1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG MS. POWER POINT (ppt.) SOẠN BÀI TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 4 & 5 CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC TIỂU HỌC

17 946 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

Nhằm giúp đỡ cho giáo viên khi lên lớp dạy Tập đọc nhạc cũng nhằm giúp cho các em dễ bước vào lĩnh vực năng khiếu này một cách nhẹ nhàng hơn, tôi thấy việc soạn bài dạy tập đọc nhạc để t

Trang 1

SỬ DỤNG MS POWER POINT (ppt.)

SOẠN BÀI TẬP ĐỌC NHẠC LỚP 4 & 5 CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC TIỂU HỌC

– ¯ —

Hà Việt Chương

GV Trường Tiểu Học “A” Phú Lâm

Phú Tân – An Giang

A-.ĐẶT VẤN ĐỀ

iáo án là một cơng cụ khơng thể thiếu được của một giáo viên khi đến lớp vì qua giáo án, người giáo viên đã thể hiện sự chuẩn bị tất cả những yêu cầu cần thiết để truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách đạt hiệu quả cao nhất, như: yêu cầu bài dạy, nội dung tiết dạy, phương pháp truyền thụ, những trang thiết bị cần thiết, nĩi chung là việc thiết kế một tiết dạy theo sự chuẩn bị của mình… tất cả những việc này chỉ được thể hiện bằng giấy viết và để giáo viên dựa vào đĩ mà lên lớp nhằm truyền thụ cho các em những kiết thức theo yêu cầu của bài dạy

Để đạt được những thành cơng này khơng thể nĩi đến sự đĩng gĩp tích cực của những dụng cụ trực quan giúp học sinh dễ nhận diện được vấn đề và hiểu một cách tận tường hơn Những dụng cụ trực quan này cĩ thể là vật thật, tranh ảnh, mơ hình, …

Với điều kiệt thực tế hơm nay: Trường đã cĩ máy chiếu, trong bộ Office

đã cĩ MS POWER POINT (ppt.) cùng với mạng Internet thì tại sao ta khơng tận dụng những tài nguyên quý giá này để soạn bài dạy một cách tiện dụng hơn và các em cũng cĩ được cách học hết sức trực quan đầy hấp dẫn, gẫn gũi và dễ tiếp thu bài mới? Và những hiệu ứng của PowerPoint thay cho những lời giải thích đồng thời trong tiết dạy, các em sẽ dễ nắm bắt được vấn đề, dễ đi vào lịng các

em hơn

Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những địi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là mơn học bắt buộc Trong đĩ cĩ mơn âm nhạc nhằm hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về âm nhạc và cũng nhằm đào tạo các em trở thành một con người phát triển tồn diện

Cuối năm lớp 3, các em bắt đầu được làm quen, tiếp cận với các ký hiệu

âm nhạc như khuơng nhạc, khố son, với 7 nốt nhạc cũng như các hình nốt cơ bản Sang lớp 4, lớp 5, ngồi việc học hát các em cịn cĩ thêm phần Tập đọc nhạc (TĐN) Bản thân là giáo viên dạy mơn âm nhạc, tơi luơn tìm tịi học hỏi, nhất là trong thời kì phát triển vượt bậc về cơng nghệ thơng tin, tơi nghĩ đến việc soạn bài Tập Đọc Nhạc lớp 4&5 trên MS Power Point là một yêu cầu cấp thiết G

Trang 2

1-.Giảm bớt công sức của giáo viên khi giảng dạy trên lớp

2-.Hấp dẫn, tạo hình ảnh trực quan cao, giúp học sinh tiếp thu tốt bài dạy của giáo viên

Từ những lí do nêu trên, tôi không ngại khó đi vào tìm hiểu về PowerPoint, tìm hiểu qua sách vở, tìm hiểu qua bạn bè để hôm nay xin giới thiệu

đến quý thầy cô nội dung “Sử dụng MS.PowerPoint soạn bài Tập đọc nhạc lớp

4 và lớp 5” cũng là đề tài của sáng kiến kinh nghiệm, tôi muốn trình bày đến quý

thầy cô

Trang 3

B- NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

I-.TÌNH HÌNH CHUNG VỀ VIỆC DẠY TẬP ĐỌC NHẠC:

Trong những năm qua, tôi được tham gia là một thành viên trong Hội Đồng Bộ Môn cấp Tiểu học, thuộc Tổ Âm nhạc, được đi thăm một số đơn vị bạn, thăm một số anh em giáo viên chuyên dạy môn Âm nhạc ở một số trường trong huyện Phần dạy tập đọc nhạc, anh em rất cố gắng, từ đó mức độ tiến bộ ở phân môn này từng ngày cũng được cải thiện

Tuy nhiên với hạn chế về khả năng của một số anh em giáo viên, thiếu thốn về điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ kịp thời theo yêu cầu của

bộ môn mang tính năng khiếu như âm nhạc cũng ít nhiều làm hạn chế khả năng tiếp thu của học sinh

Được biết, một số trường đã có được máy chiếu nhưng chưa thấy sử dụng cho việc giảng dạy

Là giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc cấp Tiểu học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là tập đọc nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng thậm chí chưa nắm được những kí hiệu về âm nhạc một cách cụ thể

Nhằm giúp đỡ cho giáo viên khi lên lớp dạy Tập đọc nhạc cũng nhằm giúp cho các em dễ bước vào lĩnh vực năng khiếu này một cách nhẹ nhàng hơn, tôi thấy việc soạn bài dạy tập đọc nhạc để trình chiếu trên Power Point sẽ tạo kiều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức bài học tốt hơn

II-.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Từ những suy nghĩ như thế kết hợp với điều kiện của trường có được máy chiếu, bản thân luôn học hỏi, tìm hiểu về tin học, cụ thể là phần mềm Power Point, tôi mạnh dạn nghiên cứu để soạn bài tập đọc nhạc trên phần mềm này để giới thiệu cùng Hội đồng chấm chọn về sáng kiến kinh nghiệm của mình cho việc soạn bài Tập đọc nhạc lớp 4 và 5 trên máy tính điện tử

Để đi vào soạn phần Tập đọc nhạc trên Power Point, tôi xin trình bày các bước như sau:

1-.Tìm tư liệu sử dụng:

Qua những đợt tập huấn về công tác giảng dạy môn Âm nhạc do Ngành tổ chức (Sở& Phòng Giáo Dục), được quý thầy cô giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ, bên cạnh đó bản thân cũng tìm hiểu thêm ở các bạn bè, người thân những gì

có liên quan đến công tác giảng dạy môn Âm nhạc để làm nguồn vốn phục vụ cho công tác bộ môn mình đang phụ trách

Những phầm mềm và tư liệu tôi sử dụng để soạn bài Tập Đọc Nhạc trên Power Point, gồm:

.Chương trình Encore để soạn nhạc

‚ Tạo file nhạc MP3 bằng phần mềm Cool Edit hoặc McFunSoft Audio

Editor

ƒ Bộ file ảnh các kí hiệu âm nhạc

Trang 4

2- Nghiên cứu các bài Tập đọc nhạc:

Tất cả các bài TĐN đều viết dưới giọng Đô trưởng (C), đa số là các bài có

nhịp 2/4 (có 02 bài nhịp ¾ ở lớp 5), tiết tấu đơn giản, thường được thể hiện với

các hình nốt móc đơn ( e ), đen ( q ), trắng ( h ) Một bài có nốt đen chấm dôi (q.)

Lớp 5)

Các bài TĐN có giới thiệu cụ thể phần luyện cao độ và luyện tiết tấu

3- Dùng bộ file ảnh kí hiệu âm nhạc để ghi nhạc:

Có nhiều font để ghi nhạc, nhưng để tạo hiệu ứng riêng lẻ cho từng hình nốt, tôi dùng những file ảnh hình nốt nhạc riêng lẻ để ghi bài về luyện cao độ,

tiết tấu, từng câu nhạc cũng như cả bài TĐN (Đây là file ảnh của những kí hiệu

âm nhạc riêng biệt Thầy cô nào có yêu cầu xin liên hệ.)

Còn nếu như dùng các font chữ ghi nhạc như: Anastasia, MusiQwik thì việc tạo hiệu ứng sẽ khó thực hiện hơn và cũng khó sử dụng

Ví dụ:

-Các kí hiệu âm nhạc

-Di chuyển gắn chúng lại với nhau

Encore là một chương trình chép và soạn nhạc đa năng nhưng với khả năng của mình, tôi chỉ dùng để chép và tạo nhạc đơn âm

Khi làm bài nhạc đơn âm bằng chương trình Encore lưu ý chọn tempo phù hợp với bài TĐN, thường thì nên hơi chậm để học sinh dễ theo dõi và luyện

tập được thuận lợi (tempo khoảng q =60 à 75), khung giọng Đô trưởng, cần sử

dụng tiếng gõ phách giúp học sinh giữ được tốc độ một cách chính xác hơn, nhất

là nên tạo 2 tiếng gõ phách lấy đà đầu tiên để các em bước vào bài TĐN đồng loạt và đúng lúc

Riêng phần ghép lời, tăng khả năng giữ nhịp điệu cho các em Ta có thể bỏ

đi tiếng gõ phách khi thực hiện ghi âm bằng cách bấm phím Ctrl+F (bật, tắt tiếng

gõ phách) khi sử dụng Encore

Trang 5

Chọn âm sắc bằng tiếng Piano cho rõ ràng, âm lượng to rõ Để thực hiện điều này, trên cửa sổ Encore, ta vào Windows à Staff Sheet à Kích vào cột Program Name chọn loại nhạc cụ số 1, kích vào cột Volume điều chỉnh ở mức

tối đa để được âm thanh rõ hơn (thường là âm mặc định)

Cửa sổ chương trình Encore

5- Tạo file MP3:

Muốn ghi âm bài nhạc đã tạo từ chương trình Encore, ta cần mở sẵn file

nhạc này chuẩn bị phát âm để chương trình Cool Edit (hoặc McFunSoft Audio

Editor) ghi lại tạo file MP3 Cùng lúc, kích hoạt chương trình Cool Edit, bấm

biểu tượng Records (nút đỏ ở dưới trái màn hình) sẽ có cửa sổ thường chọn như

mặc định, OK

Lúc này cho phát âm thanh bài nhạc từ phần mềm Encore ghi lại và lưu tạo thành file MP3

Trang 6

Cửa sổ chương trình Cool Edit

6- Tạo nhạc nền:

Làm nhạc nền bài Tập đọc nhạc, tôi thường sử dụng với tốc độ tempo q=100 và lập lại 2 lần bài nhạc Như thế ta có thể dùng cho bước giới thiệu bài

vừa làm nhạc nền để các em vừa đọc vừa ghép lời khi hoàn thành bài Tập đọc nhạc

Giáo viên dùng đàn để đàn đúng theo bài Tập đọc nhạc với phần Intro và Inding giáo viên tự tạo một cách đơn giản Có thể lấy câu cuối của bài làm Intro

và một câu láy nhỏ để dứt bài (Inding)

Cuối cùng dùng phần mềm Cool Edit (hoặc McFunSoft Audio Editor) thu

và lưu dưới dạng file nhạc mp3 để sử dụng cho bài soạn trên PowerPoint

Cửa sổ McFunSoft Audio Editor

Biểu tượng Records

Trang 7

7-.Các bước soạn phần Tập Đọc Nhạc trên Power Point:

Trong ppt có rất rất nhiều mẫu để tạo các slide theo từng yêu cầu cụ thể nhưng tôi chỉ sử dụng một file trắng đơn giản Tùy theo yêu cầu của từng slide ta

sẽ tự do hơn việc chèn tranh, hình, văn bản,… theo sở thích riêng mình

Sau khi mở một trang ppt trắng (lúc này chỉ có 1 slide), tôi xóa cả 2 ô sẵn

có trên đó để ghi nội dung slide 1, xong ta chọn slide ở cột bên trái rồi gõ phím Enter thì được slide trắng thứ 2 Ghi nội dung slide 2 Tương tự cho các slide còn lại

Dùng phần mềm MS.PowerPoint để xây dựng bài dạy, tôi thực hiện qua từng bước sau:

a/-Tạo các slidecó nội dung theo trình tự bài dạy:

-Slide 1 : Giới thiệu bài (Bài TĐN số mấy? tiết dạy, lớp dạy, tên bài TĐN,

…)

-Slide 2: Giới thiệu cụ thể bài TĐN

Ở bước này, tôi lồng vào phần nhạc đệm của bài để học sinh được nghe

trước giai điệu bài TĐN

-Slide 3: Luyện cao độ

Căn cứ vào sách giáo khoa (SGK) để ghi lại đúng bài luyện cao độ Thường thì ở SGK, bài luyện cao độ ghi các nốt nhạc có trong bài TĐN theo thứ

tự tăng cao dần Trong slide này, tôi ghi dòng nhạc gồm các nốt như ở sách giáo khoa và với 3 ô lệnh: tăng cao dần, hạ thấp dần và tăng dần rồi hạ dần

Khi thực hiện các em sẽ thấy mũi tên hiển thị để hướng dẫn các em thực hiện

Gồm có các nốt nhạc từ thấp đến cao là: Đồ, Rê, Mi, Son

Trước khi các âm thanh nổi lên thì mũi tên chỉ theo hướng đi xuất hiện cho các em biết để chuẩn bị Tương tự cho hướng đi xuống

Bằng chương trình Encore, tôi tạo nhạc cho bài luyện cao độ

-Slide 4: Luyện tiết tấu

Cũng dựa vào SGK ghi lại đúng bài tiết tấu này (từ ví dụ 1)

2

4 q q l q q l q q l h /

Từ chương trình Encore, tôi chọn âm thanh tiếng gõ thể hiện đúng với tiết tấu của phần luyện tiết tấu của tiết dạy

Ở cửa sổ Encore Chọn Windows à Staff Sheet à Kích vào cột Program

Name Mục Device kích chọn nhạc cụ Rolan D-110 (như hình dưới)

Trang 8

Chọn âm thanh Ethno Hit (number 116)

-Các slide tiếp theo : Ghi nhạc từng câu, liên kết câu nếu cần (thường gặp

ở những bài có 4 câu ở lớp 4), cả bài Ghép lời từng câu, liên kết câu, cả bài

Những slide này được ghi kí hiệu và âm nhạc đúng theo bài dạy để học sinh thể hiện theo yêu cầu của bài, gồm: kí hiệu âm nhạc, âm thanh, hiệu ứng màu của từng nốt nhạc, từng ca từ, đúng theo tiết tấu từng câu, …

Ví dụ: Câu 1 bài TĐN 4 – Lớp 4 (tiết 13)

Trang 9

-Slide cuối: Trình bày nội dung chào tạm biệt

b/-Trang trí các slide:

Trước nhất là việc sử dụng màu sắc cho từng slide như thế nào để tạo sự

tương phản dễ nhìn từ các đối tượng (hình nốt, ca từ,…) đối với màu của nền,

không nên quá hoa hòe hoặc đưa vào đó quá nhiều hình động làm phân tâm các

em lúc theo dõi bài dạy

Chọn màu nền ta thực hiện như sau:

Kích phải vào slide/ Background/ Ta có một cửa sổ để chọn màu/ Appy

Để các slide được thẩm mĩ và hấp dẫn các em, tôi chọn xen kẻ các màu cho từng slide một Màu nhẹ nhàng dễ nhìn đọc các văn bản, kí hiệu,… có trong

side Các hàng chữ tiêu đề (tựa bài) thì sử dụng WordArt với các màu sắc phù

hợp với màu nền làm nổi bậc, dễ nhìn Tất cả các nội dung có trong bài dạy, tôi

chú ý việc sử dụng các font chữ thông dụng nhất của Unicode (Times New

Roman, Arial, Tohama) dễ sử dụng cho đa số các máy không cần phải đóng gói

để lưu giữ các font chữ

Ngoài ra tôi chọn thêm một số hình ảnh phù hợp với các em để trang trí thêm một số slide không mang nhiều nội dung luyện tập

c/-Tạo hiệu ứng:

Sử dụng ppt để trình chiếu mà thiếu các hiệu ứng thì không còn là ppt Vì trong ppt, các hiệu ứng nó tự nói lên được những nội dung cần thiết mà chúng ta không cần phải giải thích bằng lời nói,… Cho nên hiệu ứng là việc thực hiện thường xuyên cho từng Slide trên ppt gồm những công đoạn sau

Tại Slide cần thiết, vào Insert/ Movies and Sounds/ Chọn Sound from File…/ Chọn file nhạc/ Chọn Automatically Khi ấy trên silde có hình chiếc loa ( ta có thể dời đi đến nơi nào hoặc điều chỉnh kích cở tùy thích, có thể ta đưa

ra ngoài phạm vi của slide để giấu đi khi trình chiếu)

Kích chọn màu

Trang 10

Lúc này vào thanh Task Pane/ Kích chọn hiệu ứng bài nhạc vừa đưa vào

và chọn Offect Option theo bảng sau để âm thanh được phát cùng lúc với hiệu ứng các nốt nhạc

Trang 11

v -.Tạo hiệu ứng cho các hình nốt nhạc:

Chọn tất cả các nốt nhạc có trong câu, ứng với câu nhạc vừa chép vào slide

Vào Slide show/ Chọn Custom Animation/ Vào mục Add affect/ Chọn biểu tượng màu vàng có tên Flash Bulb Lúc này mỗi nốt nhạc đều có hiệu ứng được biểu hiện ở thanh Task Pane

Chú ý bước này rất quan trọng về định lượng thời gian và màu sắc cho từng nốt nhạc Chọn thế nào cho phù hợp với trường độ các âm thanh để hình ảnh các nốt nhạc được đổi màu một cách rõ ràng đúng theo giai điệu của bài nhạc Tùy theo tốc độ của bài nhạc mình sử dụng để có thời gian tương ứng Có như thế bài tập đọc nhạc được hiển thị như một bài hát karaoke, các em rất thích Như thế các em sẽ bước vào luyện tập một cách tích cực hơn

Ví dụ: Với câu nhạc sau (câu 2 trong bài TĐN số 4 của lớp 5), tôi chọn

tempo q = 75 thì hình nốt đen (q ) tương ứng là 0,8 giây trên ppt (Việc tìm hiểu thời gian tương ứng này là qua kinh nghiệm thực tế của bản thân)

Vào hiệu ứng của từng nốt nhạc ở thanh Task Pane để chọn thời gian như sau:

Chọn hiệu ứng hình nốt đen đầu tiên của câu 2 Kích vào mũi tên, chọn timing và ghi thời gian tương ứng

ở ô Speed là 0,8 giây (0,8 seconds)

Trang 12

Tùy theo bài nhạc, nốt nhạc thứ nhất để ta có thể điều chỉnh thời gian như thế nào cho âm thanh đúng với hiệu ứng

Bắt đầu từ nốt thứ 2, ghi thời gian tương ứng với nốt trước nó

Ví dụ: Nốt thứ 2 là móc đơn nhưng nốt thứ nhất (trước đó) là hình nốt đen nên nó có thời gian là 0,8 giây (tương ứng với nốt thứ nhất là nốt đen); nốt thứ 3

có thời gian là 0,4 giây vì nốt trước nó là nốt móc đơn ứng với thời gian là 0,4 giây, … tương tự lần lượt cho đến nốt nhạc cuối cùng

Lưu ý trường hợp có dấu lặng thì thời gian ghi ở nốt nhạc phía sau bằng tổng trường độ của hình nốt trước nó và dấu lặng đó

Hiệu ứng cuối cùng là một hình ảnh nhỏ nào đó (vạch nhịp chẳn hạn), có

hiệu ứng này thì nốt nhạc cuối cùng mới đổi màu

Tạo Triggers cho câu nhạc tức là mình tạo lệnh khởi động cho câu nhạc

ấy Dùng một hình ảnh nào đó trong AutoShapes hoặc chọn biểu tượng trong Slide Show/ Action buttons làm triggers, thực hiện qua các bước sau:

-Tạo biểu tượng gắn triggers lên slide, có thể điền tên cụ thể như: câu 1, câu 2, tiết tấu, … để tiện sử dụng khi ta bấm vào đó thì câu nhạc và các hiệu ứng được thể hiện theo yêu cầu

-Chọn tất cả các hiệu ứng hiệu ứng của câu nhạc trên thanh Task Pane ứng với câu nhạc, bằng cách chọn hiệu ứng đầu tiên rồi bấm phím Ctrl để chọn tất cả các hiệu ứng tưng ứng với câu nhạc, xong kích vào mũi tên ở hiệu ứng cuối

cùng, chọn timing…, chọn Star effect on click of Kích vào mũi tên để chọn đúng

biểu tượng mình muốn làm triggers, OK

Như vậy khi slide này ở dạng trình chiếu, ta kích vào đúng vào biểu tượng thì câu nhạc được phát ra và các hiệu ứng được thể hiện đúng theo yêu cầu mong muốn

x -.Tạo hiệu ứng cho từng slide:

Tạo hiệu ứng cho từng slide cần theo thứ tự như sau:

Mở slide cần tạo hiệu ứng, kích vào Slide Show ở thanh công cụ, chọn Slide Transition, ta sẽ được thanh Task Pane ở bên phải như:

Ngày đăng: 10/04/2015, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w