Đã có những công trình khoa học, các luận văn, luận án nghiên cứu về đề tài du lịch với những cách tiếp cận khác nhau như: Đánh giá tác động của du lịch đến phát triển kinh tế ở Ninh Bìn
Trang 2DƯƠNG ĐỨC KHANH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VIỆT TIẾN
Hà Nội - 2010
Trang 3
Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trang 4CNH - Công nghiệp hoá
Trang 5I Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Số lượng lao động trực tiếp có trình độ chuyên môn của ngành
du lịch tỉnh Ninh Bình 62Biểu đồ 2.2 Cơ cấu trình độ chuyên môn lao động trực tiếp của ngành du lịch
tỉnh Ninh Bình 63Biểu đồ 2.3 Số lượng lao động gián tiếp của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình 63
II Danh mục các bảng biểu
Bảng 2.1 Thực trạng lao động du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003- 2009 62Bảng 2.2 Tổng hợp lao động được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức du lịch
giai đoạn 2004 – 2009 68Bảng 3.1 Các chỉ tiêu cụ thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm
2015 82
Trang 7Ninh Bình là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế Đồng bằng Bắc bộ, có vịtrí chiến lược quan trọng, có tiềm năng phong phú để phát triển du lịch như:điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông, điều kiện lịch sử - văn hóa - tâmlinh… Ninh Bình là một trong 16 khu du lịch trọng điểm của toàn quốc.Thực tế ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua tuy có nhiều
sự thay đổi, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng,thế mạnh của tỉnh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIXchỉ rõ: "Thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, du lịch và xuất khẩu để khai thác
có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Coi kinh tế du lịch là ngành kinh
tế mũi nhọn, xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thànhphần kinh tế đầu tư phát triển du lịch… Vì vậy, cần phải huy động mọinguồn lực, khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của các thànhphần kinh tế để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Đóvừa là mục tiêu lâu dài vừa là yêu cầu cấp bách trong nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh
Trong đó vấn đề chất lượng nguồn nhân lực được xác định là nhân tốquan trọng, có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong lĩnh vựcphát triển kinh tế du lịch Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã
và đang xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động vào các lĩnhvực du lịch, với nhiều hình thái khác nhau, thông thường các hoạt động nàyđang diễn ra một cách tự phát, thiếu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý,không có sự thống nhất của cơ quan chức năng và người dân, hoạt độngkhông đồng bộ dẫn đến chất lượng dịch vụ kém, thiếu động lực cho sự pháttriển, chưa lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi về với Ninh Bình
Trang 8Bình nói riêng Để giải quyết những vẫn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình” làm
đề tài của luận văn thạc sỹ kinh tế
Đã có những công trình khoa học, các luận văn, luận án nghiên cứu về
đề tài du lịch với những cách tiếp cận khác nhau như: Đánh giá tác động của
du lịch đến phát triển kinh tế ở Ninh Bình; Phát triển du lịch bền vững ởNinh Bình; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch; Phát triển các loại hìnhkinh doanh du lịch nông thôn ở Ninh Bình; Nghiên cứu đặc điểm chi tiêu của
du khách tại các điểm du lịch chính ở Ninh Bình; Khai thác tiềm năng pháttriển du lịch văn hóa tại Ninh Bình; Du lịch Ninh Bình tầm nhìn 2020 v.v Song việc nghiên cứu đề tài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ởngành du lịch Ninh Bình một cách khoa học, có hệ thống, toàn diện trong điềukiện tỉnh Ninh Bình đang có nhiều cơ hội phát triển thì chưa có tác giả nàonghiên cứu Do vậy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cả
về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh NinhBình nói chung và ngành du lịch nói riêng trong thời gian tới
Về kết cấu của luận văn: Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcngành du lịch
Chương 2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnhNinh Bình
Chương 3 Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhânlực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
Trang 9NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH
Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồnnhân lực ngành du lịch và làm rõ các nội dung sau: Khái niệm về du lịch vàngành du lịch, vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội, kháiniệm chất lượng nguồn nhân mực và đặc điểm chất lượng nguồn nhân lựcngành du lịch; những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vàtính tất yếu khách quan nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch; Kinhnghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của một số tỉnh: Quảng Ninh,
Đà lạt, Bà Rịa – Vũng Tầu; Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nghiên cứunâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
2.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
- Quá trình hình thành và phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã đạtđược những thành tựu đáng kể do sự đổi mới cơ chế chính sách của tỉnh; tốc
độ tăng trưởng hàng năm của tỉnh cao; chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng dulịch; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch
Trang 10tài nguyên thiên nhiên, khí hậu thuận lợi; cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đượccủng cố và phát triển bền vững; truyền thống văn hoá lịch sử đậm đà bản sắcdân tộc; giá trị văn hoá tâm linh đa dạng.
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
- Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhânlực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình: Tỉnh đã tập trung xây dựng và thực hiệnchiến lược đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực đến năm 2015, tầmnhìn đến năm 2020, từ chiến lược đó ta có thể lập được những kế hoạch ngắnhạn, dài hạn để thực hiện, bao gồm: Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề du lịchphù hợp với giai đoạn; trước mắt làm tốt công tác liên kết trong đào tạo, tậptrung vào các nghiệp vụ cơ bản của ngành, chú trọng đào tạo ngoại ngữ choNNL; Khai thác các nguồn hỗ trợ quốc tế cho du lịch; Khuyến khích cácdoanh nghiệp đào tạo lao động tại chỗ
- Về thể lực và trình độ NNL:
Thể lực: Hiện nay thể lực người Việt Nam nói chung và nguồn nhân
lực ngành du lịch Ninh Bình nói riêng đã được nâng lên rất nhiều so với trướcđây do đời sống vật chất lẫn tinh thần, chế độ dinh dưỡng của người dân cũngđược cải thiện Tuy nhiên, so với các nước phát triển thì thể lực nguồn nhânlực nước ta còn nhiều hạn chế
Trình độ: Số lao động đã qua đào tạo còn ít, chủ yếu là số lao động trực
tiếp tại các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch (chiếm 11,9% trong tổng
số lao động) Số lao động bán chuyên nghiệp hiện nay chiếm số lượng rấtđông chiếm 88,1% hầu như chưa qua lớp đào tạo nào mà chỉ sử dụng nghề cóliên quan tới sản phẩm từ dịch vụ du lịch
- Đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc: Ý thức, trách nhiệm và sựnhiệt tình của những người làm du lịch đã cơ bản đã cải thiện, do vậy lượng
Trang 11cũng còn một bộ phận nhỏ trong đội ngũ có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổchức kỷ luật còn yếu; phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần phục vụkhách du lịch chưa cao, điều đó làm ảnh hưởng đến việc thu hút mọi tiềmnăng khách du lịch
2.3 Những nhận xét rút ra khi nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.
* Những thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu
- Những thành tựu:
Cùng với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực ngàycàng được chú trọng và đầu tư phát triển Nhìn chung chất lượng NNL ngành
du lịch tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây bước đầu đã có những thayđổi rõ nét Có thể khái quát các thành tựu chủ yếu trên các mặt sau đây:
+ Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng NNL ngành
du lịch tỉnh Ninh Bình: Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,
do vậy được Đảng và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, đặc biệt làNNL Trong những năm qua NNL ngành du lịch đã không ngừng được củng
cố cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với yêu cầu trong từng lĩnh vực cụthể, trong từng giai đoạn phát triển nhất định
+ Về công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
Với quan điểm “mưa dầm thấm lâu”, các bồi dưỡng kiến thức du lịchcộng đồng được ngành du lịch tổ chức liên tục hàng năm, luân phiên giữa cáckhu, điểm du lịch đã từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầnglớp nhân dân địa phương trong quá trình phục vụ khách du lịch và xây dựnghình ảnh điểm đến của địa phương mình
+ Về tác phong, lề lối làm việc, đạo đức nghề nghiệp của nhân lực
Trang 12Các cấp, ngành, các doanh nghiệp đã đặc biệt quan tâm trong việc đưa racác biện pháp nhằm điều chỉnh hành vi và tác phong của người lao động,tuyên truyền nêu cao ý thức và trách nhiệm trong việc phát triển ngành nên ýthức của người lao động trong ngành đang ngày càng có sự cải thiện đáng kể,đạo đức nghề nghiệp từng bước được nâng lên.
- Nguyên nhân của những thành tựu:
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh uỷ,HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình và các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các huyện,thị xã, thành phố trong tỉnh; lãnh đạo và cán bộ, nhân viên toàn ngành du lịchNinh Bình luôn đoàn kết, thống nhất ý chí hành động, không ngừng học tập,rèn luyện và tu dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lựcquản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; sự cố gắng vươn lên của nhân dân và
ấn tượng về Ninh Bình trong lòng du khách
* Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế:
Chất lượng NNL ngành du lịch còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầuphục vụ các thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao, đặc biệt là thịtrường khách quốc tế Số lượng còn thiếu nhiều so với yêu cầu thực tế, đặcbiệt là NNL đầu ngành làm công tác hoạch định chính sách và NNL quản lýdẫn tới không ít khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành
Cơ cấu NNL của ngành phân theo độ tuổi và giới tính còn bất hợp lý Việcđào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ còn thụ động, chưa thực hiện việc phân loại đốitượng để đào tạo bồi dưỡng, chưa bám sát với yêu cầu thực tế
Nguyên nhân của những hạn chế:
Trình độ, năng lực quản lý Nhà nước về du lịch của cán bộ công chức;Chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; có sự chênh lệch
Trang 13ngữ; Kỹ năng quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm du lịch chưa chuyênnghiệp; Chưa ổn định về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch; chế độtiền lương, tiền thưởng và kỷ luật lao động chưa có tác động khuyến khíchngười lao động thực hiện tốt nhiệm vụ; chương trình đào tạo còn nặng về lýthuyết, việc đổi mới khá chậm chạp do thiếu cơ sở vật chất, thiếu kinh phí đàotạo; chưa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng và bồi dưỡng laođộng; thiếu chính sách huy động các nguồn tài trợ và thiếu sự phối hợp chặtchẽ giữa các đối tác liên quan để phát triển nguồn nhân lực du lịch; nhận thức
về tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong ngành du lịch chưa đầy đủ
Trang 14của nền kinh tế; từng bước giảm chênh lệch bình quân GDP/người giữa NinhBình với cả nước.
- Xu hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
Những định hướng chính cho mục tiêu phát triển là:
Khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát triển du lịch phải đảm bảo tínhhiệu quả, bền vững từ góc độ về kinh tế, tài nguyên - môi trường và văn hóa -
xã hội; phát huy có hiệu quả những cơ hội chính mở ra cho phát triển du lịchNinh Bình; phát triển du lịch phải gắn với xóa đói giảm nghèo
- Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
Cần phải đặt ở vị trí trung tâm và ưu tiên số một trong chiến lược pháttriển chung của ngành; nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng có hiệu quảNNL là yếu tố quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững của ngành dulịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; phải đảm bảo chuyển dịch nhanh
về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ NNL có trình độ cao; cần phải có tínhđột phá, đón đầu; có tính kế thừa, liên tục và tiếp thu kinh nghiệm của cáctỉnh, thành phố có ngành du lịch phát triển mạnh; gắn với giáo dục truyềnthống văn hoá dân tộc
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.
1 Hoàn thiện chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển NNL ngành
Trang 15du lịch tỉnh Ninh Bình
5 Hoàn thiện chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng và
kỷ luật đối với người lao động ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
6 Tạo lập cơ cấu NNL một cách phù hợp trong ngành du lịch tỉnh NinhBình
KẾT LUẬN
Tóm lại: Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận, xu hướng khách quan về
chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch và tính đặc thù của ngành du lịch
Về mặt thực tiễn, luận văn cũng đã tập trung trình bày khái quát tình hìnhnguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Trên cơ sở các sốliệu đã thu thập được, luận văn đã đi sâu và làm rõ các giải pháp cụ thể nhằmnâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
Du lịch Ninh Bình đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới,tuy có rất nhiều thuận lợi, song khó khăn luôn đi cùng, nhất là trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới đanglan toả mạnh mẽ Thực tiễn đang đặt ra đòi hỏi rất khách quan là phải nângcao chất lượng nguồn nhân lực với phương châm lâu dài, bền vững để pháthuy và khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh, phấn đấu đưa dulịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhằm thực hiện thắng lợicác mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của đất nước./
Trang 16DƯƠNG ĐỨC KHANH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VIỆT TIẾN
Hà Nội - 2010
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang đẩy nhanh tiến trình đổi mới quan điểm, đường lối, chủtrương, chính sách để phù hợp với thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế, hướngđến một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ vàvăn minh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đếnnăm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướnghiện đại Trong đó chủ trương của Đảng ta đã nêu rõ: "Phát triển du lịch thực
sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát huy tối đa mọi tiềm năng thế mạnhcủa địa phương, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khaithác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch
sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và du lịch quốc tế Xây dựng và nângcấp cơ sở vật chất, kỹ thuật theo hướng hiện đại, tập trung hình thành các khu
du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết, liên doanh với các nước trongkhu vực và trên toàn thế giới"
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về phát triển du lịch là: huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng của cảnước và của từng địa phương, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo dulịch là ngành kinh tế mũi nhọn, trên nguyên tắc: phát triển du lịch bền vữngtheo quy hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường, pháttriển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịchsinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch Đặc biệtphải tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ du lịch, khuyến khíchđầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm
và các loại hình du lịch ; trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được
Trang 18xác định là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định sự thành công hay thấtbại trong lĩnh vực phát triển kinh tế du lịch.
Ninh Bình là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế Đồng bằng Bắc bộ, có vịtrí chiến lược quan trọng, có tiềm năng phong phú để phát triển du lịch như:điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông, điều kiện lịch sử - văn hóa - tâmlinh… Ninh Bình là một trong 16 khu du lịch trọng điểm của toàn quốc.Thực tế ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua tuy có nhiều
sự thay đổi, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng,thế mạnh của tỉnh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIXchỉ rõ: "Thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, du lịch và xuất khẩu để khai thác
có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Coi kinh tế du lịch là ngành kinh
tế mũi nhọn, xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thànhphần kinh tế đầu tư phát triển du lịch… Vì vậy, cần phải huy động mọinguồn lực, khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của các thànhphần kinh tế để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Đóvừa là mục tiêu lâu dài vừa là yêu cầu cấp bách trong nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh
Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với chúng ta hiện vẫncòn đang hết sức mới mẻ, cả về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn Hiệnnay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã và đang xuất hiện nhiều thành phần kinh tếtham gia hoạt động vào các lĩnh vực du lịch, với nhiều hình thái khác nhau,thông thường các hoạt động này đang diễn ra một cách tự phát, không có sựthống nhất, thiếu sự kiểm soát của các cơ quan và người dân, hoạt độngkhông đồng bộ dẫn đến chất lượng dịch vụ kém, thiếu động lực cho sự pháttriển, chưa lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng của du khách khi về với NinhBình Trong khi đó sự kiểm tra, giám sát về các hoạt động du lịch thiếu đồng
bộ, những vi phạm liên quan đến du lịch xử lý chưa nghiêm minh, thiếu
Trang 19thuyết phục Dẫn đến các hoạt động liên quan tới du lịch còn lộn xộn, chồngchéo, gây xuống cấp tài nguyên, thiên nhiên của tỉnh, ảnh hưởng đến tâm lý
du khách Việc nghiên cứu để xác định rõ vấn đề nguồn nhân lực (từ kháiniệm và nội hàm cũng như các nguyên tắc, giải pháp) để cho các cơ quan,người dân có các quy chuẩn để thực hiện, cho các nhà quản lý đề ra các chínhsách phù hợp, nhằm kêu gọi đầu tư, khuyến khích được sự tham gia của cảcộng đồng xã hội vào phát triển du lịch bền vững Như vậy, có thể khẳngđịnh, sự phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng sẽ là nhân tốquan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối vớingành du lịch nói riêng
Tỉnh Ninh Bình có nhiều lợi thế, trong đó du lịch có một quần thể thốngnhất với nhiều truyền thuyết văn hoá, văn minh của dân tộc, có nhiều cơ hộiphát triển mở rộng du lịch trong nước và quốc tế Để khai thác tốt các thếmạnh và tiềm năng của địa phương, ngoài những yếu tố thuận lợi, thì phải cónhững điều kiện tiên quyết, đó là phải có một chủ trương đúng đắn hợp lòngdân và một kế hoạch, giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcnhư: Về nhận thức, đạo đức, trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, kỹnăng giao tiếp với những cử chỉ hành động văn minh, lịch sự, nhiệt tình vàchu đáo, bảo đảm “vừa lòng khách đến, vui lòng khách đi”, để lại trong lòng
du khách một ấn tượng tốt đẹp về con người Ninh Bình với phong cảnh thiênnhiên kỳ thú mà không phải nơi nào cũng có Nếu đạt được những yếu tố cơbản đó thì sẽ thu hút được sự quan tâm của người dân trong tỉnh, và du kháchthập phương phải tìm đến Ninh Bình để được tận hưởng những sản vật củathiên nhiên và con người Ninh Bình đang gìn giữ, xây dựng và tôn tạo hàngnghìn đời nay Xuất phát từ những nhận thức đó, tác giả lựa chọn đề tài
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình” làm
đề tài của luận văn thạc sỹ
Trang 202 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đề tài rất lớn và khoa học, đã cónhiều đề tài công trình nghiên cứu khoa học ở một góc độ nhất định, có những côngtrình khoa học, các luận văn, luận án nghiên cứu về đề tài du lịch với những cáchtiếp cận khác nhau như: Đánh giá tác động của du lịch đến phát triển kinh tế ở NinhBình; Phát triển du lịch bền vững ở Ninh Bình; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa dulịch; Phát triển các loại hình kinh doanh du lịch nông thôn ở Ninh Bình; Nghiên cứuđặc điểm chi tiêu của du khách tại các điểm du lịch chính ở Ninh Bình; Khai tháctiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại Ninh Bình; Du lịch Ninh Bình tầm nhìn
2020 v.v nhưng những vấn đề nghiên cứu trên chưa phân tích đầy đủ
Việc nghiên cứu sâu về đề tài nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcngành du lịch Ninh Bình một cách khoa học, có hệ thống, toàn diện trong điềukiện tỉnh Ninh Bình đang có nhiều cơ hội phát triển thì chưa có tác giả nàonghiên cứu Vì vậy đề tài nghiên cứu này, sẽ không có sự trùng lắp với bất cứcông trình nghiên cứu khoa học nào trước đó
3 Mục tiêu và nhiệm vụ
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội dung và tính chất của chất lượng nguồn nhân lực ngành
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Về lý luận: làm sáng tỏ quan niệm về du lịch và đặc điểm về du lịch;nội dung, nhân tố ảnh hưởng và tính tất yếu khách quan nâng cao chất lượngnguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình;
Trang 21- Về thực tiễn: phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lựcngành du lịch tỉnh Ninh Bình; phương hướng, đề xuất các giải pháp nâng caochất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du
lịch tỉnh Ninh Bình
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử, phương pháp trừutượng hóa kết hợp lịch sử và lôgic
- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thống kê, phân tíchtổng hợp, diễn dịch quy nạp
6 Những đóng góp của luận văn
- Khái quát lý luận về du lịch và đặc điểm du lịch; phân tích vai trò củangành du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội
- Xác định được nội dung, những nhân tố ảnh hưởng và tính tất yếukhách quan nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh NinhBình; nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực ngành
du lịch ở một số tỉnh, thành phố trong nước
- Làm rõ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh NinhBình; những tồn tại và nguyên nhân; đề xuất các giải pháp nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực ngành du lịch để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hộitỉnh Ninh Bình
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, kết luận, danh mục tài liệutham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Trang 22Chương 1 Những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcngành du lịch.
Chương 2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnhNinh Bình
Chương 3 Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhânlực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
Trang 23độ khá nhanh, song cho đến nay khái niệm du lịch được hiểu rất khác nhau tạicác quốc gia Theo Giáo sư, Tiến sỹ Bemeker - một chuyên gia hàng đầu về dulịch thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì
có bấy nhiêu định nghĩa”
Tại Điều 4 của Luật du lịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namđược Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã giải thích một số kháiniệm có liên quan tới “Du lịch” như sau:
Du lịch: Là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìmhiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
Khách du lịch: Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử, văn hoá, công trình lao động, sáng tạo của con người và các giá trị
Trang 24nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ cần thiết, thoả mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch: Là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp
các dịch vụ phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú dulịch chủ yếu
Xúc tiến du lịch: Là các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động
nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch
Du lịch sinh thái: Hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững
Du lịch văn hoá: Là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoátruyền thống
Trang 25- Du lịch văn hoá: là du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân
văn Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: Các di sản văn hoá được phânthành hai loại là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể Di sảnvăn hoá vật thể gồm các di tích khảo cổ và lịch sử, các đô thị, các kiến trúc
cổ, các địa phương có những sự kiện lịch sử như chiến khu cách mạng, cácchiến trường, các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử như: Lăng mộ, Đinhchùa, Nhà thờ … Trong nhóm di sản vật thể còn có những tác phẩm nghệthuật, điêu khắc như các bức tranh, bức tượng, thêu, các trang phục truyềnthống, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ … Di sản văn hoá phi vật thể gồmnghệ thuật sân khấu, các điệu múa, nhạc, hát kịch, các tập tục truyền thống,các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống, các phong tục tậpquán, kỹ thuật canh tác … Việt Nam là đất nước có nhiều di sản văn hoá, hìnhthành nguồn tài nguyên du lịch văn hoá hết sức phong phú
- Du lịch thiên nhiên: là loại hình du lịch đưa du khách về những nơi có
điều kiện, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn … nhằmthoả mãn nhu cầu đặc trưng của họ Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng đểphát triển loại hình du lịch thiên nhiên với thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng như: Vịnh
Hạ Long, quẩn đảo Cát Bà, Tam Cốc – Bích Động, Phong Nha – Kẻ Bàng v.v…
* Căn cứ vào mục đích chuyến đi: Gồm có các loại hình:
- Du lịch công vụ: Khách nước ngoài đến một quốc gia đàm phán ngoại
giao, thăm viếng hữu nghị…, xen kẽ với công việc chung được sắp xếp mộthoặc vài hoạt động du lịch
- Du lịch mua sắm: Khách du lịch đến một quốc gia, một địa phương tìm
hiểu tình hình thị trường, môi trường đầu tư, kết giao với nhân sỹ, đàm phán kinh
tế, thăm quan các danh lam thắng cảnh, trong đó có ăn, ở khách sạn, mua sắm
Trang 26hàng hoá, sản phẩm được bán tại địa phương đó, ngày nay du lịch mua sắm đã trởthành bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động du lịch hiện đại
- Du lịch du ngoạn: Du khách tời một quốc gia, một vùng để hưởng
ngoạn phong cảnh thiên nhiên và các di tích lịch sử, thông qua lữ hành đạtđược sự hưởng thụ cái đẹp, vui vẻ nghỉ ngơi Đó chính là hình thức du lịchchủ yếu nhất hiện nay trên thế giới
- Du lịch thăm viếng người thân: Những người, những du khách về quê thăm
người thân, truy tìm cội nguồn, về lại nơi chôn nhau cắt rốn… Loại hình du lịch nàychiếm tỷ trọng không lớn trong hoạt động du lịch trên thế giới song xu thế hiện nay là
số người du lịch tìm về cội nguồn và thăm viếng người thân ngày càng tăng
- Du lịch Tôn giáo: Đây là hình thức du lịch cổ xưa và vẫn tồn tại đến
ngày nay Nhiều quốc gia ở Châu á có nhiều chùa chiền cổ, trung tâm tôn giáolớn, các quốc gia ở Châu Âu có nhiều nhà thờ có lịch sử lâu đời với nhữngkiểu kiến trúc phong phú, đa dạng đã thu hút các tín đồ tôn giáo và du kháchkhắp thế giới đến tham quan
* Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động: gồm du lịch quốc tế, du lịch nội địa.
Du lịch quốc tế: Gồm du lịch quốc tế đến và du lịch ra nước ngoài
Du lịch quốc tế đến là chuyến đi của người nước ngoài đến tham quan
du lịch, còn du lịch ra nước ngoài là chuyến đi của người trong nước đếntham quan du lịch ở nước ngoài ở Việt Nam, du lịch quốc tế được chia thành
Trang 27Du lịch nội địa: Là hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du
lịch, nghỉ ngơi và tham quan du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không
có giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ
* Căn cứ vào phương tiện đến bao gồm:
Du lịch xe đạp: Loại hình này rất đựơc ưa chuộng ở Châu Âu, đặc biệt
là ở Hà Lan, Đan Mạch Phương tiện này làm cho du khách dễ dàng tiếp cậnđược cuộc sống dân cư ở nước đến ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã
tổ chức một số chuyến đi du lịch vòng quanh đất nước bằng xe đạp
Du lịch ôtô: Hiện nay có tới 80% người Châu Âu đi du lịch bằng ôtô,
loại phương tiện này nhà cung ứng được chủ động hơn
Du lịch bằng tàu hoả: Phương tiện này rất thuận lợi, an toàn và giá cả
thấp, do đó hình thức du lịch này cũng khá phổ biến song kém linh động
Du lịch bằng tàu thuỷ: Hiện nay, nhờ tiến bộ khoa học công nghệ,
nhiều tàu du lịch ra đời với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar,phòng khiêu vũ, hoà nhạc, sân thể thao … Loại hình này đang là thời thượng
Du lịch bằng máy bay: Đây là phương tiện ưa dùng nhất trong du lịch
vì nó cho phép du khách đi đến nhiều nơi xa xôi trong thời gian nhất định.Song chủ yếu là với khách quốc tế
1.1.1.3 Các loại hình kinh doanh trong du lịch.
- Kinh doanh du lịch lữ hành (Tour operators Business)
+ Kinh doanh lữ hành: Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thịtrường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần
+ Kinh doanh đại lý lữ hành: Là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón,đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn thăm quan, báo các chương trình
Trang 28du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch, các hoạtđộng liên quan tới du lịch.
Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business): Tổ chức việc đón tiếp,
phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation): Là hoạt động
kinh doanh nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mìnhđến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch
- Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác (Other tourist Business): Gồm
một số hoạt động kinh doanh bổ trợ theo nhu cầu tiêu dùng của du khách
1.1.2 Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội Thứ nhất, những tác động tích cực của việc phát triển ngành du lịch
đối với kinh tế - xã hội
Một là, tác động của phát triển ngành du lịch về mặt kinh tế Tham gia
tích cực vào quá trình tạo nên nguồn thu nhập quốc dân, quá trình phân phối lạithu nhập quốc dân giữa các vùng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhàNước Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ”, mà còn là ngành “xuấtkhẩu vô hình” Đó là các cảnh quan thiên nhiên, khí hậu thời tiết, những giá trị ditích lịch sử - văn hoá vật thể và phi vật thể, tính độc đáo trong truyền thốngphong tục, tập quán…
Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần củng
cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Hai là, tác động của phát triển ngành du lịch đối với xã hội.
Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân Theo Tổchức du lịch thế giới (UNWTO), tổng số lao động trong các hoạt động liênquan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu Năm 2007 cứ 8 laođộng thì có 1 người làm trong ngành du lịch Năm 2010 ngành du lịch sẽ tạothêm khoảng 150 triệu việc làm Du lịch làm giảm quá trình đô thị hoá ở các
Trang 29nước kinh tế phát triển Qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điềukiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá đa dạng phong phú và lâu đời củacác dân tộc, có ý thức bảo tồn, xây dựng và tôn tạo các công trình kiến trúc
cổ, kiến trúc hiện đại làm tăng thêm lòng yêu quê hương, đất nước, đánh thứccác nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ của các dân tộc
Thứ hai, tác động tiêu cực của việc phát triển ngành du lịch đối với
kinh tế- xã hội
Một là, phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất
cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế Vì lý do này, một số nước trên thế giới
đã phải dùng một số biện pháp như hạn chế công dân đi du lịch nước ngoài, quyđịnh chỉ được mang một lượng tiền nhất định cho mỗi lần đi
Hai là, tạo sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành du lịch Ngành du
lịch là ngành đào tạo ra dịch vụ, việc tiêu thụ dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu
tố chủ quan và khách quan Nếu tỷ trọng của ngành du lịch lớn trong tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) của một nước thì nền kinh tế của nước đó có nhiều khảnăng bấp bênh hơn
Ba là, tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành và
trong việc sử dụng lao động của du lịch
Bốn là, làm ô nhiễm môi trường hoặc làm ảnh hưởng đến tài nguyên
thiên nhiên của đất nước
Năm là, gây ra một số tai, tệ nạn xã hội chủ yếu (do kinh doanh các
hình thức du lịch hoạt động không lành mạnh do du khách của nhiều nước cónhiều phong tục tập quán khác nhau )
1.1.3 Đặc điểm của ngành du lịch
- Đặc điểm chung.
Ngành Du lịch chịu tác động bởi các yếu tố văn hoá, truyền thống, lịch
sử, phong tục tập quán, sự hiểu biết của con người, kỹ năng giao tiếp, phong
Trang 30cách thể hiện, bởi các điều kiện về chính trị, kinh tế, tự nhiên và xã hội, theotừng khu vực và vùng miền có khác nhau, ngành du lịch có một sắc thái rấtriêng nhưng cũng có những điểm chung Ngành du lịch lại được hội tụ và pháttriển bởi những yếu tố cơ bản trên
- Đặc điểm của quá trình sản xuất, cung ứng và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạngvật thể, thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch Trên thực
tế, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộckhách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu củamình, thông qua giá tiền từng sản phẩm Đối với du khách thì dịch vụ du lịchrất trừu tượng khi mà họ chưa một lần tiêu dùng nó, du khách rất khó đánh giádịch vụ Vì thế, nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần phải cung cấp đầy đủ thôngtin, nhấn mạnh lợi ích của dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần là quảng bá
Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch là một đặc điểm hết sức quantrọng thể hiện sự khác biệt giữa dịch vụ và hàng hóa Đối với hàng hóa (vậtchất) quá trình sản xuất và tiêu dùng tách rời nhau Người ta có thể sản xuấthàng hóa ở một nơi khác và ở một thời gian khác với nơi bán hàng và tiêudùng Đối với dịch vụ thì không thể như vậy, phần lớn quá trình tạo ra và tiêudùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian Chúngkhông thể đem cất đi, tồn kho như các hàng hóa thông thường khác Dịch vụđược sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung - cầu cũng không thể tách rờinhau Sự tham gia của du khách trong quá trình tạo ra dịch vụ, mức độ hàilòng của khách hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào sự thị hiếu cũng như khả năngcủa nhân viên làm dịch vụ Người tiêu dùng đồng thời trở thành người đồngsáng tạo trong quá trình sản xuất dịch vụ, như về mặt thể chất, trí tuệ, hay vềmức độ tình cảm trong quá trình sáng tạo dịch vụ
Trang 31Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn, mà chỉtập trung vào một thời gian nhất định trong ngày, trong tuần, trong năm Vìvậy, hoạt động kinh doanh du lịch mang tính mùa vụ Sự giao động (về thờigian) sẽ gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh.
Hàng hóa du lịch không bị mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và
uy tín của nó có khi còn tăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường, nếu chấtlượng phục vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách
Dịch vụ du lịch thường là dịch vụ trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản,dịch vụ bổ sung, xuất phát từ nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách
- Ngành du lịch được phát triển với tốc độ, quy mô và chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn so với các ngành kinh tế truyền thống.
Du lịch được coi là ngành siêu kinh tế Hoạt động du lịch phát triển vớitốc độ khá nhanh và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu trongnền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đã chiếm một tỷ trọnglớn trong tổng sản phẩm xã hội Tốc độ tăng trưởng bình quân về khách6,93%/năm, về thu nhập 11,8%/năm Theo Tổ chức Du lịch thế giới thì năm
2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt, thu nhập là 467 tỷUSD; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt, thu nhập là 474 tỷ USD; dựtính đến năm 2010 lượng khách là 1.006 triệu lượt và thu nhập là 900 tỷ USD.Tuyên bố Manila (1980) ghi rõ "Phần đóng góp của du lịch vào nền kinh
tế quốc dân và thương mại quốc tế đang làm cho nó trở thành một luận cứ tốtcho sự phát triển của thế giới Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt độngkinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong sự cân bằng cán cân thanhtoán, du lịch được xếp vào số các ngành hoạt động kinh tế quan trọng nhất".Tuyên bố Osaka Nhật Bản, tháng 11/1994 khẳng định: "Du lịch là nguồnlớn nhất tạo ra GDP và việc làm của thế giới, chiếm tới 1/10 mỗi loại, đồng
Trang 32thời đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan tới du lịch tươngứng cũng tăng cao
- Tính chất xã hội hóa cao trong tổ chức sản xuất và tiêu dùng của sản phẩm dịch vụ du lịch.
Hoạt động du lịch là hoạt động mang tính xã hội hóa cao, xuất phát từ
tính chất đồng bộ và tổng hợp của nhu cầu du lịch và trong hoạt động kinhdoanh du lịch Nhu cầu du lịch là tổng hợp các nhu cầu: đi lại, ăn nghỉ, vuichơi, giải trí và các nhu cầu khác Sản phẩm du lịch không thể do một đơn vịkinh doanh tạo ra mà do tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng tạo ra.Nhu cầu của khách du lịch trong một chuyến đi như tham quan, giải trí, khámphá, chữa bệnh Do vậy, họ phải sử dụng nhiều loại dịch vụ và hàng hóakhác nhau Trong một chuyến du lịch, khách không chỉ sử dụng một sản phẩm
du lịch đơn thuần mà sử dụng một sản phẩm du lịch tổng hợp Vì vậy, hoạtđộng kinh doanh du lịch mang tính tổng hợp Du lịch là đối tượng của 10nhóm ngành kinh doanh lớn (vận tải, bán hàng, quảng cáo, dịch vụ thuê xe,dịch vụ ăn uống, lưu trú, công nghiệp giải trí, hiệp hội kinh doanh, quản lý -
tư vấn, thời trang)
Du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp Nó chỉ có thể phát triểnđược khi có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành như Tài chính - Ngân hàng,Xây dựng, Giao thông, vận tải, Văn hóa, Hải quan, Bưu chính - Viễn thông Pháp lệnh du lịch (2/1999) nhấn mạnh "Du lịch là một ngành kinh tếtổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liênvùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng caodân trí, tạo việc làm và phát triển KT - XH của đất nước"
Trang 331.2 NỘI DUNG, NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN NÂNG CAO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
DU LỊCH
1.2.1 Chất lượng nguồn nhân lực và đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
1.2.1.1 Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực
* Khái niệm nguồn nhân lực:
Để phát triển ngành du lịch cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lựcnhân lực được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng trong sự pháttriển của ngành Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lựcnhư: Tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người… Trongcác nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có vai trò quyếtđịnh sự thành công hay thất bại trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thếgiới Một đất nước cho dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, máymóc kỹ thuật hiện đại đến đâu nhưng không có những con người có trình độ,
có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì rất khó có khả năng để thể đạtđược sự phát triển như mong muốn
Quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta vàngày nay đang trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xácđịnh: Với nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống yêunước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắtnhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lựcnội sinh Vậy nguồn nhân lực là gì ?
Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sựphát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”
Trang 34Theo tổ chức lao động quốc tế: Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn
bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động Nguồn nhân lựcđược hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cungcấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sựphát triển Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội,
là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong
độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức làtoàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể cácyếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động
Kinh tế phát triển cho rằng: Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong
độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động nguồn nhân lực được biểuhiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi laođộng làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huyđộng được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiếnthức và trình độ lành nghề của người lao động Nguồn lao động là tổng sốnhững người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặcđang tích cực tìm kiếm việc làm Nguồn lao động cũng được hiểu trên haimặt: số lượng và chất lượng Như vậy theo khái niệm này, có một số đượctính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Nhữngngười không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức lànhững người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi laođộng quy định nhưng đang đi học…
Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị cóthể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà giữa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn
bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống
và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận
Trang 35dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại
và tương lai của một đất nước
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặcbiệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế Theo cách tư duy của ngườixưa là ‘‘dụng nhân như dụng mộc’’ không vì một lỗi nào đó mà thay thế, cầnphải có phương pháp tổ chức, sắp xếp lại, nâng cao khả năng nhận thức cũngnhư công việc của mỗi con người từ đó họ có thể tiếp cận với công việc trướcmắt cũng như lâu dài Bởi vậy việc phát triển con người nói chung và nângcao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng trở thành vấn đề chiếm vị trí trungtâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực Chăm lo đầy đủ đến con người
là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọiquốc gia Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, lâu dài là cơ sởchắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững của đất nước
Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn cónhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Theo quan niệm của Liên Hiệp Quốc, nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcbao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nguồn nhân lực
Có quan điểm cho rằng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là gia tănggiá trị cho con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồncũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động
có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn đáp ứng được những yêu cầu
to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội
Từ những luận điểm trình bày trên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
chính là sự biến đổi về chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực Nói một cách khái quát nhất, nâng cao
Trang 36chất lượng nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người.
* Các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực:
Chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện ở thể lực, trí lực (trình độ vănhoá, chuyên môn kỹ thuật), tinh thần thái độ, động cơ, ý thức lao động, vănhoá lao động… Trong ba mặt: Thể lực, trí lực, tinh thần thì thể lực là nềntảng, cơ sở để phát triển trí lực, là phương thức để chuyển tải khoa học kỹthuật vào thực tiễn Ý thức tinh thần đạo đức tác phong là yếu tố chi phối hiệuquả hoạt động chuyển hoá của tri thức thành thực tiễn Trí tuệ là yếu tố có vaitrò quan trọng hàng đầu của nguồn nhân lực bởi có nó con người mới có thểnghiên cứu sáng tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình hoạt độngsản xuất và cải biến xã hội
Nguồn nhân lực có nội hàm rộng bao gồm các yếu tố cấu thành về sốlượng người, hàm lượng tri thức và khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức,tính năng động, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và cả nền văn hoá cộngđồng Do vậy có thể cụ thể hoá các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhânlực thao các nhóm sau đây:
Thứ nhất, thể lực: Thể lực của con người chịu ảnh hưởng của mức sống
vật chất, sự chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện của từng cá nhân cụ thể Một cơthể khoẻ mạnh, thích nghi với môi trường sống thì năng lượng do nó sinh ra
sẽ đáp ứng yêu cầu của một hoạt động cụ thể nào đó Thể lực có ý nghĩa quantrọng quyết định năng lực hoạt động của con người Con người phải có thểlực mới có thể phát triển trí tuệ Sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của conngười cả về thể chất và tinh thần Sức khoẻ cơ thể là sự cường tráng, năng lựclao động chân tay Sức khoẻ tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh ,khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn Trong
Trang 37Hiến chương của Tổ chức Y tế thế giới đã nêu “Sức khoẻ là một trạng tháihoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không
có bệnh tật hay thương tật” Sức khoẻ vừa là mục đích, đồng thời nó cũng làđiều kiện của sự phát triển nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khoẻ conngười là một đòi hỏi hết sức chính đáng mà xã hội phải đảm bảo
Thứ hai, Trí lực: Trí lực được xác định bởi tri thức chung về khoa học,
trình độ, kiến thức chuyên môn, kỹ thuật kinh nghiệm làm việc và khả năng
tư duy xét đoán của con mỗi người Trí lực thực tế là một hệ thống thông tin
đã được xử lý và lưu giữ lại trong bộ nhớ của mỗi cá nhân con người, đượcthực hiện qua nhiều kênh khác nhau Nó được hình thành và phát triển thôngqua giáo dục, đào tạo cũng như quá trình lao động sản xuất Trình độ chuyênmôn là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm nhận nhiệm vụ trong việc lãnhđạo quản lý, trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp khác.Lao động chuyên môn kỹ thuật bao gồm lực lượng công nhân được đào tạo từ
cơ bản đến nâng cao cho tới những người có trình độ trên đại học
Thứ ba, phẩm chất đạo đức: Phẩm chất đạo đức là những đặc điểm quan
trọng trong yếu tố xã hội của nguồn nhân lực, bao gồm tập hợp về nhân cáchcon người, tình cảm, phong tục tập quán, phong cách, thói quen, quan niệm,truyền thống, các hình thái tư tưởng, đạo đức, nghệ thuật…., gắn liền vớitruyền thống văn hoá Một nền văn hoá có bản sắc riêng luôn là sức mạnh nộitại của một quốc gia Kinh nghiệm thành công của một số nước phát triển ởchâu Á như Nhật Bản, Trung Quốc là tiếp thu kỹ thuật phương Tây trên cơ sởkhai thác và phát huy giá trị tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc để đổi mới vàphát triển Trình độ văn hoá được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy,không chính quy, thông qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân vàmôi trường đời sống văn hoá của mỗi cộng đồng, quốc gia
Trang 38Các yếu tố nêu trên có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, có tác độngqua lại, là động cơ và tiền đề cho mọi sự phát triển hay suy vong của mỗiquốc gia Muốn nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực phải thực hiệntổng thể trên cả ba mặt thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức Tuy nhiên mỗiyếu tố trên lại liên quan đến một lĩnh vực rất rộng lớn Thể lực và tình trạngsức khoẻ gắn với dinh dưỡng, y tế và chăm sóc sức khoẻ Trí lực gắn với lĩnhvực giáo dục, còn phẩm chất đạo đức chịu ảnh hưởng của truyền thống vănhoá dân tộc, nền tảng văn hoá là thể chế chính trị… Do vậy, để đánh giá chấtlượng nguồn nhân lực thường xem xét trên ba mặt sức khoẻ, trình độ văn hoáchuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của từng người lao động.
1.2.1.2 Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
Chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch được hình thành một cách tấtyếu và mang tính chất riêng biệt do tính chất và nội dung của quản lý, kinhdoanh du lịch quyết định Do đặc điểm của sản phẩm du lịch nên chất lượngnguồn nhân lực ngành du lịch mang đặc điểm văn hoá phong tục tập quán,văn hoá của khách du lịch, văn hoá trong kỹ năng giao tiếp
Nguồn nhân lực ngành du lịch gồm:
- Lao động quản lý Nhà nước về du lịch
Đội ngũ này làm nhiệm vụ tham mưu, quản lý, thể chế, ban hành cácchế độ chính sách nhằm phát triển du lịch Lao động quản lý Nhà nước về dulịch ở cấp tỉnh là đội ngũ cán bộ của Sở Văn hoá thể thao và Du lịch và cácBan chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch và dự án của tỉnh về du lịch
UBND cấp huyện đều có phòng Văn hoá thông tin, trong đó có cán bộquản lý theo dõi về du lịch Do mới hình thành mô hình quản lý du lịch ở cấphuyện nên chất lượng cán bộ quản lý ngành còn hạn chế, chưa phát huy tốtvai trò quản lý Nhà nước đối với các điểm du lịch, mức độ tham mưu cho cấp
ủy và chính quyền địa phương về du lịch còn yếu
Trang 39- Lao động quản lý doanh nghiệp du lịch
Là đội ngũ lao động làm nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh cácdịch vụ du lịch Hiện nay các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch hầu hết đều cóGiám đốc điều hành doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã cơ cấu lao động quản
lý cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Một số doanhnghiệp nhà nước, lực lượng lao động quản lý đã qua các trường đào tạo quản
lý kinh tế, nhưng chưa qua các lớp đào tạo du lịch, số lượng này chiếm tỷ lệ80% Đối với doanh nghiệp Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHHđại đa số không có nghiệp vụ du lịch, đây là trở ngại lớn trong hoạt động quản
- Lao động trực tiếp:
Là lao động trực tiếp sau khi đã có các sản phẩm của ngành du lịch chủyếu là: Lễ tân, bàn, bar, buồng, bếp, hướng dẫn viên, Những đối tượng nàyphải nắm rõ đặc điểm phong tục tập quán của khách du lịch, am hiểu văn hoátruyền thống và giá trị lịch sử của các điểm du lịch để từ đó giới thiệu chokhách du lịch Mặt khác cũng phải hiểu rõ được đặc điểm, tâm sinh lý củakhách du lịch, từ đó đưa ra các dịch vụ phù hợp với họ
Trong thời gian qua số lao động trực tiếp cũng đã gia tăng theo nhu cầucủa ngành, tuy nhiên số lượng lao động được đào tạo chuyên môn ở trình độtrung cấp, cao đẳng, đại học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để phục vụ chocác cơ sở kinh doanh du lịch, kể cả về số lượng và chất lượng, một số con emđịa phương học xong không về phục vụ tại địa phương, số còn lại yếu kém về
Trang 40trình độ và năng lực, như học xong nhân viên lễ tân giao tiếp ngoại ngữ rấtyếu; hầu hết các cơ sở lưu trú nhân viên lễ tân kiêm nhiệm nhà phòng, bar,bán hàng lưu niệm số kỹ thuật bếp tay nghề còn non chưa đáp ứng phục vụnhu cầu đòi hỏi của khách, kỹ thuật bếp có tay nghề cao còn khan hiếm, kỹthuật nấu ăn hiện đang làm chủ yếu là kinh nghiệm để lại của người đi trước.Lực lượng hướng dẫn viên làm du lịch còn ít, chất lượng chưa cao, một sốhướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn nhưng lai chuyển làm ngành khác.
- Lao động gián tiếp:
Là những hoạt động gián tiếp của nhân dân thông qua sản xuất, chế tác,quảng bá và cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch, thông qua các khu dulịch, các hình thức du lịch đã tạo ra sức cầu ngày càng lớn về sức lao động đốivới các dịch vụ du lịch, là cơ sở để gia tăng nhanh chóng về số lượng ngườilao động gián tiếp làm du lịch trong thời gian qua Số lượng lao động giántiếp (bán chuyên nghiệp) làm du lịch chiếm 86,4% tổng số lao động làm dulịch Số lao động này chủ yếu chưa qua các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp
vụ du lịch số đông còn chưa qua các lớp đào tạo ngắn hạn, do vậy nhận thức,hiểu biết về cách làm du lịch và giao tiếp ứng xử trong quá trình phục vụ dukhách còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng sự phát triển của du lịch
Mỗi một loại hình lao động đều có những công viêc khác nhau, từ đócần phải có chủ trương chính sách thực hiện nâng cao NNL với nhóm laođộng đó Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch hiện nay cònnhiều bất cập, đặc biệt là về tư tưởng nhận thức, trình độ chuyên môn, ý thức
tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc Nguyên nhân chủ yếu là do ngành dulịch những năm qua phát triển quá nhanh, việc đầu tư cho phát triển NNLchưa theo kịp, hậu quả chất lượng dịch vụ kém, việc phát triển du lịch chủ yếudựa vào cộng đồng tự phát, phần lớn người lao động gián tiếp làm du lịch cóxuất xứ từ làm nông nghiệp nên gặp nhiều bỡ ngỡ, tâm lý tiểu nông là tâm lý