Có ba loại rủi ro lãi suất liên quan đến thu nhập: - Rủi ro định giá lại : hình thức cơ bản và được nghiên cứu nhiều nhất của rủi ro lãi suất phát sinh từ sự chênh lệch về kỳ hạn đối vớ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, với việc gia nhập tổ chức thương mạithế giới WTO và các tổ chức hợp tác khu vực khác, thị trường tài chính Việt Nam nóichung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc Tuynhiên qua những năm đầu tiên của hội nhập, cùng với tác động của cuộc khủng hoảng tàichính năm 2009, hệ thống ngân hàng nước ta đã bộc lộ nhiều mặt yếu kém, đặc biệt làtrong công tác quản trị rủi ro.Trong khi đó, rủi ro, sự cạnh tranh khốc liệt, sự nhạy cảmcủa yếu tố thị trường là đặc điểm không thể tách rời của hoạt động kinh doanh ngân hàng
Trong bối cảnh đó, yêu cầu đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàngTMCP Quân Đội nói riêng phải đối mặt, nâng cao hoạt động quản trị rủi ro, đặc biệt làrủi ro lãi suất – một loại rủi ro thường trực không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng Chính vì vậy, em chọn đề tài : “ Thực trạng và giải pháp của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” làm nội dung nghiên
cứu, với mong muốn vận dụng kiến thức đã học để xem xét, giải quyết vấn đề thực tiễn
và có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị lãi suất tại Ngân hàng TMCPQuân Đội
2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống hóa các lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất
- Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP QuânĐội giai đoạn 2010 – 2012
- Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi
ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Độitrong giai đạn 2010- 2012, với đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị rủi ro lãi suấtthực tế tại ngân hàng
Trang 24 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợpnhững phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, các mô hình định lượng rủi
ro lãi suất: GAP, VAR, DGAP để đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp, kiến nghịnhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP QuânĐội
Chương 1 : Các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng.
Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Quân Đội giai
đoạn 2010 – 2012
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân
hàng TMCP Quân Đội
Trang 3CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT
1.1 RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chiu khi lãi
suất thị trường biến động Khi lãi suất thị trường thay đổi, nguồn thu chính của ngân hàng
từ danh mục cho vay và đầu tư chứng khoán, cũng như chi phí đối với tiền gửi và cácnguồn vay khác đều bị tác động Sự thay đổi lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá trị thịtrường của tài sản và nợ, làm tay đổi giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng, từ đó có thểtác động đến toàn bộ Bảng cân đối kê toán và Báo cáo thu nhập của ngân hàng
Như vậy, nói một cách cụ thể hơn, rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập vàgiá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động Đây là loại hình rủi ro đặctrưng của ngân hàng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với hoạt động quản lýtài sản- nợ của ngân hàng
1.1.2 Phân loại rủi ro lãi suất
Khi lãi suất thị trường biến động, các ngân hàng có thể phải đương đầu cới hai loạirủi ro lãi suất: Rủi ro về thu nhập và rủi ro giảm giá trị tài sản Việc phân loại như vậycăn cứ vào loại tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu
Rủi ro về thu nhập : là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi
suất thị trường biến động Có ba loại rủi ro lãi suất liên quan đến thu nhập:
- Rủi ro định giá lại : hình thức cơ bản và được nghiên cứu nhiều nhất của rủi ro
lãi suất phát sinh từ sự chênh lệch về kỳ hạn ( đối với lãi suất cố định ) và định giá lại( đối với lãi suất thả nổi) giữa các tài sản, nợ và các trạng thái ngoại bảng của ngân hàng.Mặc dù những chênh lệch này là cơ bản trong hoạt động ngân hàng nhưng chúng có thểlàm cho thu nhập và giá trị kinh tế của ngân hàng phải chịu những biến động khônglường trước được khi lãi suất thay đổi Trong trường hợp lãi suất thị trường tăng làmgiảm giá trị của hầu hết trái phiếu và các khoản cho vay lãi suất cố định mà ngân hàng
Trang 4nắm giữ, nếu muốn bán những công cụ tài chính này trong giai đoạn lãi suất tăng, ngân
hàng sẽ phải chấp nhận tổn thất – ta gọi là rủi ro tái tài trợ Ngược lại, rủi ro tái đầu tư
xuất hiện khi lãi suất thị trường hạ, khiến ngân hàng phài chấp nhận đầu tư các nguồnvốn của minh vào những tài sản có mức sinh lợi thấp hơn, hạ thấp thu nhập kỳ vọng trongtương lai của ngân hàng
- Rủi ro cơ bản: là rủi ro do có sự biến động không giống nhau ở lãi suất giữa
khoản mục tài sản và nợ Ví dụ : lãi suất huy động tăng nhiều hơn lãi suất cho vay, ngânhàng phải chi cho nguồn vốn nhiều hơn so với thu lãi thu về từ sử dụng vốn, khiến lợinhuận giảm Điều này là do mỗi khoản mục ở tài sản ( cho vay, đầu tư chứng khoán, tiềngửi ở ngân hàng khác, ) hay nợ ( tiền gửi của khách hàng, vay Chính phủ và ngân hàngkhác, phát hành giấy tờ có giá, ) bị tác động bởi nhứng nhân tố khác nhau, do đó lãisuất của chúng biến động theo chiều hướng và mưc độ khác nhau
- Rủi ro lựa chọn : liên quan đến những quyết định của khách hàng khiến thay
đổi các khoản mục tài sản và nợ của ngân hàng, ví dụ khách hàng rút trước hạn hoặc trìhoãn trả nợ không đúng thời gian theo quy định
Rủi ro giảm giá trị tài sản : là khả năng suy giảm giá trị ròng của ngân hàng khi
lãi suất thị trường biến động Rủi ro giảm giá trị tài sản bao gồm các loại rủi ro sau :
- Rủi ro kỳ hạn : xảy ra khi tồn tại sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản và
nợ
- Rủi ro đường cong lãi suất : rủi ro của ngân hàng trước những thay đổi về độ
dốc và hình dạng của đường cong lãi suất Rủi ro đường cong lãi suất có những ảnhhưởng bất lợi đôi với thu nhập hay giá trị kinh tế của ngân hàng Ví dụ, giá trị kinh tế củatrạng thái dương các trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 10 năm được hạn chế rủi ro bằngtrạng thái âm các chứng chỉ của chính phủ có kỳ hạn 5 năm có thể giảm mạnh nếu đườngcong lãi suất tăng độ dốc, ngay cả khi trạng thái này được hạn chế rủi ro đối với nhữngbiến động song song trên đường cong
1.1.3.Nguyên nhân của rủi ro lãi suất
1.1.3.1.Sự biến động của lãi suất thị trường
Trang 5Cung cầu tín dụng trên thị trường
Lãi suất, cũng như bất kì một loại giá cả nào khác, đều được hình thành tự nhiên
và khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường Các ngân hàng không thể kiểm soátđược chắc chắn mức độ hay xu hướng vân động của lãi suất mà chỉ có thể phản ứng vàđiều chỉnh hoạt động của mình dựa vào những tổng hợp, phân tích và dự báo biến độnglãi suất thị trường thông qua các yếu tố tác động đến nó Có thể chia các nhân tố tác độngđến lãi suất theo hai khía cạnh cung và cầu tín dụng như sau :
Sơ đồ 1.1 Các nhân tố làm lãi suất biến động
Nguồn: Giáo trình Quản trị Ngân hàng, Học viện ngân hàng
Chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Ngoài ra, do tính chất đặc biệt của loại hàng hóa- quyền sử dụng vốn tiền tệ - lãisuất có một vai trò quan trọng là đối tượng giám sát, quản lý của Ngân hàng Nhà nước.Thông qua việc ban hành các chính sách, công cụ để điều chỉnh lãi suất tại các ngân hàngthương mại, cụ thể là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, NHNN có thể đạt đượccác mục tiêu kinh tế vĩ mô của mình
1.1.2.1 Sự không cân xứng kì hạn giữa tài sản và nợ
Trên thực tế, kỳ hạn giữa tài sản và nợ của một ngân hàng không cân xứng là mộtđiều tất yếu, vì:
Lạm phát
dự tính
Cung tín Dụng
Lạm phát
dự tính
Chu kỳkinhdoanh
RR của CC nợ
Chu kỳ
kinh doanh
Cầutín dụngLS
Thâm hụt NSNNTính lỏng
CC nợ
Trang 6- Thứ nhất, do bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng – là trung giangiữa nơi dư thừa và thiếu hụt vốn, các khoản mục tiền gửi và cho vay của ngân hàng luôn
đa dạng với nhu cầu gửi/vay khác nhau của rất nhiều khách hàng Sự đa dạng này thểhiện ở các quy mô, kỳ hạn và mức độ rủ ro của các khoản vốn huy động và cho vay
- Thứ hai, nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng: các ngân hàng cókhuynh hướng duy trì kỳ hạn của tài sản lớn hơn kỳ hạn của nợ nhằm giảm chi phí, tăngthu nhập, từ đó có lợi thế về lợi nhuận
- Thứ ba, nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng: các ngân hàngthường không quy đinh khách hàng bắt buộc phải tôn trọng thời hạn trong hợp đồng đãthỏa thuận, khách hàng có thể trả nợ trước hạn, được gia hạn nợ, hoặc rút tiền trước/sauthời hạn
- Vì nhu cầu của từng khách hàng là khác nhau, mà số lượng khách hàng củamột ngân hàng lại vô cùng lớn, nên những trường hợp xuất hiện sự vi phạm thỏa thuận vềthời hạn của các khoản tiền sẽ diễn ra thường xuyên nhưng không cân xứng, khiến kỳ hạngiữa tài sản và nợ của ngân hàng luôn thay đổi và chênh lệch nhau Chính vì thế, rủi ro lãisuất đối với ngân hàng là một loại rủi ro thường trực, điển hình và không thể tránh khỏi
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG
1.2.1 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro cơ bản nhất trong hoạt động kinh doanhcủa các NHTM Rủi ro lãi suất rồn tại trong hầu hết các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng :huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ Do đó, để hoạt động kinh doanh ngân hàng
có hiệu quả, quản trị rủi ro lãi suất cần được quan tâm thích đáng
Quản trị rủi ro lãi suất giúp ngân hàng có sự nhìn nhận chính xác hơn về triển vọngkinh doanh trong tương lai, từ đó giúp ngân hàng chủ động xây dựng kế hoạch huy động
và sử dụng vốn phù hợp, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh giữa các NHTM
Bên cạnh đó, quản trị rủi ro lãi suất tạo cơ sở xác định mức dự trữ cần thiết nhằmduy trì khả năng thanh toán cho ngân hàng Khả năng thanh toán của ngân hàng bị ảnhhưởng rất lớn bởi sự biến động lãi suất thị trường Lãi suất thị trường biến động bất
Trang 7thường, khó dợ đoán thì dự trữ của ngân hàng đòi hỏi phải nhiều hơn và ngược lại Vìthế, ngân hàng cần xác định mức rủi ro tối đa và mức dự trữ cần thiết để đảm bảo khảnăng thanh toán mà vẫn đạt lợi nhuận lớn nhất cớ thể, tránh dự trữ quá nhiều gây lãng phívốn.
Một điều tất yếu trong nên kinh tế thị trường, đó là nếu không chấp nhận rủi ro thìkhông thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới Do đó, quản trị rủi ro lãi suất làmột yêu cầu không thể thiếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng
1.2.2.Các nguyên tắc Basel trong quản trị rủi ro lãi suất
Trong các nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề về giám sát ngân hàng, ủy ban Basel
về Giám sát ngân hang ( Basel committee on banking supervision) đã ban hành văn bản
về các nguyên tắc quản lý rủi ro lãi suất lần đầu tiên vào tháng 9/1997 Sau nhiều lần sửađổi, văn bản cuối cùng Ủy ban đề ra 15 nguyên tắc trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suấtcủa một ngân hàng Mọi thành viên của Ủy ban đều nhất trí bằng các nguyên tắc trongvăn bản này cần được sử dụng để đánh giá mức độ đày đủ và hiệu quả của công tác quảntrị rủi ro lãi suất, đánh giá mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng, từ đó phát triển và hoànthiện các biện pháp quản trị đối với rủi ro này
Giám sát của HĐQT và Ban ( tổng ) giám đốc đối với rủi ro lãi suất
Nguyên tắc 1 : HĐQT ngân hàng cần phê duyệt các chiến lược và chính sách quản
trị rủi ro lãi suất và bảo đảm rằng ban ( tổng ) giám đốc thực hiện các bước cần thiết đểtheo dỡi và kiểm soát các rủi ro này theo các chiến lược và chính sách đã được phê duyệt.HĐQT cần được thông báo định kỳ về rủi ro lãi suất của ngân hàng để đánh giá việc theodõi và kiểm soát những rủi ro này theo hướng đẫn của HĐQT về mức độ rủi ro mà ngânhàng có thể chấp nhận được
Nguyên tắc 2 : Ban ( tổng) giám đốc phải bảo đảm rằng cơ cấu hoạt động của ngân
hàng và mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng gánh chịu được quản lý hiệu quả, các chínhsách và thủ tục được thiết lập để kiểm soát và hạn chế những rủi ro này
Trang 8Nguyên tắc 3 : Ngân hàng cần quy định rõ các cá nhân và/ hoặc các ủy ban chịu
trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suất, và đảm bảo rằng có sự phân định rõ ràng nhiệm vụtrong các yếu tố chính của quá trình quản lý rủi ro lãi suất, tránh nguy cơ xung đột lợi ích.Ngân hàng cần có các bộ phận đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro với nhiệm vụ rõràng và độc lập với các bộ phận kinh doanh của ngân hàng và báo cáo rủi ro trực tiếp choban ( tổng) giám đốc và HĐQT Các ngân hàng lớn hay phức tạp hơn phải có các đơn vịđộc lập chuyên trách trong việc thiết kế và quản lý các bộ phận đo lường, theo dõi vàkiểm soát rủi ro lãi suất
Có đầy đủ các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro
Nguyên tắc 4: Các chính sách và thủ tục về rủi ro lãi suất của ngân hàng cần được
quy định rõ và thống nhất với bản chấ và mức độ phức tạp của các hoạt động Nhữngchính sách này cần được áp dụng trong toàn hệ thống và trong từng chi nhánh, đặc biệtkhi có những khác biệt về pháp lý và trở ngại đối với luồng chu chuyển vốn giữa các chinhánh
Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xác định các rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động
mới, và bảo đảm rằng những rủi ro này nằm trong phạm vi các thủ tục và kiểm soát đầy
đủ trước khi được sử dụng hay thực hiện Việc hạn chế rủi ro hay các sáng kiến quản lýrủi ro cần được HĐQT hay ủy ban trực thuộc phê duyệt trước
Các bộ phận đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro
Nguyên tắc 6: Ngân hàng cần có hệ thống đo lường rủi ro lãi suất, nắm bắt được
mọi nguồn gốc phát sinh rủi ro lãi suất và đánh giá được ảnh hưpngr của những thay đổilãi suất theo cách thống nhất với phạm vi hoạt động
Nguyên tắc 7: Ngân hàng cần thiết lập và áp dụng các giới hạn, cũng như các thông
lệ khác để duy trì rủi ro trong các mức thống nhất với các chính sách nội bộ
Nguyên tắc 8 : Ngân hàng cần đo lường khả năng tổn thất trong diều kiện thị
trường cực đoan – bao gồm cả việc phá vỡ một số giả định chính – và xem xét những kếtquả này khi thiết lập và đánh giá các chính sách và giới hạn đối với rủi ro lãi suất
Trang 9Nguyên tắc 9 : Ngân hàng cần có hệ thống thông tin đầy đủ để đo lường, theo dõi,
kiểm soát và báo cáo rủi ro lãi suất Các báo cáo cần được cung cấp kịp thời cho HĐQT,Ban ( tổng) giám đốc và từng lãnh đạo bộ phận kinh doanh
Kiểm soát nội bộ
Nguyên tắc 10 : Các ngân hàng cần có hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ đối với
quá trình quản lý rủi ro lãi suất Một bộ phận cơ bản của hệ thống kiềm soát nội bộ phảiđảm bảo : kiểm tra và đánh giá độc lập, định kỳ về tính hiệu quả của hệ thống và khi cầnthiết, bảo đảm sửa đổi hay tăng cường hệ thống này Kết quả kiểm tra cân được cung cấpcho các cơ quan giám sát liên quan
Thông tin cho các cơ quan giam sát
Nguyên tắc 11: Các cơ quan giám sát cần có thông tin đầy đủ và kịp thời từ các
ngân hàng để đánh giá mức độ rủi ro lãi suất của các ngân hàng này Thông tin này cântính đến kỳ hạn và đồng tiền trong từng danh mục đầu tư của ngân hàng, bao gồm cả cáckhoản mục ngoại bảng, cũng như các yếu tố khác như sự khác biệt giữa các hoạt độngkinh doanh và phi kinh doanh
Đủ vốn
Nguyên tắc 12: Các ngân hàng cần có đủ vốn tương ứng với mức độ rủi ro lãi suất
mà nó đảm nhận
Công bố thông tin rủi ro lãi suất
Nguyên tắc 13: Các ngân hàng cần công bó thông tin về mức độ rủi ro lãi suất và
các chính sách quản lý
Giám sát rủi ro lãi suất trong sổ sách kế toán ngân hàng.
Nguyên tắc 14 : Các cơ quan giám sát phải đánh giá liệu hệ thống đo lường nội bộ
của ngân hàng có cập nhât đầy đủ rui ro lãi suất trong sổ sách kế toán ngân hàng haykhông Nếu hệ thống nội bộ của ngân hàng không cập nhật đày đủ rủi ro lãi suất , ngânhàng phải nâng cấp hệ thống này để đạt được tiêu chuẩn yêu cầu Để tạo điều kiện cho
Trang 10các cơ quan giám sát theo dõi rủi ro lãi suất ở các tổ chức, ngân hàng phải cung cấp kếtquả của hệ thống đo lường nội bộ, giải thích theo mối đe dọa với giá trị kinh tế, sử dụngmột cú sốc lãi suất chuẩn.
Nguyên tắc 15: Nếu các cơ quan giám sát xác định được một ngân hàng không có
đủ vốn so với mức độ rủi ro lãi suất trong sổ sách kế toán ngân hàng, họ cần cân nhắc cácbiện pháp khắc phục, yêu cầu ngân hàng giảm bớt rủi ro, hay bổ sung thêm vốn hoặc kếthợp cả hai biện pháp
1.2.3 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất
1.2.3.1 Tổ chức quản lý rủi ro lãi suất
Việc thiết lập mô hình tổ chức quản lý rủi ro đơn giản hay phức tạp phụ thuộc quy
mô từng ngân hàng Với những ngân hàng nhỏ, giám đốc điều hành có thể chịu tráchnhiệm được toàn bộ hoạt động của ngân hàng thì không cần thiết phải lập các phòng banchức năng chuyên trách về quản trị rủi ro lãi suất Còn những ngân hàn lớn, cơ cấu tổchức phức tạp thì cần phải hình thành khối chuyên trách quản trị rủi ro với nhiều cấp độkhác nhau, chia ra từng loại rủi ro khác nhau Khi đó sẽ đảm bảo được sự phân định tráchnhiệm rõ ràng ở từng cấp quản lý trong ngân hàng, và quản lý rủi ro sẽ là một quá trìnhđược thực hiện từ trên xuống dưới và dưới lên trên: nghĩa là mục tiêu chung của ngânhàng được cụ thể hóa bằng những chỉ dẫn cho các bộ phận chức năng, còn việc lập báocáo rủi ro được định hướng từ dưới lên, bắt đầu từ các giao dịch và kết thúc với những rủi
ro đã được tổng hợp
1.2.3.2 Nhận biết rủi ro và dự báo lãi suất
Rủi ro lãi suất của ngân hàng được nhận biết phổ biến thông qua những đánh giá
về tình trạng không cân xứng kỳ hạn giữa Tài sản – Nợ và dự báo mức độ biến động lãisuất thị trường trong tương lai so với lãi suất mà ngan hàng kỳ vọng
Để dự báo lãi suất thị trường, ngân hàng căn cứ vào đường cong lãi suất kết hợpvới các lý thuyết tiền tệ ( lý thuyết dự tính, thuyết ưa thích thanh khoản, thuyết thị trườngphân cách và thuyết môi trường ưu tiên) Bên cạnh đó, ngân hàng thực hiện theo dõi chặt
Trang 11chẽ và tổng hợp các diễn biến thị trường tiền tệ, tài chính, hàng hóa trong và ngoài nước;dựa vào các số liệu lịch sử và sử dụng các mô hình kinh tế lượng để có thể đưa ra đượcnhững dự đoán chính các về hướng đi của lãi suất trong tương lai.
1.2.3.3 Đo lường rủi ro lãi suất
a Mô hình kỳ hạn
Công thức tính kỳ hạn đến hạn trung bình của danh mục Tài sản và Nợ:
MA = ∑ WAi x MAi
ML = ∑ WLj x MLj
Trong đó: MA, ML: kỳ hạn đến hạn trung bình của danh mục Tài sản, Nợ
MAi, MLj : kỳ hạn đến hạn của tài sản i, nợ j
WAi : tỷ trọng của tài sản i trong tổng tài sản
WLj : tỷ trọng của nợ j trong tổng Nợ
( giá trị tài sản hay nợ được tính theo giá thị trường)
Ta có mức chênh lệch kỳ hạn = MA - ML
Công thức trên cho thấy kỳ hạn đến hạn của mộ danh mục Tài sản hoặc Nợ bằng
tỷ trọng trung bình của tất cả các kỳ hạn của các thành phân trong danh mục Như vậy,ảnh hưởng của lãi suất lên bảng cân đối phụ thuộc vào tính chất và mức độ của sự khôngcân xứng các kỳ hạn giữa danh mục Tài sản – Nợ của ngân hàng, cụ thể là :
- Mức độ chênh lệch MA - ML
- MA - ML là lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng 0
- Lãi suất thị trường biến động là tăng hay giảm
Nhược điểm của mô hình : Mô hình được xây dựng dựa trên những giả định ( hay
điều kiện để áp dụng được mô hình ):
- Một sự tăng ( giảm ) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm ( tăng) của danhmục giá trị tài sản
Trang 12- Khi lãi suất thi trường tăng ( giảm) thì danh mục tài sản kỳ hạn càng dài sẽ giảm( tăng) càng lớn và có tốc độ giảm ( tăng ) thấp hơn so với kỳ hạn ngắn hơn Trên thực
tế, tốc độ và mức độ thay đổi của khoản mục còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suấta[s dụng cho khoản mục là cố định hay thả nổi, độ nhạy của khoản mục với lãi suất caohay thấp, giá trị khoản mục lớn hay nhỏ, chứ không phải chỉ liên quan đến kỳ hạn củakhoản mục đó
b Mô hình định giá lại
Mục đích của mô hình này là nhằm đo lường mức độ biến động của thu nhập lãiròng ( net interest income) của ngân hàng trước sự thay đổi của lãi suất thị trường Nộidung của mô hình là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toánnhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ tài sản có và lãi phải thanh toán chotài sản nợ sau một thời gian nhất định
Để áp dụng được mô hình, ngân hàng phải phân loai Tài sản và Nợ trên bảng cânđối thành hai nhóm: nhóm nhạy cảm với lãi suất ( RSA, RSL) và nhóm không nhay cảmlãi suất ( NRSA, NRSL) Cơ sở cho việc phân loại là dựa vào mức độ biến động của thunhập lãi ( đối với Tài sản ) và chi phí trả lãi ( đối với Nợ) khi lãi suất thị trường có sựthay đổi Sau khi đã phân loại, ngân hàng xác định chênh lệch giữa Tài sản – Nợ nhạycảm lái suất và mức độ tổn thất thu nhập lãi ròng như sau:
GAP = RSA –RSL
∆NII = GAP x ∆i
Trong đó : RSA, RSL : số dư danh mục Tài sản, Nợ nhạy cảm lãi suất
GAP: chênh lệch giữa Tài sản và Nợ nhạy cảm lãi suất
∆i : mức thay đổi lãi suất
Rủi ro lãi suất thực tế sẽ xảy ra khi GAP >0 kết hợp với biến động giảm của lãisuất, hoặc khi GAP <0 kết hợp biến động tăng của lãi suất thị trường Khi đó, ∆NII có giátrị âm, nghĩa là thu nhập lãi ròng của ngân hàng bị giảm sút
Mô hình định giá lại đã được áp dụng khá phổ biến từ trước đây trên thế giới, vàhiện nay đa số NHTM tại Việt Nam vẫn sử dụng mô hình này để lượng hóa rủi ro lãisuất
Trang 13Ưu điểm của mô hình:
+Đơn giản, trực quan, dễ tính toán
+ Dễ dàng xác định thay đổi thu nhập của lãi ròng
+ Cung cấp thông tin về cơ cấu TSC và TSN sẽ được định giá lại
+ Dựa vào mô hình này, ngân hàng có thể thiết lập các chiến lược quản lý mứcchênh lệch Tài sản – Nợ nhạy cảm sao cho phù hợp.Có 2 chiến lược quản lý:
Chiến lược quản lý mang tính bảo vệ : Ngân hàng thiết lập khe hở nhạycảm lãi suất bằng 0 tới mức tối đa có thể để giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãiròng Chiến lược này đảm bảo an toàn cho ngân hàng trước rủi ro, nhưng thụ động, kìmhãm khả năng kinh doanh và phát triển, tạo ra lợi nhuận của ngân hàng
Chiến lược quản lý năng động: Ngân hàng sẽ thường xuyên thay đổi chênlẹch Tài sản – Nợ nhạy cảm dựa trên mức độ tin cậy với các dự báo về lãi suất của ngânhàng Nội dung cụ thể của chiến lược
Dự đoán biến động lãi suất Giá trị GAP tối ưu Phản ứng của nhà quản trị
Lãi suất thị trường tăng GAP >0 - Tăng tài sản nhạy cảm lãi suất
- Giảm nợ nhạy cảm lãi suấtLãi suất thị trường giảm GAP <0 - Giảm tài sản nhạy cảm lãi suất
- Tăng nợ nhạy cảm lãi suất
Với chiến lược năng động, ngân hàng sẽ thu lợi lớn nếu dự đoán chính xác, nhưngcũng se rủi ro cao nếu dự đoán sai lệch so với lãi suất thực tế Tuy vậy, đây là chiến lượcphù hợp với các ngân hàng hiện đại ngày nay, đồng thời là cơ sở nâng cao năng lực quảntrị, dự báo và phân tích của ngân hàng
Nhược điểm của mô hình
+ Vấn đề về tiêu chí đánh giá : không có một tiêu chuẩn xác định để đánh giáthê nào là tài sản hay nợ nhạy cảm với lãi suất
+ Vấn đề về kỳ định giá tích lũy: Việc xác định thời điểm mà tài sản à nợ củangân hàng có thể được định giá lại không dễ dàng, đồng thời việc lựa chọn khoảng thờigian kế hoạch để cân bằng, điều chỉnh GAP thường không theo một nguyên tắc nào,
Trang 14gây khó khăn cho nhà quản trị, đặc biệt là trong giai đoạn lãi suất thường xuyên biếnđộng bất thường.
+ Hiệu ứng giá của thị trường; trên thực tế, không chỉ phần lãi mà giá trị thựccủa các khoản cho vay, huy động cũng có thể biến động khi lãi suất thị trường biếnđộng Mô hình định giá lại chưa đề cập vấn đề này
+ Vấn đề tài sản đến hạn: mô hình mới xét đến trường hợp các khoản huy động,cho vay được trả gốc một lần khi đến hạn, và khi hết hạn thì ngân hàng lập tức có thểhuy động, cho vay mới bằng giá trị ban đầu Thực tế rõ ràng phong phú và phức tạphơn nhiều so với những giả định này Hơn nữa, sự biến động của lãi suất tài sản nhạycảm và nợ nhạy cảm là không giống nhau, do đó cong thức tính tổn thất thu nhập lãiròng không còn chính xác
+Cuối cùng, mô hình định lượng này không đánh giá những tác động gay ra bởi
sự thay đổi lãi suất tới những người chủ ngân hàng ( cổ đông), được thể hiện qua giátrị vốn cổ phần Việc sử dụng chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm năng động có thểlàm tăng thi nhập lãi ròng nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến thu nhập, làm giảm giá trịcác khoản đầu tư của cổ đông
c Mô hình thời lượng
Mô hình thời lượng là phương pháp do lường sự nhạy cảm của giá ( giá trị củavốn) của khoản đầu tư có thu nhập cố định đối với sự thay đổi của lãi suất thị trường Đây
là mô hình có tính chính xác hơn nhiều so với hai mô hình trên, vì có đề cập đén yếu tốthời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của Tài sản và Nợ
Khái niệm thời lượng ( Duration): là thước đo thời gian tồn tại trung bình của mộttài sản, được tính trên cơ sở giá trị hiện tại của nó, hay nói cách khác là khoàng thời giantrung bình để mộ tài sản tạo ra thu nhập cho ngân hàng ( theo giá trị hiện tại) đúng bằnggiá mua tài sản đó
Công thức tính thời lượng một tài sản:
Trang 15Trong đó : N : là tổng số luồng tiền phái sinh từ tài sản
PVt: giá trị hiện tại của luồng tiền nhận được cuối kỳ t
Ý nghĩa kinh tế của thời lượng thể hiện ở chỗ: đây là phép đo trực tiếp độ nhạycảm của giá trị tài sản đối với lãi suất Thời lượng càng dài, tài sản càng nhạy cảm Cụthể, sự ảnh hưởng của lãi suất tới giá trị tài sản thê hiện qua công thức:
D*: thời lượng hiệu chỉnh
Công thức trên cho thấy, nếu D* của tài sản là X thì khi lãi suất tăng 1%, giá trịhiện tại của tài sản sẽ giảm đi X%, nghĩa là giá trị tài sản biến động ngược chiều với lãisuất theo tỷ lệ thuận với độ lớn của D Và như vậy, với một sự thay đổi lãi suất nhất định,tài sản có thời lượng càng dài thì sự thay đổi giá trị càng lớn
Mô hình thời lượng được ứng dụng để đo lường thiệt hại của ngân hàng trước sựbiến đọng của lãi suất thông qua chỉ tiêu giá trị ròng của ngân hàng:
∆ E= −A
(1+i) ∆ i×(DA−k DL)
Trong đó: A: tổng tài sản của ngân hàng
i: lãi suất thị trường hiện hành
∆i: biến động của lãi suất
k = L/A: tỷ trọng nợ trên tổng tài sản
DA,DL là thời lượng của tài sản, nợ và được tính theo công thức:
DA= ∑XAi x DAi
Trang 16Tuy nhiên, mô hình được xây dựng dựa trên các giả định nhất định, do đó sẽ trởnên không chính xác trong điều kiện thực tế, khi cac giả định này không được đáp ứng:
- Thứ nhất, về tính lồi của mô hình: Mô hình giả định mối quan hệ giữa lãi suất vàgiá tài sản là tuyến tính, nhưng thực chất mối quan hệ này là phi tuyến ( dạng đườngcong) Vì vậy khi lãi suất thi trường thay đổi ở mức lớn, mô hình trở nên kém tin cậy
- Thứ hai, về vấn đề trì hoãn thanh toán: trên thực tế khách hàng có thể thanh toántrước hạn hoặc không hoàn trả được nợ đúng hạn, dẫn đến sự sai lệch trong tính toán thờilượng tài sản và nguồn vốn Hơn nữa, đối với một số loại tài khoản như tài khoản tiền gửigiao dịch, tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng không thể xác định được chính các luồng tiền vào
ra do phụ thuộc nhu cầu của khách hàng, nên việc tính toán thời lượng cũng trở nên khókhăn
- Thứ ba, vấn đề lãi suất nằm ngang: tác động của lãi suát đến giá trị các tài sảnkhác nhau là khác nhau
- Thứ tư, để sử dụng mô hình thời lượng cho quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả, ngânhàng cần phải tìm kiếm các tài sản và nguồn vốn co thời lượng phù hợp với yêu cầu củangân hàng trong từng thời kỳ, tuy nhiên việc đó là vô cùng khó khăn Nếu thời lượng củakhoản vay hay tài sản bằng thời gian tồn tại danh nghĩa của nó thì điều này sẽ đơn giảnhơn rất nhiều Nhưng kỳ hạn hoàn vốn, hoàn trả ( thời lượng của nguồn vốn, tài sản) chỉbằng kỳ hạn danh nghĩa khi gốc và lãi được trả 1 lần lúc đáo hạn, còn trong thực tế, các
Trang 17công cụ tài chính thường được thanh toán dàn trải theo thời gian, nên kỳ hạn hoàn vốn,hoàn trả thường ngắn hơn kỳ hạn danh nghĩa.
d Mô hình đo lườn giá trị chịu rủi ro ( VAR)
VAR được phát triển dựa trên những kế thừa từ những mô hình đo lường rủi rotrước đó Mô hình này không chỉ dừng lại trong việc lượng hóa rủi ro lãi suất mà cònđược sử dụng rộng rãi trong việc đo lường rủi ro khác như: rủi ro tín dụng, rủi ro ngoạihối, rủi ro vận hành thông qua việc đo lường giá trị tổn thất của một danh mục cụ thể.Với danh mục cho trước xác suất và khoảng thòi gian, VAR được xem là một ngưỡng giátrị mà khả năng bị tổn thất trên giá trị điều chỉnh này ( với giả định diễn biens thị trườngnhư bình thường và không có giao dịch mua bán danh mục) chính là mức xác suất đãđược cho trước
Hiện tại, các ngân hàng trên thế giới đang sử dụng 3 phương pháp chính để đolường VAR, đó là:
Phương pháp Delta – Gamma ( VCV)
Đây là phương pháp ứng dụng VAR đơn giản nhất dựa trên giả định rằng rủi rocủa danh mục là tuyến tính và các nhân tố rủi ro tuân theo phân phối chuẩn Bởi vì lợinhuận của danh mục là sự kết hợp tuyến tính giữa các biến chuẩn, do đó nó tuân theophân phối chuẩn với hàm mật độ phân phối theo hình tháp chuông Tuy nhiên, cũngchính vì giả định mối quan hệ giữa VAR và các biến và tuyến tính, do đó phương phápnày trở nên kém chính các hơn so với 2 phương pháp tiếp theo
Cách tính toán của phương pháp này như sau:
+ Đầu tiên các nhà quản trị phải thu nhập cá lợi tức của danh mục các tráiphiếu trong t ngày và sắp xếp chúng vào n khoảng đều nhau ( các khoảng này được lựachon tùy theo cách nhận biết của nhà quản trị)
Trang 18+ Trong trường hợp độ tin cậy là 95% thì nhà quản trị sẽ tính VẢ chínhbằng giá trị khoảng thấp nhất thứ { n*0.05} ( nếu { n* 0.05} không là số nguyên nhàquản trị sẽ lấy trung bình cộng của 2 giá trị thấp nhất nằm hai bên giá trị này).
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo
Phương pháp này tương tự phương pháp mô phỏng lịch sử, ngoại trừ việc thay đổitrong các tác nhân rủi ro được tào ra từ các quy luât phân phối khác Phương pháp này sẽchọn các biến ngẫu nhiên và thông qua một mô hình đã được xay dựng bởi chính ngânhàng sẽ cho ra các giá trị đầu ra tương ứng Càng nhiều cách lần ngẫu nhiên được thựchiện thì giá trị VAR càng sát với thực tế Sau đó, các nhà quản trị sẽ sử dụng cách làmcủa phương pháp mô phỏng lịch sử để tính giá trị VAR cần tính Tuy phương pháp nàykhá chính xác nhưng chỉ được ơngx dụng cho các ngân hàng đầu tư và các tập đoàn kinh
tế lớn – nơi có hệ thống máy tính mạnh để có thể mô phỏng đủ các trường hợp cần thiết
Mặc dù , phương pháp tính giá trị rủi ro VAR được áp dụng rộng rãi trong
đo lường và giám sát rủi ro Tuy nhiên, nó vẫn bao hàm những hạn chế nhất định:
- Hạn chế lớn nhất của VAR là giả định các yếu tố của thị trường không thayđổi nhiều trong khoảng thời gian xác định VAR Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sựphá sản của một loạt ngân hàng đầu tư trên thế giới trong năm 2007- 2008 do ddieuf kiệnthị trường có những biến động đọt ngột vượt xa so với trong quá khứ
- Hạn chế thứ hai đó là hiệu ứng “ đuôi chuông” Đó chính là những tổn thấtnẳm ngoài dự đoán ( ngoài khoảng tin cậy ) khiến các ngân hàng bị phá sản do quá tintưởng vao VAR có được
Do vậy, phương pháp này thường được kết hợp với các phép kiểm tra tình huống( stress testing) để có cách đối phó hiệu quả
1.2.3.4 Phòng ngừa rủi ro lãi suất
a Các biện pháp nội bảng
- Điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn Tài sản – Nợ
Xuất phát từ nguyên nhân của rủi ro lãi suất đó là sự không cân xứng giữa kỳ hạncủa Tài sản và Nợ, ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro mộ cách trực tiếp bằng việc điềuchỉnh kỳ hạn các khoản mục để có khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở thời lượng phù
Trang 19hợp với tình hình thị trường Các biện pháp cụ thể là: tăng/ giảm tỷ trọng cac khoản chovay, huy động ngắn/ trung/ dài hạn, tăng/giảm tỷ trọng cac khoản cho vay, huy động vớilãi suất cố định/thả nổi, hoặc thực hiện mua/bán giấy tờ có giá.
- Sử dụng công cụ hạn mức
Về lý thuyết, ngân hàng có thể triệt tiêu rủi ro lãi suất bằng cách áp dụng chiếnlược quản lý mang tính bảo vệ, nghĩa là duy trì cân bằng tuyệt đối giữa Tài sản va Nợ.Tuy nhiên trên thực tế sẽ rất ít,hoặc không ngân hàng nào thực hiện chiến lược này, vìviệc có gắng tạo sự cân bằng kỳ hạn như vậy sẽ khiến ngân hàng vừa phải gánh chịu mộtkhoản chi phí lớn, vừa giảm hiệu quả kinh doanh và khả năng tạo ra lợi nhuận của ngânhàng Vì vậy, để kiểm soát ảnh hưởng của rủi ro lãi suất trong khi vẫn duy trì trạng tháichênh lệch giữa Tài sản – Nợ, ngân hàng sẽ chấp nhận rủi ro tới một hạn mức nhất định.Hạn mức này do ban quản trị phê duyệt dựa trên khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận tổnthất,v.v cho phù hợp với quy mô hoạt động, mục tiêu và chiến lược của ngân hàng
- Sử dụng chính sách lãi suất thả nổi, linh hoạt
Như đã phân tích, một trong những loại rủi ro lãi suất ngân hàng thường gặp là rủi
ro lãi suất phát sinh từ những chênh lệch về kỳ hạn ( đối với lãi suất cố định) và định giálại ( đối với lãi suất thả nổi ) giữa tài sản, nợ Do đó, một biện pháp để hạn chế rủi ro làxây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng Đối với các hình thức huy động vốncần linh hoạt về hình thức trả lãi, có thỏa thuận cụ thể trong trường hợp rút vốn trướchạn; cơ cấu nguồn vốn theo từng thời hạn, từng loại lãi suất phải hợp lý, phù hợp với cơcấu đầu tơ, đảm bảo khả năng thanh khoản và đảm bảo chi phí hợp lý tạo điều kiện đểtăng cường năng lực tài chính Đối với các khoản vay trung dài hạn, ngân hàng thỏathuận áp dụng lãi suất thả nổi để điều chỉnh phù hợp với lãi suất thị trường theo từng kỳhạn Với chính sách lãi suất linh hoạt, ngân hàng có thể hạn chế được các tác động dobiến động lãi suất bất thường trên thị trường, đồng thời quản lý được các khoản mục chiphí, thu nhập sao cho hợp lý
- Bổ sung vốn tự có
Rủi ro lãi suất khiến lợi nhuận và giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng suy giảm
Do đó khi rủi ro lãi suất quá cao, ngân hàng có thể bổ sung vốn tự có nhằm tăng thêm
Trang 20nguồn lực tài chính, giúp chống đỡ những ảnh hưởng của rủi ro Thêm vào đó, vốn tự có
là nên tảng tăng trưởng và phát triển của ngân hàng Quy mô vốn tự có càng lớn, ngânhàng càng có nhiều điều kiện để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong khi tự bảo vệmình trước những rủi ro có thể xày đến
b Các biện pháp ngoại bảng:
Trong khi các biện pháp nội bảng tốn kém chi phí ( bổ sung vốn tự có), giảm hiệuquả kinh doanh của ngân hàng ( điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn bảng cân đối), thì việc mua báncác công cụ phái sinh được xem như một công cụ hữu hiệu nhằm bảo hiểm rủi ro mà vẫntạo điều kiện cho ngân hàng duy trì cơ cấu Tài sản – Nợ theo mục tiêu kinh doanh củamình Lợi nhuận thu về từ các công cụ phái sinh sẽ dùng để bù đắp những tổn thất màngân hàng gánh chịu trong trường hợp xảy ra
- Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểmnhất định trong tương lai với một mức giá nhất định đã thỏa thuận từ hôm nay Thỏathuận trong hợp đồng là thỏa thuận song phương giữa hai bên về loại hàng hó, khốilương, giá cả, thời gian, nên không phải tuân theo tiêu chuẩn của thị trường riêng biêt.Hợp đồng kỳ hạn sẽ được các bên nắm giữ cho đến ngày đáo hạn, kết quả hợp đồng đượcxác định tại thời điểm đáo hạn đó
Nguyên tắc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro là : Ngân hàng sử dụnghợp đồng kỳ hạn để tìm kiếm lợi nhuân nhằm bù đắp thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra.Ngân hàng có thể sử dụng hai chiến lược:
Short hedge: bán để phòng ngừa rủi ro
Long hedge: mua để phòng ngừa rủi ro
Các loại hợp đồng kỳ hạn nhằm bảo hiểm rủi ro lãi suất thường được sử dụng :hợp kỳ hạn trái phiếu, hợp đôngf kỳ hạn tiền gửi ( FFD) và hợp đồng kỳ hạn lãi suất(FRA)
Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu
Trang 21Đây là thỏa thuận mua hoặc bán một khối lượng trái phiếu vào một thời điểm cụthể trong tương lai với mức giá xác định Nếu ngân hàng dự báo lãi suất thị trường sẽtăng trong thời gian tới ( tức giá trái phiếu sẽ giảm), ngân hàng sẽ bán kỳ hạn các tráiphiếu theo giá hiện tại Khi hợp đồng đến hạn, nếu lãi suất tăng theo dự báo, ngân hàng sẽtiến hành bán trái phiếu cho người mua theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng, tránh đượcthiệt hại do giá trái phiếu sụt giảm Ngược lại, ngân hàng sẽ mua hợp đồng kỳ hạn tráiphiếu nếu dự báo lãi suất giảm trong tương lai.
Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi ( FFD)
Là sự thỏa thuận giưa hai bên tại thời điểm hiện tại ( t0), theo đó bên mua cam kếtnhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định và bằng một loại tiền nhất định trongkhoảng thời gian từ t1 đến t2 nằm trong tương lai cới một lãi suất ấn định
Nếu ngân hàng đang có chênh lệch kỳ hạn GAP > 0 và cần phòng tránh rủi ro khilãi suất giảm, ngân hàng sẽ bán hợp đồng kỳ hạn tiền gửi Nếu sau này lãi suất thị trườngthực sự giảm xuống thấp hơn mức lãi suất đã thỏa thuận, ngân hàng sẽ tránh được thiệthại vì đã cố định nguồn lãi thu từ việc sử dụng vốn theo mức lãi suất trong hợp đồngFFD Ngược lại, nếu GAP của ngân hàng đang có giá trị < 0 và cần tránh rủi ro trongtrường hợp lãi suất thị trường tăng, ngân hàng sẽ tiến hành mua hợp đồng FFD để bảohiểm rủi ro
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
Là hợp đồng trong đó thỏa thuận rằng một lãi suất nhất định sẽ áp dụng cho mộtkhoản vốn trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai Đây là thỏa thuận giữahai bên tại thời điểm T0 hiện tại, trong đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi
một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suất nhất định tại
một thời gian trong tương lai
Như vậy, khác với hợp đồng kỳ hạn tiền gởi FFD, ở hợp đồng FRA không diễn raviệc trao nhân một khoản vốn thực, mà các bên tham gia chỉ thanh toán phần chênh lẹch
về lãi suất tính trên khoản vốn đó Về trường hợp áp dụng, FRA cũng tương tự hợp đồng
Trang 22kỳ hạn tiền gửi Nghĩa là để phòng ngừa rủi ro, nếu đang có GAP > 0, ngân hàng sẽ bán
kỳ hạn lãi suất, ngược lại nếu GAP < 0 ngân hàng sẽ mua kỳ hạn lãi suất ( mua hợp đồngFRA)
- Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giưa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tạimột thời điểm nhất định trong tương lai với một mưc giá xác định Nguyên tắc: Ngânhàng sủ dụng hợp đồng tương lai để tìm kiếm lợi nhuận nhằm bù đắp thiệt hại do rủi rolãi suất gây ra Tài sản thường được sử dụng trong hợp đồng là trái phiếu và tiền gửi.Ngân hàng có thể sử dụng hai chiến lược :
Short hedge: bán để phòng ngừa rủi ro
Long hedge: mua để phòng ngừa rủi ro
Về cơ bản, hợp đồng tương lai có tính chât tương tự hợp đồng kỳ hạn Điểm khácbiệt lớn nhất là hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường chính thức và yếu tốcủa hợp đồng như loại tài sản giao dịch, quy mô, thời giam đáo hạn và nơi giao hàng,đồng tiền định giá, giới hạn giá, trạng thái nắm giữ, đều được chuẩn hóa theo thông lệquốc tế hoặc cac quy định của Sở giao dịch Vì thế, các hợp đồng tương lai được coi nhưnhững giấy tờ có giá, có thể mua bán được trên thị trường
Để bảo hiểm rủi ro khi lãi suất tăng ( ngân hàng có GAP < 0), ngân hàng có thểbán hợp đồng tương lai trái phiếu hoặc mua hợp đồng tương lai tiền gửi, lãi suất Ngượclại, khi cần phòng ngừa RRLS giảm ( ngân hàng có GAP > 0), có thể tiến hành mua hợpđồng tương lai trái phiếu hoăc hợp đồng tương lai tiền gửi, lãi suất
- Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ có quyềnmua ( nếu là quyền chọn mua ) hoặc bán ( nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhấtđịnh hàng hóa với một mức giá xác định, vào một thời điểm xác định trước Người muaquyền chọn có quyền lựa chọn thực hienj nghĩa vụ của minh khi mức giá trên thị trường
có lợi cho minh và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó
Sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro lãi suất:
Trang 23Hợp đồng quyền chọn trái phiếu: Ngân hàng có thể mua quyền chọn bán trái phiếu
để phòng ngừa RRLS tăng, hoặc mua quyền chọn mua trái phiếu trong trường hợp RRLSgiảm
Hợp đồng quyền chọn lãi suất: là quyền được lựa chọn lãi suất cho một món vay
cụ thể Hợp đồng quyền chọn lãi suất co ba dạng : quyền chọn chặn trên ( CAP), quyềnchọn chăn dưới ( FLOOR) và quyền chon chặn hai đầu ( COLLAR)
CAP Bên mua thanh toán phí quyền chọn,
được quyền yêu cầu bên bán thanh toánmột khoản bù trừ ở mức chênh lệch giưalãi suất tối đa đã thỏa thuận và lãi suất sosánh, nếu lãi suất này cao hơn lãi suất tối
đa đã thỏa thuận, tính trên một giá trị vốn
hư cấu vào cuối một kỳ tính lãi nhất định
Giao dịch CAP được sử dụng đểphòng ngừa RRLS tăng: Khi giátrị Tài sản nhạy cảm lãi suất lớnhơn Nợ nhạy cảm lãi suất
( GAP > 0), hay khi thời hạn TSClớn hơn TSN ( DA –kDL >0),ngân hàng tiến hành mua CAP đểbảo hiểm rủi ro nếu lãi suất tăng
FLOOR Bên mua thanh toán phí quyền chọn,
được quyền yêu cầu bên bán thanh toánmột khoản bù trừ ở mức chênh lệch giữalái suất tối thiểu đã thỏa thuận và lãi suất
so sánh, nếu lãi suất này cao hơn lãi suấttồi thiểu đã thỏa thuận, tính trên mọt giátrị hư cấu vào cuối một kỳ tính lãi nhấtđịnh
Ngược lại với CAP, giao dịchFLOOR sử dụng để phòng ngừarủi ro lãi suất giảm: Khi giá trị Tàisản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn Nợnhạy cảm lãi suất ( GAP < 0), haykhi thời hạn TSC nhỏ hơn TSN(DA – kDL < 0), ngân hàng sẽmua FLOOR để phòng tránh rủi rokhi lãi suất giảm
COLLAR Giao dịch COLLAR xuất hiện khi ngân
hàng thực hiện đồng thời cả giao dịchCAP và FLOOR Ngân hàng thực hiệnnghiệp vụ mua CAP và bán FLOOR khi
+) Ổn định được lãi suất phải trả(mức lãi suất cao nhất chỉ bằngmức lãi suất tối đa của hợp đồngCAP)
Trang 24dự đoán lãi suất sẽ tăng, và do vậy lãisuất tối thiểu không thể nhỏ hơn mức lãisuất tối thiểu của hợp đồng FLOOR.
Ngược lại nếu dự đoán lãi suất giảm,ngân hàng sẽ tiến hành mua FLOOR vàbán CAP
+) Thu được phí từ hợp đồngFLOOR để tài trợ chi phí cho hợpđồng CAP
- Hợp đồng hoán đổi
Trong thị trường tài chính, một hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận để trao đổimột chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo một nguyên tắcnhất định đó
Giao dịch hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyểntiền tệ của mình Loại hoán đổi thông dụng nhất là hoán đổi lãi suất Plain Vanilla hay còngọi là hợp đồng hoán đỏi lãi suất thả nổi – cố định Với hợp đồng này, một bên đồng ý trảmột luồng tiền bằng mức lãi suất cố định được định trước trên một mức vốn danh nghĩatrong một số năm Để đổi lại, bên đối tác sẽ trả mức lãi suất thả nổi trên cùng một mứcvốn danh nghĩa cho cùng thời kỳ
Thực chất của loại giao dịch hoán đổi này là nhằm trao đổi các lợi thế so sánh vềlãi suất trong các hợp đồng tín dụng của các bên và đem lại lợi ích cho cả hai phía khi tiếtkiệm được chi phí vay vốn Do đó, điều kiện phát sinh nhu cầu hoán đổi nghĩa vụ nợ là
sự không đồng nhất về mức rủi ro của các đối tác, vì mỗi đối tác có những lợi thế riêngtrong quan hệ vay vốn
Các ngân hàng sủ dụng SWAPS để phòng nừa rủi ro lãi suất cho từng hợp đồngcho vay hoặc huy động tiền gửi Thông qua giao dịch mua hợp đồng hoán đổi lãi suất thảnổi – cố định, ngân hàng có thể thực hiện được mục đích chuyển việc thanh toán lãi chovốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định, để phù hợp với tính chất
cố định của nguồn thu từ tài sản có ( đặc biệt là với những hợp đồng cho vay dài hạn – lãisuất cố định) Ngược lại , nếu nguồn thu từ tài sản có là thả nổi, ngân hàng thực hiện bán
Trang 25hợp đồng hoán đổi lãi suất để chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động ( đặc biệt lànhững hợp đồng huy động vốn dài hạn) từ hình thức cố định sang thả nổi.
Kết luận Chương 1
Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro cơ bản nhất trong hoạt động kinh doanhngân hàng Tác động của rủi ro lãi suất tới ngân hàng, không chỉ trong ngắn hạn thể hiệnqua khả năng lam suy giảm thu nhập, mà còn mang tính dài hạn thông qua tác động lêngiá trị ròng của ngân hàng
Chương 1 chuyên đề đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về rủi ro lãi suất
và quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, từ đó tạo nềntảng cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân hang TMCPQuân Đội trong giai đoạn 2010-2012 trong chương 2
Trang 26THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP
QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 20122.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Quân Đội ( MB) ra đời và chính thức đi vào hoạt động ngày04/11/1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các Doanhnghiệp Quân đội Cho đến nay, MB đã phục vị mạng lưới các đối tượng khách hàng vôcùng đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong
đó có doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn nước ngoài vàkhách hàng là các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể; thực hiện các hoạt động giao dịch ngoại
tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ
có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép Với phương châmhoạt động an toàn, hiệu quả và luôn đạt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, MB ngày càngkhẳng định tên tuổi và vị trí của mình trong lĩnh vực Tài chính – ngân hàng Việt Nam
Trải qua hơn 18 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh với địnhhướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB và các công ty con hoạt động kinhdoanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch
vụ tài chính ( ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam Với dịch
vụ và sản phẩm đa dang, MB đã và đang phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng mở rộng hoạtđộng ra các phân khúc thị trường mới Tính tới thời điểm 31/12/2012, mạng lưới giaodịch MB bao gồm 182 chi nhánh và phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh thành trong cảnước, trong đó có 1 Sở giao dịch, 1 Chi nhánh tại Lào và 1 chi nhánh tại Campuchia Mb
đã thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh với gần 800 ngân hàng đại lý tại hơn 76 quốc giatrên thế giới
Với số vốn điều lệ ban đầu khi thành lập 20 tỷ đồng, chủ yếu từ vốn góp của các
cổ đông sáng lập, cùng 25 nhân sự, đến nay, số vốn điều lệ đã tăng 500 lần, đạt 10000 tỷđồng với hơn 15.000 cổ đông, cùng hơn 5000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại MB
Trang 27Trong những năm qua, vinh dự là một trong những ngân hàng luôn được NHNNxếp hạng nhóm A, cùng với các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Thương hiệumanh Việt Nam, Sao vàng đất Việt, Giải thưởng thanh toán xuất sắc, Top 50 công ty kinhdoanh hiệu quả nhất Việt Nam MB đang từng bước khẳng định năng lực tài chính vàkhả năng canh trạnh vững mạnh, xứng đáng là một trong những ngân hàng TMCP hàngđầu Việt Nam.
2.1.2 Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội
Với hoạt động kinh doanh đa dạng, MB cung ứng các dịch vụ liên quan đến tiền
tệ, ngân hàng và nhiều hoạt động khác nhau theo Luật TCTD, bao gồm:
- Hoạt động huy vốn: Thực hiện huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dàihạn dưới các hình thức tiền gừi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư vàphát triển của các tổ chức tín dụng trong nước; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;huy động các loại vốn từ nước ngoài
- Hoạt động sử dụng vốn: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thươngphiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; góp vốn liên doanh và đầu tư chứng khoán theoluật định
- Hoạt động cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính: Thực hiện dịch vụ thanh toángiữa các khach hàng; thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quanđến nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép; hoạt động bao thanh toán; kinhdoanh ngoại tệ
2.1.3 Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2012-2015
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2012-2015
Trang 28Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012
Trang 292.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật giai đoạn 2010-2012
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật giai đoạn 2010-2012
Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2012
2.2 DIỄN BIẾN LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2010-2012
Trang 30 Diễn biến lãi suất năm 2010: Lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian
dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kiềm chế lạm phát; lãi suất thị trường giảm vào
giữa năm và tăng cao trở lại những tháng cuối năm
Bảng 2.2 Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN
Đơn vị: %/năm
Nguồn :vietstock.vn, NHNN
Nhìn trên bảng ta có thể thấy trong 10 tháng đầu năm 2010, NHNN giữ ổn định lãi
suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong
thanh toán điện tử liên ngân hàng Từ tháng 11/2010, NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm các
mức lãi suất điều hành, cụ thể: lãi suất cơ bản tăng từ 8% lên 9%/ năm, lãi suất tái cấp
vốn tăng từ 8% lên 9%/ năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 6% lên 7%/năm, lãi suất cho
vay qua đêm trong thanh toán điệm tử liên ngân hàng tăng từ 8% lên 9% nhằm kiểm soat
lạm phát, cân bằng giữa lãi suất VND-USD ngăn ngừa việc dịch chuyển tiền gửi VND
sang USD
Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm
2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy
trì ổn định trong quý II, quý III và tăng mạnh trong hai tháng cuối năm Tính đến cuối
tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,396-3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm
2009, tăng cao đặc biể ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng
Biểu đồ 2.1 Lãi suất HĐ – CV bằng VND 2009-2010
Trang 31Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2010
Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ quatát cả các tháng ( tính đến cuối tháng 12, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0.82 -1.36
% cho các kỳ hạn so với đầu tháng 1/2010)
Biểu đồ 2.2 Diễn biến lãi suất huy động USD năm 2010
Nguồn:tổng hợp và tính toán của tác giả, vietstock.vn
Lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng nhìn chung khá ổn định sovới năm 2009 Đầu năm 2010, mặt bằng lãi suất đã xo sự sụt giảm so với giai đoạn cuốinăm 2009 Ngoại trừ các tháng đầu năm và cuối năm các mức lãi suất có xu hướng tăng
Trang 32mang tính mùa vụ, giai đoạn 03-09/2010, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tương đối
ổn định Bình quân lãi suất qua đêm dao động từ 6.54% đến 7.29%; lãi suất các kỳ hạnngắn phổ biến ở mức dưới 10%/năm Mặt bằng lãi suất giao dịch USD cũng có xu hướnggiảm so với năm 2009, và tương đối ổn định Lãi suất các kỳ hạn dao động trong khoảng
từ 0.31%-3.48%/năm, riêng lãi suất bình quân qua đêm phổ biến ở mức0.31%-0.73%/năm
Biểu đồ 2.3 Lãi suất liên ngân hàng bằng VND năm 2010
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2010
Bước sang năm 2011, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều diễn
biễn phức tạp Thế giới đứng trước nguy cơ khủng hoảng kép với những bất ổn từ khủnghoảng nợ công Châu Âu, tình hình lạm phát và thất nghiệp tăng cao Trước tình hình đó,ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ra Nghị quyết 11/NQ – CP về những giải pháp chủ yếutập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Trong đó,giải pháp về CSTT chặt chẽ, thận trọng là giả pháp cơ bản Theo đó, CSTT thắt chặt đượcthực hiện khá nhất quán trong suốt cả năm 2011
Về lãi suất điều hành,lãi suất cơ bản tuy vẫn giữ nguyên ở mức 9% trong cả nămnhưng các lãi suất điều hành khác đều được NHNN điều chỉnh tăng mạnh, làm tăng chiphí vốn của các ngân hàng khi đi vay từ NHNN, từ đó hạn ché việc các NHTM ỷ lại vào
Trang 33NHNN và khiến các ngân hàng này cẩn trọng hơn trong việc cho vay tín dụng Cụ thể,diễn biến điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành có thể tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 2.3 Diễn biến lãi suất điều hành 2011
Lãi suất cho vay VNĐ bình quân thực tế, theo báo cáo của NHNN trong suốt năm
2011 khá ổn định Cụ thể, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và suất khẩu khoảng17-19%, lãi suất cho vay lĩnh vự sản xuất – kinh doanh khác 17 – 21%, lãi suất cho vaylinh vự phi sản xuất 22 – 25% Trong khi đó, lãi suất huy động vốn tối đa bằng VNĐ củacác TCTD cũng không có nhiều biến động, do chịu tác động của quy định mức lãi suấthuy động VNĐ tối đa 14% Đối với USD, lãi suất huy động USD đối với cá nhân vàdoanh nghiệp vẫn chủ yếu là 2% và 0.5% theo quy định của NHNN, trong khi lãi suấtcho vay USD phổ biến vẫn ở mức 6 – 7%/năm đối với ngắn hạn và 7.5 – 8% đối vớitrung, dài hạn
Biểu đồ 2.4 Lãi suất HĐ – CV bằng VND năm 2011
Trang 34Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2011
Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng liên tục duy trì ở mức cao và có nhiều biến động
trong những tháng cuối năm 2011 Qua đo, có thể thấy một năm thực sự căng thẳng của thị trường liên ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu vốn của các NHTM
Biểu đồ 2.5 Lãi suất liên ngân hàng 2011
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN năm 2011
Diễn biến lãi suất năm 2012:
Trang 35So với cuối năm 2011, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm được6%/năm(14%/năm xuống 8%/năm), lãi suất cho vay 4 đối tương ưu đãi giảm được 4%-5%/năm (16-17%/năm xuống 12%/năm) Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với 4lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa,công nghiệp hỗ trợ ở mức 11-12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ởmức 14-17%/năm Đặc biệt, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh 8-9%/năm so với đầunăm 2012, thị trường tiền tệ đã có sự cải thiện tích cực hơn nhiều so với năm 2011.
Biểu đồ 2.6 Diễn biến các loại lãi suất năm 2012
2/20
11 4/20
11 6/20
11 8/20
12 4/20
12 6/20
12 8/20
Ls tái chiết khấu
Ls cho vay qua đêm
2.3.1 Tổ chức quản trị rủi ro lãi suất
Đối với phần lớn các NHTM Việt Nam, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất vẫn đang
là vấn đề còn nhiều mới mẻ Trong một thời gian dài, các ngân hàng hầy như không quantâm đến vấn đề này vì với cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, lãi suấttrên thị trường tương đối ổn định, it có sự biến động và do đó, ít tác động đến hoạt động