Thứ tự tìm như sau: - Thư mục hiện tại - Các thư mục có khai báo trong lệnh PATH Đến thư mục nào tìm được tập tin lệnh, việc tìm kiếm kết thúc và COMMAND.COM sẽ tải mã lệnh từ tập tin t
Trang 1Trường ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Bộ môn THỐNG KÊ Y HỌC-TIN HỌC
GIÁO TRÌNH
TIN HỌC
11-2011
Trang 2MỤC LỤC
Trang
I Hệ điều hành DOS 2
1 Các khái niệm cơ bản 3
2 Quá trình khởi động máy và các tập tin cần thiết 7
3 Các lệnh của hệ điều hành MS-DOS 9
4 Tóm tắt cách sử dụng các lệnh thông dụng 10
II Hệ điều hành Windows 25
1 Màn hình Windows XP 25
2 Windows Explorer 38
III Font chữ tiếng việt 42
1 Các loại font chữ Việt 42
2 Phần mềm gõ chữ Việt 42
3 Cách gõ chữ Việt 43
IV Windows Commander 4.51 44
1 Màn hình Windows Commander 44
2 Các phím thường dùng 44
3 Các phím chức năng 45
4 Các phím chức năng kèm Alt 47
5 Các phím chức năng kèm Shift 50
6 Các phím chức năng kèm Ctrl 50
7 Các phím khác 51
8 Bảng chọn File 52
9 Bảng chọn Mark 55
10 Bảng chọn Commands 55
11 Bảng chọn Show 56
12 Bảng chọn Configuration 56
V Microsoft Word 65
1 Màn hình Word 65
2 Vào/Thoát Word 65
3 Các thanh công cụ (toolbar) 65
4 Các bảng chọn (menu) 66
5 Một số hộp thoại hay gặp 68
VI Tổng quan về bảng tính điện tử Excel 74
1 Vào Excel 74
2 Thoát Excel 74
3 Màn hình Excel 74
4 Bảng lệnh chính (Main Menu) 75
5 Thanh Chọn Bảng Tính (Sheet Tab) 75
6 Thanh Công Thức (Formula Bar) 75
7 Thanh Trạng Thái (Status Bar) 75
8 Các thanh công cụ (ToolBar) thông dụng 76
9 Các bảng lệnh (Menu) 82
VII Các thao tác cơ bản trong Excel 85
1 Di chuyển thanh trỏ (cursor) 85
2 Đánh dấu chọn 85
3 Nhập/Sửa dữ liệu một ô 86
Trang 3DOS
PRINTER
MODEM DISPLAYM^Y T¾NH ®I½N TÙ
BÌ NHÍ
MÏ RÌNG
XMS, EMS, UMB, HMA
FLOPPY DRIVES HARD DRIVES CD-ROM DRIVES
Trang 4I Các khái niệm cơ bản:
1 Phần cứng, phần mềm:
- Phần cứng (hardware) là các linh kiện, thiết bị kết nối với nhau thành một bộ máy tính
hoàn chỉnh
- Phần mềm (software) là một bộ các chương trình phối hợp với nhau để điều khiển phần
cứng, khai thác máy tính cho một mục đích nào đó Phần mềm hệ thống (system software) là phần mềm giúp quản lý phần cứng; phần mềm ứng dụng (application software) là phần mềm giúp khai thác máy tính cho mục đích của người dùng
Ngoài ra còn có các chương trình được “cài chết” trong máy để giúp các phần mềm khai
thác từng họ phần cứng riêng lẻ Người ta gọi các chương trình đó là phần dẻo
(firmware)
2 Hệ điều hành (Operating System – OS):
Hệ điều hành là phần mềm hệ thống chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát và thu hồi các tài nguyên hệ thống Ban đầu, hệ điều hành được cài chết trong máy Sau này, hệ điều hành được trữ trên đĩa, khi vận hành máy, nó sẽ được đọc vào bộ nhớ của máy Do đó, người ta gọi là hệ điều hành trên đĩa (DOS – Disk Operating System)
Có rất nhiều hệ điều hành khác nhau: MS-DOS, PC-DOS, DR-DOS, Unix, Linux, OS/2, Windows NT, Hệ điều hành MS-DOS là một hệ điều hành thông dụng nhất ở nước ta Các phiên bản MS-DOS và năm phát hành như trong bảng sau đây:
Tuy nhiên, hiện nay có FreeDOS là phần mềm hệ điều hành DOS miễn phí và mã nguồn
File21File22
DIR3
Trang 5- Bit: cấp độ thấp nhất, có thể có một trong hai trạng thái tắt hay mở, 0 hay 1
- Byte: gồm 8 bit liên tiếp, có thể biểu diễn được một ký tự ASCII Các bội số của byte là
kb (kilo byte), Mb (mega byte), Gb (giga byte),
1 kb = 1024 byte
1 Mb = 1024 kb
1 Gb = 1024 Mb
- Tập tin (file, tệp): gồm một hay nhiều byte liên tiếp, biểu diễn được một nội dung nhất
định, được đặt tên và trữ trên đĩa
- Thư mục (directory, folder): có tác dụng như ngăn chứa có đặt tên, giúp phân chia, tổ
chức các tập tin
- Đĩa (disk, diskette): môi trường vật lý để trữ thông tin thường trực Toàn bộ đĩa thường
được chia thành từng trụ (cylinder), mặt (head), cung (sector) Mỗi sector thường có thể chứa 512 byte Đĩa CD chứa 2048 byte mỗi sector
Như vậy, thông tin trữ trên đĩa sẽ được tổ chức dưới dạng cây, ví dụ như trong hình ở trên
Trên ổ đĩa A:, muốn truy cập tập tin File22 ta phải đi qua thư mục DIR2, muốn truy cập tập tin File41, ta phải đi qua DIR3, DIR4 Con đường để đến nơi chứa một tập tin hay thư mục được gọi là lộ trình (path)
4 Bộ mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange):
- Các ký tự có mã 0 đến 31 và 127 là các ký tự điều khiển Để gõ các ký tự điều khiển, ta phải đè phím Ctrl (bên nào cũng được), đồng thời gõ phím chữ tương ứng với quy tắc
mã ASCII 1 ứng với A và cứ thế tính lên Ký hiệu các ký tự điều khiển thường thêm dấu
mũ nón trước chữ tương ứng Vậy các ký tự điều khiển là:
^A đến ^Z, ^[, ^], ^\, ^^, ^_
- Các ký tự có mã 32 đến 126 là các ký tự có sẵn trên bàn phím
- Các ký tự có mã 128 đến 255 là các ký tự ASCII mở rộng Để gõ các ký tự này, ta đè phím Alt (bên nào cũng được) và gõ mã ASCII thập phân tương ứng với ký tự muốn gõ bằng các phím số trên ổ phím số ở bên phải bàn phím
Trang 64 Quy ước đặt tên của DOS:
a Tên tập tin (filename): gồm tên chính (name) chứa 1 đến 8 ký tự và phần mở rộng
(extension) chứa tối đa 3 ký tự Hai phần nối với nhau bằng dấu chấm
b Tên thư mục (directory name): cách đặt tên giống như tên tập tin Tuy nhiên, để đỡ bất
tiện khi làm việc, người ta thường không đặt phần mở rộng trong tên thư mục
Mỗi ổ đĩa có một thư mục gốc (root directory) duy nhất được tạo ra khi chuẩn bị đĩa để
sử dụng lần đầu tiên Thư mục đó có ký hiệu là \ (dấu gạch xéo bên trái)
Tại mỗi thời điểm làm việc, người dùng luôn đứng ở một thư mục nào đó Để chỉ thư
mục hiện tại (current directory), người ta dùng ký hiệu (dấu chấm)
Thư mục con DIR3 chứa thư mục con DIR5 ta gọi DIR3 là thư mục cha của thư mục
DIR5 Thư mục cha của thư mục hiện tại có ký hiệu đặc biệt là (hai dấu chấm liền
nhau)
\ Thư mục gốc của một ổ đĩa
Thư mục hiện tại
Thư mục cấp cha của thư mục hiện tại
c Tên ổ đĩa: là một trong 24 chữ cái A-Z Khi nói đến ổ đĩa, ta phải dùng tên ổ đĩa đó kèm
theo dấu hai chấm Ví dụ, A: B: C:
d Nhãn đĩa (Volume label): là tên thực sự của đĩa, được ghi luôn lên đĩa Nhãn đĩa cũng
tuân theo quy ước gần giống như tên tập tin nhưng không tách thành hai phần Do đó, nhãn đĩa có thể dài tối đa 11 ký tự
e Tên lộ trình (pathname): là một dãy ký tự gồm tên ổ đĩa và các tên thư mục con ghép
với nhau bằng dấu gạch xéo bên trái, theo thứ tự từ thư mục cấp cha rồi mới đến thư mục cấp con Ví dụ:
A:\DIR3\DIR4
f Đặc tả tập tin (file specification): bao gồm tên lộ trình dẫn đến thư mục chứa tập tin
ghép với tên tập tin bằng dấu gạch xéo trái Ví dụ:
A:\DIR3\DIR4\File41
g Tên lộ trình tương đối: là lộ trình được tính so với thư mục hiện tại Ví dụ: Nếu thư mục
hiện tại là DIR4, thì
chỉ thư mục đang làm việc DIR4
\DIR4 chỉ thư mục làm việc DIR4
chỉ thư mục DIR3
Trang 75 Quy ước đặt tên dài:
Tên dài chỉ dùng được trong môi trường Windows 32 bit (Win9x, WinNT, ) và có thể chứa
đến 255 ký tự, kể cả các ký tự đặc biệt và khoảng trắng Trong tên dài, ta có thể sử dụng
nhiều dấu chấm
Mỗi khi tạo một tên dài, hệ điều hành cũng tạo kèm theo một tên ngắn nhằm bảo đảm sự tương thích với các ứng dụng DOS cũ Các chương trình DOS cũ sẽ thấy được các tên ngắn còn các chương trình có hỗ trợ tên dài có thể xử lý tên dài Do đó, trên ổ đĩa có tên dài, nếu ta thực hiện các chương trình DOS cũ, đặc biệt các chương trình trực tiếp truy cập đĩa, ta có thể làm hư tên dài và tên đó sẽ trở nên bất hợp lệ Các ứng dụng chỉ làm việc với tên ngắn mà không đụng chạm gì đến tên dài vẫn có thể làm việc bình thường nhưng người sử dụng lại không biết tên ngắn khi tạo ra tên dài
Các chức năng về tên dài của hệ điều hành chỉ có khi Windows đang làm việc Do đó, để
sử dụng tên dài, ứng dụng phải được gọi thực hiện từ Windows
6 Các tên đặc biệt:
Hệ điều hành thường dành riêng một số tên đặc biệt để đặt tên cho các thiết bị thông dụng Khi đặt tên tập tin hay thư mục, ta không được phép dùng các tên này
COM1-COM4 Cổng nối tiếp 1 đến 4 (thường các máy chỉ có 2 cổng đầu)
LPT1-LPT3 Cổng song song 1 đến 3 (thường các máy chỉ có 1 cổng đầu)
AUX Cổng phụ
CON Chỉ bộ thiết bị nhập xuất chuẩn (Console) gồm bàn phím và màn hình PRN Máy in, thường là LPT1
7 Các ký tự đại diện (wildcard):
Trong một số lệnh, ta có thể yêu cầu lệnh thực hiện một loạt các tập tin Để chỉ một loạt tập
tin, ta phải dùng mẫu tên tập tin kèm theo các ký tự đại diện * hay ?
* Đại diện cho 0, 1 hay nhiều ký tự Trong từng phần, tên chính hay mở rộng, mọi ký
tự sau dấu * đều bị bỏ qua
? Đại diện cho đúng 1 ký tự
8 Thuộc tính của tập tin (Attribute):
Mỗi tập tin có thể có các thuộc tính sau:
Archive Thuộc tính lưu trữ, để cho biết tập tin đã được sao lưu Thuộc tính này ít được
sử dụng đến
Read Only Chỉ đọc Tập tin có thuộc tính này sẽ không thể xoá bằng các lệnh của DOS
Muốn sửa, xoá, ta phải bỏ thuộc tính này của tập tin trước đã (dùng lệnh ATTRIB)
Hidden Ẩn Tập tin có thuộc tính này sẽ làm cho các ứng dụng không thấy được nó
Tuy nhiên, lệnh DIR có chọn lựa /a cũng liệt kê ra được và tập tin lệnh có thuộc
tính này vẫn gọi thực hiện được
Trang 8System Hệ thống Tập tin có thuộc tính này cũng làm các ứng dụng không thấy được
nó Lệnh DIR /a vẫn liệt kê các tập tin này Khác với thuộc tính ẩn, tập tin lệnh
có thuộc tính hệ thống không thể gọi thực hiện được
Ngoài các thuộc tính trên, mỗi tập tin còn có các thông tin khác như kích thước, ngày giờ cập nhật mới nhất cũng được lưu trên đĩa theo tập tin Từ DOS 7.0 trở đi, mỗi tập tin còn
có thêm thông tin về ngày giờ tạo
Việc gán, bỏ thuộc tính của tập tin có thể thực hiện bằng lệnh ATTRIB của DOS
9 Các thành phần của hệ điều hành:
Một hệ điều hành thường có các thành phần sau đây:
- Phần nhân (kernel): phần này sẽ trực tiếp quản lý phần cứng và hệ thống tập tin trên
đĩa, đồng thời cung cấp một giao diện tối thiểu để người sử dụng có thể “nói chuyện” với
hệ điều hành MS-DOS có phần nhân bao gồm 3 tập tin:
IO.SYS Chịu trách nhiệm quản lý các thiết bị nhập xuất, làm trung gian
giữa phần cứng và hệ điều hành
MSDOS.SYS Chịu trách nhiệm quản lý các ổ đĩa luận lý và hệ thống tập tin
trên các ổ đĩa đó
COMMAND.COM Chịu trách nhiệm làm giao diện giữa người sử dụng và hệ điều
hành, là trình thông dịch các lệnh của người dùng đưa vào và gọi các chức năng thích hợp của hệ điều hành giúp người dùng khai thác hệ thống
- Các trình điều khiển thiết bị (Device driver): phần này bao gồm các chương trình hỗ
trợ hệ điều hành trong việc quản lý các thiết bị đặc biệt, thông dụng nhưng không phải máy nào cũng có Với máy có thiết bị cần đến trình điều khiển, khi khởi động máy, người
ta thường cài đặt luôn trình điều khiển vào bộ nhớ để cùng phần nhân giúp người dùng khai thác thiết bị đó
- Các tiện ích (Utilities): phần này bao gồm các tiện ích giúp người dùng dễ dàng làm
việc với hệ thống
II Quá trình khởi động máy và các tập tin cần thiết:
Khi ta cấp nguồn điện cho máy, quá trình khởi động máy bắt đầu:
1 Theo thiết kế chung, máy sẽ bắt đầu từ một địa chỉ xác định trong bộ nhớ Địa chỉ này thường nằm trong vùng chương trình đã cài sẵn trong máy, gọi là ROM BIOS (Basic Input Output System) Chương trình này sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ máy, bắt đầu từ
bộ xử lý trung ương rồi đến bộ nhớ chính, bộ nhớ mở rộng, bộ nhớ ROM gắn trên các thiết bị và các thiết bị đã có hay nối với máy Quá trình này gọi là quá trình POST (Power
On Self Test)
Trang 9Với đĩa mềm, sector đầu tiên sẽ là boot sector
Với đĩa cứng, sector đầu tiên sẽ chứa bảng partition (bảng phân chia đĩa) Phần mã trên sector này sẽ tìm xem phân đoạn nào có thể boot được và sẽ đọc sector đầu tiên (boot sector) của phân đoạn đó vào bộ nhớ và chuyển quyền điều khiển sang đoạn mã đó
Với đĩa CD-ROM, BIOS sẽ tìm đọc sector gọi là Boot Catalog, kiểm tra xem có phần ảnh boot hay không Nếu có, BIOS sẽ khai báo một ổ đĩa mềm A: giả hay một ổ đĩa cứng C: giả (tuỳ theo ảnh boot), ánh xạ nội dung của ảnh boot trên đĩa CD thành nội dung ổ đĩa giả đó và quá trình boot sẽ giống như từ ổ đĩa mềm hay ổ đĩa cứng bình thường Các ổ đĩa cùng loại với ổ đĩa giả sẽ được dịch tên đi một chữ
3 Mã thực thi của boot sector sẽ tiến hành nạp phần nhân của hệ điều hành vào bộ nhớ và trao quyền điều khiển cho mã của phần nhân Với hệ điều hành MS-DOS, boot sector sẽ tìm tải tập tin IO.SYS vào bộ nhớ và trao điều khiển qua IO.SYS
4 Mã của IO.SYS tiếp tục kiểm tra phần cứng, cài đặt một số trình điều khiển có sẵn trong IO.SYS, nạp MSDOS.SYS để xác lập hệ thống tập tin Phần nhân chính đã cài đặt xong
5 IO.SYS tiếp tục tìm tập tin CONFIG.SYS trên thư mục gốc ổ đĩa khởi động Nếu có, các lệnh trong CONFIG.SYS sẽ được thực hiện Quá trình này sẽ tiến hành cài đặt các trình điều khiển khác có khai báo trong CONFIG.SYS cũng như xác lập môi trường làm việc cho hệ điều hành theo các chọn lựa người dùng đã định trong CONFIG.SYS
6 Kế tiếp, IO.SYS tải trình thông dịch COMMAND.COM vào bộ nhớ, trao quyền điều khiển cho trình thông dịch này
7 Cuối cùng, COMMAND.COM tìm trên thư mục gốc ổ đĩa boot tập tin AUTOEXEC.BAT Nếu thấy, các lệnh trong tập tin này sẽ được thực hiện Sau khi hoàn tất, COMMAND.COM sẽ hiện dấu nhắc lệnh trên màn hình, chờ người dùng ra lệnh
Nếu phần nhân ứng với phiên bản 7.0 trở đi (ứng với Windows 95 trở đi), hệ điều hành kiểm tra cờ BootGUI (quy định trong MSDOS.SYS) Nếu cờ này bằng 1, IO.SYS sẽ tìm nạp WIN.COM thay vì COMMAND.COM để bắt đầu giao diện đồ hoạ của Windows
Với Windows ME, phần nhân sẽ có hai bản Bản bình thường sẽ luôn luôn vào thẳng giao diện đồ hoạ Windows Bản kia dùng đặt trên đĩa mềm cấp cứu, sẽ khởi động máy ra dấu nhắc DOS
Khi đang ở Windows, ta có thể ra dấu nhắc DOS bằng nút lệnh MS-DOS Promt, thường ở
lộ trình lệnh Start/Programs/MS-DOS Prompt Cửa sổ MS-DOS Prompt thường được gọi là DOS Box Để đóng DOS Box, từ dấu nhắc lệnh, ta ra lệnh EXIT ↵
- Lưu ý: Từ Windows XP trở đi, phần nhân là các tập tin khác Các tập tin liên quan đến
quá trình khởi động máy bao gồm: NTLDR, BOOT.INI, NTOSKRNL.EXE Hai tập tin đầu đặt ở thư mục gốc ổ đĩa khởi động Còn tập tin cuối đặt trong thư mục SYSTEM32 trong thư mục Windows
Trang 10III Các lệnh của hệ điều hành MS-DOS:
1 Cách ra lệnh DOS:
[path\]TÊNLỆNH [CácThamĐối] [CácTuỳChọn] ↵
trong đó,
path lộ trình tìm tập tin lệnh, có thể không cần
TÊNLỆNH là lệnh thích hợp trong danh sách các lệnh hệ điều hành có
CácThamĐối là những yếu tố cần thiết cho lệnh, nội dung tuỳ từng lệnh, có thể
Các lệnh nội trú gồm các lệnh có tên như trong bảng sau:
Break Call Cd Chcp Chdir Cls Copy Ctty Date Del Dir Echo Erase Exit For Goto If Lh Loadhigh Md Mkdir Path Pause Prompt Rd Rem Ren Rename Rmdir Set Shift Time Type Ver Verify Vol
và mã thực hiện lệnh có sẵn trong tập tin COMMAND.COM, do đó, cũng đã được nạp sẵn trong bộ nhớ Khi đó, ta có thể ở bất cứ đâu ra lệnh cũng được
Trong bảng trên, các lệnh có gạch dưới chỉ được sử dụng trong các tập tin BAT
Các lệnh ngoại trú gồm các lệnh có tên trong bảng sau:
Append Attrib Chkdsk Choice Command Dblspace Debug Defrag Deltree Diskcomp
Trang 11Interlnk Intersvr Keyb Label Loadfix Mem Memmaker Mode More Move Msav Msbackup Mscdex Msd Nlsfunc Power Print Qbasic Replace Restore ScanDisk Setver Share Smartdrv Sort
Subst Sys Tree Undelete Unformat VSafe Xcopy
và mã thực hiện lệnh nằm trong một tập tin có mở rộng com hay exe nằm trên đĩa
Ngoài ra, có một số lệnh chỉ dùng trong tập tin CONFIG.SYS:
Country Device Devicehigh Dos Drivparm Fcbs Files Include Install Lastdrive MenuColor MenuDefault MenuItem Numlock Shell
Stacks Submenu Switches Các trình điều khiển thiết bị của DOS
ANSI.SYS CHKSTATE.SYS DISPLAY.SYS DRIVER.SYS DRVSPACE.SYS EGA.SYS
EMM386.EXE HIMEM.SYS INTERLNK.EXE POWER.EXE RAMDRIVE.SYS SETVER.EXE
SIZER.EXE SMARTDRV.EXE
4 Quá trình gọi thực hiện lệnh:
Khi ta ra một lệnh, COMMAND.COM (trong bộ nhớ) sẽ tìm TÊNLỆNH trong danh sách lệnh nội trú Nếu thấy, nó sẽ gọi mã lệnh nội trú thực hiện, đồng thời truyền các tham đối và tuỳ chọn cho lệnh đó Nếu không thấy, lệnh được xem là lệnh ngoại trú Khi đó, COMMAND.COM sẽ tìm tập tin có tên là TÊNLỆNH và mở rộng là com, exe hay bat Thứ tự tìm như sau:
- Thư mục hiện tại
- Các thư mục có khai báo trong lệnh PATH
Đến thư mục nào tìm được tập tin lệnh, việc tìm kiếm kết thúc và COMMAND.COM
sẽ tải mã lệnh từ tập tin tìm được vào bộ nhớ, chuyển điều khiển sang mã đó cũng như các tham đối
Nếu tìm không thấy trong các thư mục trên, COMMAND.COM sẽ hiện thông báo:
Bad command or filename
Nguyên nhân có thể do ta gõ sai tên lệnh hay tên tập tin lệnh, hoặc tập tin lệnh không nằm ở một trong các thư mục đã khai báo
Trong trường hợp tìm thấy các tập tin có cùng tên lệnh nhưng với mở rộng khác
nhau, tập tin lệnh được sử dụng sẽ dựa vào thứ tự ưu tiên của mở rộng: com, exe,
bat
IV Tóm tắt cách sử dụng các lệnh thông dụng:
Trang 12SET Tên= Tên: COMSPEC, PATH
Trang 13Norton Commander 5.0
1 Màn hình NC:
Left Files Disk Commands Right 2:32p
T:\ T:\DOS T: ↓ Name Size Date Time T: ↓ Name Size Date Time
BOOT <SUB-DIR> 8-06-02 4:32p <UP-DIR> 4-26-02 4:25a
CMDCONS <SUB-DIR> 5-07-02 1:24a 62dltree exe 7930 5-31-94 6:22a
DLGMAKER <SUB-DIR> 4-26-02 4:25a 62fdisk exe 28893 5-31-94 6:22a
DOS <SUB-DIR> 4-26-02 4:25a 62format exe 22904 5-31-94 6:22a
DOS5 <SUB-DIR> 7-16-02 8:53p choice com 1536 5-31-94 6:22a
DRDOS <SUB-DIR> 5-24-02 8:15a choice txt 439 4-06-00 1:40a
NC <SUB-DIR> 4-26-02 4:25a command com 54645 5-31-94 6:22a
OPTI930 <SUB-DIR> 4-26-02 4:25a commands txt 75954 9-30-93 6:20a
TEMP <SUB-DIR> 4-26-02 4:26a debug exe 15339 5-31-94 6:22a
UT <SUB-DIR> 4-26-02 4:25a diskcopy com 8763 5-31-94 6:22a
WUT <SUB-DIR> 5-26-02 6:34p dos5 zip 1166637 7-03-02 9:59p
40detect▌com 28872 3-18-98 4:00a dos62sp zip 747333 12-05-01 6:00p
40ldr 216288 5-10-02 4:46p doskey com 15495 5-11-98 8:01p
Autoexec bat 1812 2-21-02 10:36p edit com 413 5-31-94 6:22a
Autoexos▌bat 299 11-16-01 1:51p edit hlp 17898 5-31-94 6:22a
boot i40 734 5-10-02 5:29p fc exe 12304 5-31-94 6:22a
boot ini 797 9-06-02 11:43p fdemergn com 3214 1-19-00 2:21p
DOS <SUB-DIR> 4-26-02 4:25a debug.exe 15339 5-31-94 6:22a
T:\>_
1 Help 2 Menu 3 View 4 Edit 5 Copy 6 RenMov 7 Mkdir 8 Delete 9 PullDn 10 Quit
Các tập tin có thuộc tính ẩn hay hệ thống có dấu ▌ giữa tên chính và mở rộng
2 Các phím hay sử dụng:
Chuyển thanh sáng giữa hai khung Tab
lên, xuống một dòng ↑, ↓
lên, xuống một trang PgUp, PgDn
lên dòng đầu Home
xuống dòng cuối End
Vào một thư mục con Enter hay Ctrl-PgDn ở dòng tên thư mục con đó
Ra thư mục cha Enter ở dòng đầu (dòng ) hay Ctrl-PgUp
Đánh dấu tập tin/thư mục Insert ở tên tập tin/thư mục đó
Bỏ đánh dấu tập tin/thư mục Insert ở tên tập tin/thư mục đang đánh dấu đó
Key Bar Mini Status
Path Prompt
Left Panel <Tab> Right Panel
<Alt-F1> <Alt-F2>
Trang 143 Các phím chức năng:
F1 Hướng dẫn
F2 Bảng chọn riêng (User Menu)
F3 Xem nội dung tập tin đang có thanh sáng
F4 Sửa nội dung tập tin đang có thanh sáng
F5 Sao tập tin/thư mục có thanh sáng (hay các tập tin/thư mục đang đánh dấu)
sang bên kia hay nơi khác
F6 Dời tập tin/thư mục có thanh sáng (hay các tập tin/thư mục đang đánh dấu)
sang bên kia hay nơi khác
F7 Tạo thư mục con
F8 Xoá tập tin/thư mục có thanh sáng (hay các tập tin/thư mục đang đánh dấu)
F9 Mở bảng chọn chính (Menu Bar)
F10 Thoát NC
Shift-F1 Dọn đĩa (Disk Cleanup)
Shift-F2 Các lệnh về mạng (Network Utilities)
Shift-F3 Xem tập tin có tên ta sẽ nhập vào
Shift-F4 Sửa nội dung tập tin có tên ta sẽ nhập vào
Shift-F5 Sao tập tin/thư mục có tên ta sẽ nhập vào
Shift-F6 Dời tập tin/thư mục có tên ta sẽ nhập vào
Shift-F7 Như F7
Shift-F8 Xoá tập tin/thư mục có tên ta sẽ nhập vào
Shift-F9 Lưu thông tin cấu hình NC
Shift-F10 Mở bảng chọn Disk
1 Left 2 Right 3 View 4 Edit 5 Comp 6 DeComp 7 Find 8 Histry 9 EGA Ln 10 Tree
Alt-F1 Chọn ổ đĩa cho khung trái (Left Panel)
Alt-F2 Chọn ổ đĩa cho khung phải (Right Panel)
Alt-F3 Xem nội dung tập tin đang có thanh sáng (dạng đơn giản)
Alt-F4 Sửa nội dung tập tin đang có thanh sáng
Alt-F5 Nén các tập tin/thư mục đang có thanh sáng hay đã đánh dấu
Alt-F6 Giải nén tập tin nén sang thư mục bên kia
Alt-F7 Tìm tập tin
Alt-F8 Liệt kê các lệnh DOS đã thực hiện
Alt-F9 Tắt/Mở chế độ 43 dòng (EGA), 50 dòng (VGA)
Alt-F10 Hiện cây thư mục để ta chuyển nhanh sang thư mục cần thiết
1 Left 2 Right 3 Name 4 Exten 5 Time 6 Size 7 Unsort 8 Sync 9 Print 10 Split
Ctrl-F1 Tắt/Mở khung trái
Ctrl-F2 Tắt/Mở khung phải
Ctrl-F3 Sắp xếp theo tên (cột Name)
Ctrl-F4 Sắp xếp theo mở rộng (cột Name)
Ctrl-F5 Sắp xếp theo ngày giờ cập nhật (cột Date, Time)
Ctrl-F6 Sắp xếp theo kích thước tập tin (cột Size)
Ctrl-F7 Không sắp xếp (giữ thứ tự như đã có trên đĩa)
Ctrl-F8 Đồng bộ thư mục hiện tại với một thư mục đích
(cập nhật bên thư mục đích giống thư mục hiện tại)
Ctrl-F9 In tập tin đang có thanh sáng
Alt Key Bar
Ctrl Key Bar
Trang 154 Các bảng chọn Left/Right:
Brief Chỉ hiện tên (Name)
Full Hiện đủ chi tiết: Tên, Kích thước, Ngày cập nhật, Giờ cập nhật
Info Hiện thông tin về ổ đĩa, thư mục bên kia; bộ nhớ chính trong
máy; thông tin về phiên bản NC
Gõ Ctrl-L để đóng khung Info
Tree Hiện cây thư mục cho ổ đĩa bên kia
Dời thanh sáng đến một thư mục con, gõ Enter, bên không có
cây thư mục sẽ hiện nội dung của thư mục con đó
Để trả về Brief hay Full, vào bảng chọn chọn lại
Quick view Xem sơ lược vài chi tiết của mục đang có thanh sáng:
- Thư mục con: số tập tin, số thư mục con và tổng dung
lượng của thư mục con này
- Tập tin: nội dung tập tin
Nội dung hiện ở khung bên kia
Để đóng khung Quick View, gõ Ctrl-Q
Compressed File Liệt kê nội dung trong tập tin nén đang có thanh sáng (Enter ở
tên tập tin nén cũng thực hiện như vậy)
Để đóng khung này, lên dòng đầu (Home) và Enter (như ra thư
mục cha bình thường)
Find file panel Hiện lại danh sách tập tin đã tìm thấy lần trước
Directory information Hiện thông tin về thư mục đang có thanh sáng: tổng số tập tin,
thư mục con, dung lượng
Các con số này tính cho toàn bộ thư mục đã chọn
Cuối khung có tính số đĩa mềm 1,44 Mb hay 1,2 Mb cần thiết khi muốn chép ra đĩa mềm
Nếu khung có thanh sáng đang hiện có chọn lọc, các chi tiết
giữa phần Totals và phần With Filters sẽ khác nhau
Để đóng khung này, gõ Ctrl-Z
Link Nối hai máy qua cổng nối tiếp (COMx) hay cổng song song
(LPTx) Một máy phải là Slave, còn máy kia là Master Bên
Link của máy Master sẽ hiện nội dung của máy Slave Máy Slave sẽ không dùng được vào việc khác cho đến khi máy Master ngắt liên lạc
On/Off Ctrl-F2 Tắt/Mở khung trái (Ctrl-F1) hay phải (Ctrl-F2)
Name Ctrl-F3 Sắp xếp theo tên chính tăng dần (cột Name)
Extension Ctrl-F4 Sắp xếp theo mở rộng tăng dần (cột Name)
Time Ctrl-F5 Sắp xếp theo ngày, giờ cập nhật tăng dần (cột Date, Time)
Size Ctrl-F6 Sắp xếp theo kích thước tăng dần (cột Size)
Unsorted Ctrl-F7 Không sắp xếp, hiện theo thứ tự có trên bảng thư mục trên đĩa
Re-read Cập nhật danh sách tập tin từ bảng thư mục trên đĩa
Filter Quy định điều kiện chọn lọc trên danh sách tập tin/thư mục dựa
vào tên, ngày cập nhật, kích thước hay thuộc tính
Drive Alt-F2 Chọn ổ đĩa cho khung trái (Alt-F1) hay phải (Alt-F2)
Trang 164.1 Kết nối hai máy bằng tiện ích Link:
Serial Ports: Chọn cổng nối tiếp (COM1, COM2, COM3 hay COM4) có gắn dây kết nối, thường dùng
COM2 Parallel Ports: Chọn cổng song song (thường chỉ có LPT1) có gắn dây kết nối
Mode: Chọn chế độ làm việc cho máy này, hoạt động (Master) hay phụ thuộc (Slave)
Thực hiện kết nối bằng nút Link, hay tiến hành cài NC sang máy phụ thuộc bằng nút Clone
4.2 Quy định điều kiện chọn lọc tập tin trong khung trái hay phải (Filter):
File name: điều kiện chọn theo mẫu tên tập tin Mẫu tên trong Include quy định các tên cho hiện
trong khung, mẫu tên trong Exclude quy định các tên không hiện trong khung
File Date: điều kiện chọn theo ngày cập nhật tập tin Chỉ hiện những tập tin có ngày cập nhật sau
ngày After và/hay trước ngày Before
File Size: điều kiện chọn theo kích thước tập tin Chỉ hiện những tập tin có kích thước trên Above
và/hay dưới Below
Attribute filters: Cho hiện những mục có thuộc tính có đánh dấu [x]
Ta có thể làm các việc sau đây đối với những điều kiện đã vào:
OK: áp dụng ngay trong lượt sử dụng này
Trang 175 Bảng chọn Files:
Help F1 Hiện màn hình hướng dẫn
User menu F2 Hiện bảng chọn riêng do ta tạo từ lệnh Commands/Menu File Edit
View F3 Xem nội dung tập tin đang có thanh sáng
Edit F4 Sửa nội dung tập tin đang có thanh sáng
Copy F5 Sao các tập tin/thư mục đang có thanh sáng hay đã đánh dấu
Rename or move F6 Dời hay đổi tên các tập tin/thư mục đang có thanh sáng hay đã đánh dấu Make directory F7 Tạo thư mục con
Delete F8 Xoá các tập tin/thư mục đang có thanh sáng hay đã đánh dấu
Split/Merge Ctrl-F10 Tách nhỏ tập tin lớn hay ghép các tập tin nhỏ đã tách
File attributes Thay đổi thuộc tính các tập tin đang có thanh sáng hay đã đánh dấu
Select group Gray + Đánh dấu các tập tin theo mẫu tên
Deselect group Gray - Bỏ dấu các tập tin theo mẫu tên
Invert selection Gray * Đảo trạng thái đánh dấu của các tập tin trong thư mục hiện tại
Restore selection Đánh dấu các tập tin giống như lần trước
Quit F10 Thoát Norton Commander
Chú ý: Các phím bắt đầu bằng Gray là các phím trên ổ phím số bên phải bàn phím (thường có màu xám)
5.1 Sửa nội dung tập tin (Edit)
Dòng trạng thái (đầu màn hình)
Tên tập tin đang sửa Vị trí con nháy Còn thêm được
Edit: T:\boot.ini Line 1 Col 1 63903 Free 91
F4 Tìm và thay thế từ chỗ con nháy trở đi
F5 Sao khối đã đánh dấu đến chỗ con nháy
F6 Dời khối đã đánh dấu đến chỗ con nháy
F7 Tìm chuỗi từ chỗ con nháy trở đi
F8 Xoá khối đã đánh dấu
F9 In tập tin đang soạn
F10 Thoát Edit
Mã ASCII chỗ con nháy
Trang 18Các phím chức năng kèm Shift trong Edit
1 2SaveAs 3Unmark 4Repl ↑ 5 6 7Srch ↑ 8 9 10Sv&EX
Shift-F2 Lưu với tên khác hay nơi khác
Shift-F3 Bỏ đáhn dấu
Shift-F4 Tìm và thay thế từ chỗ con nháy trở lên
Shift-F7 Tìm chuỗi từ chỗ con nháy trở lên
Shift-F10 Lưu và thoát Edit
Các phím chức năng kèm Alt trong Edit
1WIN 2DOS 3Date 4Repl A 5Insert 6Count 7Srch A 8Goto 9Backup 10Append
Alt-F1 Hiện nội dung theo mã ANSI Windows
Alt-F2 Hiện nội dung theo mã ASCII DOS
Alt-F3 Chèn ngày hiện tại vào nội dung
Alt-F4 Tìm và thay thế toàn văn bản
Alt-F5 Chèn nội dung của tập tin trên đĩa vào chỗ con nháy
Alt-F6 Đếm số từ và số dòng trong văn bản
Alt-F7 Tìm chuỗi trong toàn bộ văn bản
Alt-F8 Đi đến dòng
Alt-F9 Tắt/Mở chế độ sao lưu (backup)
Alt-F10 Ghi khối đã đánh dấu nối tiếp vào cuối tập tin trên đĩa
5.2 Sao chép, Dời, Đổi tên, Xoá tập tin/thư mục:
Sao chép:
Include subdirectories: Chép cả các thư mục con
Copy newer files only: Chỉ chép các tập tin nào mới hơn các tập tin đã có bên đích
Use Filters: Chì chép các tập tin khớp với điều kiện chọn lọc (định bằng nút Filters)
Check target space: Kiểm tra bên đích còn đủ chỗ trống để chép hay không
Dời / Đổi tên:
Trang 19Nếu, trong khung đen, ta nhập vào tên thư mục, NC hiểu ta muốn dời các tập tin;
nếu ta nhập vào tên tập tin mới, NC hiểu ta muốn đổi tên tập tin
Xoá:
Include subdirectories: Xoá cả các thư mục con bên trong
Delete empty directories: Xoá cả các thư mục con rỗng
Use Filters: Xoá theo điều kiện chọn lọc đã đặt bằng nút Filters
5.3 Tách / Ghép các tập tin lớn:
Tách (Split):
Split Size: Kích thước mỗi tập tin nhỏ sẽ cắt được (tính theo byte)
Number of Splits: Số tập tin nhỏ cần cắt ra
Delete file after split: Xoá tập tin lớn ban đầu sau khi cắt
Thư mục đích (chứa các tập tin nhỏ): gõ vào khung Split to hay chọn từ nút F10-Tree
Chú ý: tuỳ theo yêu cầu, ta chỉ định hoặc Split Size, hoặc Number of Splits
Ghép (Merge):
Delete Split segments after merge: Xoá các tập tin con sau khi ghép
Chú ý: cần đánh dấu các tập tin con trước khi gõ Ctrl-F10
Trang 205.4 Thay đổi thuộc tính các tập tin:
Đối với tập tin đang có thanh sáng (không đánh dấu):
Các thuộc tính đã có sẽ có sẵn dấu [x], còn các thuộc tính kia chưa có
Để gán hay xoá thuộc tính, ta dời con nháy đến, gõ thanh trắng bật/tắt dấu [x]
Đối với các tập tin đã đánh dấu:
Khung Set: Đặt thêm thuộc tính cho các tập tin đã đánh dấu
Khung Clear: Xoá bớt thuộc tính của các tập tin đã đánh dấu
Include Subdirectories: Thay đổi thuộc tính cả các tập tin ở các thư mục con bên trong
Use Filters: Chỉ thay đổi các tập tin theo điều kiện chọn đã đặt theo nút Filters
Trang 216 Bảng chọn Disk:
Copy diskette Chép đĩa mềm (như lệnh Diskcopy của DOS)
Format diskette Định dạng đĩa mềm (như lệnh Format của DOS)
Label disk Gán nhãn đĩa cho bên có thanh sáng
Network utilities Shift-F2 Các tiện ích mạng
Disk cleanup Shift-F1 Dọn đĩa
6.1 Sao chép đĩa mềm
Source: Nguồn sao chép, là đĩa mềm hay là tập tin ảnh đĩa (Image File)
Target: Đích sao chép, là đĩa mềm hay là tập tin ảnh đĩa
Tuỳ theo tổ hợp giữa Source và Target, quá trình sao chép sẽ khác nhau
Ta có thể quy định cách xử trí trong quá trình sao chép qua nút Configure:
Skip Bad Sectors: Gặp sector hư, vẫn tiếp tục chép các sector còn lại
Verify during Copy: So sánh nội dung đã ghi lên đĩa đích với nội dung ở bộ nhớ Nếu không
khớp, ghi lại phần nội dung đó
Always format target: Định dạng lại đĩa đích trước khi sao chép
6.2 Định dạng đĩa mềm
Drive: Chọn ổ đĩa chứa đĩa mềm cần định dạng
Size: Chọn loại đĩa mềm
Options: Các yêu cầu khác
Volume label: Đặt nhãn đĩa (tối đa 11 ký tự)
Make System Disk: Làm đĩa khởi động
Save Image Info: Lưu thông tin hệ thống trên đĩa ra tập tin IMAGE.DAT để khôi phục
nếu cần
Trang 22NCD tree Alt-F10 Hiện cây thư mục để dễ thay đổi thư mục làm việc
Find file Alt-F7 Tìm kiếm tập tin
History Alt-F8 Liệt kê các lệnh đã thực hiện
EGA lines Alt-F9 Hiện 43 hay 50 dòng màn hình
System information Các thông tin hệ thống
Swap panels Ctrl-U Hoán đổi hai khung trái và phải
Panels on/off Ctrl-O Tắt/Mở cả hai khung trái/phải
Compare directories So sánh hai thư mục ở hai khung
Synchronize directories Ctrl-F8 Cập nhật thư mục đích theo như thư mục có thanh sáng Terminal Emulation Dùng máy này làm máy trạm cuối của máy chủ khác
thông qua modem
Menu file edit Tạo/Sửa bảng chọn riêng để dùng theo NC (Main) hay
dùng cho thư mục hiện tại (Local)
F2 Lưu
F4 Thay đổi
F6 Thêm F8 Xoá bỏ
Extension file edit Tạo/Sửa bảng xử lý tập tin theo mở rộng khi Enter
F2 Lưu
F4 Thay đổi
F6 Thêm F8 Xoá bỏ
Editors Gán mở rộng tập tin với một trình soạn thảo riêng khi gõ
F4 để sửa nội dung tập tin:
Trang 237.1 Tìm Tập Tin:
Find Files: Mẫu tên tập tin cần tìm
Location(s): Thư mục bắt đầu quá trình tìm
Containing: Chuỗi đặc biệt có trong các tập tin cần tìm (nếu biết)
Regular Expression: Biểu thức trong Containing là một biểu thức chứa các ký tự đặc biệt
Search Locations: Thư mục bắt đầu việc tìm
Entire disk x: Toàn bộ đĩa
Location(s) and below: Từ thư mục trong Location(s) và các thư mục con bên trong
Location(s) only: Chỉ tìm trong thư mục chỉ trong Location(s)
Search Options: Các yếu tố phụ
Find duplicates: Liệt kê cả những trường hợp trùng
Text files only: Chỉ tìm trong các tập tin văn bản
Để chỉ thêm các chi tiết khác, ta dùng nút Advanced:
Trên hộp thoại Advanced này, ta có thể chỉ ra những giới hạn tìm:
Ngày cập nhật của tập tin: Sau ngày After và/hay trước ngày Before
Kích thước tập tin: Lớn hơn Greater than và/hay nhỏ hơn Less than
Thuộc tính tập tin: Có thuộc tính ẩn (Hidden), hệ thống (System), chỉ đọc (Read only),
lưu trữ (Archive), là thư mục (Directory) hay chẳng có thuộc tính nào (None)
Trang 24Sau khi tìm, danh sách tập tin tìm thấy sẽ được liệt kê ở phần trống bên trên của khung thoại Dòng các nút cuối khung thoại có:
New search: Tìm lại theo tiêu chuẩn khác
View: Xem nội dung tập tin đang có thanh sáng trên danh sách tìm thấy
Goto: Lần đến và đặt thanh sáng trên tập tin đang có thanh sáng ở danh sách tìm thấy
Send to Panel: Đặt danh sách tìm thấy vào khung hiện tại trước khi ra lệnh tìm
Quit FF: Kết thúc Find Files
7.2 Thay đổi cách làm việc mặc ước của NC:
Screen: Thay đổi bộ màu hay các thành phần trên màn hình
Panel Options: Thay đổi các đặc tính của hai khung thư mục
Screen Savers: Chọn kiểu màn hình lúc để nghỉ
Printer/mouse: Chọn cổng máy in, loại máy in hay hỗ trợ dùng chuột tay trái
Editors: Chọn trình soạn thảo của NC hay một trình soạn thảo khác
Confirmations: Hỏi ý kiến người dùng trước khi thực hiện một số thao tác
Compression: Chọn cách nén tập tin
Auto save setup: Tự động lưu cách làm việc trong lượt sử dụng này (nếu [x])
Các quy định về màn hình
Trang 25Screen colors: Chọn bộ màu cho màn hình monochrome (B & W), tinh thể lỏng (Laptop), hay màn
hình EGA/VGA (Color1, Color2)
Screen Options: Các thành phần trên màn hình
Use graphical controls: Hiện bằng chế độ đồ hoạ
Menu bar always visible: Luôn hiện thanh chọn chính (Menu bar)
Path prompt: Hiện dòng dấu nhắc lệnh DOS (dòng áp chót)
Key bar: Hiện dòng hướng dẫn phím chức năng (dòng cuối)
Full screen: Màn hình NC sẽ phủ đầy màn hình máy tính Nếu xoá nút này, màn
hình NC chỉ chiếm 2/3 màn hình máy tính
Clock: Hiện đồng hồ chỉ giờ hệ thống
Các quy định về khung thư mục
Show hidden files: Hiện cả các tập tin có thuộc tính ẩn hay hệ thống
Ins moves down: Khi đánh dấu tập tin bằng phím Insert, thanh sáng dịch xuống tập tin tiếp dưới
Select Directories: Khi đánh dấu nhóm, đánh dấu cả các thư mục
Auto change directory: Khi vào NC, nếu thư mục lần trước không có, tự động hiện thư mục khác
Auto menus: Tự động hiện bảng chọn riêng (User Menu) mỗi khi vào NC
Mini status: Hiện dòng chi tiết cho tập tin/thư mục đang có thanh sáng
Trang 26Windows XP
I Màn hình Windows XP:
I.1 Màn hình Windows:
I.1.1 Các thành phần trên một cửa sổ:
Control Nút điều khiển, kích hoạt bằng chuột hay gõ phím Alt-Thanh trắng Khi đó, nó
sẽ hiện bảng chọn hệ thống (System menu)
Minimize Nút điều khiển, thu nhỏ cửa sổ về một biểu tượng
Max/Rest Nút điều khiển, trả cửa sổ về kích thước thông thường (Restore) hay mở cửa
sổ ra tối đa (Maximized)
Close Nút điều khiển, đóng cửa sổ con hay thoát ứng dụng
Title bar Thanh tiêu đề cửa sổ, chứa tên ứng dụng và thường kèm tên tập tin đang mở
trong cửa sổ
Menu bar Thanh bảng chọn của ứng dụng hay của cửa sổ con
Tool bar Các thanh công cụ, thường gồm các biểu tượng gọi là nút lệnh (Command
button) đại diện cho các lệnh thường dùng trong bảng chọn Trên các thanh
công cụ có thể còn có các danh sách chọn dưới dạng Combo box
Border Đường viền quanh cửa sổ
Status bar Thanh trạng thái Dòng này thường hiện một số thông báo hay chỉ dẫn cho
cách lệnh khi trỏ chuột đến các thành phần trong cửa sổ Ở bên phải thanh trạng thái cũng hay hiện trạng thái của các chế độ làm việc, ví dụ NUM cho biết đèn NumLock đang sáng, OVR cho biết trạng thái gõ thay thế (Overwrite) hay
gõ chèn (Insert)
Scroll bar Các thanh cuộn đứng (Vertical) hay ngang (Horizontal) Các thanh này dùng
để di chuyển quanh tài liệu đang mở, dọc theo nội dung hay theo chiều ngang
Để di chuyển từ từ, ta nháy chuột vào các nút mũi tên ở hai đầu thanh cuộn; để
di chuyển nhanh hơn, ta nháy chuột lên lòng thanh cuộn, gần các đầu thanh cuộn hoặc rê thanh trượt bên trong thanh cuộn
Title Bar
Close
Max/Rest Minimize Control
Tool Bars Menu Bar
Border
Scroll Bars
Status Bar Command Button Combo box
Trang 27I.1.2 Bảng chọn hệ thống (System Menu):
Restore Trả cửa sổ về kích thước vừa đã đặt trước đó
Move Di chuyển cửa sổ đi nơi khác Ta có thể rê thanh tiêu đề bằng chuột để làm
việc này
Size Thay đồi kích thước cửa sổ
Nếu dùng phím, sau khi chọn lệnh này, ta đè Shift và gõ phím → hay ← để chỉnh chiều rộng, gõ ↑ hay ↓ để chỉnh chiều cao, rồi gõ ↵ để kết thúc
Nếu dùng chuột, ta rê các cạnh của cửa sổ để chỉnh chiều cao hay chiều rộng, hoặc rê các góc của cửa sổ để chỉnh đồng thời cả hai chiều
Minimize Thu nhỏ cửa sổ về biểu tượng (icon) trên thanh tác vụ
Maximize Mở rộng tối đa cửa sổ
Close Đóng cửa sổ hay thoát ứng dụng
I.1.3 Màn hình chính của Windows:
Màn hình Windows XP gồm hai phần, mặt màn hình (Desktop) và thanh tác vụ (Task Bar)
Mặt màn hình (Desktop): chủ yếu chỉ chứa các biểu tượng nút tắt (shortcut
button)
Thanh tác vụ (Task Bar): bao gồm
Nút bảng chọn chính (Start menu): Mở bảng chọn lệnh chính của Windows, bảng
chọn Start
Danh sách tác vụ (Task List): chứa biểu tượng của các ứng dụng đang chạy
Nút chìm ứng với ứng dụng hiện tại
Khay hệ thống (System Tray): chứa biểu tượng của các ứng dụng nền
(background) có giao diện
Các thanh công cụ (Tool bar):
System TrayDesktop
Task ListQuick Launch
Start Menu
Trang 28Quick Launch (ứng với thư mục <Document and Settings \ UserName> \
Application Data \ Microsoft \ Internet Explorer \ Quick Launch), chứa các
nút tắt hay sử dụng nhất của người dùng UserName
Desktop (ứng với thư mục <Document and Settings \ UserName> \ Desktop),
chứa các nút tắt hay sử dụng đến của UserName
Address Bar (thanh địa chỉ), chứa các địa chỉ Internet ta từng duyệt qua trong lượt
sử dụng
Links (ứng với thư mục <Document and Settings \ UserName> \ Favorites \
Links), chứa nút tắt các địa chỉ Internet định sẵn
I.2 Các phím tắt nên nhớ:
Phím tắt hay sử dụng trong Windows
Mở bảng chọn chính trong các ứng dụng F10 Thực hiện một mục trên các bảng chọn Alt+chữ gạch dưới
Đóng cửa sổ hiện tại trong các cửa sổ đang mở
của một ứng dụng (ứng dụng nhiều cửa sổ) Ctrl-F4 Đóng tất cả các cửa sổ đang mở của ứng dụng
hiện tại và thoát ứng dụng Alt-F4
Sao Ctrl-C Cắt Ctrl-X Xoá Del hay Delete Hiện hướng dẫn cho hộp thoại hiện tại F1
Hiện bảng chọn hệ thống của cửa sổ hiện tại Alt-Thanh trắng Hiện bảng chọn tại chỗ cho mục đang chọn Shift-F10
Mở bảng chọn Start Ctrl-Esc
Hiện bảng chọn hệ thống cho cửa sổ con hiện
tại (trong ứng dụng nhiều cửa sổ) Alt+dấu trừ (-)
Dán mục vừa sao hay cắt Ctrl-V
Chuyển sang cửa sổ vừa mới sử dụng Alt-Tab
Chọn cửa sổ trong số các ứng dụng đang chạy
Đè Alt và gõ Tab cho đến
biểu tượng ứng dụng ta muốn chuyển đến
Hoàn trả về trạng thái trước lệnh mới thực hiện Ctrl-Z
Phím tắt dùng trong Desktop, My Computer, và Windows Explorer
(tác động lên mục đang chọn)
Cấm tự động chạy Autorun trên đĩa CD đang đặt vào Đè Shift khi đóng khay đĩa
Sao các mục đang đánh dấu Đè Ctrl khi rê các mục đánh dấu
Tạo nút tắt Đè Ctrl-Shift khi rê tập tin Xoá hẳn mục đang chọn (không đưa vào thùng rác) Shift-Delete
Hiện hộp thoại tìm tập tin (Find: All files) F3 Hiện bảng chọn tại chỗ cho mục đang đánh dấu Phím App
Cập nhật nội dung cửa sổ (Refresh) F5
Đổi tên mục đang đánh dấu F2
Đánh dấu hết Ctrl-A Xem đặc tính của mục đang đánh dấu Alt-Enter hay Alt-nháy đôi
Trang 29Phím tắt dùng trong các hộp thoại
Bỏ việc đang làm Esc
Nhấn nút lệnh hiện tại, hayThay đổi trạng thái kiểm của nút kiểmThanh trắng
Chọn một mục trong bảng chọn Alt-chữ gạch dưới
Nháy nút lệnh hiện tại Enter Chuyển sang thành phần trước trong hộp thoại Shift-Tab
Chuyển sang cột trước trong bảng Ctrl-Shift-Tab Chuyển đến thành phần kế tiếp trong hộp thoại Tab
Chuyển sang cột kế tiếp trong bảng Ctrl-Tab Vào thư mục con đang chọn khi ở hộp thoại Save As hoặc
OpenThanh trắng
Mở hộp thoại Save In hay Look In khi đang ở hộp thoại
Save As hay Open F4
Cập nhật hộp thoại Save As hay Open F5
Phím tắt trong Windows Explorer
Gom nhánh thư mục đang trải ra hay Ra thư mục cha ←
Gom thư mục hiện tại Dấu trừ xám (-)
Trải thư mục đang có thanh sáng (nếu nó đang gom lại)
hay đến mục đầu trong thư mục con hiện tại → Trải tất cả các thư mục con bên trong thư mục hiện tại Dấu sao xám (*)
Trải thư mục hiện tại ra Dấu cộng xám (+) Chuyển thanh sáng giữa các khung F6
Phím tắt dùng trong My Computer hay Windows Explorer
Phím tắt cho các cửa sổ
(Phím Logo là phím )
Chuyển xoay vòng trên thanh tác vụ (Task Bar) Logo-Tab
Hiện hộp thoại tìm tập tin Find: All Files Logo-F Hiện hộp thoại tìm máy tính trong mạng Find: Computer Ctrl-Logo-F
Hiện hướng dẫn Logo-F1 Thực hiện lệnh Start/Run Logo-R
Mở bảng chọn Start Logo Hiện hộp thoại đặc tính hệ thống của cửa sổ hiện tại Logo-Break
Mở Windows Explorer Logo-E Thu nhỏ hay khôi phục tất cả các cửa sổ Logo-D
Hồi lệnh thu nhỏ tất cả các cửa sổ Shift-Logo-M
Trang 30I.3 Các thao tác trực tiếp trên Desktop:
Nháy nút chuột phải trên nền desktop (hay Shift-F10) bảng chọn tại chỗ (context menu) sẽ
xuất hiện
Active Desktop Chọn kiểu trình bày màn hình
As Web page Dưới dạng trang web
Customize my Desktop Thay đổi chi tiết hơn cho màn hình
Update now Cập nhật lại màn hình (theo những thay đổi vừa
làm)
Arrange Icons Sắp xếp lại các biểu tượng theo tên chính (by Name), theo phần mở rộng
của tên tập tin (by Type), theo kích thước tập tin (by Size) hay theo ngày giờ cập nhật (by Date) Vị trí tương đối giữa các biểu tượng có thể do ta xếp đặt (Auto Arrange tắt) hay để tự động (Auto Arrange mở)
Line Up Icons Dàn các biểu tượng theo một lưới ô tưởng tượng
Refresh Cập nhật lại màn hình theo các nguồn
Paste Dán một biểu tượng mới lên màn hình ứng với tập tin ta vừa ra lệnh sao
(copy) hay cắt (cut)
Paste Shortcut Dán một biểu tượng mới lên màn hình ứng với nút tắt trỏ đến tập tin ta
vừa ra lệnh sao
Undo Hoàn trạng thái trước thao tác vừa thực hiện (hủy lệnh)
New Tạo mới
Folder Một thư mục con ngay trong thư mục <Document and
Settings \ UserName> \Desktop
Short cut Một nút tắt đến tập tin nào đó
ứng dụng Một tập tin trong thư mục Desktop bằng một trong các ứng
dụng đã đăng ký
Properties Thay đổi các xác lập màn hình
I.4 Các thao tác trực tiếp trên biểu tượng ở Desktop:
Khi có biểu tượng đang đánh dấu, nháy phím chuột phải hay gõ Shift-F10, bảng chọn tại
chỗ để xử lý biểu tượng xuất hiện:
Open Thực hiện lệnh hay mở tập tin trong ứng dụng đã kết hợp
Send To Sao đến đĩa mềm A: (3½ Floppy) hay thư mục My Documents Số mục
ở đây tuỳ theo nội dung trong thư mục <Windows>\SendTo
Cut Cắt mục đang chọn khỏi chỗ đang chứa (chọn Paste ở nơi cần dán vào)
Copy Sao mục đang chọn (chọn Paste ở nơi cần dán vào)
Create Shortcut Tạo nút tắt đến mục đang chọn
Delete Xóa mục đang chọn
Rename Sửa tên của mục đang chọn
Properties Hiện đặc tính mục đang chọn
Nếu là nút tắt, trên bảng Shortcut, ta có thể thay đổi đặc tả tập tin lệnh (Target), thư mục hiện tại khi chạy (Start In), phím tắt để gọi thực hiện (Shortcut Key), tình trạng cửa sổ khi gọi thực hiện (Normal, Minimized hay Maximized) Nếu cần, ta có thể thay đổi biểu tượng cho nút tắt bằng nút Change Icon
Trên bảng General, ta có thể thay đổi thuộc tính tập tin tương ứng với
biểu tượng trong thư mục <Document and Settings \ UserName>
\Desktop
Trang 31I.5 Thay đổi các xác lập về màn hình:
Nháy chuột phải trên nền desktop hay gõ Shift-F10 khi không có biểu tượng nào đang chọn
Hộp thoại xuất hiện gồm các thẻ:
Themes Chọn bộ xác lập Windows đã định sẵn
Desktop Thay đổi ảnh nền desktop và cách hiện ảnh nền
Screen Saver Chọn chương trình hiện trên màn hình khi để máy nghỉ và các xác lập cho
chương trình đó (tùy theo chương trình)
Appearance Chọn bộ màu và font chữ cho các thành phần trên cửa sổ
Settings Thay đổi các điều kiện làm việc liên quan đến phần cứng màn hình
I.5.1 Chọn hình nền (Desktop):
Browse Cho phép ta chọn tập tin hình ở nơi khác
Position Chọn cách hiện hình ảnh trên desktop:
Center Chỉ hiện một bản của hình đã chọn theo kích thước có sẵn
Tile Chép hình đã chọn liền nhau để tạo nên hình lớn đầy màn hình
Stretch Giãn hình đã chọn cho đầy màn hình
Color Chọn màu nền desktop
Apply Thể hiện những gì đã chọn
Customize Thay đổi chi tiết hơn desktop
Trang 32I.5.2 Chọn chương trình màn hình khi máy nghỉ (Screen Saver):
Screen Saver Chọn chương trình hiện lúc nghỉ trong danh sách thả xuống và xác lập các
điều kiện làm việc
Settings Quy định các đặc tính của chương trình (tuỳ chương trình)
Preview Xem thử màn hình lúc thực hiện Lăn chuột hay gõ phím để
ngưng
Password protected Hỏi mật khẩu khi ngưng chương trình Mật khẩu là mật khẩu
khi bắt đầu sử dụng Windows
Trang 33I.5.3 Chọn bộ màu và font chữ cho các cửa sổ (Appearance):
Windows and buttons Chọn mẫu các cửa sổ và nút lệnh
Color scheme Chọn nhanh một bộ màu và kiểu chữ đã định sẵn Ta có thể chọn
một bộ định sẵn có nhiều yếu tố ưng ý rồi định lại cho các mục chưa ưng ý rồi lưu lại để sử dụng sau này
Để biết tác dụng của từng bộ màu, ta chọn trong danh sách và xem biểu hiện trên khung mẫu bên trên
Font size Chọn cỡ chữ
Effects Điều chỉnh cách hiện các thành phần
Advanced Điều chỉnh chi tiết từng thành phần trên cửa sổ
Trang 34Các mục trong Item có thể chọn để đặt đặc tính bao gồm:
3D Objects Các đối tượng có chiều nổi
Active Title Bar Thanh tiêu đề của cửa sổ hiện tại
Active Window Border Đường viền quanh cửa sổ hiện tại
Application Background Đặc tính nền của cửa sổ ứng dụng
Caption Buttons Chữ trên các nút
Icon spacing (Horizontal) Khoảng cách giữa các biểu tượng theo chiều ngang
Icon spacing (Vertical) Khoảng cách giữa các biểu tượng theo chiều đứng
Inactive Title Bar Thanh tiêu đề của cửa sổ không hoạt động
Inactive Window Border Đường viền cửa sổ không hoạt động
Message Box Hộp thoại thông báo
Scrollbar Thanh cuộn cửa sổ
Selected Items Các mục đánh dấu
ToolTip Khung hướng dẫn nhanh
Window Cửa sổ (màu nền ở mục Color
trên, màu chữ ở mục Color dưới)
Ta có thể thay đổi đối tượng đã chọn về kích
thước (size), màu chính (color 1), màu làm nổi
(color 2) Chữ trong đối tượng đó có thể thay
đổi về mẫu chữ (Font), cỡ chữ (size), màu chữ
(color) và chọn kiểu chữ đậm (B) hay nghiêng
(I)
I.5.4 Chọn lựa các xác lập màn hình liên
quan đến phần cứng (Settings):
Trang 35Display Cho biết tổ hợp loại màn hình và loại bảng mạch màn hình đang sử
dụng
Color quality Chọn số màu tối đa có thể hiện trên màn hình Tuỳ theo loại bảng
mạch điều khiển và trình điều khiển bảng mạch, số mục ở danh sách
này có thể khác nhau, đa số sẽ có 16 Colors - chỉ hiện được 16 màu,
256 Colors - hiện tối đa 256 màu, High Color (16 bit) - hiện đến
65356 màu, True Color (32 bit) - hiện tối đa 4 tỉ màu, True Color (24
bit) - hiện tối đa 16 triệu màu
Screen resolution Độ phân giải trên vùng hiện hình Ta có thể rê nút vạch để tăng, giảm
độ phân giải vùng hiện Thông thường, các mức trên thang gồm
640x480, 800x600, 1024x768, Nói chung, độ phân giải càng cao
càng yêu cầu các đặc tính cao cấp của phần cứng, ta có thể nhìn được vùng rộng các đối tượng trên màn hình, nhưng mọi thứ hiện trên màn hình sẽ nhỏ lại Có trường hợp, trên hộp thoại sẽ hiện mục
Virtual Desktop sẽ cho ta đặt độ phân giải cao, nhưng khi hiện trên
màn hình, ta chỉ thấy như ở độ phân giải 640x480 và nội dung trên màn hình chỉ là một phần của toàn bộ nội dung thực
Advanced Thay đổi các yếu tố về phần cứng màn hình Trong hộp thoại
Advanced, ta có thể chọn kích thước chữ hiện trên màn hình, chọn
trình điều khiển cho mạch điều khiển màn hình (Display adapter), loại màn hình (monitor), các yếu tố xử lý đồ hoạ, tuỳ theo loại mạch
điều khiển màn hình ta đang sử dụng
I.6 Bảng chọn chính của Windows (Start menu):
I.6 Quy định đặc tính của thanh tác vụ (TaskBar):
I.6.1 Các chọn lựa về thanh tác vụ:
Theo định trước, khi cài đặt Windows, bảng chọn Start thường có các mục:
Programs Gồm các nút tắt đến các ứng dụng Windows cài sẵn hay ta cài
thêm
Documents Gồm các nút tắt đến thư mục My Documents và các tập tin ta mới
tạo gần đây nhất
Settings Nhánh các mục chọn cho phép ta thay đổi các xác lập hệ thống
Search Cho phép ta ra lệnh tìm kiếm tập tin, thư mục hay tìm kiếm trên
Internet
Help and Support Hiện hướng dẫn sử dụng Windows
Run Thực hiện chương trình nào đó
Log Off Kết thúc lượt sử dụng của người dùng hiện tại
Trang 36I.6.2 Thực hiện một chương trình:
Trong Windows XP, các tập tin lệnh có mở rộng com, exe, bat, pif, lnk, cmd
Khi có nút tắt trong bảng chọn Start
Ta chỉ việc mở bảng chọn Start (nháy vào Start hay gõ Ctrl-Esc), lần theo cây bảng
chọn đến nút tắt của chương trình cần thực hiện và nháy chuột vào mục ứng với
chương trình này (hay dời thanh sáng đến mục đó và gõ Enter)
Khi chưa có nút tắt trong bảng chọn Start
Chọn mục Start/Run
Dùng nút Browse để tìm tập tin lệnh cần thực hiện hay gõ trực tiếp vào khung Open Nháy nút OK để thực hiện
Khi đang ở Windows Explorer
Trong khung bên trái (cây hệ thống file), chọn thư mục chứa tập tin lệnh
Trong khung bên phải (nội dung thư mục), nháy đôi phím chuột hay Enter ở tên tập tin
lệnh
I.6.3 Kết thúc lượt sử dụng Windows:
Chọn lệnh Start/Turn Off Computer
Chọn cách kết thúc trong hộp thoại Shut Down Windows
Stand by Đưa máy vào trạng thái nghỉ, giảm thiểu mọi sự tiêu tốn năng lượng trong
máy (thường cần cho máy xách tay) Thông tin đang làm việc trong bộ nhớ vẫn còn, nhưng chưa lưu nên có thể mất khi cúp điện Máy có thể hoạt động lại ngay khi ta gõ phím hay lăn chuột
Turn Off Lưu mọi thông tin đang làm việc và các xác lập, kết thúc Windows và tắt
nguồn cung cấp vào phần chính trong máy
Restart Như Shut down, nhưng thay vì tắt nguồn cung cấp, tái khởi động máy
Nếu chỉ muốn đóng phiên làm việc của người dùng hiện tại,
Chọn lệnh Start/Log Off [uname]
Nhấn nút Log Off
Trang 37I.6.4 Thay đổi các chi tiết của cây bảng chọn Start và thanh tác vụ:
Nháy chuột phải lên nền thanh tác vụ, chọn Properties (hay Start/ Settings/ Taskbar &
Start Menu), chọn thẻ Start Menu
Chọn Start menu Nếu muốn hiện menu Start theo kiểu XP
Chọn Classic Start menu Nếu muốn hiện menu Start kiểu Windows 9x
Nút Customize Cho phép điều chỉnh chi tiết hơn cho Start menu
Add Thêm một mục nút tắt vào bảng chọn Bước đầu, ta cần chỉ ra đặc tả cho tập tin lệnh bằng
cách gõ trực tiếp vào khung Command Line hay dùng nút Browse để lần tìm từ đĩa
Trang 38Remove Xoá bỏ một nút lệnh tắt Hộp thoại xoá nút lệnh tắt sẽ hiện cây thư mục bắt đầu từ
Start/Programs Ta lần tiếp đến nút tắt hay thư mục cần xoá, nháy nút Remove để xoá
bỏ Các tập tin hay thư mục bị xoá sẽ được dời đến thư mục Recycle trên cùng ổ đĩa
Advanced Cho phép thay đổi nội dung trong thư mục <Documents and
Settings\UserName>\Start Menu
Sort Sắp xếp lại các mục trong menu Start
I.6.5 Hiện/Dấu các thành phần của thanh tác vụ:
Nháy chuột phải trên nền thanh tác vụ, chọn mục Toolbars Chọn tiếp:
Address Tắt/Mở thanh địa chỉ Internet ta từng gõ vào trong lượt sử dụng Windows
Links Tắt/Mở thanh nút tắt đến các địa chỉ Internet định sẵn
Desktop Tắt/Mở thanh nút tắt gồm các nút có trên mặt desktop
Quick Launch Tắt/Mở thanh các nút tắt trong thư mục <Documents and
Settings\UserName>\Application Data\Microsoft\Internet Explorer\Quick Launch
I.6.6 Thay đổi các chọn lựa về thanh tác vụ:
Start Menu (hay nháy chuột phải trên
nền thanh tác vụ, chọn
Properties)
Chọn tiếp thẻ Taskbar
Lock the taskbar Không cho thay đổi kích thước hay vị trí
Auto-hide the taskbar Khi không sử dụng (con trỏ chuột rời xa thanh tác vụ), thanh này
sẽ ẩn đi Khi dời con trỏ chuột đến gần vùng có thanh tác vụ, thanh này sẽ tự động xuất hiện
Keep on top Thanh tác vụ luôn thấy được
Show clock Hiện đồng hồ ở bên phải trong khay hệ thống
Trang 39II.Windows Explorer:
II.1 Vào/Thoát Windows Explorer:
Vào Windows Explorer: ta chọn lệnh
Start/Programs/Windows Explorer, hay Start/Programs/Accessories/Windows Explorer, hoặc Start/Run, gõ vào khung Open tên lệnh Explorer và nháy nút OK
Thoát Windows Explorer: Alt-F4 hay nháy nút Close ( )
II.2 Màn hình Windows Explorer:
Folder Khung bên trái, chứa cây hệ thống file, bao gồm tất cả các ổ đĩa có trong hệ
thống và các mục hay sử dụng đến như Printers, Control Panel, Network Neighborhood, Recycle, My Documents,
Details Khung bên phải, hiện nội dung của mục đang có thanh sáng ở bên trái
Status bar Phần bên trái hiện tổng số mục trong khung chi tiết (bên phải) hay số mục đã
đánh dấu; phần giữa hiện tổng dung lượng của mục đang có thanh sáng ở khung Folder và kích thước vùng trống của ổ đĩa chứa nó; phần bên phải cho biết ta đang thuộc giới hạn nào, thường là My Computer
II.3 Các bảng chọn của Windows Explorer:
II.3.1 Bảng chọn File: (Số mục tuỳ thanh sáng đang ở đối tượng nào)
Open Mở tập tin đang có thanh sáng bằng ứng dụng kết hợp với nó hay thực
hiện nếu đó là tập tin lệnh
Print In nội dung tập tin đang có thanh sáng
Edit Sửa nội dung tập tin đang có thanh sáng
Send To Chép các tập tin đã đánh dấu ra đĩa mềm (3½ Floppy A) hay vào nơi
nào đó (liệt kê trong <Documents and Settings\UserName>\SendTo)
New Tạo thư mục (Folder) mới hay nút tắt (shortcut) mới hoặc tạo tập tin mới
bằng một trong các ứng dụng đã đăng ký
Trang 40Delete Xoá (các) mục đã đánh dấu
Rename Đổi tên mục đang có thanh sáng
Properties Xem/Sửa đặc tính của mục đang có thanh sáng
Work Offline Cho biết ta không nối vào mạng
Close Thoát Windows Explorer
II.3.2 Bảng chọn Edit:
Undo CHủy lệnh vừa thực hiện
Cut Ctrl-X Cắt (các) mục đã đánh dấu
Copy Ctrl-C Sao (các) mục đã đánh dấu
Paste Ctrl-V Dán (các) mục đã cắt hay sao vào thư mục đang có
thanh sáng
Paste Shortcut Tạo nút tắt ở thư mục đang có thanh sáng, trỏ đến tập
tin vừa ra lệnh sao
Select All Ctrl-A Đánh dấu hết các mục trong khung đang có thanh sáng.
Invert Selection Đảo ngược trạng thái đánh dấu của các mục bên đang
có thanh sáng
Để đánh dấu:
Một số mục liên tiếp Nháy chuột lên mục đầu, đè Shift và nháy chuột vào mục cuối Nếu
dùng phím, ta dời thanh sáng đến mục đầu, đè Shift và gõ phím ↑ hay ↓ cho đến mục cuối
Một số mục rời rạc Nháy chuột vào mục đầu, đè Ctrl và lần lượt nháy chuột vào các mục
khác muốn đánh dấu
II.3.3 Bảng chọn View:
Toolbars Tắt/Mở các thanh công cụ của Windows Explorer
Status Bar Tắt/Mở thanh trạng thái cuối cửa sổ Windows Explorer
Explorer Bar Tắt/Mở các thanh công cụ dùng trên mạng (Internet) Ta có thể cho
hiện nội dung giới hạn ở khung bên trái (Search-tìm kiếm trên mạng, Favorites-Các địa chỉ Internet ta đã ghi lại, History-Các địa chỉ Internet ta đã từng duyệt qua, Channels-Các địa chỉ Internet đã gộp theo nhóm) hay hiện tất cả (All Folders) hoặc chẳng hiện gì (None)
as Web Page Cho/cấm hiện dưới dạng trang web
Large Icons Hiện các mục trong khung bên phải dưới dạng biểu tượng lớn Small Icons Hiện các mục trong khung bên phải dưới dạng biểu tượng nhỏ List Chỉ hiện tên các mục trong khung bên phải
Details Hiện đầy đủ chi tiết trong khung bên phải Mỗi mục có các chi tiết
như tên (Name), kích thước (Size), loại (Type), ngày cập nhật (Modified) và thuộc tính (Attributes)
Customize this Folder Chọn cách trình bày khung bên phải dựa vào trang web nào đó,
hay dùng hình nền nào đó
Arrange Icons Chọn cách sắp xếp các mục theo tên (Name), kiểu (Type), kích
thước (Size) hay ngày cập nhật (Date); vị trí các biểu tượng để tự động hay theo ta đặt (Auto Arrange)
Line Up Icons Xếp các biểu tượng dựa theo một lưới tưởng tượng
Refresh Cập nhật các khung thư mục
II.3.4 Bảng chọn Tools: