1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay

46 2,2K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Chất Lượng Tự Học Các Môn Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Cho Sinh Viên Trong Trường Đại Học Hiện Nay
Tác giả Hồ Thị Hải Yến
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Minh Ngọc
Trường học Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Tâm Lý Giáo Dục
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 504,5 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

-

 -BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: CHUYÊN ĐỀ TÂM LÝ

Hà Nội, tháng 6 năm 2011

Trang 2

III Đối tượng nghiên cứu

IV Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 3

1.2.3 Đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trườngĐại học

Chương 2 Thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văncủa sinh viên trong trường Đại học

2.1 Những kết quả đạt được trong quá trình tự học các môn khoa học

xã hội và nhân văn của sinh viên

2.1.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên về việc tự học các mônkhoa học xã hội và nhân văn

2.1.2 Thực trạng về việc tiến hành hoạt động tự học các môn khoahọc xã hội và nhân văn của sinh viên

2.1.3 Thực trạng về kết quả tự học các môn khoa học xã hội và nhânvăn của sinh viên

2.2 Một số hạn chế của việc tự học các môn khoa học xã hội và

3.1 Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với việc tự học các mônkhoa học xã hội và nhân văn

3.2 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chấtlượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên3.3 Phát huy vai trò tích cực của sinh viên trong việc nâng cao hiệuquả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn trongtrường Đại học

Trang 4

3.3.1 Nhận thức về vai trò tích cực của sinh viên trong việc tự họccác môn khoa học xã hội và nhân văn

3.3.2 Một số kỹ năng phục vụ hoạt động tự học các môn khoa học xãhội và nhân văn

3.4 Đảm bảo tốt cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị phục vụ chohoạt động tự học của sinh viên

KẾT LUẬN

Trang 5

CẤU TRÚC TIỂU LUẬN.

Đề tài: Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay.

Gồm 3 phần:

Mở đầu

Nội dung

Kết luận

Trong đó, nội dung gồm 3 chương:

Chương 1 Lý luận chung về tự học và hoạt động tự học các mônkhoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học

Chương 2 Thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văncủa sinh viên trong trường Đại học

Chương 3 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chấtlượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viêntrong trường Đại học

Trang 6

MỞ ĐẦU

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Để đáp ứng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngay từcuối thế kỷ XX, khoa học giáo dục đã chuyển từ quan điểm dạy học

“lấy người dạy làm trung tâm”, sang quan điểm “lấy người học làmtrung tâm” trong nhà trường từ tiểu học đến đại học Đó là cả mộtcuộc cách mạng về giáo dục Thực chất của cuộc cách mạng đó làchuyển từ chỗ lấy “việc dạy làm trung tâm” sang lấy “việc học làmtrung tâm” Khi “lấy việc học làm trung tâm” thì phương pháp học tậptrở nên có vai trò đặc biệt quan trọng

Tự học là hình thức học tập không thể thiếu của sinh viên trongcác trường Đại học Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoahọc, có chất lượng không chỉ là trách nhiệm của sự nghiệp giáo dục –đào tạo của các trường Đại học mà còn là trách nhiệm to lớn của cánhân toàn sinh viên Trong quá trình học tập, việc xác định mục đích,xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý làviệc cần thiết Song quan trọng là sinh viên phải có hệ thống kĩ năng

tự học bởi muốn có kĩ năng nghề nghiệp trước hết phải có kĩ năng làmviệc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận thức để chiếm lĩnhtri thức Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động nắm vững tri thức và cótay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kĩ năng tự học một cách thườngxuyên và nghiêm túc được chú trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghếnhà trường Như vậy để hoạt động học tập của sinh viên có hiệu quả,sinh viên phải có tri thức và kĩ năng tự học

Trang 7

Trong chương trình Đại học có nhiều nội dung môn học khácnhau, trong đó quá trình học tập các môn khoa học xã hội chiếm sốlượng không nhỏ Việc học tốt các môn này giúp cho sinh viên thếgiới quan phương pháp luận duy vật biện chứng,rèn luyện bản lĩnhchính trị dân chủ cách mạng cùng với việc rèn luyện kĩ năng hoạtđộng thực tiễn đây là điều không thể thiếu đối với mỗi sinh viên Đểhọc tốt môn học khoa học xã hội và nhân văn thì việc tự học đóng vaitrò hết sức quan trọng Tuy nhiên, hiện nay việc tự học của sinh viêncòn nhiều bất cập, đa số sinh viên khi tiếp xúc với các môn khoa họckhoa học xã hội và nhân văn còn khá lúng túng trong việc tìm raphương pháp học tập hợp lý.

Vì vậy với kiến thức nhỏ về vấn đề tự học của sinh viên em xin

mạnh dạn chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả chất lượng tự học các

môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học.

Tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót nên em mong được sựgóp ý của cô giúp em hoàn thành tiểu luận tốt hơn Em xin chân thànhcảm ơn!

II MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Mục tiêu

Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn định hướng phương pháp

tự học cho sinh viên trong trường Đại học hiện nay, đề xuất các giảipháp tự học cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinhviên trong các trường Đại học

2 Nhiệm vụ

Trang 8

- Làm rõ lý luận về chất lượng tự học của sinh viên trongtrường Đại học.

- Đánh giá thực trạng việc tự học các môn khoa học xã hội vànhân văn của sinh viên trong các trường Đại học

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tư học cácmôn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong các trường Đạihọc

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu việc nâng cao chất lượng tự học cácmôn khoa học xã hội và nhân văn cuả sinh viên trong các trường Đạihọc

IV CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sơ lí luận: dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộngsản về giáo dục đào tạo, lí luận phương pháp giáo dục hiện đại

Phương pháp nghiên cứu: duy vật biên chứng, phân tích tổnghợp, so sánh, kháo sát thực tế sinh viên một số trường …

Trang 9

NỘI DUNG

Chương 1 Lý luận chung về tự học và hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học 1.1 Khái quát chung về hoạt động tự học

1.1.1 Một số quan điểm về tự học

Trong giáo dục - đào tạo, dạy và học có mối quan hệ biệnchứng, tác động qua lại với nhau, trong đó người dạy giữ vai trò chỉđạo, tổ chức, điều khiển quá trình dạy học Dưới tác động sư phạmcủa người dạy, người học là khách thể tiếp thu một cách có ý thứcnhững tác động đó để tiến hành hoạt động nhận thức của mình Songđồng thời người học cũng là chủ thể nhận thức, tự giác, tích cực, độclập tiến hành các hoạt động nhận thức của mình nhằm hoàn thành tốtnhiệm vụ học tập

Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằngcách chọn lọc và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh Dạy làviệc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng,

kỹ xảo và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm hoặc thái độ Đó

là quan niệm tổng quát về dạy và học và theo cách tiếp cận thông tin

Và trong lịch sử cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về tự học

Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác–Lênin cho rằng: việclĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo được xem là quá trình phản ánhthế giới khách quan vào trong ý thức của người học Đó là một quátrình vận động của tư duy, là sự giải quyết mâu thuẫn nội tại, từ chỗchưa hiểu biết gì đến chỗ hiểu biết, từ chỗ hiểu biết chưa đầy đủ vàchính xác đến chỗ hiểu biết đầy đủ và chính xác hơn, từ chỗ chưa có

kỹ năng đến chỗ có kỹ năng giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra

Trang 10

Về cơ bản, hoạt động học tập diễn ra theo quy luật nhận thức chung

“từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượngđến thực tiễn”, trong đó tự học nằm trong quá trình học tập

Lênin với câu nói nổi tiếng : “ Học! Học nữa!Học mãi” đãkhẳng định ý chí và nghị lực quyết tâm học tập suốt đời Để làm đượcđiều đó đòi hỏi bản thân người học phải có ý thức tự học, học tập phải

là nhiệm vụ thường xuyên, được tiến hành bền bỉ, lâu dài, có củng cố,rèn luyện mới đạt hiệu quả cao

Trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử cũng là người hết sức đềcao việc học tập Theo ông làm người cũng phải học làm quan chínhtrị cũng phải học Khổng Tử cho rằng mọi người đều cần phải học, cóhọc mới có thể biết được thế nào là: Nhân, Trí, Tín, Trực, Dũng,Cương Ông chủ trương dạy điều gì cũng phải để học trò có sức suynghĩ tìm tòi Theo ông, học phải gắn với tập và hành Học mà có tậpthì nhớ lâu, thạo việc Sau học là hành nghề, khi đã hành cần phải tiếptục học nữa Như vậy, có thể nói phương châm chính của Khổng Tử là

“học không biết chốn, dạy không biết nơi”

1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về tự học

Trang 11

Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó Giáo sư Hà Thị Đức trongcuốn “Lý luận dạy học Đại học” thì “ tự học là một hình thức tổ chứcdạy học cơ bản ở Đại học Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân,nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tựtiến hành ở trên lớp hay ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chươngtrình và sách giáo khoa đã được quy định”.

Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn: “ tự học – là tựmình đổi mới suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh,phân tích tổng hợp ) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ)cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinhquan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ,không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ýmuốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnhvực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu củamình”

Từ những quan điểm về tự học nêu trên Có thể đi đến định

nghĩa chung về tự học như sau: Tự học là quá trình cá nhân người

học tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào

đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được nội dung nhất định.

Như vậy, tự học là hình thức học tập độc lập của người họcnhằm lĩnh hội, củng cố, vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo Hoạtđộng tự học có một số đặc điểm cơ bản sau: là một hình thức tổ chứcdạy học mang tính chất cá nhân; người học tự tổ chức quá trình nhậnthức của mình, thể hiện tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo củabản thân; người dạy giữ vai trò chỉ đạo, định hướng, song không trựctiếp can thiệp vào quá trình tự lĩnh hội của người học; tự học giúp

Trang 12

người học củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóakiến thức, rèn luyện kỹ xảo, tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng vàogiải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.

tư tưởng một niềm khát khao say mê, khám phá tri thức mới, đồngthời phải có vốn tri thức vô cùng sâu rộng Với hình thức này, ngườihọc không tiếp xúc với thầy và sách giáo khoa mà chỉ cọ sát thực tiễn

Hình thức thứ hai là tự học với sách nhưng không có giáo viênbên cạnh Ở hình thức này, tự học có thể diễn ra ở 2 mức sau: thứnhất, tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy, người học

tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sách Qua đó sẽ phát triển

tư duy tư duy tự học với sách Thứ hai, tự học có thầy từ xa hướngdẫn: trao đổi thông tin giữa thầy và trò thông qua các phương tiệnthông tin thô sơ hay hiện đại dưới dạng phản ánh và giải đáp các thắcmắc, làm bài tập, kiểm tra,…

Hình thức thứ 3 là tự học có sách, có thầy trong một số tiết họcsau đó sinh viên tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáoviên Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò chỉ đạo,

tổ chức, điều khiển và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức Trò

tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá trình học tập.Trong quá trình tự học ở nhà, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy,người học phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động tự sắp xếp kế

Trang 13

hoạch học tập, huy động mọi tri thức, kĩ năng để hoàn thành nhữngnhiệm vụ giáo viên đề ra.

1.1.2.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng tự học

Tiêu chí là những quy định dùng làm tiêu chuẩn để phân loại,đánh giá được thể hiện ở các chỉ số, thông số, chỉ tiêu dùng làm thước

đo để dựa vào đó so sánh, đánh giá kết quả tự học của sinh viên Vớicách tiếp cận trên, khi đánh giá chất lượng tự học các môn khoa học

xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học cần dựa trêncác nhóm tiêu chí sau:

Một là, kết quả nhận thức về nội dung các môn khoa học xã hội

và nhân văn của sinh viên thông qua việc sinh viên đã xác định đượctầm quan trọng các môn học khoa học xã hội và nhân văn hay chưa,

đã nắm vững, bản chất, nội dung vấn đề, nội dung bài học đến đâu,biết liên hệ, vận dụng lí luận vào thực tiễn như thế nào…

Hai là, chất lượng tự học các môn khoa học xã hội và nhân vănđược đánh giá bằng kết quả học tập thông qua các bài kiểm tra họctrình, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ

Ba là, thể hiện qua chất lượng tham gia phát biểu ý kiến xâydựng bài, chất lượng thảo luận, xêmina Trong các giờ thảo luận,xêmina, việc sinh viên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài như thếnào, có sôi nổi hay không, có giải quyết được vấn đề hay không…điều đó đánh giá được việc chuẩn bị bài của sinh viên và chất lượng tựhọc của sinh viên trong trường Đại học

Bốn là, thông qua hoạt động thực tiễn công tác đoàn thể tronglớp, trong nhà trường Đây là một tiêu chí quan trọng, thông qua hoạtđộng này có thể đánh giá được việc vận dụng những kiến thức khoahọc xã hội và nhân văn trong thực tiễn hoạt động công tác đoàn của

Trang 14

sinh viên đến đâu, từ đó đánh giá được chất lượng tự học của sinhviên.

1.2 Vai trò của tự học đối với sinh viên và đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học

1.2.1 Sinh viên và một số đặc điểm tâm lý của sinh viên ảnh hưởng đến quá trình tự học

Sinh viên là nhóm người đã tốt nghiệp phổ thông trung học nằmtrong độ tuổi từ 18-25 tuổi, được đào tạo trong các trường Đại học,Cao đẳng nhằm xây dựng đội ngũ trí thức có trình độ và năng lực cho

xã hội

Sinh viên mang một số đặc điểm tâm lý cơ bản sau:

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổisinh viên là sự phát triển tự ý thức Nhờ có tự ý thức phát triển, sinhviên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủđộng điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế

xã hội Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường Cao đẳng, Đại học

sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất củamình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghềnghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện vàthể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tậpnghề hay nghiên cứu khoa học Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển

mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kếtquả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phươngpháp học tập của họ

Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận,đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày Sinh viên làtrí thức tương lai, ở họ sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt

Trang 15

Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân,

vì thế, họ rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc

lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốnsống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng địnhmình

Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổnđịnh của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp-một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thự

sự yêu thích và đam mê với nghề đã lựa chọn Sinh viên là lứa tuổi đạtđến độ phát triển sung mãn của đời người Họ là lớp người giàu nghịlực, giàu ước mơ và hoài bão Tuy nhiên, do quy luật phát triển khôngđồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cáchthức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng đượcphát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạnchế Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bảnthân mỗi sinh viên Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình,phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưuđiểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên Tuynhiên, điều quan trọng và quyết định chính là ở sự nỗ lực và tinh thần

tự giác, tích cực, chủ động trong học tập của bản thân mỗi sinh viên

Tất cả những đặc điểm trên có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình

tự học của sinh viên về cả nhận thức, tình cảm và hành động

Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, sinh viên còn có nhữnghạn chế nhất định: do tác động của nền kinh tế thị trường nên một sốsinh viên không xác định được động cơ và mục đích học tập của bảnthân, việc chọn ngành học không phải do lựa chọn của bản thân màchỉ vì ý muốn của bố mẹ hay theo “mốt” mà thôi; trong quá trình học

Trang 16

tập, tuy là những người có tri thức song nhận thức ở một số sinh viêncòn kém về ý thức học tập và rèn luyện bản thân, nhiều sinh viên chưathích nghi với môi trường mới nên dễ sa vào các tệ nạn xã hội, chấtlượng học tập kém hiệu quả.

1.2.2 Tầm quan trọng của hoạt động tự học đối với sinh viên.

Trong tiến trình phát triển chung của nhân loại, sự phát triểnkinh tế xã hội của mỗi quốc gia đều dựa trên nền tảng tri thức, muốn

có tri thức phải phát triển giáo dục Như Bác Hồ từng nói: “Non sôngViệt Nam có trở nên vẻ vang hay không, có sánh vai với các cườngquốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công họctập của các cháu” Ý thức được tầm quan trọng đó, nước ta coi giáodục và đào tạo là quốc sách, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực xâydựng một xã hội học tập với phương hướng, con đường thực hiện làkết hợp đến trường, giáo dục từ xa và tự học Trong đó, tự học đểtrưởng thành là vô cùng quan trọng

Tri thức nhân loại là vô tận do đó muốn hiểu được kho tàng trithức đó trước tiên con người phải biết tự mình đào sâu suy nghĩ, tựtìm tòi học hỏi, tức là phải có khả năng tự học Tự học là nói đến nộilực của người học, chất lượng của học tùy thuộc chủ yếu vào nội lực,đòi hỏi ý chí của bản thân sinh viên

Hiện nay, việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình đàotạo và phương pháp dạy học trong giáo dục Đại học và Cao đẳng làmột trong những yêu cầu cần thiết Một trong những đòi hỏi nhằmnâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường Đại học làgiúp cho sinh viên có khả năng tự hoc, tự nghiên cứu Nghị quyếtTrung ương 2 khóa VIII khẳng định: “đổi mới phương pháp giáo dụcđào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư

Trang 17

duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp dạyhọc tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học,bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên,nhất là sinh viên Đại học”.

Có thể nói, tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chấtlượng đào tạo ở các trường Đại học Khi một học sinh trở thành mộtsinh viên Đại học, họ bắt đầu làm quen với phương thức học tập hoàntoàn mới Ở phổ thông trung học, học sinh chỉ cần nắm vững nhữngkiến thức được cô giáo truyền giảng ở trên lớp và giáo viên liên tụckiểm tra, đánh giá học sinh và có giao bài tập cụ thể Song ở đại hocthì khác hẳn, tự học là phương pháp, cách thức cơ bản của mỗi sinhviên phải quán triệt Bởi vì, phương hướng chủ yếu của trường Caođẳng, Đại học trong giai đoạn này là nhanh chóng biến quá trình đàotạo thành quá trình tự đào tạo mà thực chất là làm cho sinh viên tựhoàn thiện và làm phong phú thêm vốn tri thức bằng sự nỗ lực tự học,

tự nghiên cứu Sinh viên đại học, học phương pháp là chủ yếu Giờđây, thầy cô giáo đóng vai trò là những người hướng dẫn học tập, vàcác giờ lên lớp chỉ cung cấp được những kiến thức cơ bản nhất, nhữngtài liệu cơ bản, còn việc học tập của sinh viên là sắp xếp trình tự, thờigian để nghiên cứu nắm tài liệu cơ sở và cả tài liệu tham khảo mởrộng Thêm vào đó, không còn sự kiểm tra sát sao của giáo viên, kếtquả học tập dồn hết vào kỳ thi hết học phần, hết môn Kết quả này phụthuộc vào bản thân sinh viên là chủ yếu Công tác tự học của sinh viênngày càng tăng lên, ngày càng đòi hỏi nhiều cố gắng nỗ lực vì chỉ cóviệc tự học mới trang bị cho mình kiến thức mới nhất, khoa học nhất

và thu được nhiều kinh nghiệm cho thực tiễn hoạt động và đạt kết quảnhư mong muốn

Trang 18

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng tự học còn góp phần nângcao thành tích, hoạt động trí tuệ của sinh viên trong việc hiểu và tiếpthu tri thức mới Tự học với sự nỗ lực và tư duy sáng tạo đã tạo điềukiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản chất củavấn đề Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp phải nhiều vấn đề mới

và việc đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tố nhất để kíchthích hoạt động trí tuệ cho sinh viên Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học củabản thân sinh viên thì kết quả không thể cao cho dù điều kiện ngoạicảnh có thuận lợi đến mấy (giáo viên giỏi, tài liệu hay và đầy đủ…)

Tự học được tổ chức tốt không những cung cấp cho sinh viênnhững kiến thức mới mà còn giúp họ rất nhiều trong công việc saunày Họ có năng lực hoạt động thực tiễn hay không? Chất lượng côngtác như thế nào? Phụ thuộc lớn vào chất lượng tự học Xã hội ngàycàng phát triển và ngày càng có nhiều phát kiến vĩ đại thì cần phải cónhững con người toàn diện Do đó, sinh viên cần trang bị cho mìnhnhững tri thức toàn diện muốn có tri thức toàn diện con đường tốtnhất là tự học

Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáodục và hình thành nhân cách cho sinh viên Việc tự học rèn luyện chosinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khókhăn trong học tập, trong cuộc sống giúp cho họ tự tin hơn trong việclựa chọn cuộc sống của mình Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòngham học hỏi, ham hiểu biết, khát khao vươn tới đỉnh cao của khoahọc, sống có hoài bão ước mơ Do đó, mỗi sinh viên hãy xây dựngcho mình một thói quen, một phương pháp để nâng cao chất lượng tựhọc một cách tốt nhất

Trang 19

Như vậy, có thể khái quát rằng: tự học là một hình thức họcnhằm giúp cho người học lĩnh hội, củng cố kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.Trong quá trình tự học, người học tự xử lý kiến thức đã lĩnh hội, tìmtòi, khám phá tri thức mới, vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm

vu học tập, từng bước biến tri thức của người dạy thành kiến thức củabản thân Từ đó, giúp cho người học phát triển tư duy độc lập, sángtạo, hình thành niềm tin khoa học, sự hứng thú, say mê học tập

Kết quả học tập và rèn luyện, năng lực hoạt động thực tiễn củasinh viên có được thông qua kết quả tác động tổng hợp của các hoạtđộng gồm: giáo dục-đào tạo trong nhà trường, tự học tập, tự tu dưỡngbản thân của sinh viên…Trong các hoạt động đó, hình thức tự học, tự

tu dưỡng đặc biệt là chất lượng tự học các môn khoa học xã hội vànhân văn có vị trí rất quan trọng, là nhân tố trực tiếp góp phần tạo nênkết quả về chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên trong trườngĐại học

1.2.3 Đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn

Các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường Đại học baogồm: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tâm lýhọc, giáo dục học,…nghiên cứu sự vận động, biến đổi và phát triểncủa tự nhiên, xã hội và con người, vì vậy việc tự học các môn khoahọc xã học này là nền tảng cho các môn khoa học khác và tạo một thếgiới quan, cách nhìn nhận vấn đề của bản thân một cách khách quanhơn

Về đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn xét mộtcách tổng thể, nó mang tính phổ biến bởi lẽ khoa học xã hội và nhânvăn là khoa học nghiên cứu về xã hội, con người và cộng đồng người

Từ trước đến nay, làm bất cứ việc gì cũng đòi hỏi đến những hiểu biết

Trang 20

về xã hội, con người và cộng đồng người cho nên kiến thức khoa học

xã hội và nhân văn hiện hữu khắp mọi nơi và cần …

Nghiên cứu các môn khoa học xã hội và nhân văn liên quan mậtthiết đến lĩnh vực chính trị xã hội, đạo đức nhân cách, tư tưởng vănhóa của dân tộc cho nên đây là một lĩnh vực quan trọng Chúng ta đềubiết rằng những sai lầm về kinh tế, kĩ thuật để lại hậu quả lớn nhưng

có thể khắc phục được nhưng những sai lầm về chính tri – xã hội thì

để lại hậu quả nặng nề và khó thể khắc phục và nếu có thì rất lâu Vìvây, sinh viên trong trường Đại học kể cả khối kinh tế - kĩ thuật vàkhối xã hội – nhân văn phải nhận thức được tầm quan trọng của củacác môn học khoa học xã hội và nhân văn, từ đó có phương pháp họctập, nghiên cứu, củng cố vững chắc kiến thức về khoa học xã hội vànhân văn làm điều kiện cho công tác sau này đạt hiệu quả cao

Trong thực tiễn, bất cứ công việc nào, bất cứ ngành nghề nàocũng như bất cứ ngành học nào cũng đều có độ khó, dễ riêng của nó,tùy theo cách cảm nhận, cách tiếp thu và lòng đam mê của mỗi người

mà những cái đó trở nên dễ đối với những người này và cũng sẽ trởnên khó đối với người khác Khi học các môn khoa học xã hội vànhân văn đòi hỏi người học phải chịu khó đọc nhiều tài liệu, nghiêncứu, tìm hiểu và nắm vững bản chất vấn đề, bởi vì học các môn nàykhá trừu tượng, nhiều thuật ngữ khó, có tính lý luận, tính khái quátcao, có sư liên hệ mật thiết với thực tiễn xã hội, luôn có sự thống nhấtcao giữa tính khoa học và tính tư tưởng, luôn mang tính chiến đấu.Khi nghiên cứu nếu sinh viên không có phương pháp tự học tốt vàkhông biết cách tiếp cận thì dễ bị sa vào trong hệ thống các kháiniệm, phạm trù, quy luật phong phú của triết học, kinh tế chính trị,…

Trang 21

Vì vậy, sinh viên phải tự tìm cho mình một phương pháp nghiên cứucác môn học này một cách hiệu quả nhất.

Trang 22

Chương 2 Thực trạng tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên trong trường Đại học

2.1 Những kết quả đạt được trong quá trình tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên

2.1.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên về việc tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn

Xuất phát từ đặc điểm của sinh viên là được tuyển chọn qua các

kì thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng với chất lượng đầu vào tươngđối khá, có nhận thức cao, vì vậy đa phần sinh viên đã nhận thức tốtnhiệm vụ học tập và rèn luyện tại trường, có động cơ phấn đấu, họctập và rèn luyện để trở thành những trí thức giỏi góp phần xây dựngđất nước

Trong quá trình học tập, sinh viên cơ bản đã có nhận thức tốt về

vị trí, vai trò của việc tự học, tự nghiên cứu là hình thức đòi hỏi tínhđộc lập cao, đặc biệt là đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn,qua đó giúp bản thân củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa kiếnthức, đồng thời sinh viên bước đầu cũng đã rèn luyện được kỹ năng,

kỹ xảo, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng vào giải quyếtnhững vấn đề do thực tiễn đặt ra một cách khoa học Điều tra trên 304

ý kiến về việc lên kế hoạch học tập của sinh viên một số trường trênđịa bàn Hà Nội cho thấy kết quả như sau:

Trang 23

Nhiều sinh viên đã chủ động tìm hiểu những đặc điểm yêu cầucủa môn học, nắm được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình họctập, qua đó rút ra những biện pháp khắc phục khó khăn, lập kế hoạchhọc tập và chuẩn bị đầy đủ về vật chất, tâm lý, thể lực cho quá trìnhhọc tập Việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu của cá nhân cơ bản đã cótính khoa học và đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, phát huyvai trò vai trò chủ thể trong hoạt động nhận thức, biến quá trình đàotạo thành tự đào tạo

2.1.2 Thực trạng về việc tiến hành hoạt động tự học các môn khoa học xã hội và nhân văn của sinh viên

Đa số sinh viên đã tận dụng được thời gian trong việc tự học,chịu khó tìm tòi, nghiên cứu giáo trình, tài liệu, trên thư viện cũng nhưtrên internet và các phương tiện thông tin khác Theo kết quả điều trađối với nhóm sinh viên trường Học viện Báo chí và tuyên truyền, sinhviên Đại học quốc gia, sinh viên Đại học Giao thông vận tải và sinhviên Đại học Thương mại trên địa bàn Hà Nội về việc có thườngxuyên nghiên cứu tài liệu trên thư viện và internet trong giờ tự họchay không thì có 80% sinh viên thường xuyên, 18% thỉnh thoảng,20% ít khi và 0% là chưa khi nào và đa số sinh viên thường dành 4–5giờ cho việc tự học ở nhà hoặc bằng cách lên thư viện, đặc biệt là sinhviên sống trong kí túc xá của trường Nhiều sinh viên như sinh viênĐại học Giao thông vận tải và Đại học Thương mại thường lên giảngđường tập trung nhóm để học, đặc biệt là vào mùa ôn thi Với kết quảnày cho thấy, việc tự nghiên cứu giáo trình tài liệu của sinh viên rấttích cực, tự giác

Ngày đăng: 04/04/2013, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w