƠ
1.1 Vai trò của du lịch thành phố cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trungtâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trải dài trên 55km dọc
bờ Tây sông Hậu là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, dịch vụ do
đó Cần Thơ có vị trí đặc biệt quan trọng trong định hướng, thúc đẩy sự pháttriển kinh tế xã hội của cả vùng (nguồn: Bách khoa toàn thư mở, năm 2011)Năm 2005, Tổng cục Du lịch xác định Cần Thơ là trung tâm tam giácđộng lực phát triển du lịch: TP Hồ Chí Minh - TP Cần Thơ - Phú Quốc,
Hà Tiên (Kiên Giang) Với vị trí trung tâm, Cần Thơ có sân bay Trà Nóc,cảng Cần Thơ, có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi nối liền TP Hồ ChíMinh với các tỉnh trong vùng và sang cả Campuchia Du lịch Cần Thơ nổilên vai trò đầu mối trung chuyển khách du lịch của ĐBSCL Cần Thơ có hệthống cơ sở vật chất tương đối phát triển nhất vùng đã đáp ứng nhu cầu muasắm, vui chơi giải trí cho nhân dân và du khách
Sự phát triển của du lịch Cần Thơ luôn gắn bó với sự phát triển củaĐBSCL và du lịch cả nước Nếu TP.HCM là trung tâm đón khách du lịchlớn nhất ở miền Nam thì Cần Thơ là trung tâm trung chuyển khách ở miềnTây Nam Bộ Sự tăng trưởng của hai thành phố này đang thúc đẩy nhịp sinhtrưởng du lịch của vùng ĐBSCL và của cả nước
1.2 Lợi thế của du lịch Cần Thơ
Với vị thế là thành phố cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mekong, hiện là đôthị loại 1, giữ vai trò động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long CầnThơ được ví như “đô thị miền sông nước” với hệ thống sông ngòi chằngchịt, các cù lao, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, phù hợp
để phát triển loại hình du lịch sinh thái sông nước
Trang 10Bên cạnh đó, Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL, trên các trục tuyếngiao thông thủy bộ quan trọng nhất của tiểu vùng Tây sông Hậu, là điểmgiao lưu kinh tế lớn nên giao thông ở Cần Thơ rất thuận lợi với tất cả loạihình: hàng không, đường bộ, đường thủy đến các địa phương trong khu vực
và xa hơn Do đó, du lịch Cần Thơ nhất thiết phải liên kết hợp tác với cáctỉnh để hỗ trợ nhau cùng phát huy tiềm năng và lợi thế nhằm khai thác cóhiệu quả tài nguyên thiên nhiên của từng địa phương, tạo sản phẩm du lịchphong phú, đa dạng mang tính toàn vùng Thời gian qua ngành du lịch CầnThơ đã ký kết hợp tác phát triển với 10 tỉnh trong khu vực ĐBSCL và TP
Hồ Chí Minh, Hà Nội tạo ra sự chuyển biến tích cực Điều này tất yếu đóngvai trò quan trọng của các thành phố lớn trong việc liên kết phát triển dulịch, đặc biệt là cung cấp nguồn khách làm đầu mối cho các tour lữ hành.Bước đầu việc hợp tác đã phát huy tác dụng rõ nhất trong lĩnh vực quản lýnhà nước, đào tạo nguồn nhân lực và lữ hành
Cần Thơ đang đẩy mạnh liên kết với An Giang - Kiên Giang - CàMau Đây là các tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm khu vựcĐBSCL Thành công bước đầu là thống nhất việc xác định sản phẩm du lịchđặc trưng như: du lịch sông nước (Cần Thơ), du lịch tâm linh (An Giang),
du lịch biển đảo (Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Giang), du lịch khám phá (ĐấtMũi, U Minh - Cà Mau) Hiện nay TP Cần Thơ kết nối tour đến các địaphương xung quanh có loại hình du lịch khác biệt để đa dạng hóa sản phẩm
du lịch, kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách
Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa 4 tỉnh, thành nàyrất thiết thực và phù hợp theo yêu cầu thực tiễn; từ đó các địa phương khaithác tốt lợi thế và tiềm năng du lịch đặc trưng của mình, đồng thời dựa vàothế mạnh của nhau để cùng phát triển và góp phần đổi mới diện mạo du lịch
cả khu vực đồng bằng
Trang 11CHƯƠNG II THỰC TRẠNG DU LỊCH TP CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009 -2011
2.1 Doanh thu của du lịch qua các năm
Doanh thu du lịch Cần thơ tăng đều qua mỗi năm, sau 5 năm doanhthu tăng hơn gấp đôi 761,234 tỷ đồng (năm 2011) so với 365,090 tỷ đồng(năm 2007) do Cần Thơ đã có nhiều chính sách, nhiều giải pháp phát triểnnhất là sau khi Cần Thơ tổ chức năm du lịch quốc gia 2008 – Miệt vườnSông nước Cửu Long
Bảng 2.1: Doanh thu du lịch qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Chênh lệch 2010/2009 % 2011/2010 %
Trang 12Doanh thu của Du lịch Cần Thơ ngày càng tăng từ 507,938 tỷ đồngnăm 2009 lên 649,527 tỷ đồng năm 2010 và 761,234 tỷ đồng năm 2011.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều nhau 27,87% (chênh lệch năm2010/2009 và 11,2% (chênh lệch 2011/2010) do nhiều nguyên nhân nhưkhủng hoảng kinh tế năm 2010 làm cho nhiều người phải “thắt lưng buộcbụng nhưng với sự chênh lệch 111,707 tỷ đồng giữa năm 2011 và năm 2010cho thấy được sự phát triển cũng như Cần Thơ là sự lựa chọn của nhiều dukhách trong và ngoài nước
2.2 Nhịp độ phát triển của du lịch Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011
Mức tăng lợi nhuận tăng dần qua mỗi năm và trên đà phát triển, Tuymức tăng 2011 so với năm 2010 có suy giảm là do ảnh hưởng cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới, giá cả tăng cao làm cho nhiều người phải “thắt lưngbuộc bụng” làm cho lợi nhuận của ngành du lịch ảnh hưởng đáng kể
Bảng 2.2 Lợi nhuận của du lịch Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: tỷ đồng
2010/2009 % 2011/2010 %
LN thực hiện 32,844 51,646 68,511 18,802 57,25 16,865 32,66
(nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, năm 2011)
Lợi nhuận của Du lịch Cần Thơ tăng mạnh năm 2010 so với năm 2009(tăng 18,802 tỷ đồng) Tuy lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 có thấphơn (tăng 16,865 tỷ đồng) do tái đầu tư, xây dựng các khu du lịch mới, cảitạo nâng cấp các khu du lịch, sửa sang cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch
2.3 Lượng khách đến TP.Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011
Cần Thơ với vị trí là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long
đã thu hút được khá nhiều du khách trong những năm qua và doanh thukhông ngừng tăng nhanh Thống kê trong 3 năm 2009-2011, lượng khách
du lịch đến thành phố Cần Thơ tăng như sau:
Trang 13Bảng 2.3: Lượng khách đến TP Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011
ĐVT: Lượt khách
2010/2009 % 2011/2010 %
Tổng số khách 723.528 880.252 972.450 156.724 21,66 92.198 10,47 Khách quốc tế 150.300 163.835 170.325 13.535 9,00 6.490 3,96 Khách trong nước 573.228 716.417 802.125 143.189 24,98 85.708 11,96
(nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, năm 2011)
0 100.000
Biểu đồ 2: Lượng khách đến Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011
Lượng khách đến Cần Thơ biến động khác nhau, nhưng lượng kháchcàng tăng 723.528 (năm 2009), 880.252 (năm 2010) và 972.450 (năm 2011)trong đó tăng cả về 2 mặt khách trong nước và khách quốc tế Điều đó chothấy Cần Thơ đang là điểm đến của du khách trong và ngoài nước
2.4 Cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch của TP Cần Thơ
2.4.1 Cơ sở lưu trú
Thành phố Cần Thơ hiện có 177 khách sạn với 4.173 phòng;trong đó, có 54 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 123 khách sạn đạttiêu chuẩn du lịch Với hệ thống khách sạn này, thành phố Cần Thơ có khảnăng phát triển du lịch Mice (Meeting – Incentive – Convention –Exhibition) đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hội họp cho du khách, cung cấpdịch vụ văn phòng cho thuê cho các doanh nghiệp
Trang 14Phục vụ nhu cầu tham quan của du khách hiện nay, Cần Thơ đã
có 12 điểm vườn du lịch và 28 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có một
số khu du lịch sinh thái lớn có lưu trú như: Làng du lịch Mỹ Khánh (PhongĐiền), vườn du lịch Thủy Tiên (Ô Môn), vườn cò Bằng Lăng (Thốt Nốt)đang có kế hoạch nâng cấp mở rộng Riêng khu du lịch Phù Sa (trên cồn
Ấu, gần cầu Cần Thơ) với diện tích 30 ha được xem là một khu du lịch sinhthái nước ngọt lớn nhất vùng đang tiếp tục được đơn vị đầu tư mở rộng quy
mô hoạt động với các dịch vụ, sản phẩm du lịch mới để phục vụ du kháchtrong và ngoài nước
Bảng 2.4: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của TP Cần Thơ
- Điểm vườn DL, khu vui chơi giải trí 17 17 12
(nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, năm 2011)
2.4.2 Cơ sở ăn uống
Văn hóa ẩm thực Cần Thơ rất đa dạng Các nhà hàng chủ yếuphục vụ các món Âu Á đáp ứng nhu cầu trung bình của khách lưu trú, cácmón ăn miệt vườn đặc trưng riêng của vùng đất Nam Bộ Một số nhà hànglớn của thành phố như Diamond Place, Ninh Kiều, Cửu Long, Hoa Sứ,
có sức chứa trên 1.000 chỗ ngồi, có khả năng phục vụ các bữa tiệc có qui
Trang 15xả khu Hưng Phú, Nam Long … làm cho mức độ cạnh tranh trong lĩnh vựcnày ngày càng gay gắt.
2.4.3 Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và các tiện nghi khác
Cần Thơ có hệ thống cơ sở thể thao, vui chơi giải trí tương đốiphát triển gồm: 12 điểm vườn du lịch sinh thái, các cơ sở massage, phòngkaraoke, phòng họp dùng cho hội nghị, hội thảo quốc tế, chuyên đề và cácdịch vụ đờn ca tài tử tại các khách sạn lớn,
Bên cạnh đó, hệ thống các sân vận động, nhà thi đấu, công viênnước, bảo tàng, công viên trong thành phố cũng đang thu hút được càngnhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan
2.4.4 Cơ sở hạ tầng
Đường bộ: Quốc lộ 1A đoạn chạy qua thành phố Cần Thơ là
tuyến giao thông huyết mạch nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh, cáctỉnh, thành phố trong vùng và cả nước; quốc lộ 91 nối cảng Cần Thơ, sân
bay Trà Nóc, Khu công nghiệp Trà Nóc Cùng với đó, Cầu Cần Thơ hoànthành đã góp phần rút ngắn thời gian nối Cần Thơ với TP Hồ Chí Minh vàcác tỉnh Bắc Sông Hậu
Đường thuỷ: TP Cần Thơ có ưu thế về giao thông đường thủy do
vị trí nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê-kông chảy qua 6quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan vàCampuchia Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước vàđến thành phố Cần Thơ dễ dàng Tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư, là cầunối quan trọng giữa TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang và Cà Mau Phà Cần Thơqua sông Hậu rộng 1.840m nối liền Cần Thơ với Vĩnh Long Công ty vậntải biển có đội tàu viễn dương tổng trọng tải 2.000 tấn là phương tiện chởhàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng phục vụ cho việc xếp nhậnhàng hóa dễ dàng: Cảng Cần Thơ diện tích 60.000m2, có thể tiếp nhận tàubiển 10.000 tấn, hiện là cảng lớn nhất ĐBSCL; Cảng Cái Cui với qui môthiết kế phục vụ cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông
Trang 16qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, cảng Trà Nóc có diện tích 16 ha, cảng có 3kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông quacảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm và một bến cảng Container chuyêndùng gồm bãi Container 28.000 m2, kho chứa hàng 3.600m2 và bãi hàngkhác 8.000 m2.
Đường hàng không: Sân bay thành phố Cần Thơ được đưa vàohoạt động với đường bay Cần Thơ – Hà Nội, Đài Loan và đang được nângcấp mở rộng, để tương lai trở thành sân bay quốc tế của khu vực, nhờ đóviệc vận chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu với các nướcAsian, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Mỹ rất dễ dàng
Điện: Cần Thơ có nhà máy nhiệt điện Cần Thơ có công suất 200
MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia Hiện tại, đang hoàn thành nhà máynhiệt điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ đượcnâng cấp lên 1.200 MW Dự án đường ống dẫn khí Lô B (ngoài khơi biểnTây)- Ô Môn đưa khí vào cung cấp cho Trung tâm điện lực Ô Môn (tổngcông suất dự kiến lên đến 2600 MW) đang được Tổng công ty Dầu khí ViệtNam triển khai Khi hoàn thành, Cần Thơ sẽ là một trong những trung tâmnăng lượng lớn của Việt Nam
Nước: Cần Thơ có 2 nhà máy cấp nước sạch có công suất 70.000m³/ngày, và dự kiến xây dựng thêm một số nhà máy để có thể cung cấpnước sạch 200.000 m³/ngày
Viễn thông: Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố CầnThơ gồm 1 bưu điện trung tâm, 9 bưu điện Quận, huyện, Các công ty viễnthông, Trung tâm viễn thông đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữaCần Thơ với các nước trên thế giới
2.5 Đào tạo nguồn nhân lực
Có thể nói thành phố Cần Thơ là địa phương có nguồn nhân lực dồidào, nhưng số lao động có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụcòn hạn chế, vẫn còn nhiều bất cập trong hoạt động thực tiễn, lực lượng lao
Trang 17động này đã có nhiều nỗ lực cố gắng đảm đương được yêu cầu nhiệm vụtrước mắt Với định hướng phát triển du lịch trong những năm tới, với xuthế xã hội hóa hoạt động du lịch, chắc chắn sẽ thu hút được số lao động cóchất lượng, được bồi dưỡng, đào tạo chính qui để đủ sức thực hiện bướcchuyển biến đột phá trong hoạt động, thúc đẩy du lịch thành phố phát triểnnhanh chóng và bền vững.
Về trình độ ngoại ngữ của nhân viên phục vụ trong ngành du lịch chủyếu là tiếng Anh còn các thứ tiếng khác thì rất ít hầu như là chưa có
Dù nhiều năm qua, việc đào tạo các lớp nghiệp vụ bàn, buồng, nấu ăntại Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu – Chi nhánh Cần Thơ
và mới đây là trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Cần Thơ mới đượcthành lập giải quyết được trước mắt một phần tình trạng thiếu hụt trầmtrọng của các nhà hàng, khách sạn nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ vàcác tỉnh ĐBSCL nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế
Xác định được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc pháttriển du lịch, Cần Thơ đang tích cực triển khai các chương trình đào tạonhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm du lịch của mình
2.6 Công tác quy hoạch du lịch
Du lịch Cần Thơ cần có những định hướng lớn để phát triển:
Gắn kết du lịch Cần Thơ với du lịch các Tỉnh, Thành trong vùng
Du lịch gắn với mục đích thương mại, hội nghị, hội thảo, triển lãm, dulịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, vui chơigiải trí, du lịch cuối tuần
Khả năng đón khách du lịch
Thu nhập và GDP du lịch
Nhu cầu cơ sở lưu trú và lao động ngành
Nhu cầu đầu tư phát triển du lịch
Định hướng thị trường trong nước và quốc tế
Định hướng những loại hình du lịch chủ yếu
Tổ chức không gian du lịch thành phố:
Trang 18Định hướng không gian du lịch Cần Thơ phát triển theo haitrục chính là trục dọc sông Hậu và trục dọc Quốc lộ 1A
Căn cứ vào định hướng cơ bản trên, kết hợp với sự phân bố tàinguyên, nguồn lực và các điều kiện phát triển cũng như nhu cầu thị trường,
tổ chức không gian du lịch Cần Thơ được chia thành 4 cụm:
Cụm Du lịch trung tâm Ninh Kiều – Cái Răng
Đây là cụm du lịch trung tâm và là đầu mối có vị trí điều hành cáchoạt động du lịch theo các tuyến đã xác định, đồng thời đây cũng là nơidiễn ra các hoạt động kinh doanh, khai thác du lịch chủ đạo của Cần Thơ
Cụm du lịch này có vị trí quan trọng và là nơi hội tụ và phân phối,trung chuyển các dòng khách từ các thị trường khác nhau bằng các hướngtheo các trục quốc lộ 1A, 91, các tuyến sông Cần Thơ, sông Hậu và trụchàng không Với vị trí là trung tâm KT - VH - XH của đồng bằng sông CửuLong, sản phẩm du lịch quan trọng của Cần Thơ là du lịch gắn với thươngmại, hội nghị, triển lãm vì vậy cụm du lịch này có vị trí then chốt trongchiến lược phát triển du lịch của thành phố
Với các sản phẩm trên hướng khai thác chủ yếu là:
Du lịch thương mại - hội nghị - hội thảo - triển lãm
Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần
Du lịch văn hóa, lễ hội hướng về cội nguồn;
Du lịch thể thao;
Cụm Du lịch Phong Điền
Đây là cụm du lịch bổ trợ quan trọng của Cụm nội đô Cụm này có vịtrí tại khu vực Phong Điền với các sản phẩm du lịch bổ trợ trực tiếp rất quantrọng cho cụm trung tâm trong giai đoạn phát triển trước mắt Tài nguyên
du lịch chính của cụm là chợ nổi Phong Điền, các vườn du lịch tại PhongĐiền, làng cổ Long Tuyền, làng trồng hoa Thới Nhựt, mộ nhà thơ Phan VănTrị và hành trình trên lộ Vòng Cung nổi tiếng với huyền thoại "vòng cungrực lửa" Từ đây, theo kinh sáng Xà No có thể kết nối bằng đường thủythuận lợi với Vị Thanh, Hậu Giang