Là câu hỏi đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học trong lý thuyết hiện có với thực tế mới phát sinh, đặt ra nhu cầu phát triển tri thứ
Trang 1Quản Lý Mạng IP
Thành viên nhóm 3:
1 Đinh Thị Yến Hoa
2 Nguyễn Quỳnh Hoa
3 Phan Văn Hội
4 Lê Thị Lan
5 Nguyễn Thị Bích Ngọc
GVHD Dương Thị Thanh Tú
Trang 2TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Nhận dạng câu hỏi nghiên cứu
2. Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
3. Lựa chọn các phương pháp chứng minh giả thuyết
4. Tìm kiếm các luận cứ để chứng minh luận điểm
5. Báo cáo Công bố kết quả nghiên cứu
(phần dưới đây nhóm 1 đã nghiên cứu buổi trước)
• Phát hiện vấn đề, lựa chọn đề tài
• Xác định mục tiêu nghiên cứu
Trang 3TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I Nhận dạng câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu là gì?
Là câu hỏi đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học trong lý thuyết hiện có với thực tế mới phát sinh, đặt ra nhu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn;
Có 3 loại câu hỏi thông dụng:
o Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm
o Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức
o Câu hỏi thuộc loại đánh giá
Trang 4TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I Nhận dạng câu hỏi nghiên cứu
1 Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm
Là những câu hỏi có liên quan tới các sự kiện đã xảy ra hoặc các quá trình có mối quan
o Ví dụ: Cây cà chua cần bao nhiêu thời gian để ra quả trong điều kiện tự nhiên?
Một số câu hỏi có thể không có câu trả lời nếu như không tiến hành thực nghiệm
o Ví dụ: Quá trình thụ tinh của loài người diễn ra như thế nào?
Trang 5
TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I Nhận dạng câu hỏi nghiên cứu
2 Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức
Loại câu hỏi này có thể được trả lời bằng những nhận thức một cách logic, hoặc
chỉ là những suy nghĩ đơn giản cũng đủ để trả lời , không cần tiến hành thực
nghiệm hay quan sát
Ví dụ: Tại sao con người sống cần nước?
Suy nghĩ đơn giản ở đây được hiểu là có sự phân tích nhận thức và lý lẽ hay lý
do, nghĩa là sử dụng các nguyên tắc, qui luật, pháp lý trong xã hội và những cơ sở khoa học có trước
Cần chú ý sử dụng các quy luật, luật lệ trong xã hội đã được áp dụng một cách
ổn định và phù hợp với “vấn đề” nghiên cứu
Trang 6TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I Nhận dạng câu hỏi nghiên cứu
3 Câu hỏi thuộc loại đánh giá
Là câu hỏi thể hiện giá trị và tiêu chuẩn Câu hỏi này có liên quan tới việc đánh giá các giá trị về đạo đức hoặc giá trị thẩm mỹ
Để trả lời các câu hỏi loại này, cần hiểu biết nét đặc trưng giữa giá trị thực chất và giá trị
sử dụng
Giá trị thực chất là giá trị hiện hữu riêng của sự vật mà không lệ thuộc vào cách sử dụng
Giá trị sử dụng là sự vật chỉ có giá trị khi nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng và nó bị đánh giá không còn giá trị khi nó không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng nữa
Ví dụ: Thế nào là một kĩ sư ĐTVT có năng lực làm việc tốt?
Trang 7
TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Nội dung tìm hiểu bao gồm:
Khái niệm giả thuyết;
Cấu trúc giả thuyết;
Các loại giả thuyết;
Các thuộc tính của giả thuyết
Các thao tác xây dựng, phát triển giả thuyết;
Yêu cầu đối với giả thuyết
Trang 8TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
1 Khái niệm
Giả thuyết: là một kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên
cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ Giả thuyết chính là “câu trả lời” vào
“câu hỏi” nghiên cứu đã nêu ra
Giả thuyết khoa học bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở nhìn lại quá khứ
Giả thuyết không chỉ phản ánh cái đã biết mà còn chứa cái chưa biết tạo thành mâu thuẫn với trí thức hiện có hoặc những đối tượng chưa được
nghiên cứu
Trang 9TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Ví dụ: Hiện tượng quay cóp của sinh viên
Trang 10TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2 Cấu trúc giả thuyết
Giả thuyết là một phán đoán Về mặt logic, phán đoán là tìm mối liên hệ giữa các khái niệm
Cấu trúc “nhân-quả”: một cấu trúc giả thuyết tốt phải chứa đựng “mối
quan hệ nhân-quả” và thường sử dụng từ “có thể”;
VD: Hôm nay, bài thuyết trình của chúng ta tốt, có thể thầy sẽ đánh giá
rất cao
Cấu trúc “nếu-thì”: cấu trúc này thường là sự tiến đón và dựa trên đó để
triển khai việc kiểm chứng giả thuyết
VD: Nếu sinh viên vi phạm quy chế thi, thì sẽ bị đình chỉ thi
Trang 11TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
3 Các loại giả thuyết: Theo chức năng NCKH
- Giả thuyết mô tả: áp dụng trong nghiên cứu mô tả, là giả thuyết về trạng thái của SVHT
VD: Nếu tăng mật độ cây ngô từ 5-7 cây/ m^2 lên 8-10 cây/m^2 thì năng suất sẽ tăng trung bình 18%-20%
- Giả thuyết giải thích: áp dụng trong nghiên cứu giải thích, là giả thuyết
về nguyên nhân dẫn đến trạng thái SVHT
VD: Nguyên nhân chất lượng học tập giảm sút là do sinh viên không chăm chỉ
Trang 12TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
3 Các loại giả thuyết: Theo chức năng NCKH
- Giả thuyết dự báo: áp dụng trong các nghiên cứu dự báo là giả thuyết về trạng thái của SVHT tại một thời điểm hoặc một quãng thời gian nào đó
trong tương lai
VD: Đặc điểm của chiến tranh tương lai là các bên tham chiến tăng cường
sử dụng vũ khí công nghệ cao
- Giả thuyết dự báo, giải pháp: áp dụng trong các nghiên cứu sáng tạo
là giả thuyết về giải pháp hoặc về hình mẫu tuỳ theo mức độ và hình thức
sáng tạo
VD: Nếu tăng liều phóng của quả đạn pháo lên 10% thì tầm bắn sẽ xa hơn 1.5 lần
Trang 13TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
4 Các loại giả thuyết: Theo loại hình NCKH
NC cơ bản - Giả thuyết quy luật: là phán đoán về quy luật vận động của sự vật, hiện tượng gắn liền với các chức năng: mô tả, giải thích, dự báo…;
VD: Sự liên quan giữa chuồn chuồn và dự báo thời tiết
NC ứng dụng - Giả thuyết giải pháp: liên quan chức năng sáng tạo nguyên lý các giải pháp; có thể là một giải pháp mới về tổ chức, quản lý, công nghệ, vật liệu …
VD: Nghiên cứu về việc chế tạo Rô bốt
NC triển khai - Giả thuyết hình mẫu: là giả thuyết được đặt ra trong hoạt động
nghiên cứu triển khai
VD: Các phương pháp triển khai để làm tăng doanh thu của một công ty: mở
rộng các chương trình khuyến mại, đào tạo chất lượng nhân viên…
Trang 14TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
5 Các thuộc tính của giả thuyết
Tính giả định: tức có thể xảy ra hoặc không Để khẳng định điều đó, nhất định
phải kiểm nghiệm, thực nghiệm Song trong quá trình nghiên cứu, giả thuyết có thể được điều chỉnh, bổ sung hoặc bác bỏ
Tính đa phương án: Trước một vấn đề nghiên cứu không bao giờ chỉ tồn tại một câu trả lời duy nhất
VD: Với câu hỏi “Sự mất tập trung trong học tập của sinh viên là do đâu?”, người nghiên cứu có thể đưa ra hàng loạt giả thuyết: “do môi trường học tập” hay “do ý thức của sinh viên”…
Tính dị kiến (tính dễ biến đổi): Một giả thuyết có thể nhanh chóng bị xem xét lại ngay sau khi vừa được đặt ra do sự phát triển năng động của nhận thức
VD: Với câu hỏi: “Sinh viên đi học muộn là do đâu?”, Câu trả lời đưa ra “ do tắc đường” nhưng bị bác bỏ ngay vì 7h sáng không thể tắc đường Giả thuyết khác: “
do ngủ dậy muộn”
Trang 15TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
6 Các thao tác để đưa ra một giả thuyết:
Nhận dạng chuẩn xác loại hình nghiên cứu;
Quan sát, phát hiện được vấn đề;
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi, vấn đề đặt ra;
Viết giả thuyết dưới dạng phán đoán, theo một cấu trúc nhất định Trong đó, giả
thuyết phải có tính thông tin về sự kiện, nghĩa là có khả năng giải thích được sự
kiện cần nghiên cứu
Trang 16
TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
7 Các thao tác để xây dựng và phát triển một giả thuyết:
Nêu giả thuyết trên cơ sở dữ kiện đã được phân tích và tổng hợp;
Rút ra tất cả các hệ quả có thể có từ giả thuyết;
So sánh tất cả các hệ quả đó với các kết quả quan sát, thí nghiệm, với các lý
thuyết khoa học đã được thừa nhận;
Chuyển giả thuyết thành tri thức tin cậy hoặc lý luận khoa học, nếu tất cả hệ quả đều được khẳng định và đúng và không có mâu thuấn nào với khoa học và thực
tiễn
Trang 17TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II Đưa luận điểm / Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
8 Một giả thuyết tốt phải thỏa mãn
Phải có thể tham khảo tài liệu, thu thập được thông tin;
Phải có mối quan hệ nhân quả;
Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu;
Không được trái với lý thuyết đã được xác nhận tính đúng đắn về mặt khoa học
Trang 18TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
III Lựa chọn các phương pháp chứng minh giả thuyết
1 Khái niệm
Giả thuyết: là một kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa
ra để chứng minh hoặc bác bỏ
Chứng minh: là thao tác logic dùng để lập luận tính chân thực của phán đoán
nào đó nhờ các phủ định chân thực khác có mối liên hệ hữu cơ với phán đoán ấy
Luận điểm (luận đề): là giả thuyết, là điều cần chứng minh; Luận điểm trả lời
cho câu hỏi: “Cần chứng minh điều gì?”
Trang 19TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
III Lựa chọn các phương pháp chứng minh giả thuyết
1 Khái niệm
Luận cứ: là bằng chứng đưa ra để chứng minh; Luận cứ trả lời cho câu hỏi:
“Chứng minh bằng cái gì?”
Gồm 2 loại:
Luận cứ lý thuyết: là các luận điểm khoa học đã được chứng minh (khái niệm,
tiên đề, định lý, định luật, các quy luật, các mối liên hệ, ) Luận cứ lý thuyết được khai thác từ các tài liệu, công trình khoa học của các đồng nghiệp đi trước
Luận cứ thực tế: là các phán đoán đã được xác nhận, hình thành bởi số liệu, sự
kiện thu thập được từ quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ các công trình khoa học của các đồng nghiệp
Trang 20
TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
III Lựa chọn các phương pháp chứng minh giả thuyết
1 Khái niệm
Luận chứng (phương pháp): là cách thức được sử dụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức
luận cứ để chứng minh luận điểm; Luận chứng trả lời cho câu hỏi: “Chứng minh bằng cách nào?”
Gồm 3 việc:
Tìm kiếm luận cứ: Trong quá trình tìm kiếm luận cứ, người nghiên cứu cần có các loại
thông tin sau: Cơ sở lý thuyết liên quan tới nội dung nghiên cứu; Tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp; Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người nghiên cứu
Chứng minh tính đúng đắn của luận cứ: Thông qua việc khẳng định tính tin cậy của
dữ liệu, kết quả (luận cứ thực tế) các khái niệm, tiên đề, định lý, định luật, các quy luật, các mối liên hệ, (luận cứ lý thuyết)
o Sử dụng luận cứ để chứng minh luận điểm
Trang 21
TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
III Lựa chọn các phương pháp chứng minh giả thuyết
2 Các phương pháp chứng minh: gồm 2 nhóm phương pháp
o Chứng minh trực tiếp: là chứng minh tính chân thực, đúng đắn của luận đề (giả thuyết: p) được rút ra từ luận cứ (a, b, c)
Công thức: (a, b, c, ) (k, l, m,…) p
VD: Theo tính chất bắc cầu trong toán học
a>b; b>c a>c
o Chứng minh gián tiếp: là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề được rút ra trên
cơ sở lập luận tính giả dối của của phản luận đề (phán đoán mâu thuẫn với luận đề)
VD: Sử dụng tính chất: “ Tổng 3 góc của 1 tam giác bằng 180 độ”
CM: Trong tam giác vuông, 2 góc nhọn phụ nhau
Trang 22TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
IV Tìm kiếm luận cứ để chứng minh luận điểm
Muốn chứng minh, phải có đầy đủ luận cứ
Cơ sở lý thuyết liên quan tới nội dung nghiên cứu (luận cứ lý thuyết)
Tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp (luận cứ lý thuyết và
luận cứ thực tế)
Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người nghiên cứu (luận cứ thực tế)
Trang 23TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
V Báo cáo/Công bố kết quả nghiên cứu
Báo cáo/Công bố kết quả nghiên cứu: dưới một trong các dạng
Bài báo khoa học
Thông báo và tổng luận khoa học
Công trình khoa học
Báo cáo kết quả nghiên cứu khóa học
Thuyết trình khoa học