C.Mác đã từng nói: “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Hay nói cách khác
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
C.Mác đã từng nói: “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.Hay nói cách khác, để có thể tồn tại được, mỗi người đều phải tham gia vàocác mối quan hệ khác nhau, tạo nên mối dây liên kết với thế giới xung quanhnhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của bản thân Một trongnhững hoạt động tích cực và hiệu quả nhất của con người nhằm hướng tớimục đích đó là việc tham gia vào các loại giao dịch khác nhau, trong đó cógiao dịch dân sự Xét dưới góc độ của môn khoa học luật dân sự mà nhìnnhận thì giao dịch dân sự là phương tiện khá hữu hiệu để thỏa mãn quyền vàlợi ích hợp pháp của các chủ thể Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy chonên giao dịch dân sự đã được đưa vào BLDS nước ta nhằm bảo đảm quyền
và nghĩa vụ của chủ thể phát sinh từ giao dịch bằng các biện pháp cưỡng chếcủa Nhà nước Tính bảo đảm đó không chỉ được thực hiện trong những giaodịch dân sự hợp pháp mà còn phát sinh từ các giao dịch vi phạm vào mộttrong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gọi là giao dịch dân sự
vô hiệu Khi đó, tùy theo yêu cầu của các bên có quyền và lợi ích liên quanhoặc theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽtuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của việctuyên bố đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi thamgia giao dịch Những quy định này góp phần ổn định giao lưu dân sự đồngthời có thể kiểm soát được các giao dịch dân sự, tránh làm thiệt hại đến lợiích của các chủ thể khác, lợi ích Nhà nước và lợi ích công cộng Do tính cấpthiết của vấn đề nên em đã chọn đề tài: “Giao dịch dân sự vô hiệu và hậuquả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu”
Trang 2B GiẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Nhận thức chung về giao dịch dân sự :
1 Khái niệm giao dịch dân sự:
1.1 Định nghĩa :
Chế định giao dịch dân sự lần đầu tiên được quy định trong BLDS nước taban hành ngày 28/10/1995 và có hiệu lực ngày 1/7/1996, sau đó được sửađổi, bổ sung trong BLDS hiện hành 2005 Trước khi BLDS 2005 ra đời, giaodịch dân sự chưa được quy định một cách riêng rẽ, cụ thể Với sự ra đời củaBLDS 1995, giao dịch dân sự đã chính thức được đề cập đến (khái niệm,điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu…) Sựcủng cố và bổ sung các quy định này trong BLDS 2005 đã chứng minh ýnghĩa, vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự nước ta
Trong thực tiễn đời sống xã hội, đa số các quan hệ dân sự đều được điềuchỉnh thông qua hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương gọi chung là giao
dịch dân sự Tại điều 121, BLDS 2005 xác định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Theo đó, chỉ những giao dịch là hành vi pháp
lý đơn phương hoặc được xác lập bằng hợp đồng thì mới là giao dịch dân sự.Đây cũng là cách phân loại phổ biến nhất của giao dịch dân sự hiện nay
Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự rất phổ biến trong cuộc sống
hàng ngày Xét về bản chất, hợp đồng dân sự là cách thể hiện ý chí chủ quancủa các bên khi xác lập hợp đồng dân sự hay có thể nói nó là sự thỏa thuận ýchí của 2 hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền vànghĩa vụ dân sự Mọi cam kết, thỏa thuận hợp pháp ghi trong hợp đồng đượcNhà nước bảo hộ Nhìn chung, hợp đồng dân sự khá đa dạng và phong phú
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của 1
bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Bênchủ thể đó có thể gồm một người hoặc nhiều người (ví dụ như vợ chồng lập
di chúc chung) Hành vi pháp lý đơn phương là một giao dịch cho nên cũngphải đáp ứng những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và cũng cóthể bị tuyên bố vô hiệu nếu không đáp ứng một trong các điều kiện đó
Ngoài ra, bất kỳ một giao dịch dân sự nào cũng làm phát sinh hậu quảpháp lý nhất định đó chính là các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đượcpháp luật bảo đảm thực hiện Thông thường các giao dịch dân sự đó chỉ phát
Trang 3sinh hiệu lực khi phù hợp với các quy định của pháp luật Trong trường hợpngược lại, giao dịch dân sự đó sẽ bị tuyên bố là vô hiệu và phát sinh nhữnghậu quả pháp lý từ việc tuyên bố đó.
1.2 Các nguyên tắc của giao dịch dân sự:
Để có thể xác định những tư tưởng chỉ đạo chung cho các giao dịch dân
sự nhằm bảo đảm cho các giao dịch đó luôn được thực hiện trong vòng trật
tự nhất định, các nhà làm luật đã đề ra 1 số nguyên tắc của giao dịch dân sựnhư sau:
Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân
Nguyên tắc không trái pháp luật, đạo đức xã hội
Nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực tronggiao dịch dân sự
Nguyên tắc mọi thỏa thuận, cam kết hợp pháp trong giao dịch dân sự
có hiệu lực đều bắt buộc thi hành
Nguyên tắc hòa giải
Nguyên tắc bảo vệ quyền dân sự
1.3 Đặc điểm của giao dịch dân sự:
Với việc tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc trên, giao dịch dân sự luônmang một số đặc điểm đặc thù như sau:
Giao dịch dân sự phải thể hiện được ý chí của các chủ thể tham giagiao dịch: việc tham gia bất kỳ một giao dịch nào của các chủ thể đều nhằmđạt được những lợi ích vật chất và tinh thần nhất định, từ đó mới hình thànhnên sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.Cho nên có thể nói ý chí của chủ thể tham gia là cơ sở hình thành giao dịchdân sự Tuy nhiên muốn hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự phát sinh theochiều hướng các bên mong muốn thì nhất thiết phải có sự thể hiện, bày tỏ ýchí thống nhất vơi nguyện vọng bên trong của các chủ thể
Các bên tham gia giao dịch phải tự nguyện: đó là sự thống nhất giữa ýchí và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể và là sự thỏa thuận ý chígiữa các bên tham gia giao dịch Đây là nguyên tắc quan trọng trong việcthiết lập giao dịch
Chế tài trong giao dịch mang tính chất bắt buộc nhưng cũng rất linhhoạt: chế tài trong giao dịch dân sự là những biện pháp cưỡng chế mà phápluật quy định buộc các bên chủ thể tham gia phải thực hiện đầy đủ quyền và
Trang 4nghĩa vụ của mình nếu giao dịch đó có hiệu lực, đồng thời cũng là các biệnpháp xử lý, giải quyết hậu quả pháp lý phát sinh nếu giao dịch đó vô hiệu
Nội dung của pháp luật không được trái với pháp luật và đạo đức xãhội: giao dịch dân sự được xây dựng nên trên cơ sở đảm bảo quyền tự do ýchí của các chủ thể tham gia giao dịch cho nên các chủ thể có quyền tự đặt
ra những nội dung, cam kết phù hợp với sự thỏa thuận của các bên Tuynhiên, nội dung đó nhất thiết không được trái với pháp luật và đạo đức xãhội Quy định này không hề vi phạm tự do ý chí của các chủ thể mà nhằmbảo đảm các nguyên tắc khác của giao dịch dân sự như bảo vệ lợi ích chungcủa xã hội cũng như của chính các chủ thể tham gia giao dịch
2 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của của các chủ thể thamgia giao dịch không có nghĩa là pháp luật thừa nhận tất cả các chủ thể, mụcđích, nội dung hay hình thức của giao dịch mà pháp luật cũng đặt ra một sốnhững yêu cầu tối thiểu buộc các chủ thể phải tuân theo gọi là điều kiện cóhiệu lực của giao dịch dân sự nhằm tạo nên cơ sở pháp lý bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của các chủ thể
Tại Điều 122 BLDS 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịchdân sự:
“ 1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Từ quy định trên có thể hiểu điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự lànhững điều kiện do pháp luật duy định mà một giao dịch dân sự muốn phátsinh hiệu lực pháp lý phải thỏa mãn các điều kiện đó Tuy nhiên trên thực tế,
để xác định một giao dịch có phát sinh hiệu quả pháp lý hay không chúng tacòn phải căn cứ vào các quy định khác của pháp luật có liên quan và cácngành luật điều chỉnh giao dịch đó
Trang 52.1 Điều kiện về năng lực chủ thể tham gia giao dịch dân sự:
Theo quy định tại Điều 122 BLDS thì “người tham gia giao dịch có nănglực hành vi dân sự”
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng Theo đó, “người” ở đâyphải được hiểu là tất cả các chủ thể đó tức là cá nhân, pháp nhân, hộ giađình, tổ hợp tác và Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam, trong đó Nhà nướcnước CHXHCN Việt Nam là chủ thể đặc biệt của hầu hết các ngành luật nênchúng ta sẽ không xét đến năng lực hành vi dân sự của chủ thể này
2.1.1 Đối với cá nhân:
Cá nhân được coi là chủ thể thường xuyên, chủ yếu, phổ biến nhất của
giao dịch dân sự bởi ngay cả trong giao dịch có sự tham gia của pháp nhânhay chủ thể khác thì cá nhân với tư cách là người đại diện vẫn tham gia giaodịch đó Tuy nhiên để giao dịch có hiệu lực thì cá nhân cũng phải chịu sựđiều chỉnh mà cụ thể là quy định của pháp luật về năng lực hành vi dân sự
“Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự”.
Năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật là khả năng của cá
nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều
17 BLDS) Giao dịch dân sự do cá nhân thiết lập chỉ có hiệu lực nếu đáp ứngđược các yêu cầu về mức độ hành vi dân sự của cá nhân Mức độ đó đượcxác lập như sau:
Đối với người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: là những người
từ đủ 18 tuổi trở lên không thuộc trường hợp bị Tòa án tuyên bố hạn chếnăng lực hành vi dân sự hay bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Người
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được toàn quyền xác lập mọi giao dịchdân sự
Đối với những người có năng lực hành vi dân sự một phần từ đủ
15 tuổi đến dưới 18 tuổi: ở lứa tuổi này, chủ thể đã có thể xác lập và thựchiện một số giao dịch dân sự nhất định Quy định này cũng hoàn toàn hợp lývới điều kiện về độ tuổi lao động trong Bộ luật Lao động: người lao động làngười có thể từ đủ 15 tuổi trở lên và có tham gia giao kết hợp đồng lao động
Đối với người có năng lực hành vi dân sự 1 phần từ đủ 6 tuổi đếndưới 15 tuổi, người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự:Theo Điều 20 BLDS thì người từ đủ 6 tuổi đến 15 tuổi khi xác lập, thực hiện
Trang 6giao dịch phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ các giao dịchphục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngay phù hợp với lứa tuổi Quy địnhnày là hoàn toàn hợp lý bởi những người thuộc độ tuổi này sự nhận thức vàlàm chủ hành vi của mình chưa được đầy đủ Còn đối với những người bịTòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì trong các giao dịch dongười này tham gia phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừgiao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Đối với người dưới 6 tuổi, người bị tòa án tuyên bố mất năng lựchành vi dân sự thì không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, mọi giaodịch dân sự của họ đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thựchiện
2.1.2 Đối với các chủ thể khác:
Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác cũng có thể trở thành chủ thể của cácgiao dịch dân sự nhưng pháp luật cũng quy định cho những đối tượng nàynhững quy định nhất định như đối với chủ thể là cá nhân Các chủ thể nàychỉ có thể tham gia giao dịch dân sự thông qua người đại diện theo pháp luậtcủa họ hoặc do họ ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đó Tuynhiên pháp luật cũng quy định rõ pháp nhân chỉ được tham gia các giao dịchdân sự thuộc chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân; hộ gia đình chỉ được thamgia các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, đến hoạt động sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanhkhác theo quy định pháp luật; còn tổ hợp tác chỉ được tham gia các giao dịchdân sự liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ được xác địnhtrong hợp đồng hợp tác Nếu tham gia vào các giao dịch dân sự không thuộclĩnh vực hoạt động đã được pháp luật quy định như trên, pháp nhân, hộ giađình, tổ hợp tác đều coi là đã vi phạm 1 trong các điều kiện có hiệu lực củagiao dịch dân sự, tất nhiên giao dịch đó sẽ bị coi là vô hiệu
2.2 Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự:
“Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mongmuốn đạt được khi xác lập giao dịch đó” (Điều 123 BLDS 2005) Trong bất
kỳ một giao dịch nào, các bên tham gia đều hướng đến một mục đích nhấtđịnh, từ đó sẽ có sự xác lập quyền và nghĩa vụ (tức là nội dung của giaodịch) nhằm hiện thực hóa mục đích đó Như vậy mục đích và nội dung củagiao dịch có quan hệ chặt chẽ 2 chiều với nhau
Trang 7Mục đích và nội dung là một trong những yếu tố chủ yếu tạo thành mộtgiao dịch dân sự, do vậy điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịchcũng là những điều kiện cần thiết cho một giao dịch dân sự hợp pháp: “Mụcđích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,không trái đạo đức xã hội” Điều cấm của pháp luật được hiểu là những quyđịnh của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhấtđịnh Việc quy định cụ thể những điều cấm của pháp luật là để đảm bảo lợiích công cộng và của các chủ thể Còn đạo đức xã hội là những chuẩn mựcứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồngthừa nhận và tôn trọng Tuy nhiên trong thực tế, căn cứ để xác định mụcđích và nội dung của giao dịch dân sự trái với đạo đức xã hội khá phức tạp
vì đó là những chuẩn mực ứng xử do cộng đồng xã hội tự đặt ra và thừanhận nó như những quy tắc chung chứ không được quy định cụ thể, rõ ràngtrong các văn bản pháp luật như các điều cấm của pháp luật
2.3 Điều kiện về ý chí của chủ thể tham gia giao dịch dân sự:
Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí
tức là các chủ thể tham gia giao dịch phải có sự tự nguyện Đây cũng là một
trong các điều kiện tiên quyết để 1 giao dịch dân sự có hiệu lực “Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”.
Khi tham gia giao dịch dân sự, mỗi chủ thế đều có những nguyện vọng,mong muốn để tạo cơ sở cho việc xác lập các quyền và nghĩa vụ trong giaodịch đó Nhưng để có thể đạt được mục đích của giao dịch, các chủ thể phải
có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí Nếu không thỏa mãn điều nàytức là các chủ thể đã vi phạm điều kiện về sự tự nguyện trong giao dịch đồngnghĩa với việc giao dịch dân sự được xác lập sẽ bị coi là vô hiệu Pháp luậtcũng quy định một số trường hợp cụ thể mà giao dịch dân sự được thiết lậpkhông có sự tự nguyện của các chủ thể tham gia giao dịch: giao dịch dân sựđược xác lập bởi sự giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hay giao dịch xác lậpvào thời điểm mà người xác lập không nhận thức, làm chủ được hành vi củamình Tất nhiên, những giao dịch được xác lập bởi những yếu tố kể trên tức
là đã vi phạm vào nguyên tắc tự nguyện của chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu
2.4 Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự:
Hình thức giao dịch dân sự là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới
1 hình thức nhất định của các bên tham gia giao dịch Theo quy định của
pháp luật hiện hành thì “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định” Như vậy hình thức
Trang 8của giao dịch chỉ trở thành điều kiện có hiệu lực trong một số trường hợpđược pháp luật quy định Đây là điểm mới trong BLDS 2005 so với bộ luật
cũ Tại Điều 131 BLDS 1995 thì hình thức của giao dịch được quy định làmột trong 4 điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và bất cứ giao dịchnào vi phạm quy định về hình thức đều bị coi là vô hiệu chứ không chỉ trongmột số trường hợp như pháp luật hiện hành
Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không quy định hình thức bắtbuộc thì giao dịch đó có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào chẳnghạn như bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể:
+ Hình thức miệng (bằng lời nói) : đây được coi là hình thức phổ biến nhấttrong xã hội hiện nay dù đó cũng là hình thức có độ xác thực thấp nhất Hìnhthức này thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay vàchấm dứt ngay sau đó hoặc giữa các chủ thể có mối quan hệ thân tín, tin cậy + Hình thức văn bản: thể theo sự thỏa thuận của các chủ thể tham gia giaodịch hoặc do pháp luật quy định, các bên xác lập giao dịch bằng hình thứcvăn bản, trên đó phải có chữ ký xác nhận của chủ thể nhằm xác minh sựtham gia giao dịch của các chủ thể Ngoài ra, có một số trường hợp các bênthỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch bắt buộc phải lập thành vănbản có chứng nhận chứng thực, đăng ký hoặc xin phép mà thông thường làđối với các giao dịch dân sự có đối tượng Nhà nước cần phải kiểm soát tronglưu thông dân sự hoặc đối tượng của giao dịch dân sự có giá trị lớn ( đất đai,nhà cửa…) Trong các trương hợp đó, các chủ thể buộc phải tuân theo quyđịnh của pháp luật về hình thức để có thể đảm bảo giao dịch dân sự phát sinhhiệu lực
+ Hình thức bằng hành vi: chẳng hạn như rút tiền từ trạm ATM, gọi điệnthoại ở bốt công cộng, mua nước bằng máy tự động Đây cũng là hình thứcgiản tiện nhất của giao dịch do không cần thiết phải có sự hiện diện của tất
cả các bên tham gia giao dịch
Giao dịch dân sự là một chế định rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn.Những quy định về giao dịch dân sự là sự cần thiết cấp bách không thể thiếutrong việc điều chỉnh mối quan hệ cơ bản của pháp luật dân sự Tuy nhiên để
có thể bảo đảm trọn vẹn quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch, phápluật cũng đề ra các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự hợp pháp,
từ đó xác định những giao dịch nào vi phạm các điều kiện đó sẽ bị coi là vôhiệu, sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý phát sinh từ việc tuyên bố giaodịch dân sự vô hiệu đó Vậy cụ thể, giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Hậu quả
Trang 9pháp lý của nó ra sao? Nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp chúng ta cóphương hướng để hoàn thiện thêm chế định giao dịch dân sự nói chung.
II Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
“ Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại điều
122 của Bộ luật này thì vô hiệu”(Điều 127 BLDS 2005) Như vậy các điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự làm cơ sở cho việc xác định giao dịch
dân sự vô hiệu Căn cứ vào các quy định trên, ta có thể khái quát: “Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không thỏa mãn một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự do pháp luật quy định”.
Bằng việc quy định các điều kiện và một số trường hợp cụ thể dẫn đếngiao dịch dân sự vô hiệu, Nhà nước có thể kiểm soát các giao dịch dân sựnhất định để đảm bảo tính ônt định trong giao lưu dân sự Nhìn chung cácquy định về giao dịch dân sự vô hiệu có một số ý nghĩa sau đây:
Định hướng, tạo khuôn mẫu cho các chủ thể pháp luật dân sự khi tiếnhành xác lập giao dịch dân sự phải tuân theo các quy định của pháp luật,không được thảo thuận hoặc thi hành trái pháp luật, trái đạo đức xã hộinhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện cho các chủ thể
Ngăn chặn các loại giao dịch dân sự mà pháp luật cấm hoặc trái đạo đức
xã hội, bảo đảm cho các giao lưu dân sự hợp pháp được ổn định, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp cho công dân
Ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giaodịch còn bảo đảm quyền lợi cho người thứ 3 ngay tình, bảo đảm tính côngbằng khi giải quyết hậu que của giao dịch dân sự vô hiệu
Là cơ sở pháp lý mang tính nguyên tắc cho các bên tự hòa giải với nhaukhi xảy ra tranh chấp hoặc được tòa án áp dụng khi giải quyết các tranh chấpgiao dịch dân sự vô hiệu
1.2 Đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu:
Trang 10Mục đích hay nói cách khác là những mong muốn, nguyện vọng mà bất
kỳ chủ thể nào tham gia giao dịch đều muốn đạt được Pháp luật luôn tạođiều kiện và giúp đỡ các chủ thể hành động theo ý chí của mình nếu họkhông vi phạm vào 1 trong 4 điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nóitrên Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp không tuân thủ các điều kiện đódẫn đến giao dịch dân sự bị vô hiệu và các chủ thể phải gánh chịu hậu quảpháp lý phát sinh từ việc tuyên bố giao dịch vô hiệu Đây cũng là 2 đặc điểmđặc trưng của giao dịch dân sự vô hiệu:
Vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự do pháp luật quy định: đặc điểm này tuân theo đúng tinh thần của quy định về
giao dịch dân sự tại Điều 127 BLDS 2005 Một đặc điểm mang tính quyếtđịnh một giao dịch trở nên vô hiệu đó là việc giao dịch đó không tuân thủđầy đủ 4 điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với giao dịch dân sự có hiệulực tại Điều 122 BLDS: điều kiện về năng lực hành vi dân sự của chủ thểtham gia giao dịch, điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch, điềukiện về sự tự nguyện của chủ thể và điều kiện về hình thức trong một sốtrường hợp pháp luật quy định
Các bên tham gia giao dịch phải gánh chịu hậu quả pháp lý phát sinh từ việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu: bất kỳ một sự vi phạm nào cũng chịu
sự điều chỉnh của pháp luật bằng những chế tài nhất định Trong giao dịchdân sự cũng vậy, một khi các chủ thể không tuân theo quy định của phápluật về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì cũng phải chịu hậuquả do việc tuyên bố giao dịch đó đem lại Cụ thể, khi giao dịch bị tuyên bố
là vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham giagiao dịch đó Tính vô hiệu được xác định từ thời điểm các bên xác lập giaodịch( tức là từ khi giao kết hoặc tuyên bố ý chí) Đồng thời, khi giao dịch vôhiệu, các bên quay lại tình trạng ban đầu, hoàn trả những gì đã nhận củanhau Về mặt lý thuyết thì đây là sự tổn thất của các bên vì không đạt đượcmục đích ban đầu khi tham gia giao dịch, ngoài ra nếu bên nào có lỗi làmthiệt hại phải bồi thường thiệt hại Như vậy hậu quả pháp lý có thể và hầunhư thường gây bất lợi cho các bên tham gia giao dịch dân sự
1.3 Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu:
Nếu dựa vào các tiêu chí khác nhau sẽ có các cách phân loại giao dịchdân sự khác nhau:
Nếu căn cứ vào sự vô hiệu về nội dung của giao dịch dân sự thì giao dịchdân sự vô hiệu được chia thành:
Trang 11Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ: là loại giao dịch mà tất cả các nội dung
của giao dịch đều vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sựhoặc có 1 phần nội dung của giao dịch vô hiệu nhưng lại ảnh hưởng trực tiếpđến toàn bộ giao dịch Giao dịch này không có giá trị pháp lý
Ví dụ: Giao dịch dân sự có đối tượng giao dịch là tài sản Nhà nướccấm lưu thông như động vật quý hiếm, ma túy…
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần: là giao dịch dân sự chỉ có một số nội
dung vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, còn các nộidung khác không vi phạm hoặc có 1 phần của giao dịch vô hiệu nhưngkhông ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại trong giao dịch
Dựa vào thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thìgiao dịch dân sự vô hiệu được chia thành:
Giao dịch dân sự không bị hạn chế về thời hiệu: Đây là giao dịch vi phạm
vào một hay một số điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự một cáchnghiêm trọng Các giao dịch dân sự vô hiệu này sẽ không bị hạn chế thờihiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu nên các chủ thể có thể yêucầu bất kỳ lúc nào, thậm chí nếu không yêu cầu, các giao dịch đó cũng bịxác định là vô hiệu
Giao dịch dân sự bị hạn chế về thời hiệu: đây là những giao dịch mà mức
độ vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự không nghiêmtrọng Sự vi phạm các điều kiện đó chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các bêntham gia giao dịch cho nên các bên có thể yêu cầu hoặc không yêu cầu tòa
án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu Tuy nhiên các loại giao dịch dân sự vôhiệu này sẽ bị giới hạn thời gian yêu cầu, nếu quá thời gian đó các chủ thểcủa giao dịch dân sự vô hiệu không cong quyền này nữa
Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của BLDS 2005: Thựcchất cách phân loại này dựa trên quy định của Điều 122 BLDS, từ đó đưa racác trường hợp khái quát sự vi phạm các điều kiên có hiệu lực của giao dịchdân sự Theo đó, giao dịch dân sự được chia thành:
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội: Đó là các giao dịch có mục đích và nội dung trái pháp luật và
đạo đức xã hội (căn cứ vào Điều 122 BLDS) Điều 128 BLDS quy định rõ
“giao dịch dân sự có mục đích và nội dung trái vi phạm điều cấm của phápluật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: đây là một trong các trường hợp giao
dịch dân sự vi phạm nguyên tắc tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch