1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trường Trường Mầm Non Xuy Xá –Mỹ Đức –Hà Nội

45 3,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Xây Dựng Đội Ngũ Giáo Viên Theo Chuẩn Nghề Nghiệp Của Hiệu Trường Trường Mầm Non Xuy Xá –Mỹ Đức –Hà Nội
Trường học Trường Mầm Non Xuy Xá
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2013 - 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,89 MB

Nội dung

Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghềnghiệp của hiệu trường Trường Mầm Non Xuy Xá –Mỹ Đức –Hà Nội GVMN khác với GV các cấp học khác là phải tổ chức cho trẻ làm quen

Trang 1

Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề

nghiệp của hiệu trường Trường Mầm Non Xuy Xá –Mỹ Đức –Hà Nội

GVMN khác với GV các cấp học khác là phải tổ chức cho trẻ làm quen đủcác hoạt động học thông qua việc tổ chức các hoạt động CSGD trẻ ở trường MN.Trong trường MN, GV vừa dạy, vừa dỗ học sinh cho nên mỗi GV không chỉ đóngvai cô giáo mà còn vai trò là người mẹ thứ hai của trẻ Vì vậy đòi hỏi người GVMNphải am hiểu sâu, rộng về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội cũng như tâm lý GD

Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số: 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22tháng 1 năm 2008 ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN Chuẩn nghềnghiệp GVMN vừa là căn cứ để các cấp quản lí xây dựng đội ngũ GVMN tronggiai đoạn mới, vừa giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của mình, từ đóxây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình

độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân

Trang 2

Trường mầm non Xuy xá –Mỹ Đức đang trong lộ trình xây dựng trường mầm nonđạt Chuẩn Quốc gia, chất lượng giáo dục của nhà trường mấy năm gần đây đã đượcnâng lên Song thực tế, đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều bất cập Hiện nay, vẫn còn

GV có năng lực, nghiệp vụ kỹ năng sư phạm hạn chế, khả năng tiếp cận vớichương trình giáo dục mầm non mới còn chậm, một số GV có tuổi đời cao khó thayđổi trong nếp nghĩ, cách làm nên hiệu quả công việc chưa cao Công tác quản lý vàxây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp còn lúng túng, chưa xác địnhđầy đủ nội dung của công việc này Những điều này đã làm hạn chế chất lượng vàhiệu quả đội ngũ GVMN của nhà trường

Là một hiệu trưởng, tôi đã tìm tòi nghiên cứu vận dụng “ Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng trường mầm non ” tại trường mầm non Xuy Xá với mong muốn nâng cao được chất lượng đội

ngũ GV của nhà trường đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

II Mục đích và thời gian nghiên cứu

Mục đích: Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng

trường Mầm Non Xuy Xá để xây dựng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp tronggiai đoạn hiện nay

Thời gian: Năm học 2013 -2014 (Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 ) III Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc xây dựng đội ngũ GV theo chuẩn nghềnghiệp

- Đánh giá thực trạng đội ngũ GV của nhà trường và các biện pháp quản lý củahiệu trưởng đã thực hiện để xây dựng đội ngũ GVMN ở trường MN Xuy Xá

Trang 3

- Đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp củahiệu trưởng trường MN Xuy Xá

IV.Đối tượng nghiên cứu:

Một số Biện pháp xây dựng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởngtrường MN Xuy Xá

V Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Thu thập thông tin khoa học qua đọc sách,

báo, tài liệu, trên cơ sở phân tích, tổng hợp, phân loại nhằm mục đích tìm chọnnhững khái niệm, những tư tưởng cơ bản làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài( đây cũng là 1 trong 2 phương pháp chính của đề tài)

- Phương pháp chuyên gia: Trưng cầu ý kiến của cán bộ có trình độ cao trong quá

trình nghiên cứu đề tài; xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, khảo sát, thu thập thông tin từ thực

tiễn nhà trường như; đặc điểm tình hình chung; về đội ngũ, chất lượng CSGD, cơ

sở vật chất của nhà trường và công tác xây dựng đội ngũ GV của nhà trường ( đây

là phương pháp chính của đề tài)

- Phương pháp xử lý số liệu, thống kê.

VI phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp để xây dựng đội ngũ GVMN theochuẩn nghề nghiệp của Hiệu trưởng tại trường MN Xuy Xá

- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ cuối năm học 2012 - 2013 đến năm học 2013

- 2014

Trang 4

B NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm về Biện pháp quản lý.

* Biện pháp quản lýchung

Biện pháp là nội dung, cách thức, cách giải quyết một vấn đề nào đó của chủthể quản lý về lĩnh vực riêng, kiến thức riêng mà chủ thể quản lý chịu trách nhiệm

tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra

Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể củacông tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý

Một biện pháp giải quyết vấn đề nào đó phải thể hiện được trong nó về mụcđích, về nội dung và cách thực hiện, đồng thời là những điều kiện để thực hiện

* Biện pháp quản lý của hiệu trưởng: là sự lựa chọn cách thức, con

đường, phương hướng để quản lý, lãnh đạo và phát triển nhà trường một cách toàndiện, đó là tổ chức các hoạt động CSGD trẻ trong nhà trường; xây dựng và pháttriển đội ngũ GV, nhân viên; tổ chức bộ máy; sử dụng bảo quản, nâng cấp cơ sở vậtchất và trang thiết bị, quản lý, sử dụng ngân sách GD một cách hiệu quả, hợp lý; tổchức nghiên cứu khoa học trong GD

Trên cơ sở các biện pháp chung, còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của mỗi nhàtrường để vận dụng và phối hợp các biện pháp cụ thể sao cho đạt được hiệu quảmột cách cao nhất

Trang 5

2 Xây dựng đội ngũ

Là hoạt động cơ bản nhất của nhà trường Biện pháp xây dựng đội ngũ GV

là công việc đặc biệt quan trọng của hiệu trưởng Chất lượng GD cao hay thấp phụthuộc phần lớn vào năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV, người trực tiếp thực hiệnnhiệm vụ GD trong nhà trường Chính vì vậy trong mỗi nhà trường, việc xây dựngđội ngũ GV nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV là việc làmthường xuyên và quan trọng bậc nhất

3 Những nội dung cơ bản của chuẩn nghề nghiệp GVMN.

Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp GVMN:

- Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡngGVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN

- Giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kếhoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Là cơ sở đánh giá GVMN hàng năm theo quy chế đánh giá xếp loạiGVMN và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo quyết định số 06/2006/

QĐ - BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tácquản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ GVMN

- Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN được đánh giá tốt

về năng lực nghề nghiệp

Chuẩn nghề nghiệp GVMN là một hệ thống các yêu cầu cơ bản với những tiêuchí về 3 lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức; kỹ năng sưphạm mà GVMN cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của GDMN

Trang 6

Yêu cầu của chuẩn là nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn đòihỏi người GV phải đạt được để đáp ứng mục tiêu GDMN ở từng giai đoạn.

Tiêu chí của chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của chuẩn thể hiện mộtkhía cạnh về năng lực nghề nghiệp GVMN

+ Nội dung của chuẩn nghề nghiệp GVMN:

Nội dung của chuẩn nghề nghiệp GVMN bao gồm 3 phần: phẩm chất đạo đức lốisống; kiến thức của người GV; kỹ năng sư phạm Mỗi lĩnh vực có 5 yêu cầu và cáctiêu chí cụ thể kèm theo Theo đó người GVMN không chỉ là người chăm sóc trẻ antoàn mà cần có kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, dinh dưỡng, y tế Đồng thời người

GV phải biết lập kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp, phải biết cách tổ chức các hoạtđộng giáo dục theo hướng tích hợp, tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm, sử dụng hiệuquả hồ sơ nhóm lớp phụ trách

4 Đội ngũ giáo viên mầm non

GVMN trong các cơ sở GDMN là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (Điều34- Điều lệ trường MN - 2008)

*Nhiệm vụ của giáo viên: (Điều 35 chương V- Điều lệ trường MN - 2008).

+ Thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo lứatuổi, thực hiện đúng quy chế chuyên môn và chấp hành nội quy của nhà trường.+ Gương mẫu, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ

+ Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục vàtuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học cho các bậc cha mẹ

Trang 7

+ Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nângcao chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Thực hiện các quy định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và củacác cấp quản lý giáo dục

+ Thực hiện các quy định khác của pháp luật

*Quyền của GVMN: (Điều 37- Điều lệ trường MN - 2008).

+ Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ

+ Được hưởng mọi quyền lợi về cật chất và tinh thần, được chăm sóc sức khoẻ theochế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo

+ Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình để tham gia quản lý nhà trường.+ Được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

+ Được hưởng các quyền lợi khác theo quy đinh của pháp luật

5 Hiệu trưởng trường mầm non

Luật Giáo dục 2005 khoản 1, Điều 54 ghi rõ: “Hiệu trưởng là người chịu trách

nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

bổ nhiệm, công nhận với nhiệm kỳ 5 năm.

Hiệu trưởng phải có trình độ từ trung học sư phạm trở lên và có thời gian công tác GDMN ít nhất là 5 năm, được tín nhiệm về chính trị, đạo đức, chuyên môn, có năng lực tổ chức và quản lý trường học”.

Trang 8

Hiệu trưởng trường MN là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động

và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ (Điều16- Điều lệ trường mầm non - 2008)

* Vị trí vai trò của hiệu trưởng.

Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, có thẩm quyền cao nhất về hoạt động chuyên môn

và hành chính trong nhà trường Trong công tác điều hành, Hiệu trưởng là ngườichịu trách nhiệm chỉ đạo tập trung và thống nhất mọi công việc trong nhà trườngnhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học, cũng như kế hoạch ngắn hạn và kếhoạch dài hạn mà tập thể đó vạch ra Hiệu trưởng là người định hướng trí tuệ vàotất cả các vấn đề của nhà trường, xác định được những công việc quan trọng vàxung yếu theo từng thời điểm, qua bảng kế hoạch năm học với những mục tiêunhiệm vụ cụ thể, vừa hợp lý, vừa khoa học đồng thời có những bước tổ chức triểnkhai thực hiện kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để từng bước nâng dần chấtlượng GD

*Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường mầm non:

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện

kế hoạch GD từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồngtrường và các cấp có thẩm quyền

- Thành lập các tổ chuyên môn; tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhàtrường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viên của Hội đồng trườngtrình cấp có thẩm quyền quyết định

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng, thuyênchuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quyđịnh

Trang 9

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường

- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáodục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quảđánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do BộGiáo dục và Đào tạo quy định

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn ,nghiệp vụ quản lý ; tham giacác hoạt động GD 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và cácchính sách ưu đãi theo quy định

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị,

xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ

- Thực hiện xã hội hoá GD, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.(Mục 4, Điều 16- Điều lệ trường MN - 2008)

6 Khái niệm quản lý trường mầm non

Quản lý trường MN là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (hiệutrưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kếhoạch giáo dục của nhà trường, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinhthần của xã hội, nhà trường và gia đình Quản lý trường MN bao gồm các chứcnăng sau:

+ Chức năng lập kế hoạch: Đây là chức năng hạt nhân, quan trọng nhất của quá

trình quản lý Lập kế hoạch tức là phải đặt ra mục tiêu, bước đi và các biện pháp cụthể để đạt tới mục tiêu Muốn có được bản kế hoạch phù hợp khoa học và mangtính khả thi phải thực hiện tốt chức năng dự báo Có như vậy bản kế hoạch đề ramới có thể áp dụng được vào thực tiễn quản lý và đem lại kết quả khả thi

Trang 10

+ Chức năng tổ chức: Đây là một chức năng quan trọng, đảm bảo tạo nên sức

mạnh của tổ chức để thực hiện thành công kế hoạch

+ Chức năng chỉ đạo (điều hành): Chức năng này có tính chất tác nghiệp, điều

chỉnh, điều hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, đểbiến mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện

Điều khiển bộ máy thực chất là điều khiển con người điều khiển phải căn cứ vào

kế hoạch Để chỉ đạo, điều hành có hiệu quả chủ thể ngoài việc khuyến khích vậtchất phải biết khuyến khích, động viên tinh thần đối tượng

+ Chức năng kiểm tra: Là thu thập những thông tin ngược từ phía bộ máy Tức là

nắm tình hình từ dưới bộ máy lên để biết được; bộ máy đang hoạt động như thế nào

để có kế hoạch điều chỉnh nhằm đạt tới mục tiêu đã định; việc thực hiện quyết địnhđến đâu, ở mức độ nào, để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa

+ Quản lý về mục tiêu của GDMN: Xác định rõ mục tiêu phát triển số lượng, qui

mô mạng lưới trường lớp, học sinh là việc làm đầu tiên của nhà quản lý Vì sốlượng cũng là yếu tố cần thiết để duy trì sự phát triển của nhà trường

+ Quản lí quá trình chăm sóc- nuôi dưỡng: khác với các bậc học khác, GDMN

thu hút trẻ từ 16 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi là độ tuổi mà đòi hỏi sự chăm sóc tỉ

mỉ, nuôi dưỡng khoa học, sự kết hợp hài hoà giữa sự chăm sóc ở nhà trường và sựchăm sóc ở gia đình

+ Quản lý tổ chức thực hiện chương trình dạy trẻ theo các độ tuổi:

Tổ chức tốt các hoạt động GD giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ,tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức để chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một, tạo nền móngvững chắc cho việc tiếp thu có hiệu quả của các bậc học tiếp theo Do đó, việc quản

lý công tác GD trẻ trong trường MN là hết sức quan trọng

Trang 11

+ Quản lý đội ngũ: Trong trường MN đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đóng

vai trò quan trọng trong việc CSGD trẻ Công tác quản lý phải thể hiện sự phâncông trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong nhà trường Đặc điểm của độingũ viên chức MN chủ yếu là phụ nữ, do vậy việc quản lý, phân công đội ngũ nàytham gia vào công tác CSGD trẻ có chất lượng thực sự là một điều khó khăn Vìvậy vấn đề tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn hoá độingũ là việc làm thiết thực cho GV để đảm bảo cho quyền lợi của chính đội ngũ

+ Quản lý cơ sở vật chất và tài chính: Đòi hỏi người quản lý phải hết sức tỉ mỉ

thực hiện các chức năng quản lý từ khâu xây dựng kế hoạch đến việc kiểm tra đônđốc bảo quản tu sửa, sử dụng, mua sắm trang thiết bị, xây dựng trường lớp đảm bảotheo hướng phát triển, khả thi và mang tính chiến lược

+ Công tác tham mưu và công tác xã hội hoá: là một trong các nội dung mà người

cán bộ quản lý cần quan tâm Với đặc thù bậc học mang tính xã hội hoá cao, cần sựquan tâm chú ý chăm lo cho sự nghiệp GDMN, thu hút sự đóng góp tài lực, vật lựccủa xã hội cho ngành Do vậy, một yếu tố hết sức quan trọng trong quản lý là việctinh tế trong công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, với các đoànthể xã hội, với hội cha mẹ học sinh để có được các điều kiện cần thiết nhằm đạtmục tiêu đề ra

+ Quản lý công tác đoàn thể: Trong trường MN cần có tổ chức Đảng để chỉ đạo

nhà trường và các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, cùng phối hợp để tạo

ra một tiềm lực mạnh mẽ cho việc thực hiện các nhiệm vụ GD & ĐT

7 Hiệu trưởng với việc xây dựng đội ngũ GVMN

Đội ngũ GVMN đứng đầu là hiệu trưởng là lực lượng chủ yếu, trực tiếp tổ chức,thực thi quá trình CSGD ở trường MN Nhiệm vụ xây dựng đội ngũ GV là côngviệc lớn và khó khăn, cần có hệ thống các biện pháp đồng bộ, đòi hỏi năng lực

Trang 12

phẩm chất cao từ người hiệu trưởng và phụ thuộc vào yếu tố khách quan ngoài nhàtrường Xây dựng đội ngũ GV là một yêu cầu cấp bách để nâng cao chất lượngGDMN, nhất là trong tình hình đội ngũ GVMN còn có những bất cập, hạn chế vềnăng lực chuyên môn, lúng túng về thực hiện chương trình GDMN mới Do vậy,hiệu trưởng phải trực tiếp đảm trách nhiệm vụ lớn lao này và phối hợp với các tổchức đoàn thể, động viên toàn thể GV, tham gia tích cực xây dựng đội ngũ GVdưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng trong trường MN.

8 Xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp

* Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp:

- Việc đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan,khoa học, dân chủ và công bằng Việc vận dụng chuẩn để đánh giá, xếp loại GVphải phù hợp với quy chế đánh giá, xếp loại GV hiện hành Việc đánh giá, xếp loại

GV theo chuẩn được tiến hành cuối mỗi năm học

- Đánh giá, xếp loại GV phải căn cứ vào các kết quả đạt được trong năm học phùhợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn Kết quả đánh giá được thể hiện qua việccho điểm theo các mức của từng tiêu chí được quy định trong chuẩn Tổng hợpđiểm của 60 tiêu chí trong 15 yêu cầu thuộc 3 lĩnh vực là căn cứ để xếp loại giáoviên

* Kế hoạch kèm các hoạt động để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn

- Khi chuẩn nghề nghiệp GVMN chính thức được Bộ GD & ĐT ban hành thì hiệutrưởng là người chịu trách nhiệm toàn bộ công việc đánh giá GV của trường theochuẩn, trực tiếp đánh giá từng GV Nhiệm vụ của hiệu trưởng là phải nghiên cứunội dung của chuẩn, triển khai cho toàn bộ GV trong trường học tập và nghiên cứuchuẩn, phối hợp với các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch

Trang 13

đánh giá, phổ biến nội dung của chuẩn; kiểm tra và giúp đỡ GV tự đánh giá; chỉđạo các tổ chuyên môn đánh giá; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá; cùng tổchuyên môn đánh giá GV theo chuẩn

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận trong các tài liệu đề tài sử dụng các nội dung

và khái niệm sau :

- Quản lý trường MN vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật Để làm được điều nàyđòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản về lý luận quản lýgiáo dục, quản lý trường học Trên cơ sở lý luận đó vận dụng một cách linh hoạt,sáng tạo vào thực tiễn nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra Trong công tácquản lý trường MN thì việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ GV là nhiệm vụ trọngtâm của người hiệu trưởng

- Biện pháp là nội dung, cách thức giải quyết một vấn đề nào đó của chủ thểquản lý về một lĩnh vực riêng, kiến thức riêng mà chủ thể quản lý chịu trách nhiệm

tổ chức, điều hành, chỉ đạo thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

- Xây dựng là quá trình tăng trưởng về số lượng và biến đổi về chất của một

sự vật, hiện tượng theo một khuôn mẫu và ý thức đã định sẵn, nó phản ánh côngviệc và trình độ của người tạo ra sản phẩm Trong xây dựng có phát triển và trong

sự phát triển có xây dựng

- Đội ngũ GVMN: Là tập hợp các nhà giáo làm nghề dạy học, giáo dục, làmột lực lượng có tổ chức cùng nhau chung một nhiệm vụ và thực hiện các mục tiêucủa giáo dục

Trang 14

- Xây dựng đội ngũ GVMN: là làm gia tăng giá trị trên các mặt như đạo đức,trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực làm cho đội ngũ GV có chất lượng như mongmuốn.

- Biện pháp xây dựng đội ngũ GVMN: Bao gồm nhiều giải pháp và biệnpháp cụ thể của chủ thể quản lý trong suốt quá trình quản lý nhằm tác động đến độingũ GV, làm cho đội ngũ GV vững mạnh cả về cơ cấu, chất lượng, đáp ứng đượccác yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời đại mới góp phần thúc đẩy và nâng caochất lượng GD

GDMN đang trong quá trình đổi mới nhằm đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu

GD được quy định trong điều 22 Luật giáo dục Để thực hiện được như vậy, trướchết phải xây dựng, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ GVMN Chính vì vậy Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp GVMN, đòihỏi người hiệu trưởng phải có những biện pháp quản lý phù hợp để xây dựng đượcđội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xãhội đối với GDMN

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN:

I Khái quát đặc điểm tình hình của trường Mầm Non Xuy Xá

Trường Mầm non Xuy Xá được thành lập tháng 9/1975

1 Về quy mô phát triển trường lớp : Quy mô trường lớp không ngừng phát triển

về số lượng và chất lượng

- Năm học 2012-2013 trường có :6 nhóm trẻ và 13 lớp MG với tổng số 457 trẻ

- Năm học 2013-2014: Toàn trường có 19 nhóm, lớp = 460 cháu

Trang 15

Trong đó: 6 nhóm trẻ = 95 cháu ; 13 lớp MG = 365 cháu

3 Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ :

Trong năm học 2013-2014 nhà trường đã có nhiều biện pháp tích cực đểnâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ Các hoạt động học tập - vuichơi được tổ chức nghiêm túc sôi nổi, chú trọng rèn kỹ năng sống cho trẻ, góp phầnquan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ

* Chất Lượng chăm sóc :

Trang 16

Năm học 2012-2013 trường có 19/19 nhóm, lớp tổ chức ăn bán trú với số trẻ 423 /

- Năm hoc học 2012-2013: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 25/ 457cháu = 5,4%

4 Về đội ngũ giáo viên:

Trang 17

Năm học 2013- 2014 trường Mầm Non Xuy Xá có tổng số giáo viên:

61 Đ/ c

Trong đó : Ban giám hiệu : 02 đ /c

Giáo viên : 39 đ /c; Nhân viên : 07 đ /c ; Cô nuôi : 13 đ /c

5 Đánh giá đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp.

Việc đánh giá đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp được nhà trường triểnkhai quán triệt đầy đủ văn bản và xây dựng biểu mẫu đánh giá cho từng giáo viên

và thực hiện đúng quy trình các bước theo Quyết định 02/2008-QĐ-BGD&ĐT.Nhưng chưa xây dựng kế hoạch cụ thể và các minh chứng

Bảng : Kết quả đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp năm học 2014.

2013-* Giáo viên tự đánh giá và đánh giá của tổ chuyên môn ( bảng 1)

Trang 18

Lĩnh vực 3: Kỹ năng SP Xếp loại chung

* Hiệu trưởng đánh giá:

Trên cơ sở tự đánh giá của GV, hiệu trưởng thu thập các luồng thông tin và căn cứvào kết quả đạt được trong năm học của GV để có nhận xét đánh giá sau đó đưa rahội đồng sư phạm nhà trường lấy ý kiến và công khai kết quả đạt được của GVtrước tập thể nhà trường cụ thể qua bảng 2 sau:

Lĩnh vực 3: Kỹ năng SP Xếp loại chung

Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB XS Khá TB

% 96,8 3,2 43,7 46,8 9,3 50,0 56,2 3,1 34,3 56,2 9,3

Trang 19

Nhìn vào bảng 2, kết quả đánh giá GVMN theo chuẩn nghề nghiệp của Hiệutrưởng cho thấy có sự chênh lệnh với sự đánh giá của giáo viên và tổ chuyên môn

cụ thể: GV xếp được xếp lọai xuất sắc:11 đạt 34,3 % thấp hơn tự đánh giá của GV

19 %, xếp loại khá 56,2% cao hơn kết quả của giáo viên tự đánh giá 12,5%

Qua kết quả trên cho thấy việc đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghềnghiệp tại trường Mầm Non Xuy Xá chưa thật chính xác theo các tiêu chí quy địnhcủa Chuẩn, mà đánh giá còn mang nặng tính hình thức cảm tính thiếu định lượng,dẫn đến sự chênh lệch với tự đánh giá xếp loại của giáo viên và của Hiệu trưởng,mâu thuẫn với chất lượng thực tế của đội ngũ giáo viên Chưa tạo được động lực đểgiáo viên rèn luyện phấn đấu theo Chuẩn

* Những khó khăn gặp phải trong việc đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp:

Đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp là một quy định mới nên việc nắm bắt vàthực hiện tự đánh giá đối với GV còn nhiều khó khăn Tiêu chí đánh giá nhiều, khónhớ GV chưa thật sự nghiên cứu kỹ tài liệu nên khi tự đánh giá xếp loại còn nhầmlẫn Một số GV có tâm lý nặng nề, sợ kết quả đánh giá xếp loại sẽ để ấn tượngkhông tốt nên chưa tự giác, mạnh dạn và thẳng thắn trong quá trình đánh giá

Mức độ xếp loại chưa thật phù hợp Từ khá đến xuất sắc là 2 mức khá xa nhau nênđôi khi chọn lựa một trong hai mức để đánh giá xếp loại GV là khó khăn cho ngườiđánh giá và tự đánh giá

6 Đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm Non Xuy Xá

- Năm học 2013 -20114 tổng số CBQL: 2, trong đó Hiệu trưởng 01 người, phóhiệu trưởng :01 người

- Cơ cấu đội ngũ CBQL: Nữ 02 (chiếm tỷ lệ 100%)

Trang 20

- Số CBQL là Đảng viên chiếm tỷ lệ 100%.

- Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vàtrung cấp lý luận chính trị Đội ngũ CBQL hầu hết là những người trưởng thành từcông tác chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, tay nghề và trình độ chuyên mônvững vàng

Nhìn chung trường Mầm non Xuy xá có nhiều nét nổi bật, chất lượng CSGD trẻđang được nâng lên, số cháu ra lớp hàng năm tăng, đội ngũ cán bộ, GV ổn định,Tuy nhiên trường Mầm Non Xuy xá vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là:

Trường vẫn còn nhiều điểm trường, thiếu tấp trung, cơ sở vật chất vẫn còn thiếuthốn, có 2 điểm lẻ ,việc quản ký 2 điểm lẻ gặp một số khó khăn

7 Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ GVMN của hiệu trưởng

Hiệu trưởng đã được học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và trung cấp

lý luận chính trị nên việc quản lý nhà trường theo đúng chu trình quản lý

Phó hiệu trưởng của nhà trường có năng lực và là người giúp việc đắc lựccho hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ GV

Hiệu trưởng đã triển khai các biện pháp xây dựng nâng cao chất lượng độingũ giáo viên:

Trang 21

- Đã tạo điều kiện cung cấp đầy đủ tư liệu cho GV tự học tập để nâng caotrình độ và nghiệp vụ chuyên môn; nhà trường đã trang bị đầy đủ các loại tư liệu,sách báo, các văn bản chỉ đạo mới nhất để cán bộ, GV tự học tập và cập nhật.

- Tạo điều kiện thuận lợi để GV hoàn thành nhiệm vụ như; tạo điều kiện thuận lợi

về thời gian, cơ sở vật chất, thực hiện đúng chế độ chính sách đối với GV để họphát triển theo chiều hướng tốt hơn

- Tổ chức các hoạt động hội giảng, hội thi GV dạy giỏi để tạo cơ hội cho GV thamgia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, bộc lộ tài năng của mình, tạo được môi trườnghọc tập và sự cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ GV, là động lực để xây dựng,phát triển đội ngũ ngày càng vững mạnh

- Chất lượng toàn diện giữa các lớp trong trường còn có sự chênh lệch

Trang 22

- Công tác đánh giá, xây dựng đội ngũ GV của Hiệu trưởng có nhiều chuyển biến,song chưa có biện pháp xây dựng đội ngũ GV cho phù hợp với điều kiện thực tếcủa nhà trường nên chất lượng đội ngũ GV của trường chưa thật cao và bền vững.

7.3 Những khó khăn của Hiệu trưởng trong việc thực hiện các biện pháp xây dựng đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp

Thứ nhất: Hiện nay cơ sở vật chất của trường MN Xuy Xá chưa đáp ứng được

yêu cầu ; phòng học chật hẹp, thiếXasphongf học và các phòng chức năng, thiếusân bãi để tập luyện, giáo dục thể chất, trang thiết bị dạy học hiện đại còn sơ sài…

Thứ hai: Thời gian và công việc quản lý quá vất vả bởi thực tại có quá nhiều

công văn chỉ đạo từ các cấp quản lý gửi tới các trường, vì vậy chỉ cần triển khai vàthực hiện đúng với kế hoạch và tiến độ của các công văn đó đã mất rất nhiều thờigian của người Hiệu trưởng vì vậy làm hạn chế việc tự học, cập nhật những thôngtin mới về khoa học giáo dục của người Hiệu trưởng

Thứ ba: Đội ngũ GV còn hạn chế về trình độ và năng lực chuyên môn Qua

thực tế, có một số GV trong các đợt thanh kiểm tra của Hiệu trưởng và phòng giáodục và đào tạo vẫn có những hoạt động đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu và xếp loạikhá thấp, đa số GV được đào tạo ở các loại hình mở rộng, liên kết, liên thông cóchất lượng không tốt đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ GV Đâycũng là một nguyên nhân làm hạn chế kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng độingũ GV của hiệu trưởng

Thứ tư: Trong thực tế GV nếu không vi phạm kỷ luật gì thì đến hẹn lại lên

cứ 2 năm được tăng một bậc lương dẫn đến không có ý chí phấn đấu, tâm lý dựadẫm, ỷ lại của viên chức nhà nước đã xuất hiện, làm ảnh hưởng đến chất lượng độingũ GV

Ngày đăng: 14/04/2015, 20:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w