1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng ngoại thương việt nam vietcombank

38 765 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 335,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP, ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP,

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)

GVHD: PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt SVTH: Phạm Hoàng Diễm

Lớp: TCDN8-K32 Khoa: Tài chính doanh nghiệp STT: 04

MSSV: 106205712

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 2/2009

Trang 2

Mục lục

Lời mở đầu

1

Phần I: Cơ sở lý luận về định giá Doanh nghiệp

1.1 Doanh nghiệp và giá trị Doanh nghiệp

2

1.1.1 Doanh nghiệp

2

1.1.2 Giá trị doanh nghiệp

2

1.1.3 Những yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp

2

1.1.4 Tiêu chuẩn đánh giá giá trị doanh nghiệp

3

1.2 Định giá doanh nghiệp

3

1.2.1 Khái niệm

3

1.2.2 Vai trò của định giá doanh nghiệp

4

1.2.3 Mục đích của định giá doanh nghiệp

4

1.2.4 Ý nghĩa của định giá doanh nghiệp

5

1.2.5 Các nguyên tắc định giá doanh nghiệp

5

1.2.6 Quy trình định giá doanh nghiệp

Trang 3

1.3 Các phương pháp định giá doanh nghiệp

7

1.3.1 Phương pháp tài sản

7

1.3.2 Phương pháp vốn hóa thu nhập theo kỹ thuật dòng tiên chiết khấu( DCF)

9

1.3.3 Phương pháp tỷ số giá bán/ thu nhập (PE)

13

1.3.4 Phương pháp định lượng Goodwill ( Lợi thế thương mại)

14

Phần II: Định giá Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

(NHNT)-Vietcombank

2.1 Giới thiệu về NHNT Việt Nam

15

2.1.1 Tổng quan về NHNT Việt Nam

15

2.1.2 Vị thế của NHNT trong ngành Ngân hàng

16

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm trước cổ phần hóa

16

2.1.4 Tiến trình cổ phần hóa

19

2.2 Định giá NHNT

19

2.2.1 Xác định theo pp dòng tiền chiết khấu ( DCF)

19

2.2.2 Xác định theo pp tài sản

Trang 4

Phần III: Hạn chế và kiến nghị trong việc sử dụng các phương

pháp định giá doanh nghiệp

3.1 Hạn chế của các phương pháp định giá doanh nghiệp

27

3.1.1 Phương pháp tài sản

27

3.1.2 Phương pháp dòng tiền chiết khấu

27

3.2 Kiến nghị

28

Kết luận

29

Định giá doanh nghiệp hiện đang là một trong những vấn đề cần thiết nhấttrong việc chuẩn bị cổ phần hóa, việc tái cấu trúc doanh nghiệp để trở thành công

ty cổ phần, việc bán cổ phần của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa ra bên ngoàihoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán Dựa vào kết quả định giá các nhà đầu

tư có thể cân nhắc và đưa ra những quyết định hợp lý Đặc biệt là trong bối cảnhnền kinh tế hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO, việc tăng năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp nhà nước là hết sức cần thiết và chuyển đổi hình thức

sở hữu doanh nghiệp chính là một động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinhdoanh và là kênh huy động vốn rất hiệu quả đối với các doanh nghiệp Một trongnhững khâu quan trọng của quá trình này chính là xác định giá trị doanh nghiệp

Trang 5

Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp sẽ là cơ sở để định giá cổ phần và dự kiến

cơ cấu bán cổ phần lần đầu,…

Vướng mắc lớn nhất khi định giá doanh nghiệp chính là sử dụng phươngpháp nào để định giá doanh nghiệp một cách phù hợp nhất.Những phương phápkhác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau Trên thế giới hiện nay có rất nhiềuphương pháp định giá doanh nghiệp, nhưng thực tế ở Việt Nam thì có 2 phươngpháp chủ yếu thường được các tổ chức định giá sử dụng đó là : Phương pháp địnhgiá theo giá trị tài sản hay phương pháp dòng tiền chiết khấu

Để tìm hiểu ưu nhược điểm của các phương pháp định giá doanh nghiệp,

em đã chọn đề tài :” Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp, ứng dụngphương pháp tài sản và phương pháp chiết khấu dòng tiền để định giá Ngân hàngngoại thương Việt Nam”

Phần I:

Cơ sở lý luận về định giá doanh nghiệp.

1.1 Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp:

1.1.1 Doanh nghiệp: là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra

sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó đểtối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước và quyền lợichính đáng của người tiêu dùng

1.1.2 Giá trị doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một tài sản đầu tư và đồng thời nó

cũng được xem là một hàng hóa có giá trị, do đó giá trị doanh nghiệp phụ thuộcvào lợi ích mà nó mang lại.Giá trị doanh nghiệp vẫn tồn tại ngay cả khi không cóviệc mua bán, chuyển nhượng, sát nhập,…

Trang 6

Giá trị của doanh nghiệp và giá bán của doanh nghiệp thường chênh lệch nhau.Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà các đơn vịđem lại cho nhà đầu tư còn giá bán doanh nghiệp thì phụ thuộc vào thị trường.

1.1.3 Những yếu tố tác động lên giá trị doanh nghiệp : Giá trị doanh nghiệp

chịu tác động bởi nhiều yếu tố

Thứ nhất là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Khi định giá tài sản để

đầu tư, thực chất nhà đầu tư không mua tài sản đó mà muốn sở hữu dòngthu nhập do tài sản đó mang lại cho họ trong tương lai Do đó khả năng sinhlợi của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư khi muadoanh nghiệp

Thứ hai là xu thế của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai Đầu tư có

nghĩa là mua tương lai, và là hoạt động có tính rui ro Chỉ có xu thế tăngtrưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong tương lai cao hơn mứclợi tức hiện tại mới hấp dẫn nhà đầu tư

Thứ ba là sự lành mạnh của tình hình tài chính Một doanh nghiệp có tình

hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của đồng vốn đầu tư, hay nóicách khác các nhà đầu tư đánh giá cao cơ hội đầu tư tương đối an toàn.Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu sẽ khó tìm được người muahoặc phải bán với giá thấp Nhà đầu tư trả giá thấp để có thể đạt được một tỉsuất lợi nhuận cao bù đắp cho mức rủi ro mà họ có thể gánh chịu

Thứ tư là hiện trạng của tài sản hữu hinh Tài sản hữu hình là những trang

thiết bị cũ hay mới, trình độ công nghệ như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, đồng thờicũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường về mặtchi phí sản xuất và chất lượng Điều nay sẽ quyết định thị phần của doanhnghiệp, và trực tiếp ảnh hưởng đến dòng doanh thu và lợi nhuận mong đợi

sẽ kiếm được trong tương lai Nếu hàng tồn kho không phù hợp với hướnghoạt động mới chi phí giải quyết hàng tồn kho sẽ làm tăng chi phí hoạtđộng hay làm giảm giá trị doanh nghiệp

Thứ năm là tài sản vô hình Các mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc

quyền kinh doanh, hợp đồng thuê bao, bằng phát minh sáng chế, bản quyền,nhãn hiệu hàng hóa, là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi củadoanh nghiệp Các công ty danh tiếng sẽ dễ dàng thành công khi tung mộtsản phẩm mới ra thị trường Một sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín baogiờ giá cả cũng cao hơn những sản phẩm cùng loại khác của các công ty vôdanh Bên cạnh đó yếu tố nhân sự cũng được kể đến khi định giá doanhnghiệp

Trong thời đại ngày nay, mọi thứ đều cơ bản được quyết định bởi năng lựchoạt động của con người Doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt được trình độcông nghệ như đối thủ, tuy nhiên để có được một đội ngũ lao động giỏi, nhiệt tình,

có thái độ đúng đắn trong lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chính sáchnhân sự phù hợp, phải xây dựng được văn hóa tổ chức đặc trưng cần thiết mà điều

Trang 7

đó không thể thực hiện trong một thời gian ngắn Do đó vấn đề con người tronglao động sản xuất và hoạt động quản lý cực kỳ quan trọng, quyết định lợi thế nhiềumặt của doanh nghiệp Yếu tố này được quan tâm khi định giá là lẽ tất nhiên, vì nóquyết định năng suất lao động, một yếu tố chi phí của đội vào, đồng thời nó cũngquyết định đến quá trình đổi mới công nghệ và hoàn thiện sản phẩm cũng như khảnăng thích ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

1.1.4 Tiêu chuẩn đánh giá giá trị doanh nghiệp:

 Tiêu chuẩn mà các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp làmức thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư

 Định giá trị doanh nghiệp là quá trình ước tính giá trị doanh nghiệp hay lợiích của nó Các yếu tố trên phải được xem xét thông qua các điều kiện thịtrường vào thời điểm thẩm định giá hoặc thông qua các điều kiện của thịtrường tài chính Như vậy, việc định giá về mặt tài chính của doanh nghiệpquan hệ với doanh nghiệp như là một tài sản được trao đổi giữa người mua

và người bán trên một thị trường có cổ tức

 Khi thẩm định giá trị doanh nghiệm chúng ta cần phải thẩm định giá trị củatoàn bộ doanh nghiệp với tư cách là một doanh nghiệp độc lập có khả năngbán được Việc thẩm định giá trị doanh nghiệp vừa mang tính khoa học vừamang tính nghệ thuật Tính khoa học thể hiện ở chổ: Thẩm định giá trịdoanh nghiệp phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố cấu thành nên giátrị doanh nghiệp Còn tính nghệ thuật chính là việc ước tính giá trị hiện tạicủa các dòng tiền mặt trong tương lai

1.2 Định giá doanh nghiệp :

1.2.1 Khái niệm:

Khác với việc định giá để mua bán một tài sản, giá trị và giá cả của một doanhnghiệp không chỉ bao gồm giá trị tài sản thực tế của các tài sản hữu hình hiện cótại doanh nghiệp mà còn bao gồm giá trị của tài sản vô hình, tình hình tài chính,trình độ quản lý và tay nghề người lao động tại doanh nghiệp, vị trí địa lý và kếhoạch phát triển của doanh nghiệp Do vậy định giá doanh nghiệp vừa là khoa họcvừa là nghệ thuật Như vậy:

Định giá doanh nghiệp là việc ước tính giá trị doanh nghiệp hay lợi ích của nótheo một mục đích nhất định, tại một thời điểm bằng phương pháp phù hợp

Giá trị doanh nghiệp theo quan điểm của thẩm định giá là sự biểu hiện bằngtiền của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trongquá trình sản xuất kinh doanh

Vì vậy phương pháp định giá doanh nghiệp được coi là cơ bản và khoa học,trước hết phải tập trung:

- Trực tiếp đánh giá giá trị các tài sản trong doanh nghiệp và đánh giá giá trịcủa yếu tố tổ chức

- Bằng một kỹ thuật nào đó để lượng hóa các khoản thu nhập mà doanhnghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư

Trang 8

1.2.2 Vai trò của định giá doanh nghiệp:

- Định giá doanh nghiệp hiện đang là một trong những vấn đề cần thiết nhấttrong việc chuẩn bị cổ phần hóa, việc tái cấu trúc doanh nghiệp để trở thành công

ty cổ phần, việc bán cổ phần của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa ra bên ngoàihoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán

- Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, xu hướng toàn cầuhóa đang diễn ra sôi động ở các cấp độ khác nhau, cùng với trào lưu hợp nhất, sátnhập, thôn tính, tiếp quản…thì thẩm định giá trị doanh nghiệp ngày càng có vai tròquan trọng trong nền kinh tế Nó cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của mộtdoanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho quá trình đưa ra quyết định đầu tư,tín dụng…Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì thẩm định giá có những vaitrò khác nhau và cũng có những phương pháp tiếp cận hết sức khác nhau

- Việc định giá doanh nghiệp cũng rất cần thiết cho việc chuyển đổi sở hữu vàviệc thay đổi tỷ lệ sở hữu giữa các bên liên doanh Theo một chuyên gia định giácủa Ernst & Young thì hiện nay xu hướng thay đổi tỷ lệ sở hữu giữa các bên liêndoanh xảy ra ngày càng nhiều và họ thường được thuê để thược hiện việc xác địnhgiá trị của doanh nghiệp làm cơ sở cho các cuộc thỏa luận về thay đổi tỷ lệ sở hữugiữa các bên liên doanh này Ngoài ra, việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hútvốn đầu tư từ các công ty quỹ đầu tư luôn cần đến định giá doanh nghiệp

1.2.3 Mục đích của định giá doanh nghiệp:

Có rất nhiều mục đích để các chủ sở hữu xác định giá trị doanh nghiệp Tùyvào những mục đích khác nhau mà thẩm định viên sẽ chọn những phương phápthẩm định khác nhau và cho ra những kết qủa khác nhau phù hợp với từng mụcđích thẩm định giá Hiện nay, thẩm định giá trị doanh nghiệp nhằm phục vụ chocác mục đích sau:

 Kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp sẽ là cơ sở cho các hoạt động sátnhập, mua lại, hợp nhất, giải thể, thanh lý tài sản hay thành lập các liêndoanh, cổ phần hóa, chuyển nhượng vốn cổ phần…

 Kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có những giảpháp của tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

 Kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp cũng là cơ sở cho các tổ chức, cánhân và công chúng đầu tư ra quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán

do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính

 Để hoàn thành tốt chức năng của mình, trong những thời điểm nhất địnhnhà nước cũng cần đánh giá các doanh nghiệp, đánh giá những tác động củamôi trường kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó nhà nước ban hành

Trang 9

những quyết định liên quan đến doanh nghiệp như chính sách thuế, chínhsách hỗ trợ đầu tư, tài trợ tín dụng…nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

1.2.4 Ý nghĩa của việc định giá doanh nghiệp:

Ở Việt Nam, hoạt động định giá chỉ mới bắt đầu phát triển kể từ khi Nhà nướcquyết định chuyển sự vận hành kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơchế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chính sự thay đổi này đã kéo theo sựthay đổi toàn ộ cơ chế quản lý Nhà nước về giá cả Định giá là một nội dung quantrọng của sự đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về giá, mà còn bao gồm cả việchình thành và phát triển một ngành nghề, một thị trường dịch vụ mới, hình thànhnên các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này Vì vậy, trongnhững năm gần đây, vai trò định giá ngày càng được khẳng định

Một trong nguyên nhân khác thúc đẩy các hoạt động định giá phát triển mạnh

mẽ là do những lợi ích đem lại cho nền kinh tế, doanh nghiệp và các nhóm quyềnlợi trong doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp:

- Lợi ích của xác định giá trị doanh nghiệp là khả năng tổng hợp, đánh giá,phân tích và khớp lại các dữ liệu quá khứ và triển vọng phát triển trong tương laicủa doanh nghiệp trong một bản báo cáo chính xác và toàn diện

- Bằng việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu và các giá trị cốt lõi của công

ty Xác định giá trị doanh nghiệp trở thành một công cụ hữu hiệu giúp công ty hiệnthực hóa cơ hội và gia tăng giá trị cho các cổ đông hoặc nhà đầu tư tương lai

- Chỉ ra những thay đổi cần thiết về hệ thống tài chính, cơ cấu thành phần cổđông hoặc cấu trúc doanh nghiệp bởi quy trình này sẽ tạo ra một diễn đàn mở đểcông ty có thể thảo luận một cách sâu rộng và xem xét nhưng cơ cấu này có đồngnhất và có lợi cho tương lai của công ty hay không?

- Một dự án xác định giá trị doanh nghiệp toàn diện và thành công sẽ đem lạinhững hiệu quả tích cực do đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ phát hiện ra những khuvực làm ăn hiệu quả của công ty, từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp phát huytối đa hiệu quả điểm mạnh đó để gia tăng giá trị cho các cổ đông và chủ doanhnghiệp

Đối với các định chế tài chính và công chúng:

Định giá doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro khi đầu tư hay góp vốn vào cácdoanh nghiệp Dựa vào kết quả định giá doanh nghiệp họ cũng có thể chọn lựa nhàđầu tư vào các loại cổ phiếu, nó cung cấp bức tranh tổng quát về giá trị của mộtdoanh nghiệp, là sơ sở quan trọng phục vụ cho đối tượng sử dụng kết quả định giáđưa ra quyết định mua bán, đầu tư, cho vay, cho thuê,…

Trang 10

1.2.5 Các nguyên tắc đánh giá giá trị doanh nghiệp:

 Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất:

Việc sử dụng tôt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là đạt được mức hữudụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế- xã hội thực tế phù hợp, có thể chophép về mặt kỹ thuật, về pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho tàisản ngày thẩm định giá

Khái niệm sử dụng cao nhất và tốt nhất là một phần cơ bản và không thểthiếu sự ước tính giá trị thị trường Tuy nhiên, một tài sản đang sử dụng thực tếkhông nhất thiết đã thể hiện hết khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất củatài sản đó

 Nguyên tắc cung-cầu:

Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu về tàisản đó trên thị trường Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung vàcầu về tài sản Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với vầu và tỷ lện nghịch vớicung về tài sản

Giá trị của tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu, trong đó cácyếu tố về đặc điểm vật lý và đặc điểm kinh tế- xã hội khác biệt với những thuộctính của các tài sản khác Sự ảnh hưởng của những đặc tính phụ thêm này đượcphản ánh trong cung- cầu và giá trị tài sản

 Nguyên tắc thay thế:

Trong trường hợp hai hay nhiều tài sản có thể thay thế lẫn nhau trong quátrình sử dụng, thì giá trị của những tài sản đó được xác định bởi sự tác động lẫnnhau của tài sản này đến tài sản khác

Hình thành giá trị của tài sản được thẩm định giá thường có liên quan đếngiá trị của các tài sản có thể thay thế:

Khi hai tài sản có tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán ở mức giáthấp nhất thì tài sản đó sẽ bán được trướ Giới hạn trên của giá trị tài sản có xuhướng được được thiết lập bởi chi phí mua một tài sản thay thế cần thiết tươngđương, với điều kiện không có sự chậm trễ qua mức làm ảnh hưởng đến sự thaythế Một người thận trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí mua một tài sản thaythế trong cùng một thị trường và một thời điểm

Trang 11

Nguyên tắc này là nguyên tắc có bản trong việc xem xét tính khả thi củaviệc đầu tư bổ sung vào tài sản khi thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sảntốt nhất và có hiệu quả nhất.

 Nguyên tăc dự tính lợi ích tương lai:

Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lờitrong tương lai

Giá trị của tài sản cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của nhữngngười tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố nàycũng ảnh hưởng đến giá trị

Việc ước tính giá trị của tài sản luôn luôn dựa tên các triển vọng tương lai,lợi ích dự kiến nhân được từ quyền sử dụng tài sản của người mua

1.2.6 Quy trình định giá:

Quy trình định giá là một quá trình có tính hệ thống, logic, qua đó cung cấpcho các nhà thẩm định giá sự hướng dẫn phù hợp trong công tác định giá củarmình, giúp cho các nhà thẩm định giá đạt kết luậ vững chắc hoặc sự ước tính giátrị có cơ sở

Nhìn chung quy trình định giá doanh nghiệp cũng tương tự như quy trình địnhgiá các tài sản khác bao gồm 6 bước, nhưng nội dung cụ thể của các bước cầnđược điều chỉnh phù hợp với việc định giá giá trị doanh nghiệp

Bước 1: Xác định vấn đề:

- Xác định mục tiêu định giá

- Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần định giá

- Xác định cơ sở giá trị của định giá

- Xác định thời điểm định giá

Bước 2: Lập kế hoạch định giá

- Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về tài sản, tài liệu sosánh

- Xác định và phát triển nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đángtin cậy và phải được kiểm chứng

- Xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phépcủa trình tự phải thực hiện

- Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá

Bước 3: Tìm hiểu doanh nghiệp và thu thập tài liệu

Bước 4: Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

Bước 5: Xác định phương pháp định giá, phân tích số liệu, tư liệu và thực hiệnđịnh giá

Bước 6: Phần chuẩn bị báo cáo và báo cáo kết quả định giá, trong đó phải nêurõ:

- Mục đích định giá

- Đối tượng định giá phải được mô tả rõ ràng

Trang 12

- Cơ sở giá trị của định giá

sở hữu có thể đầu tư thêm vào doanh nghiệp hay rút bớt vốn, bù lại sự mạo hiểm

đó, chủ doanh nghiệp được hưởng các quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp

Vì vậy giá trị doanh nghiệp là giá trị các tài sản thuộc quyền sở hữu doanh nghiệp

 Công thức :

VE = VA - VD

Trong đó: VE : Giá trị thị trường VCSH

VA: Giá trị thị trường toàn bộ tài sản( giá trị TSHH và giá trịTSVH)

VD: Giá trị thị trường của nợ

Về mặt lý luận, VA là giá trị thị trường của toàn bộ tài sản có nghĩa là đã baogồm giá trị TSVH của Doanh nghiệp được thị trường đánh giá Tuy nhiên, thực tếrất khó xác định giá trị thị trường của toàn bộ tài sản doanh nghiệp Điều này dẫnđến VA chỉ được xác định trên cơ sở giá trị TSHH mà bỏ qua giá trị TSVH Đâychính là hạn chế lớn nhất của phương pháp tài sản trong tiến trình cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước hiện nay ở Việt Nam

Từ hạn chế trên đây, dẫn đến giá trị TSVH hầu như không được phản ánh bằngphương pháp này hoặc phản ánh một cách không khoa học như cách xác đinh lợithế kinh doanh trong phương pháp tài sản theo Nghị định số 109/2007/ NĐ- CPngày 26/6/2007:

- Xác định theo tỷ suất lợi nhuận và lãi suất trái phiếu Chính phủ:

sổ sách kế toán tại thời điểm định giá

X

Tỷ suất lợi nhuânsau thuế trên vốnnhà nước bình quân

3 năm trước thờiđiểm xác định giátrị DN

-Lãi suất trái phiếuChính phủ có kỳhạn 10 năm trởlên tại thời điểmgần nhất với thờiđiểm xác định giátrị doanh nghiệp

Trang 13

Tỷ suất lợi nhuân sau

thuế trên vốn nhà

nước bình quân 3 năm

trước thời điểm xác

định giá trị doanh

nghiệp

= liền kề trước thời điểm xác định giá trịLợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm

DNVốn nhà nước theo sổ kế toán bìnhquân 3 năm liền kề trước thời điểm xác

+Giá trị lợi thế vị trí địa lý: áp dụng đối với doanh nghiệp cổ phần hóa sử

dụng các lô đất thuộc loại đất đo thị nếu lựa chọn hình thức thuê đất thì phải xácđịnh giá trị lợi thế địa lý của lô đất để tính vào giá trị doanh nghiệp

Giá trị lợi thế vị trí địa lý của lô đất được xác định bằng chênh lệch giữa giáđất được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thịtrường trong điều kiện bình thường so với giá do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc TW quyết định và công bố vào ngày 1/1 của năm thực hiện xácđịnh giá trị doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp TW, căn cứ giá chuyển nhượng quyền sử dụngđất do cơ quan thẩm định giá thực hiện, cơ quan quyết định cổ phần hóa lấy ý kiến

Trang 14

của Ủy ban nhân dân, thành phố trực thuộc TW nơi có doanh nghiệp đóng trên địabàn về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trước khiquyết định.

Đối với các doanh nghiệp địa phương, Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định

+Giá trị thương hiệu: Được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho viêc

sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của doanh nghiệp trong

10 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc kể từ ngày thành lậpđối với doanh nghiệp có thời gian hoạt động của doanh nghiệp ít hơn 10 năm

 Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp :

- Căn cứ vào bảng cân đối kế toán đã được kiểm toán hoặc danh sáchkiểm kê tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp

- Căn cứ vào giá trị thị trường để đánh giá lại giá trị tài sản hữu hìnhcủa doanh nghiệp theo nhiều phương pháp thích hợp

 Ưu và nhược điểm :

- Không thể loại bỏ hoàn toàn tính chủ quan trong việc ước tính giátrị

- Làm phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tàisản

 Đối tượng áp dụng :

Về mặt lý thuyết thì phương pháp này có thể áp dụng với tất cả các loạidoanh nghiệp bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có tài sản Tuy nhiên, đốitượng thường được áp dụng phương pháp này để định giá là những loại doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và những doanh nghiệp có tỷ suất sinhlợi nhuận thấp hoặc đang gặp khó khăn trong kinh doanh và không đảm bảo đượctốc độ tăng trưởng trong tương lai

1.3.2 Phương pháp vốn hóa thu nhập theo kỹ thuật dòng tiền chiết khấu ( DCF):

1.3.2.1 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức:

a Cổ tức tăng trưởng ổn định ( Mô hình tăng trưởng Gordon):

Trang 15

Mô hình tăng trưởng Gordon có thể được sử dụng để ước tính giá trị mộtcông ty mà dòng cổ tức tăng trưởng với tỷ lệ được mong đợi là ổn định trong dàihạn.

 Công thức tính:

Trong trường hợp này, cổ tức dự kiến hằng năm là một khoản tiền ổn định( DIV =DIV1 =DIV2=…) và công ty được coi là tồn tại vĩnh viễn thì giá trị củacông ty được tính theo công thức:

Điều kiện: r >g

Trong đó:

DIV : Cổ tức dự kiến chia cho cổ đông đều hàng năm

r : tỷ suất sinh lợi mong đợi trên vốn cổ phần

g : tỷ lệ tăng trưởng dự kiến ổn định hàng năm

 Phạm vi áp dụng:

Mô hình tăng trưởng Gordon phù hợp nhất với những công ty mà tỷ lệ tăngtrưởng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế và có chính sách chitrả cổ tức trong dài hạn hợp lý Sự chi trả cổ tức của công ty phải thống nhất vớigiả thiết về sự ổn định, do đó các công ty ổn định thường chi trả cổ tức cao

b Cổ tức dòng tiền vô hạn và không đổi (g= 0%)

Trang 16

Với

Trong đó :

V0 : Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty thời điển hiện tại

DIVt : Cổ tức dự kiến năm t

r : Suất sinh lợi mong muốn

Vn : Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm n

gn : Tỷ lệ tăng trưởng ( mãi mãi) san năm n

 Phạm vi áp dụng:

Do mô hình chiết khấu dòng cổ tức nhiều giai đoạn dựa trên nhiều giai đoạntăng trưởng được phát họa rõ ràng- giai đoạn cao tăng trưởng cao và giai đoạntăng trưởng thấp, nên mô hình này rất phù hợp với những công ty có mức tăngtrưởng cao và dự kiến duy trì tỷ lệ tăng trưởng đó trong một khoảng thời gian xácđịnh và sau đó tỷ lệ đó dự kiến sẽ biến mất Thông thường, áp dụng đối với một sốcông ty có quyền chế tác trên sản phẩm rất có lãi trong vài năm tới và dự kiến cómức tăng trưởng đặc biệt trong suốt thời gian đó Khi quyền chế tác hết hạn, công

ty dự kiến sẽ quay về mức tăng trưởng ổn định

1.3.2.2 Phương pháp chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu ( Free Cash Flow to Equity- FCEE)

 Tính FCEE:

FCEE = Lợi nhuận ròng + Khấu hao – Các khoản chi vốn – Tăng( giảm) vốn lưuđộng – Các khoản trả nợ gốc – Các khoản nợ mới phát hành

Các mô hình chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE):

+ Mô hình tăng trưởng ổn định

Vo = Giá trị của công ty thời điểm hiện tại

FCFE1= Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến trong năm tới

r = Chi phí sử dụng vốn của công ty

g = Tỷ lệ tăng trưởng FCFE mãi mãi

 Phạm vi áp dụng:

Giống với mô hình tăng trưởng Gordon, mô hình này phù hợp nhất với cáccông ty có tỷ lệ tăng trưởng bằng hay thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế danhnghĩa

+ Mô hình FCFE nhiều giai đoạn:

 Công thức tính:

Trang 17

Với

Trong đó :

V0 : Giá trị công ty thời điểm hiện tại

FCFEt: Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến năm t

r : Chi phí sử dụng vốn của công ty

Vn : Giá trị công ty cuối năm n

gn : Tỷ lệ trăng trưởng (mãi mãi) sau năm n

 Phạm vi áp dụng:

Mô hình này có cùng các giả thiết về sự tăng trưởng như mô hình chiết khấu cổtức 2 giai đoạn- mà mức tăng trưởng sẽ cao và không đổi trong giai đoạn đầu vàsau đó giảm đột ngột xuống mức tăng trưởng ổn định

c Mô hình chiết khấu dòng tiền thuần của công ty ( Free Cash Flow to The Firm- FCFF)

Dòng tiền thuần của công ty:

+ Cách 1: FCFF = FCFE + Chi phí lãi vay(1- thuế suất) + Các khoản trả nợgốc- Các chứng khoán nợ mới + Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

+ Cách 2: FCFF = EBIT(1- thuế suất) + Chi phí khấu hao – Chi vốn – Tănggiảm vốn lưu động

Các mô hình ước tính giá trị công ty bằng FCFF:

+ Công ty tăng trưởng ổn định:

Một công ty có FCFF đang tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng ổn định có thẻđược ước tính giá trị bằng cách sử dụng mô hình :

V0=FCFF1/(WAC-g)Trong đó

V0 = Giá trị công ty

FCFF1= FCFF dự kiến năm tới

WACC = Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền

g = Tỷ lệ tăng trưởng FCFF (mãi mãi)

+ Mô hình FCFF nhiều giai đoạn:

Trang 18

- Đây là phương pháp tiên tiến và khá mới đối với việc áp dụng choViệt Nam Phương pháp này cho phép xác định hơn giá trị của cácdoanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và có khả năng phát triểntrong tương lai Việc áp dụng DCF sẽ giải quyết được một phần cácvướng mắc trong việc xác định lợi thế thương mại.

 Nhược điểm:

- Phương pháp này được xây dựng trên những giả định cụ thể, cho nêngiá trị doanh nghiệp được xác định chỉ có ý nghĩa khi có sự tồn tạinhững giả định của mô hình

- Những giả định trong mô hình của phương pháp này được xây dựngtrong môi trường của một nền kinh tế thị trường hiệu quả, do đó việcvận dụng các mô hình này ở các nước đang phát triển gặp nhiều khókhăn do thiếu thông tin thị trường

- Đòi hỏi thẩm định viên phải am tường kỹ thuật dự báo dòng tiềndoanh nghiệp thu được trong tương lai

Trang 19

 Công thức:

V = Lợi nhuận ròng x P/ETrong đó

P/E = Ps / EPSVới

Ps : Giá mua bán cổ phần trên thị trường

EPS : Thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần

Tỷ số P/E của các công ty lớn tại các quốc gia phát triển được công bố hàngngày trên các tờ bán chuyên ngành và trên mạng Internet

Tương tự phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp này vận dụng thật

sự có hiệu quả với những thị trường phát triển còn thị trường đang phát triển sẽphản ánh không chính xác giá trị cổ phần doanh nghiệp

 Đối tượng áp dụng:

Áp dụng đối với các công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần niêm yết

1.3.4 Phương pháp định lượng Goodwill ( Lợi thế thương mại):

 Cơ sở lý luận:

Theo phương pháp Goodwill, giá trị doanh nghiệp được tính bằng tổng giá trịcác tài sản hữu hình và tài sản vô hình Đây là phương pháp cơ bản, đầu tiên đặtnền móng trong việc xác định tài sản vô hình của doanh nghiệp Theo đó, giá trịcủa tài sản vô hình trong một doanh nghiệp được tính bằng giá trị của các khoảnthu nhập do tài sản vô hình tạo ra, tức là bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợinhuận

Ngày đăng: 13/04/2015, 21:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Các website:www.mof.gov.vnwww.kiemtoan.com.vn http://thamdinhgia.com.vn www.vneconomy.vn www.vietcombank.com.vn Link
1. Ts Đoàn Văn Trường- Tuyển tập các phương pháp xác định giá trị tài sản- Nhà xuất bản Tài chính,Tp HCM Khác
2. Bộ tài chính-cục quản lý giá (2007), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn Chuyên ngành thẩm định giá, Nhà xuất bản Hà Nội Khác
3. Th.S Đinh Thế Hiển- Định giá giá trị doanh nghiệp Khác
4. Trường Đại học BC Marketing, Khoa Thẩm định giá (2006)- Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2005, Nhà xuất bản tài chính, Tp HCM Khác
5. Các báo cáo tài chính năm 2004-2006 của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Khác
6. Nghị định số 109/2007/ ND-CP của Chính phủ ngày 26/6/2007 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kết quả: ( Đơn vị: Triệu đồng) - Nghiên cứu các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu trong việc định giá ngân hàng ngoại thương việt nam vietcombank
Bảng k ết quả: ( Đơn vị: Triệu đồng) (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w