Đề cương dự thảo từ điển triết học Một trong những khó khăn hàng đầu của việc nghiên cứu, lý giải và dịch thuật triết học Tây phương bằng Việt ngữ cho đến nay vẫn là vấn đề ngôn ngữ. Khó khăn này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau: truyền thống triết học có một thời quãng không dài, thuật ngữ triết học chưa thống nhất và hoàn chỉnh, những từ mới phải chứa đựng khái niệm được lãnh hội thấu đáo. Dự thảo từ điển triết học này nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt; 1 triết học tây phương; 2 một số những khái niệm triết học đông phương trong mối quan hệ với triết học tây phương; 3 một số những khái niệm tôn giáo trong mối quan hệ với triết học. Từ điển này xây dựng theo trật tự mẫu tự quốc ngữ, cho nên cũng như những từ điển của những ngôn ngữ khác, những mục từ đưa vào không nhất thiết tương ứng với những từ điển tham khảo qua những ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, từ điển này có tham vọng tiến tới hình thành một bách khoa toàn thư của triết học, ít ra về mặt thông tin triết lý quảng bác mà một số từ điển triết học hiện hành (tiếng Anh, tiếng Pháp) thiếu sót, hoặc sai lạc. Trên mạng này: những mục từ chưa được tập đại thành nên có thể tản mạn trước khi sắp đặt ở chung kết. Soạn giả hoan nghênh sự tham gia của mọi người quan tâm đóng góp để từ điển đạt chất lượng phong phú. A A: Chữ đầu tiên trong mẫu tự quốc ngữ được dùng nhiều trong những bản văn triết học như: 1. như một thuộc từ trong những ví dụ luận lý học của Aristote: “A không là B”, trong lý thuyết hoán vị “không A nào là B” thành “không B nào là A” v.v..Xem mục về Aristote. 2. trong nguyên tắc đồng nhất : A = A, A tượng trưng cho bất kỳ sự vật nào trong phát biểu “sự vật thì bằng chính nó”.X. mục nguyên tắc đồng nhất. 3. A được nhà luận lý Lukasiewicz dùng làm ký hiệu đặt trước trong một mệnh đề ‘Apq’ có nghĩa ‘poq’(p v q). 4. trong một bài luận văn nổi tiếng “ La différance” của Jacques Derrida, mở đầu với câu: tôi sẽ nói về một chữ. Chữ đó chính là chữ A để Derrida đưa ra một từ ngữ mới và một khái niệm mới về sự khác biệt giữa hai từ: différence và différance. Différance là từ mới Derrida đề ra cho thấy chỉ có sự khác biệt đồ họa (graphique): a thay vì e mà không khác biệt về âm; điều đó cho thấy nó được viết ra hay được đọc nhưng không để được nghe (viết hay đọc khác nhau ở nguyên âm, song phát âm không khác). Do đó Derrida dẫn đến những hệ luận: không có văn tự (thuần túy) ngữ âm, có nghĩa là không có những âm vịphonè thuần túy ngữ âm; khác biệt đó cũng không nằm trong trật tự của khả giác hay khả tri (như thường thấy trong sự đối lập cơ bản của triết học, nghĩa là không liên hệ với theoreinlý luận bắt nguồn từ nhìn hay tri năngentendement bắt nguồn từ nghe, có thể nói khác biệt ở giữa ngôn từ và văn tự; khác biệt về chữ a cũng không thể trưng ra vì cái gì có thể trưng ra phải trở nên hiện diện trong chân lý của nó, song khác biệt này không trưng ra hiện diện, nghĩa là vượt qua trật tự của chân lý. Đó là những điểm cơ bản trong lý luận hủy tạo của Derrida (Xem mục Hủy tạo, Khác biệt). A priori, A posteriori: tiên thiêntiên nghiệm, hậu thiênhậu nghiệm là những từ la tinh phổ biến trong thuật ngữ triết học xuất hiện nơi những triết gia Kinh viện như Alberto de Sajonia đã sử dụng từ thế kỷ XIV, nhưng những vấn đề đặt ra ngay từ thời cổ đại như từ cái gì có trước hay từ cái gì có sau. Theo Aristote, A có trước B về bản chất có nghĩa là B không thể hiện hữu nếu không có A, về nhận thức có nghĩa là ta không thể biết B nếu không biết A. Trong những bản văn của Descartes, những ý tưởng bẩm sinh tương tự như ngày nay để chỉ những ý tưởng tiên thiên. Locke phủ nhận quan niệm nhận thức chứa đựng những nhân tố tiên thiên này. Leibniz phân biệt nhận thức thực tại hậu nghiệm có nghĩa là nhận thức nó từ cái gì thực sự được phát hiện trong thế giới bằng những giác quan, bằng những kết quả của thực tại trong kinh nghiệm với nhận thức thực tại tiên nghiệm là nhận thức nó “ qua việc trình ra nguyên nhân hay sản sinh khả hữu của một sự vật nhất định”. Do đó có thể nói đến những chứng cớ tiên nghiệm, và rút ra “những chân lý hậu nghiệm, hay của sự kiện” với “những chân lý tiên nghiệm, hay của lý trí”. Kant phân biệt tiên nghiệm với hậu nghiệm như vậy phát xuất từ phân biệt cái gì rút ra từ kinh nghiệm với cái gì không rút ra từ kinh nghiệm. Phân biệt tiên nghiệm, hậu nghiệm cũng nằm trong những phân biệt về tất yếu và ngẫu nhiên, những chân lý tiên nghiệm là tất yếu và những chân lý hậu nghiệm có lẽ thường hằng, giữa phân tích và tổng hợp. Sự phân biệt tiên nghiệmhậu nghiệm đem áp dụng vào những khái niệm, hay những mệnh đề vẫn là những nan đề gây nhiều tranh luận: nếu quả thực có một số chân lý chắc chắn là tiên nghiệm vì có thể nhận thức độc lập với kinh nghiệm mà ngay cả những khái niệm về chúng cũng độc lập với kinh nghiệm, song không hẳn những khái niệm này là những ý tưởng bẩm sinh. Một khái niệm độc lập với kinh nghiệm có thể hoặc không hẳn là bẩm sinh, vì mặc dù không thể thủ đắc trực tiếp từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm vẫn là điều kiện thiết yếu của chúng ta để c
Trang 1ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Dự thảo từ điển triết học giản yếu
Đề cương dự thảo từ điển triết học
Một trong những khó khăn hàng đầu của việc nghiên cứu, lý giải và dịch thuật triết học Tây phương bằng Việt ngữ cho đến nay vẫn là vấn
đề ngôn ngữ Khó khăn này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau: truyền thống triết học có một thời quãng không dài, thuật ngữ triết học chưa thống nhất và hoàn chỉnh, những từ mới phải chứa đựng khái niệm được lãnh hội thấu đáo.
Dự thảo từ điển triết học này nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt; 1/ triết học tây phương; 2/ một số những khái niệm triết học đông phương trong mối quan hệ với triết học tây phương; 3/ một số những khái niệm tôn giáo trong mối quan hệ với triết học.
Từ điển này xây dựng theo trật tự mẫu tự quốc ngữ, cho nên cũng như những từ điển của những ngôn ngữ khác, những mục từ đưa vào không nhất thiết tương ứng với những từ điển tham khảo qua những ngôn ngữ khác nhau.
Tuy nhiên, từ điển này có tham vọng tiến tới hình thành một bách khoa toàn thư của triết học, ít ra về mặt thông tin triết lý quảng bác mà một
số từ điển triết học hiện hành (tiếng Anh, tiếng Pháp) thiếu sót, hoặc sai lạc.
[Trên mạng này: những mục từ chưa được tập đại thành nên có thể tản
Trang 2mạn trước khi sắp đặt ở chung kết Soạn giả hoan nghênh sự tham gia của mọi người quan tâm đóng góp để từ điển đạt chất lượng phong phú].
A
A: Chữ đầu tiên trong mẫu tự quốc ngữ được dùng nhiều trong những
bản văn triết học như:
1 như một thuộc từ trong những ví dụ luận lý học của Aristote: “Akhông là B”, trong lý thuyết hoán vị “không A nào là B” thành “không
B nào là A” v.v [Xem mục về Aristote]
2 trong nguyên tắc đồng nhất : A = A, A tượng trưng cho bất kỳ sựvật nào trong phát biểu “sự vật thì bằng chính nó”.[X mục nguyên tắcđồng nhất]
3 A được nhà luận lý Lukasiewicz dùng làm ký hiệu đặt trước trongmột mệnh đề ‘Apq’ có nghĩa ‘poq’(p v q)
4 trong một bài luận văn nổi tiếng “ La différance” của JacquesDerrida, mở đầu với câu: tôi sẽ nói về một chữ Chữ đó chính là chữ A
để Derrida đưa ra một từ ngữ mới và một khái niệm mới về sự khácbiệt giữa hai từ: différence và différance Différance là từ mới Derrida
đề ra cho thấy chỉ có sự khác biệt đồ họa (graphique): a thay vì e mà
không khác biệt về âm; điều đó cho thấy nó được viết ra hay được đọcnhưng không để được nghe (viết hay đọc khác nhau ở nguyên âm, songphát âm không khác) Do đó Derrida dẫn đến những hệ luận: không có
văn tự (thuần túy) ngữ âm, có nghĩa là không có những âm vị/phonè
thuần túy ngữ âm; khác biệt đó cũng không nằm trong trật tự của khảgiác hay khả tri (như thường thấy trong sự đối lập cơ bản của triết học,
nghĩa là không liên hệ với theorein/lý luận bắt nguồn từ nhìn hay tri
năng/entendement bắt nguồn từ nghe, có thể nói khác biệt ở giữa ngôn
từ và văn tự; khác biệt về chữ a cũng không thể trưng ra vì cái gì có thể
Trang 3trưng ra phải trở nên hiện diện trong chân lý của nó, song khác biệt này
không trưng ra hiện diện, nghĩa là vượt qua trật tự của chân lý Đó là
những điểm cơ bản trong lý luận hủy tạo của Derrida (Xem mục Hủy
tạo, Khác biệt).
A priori, A posteriori: tiên thiên/tiên nghiệm, hậu thiên/hậu nghiệm lànhững từ la tinh phổ biến trong thuật ngữ triết học xuất hiện nơi nhữngtriết gia Kinh viện như Alberto de Sajonia đã sử dụng từ thế kỷ XIV,nhưng những vấn đề đặt ra ngay từ thời cổ đại như từ cái gì có trướchay từ cái gì có sau Theo Aristote, A có trước B về bản chất có nghĩa
là B không thể hiện hữu nếu không có A, về nhận thức có nghĩa là takhông thể biết B nếu không biết A Trong những bản văn củaDescartes, những ý tưởng bẩm sinh tương tự như ngày nay để chỉnhững ý tưởng tiên thiên Locke phủ nhận quan niệm nhận thức chứađựng những nhân tố tiên thiên này Leibniz phân biệt nhận thức thựctại hậu nghiệm có nghĩa là nhận thức nó từ cái gì thực sự được pháthiện trong thế giới bằng những giác quan, bằng những kết quả của thựctại trong kinh nghiệm với nhận thức thực tại tiên nghiệm là nhận thức
nó “ qua việc trình ra nguyên nhân hay sản sinh khả hữu của một sự vậtnhất định” Do đó có thể nói đến những chứng cớ tiên nghiệm, và rút ra
“những chân lý hậu nghiệm, hay của sự kiện” với “những chân lý tiênnghiệm, hay của lý trí”
Kant phân biệt tiên nghiệm với hậu nghiệm như vậy phát xuất từ phânbiệt cái gì rút ra từ kinh nghiệm với cái gì không rút ra từ kinh nghiệm.Phân biệt tiên nghiệm, hậu nghiệm cũng nằm trong những phân biệt vềtất yếu và ngẫu nhiên, những chân lý tiên nghiệm là tất yếu và nhữngchân lý hậu nghiệm có lẽ thường hằng, giữa phân tích và tổng hợp
Sự phân biệt tiên nghiệm/hậu nghiệm đem áp dụng vào những kháiniệm, hay những mệnh đề vẫn là những nan đề gây nhiều tranh luận:nếu quả thực có một số chân lý chắc chắn là tiên nghiệm vì có thể nhậnthức độc lập với kinh nghiệm mà ngay cả những khái niệm về chúngcũng độc lập với kinh nghiệm, song không hẳn những khái niệm này lànhững ý tưởng bẩm sinh Một khái niệm độc lập với kinh nghiệm cóthể hoặc không hẳn là bẩm sinh, vì mặc dù không thể thủ đắc trực tiếp
từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm vẫn là điều kiện thiết yếu của
Trang 4chúng ta để có khái niệm Thành thử vấn đề xét trên bình diện tri thứchọc nhưng lại là vấn đề tâm ly học Khi thảo luận về những mệnh đềphân tích có phải là hậu nghiệm, hay những mệnh đề hậu nghiệm làngẫu nhiên, hay những mệnh đề tiên nghiệm là tất yếu trong triết học
của Kant, một nhà triết học hiện đại Saul A Kripke trong Naming and
Necessity/Gọi tên và Tất yếu bác bỏ sự phân biệt rõ ràng giữa tiên
nghiệm và phân tích cũng như giữa hậu nghiệm và tổng hợp
Ad absurdum: bội lý dùng trong hình thức luận pháp gọi là giảm trừ
vào bội lý (reductio ad absurdum) nhằm rút ra sự mâu thuẫn nhất địnhtrong một mệnh đề và phủ định của nó từ một dãy tiền đề, dẫn đến việcchỉ ra một trong những dãy là sai nếu những dãy kia thực Zenon ngay
từ thời cổ đại đã dùng luận pháp này [X mục những nghịch lý củaZenon]
Ad hominem: đối nhân dùng trong luận pháp gọi là đối nhân chứng cớ
thường thấy trong hai loại Loại thứ nhất là một chứng cớ giả mà nhữngtiền đề nhắm công kích thẳng vào một cá nhân trong khi kết luận có ýbuộc tội sự giả trá của luận đề y nêu ra Loại thứ hai là luận pháp dùngmột điều gì làm tiền đề được phe khác chấp nhận nhưng người biệnluận chưa chắc chấp nhận và rút ra một hệ quả phe kia không thể chấpnhận
A dicto secundum quid ad dictum simpliciter: từ một câu có chất
lượng đến cùng câu đó không có chất lượng dừng trong luận lý cổ điển
để chỉ một ngụy biện được biết đến như sự ngụy biện đảo ngược cửangẫu nhiên
A dicto simpliciter ad dictum secundum quid: từ một câu không có
chất lượng đến cùng câu đó có chất lượng trong luận lý cổ điển nhằmchỉ ra một ngụy biện được biết như là ngụy biện của ngẫu nhiên
A fortiori: từ mạnh hơn dùng trong một câu để nhấn mạnh hơn, thí dụ
‘mọi người đều chết’ , vậy huống chi mọi người Tàu cũng phải chết Luận pháp này gọi là argumentum a fortiori.
Abbagnano, Nicola: Triết gia hiện sinh người Ý, sinh năm 1901, quan
Trang 5niệm một triết lý về cái khả hữu, trong tác phẩm Possibilità e
libertà/Khả hữu tính và tự do (1986) Abbagnano phân chia hai xu
hướng chính của phong trào hiện sinh: một bên là Heidegger (thời kỳđầu) với Jaspers và Sartre giản lược những khả năng của con người vàonhững bất khả với con người hữu hạn dẫn tới thất bại, một bên làMarcel, Lavelle và Le Senne biến những khả năng của con người thànhnhững tiềm năng mưu tới thành công ở chung cuộc Tuy hai xu hướngnày có những dị biệt về nguyên tắc, song chia xẻ một cơ sở chung cótính tiêu cực vì dầu thế nào cũng vẫn là làm cho khả hữu thành bất khả
Để đối lập với chủ nghĩa hiện sinh tiêu cực này, Abbagnano đề xuấtmột chủ nghĩa hiện sinh tích cực lấy nguyên tắc chỉ đạo là “khả hữu củakhả hữu, hay dùng thuật ngữ của Kant là “khả hữu siêu nghiệm”.Abbagnano có ý liên kết Kant với Kierkegaard khi giảm trừ bảngnhững phạm trù của Kant vào một cặp đối lập duy nhất là tất yếu và phitất yếu, thay vì những cặp khả hữu/bất khả hữu, hiện hữu/phi hiện hữu,tất yếu/ngẫu nhiên, vì theo ông những cặp phạm trù này không thực sựđối lập Mọi khả hữu đều có hai mặt tiêu cực và tích cực và có mộtquan hệ luận lý giữa khả hữu và tự do: vấn đề về giá trị là vấn đề conngười phải trở thành như thế nào gắn liền với cái tương ứng đạo đức làcon người có thể trở thành như thế nào là một khả hữu thực nghiệm.Hiểu như vậy thì luận lý của khả hữu trùng hợp với những đạo đức củakhả hữu Đây cũng là nét đặc thù trong triết học hiện sinh củaAbbagnano
Ahimsà: không sát sinh là tiếng sanskrit chỉ việc tránh sát hại mọi loại
sinh vật qua tư tưởng, lời nói và hành động, là một trong năm đức tínhcủa bước đầu (yama) của Du già và Phật giáo Quan niệm này phát xuất
từ niềm tin là mọi sinh vật phát xuất từ một loại, và luân hồi từ loài caocấp tới hạ đẳng
Trang 6chứng Hegel để đạt tới Tri thức tuyệt đối/absolute Wissen.
Âm dương/Yin yang: Âm/Yin và Dương/Yang là hai khái niệm cơ
bản của tư tưởng biện chứng trong triết học phương đông Khái niệmâm/dương đã du nhập vào tư tưởng phương tây, song trước hết là mộtkhái niệm tương đương trong khoa học tự nhiên (toán học, vật lý họcv.v ) để chỉ lưỡng cực, đối lập
1 Quan niệm âm/dương ngay từ thời cổ đại đã được hình thành trong
Dịch truyện:Nhất âm nhất dương chi vị đạo (Hệ Từ thượng truyện), có
nghĩa là đạo có cơ sở là âm dương, tác động lẫn nhau, thúc đẩy sự vậnđộng biến hóa và phát triển Quy luật phát triển âm/dương này là mộtquá trình tam thế, vận động giao hòa giữa trời đất và người, như quanniệm bổ xung trong tư tưởng triết học và khoa học hiện đại (Xem mụcThuyết bổ xung)
1 Quan niệm âm dương được xác định uyên nguyên trong Đạo đức
kinh: Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật
(chương 42), từ một sinh ra hai, có nghĩa là trời đất, âm dương giaohòa, tuần hoàn và chuyển hóa gồm hai mặt đối lập, có và không có, khó
và dễ, dài và ngắn, cao và thấp, âm và thanh, trước và sau, nói lên vậnđộng của đạo phản (X ch 40: phản giả đạo chi động, nhược giả đạo chidụng/ phản là vận động của đạo, nhược là chức năng của đạo), còn nói
rõ hơn ý nghĩa của vạn vật sinh ra từ hữu và hữu sinh ra từ vô Quan
niệm này được khai triển trong những sách Lã Thị Xuân thu, Hoàng đế
nội kinh cũng xuất hiên vào thời Chiến quốc, Lão tử chú của Vương
Bật (226-49 T.L.) thời Ngụy Tấn
3 Tại sao lại là ba? Quy trình tam thế này là vận động biện chứng như
đã xác định rõ ràng trong chương 42 của Đạo đức kinh dẫn trên Điềunày có mâu thuẫn với lý giải của Nho gia không? Sự khác biệt giữa haiphái trụ ở chỗ góc nhìn từ hữu hay từ vô, song không khác biệt khi đilên uyên nguyên là Thái cực, hay Thái Nhất, vận động biến hóa của âm
và dương cùng tác động hài hòa qua lại giữa âm và dương là ba Điềunày có thể minh họa ngay trong Mỹ học: nghệ thuật sơn thủy sử dụng
âm sắc điều hợp ánh sáng tác động giữa tối/âm và sáng/dương trênbút/mực tạo ra rỗng và đầy; Họa sư Thạch Đào (1641-1710) lý giải
Trang 7“núi là biển và biển là núi Núi và biển biết sự thật trong tri giác của tôi:mọi sự ở nơi người, trong năng lực tự do của bút và mực” – sơn thủychứa đựng những quy luật cơ bản của đại vũ trụ, liên hệ cơ hũu với tiểu
vũ trụ là con người, trong âm có dương, trong dương có âm hài hòatrong tam tài (thiên-địa-nhân)
4 Vào cuối thời Chiến quốc, Trâu Diễn (305-240 trước Tây lịch) đượccoi là nhà tư tưởng đại biểu của Âm dương gia, đã tổng hợp khái niệmâm/dương và ngũ hành, mặc dầu khái niệm âm dương đã từng được nóiđến trong Tả truyện, Đạo đức kinh, Trang tử…và khái niệm ngũ hànhtừng được bàn trong Sử ký, Mặc tử,Tuân tử, Tả truyện và Quốc ngữ.Trâu Diễn đã luận về thăng trầm của âm dương, những hiện tượng biếnđổi kỳ lạ, trời cao, đất thấp, do đó có càn/khôn, biến hóa hình thành
5 Thiệu Ung (1011-77), thụy là Khang tiết, là triết gia độc đáo nhấttrong giòng lịch sử triết học Trung quốc, không những ông đã coi tâm
và đạo là những phạm trù cơ bản của triết học, âm dương là quy luậtmâu thuẫn phổ biến nhất khi quan niệm: thái cực đã phân, lưỡng nghi
đã lập, giao hợp của dương với âm ở dưới, của âm giao với dương ởtrên, sinh ra tứ tượng để lý giải vận hành vũ trụ từ cơ sở kinh Dịch, ông
còn suy luận trên cơ sở tượng số qua những tác phẩm Hoàng cực kinh
thế, Tiên thiên đồ Trong “Quan vật thiên” của Hoàng cực kinh thế,
Thiệu Ung quan niệm “Đạo là Thái cực”, và “Tâm là Thái cực” để chỉmối quan hệ giữa đạo, tâm và thái cực: Thái cực là một bất động, sinh
ra hai, tức phân ra làm âm dương, biến hóa thần diệu, thần sinh ra số, sốsinh ra tượng, tượng sinh ra khí Lại phân biệt âm là số chẵn, dương là
số lẻ: vì thế một chia ra thành 2, 2 chia ra thành 4, 4 thành 8, 8 thành
16, 16 thành 32, và 32 thành 64, đó là con số của 64 quẻ
Trong khoa số luận (numerology) nghiên cứu chuyên sâu về kinh Dịchxác định 1,3,5,7,9 thuộc về Trời và 2,4,6,8,10 thuộc về Đất, tóm lại là
10 Thiệu Ung được coi là tác giả của Tiên Thiên Đồ và Phương vị Sáumươi tư quẻ của Phục Hy, ông còn dựa trên lý số 4 lấy đơn vị cổtruyền 30 năm là một thế (hệ), một vận có 12 thế (như ngày có 12 thời)tức 260 năm, một hội có 30 vận (như tháng có 30 ngày) hay 10,800năm và một nguyên có 12 hội (như năm có 12 tháng) hay 129,600 năm
để luận về cuộc Đại hóa của vũ trụ Theo ông, trong ba hội đầu tiên,
Trang 8giống như 3 tháng đầu năm, hay 3 thời đầu của ngày là lúc Dương bắtđầu lên và mọi sự tăng tiến dần; 3 hội đầu này là thời khai sinh ra trời,đất và người; đến cuối hội thứ sáu, tức là 64,800 năm là lúc Dương cựcthịnh, và đó là thời Nghiêu Thuấn Ở vào thời đại của ông, tức là75,600 năm hay thế kỷ 11 là lúc Âm trưởng, Dương tiêu.
Với toán số hiện đại, có thể gọi Âm là số 0, Dương là số 1, đọc toàn đồtrên dưới dạng Lưỡng nghi: 0,1; Tứ tượng: 00,01,10,11; Bát quái:000,001,010,011,100,101,110,111 Tiên thiên đồ có thể coi như thuộc
số nhị phân từ 0 đến 63 tương ứng với số học nhị phân của Leibniz,như nền tảng của tư tưởng nhị phân về cấu trúc và hình thành vũ trụ
6 Vương Phu Chi (1619-92) vào thế kỷ 17 đã tập đại thành cơ sở lý đạohọc của những thế kỷ trước khi quan niệm về lý là quy luật vận độngthể hiện cái trật tự điều hòa mà cơ sở của quá trình này đã được phátbiểu trong kinh Dịch: nhất âm nhất dương gọi là đạo, song theo Vương,
âm dương và đạo không là ba mà chỉ là hai Một nhà triết học Pháphiện đại F Jullien nhận ra trong tư tưởng về quá trình này sinh ra mộtluận lý về tác động qua lại của tính lưỡng phân/tương ứng lập thành cấutrúc của mọi thực tại giữa cái ẩn và cái hiện (latent/potent), hình và vôhình là quan hệ của tiềm ẩn với hiện thành của nó Ông cho tư tưởngcủa Vương Phu Chi là một tư tưởng duy vật (Xem ĐPQ, Triết họcĐông/Tây trong Gió Văn, số 2, tháng 11 2003)
Althusser, Louis: Triết gia Pháp sinh năm 1918 tại thành phố
Birmandreis gần Alger thủ đô của Algérie và mất năm 1990 ở Paris.Ông sống ở Algérie cho mãi đến năm 1930 mới sang Pháp khi gia đìnhdời về đây Năm 1939 ông được nhận vào trường Cao đẳng Sư phạmđường Ulm, song xẩy ra thế chiến II, nhập ngũ và bị người Đức cầm tùhơn bốn năm, cho nên sau chiến tranh mới tiếp tục con đường học vấn
và thi đậu thạc sĩ vào năm 1948 Trong thời gian theo học, ông có cơhội quen biết những người thày như Jean-Toussaint Desanti và TrầnĐức Thảo là những nhà hiện tượng luận có xu hướng Mác xít Trong
hai phần Tự truyện Tương lai kéo dài lâu/L’avenir dure longtemps và
Những sự việc/Les Faits ông nhắc lại hai lần câu nói rất tâm đắc của
Thảo: “Tất cả các bạn là những cái tôi siêu nghiệm bình đẳng” và ôngxem Thảo và Desanti đã mang lại những hy vọng cho thế hệ ông
Trang 9Những người này hẳn có ảnh hưởng trong hình thành trí thức củaAlthusser, vì luận văn đầu tiên của ông là “Về nội dung trong tư tưởngHegel”/Du contenu dans la pensée de G.W.F.Hegel (1947) dưới sự bảotrợ của Bachelard chỉ ra sự tiếp cận đối với Hegel và Marx, cũng nhưvới những nhà tư tưởng đương đại như Nicolai Hartmann (Althusserhọc hỏi được ở Hartmann sự phân biệt những biện chứng thực với biệnchứng hình thức; Lukács vào cuối đời cũng tìm thấy ở hữu thể luận củaHartmann một hướng đi của tư tưởng) Năm 1948 Althusser được chỉđịnh làm trợ giáo/caiman ở Trường Cao đẳng Sư phạm và giảng dạy ởđây cho đến năm 1980, thời chấm dứt sự nghiệp giáo dục của ông.Trong những người học trò của ông, phải kể đến Michel Foucault và J.
Derrida Những tác phẩm xuất bản đầu tiên của ông như Montesquieu,
la politique et l’histoire/chính trị và lịch sử (1959),biên tập và dịch
những bài viết của Feuerbach dưới tiêu đề Tuyên ngôn triết
lý/Manifestes philosophiques (1960).
Phải đợi tới 1965, một lượng những tác phẩm xuất hiện dưới hình thức
tập thể như Đọc bộ Tư bản/Lire le Capital (với Etienne Balibar và nhiều người khác), Vì Marx/PourMarx (1965), Lénine và triết
học/Lénine et la philosoiphie (1969), Triết học và triết học tự phát của những nhà thông thái/philosophie et la philosophie spontanée des savants (1971) ông mới thực sự là một nhà tư tưởng Mác-xít khai phá.
Những luận điểm khai phá chủ nghĩa Marx của ông là:
Một đoạn tuyệt tri thức của Marx thời trưởng thành với Marx thời trẻ,
có nghĩa là đối lập một Marx nhà lý luận khoa học với Marx của chủnghĩa nhân bản Althusser bài bác những ảnh hưởng của Hegel trongchủ nghĩa Mác qua cơ sở “đoạn tuyệt nhận thức" này để có thể quanniệm sự khác biệt giữa cấu trúc của biện chứng Mác-xít với biện chứngHegel trên căn bản “siêu quyết định” (là một khái niệm mượn từ phântâm học Freud) Ông nhận xét mâu thuẫn không thể tách rời với cấutrúc của toàn thể bộ phận xã hội mà nó diễn ra trong đó; mọi mâu thuẫntrong một hình thái xã hội đều có tính siêu quyết định như thế
Althusser coi Marx đã kế thừa Spinoza khi áp dụng lối nghiên cứuthuần lý, toán học vào nghiên cứu xã hội, phân biệt đối tượng thực vớiđối tượng của tư duy Để đọc Marx, ông đề nghị một lối đọc theo triệu
Trang 10chứng khác với lối đọc bề mặt dựa trên bản văn, vì đọc không phải làkiểm tra mà là xây dựng lại những điều kiện để khai phá ý nghĩa thựccủa bản văn.
Theo ông, chủ nghĩa Mác có hai bộ phận: chủ nghĩa duy vật lịch sử làkhoa học và chủ nghĩa duy vật biện chứng là triết học Ông phát hiện raMarx đã xây dựng một đại lục mới là khoa học lịch sử, so với đại lụctoán học của những nhà tư tưởng hy lạp và đại lục vật lý khởi từGalilée
Ông quan niệm lịch sử nơi Marx như một quá trình không chủ thể, cónghĩa là không phải con người làm ra lịch sử, mà là quần chúng trongnhững quan hệ đấu tranh giai cấp, chỉ có quá trình dưới dạng nhữngquan hệ, ở đây là những quan hệ sản xuất Phương thức sản xuất là đốitượng duy nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử Chính từ quan niệm này,Althusser được coi là một đại biểu của tư trào cấu trúc luận trongnhững thập niên 60 của thế kỷ hai mươi (Xem chương 7: Lý luận về
lịch sử trong ĐPQ: Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít (2002).
Nói đến Althusser, không thể bỏ qua cuộc đời và con người của ôngtrong một bi kịch của một người thác loạn thần kinh đã đi tới kết thúc làxiết cổ bà vợ Hélène Rytmann-Legotien đến chết Những tự truyện củaông nói đến nói trên là những bản văn có thể đọc theo cách đọc triệuchưng mà chính Althusser đã nêu ra, để giải đáp vấn nạn về những tácphẩm ông đưa ra khai phá mới chủ nghĩa Mác, với tinh thần một ngườithác loạn, cái này có thể bổ xung cho cái kia? Hay chính “lý luận thựctiễn” (như tên gọi “triết học” theo Althusser) ấy chính sự thất bại của
một lý luận thác loạn? (Xem “Ngoại truyện” trong ĐPQ, Tự truyện
(1997).
Aristote/Aristoteles/Aristotle: triết gia lớn thời cổ đại hy lạp, sinh vào
năm 384/3 và mất năm 322/1 trước T.L Cùng với Platon, đại triết giakhác thời cổ đại mở ra hai con đường lớn suốt giòng lịch sử triết họcphương tây Nếu Platon được coi là một đỉnh cao thần thánh thìAristote là một nhân vật quan trọng nhất, ngự trị vận hành tư tưởngphương tây, từ khai phá qua những triết gia ả rập thời trung cổ, đến độ
Trang 11ngay những nhà tư tưởng không đọc ông cũng chịu ảnh hưởng triết lýcủa ông mà không hay biết.
Tầm ảnh hưởng của Aristote quan trọng ra sao, trước hết cần phải tìmhiểu về chủ nghĩa Aristote hơn hai ngàn năm qua:
Chủ nghĩa Aristote được nói đến không hẳn là triết học của Aristote mà
do những nhà tư tưởng về sau sử dụng học thuyết của ông và nhữngthiết bị khái niệm cũng như phương pháp luận Chẳng hạn tư tưởng củaông qua những lý giải của triết gia Ả rập như Avicenna (ibn-Sina) ởkhoảng thế kỷ 9/10, Avempace (ibn-Bajjah), Averroes (ibn-Rushd) ởthế kỷ 12, đã du nhập vào triết học thời Trung cổ ở phương tây Trongthế kỷ 13, Aquinas đã khai triển những công trình khoa học và luận lýAristote mở đầu cho triết học Thomism và Kinh viện Tuy giòng triếthọc này có lu mờ vào thời Phục hưng, song những khái niệm và tinhthần phê bình của tư tưởng Aristote vẫn được nhiều nhà triết học vàkhoa học sử dụng , như William of Ockham trong luận lý học, WilliamHarvey trong sinh lý học, Leibniz trong vật lý học…Những lý giải củaBrentano trong lãnh vực tâm lý và siêu hình học đã khai thức choHeidegger nghiên cứu ý nghĩa của hữu thể
Aristote sinh vào khoảng 385 hay 384 trước Tây lịch ở Stagira, thànhphố của xứ Macedonia, cùng thời với Démosthène Khoảng 368/7 ởtuổi 18, Aristote đến Athens theo học ở học viện Academy của Platon
và ở lại đây cho đến khi Platon mất (347 tr TL), ông đến Assos vùngTiểu Á bắt tay vào những công trình nghiên cứu triết học và sinh họcvới những học giả đương thời Đến năm 343 ông được mời trở lạiMacedonia làm giáo phụ cho con trai vua Philip II lúc bấy giờ mới 13tuổi và trở thành Đại đế Alexander sau này Ông rời Macedonia vàonăm 335 trở lại Athens mở học viện Lyceum Từ ngữ Peripatetic cónghĩa là “người đi dạo” để chỉ các môn đệ của Aristote bắt nguồn từchữ Peripatos (một loại quan môn ở đó Aristote và học trò vừa đi vừatranh luận) Aristote dạy ở Lyceum 12 năm với công trình giảng huấnmọi khoa kiến thức, lập thư viện với những bộ sưu tập động vật và thựcvật Khi Alexander chết trên đường viễn chinh, một phong trào chốngMacedonia nổi dậy, kết án Arisote tội nghịch giáo khiến Aristote phải
bỏ Athens lánh về Chalcis, mà theo truyền tụng ông nói “để tránh chongười ở Athens “phạm một tội ác lần thứ hai chống lại triết học” Ông
Trang 12mất tại đây năm sau, thọ 62 tuổi.
Những bản văn của Aristote chia làm hai nhóm: những tác phẩm doông xuất bản: Những tác phẩm công truyền xuất bản lúc sinh thời nay
đã thất lạc, chỉ còn lại những trích đoạn hoặc mô phỏng, những tácphẩm về mặt văn chương có thể so sánh với những tác phẩm củaPlaton Những tác phẩm khẩu truyền/akroamatisch (do từ hy lạp
“akroamatikos” có nghĩa là nghe) là những bài giảng lưu hành trong nội
bộ trường, được Andronicus xuất bản lần đầu vào khoảng thời gian43/20 tr.T.L Andronicus cũng là một nhà triết học nên đã sắp đặtnhững bài viết của Aristote theo một sơ đồ giáo khoa, bắt đầu từ luận lýhọc , đặt siêu hình học sau vật lý học và những khảo luận tu từ và thipháp ở sau cùng
Những tác phẩm còn được bảo toàn theo thứ tự của Andronicus:
Về luận lý học: Bộ Organon gồm Phạm trù/Katêgoriai (khảo sát những từ ngữ và riêng)– Về lý giải/Peri ermeneias (về những lý luận mệnh đề– Phân tích sơ và thứ cấp/Analytica protera-histeria (lý luận khái quát chứ minh sự thiết yếu của tam đọn luận) – Topica (lý luận biện chứng) – Sophistici elenchi (Phản bác ngụy biện dường như là thiên 9 của cuốn trên).
Về vật lý: Bộ Phusikè akroasis gồm 8 quyển, 4 quyển đầu khảo lý thuyết thiên nhiên và những nguyên lý, 4 quyển sau là lý thuyết vận động.Về trời/Peri ouranou, Về sinh thành và tàn diệt/De Generatione
et Corruptione, Thiên văn luận.
Về tâm lý: Linh hồn/Peri psychè, Những thiên tiểu luận về tự nhiên/Parva Naturalia như Về ký ức và hồi niệm, giấc mộng,giấc ngủ
và lúc tỉnh,thần hóa qua giấc mộng, khảo về giác quan và những khả xúc.
Về lịch sử thiên nhiên như những khảo cứu về động vật/De animalium historia (từ historia nhu Hérodote đã dùng để chỉ “sưu tập những sự kiện”), Về những thành phần động vật/De partibus animalium, chuyển động của động vật/De incessu animalium, sinh sản của động vật/De
Trang 13generatione animalium.
Về triết học như Siêu hình học luận về đệ nhất triết học/Peri tes protes philosophias, Đạo đức cho Nicomaque/Ethica Nicomachea, Đạo đức cho Eudeme/Ethica Eudemia, Khái luận đạo đức/Ethica megala, Chính trị/Politika, Tu từ học, Thi pháp.
Tư tưởng Aristote không diễn ra từ những thành quả khởi từ nhữngnguyên tắc, mà có tính đa nguyên và thống nhất cần phải khai phá.Aristote đã bận tâm trước hết minh giải những lý do triết lý về việc
đoạn giao với học thuyết Platon, nên ngay đầu tác phẩm Ethica
Nicomachea, ông khẳng định là nếu tình bạn và chân lý đối với ông rất
thân thiết, nhưng ông cũng phải chọn lựa chân lý hơn tình bạn TheoAristote, mọi mô thức ý niệm phải tương ứng với một thành phần khácgọi là chất thể Như vậy phải hy sinh học thuyết Ý niệm (Platon) đểnhận thức chân lý mọi sự vật
Khác với trường phái Platon phân chia ba loại: đạo đức học, vật lý học
và biện chứng pháp, Aristote phân chia ba loại triết học: lý luận, thựctiễn và sáng tạo/poiesis Triết học lý luận lại chia ra triết học thứ nhất,vật lý học và toán học; triết học thực tiễn gồm đạo đức học, chính trịhọc và những hoạt động khác Như vậy vắng mặt hai môn học quantrọng mà tư tưởng và phát triển lý luận Aristote gắn bó là siêu hình học
và luận lý học?
Để giải thích sự vắng mặt của luận lý học trong bảng phân loại các triếthọc của Aristote, có thể dựa vào một đoạn văn trong tác phẩm sau này
thường được gọi là Siêu hình học: việc nghiên cứu các phép phân tích
phải đi trước nghiên cứu các khoa học khác Như vậy nhà triết học phảikhảo những nguyên tắc tam đoạn luận trước khi nghiên cứu bản chấtcủa mọi bản thể
Luận lý học/Logica để chỉ môn học chưa có danh xưng nơi Aristote,
mà tác phẩm của ông mang tên Organon để chỉ công cụ của nghiêncứu Như đã mô tả ở trên những thiên biên khảo trong bộ Organon,Aristote khảo sát những cơ cấu chung của mọi lý luận, những phươngthức lý luận dưới hình thức tam đoạn luận, cơ sở của luận lý hình thức
Trang 14tuy khơng minh bạch như những nhà luận lý hiện đại.
Tác phẩm Phạm trù/Kategoriaikhởi sự khảo sát những sự kiện ngữ học,
phân biệt những điều được nĩi khơng cĩ tổng hợp với những điều trong
tổ hợp chẳng hạn như chữ, câu và mệnh đề Cái gì vừa cĩ tính đồngnhất của khái niệm và tính chung của từ ngữ thì được gọi là đồng nghĩa.Phạm trù/kategorein hiểu theo Aristote là những đồng nghĩa đơn giản
và tổng quát nhất Mười phạm trù của Aristote là: Bản thể/ousia gồmbản thể đệ nhất/prơtè ousia là chủ thể và khơng bao giờ là thuộc từ vàbản thể đệ nhị/deutera ousia là những chủng và loại được xác định bởimột chủ thể nhưng khơng hiện diện trong một chủ thể (ví dụ: lồi ngườihay lồi vật là những bản thể đệ nhị, nhưng người này hay con vật này
là những bản thể đệ nhất); lượng/poson là những gì cĩ thể phân chiathành hai hay nhiều của một tồn thể, cĩ thể liên tục hay gián đoạn;phẩm/poion là cái mà nhờ đĩ những sự vật được định tính (phẩm là sựkhác biệt/diaphora của bản thể); tương giao/pros ti gồm những tươnggiao bằng số khơng xác định hay xác định; địa điểm/pou; thờigian/pote; vị trí/keisthai (ví dụ: hắn ngồi); điều kiện/echein; hoạtđộng/poiein và thụ động/paschein Hai phạm trù ‘vị trí’ và ‘điều kiện’
chỉ được nĩi đến trong hai thiên Kategoriaivà Topica.Aristote đã phân
chia hai chức năng của liên từ/copula, một chức năng của sự vật đượcnĩi qua một chủ thể (dicitur de subjecto) và một chức năng theo đĩ sự
vật ở trong chủ thể (in subjecto est) Liên từ est cĩ hai ý nghĩa: dùng
trong một mệnh đề để nối hai danh từ đồng chất trừu tượng hay cụ thể,
đĩ là ý nghĩa của de subjecto dicitur; dùng trong một mệnh đề để nốimột danh từ cụ thể với một tĩnh từ cùng loại âm của một danh từ trừutượng theo cách est in subjecto
Những nhà triết học về sau như Descartes và Locke phân biệt ba phạmtrù: bản thể, cách thế và tương giao, phái Kinh viện/Scholastik quanniệm sáu phạm trù như Hữu thể hay bản thể, phẩm, lượng, vận động,tương giao, hoạt động [X mục phạm trù]
Trong Analytica protera, Aristote xây dựng lý thuyết của tam đoạn
luận, nghĩa là một lý thuyết khơng xét đến chân lý hay khơng chân lýcủa những tiền đề Một tam đoạn luận được cấu tạo bởi ba mệnh đề: đạitiền đề, tiểu tiền đề và kết luận Tam đoạn luận nhằm chứng thực sự
Trang 15phụ thuộc của một thuộc từ (đại tiền đề) vào một chủ từ (tiểu tiền đề)qua tham gia của một hạn từ trong gian/to meson.[X mục tam đoạnluận].
Học thuyết tam đoạn luận/sullogismós trở thành trung tâm điểm cảluận lý học Aristote Ông đối lập tam đoạn luận (hay phép diễn dịch)với phép quy nạp như hai cách thế cơ bản của tiến trình tư tưởng.Phépdiễn dịch đi từ phổ quát tới đặc thù, ưu tiên và khả tri hơn về mặt bảnchất còn quy nạp đi từ đặc thù tới phổ quát xác tín hơn và khả tri hơntheo cảm giác.Nguyên lý làm nền tảng cho phép quy nạp là cảm giác.Cảm giác này là tư tưởng trực giác/noũs
Lý học của Aristote bao gồm một lãnh vực khá rộng lớn: nó là một lýthuyết tổng quát về thế giới bất động cũng như nghiên cứu sinh vậtdưới mọi trạng thái tâm lý, sinh lý v.v Lý học/phusikè akroasis khảosát những nguyên nhân đầu tiên của thiên nhiện và mọi loại chuyểnđộng tự nhiên Aristote muốn chứng minh rằng nếu người ta chỉ nêu ramột nguyên nhân duy nhất, chuyển động không thể khả hữu Sự lầmlẫn này do phái Parménide chủ trương hữu thể là một, không có thực tạinào khác hơn thực tại của bản thể Aristote quan niệm một chuyển độngdẫn đến nhận thức hữu thể vừa là một và là phức thể: nhất thể tronghiện thể Theo ông, có ba nguyên lý về chuyển động: mô thức/morphêhay eidos, khiếm khuyết/mè on và chất thể/hyle Chất thể và mô thức lànhững khái niệm tương ứng Aristote thường chỉ thị sự tương cận giữa
mô thức với những nguyên nhân kỳ thành và cứu cánh, khi quan niệm
mô thức là sơ đồ kiến trúc để tạo ra một tác phẩm đặc thù của thiênnhiên hay nghệ thuật Khoa học có nhiệm vụ khai phá nhữngnguyênnhân thực của quá trình diễn biến của tự nhiên là chất thể, mô thức,nguồn gốc của biến chuyển (nguyên nhân kỳ thành) và chung cuộc củaquá trình diễn biến đạt được (nguyên nhân cứu cánh)
Cũng như Empéocle, Aristote nhìn nhận có bốn đơn chất (tứ đại) là lửa,khí, đất và nước Thiên cuối của bộ Lý học chứng minh biến chuyển vật
lý không thể chứng thực nếu không đối chiếu với một nguyên nhânkhông có tính vật lý, là nguyên nhân cứu cánh cho chuyển động khôngngừng của thế giới chúng ta.Đó là động cơ thứ nhất/proton kinoũnkhông chuyển động
Trang 16Thiên khảo luận về linh hồn/Peri psychès xây dựng khoa tâm lý họcAristote khảo sát tâm/psyche phân biệt vói trí/nous, một bên không thểhiện hữu độc lập với vật chất, một bên thì vô chất Ông đưa ra mộtquan niệm ngược lại với sự phân biệt nhị nguyên triệt để giữa linh hồn
và thể xác nơi Platon khi xác nhận tâm là mô thức của thân thể Tâm cónhững quan năng dinh dưỡng/thretikè, cảm xúc/aisthetikè, suytư/dianoêtikè cơ động/kinêtikè và dục vọng/orektike Ông cũng phânbiệt hai loại tri thức thụ động/pathetikos noũs và tri thức hoạtđộng/poiêtikos noũs: “Nếu không có tri thức thì không có gì suy tưởngcả.”
Tri thức như ông phân biệt làm ba loại: lý luận, thực hành và sáng tạo.Các khoa thực tiễn phụ thuộc vào khoa chính trị, khoa học điều khiểntoàn thể đời sống con người trong một cộng đồng như đô thị, hay quốcgia Đạo đức học chỉ là một phần của khoa chính trị Trong phần cuối
tác phẩm Ethica Nicomachea, ông dẫn khởi ý tưởng về sự hoàn thiện
của cá tính con người là cứu cánh, trong khi đời sống cộng đồng vàpháp luật là những phương tiện., song ở mt chỗ khác, ông lại nhận xétđời sống con người hoàn thiện chỉ có thể thực hiện trong cộng đồng.Cũng như nhiều triết gia Hy lạp cổ đại, Aristote quan niệm có một sựthống nhất trong những cứu cánh của con người, cứu cánh này làEudaimonia/an lạc, hạnh phúc, điều thiện tột cùng đáp ứng yêu cầutrên Eudaimonia ở trạng thái hiện thể, hòa nhập với lý trí/noũs, nghĩa
là vói bản tính lý trí nơi con người, hòa nhập với đức hạnh và vì cónhiều đức hạnh nên nó hòa nhập với đức hạnh nào hoàn hảo nhất, thểhiện trong suốt đời sống Hạnh phúc/eudaimonia đó là hạnh phúc ởcuộc đời này, hạnh phúc trần gian
Tư tưởng Aristote ở dỉnh cao nhất trong dòng lịch sử triết học phươngtây là xây dựng khoa Siêu hình học, mặc dầu từ này không phải củaAristote, để chỉ môn học về hữu thể, còn chính ông thường dùng từminh trí/sophia, triết lý/philosophia, đệ nhất triết học Thực sự ông đãchỉ những bản viết của ông dưới một cái tên là đệ nhất triết học/peri tesptotês philosophias Nhan đề ‘siêu hình học/meta ta phusika xuất hiệnlần thứ nhất nơi Nicolas de Damas (ở thời đại Auguste) theo một chúgiải tác phẩm của Théophraste (người thừa hành điều khiển Lyceum)
Trang 17và thông dụng vào thế kỷ XII từ Averroes.Dầu sao, ngày nay người tacũng chấp nhận từ siêu hình học bắt nguồn từ sự sắp đặt những bản viếttrong ấn bản Andronicos, ở đó những vấn đề siêu hình ở sau những vấn
ý nghĩa thứ nhất và chính yếu là ý nghĩa của bản thể/ousia
Thế nào là hữu thể như chính hữu thể/to on hê on? Aristote quan niệmhữu thể được hiểu theo nhiều nghĩa.Những nghĩa này rút ra từ một phântích về liên từ “thì/là” trong những mệnh đề như: Socrate là người,Socrate thì công bằng, Socrate thì cao chừng thước rưỡi, Socrate thìnhiều tuổi hơn Coriscos Trong mệnh đề đầu chỉ bản chất, mệnh đề kếchỉ phẩm, tới lượng, và tương giao.Những ý nghĩa này của hữu thểđược gọi là những phạm trù, nhưng là những phạm trù của hữu thể,không phải của phán đoán Hữu được xác định qua nhiều ý nghĩa,nhưng với mỗi nghĩa có danh xưng quan hệ với một nguyên lý duynhất Như vậy hũu thể là một phổ biến loại suy Thật vậy nếu hữu thểđược quan niệm như hữu chung cho mọi vật, đương nhiên mọi hữu thểtrở thành đối tượng của cùng một khoa học về hữu thể
Trong thiên Z của bộ Siêu hình/Metaphusica Aristote cho rằng vấn đề
“Hũu thể là gì?”(ti to on) vẫn còn treo lửng, phải trở lại hỏi: bản thể làgì? Bản thể có ưu thế hơn các phạm trù khác vì có thể hiện hữu mộtmình, ưu tiên về định nghĩa (vì định nghĩa của bất kỳ phạm trù nàocũng bao hàm định nghĩa về bản thể), ưu tiên về tri thức Bản thể nhưvậy là chính chủ thể/hypokeimenon, nghĩa là cái gì mà tất cả cái còn lạixác định và chính nó không có sự vật nào xác định Bản thể như vậy cóđặc tính phân sáp và là một sự vật cá thể/to tode ti; nó là mô thức vàhợp thể của chất liệu và mô thức; nó còn là bản thể điều kiện có thể nói
là tự tại, không cần đến các ngẫu từ để định nghĩa bản thể của một hữu– nó là bản thể của mỗi sự vật Ví dụ con người nói chung, con ngữa
Trang 18nói chung…được xác định bằng một bội số những cá thể Tóm lại khoahọc thì bàn về cái phổ quát còn hiện hữu thuộc về đặc thù Bản thể táchkhỉ sự vật khả xúc, nó là nguyên lý và nguyên nhân, mà nguyên nhânnày là mô thức, theo đó chất thể là sự vật tất định và chính là bản thể.Bản thể như vậy là nguyên nhân mô thức.
Triết học của Aristote khi suy tưởng dựa trên những phổ quát, thuộc từcủa hữu thể, trên cá thể có thuộc tính hiện hữu Hữu thể (như chính hữuthể) là sự hiện diện vắng mặt vì nó là một bản thể đã tách rời/parousia,còn cá thể là bản thể từ khiếm khuyết tại hữu thúc đẩy nó thèm kháthữu thể, có nghĩa là khiếm diện hiện diện/apousia.Bản thể như vậychính là cái mà nhờ đó mọi hiện hữu tiếp cận được hữu thể Do đó đờisống hoàn hảo của bản thể bất động mà hành vi là hoan lạc (chúng tachỉ hưởng sống trong một thời gian ngắn ngủi, được khích động quadục vọng mưu cầu bắt chước hoạt tính vĩnh cửu của bản thể
Aristote đã xây dựng bước khởi đầu cơ bản cho hữu thể luận về sau, từcâu hỏi then chốt về hữu thể: đâu là những biểu hiện khác nhau của hữuthể? Ông cũng là người đặt nền móng đầu tiên cho khoa sinh học, khởi
từ vấn nạn: làm sao giải thích những biểu hiện khác nhau của đời sống?
[tham khảo: ĐPQ: Triết học Aristote, 1972]
Abélard/Abailard Pierre: triết gia kinh viện người Pháp, sinh ở Pallet,
gần Nantes năm 1079 Sống và trưởng thành ở thế kỷ XII, ông chịumọi khổ nạn, có thể kết tụ lại trong hình thức Tự truyện là cuốn
Historia Calamitatum Mearum/Câu chuyện về những bất hạnh của tôi.
Thế kỷ XII chứng kiến sự xung đột giữa đế quyền và giáo quyền,Thánh chiến và chủ nghĩa kinh viện phát triển Là một tư trào triết học,chủ nghĩa kinh viện coi tư tưởng Aristote là tối thượng, tuy nhiên vẫnràng buộc trong khuôn khổ chính thống, điều đó có nghĩa là việc lý giải
có những hạn chế, nếu như quan điểm của nhà kinh viện nào bị hộiđồng giáo quyền lên án thì phải rút lại Cũng trong thời đại này, thịnhhành lý luận theo tam đoạn luận và biện chứng Abélard theo họcRoscelin, người được coi như triết gia kinh viện đầu tiên Tuy nhữngbản văn của Roscelin không tồn tại, song những quan điểm của ôngđược biết tới qua thư gửi Abélard và trong những tranh luận giữa
Trang 19Abélard và Anselm Theo như Anselm, Roscelin coi phổ quát là nhữnghơi thở của tiếng nĩi/flatus vocis, nghĩa là chỉ cĩ khi chúng ta phát âm
ra một từ, con người khơng là một đơn vị mà chỉ là một tên chung Đĩ
là lý do người ta coi Roscelin là một nhà duy danh Ơng bị kết án là dịgiáo và phải trốn chạy qua nước Anh, xung đột với Anselm và phải trởlại Rome làm hịa với Giáo hội Trong khi đĩ Abélard lên học ở Paris,trở thành mơn đệ và rồi đối nghịch với Guillaume de Champeaux(1068-1121) Abélard quay sang thần học với Anselm de Laon và khởi
sự dạy thần học ở Paris và Melun từ 1113 Theo sử gia Jules Michelet,Abélard là một tiếng nĩi tự do, tiếng nĩi nhân bản, đưa tơn giáo về vớitriết học, đạo đức về với con người Một trong những mơn sinh của ơng
là Hélọse, cháu gái của giáo sĩ Fulbert đã trở thành người tình vàngười vợ bí mật của ơng tạo lên một thiên tình sử não nùng Cáinghịch lý trong cuộc tình hơn nhân tan vỡ này phải chăng từ mâu thuẫngiữa một cuộc đời dành cho tăng tế và một đam mê vơ vọng, cái địi hỏithanh khiết để cầu nguyện hay rơi vào hệ lụy hơn nhân, như dụ ngơncủa Jérơme: aut oramus semper et virgines sumus, aut orare desinimus
ut conjugio serviamus Cuộc tình vụng trộm khơng thể giải quyết khiến
Fulbert và thân nhân của Héloise nổi giận, theo Gilson [X Hélọse et
Abélard, 1938], đã mua chuộc người hầu của Abélard để đột nhập tấn
cơng và thiến ơng trong khi ngủ để trừng phạt Abélard khơng thểphụng vụ vì giáo luật cổ từ khước hoạn nhân, ơng lui về ẩn cư trong tuviện Saint-Denys
Tư tưởng của Abélard dàn trải trên nhiều bình diện: một luận lý họcuyên áo rất gần với luận lý học hiện đại, một triết học về ngơn ngữ, mộtđạo đức học xây dựng trên ý hướng tính
Đứng trước hai quan niệm duy danh cực đoan của Roscelin và duy thựccực đoan của Guillaume de Champeaux (một bên chỉ cĩ cá thể hiệnhữu, một bên coi mọi chủng loại cĩ một bản chất chung và thực, khácbiệt cá thể chỉ là ngẫu nhiên, khơng phải là bản chất), Abélard quanniệm sự vật luơn luơn là một cá thể, tuy nhiên phổ quát gọi tên những
sự vật thực sự hiện hữu, và như vậy quả thật phổ quát khng phải là hơithở của tiếng nĩi/flatus vocis, một âm chỉ cĩ chữ và vần, mà là một từbao gồm một nội dung mang ý nghĩa/vox significativa Trong cái ví dụchẳng hạn anh Ba là người, anh Tư là người, cái chung khơng phải là
Trang 20phổ quát gán cho sự vật mà là cho những từ mang ý nghĩa Abélardkhông muốn nói là chúng đồng ý trong con người, vì không có gì làngười ngoài sự vật cá thể, nhưng đồng ý là con người “Là con người “
là một thuộc từ, song là một thuộc từ phủ định, nghĩa là không thuộc vềchủ thể Một trong những công trình luận lý của Abélard là bình luận
tác phẩm Isagogecủa Porphyre, triết gia tân-Platon Trong những vấn
nạn của Porphyre, như chủng và loại có hiện hữu, hay chỉ những ýtưởng? Nếu tồn tại, chúng thuộc về tinh thần hay vật chất? Và chúngtách rời hay hiện trong sự vật khả xúc? Những câu hỏi như vậy hàm ýnhững phổ quát là sự vật hay không có thực, và Abélard đi tới vấn nạn
là phổ quát phải tham chiếu về sự vật nào đó, nếu như sự vật này khônghiện hữu, nó có trụ vào ý nghĩa của khái niệm không? Trong mệnh đềnhư “nếu có bông hồng, thì có hoa” về mặt luận lý thì đúng, ngay cảnếu bông hồng không hiện hữu Thí dụ này chứng tỏ Abélard khôngphải là người duy danh đơn giản Luận lý về những mệnh đề chức năngđúng, nhận rõ sự khu biệt giữa tác động ý nghĩa và nội dung khá gầnvới lý thuyết của Frege sau này Ông lý giải cùng nội dung của mộtmệnh đề có thể biểu hiện những tác động ý nghĩa khác nhau trongnhững ngữ cảnh khác nhau, chẳng hạn nội dung của mệnh đề “ Socrate
ở trong nhà” được biểu hiện qua khẳng định là “Socrate ở trong nhà”,qua câu hỏi là “Socrate có ở trong nhà?”, qua ước muốn là “”nếu nhưchỉ có Socrate ở trong nhà” v.v sự phân biệt này cho phép Abélard xácđịnh phủ định có thể như sau: không-p là sai/đúng nếu như và chỉtrong trường hợp p là đúng/sai Trên phương diện ngôn ngữ, Abélardcoi phổ quát chỉ là hiện tượng ngữ học, có nghĩa không là gì khác hơn
là những từ, song ông phân biệt hai đặc tính ngữ nghĩa của từ là thamchiếu/nominatio và chỉ thị ý nghĩa/significatio Những danh từ chunghay riêng đều quy chiếu về những sự vật, dưới góc cạnh cá thể hayphức thể
Ông quan niệm đạo đức xây dựng trên ý hướng tính: chỉ có ý hướngcủa con người xác định hành vi con người có giá trị đạo đức Ví dụ haingười có tiền và tính giúp người nghèo, chẳng may một người bị đánhcắp hết tiền trước khi thực hiện được ý định trong khi người kia thựchiện được, thì không thể cho là có sự khác biệt đạo đức giữa hai ngườiđược, vì quan niệm như thế thì chẳng khác gì cho người giầu có đạođức hơn Một ví dụ khác, giả sử trường hợp hai người là anh chị em với
Trang 21nhau chẳng may bị chia cách từ lúc chào đời, người này khơng biếtngười kia, tới khi lớn tình cờ gặp gỡ, yêu nhau rồi lấy nhau, thì khơngthể cĩ tội Theo ơng, chủ yếu trong việc đánh giá đạo đức xét trên ýđịnh của con người, cịn chính hành vi về mặt đạo đức thì vơ thưởng vơ
phạt: Tơi ác khơng nằm trong hành động, nhưng nằm trong định ý Ơng
lấy thí dụ, giả như người ta cột một nhà tu giữa hai người đàn bà, rồi vìđụng chạm thân thể của hai người làm cho nhà tu cảm thấy khối lạc,
cĩ thể gọi là tội khơng? Nếu như khối lạc tình dục trong hơn nhânkhơng cĩ tội, vậy thì chính khối lạc, trong hơn nhân hay ngồi hơnnhân cũng khơng cĩ tội Nĩi theo thơng tực, khơng biết thì khơng cĩtội Ơng lấy ngay thí dụ tơn giáo là người người đĩng đinh Chúa trênthập tự giá khơng phạm tội ác, vì họ khơng biết Giê su là con ChúaTrời, trong khi họ cĩ tội nếu như họ nghĩ phải đĩng đinh con Chúa Trờidầu ngay cả trường hợp họ khơng hành động Quan niệm như vậy khiếnAbélard găïp những khĩ khăn với hệ thống giáo quyền đương thời Tuynhiên , quan niệm định ý trong đạo đức tạo cơ sở cho hình thành phánđốn trong hệ thống cơng lý sau này
Những tác phẩm truyền tụng của ơng cĩ thể kể là Logica
ingredientibus, Dialectica, Ethica seu Scito teipsum, Collationes, Carmen ad Astralabitum, Theologia summiboni, Sic et Non Thư tín
giữa Abélard và Hélọ se đã là nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả đờisau viết lên thiên tình sử cũng như quan hệ giữa triết gia và người phụ
nữ là mơn đệ triết lý Thực sự cuộc tình này tạo những ràng buộc vàmâu thuẫn trong đời họ, kể cả việc Héloise đã cho ra đời đứa con của
họ, mang tên Astrolabe Cĩ phải Abélard ngỏ ý cưới Héloise với điềukiện hơn nhân của họ được giữ kín để khơng tổn hại đến thanh danhcủa ơng? Hay chính Héloise nghĩ khi lấy nhau, Abélard bị đoạn tuyệtvới đời sống tinh thần, mà nàng mong mỏi ơng trở thành mẫu người thếgiá của triết học? Quả thực trên bia mộ Ablrd sau này, đã ghi ơng là
“Socrate của nước Pháp, Platon trác tuyệt của phương Tây, Aristote củachúng ta, người thày và đồng bối của mọi nhà luận lý trong quá khứ vàhiện tại” Michelet cho rằng “sự sa ngã của người đàn ơng đã tạo ra sự
vĩ đại cho người đàn bà: nếu khơng cĩ cái bất hạnh của Abélard, khơng
ai biết đến Héloise.” Bà từ chỗ tăm tối đã thành một nữ tu ở Paraclet vàcai quản một trường thần học lớùn Trong cuộc tình, bà chỉ ao ướcđược coi là người tình của ơng, chứ khơng phải là người vợ, hay nữ
Trang 22hoàng của ông (tua dici meretrix, quam illius imperatrix) Không đượcsống bên nhau, khi chết họ được chôn cùng một mộ, theo ý nguyện củaHéloise lúc bà qua đời (1164) hai mươi mốt năm sau Abélard
Arendt, Hannah: Ở thế kỷ XX, Arendt là một Héloise khác, một
người đàn bà làm học trò và thành một người tình của ông thầy/triếtgia, tuy hoàn cảnh thời đại và cuộc đời của họ có khác Hannah Arendtsinh năm 1906 tại Hanovre, trong một gia đình Do thái, mồ côi cha rấtsớm Trong những năm 1924-1928, bà học triết, thần học và ngôn ngữhọc cổ điển tại những Đại học Marburg, Friburg và Heidelberg vớiHusserl, Heidegger, Bultmann và Jaspers Bà đệ trình luận án về quanniệm tình yêu theo Augustin/der Liebersbegriff bei Augustin dưới sựhướng dẫn của Karl Jaspers tại Đại học Heidelberg Từ năm 1933 dướithời Quốc xã, bà lưu đày qua Pháp và định cư tại Mỹ vào năm 1941 Từ
1953 đến 1958 bà dạy triết học và chính trị học tại những đại họcBerkeley, Princeton, Columbia, Brooklyn College và Aberdeen, trongnhững năm 1963-1968 tại đại học Chicago, và từ 1968 dạy triết họcchính trị tại New School for Social Research ở New York Bà mất vàocuối năm 1975
Luận về quan niệm tình yêu của Augustin là bước đầu đi vào suy tưởngtriết học của Arendt nhằm lý giải vấn đề tình yêu có một vai trò quyếtđịnh về cảm thụ và ý nghĩa trong tình yêu tha nhân và tình yêu về Thiênchúa Với nhãn quan của nhà triết học, Arendt xét trong góc độ tiềnthần học để xác định tình yêu như dục vọng/appetitus, yêu là khát vọng
sự vật cho chính nó, trong hai ý nghĩa, tình yêu ham hố sự vật trần tục(cupiditas) phân biệt với tình yêu bác ái về cái hiện tại vĩnh hằng(caritas) Cũng khởi từ đời sống trong xã hội/vita socialis, tình yêu thanhân/dilectio promixi khởi sinh từ bác ái nhằm thực hiện việc từ bỏchính mình, quên mình là tư tưởng Arendt học được từ nơi Augustin
về cộng đồng con người mà bà triển khai sau này trong tác phẩm viết
về Thân phận con người/The Human Comndition (1958) Chọn lựa một
tác giả thiên chúa giáo như Augustin là vì nhà triết học này ở vào lúcquá độ của một thời đại vừa chấm dứt và bắt đầu một thời đại khác,một thời khoảng trống rỗng mà Augustin đi từ tư duy về ký ức như mộtquan năng có khả năng phục hoạt quá khứ trong hiện tại và khai diễn
Trang 23một khởi đầu mới, khả năng này có thể liên hợp ba chiều thời gian mà ýchí được điều động theo thời tính Đó là lý do tại sao trong tác phẩm
cuối đời The Life of the Mind , bà trở lại những vấn đề của Augustin và
coi Augustin là nhà triết học đầu tiên về ý chí Cũng bắt nguồn tư duy
từ Augustin, trong tác phẩm dẫn trên, quan niệm đời sống trong hànhđộng/vita activa (cũng như vita negotiosa hay actuosa) nhằm diễn đạt ýnghĩa bio politikos của Aristote, phản ánh ý nghĩa nguyên khởi là thểhiện một “đời sống dành cho những vấn đề chính trị công cộng” Cũng
từ đây Arendt đi sâu vào nghiên cứu triết học chính trị Arendt đã chọnlựa đúng con đường mà bà hy vọng “nhìn chính trị với đôi mắt thuầntúy của triết học” Arendt đã là một nhà triết học phụ nữ sáng giá tronglãnh vực triết học chính trị của thế kỷ XX Bà tự xác định là một ngườiphụ nữ, Do thái, chứ không là người Đức tuy bà đã viết bằng ngôn ngữĐức và luôn luôn là một người không có quốc tịch Tuy là người gốc
do thái, nhưng là một nhà triết học chính trị, ngay trong khi theo dõi đểtường thuật vụ án xử Adolf Eichmann tại Jerusalem vào năm 1961 chobáo New Yorker, bà chứng tỏ sự thẳng thắn can đảm trong việc phêphán chính quyền Israel không công chính trong việc bắt cóc và kết án
tử hình Eichmann vì phạm tội thù nghịch người do thái/hostisJudaeorum, thay vì phải đưa ra trước tòa án quốc tế về tội danh chốngnhân loại/hostis humani generis Tác phẩm quan trọng của Arendt viết
bằng Anh ngữ là Những nguồn gốc của chủ nghĩa cực quyền/The
origins of totalitarianism gồm ba phần chính (chủ nghĩa bài do thái,
chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa cực quyền) xuất bản năm 1950 nhằm chỉ
ra mưu tính cực quyền qua việc chinh phục toàn cầu và toàn trị là conđường hủy diệt từ mọi ngõ cụt, thắng lợi của nó có thể coi như hủy diệtnhân loại một khi nắm quyền ,là kởi sự việt hủy diệt bản chất conngười Việc tìm hiểu rốt ráo những xu hướng bài do thái, không hẳn chỉthù nghịch người do thái, chủ nghĩa đế quốc không hẳn chỉ đi chinhphục và chế độ cực quyền không hẳn chỉ là chuyên chính, nối bướcnhau tàn bạo hơn trước nhằm chỉ ra nhân phẩm con người phải có mộtbảo đảm mới chỉ khi nào có nguyên lý chính trị mới, luật lệ mới trêntrái đất mà quyền lực phải hạn chế, được kiềm chế và bám rễ trongnhững thực thể lãnh thổ được xác định hoàn toàn mới Trong haichương thêm vào lần xuất bản thứ hai năm 1958 về hệ tư tưởng vàkhủng bố với một hình thái mới về chính quyền và chủ nghĩa đế quốccực quyền luận về cuộc cách mạng Hungari 1956 cũng là khởi thảo cho
Trang 24hai tác phẩm sau là Về cách mạng/On Revolution (1963) và Về bạo
động/On Violence (1970) Mục đích của chủ nghĩa cực quyền là nhằm
xác định toàn diện, biến con người thành một sự vật đơn giản để cai trị.Nhận thức chính trị hiểu theo nghĩa của người hy lạp của từ polis đượckhai triển trong tác phẩm bàn về thân phận con người từ hai bộ kháiniệm, một đằng là những khái niệm vể lao động, công trình và hànhđộng, một đằng là hai lãnh vực hoạt động công cộng và tư riêng Bảnchất chủ đạo của con người là đi tìm sự bất tử, thực hiện khát vọngnày qua hành động thực tiễn và thể hiện qua những tác nhân nhằmchuyển hóa thành ký ức; hình thái cao nhất của hành dộng là chính trị,nhằm dạy cho con người làm thế nào thực hiện được những gì vĩ đại vàhuy hoàng; ý nghĩa của chính trị là lý tưởng tha thứ Một xã hội lýtưởng không có gì yểm trợ ngoại trừ thiện chí chống lại hiểm nguy lớnlao của hành động qua việc sẵn sàng tha thứ; quyền lực của tha thứ cóthể khiến con người giải giới những hậu quả về hành động của con
người để thực hiện một vận hội mới Trong Luận về cách mạng Arendt
phê phán những xu hướng toan tính giải phóng nhân loại khỏi chỗ cùngkhổ bằng những phương tiện chính trị chỉ là điên rồ và nguy hiểm Bàquan niệm dối trá là một điều xấu lớn lao của chính trị, mà ở đó nẩysinh chủ nghĩa cực quyền, biểu hiện qua việc kết hợp hành động chinhtrị với nhận thức của chúng ta về thực tại, đồng thời nó cũng phá hủylãnh vực công cộng tự trị qua việc khuyến khích thái độ cực kỳ chủquan dẫn đến tha hóa thế giới Arendt xác định tha hóa thế giới khôngphải là tự tha hóa theo Marx và đó là dấu ấn của thời hiện đại Chủnghĩa cực quyền với những hệ tư tưởng toàn trị xô đẩy con người thoát
ly thực tại để vào hư tưởng, sử dụng những phương tiện khủng bốchính là cốt lõi của hình thái chính quyền Nó cũng cổ võ nhu cầu quênmình nhân danh những lực lượng lịch sử trừu tượng và vận động đi từgiai cấp đến đám đông quần chúng Luận cương trong tác phẩm bàn vềcách mạng chỉ ra cách mạng là một hiện tượng hiện đại, sử dụng bạođộng nhằm đạt tới sự biến đổi toàn diện trật tự xã hội Bà cũng tintưởng cách mạng là chứng cớ giúp xây dựng cấu trúc cho một xã hội lýtưởng Tuy nhiên bà phản bác quan niệm của Fanon về bạo động có thểtái sinh bản chất con người và xây dựng một cộng đồng mới Bà quanniệm thực tiễn bạo động biến đổi thế giới, song biến đổi khả hữu nhất
là dẫn đến một thế giới bạo động hơn: “Bạo động không thể duy trìnhững mục đích, điều khiển hướng đi của lịch sử, cổ vũ cách mạng, bảo
Trang 25vệ tiến bộ hay phản kháng.”
Vào những năm cuối đời bà từ bỏ chính trị để quay về triết học Khởi
thảo từ năm 1970 để viết The Life of the Mind Đây là công trình tiếp nối tác phẩm viết về Thân phận con người/The Human Condition Nếu công trình này khởi sự ở chương thứ nhất với từ vita activa hàm ngụ ba
sinh hoạt cơ bản của con người là lao động, công việc và hành động thì
ý nghĩa của nó cũng bắt nguồn từ đời sống của tư tưởng/vita
contemplativa (ch.I, tiết 2) Những bài đọc tại Aberdeen cũng như
những giảng khoa tại New School for Social Research là những sơ
thảo để viết thành tác phẩm di cảo The Life of Mindnày, với những khái niệm đầu đề của ba phần tư duy, ý chí và phán đoán tương ứng với
những khái niệm lao động, công việc và hành động Tuy ngay mở đầuphần dẫn nhập bà khẳng định không là một nhà tư tưởng chuyênnghiệp/professional thinker/Denker von Gewerbe, nhưng bà nhận địnhnhu cầu tư duy nơi con người hành động vì cũng chính cùng tự thâncon người đó suy tư đồng thời hành động Con người hành động tronghợp đồng song chỉ có thể suy tư trong tĩnh mịch Tư duy phân biệt với
lẽ thường và Arendt nhấn mạnh là Hegel đã minh họa cuộc nội chiếngiữa triết học và lẽ thường vì nhiệm vụ của triết học là thủ tiêu cáithường hằng vì chỉ có tinh thần mới là thực Bà cũng chỉ ra ngôn ngữtriết học và ngôn ngữ thi ca phần lớn là ẩn dụ, ngôn ngữ là công cụ đểchuyển hóa cái bất kiến thành hiện tượng, là nhịp cầu nối hai thế giớitinh thần và cảm thụ, ẩn dụ ví như hơi thở vì “nếu không có hơi thở,thân thể con người là một xác chết, cũng như nếu thiếu đi tư tưởng, tinhthần sẽ chết Ý chí là đáp án cho câu hỏi con người ở đâu khi suy tư Ýchí gắn liền với tự do vì “một ý chí không tự do là mâu thuẫn ngaytrong từ ngữ” Ýù chí trải suốt giòng lịch sử triết học từ Thư gửi tínhữu Rô-ma của Phao lồ , qua Augustin, Thomas d’Aquin, Duns Scot,Nietzsche và Heidegger nhằm gắn bó Tư tưởng và Ý chí , giữa cái tôinghĩ và tôi muốn, giữa Ý chí quyền lực và Phản hồi vĩnh cửu trong tưtưởng Nietzsche đến Ý chí không muốn/Will not-to-will củaHeidegger Trong phần viết về ý chí, Arendt tìm hiểu sự đối nghịchgiữa tự do triết lý chỉ có giá trị đối với cá thể đơn lẻ và tự do chính trịđối với đoàn nhóm, trụ vào chỗ chỉ làm điều người ta muốn và không bịcưỡng bách làm điều người ta không muốn Phần thứ ba về phán đoánkhông hoàn tất, chỉ còn lại những bài viết cho những hội luận về triết
Trang 26học chính trị của Kant, mà Arendt đưa ra những lý giải về tác phẩm
Phê phán quyền phán đốnnhằm tìm hiểu đối nghịch giữa hai thế giới
khơng thơng giao là thế giới tất định và thế giới tự do
Cuộc đời của Arendt hiện diện bĩng dáng của bốn người đàn ơng:người chồng thứ nhất Günther Stern (lấy nhau năm 1929, vì hồn cảnh
xã hội thời Quốc xã, di cư sang Pháp rồi một người ở lại Paris, mộtngười qua Mỹ nên đã chia tay năm 1937), học trị của Heidegger, vớiluận án bàn về triết học âm nhạc là người đã giới thiệu bà với Brecht vàBenjamin, người thày Heidgger ở Marbourg, Jaspers ở Heidelberg vàngười chồng thứ hai Heinrich Blücher (kết hơn năm 1940) ảnh hưởngđến việc Arendt đi vào con đường triết học chính trị Cuộc tình thầmkín của Arendt với Heidegger bắt đầu từ tháng hai 1924, năm bà mớimười tám và ơng thày đã ba mươi lăm và chấm dứt năm 1930 Phải đợiđến 1995 khi cuốn sách viết về Hannah Arendt và Martin Heideggercủa Elzbieta Ettinger gây nhiều tranh cãi, nhất là với những đệ tử trungkiên của Heidegger và phải đợi tới khi thư từ giữa Arendt và Heideggertrong suốt năm mươi năm (1925-1975/Briefe 1925 bis 1975) được cơng
bố, sự thật mới rõ ràng Thư từ giữa Arendt và người thày Jaspers cĩảnh hưởng nhiều đến tư tưởng trong suốt 1926-1969 đã được xuất bản
từ 1985 Đối với Arendt, sống cĩ nghĩa là yêu Heidegger cho đến chết,như trong thư bà vỉết: “Em sẽ đánh mất quyền sống nếu em đánh mấttình yêu cho anh.” Đổi lại trong thư Heidegger viết cho Arendt: “Lầnnày mọi ngơn từ bỏ anh Anh chỉ cĩ thể khĩc, khĩc mãi Cuộc đời hiếndâng cho kính ngưỡng/Ehrfurcht và ban lại vĩ đại…Amo cĩ nghĩa làvolo, ut sis, Augustin cĩ lần nĩi như thế: Anh yêu em – anh muốn emnhư thể em đang là vậy.” Amo: volo ut sis đã đeo đuổi suốt cuộc đờiArendt, trong thư gửi bạn, trong luận án và ngay cả trong tác phẩm cuối
đời [X ĐPQ, Hai người đàn bà trong Hành trạng tư tưởng giữa hai
thế kỷ, 2002].
Aùi kỷ/amour de soi: Khái niệm do Jean-Jacques Rousseau đưa ra
đối nghịch với tự ái/amour-propre Như một trẻ thơ khi lớn lên, từ bỏthế giới tự nhiên, thế giới cảm quan để bước vào thế giới xã hội, đạođức với nỗ lực chiến đấu bắt đầu nhận thức những khác biệt giữa mọi
sự vật, khác với mọi lồi thú, coi mình là vật siêu đẳng, từ đĩ nẩy sinh
ra thĩi xấu đầu tiên: kiêu hãnh Ơng viết nếu thiên nhiên “cĩ ý muốn
Trang 27chúng ta lành mạnh, thì tơi cĩ thể nĩi là trạng thái phản tỉnh là trái tựnhiên, và con người biết trầm tư là một vật suy thối” – khởi đầu sựchia cách giữa ta và tha nhân Tính ích kỷ làm cho ái kỷ ngây thơ biếnthể, chuyển hố từ ái kỷ (yêu mình) ra tự ái (kiêu ngạo) Sự đối nghịchgiữa ái kỷ và tự ái theo Rousseau đã được Vauvenargues ghi nhận,song khá quan trọng trong lý luận phê phán xã hội của ơng Aùi kỷ luơnluơn tốt, trong trạng thái thuần khiết, tự nhiên biểu hiện bản chất thậtcủa con người hiện hữu.
Advaita: bất nhị là tiếng saskrit để chỉ trạng thái chỉ cĩ nơi Thượng đếhay Tuyệt đối.Lý trí khơng thể truy cập vì tinh thần trĩi buộc trong cáingã ở tình trạng tỉnh thức khơng thể vượt ra tính nhị nguyên của quan
hệ chủ thể/khách thể Khái niệm này ngày nay cĩ ý nghĩa trong khoavật lý nguyên tử
Advaita-Vedànta: trường phái bất nhị là một trong ba ngành chính
của triết học Vedànta với những người thày như Gaudapàda, Shankara,Padmapàda, Sureshvara và Vidyàranya Trường phái bất nhị này quanniệm sáng tạo hiển lộ, linh hồn và Thượng đế đều đồng nhất Giốngnhư những nhà khoa học vật lý phân tử khám phá ra vật chất bao gồmnhững trường năng lực chuyển động liên tục, những nhà hiền triết pháibất nhị nhận thức thực tại gồm năng lực trong hình thái ý thức và conngười tri giác đại vũ nhờ vào những phương tiện của đại giác là nhờ sựđồng nhất với thân thể giới hạn trong cái ngã Cái thực và bất biếnchập lên nhau trong tinh thần từ quan niệm về một vũ trụ biểu hiện biếnđổi khơng ngừng của danh tính và hình thể Shankara đưa ra một thí dụrất quen thuộc là sợi dây trong bĩng tối được ngỡ là con rắn Lo âu, áccảm, tim đập mạnh là do con rắn xui khiến mà ra, nĩ bất sinh bất diệt
mà chỉ hiện diện trong tinh thần con người Một khi đã nhận ra là sợidây dưới ánh sáng thì khơng bao giờ trở lại tình trạng rắn nữa
Ab ovo: từ nguyên thuỷ, từ trong trứng nước là cụm từ la tinh doHorace đặt ra
Ad hoc: chính là cho điều đĩ là cụm từ la tinh để xác định về một mụcđích, một đối tượng
Trang 28Ad oculos demonstrieren:được khai thị rõ là cụm từ la tinh
Adorno, Theodor: Theodor W Adorno là một trong những nhà tư
tưởng chủ đạo của phong trào khoa học xã hội quan trọng nhất củanước Đức sau Thế chiến thứ Hai, phong trào này mệnh danh là trườngphái Frankfurt/Frankfurter Schule hay cịn gọi là Lý luận phêbình/Kritische Theorie.[ X mục Lý luận phê bình]
Adorno sinh ngày 11 tháng Chín 1903 tên thật là Theodor LudwigWiesengrund lớn lên ở Frankfurt am Main, là con trai duy nhất trongmột gia đình doanh nghiệp Do thái giầu cĩ Ơng theo học triết với HansCornelius và âm nhạc với Alban Berg, viết luận án về xây dựng mỹ học
của Kierkegaard (Kierkegaard: Konstruktion des Ästhetischen)vào năm
1931 dưới sự bảo trợ của Paul Tillich, phụ giảng tại đại học hai nămtrước khi rời nước Đức đang bị Quốc Xã cai trị vào năm 1934 và đổitheo họ mẹ là Adorno Ơng tham gia học viện Nghiên cứu Xã hội cĩ
xu hướng Mác xít , cơ sở đặt tại Frankfurt từ 1923 và do MaxHorkheimer điều hành từ 1930 Adorno trở lại đây vào 1949 và trởthành giám đốc cơ sở từ 1958 Ơng viết chung với Max Horkheimer tác
phẩm về Biện chứng Khai sáng/Dialektik der Aufklärung xuất bản lần
đầu vào năm 1947 mà họ đã làm việc chung với nhau từ 1941
Những tác phẩm triết học đầu tay của Adorno cịn chịu ảnh hưởng hiện
tượng luận Husserl như Tính siêu nghiệm của sự vật và niệm thức
trong hiện tượng luận Husserl/Die Transzendenz des Dinglichen und Noëmatischen in Husserls Phänomenologie, Khái niệm Vơ thức trong
lý luận tâm siêu nghiệm/Der Begriff des Unbewuβten in der transzendentalen Seelenlehre trong những năm 1924 và 1927, từ 1931
trở đi Adorno khai phá con đường tư tưởng mới với những tác phẩmbàn về thực tại của triết học (Die Aktualität der Philosophie) với quanniệm “nghiên cứu là lý tưởng khoa học và lý giải là lý tưởng triết học” ,
ý tưởng về lịch sử tự nhiên (Die Idee der Naturgeschichte) với quanniệm “chân lý khơng dựa vào lịch sử như chủ nghĩa tương đối yêu cầu
Trang 29mà lịch sử phải dựa vào chân lý” và “tự nhiên xuất hiện như một dấuchỉ cho lịch sử và lịch sử như một dấu chỉ của tự nhiên” Trong nhữngnăm lưu vong tại Mỹ và trở lại Frankfurt sau thế chiến, Adorno đã cónhiền công trình có xu hướng xã hội, đào sâu về âm nhạc, văn chương,
hoàn tất tác phẩm lớn Về Biện chứng phủ định/Negative Dialektik hay còn dở dang như Lý luận về Mỹ học/Ästhetische Theorie Ông mất đi
bất ngờ vì kích xúc cơ tim vào ngày 6 tháng Tám năm 1969 và toàn bộtác phẩm xuất bản năm 1970 gồm 23 tập
Biện chứng khai sáng là công trình tập thể của Adorno và Horkheimer
có thể minh họa từ câu chuyện về cuộc phiêu lưu của Odysseus (theoHomer) liên hệ với nhân điểu (Sirens – đầu người mình chim, như vẽtrên những bình cổ, không phải nhân ngư/đầu người mình cá như trongtiếu tượng học thời Trung Cổ), câu chuyện kể là Odysseus đã ra lệnhcho thủy thủ đoàn bịt tai bằng sáp đặng không nghe được tiếng hátquyến rũ của nhân điểu trong hành trình qua biển, ngụ ngôn này biểuthị thần thoại, thống trị và lao động chòng chéo nhau đánh dấu nguồngốc của văn minh, tức chính là biện chứng của Khai sáng theo Adorno
và Horkheimer Ngụ ngôn này có nhiều lý giải: một trong những lý giải
đó là cuộc phiêu lưu của Odysseus biểu thị “sự tha hóa với tự nhiên mà
y mang theo được thực hiện trong quá trình đấu tranh với sự bỏ rơi tựnhiên trong mỗi cuộc phiêu lưu”; một trong những ý nghĩa của nó dướigóc nhìn mỹ học là người tư sản mới được thưởng ngoạn nghệ thuật,còn người vô sản không cảm được nghệ thuật vì phải bán lao độngtrong đời sống thường nhật, phi nhân – cho nên tiếng hát của nhân điểuchỉ là ảo giác đối với những thủy thủ của Odysseus, nghệ thuật đối với
người vô sản không có ý nghĩa [X ĐPQ, Những tồn tại của phê bình
quyền năng phán xét/mỹ/nghệtrong Hành Trạng Tư Tưởng giữa Hai Thế Kỷ, 2002]
Biện chứng Phủ định là tác phẩm chính của Adorno trình bày tư tưởng
của ông về một triết học cụ thể chỉ ra mối quan hệ giữa lý luận và thựctiễn vượt khỏi cái chia cách triết học thuần túy với những khoa họchình thức, bởi triết học không phải là bàn về những sự vật cụ thể, màrút ra từ những sự vật cụ thể này Do đó tác phẩm này phản ảnh suytưởng có tính cách phương pháp luận về những tác phẩm trước củaông, đi ngược lại với quan niệm cổ điển của triết học, chứng thực sự
Trang 30đồng nhất của chủ thể và khách thể chỉ là ảo tưởng vì sự đồng nhất nàysản sinh từ những chức năng cơ bản của tri thức ( của chủ thể trongnhững hệ thống triết học duy tâm) và phủ nhận mặt chất lượng nhấtđịnh của khách thể hiện hữu độc lập với chủ thể Adorno chú trong đếnmặt phi đồng nhất (das Nichtidentische) mà triết học cổ điển không biếtđến Thật vậy, trong khi triết học Hegel nhằm chỉ ra mặt đồng nhất của
tư duy và hữu thể, chủ thể và khách thể, lý trí với thực tại thì Adornoquan niệm cái đồng nhất này chỉ diễn ra một cách tiêu cực bởi thựchiện sự đồng nhất và thống nhất là áp đặt lên sự vật và tiêu hủy hoặckhông biết tới những khu biệt, đa dạng của mọi vật Một áp đặt như vậychẳng hạn là do hình thành xã hội chi phối, ở đó nguyên tắc trao đổi(Tauschprinzip) đòi hỏi sự ngang bằng giá trị (giá trị trao đổi) của cái gì
tự nội tại không ngang bằng (giá trị sử dụng) So như vậy cái đồng nhấttrong suy lý của Hegel dẫn đến đồng nhất giữa nhất nhất và phi đồngnhất trong khi Adorno dẫn tới phi đồng nhất giữa đồng nhất và phiđồng nhất, do đó biện chứng của ông gọi là biện chứng phủ định, loại
bỏ tính thiết định của biện chứng Hegel Theo ông, nguyên tắc trao đổicủa xã hội tư bản chủ nghĩa gắn liền tự nguyên ủy với nguyên tắc đồngnhất mà trao đổi nhằm làm cái gì không đồng nhất có thể chia sẻ, đồngnhất và dựa trên sự bất công của nguyên tắc trao đổi tạo ra thặng dư giátrị trong lao động của con người Adorno phê phán nguyên tắc đồngnhất này phát triển dẫn toàn thế giới đến chỗ đồng nhất mà nguồn gốccủa mâu thuẫn xã hội đã giản lược con người thành những tác nhân phụtrợ trong trao đổi hàng hóa Mâu thuẫn là cái phi đồng nhất dưới dạngđồng nhất về mặt ý niệm, và ưu thế của nguyên tắc mâu thuẫn trongbiện chứng là những thử nghiệm cái dị tính phù hợp với tư duy thốngnhất (Einheitsdenken) Adorno, cũng như những thành viên khác củatrường phái Frankfurt, được coi là những người Mác-xít vì xu hướng lýluận của họ bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác song nặng phần phê phán.Riêng Adorno còn được mệnh danh là đại biểu của chủ nghĩa Mác cuốitrào trong thời đại tư bản chủ nghĩa về cuối (Spätkapitalismus) Trongbài diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ 16 của những nhà xã hội họcĐức vào năm 1968, Adorno tranh luận về danh xưng “chủ nghĩa tư bảnthời cuối” hay “xã hội công nghiệp”(Industriegesellschaft) là một từngữ quen thuộc trong giới xã hội học có xu hướng hội tụ của thời đại.Khi ôn lại chủ nghĩa Mác dựa trên ba quy luật thặng dư giá trị(Wertgesetz), tích lũy (Akkumulation) và sụp đổ
Trang 31(Zusammenbruchsgesetz) của xã hội tư bản, Adorno chỉ ra một lý luậnbiện chứng của xã hội nhằm tìm kiếm những quy luật cấu trúc biểu thịnhững xu hướng lịch sử bắt nguồn từ những thành tố của toàn bộ hệthống của xã hội Ông phê phán những cái lỗi thời của học thuyết Marxnhư vai trò của giai cấp vô sản (đã bị hòa nhập trong xã hội tiên tiếncông nghiệp), tiên đoán sai lầm về sự sụp đổ của hệ thống tư bản chủnghĩa (những lý giải của Marx về xã hội tư bản chủ nghĩa không chínhxác) Adorno chỉ ra biến tính, phân hóa của phong trào công nhân (nhưtính man rợ trong xã hội xã hội chủ nghĩa trong những chế độ cộng sảnnhư kiểu Stalin, khủng bố toàn trị và hậu chứng Auschwitz sau thờiQuốc xã) để đi tới một Luận lý phân hóa (Logik des Zerfalls) luận về
sự phát triển của những mâu thuẫn trong xã hội tư bản chủ nghĩa nhưmột quá trình phân hóa Luận lý phân hóa có nghĩa là luận lý tác động
phân hóa, hủy diệt (destruireren) Trong Biện chứng Phủ định, Adorno
trình bày sự phá hủy những khái niệm và những phạm trù của tư tưởngđồng nhất trong đó phản ánh những mâu thuẫn của xã hội Triết họcvẫn còn cần thiết (giống như Hegel nghĩ) vì chủ nghĩa tư bản chưa bịlật đổ Nhiệm vụ của triết học nhằm đọc cho ra cái “văn tự của nhữngdấu chỉ” (Zeichenschrift) trong những mảnh rời là sản phẩm của phânhóa, và chỉ khi nào giải mã được phân hóa mới khai mở tư tưởng hướng
về siêu việt Đó chính là biến đổi siêu hình học vào trong lịch sử,thường tục hóa siêu hình học trong phạm trù của phân hóa Có thể nóiphân hóa là quy luật nội tại của mọi hình thành lịch sử và xã hội: nó tácđộng phân hóa lý trí tiến bộ, giải phóng, phân hóa cá nhân tư sản, phânhóa cái “biện chứng thiết định” kiểu Hegel, phân hóa mỹ học, nghệthuật Lý trí trong thời đại tiên tiến công nghiệp trở thành lý trí công cụ,hay có thể nói ngày nay tính thuần lý kỹ thuật chính là thuần lý củaquyền lực.Triết học không phải là một khoa học hay một thi pháp tưduy mà những nhà thực chứng liệt hạ nó vào một loại mâu thuẫn hìnhdung pháp, vì sự tỉnh ngộ của khái niệm chính là giải độc của triết học.Phi đồng nhất có thể là mục đích thầm kín, tiêu cực của triết học; không
tư tưởng nào có thể diễn đạt phi đồng nhất vì tư duy chính là đồng nhất.Cho nên trên nguyên tắc, triết học thường có thể đi lạc đường, đó là lý
do tại sao nó có thể đi tới Vật hóa và trừu tượng hóa là tội nguyên thủycủa triết học duy tâm; trừu tượng được lý giải qua thuần lý hóa, và vậthóa lý giải thuần lý hóa Tuy nhiên Adorno không quan niệm nhưLukács là có thể chế ngự vật hóa/Verdinglichung bằng vận động sáp
Trang 32nhập những gì trở thành đối tượng bởi chủ thể, mà “vật hóa chính làquên lãng”, nhằm thủ tiêu về mặt tinh thần hữu hiệu tính dị biệt nhândanh đồng nhất.
Ở tác phẩm chưa hoàn tất Lý luận về Mỹ học xuất bản sau khi Adorno
qua đời, ông sử dụng khái niệm vật hóa để nói đến tính cách bái vật củanhững tác phẩm nghệ thuật Ông quan niệm nghệ thuật có tính xã hội,cái chứa đựng xã hội trong nghệ thuật chính là vận động nội tại chốnglại xã hội, không phải biểu hiện trong việc xác định vị trí Mọi cái chỉ
có giá trị một khi có thể mang ra trao đổi, chứ không phải trong tự thân
nó Đối với người tiêu thụ, giá trị sử dụng của nghệ thuật, bản chất của
nó là bái vật, cho nên người ta thường lầm tưởng việc đánh giá xã hội(gesellschaftlische Schätzung) này với giá trị xứng đáng (Rang) của tácphẩm nghệ thuật Cái nội dung chân lý của những tác phẩm nghệ thuậtcũng là chân lý xã hội của chúng có điều kiện là tính cách bái vật củachúng Khác với quan niệm nghệ thuật phản ảnh xã hội như một tấmgương của Lukács, Adorno muốn chỉ ra rằng nội tại xã hội trong tácphẩm nghệ thuật là quan hệ xã hội cơ bản của nghệ thuật, chứ khôngphải nội tại của nghệ thuật trong xã hội Trong tiếp cận nghệ thuậtđương đại, ông quan niệm nghệ thuật mới là biểu hiện “trí nhớ” của vậthóa, nghệ thuật tiền phong và triết học phụ thuộc lẫn nhau khi đốitượng nghệ thuật không tách rời chất liệu mang tính phi đồng nhất của
nó Trong một tác phẩm quan trọng khác Minima Moralia, những suy
nghĩ về đời sống bị thương tổn/Minima Moralia, Reflexionen aus dem beschädigten Leben, viết dưới hình thức những cách ngôn, Adorno nói
đến những chiều kích cá thể, thường nhật cũng như tính bái vật toàndiện của những quan hệ xã hội Luận về cái thường nhật trừu tượng, thahóa trong một thế giới đầy biến động của Adorno khiến người ta liêntưởng đến phê phán xã hội học trong những tác phẩm của HenriLefebvre
Theodor là một tác giả viết rất nhiều, ngoài hai mươi tập đã xuất bản,những di cảo của ông ước lượng còn hơn ba mươi tập khác Nhữnggiáo trình của ông về siêu hình học, về đạo đức học, về Kant cũng nhưnhững ghi chú về văn chương, âm nhạc thể hiện sức sáng tạo phongphú này
Toàn bộ tuyển tập hai mươi quyển gồm: văn chương (Noten zur
Trang 33Literatur, Bd 11),âm nhạc (Philosophie der neuen Musik,Bd 12; Die musikalischen Monographien, Bd 13; Dissonanzen, Bd 14; Musikalische Schriften, Bd 16-19); triết học (Philosophische Frühschriften, Bd 1; Minima Moralia, Bd 4; Zur Metakritik der Erkenntnistheorie, Bd 5; Negative Dialektik; Jargon der Eigentlichkeit,
Bd 6), mỹ học (Ästhetische Theorie, Bd 7; Ohne Leitbild, Parva Aesthetica, Bd 10), phê bình (Eingriffe.Neun kritische Modelle; Stichworte, Bd 10),xã hội học (Soziologische Schriften, Bd 8-9; Aufsätze zur Gesellschaftstheorie und Methodologie; Vermischte Schriften, Bd 20).
Albert, Hans: Hans Albert sinh ở Kưln (Cologne) năm1921 và sống ởHeidelberg dạy xã hội học và triết học về khoa học tại đại họcMannheim Ông là một trong những đại biểu của khoa xã hội học Đứcthời hiện đại, có tầm ảnh hưởng quốc tế kể từ sau Thế Chiến Hai củathế kỷ Thật vậy, khoa Xã hội học Đức đã phát triển từ đầu thế kỷ vớinhững tên tuổi như Max Weber, Ernst Troeltsch, Max Scheler, HansFreyer và Arnold Gehlen nhưng kể từ 1933 đến 1945 khi nước Đứcdưới sự cai trị của Quốc Xã bị rơi vào tình trạng khủng hoảng,cùng vớilàn sóng trí thức di dân đã tạo một khoảng trống lớn trong sinh hoạt vănhóa Xã hội học Đức chỉ phục hồi vào những năm đầu sau chiến tranhcùng với sự thay đổi trong hướng đi cơ bản của nó Tây Đức vào thờiđại này là một trong những xứ sở mà xã hội học có vị trí quan trọngtrong cộng đồng chính trị, phát triển những quyết định cùng với sự pháttriển xã hội học ở những nơi khác, như Hoa kỳ đã trở nên thuận lợitrong việc đối chiếu với xã hội và văn hóa Song mặt khác , trong khinổi lên những vấn đề về hợp lý hóa và hiện đại xã hội, nó ý thức sựkhủng hoảng xã hội và trở nên khoa học về khủng hoảng Nó nhập cuộcvào việc chẩn định thời đại, đi tìm hiểu cái khủng hoảng chung củanhững xã hội hậu công nghiệp hay tư bản cuối thời Nó cũng mang sắcthái chung như ở Pháp, Ý, Hoa kỳ là những nhà sáng lập cơ sở xã hộihọc bắt nguồn từ những lãnh vực khác, đặc biệt là triết học, kinh tếchính trị học , sử học hay luật học Do đó tác phẩm của họ đa dạng, từ
xã hội học đến những lãnh vực không thuộc xã hội học, tiêu biểu nơiHelmuth Plesner, Arnold Gehlen, Helmut Schelsky, Ralf Dahrendorf,Niklas Luhmann, Norbert Elias, René Kưnig, trường phái Frankfurt
Trang 34Bản thân Hans Albert ngay từ thời niên thiếu đã có một thế giới quankhác biệt với giáo dục tôn giáo,ông sớm có nỗi hoài nghi vô thần, chịuảnh hưởng Oswald Spengler, nên ông đã có một quan niệm đậm phầnanh hùng tính và bi quan về lịch sử Sau khi tham gia cuộc chiến, ôngquay về theo học khoa kinh tế chính trị và xã hội từ 1946, với nhữngngười thày như Leopold von Wiese và Kaiserswaldau, ông trình luận
án Politik und Wirtschaft als Gegenstände der politischen und
ưkonomischen Theorie/Chính trị và Kinh tế như những đối tượng của
Lý luận chính trị và kinh tế vào năm 1950 và Rationalität und Existenz.Politische Arithmetik und politische Anthropologie/Tính thuần
lý và hiện hữu Khoa số học và nhân học chính trị vào năm 1952.
Hans Albert quan tâm tìm kiếm một thế giới quan mới, chấp nhận quanđiểm kỹ thuật coi khoa học như những công cụ hữu ích trong ứng dụng
xử lý hàng ngày của con người Khi tiếp cận học thuyết Weber, ông coivấn đề quy phạm và giá trị trong khoa kinh tế và xã hội học là nhữngmục tiêu nghiên cứu Năm 1954 ông cho xuất bản tác phẩm đầu tiên
“Hệ tư tưởng kinh tế và lý luận chính trị Biện luận kinh tế trong tranhluận dựa trên khung cảnh pháp lý và chính trị” rút ra một phần của luận
án nói trên Từ năm 1957,đại học Kohn thừa nhận những tác phẩm đãxuất bản của ông thay cho luận án đệ trình để giữ chức vụ giảng dạy;ông đã soạn những giáo trình về luận lý, nhận thức luận và phê phánkinh tế, đưa ra một quan điểm là những tri thức xã hội và tâm lý học cóthể ích dụng cho kinh tế học và chủ trương xóa bỏ những giới hạn giữacác bộ môn khoa học Ông tìm kiếm một triết học có khả năng giải đápvấn đề những giá trị có thể thoả đáng hơn những lý luận đương đại củatriết học tân thực nghiệm, triết học phân tích, triết học thông diễn vàtriết học biện chứng Vào năm 1958, ông tham dự những tuần hội luậntriết học ở Alpbach (gọi là Alpbacher Hochschulwochen), ở đây ônggặp gỡ Ernst Topisch, Paul Feyerabend và Karl Popper, những người
có xu hướng thiên về thuần lý phê bình như ông Triết học của Popper
Trang 35có ảnh hưởng trên con đường nghiên cúu của Albert trong việc vượt hốngăn cách nhận thức và quyết định, thuần lý không chỉ giới hạn tronglãnh vực tri thức Chủ nghĩa thuần lý phê phán (KritischerRationalismus) theo ông có thể ứng dụng trong mọi lãnh vực hoạt độngcủa con người, như kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo cũng như mộtlối sống (Lebensform) cho mọi người.Biện hộ cho chủ nghĩa thuần lýphê phán (Plädoyer für den kritischen Rationalismus) theo Albertkhông có nghĩa là tuyên giảng làm thế nào tìm thấy con đường đúng mà
là tranh biện một cách hân hoan và đầy nhiệt tình sáng tạo với nhữngngười khác về niềm tin và tư tưởng Quan điểm “tam luận theo kiểuMünchhausen” (Münchhausen-Trilemma) làm sáng tỏ vấn đề biệnminh những mệnh đề nhằm hiểu xem có thể bảo đảm một tri thức xácthực; bất kỳ toan tính nào về một biện minh chắc chắn, dầu là diễndịch, quy nạp, nhân quả hay siêu nghiệm đều dẫn tới thất bại vì mộtbiện minh chắc chắn thiết yếu lại cần một biện minh chắc chắn khác và
cứ như thế không bao giờ tới chung cuộc trừ phi cần phải nhờ tới mộtđịnh thức vòng tròn và như thế không thể đưa tới một biện minh tộtcùng Phương pháp phê phán của Albert mang tính cách phê phán-thuần lý/kritisch-rational nhằm chỉ ra là khi phê phán lẫn nhau, có thểxẩy ra một tình cảnh bất cân xứng vì hai phương cách tư duy trong triếthọc có cùng những quan hệ như hai lý luận, lý luận nào rộng lớn hơngiải thích cho lý luận yếu hơn đồng thời chỉ ra những sai lầm của lýluận này “Cuộc tranh luận chủ nghĩa thực chứng” (Positivismusstreit)giữa Habermas và Albert trong hội nghị xã hội học ở Tübingen, rồi ởHeidelberg trong những thập niên 60 của thế kỷ hai mươi không nhữnglàm sáng tỏ vấn đề chủ nghĩa thuần lý phê phán không là thực chứng(chủ nghĩa thuần lý phê phán không chủ trương một vài ngành của khoahọc xã hội có vị thế ưu tiên trong nghiên cứu khoa học, cũng như chỉ
ra cái chướng ngại ý thức hệ gọi là “miễn nhiễm chống lại phêphán”/immunisierung gegen Kritik mà Albert nhằm điều chẩn cănbệnh phổ biến trong giới triết học Cuộc tranh luận này dẫn đến vấn đềtìm hiểu vai trò những giá trị trong các khoa học xã hội cũng như xemchúng có ưu thế thủ đắc những tri thức hay sử dụng cùng nhữngphương pháp như khoa học tự nhiên để thủ đắc tri thức
Trang 36Tác phẩm Luận về lý trí phê phán/Traktat über kritische Vernunft xuất
bản năm1968 của ông minh hoạ rõ nét vị trí của chủ nghĩa thuần lý phêphán nhằm thay thế những quan điểm triết học đang thống trị diễn đàn
tư tưởng nước Đức và chỉ ra khả năng vượt tính trung lập của tư tưởngphân tích cũng như toàn diện của những hệ tư tưởng thần học và bánthần học Theo ông, tri thức chỉ được coi là một phân tích những khảnăng nhằm ophục vụ hành động, đó là mặt thuần lý của thực tiễn Mặtkhác nhằm thảo luận vấn đề lưỡng phân giữa nhận thức và quyết định,Albert chỉ ra tri thức chính là một phần của thực tiễn nơi con người vàthực tiễn tri thức của khoa học truyền lan qua những quy phạm, đánhgiá và quyết định Vấn đề thuần lý là vấn đề chung của thực tiễn nơicon người, không giới hạn trong lãnh vực nhận thức hay thực tiễn trithức
Những tác phẩm đã xuất bản của Hans Albert như: Plädoyer für
kritischen Rationalismus, 1971, Konstruktion und Kritik Aufsätze zur Philosophie des kritischen Rationalismus, 1972; Theologische Holzwege,1973 bàn về Gerhard Ebeling và sử dụng chính xác lý trí; Transzendentale Träumereien, 1975nhằm phê bình lý luận ngôn ngữ và
thông diễn luận của Karl-Otto Apel; Aufklärung und
Steuerung.Aufsätze zur Sozialphilosophie und zur Wissenschaftslehre der Sozialwissenschaften, 1976; Kritische Vernunft und menschliche Praxis, 1977gồm cả phần tự truyện; Traktat über rationale Praxis,1978; Das Elend der Theologie, 1979 phê phán Hans Küng; Die Wissenschaft und die Fehlbarkeit der Vernunft,1982; Kritik der reinen Erkenntnislehre 1987 luận về nhận thức từ quan điểm hiện thực; Briefwechsel, W Baum x.b 1997, thư từ giữa Paul Feyerabend và
Albert; Kritischer Rationalismus, 2000
Aron, Raymond: Raymond Aron sinh vào tháng Ba năm 1905 ở
Paris, cùng tuổi với những khuôn mặt tư tưởng sáng giá khác của nước
Pháp là J.P Sartre và Emmanuel Mounier Ông là người con thứ trong
một gia đình Do Thái, theo học trường Cao đẳng Sư phạm đường Ulmvào năm 1924 và tốt nghiệp thủ khoa vào năm 1928 Tuy nhiên vào
Trang 37thời đại của ông, Aron nhận xét người Pháp không biết gì về những xuhướng triết học hiện tại đang diễn ra ở bên kia sông Rhin, cũng nhưkhông biết gì hơn về triết học Anh-Mỹ Vào mùa xuân năm 1930, Aron
có cơ hội sang phụ giảng ở Đại học Cologne (Kưhn) và ở đây ông tiếpcận văn hóa Đức như những khoa học tinh thần(Geisteswissenschaften) của Dilthey, cùng với tư tưởng của Husserl,Heidegger và những nhà xã hội học như Heinrich Rickert và Max
Weber Khi nghiên cứu hiện tượng luận, như viết lại trong tập Hồi ký
(Mémoires)ông tiếp thu phương pháp, cách nhìn của nhà hiện tượng
luận cũng như ngả về xã hội học trong lúc đọc Weber Chính qua kinh
nhiệm này, ông đã viết Xã hội học Đức hiện đại (La sociologie
allemande contemporaine) trong những năm 1933-34 và Triết học phê phán lịch sử (La philosophie critique de l’histoire) là luận án phụ bên
cạnh luận án chính Dẫn vào Triết học lịch sử (Introduction à la
philosophie de l’histoire) đề xuất vào tháng Ba năm 1938
Thế chiến thứ Hai đã đưa đẩy Aron vào con đường viết báo, tham giaban biên tập đầu tiên của tạp chí Thời Mới (Les Temps Modernes) củanhóm hiện sinh Sartre, Merleau-Ponty rồi xung đột với Sartre là ngườibạn thân cùng học trường Cao đẳng vào lúc cao độ của Chiến TranhLạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản Quan điểm chính trị của ôngtrong thời đại ngờ vực này rất kiên định ở tư thế một “khán quan nhậpcuộc” (chữ của Aron) có lý trí sáng suốt Ông được bổ nhiệm vào ghếgiảng dạy Xã hội học tại Đại học Sorbonne từ năm 1954, tạo cho hìnhảnh của Aron thành một mẫu mực xã hội học gia nhà nghề Ông giảngdạy tại Collège de France từ năm 1971 và những giảng khóa thườngniên tại trường Cao đẳng chuyên sâu về những Khoa học Xã hội Aron
đã viết hàng ngàn bài trên báo Le Figaro và những tờ báo khác Trong
cái hỗn mang của cao trào sinh viên tháng Năm ’68, ông đã viết mộtloạt bài nhan đề “khủng hoảng Đại học” và kêu gọi chấm dứt bạo động
và xuất bản Cuộc Cách mạng không tìm thấy (La Révolution
introuvable) phê phán kịch liệt những người nổi loạn Ông trở thành
hình ảnh một người trí thức đơn độc giữa phe tả và phe hữu Cũng như
tác phẩm Thuốc phiện của người trí thức (L’Opium des intellectuals)
năm 1955 nhằm phân tích những huyền thoại chính trị về phe tả, về
Trang 38cách mạng, về giai cấp vô sản và tha hóa của giới trí thức, Aron khôngnhằm đối thoại với người cộng sản, mà để phê phán sự ấu trĩ chính trịcủa những người khuynh tả như các nhà hiện sinh (Sartre, Merleau-Ponty…) Thật sự, phê phán chủ nghĩa Mác và những người theo Marx
trong Thuốc phiện của người trí thức như Tony Judt nghĩ có thể coi là quyển sách đồng hành và kế tục tác phẩm Dẫn vào Triết học Lịch sử
của Raymond Aron
Raymond Aron không chủ trương đưa ra một học thuyết (doctrine),nhưng ông là một nhà thông thái liên ngành, từ triết học đến xã hội học,
sử học, kinh tế học, chính trị học, chiến lược, bang giao quốc tế với mộtkiến thức bao quát và một tầm nhìn xa, rộng về tiến diễn của lịch sử,
vị trí con người và ảnh hưởng trên sự tiến hóa của xã hội công nghiệp
Khởi đầu tri thức của ông là con đường phê phán Lý trí lịch sử vì từtiếp cận với triết học Đức đã giúp ông vượt qua chủ nghĩa thực chứng(dẫn đến khuynh hướng duy khoa học) bế tắc trong thế giới tư tưởngPháp lúc bấy giờ, nhằm đi tới một phê phán Lý trí lịch sử (critique de laRaison historique) mà đối tượng tìm kiếm chính là điều kiện lịch sử củangười công dân hay nói đúng ra là của chính con người Aron viết: Phêphán lý trí lịch sử xác định những giới hạn, chứ không phải những cơ
sở của khách quan tính lịch sử (La critique de la raison historiquedétermine les limites et non les fondements de l’objectivité historique).Khởi điểm này là cơ sở cho một xã hội học đã đưa Raymond Aron tớithiên chức trở thành một nhà xã hội học
Trong bài giảng mở đầu tại Học viện Pháp quốc vào năm 1970 với
nhan đề Về điều kiện lịch sử của nhà xã hội học ông khẳng định “trong
lịch sử tư tưởng, xã hội học hầu như có thể được định nghĩa bằng kháiniệm xã hội ưu tiên hơn khái niệm chính trị” bởi vì xã hội tạo thànhtổng thể mà xã hội học là khoa học nghiên cứu tổng thể Như vậy khoa
Trang 39học chính trị chỉ là một bộ phận của xã hội học Thật vậy một mảng lớntác phẩm của ông nổi trội và gây ảnh hưởng tới nhiều thế hệ xã hội họcsau ông (như Alain Touraine, Pierre Bourdieu), chỉ kể một vài nhân vậttiêu biểu là những giảng trình xã hội học ở Sorbonne trong những niên
khóa 1955-1958 như Mười tám bài học về xã hội công nghiệp, Đấu
tranh giai cấp, Dân chủ và chủ nghĩa toàn trị và trong những niên khóa
1960-1962 là Những học thuyết lớn của xã hội học lịch sử khi in ra sách năm 1967 mang nhan đề Những giai đoạn của tư tưởng xã hội
học luận về Montesquieu, Comte, Marx, Alexis de Tocqueville,
Durkheim, Pareto và Max Weber
Trên con đường nghiên cứu quá trình tư tưởng xã hội học sát với thựctại, Aron đã đưa ra khái niệm “xã hội công nghiệp” là một khái niệmgây tranh cãi, vì theo ông,ï những người theo chủ nghĩa Mác-Lêninkhông ưa thích bởi nó báo hiệu sự cáo chung của hệ tư tưởng Aron xácđịnh ông không quan niệm xã hội công nghiệp là một xã hội duy nhất
về mặt lịch sử, hay một giai đoạn đặc thù trong những xã hội hiện đại,
mà là một loại hình xã hội xuất hiện mở ra một thời đại mới trong kinhnghiệm của nhân loại Khái niệm này có thể hủy triệt lý luận Mác xít
về tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và bày ra một nghịch lý làtrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở những nước cộng sản nhưLiên xô, mục tiêu lại là ưu tiên về mặt xây dựng lực lượng sản xuất saocho bắt kịp những nước tư bản như Hoa kỳ Raymond Aron đã viếtnhiều về xã hội công nghiệp, từ mười tám bài giảng tại Sorbonne đến
xã hội công nghiệp và chiến tranh, những tiểu luận về thời đại côngnghiệp, về những giác ngộ của tiến bộ Ông phê phán những lý luận củaMarx hay Comte đã đặt chính trị là đối tượng ưu tiên trong việc nghiêncứu, thay vì xã hội toàn cầu., Theo Aron, trong thời đại công nghiệp,chế độ chính trị chỉ ra khu biệt đặc thù giữa những tập thể thuộc cùngmột loại hình Ông đã xác định trong một bài viết về “giai cấp xã hội,giai cấp chính trị, giai cấp lãnh đạo”, theo lý luận xã hội công nghiệp,những xã hội Xô viết và phương Tây là hai loại của cùng một chủng,hai văn bản của cùng một loại hình xã hội, loại hình mệnh danh côngnghiệp.” Những khu biệt này chỉ ra tranh luận giữa ba xu hướng: một là
xu hướng phát triển lịch sử Mác xít đi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ
Trang 40nghĩa xã hội, hai là lý luận những giai đoạn phát triển kinh tế theoColin Clark – Walt W Rostow, ba là lý luận hội tụ thiên về chủ nghĩa
xã hõi dân chủ như Maurice Duverger Vấn đề đặt ra là những xã hội
công nghiệp có vận động theo cùng một hướng? Trong Xã hội công
nghiệp và chiến tranh ông phê phán quan niệm ngây thơ của những nhà
thực chứng về khai thác thiên nhiên sẽ chấm dứt nạn người bóc lộtngười Vậy đâu là mục tiêu của sản xuất? Những chủ nghĩa giáo điều ýthức hệ nhường bước cho tư tưởng Aron đã phân biệt sự khác biệt
trong những tranh luận về sự cáo chung ý thức hệ ở tác phẩm Ba tiểu
luận về thời đại công nghiệp như sau: Tính chống ý thức hệ của những
tác giả Mỹ ngay từ khởi điểm đã khác về tính chất với chống ý thức hệcủa một Camus, thời thanh niên còn là một người cộng sản, cũng nhưtôi, và tôi không ngừng đem theo trong đối thoại với tư tưởng củangười Mác xít có xu hướng Hegel Ở Hoa kỳ, “chủ nghĩa cấp tiến”(nghĩa là tư tưởng khuynh tả) khó bị ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác vàhiếm chịu hệ thống hóa, phát triển thành triết học lịch sử Sau1945,”những người cấp tiến” trừ một ít ngoại lệ, hầu hết chống cộng.Người Mỹ không kinh qua kinh nghiệm của chủ nghĩa bảo thủ kiểu
Burke, Mác xít kiểu Kautsky hay Lênin, cũng không theo chủ nghĩa
tiến bộ kiểu Sartre Học thuyết về kinh doanh tự do hiếm khi trình bày
trong một lý luận theo kiểu Mises hay Hayek Khi trở lại từ ý thức hệ,những nhà chống ý thức hệ Mỹ không đi xa, một số người quay về vớiAâu châu.”
Phê phán chủ nghĩa Mác và những tư tưởng vệ tinh của nó dường như
là mối quan tâm lý luận chính của Aron Trong quá trình trí thức củaông, Aron kể là ông “đã đọc đi đọc lại những sách của Marx từ ba mươilăm năm qua” (1967) Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, khi thế giới quaphân thành hai khối, những chứng nhân đến từ Liên Xô tố cáo nhữngtrại tập trung dưới sự cai trị sắt máu của Stalin, những trí thức “khuynh
tả” vẫn gia sức bênh vực cho Moskow thì Aron đã viết Thuốc phiên
của trí thức phê phán những ảo tưởng, sai lầm của giới trí thức về thực
tại của thành trì chủ nghĩa toàn trị Ông gọi những người này theo
những chủ nghĩa Mác tưởng tượng trong Từ Gia đình thánh này đến
Gia đình Thánh khác Những tiểu luận về những chủ nghĩa Mác ảo tưởngkiểu Althusser, kiểu Sartre hay Merleau-Ponty (mà ông còn gọi là
chủ nghĩa Mác hiện sinh hóa (Marxisme existentialisé), hay chủ nghĩa