1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015

192 563 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Thị trường ngành nhiếp ảnh đang bị thao túng bởi các hãng phim ảnh nước ngoài trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam như minilab, cửa hàng ảnh, thợ chụp ảnh chuyên nghiệp cạnh tranh ngà

Trang 1

-* -

PHẠM VĂN TÀI

PHÁT TRIỂN NGÀNH NHIẾP ẢNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM

2015

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 62.34.05.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008

Trang 2

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

1.1 Một số khái niệm liên quan đến phát triển ngành nhiếp ảnh 7

1.1.3 Định nghĩa về phát triển ngành nhiếp ảnh 19

1.2 Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong nền kinh tế và xã hội 22

1.2.1 Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong nền kinh tế 22

1.2.2 Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong xã hội 25

1.2.3 Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong nền kinh tế 27

và đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam

1.2.3.1 Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong nền kinh tế Việt Nam 27 1.2.3.2 Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong đời sống 30

văn hóa-xã hội Việt Nam

1.3 Phân tích các nhóm yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến 33

phát triển ngành nhiếp ảnh

1.3.1 Phân tích các nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 33

1.3.1.2 Nhóm yếu tố về văn hóa-xã hội 35

1.3.1.5 Nhóm yếu tố về chính sách của nhà nước 44

1.3.2 Phân tích các nhóm yếu tố thuộc môi trường bên trong 47

1.3.2.1 Nhu cầu của người tiêu dùng 48 1.3.2.2 Cạnh tranh trong đội ngũ thợ chụp ảnh chuyên nghiệp 49

1.3.2.4 Nhà cung cấp vật tư ngành nhiếp ảnh 52

Trang 3

1.4.4 Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước đối với phát triển 68

ngành nhiếp ảnh ở Việt Nam

TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Giới thiệu khái quát về ngành nhiếp ảnh Việt Nam 71

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành nhiếp ảnh Việt Nam 71

2.1.2 Những thành phần tham gia ngành nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay 76

2.2 Phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan đến môi trường bên ngòai ảnh 86

hưởng đến phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam thời gian qua

Trang 4

2.2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngòai (EFE) ngành nhiếp ảnh Việt Nam 101

2.2.7 Ma trận đánh giá ảnh hưởng cạnh tranh của ngành nhiếp ảnh Việt Nam 102

2.3 Phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan đến môi trường bên trong ảnh 103

hưởng đến phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam thời gian qua

2.3.1 Nhu cầu người chơi ảnh không chuyên 103 2.3.2 Sự cạnh tranh trong giới thợ chụp ảnh chuyên nghiệp 104 2.3.3 Áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp minilab 105 2.3.4 Áp lực cạnh tranh đối với các nhà cung cấp nước ngoài 108

2.3.6 Thực trạng kinh doanh ngành nhiếp ảnh Việt Nam trong thời gian qua 114 2.3.7 Thực trạng các hoạt động ứng dụng công nghệ và nghiên cứu 121

phát triển (Research & Development) trong ngành nhiếp ảnh Việt Nam 2.3.8 Thực trạng các họat động nhiếp ảnh nghệ thuật 123 2.3.9 Thực trạng quản lý nhà nước về ngành nhiếp ảnh 124 2.3.10 Những thành tựu và tồn tại của ngành nhiếp ảnh Việt Nam 125 trong thời gian qua

2.3.11 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ngành nhiếp ảnh Việt Nam 131

NHIẾP ẢNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 3.1 Căn cứ phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015 134

3.1.2 Mục tiêu phát triển của ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015 143 3.1.3 Phân tích SWOT trong phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015 144

3.2 Quan điểm phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015 151

Trang 5

chú ý phát triển tại các khu mới đô thị hóa và vùng sâu,vùng xa

3.2.2 Quan điểm thứ hai : Hướng đến hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, 151

tận dụng các nguồn đầu tư của các tập đòan kinh tế đa quốc gia

3.2.3 Quan điểm thứ ba: Khuyến khích tối đa các doanh nghiệp dân doanh mở 152

rộng đầu tư và chuyển giao công nghệ sản xuất trong ngành nhiếp ảnh

3.2.4 Quan điểm thứ tư: Khuyến khích nhiếp ảnh nghệ thuật chuyên sau vào 153

các ngành kinh tế nhằm phát huy ưu điểm của ngành nhiếp ảnh Việt Nam

3.2.5 Quan điểm thứ năm: Gắn kết phát triển ngành nhiếp ảnh với chiến lược 153

phát triển những ngành liên quan

3.3 Một số giải pháp phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015 154

3.3.1.1 Đẩy mạnh kỹ thuật số hóa ngành nhiếp ảnh 154 3.3.1.2 Phát triển nhiếp ảnh nghệ thuật phục vụ các ngành kinh tế khác 157

3.3.2 Nhóm giải pháp khắc phục những điểm yếu 160

3.3.2.1 Thành lập các hiệp hội ngành nghề 160

3.3.2.3 Tăng cường thu hút nghiên cứu và phát triển (R&D) 163

3.4.3 Kiến nghị với Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam 166

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN I

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lịch sử nhiếp ảnh thế giới ghi nhận năm 1839 là năm chính thức ra đời bộ môn nghệ thuật này Đúng 30 năm sau đó, tức là 11 năm sau khi thực dân Pháp nã pháo vào cảng Đà Nẵng (1858) bắt đầu thời kỳ xâm lược nước ta, Việt Nam có một hiệu ảnh đầu tiên tại Hà Nội lấy tên là Cảm Hiếu Đường, khai trương ngày 2 tháng 2 năm Kỷ Tỵ (tức ngày 14 tháng 3 năm 1869) Chủ hiệu ảnh là cụ Đặng Huy Trứ cũng là thợ chụp ảnh và là nhà nho học, làm quan triều đình nhà Nguyễn, người có tư tưởng canh tân Ông mang nghệ thuật chụp ảnh vào Việt Nam sau khi tiếp xúc với nhiếp ảnh Hương Cảng (Hồng-Kông) khá thịnh hành lúc bấy giờ

Sự lớn mạnh của ngành nhiếp ảnh Việt Nam được đánh dấu bằng sắc lệnh số 147-NĐ do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký ngày 15 tháng 3 năm 1953 Đó là sắc lệnh “thành lập doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam” Trải qua 50 năm phát triển và trưởng thành, ngành nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam đã đóng góp to lớn cho công cuộc chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Nhiếp ảnh ngày nay không còn là một môn nghệ thuật xa vời với đông đảo quần chúng, mà đã đi sâu vào trong từng góc cạnh của cuộc sống Các tầng lớp nhân dân lao động, từ những vùng sâu vùng xa cho đến thành thị, đều đã biết đến nhiếp ảnh Nhiếp ảnh thật sự nâng cao sự hưởng thụ nghệ thuật của tòan xã hội hiện

Trang 7

nay và nó không chỉ là một ngành nghệ thuật mà còn là một ngành kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Để phục vụ cho nhu cầu về ảnh cho trên 80 triệu người của thị trường Việt Nam, hiện nay có khoảng 800 minilabs, gần 2000 cửa hàng bán phim và dịch vụ ảnh và gần 30 ngàn thợ chụp ảnh chuyên nghiệp tham gia trực tiếp trên thị trường Để cung cấp thiết bị và vật tư ngành nhiếp ảnh cho tòan thị trường trong nước, hiện nay nước ta có ba nhà cung cấp chính đó là các hãng Konica Minolta, Kodak và Fujifilm Ngoài ra còn có các hãng bán máy chụp ảnh của Nhật Bản như Nikon, Canon, Pentax, Sony…và các hãng điện tử của Hàn Quốc như Samsung, LG và một số nhãn hiệu của Trung Quốc Tất cả là các hãng phim ảnh nước ngoài Thị trường ngành nhiếp ảnh đang bị thao túng bởi các hãng phim ảnh nước ngoài trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam như minilab, cửa hàng ảnh, thợ chụp ảnh chuyên nghiệp cạnh tranh ngày một gay gắt và đang có chiều hướng thoái trào, khủng hỏang hướng phát triển Những tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số trong những năm gần đây làm cho ngành nhiếp ảnh toàn cầu choáng váng với những đại gia lớn như Kodak, Konica Minolta, Fujifilm…thu hẹp kinh doanh, sa thải nhân công hàng loạt với con số hàng chục ngàn người một lần lại càng gây lo ngại cho toàn ngành nhiếp ảnh trong nước

Xuất phát từ thực tế trên, trong vai trò một người làm kinh doanh vật

tư ngành nhiếp ảnh tại Việt Nam và rất tâm huyết với ngành này, tôi đã thâm nhập và tìm hiểu thị trường ngành nhiếp ảnh Việt Nam từ năm 2000,

Trang 8

mong mỏi tìm hướng phát triển tốt nhất cho ngành nhiếp ảnh nước nhà trong thời gian tới Đó chính là những lý do khiến tôi chọn nghiên cứu đề

tài: “Phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Công trình nghiên cứu “phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015” nh m m c đích:

• Dựa trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nhiếp ảnh của một số nước, ngành nhiếp ảnh tòan cầu, và kinh nghiệm phát triển ngành nhiếp ảnh ở các nước nhằm xây dựng lý luận cho sự phát triển của ngành nhiếp ảnh Việt Nam;

• Đánh giá thực trạng các họat động của ngành nhiếp ảnh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự họat động và phát triển của toàn ngành nhiếp ảnh Việt Nam;

• Đánh giá vai trò quản lý nhà nước đối với ngành nhiếp ảnh, nhận định những mặt làm được và chưa được, những vấn đề yếu kém trong quản lý, từ đó có định hướng phát triển cho toàn ngành;

• Nhận định những cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của ngành để đưa ra giải pháp thích hợp Tận dụng điểm mạnh, loại trừ yếu kém tạo thời cơ phát triển toàn diện ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm

2015

Trang 9

• Đề xuất các giải pháp phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm

2015 và bổ sung những kiến nghị đối với nhà nước, đối với các bộ ngành liên quan để phát triển hiệu quả ngành nhiếp ảnh hiện đại Việt Nam

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động kinh doanh, hoạt động văn hóa - nghệ thuật của ngành nhiếp ảnh Việt Nam từ trước đến nay và các thành phần tham gia hoạt động của ngành bao gồm các hãng cung cấp, các cửa hàng minilab, các cửa hàng ảnh và phòng chụp ảnh, các hội nghệ sỹ nhiếp ảnh, các cơ quan quản lý của nhà nước và người tiêu dùng cuối cùng Tuy nhiên, tác giả tập trung chủ yếu vào đối tượng là các nhà cung cấp ngành nhiếp ảnh, minilab và thợ chụp ảnh là những đối tượng có trọng

số lớn trong tòan bộ hoạt động ngành nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện luận án, để đạt được các mục tiêu nói trên, luận án đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu có thể kể đến là: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp khảo sát thực tế tại các địa phương, phương pháp mô hình (ma trận SWOT), phương pháp chuyên gia…

Trang 10

Tài liệu thu thập được từ các nguồn thông tin của các ngành có 1iên quan cho đến năm 2007 và qua thực tế tác giả đã tham gia họat động kinh doanh trong ngành nhiếp ảnh từ năm 2000 đến 2007 trên phạm vi toàn quốc Ngòai các phương pháp trên, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua các mẫu câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

5 MỘT SỐ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1/ Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các định nghĩa về chiến lược của một số tác giả đi trước, phân tích đầy đủ các khái niệm, tác giả xin mạnh dạn giới thiệu định nghĩa về định nghĩa phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam

2/ Tác giả xác định một số đặc điểm riêng của ngành nhiếp ảnh và ngành nhiếp ảnh Việt Nam gồm có: Các sản phẩm có tính hóa lý khác biệt các sản phẩm của các ngành kinh tế khác, sự thống trị của các tập đoàn cung cấp vật tư ngành nhiếp ảnh nước ngòai, nhân lực trong ngành, đặc biệt là ngành nhiếp ảnh liên quan đến yếu tố văn hóa và chịu tác lực của cơ sở văn hóa của từng dân tộc, quốc gia

3/ Tác giả xác định vai trò và vị trí của ngành nhiếp ảnh trong nền kinh tế và đời sống văn hóa xã hội của Việt Nam hiện nay

Trang 11

4/Từ phân tích môi trường bên ngòai và môi trường bên trong ngành nhiếp ảnh Việt Nam, tác giả đã xác định đặc điểm ngành nhiếp ảnh Việt Nam làm cơ sở thực tiễn cho việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu

5/Qua phân tích trực trạng ngành nhiếp ảnh Việt Nam thời gian qua, tác giả đã rút ra mặt tích cực và tồn tại của ngành để đi sâu nghiên cứu các thành phần tham gia ngành nhiếp ảnh, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giả pháp phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015

6/ Tác giả mạnh dạn đưa ra một tập hợp các giải pháp phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam đến năm 2015 theo các mục tiêu và quan điểm xây dựng giải pháp cụ thể

7/ Nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp đề xuất, tác giả đưa

ra một số kiến nghị với nhà nước, các địa phương và Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam (VAPA) để phối hợp, giúp đỡ, thúc đẩy phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam

8/ Đề tài nghiên cứu về ngành nhiếp ảnh Việt Nam là một đề tài mới

ở tại Việt Nam và trên thế giới, mang giá trị thực tiễn rất cao

Đây là luận án mới về lý thuyết phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam, trước đây chưa có một nghiên cứu nào toàn diện về ngành nhiếp ảnh Việt Nam, trong khi ngành nhiếp ảnh không chỉ là một ngành phục vụ nhu cầu văn hóa của cả nước mà còn là một ngành kinh tế sôi động, đầy tiềm năng phát triển ở nước ta Luận án này được xem như một công trình khoa học cấp tiến sĩ kinh tế, mới về lý thuyết và thực tiễn trong ngành nhiếp ảnh Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHIẾP ẢNH

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN

NGÀNH NHIẾP ẢNH

1.1.1 Lịch sử phát triển ngành nhiếp ảnh [54]

Từ xa xưa loài người ước ao ghi lại được hình ảnh thiên nhiên, con người ở những giây phút đẹp nhất, có sức biểu hiện cao nhất để lưu lại làm kỷ niệm hay lưu lại cho hậu thế Đáp lại nguyện vọng đó, năm 1490 nhà danh họa Leonard De Vinci (1452-1519) đã nghĩ ra cái hộp tối có một lỗ cực nhỏ cho ánh sáng lọt qua Sau lỗ nhỏ đặt một tấm phông trắng Hình bên ngòai lỗ nhỏ, chiếu ngược lên phông, nhờ đó Leonard đã vẽ phối cảnh chính xác và nhanh các vật thể, cũng như phong cảnh Trên cơ sở lỗ nhỏ đó, ông A.J Bala đã cải tiến lỗ nhỏ ấy bằng một tấm kính tròn (ngày nay gọi là thấu kính), nhờ thế thu hình lên tấm phông rõ nét hơn Loại hộp tối này, thời bấy giờ được nhiều họa sĩ quan tâm và sử dụng rộng rãi Nó giúp cho các họa sĩ vẽ chính sách phép phối cảnh mà người ta mới phát hiện ra thời bấy giờ Từ năm 1650, hộp tối đó được một số họa sĩ cải tiến gọn nhẹ hơn Lỗ nhỏ đã được thay thế bằng các thấu kính có tiêu cự khác nhau Để cho ảnh thu vào sáng rõ, nét hơn, người ta dùng những tấm gương phản quang, dựng lại hình ảnh đúng chiều để chiếu lên tấm màn làm bằng giấy tẩm dầu Nhờ vậy, hình vẽ chính xác hơn, thời gian vẽ rút ngắn hơn Từ đó “cái hộp có lỗ nhỏ” thô sơ đã trở thành chiếc máy chụp ảnh trong buổi bình

Trang 13

minh của ngành nhiếp ảnh Theo thời gian, có nhiều tiến bộ về ngành hóa học, quang học làm thay đổi ngành nhiếp ảnh: Năm 1727, nhà hóa học Đức J.H.Schulze (1682-1744) đã công bố công trình nghiên cứu tính chất bắt sáng của Nitrat bạc (AgNO3) Năm 1777, nhà hóa học người Thụy Điển K.W.Scheele (1742-1786) đã chứng minh clorua bạc bị đen nhanh dưới tác dụng trực tiếp của ánh sáng Đến năm 1782, Senebier (1742-1809) người Thụy Sĩ đã nghĩ ra cách làm đen chất clorua bạc Nhưng tiếc rằng cả hai nhà khoa học này chưa nghĩ tới việc tiến hành các phương pháp đó trong phòng tối Tháng 7 năm 1802, nhà bác học Anh Hamphry Davy, cộng tác của Thomas Wedgood (1771-1805) đưa ra phương pháp sao chép tranh và vẽ chân dung lên mặt kính có phủ một lớp Nitrat bạc, rồi cho ánh sáng đi qua, song hai ông vẫn chưa biết dùng thuốc định hình Do đó hình ghi được, khi đưa ra ánh sáng đều biến thành một mầu đen kịt Mặc dầu năm 1819, nhà thiên văn học John Herschel đã đưa ra nguyên tắc định hình Hyposulfit Natri Lịch sử phát triển ngành nhiếp ảnh đánh dấu đậm nét bằng các phát minh của Joseph Nicephone Niepce (1765-1833), ông đã nghĩ cách in lại các bức vẽ bằng cách cho ánh sáng chiếu qua những bức tranh trong mờ, hình ảnh đó tác động lên mặt cảm quang phủ clorua bạc Đến 1816, ông đã thành công khi in được ảnh lên giấy phủ bạc clorua bạc và định hình bằng a-xít nitric Ngày 16 tháng 9 năm 1824, Niepce đã chụp được bức ảnh “cảnh nhìn từ cửa sổ một ngôi nhà ở Chalon” Năm 1829, Niepce đã hợp tác cùng một họa sĩ và là một chủ rạp đèn chiếu là Louis Jacque Mandé Daguerre Hợp tác với nhau được một thời gian, ngày 5 tháng 7 năm 1833, Niepce qua đời để lại sự nghiệp cho con trai (Isodore Niepce) Sự hợp tác của hai ông

Trang 14

không được con trai của Niepce tiếp tục Năm 1837, Dagurre, một mình, dùng tấm đồng nhẵn phủ iodua bạc và đem lộ sáng trong khoảng 16 phút, khi hình chụp nổi lên, ông dùng hơi thủy ngân phả vào, rồi nhúng hình âm vào dung dịch muối ăn để định hình (ông vẫn chưa biết dùng hyposulfit để định hình mà từ năm 1819 J Herschel đã tìm ra) Bức ảnh “nhìn về đại lộ đền thờ” đã được Dagurre chụp và làm theo phương pháp này vào năm

1839 Phương pháp này được gọi là phương pháp làm ảnh của Daguerre Ngày 7 tháng 1 năm 1839, tại phiên họp của Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp, viện sĩ Francois Arago (1786-1853), thư ký thường trực của Viện đã trình bày công trình này của Daguerre Ngày 19 tháng 8 năm 1839, Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp đã công bố phương pháp làm ảnh của Daguerre và được coi là thành tựu lớn của nước Pháp trong thế kỷ 19 Mặc dù vậy, Niepce vẫn là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại phát minh ra kỹ thuật nhiếp ảnh Trong lúc đó, tại nước Anh, Fox Talbot (1800-1877) đã tìm ra phương pháp làm ảnh khác, gọi là phương pháp clo (calotype) Hình âm thu được không phải ở trên tấm kim loại mà trên ở trên giấy tráng một lớp bắt sáng và in ra ảnh cũng ở trên giấy bắt sáng [53]

Những tiến bộ về công nghệ chụp ảnh liên tục theo thời gian, công trình của Abel Niepce Saint Victor (1805-1862) về bản âm chụp lên kính láng lớp anbumin bắt sáng Sau này, Scott Archer (1813-1857) đã cải tiến các phương pháp chụp ảnh trước đó bằng cách tăng độ nhạy sáng của bản chụp, rút ngắn thời gian chụp một tấm ảnh lại 2-3 giây

Vào khoảng những năm 1850, bắt đầu thời kỳ các nhà nhiếp ảnh chụp ảnh chân dung, sau đó thế giới bước vào những cuộc chiến tranh làm

Trang 15

nảy sinh các thể loại ảnh mới mà ngày nay gọi là ảnh phóng sự, ảnh chụp từ trên không, chụp vi ảnh…Năm 1878, George Eastman (1854-1932), người sáng lập hãng phim Kodak, bắt đầu sản xuất phim, ban đầu đế bằng giấy, sau đế bằng xenluylôit trong suốt Từ đó trở đi bản chụp được gọi là Phim Khoảng năm 1930, phim toàn sắc “hauff Ultra” và Isochrom khoảng

10 DIN được dùng rộng rãi trong nhiếp ảnh Trước đó năm 1908, hãng Lumiere đã chế thử phim màu autochrome và đến năm 1935 được các hãng Agfa, Kodak cải tiến thành phim màu nhiều lớp như hiện nay Cùng với sự hoàn thiện kỹ thuật sản xuất phim, giấy ảnh và các hóa chất in, tráng, kỹ thuật chế tạo ống kính và máy ảnh càng được cải tiến, cùng với sự ra đời của đèn chớp điện tử và các ống kính thay đổi tiêu cự (zoom)…đã sản sinh và phát triển các loại hình nhiếp ảnh và dần hình thành một ngành nhiếp ảnh tại các nước Năm 1914, máy chụp ảnh Leica dùng phim 35mm và năm

1924, máy ảnh Leica được sản xuất công nghiệp hàng loạt Năm 1945, sự

ra đời của đèn chớp điện tử đã góp phần làm con người chụp được ảnh trong mọi tình huống

Ngoài nhiếp ảnh đen trắng, nhiếp ảnh màu cũng phát triển từ nhu cầu thực tế và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, năm 1942, hãng Kodak sản xuất hàng loạt phim màu loại 35mm như hiện nay, các sản phẩm mới ra đời như máy chụp ảnh tự động, máy chụp ảnh lấy ngay, máy tráng rọi ảnh tự động (minilab) và các sản phẩm số ra đời vào những năm 1990 đã làm cho ngành sản xuất vật tư ngành nhiếp ảnh phát triển thành một ngành công nghiệp trong nền kinh tế của mỗi nước và của thế giới Các hoạt động

Trang 16

nhiếp ảnh dân dụng, nhiếp ảnh nghệ thuật, nhiếp ảnh báo chí…cũng phát triển rộng khắp trên toàn thế giới [54]

Theo chiều dài lịch sử của ngành nhiếp ảnh thế giới, chúng ta cũng cần xem xét một định nghĩa về nhiếp ảnh đương đại Nhiếp ảnh được hiểu là nghệ thuật cố định hình ảnh các vật thể trên một bề mặt cảm quang (như kính, phim, giấy ảnh…) dưới tác dụng của ánh sáng Tuy nhiên ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các chuyên gia có định nghĩa khác Trong tác phẩm Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh Màu do Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin ấn hành năm 1998 [54], nhà nhiếp ảnh lão thành Trần Mạnh Thường định nghĩa nhiếp ảnh như sau: “Nhiếp ảnh là nghệ thuật hoặc kỹ thuật cho phép, nhờ một bức xạ nhìn thấy (ánh sáng thường) hoặc không nhìn thấy, thu được hoặc cố định một hình ảnh bền vững có thể hiểu được của một vật thể hoặc của một hiện tượng bất kỳ nhìn thấy được hoặc không nhìn thấy được” Trong tác phẩm Nhiếp Ảnh về Chiến Tranh và Cách Mạng của Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam, Hà Nội 1996, nhà sử học Dương Trung Quốc [41] định nghĩa nhiếp ảnh là loại hình “nghệ thuật chép sử bằng hình” Ông xem xét định nghĩa nhiếp ảnh từ giá trị và ý nghĩa của nhiếp ảnh đối với người làm sử Tương tự như vậy, những giới khác cũng có những định nghĩa khác về nhiếp ảnh theo quan điểm của họ

Qua xem xét các định nghĩa của các tác giả khác trong ngành nhiếp ảnh Việt Nam, theo tôi, nhiếp ảnh hiện đại có thể hiểu như sau: Nhiếp ảnh là nhờ ánh sáng và phương tiện chụp ảnh, con người chụp được ảnh của người hay vật thể có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, in lên những miếng phim, hay lưu trữ dữ liệu hình ảnh đó dạng kỹ thuật số, để từ đó giúp

Trang 17

chúng ta in ra những ảnh dương bản in trên giấy rọi ảnh, những miếng phim dương bản hay ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để xử lý ảnh chụp cho mục đích khác

Ngành nhiếp ảnh bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư phục vụ chụp ảnh, như: phim, máy chụp ảnh, máy tráng rọi ảnh, giấy rọi ảnh, hóa chất, khung đựng ảnh, album đựng ảnh…., vàø các hoạt động nghệ thuật như là hoạt động sáng tác ảnh nghệ thuật, chụp ảnh dân dụng, chụp ảnh báo chí, chụp ảnh quảng cáo, chụp ảnh thám không, chụp vi ảnh…

Với cách hiểu trên các thành phần tham gia ngành nhiếp ảnh gồm có:

Nhà sản xuất

Thành phần này bao gồm các nhà sản xuất chính truyền thống là các các công ty Kodak, Konica Minolta, Fujifilm, Casio, Noritsu, Nikon, Pentax và rất nhiều các nhà sản xuất các sản phẩm ngành nhiếp ảnh trên toàn thế giới, sản phẩm chính của họ là phim chụp ảnh, giấy rửa ảnh, hóa chất, máy chụp ảnh, máy rọi ảnh (minilab) Từ năm 1998, ngành nhiếp ảnh thế giới còn chứng kiến sự tham gia của các nhà sản xuất điện thoại di động tham gia cung cấp các sản phẩm máy điện thoại di động có chức năng chụp ảnh kỹ thuật số Nhà sản xuất trong ngành nhiếp ảnh còn có những nhà sản xuất album đựng ảnh, giấy ép ảnh (ép tấm ảnh bằng nhiệt kẹp vào giữa 02 tấm nhựa non để bảo quản ảnh lâu dài), khung ảnh, các hóa chất đổ laminate bảo quản nh lâu dài (kho ng trên 50 năm) Ngắn gọn, các nhà sản xuất là những người sản xuất ra tất cả những nguyên, phụ liệu phục vụ cho việc chụp ảnh, rọi ảnh và bảo quản ảnh

Trang 18

Nhà bán sỉ

Thành phần này thường là các nhà buôn và họ có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nhiếp ảnh Họ mua hàng từ tất cả các nhà cung cấp để bán lại cho các minilab, cửa hàng ảnh, thợ chụp ảnh chuyên nghiệp, người chơi ảnh không chuyên

Xưởng sản xuất ảnh màu

Đây là những xưởng chuyên làm dịch vụ tráng rọi ảnh màu, nhưng họ sử dụng những máy tráng rọi ảnh màu rất lớn với tốc độ tráng rọi ảnh rất cao và liên tục như một nhà máy Đây là một mô hình tráng rọi ảnh truyền thống tại các nước phát triển như Nhật Bản và Châu Âu Khi đi mua sắm ở siêu thị, khách hàng sẽ bỏ phim vào một khu nhất định, sau đó nhân viên siêu thị sẽ gửi phim đến những xưởng này để tráng rọi thành ảnh (in giấy ảnh) và lại trả lại vị trí cũ cho khách, khách đến siêu thị mua hàng và nhận lại ảnh, trả tiền cho siêu thị Ngoài ra còn có một số hình thức nhận phim để rửa ảnh khác tạo đầu vào cho loại xưởng này Quy mô của các xưởng này tương đương một nhà máy, tuy nhiên hình thức này ngày một ít dần và có nguy cơ biến mất vĩnh viễn vì có sự xuất hiện của các minilab và các ứng dụng khác như máy in màu (dành cho máy vi tính cá nhân)

Các minilab (trung tâm ảnh màu)

Đây là những cửa hàng ảnh mà trong cửa hàng có máy tráng rọi ảnh màu, có nghĩa là khách hàng có thể mang phim đã chụp, các dữ liệu kỹ thuật số như thẻ nhớ chứa các ảnh đã chụp từ máy ảnh kỹ thuật số hay máy điện thọai di động có chức năng chụp ảnh đến cửa hàng, cửa hàng có thể tráng rọi thành những tấm ảnh tại cửa hàng Minilab kinh doanh không chỉ

Trang 19

có dịch vụ tráng rọi ảnh mà họ còn bán các sản phẩm liên quan đến ngành nhiếp ảnh như: Pin, máy ảnh, phim, album, khung ảnh Hiện nay, tất cả các hãng cung cấp đều mang hàng hóa là phim, giấy, hóa chất, máy ảnh… đến tận minilab nên phần lớn minilab mua hàng hóa từ nhà cung cấp chính, tuy nhiên với lý do như tín dụng uyển chuyển, điều kiện đặt hàng dễ dàng, đa dạng hàng hóa đã khuyến khích không ít minilab mua từ nhà bán sỉ

Cửa hàng ảnh

Cửa hàng ảnh là những cửa hàng không có máy tráng rọi ảnh màu, ở trong cửa hàng cũng bày bán các vật tư ngành nhiếp ảnh như: Phim, album, khung ảnh, pin Thường những cửa hàng này không có phòng chụp (studio) mà chỉ chụp ảnh thẻ Phần lớn chủ các cửa hàng ảnh là những thợ chụp ảnh chuyên nghiệp

Phòng chụp (studio) chuyên nghiệp

Phòng chụp ảnh chuyên nghiệp chuyên về chụp ảnh chân dung, ảnh đám cưới, đám hỏi theo nhu cầu của người chơi ảnh không chuyên Thông thường chủ phòng chụp chuyên nghiệp là những người thợ ảnh chuyên nghiệp có chút tiếng tăm trong ngành nhiếp ảnh Phòng chụp chuyên nghiệp còn mở rộng ra cho các đối tượng là những cửa hàng cho thuê áo cưới, nhưng có các phòng chụp chuyên nghiệp bên trong cửa hàng Đây là hình thức phổ biến tại các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam…

Thợ chụp ảnh chuyên nghiệp

Trang 20

Hiện nay, tại các nước đang phát triển, đội ngũ thợ ảnh chuyên nghiệp khá đông, nhất là các vùng nông thôn Thợ ảnh chuyên nghiệp còn bao gồm các thợ ảnh có tay nghề cao và vốn lớn mở phòng chụp chuyên nghiệp tại các vị trí trung tâm dân cư, họ bao gồm cả các phóng viên nhiếp ảnh của các cơ quan thông tấn, báo chí và các thợ chụp ảnh của các hãng quảng cáo Các thợ ảnh chuyên nghiệp thành lập các câu lạc bộ nhiếp ảnh Đây là những đầu mối quy tụ các thợ chụp ảnh chuyên nghiệp Ngoài ra còn có rất nhiều các thợ chụp ảnh dạo (street photographers) họ chuyên chụp ảnh tại các công viên, các điểm du lịch, họ bổ sung vào đội ngũ thợ chụp ảnh chuyên nghiệp Phần lớn thợ chụp ảnh chuyên nghiệp mua vật tư ngành nhiếp ảnh từ những nhà bán sỉ hoặc là từ các minilab

Đây là đội ngũ khách hàng có rất nhiều kinh nghiệm trong chụp ảnh và họ đem lại nguồn thu nhập chính cho hầu hết các minilab tại các nước đang phát triển, nhất là ở Việt Nam Trong số họ, có một số người là chủ studio ảnh, nhưng trên thực tế quy mô studio chỉ do một thợ chụp ảnh làm chủ và chỉ chụp ảnh mà không bán vật tư ngành nhiếp ảnh Tại các nước phát triển, đội ngũ thợ chụp ảnh dạo ít vì khả năng của người chơi ảnh không chuyên có thể mua được máy chụp ảnh để tự chụp lấy, trong khi người chơi ảnh không chuyên tại các nước phát triển không đủ khả năng mua máy chụp ảnh, phải sử dụng dịch vụ chụp ảnh của thợ chụp ảnh

Người chơi ảnh không chuyên (amateur)

Đây là những khách hàng có máy chụp ảnh ho c khơng cĩ máy ch p ảnh H thường t chụp ảnh ho c thuê thợ chụp ảnh chuyên nghiệp chụp

Trang 21

cho họ vào những dịp lễ, du lịch như đám cưới, đám hỏi, sinh nhật, cắm trại… Phần lớn loại khách hàng này mua vật tư ngành nhiếp ảnh tại bất kể chỗ nào họ có thể mua, họ thường không phân biệt được đâu là minilab, đâu là cửa hàng ảnh thông thường Họ thường đánh đồng hai loại cửa hàng này, do vậy khi có nhu cầu tráng rọi ảnh, họ thường mang phim hay dữ liệu ảnh kỹ thuật số đến bất kể cửa hàng nào mà họ thích Khi nhận được yêu cầu tráng rọi ảnh từ đối tượng khách hàng này, các cửa hàng ảnh sẽ mang phim hay ảnh dạng kỹ thuật số đến minilab để tráng rọi, sau đó mang về cửa hàng của mình, thay bao giấy với tên của cửa hàng và giao cho đối tượng khách hàng này để hưởng lợi

Lịch sử phát triển ngành nhiếp ảnh gắn với những thay đổi của công nghệ chụp, tráng, rọi ảnh – đây là những thành quả của các ngành hóa học, quang học, sau này là điện và điện tử Ngành nhiếp ảnh lớn dần lên thành công nghiệp với những đại công ty sản xuất vật tư ngành nhiếp ảnh Các sản phẩm ngành nhiếp ảnh, từ đó, mở rộng phạm vi các đối tượng tham gia vào ngành nhiếp ảnh Các đối tượng đó lại là những yếu tố thúc đẩy ngành nhiếp ảnh phát triển liên tục cho đến nay

1.1.2 Đặc điểm của ngành nhiếp ảnh

Về sản xuất, kinh doanh vật tư ngành nhiếp ảnh (upstream), ngoài những đặc điểm chung giống như các ngành khác trong nền kinh tế của một quốc gia và tòan cầu, ngành nhiếp ảnh có một số đặc điểm như sau:

Trang 22

Vật tư ngành nhiếp ảnh là những loại vật tư đặc biệt liên quan đến các ngành khoa học, kỹ thuật cao, dễ hỏng và phải được bảo quản trong những điều kiện thích hợp, có thể ngặt nghèo hơn sản phẩm của các ngành khác (như giấy rọi ảnh, nếu để ánh sáng lọt vào sẽ trở thành giấy rác thải), nhưng giá trị của mỗi đơn vị vật tư ngành nhiếp ảnh cao và rất cao

Ngoại trừ nhân lực trong các tập đoàn sản xuất, kinh doanh vật tư ngành nhiếp ảnh lớn trên thế giới, phần lớn người tham gia hoạt động kinh doanh trong ngành nhiếp ảnh thường tự cho mình là người làm nghề nhiếp ảnh (như là những nghệ sĩ) chứ họ không tự cho mình là người kinh doanh trong ngành nhiếp ảnh (đặc biệt đúng đối với đối tượng chủ doanh nghiệp minilab) Do vậy, quy mô kinh doanh thường nhỏ lẻ so với các ngành kinh doanh khác của nền kinh tế

Kinh doanh ngành nhiếp ảnh dựa rất nhiều vào các yếu tố vĩ mô và vi mô như: Kinh tế, địa lý, mùa vụ, dân số, các yếu tố văn hóa, mà đặc biệt là những thay đổi trong công nghệ và chính sách của nhà nước Những thay đổi của công nghệ có thể làm biến mất một số doanh nghiệp chủ chốt trong ngành và công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng quyết định đến toàn bộ ngành nhiếp ảnh toàn cầu

Về các hoạt động chụp ảnh (downstream), ngành nhiếp ảnh có một số đặc điểm dưới đây:

Quan điểm về thẩm mỹ của từng nền văn hóa khác nhau [33], từng địa phương khác nhau và trào lưu nhiếp ảnh qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau, ví dụ như là quan điểm về ảnh khỏa thân dễ dàng được các xã hội

Trang 23

phát triển phương Tây chấp nhận, nhưng lại bị lên án, miệt thị tại các nước hồi giáo hay một số nước Châu Á, ngay tại Việt Nam cũng chưa từng có một triển lãm ảnh nào về nhiếp ảnh khỏa thân Do sự khác biệt về văn hóa [42] và văn minh [9][10], các quốc gia có các hoạt động chụp ảnh khác nhau ở trình độ, phổ biến chụp ảnh

Các hoạt động chụp ảnh trong mỗi quốc gia thường được dẫn dắt bởi các hội nghệ sĩ nhiếp ảnh kết hợp với các hội ngành nghề sản xuất, kinh doanh vật tư ngành nhiếp ảnh

Tại các nước Châu Á, nhà nước có vai trò lớn trong việc quản lý các hoạt động chụp ảnh và coi ngành nhiếp ảnh là một ngành tư tưởng – văn hóa, một số nước có cơ quan chuyên trách quản lý ngành nghề này và có quy định riêng về việc hành nghề chụp ảnh đối với nghệ sĩ nhiếp ảnh

Vì những đặc điểm chính nêu trên mà nhiều người đặt câu hỏi: Thực

ra ngành nhiếp ảnh là ngành kinh tế hay văn hóa? là ngành kỹ thuật hay nghệ thuật? Và câu trả lời là ngành nhiếp được hiểu rằng vừa là một ngành kinh tế lại vừa là một ngành văn hóa Phát triển ngành nhiếp ảnh cũng sẽ phải tính đến hai khía cạnh trên Do đặc thù như vậy nên tại nhiều quốc gia, người kinh doanh vật tư ngành nhiếp ảnh lại là những nghệ sĩ nhiếp ảnh, họ thiếu hẳn kiến thức về kinh tế; trong khi đó, những nhà kinh doanh ngoài ngành nhiếp ảnh lại không có sự hiểu biết đủ để có thể tham gia vào sản xuất, kinh doanh vật tư ngành nhiếp ảnh Đây là lý do vì sao ngành nhiếp ảnh tồn tại nhiều tập đoàn sản xuất vật tư ngành nhiếp ảnh của các nước phát triển, họ dùng công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm thị trường để

Trang 24

phát triển tiêu thụ sản phẩm tại nước ngoài, làm cho các doanh nghiệp tại các nước sở tại ít có cơ hội tham gia thị trường, cạnh tranh với họ

1.1.2 Định nghĩa về phát triển ngành nhiếp ảnh

Phát triển một ngành trong nền kinh tế một quốc gia là đề tài không mới, là một yêu cầu có thực của mỗi quốc gia Tuy nhiên, xây dựng lý luận phát triển ngành là một điều không đơn giản Trên thực tế, nhiều học giả cho rằng phát triển một ngành chính là xây dựng chiến lược cho ngành đó Từ giữa thế kỷ 20, thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế cả ở bình diện vĩ mô và vi mô [26]

Ở bình diện quản lý ngành, “chiến lược” được dùng để chỉ những kế

hoạch phát triển dài hạn, toàn diện, cơ bản về những định hướng chính của ngành, lĩnh vực hay vùng lãnh thổ[26] Đó là những chiến lược phát triển thuộc quản lý vĩ mô Ở bình diện quản lý vi mô, các chiến lược cũng nhằm tới sự phát triển nhưng gắn chặt với ý nghĩa kinh doanh Cho nên ở các doanh nghiệp, người ta thường nói đến các “chiến lược kinh doanh” của doanh nghiệp Nhằm xem xét một định nghĩa về phát triển ngành nhiếp ảnh, trước hết, chúng ta xem xét các định nghĩa chiến lược theo các phát biểu của các tác giả về chiến lược phát triển:

̇ Theo Alfred Chandler: Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản, dài hạn của ngành đồng thời phải lựa chọn cách thức và tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó [42]

̇ Theo William J.Glueck: Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của ngành được thực hiện [42]

Trang 25

̇ Theo Michael E Porter: Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ [87]

̇ Theo General Ailleret: Chiến lược là những con đường, những phương tiện vận dụng để đạt được mục tiêu đã được xác định thông qua những chính sách [26]

̇ Theo Alain Charler Martinet: Chiến lược là phác họa những quỹ đạo phát triển đủ vững chắc và lâu dài, xung quanh những quỹ đạo đó người

ta sắp đặt những quyết định và những hành động chính xác của doanh nghiệp [26]

̇ Theo B Quinn: Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau [42]

Qua các phát biểu nêu trên về chiến lược, chúng ta thấy các tác giả đều

thống nhất việc coi phát triển ngành (hay doanh nghiệp) bằng việc xây dựng

chiến lược Chiến lược là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các biện pháp với thời gian, không gian theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của ngành để đạt được những mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với khuynh hướng của ngành [26] Tuy nhiên, các tác giả cũng còn có một số giới hạn như là đưa ra các khái niệm khá trừu tượng, các đ nh ngh a của họ không hoàn toàn giống nhau, không đồng nhất cũng như chưa nhấn mạnh sự khác biệt của chiến lược phát triển của doanh nghiệp và của ngành, chưa quan tâm đủ mạnh đến cạnh văn hóa (liên quan đến ngành nhiếp ảnh), đây là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến các hoạt động của ngành nhiếp ảnh, nhất là ngành nhiếp ảnh Việt Nam chịu sự ảnh

Trang 26

hưởng mạnh của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với trên 4000 năm văn hiến

Trên cơ sở kế thừa các đ nh ngh a của các tác giả khác, nhằm bổ sung, khắc ph c các nội dung khiếm khuyết để đưa ra một định nghĩa về phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam, tác giả xin đề xuất một định nghĩa về phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam như sau:

“Phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam là những giải pháp tối ưu dựa trên các phân tích môi trường bên trong, bên ngoài ngành nhiếp ảnh và nghiên cứu cơ sở văn hóa dân tộc nhằm đạt được những mục tiêu phát triển của ngành một cách tối ưu, theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, hướng đến hội nhập kinh tế quốc tế”

Với nội dung định nghĩa được tác giả đề xuất, ngoài việc đồng thuận với các học giả trước về nội dung của khái niệm, đã bổ sung những nội dung còn khiếm khuyết như là:

— Ngành nhiếp ảnh không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là một ngành văn hóa, chịu sự chi phối của cơ sở văn hóa ở nơi mà ngành nhiếp ảnh hiện hữu nhiều hơn bất cứ một ngành nào khác trong nền kinh tế Việt Nam

— Phát triển ngành nhiếp ảnh không chỉ là chiến lược phát triển ngành nhiếp ảnh ngành kinh tế mà còn phát triển một ngành văn hóa

— Khẳng định phát triển ngành nhiếp ảnh Việt Nam theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, đồng thời theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế

1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH NHIẾP ẢNH TRONG NỀN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

1.2.1 Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong nền kinh tế

Trang 27

Khi nói đến nhiếp ảnh, người ta thường nghĩ đến ngay hình ảnh người

chơi ảnh với chiếc máy có thể chụp ảnh thiên nhiên và những người khác

thoải mái, hay chính họ được người khác chụp ảnh Nhưng phía sau những

tấm ảnh được chụp là một ngành kinh doanh vật tư và dịch vụ ngành nhiếp

ảnh Trong mỗi quốc gia, ngành nhiếp ảnh có khả năng đóng góp khá lớn

cho nền kinh tế và tạo ra giá trị vật chất lớn cho một quốc gia Theo số liệu

thống kê trong bảng 1.1 cho thấy tiêu dùng cho nhiếp ảnh so với tổng tiêu

dùng của toàn thị trường Hoa Kỳ chiếm trung bình 0,07% Mặc dù tiêu

dùng cho nhiếp ảnh có chiều hướng giảm đi so với tổng tiêu dùng, nhưng nó

vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng chi tiêu của toàn thị trường

Bảng 1.1: Tiêu dùng về tráng rọi ảnh và tổng chi tiêu của thị trường Hoa

phát triển, có nền nhiếp ảnh hiện đại, tỷ lệ tiêu dùng cho ngành nhiếp ảnh

cũng cao như Hoa Kỳ Tại các nước phát đang phát triển, tỷ lệ tiêu dùng

cho nhiếp ảnh chưa có thống kê đầy đủ, nhưng theo các chuyên gia thì tỷ lệ

này cũng khá cao Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, tỷ lệ phần trăm

Trang 28

ngành nhiếp ảnh đóng góp nhiều hơn so với các nước tiên tiến do các ngành khác của ta chưa phát triển bằng các nước này

Ngành nhiếp ảnh còn góp phần thúc đẩy các ngành khác phát triển như là ngành quảng cáo, tại thị trường Nhật Bản, ngành nhiếp ảnh và điện tử chiếm 2,5% tổng chi tiêu cho quảng cáo tại thị trường này, được minh họa bằng thống kê trong bảng 1.2 dưới đây:

Bảng 1.2: Tỷ lệ phần trăm chi tiêu quảng cáo của các ngành kinh tế

Nhật Bản t n m 2004-2006

Tổng cộng 100 100 100

Nguồn: Công ty Quảng Cáo Dentsu – Nhật Bản [101]

Ngành kinh doanh thiết bị điện tử và nhiếp ảnh của Nhật Bản đã chi tiêu cho quảng cáo năm 2004: 3676 tỷ yên; năm 2005: 3651,1 tỷ yên; năm

Trang 29

2006: 3577,8 tỷ yên, qua so sánh mỗi năm nền kinh tế này chi tiêu khỏang

2,5% trên tổng chi tiêu quảng cáo cho ngành nhiếp ảnh (khỏang 765 triệu

USD) Sở dĩ chúng ta so sánh tỷ lệ chi tiêu của ngành nhiếp ảnh cho quảng

cáo tại thị trường Nhật Bản là do Nhật Bản đóng vai trò quan trọng bậc

nhất trong ngành nhiếp ảnh toàn cầu và số liệu về ngành có thể tìm thấy rõ

ràng, cập nhật trong khi các thị trường ngang tầm Việt Nam ít có số liệu

Kinh doanh ngành nhiếp ảnh còn mang lại một nguồn ngoại tệ rất

đáng kể cho một quốc gia (xem bảng 1.3)

Bảng 1.3: Thống kê giá trị xuất khẩu máy ảnh và thiết bị ngành

nhiếp ảnh của Nhật Bản năm 2001 – 2005

(Đơn vị tính: 1.000 USD)

2001 2002 2003 2004 2005

4.290.525 3.485.398 3.853.648 5.442.707 4.701.335

Nguồn: Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc [117]

Nếu so sánh với tòan bộ kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản, nền

kinh tế thứ hai thế giới, thì 4,7 tỷ đô la Mỹ là con số còn khiêm tốn, nhưng

đối với một nền kinh tế còn nhỏ như Việt Nam, giá trị xuất khẩu như trên là

một khoản đáng kể trong cán cân xuất nhập khẩu (Trên 10% tổng giá trị

xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2006) [61]

Qua phân tích trên, ngành nhiếp ảnh của mỗi quốc gia đóng góp lớn

vào tiêu dùng bán lẻ của ngành thương mại, tạo nguồn thu và nuôi sống

nhiều ngành kinh tế khác như ngành công nghiệp quảng cáo…không chỉ

vậy, ngành nhiếp ảnh còn đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của một

Trang 30

quốc gia Do đó, ngành nhiếp ảnh đóng một vai trò quan trọng trong nền

kinh tế của mỗi quốc gia

1.2.2.Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong xã hội

Ngành nhiếp ảnh có một vị trí đặc biệt trong mỗi xã hội tại mỗi nước

Theo thống kê của Bộ Kinh Tế - Thương Mại và Công Nghiệp Nhật Bản

(METI)[98], ngành nhiếp ảnh tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội Nhật

Bản hiện nay, trong khi không chỉ xã hội Nhật Bản bị áp lực tạo nhiều công

ăn việc làm cho người lao động mà tất cả các xã hội khác cũng đều chịu áp

lực này (xem bảng 1.4)

Bảng 1.4: Thống kê số lao động trong ngành sản xuất máy ảnh và vật

tư ngành nhiếp ảnh trong năm 2004- 2006

2004 2005 2006 Ngành sản xuất Số

doanh nghiệp

Ng i lao đ ng doanh S

nghi p

Người lao động doanh Số

nghiệp

Người lao động Sản xuất vật tư

ngành ảnh

77 15.628 980 90.000 1218 98.000

Sản xuất máy chụp

ảnh & phụ tùng

491 15.772 670 400.60 16.021 512.787 Nguồn: Bộ Kinh Tế-Thương Mại và Công Nghiệp Nhật Bản [98]

Số liệu trên chưa bao gồm các doanh nghiệp là các minilab, nhân

viên của minilab, studio ở cuối nguồn (downstream) mà chỉ bao gồm các

doanh nghiệp sản xuất đầu nguồn (upstream) –sản xuất, kinh doanh vật tư

ngành nhiếp ảnh, đã tạo ra trên 600.000 công ăn việc làm Ngành nhiếp

Trang 31

ảnh của các nước khác cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm và những biến động của ngành cũng tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội Như vậy, ngành nhiếp ảnh có khả năng tạo ra một số lượng công ăn việc làm đáng kể cho xã hội, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động trong nước Trong trường hợp Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp 4,82% [62] là cao và áp lực tạo công ăn việc làm cho người lao động ngày một tăng, nếu ngành nhiếp ảnh phát triển sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động là điều cần phải quan tâm xem xét

Ngành nhiếp ảnh cũng là một phần không thể thiếu được của các lễ hội, các sự kiện văn hóa của mọi quốc gia và cũng là một phần không thể thiếu được trong các hoạt động quảng bá du lịch của mỗi nước, như trường trường hợp Singapore và Thái Lan, ngành nhiếp ảnh tại hai nước này hỗ trợ rất lớn cho du lịch Các dịch vụ nhiếp ảnh sẵn có tại các điểm du lịch như Santosa (Singapore), Bangkok, Chiang Mai (Thái Lan) Không chỉ có vậy, ngành nhiếp ảnh còn có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội và mỗi cá nhân Mỗi cá nhân đều sử dụng nhiếp ảnh vào các dịp trọng đại trong đời như là kỷ niệm một năm ngày sinh (đầy năm), sinh nhật, các buổi khai trường, bế giảng, đám h i, đám cưới…và chính những sự kiện này, nếu được tổ chức nhiều, sẽ tác động tích c c cho sự phát triển của ngành nhiếp ảnh Mỗi nước có nền văn hóa riêng, chính nền văn hóa ảnh hưởng đến phong cách sáng tác ảnh, thú chơi ảnh của dân chúng Tất cả các nền văn hóa đều dung nạp ngành nhiếp ảnh và vì vậy ngành nhiếp ảnh đều có một vị trí xứng đáng trong văn hóa dân tộc mỗi nước [59]

Ngành nhiếp ảnh tại mỗi quốc gia tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần tích cực về mặt xã hội; nó thâm nhập và được dung

Trang 32

nạp vào nền văn hóa của mỗi dân tộc, trở nên một thành phần của văn hóa tinh thần mỗi quốc gia, thăng hoa cùng các giá trị văn hóa cơ sở của quốc gia đó trên thế giới

1.1.3 Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong nền kinh tế và

đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam

1.1.3.1 Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong nền kinh tế Việt Nam

Trong trường hợp của Việt Nam, ngành nhiếp ảnh góp một phần đáng kể vào thị trường dịch vụ quảng cáo, theo thông tin từ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (số 40-2006 (824), ngày 29/08/2006)[61], chi tiêu cho quảng cáo tại thị trường Việt Nam khỏang 1 tỷ USD/năm và tăng 7-8%/năm Theo các chuyên gia của công ty quảng cáo Nhật Bản là Dentsu và Hakuhodo tại Việt Nam, chi tiêu quảng cáo của ngành nhiếp ảnh và điện tử chiếm khoảng 12% trên tổng số chi tiêu cho quảng cáo

Với sự có mặt của các trung tâm ảnh màu (minilab) và các cửa hàng ảnh tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đã hình thành nên một ngành kinh doanh vật tư, thiết bị ngành nhiếp ảnh và dịch vụ chụp ảnh rất đa dạng Dưới đây là thống kê mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường GFK về thị trường bán lẻ Việt Nam:

Trang 33

Bảng 1.5: Tổng bán lẻ hàng điện tử và điện lạnh tiêu dùng tại Việt Nam

Đơn vị tính: USD

Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường GFK [106]

Chưa tính doanh thu bán lẻ từ các mặt hàng khác của ngành nhiếp ảnh Việt Nam, doanh thu bán lẻ từ máy chụp ảnh đã đóng góp trên 30 triệu USD một năm và tăng dần trong mấy năm gần đây, mặc dù còn khiêm tốn

so với các ngành hàng điện tử tiêu dùng khác, nhưng cũng là doanh số cao Căn cứ vào số liệu của công ty Konica Minolta, trung bình mỗi minilab có doanh thu khỏang 2,5 tỷ đồng mỗi năm (chưa tính doanh thu từ bán máy chụp ảnh), chúng ta có tổng hợp doanh thu bán lẻ của các minilab trên cả nước như sau:

Bảng 1.6 Doanh thu trung bình hàng năm của các minilab trên toàn quốc

Doanh thu bán lẻ trung

bình/năm/minilab

2,5tỷ đồng 2,5 tỷ đồng 2,5 tỷ đồng

Tổng doanh thu bán

lẻ/năm của các minilab

1782,5 tỷ đồng 1940,0 tỷ 2022,5 tỷ đồng Nguồn: Văn Phòng Đại Diện Konica Minolta tại Việt Nam [83]

Trang 34

Những số liệu trên đây chưa bao gồm doanh thu từ những cửa hàng ảnh, ngành nhiếp ảnh Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế mỗi năm trên

2000 tỷ đồng về bán lẻ (doanh thu) Nếu so với trước năm 1989, khi chưa có một minilab nào vào thời điểm đó (chúng ta cũng không có thống kê về ngành nhiếp ảnh) chúng ta nhận thấy ngành nhiếp ảnh đã có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia Tại những địa phương có tiềm năng du lịch lớn như có danh lam, thắng cảnh thì các hoạt động du lịch đem lại lợi ích kinh tế lớn cho địa phương (là một nguồn thu cho giới kinh doanh và nguồn thu thuế cho nhà nước) và trong đó có sự đóng góp của ngành nhiếp ảnh cho lợi ích kinh tế tại địa phương đó Mặc dù vậy, ngành nhiếp ảnh Việt Nam vẫn còn sử dụng hầu hết các vật tư ngành nhiếp ảnh của nước ngoài mà chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu Các sản phẩm xuất khẩu trong ngành nhiếp ảnh Việt Nam chủ yếu là do các công ty của Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện [83] Với khỏang 3000 doanh nghiệp trong ngành, ngành nhiếp ảnh ngày càng đóng góp nhiều cho nền kinh tế đất nước Nếu ngành nhiếp ảnh được quan tâm đầu tư nhiều hơn, nó còn có thể đóng nhiều hơn đối với nền kinh tế trong tương lai

1.2.3.2 Vị trí và vai trò của ngành nhiếp ảnh trong đời sống văn hóa-

xã hội Việt Nam

Để tìm hiểu về vị trí, vai trò của ngành nhiếp ảnh đối với đời sống văn hóa xã hội của Việt Nam, chúng ta tìm hiểu đôi nét về nền văn hóa Việt Nam “Văn hóa Việt Nam là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người Việt Nam sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt

Trang 35

động thực tiễn, trong sự tương tác giữ con người với môi trường tự nhiên và xã hội”[50] Trong khi văn hóa luôn thể hiện bề dày của quá khứ thì văn minh [11][12] là một lát cắt đồng đại, nó cho biết trình độ phát triển văn hóa ở từng giai đoạn Truyền thống văn hóa Việt Nam lâu đời (văn hiến) được biểu hiện ở nhiều nhân tài và di tích lịch sử (văn vật) Do vị trí của mình, Việt Nam có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị đặc biệt Vị thế ấy tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam đón nhận nhiều luồng giao lưu văn hóa khác nhau Có thể đó là luồng văn hóa từ Ấn Độ, Trung Quốc (Hán), nhưng cũng có khi là luồng văn hóa đến từ phương Tây Dù vậy, nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam lại là “sự không từ chối”[63] Cởi mở trong việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài, tiếp thu tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn hóa của mình, đó là đặc điểm của văn hóa Việt Nam Diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam chứng kiến những nền văn hóa đi qua nhưng những thành tựu của nền văn hóa thì vẫn tồn tại, đã nổi lên và đan xen vào văn hóa Việt- Hán, giải thể và đan xen và văn hóa Việt- Pháp, Việt-Mỹ…rõ ràng, có giải thể, đan xen, có hấp thụ và có hội nhập

Thiên nhiên Việt Nam là điểm xuất phát của văn hóa Việt Nam Văn hóa là sự thích nghi và biến đổi tự nhiên Thiên nhiên đặt ra trước con người những thử thách, những thành tố…Văn hóa cổ truyền Việt Nam vừa là sự hòa điệu, vừa là sự đấu tranh với thiên nhiên Với góc nhìn từ xã hội, nông dân, nông nghiệp lúa nước, nền văn hóa của Việt Nam được tạo ra từ nền văn hóa của 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam Do vậy mà không gian văn hóa Việt Nam vừa đa dạng mà lại vừa thống nhất Qua kinh nghiệm phát triển trên thế giới, nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh

Trang 36

tế mà tách rời môi trường văn hóa sẽ nhất định xảy ra mất cân đối nghiêm trọng giữa kinh tế và văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy

yếu Do vậy, Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng và phát triển nền

văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh” [50], “con người Việt Nam từ Bắc chí Nam, đều theo một phong tục, nói một thứ tiếng cùng giữ một kỷ niệm, thật là cái tính đồng nhất của một dân tộc từ đầu nước đến cuối nước”[25] và họ sống trong nền văn hóa của mình sẵn sàng du nhập những cái mới một cách chọn lọc để hấp thụ văn minh, phát triển để biến thành văn hóa của mình Ngành nhiếp ảnh được du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, trải theo tiến trình của lịch sử văn hóa dân tộc, nó được hấp thu và trở thành một phần của văn hóa dân tộc Những tấm ảnh chụp qua các biến cố lịch sử của dân tộc không chỉ làm mỗi người xem lặng thinh rung động trước những thay đổi của thời gian, của hoàn cảnh, những ký ức lịch sử được lưu giữ cho nhiều thế hệ về sau…Chính vì lý do này mà hầu hết người Việt Nam đều muốn chụp ảnh làm kỷ niệm vào những dịp thuận tiện, quan trọng và chụp ảnh là một phần không thể thiếu được cho những lễ lạt trong đời sống người dân bình thường như các tiệc đầy tháng, đầy năm, sinh nhật, đám hỏi, đám cưới, mừng lên nhà mới, đám ma, đám giỗ… Rõ ràng ngành nhiếp ảnh đã và đang có một chỗ đứng quan trọng trong văn hóa Việt Nam

Trang 37

Ngày nay, ngành nhiếp ảnh Việt Nam không chỉ là một thành phần không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, nó còn có những ảnh hưởng đến xã hội như là tạo công ăn việc làm cho nhiều ngàn người lao động, nhất là ở những nơi có danh lam, thắng cảnh như Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Động Phong Nha (tỉnh Quảng Bình), Chùa Một Cột (Hà Nội), Chùa Hương (tỉnh Hà Tây)… Họ là những đội ngũ người làm văn hóa và là thành phần không thể thiếu trong ngành du lịch của các địa phương Từ khi có đổi mới, đời sống văn hóa, xã hội đã có nhiều thay đổi tích cực, ngành nhiếp ảnh Việt Nam phát triển vượt bậc giúp các ngành khác cùng phát triển như nhiếp ảnh quảng cáo, nhiếp ảnh thời trang, nhiếp ảnh nghệ thuật

1.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÓM YẾU TỐ CỦA MÔI

TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH NHIẾP ẢNH

1.3.1.Phân tích các nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài ngành nhiếp ảnh bao gồm các nhóm yếu tố tự nhiên, văn hóa xã hội, kinh tế, công nghệ và chính sách chung của nhà nước Chúng ta lần lượt phân tích xem những yếu tố này ảnh hưởng đến ngành nhiếp ảnh như thế nào qua các phân tích dưới đây:

1.3.1.1 Nhóm yếu tố về tự nhiên

Các yếu tố như: vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa hình, rừng núi, sông ngòi, hệ động thực vật, tài nguyên khoáng sản thiên nhiên… ảnh hưởng sâu sắc đến con người trên mỗi quốc gia và tạo nên các hành vi tiêu dùng riêng biệt của mỗi thị trường

Trang 38

Trường hợp Singapore là một quốc gia nằm trong khối ASEAN, gần

gũi với Việt Nam, do có vị trí địa lý nằm tại trung tâm của khu vực

ASEAN với giao thông hàng hải thuận tiện, đã thu hút hầu hết các công ty sản xuất và kinh doanh ngành nhiếp ảnh lớn trên thế giới như KonicaMinolta, Fujifilm, Kodak, Nikon, Olympus, Canon, Epson…Những công ty này dùng Singapore làm trạm trung chuyển chính cho các hoạt động thương mại của họ trong khu vực Ngoài ra, theo các chuyên gia thị

trường của hãng KonicaMinolta, khí hậu còn là một yếu tố ảnh hưởng

không nhỏ đến hoạt động của ngành nhiếp ảnh Trong những tháng lạnh giá mùa đông, tất cả các minilab tại đảo Hokkaido (Nhật Bản) đều đóng cửa vì không có khách hàng, lượng hàng bán ra của các hãng sản xuất sản phẩm ngành nhiếp ảnh trong thời gian này đều rất ít vì không có khách hàng Ở các quốc gia Đông Nam Á khí hậu nhiệt đới hiền hòa với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, các hoạt động kinh doanh của ngành nhiếp ảnh tập trung chủ yếu vào mùa khô, mùa tập trung nhiều lễ hội và các hoạt động ngoài trời khác

Một yếu tố nữa của thiên nhiên cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động của ngành nhiếp ảnh đó là yếu tố địa hình Trường hợp Thái Lan,

cũng là một quốc gia láng giềng trong cộng đồng ASEAN, có những điểm tương đồng về tự nhiên với Việt Nam, với những đặc trưng về địa hình, Thái Lan chia làm 4 khu vực: Miền Bắc, Miền Đông Bắc, Miền Trung và Miền Nam Mặc dù ở phía Tây có đồi núi hiểm trở, nhưng ở phía Đông lại có những đồng bằng hẹp và những bãi biển tuyệt đẹp, khu vực này chiếm đến 30% hoạt động ngành ảnh của Thái Lan (xem bảng 1.7)

Trang 39

Bảng 1.7: Tỷ lệ phần trăm (%) thị trường theo vùng lãnh thổ của Thái Lan

Các Vùng Lãnh Thổ

của Thái Lan

Diện Tích (km 2 )

Địa Hình Phần trăm (% )

Thị Trường

bằng

30%

Nguồn: Văn Phòng Đại Diện Konica Minolta tại Việt Nam [83]

Nhóm yếu tố tự nhiên là những điều kiện không thay đổi được của mỗi quốc gia, chính vì vậy nó tác động đến môi trường sinh thái, quyết định kinh doanh dựa trên các kênh phân phối dựa vào khu vực địa lý…Đối với ngành nhiếp ảnh, nhóm yếu tố địa lý là một yếu tố vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở xây dựng hạ tầng du lịch, một ngành thúc đẩy ngành nhiếp ảnh phát triển

1.3.1.2 Nhóm yếu tố về văn hóa - xã hội

Mỗi một tổ chức, đơn vị kinh doanh hay một thị trường đều chịu ảnh hưởng của môi trường văn hóa, xã hội Các giá trị chung của văn hóa, xã hội, các tập tục truyền thống, lối sống của dân chúng, hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân chúng v.v đều tác động đến nhiều mặt hoạt động của thị trường Chúng ta lần lượt xem xét từng yếu tố văn hóa, xã hội tác động đến thị trường ngành nhiếp ảnh

Trang 40

Về dân số:

Các số liệu về nhân khẩu học, độ tuổi, giới tính, mật độ phân bố dân

cư ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngành nhiếp ảnh Chúng ta lấy trường hợp của Hoa Kỳ là một trong những nước có ngành nhiếp ảnh phát triển nhất thế giới để phân tích ảnh hưởng của dân số đối với ngành nhiếp

ảnh của họ

Minh họa ở bảng 1.8, chúng ta thấy tỷ lệ người sử dụng máy ảnh kỹ thuật số ở độ tuổi ngày càng trẻ, tỷ lệ sở hữu máy chụp ảnh cũng tăng lên mạnh ngay cả với số người dưới 18 tuổi Yếu tố giới tính cũng đóng vai trò rất lớn đến hành vi mua và sử dụng sản phẩm ngành nhiếp ảnh Hội Marketing Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ chưa công bố một nghiên cứu về độ tuổi của người sử dụng máy ảnh kỹ thuật số sau nghiên cứu được trích dẫn ở trên, nhưng theo các chuyên gia của công ty Konica Minolta tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người trẻ hơn 18 tuổi sử dụng máy chụp ảnh kỹ thuật số ngày một tăng cao tại thị trường này và họ sử dụng máy điện thọai di động có chức năng chụp ảnh kỹ thuật số ngày càng phổ biến hơn Ở nhóm dân số trẻ dưới 24 tuổi chiếm gần 20% trong tổng số người sử dụng máy chụp ảnh kỹ thuật số Nếu

so sánh với 50% dân số Việt Nam dưới 24 tuổi [72], số liệu trên thật có ý nghĩa khi chúng ta phân tích yếu tố này

Ngày đăng: 18/05/2015, 07:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w